Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Dấu hiệu hành hung để tẩu thoát trong các tội xâm phạm sở hữu theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.22 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC KHÁNH

DẤU HIỆU HÀNH HUNG ĐỂ TẨU THỐT
TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

DẤU HIỆU HÀNH HUNG ĐỂ TẨU THỐT
TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn
Học viên: Nguyễn Ngọc Khánh
Lớp: Cao học Luật, khóa 1 - Kon Tum

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc
sĩ Luật học: “Dấu hiệu hành hung để tẩu thoát trong các tội xâm phạm sở hữu
theo luật hình sự Việt Nam” là hồn tồn trung thực và khơng trùng lặp với các
đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn
đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Anh Tuấn.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về sự cam đoan này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Khánh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự

HĐXX

Hội đồng xét xử

NQHĐTPTANDTC

Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

TTLT


Thông tư liên tịch


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. PHÂN BIỆT DẤU HIỆU “HÀNH HUNG ĐỂ TẨU THOÁT”
TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU VỚI TRƯỜNG HỢP CHUYỂN
HÓA SANG TỘI CƯỚP TÀI SẢN ................................................................... 7
1.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về dấu hiệu “hành hung để
tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu .................................................... 7
1.2. Những vướng mắc từ thực tiễn đặt ra khi áp dụng tình tiết “hành
hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu và phân biệt với
trường hợp chuyển hóa sang tội cướp tài sản................................................ 9
1.3. Giải pháp nhằm áp dụng đúng tình tiết “hành hung để tẩu thốt”
trong các tội xâm phạm sở hữu .................................................................... 12
Kết luận Chương 1 ............................................................................................ 18
CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH VÀ ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT KHI ÁP
DỤNG DẤU HIỆU HÀNH HUNG ĐỂ TẨU THOÁT TRONG CÁC TỘI
XÂM PHẠM SỞ HỮU ..................................................................................... 19
2.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về dấu hiệu “hành hung để
tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu và định tội danh, định khung
hình phạt đối với dấu hiệu này ..................................................................... 19
2.2. Những vướng mắc từ thực tiễn định tội danh và định khung hình phạt
khi áp dụng dấu hiệu hành hung để tẩu thoát trong các tội xâm phạm sở
hữu .................................................................................................................. 21
2.3. Giải pháp nhằm định tội danh và định khung hình phạt đúng khi áp
dụng dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu26
Kết luận Chương 2 ............................................................................................ 33
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công
dân nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định để bảo vệ
quyền sở hữu. Ở nước ta, quyền sở hữu được bảo vệ bằng các quy định của Hiến
pháp và các luật ở các lĩnh vực: hình sự, hành chính, dân sự....Hiến pháp năm
2013 tại Điều 32 đã qui định: “1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp
pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp
trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; 2. Quyền sở hữu tư
nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.”
Trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay, quyền sở hữu được bảo vệ
thông qua quy định tập trung nhất ở Chương XVI (các tội xâm phạm sở hữu)
gồm 13 tội, từ Điều 168 đến Điều 180. Các qui định này của BLHS năm 2015 đã
thể hiện vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ quyền sở hữu của nhà
nước, tổ chức, cá nhân đã được Hiến pháp năm 2013 qui định.
Thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sở hữu cho thấy các tội phạm này
chiếm số lượng lớn trong số các tội mà Tòa án các cấp đã thụ lý, giải quyết; qui
mơ, tính chất, thủ đoạn phạm tội ngày càng diễn biến phức tạp, gây hậu quả và
tác hại rất lớn cho xã hội. Một trong những vướng mắc trong quá trình xử lý hình
sự các tội xâm phạm sở hữu đó là hiểu và áp dụng đúng dấu hiệu “hành hung để
tẩu thoát” được quy định là dấu hiệu định khung trong các tội: tội cướp giật tài
sản (Điều 171 BLHS), tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS), tội
trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) như: xác định đúng nội hàm của dấu hiệu

“hành hung để tẩu thoát”; phân biệt dấu hiệu này với trường hợp chuyển hóa
sang tội cướp tài sản; định tội danh và định khung hình phạt khi áp dụng dấu
hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu .v.v…
Xuất phát từ vướng mắc trong thực tiễn nêu trên, tác giả đã mạnh dạn
chọn đề tài: “Dấu hiệu hành hung để tấu thốt trong các tội xâm phạm sở hữu
theo Luật hình sự Việt Nam” để làm Luận văn Thạc sĩ Luật học theo định
hướng ứng dụng, với mong muốn đi sâu nghiên cứu để giải quyết các vấn đề còn


2

vướng mắc của pháp luật trong quá trình áp dụng dấu hiệu này trong thực tiễn,
nâng cao hiệu quả xét xử và đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm sở hữu tại
địa phương và trên cả nước.
2. Tình hình nghiên cứu:
Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được đề cập ở nhiều
nhóm tài liệu khác nhau:
- Các Giáo trình Luật hình sự của các cơ sở đào tạo như: Trường Đại học
Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội; Trường Đại học Luật TP.HCM (2013), Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm, Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt
Nam, TP.HCM; Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt NamPhần Các tội phạm, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội; Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam- Phần Các tội phạm, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội... Những giáo
trình nêu trên có đề cập đến dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” là dấu hiệu định
khung trong một số tội xâm phạm sở hữu như tội cướp giật tài sản, tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản. Đây là tài liệu quan trọng cho luận
văn tham khảo khi nghiên cứu các dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong một
số tội xâm phạm sở hữu nêu trên trong luật hình sự Việt Nam.
- Các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp có liên quan

