Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆNVIỆN DÂN TỘC HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.33 KB, 39 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS.Lê Thị Hiền. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong đề tài là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có điều gì
sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm
2016
Sinh viên


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu tại thư viện Viện Dân tộc học trực thuộc Viện
Hàn lâm Khoa học và xã hội Việt Nam em đã có cái nhìn trực quan và thực tế
về ngành nghề mà mình đang theo học. Trong q trình đó em đã trực tiếp
được quan sát và bước đầu làm quen, áp dụng những kiến thức đã học vào
công việc thực tế tại thư viện.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý
thầy cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường và quá
trình thực hiện đề tài.
Cùng với đó em xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Dân tộc học,
anh chị trong phòng thư viện Viện Dân tộc học đã tạo điều kiện, giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn TS.LêThị Hiền đã tận tâm
hướng dẫn chúng em qua các lời góp ý, thảo luận về đề tài Công tác phục vụ
bạn đọc tại thư viện Dân tộc học. Nếu khơng có những lời hướng dẫn,
dạy bảo của cơ thì bài báo cáo
này của chúng em rất khó có thể hồn thiện được. Một lần nữa, em
xin chân thành cảm ơn cơ
Do thời gian tìm hiểu cũng như trình độ, chun mơn nghiệp vụ cịn
thấp cịn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế. Vì vậy trong khn khổ bài


viết cịn thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các thầy cơ
giáo cùng toàn thể cán bộ tại thư viện Viện Dân tộc học về chuyên môn nghiệp
vụ và công việc thực tế để đề tài của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm
2016
Sinh viên


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
CD- ROM
CDS/ISIS
CSDL
JDP
MARC
TT- TV

Diễn giải nội dung
Compact disc – Read only memory (Bộ nhớ chỉ đọc trên đĩa nén)
Computer documentation system – Integreted
Cơ sở dữ liệu
Journal Donation Project (Dự án tặng tạp chí)
Machine Radable Cataloguing (Mục lục đọc máy)
Thông tin – thư viện


MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, vai trị của các cơ quan thơng tin và
thư viện ngày càng trở nên quan trọng. Thư viện không chỉ là nơi lưu giữ, bảo
quản tài liệu, phục vụ bạn đọc một cách đơn giản mà còn là nơi thỏa mãn một
cách nhanh chóng, chính xác,kịp thời, đầy đủ các yêu cầu không phân biệt thời
gian và khơng gian.Chính vì vai trị to lớn trên mà thư viện cần thu thập và
tăng cường vốn tài liệu của mình để có khả năng đáp ứng nhu cầu tại chỗ của
người đọc, đồng thời cũng phải chú trọng hơn trong cơng tác phục vụ bạn đọc
để từ đó đem lại cho bạn đọc một chất lượng phục vụ tốt nhất.
Chính vì hiểu được tầm quan trọng của cơng tác phục vụ bạn đọc đối
với thư viện,cùng với sự hướng dẫn của các thầy cơ giáo em đac chọn cho
mình đề tài nghiên cứu là “ Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện Viện Dân
tộc học “ với mong muốn được vận dụng những kỹ năng được tiếp thu trong
khóa học của mình để từ đó nghiên cứu và đề suất những giải pháp khả thi
nhằm phục vụ tốt hơn nữa bạn đọc tại thư viện.
2. Mục đích nghiên cứu
-Nghiên cứu công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện Viện Dân tộc học,
trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng phục
vụ bạn đọc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: là công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện Viện Dân tộc học.
- Phạm vi nghiên cứu : nghiên cứu công tác phục vụ bạn đọc từ năm
2006 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp : phân tích và tổng hợp tài
liệu, so sánh, khảo sát, thống kê, quan sát, phỏng vấn.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
-Ý nghĩa lý luận: Đề tài đã góp phần khẳng định vai trị và vị trí của thư
4



viện đối với đời sống xã hội.
- Ý nghĩa thực tiễn : thông qua những kết quả nghiên cứu, những giải
pháp,kiến nghị sẽ góp phần làm rõ hơn và nâng cao vai trị của cơng tác phục
vụ bạn đọc. Và những kiến nghị, giải pháp được xem để phục vụ bạn đọc tại
thư viện Viện Dân tộc học một cách tốt nhất.
6. Kết cấu của đề tài
- Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, bài
nghiên cứu gồm 3 chương với những nội dung cụ thể như sau:
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN VIỆN DÂN TỘC HỌC
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN
VIỆN DÂN TỘC HỌC
Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

5


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN VIỆN DÂN TỘC HỌC
1.1 Thư viện Viện Dân tộc học
1.1.1 Qúa trình hình thành
- Viện Dân tộc học được thành lập theo nghị định 59/CP ngày 14 tháng
05 năm 1968 của Hội đồng Chính Phủ, tiền thân là Tổ Dân tộc học trực thuộc
Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam sau đó đổi tên thành Viện Khoa học xã hội
Việt Nam ( nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).
Hiện nay,Viện được biết đến với tên khoa học là : Viện Dân tộc học.
- Thư viện Viện Dân tộc học là thư viện chuyên ngành , được thành lập
năm 1968, cùng với sự ra đời của Viện Dân tộc học. Là thư viện có tầm quan
trọng đặc biệt đối với sự phát triển của ngành và được coi là cơ sở hạ tầng
phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa

học của các Viện và các trường Đại học.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
- Chức năng :
Thư viện có chức năng bổ sung, lưu giữ, bảo quản và phục vụ bạn đọc
những tài liệu và thông tin của ngành Dân tộc học / Nhân học và các ngành
liên quan. Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo của Viện
Dân tộc học nói riêng và của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội nói chung.
- Nhiệm vụ:
Thư viện có nhiệm vụ chính là thu thập, lưu giữ những ấn phẩm nghiên
cứu về Dân tộc học/ Nhân học. Cụ thể là những tài liệu nghiên cứu về văn hóa,
ngơn ngữ, lịch sử,kinh tế, dân tộc, khảo cổ, tôn giáo của các dân tộc ở Việt
Nam và trên Thế giới.
Tiến hành các hoạt độngnghiệp vụ thông tin, tư liệu – thư viện nhằm
đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời.
Xây dựng hệ thống mục lục tra cứu theo phương pháp truyền thống và
xây dựng cơ sở dữ liệu trên máy tính để phục vụ nhu cầu tìm tin của độc giả.
6


