Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giải thích pháp luật của tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TOÀ ÁN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TỒ ÁN

Chun ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Nhật Thanh
Học viên: Phạm Thị Phương Thảo
Lớp: Cao học Luật, khóa 21

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài: “Giải thích pháp luật
của tồ án” là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa


học của PGS.TS Phan Nhật Thanh. Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến,
quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thơng tin này đều được trích dẫn nguồn
cụ thể và chính xác. Các số liệu, thơng tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn
toàn khách quan và trung thực.
Tác giả

Phạm Thị Phương Thảo


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Giải thích pháp luật

GTPL

2

Giải thích hiến pháp

GTHP

3


Tài liệu đã dẫn

TLĐD

4

Uỷ ban thường vụ Quốc Hội

UBTVQH

5

Văn bản pháp luật

VBPL

6

Văn bản quy phạm pháp luật

VBQPPL


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4

6. Bố cục luận văn ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TỒ
ÁN .............................................................................................................................6
1.1. Khái niệm, phân loại, chủ thể và nguyên tắc giải thích pháp luật .............. 6
1.1.1. Khái niệm, sự cần thiết và mục đích của giải thích pháp luật ...................6
1.1.2. Phân loại giải thích pháp luật .................................................................14
1.1.3. Chủ thể và đối tượng của giải thích pháp luật ........................................16
1.1.4. Nguyên tắc và phương pháp giải thích pháp luật....................................24
1.2. Thẩm quyền giải thích pháp luật của tồ án .............................................. 31
1.3. Giải thích pháp luật của toà án ở một số nước trên thế giới ..................... 34
1.3.1. Giải thích pháp luật ở Đức .....................................................................34
1.3.2. Giải thích pháp luật ở Úc .......................................................................37
1.3.3. Giải thích pháp luật ở Trung Quốc .........................................................39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 40
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA TỒ ÁN Ở
VIỆT NAM – KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ...................................41


2.1. Cơ sở pháp lý về giải thích pháp luật của tồ án ....................................... 41
2.2. Thực tiễn các hình thức giải thích pháp luật của tồ án ........................... 45
2.2.1. Giải thích pháp luật thơng qua ban hành văn bản quy phạm pháp luật...45
2.2.2. Giải thích pháp luật thơng qua ban hành quyết định giám đốc thẩm, báo
cáo tổng kết kinh nghiệm xét xử, cơng văn ......................................................48
2.2.3. Giải thích pháp luật trong hoạt động giải quyết vụ việc cụ thể...............51
2.3. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện ................................................................... 56
2.3.1. Quy định cơ sở pháp lý về thẩm quyền giải thích pháp luật chính thức
cho tồ án .........................................................................................................56
2.3.2. Quy định cụ thể các nguyên tắc và phương pháp giải thích pháp luật
bằng văn bản quy phạm pháp luật ....................................................................59
2.3.3. Xác định phạm vi văn bản quy phạm pháp luật được giải thích .............60

2.3.4. Quy định cơ chế kiểm soát và xử lý vi phạm trong hoạt động giải thích
pháp luật...........................................................................................................60
2.3.5. Đảm bảo nguyên tắc “Thẩm phán và hội thẩm độc lập, chỉ tuân theo
pháp luật” .........................................................................................................61
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 62
KẾT LUẬN ............................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Pháp luật là công cụ để quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Muốn pháp luật đi vào thực tế cuộc sống,
phát huy hiệu quả khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, thì việc giải thích, làm
sáng tỏ nội dung của pháp luật khi không rõ nghĩa, có mâu thuẫn nội tại là một vấn
đề cần thiết, địi hỏi sự quan tâm nghiêm túc từ phía nhà nước, trên cơ sở nghiên
cứu của các học giả. Như vậy, giải thích pháp luật (GTPL) là vấn đề có ý nghĩa
quan trọng đặt ra đối với hệ thống pháp luật của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới
trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, ở nước ta, quy định về giải thích pháp luật chưa được quan tâm
đúng mức. Điều này thể hiện thông qua thực tế số lượng các vụ việc có sự giải thích
pháp luật chính thức từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian
qua cịn q ít trong khi nhu cầu về hoạt động giải thích pháp luật là thường xuyên,
xuất phát từ trình độ kỹ thuật lập pháp của nước ta cịn chưa cao và vì một số
ngun nhân khác. Quy định pháp luật về các vấn đề như chủ thể có thẩm quyền
giải thích pháp luật cả về lý thuyết lẫn thực tiễn còn nhiều bất cập, kéo theo đó là
những vấn đề mang tính quyết định đến hiệu quả của sản phẩm giải thích pháp luật
cũng khơng được đề cập một cách chính thức như nguyên tắc và phương pháp giải

thích pháp luật. Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới trao quyền giải thích
pháp luật cho tồ án. Thực tiễn cũng chứng minh rằng cơng tác xét xử của tồ án
cần phải giải thích pháp luật vì giải thích pháp luật là phần khơng thể tách rời của
quyền lực tư pháp. Do đó, trao thẩm quyền giải thích pháp luật cho tồ án là một
u cầu khách quan và hợp lý, để tồ án có thể thực hiện hiệu quả chức năng xét xử
của mình cũng như công khai tư duy pháp lý trong các bản án về cách hiểu các quy
định pháp luật, để giúp cho bản án trở nên rõ ràng và thuyết phục hơn. Điều này
cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, vấn đề quy
định thẩm quyền chính thức giải thích pháp luật cho tồ án đến nay vẫn chưa được
quan tâm đúng mức. Nhu cầu nghiên cứu và chứng minh vai trị chính thức giải
thích pháp luật của tồ án, thơng qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia
trên thế giới là rất cấp thiết.


