Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 194 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MẠNH HÙNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP VÀ HÀNH PHÁP TRONG
NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MẠNH HÙNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP VÀ HÀNH PHÁP TRONG
NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
MÃ SỐ: 9.38.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ luật học với đề tài “Mối quan hệ giữa lập
pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là
cơng trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
GS.TS. Nguyễn Đăng Dung. Luận án có sử dụng, trích dẫn ý kiến, quan điểm khoa
học của một số tác giả. Các thơng tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể và chính
xác. Các số liệu, thơng tin được sử dụng trong Luận án là hoàn toàn khách quan và
trung thực.
Tác giả

Nguyễn Mạnh Hùng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
S
TT
1
1
2
2

Viết đầy đủ

Viết tắt

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội


UBTVQH


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN
ÁN ............................................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ..................................................................5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ..................................................................5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................12
1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................25
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................27
1.2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................27
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................29
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP VÀ
HÀNH PHÁP TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM............................................................................................................... 32
2.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và nội dung của mối quan hệ giữa lập pháp
và hành pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền ..........................................................32
2.1.1. Khái niệm quyền lập pháp, quyền hành pháp, mối quan hệ giữa lập pháp và
hành pháp ..................................................................................................................32
2.1.2. Đặc điểm mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp .......................................36
2.1.3. Yêu cầu và nội dung mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước
pháp quyền ................................................................................................................39
2.2. Đặc điểm, yêu cầu và bản chất của mối quan hệ giữa lập pháp và hành
pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ..........................46
2.2.1. Đặc điểm, yêu cầu của mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ...........................................................46
2.2.2. Bản chất của mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam .............................................................................52
2.3. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các chính thể ...................53


2.3.1. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong chính thể đại nghị ................53
2.3.2. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong chính thể cộng hịa tổng thống
...................................................................................................................................65
2.3.3. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong chính thể cộng hịa hỗn hợp 73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................84
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CÁC QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP VÀ HÀNH
PHÁP Ở VIỆT NAM ............................................................................................... 87
3.1. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các bản Hiến pháp Việt
Nam...........................................................................................................................87
3.1.1. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp theo mơ hình phân quyền trong Hiến
pháp 1946 ..................................................................................................................87
3.1.2. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp theo mơ hình tập quyền trong Hiến
pháp 1959 và Hiến pháp 1980 ...................................................................................95
3.1.3. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp theo mơ hình đổi mới: nhận thức lại
tập quyền, áp dụng những hạt nhân hợp lý của học thuyết phân quyền trong Hiến
pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp 2013 ..................................101
3.2. Thực trạng mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp ở nƣớc ta hiện nay
.................................................................................................................................112
3.2.1. Thực trạng phân công giữa lập pháp và hành pháp ở nước ta hiện nay........112
3.2.2. Thực trạng phối hợp giữa lập pháp và hành pháp ở nước ta hiện nay ..........120
3.2.3. Thực trạng kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp ở nước ta hiện nay .........125
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................138
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẬP PHÁP VÀ HÀNH PHÁP ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA VIỆT NAM .............................................................................................. 140
4.1. Quan điểm hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập
pháp và hành pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ...............................................................................................140