Phục vụ đọc, phổ biến thông tin, khai thác nội dung tài liệu để cung cấp
cho người dùng tin.
Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc quản lý các tài liệu, kết quả nghiên
cứu do Viện thực hiện. Tham gia các hoạt động nghiên cứu và đào tạo về Dân
tộc học/ Nhân học và nghiệp vụ công tác Thông tin- thư viện.
Trao đổi sách, tạp chí của Viện với các thư viện thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam và các thư viện khác trong và ngoài nước làm
phong phú hơn vốn tài liệu của thư viện.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức;
Hiện nay, thư viện có 3 biên chế gồm hai thạc sĩ và một cử nhân, tốt

nghiệp chuyên ngành Khoa học thư viện. Ngoài các kiến thức về chuyên môn,
các cán bộ cồn được trang bị kiến thức về chuyên ngành Dân tộc học , tin học
và ngoại ngữ để thực hiện tốt công việc đảm bảo một thư viện của Viện
nghiên cứu.
- Cơ sở vật chất:
Thư viện có tổng diện tích là 150 m2 chia thành 04 phòng, bao gồm:
- Phòng đọc được trang bị 02 máy vi tính có kết nối Internet hỗ trợ tra
tìm tài liệu cho bạn đọc, 02 tủ trưng bày các loại sách kinh điển, từ điển, tạp
chí dân tộc học và bàn kê dành cho bạn đọc, 01 tủ đựng tư trang cho bạn đọc.
-Kho lưu trữ sách, tư liệu, luận án, luận văn…với hệ thống chiếu sang
đầy đủ, máy hút ẩm, quạt thơng gió, đảm baorcho việc sử dụng,bảo quản tài
liệu một cách tốt nhất.
- Kho lưu trữ tạp chí được bố trí dưới dạng kho mở để phục vụ bạn đọc
trong việc tra tìm tài liệu cần thiết.
1.2 Những vấn đề chung về công tác phục vụ bạn đọc
- Cơ sở lý luận về công tác phục vụ bạn đọc
+ Khái niệm: công tác phục vụ bạn đọc là hoạt động của thư viện nhằm
tuyên truyền và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu giúp đỡ người tới thư viện
7


trong việc chọn lựa và sử dụng thư viện. Công tác này được tiến hành bởi sự
kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ mượn tài
liệu, phục vụ tra cứu thông tin. Phục vụ bạn đọc là hoạt động của thư viện
nhằm tuyên truyền và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu hoặc là bản sao của
chúng giúp đỡ người tới thư viện lựa chọn và sử dụng tài liệu phù hợp với
mục đích lao động, học tập, nghiên cứu. Cơng tác này được xây dựng trên sự
kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau trong hoạt động phục vụ
thơng tin, tra cứu.
+ Vai trị của cơng tác phục vụ bạn đọc

Công tác phục vụ bạn đọc giúp cho việc vận hành kho tài liệu đã được
bổ sung, xử lý kỹ thuật và tổ chức một cách khoa học. Công tác phục vụ bạn
đọc giúp cho bạn đọc thỏa mãn được nhu cầu của mình về tài liệu.
Thơng qua chất lượng phục vụ bạn đọc có thể đánh giá được hiệu quả
của thư viện.
Công tác phục vụ bạn đọc nhằm thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc khi sử
dụng thư viện. Đây là quá trình sang tạo, gồm quá trình tiếp thu, so sánh, ứng
dụng những gì đã được học, đã được biết đến. Mục đích quan trọng nữa của
công tác phục vụ bạn đọc là thông qua kết quả phục vụ bạn đọc có thể đánh
giá hiệu quả xã hội của thư viện. Thư viện càng đông bạn đọc đến khai thác,
sử dụng thì vai trị, tác dụng xã hội của thư viện đó càng cao.
Tiểu kết chương 1
Qua chương 1 em trình bày vài nét về thư viện Viện Dân tộc học, quá
trình hình thành, cơ cấu tổ chức, vai trò của thư viện Viện Dân tộc học; những
vấn đề chung về công tác phục vụ bạn đọc, khái niệm, chức năng của công tác
phục bạn đọc.

8


9


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN
VIỆN DÂN TỘC HỌC
2.1 Đối tượng phục vụ
- Bạn đọc chủ yếu của thư viện Viện Dân tộc học là cán bộ nghiên cứu
trong viện. Ngồi ra cịn có những bạn đọc ngồi viện. Nhìn chung bạn đọc tại
thư viện thường là người có trình độ học vấn cao, chủ yếu là cán bộ nghiên

cứu tại Viện Dân tộc học và các Viện trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội
Việt Nam, cán bộ giảng day tại các trường đại học,cán bộ dự án, các nghiên
cứu sinh, học viên cao học và sinh viên làm khóa luận,tiểu luận về chuyên
ngành dân tộc học và lĩnh vực dân tộc. Trong số đó những người có chun
mơn sâu chiếm tỉ lệ tương đối lớn, số người đọc có học hàm giáo sư, phó giáo
sư, học vị tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân chiêm tỉ lệ lớn. Rất nhiều bạn đọc tham gia
các đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ, các dự án trong và ngồi nước…
-Có thể phân chia bạn đọc tại thư viện tại thư viện thành hai nhóm :
a ) Bạn đọc trong viện : bao gồm tất cả các cán bộ hiện đang công tác
tại Viện Dân tộc học và những viện thuộc Viện Hàn lâm khoa học và xã hội
Việt Nam và những nghiên cứu sinh đang được đào tạo tại viện.
Căn cứ vào tính chất cơng việc có thể phân chia một cách tương đối
người dùng tin tại thư viện thành những nhóm nhỏ sau :
Nhóm cán bộ, lãnh đạo quản lý : đảm nhiệm chức năng lãnh đạo quản
lý ở Viện, trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học. Nhóm này chiếm một tỉ lệ
khơng lớn song lại rất quan trọng, vì là người tổ chức các kế hoạch nghiên
cứu của cơ quan, góp phần xây dựng đường lối chính sách, chủ trương của
Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc. Những thông tin mà nhóm này có là đặc
điểm đầy đủ, chính xác và kịp thời. Vì vậy, cán bộ quản lý ngành Dân tộc học
không chỉ cần những thông tin sâu về chun ngành mà cịn cần những thơng
tin tổng hợp về nhiều lĩnh vực khác như : môi trường, y học, xã hội học,… đặc
biệt là các văn bản, tài liệu của Đảng và Nhà nước về các vấn đề dân tộc và
10


