PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Tên đề tài: " Một số phương pháp và kinh nghiệm tổ chức phục vụ bạn đọc
trong Thư viện trường Trung học phổ thông Tân Dân"
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Thư viện trường học là thư viện chuyên ngành giáo dục, nằm trong hệ
thống thư viện chung và thực hiện nghiêm chỉnh những văn bản quy phạm pháp
luật về thư viện của nhà nước. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và thói quen tự học, tự nghiên
cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy học, đồng thời
thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng
nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Ngoài ra thư viện còn
giúp học sinh xây dựng phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học,
biết sử dụng sách báo thư viện
Ngày nay vốn đầu tư và phát triển thư viện và sách bổ sung cho thư viện
trường học ngày càng nhiều, đa dạng về nội dung và hình thức vì vậy để đưa
nguồn tiềm năng quý giá đó đến đông đảo bạn đọc cần phải có cách thức tổ
chức khoa học, có hình thức phục vụ đọc thích hợp, có định hướng đọc và tạo
hứng thú đọc cho các em.
Đối tượng phục vụ của thư viện trường chủ yếu là giáo viên và học sinh,
nhu cầu tìm tài liệu của họ chủ yếu là sách giáo khoa, sách tham khảo, sách
nghiệp vụ để phục vụ công tác dạy và học. Dựa vào đối tượng phục vụ và nhu
cầu tài liệu mà ta có các hình thức phục vụ thích hợp.
Hiện nay toàn ngành Giáo dục - Đào tạo đã và đang thực hiện đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 40/ 2000/ QH10 của
Quốc Hội khóa X. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm xây dựng phương pháp
học tập của học sinh theo hướng tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo. Để
phương pháp giáo dục phát huy được hiệu quả cao nhất cần đổi mới cơ sở vật
chất, phương tiện, thiết bị trong đó việc đầu tư cho thư viện là yếu tố quan
trọng. Thư viện muốn hoạt động hiệu quả, phát huy tối đa giá trị của vốn tài liệu
1
thư viện thì công tác phục vụ bạn đọc cần được quan tâm. Trong công tác phục
vụ bạn đọc có rất nhiều khâu tổ chức khác nhau nhưng việc tổ chức phục vụ bạn
đọc tại phòng đọc và phòng mượn của thư viện là điều cần được quan tâm
trước hết bởi đây là hai phòng phục vụ chính có vai trò quan trọng, là nơi diễn
ra mọi hoạt động của công tác thư viện.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trường Trung học phổ thông Tân Dân là một trường đóng trên địa phận xã
Tân Dân huyện Phú Xuyên. Phần lớn học sinh là con em nông dân, con em các
làng nghề truyền thống như nghề làm mộc, nghề khảm trai vừa đi học vừa
phải phụ giúp gia đình làm việc nhà nên chưa có điều kiện tập trung vào học
tập. Thời gian đến thư viện đọc sách của các em không nhiều, sự hiểu biết và
nhu cầu đọc chưa cao.
Từ lâu nhà trường đã đầu tư xây dựng kho sách thư viện nhưng chưa có
phòng đọc sách riêng, phòng mượn chưa thường xuyên mở cửa phục vụ bạn
đọc do chưa có cán bộ chuyên trách. Vốn tài liệu thư viện chưa phong phú, số
lượng sách trong kho chưa đưa ra phục vụ bạn đọc kịp thời, chưa tới tay được
nhiều bạn đọc và bạn đọc đến thư viện còn ít. Thư viện chưa thực sự phát huy
được hiệu quả.Vì thế việc tổ chức phục vụ bạn đọc tại phòng đọc và phòng
mượn khoa học, hợp lý, tạo điều kiện thu hút đông đảo bạn đọc đến thư viện và
phục vụ tốt nhất nhu cầu của bạn đọc là vấn đề mà tôi luôn trăn trở ngay từ khi
mới về làm việc ở trường. Hoạt động thư viện nhìn chung còn hạn chế: Hình
thức phục vụ chưa phong phú, chưa có phòng đọc riêng, phòng mượn chưa
thường xuyên mở cửa phục vụ sách, phục vụ mượn chưa nhiều do chưa có cán
bộ thư viện chuyên trách. Từ cơ sở đó sáng kiến kinh nghiệm này đưa ra một số
kinh nghiệm trong việc tổ chức phục vụ bạn đọc ở phòng đọc và phòng mượn
của thư viện trường.