4.1.1. Việc hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp và hành
pháp ở Việt Nam phải tiếp thu những tinh hoa và giá trị phổ biến của nhân loại ..140
4.1.2. Việc hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp và hành
pháp ở Việt Nam hiện nay phải tính đến điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ..................................................................142
4.1.3. Việc hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp và hành
pháp ở Việt Nam phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ..........144
4.2. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp
và hành pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ......................................................................................................146
4.2.1. Các giải pháp tổng thể nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan
hệ giữa lập pháp và hành pháp ................................................................................146
4.2.2. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ
giữa lập pháp và hành pháp .....................................................................................158
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ......................................................................................167
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 169
NHỮNG CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tác giả chọn đề tài “Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để nghiên cứu vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp là tiêu điểm của học
thuyết phân quyền và là nội dung cốt lõi của các bản Hiến pháp. Nội dung cơ bản của
học thuyết phân chia quyền lực của Montesquieu (1689 - 1755) chính là sự phân chia
và kiểm soát giữa ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Từ đó đã tạo
ra mối quan hệ đan xen và chế ước giữa ba nhánh quyền lực: lập pháp với hành pháp,
hành pháp với tư pháp, tư pháp với lập pháp. Với chức năng vốn có là xét xử nên
ngành tư pháp được thiết kế một cách độc lập với hai nhánh quyền lực còn lại để đảm
bảo tính khách quan và cơng bằng trong hoạt động xét xử. Vì vậy, trong các mối quan
hệ này thì mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp là mối quan hệ cơ bản nhất, quan
trọng nhất cho việc tạo ra các mơ hình chính thể. Nếu như cách thành lập và vai trị
của Ngun thủ quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt hình thức chính
thể qn chủ với cộng hịa, thì mối quan hệ giữa lập pháp với hành pháp có ý nghĩa
quan trọng để nhận diện chính thể cộng hịa đại nghị, cộng hòa tổng thống hay cộng
hòa hỗn hợp. Mối quan hệ giữa lập pháp với hành pháp xác định vị trí, thẩm quyền
của các cơ quan nhà nước, quyết định chế độ chính trị của mỗi quốc gia. Vì thế, trong
một chừng mực nhất định, mối quan hệ này phản ánh mức độ dân chủ trong xã hội.
Thứ hai, trong các bản Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ, chỉ có Hiến pháp
1946 mới đặt vấn đề hành pháp kiểm sốt lập pháp. Sự kiểm sốt này đã góp phần
quan trọng vào việc bảo vệ các quyền tự do hiến định của công dân trước nguy cơ ban
hành một đạo luật vi hiến từ phía lập pháp. Có nhiều chun gia cho rằng, Hiến pháp
1946 là bản Hiến pháp đã thể hiện tư tưởng pháp quyền một cách rõ nét nhất trong tất
cả các bản Hiến pháp của nước ta từ trước đến nay. Do hoàn cảnh lịch sử và chịu ảnh
hưởng của tư duy tập quyền XHCN nên vấn đề hành pháp kiểm soát lập pháp vốn đã
được đề cập trong Hiến pháp 1946 nhưng không được kế thừa trong Hiến pháp 1959,
đặc biệt là trong Hiến pháp 1980. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và
Hiến pháp 2013 với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền và tư duy phân cơng,
phối hợp, kiểm sốt quyền lực đã thay đổi cho tư duy tập quyền XHCN, đặt cơ sở
quan trọng cho việc kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, kiểm sốt lập pháp nói
riêng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, vấn đề kiểm sốt quyền lực

vẫn cịn chịu ảnh hưởng bởi tư duy tập quyền XHCN: ngành lập pháp có quyền kiểm
soát quyền lực của ngành hành pháp và tư pháp. Nhưng hai ngành này khơng thể
kiểm sốt quyền lực của lập pháp: Tịa án khơng được quyền kiểm sốt các đạo luật vi


2
hiến của Quốc hội; Chính phủ khơng được quyền phủ quyết luật, không được đề nghị
giải tán Quốc hội trước thời hạn,…
Do đó, việc phân cơng và kiểm sốt quyền lực cần được cân bằng hơn, nhằm
phòng ngừa sự lạm quyền và tha hóa quyền lực. Phân cơng quyền lực khơng cân bằng,
khơng rõ ràng thì sự kiểm sốt sẽ khơng có hiệu lực và hiệu quả. Cân bằng và kiểm
soát quyền lực là sự tiến bộ về khoa học và nghệ thuật cầm quyền, là một bước tiến
của văn minh nhân loại về quyền lực nhà nước. Chính vì vậy, phải sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp để làm rõ ràng hơn, hồn thiện hơn sự phân cơng cân bằng và kiểm soát
quyền lực nhà nước. Cần tiếp thu kinh nghiệm về việc phân cơng và kiểm sốt quyền
lực trong Hiến pháp 1946 để hồn thiện cơ chế phân cơng và kiểm soát quyền lực nhà
nước ở nước ta hiện nay, nhất là trong bối cảnh Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ IX
của Đảng đã chính thức khẳng định quyền lực nhà nước khơng chỉ có “sự phân cơng,
phối hợp” mà cịn có sự “kiểm sốt giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp”1. Điều 2 Hiến pháp 2013 đã chính thức ghi nhận vấn đề
kiểm soát quyền lực như một nguyên tắc cơ bản để tổ chức Bộ máy nhà nước trong
Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Thứ ba, tính đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có một cơng trình khoa học nào
ở cấp độ tiến sĩ nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống và tồn diện về mối quan
hệ giữa lập pháp và hành pháp. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển
các kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp ở góc độ lý luận,
đánh giá thực trạng của pháp luật và đề xuất những giải pháp hoàn thiện là cần thiết
và không trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào đã thực hiện trước đây. Đề
tài “Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” là cơng trình khoa học đầu tiên thực hiện nhiệm vụ này và rất cần

thiết trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì
dân.
Thứ tƣ, lĩnh vực nghiên cứu này phù hợp với nhu cầu và khả năng của tác giả.
Với tư cách là một người giảng dạy và nghiên cứu Luật Hiến pháp tại một trường đại
học đào tạo về luật trọng điểm ở phía Nam, tác giả đã có nhiều suy tư, trăn trở trước
những diễn biến của thời cuộc, những thay đổi lớn lao của đất nước. Tác giả luôn
mong muốn có một cơng trình nghiên cứu thật khoa học và nghiêm túc để góp phần
vào tiến trình cải cách chính trị của đất nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
1