những vấn đề liên quan đến chúng.
Đặc điểm nhu cầu tin của nhóm này chủ yếu là :
- Thơng tin về hệ thống các văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, chính
sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc;
- Thông tin về các lĩnh vực quản lý chuyên ngành ;quản lý hành chính

nhà nước đối với cán bộ, công nhân viên chức;
- Thông tin về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh
vực phát triển khoa học xã hội nói riêng , đặc biệt là chuyên ngành về dân tộc
học;
- Thông tin nhanh về các vấn đề trong và ngồi nước.
Nhóm cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy : đây là nhóm người
dung tin chính của thư viện, chiếm tỉ lệ lớn. Họ đều có trình độ đại học trở lên.
Cơng việc nghiên cứu địi hỏi nhà khoa học phải chủ động tìm tịi những thơng
tin cần thiết, cập nhật tại các thư viện để phục vụ cho đề tài nghiên cứu hoặc
giảng dạy chuyên ngành dân tộc học. Dù thuộc các lĩnh vực nghiên cứu nào,
nhóm này có những mối quan tâm đến vấn đề cơ bản như : phương pháp
nghiên cứu dân tộc học, nghiên cứu về từng tộc người hay vùng tộc người cụ
thể. Dạng tài liệu chất xám được được nhiều người trong nhóm này quan tâm
như : báo cáo khoa học, kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp
viện, tài liệu thông tin các hội nghị , hội thảo khoa học về vấn đề dân tộc học.
Đặc điểm nhu cầu tin của nhóm này chủ yếu là :
- Thơng tin về các cơng trình nghiên cứu khoa học chun sâu về chuyên
ngành Dân tộc học và các ngành liên quan;
- Thông tin tư liệu từng dân tộc cụ thể;
-Thông tin về các kết quả nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước
thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là chuyên ngành dân
tộc học và nhân chủng hoc;
- Thông tin dự báo về những vấn đề dân tộc mang tính tồn cầu.
Thơng tin về đối tượng này rất đa dạng nhưng chuyên sâu trong chuyên
11


ngành của họ. Đồng thời họ ln địi hỏi thơng tin phải mới, đầy đủ, chính xác.
Ngồi những tài liệu gốc như sách báo, tạp chí, nhóm đối tượng này
đều có nhu cầu về dạng tài liệu điện tử (CSDL tại chỗ, CSDL online, sách điện

tử, ebooks, CD- ROM, mạng thông tin quốc gia , mạng Internet hoặc các dạng
tài liệu cấp 2 như thư mục chuyên ngành, chuyên đề, tài liệu lược thuật, tổng
quan,… Những tài liệu này giúp họ nhanh chóng nắm bắt tình hình nghiên
cứu trong và ngoài nước và lựa chọn, khai thác tài liệu thuận tiện, nhanh
chóng.
Với đối tượng sử dụng là bạn đọc trong thư Viện, thư viện quản lý thông
qua sổ mượn cá nhân.Những thông tin liên quan đến bạn đọc trong viện mà
thư viện đang quản lý gồm: Họ tên người mượn, chức vụ, nơi công tác, số điện
thoại, địa chỉ, tài liệu mượn, ngày mượn, ngày trả… Hàng quý thư viện sẽ dựa
vào cuốn sổ mượn cá nhân của những bạn đọc trong viện để liệt kê những bạn
đọc mượn tài liệu quá hạn hoặc mượn tài liệu quá nhiều, phục vụ cho công
việc kiểm kê tài liệu trong kho tránh việc mất tài liệu.
b ) Bạn đọc ngoài viện: l
Là những cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu khác, cán bộ
dự án, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên các trường đại
học và viện nghiên cứu và một số đối tượng khác …
Đây là nhóm đối tượng chiếm tỉ lệ khá đơng, nhu cầu rất lớn. Mặc dù họ
là những đối tượng thuộc nhiều cơ quan và nhiều ngành nghề khác nhau
nhưng có chung mối quan tâm đó là tìm tài liệu về khoa học xã hội để phục vụ
cho việc học tập và nghiên cứu.
Đặc điểm nhu cầu tin của nhóm này:
- Thông tin cấp 1 và tài liệu và tài liệu tiếng Việt là chủ yếu;
- Nội dung tài liệu không quá sâu nhưng ở nhiều dạng khác nhau;
- Loại hình tài liệu đối tượng này quan tâm nhiều là : luận án , luận văn,
tài liệu xám và một số sách chuyên ngành.
Nhóm đối tượng này thường xuyên sử dụng các CSDL để tra cứu và các
12


tài liệu xám để tham khảo cho tiểu luận, luận văn, luận án của họ.

