Tải bản đầy đủ (.pdf) (290 trang)

Pháp luật chống định giá lạm dụng của eu, hoa kỳ, việt nam so sánh và kinh nghiệm áp dụng cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.25 MB, 290 trang )

ĐẠI HỌC LUND

ĐẠI HỌC LUẬT

KHOA LUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN HỒNG NGA

PHÁP LUẬT
CHỐNG ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG
CỦA EU, HOA KỲ, VIỆT NAM
-SO SÁNH VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG
CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc Tế - So Sánh
Mã số: 62.38.60.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Giáo sư hướng dẫn Thụy Điển

Giáo sư hướng dẫn Việt Nam

GS.TS. Hans Henrik Lidgard

PGS.TS. Lê Thị Bích Thọ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2011


2



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... 5
Danh sách các từ viết tắt .......................................................................... 7
1.

CHƢƠNG 1 - GIỚI THIỆU ............................................................. 9
1.1.

BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................... 9

1.1.1.
1.1.2.
1.1.1.

Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền ...............................................9
Định giá trong cạnh tranh và độc quyền .................................................. 11
Pháp luật kiểm soát độc quyền ở Hoa Kỳ, EU và Việt Nam....................12

1.2.

MỤC ĐÍCH ....................................................................................... 31

1.3.

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................. 32

1.4.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 36


1.5.

GIÁ TRỊ CỦA CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 38

1.6.

KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN.............................................................. 39

2. CHƢƠNG 2 - PHÁP LUẬT CHỐNG ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG
CỦA EU VÀ HOA KỲ ................................................................................. 41
2.1.
CÁC QUI TẮC VÀ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ
LẠM DỤNG Ở EU VÀ HOA KỲ ...................................................................... 41
2.1.1. Qui tắc cơ bản ..........................................................................................41
2.1.1.1.
Luật Cạnh tranh EU và Luật Chống Độc quyền Hoa Kỳ chống các
hành vi lạm dụng, trong đó có định giá lạm dụng .................................................41
2.1.1.2.
Pháp luật chống định giá lạm dụng EU và Hoa Kỳ bảo vệ cạnh
tranh, không bảo vệ đối thủ cạnh tranh ..................................................................55
2.1.2. Khái niệm Vị trí thống lĩnh, Quyền lực thị trƣờng và Quyền lực độc
quyền
.................................................................................................................59
2.1.2.1.
Tiếp cận tổng quát ..........................................................................59
2.1.2.2.
Nhận diện .......................................................................................61
2.1.3. Khái niệm Thị trƣờng Liên quan .............................................................68
2.1.3.1.

Thị trƣờng sản phẩm liên quan.......................................................70
2.1.3.2.
Thị trƣờng địa lý liên quan .............................................................74

2.2.

CÁC HÌNH THỨC ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG .................................. 75

2.2.1. Định giá quá đáng ....................................................................................75
2.2.1.1.
Định giá quá đáng từ phía ngƣời bán .............................................77
2.2.1.2.
Định giá quá đáng từ phía ngƣời mua ............................................85
2.2.1.3.
Nhận xét .........................................................................................87
2.2.2. Định giá hủy diệt .....................................................................................88
2.2.2.1.
Phép kiểm tra định giá hủy diệt của Hoa Kỳ ..................................92
2.2.2.2.
Phép kiểm tra định giá hủy diệt của EU .........................................96
2.2.3. Chèn ép giá ............................................................................................100
2.2.3.1.
Chèn ép giá theo pháp luật Hoa Kỳ..............................................101
2.2.3.2.
Chèn ép giá theo pháp luật EU .....................................................107
2.2.4. Định giá phân biệt đối xử ...................................................................... 113
2.2.4.1.
Định giá phân biệt đối xử ở Hoa Kỳ ............................................ 115



3

2.2.4.2.
Định giá phân biệt đối xử ở EU ................................................... 117
2.2.5. Thủ đoạn chiết khấu hoặc giảm giá nhằm hạn chế cạnh tranh .............. 119
2.2.5.1.
Giảm giá/chiết khấu cho mua hàng trọn gói.................................120
2.2.5.2.
Giảm giá cho sự trung thành đối với sản phẩm riêng lẻ ...............126
2.2.6. Nhận xét.................................................................................................132

2.3.
BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG THEO PHÁP LUẬT
EU VÀ HOA KỲ .............................................................................................. 134
2.3.1. Biện pháp hành vi và biện pháp cấu trúc ...............................................135
2.3.1.1.
Chấm dứt hành vi vi phạm ...........................................................136
2.3.1.2.
Biện pháp yêu cầu thực hiện hành vi ...........................................137
2.3.1.3.
Biện pháp cấu trúc ........................................................................139
2.3.2. Biện pháp phạt và khắc phục bằng tiền .................................................143
2.3.2.1.
Phạt tiền .......................................................................................143
2.3.2.2.
Bồi thƣờng thiệt hại......................................................................146
2.3.2.3.
Chi phí pháp lý tố tụng .................................................................152
2.3.3. Hình sự hóa và phạt tù ...........................................................................152
2.3.4. Nhận xét.................................................................................................153


3. CHƢƠNG 3 - PHÁP LUẬT CHỐNG ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG
CỦA VIỆT NAM, SO SÁNH VỚI EU VÀ HOA KỲ ................................ 155
3.1.
QUAN

BỐI CẢNH, CÁC QUI TẮC CƠ BẢN VÀ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN
......................................................................................................... 156

3.1.1. Lịch sử phát triển của pháp luật và cơ quan thi hành.............................156
3.1.1.1.
Quá trình phát triển của pháp luật ................................................156
3.1.1.2.
Cơ quan có thẩm quyền thi hành chống lạm dụng vị trí thống lĩnh,
vị trí độc quyền ....................................................................................................167
3.1.2. Những vụ việc có liên quan hoặc gây bàn cãi về dấu hiệu định giá lạm
dụng
...............................................................................................................171
3.1.2.1.
Vụ Vinapco ..................................................................................173
3.1.2.2.
Vụ Megastar .................................................................................175
3.1.2.3.
Vấn đề K+ ....................................................................................177
3.1.2.4.
“Cuộc chiến cột điện” ..................................................................182
3.1.2.5.
Vấn đề giá dƣợc phẩm và giá sữa ................................................186
3.1.3. Các qui tắc cơ bản..................................................................................192
3.1.3.1.

Chống hành vi lạm dụng, bao gồm cả hành vi định giá lạm dụng .....
.....................................................................................................192
3.1.3.2.
Bảo vệ cạnh tranh và bảo vệ đối thủ cạnh tranh ...........................199
3.1.4. Các khái niệm có liên quan ....................................................................200
3.1.4.1.
Vị trí thống lĩnh và Vị trí độc quyền ............................................200
3.1.4.2.
Thị trƣờng liên quan .....................................................................205

3.2.
CÁC HÌNH THỨC ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM ....................................................................................................... 208
3.2.1. Định giá Quá đáng .................................................................................208
3.2.1.1.
Định giá quá đáng từ phía ngƣời bán ...........................................209
3.2.1.2.
Định giá quá đáng từ phía ngƣời mua ..........................................212
3.2.1.3.
Ấn định giá bán lại tối thiểu .........................................................215
3.2.2. Định giá hủy diệt ...................................................................................217
3.2.3. Định giá phân biệt đối xử ......................................................................220
3.2.4. Định giá ngăn chặn đối thủ cạnh tranh mới ...........................................221
3.2.5. Nhận xét.................................................................................................223


4

3.3.


BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG .............................. 225

3.3.1. Biện pháp hành vi và Biện pháp cấu trúc ..............................................226
3.3.1.1.
Biện pháp hành vi ........................................................................226
3.3.1.2.
Biện pháp cấu trúc ........................................................................227
3.3.2. Biện pháp phạt và khắc phục bằng tiền .................................................228
3.3.2.1.
Phạt tiền .......................................................................................228
3.3.2.2.
Bồi thƣờng thiệt hại......................................................................230
3.3.3. Nhận xét.................................................................................................231

4. CHƢƠNG 4 - NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG VÀ KẾT
LUẬN ........................................................................................................ 233
4.1.

