Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Doi moi hinh thuc phuc vu ban doc trong thu vientruong hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.23 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>



Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông của Bộ Giáo
dục và Đào tạo xác định: nhiệm vụ chủ yếu của thư viện trường học là cung ứng
cho giáo viên, học sinh đầy đủ các loại sách báo cần thiết và tổ chức thu hút toàn
thể giáo viên, học sinh tham gia hoạt động thư viện. Tuy nhiên, do điều kiện kinh
phí phục vụ hoạt động thư viện rất hạn chế, một số sách, báo chỉ có vài bản
khơng thể cùng một thời điểm phục vụ nhiều bạn đọc. Mặt khác, trong điều kiện
hiện nay, đa số thư viện trường học có phịng đọc diện tích nhỏ, khó có thể phục
số lượng lớn bạn đọc tại chỗ - nhất là trong giờ ra chơi.


Chính vì những lý do ấy mà chúng tôi đã tiến hành thực hiện sáng kiến :
<b>“Đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc của thư viện trường học bên ngoài thư</b>
<b>viện” với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trường học, góp</b>
<i>phần cung cấp tương đối đầy đủ sách, báo, tài liệu (gọi chung là tài liệu) cần</i>
thiết cho giáo viên, học sinh một cách nhanh nhất - trong điều kiện vốn tài liệu
còn rất hạn chế như hiện nay - bằng việc đổi mới hình thức phục vụ : mang sách,
báo, tài liệu của thư viện đến phục vụ cho tập thể lớp, tổ, nhóm ngay tại lớp học
qua hệ thống cộng tác viên. Đồng thời, qua sáng kiến này, chúng tơi mong muốn
có cơ hội trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp đang công tác tại các thư
viện trường học, góp phần đổi mới hoạt động thư viện trường học phù hợp với
công cuộc cải cách giáo dục trong giai đoạn mới – giai đoạn cơng nghiệp hố và
hiện đại hố đất nước.


<b>Với mục đích nêu trên, trong phạm vi đề tài này, chúng tơi sẽ trình bày hai</b>
<b>nội dung chính như sau:</b>


1. Đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc của thư viện trường học bên ngoài
thư viện.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây để</b>
thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra :


* Tham khảo tài liệu : vận dụng các thông tin trong giáo trình, sách, tài liệu
chuyên ngành thư viện để làm cơ sở khoa học; sử dụng các văn bản pháp quy
hiện hành để làm cơ sở pháp lý.


* Thống kê, phân tích số liệu thực tế trong năm học 2007-2008 và
2008-2009 để làm cơ sở thực tiển, chứng minh hiệu quả đạt được từ việc áp dụng sáng
kiến.


* Sử dụng hình ảnh thực tế để minh họa cho các hoạt động thực hiện sáng
kiến.


<b>Phạm vi nghiên cứu : do điều kiện nghiên cứu chưa cho phép, nên sáng</b>
<i>kiến này chỉ áp dụng tốt trong phạm vi hoạt động của thư viện các trường Trung</i>


<i>học cơ sở, đối với những bậc học khác chỉ mang tính tham khảo.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>CHƯƠNG I</b>


<b>Đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc của thư viện trường học</b>
<b>bên ngoài thư viện.</b>





<b>1. Lịch sử sáng kiến : </b>


Sáng kiến được áp dụng thử nghiệm tại trường THCS Long An kể từ năm
học 2007-2008. Năm học 2008-2009 được đúc kết thành quy trình thực hiện và


năm học 2009-2010 được áp dụng chính thức trong hoạt động thư viện trường
THCS Long An.


<b>2. Cơ sở lý luận : </b>
<b>2.1. Cơ sở khoa học : </b>


Hiệu quả và chất lượng hoạt động của thư viện trường học thường được
đánh giá thông qua các chỉ tiêu : số lượt bạn đọc đến thư viện, số lượt bạn đọc
bình quân/người/năm, số vòng quay của sách, mức độ đáp ứng nhu cầu về sách
báo cho bạn đọc, thái độ phục vụ của thủ thư, các hoạt động nghiệp vụ thường
xuyên của thư viện, mức độ ảnh hưởng của thư viện đối với các hoạt động khác
trong nhà trường……Các chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì hiệu quả và chất
lượng hoạt động thư viện trường học càng cao. Do đó, những giải pháp đáp ứng
được việc nâng cao giá trị của các chỉ tiêu nêu trên, đều góp phần nâng cao được
hiệu quả và chất lượng hoạt động của thư viện trường học.


