Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Quản lý nhà nước về báo điện tử ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

TRẦN NGỌC QUỲNH TRANG
MSSV: 1155050257

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÁO ĐIỆN TỬ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2011 - 2015

Ngƣời hƣớng dẫn:
ThS. CAO VŨ MINH

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ TT&TT

: Bộ Thông tin và Truyền thơng

BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng hình sự

IP

: Internet Protocol (giao thức Internet)



LAN

: Local Area Network (mạng máy tính cục bộ)

Nxb

: Nhà xuất bản

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TT&TT

: Thông tin và Truyền thông

Tr.

: Trang

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Hình 1: Sơ đồ quá trình hình thành và phát triển của báo điện tử tại Việt Nam......... 8
Bảng 2: Bảng phân biệt các loại hình trang thơng tin điện tử ................................... 18
Bảng 3: Xu hướng tăng chậm của báo điện tử .......................................................... 46



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... - 1 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BÁO ĐIỆN TỬ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
BÁO ĐIỆN TỬ ..................................................................................................... - 5 1.1 Những vấn đề lý luận về báo điện tử......................................................... - 5 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của báo điện tử ............................ - 5 1.1.2 Khái niệm báo điện tử ..................................................................... - 9 1.1.3 Đặc điểm báo điện tử ..................................................................... - 10 1.1.4 Vai trò báo điện tử trong đời sống hiện nay .................................. - 12 1.1.5 Phân biệt khái niệm “báo điện tử” với một số khái niệm liên quan (trang
thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, chuyên trang báo chí điện
tử) ............................................................................................................ - 13 1.2 Quản lý nhà nước về báo điện tử............................................................. - 18 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về báo điện tử tại Việt Nam ............ - 19 1.2.2 Đặc trưng quản lý nhà nước về báo điện tử................................... - 21 1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về báo điện tử.................................... - 23 1.2.4 Cơ quan quản lý nhà nước về báo điện tử ..................................... - 25 1.2.5 Ý nghĩa của quản lý nhà nước về báo điện tử ............................... - 28 1.3 Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về báo điện tử ............................... - 29 1.3.1 Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về báo điện tử tại Việt Nam - 29 1.3.2 Quản lý nhà nước về báo điện tử theo pháp luật của một số quốc gia
(Hoa Kỳ, Pháp) và giá trị tham khảo cho Việt Nam. ............................. - 31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BÁO ĐIỆN TỬ TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY..................................................................................... - 37 2.1 Khái quát thực trạng báo điện tử tại Việt Nam hiện nay......................... - 37 2.1.1 Về số lượng, quy mô ..................................................................... - 37 2.1.2 Về chất lượng ................................................................................ - 39 2.1.2.1 Chất lượng thông tin trên báo điện tử .................................. - 39 2.1.2.2 Chất lượng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ .............................. - 43 2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về báo điện tử ở Việt Nam hiện nay ........ - 44 2.2.1 Trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển báo điện tử ............................................................... - 44 2.2.2 Trong công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về báo điện tử...........................................................................- 46 2.2.3 Trong công tác quản lý chất lượng báo điện tử ............................. - 49 -


2.2.3.1 Công tác tổ chức thông tin cho báo điện tử; quản lý thông tin trên
báo điện tử.........................................................................................- 49 2.2.3.2 Cơng tác quản lý, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ
cán bộ lãnh đạo - quản lý, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên báo
điện tử...............................................................................................- 52 2.2.4 Trong công tác quản lý phát hành báo điện tử (cấp giấy phép, quản lý
hoạt động lưu chiểu)................................................................................- 53 2.2.5 Công tác quản lý báo điện tử trong hoạt động đối ngoại............... - 55 2.2.6 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động báo điện tử
................................................................................................................ - 57 2.3 Nguyên nhân dẫn đến những điểm hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về
báo điện tử ở Việt Nam hiện nay................................................................... - 61 2.3.1 Nguyên nhân chủ quan .................................................................. - 61 2.3.2 Nguyên nhân khách quan .............................................................. - 62 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ BÁO ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM .................................................. - 65 3.1 Phương hướng hoàn thiện những quy định pháp luật liên quan đến quản lý
nhà nước về báo điện tử tại Việt Nam ........................................................... - 65 3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật báo chí về báo điện tử .................. - 65 3.1.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí
dành riêng cho báo điện tử ..................................................................... - 69 3.1.3 Hoàn thiện quy định về quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận, quyền
tiếp cận thơng tin trong hoạt động báo chí ............................................. - 72 3.1.4 Xây dựng những quy định để bảo vệ quyền riêng tư của công dân trong
hoạt động báo điện tử ............................................................................. - 75 3.2 Một số giải pháp thực tiễn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo điện tử
ở Việt Nam hiện nay...................................................................................... - 78 3.2.1 Hồn thiện cơng tác xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển báo điện tử ............................................................... - 78 3.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước đối với báo
điện tử .................................................................................................... - 80 3.2.3 Nâng cao trình độ chuyên mơn, văn hóa ứng xử của đội ngũ phóng
viên, biên tập viên báo điện tử. ............................................................... - 81 3.2.4 Các giải pháp khác......................................................................... - 83 KẾT LUẬN ......................................................................................................... - 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... - 87 -



-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo điện tử là một loại hình báo chí mới, tích hợp những ưu điểm vượt trội so với
các loại hình báo chí truyền thống khác, cho phép mọi người tiếp cận thơng tin nhanh
chóng mà khơng bị hạn chế bởi khơng gian và thời gian. Từ khi ra đời tại Việt Nam,
báo điện tử đã trở thành công cụ đối nội, đối ngoại hiệu quả của Đảng và Nhà nước, là
diễn đàn thúc đẩy quyền tự do ngôn luận phát triển. Tuy nhiên, cùng với những bước
tiến hết sức mạnh mẽ dựa trên thế mạnh vốn có, báo điện tử cũng bộc lộ cả những dấu
hiệu phức tạp và những hệ lụy khó lường nếu khơng được tổ chức và quản lý tốt.
Thơng tin trên báo điện tử bắt đầu có xu hướng gây mất lịng tin trong cơng chúng.
Nhiều tin tức, bài viết “giật gân” câu khách, chạy theo thị hiếu, bất chấp việc xâm
phạm quyền riêng tư của công dân; mơi trường tự do báo chí, tự do ngơn luận trên báo
chí điện tử bị lạm dụng, bóp méo, đưa đến những thông tin sai sự thật, chống phá công
cuộc xây dựng đất nước, gây tổn hại đến quyền và lợi ích của nhân dân. Cơng cụ quản
lý báo điện tử mà chủ yếu là pháp luật, đặc biệt là Luật Báo chí Việt Nam được xây
dựng từ thời kỳ hoạt động báo chí bao cấp, khi áp dụng cho công tác quản lý báo điện
tử trong thời đại mới cũng đã xuất hiện nhiều bất cập. Đồng thời, quản lý một loại
hình báo chí được xây dựng kết hợp với ưu thế về công nghệ thông tin trên nền tảng
Internet cũng đặt ra nhiều yêu cầu mới cho Nhà nước.
Nếu coi môi trường thông tin trên mạng Internet là một bức tranh đa màu sắc, báo
điện tử đang đóng vai trị là một gam màu mờ nhạt bên cạnh rất nhiều loại hình thơng
tin phong phú (như blog tin tức, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội...) tại
Việt Nam hiện nay. Làm thế nào để nâng cao chất lượng báo điện tử xứng tầm là một
cơ quan ngôn luận đại diện cho Đảng, Nhà nước, đoàn thể và nhân dân; đem đến niềm
tin sâu sắc cho công chúng về chất lượng thông tin trên báo điện tử, chống lại sự cạnh
tranh thông tin không lành mạnh từ các loại hình hội tụ thơng tin điện tử khác? Đó là
câu hỏi cần đặt ra cho cơng tác quản lý nhà nước về báo điện tử nói riêng cũng như

nền báo chí nước nhà nói chung.
Đứng trước những băn khoăn ấy, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý
nhà nước về báo điện tử ở Việt Nam hiện nay” để tiến hành nghiên cứu. Thông qua
việc nghiên cứu đề tài này, tác giả hy vọng mang đến những nhận thức đa chiều, toàn
diện về báo điện tử tại Việt Nam và công tác quản lý nhà nước về báo điện tử; cũng
như đề xuất các phương hướng hữu hiệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực báo điện tử, đảm bảo các quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận tại Việt
Nam được tơn trọng, góp phần tạo một mơi trường thơng tin điện tử an tồn, lành
mạnh cho người dân.