đến các tội xâm phạm sở hữu trong đó có đề cập đến dấu hiệu “hành hung để tầu
thốt” như:
+ Hoàng Văn Hùng (2008), Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng,
chống tội này ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
+ Nguyễn Ngọc Chí (2000), Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm
phạm sở hữu, Luận án tiến sỹ Luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật
+ Trần Văn Hiệp (2014), Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh
+ Nguyễn Ngọc Ảnh (2017), Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh


3

+ Lê Thị Linh Sương (2011), Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Gia
Lai- thực trạng, nguyên nhân và biện pháp phịng chống, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
Các cơng trình này, dấu hiệu “hành hung đề tẩu thốt” có đề cập trong nội
dung đến nhưng không nghiên cứu sâu về dấu hiệu này như vấn đề định tội danh
và định khung hình phạt khi áp dụng dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong các
tội xâm phạm sở hữu… bởi lẽ đây khơng phải là vấn đề nghiên cứu chính của
các cơng trình nêu trên. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu dấu hiệu “hành hung
để tầu thốt” của các khóa luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỹ nêu trên là tài
liệu tham khảo cho đề tài luận văn.
đến:
+ Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học BLHS, phần các tội phạm,
tập III, các tội xâm phạm sở hữu, Nxb. TP.HCM.
Tài liệu này đề cập đến đến dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong một
số tội xâm phạm sở hữu theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT
–TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001.

+ Trần Mạnh Hà (2006), Định tội danh tội “ Trộm cắp tài sản” qua một số
dấu hiệu đặc trưng, Tạp chí Nghề luật số 5/2006.
Trong bài viết này, tác giả đề cập đến một vụ án cụ thể về tội trộm cắp tài
sản có sự tranh chấp về tình tiết “hành hung để tẩu thốt” với chuyển hóa sang
tội cướp tài sản và trình bày đánh giá của mình về vụ án.
+ Phạm Vũ Ngọc Quang (2007), “Một số ý kiến về việc chuyển hố hình
thức chiếm đoạt tài sản và tình tiết hành hung để tẩu thoát”, Kiểm sát, 3/2007, số
5, tr.32-34
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích khái niệm chiếm đoạt tài sản và
hành hung để tẩu thoát dựa trên các quy định của BLHS năm 1999 và thực tiễn
áp dụng hai vụ án đã được xử lý. Quan điểm của tác giả về hai vu án dựa trên
quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT –TANDTC-VKSNDTC-BCABTP ngày 25/12/2001


4

+ Phạm Minh Tuyên (2017), “Tội cướp giật tài sản và vấn đề chuyển hóa
tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam”, Tòa án nhân dân, Số 19, tr. 20 23; 47
Trong bài viết này tác giả xuất phát từ lý luận về thời điểm tội phạm hoàn
thành và thời điểm chấm dứt hành vi chiếm đoạt để có ý kiến cá nhân về một
tình huống thực tế có nhiều ý kiến khác nhau tranh chấp giữa hành hung để tẩu
thốt và chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang cướp tài sản.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu nêu trên ở các góc độ khác
nhau đã nghiên cứu dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong một số tội xâm
phạm sở hữu và luận văn có thể tham khảo các quan điểm, kết quả nghiên cứu
của tài liệu này. Tuy nhiên, các cơng trình này chưa đi sâu nghiên cứu một các
toàn diện, đầy đủ các mặt, các khía cạnh khác nhau của dấu hiệu “hành hung để
tẩu thốt”. Mặt khác, các cơng trình nghiên cứu về dấu hiệu “hành hung để tẩu
thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của BLHS năm 1999 nên
có một số nội dung khơng cịn phù hợp với BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung

năm 2017).
Ở cấp độ một Luận văn Thạc sỹ Luật học, tác giả nhận thấy chưa có luận
văn thạc sỹ nào nghiên cứu chuyên sâu về các dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát”
trong các tội xâm phạm sở hữu. Các vướng mắc được Luận văn chỉ ra khi áp
dụng dấu hiệu này trên thực tế đều xuất phát từ việc nghiên cứu các bản án cụ
thể do tác giả sưu tầm nên cũng có tính đặc thù. Do vậy, Luận văn là khơng
trùng lặp về nội dung với các luận văn thạc sỹ Luật học khác theo định hướng
ứng dụng đã công bố và có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là thông qua việc xác định những
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong các
tội xâm phạm sở hữu, tìm ra ngun nhân của những vướng mắc đó. Từ đó,
đưa ra giải pháp dưới hình thức kiến nghị hướng dẫn áp dụng dấu hiệu “hành
hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu để khắc phục các vướng mắc
đã chỉ ra.