KIẾN NGHỊ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ............................... 234

4.1.1. Cơng bố, phát hành chính thức các quyết định của Cục Quản lý Cạnh
tranh và Hội đồng Cạnh tranh ...................................................................................234
4.1.2. Hợp nhất hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và lạm dụng vị trí độc quyền .
...............................................................................................................236
4.1.3. Sửa đổi, bổ sung cơ sở xác định vị trí thống lĩnh...................................238
4.1.3.1.
Vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp ........................................238
4.1.3.2.
Vị trí thống lĩnh của nhóm doanh nghiệp .....................................239

4.1.4. Sửa đổi, bổ sung cơ sở xác định thị trƣờng liên quan ............................239

4.2.
KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC QUI ĐỊNH NHẬN DIỆN
HÀNH VI ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG ................................................................ 240
4.2.1. Định giá quá đáng ..................................................................................240
4.2.1.1.
Định giá quá đáng từ phía ngƣời bán ...........................................240
4.2.1.2.
Định giá quá đáng từ phía ngƣời mua ..........................................241
4.2.1.3.
Ấn định giá bán lại tối thiểu .........................................................242
4.2.2. Định giá hủy diệt ...................................................................................243
4.2.3. Định giá phân biệt đối xử ......................................................................243
4.2.4. Định giá ngăn chặn đối thủ cạnh tranh mới ...........................................244
4.2.5. Chèn ép giá ............................................................................................244
4.2.6. Thủ đoạn chiết khấu, giảm giá nhằm hạn chế cạnh tranh ......................245

5.

4.3.

KIẾN NGHỊ VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM ........ 247

4.4.

KẾT LUẬN ..................................................................................... 248

Phụ lục ........................................................................................... 250
1 - Đoạn trích từ Luật Cạnh Tranh ......................................................................250

2 - Đoạn trích từ Luật Cạnh Tranh – Với các kiến nghị sửa đổi .........................255
3 - Đoạn trích từ Nghị định 116/2005 .................................................................259
4 - Đoạn trích từ Nghị định 116/2005 – Với các kiến nghị sửa đổi.....................267

Danh mục bản án ................................................................................. 271
Văn bản pháp luật ................................................................................ 277
Danh mục trang thông tin điện tử ....................................................... 281
Sách, bài viết và tài liệu tham khảo khác ............................................ 282


LỜI NĨI ĐẦU
Luận án này là kết quả hữu hình của quá trình học tập, nghiên
cứu mà tác giả thực hiện trong khn khổ chƣơng trình liên kết
đào tạo tiến sĩ luật học giữa Khoa Luật Đại học Tổng hợp Lund
và Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, do dự án “Tăng cƣờng năng
lực đào tạo luật ở Việt Nam” của Chính phủ Thụy Điển (SIDA)
tài trợ. Nội dung đề án nghiên cứu tập trung vào pháp luật chống
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng của EU, Hoa Kỳ và Việt
Nam trên cơ sở áp dụng luật so sánh.
Luận án này đã khơng thể hồn thành nếu khơng có sự giúp đỡ
và đóng góp của nhiều ngƣời. Tại lời nói đầu này tác giả xin bày
tỏ sự biết ơn sâu sắc đến họ.
Đầu tiên, tác giả đã rất may mắn và vinh hạnh đƣợc sự hƣớng
dẫn khoa học của Giáo sƣ Hans Henrik Lidgard và Phó Giáo sƣ
Lê Thị Bích Thọ. Giáo sƣ Lidgard đã cho tác giả những hƣớng
dẫn, những lời khuyên và động viên quí giá từ bƣớc đầu tiên cho
đến bƣớc cuối cùng của chƣơng trình nghiên cứu. Giáo sƣ đã
dành rất nhiều thời gian quý báu của mình để đọc góp ý các bản
viết nháp luận án và thảo luận với tác giả về các vấn đề đƣợc đề
cập trong nội dung luận án. Phó Giáo sƣ Lê Thị Bích Thọ dành

cho tác giả khơng chỉ sự động viên ấm áp trong suốt quá trình
nghiên cứu, mà cịn cả những góp ý sâu sắc, đặc biệt ở những
phần liên quan pháp luật Việt Nam. Tác giả chân thành cảm ơn
Giáo sƣ Lidgard và Phó Giáo sƣ Lê Thị Bích Thọ vì đã là Người
Thầy Hướng Dẫn của tác giả qua cả hai chƣơng trình Cao học và
Nghiên cứu sinh. Tác giả mang ơn Thầy Cô hƣớng dẫn rất nhiều
về nội dung chuyên môn của luận án. Bất kỳ sai sót nào nếu có
trong luận án hoàn toàn do tác giả, thuộc về trách nhiệm của tác
giả.
Thứ hai, tác giả muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Ơng Robert
Schwartz, ngƣời đã giúp tác giả hồn thiện bản viết tiếng Anh
của luận án. Hơn thế nữa, ông đã cho tác giả nhiều góp ý thực tế
và nhiều thơng tin liên quan có giá trị. Nếu thiếu sự giúp đỡ của
ông, luận án đã không thể đạt đƣợc chuẩn mực của bài viết học


6

thuật quốc tế.
Thứ ba, tác giả xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú, Giáo sƣ
Katarina Olsson, và tất cả các vị giáo sƣ, tiến sĩ đã tham gia làm
phản biện hoặc thành viên của các hội đồng đánh giá kết quả
nghiên cứu tổ chức hàng năm, trong đó họ đã cho tác giả nhiều
phản hồi và ý kiến nhận xét có ý nghĩa về nội dung các bản thảo
qua từng năm của luận án này.
Thứ tƣ, tác giả không bao giờ quên những sự hỗ trợ và khuyến
khích đặc biệt từ Khoa Luật Đại học Tổng hợp Lund và Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh trong suốt q trình nghiên cứu. Tác giả
muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đến Giáo sƣ Christina Moell,
Giáo sƣ Bengt Lundell, Giáo sƣ Per Ole Traskman, Phó Giáo sƣ

Mai Hồng Quỳ, Tiến sĩ Bùi Xuân Hải, và nhiều giáo sƣ, giảng
viên, chuyên viên các phòng ban và thƣ viện của cả hai trƣờng.
Đặc biệt cảm ơn các Thầy Cô, các giảng viên đồng nghiệp ở
Khoa Luật Thƣơng Mại đã luôn quan tâm chia sẻ, tạo điều kiện
tốt nhất cho tác giả thực hiện chƣơng trình Nghiên cứu sinh. Bên
cạnh đó, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Trƣờng Đại học Luật
Suffolk ở Boston, nơi tác giả nhận đƣợc nhiều giúp đỡ trong việc
nghiên cứu luật chống độc quyền Hoa Kỳ. Cụ thể, xin cảm ơn
Giáo sƣ Stephen C. Hicks, Ông Jonathan D. Messinger và các
chuyên viên hành chính, thủ thƣ của trƣờng.
Cuối cùng, tác giả chân thành cảm ơn Ba Mẹ, các Con, tất cả
những ngƣời Bạn và các em Sinh viên đã luôn bên cạnh quan
tâm, yêu thƣơng ủng hộ, giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành
luận án này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 8 năm 2011
Trần Hoàng Nga


7

Danh sách các từ viết tắt
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á
AAC

Chi phí tránh đƣợc bình qn

ATC

Giá thành tồn bộ


AVC

Chi phí khả biến bình qn

CCHC

Hội đồng Xử lý Vụ việc Cạnh tranh (Vietnam)

CIEM

Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng (Vietnam)

CJEU

Tòa Án Tƣ pháp Liên Minh Châu Âu

DOJ

Bộ Tƣ pháp (Hoa Kỳ)

EC

Cộng đồng Châu Âu

EPL

Giải bóng đá ngoại hạng Anh

EU


Liên Minh Châu Âu

EVN

Tập đoàn điện lực Việt Nam

FOEs

Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi

FTAIA

Luật cải tiến chống độc quyền và ngoại thƣơng (Hoa Kỳ)

FTC

Ủy Ban Thƣơng Mại Liên Bang (Hoa Kỳ)

GC

Tịa án Chung (EU)

HCTV

Đài truyền hình cáp Hà Nội

IDRC

International Development Research Centre


ICN

International Competition Network

JPA

Công ty Jestar Pacific Airlines

LIRC

Chi phí tăng trƣởng dài hạn

LRAIC

Chi phí tăng trƣởng dài hạn bình qn

MoF

Bộ Tài Chính (Vietnam)

MoIC

Bộ Thơng tin Truyền thơng (Vietnam)

MoIT

Bộ Cơng Thƣơng (Vietnam)

MPC


Chính sách thu tối thiểu – mỗi – vé


8

OECD

Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế

SOEs

Doanh nghiệp Nhà nƣớc

SRMC

Chi phí cận biên ngắn hạn

SSNIP

Tăng giá nhỏ nhƣng đáng kể và không nhất thời

UN

Liên Hiệp Quốc

UNCTAD Tổ chức Thƣơng mại và Phát triển Liên Hợp Quốc
UNDP

Chƣơng trình phát triển của Liên Hiệp Quốc


US

Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ

USD

Đô la Mỹ

VCA

Cục Quản lý Cạnh tranh (Việt Nam)

VCAD

Cục Quản lý Cạnh tranh (Việt Nam)

VCC

Hội đồng Cạnh tranh (Việt Nam)

VFF-FAN Hội cổ động viên bóng đá Việt Nam
Viettel

Tập đồn Viễn thơng Qn đội

Vinapco Công ty Xăng Dầu Hàng Không Việt Nam
VLC

Luật Cạnh Tranh Việt Nam


VNPT

Tập đồn Bƣu chính Viễn thơng Việt Nam

VSTV

Cơng ty truyền hình số vệ tinh Việt Nam

VTV

Đài truyền hình quốc gia Việt Nam

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới


9

1.