<b> 2.2.Cơ sở pháp lý : </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>*Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách</i>


<i>tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại tự điển …và các sách báo cần thiết khác.</i>


<i>*Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên, học sinh tham gia hoạt động thư viện.</i>
Do đó, thư viện được phép thực hiện các hình thức phục vụ khác nhau để
hồn thành tốt nhiệm vụ của mình, kể cả việc phục vụ bạn đọc ngoài thư viện.


<i>- Điều 8 của QCTC&HĐTVTPT cho phép “mỗi trường vào đầu năm học</i>


<i>thành lập một tổ cơng tác thư viện” trong đó gồm có “ một số học sinh có khả</i>
<i>năng hoạt động thư viện do giáo viên chủ nhiệm lớp giới thiệu” để chủ động</i>



thực hiện nhiệm vụ của thư viện được quy định tại điều 9 của quy chế.


- Điều 10 của Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành
kèm theo quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo
<i>dục và Đào tạo bắt buộc “thư viện phải có mạng lưới cộng tác viên trong giáo</i>


<i>viên, học sinh” “để giúp cán bộ thư viện hoạt động khai thác, phát triển phong</i>
<i>trào đọc sách, báo, tài liệu của trường”.</i>


- Điều 7 của QCTC&HĐTVTPT quy định giáo viên phụ trách thư viện phải
<i>“hướng dẫn đọc” và “hướng dẫn phương pháp sử dụng sách báo, tư liệu và</i>


<i>giảng dạy kiến thức thư viện cho học sinh”.</i>


<b>3. Thực trạng vấn đề cần giải quyết : </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Mặt khác, hai hình thức phục vụ bạn đọc chính tại các thư viện trường học
hiện nay là : đọc tại phòng đọc của thư viện (đọc tại chỗ) và cho mượn về nhà
đọc (mượn về nhà) chủ yếu chỉ phục vụ cho cá nhân (giáo viên hoặc học sinh).
Cả hai hình thức này đều có hạn chế đối với hiệu quả và chất lượng hoạt động
của thư viện. Một là : do phòng đọc của thư viện trường tương đối nhỏ hẹp nên
khó phục vụ tốt số đơng bạn đọc cùng thời điểm (nhất là giờ nghỉ giải lao, ra
chơi) làm giảm số lượt bạn đọc tại chỗ. Hai là : số lượng bản sách của mỗi tên
sách không nhiều (tối đa 4-5 bản/ tên sách) nên không thể đáp ứng nhu cầu đọc
tại chỗ lẫn mượn về nhà cùng lúc cho nhiều bạn đọc.


Do đó, thư viện trường học rất cần những giải pháp nâng cao số lượt bạn
đọc “đọc và xem sách nhưng không cần đến thư viện”; nâng cao số lượng bạn
đọc cho mỗi tên sách, báo và hướng dẫn bạn đọc quan tâm tới những tài liệu thư


viện hiện có theo chủ đề, chuyên đề mà nhà trường đang thực hiện.


Vì vậy, một giải pháp phục vụ bạn đọc ngồi phịng đọc thư viện (ngồi thư
viện), phục vụ tập thể (lớp, tổ, nhóm) sẽ góp phần rất lớn cho việc giải quyết các
vấn đề, hạn chế đã nêu; nâng cao được hiệu quả và chất lượng hoạt động của thư
viện trường học trong giai đoạn mới.


<b>4. Nội dung nghiên cứu :</b>


Từ thực tiển vấn đề và các cơ sở lý luận vừa nêu, chúng tôi đã mạnh dạn áp
dụng giải pháp “ Đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc của thư viện trường học
bên ngoài thư viện” bằng cách tổ chức và sử dụng mạng lưới công tác viên là
học sinh ở các lớp để thực hiện nhiệm vụ của thư viện, hỗ trợ giáo viên thư viện
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đã được quy định trong các văn bản pháp quy
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.