5

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Phân tích, đánh giá việc áp dụng dấu hiệu “hành hung để tẩu thốt” trong
các tội xâm phạm sở hữu thơng qua các bản án cụ thể. Từ đó, tìm ra những vấn
đề mà các Cơ quan tiến hành tố tụng còn vướng phải trong việc áp dụng dấu hiệu
“hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu.
- Từ việc tìm ra những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, tác giả luận
văn sẽ kiến nghị những giải pháp để có thể áp dụng đúng dấu hiệu “hành hung
để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực tiễn áp dụng dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm
phạm sở hữu theo luật hình sự Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả nghiên cứu thực tiễn dấu
hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu của Tòa án ở một
số địa phương trong cả nước như Gia Lai, Bình Định, Đồng Tháp …trong những
năm gần đây.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, học viên sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong Luận văn nhằm
làm rõ những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng dấu hiệu “hành hung
để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu theo luật hình sự Việt Nam.
- Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để làm rõ những điểm giống
và khác nhau giữa dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” với trường hợp chuyển hóa
sang tội cướp tài sản.


6

- Phương pháp bình luận án được sử dụng để bình luận các bản án trong
thực tiễn xét xử vào nội dung đề tài nghiên cứu.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của Luận văn đã chỉ ra được những vướng mắc trong
thực tiễn áp dụng dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở
hữu theo luật hình sự Việt Nam, từ đó, đưa ra các kiến nghị có cơ sở lý luận và

thực tiễn để giải quyết các vướng mắc đó. Vì vậy, kết quả nghiên cứu có thể
được sử dụng để tham khảo trong việc hồn thiện pháp luật, cũng có thể sử dụng
để các Cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đúng dấu hiệu “hành hung để tẩu
thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu theo luật hình sự Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu của Luận văn đạt được cịn có thể làm tài liệu
tham khảo cho các học viên khác và cho những người có quan tâm trong q
trình cơng tác, học tập và nghiên cứu.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, nội dung của đề tài được kết cấu thành 02 chương như sau:
Chương 1: Phân biệt dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm
phạm sở hữu với trường hợp chuyển hóa sang tội cướp tài sản
Chương 2: Định tội danh và định khung hình phạt khi áp dụng dấu hiệu
hành hung để tẩu thoát trong các tội xâm phạm sở hữu


7

CHƯƠNG 1
PHÂN BIỆT DẤU HIỆU “HÀNH HUNG ĐỂ TẨU THOÁT”
TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU VỚI TRƯỜNG HỢP
CHUYỂN HÓA SANG TỘI CƯỚP TÀI SẢN
1.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về dấu hiệu “hành hung
để tẩu thốt” trong các tội xâm phạm sở hữu
Trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI
BLHS năm 2015, thì dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” được quy định là dấu
hiệu định khung tăng nặng tại Tội cướp giật tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 171
BLHS), Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (điểm b khoản 2 Điều 172 BLHS),
Tội trộm cắp tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS). Về mặt lý luận, các tội
xâm phạm sở hữu đều xâm phạm quan hệ sở hữu, tuy nhiên khi có thêm dấu hiệu

“hành hung để tẩu thoát” được quy định trong ba tội phạm nêu trên nó cịn xâm
phạm nhân thân của người khác qua đó làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của
các tội phạm này so với trường hợp bình thường. Chính vì vậy, dấu hiệu “hành
hung để tẩu thốt” được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của các tội
cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản.
Trong Bộ luật hình sự năm 1999, dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát”
được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của các Tội cướp giật tài sản
(điểm đ khoản 2 Điều 136 BLHS năm 1999), Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
(điểm b khoản 2 Điều 137 BLHS năm 1999), Tội trộm cắp tài sản (điểm a
khoản 2 Điều 138 BLHS năm 1999). Sự giống nhau này đưa đến kết luận là các
vướng mắc, bất cập khi áp dụng dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” với tư cách
là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng tại các Điều 136, 137, 138 BLHS
năm 1999 cũng có thể được sử dụng làm cơ sở thực tiễn để giải quyết các
vướng mắc, bất cập khi áp dụng dấu hiệu này tại các Điều 171, 172, 173 BLHS
năm 2015.
Vấn đề tiếp theo cần đặt ra là hiểu các khái niệm “hành hung để tẩu thoát”
quy định các Điều 171, 172, 173 BLHS năm 2015 như thế nào?. Nếu không
thống nhất về vấn đề này thì chúng ta khơng có cơ sở để đánh giá việc áp dụng


8

tình tiết này trên thực tiễn để chỉ ra các vướng mắc, bất cập qua đó hồn thiện
pháp luật hình sự.
Dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” quy định tại các Điều 171, 172, 173
BLHS năm 2015 có nội hàm như thế nào có thể tham khảo trong các giáo trình
luật hình sự của các trường đại học, học viện, trong các sách, báo của các tác giả
nghiên cứu về luật hình sự. Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc hiểu dấu hiệu này như
thế nào lại dựa vào các văn bản hướng dẫn của các cơ quan tiến hành tố tụng, bởi
lẽ các hướng dẫn của các cơ quan tiến hành tố tụng có giá trị pháp lý bắt buộc

đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, còn các tài liệu khác chỉ có giá trị tham
khảo. Vậy, tại thời điểm hiện nay, dấu hiệu “hành hung để tẩu thốt” được các
văn bản hướng dẫn như thế nào?
Thơng tư liên tịch số 02/2001/TTLT–BTP–BCA–TANDTC–VKSNDTC
ngày 25/12/2001 của Bộ Tư pháp – Bộ Cơng an – Tịa án nhân dân Tối cao Viện kiểm sát nhân dân Tối cao về việc áp dụng các quy định tại Chương XIV
“Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999 (viết tắt là: TTLT số
02/2001) đã hướng dẫn dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm
phạm sở hữu như sau:
“6. Khi áp dụng tình tiết "hành hung để tẩu thoát" (điểm đ khoản 2
Điều 136; điểm a khoản 2 Điều 137; điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS) cần
chú ý:
6.1. Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường
hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt
được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì
đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt
giữ như đánh, chém, bắn, xơ ngã... nhằm tẩu thốt.
6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã
chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành
lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức
khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài
sản, thì trường hợp này khơng phải là "hành hung để tẩu thốt" mà đã có
đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.”