2.2 Hình thức phục vụ
Hình thức phục vụ chia thành hai loại phục vụ tại chỗ và cho mượn tài
liệu về nhà.
- Bạn đọc tới thư viện đọc sách cần làm thẻ thư viện. Đăng ký mượn tài
liệu qua sổ mượn cá nhân và đưa cho cán bộ thư viện tìm tài liệu mà bạn đọc
cần. Sau khi nhận tài liệu từ cán bộ thư viện,bạn đọc cần kiểm tra xem tài liệu
đó có bị rách hay hư hỏng gì khơng, nếu có phải báo ngay cho cán bộ thư viện
để xử lý. Bạnđọc đọc và tra cứu tài liệu tại chỗ, sau khi dung xong phải trả lại
cán bộ thư viện theo đúng quy định tại thư viện.
- Khi bạn đọc mượn tài liệu mang về. Cần hoàn tất thủ tục mượn theo
đúng quy định. Mỗi bạn đọc tối đa được mượn hai tài liệu, không mượn quá
số tài liệu quy định. Cần ghi rõ ngày tháng năm mượn sách, ký tên và phải
tuân theo quy định trả sách đứng ngày và không làm rách hay gạch xóa trên
tài liệu.
2.3 Đặc điểm vốn tài liệu
Hiện nay, thư viện Viện Dân tộc học lưu giữ nhiều loại hình tài liệu khác
nhau, tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử. Tài liệu ngày càng phong phú về
nội dưng và hình thức. Tài liệu tại thư viện được phân chia như sau :
Tài liệu thông tin truyền thống :
- Tài liệu cơng bố :
+ Sách
+ Tạp chí
+ Báo
+ Tài liệu tra cứu
- Tài liệu không công bố :
+ Báo cáo khoa học, báo cáo điền dã
+ Tài liệu dịch
+ Luận văn, luận án, báo cáo thực tập
13



Tài liệu thông tin điện tử :
+ Tài liệu số hóa
+ CD- ROM
+ CSDL
Nguồn thơng tin hác
- Ảnh tư liệu
- Băng video, băng casset
a) Tài liệu truyền thống
- Tài liệu cơng bố: bao gồm các loại sách, báo, tạp chí và và thường do
các nhà xuất bản phát hành , phân phối qua các kênh phát hành chính thức.
Những tài liệu này luôn chiếm tỉ lệ lớn trong các cơ quan thông tin thư viện,
chúng là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn đọc. Vốn tài liệu của thư viện Viện
Dân tọc học hiện nay gồm những loại sau:
+ Sách ( với nhiều ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Trung ): 12.782 tên sách
+ Tạp chí: 290 tên tạp chí với 5.350 số
+ Báo: 14 tên báo với 256 số
+ Tài liệu tra cứu: 802 tên
+ Tư liệu (luận án, luận văn, báo cáo khoa học, tài liệu dịch): 3.113 cuốn
- Tài liệu không công bố: tài liệu không công bố cịn gọi là tài liệu “xám”
là loại hình tài liệu rất quan trọng bởi chúng chứa đựng rất nhiều thông tin
có giá trị mà khơng thể thu được từ các nguồn tin chính thức khác. Các tài
liệu này chỉ phục vụ các cán bộ trong Viện Dân tộc học, trừ trường hợp lãnh
đạo Viện yêu cầu thì mới đưa ra phục vụ cho các cá nhân hoặc tổ chức bên
ngoài viện.
Nguồn tài liệu không công bố của Viện Dân tộc học tăng trưởng khá
nhanh, ngày càng phong phú, phần lớn chúng chưa được xuất bản, về loại
hình bao gồm:
+ Các bản liệu dịch nước ngồi, cơng trình nghiên cứu khoa học;
+ Báo cáo điền dã, báo cáo hội nghị, hội thảo, đề tài và báo cáo khoa học

14


cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Viện;
+ Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, luận văn tập sự của các cán bộ
nghiên cứu… phần lớn chúng chưa được xuất bản.
Tài liệu khơng cơng bố có khoảng 3340 tên tài liệu trong kho tư liệu của
thư viện.
Trong đó: - Báo cáo khoa học, báo cáo điền dã: 1331
- Luận văn tập sự, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ : 385
- Tài liệu dịch: 1813
b) Tài liệu thông tin điện tử
Hiện nay thư viện Viện Dân tộc học xây dựng được 2 loại CSDL đó là:
CSDL thư mục và CSDL toàn văn.
- CSDL thư mục là thành phần lớn nhất của nguồn lực thơng tin điện tử
hiện có tại thư viện Viện Dân tộc học nói riêng và của hệ thống các thư viện
thuộc Viện Hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam nói chung. Chúng đóng vai
trị quan trọng trong việc giúp bạn đọc có thể tiếp cận với nguồn tư liệu hiện
có trong thư viện. Thư viện vẫn đang tiếp tục thực hiện công tác tin học hóa
các hoạt động của mình. Từ năm 1998, thư viện bắt đầu tổ chức xây dựng các
CSDL trên máy tính và đến năm 2000 chính thức đưa ra phục vụ bạn đọc. Đến
nay thư viện đã xây dựng được tồn bộ CSDL sách ( gồm các ngơn ngữ Việt,
Anh, Pháp), bài tạp chí và tư liệu dân tộc trên hệ quản trị CSDL CDS/ISIS for
Windows với các nhan trường của MARC21 rút gọn. Hiện nay, thư viện đã xây
dựng được 7 cơ sở dữ liệu cụ thể như sau:
1. CSDL sách tiếng Việt gồm : 4895 biểu ghi;
2. CSDL sách tiếng Nga gồm: 1743 biểu ghi;
3. CSDL sách tiếng Anh, Pháp gồm: 1070 biểu ghi;
4. CSDL tư liệu gồm: 2011 biểu ghi;
5. CSDL tạp chí tiếng Việt gồm : 7328 biểu ghi;