2

Vì những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Giải thích pháp luật của Tồ án” để
nghiên cứu trong Luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mặc dù quy định pháp luật về hoạt động giải thích pháp luật của tồ án cịn
khá khiêm tốn thì bên cạnh đó, vấn đề giải thích pháp luật nói chung và giải thích
pháp luật của tồ án nói riêng cũng đã nhận được sự quan tâm đông đảo của các
chuyên gia trong và ngồi nước. Đã có những cơng trình nghiên cứu về giải thích
pháp luật ở Việt Nam như:
- Sách chuyên khảo “Một số vấn đề về giải thích pháp luật chính thức ở
Việt Nam hiện nay” (2014), nhà xuất bản Chính trị quốc gia của tác giả Phạm Thị
Duyên Thảo nghiên cứu về thực trạng giải thích pháp luật nói chung ở Việt Nam
trên cơ sở nghiên cứu tài liệu một số quốc gia trên giới. Thông qua nội dung trong
cơng trình nghiên cứu, tác giả đề cập đến thực tiễn giải thích pháp luật của các chủ
thể khác nhau bao gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và tồ án, từ đó phân

tích đánh giá hoạt động giải thích pháp luật của từng chủ thể ở Việt Nam để đưa ra
kiến nghị. Sách “Giải thích pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn" (2009)
do Văn phòng Quốc Hội Việt Nam chủ biên. Cơng trình nghiên cứu này là tập hợp
các bài viết trình bày tại Hội thảo khoa học quốc tế về giải thích pháp luật tổ chức
ngày 21 - 22/2/2008. Cuốn kỷ yếu tập hợp ý kiến của các chuyên gia pháp luật Việt
Nam và thế giới bàn về các vấn đề lý luận chung về giải thích pháp luật và thực tiễn
pháp luật nói chung tại Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Hoàng Thế Cường về “Giải thích
pháp luật ở Việt Nam và Anh” (2009), chuyên ngành luật Quốc tế so sánh đề cập
đến hoạt động giải thích pháp luật nói chung ở Việt Nam thơng qua so sánh với hoạt
động giải thích pháp luật ở Anh; khoá luận tốt nghiệp “Bàn về vai trị giải thích
pháp ḷt của Tồ án trong q trình xây dựng nhà nước pháp quyền” (2008)
của tác giả Nguyễn Thị Phương Loan đề cập đến các đặc điểm của nhà nước pháp
quyền trong mối quan hệ với giải thích pháp luật của tồ án; khố luận tốt nghiệp
“Giải thích pháp luật của Toà án trong hoạt động xét xử vụ án hình sự và dân
sự” (2009) của tác giả Đỗ Thị Thu Nha đề cập đến thực tiễn giải thích pháp luật của
tồ án trong các giai đoạn của hoạt động xét xử đi từ thụ lý đến mở phiên toà.


3

- Về bài báo khoa học có thể kể đến “Thẩm quyền giải thích pháp luật”
đăng trong Kỷ yếu Hội thảo giải thích pháp luật, Khoa luật Đại học Cần Thơ của tác
giả Huỳnh Thị Sinh Hiền; “Giải thích pháp luật - Một số vấn đề cơ bản về lý luận
và thực tiễn giải thích pháp luật ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập
pháp của tác giả Hoàng Văn Tú; “Bài học kinh nghiệm từ giải thích pháp luật
thành văn của cộng hòa liên bang Đức” đăng trên tạp chí luật học số 6/2012 của
tác giả Nguyễn Thị Ánh Vân; “Vai trò giải thích pháp luật của Tịa án” đăng trên
Tạp chí Khoa học pháp lý của tác giả Võ Trí Hảo…
Bên cạnh đó, trong nước cũng có các hội thảo cấp khoa tại các trường đại

học bàn về các khía cạnh khác nhau của hoạt động giải thích pháp luật. Tuy nhiên,
tác giả nhận thấy chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể nào về giải thích pháp luật
của tồ án, tập trung nghiên cứu một cách toàn diện đến các vấn đề lý luận cũng
như thực tiễn đi từ khái niệm, sự cần thiết cũng như đối tượng, phương pháp, chủ
thể, thẩm quyền giải thích pháp luật của tồ án. Do đó, nội dung đề tài đáp ứng
được tính mới trong nghiên cứu về giải thích pháp luật của tồ án ở Việt Nam hiện
nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Khi chọn đề tài này làm đề tài luận văn thạc sỹ, tác giả hướng đến các mục
đích xây dựng cơ sở lý luận, hồn thiện quy định pháp luật về giải thích pháp luật
của toà án ở Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước
nói chung và tồ án nói riêng. Để đạt được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ
sau đây:
Một là giải quyết các vấn đề lý luận chung về giải thích pháp luật như khái
niệm, mục đích, sự cần thiết, chủ thể, đối tượng, nguyên tắc và phương pháp giải
thích pháp luật;
Hai là phân tích các mơ hình chủ thể giải thích pháp luật khác nhau sẽ có
những ưu và nhược điểm gì;
Ba là tìm hiểu một số mơ hình giải thích pháp luật ở một số quốc gia điển
hình trên thế giới để nhận thấy sự khác nhau về chủ thể cũng như phương pháp giải
thích pháp luật ưu tiên ở các quốc gia điển hình đó;


4

Bốn là phân tích cơ sở pháp lý và thực tiễn giải thích pháp luật của tồ án ở
Việt Nam để đưa ra kiến nghị giải pháp hoàn thiện.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ này, tác giả nghiên cứu trong phạm vi
sau:

Một là tác giả chỉ phân tích một số vấn đề lý luận chung mà theo quan điểm
của tác giả là mang tính quyết định đến hiệu quả của sản phẩm giải thích pháp luật;
Hai là tác giả chỉ đề cập đến thực tiễn giải thích pháp luật của tồ án chứ
khơng đi vào phân tích hoạt động GTPL của các chủ thể khác ở Việt Nam;
Ba là tác giả chỉ tham khảo kinh nghiệm giải thích pháp luật của một số quốc
gia điển hình đại diện cho các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, cụ thể là
Đức, Úc và Trung Quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu trong luận văn.
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp liệt kê, cụ thể như
sau:
Phương pháp diễn giải được sử dụng tại cả hai chương để làm rõ các vấn đề
lý luận chung về giải thích pháp luật như sự cần thiết, mục đích, kết luận về ưu và
nhược điểm của các mơ hình chủ thể giải thích pháp luật khác nhau, vì sao nên trao
quyền giải thích pháp luật cho tồ án, các kiến nghị về hoạt động giải thích pháp
luật ở Việt Nam…
Phương pháp quy nạp được sử dụng chủ yếu để đưa ra tiểu kết cho mỗi
chương và kết luận chung cho cả 2 chương.
Phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng tại cả hai chương để làm rõ
các quan điểm khác nhau về các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến
giải thích pháp luật, từ đó, rút ra kết luận chung theo quan điểm của tác giả.


5

Phương pháp liệt kê được sử dụng tại chương 1 để làm rõ sự khác nhau theo
chiều dọc của lịch sử các quy định của pháp luật Việt Nam về giải thích pháp luật,
tại chương 2 để chỉ ra thực tiễn cơ sở pháp lý quy định về giải thích pháp luật của

toà án ở Việt Nam.
Phương pháp so sánh để so sánh theo chiều ngang về quy định giải thích
pháp luật ở các quốc gia điển hình cho các hệ thống pháp luật trên thế giới, từ đó
chỉ ra sự khác nhau đó xuất phát từ những nguyên nhân nào.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được chia thành hai chương:
Chương 1: Lý luận chung về giải thích pháp luật của tồ án;
Chương 2: Thực tiễn giải thích pháp luật của tồ án ở Việt Nam hiện nay kiến nghị giải pháp hoàn thiện.