CHƢƠNG 1 - GIỚI THIỆU

1.1. BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI
Cạnh tranh và độc quyền là những vấn đề nội tại của nền kinh tế thị
trƣờng. Trong khi nhiều quốc gia khác đã trải qua thời gian dài tích
lũy kinh nghiệm giải quyết những vấn đề này, Việt Nam mới tiến hành
quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung hơn hai thập kỷ. Vì vậy, Việt Nam đang đối mặt với
nhiều khó khăn cả về lý thuyết lẫn thực tế trong việc bảo vệ cạnh tranh

hiệu quả. Xuất phát từ đặc thù hồn cảnh riêng, lạm dụng vị trí thống
lĩnh là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở thị trƣờng Việt
Nam. Do đó nghiên cứu vấn đề này có tầm quan trọng đáng kể cho cải
cách nền kinh tế Việt Nam. Phần này trình bày những khía cạnh liên
quan để làm rõ tầm quan trọng của đề tài. Mở đầu là nội dung phân
tích mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền. Tiếp theo, lý thuyết
kinh tế về mối quan hệ giữa độc quyền và giá sẽ đƣợc trình bày ngắn
gọn nhằm mô tả ảnh hƣởng từ việc định giá của doanh nghiệp đối với
thị trƣờng. Phần này đƣợc kết luận với những thơng tin về tình hình
pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam để chứng minh tầm quan trọng của
việc nghiên cứu pháp luật chống định giá lạm dụng.

1.1.1.Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền
Cạnh tranh là một qui luật khách quan, là nhân tố thiết yếu của cơ
chế kinh tế thị trƣờng. Cạnh tranh lành mạnh ln có những tác động
tích cực cho lợi ích toàn xã hội. Với bản chất một cuộc đua tranh


10

quyết liệt giữa những ngƣời kinh doanh cùng một mặt hàng để giành
các tài nguyên và lợi ích kinh tế về cho mình, cạnh tranh buộc các chủ
thể tham gia phải khơng ngừng tự hồn thiện. Kết quả sẽ đem lại cho
xã hội những lợi ích thiết thực nhƣ chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ ngày
một tốt hơn, giá cả ngày một hợp lý, phải chăng hơn. Tuy nhiên, qui
luật cạnh tranh lại dẫn đến kết quả mà nhiều ngƣời khái quát là “cạnh
tranh gieo mầm cho sự hủy diệt cạnh tranh”.1 Cạnh tranh thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế, tuy nhiên, trong cạnh tranh ln ln phải
có ngƣời thắng kẻ thua. Khi ngƣời thắng – một vài chủ thể cạnh tranh
nào đó, thành cơng và lớn mạnh đến một mức nhất định, sẽ đạt đƣợc

những vị thế mang tính thống lĩnh hay độc quyền, giúp họ có khả năng
ngăn chặn những chủ thể khác tham gia cạnh tranh, và bằng cách đó
phá hoại hoặc triệt tiêu tiến trình cạnh tranh. Đặc biệt là vị trí thống
lĩnh hay độc quyền chứa đựng khả năng độc lập quyết định hoặc thậm
chí chi phối giá cả.
.2
.

nhờ thành cơng trong cạnh tranh lành mạnh thƣờng
1

Xem Báo cáo lần thứ IX của Ủy Ban Châu Âu về Chính sách Cạnh tranh (1979), tr.10
("Có một thực tế chắc chắn là cạnh tranh mang trong mình mầm mống của sự hủy diệt
chính nó."), có tại ;
Đồng thời xem Cattermole, Edward, The Development and Implications of 'Collective
Dominance' in EC Competition Law, Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu của Đại học Lund,
Ấn phẩm số 14 (2002), tr. 14, có tại ; và Lankhorst, Marco, Increasing the Requirements to Show Antitrust Harm in
Modernised Effects-Based Analysis: An Assessment of the Impact on the Efficiency of
Enforcement of Art 81 EC, (2010) (Luận án Tiến sĩ, Đại học Amsterdam, Trung tâm Pháp
luật & Kinh tế), tr.20 ("Đến bây giờ, cạnh tranh mang trong mình mầm mống của sự hủy
diệt chính nó."), có tại .
2

Đặng Vũ Hn, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành
mạnh ở Việt Nam [Regulations on monopoly control and anti-unfair competitive activities
in Vietnam], tiếng Việt, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 18.


11


tính
hiệu quả nhờ qui mơ
, tránh lãng phí và giải phóng nguồn lực khơng
bị hao phí đó cho những mục đích sử dụng khác. Tuy nhiên, khi
tồn tại một cách chắc chắn và ổn định

tự kiêu
giữ sản lƣợng thấp hơn nhu cầu để tăng

p
do đó
.

nhằm nâng cao

bán
.V
sản xuất,

1.1.2.Định giá trong cạnh tranh và độc quyền
Ở nền kinh tế thị trƣờng, giá cả là một trong những dấu hiệu quan
trọng nhất thể hiện thực trạng cạnh tranh. Giá cả đƣợc xác lập và vận
hành theo các qui luật kinh tế, và là kết quả của cạnh tranh. Sử dụng
phép so sánh ẩn dụ, nếu mối quan hệ cung – cầu là “cốt vật chất”, thì
giá cả là “diện mạo” và cạnh tranh là “linh hồn” của thị trƣờng.3 Hầu
hết các khái niệm kinh tế cơ bản đều liên quan đến giá cả. Ví dụ,
đƣờng cong nhu cầu thị trƣờng biểu thị mối quan hệ giữa cung và giá;
Độ co giãn về cầu đo lƣờng mỗi quan hệ giữa giá sản phẩm và lƣợng
cầu đối với sản phẩm đó; Mối quan hệ giữa giá và chi phí dùng để mơ
tả hình thái cạnh tranh hồn hảo cũng nhƣ hình thái độc quyền. Câu

3

Nguyễn Nhƣ Phát, Thị trường và Cạnh tranh [Market and Competition], Diễn đàn trực
tuyến thảo luận về Dự thảo Luật Cạnh Tranh, tiếng Việt, có tại
/>

12

hỏi ngƣời bán là ngƣời đi theo giá cả hay là ngƣời tạo ra giá cả dùng
để nhận dạng thị trƣờng là cạnh tranh, độc quyền hay độc quyền
nhóm. Trong thị trƣờng cạnh tranh, giá cả do các qui luật kinh tế
khách quan quyết định, đặc biệt là sự tƣơng tác giữa cung và cầu. Vì
thế ngƣời bán buộc phải tuân theo qui luật, xác định mức giá phù hợp
nhất trong phạm vi qui luật cho phép để đạt đƣợc mục tiêu cạnh tranh.
Nếu không họ sẽ không thể tồn tại lâu dài và bị đào thải ra khỏi thị
trƣờng.
Giá cả cũng là công cụ quan trọng mà các đối thủ cạnh tranh sử
dụng để chiến đấu nhằm tồn tại và giành đƣợc một vị trí trong thị
trƣờng liên quan. Định giá là công việc hết sức quan trọng đối với mỗi
doanh nghiệp ở nền kinh tế thị trƣờng. Nó là cơ sở để hiện thực hóa
mục tiêu kinh doanh. Trong hoạt động cạnh tranh, định giá đƣợc sử
dụng đầu tiên. Những chiến lƣợc áp dụng đối với các yếu tố khác của
sản phẩm nhƣ chất lƣợng, tính năng sử dụng hay bảo hành, hậu mãi,
v.v., suy cho cùng, đều liên quan gián tiếp đến giá của sản phẩm. Định
giá có thể sử dụng với mục đích cạnh tranh hoặc phản cạnh tranh.
Trong thị trƣờng độc quyền, quyền lực chi phối quyết định giá nằm
trong tay của ngƣời bán (nhà độc quyền). Họ thƣờng có khuynh hƣớng
khai thác quyền lực đó để tận thu lợi ích và duy trì vị trí độc quyền
của mình. Vì thế, cần phải có những “bàn tay” thích hợp nắm giữ
quyền lực điều chỉnh nhằm kiềm tỏa nguy cơ này.