Nguyễn Mạnh Hùng (2011), “Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1946”, Tạp chí Khoa
học pháp lý, số 4, tr.14.


3
Kết quả của việc nghiên cứu là một Luận án tiến sĩ về mối quan hệ giữa lập
pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Trong đó, xác định
rõ một số nội dung cơ bản sau đây: khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và nội dung của mối
quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền nói chung và trong
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng; nội dung của mối quan hệ giữa lập
pháp và hành pháp trong các mô hình chính thể; thực trạng mối quan hệ giữa lập pháp
và hành pháp ở nước ta trong lịch sử và hiện tại như thế nào; quan điểm đổi mới mối
quan hệ này như thế nào. Các nội dung cơ bản này sẽ được làm rõ để phục vụ cho
mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra các giải pháp để hoàn thiện các quy định của
pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu trên, Luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất, trên cơ sở phân tích khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và nội dung của
mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền nói chung và
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng, tác giả sẽ trình bày mối quan hệ
giữa lập pháp và hành pháp trong các mơ hình chính thể trên thế giới, từ chính thể đại
nghị, đến cộng hịa tổng thống và cuối cùng là chính thể cộng hịa hỗn hợp. Từ đó, lý
giải ngun nhân của sự khác biệt, sự biến dạng của các chính thể và dự đoán xu
hướng phát triển chung trong mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp hiện nay trong
các mơ hình chính thể.
Thứ hai, phân tích mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các bản
Hiến pháp Việt Nam. Nhận xét về mối quan hệ này trong các bản Hiến pháp và phân
tích thực trạng quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp ở
nước ta hiện nay.
Thứ ba, đề xuất các quan điểm, các giải pháp tổng thể và cụ thể nhằm hoàn
thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp nhằm đáp
ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp là đề tài nghiên cứu rộng, phức tạp.
Tuy nhiên, trong phạm vi của Luận án, tác giả chỉ tập trung phân tích những nội dung
cơ bản nhất về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các mơ hình chính thể
trên thế giới, cụ thể là mơ hình đại nghị, mơ hình cộng hịa tổng thống và mơ hình
cộng hịa hỗn hợp. Phân tích mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các bản
Hiến pháp Việt Nam và kết luận xem mối quan hệ này đã đáp ứng được yêu cầu của


4
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền hay chưa. Từ đó, nêu ra các quan điểm và đề
xuất giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp và
hành pháp nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu của một

số nước để so sánh, đối chiếu như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật,... Đây là những
quốc gia có thể chế chính trị điển hình, đại diện cho các mơ hình chính thể đương đại
trên thế giới.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là lý thuyết và thực tiễn về mối quan hệ
giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, gồm
những vấn đề sau: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; Thực trạng các quy định và thực hiện các
quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp ở Việt Nam; Quan
điểm và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp và
hành pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
4. Dự iến ết quả nghiên cứu
Luận án là một cơng trình nghiên cứu chun sâu, kết quả nghiên cứu sẽ là sự
bổ sung quan trọng về lý luận cũng như thực tiễn mối quan hệ giữa lập pháp và hành
pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Do đó, cơng
trình có giá trị tham khảo đối với sinh viên đại học và cao học luật, phục vụ cho công
tác nghiên cứu và giảng dạy pháp luật cũng như một số chuyên ngành có liên quan ở
các trường đại học. Trong một chừng mực nhất định, Luận án được dùng làm tài liệu
tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy các môn học liên quan đến tổ chức
và hoạt động của Bộ máy nhà nước. Cụ thể, Luận án sẽ được phát triển thành sách
chuyên khảo “Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và xây dựng thành một môn học chuyên ngành của Khoa
Luật Hành chính - Nhà nước “Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp” được giảng
dạy ở bậc đại học hệ chính quy và bậc cao học.
Kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa đặc biệt cho các nhà làm luật tham
khảo để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về phân cơng, phối hợp và kiểm
sốt giữa lập pháp và hành pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.
5. Bố cục của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dụng

của Luận án bao gồm 04 chương, với 09 mục lớn và 24 tiểu mục.