6

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT
CỦA TOÀ ÁN
1.1.

Khái niệm, phân loại, chủ thể và nguyên tắc giải thích pháp luật

1.1.1. Khái niệm, sự cần thiết và mục đích của giải thích pháp luật
1.1.1.1. Khái niệm giải thích pháp luật
Giải thích pháp luật (GTPL) cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có khái niệm
thống nhất vì việc xây dựng khái niệm GTPL còn liên quan đến nhiều vấn đề khác
cần được làm rõ như khái niệm pháp luật hay hình thức pháp luật nào cần phải được
giải thích? Chẳng hạn như để trả lời câu hỏi “pháp luật là gì?”, thì hiện nay vẫn cịn
tồn tại khá nhiều lý thuyết về pháp luật. Xét từ góc độ tính nhị ngun của pháp
luật, chúng ta có pháp luật tự nhiên (natural law) và pháp luật thực định (positive
law). Xét từ góc độ chủ thể ban hành, chúng ta có pháp luật do nhà nước ban hành
(legal centralism) và pháp luật bao gồm cả luật của nhà nước ban hành và luật
không do nhà nước ban hành (legal pluralism). Pháp luật, với tư cách là đối tượng

của hoạt động GTPL, cho nên việc tiếp cận khái niệm pháp luật khác nhau dẫn đến
việc đưa ra khái niệm GTPL cũng khác nhau.
Thuật ngữ giải thích pháp luật – “statutory interpretation” đã tồn tại từ thời
cổ đại. Platon - một trong ba nhà hiền triết nổi tiếng nhất cổ đại Hy Lạp (cùng với
Aristotle, Socrates) - cho rằng GTPL là nhằm làm rõ tinh thần của pháp luật (hơn là
nghĩa đen của từ ngữ). Tuy nhiên, theo quan điểm của Voltaire thì GTPL là nhằm
mục đích giới hạn sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật1.
Trên thế giới, các học giả pháp lý khi tiếp cận khái niệm GTPL từ những
khía cạnh khác nhau đã đưa ra nhiều định nghĩa về GTPL khác nhau2, ví dụ như
“GTPL là hoạt động liên quan đến việc xác định thơng điệp có tính quy phạm mà
nó xuất hiện từ văn bản”3 hay “GTPL là hoạt động có lí trí nhằm đem đến ngữ

1

John L. Murray, President of the Supreme Court and Chief Justice of Ireland, Methods of Interpretation –
Comparative Law Method, Actes du colloque pour le cinquantième anniversaire des Traités de Rome, tr.39.
2
Phạm Thị Duyên Thảo (2014), Một số vấn đề về GTPL chính thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc
gia, tr.7.
3
K.Larenz (1983), The method of recidivism, Macmilla Publised Co., New York, tr.230.


7

nghĩa cho các văn bản pháp lý”4. Những quan điểm trên nhấn mạnh đến tính mục
đích của GTPL, là phải tìm ra nghĩa hoặc thơng điệp của văn bản pháp luật. Theo
đó, GTPL là hoạt động trí tuệ để làm rõ những thơng điệp có tính quy tắc được thể
hiện qua câu từ diễn đạt.
Có tác giả lại cho rằng “GTPL là hoạt động tìm ra nghĩa và hiểu rõ mục đích

của tác giả văn bản pháp luật”5. Quan điểm này lại vừa nhấn mạnh việc tìm nghĩa
của văn bản quy phạm pháp luật lại vừa nhấn mạnh đến việc nghĩa đó phải đảm bảo
ý định của tác giả văn bản pháp luật, hay nói cách khác là GTPL phải chỉ ra được ý
định ban đầu của nhà lập pháp khi xây dựng pháp luật6.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “giải thích pháp luật” xuất hiện đầu tiên trong Hiến
pháp năm 1959. Theo khoản 3 Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 thì Uỷ ban thường
vụ quốc hội (UBTVQH) có thẩm quyền GTPL. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1959
không quy định rõ GTPL ở đây là giải thích những văn bản nào, ở phạm vi lập hiến,
lập pháp hay lập quy. Tiếp đó, Hiến pháp năm 1980 đã ghi nhận chi tiết thẩm quyền
GTPL cho cơ quan thường trực của Quốc hội như sau: Hội đồng Nhà nước có thẩm
quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh (khoản 5 Điều 100 Hiến pháp năm
1980). Hiến pháp năm 1992 ra đời, cùng với việc dùng lại thuật ngữ chỉ cơ quan
thường trực của Quốc hội là “Ủy ban thường vụ Quốc hội”, tương tự như Hiến pháp
năm 1959. Hiến pháp năm 1992 quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm
quyền giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh. Năm 2001, Quốc hội có sửa đổi, bổ
sung Hiến pháp năm 1992 bằng Nghị quyết số 51/2001/NQ-QH10 ngày 25 tháng 12
năm 2001, tuy nhiên, nội dung GTPL được giữ nguyên. Hiến pháp năm 2013 kế
thừa và tiếp tục quy định thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của Ủy
ban thường vụ Quốc hội7. Trên cơ sở đó, điểm a khoản 2 Điều 16 Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: Ủy ban thường vụ Quốc hội ban
hành nghị quyết để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Theo quy định này, giải
thích là làm rõ tinh thần, nội dung các điều khoản để có nhận thức, thực hiện, áp
dụng đúng, thống nhất pháp luật. Tuy nhiên, quy định giải thích chỉ được giới hạn ở
4

Aharon Barak(2005), Purposive Interpretation in Law, Princeton University Press, tr.3.
F.V Hawkins (1860), On the Principles of legal Interpretation, Reprinted in Thayer, Preliminary Theatise
in Evidence, tr.298.
6
Phạm Thị Duyên Thảo, TLĐD số 2, tr.8.