-2-

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
“Quản lý nhà nước về báo điện tử” là đề tài tương đối mới trong nền khoa học
pháp lý ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của tác giả, tính đến nay, nước ta vẫn chưa có
nhiều cơng trình chun khảo hay cơng trình nghiên cứu tổng thể những vấn đề pháp
lý trong hoạt động quản lý nhà nước về báo điện tử. Xét nghiên cứu về báo điện tử
dưới góc độ định hướng của Đảng có thể kể đến luận án Tiến sỹ của tác giả Nguyễn
Huy Ngọc “Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay”
vào năm 2014 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Dưới góc độ nghiên cứu
quản lý nhà nước về báo chí nói chung có thể kể đến cơng trình của PGS.TS Lê Thanh
Bình, ThS. Phí Thị Thanh Tâm “Quản lý Nhà nước và pháp luật về báo chí” (sách
chuyên khảo dành cho học viên ngành báo chí truyền thơng) năm 2009. Các cơng
trình đã nêu đều mang tính chất tham khảo khi nghiên cứu về báo điện tử và hoạt động
quản lý nhà nước, nhưng đều chưa kết hợp được việc nghiên cứu quản lý của nhà
nước với báo điện tử. Đây cũng là một trở ngại cho tác giả về nguồn tài liệu tham
khảo khi nghiên cứu vấn đề dưới góc độ tìm hiểu cơng tác quản lý nhà nước riêng
trong lĩnh vực báo điện tử - một loại hình báo chí kết hợp với những ưu thế đa phương
tiện, đang phát triển không ngừng trong thời đại ngày nay.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với hai mục đích chính:
Thứ nhất, cơng trình muốn xây dựng một cách khái quát và hệ thống những vấn
đề lý luận về hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo điện tử tại Việt Nam hiện
nay (nội dung quản lý, cơ quan quản lý, đặc trưng và ý nghĩa của hoạt động quản lý
nhà nước về báo điện tử); để có góc nhìn khách quan, khoa học về công tác quản lý
nhà nước và hiệu quả quản lý nhà nước đối với loại hình báo chí hiện đại đang ở thời
kỳ đỉnh cao của sự phát triển như báo điện tử.
Thứ hai, tác giả phân tích những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý nhà
nước về báo điện tử. Trên cơ sở xác định những bất cập làm giảm hiệu quả công tác
quản lý, tác giả tiến hành đề xuất các phương hướng hoàn thiện pháp luật về báo điện
tử và quản lý nhà nước về báo điện tử; các biện pháp thực tế giúp công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng được cải thiện; từ đó
nâng cao chất lượng nội dung và hình thức báo điện tử tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung chủ yếu mà luận văn hướng đến là hoạt động quản lý nhà nước về báo
điện tử ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu nội dung lý luận
và thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với loại hình báo điện tử chính thống,
tức những báo điện tử đã được cơ quan quản lý cấp giấy phép hoạt động báo điện tử.


-3-

Phạm vi nghiên cứu sẽ được mở rộng không chỉ ở Hiến pháp, các văn bản pháp luật
báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng; mà cịn ở các văn bản pháp luật liên quan
trong hoạt động sản xuất báo điện tử như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Quảng cáo; một số
kiến thức chuyên ngành về báo chí điện tử, cơng nghệ thơng tin... Đồng thời, tác giả
cũng chú trọng phân tích các văn bản hành chính, số liệu thống kê, báo cáo hoạt động
của cơ quan nhà nước, các vụ việc vi phạm cụ thể của báo điện tử trên thực tế để đảm
bảo đưa ra nhận xét khách quan, trung thực nhất về hiệu quả quản lý nhà nước trong

lĩnh vực này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu cuả ngành luật học, xã hội học. Thơng qua những phương pháp nghiên cứu chính
như nghiên cứu lý luận và điều tra thực tiễn với các thao tác: thu thập thông tin - số
liệu, phân tích, chứng minh, giải thích, tổng hợp, so sánh, khảo sát xã hội học, thống
kê; tác giả hi vọng làm rõ hơn vấn đề “Quản lý nhà nước về báo điện tử ở Việt Nam
hiện nay” về mặt lý luận và đưa ra đánh giá chân thực hiệu quả quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này. Qua đó, tác giả đưa ra những phương hướng đóng góp để hồn
thiện quy định pháp luật Việt Nam về báo điện tử nói riêng cũng như cơ chế quản lý
nhà nước nói chung về báo điện tử.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với những mục tiêu đã đặt ra, tác giả hy vọng khi đề tài hoàn thành sẽ đem lại
nguồn kiến thức lý luận cơ bản nhất về hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo
điện tử tại Việt Nam hiện nay; đồng thời là nguồn ý tưởng cho việc hoàn thiện cơ chế
quản lý nhà nước. Cụ thể:
Về mặt lý luận: luận văn này góp phần cung cấp kiến thức làm rõ khái niệm báo
điện tử dưới góc độ quản lý nhà nước, phân biệt báo điện tử với các loại hình hội tụ
thơng tin khác trên mạng Internet có hình thức tương tự (trang thơng tin điện tử tổng
hợp, blog cá nhân); phân tích, đánh giá nội dung quản lý nhà nước về báo điện tử tại
Việt Nam hiện nay. Bằng việc đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về báo điện
tử, tác giả cũng hi vọng đây là cách góp phần hồn thiện, củng cố, nâng cao hơn nữa
các quy định pháp luật về báo chí nói riêng và hoạt động thơng tin điện tử trên
Internet nói chung.
Về mặt thực tiễn: luận văn đưa ra một số phương hướng nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước trong lĩnh vực báo điện tử tại Việt Nam. Đây là một trong những cách
thúc đẩy sự phát triển vững chắc, chuyên nghiệp của báo điện tử Việt Nam cũng như
nền báo chí nước nhà hướng đến tự do ngôn luận, tự do thông tin hài hịa với lợi ích cá
nhân và xã hội. Bên cạnh đó, tác giả hi vọng sau khi đọc luận văn, người đọc sẽ có góc



-4-

nhìn khách quan, sâu sắc hơn đối với nội dung và mức độ tin cậy của các thông tin ở
những loại hình trang tin tức điện tử (báo chí điện tử chính thống, trang thơng tin điện
tử tổng hợp, mạng xã hội, blog cá nhân) đang tồn tại ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc
nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương:
 Chương 1: Khái quát về báo điện tử và quản lý nhà nước về báo điện tử
 Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về báo điện tử tại Việt Nam hiện nay
 Chương 3: Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về báo điện tử tại
Việt Nam.
***
Qua đây tác giả cũng xin được gửi lời cám ơn chân thành đến Giảng viên – ThS.
Cao Vũ Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp tác giả có những định hướng đúng đắn
trong nghiên cứu đề tài. Xin cám ơn Khoa Luật Hành chính - Trường Đại học Luật
TP.HCM đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hồn thành nội dung khóa
luận này.
Vì giới hạn về khả năng kiến thức của tác giả, cũng như giới hạn về dung lượng
luận văn, một số khía cạnh của cơng tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo điện tử
tại Việt Nam vẫn chưa thật sự được phân tích sâu sắc. Tác giả luận văn hy vọng sẽ
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cơ, các nhà nghiên cứu để cơng trình được
đào sâu và hồn thiện hơn; góp một ý tưởng nâng cao chất lượng công tác quản lý
nhà nước về báo điện tử ở nước ta trong tương lai.