6. CSDL tạp chí Dân tộc học gồm: 2320 biểu ghi;
7. CSDL tạp chí tiếng Anh, Pháp gồm: 2659 biểu ghi.
15


Tuy nhiên, các biểu ghi trên máy tính tại thư viện mới chỉ dừng lại ở các
yếu tố mô tả hình thức của tài liệu như tên tài liệu, tên tác giả, các yếu tố xuất
bản (nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản), số trang, khổ sách, … Về nội
dung chỉ dừng lại ở 3 trường: trường chủ đề, trường từ khóa và trường tóm
tắt. Các CSDL này phản ánh gần như đầy đủ vôns tài liệu hiện có trong thư
viện chun ngành Dân tộc học.
- CSDL tồn văn là toàn văn bản của tài liệu nên bạn đọc có thể đọc trực
tiếp trên máy. Tại thư viện Viện Dân tộc học, phần dữ liệu toàn văn hiện được
triển khai hạn chế trong CSDL tư liệu. Do việc đầu tư xây dựng ban đầu khá
tốn kém , đòi hỏi dung lượng bộ nhớ lớn nên số CSDL toàn văn hiện có tại thư
viện vẫn cịn rất hạn chế, được dung trong trường hợp các tài liệu mà thư
viện phục chế, một số báo cáo điền dã là có file văn bản.
Ngoài CSDL thư mục và CSDL toàn văn, thư viện cũng đã tiến hành
CSDL tích hợp tạp chí và sách toàn Viện Hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam.
Hiện tai CSDL tích hợp tại thư viện có :
+ CSDL sách các thư viện thuộc Viện Hàn lâm khoa học và xã hội Việt
Nam: 82361 biểu ghi.
+ CSDL tạp chí các thư viện thuộc Viện Hàn lâm khoa học và xã hội Việt
Nam : 23090 biểu ghi.
Tài liệu số hóa:
Thư viện Viện Dân tộc học đã tiến hành số hóa nguồn tư liệu trên giấy.
Bằng cách chuyển tài liệu hiện có sang dạng số thơng qua phương pháp quét
bằng máy scan và nhập lại thông tin từ bàn phím. Trước đây, hư viện tiến
hành cơng việc số hóa tài liệu thơng qua đánh máy. Số hóa tài liệu bằng
phương pháp này tồn tại nhiều hạn chế: mất nhiều cơng sức, thời gian, hay

mắc lỗi chính tả, khó đảm bảo nguyên vẹn nội dưng tài liệu gốc… Sau khi
được đầu tư trang thiết bị, thư viện đã tiên hành số hóa tài liệu trên máy scan.
Hiện tại Viện Dân tộc học đang lưu giữ các tài liệu quý hiếm về Dân tộc
học, đó là những tài liệu rất có giá trị, chứa thơng tin q giá và thường là
16


độc bản cho các nhà nghiên cứu. Trong đó phải kể đến bộ “ Xã hội học tộc
người” (gồm 5 quyển) hay cuốn “Nhật ký ghi chép của Codominas “ là những
tài liệu dịch có giá trị và rất cần thiết cho các nhà nghiên cứu Dân tộc học.
Ngoài những tài liệu trình bày dưới dạng văn bản, thư viện còn lưu trữ rất
nhiều ảnh. Từ năm 2002, thư viện tiến hành định kỳ việc số hóa tài liệu. Hiện
nay thư viện Viện Dân tộc học đã tiến hành số hóa được 2567 bản và gần
8600/14980 ảnh.
CD- ROM:
Trong hệ thống nguồn lực thơng tin hiện nay của thư viện có khoảng 30
đĩa CD- ROM được lưu trữ dữ liệu dưới nhiều dạng, dung lượng lớn, tiết kiệm
diện tích kho… nên hiện nay nhiều thư viện và cơ quan thông tin sử dụng CDROM. Ngoài các CSDL thư mục trên máy tính, thư viện cịn có một số CD- ROM
về pháp luật, về Chủ tịch Hồ Chí Minh,về phong tục tập quán của các dân tộc
( hương ước, tang ma, lễ hội…), có thể kể đến một số CD-ROM sau:
- CD-ROM điều tra, sưu tầm , bảo quản vẫm hóa chữ viết cổ truyền của
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
- CD-ROM ảnh Tây Bắc…
- Các đĩa CD-ROM này chủ yếu do các tổ chức, cơ quan tặng cho thư viện
hoặc do cán bộ thư viện sưu tầm khi đicông tác nươc ngoài. Tuy nhiên chúng
chưa được đưa vào phục vụ chính thức.
Ngồi nguồn lực thơng tin truyền thống và điện tử, thư viện học còn lưu
giữ và bảo quản một số lượng ài liệu quý khác, bao gồm: tranh, ảnh tư liệu,
bản đồ, băng video và băng casset.
ảnh tư liệu:

Thư viện Viện Dân tộc học hiện đang lưu trữ một nguồn thơng tin có
giá trị, đặc biệt đó là ảnh tư liệu dân tộc. Năm 2007, Viện Dân tộc học đã
quyết định tổ chức , nâng cấp và hoàn thiện kho tư liệu ảnh theo từng giai
đoạn trên cơ sở nguồn kinh phí nhất định. Đây là những tấm ảnh được cán bộ
nghiên cứu, sưu tầm qua các đợt công tác điền dã. Chúng ghi lại cảnh sinh
17


hoạt trong đời sống hàng ngày của các đồng bào dân tộc, là nguồn tài liệu quý
giá phục vụ công tác nghiên cứu chuyên ngành của các nhà Dân tộc học. Đến
nay thư viện có tổng số 14980 ảnh màu và đen trắng, đã tiến hành xác minh lí
lịch , sắp xếp theo từng dân tộc và chủ đề, trong đó:
+ Ảnh đã có lí lịch : 13329
+ Ảnh chưa có lí lịch : 1040
+Ảnh khơng rõ nội dung : 475
+ Ảnh bị ố, mốc, rách nát: 136
Ngoài ra, thư viện cịn có các album ảnh chủ yếu về chun ngành Dân
tộc học và Nhân học, cụ thể đã tiến hành dán nhãn được 113 quyển:
- 80 quyển ảnh về các dân tộc;
- 3 quyển ảnh về đặc trưng nhân chủng;
- 4 quyển ảnh về thư tịch;
- 2 quyển ảnh về lễ hội;
- 8 quyển ảnh về hội nghị, hội thảo;
- 4 quyển ảnh khổ lớn về các dân tộc thiêu số;
- 7 quyển ảnh về các nông cụ, đồ đan;
- 5 quyển ảnh khơng có lí lịch.
Băng casset, băng video:
Năm 2008, thư viện tiến hành kiểm kê và kiểm tra tồn bộ các loại băng
có tại Viện từ khi thành lập đến nay. Các băng casset ghi lại nội dung các hội
nghị, hội thảo, những chuyến công tác điền dã của cán bộ nghiên cứu. Băng

video có nội dung chủ yếu về lễ cấp sắc, đám cưới, đám ma, hát then…của một
số dân tộc. Hiện tại thư viện đang có 134 băng casset và 54 băng video.
Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, thư viện đã và đanng
tích lũy và làm giàu them nguồn thơng tin cả về chất lượng và số lượng. Các
khâu nghiệp vụ xử lý thơng tin ngày càng được chuẩn hóa, tạo ra các sản
phẩm thông tin chất lượng tốt để phục vụ bạn đọc.
2.4 Tổ chức bộ máy tra cứu
18