7
Khoản 2 Điều 74 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.
5


8

những văn bản quy phạm pháp luật cụ thể đó là Hiến pháp, luật, pháp lệnh, chủ thể
giải thích cũng được xác định rõ đó là Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy là theo lịch sử lập hiến Việt Nam thì thuật ngữ GTPL đã được ghi
nhận từ khá lâu, nhưng đến thời điểm này thì tại các văn bản pháp luật ở nước ta
vẫn chưa có một quy định nào diễn giải hay đưa ra khái niệm về GTPL để từ đó có
thể xây dựng một hệ thống các vấn đề lý luận đi từ phạm vi, nội dung hay chủ thể
có thẩm quyền của hoạt động GTPL.
Các học giả trong nước xây dựng khái niệm GTPL từ các góc độ khác nhau
cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau, có quan điểm định nghĩa GTPL là việc
“xác định nội dung và phạm vi áp dụng của văn bản hay một quy định cụ thể của
văn bản đó”8. Theo quan điểm này thì GTPL gắn liền với pháp luật thành văn và
GTPL không chỉ là xác định nội dung mà còn bao gồm hoạt động giải quyết xung
đột giữa các quy định trong cùng một văn bản hoặc giữa các quy định trong các
VBQPPL khác nhau. Giải quyết xung đột giữa các VBQPPL khơng cịn là việc làm
rõ nghĩa một quy định, một quy tắc của pháp luật mà là đi tìm nghĩa cho cả hệ thống
pháp luật9.
Quan điểm của tác giả khác lại cho rằng GTPL “là hoạt động của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền làm rõ nội dung một quy phạm nào đó của pháp luật
thành văn để người áp dụng pháp luật nói chung (cơ quan nhà nước, tổ chức, cá
nhân) có thể thấy được một cách chắc chắn rằng quy phạm pháp luật đó điều chỉnh
một hoặc một số hành vi hay vụ việc cụ thể nào đó như thế nào”10. Quy phạm pháp
luật tồn tại dưới nhiều hình thức như tiền lệ pháp, tập quán pháp hay văn bản quy
phạm pháp luật. Theo tác giả trên, đối tượng của hoạt động GTPL chính là các văn

bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp của quốc gia ban hành, trong đó phân
biệt với hoạt động giải thích hiến pháp hoặc giải thích quy định hành chính, bởi vì
những hoạt động này có những đặc điểm khác nhau và được thực hiện thơng qua
những quy trình khác nhau.

8

Nguyễn Văn Thuận (1999), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp
lệnh của UBTVQH”, Mã số 94-98- 106/ĐT, Hà Nội, tr.15.
9
Huỳnh Thị Sinh Hiền, “Thẩm quyền GTPL”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa luật Đại học Cần Thơ, T6/2018, tr.15.
10
Tơ Văn Hịa, (2008), “Một số vấn đề lý luận về GTPL”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về GTPL, Nxb. Hồng
Đức, tr. 40.


9

Với truyền thống pháp luật thành văn, pháp luật Việt Nam được định nghĩa
trước hết là các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, vậy thì đối với
các quy phạm pháp luật được thể hiện dưới hình thức là tiền lệ pháp hay tập quán
pháp thì có cần GTPL hay khơng. Khía cạnh này có quan điểm khác lại cho rằng
“GTPL là việc làm rõ hơn về tinh thần, nội dung, phạm vi, ý nghĩa và mục đích các
quy định của pháp luật so với nội dung ban đầu của nó, giúp mọi người hiểu và
thực thi các quy định của pháp luật một cách chính xác và thống nhất”11. Theo đó
khi nói đến GTPL ở Việt Nam là nói đến giải thích các văn bản quy phạm pháp luật
và khơng tồn tại giải thích tập quán pháp và tiền lệ pháp.
Như vậy là những câu hỏi như: GTPL là gì, khi nào cần GTPL, giá trị pháp
lý của văn bản GTPL… vẫn chưa có câu trả lời cụ thể và rõ ràng. Xuất phát từ tiêu
chí “làm cho hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề”12 của của thuật ngữ “giải thích”, tác giả

Phạm Thị Duyên Thảo cho rằng cho dù tiếp cận dưới góc độ nào thì GTPL cũng
phải hàm chứa những điểm cốt yếu sau13: Tính thẩm quyền, tính độc lập, tính mục
đích và phải xác định được đối tượng. Cụ thể như sau:
Một là tính thẩm quyền của GTPL; Xuất phát từ nhu cầu của hoạt động xây
dựng, thực hiện, áp dụng cho đến hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học pháp
lý nên sẽ có nhiều cách giải thích khác nhau cho cùng một quy phạm pháp luật. Vì
vậy, vấn đề là phải xác định được cách giải thích nào mang tính thẩm quyền, có giá
trị áp dụng và những cách giải thích cịn lại chỉ mang tính tham khảo chứ khơng có
giá trị bắt buộc. “Tính thẩm quyền là một đặc điểm tất yếu của hoạt động GTPL bởi
lẽ nó đem đến cho hoạt động GTPL tính chính thức và giá trị ràng buộc với các bên
dù họ có những cách giải thích khác nhau về cùng một quy phạm”14.
Hai là tính độc lập của GTPL: Cần xác định GTPL là một hoạt động độc lập,
tách biệt với hoạt động xây dựng pháp luật. Nếu xây dựng pháp luật là xác lập
những quy tắc xử sự, là đặt nghĩa cho các quy phạm pháp luật thì GTPL lại đi xác
định nghĩa của những quy tắc xử sự, là đọc nghĩa các quy phạm pháp luật.
11

Hoàng Văn Tú, “GTPL - Một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn GTPL ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên
cứu lập pháp số 10 (126), T7/2008, tr.18.
12
Từ điển Tiếng việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2005, tr.388.
13
Phạm Thị Duyên Thảo, Nguyễn Quang Anh (2012), “Bàn thêm về khái niệm GTPL”, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, Số 9 (293), tr.40.
14
Văn phòng Quốc Hội, Văn phòng dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và tư pháp (2009), GTPL - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Hồng Đức, tr.40.