-5-

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BÁO ĐIỆN TỬ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ BÁO ĐIỆN TỬ
1.1 Những vấn đề lý luận về báo điện tử
1.1.11.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của báo điện tử
Theo các nhà nghiên cứu truyền thơng, lịch sử hình thành và phát triển của báo
chí đều có liên quan mật thiết với những nhân tố, điều kiện xã hội nhất định1, trong
đó khơng thể không kể đến yếu tố: nhu cầu thông tin - giao tiếp của con người, trình
độ phát triển kinh tế - văn hóa xã hội và đặc biệt là sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, công nghệ. Lịch sử của báo in gắn liền với những phát kiến về kỹ thuật in khi
Gutenberg sáng chế ra kỹ thuật in ty-pơ bằng kim loại chữ rời vào năm 1455. Sau
đó, năm 1948, máy in offset bốn màu ra đời làm tăng công suất in báo và diện mạo
của tờ báo. Nếu như thế kỷ XIX đánh dấu sự phát triển như vũ bão của báo in; thì
thay đổi từ sử dụng kỹ thuật tuyến tính trong những năm đầu thế kỷ XX đến sử dụng
kỹ thuật số cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của ngành phát thanh - truyền hình. Trong
chừng mực nhất định, lịch sử phát triển của báo chí chính là lịch sử phát triển của
khoa học kỹ thuật và cơng nghệ nói chung. Khoa học cơng nghệ là tiền đề cho sự
xuất hiện của các loại hình báo chí khi nhu cầu phát triển của báo chí ln địi hỏi
những phương tiện, kỹ thuật, cơng nghệ tương thích. Báo điện tử cũng khơng ngoại
lệ. Tiền đề cho sự ra đời, phát triển của báo điện tử chính là sự ra đời và phát triển
của Internet.
Từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, mạng Internet ra đời và tác động mạnh đến
mọi mặt của đời sống xã hội. Khởi nguồn của Internet là các máy tính IBM dùng
chung vào những năm 1960 tại các trường đại học như Dartmouth và Berkeley của
Hoa Kỳ2. Ngay sau khi Liên Xơ phóng thành cơng vệ tinh Spunik - vệ tinh đầu tiên
của loài người năm 1957, tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower đã thành lập ARPA nhằm
thúc đẩy quá trình phát triển mạng máy tính và truyền thơng. Bên cạnh đó, J.C.R.
Licklider được coi là người khai sinh khái niệm mạng tồn cầu (“Mạng Thiên hà” Galatic Network) cơng bố năm 1962; ơng cũng tham gia vào q trình kiến thiết
mạng ARPANET3, tiền thân của Internet ngày nay. Đặc biệt vào năm 1992, sự xuất

1


Nguyễn Văn Hà (chủ biên), 2011, Giáo trình Cơ sở lý luận Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, từ tr.94 đến tr.106.
2
Internet
Đơi
điều
cần
biết
(2007),
theo
báo
Dân
trí.
Nguồn
online:
truy cập ngày 20/06/2015.
3
“Advance Research Project Agency Network”, tạm dịch “mạng nghiên cứu cơ quan với các dự án cấp cao” ra đời nhờ cuộc Chiến tranh Lạnh và sự kiện phóng Spunik. Mạng này giúp cho Bộ Quốc phịng Mĩ có cách
giao tiếp và chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính trong quá trình nghiên cứu và phát triển, và cũng là cách thuận
tiện nhất để giữ liên lạc trong trường hợp bị tấn công bằng bom hạt nhân.

Formatted: Bullets and Numbering


-6-

hiện của World Wide Web4 đã cho phép thiết lập những trang web đơn giản được
viết bằng ngôn ngữ siêu văn bản HTML (Hyper Text Markup Language). Đây là
một trong những cột mốc quan trọng dẫn đến sự hình thành của báo điện tử khi cùng
năm đó, vào tháng 5/1992, tờ báo mạng điện tử đầu tiên được biết đến trên thế giới

(Chicago Tribune) ra đời, có máy chủ đặt tại nhà cung cấp dịch vụ American
online5.
Một trong những hãng truyền thông lớn nhất thế giới là CNN (Mỹ) sau đó đã
chạy thử phiên bản báo mạng từ năm 1993 và tiếp đến là trang BBC online (Anh)
xuất hiện từ 13/9/1994. Năm 1994 cũng đánh dấu sự ra đời phiên bản điện tử của các
cơ quan báo chí nổi tiếng ở Hoa Kỳ như Los Angeles Times, USA Today, New
York Newsday... Nhiều tờ báo Châu Á như China Daily, Utusan (Malaysia),
Kompas (Indonesia), Asahi Simbun (Nhật) cũng xuất hiện trên mạng Internet vào
năm 1995. Theo thống kê của Newslink, năm 1996 trên tồn thế giới có 1335 tờ báo
mạng điện tử, đến tháng 9/1998 là 4925 tờ, đầu năm 2000 là 8474 tờ6.
Sự hình thành của báo điện tử tại Việt Nam cũng gắn liền với sự du nhập và phát
triển của Internet. Ngày 5/3/1997, Chính phủ ban hành Nghị định số
21/1997/NĐ-CP Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở
Việt Nam. Ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức hịa mạng Internet. Chỉ một
tháng sau khi nối mạng Internet, tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam - Tạp chí Quê
hương Online chính thức ra đời ngày 31/12/1997 có địa chỉ
. Tạp chí Q hương trực thuộc Ủy ban về người Việt Nam
ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao). Đối tượng phục vụ chủ yếu của Tạp chí Quê hương
điện tử lúc này là cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thân nhân của
họ ở trong nước, những độc giả quan tâm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến người
Việt Nam ở nước ngồi, cũng như người nước ngồi muốn tìm hiểu thơng tin về
Việt Nam. Nhận ra ưu thế của loại hình báo điện tử, sau sự ra đời của Tạp chí Quê
hương Online, các cơ quan báo chí lần lượt thử nghiệm và xuất bản ấn phẩm điện tử,
điển hình là sự xuất hiện của báo Nhân dân điện tử () ngày
21/06/1998; Đài Tiếng nói Việt Nam hịa mạng với tên miền và
báo Lao động cho ra đời trang điện tử vào năm 1999.

4

Thường được biết đến với cụm từ viết tắt “www” luôn đi kèm với địa chỉ website. Khái niệm này được sáng

tạo bởi Tim Berners-Lee, vào năm 1990.
5
Nguyễn Trí Nhiệm, Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sáng
tạo, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.13.
6
Nguyễn Trí Nhiệm, Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sáng
tạo, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.15.


-7-

Ngồi ra, những tờ báo điện tử độc lập, khơng phải sự gia tăng từ phiên bản báo
in cũng lần lượt xuất hiện, trong đó có thể kể đến tờ Tin nhanh Việt Nam VnExpress
() ra mắt ngày 26/02/2002. Tờ báo này sau đó đã chính thức
được cấp phép hoạt động và là tờ báo điện tử độc lập đầu tiên ở Việt Nam. Tiếp theo
là các báo điện tử độc lập lớn khác được cấp phép hoạt động như: tờ “Tuần Việt
Nam” Vietnamnet () ngày 23/01/2003, VNMedia
() ngày 06/08/2003.
Sự ra đời của báo điện tử đã tạo một luồng gió mới thúc đẩy nền thơng tin tại
Việt Nam ngày càng phát triển. Nhận ra tầm quan trọng của loại hình báo chí hiện
đại này, ngày 22/7/2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị
52-CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta ghi nhận báo điện tử là một
loại hình báo chí mới trong hệ thống thông tin đại chúng tại Việt Nam. Đến nay, báo
điện tử đã chiếm một phần lớn trong tổng số lượng ấn phẩm báo chí Việt Nam. Khác
với thời gian đầu, thông tin trên báo điện tử ngày càng phong phú, nhanh chóng, hấp
dẫn. Bài viết, tin tức do đội ngũ phóng viên báo điện tử làm ra mà ít phụ thuộc vào
thơng tin trên các loại hình báo chí khác. Nhiều phiên bản báo điện tử gia tăng từ
phiên bản báo in cũng dần khẳng định vị thế độc lập trong lòng độc giả. Đặc biệt,
với sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), vấn đề
bản quyền tác phẩm báo chí đã được quan tâm, tạo tiền đề cho báo điện tử phát triển

dựa trên những bài viết do chính tờ báo tự sản xuất.
Theo nghiên cứu, ta có thể tóm tắt q trình hình thành và phát triển của báo
điện tử ở Việt Nam thành ba giai đoạn như sơ đồ sau:


-8-

1997 đến 2001

Việt Nam chính
thức nối mạng
Internet năm 1997
đánh dấu sự ra đời
báo điện tử. Giai
đoạn này chủ yếu là
các trang thơng tin
điện tử của cơ quan
báo chí, thơng tin
lấy từ báo in đưa
lên, ít hoặc khơng
có thơng tin do
phóng viên báo
điện tử tự làm.

2001 đến 2005

Chính phủ ban hành Nghị
định số 55/2001/NĐ-CP
về quản lý, cung cấp và
sử dụng dịch vụ Internet.

Các cơ quan báo chí lớn
cho ra đời trang thông tin
điện tử. Đặc biệt, các tờ
báo mạng điện tử độc lập
xuất hiện (khơng có phiên
bản báo in). Tuy nhiên
hầu hết báo điện tử (kể cả
báo điện tử độc lập) thông
tin vẫn phụ thuộc vào báo
in và các nguồn khác.

2005 đến nay

Ngày 22/7/2005, Ban Bí thư
Trung ương Đảng ban hành Chỉ
thị 52-CT/TW về phát triển và
quản lý báo điện tử ở nước ta.
Giai đoạn này đánh dấu sự đầu
tư và trưởng thành về chất
lượng, số lượng báo điện tử.
Thông tin do đội ngũ phóng
viên báo điện tử làm ra. Tin, bài
phong phú, nhanh chóng, hấp
dẫn. Giao diện báo chuyên
nghiệp, hiện đại. Đặc biệt vấn
đề bản quyền tác phẩm báo chí
được bàn đến khi Luật Sở hữu
trí tuệ năm 2005 có hiệu lực.

Hình 1: Sơ đồ quá trình hình thành và phát triển của báo điện tử tại Việt Nam.



-9-

1.1.2 Khái niệm báo điện tử
Hiện nay, loại hình báo chí điện tử trên thế giới và tại Việt Nam xuất hiện dưới
nhiều cái tên khác nhau: báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online
Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper) và
báo mạng điện tử. Tuy còn tồn tại nhiều danh xưng nhưng “báo điện tử” được xem là
khái niệm thông dụng nhất tại nước ta bởi hai lý do chính: một là, cụm từ “báo điện
tử” gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo mạng điện tử thuộc các cơ quan báo in được
nhiều người biết đến (Quê hương điện tử, Nhân dân điện tử, Lao động điện tử...); hai
là, “báo điện tử” là thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nước. Theo Điều 3 Luật Báo chí năm 1989 (sửa đổi bổ sung năm 1999) thì: “Báo
chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin
thời sự, bản tin thơng tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình
truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ
thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thơng tin máy tính) bằng
tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài”. Như vậy, “báo
điện tử” đã được đề cập trong pháp luật Việt Nam và là một trong bốn loại hình báo
chí, được thực hiện trên mạng thơng tin máy tính bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc
thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài. Điều đáng tiếc là mặc dù Luật Báo chí năm 1989
(sửa đổi bổ sung năm 1999) đã “mạnh dạn” liệt kê các loại hình báo chí nhưng trong
phần giải thích từ ngữ lại không định nghĩa rõ nội hàm của khái niệm “báo điện tử”.
Vì thế, cho đến nay, khái niệm “báo điện tử” vẫn chưa có định nghĩa chính thức, đầy
đủ và cụ thể.
Có quan điểm cho rằng khái niệm “báo điện tử” rất chung chung, không giúp hiểu
rõ đặc điểm của loại hình báo chí phát hành trên mạng: tờ báo được sản xuất khép kín
trên mạng LAN7 của tịa soạn hay tờ báo được “chạy” trên mơi trường mạng tồn cầu
Internet8. Đồng thời, đã có thời gian chúng ta sử dụng cách gọi này để chỉ phát thanh

và truyền hình nên nếu dùng lại rất dễ gây nhầm lẫn9. Một số nhà nghiên cứu truyền
thông của Học viện Báo chí và Tuyên truyền lựa chọn sử dụng thuật ngữ “báo mạng
điện tử” là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt “báo mạng”, “điện tử” và đưa
ra định nghĩa: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình
thức của một trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyển tải

7

Local Area Network (mạng máy tính cục bộ).
Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử: Những vấn đề cơ bản, Nxb. Chính trị - hành chính, Hà
Nội, tr. 18.
9
Nguyễn Trí Nhiệm, Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sáng
tạo, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.9.
8


- 10 -

thơng tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao”10. Khơng
ít người cũng quan niệm báo điện tử là một loại hình báo chí có sự can thiệp của cơng
nghệ cao, được chế tác, xuất bản và chạy trên môi trường điện tử, dưới hình thức
website.
Những quan điểm, khái niệm được nêu trên đây đã phần nào thể hiện bản chất và
đặc trưng của loại hình báo điện tử nói chung. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này,
do xem xét khái niệm “báo điện tử” dưới góc độ quản lý nhà nước về báo điện tử ở
Việt Nam, tác giả sử dụng tên gọi “báo điện tử” (thay vì cách gọi “báo mạng điện tử”
của các chuyên gia trong lĩnh vực báo chí). Đây cũng là khái niệm được dùng trong
các văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, dưới góc độ quản lý nhà
nước tại Việt Nam, khái niệm “báo điện tử” sẽ được hiểu như sau:

“Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thơng tin máy tính
bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; sử dụng công
nghệ kỹ thuật mạng Internet để chuyển tải thơng tin dưới hình thức website. Báo điện
tử hoạt động theo Luật Báo chí, phải đăng ký và được các cơ quan quản lý nhà nước
cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử”.
1.1.3 Đặc điểm báo điện tử
Năm 1998, hai tác giả Michel H.Jackson và Nora Paul trong công trình nghiên
cứu “Newspaper publishing and the World Wide Web” đã đưa ra đồng thời sáu tiêu
chuẩn mà các trang web nếu vi phạm một trong những tiêu chuẩn đó thì không được
xem là một tờ báo điện tử11. Sáu tiêu chuẩn bao gồm:
- Trang web của một công ty truyền thông hay tổ chức mà không cung cấp một
sản phẩm riêng biệt để làm tờ báo;
- Trang web không được cập nhật thơng tin trong vịng trước đó 14 ngày;
- Trang web khơng có bản in tương ứng;
- Trang web chỉ cung cấp những thông tin rao vặt, quảng cáo;
- Trang web chỉ bao gồm một (01) trang;
- Trang web chỉ cung cấp khung trang (đề mục) mà khơng có nội dung đi kèm.

10

Xem TS. Nguyễn Thị Thoa: Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp cơ sở trọng điểm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2007.
11
Nguyên văn tiếng Anh: “Web sites that met one or more of the following conditions were disqualified from
this study: (1) sites presented by a media company or organization that did not provide a separate product for
specific newspapers, (2) sites that had not been updated within the previous 14 days (automatic date generate
did not qualify as updating), (3) the site had no print newspaper counterpart, (4) the site offered only classified
advertising through a national online classifieds company, (5) the site was promotional and consisted of one
Web page or less, (6) the site was patently undeveloped (e.g., offering only a template or outline of a site)” .