<i><b>Về hình thức phục vụ chúng tơi đề xuất hình thức “Mang sách, báo, tài</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>mạng lưới cộng tác viên thư viện”. Thời gian phục vụ là thời gian cho phép</i>


trong các buổi học (giờ truy bài đầu buổi học, giờ sinh hoạt, giờ giải lao, giờ
trống khơng có tiết học…). Nhờ vậy, thư viện trường đã sử dụng phòng học như
phòng đọc sách tập thể, giải quyết được tình trạng thiếu chỗ ngồi trong thư viện
và qua đó bạn đọc có thể tiếp cận với sách, “đọc và xem sách nhưng không cần
đến thư viện”.


<b>Về cách thức tổ chức thực hiện : Đầu năm học, thư viện trường thành lập</b>
mạng lưới cộng tác viên thư viện là học sinh ở từng lớp do giáo viên chủ nhiệm
và học sinh trong lớp đề cử ( mỗi lớp từ 2-3 học sinh ). Số cộng tác viên này sẽ
giúp tổ công tác thư viện ( do Ban giám hiệu trường ra quyết định thành lập ) và


cán bộ thư viện khai thác, phát động, thực hiện phong trào đọc sách trong nhà
trường, sau khi đã được giáo viên thư viện hướng dẫn cách thức lựa chọn, sử
dụng và đọc sách báo, tài liệu. Tùy thời điểm, cán bộ thư viện hướng dẫn cho
các học sinh trong mạng lưới cộng tác viên tự lựa chọn sách theo ý thích trong
bảng hoặc tủ giới thiệu sách theo chủ đề, chuyên đề mà nhà trường đang phát
động thực hiện. Cộng tác viên ( có thể phân công cho học sinh khác ) tại các lớp
sẽ tìm hiểu trước nội dung tài liệu đã chọn, sau đó, tiến hành đọc cho cả lớp
(hoặc tổ, nhóm) cùng nghe và tóm tắt nội dung tài liệu đã đọc cho tồn thể lớp
(hoặc tổ, nhóm) nắm để thực hiện theo. Ngoài các tài liệu được giới thiệu trên
bảng, tủ giới thiệu sách của thư viện, các cộng tác viên có thể lựa chọn bất kỳ tài
liệu nào có trong thư viện (theo yêu cầu của lớp, tổ, nhóm) để tiến hành phục vụ
theo cách thức trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

liệu hay nhưng khơng có người đọc gây ra lảng phí. Thứ ba, tạo được vịng quay
lớn cho tài liệu (vì cùng một thời gian, số lượng bạn đọc cùng một tài liệu nhiều
gấp mấy chục lần so với việc đọc tại chỗ hoặc cho mượn về); làm tăng nhanh số
lượt bạn đọc góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của thư viện.
Thứ tư, so với các hình thức phục vụ bạn đọc ngồi thư viện ( tủ sách ngoài trời,
túi sách lưu động, đọc to nghe chung dưới cờ…) đang được áp dụng phục vụ
trong các trường Tiểu học, THCS, giải pháp này cịn có ưu điểm hơn là : hướng
dẫn bạn đọc tiếp cận với những tài liệu đã được chọn lọc phù hợp nội dung cần
phổ biến, tuyên truyền một cách tự giác, theo ý thích; tài liệu cịn được tóm tắt
ngắn gọn giúp bạn đọc dễ nhớ và dễ thực hiện theo; cơng tác quản lý, bảo quản
tài liệu bên ngồi thư viện chặt chẻ hơn nhờ quản lý qua mạng lưới cộng tác
viên. Thứ năm, tạo được ý thức thường xuyên tiếp cận tài liệu, biết cách sử dụng
tài liệu và làm theo nội dung tài liệu cho học sinh.


<b>Về công tác quản lý : Giáo viên thư viện được mạng lưới công tác viên hỗ</b>
trợ thực hiện đắc lực từ khâu cho mượn tài liệu, thu hồi tài liệu, thống kê số lượt
đọc, lượt mượn cho lớp, cho tổ nhóm theo biểu mẫu soạn sẳn. Nhờ vậy, giáo


viên thư viện chỉ cần tập hợp, kiểm tra các biểu mẫu từ cộng tác viên đối chiếu
thực tế là có thể nắm được tình hình hoạt động thư viện ở các lớp.