10


Ba là tính mục đích của GTPL: Mục đích của GTPL là nhằm xác định cho
đúng quy phạm pháp luật để thực hiện pháp luật được thống nhất, đúng đắn, hợp lý.
Bốn là xác định đối tượng của hoạt động GTPL: Đơn vị cơ bản của pháp luật
là quy phạm pháp luật - những quy tắc xử sự chung. Do đó, đối tượng của GTPL,
cho dù tiếp cận khái niệm pháp luật dưới góc độ nào thì đối tượng của GTPL là một
quy phạm pháp luật cụ thể hay một quy tắc xử sự nào đó.
Tác giả đồng tình với quan điểm trên về các vấn đề cốt yếu của hoạt động
GTPL, tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tác giả, bên cạnh những yếu tố là tính
thẩm quyền, tính mục đích, tính độc lập và xác định đối tượng, thì một vấn đề cơ
bản nữa cần phải làm rõ khi thực hiện hoạt động GTPL, đó là xác định nguyên tắc,
phương pháp GTPL, bởi vì hoạt động GTPL là một hoạt động phức tạp, lại liên
quan với việc áp dụng pháp luật, cho nên định ra những nguyên tắc, phương pháp
cho GTPL là hết sức quan trọng.
Từ những phân tích trên đây, GTPL có thể được định nghĩa một cách tổng
quát như sau: GTPL là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền làm rõ nội dung,
ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật theo những nguyên tắc, phương pháp
nhất định để nhận thức và áp dụng pháp luật đúng đắn, thống nhất.
1.1.1.2. Sự cần thiết phải giải thích pháp luật
Một là do văn bản quy phạm pháp luật quy định khơng rõ nghĩa hoặc
khơng có quy định pháp luật
GTPL xuất phát từ sự cản trở của ngôn ngữ, làm ảnh hưởng đến sự giao tiếp
pháp lý giữa người xây dựng và người thực hiện pháp luật15. Ví dụ, ngơn ngữ nói
chung và ngơn ngữ pháp lý có thể khơng rõ ràng, mơ hồ, khơng chính xác, khơng
chi tiết hoặc từ ngữ có nhiều nghĩa, có thể hiểu theo hai hay nhiều cách gây khó
khăn cho việc áp dụng pháp luật. Trên thực tế, sự mơ hồ, không rõ ràng trong ngôn
ngữ là không thể tránh khỏi. Sự mơ hồ, không rõ ràng của ngôn ngữ pháp lý làm
xuất hiện nhu cầu GTPL, trao quyền giải thích cho cơ quan có thẩm quyền.

15


Randal N. M. Graham, “What Judges Want: Judicial Self-interest and Statutory Interpretation”, Statute
Law Review, Volume 30, Issue 1, 1 February 2009, tr.33.


11

“Từ ngữ” là những biểu tượng khơng hồn hảo để thể hiện ý định vì “Từ”
bao giờ cũng có sự chuyển nghĩa16. Một từ có thể có các cách hiểu khác nhau theo
nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa rộng, nghĩa hẹp, nghĩa gốc, nghĩa phái sinh. Bên cạnh
đó, khi được diễn đạt, từ ngữ cịn phụ thuộc vào hồn cảnh, điều kiện trong một văn
cảnh cụ thể. Kế đến, từ ngữ sẽ được hiểu thơng qua lăng kính của người diễn đạt,
phụ thuộc vào nhận thức, trình độ và cả mục đích của người trình bày từ ngữ. Có
thể thấy rằng, yêu cầu từ ngữ trong văn bản là phải đơn giản, dễ hiểu, đơn nghĩa,
phổ thông. Tuy nhiên, trên thực tế dưới sự tác động của các yếu tố kể trên, cho dù
trước khi được ban hành chủ thể có thẩm quyền đã phải xem xét và chọn lọc từ ngữ
khá kỹ lưỡng thì vẫn khó có thể đảm bảo được các yêu cầu trên về mặt từ ngữ của
VBQPPL.
Hai là do sự phát triển nhanh chóng của luật thành văn trong nền dân
chủ đại diện 17.
Hoạt động “làm luật” của nghị viện ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với
sự phát triển của nền dân chủ đại diện. Từ đó kéo theo hệ quả hầu hết các luật là
luật thành văn. Cơng việc chính của chính quyền chủ yếu liên quan đến hai hoạt
động là làm luật và áp dụng pháp luật (đối với các nước theo truyền thống thông
luật, những luật trong lĩnh vực tư cũng được quy định thành văn nhiều hơn)18. Tuy
nhiên, luật thành văn thường quy định một cách khái quát, trừu tượng để có thể áp
dụng một cách phổ biến, nhiều lần. Tính trừu tượng, khái quát của luật thành văn có
thể được giải thích là do xuất phát từ thuộc tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
Và vì thế, pháp luật cần phải được giải thích để áp dụng cho các trường hợp cụ thể.
Ba là những quan hệ xã hội thay đổi và phát sinh mới tạo độ “chênh”


giữa văn bản pháp luật và những quan hệ xã hội cần điều chỉnh.
Pháp luật là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng được hình thành và
quyết định bởi cơ sở hạ tầng là các quan hệ xã hội. Nếu so sánh pháp luật và sự
vận động của xã hội thì có thể nói quan hệ xã hội như dịng chảy của một con
16

Phạm Thị Duyên Thảo, TLĐD số 2, tr.33.
Đỗ Minh Khơi, “Lý thuyết và quy tắc giải thích pháp luật của tồ án”, Kỷ yếu hội thảo Giải thích pháp
luật, Đại học Cần Thơ, T6/2018.
18
D.N.MacCormick and R.S.Summers (1991), Interpreting statutes a comparative study, Ashgate Publishing,
page.10.
17


12

sông và pháp luật chỉ là bờ đê được xây dựng để đưa dịng chảy vào khn
khổ19. Xã hội ln vận động và thay đổi không ngừng, các quan hệ xã hội thay
đổi và phát sinh mới liên tục mỗi ngày trong khi các quy định của pháp luật lại
có tính ổn định khá cao. Cho dù một trong những yêu cầu khi xây dựng pháp
luật là phải đảm bảo được tính dự liệu trước những quan hệ xã hội sẽ thay đổi và
phát sinh, tuy nhiên, tính dự liệu cũng chỉ mang tính tương đối. Do đó, những
thay đổi về kinh tế và xã hội, sẽ tạo ra những “chỗ hổng” của pháp luật mà các
chủ thể có thẩm quyền cần phải giải thích, trước khi áp dụng pháp luật. Mặt
khác, pháp luật thường mang tính khái quát. Nhà làm luật khi ban hành văn bản
pháp luật chỉ có thể ban hành những quy phạm bao quát các quan hệ xã hội
mang tính chất điển hình để từ đó chủ thể áp dụng pháp luật đưa những quy
phạm mang tính khái qt đó vào các quan hệ xã hội cụ thể, chi tiết. Nếu không,