- 11 -

Những tiêu chuẩn nêu trên đã phần nào thể hiện một số đặc điểm của báo điện tử
như loại hình báo chí cung cấp các thơng tin mang tính xã hội dưới dạng văn bản chữ
viết và hình ảnh; thông tin trên báo điện tử phải được đảm bảo cập nhật thường xun.
Là loại hình báo chí xuất hiện sau, báo điện tử có đầy đủ đặc trưng cơ bản của báo in,
báo nói, báo hình (là một hình thức hoạt động truyền thơng đại chúng12, một loại hình
thơng tin chính trị - xã hội cung cấp tin tức dưới dạng chữ viết, âm thanh, hình ảnh).
Ngồi ra, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, báo điện tử có thêm những ưu thế
đặc biệt, nâng trình độ truyền tải thông tin lên một tầm cao mới. Về cơ bản, báo điện
tử ngày nay có những đặc điểm riêng biệt sau:
Một là, báo điện tử mang tính tức thời và phi định kỳ. Thông tin trên báo điện tử
được xem là đáp ứng được tính thời sự nhất hiện nay. Khác với báo in muốn thông tin
cho độc giả phải chờ tới số sau, nhật báo hoặc tuần báo, đài phát thanh và truyền hình
bị phụ thuộc vào khung giờ, thời lượng phát sóng và kỹ thuật; với báo điện tử, thông
tin được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng giây. Chỉ cần máy tính xách tay
hoặc điện thoại di động nối mạng, các phần mềm phụ trợ thì khi sự kiện xảy ra phóng
viên đều có thể cập nhật tin bài ngay lập tức. Báo điện tử đáp ứng thông tin đầy đủ và
nhanh chóng nhất ngay cả trong những dịp lễ, Tết. Cơng chúng vẫn có thể đọc báo
điện tử ngày xuân khi báo in đã tạm dừng xuất bản. Báo điện tử vượt qua được các rào
cản mà loại hình báo chí khác gặp phải, nội dung thông tin không bị giới hạn bởi
khn khổ của trang báo, thời lượng phát sóng. Quy trình sản xuất thơng tin đơn giản
nên có thể cập nhật, bổ sung thông tin, sửa chữa bài viết bất kỳ lúc nào với sự hỗ trợ
của phương tiện kỹ thuật.
Hai là, báo điện tử có khả năng tích hợp đa phương tiện. Báo điện tử được coi
như là sự tổng hợp của báo in, phát thanh, truyền hình khi trong cùng một bài viết có
thể cung cấp cho độc giả văn bản, âm thanh, hình ảnh qua video hoặc hình ảnh đồ hoạ,
hình ảnh khối, hình ảnh động đẹp mắt. Nếu như báo in bị giới hạn về mặt âm thanh,
hình ảnh động; phát thanh, truyền hình bị giới hạn về mặt cung cấp ngơn ngữ viết thì

báo điện tử có thể đáp ứng tốt vấn đề này. Báo điện tử mang đến cho bạn đọc những
tiện ích thông qua truyền thông đa phương tiện trên nền tảng Internet như nghe nhạc
trực tuyến, giải trí trực tuyến, xem tivi trực tuyến. Ngồi ra, báo điện tử cịn hỗ trợ
truyền hình ảnh video trực tiếp và nhanh nhất về các sự kiện thể thao lớn trong khu
vực và thế giới; các sự kiện nóng đang diễn ra được bạn đọc quan tâm.
12

Theo Melvin L. DeFleur và Everette E. Dennis (1991), Understanding Mass Communication, Fourth
Edition, Houghton Mifflin Company, Boston, page 19-24: “Truyền thơng đại chúng là q trình mà nhà truyền
thông chuyên nghiệp sử dụng các phương tiện truyền thông để phổ biến những thơng điệp rộng rãi, nhanh
chóng, có tính định kỳ đến một lượng cơng chúng đơng đảo, đa dạng nhằm cố gắng tác động và làm thay đổi
cảm xúc, ý nghĩa, hành động của họ”.


- 12 -

Ba là, báo điện tử có tính tương tác cao. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ đa phương
tiện, bài viết trên báo điện tử không chỉ dừng ở văn bản, mà cịn có cả hình ảnh, âm
thanh, đồ họa.... Điều này tạo ra hình thức tương tác có tính hấp dẫn bạn đọc. Độc giả
có thể gửi thư điện tử, bình luận ngay từng tin, từng bài hay phản hồi đến từng tác giả
và tòa soạn bằng thao tác đơn giản, thuận tiện. Khả năng tương tác còn khiến báo điện
tử thiết lập diễn đàn hay thực hiện các cuộc bỏ phiếu giúp cho công tác điều tra xã hội
học dễ dàng và nhanh chóng. Ngồi ra, trên nền tảng Internet khơng có khoảng cách
địa lý nên thơng tin trên báo điện tử có thể truyền tải khắp toàn cầu, tương tác với độc
giả trên toàn thế giới.
Bốn là, báo điện tử không bị giới hạn về khả năng lưu trữ và tìm kiếm thơng tin.
Báo điện tử là phương tiện lưu giữ dữ liệu đã và đang có. Người đọc khơng chỉ được
xem các thơng tin hiện tại, mà có thể truy ngược về quá khứ để đọc những thông tin
liên quan mà họ quan tâm. Thơng qua các đường dẫn của báo điện tử có thể liên kết và
tạo ra nhiều lớp thông tin cung cấp nguồn tư liệu phong phú, tiện lợi cho công chúng

trong việc tìm kiếm tin tức.
1.1.4 Vai trị báo điện tử trong đời sống hiện nay
Tính thời sự, phổ cập rộng, tương tác cao, chi phí sản xuất thấp là những lợi thế
góp phần để báo điện tử nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới nói chung và tại
Việt Nam nói riêng. Để đọc báo điện tử, độc giả chỉ cần những thiết bị thu phát truyền
tin như: máy tính, điện thoại di động… có kết nối Internet là có thể truy cập báo điện
tử bất cứ lúc nào. Sự phát triển của báo điện tử đồng thời thúc đẩy văn hóa đọc trong
xã hội, lên mạng đọc báo hàng ngày trở thành thói quen của một bộ phận khơng ít
người dân. Theo một khảo sát nhỏ của tác giả thực hiện trên 200 người13, với câu hỏi
“Anh/Chị có thường xun theo dõi thơng tin trên báo điện tử khơng?”, có 142 người
trả lời “thường xun” (chiếm tỷ lệ 71%) và chỉ có 58 người trả lời “khơng thường
xuyên” (chiếm tỷ lệ 29%), khảo sát cho thấy không có ai là chưa từng đọc báo điện tử.
Chính ưu thế đa phương tiện, tần suất và tốc độ truyền tin đã giúp báo điện tử lấp đầy
những khoảng trống khơng gian và thời gian. Báo điện tử vì thế có đầy đủ điều kiện
để phục vụ nhanh chóng nhu cầu thông tin ngày càng cao của độc giả quan tâm tới các
vấn đề chính trị - xã hội, phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của cơng chúng, mở ra
cánh cửa tri thức cho mọi đối tượng xã hội, góp phần nâng cao dân trí.
Sự xuất hiện của báo điện tử tạo ra cầu nối giúp mối quan hệ giữa nhà báo và công
chúng được chặt chẽ hơn nhờ tính tương tác cao của báo điện tử. Thơng qua báo điện
tử, các diễn đàn trao đổi, giao lưu trực tuyến, khảo sát đánh giá những vấn đề xã hội
13

Biểu mẫu phiếu khảo sát và kết quả được đính kèm trong Phụ lục 3.