Tổ chức bộ máy tra cứu gồm hai loại : tra cứu truền thống và tra cứu
hiện đại.
- Mục lục :
Thư viện đã xây dựng được hai loại mục lục chủ yếu là : mục lục chữ cái
và mục lục chủ đề.
a) Mục lục chữ cái:
Mục lục chữ cái của thư viện cũng được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy
tắc chung của mục lục chữ cái, bao gồm : mục lục sách, mục lục tạp chí, mục
lục tài liệu tham khảo. Trong các mục lục chữ cái của sách và tạp chí cịn phân
ra: mục lục chữ cái sách tiếng Việt, mục lục chữ cái sách tiếng nước ngoài;
mục lục chữ cái tạp chí tiếng Việt, mục lục chữ cái tạp chí tiếng nước ngồi.
Cán bộ thường xun bổ sung các phiếu mới vào hộp phiếu để kịp thời phục
vụ bạn đọc.
Cán bộ thư viện thường xuyên chỉnh lí mục lục chữ cái để phát hiện và
sửa chữa các phiếu sai xót về mặt mơ tả, số đăng ký cá biệt, sắp xếp đúng bộ,
thay thế những phiếu bị mất, rách, bổ sung phiếu mới, tiêu đề mới, luôn giữ
cho phiếu sạch, đẹp và đúng vị trí quy định.
b) Mục lục chủ đề
Từ khi thành lập thư viện, mục lục chủ đề đã được thực hiện. Tuy nhiên,
hiện nay thư viện vẫn chưa có một bộ đề mục chủ đề mà cán bộ thư viện vẫn

tiến hành định chủ đề tự do.
Bạn đọc rất quan tâm và sử dụng thường xun mục lục chủ đề vì nó hỗ
trợ trực tiếp trong việc tìm kiếm tài liệu phù hợp với yêu cầu nghiên cứu khoa
học. Cán bộ nghiên cứu dễ dàng lựa chọn tài liệu về dân tộc hay vấn đề mà
mình quan tâm thơng qua mục lục chủ đề.
- Thư mục:
+ Thư mục thông báo sách mới
Thư viện biên soạn “ thư mục thông báo sách mới” hai tháng một lần.
Đây là danh mục những sách mới nhập về thư viện, được mô tả theo bảy yếu
19


tố mô tả, giới thiệu nội dung, sắp xếp theo chủ đề. Trong mỗi chủ đề các tài
liệu được sắp xếp theo thứ tự tên sách, bao quát các ấn phẩm bởi các nhà
xuất bản : khoahocj xã hội, văn hóa dân tộc, sự thật, Chính trị Quốc gia…
Thư viện thường gửi thơng báo sách mới tới các phịng nghiên cứu của
Viện để kịp thời thông tin cho cán bộ nghiên cứu biết được những sách mới về
thư viện, đồng thời gửi sang phòng xử lý CSDL sách của Viện thông tin khoa
học và xã hội để hợp nhất tất cả các sách mới của các viện ,in trong cuốn
“thông báo sách mới nhập” của Trung tâm khoa học và xã hội và Nhân văn
Quốc gia, sau đó phịng xử lý CSDL sách của Viện thông tin khoa học và xã hội
lại gửi về cho từng viện để tra cứu.
+ Thư mục chuyên đề
Thư viện đã biên soạn được một số thư mục chính : chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với dân tộc thiểu số, nghề thủ công truyền thống của
các dân tộc thiểu số… Ngồi ra, cịn biên soạn thư mục chuyên đề về người
Dao, thư mục về văn hóa vật chất của đan téc Thái…
Thư mục chun đề do thư viện biên soạn góp phần khơng nhỏ vào hoạt
động nghiên cứu khoa học của cán bộ nghiên cứu và bạn đọc.
+ Thư mục trích báo chuyên đề Dân tộc học

Hằng năm, thư viện chọn lọc các bài báo đăng trên các báo hàng ngày
như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội mới… có nội dung về vấn đề các
dân tộc Việt Nam và nước ngoài về phong tục tập quán, tình hình kinh tế- xã
hội , lễ hội , văn hóa… Các tài liệu trong thư mục được sắp xếp theo chủ đề và
theo vần chữ cái tên tác giả hoặc tên báo. Các bản thư mục được trưng bày
tại phòng đọc để tra cứu.
- CSDL:
Thư viện đã có một số cơ sở dữ liệu trên máy tính bao gồm CSDL về
sách ( Việt, Anh, Pháp); CSDL tạp chí và CSDL tư liệu (luận án, luận văn, báo
cáo khoa học, tài liệu dịch…) đã được tạo lập và quản trị trên máy tính.Tuy
nhiên, các CSDL trên máy tính cịn một số lỗi như : chính tả, ký hiệu kho, sách
20


trùng bản, từ khóa chưa chính xác gây khó khăn cho người dung tin.
2.5 Đội ngũ cán bộ
- Cán bộ thư viện có vai trị quan trọng trong hoạt động thông tin, thư
viện. Đội ngũ cán bộ đều là những người dày dặn kinh nghiệm, có trình độ
chun mơn cũng như có trình độ ứng dụng vào thực tiễn cùng với lịng nhiệt
huyết trong cơng việc góp phần giải quyết công việc tốt hơn.
- Nắm vững kiến thức chuyên môn, xử lý các khâu nghiệp vụ theo đúng
quy trình, thao tác nhanh nhẹn trong các khâu phục vụ bạn đọc hay xử lý tài
liệu.
- Cán bộ thư viện thường xuyên được tham gia các lớp học ngắn hạn và
dài hạn bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ.
- Bên cạnh đó vấn đề trở ngại của một số cán bộ là trình độ ngoại ngữ
và cơng nghệ thơng tin gây cản trở trong việc phục vụ bạn đọc có nhu cầu tra
cứu tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phục vụ bạn đọc
- Ứng dụng tin học trong công tác quản lý và phục vụ bạn đọc