Qua thời gian làm việc, gắn bó với thư viện nhà trường ngay từ đầu năm
học 2010 - 2011 tôi bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, hứng thú
đọc, tìm giải pháp cho việc tổ chức phục vụ bạn đọc tại thư viện trường.
2
Qua quá trình thực nghiệm, tôi đã bước đầu rút ra được: " Một số kinh
nghiệm và phương pháp tổ chức phục vụ bạn đọc trong thư viện trường trung
học phổ thông", tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của mình hy vọng rằng
cách làm này có thể áp dụng được trong các trường THPT đóng trên địa bàn
nông thôn, các trường mới thành lập hoặc củng cố lại thư viện trong sự nghiệp
giáo dục và đào tạo của nhà trường.
1.3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu đề tài
Đưa ra kinh nghiệm và phương pháp phục vụ bạn đọc sao cho nhanh và
chính xác, tạo điều kiện cho học sinh và giáo viên trong trường tra tìm và sử
dụng nguồn tài liệu của thư viện một cách hiệu quả nhất, giúp cho công tác dạy
và học của thầy và trò trường trung học phổ thông Tân Dân đạt hiệu quả cao
hơn.
Đề tài dựa trên nguyên tắc thực tiễn, trên cơ sở kinh nghiệm tích lũy được
của cán bộ thư viện do đó đảm bảo tính trung thực.
1.4. Thời gian và đối tượng nghiên cứu
Thời gian: Trong 3 năm học:
2010 -2011
2011 - 2012
2012 - 2013
Đối tượng nghiên cứu:
Khách thể khảo sát là giáo viên và học sinh trường trung học phổ thông Tân
Dân - Phú Xuyên- Hà Nội
1.5. Phương phấp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phỏng vấn
3
PHẦN 2: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tổ chức phục vụ bạn đọc trong thư viện là tổ chức cho người đọc tại chỗ,
ngay nơi thư viện đóng. Nói cụ thể hơn là tổ chức phục vụ người đọc tại phòng
đọc và phòng mượn của thư viện. Phòng đọc và phòng mượn trong thư viện
thường là nơi bạn đọc thường xuyên đến đọc sách, mượn tài liệu và trả tài liệu.
Nếu tổ chức phục vụ tốt thì nơi đây sẽ trở thành " Ngôi nhà thứ hai " thân quen
sau ngôi nhà của họ. Với hình thức phục vụ bạn đọc, mượn, cán bộ thư viện có
thể thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ chủ yếu của mình trong việc giúp đỡ
hướng dẫn bạn đọc sử dụng tài liệu thư viện. Nhận thức được những giá trị to
lớn của hai loại hình phục vụ này tôi mạnh dạn áp dụng vào thực tế hoạt động
của thư viện trường, tổ chức kho sách thành hai nơi riêng biệt: phòng đọc và
phòng mượn. Ở mỗi phòng có nội quy và cách thức tổ chức phục vụ riêng.
2.1. Phục vụ bạn đọc
Bắt đầu từ năm học 2010 - 2011 tôi xin ý kiến Ban Giám hiệu và tổ chức
thành công phòng đọc riêng với 25 - 30 chỗ ngồi, có đủ ánh sáng và bàn ghế
cho học sinh đọc sách. Phòng đọc được bố trí sắp xếp hợp lý, có trang trí tranh
ảnh bản đồ và những câu danh ngôn về sách để hấp dẫn và làm tăng hứng thú
đọc sách cho học sinh. Để đáp ứng tốt nhu cầu đọc, ngoài kho sách chung cần
tổ chức phòng đọc với tủ sách riêng. Tủ sách được rút ra từ kho sách chung tập
hợp đầy đủ các loại sách có trong thư viện, mỗi loại sách có ít nhất một bản.