- 13 -

được thực hiện dễ dàng và thuận tiện. Quyền tự do ngơn luận của người dân vì thế có
điều kiện phát triển tốt hơn. Báo điện tử khơng chỉ giúp tuyên truyền, phổ biến những
chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân mà còn đưa những ý kiến đánh giá,

góp ý, ý tưởng xây dựng đất nước của nhân dân đến Chính phủ thơng qua các diễn
đàn xã hội trên báo điện tử. Những thông tin kịp thời, chính xác trên báo điện tử có thể
giúp người dân hạn chế rủi ro trong nhiều lĩnh vực (như đầu tư kinh doanh, tiêu
dùng...); cảnh báo khó khăn, chỉ ra những “góc tối” trong cơng cuộc xây dựng và cải
tạo xã hội. Báo điện tử nếu được quản lý tốt hồn tồn có thể là vũ khí chính trị quan
trọng, định hướng dư luận vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Riêng đối với
các cơ quan báo chí, báo điện tử là “cánh tay nối dài” giúp cơ quan báo chí mở rộng
độ phủ sóng mọi nơi, mọi lúc.
Không bị giới hạn bởi khoảng cách đại lý, báo điện tử cũng đóng vai trị quan
trọng trong việc đưa hình ảnh một đất nước vươn ra thế giới. Đây thực sự là công cụ
tuyên truyền đối ngoại hữu hiệu, là diễn đàn giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân
tộc. Thông qua chất lượng nội dung và hình thức báo điện tử, quốc gia có thể khẳng
định sự phát triển của khoa học công nghệ, cung cấp thông tin cho bạn bè quốc tế
quan tâm đến quốc gia, tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước.
Báo điện tử đã và đang phát triển không ngừng cùng với những tiến bộ về khoa
học - công nghệ, trở thành “người gác cổng thông tin” của thời đại mới, chiếm thế
thượng phong trong lòng độc giả cũng như trong đời sống xã hội so với các loại hình
báo chí truyền thơng khác.
1.1.5 Phân biệt khái niệm “báo điện tử” với một số khái niệm liên quan
(trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, chuyên trang báo chí
điện tử)
* Phân biệt “báo điện tử” với “chuyên trang báo chí điện tử”
Hiện nay, nhắc đến khái niệm “báo điện tử” cũng là nhắc đến một số khái niệm
liên quan như “báo chí điện tử”, “chuyên trang báo chí điện tử”. Theo khoản 1 Điều 3
Thơng tư số 33/2011/TT-BTTTT ngày 01/11/2011 quy định chi tiết việc cấp Giấy
phép hoạt động báo chí điện tử, Giấy phép chuyên trang báo chí điện tử, thì: “Chun
trang báo chí điện tử là trang thông tin điện tử thuộc báo, tạp chí điện tử có nội dung
mang tính chun biệt phù hợp với tơn chỉ mục đích của báo, tạp chí điện tử đã được
cấp phép”.
Như vậy, báo điện tử có thể hiểu là “tập hợp mẹ” của các “tập hợp con” là chun

trang báo chí điện tử (nếu có). Chun trang báo chí điện tử là trang chuyên mục đặt
dưới sự quản lý của cơ quan báo điện tử, khai thác chun sâu một mảng lĩnh vực
thơng tin, có nội dung phù hợp với tơn chỉ mục đích báo chí điện tử đã được cấp phép,


- 14 -

hiển thị dưới hình thức bản điện tử. Cơ quan báo chí điện tử sau khi thành lập, muốn
bổ sung, xây dựng thêm chuyên trang báo chí điện tử không nằm trong quy định của
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử đã được cấp phải làm thủ tục đề nghị cấp phép
theo quy định. Hiện nay, theo Thơng tư số 33/2011/TT-BTTTT thì thẩm quyền cấp
giấy phép hoạt động chuyên trang báo chí điện tử thuộc về Cục trưởng Cục Quản lý
Phát thanh, truyền hình và thơng tin điện tử14. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động
chuyên trang báo chí điện tử tương tự như điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí
điện tử15. Tuy nhiên, cơ quan đứng tên làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép hoạt động
chuyên trang báo chí điện tử là cơ quan báo chí điện tử; thay vì cơ quan chủ quản
trong việc đề nghị cấp Giấy phép hoạt động báo chí điện tử. Tùy theo nhu cầu mở
rộng và khai thác thông tin chuyên sâu của các báo điện tử, một báo điện tử có thể
khơng có chun trang báo chí điện tử nào ngồi phiên bản báo điện tử chính thức;
hoặc cũng có thể cùng lúc hoạt động nhiều chuyên trang báo chí điện tử. Ví dụ như
Thanh Niên Online (phiên bản báo điện tử chính thức tại đại chỉ
www.thanhnien.com.vn) có chuyên trang Thế giới xe (chuyên trang báo chí điện tử
của Thanh Niên Online khai thác thơng tin về các loại xe tại địa chỉ
thegioixe.thanhnien.com.vn), chuyên trang văn hóa giải trí (chun trang báo chí điện
tử của Thanh Niên Online khai thác thông tin trong lĩnh vực giải trí tại địa chỉ
ihay.thanhnien.com.vn). Báo điện tử hay chuyên trang báo chí điện tử đều có trang
chủ là trang thơng tin điện tử hiển thị đầu tiên trên màn hình, có tên miền được quy
định trong giấy phép hoạt động báo chí điện tử. Cuối mỗi trang chủ thường có số hiệu
giấy phép hoạt động, ngày được cấp giấy phép, tên cơ quan báo chí, thơng tin liên hệ
và các quy định về bản quyền.

* Phân biệt “báo điện tử” với “trang thông tin điện tử tổng hợp”
“Báo điện tử” thường xuyên bị nhầm lẫn với “trang thông tin điện tử tổng hợp”
do tính chất cùng cung cấp các thơng tin mang tính xã hội. Các trang thơng tin điện tử
tổng hợp cũng thường xây dựng hình thức như một tờ báo, với những bài viết được
dẫn từ nhiều báo, nguồn khác nhau. Đây là hai loại hình hồn tồn khác biệt. Theo
khoản 2 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 về quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng quy định: “Trang thông tin điện
tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp
14

Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 33/2011/TT-BTTTT ngày 01/11/2011 quy định chi tiết việc cấp Giấy phép hoạt
động báo chí điện tử, Giấy phép chuyên trang báo chí điện tử.
15
Điều 6 Thông tư số 33/2011/TT-BTTTT ngày 01/11/2011 quy định chi tiết việc cấp Giấy phép hoạt động
báo chí điện tử, Giấy phép chuyên trang báo chí điện tử.


- 15 -

thơng tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và
ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát
thơng tin đó”.
Cùng là loại hình trang thơng tin điện tử, nhưng “báo điện tử” và “trang thơng tin
điện tử tổng hợp” có những yêu cầu và quy trình thủ tục cấp phép khác nhau. Việc xin
cấp phép hoạt động báo điện tử cần phải đáp ứng yêu cầu khắt khe hơn so với xin cấp
phép của một trang thông tin điện tử tổng hợp16. Giấy phép hoạt động báo chí điện tử
do Bộ trưởng Bộ TT&TT cấp. Cục quản lý Phát thanh, truyền hình và thơng tin điện
tử thuộc Bộ TT&TT sẽ cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho cơ quan
báo chí, cơ quan ngoại giao và lãnh sự, tổ chức trực thuộc Trung ương, tổ chức tôn
giáo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước

ngồi hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, Sở TT&TT và các cơ quan, tổ chức khác theo
quy định của Bộ TT&TT. Các tổ chức, doanh nghiệp khác khơng thuộc nhóm đối
tượng đã nêu, muốn thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp sẽ do Sở Thông tin và
Truyền thông cấp phép. Hơn nữa, báo điện tử được xác định là một trong bốn loại
hình báo chí Việt Nam, lẽ tất nhiên sẽ hoạt động theo quy định của pháp luật báo chí.
Trong khi đó trang thơng tin điện tử tổng hợp hiện nay hoạt động chủ yếu theo quy
định của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 về quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ internet và thơng tin trên mạng.
Từ góc độ quản lý, sự khác biệt giữa hai loại hình “trang thông tin điện tử tổng
hợp” và “báo điện tử” như sau: giấy phép hoạt động báo điện tử17 sẽ được cấp cho các
cơ quan, tổ chức, không được cấp cho doanh nghiệp18. Báo điện tử được hoạt động
như một tờ báo với cơ cấu thành phần có tổng biên tập, bộ phận tịa soạn, phóng viên.
Báo điện tử được quyền đăng tải nội dung (tin, bài báo) do tờ báo sản xuất hoặc dẫn
lại nội dung thông tin của các tờ báo khác (có thỏa thuận về bản quyền). Trong khi đó,
giấy phép với trang thơng tin điện tử tổng hợp có thể được cấp cho doanh nghiệp hay
các cơ quan, tổ chức, trong đó có cơ quan báo chí. Trang thông tin điện tử tổng hợp
không được phép tự sản xuất nội dung thông tin và đưa lên trang của mình như cơ