1.1.1.Pháp luật kiểm soát độc quyền ở Hoa Kỳ, EU
và Việt Nam

rào cản
a
v


13

.
Một tiến trình mang tính qui luật nữa khơng thể khơng nói đến ở
đây, là nếu để cho tự do phát triển, cạnh tranh gay gắt tất sẽ dẫn đến
cạnh tranh khơng lành mạnh. Điều này có thể lý giải một cách đơn
giản bởi vì để giành chiến thắng có nhiều biện pháp, trong đó những
biện pháp cạnh tranh lành mạnh khó thực hiện hơn, địi hỏi chủ thể
cạnh tranh phải có thực tài, có đạo đức, có ý chí, kiên nhẫn và nhiều
yếu tố khách quan khác, trong khi những biện pháp cạnh tranh khơng
lành mạnh có thể giúp nhanh chóng đạt kết quả hơn mà lại đỡ tốn
kém, đạt nhiều lợi nhuận. Vì vậy, một khi khơng có một ngƣời có đủ
quyền lực để chỉ ra những hành vi nào là sai trái và ngăn chặn, xử lý,
thì nhiều chủ thể cạnh tranh sẵn sàng vì lợi nhuận mà bất chấp thể
diện và đạo đức để thực hiện. “Nguời” có đầy đủ chức năng, khả năng
để bảo đảm lợi ích chung cho tồn xã hội và lợi ích chính đáng của
các chủ thể trong nền kinh tế khơng thể là ai khác ngoài Nhà nƣớc.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, “bàn tay vô hình”
đƣợc thừa nhận nhƣng khơng thể thống trị tuyệt đối, mà bên cạnh đó
ln cần có “bàn tay Nhà nƣớc”.
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trƣờng, tự do cạnh tranh đƣợc thừa

nhận nhƣng Nhà nƣớc phải giám sát và có biện pháp tác động để đảm


14

bảo cạnh tranh phát triển lành mạnh, hạn chế mặt tiêu cực của độc
quyền. Các biện pháp mà một Nhà nƣớc thƣờng sử dụng vì những
mục đích trên gồm hai loại: Thứ nhất, các biện pháp hành chính – kinh
tế nhƣ là chính sách thuế, kiểm sốt giá cả, điều chỉnh độc quyền,
quốc hữu hoá các doanh nghiệp độc quyền ở một số lĩnh vực trong
nền kinh tế. Thứ hai, ban hành pháp luật về cạnh tranh. Pháp luật về
cạnh tranh bao gồm hai lĩnh vực chủ yếu là pháp luật chống cạnh
tranh không lành mạnh và pháp luật kiểm soát độc quyền. Trong thực
tế, nhiều nƣớc ban hành đạo luật về kiểm soát độc quyền với tên
“Chống Độc Quyền”. Tuy nhiên, không một quốc gia nào phủ nhận
độc quyền một cách tuyệt đối, kể cả những quốc gia tôn thờ tự do
cạnh tranh nhất. Nhƣ trên đã trình bày, có những hình thức độc quyền
là kết quả tích cực của quá trình cạnh tranh (độc quyền do hiệu quả
kinh tế), do tác động của điều kiện khách quan (độc quyền tự nhiên)
hoặc do chính Nhà nƣớc tạo ra để phục vụ mục tiêu của mình (độc
quyền nhà nƣớc). Vì vậy, dù tên gọi là “Luật Chống Độ
nhƣng về bản chất, các qui định pháp luật nhắm đến kiểm soát con
đƣờng hình thành độc quyền và kiểm sốt hành vi của doanh nghiệp
độc quyền. Nhìn chung, pháp luật kiểm sốt độc quyền bao gồm ba
lĩnh vực: (i) chống thoả thuận hạn chế cạnh tranh; (ii) giám sát tập
trung kinh tế và (iii) chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng.
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế đều là những
hành vi nhắm đến sự liên kết hoặc thống nhất (dù là tạm thời hay lâu
dài, dù là bí mật hay cơng khai, dù là lỏng lẻo hay bền chặt) để tạo ra
một quyền lực độc quyền và nhờ đó hạn chế cạnh tranh. Nhƣ vậy, mục

đích của hai chế định pháp luật tƣơng ứng nêu trên là ngăn chặn nguy
cơ hình thành thế lực độc quyền và nguy cơ hạn chế tự do cạnh tranh.
Khái niệm “vị trí thống lĩnh thị truờng” là một trong các trọng tâm
nghiên cứu của luận án này, do vậy sẽ đƣợc phân tích rõ hơn ở các
phần sau. Ở đây, để giúp lý giải vấn đề, chúng ta có thể hiểu nơm na vị
trí thống lĩnh thị trƣờng là vị trí của doanh nghiệp có quyền lực đủ
mạnh để chi phối thị trƣờng. Quyền lực này còn gọi là quyền lực độc
quyền. Quan điểm phổ biến trên thế giới hiện nay là không phủ nhận


15

vị trí thống lĩnh thị trƣờng mà chỉ nghiêm cấm sự lạm dụng vị trí này.
Chế định chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng nhằm điều chỉnh
hành vi của các quyền lực độc quyền đang tồn tại, ngăn chặn nó hủy
diệt cạnh tranh và gây tổn hại lợi ích của ngƣời tiêu dùng nói chung.
Xét về sự phức tạp và nguy hại thì hành vi hạn chế cạnh tranh và
lạm dụng ƣu thế độc quyền thị trƣờng ở mức độ cao hơn và nguy hiểm
hơn so với các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh đơn thuần. Vì thế
vai trị của pháp luật kiểm sốt độc quyền đƣợc đánh giá cao hơn pháp
luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Nếu khơng có các qui định
pháp luật trong lĩnh vực này, cạnh tranh sẽ bị hạn chế và triệt tiêu. Khi
khơng có cạnh tranh, thì các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh cũng
khơng cịn mơi trƣờng để phát triển. Mặt khác, bản thân các hành vi
lạm dụng quyền lực thị trƣờng cũng chính là những kiểu cạnh tranh
khơng lành mạnh nhƣng ở mức độ cao hơn, nguy hiểm hơn vì chúng
khơng chỉ gây hậu quả cho một đối thủ cạnh tranh hay một số khách
hàng cụ thể, mà tác động đến toàn thể ngƣời tiêu dùng và xã hội. Do
đó có ý kiến cho rằng, pháp luật kiểm soát độc quyền là bƣớc phát
triển cao hơn, là tiếp nối cho pháp luật chống cạnh tranh không lành

mạnh.4 Nếu nhƣ hiến pháp là công cụ cƣơng toả quyền lực chính trị,
buộc nhà nƣớc tuân thủ chủ quyền nhân dân, thì luật kiểm sốt độc
quyền cƣơng toả quyền lực kinh tế, buộc quyền lực đó khuất phục sức
ép của cạnh tranh. Với ý nghĩa đó, luật kiểm sốt độc quyền đƣợc
nhiều ngƣời xem nhƣ là một trong những thành tố tạo thành “Hiế
.5

4
5

Đặng Vũ Huân, chú thích 2, tr. 77-78

Xem Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật Kinh Tế [Professional References for
Economic Law], Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004, tr. 796, tiếng Việt; Đồng thời
xem U.S. v. Topco Associates, Inc. 405 U.S. 596, 610 (1972)("Pháp luật chống độc quyền
nói chung, và Luật Sherman nói riêng, là Hiến chƣơng Magna Carta của tự do kinh doanh.
Chúng cũng quan trọng đối với việc duy trì quyền tự do kinh tế và hệ thống tự do kinh
doanh của chúng ta nhƣ Hiến pháp quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền tự do cá nhân
cơ bản vậy. Và sự tự do đƣợc bảo đảm đối với từng hoạt động kinh doanh, mọi hoạt động
kinh doanh, bất kể lớn nhỏ nhƣ thế nào, là tự do cạnh tranh bằng sự hăng hái, khả năng
sáng tạo, sự tận tâm và khéo léo đối với bất kỳ sức mạnh kinh tế nào có thể vận dụng đƣợc.
Ẩn chứa trong sự tự do đó là ý niệm rằng nó khơng thể bị thâu tóm bởi bất kỳ một thành
phần kinh tế nào chỉ vì một số cơng dân và nhóm ngƣời nào đó tin rằng sự thâu tóm đó thúc