<b>CHƯƠNG II</b>


<b>KẾT QUẢ THỰC TIỄN SAU KHI ÁP DỤNG</b>


<b>SÁNG KIẾN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS LONG AN </b>
<i><b>HUYỆN CHÂU THÀNH _ TIỀN GIANG </b></i>





<b>1. Sơ lược về thư viện trường THCS Long an :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

sinh. Giáo viên phụ trách thư viện tốt nghiệp Trường Sư phạm cấp II Tiền Giang
và Trường Cao đẳng Thông tin - Thư viện Thành phố Hồ Chí Minh. Năm học
2008-2009 : Vốn tài liệu theo báo cáo tổng kết là 10.305 bản sách, 2.633 bản báo
và tạp chí; Tổ cơng tác thư viện gồm 17 người; Mạng lưới cộng tác viên gồm 28
học sinh ở các lớp; cuối năm học được công nhận là Thư viện xuất sắc.


<b>2. Kết quả đạt được trong hoạt động thực tiễn sau khi áp dụng sáng</b>
<b>kiến tại thư viện trường THCS Long An :</b>


Theo báo cáo tổng kết hoạt động thư viện năm học 2007-2008 và
2008-2009; số liệu thực tế được ghi nhận :


Đơn vị tính : lượt


<b>CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH</b> <b>NĂM HỌC</b> <b>Bình qn</b>



<b>Năm học 2008-2009</b>


<b>2007-2008</b> <b>2008-2009</b>


<b>Đọc nghe tập thể</b> <b>220</b> <b>820</b> <b>58 lượt/ lớp</b>


* Sách các loại 60 470 33 lượt/lớp


* Báo, tạp chí 160 350 25 lượt/lớp


<b>Mượn cho lớp, tổ, nhóm</b> <b>577</b> <b>477</b> <b>34 lượt/lớp</b>


* Sách các loại 267 19 lượt/lớp


* Báo, tạp chí 577 210 15 lượt/lớp


<b>Về số lượng, trong năm học 2008-2009, số lượt phục vụ cho bạn đọc ( đọc</b>
nghe tập thể) ngoài thư viện tăng đáng kể so với năm học 2007-2008 từ 220 lượt
lên 820 lượt. Nếu bình quân mỗi tập thể ( lớp, tổ, nhóm ) có khoảng 10 học sinh
thì thư viện đã có thêm 820 x 10 =8.200 lượt bạn đọc.


<b>Về chất lượng, bạn đọc ngoài thư viện, theo hướng dẫn của giáo viên thư</b>
viện, chuyển dần từ việc đọc báo, tạp chí (350 lượt) sang đọc sách (470 lượt),
đồng nghĩa với việc chuyển dần từ đọc tài liệu có nội dung đơn giản, thông tin
nhanh sang đọc các tài liệu có nội dung sâu sắc hơn, nghiên cứu nhiều hơn, nâng
cao kiến thức và tư duy hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Về hình thức phục vụ : thư viện trường bổ sung thêm được hình thức phục</b>
vụ mới : phục vụ tập thể bạn đọc (lớp, tổ, nhóm) ngồi thư viện, bên cạnh các
hình thức phục vụ khác ( đọc tại chỗ, mượn về nhà ) đã áp dụng trước đây, trong


hoạt động của mình nhằm thu hút thêm bạn đọc và phát động phong trào đọc tài
liệu thường xuyên trong nhà trường.


<b>Về kết quả đạt được : Phát huy được vai trò và năng lực của mạng lưới</b>
cộng tác viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của thư viện; tận dụng được vòng
quay của tài liệu; nâng cao số lượng và số lượt bạn đọc; nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của thư viện và góp phần khơng nhỏ giúp thư viện trường
THCS Long An đạt danh hiệu “ Thư viện xuất sắc” năm học 2008-2009.


<b>Chương III</b>


<b>QUY TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN</b>



Từ những kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình thực hiện sáng kiến
vào thực tiển hoạt động tại thư viện trường THCS Long An nêu trên, kết hợp với
các quy định trong Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông
ban hành kèm theo quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 6/11/1998; Quy
định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng tôi
đề xuất quy trình triển khai thực hiện sáng kiến trên như sau :


<b>1. Thành lập tổ công tác thư viện làm nồng cốt để thực hiện các nhiệm</b>
<b>vụ thư viện trường học _do Hiệu trưởng trường quyết định thành lập đầu năm</b>
học .