5
CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
“Mối quan hệ lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” là đề tài có tính vĩ mơ và được nghiên cứu bằng nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Đây là một đề tài khá mới, đến nay chưa có một cơng trình khoa học pháp
lý nào nghiên cứu toàn diện về lý luận và thực tiễn mối quan hệ này. Việc nghiên cứu
độc lập về nhánh quyền lập pháp và nhánh quyền hành pháp đã được đề cập ở nhiều
góc độ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp trong các quyển sách chuyên khảo, bài báo,
Luận văn, Luận án, các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong những năm
gần đây. Có thể sắp xếp nhóm các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến Luận án
trong thời gian qua như sau:
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi
Tác giả đã tìm thấy, tập hợp, chọn lọc và kế thừa một số công trình nghiên cứu
có liên quan mật thiết với đề tài để xây dựng phần cơ sở lý luận của Luận án làm nền
tảng để nghiên cứu, đánh giá và kiến nghị hoàn thiện mối quan hệ giữa lập pháp và
hành pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Những
cơng trình được tác giả nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của Luận án bao gồm:
Thứ nhất, những tác phẩm có liên quan đến lý thuyết về Hiến pháp, về
Nhà nƣớc pháp quyền, về quyền lực nhà nƣớc và về đảng chính trị:
(1) Tác phẩm “Du Contrat Social” phác họa trật tự chính trị hợp lý của Jean
Jacques Rousseau, quyển sách này được xuất bản năm 1762 và đã có nhiều ảnh
hưởng tới triết học phương Tây nói riêng và nhân loại nói chung. Tác phẩm này đã
được Hoàng Thanh Đạm dịch sang tiếng việt vào năm 1992 (Nxb. TP. Hồ Chí Minh).
Lý thuyết về khế ước xã hội khởi nguồn từ một nhà triết học nổi tiếng người Anh Thomas Hobbes (1588 - 1679) là với tác phẩm “Leviathan” viết năm 1651 đã thiết
lập nền tảng cho nền triết học chính trị phương Tây theo quan điểm lý thuyết về khế

ước xã hội2. Lý thuyết về khế ước xã hội được Jonh Locke (1632 - 1704) là nhà triết
học, nhà hoạt động chính trị người Anh kế thừa và phát triển. Ông xây dựng chi tiết
2

Theo Hobbes, con người sơ khai sống thành bầy đàn để cùng chống lại các kẻ thù, nhưng khơng có gì ràng
buộc giữa họ. Quyền sở hữu khơng tồn tại dẫn đến chuyện tất cả mọi người đều có thể sở hữu tất cả mọi
vật. “Leviathan” là tên tác phẩm để đời của Hobbes, mơ tả chính xác một sự hỗn độn vơ chính phủ mà theo đó
vì xã hội chưa cơng nhận rạch rịi thế nào là sở hữu cho nên mọi người có thể sẵn sàng gây chiến với người
khác để giành lấy cái mình muốn. Ở trạng thái tự nhiên, tuy xã hội tự do tuyệt đối nhưng chẳng đem lại lợi ích
cho bất kỳ ai kể cả kẻ mạnh, vì con người dù mạnh đến đâu cũng không thể đơn độc làm theo ý mình được.
Con người buộc phải hy sinh một phần tự do để có thể chung sống với nhau trong hịa bình. Nói cách khác con
người buộc phải thống nhất với nhau những nguyên tắc cộng đồng để tránh phải sống nơm nớm trong nỗi lo sợ
bảo vệ tính mạng và những gì mình có. Do đó, quyền tự do cá nhân cần phải được giao ước để trao tuyệt đối
cho một hoặc một số cá nhân, Hobbes ủng hộ chế độ quân chủ chuyên chế.