9

Hướng dẫn trên về dấu hiệu “hành hung để tẩu thốt” trong các tội xâm
phạm sở hữu tuy khơng đủ để giải quyết tất cả các vướng mắc trong thực tiễn áp
dụng tình tiết này nhưng cũng là cơ sở để thống nhất cách hiểu về dấu hiệu này
trong thực tiễn áp dụng.

1.2. Những vướng mắc từ thực tiễn đặt ra khi áp dụng tình tiết “hành
hung để tẩu thốt” trong các tội xâm phạm sở hữu và phân biệt với trường
hợp chuyển hóa sang tội cướp tài sản
Như trên đã phân tích, dấu hiệu “hành hung để tẩu thốt” trong các tội
xâm phạm sở hữu dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” được quy định là dấu hiệu
định khung tăng nặng tại Tội cướp giật tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 171 BLHS),
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (điểm b khoản 2 Điều 172 BLHS), Tội trộm
cắp tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS). Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp
luật hình sự trên thực tế cho thấy việc áp dụng tình tiết “hành hung để tẩu thốt”
cịn có những vướng mắc dẫn đến giảm hiệu quả đấu tranh phòng chống các tội
xâm phạm sở hữu này. Các vướng mắc trong việc áp dụng tình tiết “hành hung
để tẩu thoát” trong thực tiễn áp dụng pháp luật được thể hiện trong nội dung các
bản án sau:
Vụ án thứ nhất
Bản án hình sự sơ thẩm số 180/2016/HSST ngày 28/12/2016 Tòa án nhân
dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai có nội dung vụ án như sau:
“Vào khoảng 18 giờ 50 phút ngày 20/02/2016 tại nhà anh Nguyễn
Hồng Tồn ở hẻm 113 đường Tơ Vĩnh Diện, tổ 10, phường Hoa Lư, thành
phố Pleiku, Gia Lai Nguyễn Quang thịnh đã lén lút đột nhập vào nhà để
trộm cắp tài sản. Khi Nguyễn Quang Thịnh vào nhà lục tìm, lấy được tài
sản gồm 01 chiếc điện thoại di động hiệu Sam Sung Galaxy E5 và
1.000.000 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì bị anh Tồn phát
hiện tri hơ “Ai trong nhà đấy?”, đồng thời đến giữ chặt cửa ra vào. Nghe
tiếng hơ, Thịnh chạy theo cửa chính để thốt ra ngồi nhưng đã bị anh
Tồn giữ cửa, vì không ra được nên Thịnh quay vào nhà bếp lấy một dao
bấm, lưỡi dao dài nhọn 07 cm, cán dài 09 cm rồi đi đến cửa và nói :
“Mày thả tao ra khơng tao giết” nhưng anh Tồn khơng mở cửa và hô to:


10


“cướp, cướp”. Lúc này, Thịnh dùng người đẩy mạnh làm cánh cửa hở ra.
Sau đó, Thịnh lấy trong túi quần chiếc bình xịt hơi cay giơ lên phía cửa,
đồng thời dùng dao đâm vào khe hở của cánh cửa. Sợ bị đâm trúng tay
nên anh Toàn thả tay khỏi cánh cửa thì Thịnh xơ cửa và mang theo tài sản
trộm cắp được chạy thốt ra ngồi.”
Phần Quyết định của bản án:
“Tuyên bố bị cáo Nguyễn Quang Thịnh phạm tội “Cướp tài sản”.
Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133; điểm g khoản 1 Điều 48; điểm b,
p khoản 1 và khoản 2 Điêu 46; Điêu 33; 45 của Bộ luật hình sự. Xử phạt
bị cáo Nguyễn Quang Thịnh 07 (bảy) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn tù
tính từ ngày 07/6/2016.”
Trong vụ án này, có một số tình tiết cần lưu ý là: (1) Thịnh đã trộm cắp
được tài sản của anh Tồn và đang nắm giữ tài sản đó; (2) Anh Toàn chưa
giành lại được tài sản mà Thịnh đã trộm; (3) Thịnh đã dùng vũ lực để tẩu thoát
và mang theo tài sản trộm cắp được chạy thoát ra ngồi. Với các tình tiết của
vụ án này, vụ án đã làm nảy sinh một vướng mắc khi áp dụng tình tiết “hành
hung để tẩu thốt” là cần phải hiểu tình tiết này như thế nào cho chính xác. Bởi
lẽ, nếu đối chiếu với với hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001 thì trong
vụ án này bị cáo Thịnh “đã chiếm đoạt được tài sản”, nhưng lại thiếu điều kiện
“nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại” thì mới chuyển hóa
thành tội cướp tài sản (trong vụ án này khơng có tình tiết nào cho thấy bị hại
giành lại tài sản). Hay nói cách khác, nếu đối chiếu với với hướng dẫn tại
Thông tư liên tịch số 02/2001 thì hành vi của bị cáo chỉ cấu thành tội trộm cắp
tài sản với tình tiết “hành hung để tẩu thốt” chứ khơng phải chuyển hóa thành
tội cướp tài sản như tòa án đã tuyên. Thực tiễn này đã đặt ra một vấn đề là có
phải mọi trường hợp chuyển hóa từ các tội cướp giật tài sản, công nhiên chiếm
đoạt tài sản, trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản đều phải cần có điều kiện
“nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại” hay không?. Đây là
vướng mắc từ thực tiễn cần được nghiên cứu để hướng dẫn cho đầy đủ hơn tình