16

Thời điểm đƣợc thừa nhận rộng rãi là mốc ra đời của pháp luật
kiểm soát độc quyền trên thế giới là năm 1890 khi Luật Sherman của
Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (Hoa Kỳ) đƣợc thông qua.6 Sau Đạo luật

Sherman, Hoa kỳ đã lần lƣợt ban hành các Luật Clayton (1914)7, Luật
về
Ban Thƣơng Mại Liên Bang (1914)8, Luật Webb-Pomerene
(1918)9, Luật Robinson – Patman (1936)10, Luật Wheeler – Lee
(1938)11, Luật Chống Sáp nhập Hợp nhất Celler – Kefaner (1950)12,
Luật Cải cách Chống độc quyền Hart-Scott-Rodino (1976)13, tạo
thành hệ thống pháp luật về chống độc quyền (còn gọi là pháp luật

đẩy cạnh tranh nhiều hơn trong một thành phần kinh tế quan trọng hơn của nền kinh tế.")
6

Bộ Luật 15 của Hoa Kỳ (15 U.S.C.), các điều từ 1 trở đi (§§ 1 et seq.)

Điều 1: "Mọi hợp đồng, sự kết hợp dƣới hình thức tờ-rớt hay hình thức khác, hoặc thơng
đồng hạn chế thƣơng mại hay mậu dịch giữa các Bang với nhau, hay với nƣớc ngoài, đều là
bất hợp pháp. Bất kỳ ngƣời nào tham gia vào hợp đồng hay sự kết hợp, sự thông đồng bất
hợp pháp theo qui định này đều bị xem là tội phạm hình sự,..."
Điều 2: "Bất kỳ ngƣời nào có hành vi cố ý độc quyền, hoặc nỗ lực độc quyền, hoặc kết
hợp, câu kết với bất kỳ ngƣờ
ể cố ý độc quyền trong một
ngành thƣơng mại hay mậu dịch giữa các Bang với nhau, hay với nƣớc ngồi, đều bị xem là
tội phạm hình sự, và, khi bị kết tội, bị phạt tiền... hoặc bị phạt tù..."
7

15 U.S.C. Điều 15: "Trừ trƣờng hợp qui định tại điểm (b) của điều này, bất kỳ ngƣời
nào bị thiệt hại về kinh doanh hay tài sản do các hành vi bị cấm bởi pháp luật chống độc
quyền có thể kiện ra tịa án quận của Hoa Kỳ tại quận nơi bị đơn cƣ trú hoặc có mặt hoặc có
đại diện, bất kể khoản thiệt hại là bao nhiêu, và phải đƣợc đền bù gấp ba lần số thiệt hại đã
gánh chịu, và chi phí tố tụng, bao gồm một khoản phí luật sƣ hợp lý..."
8


15 U.S.C. các Điều 41-58. Điều 45 giao cho Ủy Ban Thƣơng Mại Liên Bang thẩm
quyền xác định và xử phạt các hành vi cạnh tranh có cách thức khơng lành mạnh.
9

15 U.S.C. Điều 61, cho phép các thỏa thuận định giá xuất khẩu.

10

15 U.S.C. Điều 13

11

Luật Công số 75-447, 52 Stat. 111 (1938). Luật này sửa đổi Luật Ủy Ban Thƣơng Mại
Liên Bang với việc bổ sung đoạn "các hoạt động, các hành vi không lành mạnh hay lừa dối
trong thƣơng mại là bất hợp pháp" vào Điều 5 cấm các hành vi cạnh tranh có cách thức
khơng lành mạnh, để bảo vệ ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ cạnh tranh.
12

15 U.S.C. các Điều 18, 21, sửa đổi Điều 7 Luật Clayton để cấm những hành vi mua
bán hay sáp nhập hợp nhất có thể gây hạn chế cạnh tranh đáng kể hoặc tạo ra độc quyền.
13

Luật Công số 94-435, thƣờng gọi là Luật HSR, bao gồm một số qui định sửa đổi pháp
luật chống độc quyền Hoa Kỳ, cơ bản nhất là Luật Clayton 15 U.S.C. Điều 18a, yêu cầu các
bên nộp Thông báo và Báo cáo cho Bộ Tƣ Pháp Hoa Kỳ về nội dung giao dịch để đánh giá
giao dịch dự kiến có vi phạm pháp luật chống độc quyền hay không (trên 252 triệu USD)
và cho phép các Bang kiện doanh nghiệp vi phạm luật chống độc quyền với tƣ cách đại
diện quốc gia.



17

chố
- ). Trong các đạo luật này, Điều 2 của Luật Sherman14,
Điều 2 và Điều 3 của Luật Clayton15 và Luật Robinson - Patman16 tạo
thành khuôn khổ của chế định chống lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trƣờng (hay theo cách dùng từ của Hoa Kỳ là “quyền lực độ
).
Ở Liên Minh Châu Âu (EU)17, pháp luật về kiểm soát độc quyền ra
đời cùng với và là một phần của sự hình thành Cộng Đồng Chung.18
Sự ra đời này xuất phát từ nhận thức về vai trò của cạnh tranh đối với
nền kinh tế, về ảnh hƣởng nguy hại tiềm tàng của các thế lực độc
quyền. Hơn nữa, pháp luật kiểm soát độc quyền ra đời là hết sức thiết
yếu để xây dựng và củng cố một thị trƣờng chung thống nhất, không
cho các thế lực độc quyền phân chia thị trƣờng này để áp đặt các điều
kiện phi lý đối với ngƣời tiêu dùng.19 Vì thế, các qui định về nguyên
14

Cấm cố ý độc quyền và nỗ lực độc quyền.

15

Điều 2 cấm định giá phân biệt đối xử, Điều 3 cấm áp đặt các hạn chế đối với ngƣời
mua.
16

15 U.S.C. Điều 13a mở rộng qui định của Điều 2 Luật Clayton về định giá phân biệt
đối xử:
“Xem là hành vi bất hợp pháp đối với bất kỳ ngƣời nào tham gia vào thƣơng mại, trong

quá trình hoạt động thƣơng mại đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, phân biệt đối xử về giá giữa
những ngƣời mua khác nhau với cùng hàng hóa giống nhau về loại và chất lƣợng ... khi tác
động của sự phân biệt đối xử đó lớn đến mức làm giảm cạnh tranh hoặc có xu hƣớng tạo ra
độc quyền trong bất kỳ ngành thƣơng mại nào, hoặc gây thiệt hại, phá hủy hay ngăn chặn
cạnh tranh với bất kỳ ngƣời nào đƣợc cấp hay nhận đƣợc lợi ích từ sự phân biệt đối xử đó,
hay với khách hàng của bất kỳ ngƣời nào trong số họ.”
"Với các điều khoản của mình, Luật Robinson-Patman chống định giá phân biệt đối xử
chỉ trong chừng mực hành vi đó đe dọa gây tổn hại đến cạnh tranh." Xem bản án Brooke
Group Ltd v. Brown & Williamson Tobacco Corporation, 509 U.S. 209, 220 (1993).
17

Trong luận án này, các thuật ngữ “EU”, “Cộng đồng Châu Âu”, hay “EC” có thể dùng
thay thế cho nhau.
18

“Ban đầu các qui định về chống độc quyền đƣợc đƣa vào Cơng ƣớc vì vai trị của
chúng trong quá trình hội nhập thị trƣờng. Các qui tắc chống độc quyền chỉ là các phần
tƣơng ứng riêng biệt đối với các qui tắc tối thƣợng nêu tại các Điều 28 – 30EC …Sau đó,
trong giai đoạn thứ hai, chính sách cạnh tranh đƣợc khai thác để tạo lập một chính sách
rộng hơn của Cộng đồng… Động lực do „Chƣơng trình 1992‟ của Ủy Ban tạo ra đã trở
thành cơ hội mở rộng hơn nữa phạm vi chính sách cạnh tranh Cộng đồng …” R. Wessling,
The Modernisation of EC Antitrust Law, (NXB Hart, năm 2000) tr.48-49 (Trích dẫn trong
Craig, Paul Grainne de Burca, EU Law Text, Cases and Materials , Tái bản lần thứ 4, NXB
Oxford Press, 2008, tr. 951)
19