6
từng giai đoạn phát triển từ trạng thái tự nhiên dẫn đến sự hình thành nhà nước qua
khế ước xã hội và đi đến quan điểm về chủ quyền của Nhân dân đối với nhà nước cho
dù đó là nhà nước chuyên chế3.
Jean Jacques Rousseau tiếp tục đi xa hơn khi cho rằng quyền lực phải được
trao cho những người đại diện cho ý chí nguyện vọng của quần chúng. Hiến pháp
chính là bản Khế ước xã hội cơ bản nhất, nền tảng cho các thỏa ước của cộng đồng.
Thông qua Hiến pháp, con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên để trở
thành một cơng dân, chính thức đánh đổi một phần quyền tự do quyết định của mình
vào tay một số người cầm quyền (và do đó anh ta trở thành người bị trị) để có được
sự che chở của xã hội. Để cho bản hợp đồng trao đổi này được công bằng, trong “Khế
ước xã hội” cần phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền. Nguyên tắc bình
đẳng thể hiện ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là được đa số thành viên ủng
hộ. Về phía người cầm quyền, đối trọng với quyền lực anh ta có, là những ràng buộc

về mặt trách nhiệm với cộng đồng. Nếu người cầm quyền khơng hồn thành trách
nhiệm của mình, bản hợp đồng giữa anh và cộng đồng phải bị coi như vô hiệu, và
cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay thế mới4. Những tư tưởng mang tính
kinh điển và khai sáng của ông trong “Khế ước xã hội” về sự thống nhất của quyền
lực, về chủ quyền nhân dân, về Hiến pháp, về “Nghị viện tối cao”,… là nguồn tư liệu
quan trọng, nền tảng cho Luận án kế thừa trong việc phân tích cơ sở lý luận của mối
quan hệ giữa lập pháp và hành pháp.
(2) Quyển sách “A constitutional history of Modern England, 1485 to the
present” của Federick George Marcham trình bày lịch sử lập hiến của nước Anh, giai
đoạn từ năm 1485 đến hiện nay, gồm có ba phần chính: Phần thứ nhất là thời kỳ nhà
Tudor; Phần thứ hai là thời kỳ nhà Stuart; Phần thứ ba là giai đoạn thế kỷ XVIII tới
nay. Đến cuối thế kỷ XV, nước Anh sở hữu một Chính phủ trưởng thành. Nước Anh
già cỗi, nơi mà các Vương triều đã tạo ra các cơ quan chủ chốt của chính quyền trung
ương như Nghị viện, tòa đại pháp, kho bạc, các tịa cơng lý… Tác phẩm đã phân tích
3

Jonh Locke được biết đến trước hết là một nhà triết học theo trường phái duy nghiệm (empiric), Locke cũng là
một tư tưởng gia xuất sắc trên lĩnh vực chính trị và xã hội. Locke cố gắng giải thích trước hết quyền sở hữu
được con người định nghĩa với nhau thông qua các thỏa hiệp. Bắt đầu từ việc chiếm hữu bằng sức mạnh, con
người dần dần tìm cách sở hữu bằng lao động. Một khi vấn đề sở hữu được giải quyết, con người đã có đủ các
tiền đề cần thiết để đi đến các thỏa hiệp cao hơn về cuộc sống cộng đồng. Khế ước xã hội chính là bản thỏa hiệp
của các thành viên cộng đồng, theo đó một con người sẽ từ bỏ quyền tự do tự nhiên - đổi lại anh ta trở thành
một thành viên, được cộng đồng che chở và công nhận. Đối với một quốc gia, nhà nước là tập hợp những người
đại diện đứng ra bảo đảm sự tơn trọng bản thỏa ước.
4
Chính những ý tưởng này đã châm ngòi cho cả cuộc Cách mạng Pháp và Mỹ. Thomas Jefferson, một trong
những người là Cha đẻ của Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ và bản Tun ngơn Độc lập tiếp tục hồn thiện lý thuyết
khi cho rằng quyền tự nhiên của con người phải là một phần của Khế ước xã hội và quyền lực của nhà nước chỉ
có thể thực hiện khi xuất phát từ sự đồng thuận của chính những người bị trị
( />