Hiện nay tại các thư viện thuộc viện nghiên cứu trong Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam nói chung và thư viện Viện Dân toccj học nói riêng
đang sử dụng phần mềm quản lý thư viện CDS/ISIS.
Thực tế phần mềm CDS/ISIS do Unesco tài trợ mà Việt Namđang sử
dụng khơng có chức năng riêng để hỗ trợ cho việc thực hiện công việc quản lý
bạn đọc.
Xuất phát từ công việc thực tiễn hàng ngày phục vụ bạn đọc, các cán bộ
tại thư viện Viện Dân tộc học đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong cơng
việc để góp phần chun mơn hóa các khâu nghiệp vụ trong và phục vụ nhu
cầu của bạn đọc tốt hơn. Bằng chính phần mềm mà thư viện đã và đang đang
sử dụng đã xây dựng them chức năng quản lý bạn đọc. Thư viện đã xây dựng
được cơ sở dữ liệu quản lý bạn đọc và trường CSDL tồn văn trong CSDL tư
liệu. Vì hạn chế của CDS/ISIS chỉ cho phép một CSDL này liên kết với một
21


CSDL khác nên thư viện đã nhập toàn bộ 7 CSDL đã có vào thành một CSDL
chung gọi là CSDL tổng hợp. Từ đó tiến hành liên kết CSDL quản lý bạn đọc
với CSDL tổng hợp. Công việc này không chỉ đơn thuần là quản lý người dung
tin mà còn giúp cả người dung tin và cán bộ thư viện biết được hiện trạng tài
liệu trong kho.
Với CSDL này, chỉ có 01 cán bộ thực hiện cơng việc nhập dữ liệu để quản
lý . Hàng ngày, khi bạn đọc mượn trả tài liệu, cán bộ thư viện sẽ nhập / xóa
ngay kí hiệu sách đã mượn / trả vào CSDL quản lý bạn đọc.
Nhìn vào CSDL sách, người dung tin sẽ biết tài liệu nào đã có người
mượn. Vì vậy, họ sẽ mượn cuốn còn lại hoặc một quyển khác.
CSDL quản lý bạn đọc đã giúp đỡ rất nhiều cho cán bộ thư viện quản lý
bạn đọc một cách khoa học, nhanh chóng và chính xác hơn. Bởi số lượng tài
liệu trong kho ngày càng nhiều, thay đổi hàng ngày vì ln có bạn đọc mượn
hoặc trả tài liệu. Đồng thời, với CSDL quản lý bạn đọc còn giúp cho người

dùng tin biết được những tài liệu nào chưa có người mượn và tài liệu nào đã
có người mượn và ai đang mượn tài liệu đó. Nếu bạn đọc cần mà khơng có
trong kho thì có thể biết địa chỉ người mượn để bạn đọc mượn lại nếu cần
thiết.
Ngoài ra, CSDL quản lý bạn đọc còn hỗ trợ việc in “Danh mục tài liệu
mượn quá hạn” một cách tự động. Công việc này trước đây cán bộ thư viện
phải làm thủ công, nhưng hiện nay với chức năng này ta chỉ cần chọn format
là có thể in ngay được. Với trường “xem tồn văn “ giúp bạn đọc có thể đọc
trực tiếp tài liệu trên máy tính đã thể hiện một phần hiện đại hóa trong cơng
tác phục vụ và khai thác tài liệu tại thư viện.
Công tác tự động hóa tại thư viện đang ngày càng được hồn thiện, việc
tra cứu tài liệu chủ yếu được thức hiện trên máy tính. Hằng năm, để giúp cán
bộ thư viện nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ, cập nhật những kiến
thức mới và trình độ ngoại ngữ, Viện Dân tộc học mở lớp hoặc gửi cán bộ
tham gia các khóa học ngắn hạn và dài hạn.
22


2.7 Các dịch vụ
- Dịch vụ cung cấp tài liệu:
Dịch vụ cung cấp tài liệu cho bạn đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà là hoạt
động thường xuyên của thư viện. Mỗi cán bộ nghiên cứu của viện đều có sổ
mượn tài liệu về nhà. Thư viện chỉ cho mượn sách với số lượng từ 3 đến 5
cuốn. Cán bộ thư viện ln có nhiệm vụ nhắc nhở bạn đọc trả sách đúng hạn,
tạo điều kiện cho nhiều người được sử dụng tài liệu vì số lượng bản có hạn;
khi bạn đọc trả tài liệu, cán bộ thư viện kiểm tra xem có trang nào bị rách,
mất nhãn để kịp thời bảo dưỡng và nhắc nhở bạn đọc giữ gìn tài liệu chung.
Tại phịng đọc của thư viện có thư mục thông báo sách mới tạo điều
kiện cho bạn đọc tra tìm tài liệu mới nhập và địa chỉ sách mới của các thư
viện thuộc Viện Hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam.