hệ thống văn bản pháp luật sẽ trở nên vô cùng đồ sộ, và lẽ thường, khi càng chi
tiết lại càng dễ trở nên thiếu xót. Khi đó, khoảng cách giữa các quan hệ xã hội cụ
thể với những quy phạm pháp luật được rút ngắn đến chừng nào thì lại phụ thuộc
vào khả năng giải thích pháp luật của các chủ thể áp dụng pháp luật.
Bốn là các vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật vẫn chưa có những
cách hiểu thống nhất.
Để trả lời câu hỏi tại sao cần GTPL, một trong những câu hỏi phải trả lời
trước đó là pháp luật là gì. Có quan điểm cho rằng, lý do GTPL dựa trên tính quyền
lực và tính liên tục của pháp luật. Nếu pháp luật là kết quả của quyền lực (quyền lực
chính đáng, hợp pháp) thì GTPL là việc làm rõ ý định của người có quyền đặt ra
luật đó (hay GTPL dựa trên nguyên tắc theo ý chí lập pháp được phân tích dưới
đây). Tuy nhiên, tính quyền lực của pháp luật chưa đủ làm căn cứ để trả lời thỏa
đáng câu hỏi tại sao phải GTPL. Bởi lẽ, người có quyền lực có thể thay đổi nhưng
những quy định đó vẫn có hiệu lực rất lâu dài (tính liên tục) bởi chúng phù hợp với
giá trị đạo lý trong xã hội và nó được gắn kết bởi những học thuyết pháp lý. Bởi
vậy, GTPL không chỉ nhằm làm rõ ý định của người làm luật, nó cịn phải gắn với
quan niệm chung, giá trị đạo lý xã hội và lý thuyết pháp luật thể hiện qua quy tắc
GTPL được phân tích dưới đây. Lý do này cũng xuất phát từ quan niệm chung về
19

Đặng Thị Hà (2013), Giải thích pháp luật và vai trị của Tồ án trong hoạt động giải thích pháp luật ở Việt
Nam, Khố luận tốt nghiệp Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.9.


13

pháp luật vốn không chỉ là sản phẩm của quyền lực mang tính giai cấp mà cịn thể
hiện tính khách quan, tính xã hội của pháp luật. Nói cách khác, pháp luật có tính
khách quan; nhiều điểm tương đồng với trường phái pháp luật tự nhiên, cho rằng
“pháp luật thực sự là pháp luật phù hợp với tự nhiên”20, “pháp luật chính là cơng lý”

và pháp luật cũng có tính chủ quan; tương đồng với trường phái thực định cho rằng
“pháp luật là những quy định mang tính bắt buộc của nhà nước và được đảm bảo
bằng sức mạnh cưỡng chế”. Pháp luật mang thuộc tính nào, khách quan hay chủ
quan, sẽ liên quan đến việc đưa ra những căn cứ khác nhau để tìm hiểu lý do, vai trị
và nguyên tắc… của hoạt động GTPL.
1.1.1.3. Mục đích của giải thích pháp luật
Làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật
Việc GTPL phát sinh khi có những vướng mắc trong quá trình thi hành và áp
dụng pháp luật. Như vậy, việc phải thích sẽ sang tỏ, rõ nghĩa các quy định pháp luật
để các chủ thể áp dụng pháp luật có điều kiện thực hiện đúng, đủ quy phạm pháp
luật.
Bảo đảm tính thống nhất trong nhận thức và thực hiện pháp luật
Pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc, do vậy, các chủ thể thực hiện
pháp luật cần phải hiểu đúng tinh thần, bản chất của các quy phạm pháp luật. Sự
GTPL cũng nhằm mục đích thống nhất những nhận thức, bảo đảm cho pháp luật
được thi hành, áp dụng giống nhau trong các trường hợp giống nhau.
Góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật
Nếu quy phạm pháp luật khơng rõ ràng thì tự thân nó đã chứa đựng những lỗ
hổng pháp lý, tức là những vùng mờ của pháp luật, có khả năng dẫn đến những cách
hiểu khác nhau. Ở góc độ đó, việc GTPL nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ
thể thuộc phạm vi điều chỉnh, sự công bằng giữa các chủ thể chịu sự điều chỉnh của
pháp luật trong xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa có mơ hình tiền lệ đi
trước. Chính vì vậy, việc phát sinh các quan hệ xã hội, tình huống pháp lý mới là
20

Thom Brooks, “True law is right reason in agreement with nature”, Dworkin and Hegel on Legal Theory,
Georgia State University Law Review, vol 23, tr.517.



14

điều có thể xảy ra. Khi đó, việc nắm bắt các vướng mắc pháp lý và GTPL để thống
nhất cách hiểu chính là góp phần hồn thiện pháp luật21.
1.1.2. Phân loại giải thích pháp luật
1.1.2.1. Căn cứ vào tính chất và hiệu lực của sản phẩm giải thích pháp
luật
Cách phân loại phổ biến ở Việt Nam hiện nay là căn cứ vào tính chất và hiệu
lực của sản phẩm giải thích thì có GTPL chính thức và GTPL khơng chính thức.
GTPL chính thức là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền, có giá trị pháp
lý, nhằm làm sáng tỏ tư tưởng, nội dung và ý nghĩa của các quy phạm pháp luật,
hướng đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật được đồng bộ và thống nhất. Hiện
nay có một số quan điểm khác nhau về hoạt động GTPL chính thức. Có quan điểm
cho rằng GTPL chính thức thể hiện những yêu cầu sau22:
- Là việc làm rõ tinh thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong các văn bản
quy phạm pháp luật cần giải thích.
- Kết quả của việc giải thích là nguồn của luật và một văn bản quy phạm
pháp luật mới ra đời.
- Mục đích của việc giải thích là giúp cho việc nhận thức, thực hiện, áp dụng
đúng, thống nhất pháp luật.
- Hình thức giải thích được thể hiện dưới hình thức, trình tự, thủ tục được
quy định trong pháp luật.
- Kết quả GTPL là sự ra đời của một văn bản quy phạm pháp luật dưới tên
gọi, hình thức và nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật.
Theo quan điểm trên GTPL chính thức và hướng dẫn chi tiết thi hành văn
bản là hai hoạt động hoàn toàn khác biệt nhau. Nếu hướng dẫn chi tiết là hoạt động
có tính chất thường xuyên của hoạt động quản lý nhà nước theo nghĩa rộng thì
GTPL chỉ phát sinh khi có vướng mắc. Chính vì vậy, việc hướng dẫn chi tiết thi

21

22

Phan Trung Hiền, “GTPL ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”, Kỷ yếu hội thảo đại học Cần Thơ, T6/2018.
Phan Trung Hiền, TLĐD số 21, tr.2.