7
cơ cấu tổ chức của Bộ máy nhà nước Anh qua từng thời kỳ và rút ra những nét đặc
trưng khiến cho mơ hình Chính phủ của quốc gia này là một trong những mơ hình độc
đáo và tiêu biểu nhất cho đến hiện nay. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đề cập đến một
số vấn đề mà chính phủ Anh đang phải đối mặt trong thế kỷ XVIII, sự hòa hợp thống
nhất với Scotland và Ireland, sự tồn tại của Vương triều Anh. Đây là những tư liệu
quan trọng để viết về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong chính thể đại
nghị ở nước Anh - nơi được xem là cội nguồn của các định chế dân chủ.
(3) Học thuyết về Nhà nước của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra những quy
luật phát sinh, phát triển đặc thù, những đặc tính chung và biểu hiện quan trọng nhất
của Nhà nước nói chung và Nhà nước XHCN nói riêng. Theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính
trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc
biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị
trong xã hội. Những nội dung cơ bản ban đầu về học thuyết này được phản ánh thơng
qua tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”
của Ăngghen viết năm 1884. Qua tác phẩm này, Ăngghen đã phân tích các vấn đề
về gia đình, nguồn gốc của giai cấp, của Nhà nước và những quy luật tiếp tục phát
triển và biến đổi sau này của chúng. Ăngghen đã chỉ ra rằng nhà nước chỉ ra đời ở
một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội trên cơ sở xuất hiện chế độ tư hữu và gắn
liền với nó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, ơng cũng lý giải về
tính chất giai cấp và tính lịch sử của Nhà nước, làm sáng tỏ chức năng giai cấp cơ bản
của Nhà nước. Sau đó, lý luận này được những nhà kinh điển theo chủ nghĩa Mác tiếp
tục phát triển và hoàn thiện trong điều kiện mới. Những tư tưởng này sẽ được tác giả
vận dụng, kế thừa trong việc so sánh những khác biệt, những đặc thù trong mối quan
hệ giữa lập pháp và hành pháp ở Việt Nam với các nước; cũng như đề xuất các giải
pháp để hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa lập pháp và hành
pháp cho phù hợp với đặc thù Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
(4) Modern constitution - Hiến pháp tân tiến (Nxb. Ln Đơn, năm 1962) của

tác giả K.C. Wbeace trình bày một cách khái quát và cơ bản các nội dung liên quan
đến một bản Hiến pháp, trong đó có nội dung về Nghị viện và Chính phủ. Quyển sách
đề cập đến khái niệm, nội dung của một bản Hiến pháp cũng như cách thức sửa đổi
Hiến pháp. Tuy vấn đề mối quan hệ giữa hai nhánh quyền lực này chưa được phân
tích nhưng đây là kiến thức lý luận nền tảng để tác giả tham khảo khi viết Chương II
về cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Luận án.
(5) Đảng phái và chính trị ở Hoa Kỳ (Parties and politics in American) (Tác
giả: Clinton Rossiter, Người dịch: Hoàng Mịch Điền, Trần Thái Chân, Nxb. Tủ sách


8
Kim Văn, 1972). Quyển sách bao gồm bốn nội dung chính: thứ nhất, khn mẫu
chính trị ở Hoa Kỳ; thứ hai, vai trò của các Đảng phái ở Hoa Kỳ; thứ ba, chân dung
của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hịa; thứ tư, tương lai chính trị của Hoa Kỳ. Trong
đó, tác giả nêu lên một chuỗi các tiêu đề (dân chủ, chính trị, đảng phái, thỏa hiệp và
ơn hịa) tạo nên hệ thống chính trị của nền dân chủ Hoa Kỳ. Vai trò của Đảng phái
trong việc phục vụ cho quyền lực của những người cầm quyền hay ủng hộ chúng. Sự
xung đột giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cũng như xu hướng lựa chọn và sự
yêu thích của dân chúng với các đảng này. Và sự bành trướng mang tính chất tự nhiên
của các đảng phái Hoa Kỳ. Quyển sách này là nguồn tư liệu quý cho tác giả tham
khảo viết Chương II, cụ thể là phần đảng chính trị làm biến dạng chính thể cộng hòa
tổng thống ở Hoa Kỳ.
(6) Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào (Tác giả: Nguyễn Cảnh Bình dịch
và giới thiệu, Nxb. Tri thức, 2009). Tác giả mô tả tình hình nước Mỹ trước khi có
Hiến pháp, sự cần thiết phải ban hành một bản Hiến pháp chung cho liên bang trong
hồn cảnh khó khăn của nước Mỹ lúc bấy giờ. Đặc biệt, tác giả tập trung vào việc
phân tích những trở ngại và thách thức của việc thống nhất ý chí các bang trong việc
thơng qua Hiến pháp, từ đó đề cập đến vai trị của “các vị cha làm nên bản Hiến
pháp”. Đặc biệt, tác giả cũng đề cập đến vai trò và tầm quan trọng của tác phẩm
“Người liên bang” trong việc thúc đẩy việc thông qua Hiến pháp và lịch sử chính trị