tiết “hành hung để tẩu thốt” trong các tội xâm phạm sở hữu và để phân biệt
tình tiết này với trường hợp chuyển hóa sang tội cướp tài sản.


11

Vụ án thứ hai
Bản án hình sự sơ thẩm số 07/2018/HS-ST ngày 19/4/2018 của Tòa án
nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang có nội dung như sau:
Khoảng 06 giờ ngày 04/11/2017, Danh H (tên thường gọi: Ng-E)
điều khiển xe mô tô nhãn hiệu Winner màu xanh trắng mang biển kiểm
soát 68B1- 294.86 do H đứng tên chủ sở hữu chạy từ nhà qua Vàm Kim
Qui thuộc xã Vân Khánh, huyện An Minh đi ghe biển. Khi đi đến quán cà
phê do bà Tạ Thị Th, sinh năm 1978, thường trú ấp M Đ C, xã VK, huyện
An Minh làm chủ thì Danh H đậu xe cặp lộ bên tay phải hướng đi rồi
vào quán kêu một ly nước mía uống. Lúc này bà Th ngồi vào bàn xem
Tivi, Danh H quan sát thấy trên cổ bà Th có đeo một sợi dây chuyền
vàng 18k nên nảy sinh ý định cướp giật sợi dây chuyền để lấy tiền đóng
trả góp xe và tiêu xài cá nhân. H lợi clụng lúc bà Th đang xem Tivi
không để ý nên Danh H từ phía sau lưng bà Th đi lại gần dùng tay phải
giật sợi dây chuyền, bà Th dùng tay chụp sợi dây chuyền lại thì Danh H
giật mạnh sợi dây chuyền và xô bà Th ngã xuống nền xi măng. Danh H
lấy được sợi dây chuyền chạy ra xe, bà Th đúng dậy chạy theo thì Danh
H giơ tay lên định đánh nên bà Th đứng lại, Danh H lên xe đề máy chạy
về hướng thị trấn Thứ 11, huyện An Minh. Đến chợ, Danh H không chạy
qua cầu treo mà chạy xe theo lộ cặp mé sông đến xã Vân Khánh Đông
rồi chạy lên Ngã Tư Rọ Ghe thuộc xã Đông Hưng A, huyện An Minh bán
cho tiệm vàng tên “Hoàng Lương” được 02 chỉ 09 phân 05 ly với số tiền
lả 6.047.000 đồng, rồi điều khiển xe chạy thẳng về nhà ở ấp 5C, xã NT,
huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang”.

Tại phần Quyết định của bản án:
“Tuyên bố: Bị cáo Danh H (tên gọi khác Ng-E) phạm tội “Cướp
giật tài sản”.
Áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 171, điểm b, s khoản 1 và khoản 2
Điều 51, Điều 54 và Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017, xử phạt bị cáo Danh H 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời


12

hạn chấp hành hình phạt tù được tính kể từ ngày bị bắt tạm giữ (ngày
04-11-2017).”
Vụ án này có một số tình tiết cần lưu ý: (1) Bị cáo Danh H “dùng tay phải
giật sợi dây chuyền, bà Th dùng tay chụp sợi dây chuyền lại thì Danh H giật
mạnh sợi dây chuyền và xô bà Th ngã xuống nền xi măng”; (2) Bị cáo Danh H
“lấy được sợi dây chuyền chạy ra xe, bà Th đúng dậy chạy theo thì Danh H giơ
tay lên định đánh nên bà Th đứng lại, Danh H lên xe đề máy chạy”. Với các tình
tiết này thì vụ án này hồn tồn phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số
02/2001: “Nếu người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị
hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm
đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này khơng phải là "hành hung để tẩu
thốt" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.”. Tuy nhiên,
trong vụ án này, tòa án lại xử lý Danh H về tội cướp giật tài sản với tình tiết
“hành hung để tẩu thốt”.
Vướng mắc được đặt ra từ vụ án này là phải làm rõ nội hàm dấu hiệu
“hành hung để tẩu thoát” có bao gồm cả trường hợp dùng vũ lực vừa để giữ tài
sản chiếm đoạt được và cũng vừa để tẩu thốt hay khơng?
Những vướng mắc từ thực tế trong các vụ án nêu trên khi xác định tình
tiết “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu và phân biệt nó với

trường hợp chuyển hóa sang tội cướp tài sản địi hỏi phải có giải pháp có tính
khoa học để khắc phục các vướng mắc này.
1.3. Giải pháp nhằm áp dụng đúng tình tiết “hành hung để tẩu thoát”
trong các tội xâm phạm sở hữu
Tại Mục 1.2 đã chỉ ra các vướng mắc trong việc áp dụng tình tiết “hành
hung để tẩu thốt” trong các tội xâm phạm sở hữu và phân biệt tình tiết này với
trường hợp chuyển hóa sang tội cướp tài sản gồm: (1) Có phải mọi trường hợp
chuyển hóa từ các tội cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp
tài sản sang tội cướp tài sản đều phải cần có điều kiện “nhưng đã bị người bị hại
hoặc người khác giành lại” hay không?; (2) Phải làm rõ nội hàm dấu hiệu “hành