Ngoài ra ở phòng đọc còn có các loại sách tra cứu mà có thể trong kho phòng
mượn không có như các loại từ điển, kỷ yếu, sách hướng dẫn nghiệp vụ, các thư
mục giới thiệu sách mới, thư mục chuyên đề Bên cạnh các loại sách tham
khảo, tài liệu tra cứu tại phòng đọc bạn đọc có thể tìm kiếm và khai thác những
thông tin mới nhất qua các báo ngày hay tìm hiểu, theo dõi những tin tức,
nghiên cứu tài liệu qua các tạp chí chuyên ngành Hiện nay tại phòng đọc
trường THPT Tân Dân có 9 đầu báo và 7 tên tạp chí đáp ứng nhu cầu thời sự,
học tập và bồi dưỡng nâng cao hiểu biết xã hội, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.Với vốn tài liệu
phong phú như vậy, để thu hút được đông đảo bạn đọc đến đọc sách báo và tạo
4
điều kiện cho bạn đọc dễ dàng tìm được những tài liệu cần thiết cho nhu cầu
học tập, nghiên cứu, kho sách phòng đọc được tổ chức với hình thức kho mở tự
chọn. Như thế bạn đọc được tiếp xúc trực tiếp với nguồn tài liệu thư viện, được
tự do chọn tài liệu nên nhu cầu tin nhanh chóng được đáp ứng, độ chính xác
cao, không mất nhiều thời gian tra cứu. Cán bộ thư viện sẽ nhàn hơn trong việc
tra tìm tài liệu và phục vụ nhưng phải thường xuyên giám sát và sắp xếp lại
sách trên giá sau mỗi buổi phục vụ.Hình thức là kho mở tự chọn cho nên việc
sắp xếp tài liệu sao cho bạn đọc dễ tìm nhất là vấn đề được quan tâm. Để bạn
đọc dễ dàng nhận biết và tìm được nhanh nhất tài liệu mình cần theo những chủ
đề thích hợp ta nên sắp xếp tài liệu theo chủ đề hoặc theo môn loại. Ta có thể
sắp xếp tài liệu như sau:
- Tài liệu về khoa học tự nhiên
- Tài liệu về khoa học xã hội
- Các loại tài liệu tra cứu
- Báo, tạp chí
Trong mỗi chủ đề tài liệu lại được chia theo môn học. Như vậy bạn đọc
cần tài liệu thuộc chủ đề nào thì tìm ở chủ đề đó nếu không thấy tên tài liệu
mình cần có thể tìm tài liệu khác có cùng môn loại, cùng chủ đề ngay trên một ô
giá để thay thế.Việc tìm kiếm tài liệu, báo, tạp chí tại phòng đọc mở càng dễ
dàng, thuận tiện hơn nhờ hệ thống chỉ dẫn và sự hướng dẫn nhiệt tình của cán
bộ thư viện trực tiếp phục vụ tại đây. Bên cạnh đó bạn đọc có thể tra tìm tài liệu
trong bảng giới thiệu sách và các danh mục sách mới.