Mục đích của luật cạnh tranh EU là 1. Tăng cƣờng hiệu quả việc tối đa hóa lợi ích của
ngƣời tiêu dùng, 2. Bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và ngƣời tiêu dùng đối với những tích tụ



18

tắc cạnh tranh đã xuất hiện ở Điều 3(f)20, 8521 và 8622 của Công Ƣớc
thành lập Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu ký tại Rome ngày 25 tháng 3
năm 1957. Về cơ bản nội dung cả hai điều 85 và 86 Cơng ƣớc Rome
thuộc pháp luật kiểm sốt độc quyền vì điều 85 cấm các thoả thuận
hạn chế cạnh tranh và điều 86 cấm các hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trƣờng. Sau đó, cùng với sự phát triển của Cộng Đồng Châu
Âu, Công Ƣớc Rome đã đƣợc sửa đổi bởi Luật Châu Âu Đơn nhất
(Single European Act)23 và Công Ƣớc thành lập Liên Minh Châu Âu
ký tại Maastrich năm 199224. Hai điều 85 và 86 của Công Ƣớc Rome
đƣợc ghi nhận lại tại điều 81 và điều 82 của Công Ƣớc về Cộng đồng
Châu Âu và thƣờng đƣợc gọi là Điều 81EC, Điều 82EC. Công ƣớc
này tiếp tục đƣợc sửa đổi bởi Công ƣớc Amsterdam25 và Công ƣớc
Nice.26 Sau đó, ngày 13 tháng 12 năm 2007, các quốc gia thành viên
quyền lực kinh tế lớn dƣới hình thức thống lĩnh độc quyền của một doanh nghiệp đơn lẻ
hoặc các thỏa thuận phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp đối thủ với nhau. Theo
Craig, Paul và Grainne de Burca, tlđd., tr. 950-951.
20

"Nhằm các mục đích đã nêu ở Điều 2, hoạt động của Cộng đồng bao gồm,... (f) thiết
lập hệ thống đảm bảo cạnh tranh trong thị trƣờng chung khơng bị bóp méo;..." (Điều 3(f) đã
chuyển thành Điều 3(g)EC và thay thế sửa đổi bởi Nghị định thƣ 27 của Công ƣớc Lisbon
“VỀ THỊ TRƢỜNG NỘI BỘ VÀ CẠNH TRANH” và đƣợc sửa lại thành "cho rằng thị
trƣờng nội bộ theo qui định của Điều 3 Công ƣớc về Liên minh Châu Âu bao gồm một hệ
thống bảo đảm rằng cạnh tranh khơng bị bóp méo,... "
21

"1. Những hành vi sau đây bị cấm vì khơng phù hợp với thị trƣờng chung: tất cả thỏa
thuận giữa các doanh nghiệp, quyết định của hiệp hội doanh nghiệp và hành vi phối hợp mà

có thể ảnh hƣởng đến thƣơng mại giữa các Quốc gia Thành viên và có mục đích hoặc tác
động là ngăn cản, hạn chế hay bóp méo cạnh tranh trong thị trƣờng chung,..."
22

"Bất kỳ hành vi lạm dụ

ị trí thống lĩnh trên tồn
bộ hoặc một phần đáng kể của thị trƣờng chung
mà gây ảnh hƣởng đến thƣơng
mại giữa các Quố
ị coi là không phù hợp với thị trƣờng chung và bị
...."
23

Ký tại Luxembourg ngày 17 tháng 2 năm 1986.

24

Công ước về Liên Minh Châu Âu đƣợc ký tại Maastricht ngày 7 tháng 2 năm 1992, có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1993, với điều kiện tất cả thủ tục phê chuẩn đã đƣợc thực
hiện.
25

Công ước sửa đổi Công ước về Liên Minh Châu Âu, các Công ước thành lập Cộng
đồng Châu Âu và các đạo luật có liên quan ký tại Amsterdam ngày 2 tháng 10 năm 1997,
có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1999.
26

Công ước sửa đổi Công ước về Liên Minh Châu Âu, các Công ước thành lập Cộng
đồng Châu Âu và các đạo luật có liên quan ký tại Nice ngày 26 tháng 2 năm 2001, có hiệu

lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2003.


19

EU đã ký Cơng ƣớc Lisbon27 (cịn đƣợc biết đến với tên Cơng ước về
Cải cách), có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 12 năm 2009. Công
ƣớc Lisbon sửa đổi tất cả các cơng ƣớc trƣớc đó. Với sự sửa đổi này,
Công ƣớc đầu tiên về thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu năm
1957 đã trở thành Công ƣớc về Chức năng của Liên Minh Châu Âu
(Treaty on the Functioning of the European Union, sau đây viết tắt là
TFEU).28 Điều 81 và 82EC hiện nay trở thành điều 101 và 102 của
TFEU (Điều 101TFEU và Điều 102TFEU). Luật cạnh tranh EU ra
đời sau luật chống độc quyền Hoa Kỳ hơn sáu mƣơi năm nên học hỏi
rất nhiều từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ. Mỗi điều luật trong luật chống
độc quyền của Hoa Kỳ đều có một
tƣơng ứng trong pháp luật
29
Cộng Đồng Châu Âu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác biệt làm
cho hai hệ thống trở thành hai mơ hình cơ bản của pháp luật cạnh
tranh trên thế giới. Ngày nay, pháp luật về cạnh tranh của EU đã trở
thành mơ hình áp dụng phổ biến ở khơng chỉ các quốc gia thành viên
EU mà cịn ở các nƣớc Châu Âu khác30 và cả ở Châu Á, Châu Phi.
Các quốc gia có thể ban hành các đạo luật về chống cạnh tranh
không lành mạnh và về kiểm sốt độc quyền riêng biệt, ví dụ Đức 31,
27

Cơng ƣớc Lisbon sửa đổi Công ƣớc về Liên Minh Châu Âu và Công ƣớc về Chức năng
của Liên Minh Châu Âu, với tất cả các Nghị định thƣ và Tuyên bố đã đƣợc ký tại Lisbon
ngày 13 tháng 12 năm 2007.

28

Bản chuẩn thống nhất của Công ƣớc về Liên Minh Châu Âu và Công ƣớc về Chức
năng của Liên Minh Châu Âu đăng trên Công Báo của Ủy Ban Châu Âu OJC 83 ngày 30
tháng
3
năm
2010.

tại
/>29

Lê Nết, Luật Chống Độc quyền Hoa Kỳ và Luật Cạnh tranh Châu Âu [Anti-trust law in
the US and Competition law in Europe], Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ về Luật Cạnh
Tranh Việt Nam, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2002, tr.45, tiếng Việt.
30

Các nƣớc Đông Âu, các nƣớc trong Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG). Sau khi
nghiên cứu mơ hình của EU, các nƣớc này cũng đã ký Hiệp ƣớc Liên Chính Phủ về phối
hợp thực hiện Chính Sách Cạnh Tranh vào ngày 24/12/1993, trên cơ sở đó xây dựng Luật
mẫu về Bảo vệ Cạnh tranh Kinh tế và từng nƣớc đã ban hành Luật Cạnh Tranh với nội dung
bao gồm cả hai lĩnh vực chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền.
31

Luật chống Hạn chế Cạnh tranh của Đức - Gesetz gegen Wettbewerbsbeschränkungen
đƣợc ban hành tháng 5 năm 1998, có hiệu lực từ tháng 1 năm 1999. Luật sửa đổi lần thứ 7
của Luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2005. Luật chống Cạnh tranh không lành
mạnh của Đức - Gesetz gegen den unlauteren Wettbewerb vom 3. Juli 2004 (BGBl. I 2004
32/1414). Luật này có hiệu lực sau khi đƣợc cơng bố trên Công báo (Bundesgesetzblatt)