<b>2. Thành lập mạng lưới cộng tác viên thư viện ở tất cả các lớp vào đầu</b>
<b>năm học _ học sinh trong lớp tự đề cử, giáo viên chủ nhiệm giới thiệu và giáo</b>
viên thư viện tổng hợp, lập danh sách quản lý.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>4. Tổ chức hướng dẫn ghi chép biễu mẫu, thống kê số liệu cho mạng</b>
<b>lưới cộng tác viên và thành viên tổ công tác thư viện ( học sinh ) _do giáo</b>
viên thư viện phụ trách.


<b>5. Giới thiệu, trưng bày đầy đủ tài liệu cần tuyên truyền theo chủ đề,</b>
<b>chuyên đề mà nhà trường đang phát động thực hiện trên bảng giới thiệu</b>
<b>sách và tủ trưng bày sách của thư viện_ do giáo viên thư viện hoặc tổ công tác</b>
thư viện thực hiện.


<b>6. Hướng dẫn mạng lưới cộng tác viên lựa chọn tài liệu; mượn về cho</b>
<b>lớp, tổ, nhóm nghiên cứu trước _ do giáo viên thư viện hoặc thành viên tổ công</b>
tác thư viện thực hiện.


<b>7. Tổ chức đọc tài liệu cho lớp, tổ, nhóm nghe; tóm tắt nội dung chính</b>
<b>để học sinh trong lớp nắm bắt và thực hiện theo _ do thành viên trong mạng</b>
lưới công tác viên từng lớp thực hiện.


<b>8. Ghi chép biễu mẫu, thống kê số liệu thực hiện và hoàn trả tài liệu đã</b>
<b>mượn cho thư viện _ do thành viên trong mạng lưới công tác viên từng lớp thực</b>
hiện.


<b>9. Tổng hợp số liệu từ các biểu mẫu do mạng lưới công tác viên cung</b>
<b>cấp, kiểm tra tài liệu hoàn trả, ghi số liệu thống kê vào sổ nghiệp vụ thư viện</b>
<b>để quản lý _ do giáo viên thư viện và thành viên tổ công tác thư viện thực hiện.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>KẾT LUẬN</b>



<i>Trên đây là tồn bộ nội dung giải pháp đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc</i>



<i>của thư viện trường học bên ngoài thư viện bằng cách mang tài liệu của thư viện</i>
<i>đến phục vụ cho tập thể lớp, tổ, nhóm ngay tại lớp học qua mạng lưới cộng tác</i>
<i>viên thư viện, được đưa vào áp dụng tại thư viện trường THCS Long An kể từ</i>


năm học 2007-2008 đến nay (năm học 2009-2010 ). Trong khoảng thời gian đó,
việc áp dụng giải pháp trên vào năm học mới luôn đạt kết quả khả quan, góp
phần rất lớn cho việc nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động thư viện trường
học.


Vì vậy, chúng tơi mạnh dạn kiến nghị và đề xuất với các cơ quan chủ quản,
<i>các cơ quan quản lý nghiệp vụ thư viện trường học cấp trên xem xét, bổ sung</i>


<i>hình thức phục vụ bạn đọc mới này vào các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thư</i>
<i>viện trường học. </i>


<i>Đồng thời, cấp trên cũng nên sớm phổ biến sáng kiến này, nhất là quy trình</i>


<i>triển khai thực hiện, cho thư viện các trường THCS nghiên cứu, điều chỉnh cho</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



<i>1. Nhiều tác giả, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện</i>


<i>(dùng cho thư viện trường phổ thông), Nhà xuất bản Giáo dục,</i>
<i>2001.</i>


<i>2. Từ Văn Sơn(Chủ biên),Đàm Thị Kim Liên, Nguyễn Thị</i>
<i>Kim Nhung, Nguyễn Văn Quý, Sổ tay công tác thư viện trường</i>
<i>học, Nhà xuất bản giáo dục, 2007.</i>



<i>3.Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06/11/1998</i>


<i>của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v ban hành quy chế</i>
<i>về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông.</i>


<i>4.Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003</i>


<i>của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v ban hành quy định</i>
<i>tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông</i>


</div>

<!--links-->

×