Khi đến phòng đọc, bạn đọc chỉ cần xuất trình thẻ thư viện và tự tra tìm tài
liệu trên giá khi đọc xong gửi trả đầy đủ tại bàn thủ thư. Sau mỗi buổi phục vụ
thủ thư sắp xếp lên giá. Trong thời gian đầu để thu hút các em và tạo thói quen
đọc sách tại thư viện nên phòng đọc mở cửa phục vụ với mọi khối lớp liên tục
từ thứ 2 đến thứ 7. Bên cạnh đó phối hợp với đoàn thanh niên, các câu lạc bộ
học tập tổ chức các buổi giới thiệu sách, điểm sách theo chủ đề và thi tìm hiểu
về sách Hình thức phục vụ đọc tại chỗ ở phòng đọc được các em hưởng ứng
rất nhiệt tình. Các em đến đọc ngày càng đông và tỏ ra rất hài lòng với cách tổ
5
chức kho mở tự chọn. Điều các em thích thú nhất là được tự mình lựa chọn tài
liệu, được tiếp xúc trực tiếp với sách được đọc nhiều loại sách trong một buổi
mà không làm phiền đến thủ thư.
2.2. Phục vụ mượn
Nhà thư viện học - nhà Giáo dục học Krúp-xkai-a đã đánh giá rất cao vai
trò của phòng mượn đối với bạn đọc. Bà cho rằng: “Điều chủ yếu trong công
tác thư viện là công tác ở phòng mượn, biết thỏa mãn được nhu cầu của bạn
đọc, giúp họ nâng cao về văn hóa, chính trị và nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn của họ là công việc có trách nhiệm nặng nề”.
Phòng mượn đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động của thư viện. Không
phải bạn đọc nào cũng có thời gian đến thư viện đọc sách. Hơn nữa đối tượng
phục vụ của thư viện trường chủ yếu là cán bộ, giáo viên và học sinh. phần lớn
các em ở xa trường, nhà lại làm nông nghiệp và làm nghề phụ, đời sống còn
nhiều khó khăn vừa đi học các em vừa phải phụ giúp việc nhà nên chưa có
nhiều thời gian cho học tập vì thế việc đến thư viện cả buổi để đọc sách với các
em là việc làm hiếm hoi. Phần lớn giáo viên và học sinh vẫn thường tranh thủ
thời gian buổi tối để học tập, soạn bài và đọc sách, hình thức cho mượn sách về
nhà sẽ có ích rất nhiều đối với họ.
Nắm bắt được những nhu cầu thiết yếu của bạn đọc và nhận thức được vai
trò quan trọng của việc phục vụ mượn tài liệu, từ đầu năm học 2010- 2011 tôi
đã xin bổ sung thêm nhiều sách tham khảo, sách nghiệp vụ, sách giáo khoa và
tổ chức kho sách phòng mượn với hình thức kho đóng.
Sách trong phòng mượn được bổ sung thường xuyên và có nhiều bản hơn
phòng đọc.
- Sách giáo khoa: có đủ để giáo viên giảng dạy và cho các học sinh thuộc
diện chính sách, hộ nghèo mượn.
- Sách tham khảo: có từ 3 đến 5 bản/ đầu sách.
- Sách công cụ tra cứu, từ điển: có từ 2 - 3 bản/ đầu sách
- Ngoài ra còn có tủ sách Pháp luật, tủ sách đạo đức, tủ sách khoa học,
6
Tài liệu trong phòng mượn được sắp xếp theo từng loại: Sách giáo khoa;
sách tham khảo; sách nghiệp vụ; sách tra cứu Trong mỗi loại sách được sắp
xếp theo từng môn học để tiện cho việc lấy tài liệu phục vụ, thủ thư có thể chủ
động giới thiệu sách có cùng chủ đề cho bạn đọc khi cuốn sách họ yêu cầu
không còn hoặc giúp họ mở rộng phạm vi tìm.
Do đặc thù của phòng mượn là cho mượn tài liệu về nhà nên phòng đọc có
thể chia lịch phục vụ học sinh theo các khối lớp như sau:
- Khối 10: Thứ 2 + thứ 3
- Khối 11: Thứ 4 + thứ 5
- Khối 12: Thứ 6 + thứ 7
Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên phục vụ mượn tất cả các ngày trong
tuần từ thứ 2 đến thứ 7.