20

Trung Quốc32, hoặc chỉ ban hành một luật chung trong đó bao gồm tất
cả các chế định liên quan, nhƣ Việt Nam.
Những năm gần đây, nhận thức về vai trò quan trọng của pháp luật
cạnh tranh ngày càng đƣợc nâng cao và mở rộng trên phạm vi thế giới.
Đặc biệt xu thế tồn cầu hố về kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực và
kinh tế thế giới đã có tác động tích cực đến thái độ của hầu hết các
quốc gia trong việc quan tâm xây dựng pháp luật cạnh tranh. Các giao
lƣu thƣơng mại, đầu tƣ quốc tế từ nƣớc ngoài vào và từ một nƣớc đi ra
thế giới diễn ra nhiều hay ít, hiệu quả hay khơng phụ thuộc một phần
vào thực trạng pháp luật cạnh tranh của nƣớc đó. Trong q trình soạn
thảo và hồn thiện pháp luật cạnh tranh, mỗi quốc gia đều mong muốn
thành công trong hai vấn đề. Một là pháp luật cạnh tranh phù hợp với
các điều kiện, mục tiêu kinh tế – xã hội, trình độ phát triển của nƣớc
mình. Hai là pháp luật cạnh tranh kế thừa đƣợc những kinh nghiệm
quí báu của các quốc gia đi trƣớc và đạt đƣợc một mức độ tƣơng đồng
đáng kể với pháp luật cạnh tranh của các quốc gia đó. Đáp ứng nhu
cầu này, từ năm 1998, Tổ chức Thƣơng mại và Phát triển Liên Hợp
Quốc (UNCTAD) đã bắt đầu soạn thảo và thông qua Luật Mẫu về
Cạnh Tranh. Đây là một tài liệu nghiên cứu không chỉ chứa đựng các
điều khoản mẫu, mà cịn tổng hợp và bình luận, có chứa đựng nhiều
dẫn chứng và kinh nghiệm thực tế của các nƣớc, các tổ chức quốc tế
về luật và chính sách cạnh tranh. Tài liệu này đƣợc sửa đổi, bổ sung
hàng năm để các nƣớc, nhất là các nƣớc đang trong quá trình xây
dựng luật cạnh tranh, tham khảo. Nhìn chung, các điều khoản mẫu
trong tài liệu này thể hiện sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của pháp luật cạnh
tranh EU.
Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới Kinh tế

25 năm. Cột
mốc lịch sử khởi đầu quá trình đổi mới ở Việt Nam là Đại hội lần thứ

ngày 8 tháng 7 năm 2004, và thay thế đạo luật cũ ban hành từ năm 1909.
32

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ban hành Luật Chống Cạnh tranh không lành mạnh
ngày 2 tháng 9 năm 1993 và đã bắt đầu soạn thảo Luật Chống Độc Quyền từ năm 1994.
Sau 13 năm dự thảo, Trung Quốc ban hành Luật Chống Độc Quyền ngày 30 tháng 8 năm
2007, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2008.


21

VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam vào tháng 12 năm 1986. Nghị quyết
Đại hội thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế và đánh dấu
sự chuyển đổi Cơ chế Kế hoạch Tập trung sang cơ chế thị trƣờng theo
định hƣớng Xã hội Chủ nghĩa.
im
ạnh tranh. Từ thời
điểm đó đến nay, Nhà nƣớc Việt Nam tiến hành nhiều cải cách để
thành lập và phát triển môi trƣờng cạnh tranh cho kinh doanh. Hiến
pháp nƣớc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi
năm 2001) thừa nhận quyền tự do kinh doanh và tạo cơ sở pháp lý cho
cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế

33

.34 Tạ


.
Một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam là sự mất cân đối về
tƣơng quan quyền lực thị trƣờng giữa khu vực kinh tế Nhà nƣớc và
khu vực kinh tế tƣ nhân. Đây là đặc điểm chung trong giai đoạn đầu
của các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung sang cơ chế thị trƣờng. Nền kinh tế Việt Nam những năm cuối
thế kỷ hai mƣơi đầu thế kỷ hai mƣơi mốt vẫn bị chi phối nhiều bởi
doanh nghiệp nhà nƣớc.35 Mặc dù, một mặt, Nhà nƣớc Việt Nam đã

33

Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, bản tiếng Anh có tại
, Điều 57.
34
35

Tlđd, Điều 22.

Lê Hồng Hạnh, Một số đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam có ảnh hưởng tới
pháp luật về cạnh tranh [Some Vietnamese market economy‟s characteristics affecting laws


22

thực hiện chủ trƣơng sắp xếp lại, tƣ nhân hoá doanh nghiệp nhà nƣớc,
mặt khác, số lƣợng các doanh nghiệp ngồi quốc doanh và có vốn đầu
tƣ nƣớc ngồi cũng tăng mạnh, thành phần kinh tế quốc doanh vẫn
chiếm vị trí độc tơn hoặc nắm giữ quyền lực thị trƣờng áp đảo ở hầu
hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Quyền lực thị trƣờng của
DNNN hình thành từ 3 nguồn cơ bản36: (i) Qui mô và thị phần lớn đã

có từ thời cơ chế kế hoạch hố tập trung và đƣợc tiếp tục duy trì; (ii)
Tuy khơng có ƣu thế tuyệt đối về qui mơ nhƣng đƣợc hƣởng các chính
sách ƣu đãi, bảo trợ nên có quyền lực thị trƣờng ở những khu vực thị
trƣờng nhất định; (iii) Các tập đồn kinh tế lớn đƣợc hình thành theo
quyết định hành chính Nhà nƣớc, cụ thể đó là các Tổng Công Ty đƣợc
thành lập theo Quyết Định số 90 và 91 của Thủ tƣớng Chính Phủ ngày
7 tháng 3 năm 1994.
Một trong những cản trở to lớn nhất làm chậm tiến trình tƣ nhân
hố, khơng khuyến khích phát triển cạnh tranh ở Việt Nam chính là sự
lúng túng, nhầm lẫn của cơ quan nhà nƣớc trong phân biệt “vai trò chủ
đạo của thành phần kinh tế quốc doanh” với “độc quyền Nhà nuớc”.
Với quan niệm cho rằng, độc quyền tuyệt đối hoặc ít nhất là khống
chế thị trƣờng của thành phần kinh tế Nhà nƣớc là cần thiết cho việc
điều tiết nền kinh tế, nhiều cơ quan nhà nƣớc vẫn trực tiếp hoặc gián
tiếp ủng hộ việc cản trở các thành phần kinh tế khác gia nhập ngành
hàng. Điều này dẫn đến xu thế độc quyền của doanh nghiệp nhà nƣớc.
Ngoài ra, tƣ duy bao cấp, thiên vị vẫn cịn. Ở địa phƣơng thì đã xảy ra
tình trạng chỉ đạo, qui định chỉ tiêu thụ hàng hoá sản xuất tại địa
phƣơng hoặc tìm cách cản trở khơng cho doanh nghiệp của địa
phƣơng khác tiêu thụ hàng tại địa phƣơng mình. Một số bộ ngành chỉ
định đối tác giao dịch cho các đơn vị thuộc quyền quản lý.37
on competition], Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, NXB
Công an Nhân dân, Hà Nội, 2001, tr. 27, tiếng Việt.
36
37

Đặng Vũ Huân, chú thích 2, tr. 151

Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung ƣơng (CIEM), Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát

độc quyền kinh doanh [Legal and Quy chế issues on competition and monopoly control
policies], Dự án VIE/97/016, NXB Giao thông Vận tải, 2002, tr. 80-81, tiếng Việt.


23

Khi đã thừa nhận cơ chế thị trƣờng chịu sự điều tiết của cạnh tranh
có nghĩa là thấy rõ mặt tiêu cực đối lập với nó – độc quyền. Thực tế ở
Việt Nam là một chứng minh sinh động cho lý luận này. Ở hầu hết
những ngành sản xuất kinh doanh có mức độ độc chiếm thị trƣờng của
doanh nghiệp nhà nƣớc cao, nhận đƣợc sự bảo hộ, ƣu đãi của Nhà
nƣớc nhiều thì lại trì trệ. Nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc từ khi ra đời
không phải chịu sức ép của cạnh tranh, do đó mặc dù đƣợc hƣởng
nhiều ƣu đãi về đầu tƣ, vốn tín dụng, nhƣng chất lƣợng hoạt động
không đƣợc cải thiện tƣơng xứng, hiệu quả hoạt động thấp.38 Mục
đích xây dựng thành phần kinh tế quốc doanh có vai trị chủ đạo là
tiên phong đi đầu về công nghệ và hiệu quả kinh doanh, phục vụ tốt
nhất cho lợi ích tồn dân và xã hội đã khơng đạt đƣợc. Ngƣợc lại,
chính những doanh nghiệp này đã có nhiều hành vi lạm dụng vị trí độc
quyền của mình gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng. Khơng những các
doanh nghiệp này không giúp Nhà nƣớc điều tiết nền kinh tế mà
chúng còn gây ra những bất ổn, những cơn sốt đột ngột cho thị trƣờng
và là gánh nặng kéo trì bƣớc tiến lên của tồn bộ nền kinh tế.
Các nghiên cứu thống kê và so sánh đã cho thấy mức giá dịch vụ và
hàng hoá độc quyền của nƣớc ta “cao hơn nhiều so với chi phí thực tế,
thu nhập trung bình của ngƣời dân và cao hơn mức giá ở các nƣớc
khác, ngay cả các nƣớc phát triển”.39 Giá cao bất hợp lý của những
mặt hàng là nguyên nhiên liệu thiết yếu nhƣ điện, nƣớc, xăng dầu, xi
măng, làm tăng thêm gánh nặng chi phí đầu vào của tất cả các ngành
sản xuất kinh doanh. Nghịch lý ở chỗ, giá cao nhƣng chất lƣợng tồi.