15

hành là điều đã được dự trù từ trước với những điều, khoản, điểm được “chỉ thị” là
phải hướng dẫn để thi hành. Thông thường đây là những “nội dung liên quan đến
quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết”23. Tuy
nhiên, “văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao” và “cơ
quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp”24.
Trong khi đó, GTPL là hoạt động khơng dự liệu trước mà phát sinh khi có vướng
mắc xảy ra trên thực tế. Như vậy, nếu hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp
luật thơng thường có tính chất “trên xuống” (top down) thì hoạt động GTPL có tính
chất “dưới lên” (bottom up) tức là nó phản ánh lời giải của bài toán thực tiễn từ
vướng mắc của văn bản quy phạm pháp luật phát sinh trong thực tiễn.
Theo một quan điểm khác thì giải thích pháp luật chính thức là hình thức giải
thích pháp luật được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền. Các kết quả giải
thích có hiệu lực pháp lý bắt buộc, và việc giải thích này được ghi nhận trong văn
bản GTPL. Chủ thể, đối tượng, cách thức, quy trình… của giải thích pháp luật chính
thức đều được quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật nhất định của nhà
nước. Theo đó, thì GTPL chính thức có thể được thực hiện bởi các chủ thể khác
nhau (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, toà án), miễn sao đảm bảo được các
yêu cầu là hoạt động GTPL tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền, kết quả giải
thích cho hiệu lực pháp lý bắt buộc và được ghi nhận trong văn bản GTPL25.
GTPL khơng chính thức là hoạt động của chủ thể khơng có thẩm quyền
nhằm làm sáng tỏ về mặt khoa học luật những tư tưởng, nội dung và ý nghĩa của
các quy phạm pháp luật, hướng đến việc nâng cao nhận thức và góp phần bảo đảm

cho việc áp dụng pháp luật được đồng bộ và thống nhất. Như vậy, hoạt động GTPL
khơng chính thức có những đặc điểm như sau:
- Là sự giải thích khơng có tính pháp lý và không phải là nguồn của luật.
Một bộ phận khá lớn của các GTPL khơng chính thức là từ các giảng viên tại các cơ
sở đào tạo luật và các chun ngành có liên quan. Những bộ giáo trình, sách chuyên
khảo, sách tham khảo, những bài giảng về các nội dung pháp lý có ẩn chứa việc
GTPL. Sự giải thích này khơng có tính bắt buộc áp dụng.
23

Khoản 1 Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Khoản 1 và 2 Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
25
Phạm Thị Duyên Thảo, TLĐD số 2, tr.29.
24


16

- Chủ thể của hình thức giải thích pháp luật khơng chính thức có thể là bất
kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào.
- Mục đích của việc giải thích là giúp mọi người hiểu rõ hơn về các quy
định pháp luật, góp phần vào việc giáo dục ý thức pháp luật, đào tạo ngành luật
(Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, bình luận khoa học Bộ luật dân sự). Hình thức
giải thích pháp luật khơng chính thức này lại tác động đến ý thức pháp luật của các
chủ thể pháp luật, tác động gián tiếp đến hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật.
1.1.2.2. Căn cứ vào mặt ngữ nghĩa giải thích pháp luật
Căn cứ vào mặt ngữ nghĩa, GTPL chia làm hai loại giải thích cơ bản, thứ
nhất là giải thích rộng hay cịn gọi là giải thích phát sinh khái niệm và làm sáng tỏ
khái niệm. Loại giải thích phát sinh khái niệm có mục đích là tái tạo một quy tắc mà
chỉ hiểu một nghĩa. Thứ hai, GTPL hẹp hay cịn gọi là giải thích lựa chọn một nghĩa

của từ trong số những nghĩa đã có. Loại GTPL thứ hai được thực hiện trong trường
hợp một quy tắc hay một cụm từ được hiểu không rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác
nhau với một vụ việc cụ thể26.
1.1.2.3. Căn cứ vào phạm vi giải thích pháp luật
Có quan điểm chia GTPL thành hai loại, giải thích mở rộng hoặc giải thích
tự do là loại giải thích có thể mở rộng tối đa nghĩa của từ, ngữ, mang lại nghĩa rộng
hơn cho từ ngữ cần được giải thích. Loại thứ hai là giải thích hạn chế, loại này tránh
đưa ra nghĩa rộng của từ, giải thích phải gắn với chủ ý của Quốc hội khi xây dựng
luật đó và loại này thường được hiểu là giải thích theo nghĩa của từ, đối lập với loại
giải thích mở rộng ở trên27.
1.1.3. Chủ thể và đối tượng của giải thích pháp luật
1.1.3.1. Chủ thể của giải thích pháp luật
Hiện nay trên thế giới, các quốc gia khác nhau trao quyền giải thích pháp luật
cho các chủ thể khác nhau, đó có thể là cơ quan lập pháp hoặc là cơ quan hành pháp

26
27

Wróblewski, Jerzy (1992), The Judicial Application of Law, Springer, tr.88.
Crabbe, Vincent (1994), Understanding Statutes, Cavendish Publishing, tr.67.


17

hoặc là cơ quan tư pháp. Việc giao thẩm quyền giải thích pháp luật cho các chủ thể
khác nhau tạo nên những mơ hình khác nhau về GTPL.
Mơ hình cơ quan lập pháp giải thích pháp luật
Mơ hình này tồn tại điển hình ở các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu
lục địa (khoảng trước những năm 80 của thế kỷ XX) và một số nước như Liên Xô
(cũ), Canađa, Cuba, Trung Quốc, Mianma, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên,

Việt Nam… Đây là mơ hình giải thích pháp luật của những nước theo hệ thống dân
luật (Civil Law).
Theo mơ hình này, chủ thể GTPL là các cơ quan lập pháp như Nghị viện,
Hội đồng Nhà nước, UBTVQH và thường được ghi nhận chính thức trong các văn
bản pháp luật quan trọng của quốc gia (hiến pháp và các đạo luật cơ bản) và thẩm
quyền của cơ quan này thường rất lớn. Ví dụ, ở Trung Quốc, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội Trung Quốc được quy định: Khi các điều khoản trong luật và nghị định
cần được làm sáng tỏ về phạm vi hoặc cần được bổ sung với các luật lệ bổ sung,
UBTVQH phải giải thích hoặc đưa ra các quyết định để bổ sung28.
Quyền lực GTPL của cơ quan lập pháp thường được hiến pháp ghi nhận như
một quyền độc lập, nhưng trong thực tế, nhiều khi nhiệm vụ giải thích pháp luật lại
thiên về việc “lập pháp bổ sung”, ranh giới giữa GTPL và lập pháp bổ sung không
rõ, các thành viên thuộc cơ quan có thẩm quyền giải thích pháp luật thường hoạt
động kiêm nhiệm, bên cạnh chức năng giải thích pháp luật, họ còn đảm nhiệm
nhiều hoạt động khác theo thẩm quyền được ghi nhận trong hiến pháp và luật. Còn
các chủ thể khác như cơ quan tư pháp, cơ quan hành pháp, được cho rằng đó chỉ là
cơ quan áp dụng pháp luật, nên cơng việc GTPL khơng được trao chính thức (nếu
có chỉ ở góc độ được ủy quyền).
Theo mơ hình này, đối tượng của GTPL chủ yếu là các văn bản pháp luật, số
lượng cũng hạn chế, thường gồm hiến pháp, luật, một số văn bản quan trọng trong
văn bản pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc nghị định của Chính phủ

28

Điều 1 Nghị quyết của UBTVQH Trung Quốc về củng cố cơng tác giải thích pháp luật năm 1991.