2.2.1. Cách thức phục vụ ở phòng mượn
Đối với cán bộ giáo viên và nhân viên: Mỗi người có một sổ mượn riêng,
mỗi lần mượn từ 3- 5 cuốn đối với sách tham khảo và thời gian mượn từ 7- 10
ngày, sau khi trả sách cũ mới được mượn sách mới. Sách nghiệp vụ mượn đủ
dùng và trả sau khi giảng dạy xong chuyên đề đó.
Đối với học sinh: Mỗi lớp có một sổ mượn riêng. Với sách tham khảo các
em được mượn mỗi lần 2 cuốn, thời gian từ 5- 7 ngày, sau khi trả sách cũ mới
được mượn sách mới. Sách giáo khoa chỉ phục vụ mượn cho học sinh thuộc
diện khó khăn, học sinh con thương binh liệt sỹ (khi các em có nhu cầu).
2.2.2. Quy trình phục vụ tại phòng mượn
Học sinh đến mượn tài liệu phải xuất trình thẻ thư viện, tra tìm tài liệu
thông qua tủ mục lục thư viện, các danh mục giới thiệu sách, hay các loại tài
liệu tra cứu khác của thư viện rồi ghi phiếu yêu cầu, thủ thư tiếp nhận yêu cầu,
kiểm tra xem yêu cầu đã chính xác chưa, tài liệu có trong kho không rồi lấy
sách phục vụ. Nếu có sách thủ thư ghi sổ mượn (ghi đầy đủ tên sách, số đăng kí
cá biệt, tình trạng sách và ngày mượn sau đó yêu cầu bạn đọc kí mượn. Nếu
cuốn sách bạn đọc yêu cầu không còn trong kho thủ thư giới thiệu cho họ
những tên sách khác có cùng chủ đề hoặc cùng tác giả để bạn đọc tham khảo).
7
Trước khi ghi sổ mượn hay nhận sách thủ thư phải kiểm tra tình trạng sách,
nếu có gì hư hỏng phải ghi rõ vào sổ mượn (khi cho mượn) và phải nhắc nhở,
xử phạt đối với bạn đọc (khi nhận sách trả). Các mức độ phạt tùy theo sự hư
hỏng của tài liệu, có thể răn đe, nhắc nhở với những lỗi nhỏ đồng thời thường
xuyên nhắc nhở, giáo dục các em ý thức đọc và đọc sách có văn hóa, giữ gìn
bảo qản sách mượn.
Hình thức phục vụ mượn của thư viện trường THPT Tân Dân là rất phù
hợp với nhu cầu tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh
trong nhà trường. Vì vậy lượng bạn đọc đến mượn ngày càng đông, lượt luân
chuyển của sách ngày càng cao.
PHẦN 3: HIỆU QỦA MỚI - Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Nhìn chung từ năm 2010 - 2011 đến nay số học sinh có ý thức đến với thư
viện nhà trường để đọc sách, tìm kiếm tri thức ngày càng một nhiều hơn, tôi xin
dẫn một vài số liệu để các bạn đồng nghiệp tham khảo:
STT
Dẫn liệu năm
học
Nội dung
Chưa áp
dụng
kinh
nghiệm
Đã áp dụng kinh nghiệm
2010 -
2011
2011 -
2012
2012 -
2013
Kỳ I
2013 -
2014
1
Tỉ lệ học sinh đến
thư viện
10% 65% 75% 80%
2
Tỉ lệ sách báo
được giáo viên và
học sinh sử dụng
20% 70% 80% 85%
8
Đây là một thành công đáng kể của thư viện trường THPT Tân Dân trong
công tác phục vụ bạn đọc.
Kết quả trên cho thấy việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi là có
hiệu quả thiết thực và có tính khả thi trong thực tế. Thư viện thực sự trở thành
kho tri thức cung cấp tài liệu cho giáo viên và học sinh giảng dạy, học tập, phục
vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
PHẦN 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.1. Kinh nghiệm cụ thể
Thư viện trường học là bộ phận không thể thiếu được trong công tác giáo
dục. Thư viện có phát huy được vai trò và giá trị của vốn tài liệu hay không một
phần lớn là nhờ vào công tác phục vụ bạn đọc tại phòng đọc và phòng mượn.