Cuối cùng, ngƣời tiêu dùng luôn luôn là những ngƣời thua thiệt. Họ
phải chịu tất cả những tổn thất về việc bị mất điện, mất nƣớc, liên lạc
viễn thông nghẽn mạch nhiều giờ hoặc thậm chí ngƣng hoạt động

38

Xem Lê Hồng Hạnh, chú thích 35, tr. 26-27. (“Doanh nghiệp nhà nƣớc... chiếm lĩnh
hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút khoảng 80% vốn đầu tƣ từ ngân sách, 85% lực
lƣợng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề cao… đóng góp 42% GDP của cả
nƣớc… có 5467 doanh nghiệp nhà nƣớc, trong đó chỉ có 39,7% kinh doanh có lãi, trong lúc
đó nợ 102.000 tỷ đồng tức tƣơng đƣơng 138% vốn nhà nƣớc bỏ ra cho các doanh nghiệp
nhà nƣớc.”)
39

UNDP và CIEM, chú thích 37, tr. 77


24

nhiều ngày, các chuyến bay bị trì hỗn hoặc huỷ bỏ khơng báo trƣớc,
thậm chí khơng có một lời xin lỗi. Trong khi đó, các nhà sản xuất hay
cung cấp độc quyền có thể ngay lập tức đình chỉ hợp đồng nếu ngƣời
tiêu dùng khơng thanh tốn đúng hạn. Khơng chỉ trì trệ, hoạt động
kém hiệu quả và khai thác lợi ích một cách bất cơng đối với ngƣời tiêu
dùng, một số doanh nghiệp nhà nƣớc thống lĩnh thị trƣờng còn sử
dụng nhiều phƣơng cách để hạn chế cạnh tranh. Đó có thể là việc cố
tình trì hỗn thực hiện nghĩa vụ đối với khách hàng đồng thời là đối
thủ cạnh tranh. Đó cũng có thể là tìm cách tác động để cơ quan nhà
nƣớc “bảo hộ” mình, ngăn chặn sự gia nhập thị trƣờng của đối thủ
tiềm năng. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng của các

doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc thực hiện khi thì cơng khai, lộ liễu (ví dụ
nhƣ định giá độc quyền, phân biệt đối xử về giá), khi thì ngấm ngầm,
tinh vi nhƣ áp đặt các điều kiện ràng buộc bất hợp lý, phân biệt đối xử,
hoặc từ chối giao dịch.40
Trong khi đó, nƣớc ta đang tiến hành mở cửa, hội nhập với nền
kinh tế khu vực và thế giới.41. Quá trình chuyển đổi gắn liền với việc
mở cửa thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài giúp các chủ thể cạnh tranh mới gia
nhập vào thị trƣờng Việt Nam. Chính sách thu hút, khuyến khích đầu

40

Xem Bộ Thƣơng Mại, Tờ trình số 0067/TM-PC gửi Chính phủ về Dự án Luật Cạnh
Tranh [Statement No. 0067/TM-PC sent to the Government on the project of Competition
Law], Hà Nội, ngày 6 tháng 1 năm 2004, tr. 2, tiếng Việt (“...Các hành vi lạm dụng ƣu thế
của các doanh nghiệp chi phối thị trƣờng đang diễn ra mà chƣa đƣợc quản lý bằng pháp
luật. Ví dụ nhƣ các doanh nghiệp độc quyền mua thì ép giá mua (nhƣ thu mua nông sản của
nông dân), độc quyền bán thì bán giá cao để thu lợi nhuận siêu ngạch hoặc định giá bán
thấp hơn giá vốn để loại trừ cạnh tranh. Tình trạng áp đặt các điều kiện ràng buộc bất hợp
lý trong kinh doanh nhƣ ép mua, ép bán, mua kèm, bán kèm những sản phẩm, dịch vụ
không cần thiết chủ yếu diễn ra giữa các nhà máy chế biến, công ty thu mua với nông dân
đã bị báo chí leen tiếng nhiều lần nhƣng khơng xử lý đƣợc.”), đồng thời xem Chính Phủ, Tờ
trình số 487/CP-PC gửi Quốc Hội về Dự án Luật Cạnh Tranh [Proposal No. 487/CP-PC
to Assembly on project of Competition Law], ngày 4 tháng 4 năm 2004, tr. 3, tiếng Việt.
41

Ngày 17 tháng 7 năm 1995, Hiệp định khung về hợp tác và phát triển Việt Nam – EU
đã đƣợc ký kết. Sau đó, Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) từ ngày 25 tháng 7 năm 1995; tham gia Khu vực Thƣơng mại Tự do
ASEAN (AFTA) từ ngày 1 tháng 1 năm 1996. Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Hiệp định
Thƣơng mại Song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ đã đƣợc phê chuẩn và có hiệu lực. Việt Nam

đã ký kết hơn 60 hiệp định thƣơng mại song phƣơng. Việt Nam chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007.


25

tƣ nƣớc ngoài của Nhà Nƣớc Việt Nam đã nhận đƣợc sự hƣởng ứng
đáp lại của nhiều nhà đầu tƣ từ rất nhiều quốc gia. Tác động của thành
phần kinh tế nƣớc ngồi tạo thêm sinh khí cho hoạt động cạnh tranh ở
thị trƣờng Việt Nam. Thực tế, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi
với thế mạnh về khả năng tài chính, cơng nghệ vƣợt trội, phƣơng thức
kinh doanh hiện đại, và đặc biệt là kinh nghiệm dày dạn trên thƣơng
trƣờng thế giới, đã nhanh chóng vƣợt qua các đối thủ cạnh tranh trong
nƣớc, thâu tóm dần thị phần và tích góp, củng cố quyền lực thị trƣờng
trong một số ngành đƣợc tự do cạnh tranh. Yêu cầu cấp thiết từ mở
rộng quan hệ kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách cạnh
tranh nói chung và pháp luật về cạnh tranh nói riêng vừa phù hợp
thông lệ quốc tế, vừa phản ánh đúng và giải quyết thấu đáo những đặc
thù trong nƣớc để đảm bảo tự do thƣơng mại, ổn định và phát triển.
Đồng thời, một nguy cơ khác đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu nhận
ra và cảnh báo42, là hành vi của các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi. Trong khi
có thể nói rằng nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi cũng là
nạn nhân của hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc hạn chế cạnh
tranh từ doanh nghiệp nhà nƣớc, thì đồng thời, khơng ít trong số họ
chính là tác giả của những sự kiện điển hình về lạm dụng thế mạnh tài
chính để giành giật thị trƣờng một cách rất khơng lành mạnh. Ví dụ
những năm 1995-1998 đã có cuộc “đua” về chiến dịch giảm giá giữa
hai hãng nƣớc ngọt Coca-Cola43 và Pepsi44 (thực tế đó là hành vi định
giá hủy diệt, một dạng hành vi lạm dụng lẽ ra phải bị xử lý nếu thời
gian đó Việt Nam đã có Luật Cạnh Tranh) đã giết chết không chỉ các

đối thủ cạnh tranh là doanh nghiệp trong nƣớc mà còn triệt tiêu cả các

42

Xem Phạm Duy Nghĩa, chú thích 5, tr. 837-840, tiếng Việt; đồng thời xem Nguyễn
Nhƣ Phát và Nguyễn Ngọc Sơn, Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh Tranh
về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh
[Analysis and discussion on provisions of Competition Law about abuses of a dominant
position, or a monopoly position to restrain competition], NXB Tư Pháp, Hà Nội, 2006, tr.
55, tiếng Việt.
43

Coca-Cola Indochina Pte Ltd.

44

Pepsico International Vietnam.


×