Hoa Kỳ. Ngồi ra, quyển sách cũng phác họa chân dung của 55 vị đại biểu đến từ các
tiểu bang trong việc làm nên và thơng qua bản Hiến pháp có lịch sử lâu đời nhất của
nhân loại - Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Quyển sách sẽ được dùng làm nguồn
tham khảo để phân tích các nội dung có liên quan đến mối quan hệ giữa lập pháp và
hành pháp trong chính thể cộng hịa tổng thống.
Thứ hai, những tác phẩm có liên quan đến phân chia quyền lực, quyền lập
pháp, quyền hành pháp và mối quan hệ giữa hai nhánh quyền lực này trong các
chính thể:
(1) Tác phẩm “The Spirit of the Laws” của nhà khai sáng vĩ đại người Pháp C.L. Montesquieu (1689 - 1775) về phân chia quyền lực. Tác phẩm này đã được dịch
sang tiếng việt với các bản dịch của Trần Xuân Ngạn - “Vạn pháp tinh lý” năm 1961
(Nxb. Sài Gòn) và bản dịch của Hoàng Thanh Đạm - “Tinh thần pháp luật” năm
1996 và năm 2006 (Nxb. Giáo dục Hà Nội và Nxb. Lý luận chính trị). Tư tưởng phân
chia quyền lực của ơng là sự kế thừa những luận điểm phân quyền của Jonh Locke5.
5

Ông là người đầu tiên khởi thảo ra thành hệ thống lý luận hoàn chỉnh về học thuyết phân quyền, và được thể
hiện trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về Chính quyền”. Về quyền lực nhà nước, ơng cho rằng “chỉ có thể có
một quyền lực tối cao, là cơ quan lập pháp, mà tất cả các quyền lực còn lại là, và phải là, những cái phụ thuộc


9
Montesquieu đã phát triển một cách toàn diện học thuyết phân quyền, và sau này khi
nhắc tới thuyết phân quyền người ta nghĩ ngay đến tên tuổi của ông. Trong tác phẩm
“Tinh thần pháp luật”, Montesquieu đã lập luận tinh tế và chặt chẽ tính tất yếu của
việc tách bạch các nhánh quyền lực và khẳng định: “Trong bất cứ quốc gia nào đều
có ba thứ quyền: quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công
pháp và quyền thi hành những điều trong luật dân sự”. Montesquieu chủ trương phân
quyền để chống lại chế độ chuyên chế, thanh tốn nạn lạm quyền, để chính quyền
khơng thể gây hại cho người bị trị và đảm bảo quyền tự do cho Nhân dân. Trước thực
tế lịch sử là nỗi thống khổ của Nhân dân bị đọa đày trong chế độ phong kiến chỉ có

cai trị độc đốn chứ khơng có “hương sắc” của tự do, Montesquieu đã cảm nhận
được “sứ mạng ẩn tàng” mà lịch sử trao cho. Tác phẩm của ông thể hiện tinh thần
chống thế quyền bạo ngược và thần quyền giáo điều, chống lại sự u tối nhận thức và
bất khoan dung về chính trị. Sự phân chia quyền lực để tiến tới kiểm soát quyền lực
thể hiện tầm vóc lớn lao có ý nghĩa thời đại trong học thuyết phân chia quyền lực của
Montesquieu. Bởi vì tất cả những tư tưởng triết học chính trị trước Montesquieu và cả
Rousseau sau này, cơ bản đều đặt vấn đề ở việc thực hiện quyền lực nhà nước như thế
nào mà không đề cập vấn đề kiểm sốt quyền lực đó ra sao6.
Có thể kết luận rằng bản chất của phân quyền khơng có gì khác hơn chính là
sự phân cơng, phối hợp để tiến tới sự kiểm soát; dùng quyền lực để giới hạn quyền
lực; nhằm mục đích khơng để quyền lực đi đến chỗ lạm quyền. Đằng sau lý thuyết ấy
chính là triết lý về bản chất cũng như mối quan hệ giữa con người - quyền lực - chính
quyền. Sự ra đời của học thuyết phân quyền “đã đánh dấu sự chuyển biến từ việc sử
dụng quyền lực dã man trong các xã hội chuyên chế sang thực thi quyền lực văn minh
trong xã hội dân chủ”7. Có thể khẳng định rằng, những tư tưởng mang tính chất khai
sáng của Montesquieu trong tác phẩm“Tinh thần pháp luật” như: sự phân chia các
nhánh quyền lực, đặc điểm của các nhánh quyền lực, mối quan hệ giữa các nhánh
quyền lực,… là nguồn tư liệu rất quan trọng để tác giả kế thừa và phát triển trong
vào nó”. Theo đó, có thể thấy Locke đồng nhất quyền lực nhà nước với quyền lập pháp. Ông chia quyền lực
nhà nước thành các phần: lập pháp, hành pháp và liên minh. Theo đó, quyền lập pháp là quyền lực cao nhất
trong nhà nước, và phải thuộc về Nghị viện; Nghị viện phải họp định kỳ thông qua các đạo luật, nhưng không
thể can thiệp vào việc thực hiện chúng. Quyền hành pháp phải thuộc về Nhà vua. Nhà vua lãnh đạo việc thi
hành pháp luật, bổ nhiệm các chức vị, Chánh án và các quan chức khác. Hoạt động của Nhà vua phụ thuộc vào
pháp luật và vua không có đặc quyền nhất định nào với nghị viện nhằm khơng cho phép vua thâu tóm tồn bộ
quyền lực về tay mình và xâm phạm vào các quyền tự nhiên của cơng dân. Nhà vua thực hiện quyền liên minh:
giải
quyết
các
vấn
đề