Bởi vậy việc tổ chức phục vụ bạn đọc sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật
chất của nhà trường, với đối tượng phục vụ và nhu cầu đọc của đông đảo bạn
đọc trong nhà trường là việc làm cần thiết. Kinh nghiệm cụ thể mà tôi muốn đề
xuất ở đây là cách thức tổ chức phục vụ bạn đọc tại phòng mượn và phòng đọc
trong thư viện ở trường phổ thông và các trường mới thành lập hay đang củng
cố lại thư viện.
Tuy nhiên để áp dụng có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm trong thực tế tại
các trường THPT trên địa bàn nông thôn thì mỗi cán bộ thư viện phải nắm chắc
9
các quy trình nghiệp vụ thư viện trường học nói chung và công tác phục vụ bạn
đọc nói riêng. Cần xây dựng ra kế hoạch và phương pháp cụ thể cho công tác
phục vụ bạn đọc của thư viện. Luôn tâm huyết với nghề, không ngại vất vả lấy
sự trưởng thành và kết quả học tập của học sinh là niềm vui của mình, tận tình
phục vụ và hướng dẫn các em sử dụng tài liệu thư viện và qui trình đọc, mượn
tài liệu thư viện. Kiên trì từng bước và thường xuyên giáo dục các em ý thức
đọc, dần thu hút đông đảo các em đến thư viện.
4.2. Phạm vi ứng dụng của kinh nghiệm
"Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức và phục vụ bạn đọc ở phòng đọc
và phòng mượn của thư viện trường Trung học phổ thông" mà tôi trình bày ở
trên là những kinh nghiệm dược rút ra từ thực tế công tác của tôi tại thư viện
trường, tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đã có tác dụng đáng kể với công tác thư
viện của nhà trường. Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm của mình sẽ góp thêm tiếng
nói để các đồng nghiệp đang công tác tại các thư viện trường trên địa bàn nông
thôn hay các trường mới thành lập cùng tham khảo và ứng dụng.
4.3. Đề xuất hướng phát triển
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, hoạt
động của Thư viện ngày càng được quan tâm và đổi mới, kinh nghiệm tích lũy
ban đầu của tôi cũng cần được đánh giá, bổ sung và phát triển hơn nữa để phù
hợp với xu hướng phát triển và nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Đặc biệt
trong giai đoạn Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa hiện nay hoạt động thư viện
trường học cũng cần được ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ trong công
tác quản lý mà còn cả trong công tác phục vụ bạn đọc. Vì vậy công tác phục vụ
bạn đọc tại thư viện trường và nhất là công tác phục vụ tại phòng đọc và phòng
mượn cần được quan tâm nhiều hơn nữa và có những bước đổi mới thích hợp
nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin, tài liệu cho đông đảo bạn đọc.
4.4. Kết luận
Thư viện trường có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông. Việc tổ chức phục vụ bạn đọc tại
phòng đọc và phòng mượn tốt có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác thư
10
viện, nó giúp thư viện phát huy được vai trò và tác dụng của mình trong công
tác giáo dục của nhà trường.
Từ những hiểu biết về vai trò và tầm quan trọng của công tác phục vụ bạn
đọc nói chung và công tác phục vụ bạn đọc tại phòng đọc và phòng mượn nói
riêng, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình, rất mong được đông đảo
đồng nghiệp tham khảo, áp dụng và đóng góp ý kiến trao đổi kinh nghiệm để
kinh nghiệm thực tế của tôi ngày càng được hoàn thiện và phát huy tác dụng
giúp cho công tác thư viện trường học ngày càng có hiệu quả cao hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
11
Phú Xuyên, ngày 16 tháng 04 năm 2014
Người thực hiện
Lê Thị Tới
Hiệu trưởng
Nguyễn Văn Khiết