16

Điều kiện cấp phép trang thơng tin điện tử tổng hợp theo quy định tại Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT quy
định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử.
17
Hoạt động cấp phép báo điện tử theo Thông tư số 33/2011/TT-BTTTT Quy định chi tiết việc cấp Giấy phép
hoạt động báo chí điện tử, Giấy phép chuyên trang báo chí điện tử.
18
Điều 1 Luật Báo chí năm 1989 (sửa đổi bổ sung năm 1999) quy định: “Báo chí ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của
các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức); là diễn đàn của nhân
dân”. Như vậy, Luật Báo chí hiện hành vẫn chưa thừa nhận loại hình báo chí tư nhân, theo đó báo chí nói chung

và báo điện tử nói riêng thuộc về tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, khơng thuộc về
doanh nghiệp.


- 16 -

quan báo chí mà phải lấy lại thơng tin từ tờ báo cùng cơ quan chủ quản19 hoặc các
trang web khác (phải có thỏa thuận về bản quyền). Trang thơng tin điện tử tổng hợp
khi trích dẫn lại thông tin phải tuân theo quy định về nguồn tin20; khơng đăng tải ý
kiến nhận xét, bình luận của độc giả về nội dung tin, bài được trích dẫn (trừ trang
thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí).
Trang thơng tin điện tử tổng hợp có thể là của doanh nghiệp hay cơ quan, tổ chức
khác không hoạt động báo chí; hoặc của cơ quan báo chí. Nhưng với những khác biệt
nêu trên, giả sử một cơ quan báo in không hoạt động báo điện tử, nếu chỉ có giấy phép
làm trang thơng tin điện tử tổng hợp thì chỉ được đăng lại tin, bài của tờ báo giấy chứ
không được tự sản xuất tin, bài cho trang thông tin điện tử tổng hợp này.
Điểm khác nhau giữa báo điện tử và loại hình trang thơng tin điện tử tổng hợp
thực chất nằm ở khâu quản lý (cấp phép và quản lý hoạt động). Vì vậy, trên thực tế,
người đọc khó phân biệt được đâu là báo điện tử và đâu là trang thông tin điện tử tổng
hợp do hình thức thể hiện của hai loại hình này khá giống nhau (đây là hai loại hình
trang thơng tin điện tử dễ gây nhầm lẫn21 nhất cho độc giả). Đặc biệt là khi có nhiều
tờ báo in lớn cũng xin phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp mà không xin
cấp phép báo điện tử. Chẳng hạn như báo Phụ Nữ TP.HCM (cơ quan chủ quản: Hội
Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM) là một tờ báo in có uy tín. Báo Phụ Nữ TP.HCM có phiên
bản điện tử mang tên Phụ Nữ Online với tên miền , nội
dung cung cấp thông tin theo chuyên mục như phiên bản báo in. Điều này rất dễ khiến
độc giả lầm tưởng phiên bản điện tử này là báo điện tử của Báo Phụ nữ TP.HCM,
nhưng thực chất đây chỉ là trang thông tin điện tử tổng hợp của Báo Phụ Nữ TP.HCM
theo giấy phép số 28/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, truyền hình và thơng tin điện tử
cấp ngày 20/06/2014. Ngồi ra, thực tế tồn tại nhiều trường hợp các trang thông tin

điện tử tổng hợp thường được đặt những tên gọi có từ “Báo” gây nhầm lẫn cho độc
giả như: Báo du học (www.baoduhoc.vn), Báo mới (www.baomoi.com), Việt Báo
(www.vietbao.vn)...
19

Khái niệm “cơ quan chủ quản” được nêu trong Điều 12 Luật Báo chí năm 1989 (được sửa đổi, bổ sung năm
1999): “Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động báo chí và trực tiếp quản lý
cơ quan báo chí”.
20
Được quy định tại khoản 18 Điều 3, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 về
quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
21
Cách đơn giản nhất để độc giả có thể phân biệt báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp là kiểm tra số
hiệu giấy phép (thường được đặt cuối trang chủ) xem đây là giấy phép hoạt động báo điện tử hay trang thông tin
điện tử tổng hợp; hoặc xem các bài đăng trên trang điện tử, nếu nội dung tin, bài được trích dẫn nguồn từ các
websites, báo khác với tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thơng tin
thì đây không phải báo điện tử. Tuy nhiên, với xu hướng đọc tin để nắm bắt nhanh tình hình xã hội như hiện
nay, phần lớn độc giả khơng có thời gian quan tâm kiểm tra loại hình trang thơng tin điện tử mình đang tiếp cận,
dẫn đến sự nhầm lẫn trong duy thức người đọc về loại hình báo điện tử.


- 17 -

* Phân biệt “báo điện tử” với “trang thông tin điện tử”
Quy định của pháp luật Việt Nam đã chỉ rõ năm loại trang thông tin điện tử, trong
đó bao gồm22:
- Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử.
- Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác
nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức,

thời gian đã đăng, phát thơng tin đó.
- Trang thơng tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.
- Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập
hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thơng
tin của chính cá nhân đó, khơng đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không
cung cấp thơng tin tổng hợp (có thể kể đến các trang blog, Facebook cá nhân...).
- Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông,
công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn
hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin
tổng hợp.
Như vậy, báo điện tử là một trong năm loại hình trang thông tin điện tử. Nếu như
báo điện tử buộc phải đăng ký cấp giấy phép hoạt động và hoạt động theo pháp luật
báo chí; thì các loại hình trang thơng tin điện tử khác có thể khơng cần giấy phép của
cơ quan nhà nước mà vẫn hoạt động. Theo Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT quy định
chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử,
các trang thông tin điện tử không phải cấp phép gồm23: trang thông tin điện tử nội bộ;
trang thông tin điện tử cá nhân; trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành; diễn
đàn nội bộ dành cho hoạt động trao đổi, hỏi đáp thông tin nội bộ liên quan trực tiếp
đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề
phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó; trang thơng tin
điện tử của cơ quan nhà nước cung cấp thông tin được quy định tại Điều 10 Nghị định

22

Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và
thông tin trên mạng.

23
Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT của Bộ TT&TT ngày 19/08/2014 quy định chi tiết về hoạt
động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử.


- 18 -

số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung
cấp thơng tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông
tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, thơng tư số 09/2014/TT-BTTTT cũng quy định các trang thông tin
điện tử phải cấp phép hoạt động là24: trang thông tin điện tử tổng hợp; các trang thông
tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành khi cung cấp thông
tin tổng hợp thì phải đề nghị cấp phép như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp;
mạng xã hội, các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng
chuyên ngành, trang thông tin điện tử tổng hợp nếu thiết lập mạng xã hội phải đề nghị
cấp phép như đối với mạng xã hội. Đặc biệt, trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ
quan báo chí cấp phép như đối với trang thơng tin điện tử tổng hợp.
Từ những quy định của pháp luật và thực tiễn nghiên cứu, một số khác biệt cơ bản
của các loại hình trang thơng tin điện tử sẽ được tác giả khái quát qua bảng phân biệt
dưới đây:
Bảng 2: Bảng phân biệt các loại hình trang thơng tin điện tử.
Báo điện tử

Trang thông
tin điện tử tổng
hợp

Trang thông tin
điện tử nội bộ


Trang thông
tin điện tử cá
nhân

Trang thông tin
điện tử ứng dụng,
chun ngành

Đăng ký
cấp phép





Khơng

Mục đích
hoạt động

Cơ quan ngơn
luận của Đảng và
Nhà nước, tổ
chức xã hội, là
diễn đàn của nhân
dân.