18

và đương nhiên khơng gồm có án lệ (bởi án lệ ở đây gần như khơng được xem là

một hình thức hay một nguồn của pháp luật)29.
Tuy nhiên, đã từ lâu, các quốc gia theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa
truyền thống khơng cịn giữ ngun mơ hình GTPL mà chủ thể là cơ quan lập pháp,
họ đã và đang dần trao quyền chính thức GTPL cho tịa án, hoặc ủy quyền nhiều
hơn cho tòa án thực hiện chức năng này. Vấn đề này, đã được một học giả luận giải
như sau: Vị trí, vai trị của tịa án cũng phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm tư tưởng
chỉ đạo của giai cấp cầm quyền trong nhà nước. Nếu như ở Anh và Pháp vì có lý do
lịch sử và hệ tư tưởng, nguyên tắc phân quyền trong bộ máy nhà nước khơng rõ rệt,
trong đó ưu thế của Nghị viện là lấn át so với ngành tư pháp, thì vai trị của bộ máy
tư pháp Hoa Kỳ lại hồn tồn khác. Sự tiến hóa và đặc trưng của bộ máy tư pháp
Hoa Kỳ đã làm cho bản đồ quyền lực Hoa Kỳ được phân biệt một cách rõ rệt hơn,
gần đúng với yêu cầu học thuyết phân chia quyền lực của Môngtécxkiơ
(Montesquieu). Mãi cho tới những năm 80 của thế kỷ XX, các nước châu Âu mới
“bừng tỉnh” nhận ra vai trò GTPL của tòa án30.
Về cơ bản, ở mơ hình GTPL này, chủ thể giải thích pháp luật là cơ quan lập
pháp, cơ quan được xem là cao nhất trong ba nhánh quyền lực của quốc gia, thì hiện
nay, cũng đã và đang có sự mở rộng hơn thẩm quyền giải thích pháp luật cho tịa
án31. Đây là một xu hướng chung, tất yếu của đời sống pháp lý, khơng riêng ở quốc
gia nào.
Mơ hình cơ quan tư pháp (tồ án) giải thích pháp luật
Hoạt động GTPL trao cho tồ án điển hình có thể kể đến Anh, Mỹ. Thẩm
quyền của tịa án trong giải thích pháp luật được ghi nhận trong những văn bản pháp
luật quan trọng của quốc gia, hoặc cũng có thể khơng có quy định pháp luật nào ghi
nhận rõ về thẩm quyền này, nhưng trong thực tế, tòa án được coi là chủ thể hiển
nhiên của hoạt động GTPL32. Đây là mơ hình giải thích pháp luật điển hình ở các
nước theo hệ thống pháp luật Common Law (hệ thống pháp luật dân luật)

30

Nguyễn Đăng Dung (2010), Hạn chế sự tùy tiện của cơ quan nhà nước, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.352.

Phạm Thị Duyên Thảo, TLĐD số 2, tr.68.
32
Phạm Thị Duyên Thảo, TLĐD số 2, tr.59.
31


19

Ở Hoa Kỳ, và các nước điển hình của mơ hình này, tất cả các tịa án đều có
quyền GTPL, đây là việc làm thường xuyên, tất yếu của việc áp dụng pháp luật
trong q trình tịa án thực hiện chức năng xét xử. Hầu như tất cả các vụ án đưa ra
xét xử tại tòa án tối cao Hoa Kỳ đều địi hỏi phải giải thích pháp luật. Ở Anh cũng
vậy, ngay từ năm 1616, Vua Anh James I đã từng nói với các Thẩm phán nước ơng
rằng: Các ngài không phải là nhà làm luật mà là người giải thích luật dựa vào sách
vở và tiền lệ án33. Các quốc gia đề cao án lệ chính là các quốc gia gần như chỉ giao
trọng trách GTPL cho tòa án.
Đối tượng của giải thích pháp luật nhìn chung khơng bị hạn chế, có thể là bất
cứ hình thức pháp luật nào, từ hiến pháp, các đạo luật, các văn bản dưới luật, và các
hình thức khác của pháp luật bao gồm cả án lệ và có thể có cả tập quán pháp.
Hiệu lực của sản phẩm GTPL của các tịa án có giá trị đối với những vụ việc,
tình huống cụ thể, cũng có giá trị áp dụng đối với các trường hợp khác nếu như giải
thích trong bản án đó trở thành án lệ, được sử dụng trong q trình xét xử về sau.
Các GTPL của tịa án địa phương, tịa án bang có giá trị, hiệu lực trong phạm vi địa
phương đó, những giải thích gây tranh cãi được đưa đến để tòa án tối cao giải thích
mang tính quyết định.
Quy trình GTPL về cơ bản hịa trộn vào quy trình xét xử, hình thức thể hiện
của sản phẩm giải thích nằm trong nội dung các bản án, quyết định của tòa án. Tòa
án Anh từ trước tới nay thường công bố quan điểm của các Thẩm phán trong một
phiên tòa. Tòa án tối cao Hoa kỳ áp dụng phương thức là, một trong số các Thẩm
phán sẽ viết ra ý kiến tổng hợp của tất cả các Thẩm phán và văn bản này sẽ được

một hay nhiều Thẩm phán ký tên. Toàn văn các ý kiến này từ lâu đời đã được xuất
bản để cho mọi người ở Hoa Kỳ hay ở trên toàn thế giới có thể xem xét lại ngay
những lập luận pháp lý mà theo đó các phán quyết quan trọng được đưa ra.
Mơ hình cơ quan hành pháp giải thích pháp luật
Chủ thể giải thích pháp luật theo mơ hình này bên cạnh Tồ án, cơ quan lập
pháp cịn có cả Tổng thống, các cơ quan hành chính nhà nước, điển hình cho mơ
hình này là Hàn Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia khác. Ở Nhật Bản, gần như hết
thế kỷ XX, quyền lực giải thích pháp luật được trao cho ngành hành pháp, tuy trong
33

Văn phòng Quốc hội Việt Nam, TLĐD số 14, tr.19.


×