13

hung để tẩu thốt” có bao gồm cả trường hợp dùng vũ lực vừa để giữ tài sản
chiếm đoạt được và cũng vừa để tẩu thốt hay khơng?
Theo chúng tơi, nguyên nhân của vướng mắc nêu trên xuất phát từ các lý
do sau:
- Thứ nhất, về mặt thực tiễn, Thông tư liên tịch số 02/2001 ra đời nhằm
đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nên đã hướng dẫn bằng cách liệt kê ra các trường
hợp cụ thể của tình tiết “hành hung để tẩu thoát” và của trường hợp chuyển hóa
từ “hành hung để tẩu thốt” trong các tội xâm phạm sở hữu sang tội cướp tài sản.
Chính sự liệt kê đó làm giới hạn phạm vi của tình tiết rất khái quát là “hành hung
để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu và cũng giới hạn của cả trường hợp
cướp tài sản là dùng vũ lực (hành hung) nhằm (để) chiếm đoạt tài sản. Hay nói
cách khác, đây là trường hợp mà hình thức (các trường hợp cụ thể của tình tiết
“hành hung để tẩu thốt”, trường hợp cụ thể chuyển hóa sang cướp tài sản”)
khơng phản ánh được hết nội hàm của tình tiết “hành hung để tẩu thoát” và dấu
hiệu “dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản” của tội cướp tài sản. Do đó, trong
thực tiễn khi gặp trường hợp phạm tội cụ thể mà không rơi vào các trường hợp

Thông tư liên tịch số 02/2001 đã liệt kê làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng
lúng túng khi xác định trường hợp cụ thể này là tình tiết “hành hung để tẩu
thốt” hay chuyển hóa sang tội cướp tài sản.
- Thứ hai, về mặt lý luận, tình tiết “hành hung để tẩu thoát” trong các tội
xâm phạm sở hữu và việc chuyển hóa tội danh trong các tội xâm phạm sở hữu
ln được gắn liền với quá trình chiếm đoạt tài sản từ lúc hành vi chiếm đoạt bắt
đầu đến lúc kết thúc. Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 02/2001 đã liệt kê theo
hướng từng tội gốc hoàn thành (cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản,
trộm cắp tài sản) rồi mới cấu thành tội cướp tài sản thì mới coi là chuyển hóa
sang cướp tài sản: “Nếu người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị
người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực
… có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.”
Trên cơ sở đó tác giả kiến nghị TAND Tối cao ra nghị quyết hướng dẫn
mới về tình tiết “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu thay thế
nội dung hướng dẫn tình tiết này tại Thơng tư liên tịch số 02/2001 để làm rõ hơn


14

nội hàm của tình tiết này và phân biệt tình tiết này với trường hợp chuyển hóa
sang tội cướp tài sản theo các hướng sau:
- Thứ nhất, tình tiết “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở

hữu và trường hợp chuyển hóa sang tội cướp tài sản khác nhau ở dấu hiệu mục
đích: nếu hành hung “để tẩu thốt” thì đây là trường hợp “hành hung để tẩu
thốt”, cịn nếu hành hung “để chiếm đoạt tài sản” thì đây là trường hợp cướp tài
sản mà khơng phụ thuộc vào điều kiện “nhưng đã bị người bị hại hoặc người
khác giành lại” có hay khơng như hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001.
Trong trường hợp người phạm tội hành hung “để tẩu thoát” và cũng “để chiếm
đoạt tài sản” thì đây là trường hợp cướp tài sản.

Cơ sở để hướng dẫn nêu trên là quy định của BLHS năm 2015 về dấu
hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong các tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS),
công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS), trộm cắp tài sản (Điều 173
BLHS) và dấu hiệu định tội của tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS). Trong quy
định của BLHS năm 2015, dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” chỉ bao gồm dấu
hiệu “hành hung” kết hợp với dấu hiệu “để tẩu thốt” mà khơng bao gồm các
điều kiện nào khác; còn để cấu thành tội cướp tài sản thì theo Điều 168 BLHS
năm 2015 thì chỉ cần dấu hiệu “dùng vũ lực” (hành hung) kết hợp với dấu hiệu
“nhằm chiếm đoạt tài sản” (để chiếm đoạt tài sản)1 mà không bao gồm các điều
kiện nào khác.
- Thứ hai, trong trường hợp hành hung để chiếm đoạt tài sản, có nghĩa là
chuyển hóa sang tội cướp tài sản thì dấu hiệu “hành hung” phải có mức độ có
khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của bị hại hoặc người khác tham
gia đuổi bắt người phạm tội.
Cơ sở để hướng dẫn này là xuất phát từ đặc điểm của hành vi dùng vũ lực
trong tội cướp tài sản: “Hành vi dùng vũ lực trong tội cướp tài sản phải ở mức
độ có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự, nghĩa là có khả năng làm
cho sự chống cự về mặt thực tế không xảy ra được hoặc xảy ra nhưng không có
kết quả hoặc làm cho người bị tấn cơng bị tê liệt về ý chí, khơng dám kháng
1