Mục đích cung
cấp thơng tin

mang tính tư
nhân. Đối với
các cơ quan báo
chí loại hình
này như “cánh
tay nối dài” hỗ
trợ cho độ phủ
sóng của cơ
quan báo chí và
sự phát triển
loại hình báo in.

Khơng (trừ khi
cung cấp thơng
tin tổng hợp thì
phải đề nghị cấp
phép như đối với
trang thông tin
điện tử tổng hợp)
Phục vụ cho hoạt
động của chính
cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp

Khơng (trừ khi
cung cấp thơng tin
tổng hợp thì phải
đề nghị cấp phép
như đối với trang
thông tin điện tử

tổng hợp).
Quảng bá, cung
cấp dịch vụ, ứng
dụng

24

Mục đích
nhân



Khoản 2 Điều 2 Thơng tư số 09/2014/TT-BTTTT của Bộ TT&TT ngày 19/08/2014 quy định chi tiết về hoạt
động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử.


- 19 -

Hình thức
sản xuất
và phân
phối nội
dung

Đăng tải nội dung
(tin, bài báo) do
tờ báo sản xuất
(có qua q trình
biên tập) hoặc
dẫn lại nội dung

thơng tin của các
tờ báo khác (có
thỏa thuận về bản
quyền). Nguồn
tin mang tính
chính thống.

Khơng được tự
sản xuất nội
dung thông tin
mà phải lấy lại
thông tin từ tờ
báo cùng cơ
quan chủ quản
hoặc các trang
web khác (phải
có thỏa thuận về
bản quyền).

Đội ngũ
sản xuất
thơng tin

Các nhà báo,
phóng viên, biên
tập viên báo điện
tử.

Tổ chức, cá
nhân có khả

năng tổng hợp
thơng tin trên cơ
sở trích dẫn tin
chính thức.

Tự cung cấp
thơng tin về tổ
chức bộ máy,
dịch vụ, sản
phẩm,
ngành
nghề và thông tin
khác liên quan
hoạt động của cơ
quan, tổ chức,
doanh nghiệp;
không cung cấp
thông tin tổng
hợp.
Tổ chức hoặc cá
nhân có nhu cầu
thơng tin về
mình.

Tự cung cấp,
trao đổi thơng
tin của chính cá
nhân, thơng tin
do cá nhân tự
sản xuất, khơng

đại diện cho tổ
chức hoặc cá
nhân
khác,
không cung cấp
thông tin tổng
hợp.
Tổ chức hoặc cá
nhân có nhu cầu
thơng tin về
mình.

Tự cung cấp dịch
vụ ứng dụng trong
lĩnh vực viễn
thông, công nghệ
thông tin, phát
thanh, truyền hình,
thương mại, tài
chính, ngân hàng,
văn hóa, y tế, giáo
dục và các lĩnh vực
chuyên ngành khác
và không cung cấp
thông tin tổng hợp.
Tổ chức hoặc cá
nhân có nhu cầu
thơng tin về mình.

1.2 1.2 Quản lý nhà nƣớc về báo điện tử

1.2.11.2.1 Khái niệm quản lý nhà nƣớc về báo điện tử tại Việt Nam
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nhưng nhìn chung,
theo định nghĩa của điều khiển học đưa ra, quản lý là sự tác động định hướng lên một
hệ thống hay quá trình, nhằm trật tự hóa hệ thống hay q trình ấy, hướng chúng vận
động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước và
phát triển phù hợp với các quy luật nhất định. Tóm lại, đặc điểm của quản lý là sự tác
động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, với nhiệm vụ chỉ đạo
hoạt động chung cũng như phối hợp các hoạt động riêng lẻ thành hành động thống
nhất của hệ thống để hướng đến mục tiêu đã định. Quản lý hiệu quả cần thực hiện
bằng tổ chức và quyền uy nhằm đảm bảo sự phục tùng cũng như sự thống nhất trong
quản lý.
Quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành Hiến pháp, luật và điều hành trên cơ sở
Hiến pháp và các luật đó, đây cịn được gọi là hoạt động chấp hành và điều hành nhà
nước. Với tư duy này thì quản lý nhà nước về báo chí là hoạt động của bộ máy nhà
nước nhằm đảm bảo cho hoạt động báo chí được ổn định và phù hợp với xu thế phát
triển chung của xã hội. Trong đó, Nhà nước đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho công
dân thực hiện các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí. Nhà
nước có trách nhiệm điều tiết đảm bảo báo chí phát triển, đáp ứng các nhu cầu về
thơng tin của nhân dân, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt,
Nhà nước cịn đóng vai trò chống các thế lực thù địch lợi dụng chính sách tự do ngơn

Formatted: Bullets and Numbering


- 20 -

luận, tự do báo chí để đưa ra các luận điệu sai trái, thực hiện chiến lược “diễn biến hịa
bình” gây mất an ninh chính trị và trật tự trong nước25.
Nói cách khác, quản lý nhà nước về báo chí cũng như bất kỳ một dạng quản lý xã
hội nào khác, là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy nhà nước - là công việc

của bộ máy hành pháp. Nó là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp
luật, trên cơ sở quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động báo chí
do những cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở
tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan
hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của cơng dân26.
Nội hàm của quản lý nhà nước về báo điện tử - một trong bốn loại hình báo chí
Việt Nam, cũng phần nào nằm trong khn khổ của khái niệm quản lý nhà nước về
báo chí nói chung này. Bên cạnh đó, báo điện tử là loại hình báo chí hình thành và
phát triển trên nền Internet kết hợp với những yếu tố riêng có về cơng nghệ cũng như
quy trình sản xuất - kiểm sốt thơng tin, vấn đề quản lý báo điện tử cũng gắn liền với
các hoạt động quản lý nhà nước về thông tin trên Internet.
Từ những nhận định nêu trên, khái niệm quản lý nhà nước về báo điện tử có thể
được hiểu như sau: Quản lý nhà nước về báo điện tử là dạng quản lý công vụ của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh
bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực nhà nước đối với quá trình hoạt động báo chí
điện tử, hoạt động thơng tin trên Internet liên quan đến báo chí điện tử, do các cơ
quan hành chính có thẩm quyền từ trung ương đến cơ sở tiến hành nhằm đảm bảo trật
tự quản lý, quyền cơng dân trong lĩnh vực báo chí, cũng như xây dựng nền báo chí
tiến bộ, cách mạng có khả năng hội nhập mạnh mẽ với thế giới và đáp ứng kịp thời
nhu cầu thông tin phục vụ đời sống xã hội ngày càng cao ở Việt Nam.
Qua khái niệm trên, có thể xác định các yếu tố của quản lý nhà nước về báo điện
tử:
Chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước về báo điện tử là các cơ quan và các
chức vụ trong cơ quan nhà nước (từ trung ương đến cơ sở). Ngoài ra, hoạt động này
còn được tiến hành bởi các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền quản lý nhà
nước về báo điện tử.
Đối tượng của hoạt động quản lý nhà nước về báo điện tử là các thiết chế báo chí,
hoạt động thông tin trên Internet liên quan đến hoạt động báo chí điện tử; các tổ chức,

25


Nguyễn Viết Tuấn (2010), Quản lý Nhà nước đối với báo chí, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.25.
26
Đinh Văn Mậu - Phạm Hồng Thái (2005), Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Tổng Hợp TPHCM, tr.19.


×