- Dịch vụ tra cứu thông tin thủ cơng và tự động hóa
+ Tra cứu thơng tin trên hệ thống mục lục
Thư viện có hệ thống mục lục như: mục lục chữ cái ( sách, báo,tạp chí
tiếng Việt, tiếng Lating, tiếng Nga); mục lục chủ đề; mục lục sách tham khảo;
thư mục chuyên đề. Các mục này được sắp xếp theo vần chữ cái hoặc theo
đềmục chủ đề theo các dân tộc. Phía bên ngồi phích có dán nhãn giới thiệu,
thuận lợi cho bạn đọc tìm tài liệu. Đối với bạn đọc ít đến thư viện, chưa quen
với việc tìm tin trên hệ thống mục lục, cán bộ thư viện hướng dẫn và thậm chí
giúp họ tìm tài liệu mà họ cần, giải quyết nhanh chóng nhu cầu tìm tin qua hệ
thống mục lục của thư viện.
+ Tra cứu thơng tin trên máy vi tính
Song song với việc tìm tin qua hệ thống mục lục mà xưa nay bạn đọc
vẫn quen dùng, việc sử dụng máy tính để tìm tài liệu đã đem lại kết quả khả
quan. Thư viện dành 02 máy tính có đầy đủ cơ sở dữ liệu để bạn đọc tự tra tìm
tài liệu. Sau khi được cán bộ thư viện hướng dẫn cách tìm tin trên máy, bạn
đọc có thể chủ động khai thác tài liệu mình cần một cách dễ dàng qua các dấu
hiệu cụ thể như: từ khóa, tên tác giả, chủ đề, nhà xuất bản, năm xuất bản, ký
23


hiệu kho…
Bằng việc sử dụng máy tính thư viện cịn thực hiện dịch vụ tra cứu sự
kiện như tìm các bài viết về Hồ Chí Minh; các sách hay bài viết của một tác
giả; các bài viết về Tây Nguyên… Những tài liệu đã đáp ứng kịp thời cho hoạt
động nghiên cứu của Viện cũng như của cán bộ nghiên cứu trong và ngồi
viện.
- Dịch vụ trao đổi thơng tin
Hội thảo, hội nghị khoa học cũng là dịp tốt để các cán bộ nghiên cứu
trao đổi kinh ngiệm, kế thừa những thành quả đã đạt được trong nghiên cứu.
Tại các cuộc hội thảo, hội nghị khoa học, cán bộ thư viện cần ghi âm lại những

ý kiến trao đổi của các nha khoa học, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu.
Đối với Thư viện Viện Dân tộc học việc khai thác nguồn lực thông tin số
là hoạt động quan trọng nhất, nó là cầu nối giữa bạn đọc với thư viện, đồng
thời thơng qua đó đánh giá được chất lượng của nguồn lực thông tin số đã
phù hợp và đã đáp ứng được nhu cầu tin của bạn đọc hay chưa.
Tuy nhiên, việc khai thác nguồn lực thông tin số tại các thư viện thuộc
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cịn rất hạn chế, thậm chí là yếu kém.
Hầu hết tại các thư viện chỉ cho phép khai thác dưới dạng các biểu ghi thư
mục và một số tài liệu điện tử.Cịn mảng số hóa tồn văn thì chỉ thực hiện để
lưu trữ chứ chưa cho khai thác. Những tài liệu số hóa tồn văn chủ yếu nhằm
mục đích bảo tồn những tài liệu q hiếm khơng cịn bản thứ hai là chính chứ
chưa nhằm mục đích phục vụ bạn đọc.
Việc khai thác nguồn lực thông tin cũng được tiến hành dưới nhiều
hình thức: khai thác tại chỗ và khai thác từ xa.
+ Khai thác tại chỗ
Việc khai thác nguồn lực thông tin số hầu hết chỉ dừng lại ở việc tra cứu
thư mục, chứ việc phục vụ tài liệu số hóa chưa rộng rãi ( chỉ được phục vụ ở
một số thư viện như thư viện Viện Xã hội học, thư viện Viện nghiên cứu kinh
tế). Lý do chính chưa đưa tài liệu số hóa ra phục vụ rộng là do cơ sở vật chất
24


cịn kém. Hầu hết tại các thư viện chưa có hệ thống máy chủ đảm bảo, hệ
thống mạng chỉ ngang hàng, việc bảo mật nội dung chưa được đáp ứng nên
chưa thể đưa vào phục vụ rộng rãi.
Đối với nguông lực thông tin số là đĩa CD- ROM, DVD (thường là những
đĩa đi kèm với tài liệu) bạn đọc (là cán bộ nghiên cứu trong viện ) có thể được
mượn về nhà, bởi vì tại các thư viện chưa có phòng đa phương tiện để phục vụ
bạn đọc.
Hiện nay tại các thư viện cho phép người dùng tin khai thác thông tin

trên phần mềm CDS/ISIS và Greenstone
+ Khai thác từ xa
Do vấn đề bản quyền của nguồn lực thông tin rất khó quản lý nên việc
khai thác nguồn lực thơng tin số từ xa tại các thư viện thuộc Viện Hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nam là rất hạn chế. Việc khai thác nguồn lực thông tin số
từ xa mới chỉ được triển khai ở một số thư viện chủ yếu thông qua mạng LAN
nội bộ của cơ quan và qua website của Viện.
Tại một số thư viện, nếu các cán bộ nghiên cứu khơng có điều kiện hoặc
khơng có nhu cầu đến thư viện để tra cứu tài liệu thì có thể ngồi ngay tại
phịng làm việc và tra cứu tài liệu của thư viện mình. Hoặc có thể truy cập vào
website của thư viện từ bất cứ đâu để tra cứu tài liệu ( ví dụ website
của thư viện Viện nghiên cứu Kinh tế) hay (website
http:// isl.vass.gov.vn của thư viện Viện Nhà nước và pháp luật). Điều này tạo
điều kiện thuận lợi cho cán bộ nghiên cứu khơng mất nhiều thời gian, cơng
sức tìm kiếm, hoặc chờ đợi phục vụ tài liệu, không bị giới hạn bởi máy tính
của thư viện và thời gian truy cập. Tuy nhiên, hiện nay một số thư viện thuộc
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam chỉ cho phép tra cứu các biểu ghi thư
mục qua mạng LAN và qua website. Các tài liệu số hóa tồn văn và tài liệu
điện tử thì chưa cho phép khai thác từ xa. Đồng thời chỉ có rất ít thư viện
thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho phép tra cứu biểu ghi thư
mục từ xa ( thư viện điện tử của thư viện Khoa học xã hội, thư viện Viện kinh
25


×