Khoản 1 Điều 168 BLHS năm 2015 quy định về dấu hiệu định tội của tội cướp tài sản như sau: “1. Người
nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào
tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”


15

cự.”2. Về mặt thực tế, trong vụ án thứ hai có tình tiết “Danh H giật mạnh sợi dây
chuyền và xơ bà Th ngã xuống nền xi măng” thì tình tiết “xơ ngã” ở vụ án này

chưa phải là tình tiết dùng vũ lực trong tội cướp tài sản do khơng “ở mức độ có
khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự” của bị hại.
- Thứ ba, tình tiết “hành hung để tẩu thốt” trong các tội xâm phạm sở
hữu hay “hành hung” chuyển hóa sang tội cướp tài sản phải trong phạm vi thời
gian hành vi chiếm đoạt đã bắt đầu và chưa kết thúc. Hành vi chiếm đoạt chưa
kết thúc ở đây được hiểu là người phạm tội chưa có khả năng thực tế thực hiện
đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản về mặt thực tế. Việc
hành hung sau khi hành vi chiếm đoạt đã kết thúc thì khơng coi là “hành hung để
tẩu thốt” hay chuyển hóa sang tội cướp tài sản.
Cơ sở để hướng dẫn này là về mặt lý luận tình tiết “hành hung để tẩu
thốt” chỉ có thể là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng của các tội cướp
giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản phải gắn liền với
q trình thực hiện việc chiếm đoạt tài sản, có nghĩa là trước khi việc chiếm
đoạt kết thúc. Còn đối với trường hợp hành hung và chuyển hóa sang tội cướp
tài sản về bản chất là sự thay đổi của hình thức chiếm đoạt sản trong quá trình
chiếm đoạt tài sản, trong đó hình thức chiếm đoạt là cướp tài sản thể hiện đầy
đủ tính chất nguy hiểm của hành vi hơn so với các hình thức chiếm đoạt tài sản
khác như cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản.
Việc chuyển hóa này chỉ có thể xảy ra trong q trình chiếm đoạt tài sản, có
nghĩa là hành vi chiếm đoạt đã bắt đầu và chưa kết thúc (người phạm tội chưa
có khả năng thực tế thực hiện đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản về mặt thực tế).
Tóm lại, trên cơ sở các phân tích nêu trên, Luận văn kiến nghị kiến nghị
TAND Tối cao ra nghị quyết hướng dẫn mới về tình tiết “hành hung để tẩu
thốt” trong các tội xâm phạm sở hữu thay thế nội dung hướng dẫn tình tiết này
tại Thơng tư liên tịch số 02/2001 để làm rõ hơn nội hàm của tình tiết này và
phân biệt tình tiết này với trường hợp chuyển hóa sang tội cướp tài sản cụ thể
như sau:
2


Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật hình sự - Phần các tội phạm, Quyển 1, NXB Công an
nhân dân, tr. 188


16

Thông tư liên tịch số 02/2001

Kiến nghị ban hành trong
Nghị quyết mới hướng dẫn BLHS
hiện hành

“6. Khi áp dụng tình tiết "hành hung để
tẩu thoát" (điểm đ khoản 2 Điều 136;
điểm a khoản 2 Điều 137; điểm đ khoản
2 Điều 138 BLHS) cần chú ý:

Khi áp dụng tình tiết "hành hung để
tẩu thoát" (điểm đ khoản 2 Điều 171
BLHS; điểm b khoản 2 Điều 172
BLHS; điểm đ khoản 2 Điều 173
BLHS) cần chú ý:

6.1. Phạm tội thuộc trường hợp "hành
hung để tẩu thoát" là trường hợp mà
người phạm tội chưa chiếm đoạt được
tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản,
nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị
bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi
chống trả lại người bắt giữ hoặc người

bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xơ
ngã... nhằm tẩu thốt.

- Phạm tội thuộc trường hợp "hành
hung để tẩu thoát" là trường hợp mà
người phạm tội chưa chiếm đoạt được
tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài
sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ
hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có
những hành vi chống trả lại người bắt
giữ hoặc người bao vây bắt giữ như
đánh, chém, bắn, xơ ngã... nhằm tẩu
thốt.

6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm
đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt
được tài sản, nhưng đã bị người bị hại
hoặc người khác giành lại, mà người
phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công
người bị hại hoặc người khác nhằm
chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường
hợp này khơng phải là "hành hung để
tẩu thốt" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu
cấu thành tội cướp tài sản.”

- Nếu người phạm tội chưa chiếm
đoạt được tài sản hoặc đang giành
giật tài sản với bị hại hoặc đã chiếm
đoạt được tài sản, mà người phạm tội

tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực ngay tức khắc tấn công người bị
hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt
cho được tài sản, thì trường hợp này
khơng phải là "hành hung để tẩu
thốt" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu
cấu thành tội cướp tài sản.
Việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực ngay tức khắc trong trường hợp


17

này phải ở mức độ có khả năng đè
bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của
bị hại hoặc người khác tham gia bắt
giữ người phạm tội.
Trong trường hợp người phạm tội
dùng vũ lực vừa để tẩu thoát và cũng
vừa để chiếm đoạt cho được tài sản
thì đây có dấu hiệu cấu thành tội
cướp tài sản.
- Tình tiết “hành hung để tẩu
thoát” (điểm đ khoản 2 Điều 171
BLHS; điểm b khoản 2 Điều 172
BLHS; điểm đ khoản 2 Điều 173
BLHS) hay trong trường hợp cấu
thành tội cướp tài sản nêu trên phải
trong phạm vi thời gian hành vi chiếm
đoạt đã bắt đầu và chưa kết thúc.

Hành vi chiếm đoạt chưa kết thúc ở
đây được hiểu là người phạm tội chưa
có khả năng thực tế thực hiện đầy đủ
các quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản về mặt thực tế. Việc dùng
vũ lực sau khi hành vi chiếm đoạt đã
kết thúc thì khơng coi là “hành hung
để tẩu thốt” hay cấu thành tội cướp
tài sản.


18

Kết luận Chương 1
Kết quả nghiên cứu Chương 1 của Luận văn được thể hiện qua các nội
dung sau:
1. Trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI
BLHS năm 2015, thì dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” được quy định là dấu
hiệu định khung tăng nặng tại Tội cướp giật tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 171
BLHS), Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (điểm b khoản 2 Điều 172 BLHS),
Tội trộm cắp tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS).
2. Chương 1 của Luận văn đã chỉ ra vướng mắc trong thực tiễn áp dụng
tình tiết “hành hung để tẩu thốt” trong các tội xâm phạm sở hữu và phân biệt
với trường hợp chuyển hóa sang tội cướp tài sản khi đối chiếu giữa hướng dẫn
tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT–BTP–BCA–TANDTC–VKSNDTC
ngày 25/12/2001 của Bộ Tư pháp – Bộ Công an – Tòa án nhân dân Tối cao Viện kiểm sát nhân dân Tối cao về việc áp dụng các quy định tại Chương XIV
“Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999. Đồng thời Luận văn
cũng chỉ ra nguyên nhân của các vướng mắc nêu trên.
3. Chương 1 của Luận văn đã đưa ra kiến nghị TAND Tối cao hướng dẫn
lại tình tiết “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu và phân biệt

tình tiết này với trường hợp chuyển hóa sang tội cướp tài sản.


19

CHƯƠNG 2
ĐỊNH TỘI DANH VÀ ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT
KHI ÁP DỤNG DẤU HIỆU HÀNH HUNG ĐỂ TẨU THOÁT
TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
2.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về dấu hiệu “hành hung
để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu và định tội danh, định khung
hình phạt đối với dấu hiệu này
Kết quả nghiên cứu của Chương 1 của Luận văn cho thấy trong nhóm các
tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI BLHS năm 2015, thì dấu
hiệu “hành hung để tẩu thoát” được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng
tại Tội cướp giật tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 171 BLHS), Tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản (điểm b khoản 2 Điều 172 BLHS), Tội trộm cắp tài sản (điểm
đ khoản 2 Điều 173 BLHS). Mặc dù đều được quy định là tình tiết định khung
hình phạt tăng năng tại khoản 2 các Điều 171, 172, 173 BLHS năm 2015 nhưng
quy định tại các khung hình phạt tăng nặng tại các điều luật này có các tình tiết
liên quan đến xâm phạm nhân thân là khác nhau – dẫn đến việc định tội danh và
định khung hình phạt khi áp dụng tình tiết “hành hung để tẩu thoát” trong các tội
xâm phạm sở hữu nêu trên là khác nhau. Cụ thể:
Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS năm 2015)3 có quy định dấu hiệu
định khung hình phạt tăng nặng liên quan đến xâm phạm nhân thân tại điểm e
3

Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11%
đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người khơng có khả
năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Chiếm đoạt
tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%
đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.


20

khoản 2 (Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;), điểm b khoản 3 (Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến
60%;); điểm b khoản 4
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS) không quy định dấu
hiệu định khung hình phạt tăng nặng liên quan đến xâm phạm nhân thân và Tội
trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) cũng khơng quy định dấu hiệu định khung
hình phạt tăng nặng liên quan đến xâm nhân thân.
Việc quy định khác nhau trong các các dấu hiệu định khung hình phạt
tăng nặng có ảnh hưởng đến việc định tội danh và định khung hình phạt khi áp

dụng dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu. Để định
tội danh và định khung hình phạt này được hiểu và áp dụng thống nhất, chúng ta
cần phải làm rõ các khái niệm định tội danh và định khung hình phạt khi áp dụng
dấu hiệu “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu
Theo GS.TS Võ Khánh Vinh thì: “Định tội danh là việc xác định và ghi
nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm
tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định
trong quy phạm pháp luật hình sự”4
Cịn theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hịa thì định khung hình phạt được hiểu
là “xác định khung hình phạt phải áp dụng cho hành vi phạm tội đã được định
tội danh”5
Vì hành vi “hành hung để tẩu thoát” trong các tội xâm phạm sở hữu có
đặc điểm là ngồi xâm phạm quan hệ sở hữu là khách thể trực tiếp của các tội
này thì hành vi này cịn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Do
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung
thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
4
Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.9-10
5
Nguyễn Ngọc Hòa – Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr. 81



×