chiến
tranh,
hịa
bình

đối
ngoại
( />6
Lê Tuấn Huy (2006), Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb.
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.138.
7
Phạm Thế Lực (2008), “Ý nghĩa của lý thuyết phân quyền trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền tại
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 127.


10
Luận án. Phần cơ sở lý luận của Luận án như khái niệm, đặc điểm, nội dung, yêu cầu
của mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp; mối quan hệ giữa lập pháp và hành
pháp trong các mơ hình chính thể và phương hướng, giải pháp đổi mới đều xuất phát
từ nền tảng tư tưởng phân chia quyền lực của Montesquieu.
(2) Hai quyển sách “Chính thể đại diện” (Representative government) xuất
bản năm 1861 và “Bàn về Tự Do” (On Liberty) được viết năm 1859 của John Staurt
Mill. Hai quyển sách này được dịch sang tiếng việt là Chính thể đại diện năm 2008
(Người dịch: Nguyễn Văn Trọng, Bùi Văn Nam Sơn, Nxb. Tri thức) và Luận về Tự
do năm 2005 (Nxb. Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Hai quyển sách này của J.S.
Mill là những tác phẩm kinh điển về nền dân chủ phương Tây. Đây được xem như
những khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị - xã hội ở các nước
Anh và Hoa Kỳ thế kỷ XIX. Những vấn đề nêu ra trong quyển sách đều được phân
tích một cách khách quan, khoa học, các nhận xét đều có căn cứ lập luận rõ ràng và
dựa trên những bằng chứng thực tế hay lịch sử. Do vậy, cuốn sách này có mức độ tin

cậy rất cao. Nội dung của nó xoay quanh các vấn đề chính là tác động của Nhân dân
đối với sự thành bại của chính thể đại nghị, chức năng của các bộ phận quyền lực hợp
thành chính thể và một số chủ đề liên quan đến đặc thù của nước Anh thế kỷ XIX. J.S.
Mill cũng đúc kết ra ba điều kiện để một hình thức chính thể có thể tồn tại trong xã
hội: một là, dân chúng trong xã hội đó phải thuận nguyện chấp nhận nó; hai là, họ
phải thuận nguyện và có khả năng làm những gì cần thiết để gìn giữ nó; ba là, họ phải
thuận nguyện và có khả năng hồn tất các trách nhiệm và thực thi các định chế do nó
đặt ra.
Về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp thì J.S. Mill ủng hộ sự cần thiết
phải có một cơ chế đảm bảo tính độc lập tương đối giữa hai nhánh quyền lực này vì
“Khơng nên có bất cứ cơ hội nào để cho sự bế tắc trong chính trị xuất phát từ mối
bất hịa giữa Tổng thống và Quốc hội, dù lỗi của ai, kéo dài trong khoảng thời gian
có thể là nhiều năm, lại trở thành phương kế hợp pháp để người này cưỡi lên lưng
người khác”8. Theo đó, tính độc lập này sẽ đảm bảo cho hành pháp có thể tự do tùy ý
quyết định tổ chức bầu một Nghị viện mới vào bất kỳ lúc nào. Như vậy, quyển sách
của J.S. Mill đã trình bày một cách đầy đủ và thuyết phục những vấn đề liên quan đến
hình thức chính thể đại diện. Cuốn sách nói lên sự cần thiết phải xây dựng cơ chế
kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp với nhau để đảm bảo một nền dân chủ thực sự.
Đây là những thơng tin bổ ích, có liên quan trực tiếp đến đề tài của tác giả và có thể
được tác giả sử dụng để phát triển nhiều nội dung trong Luận án của mình.
8

John Stuart Mill, Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn dịch (2008), Chính thể đại diện, Nxb. Tri thức, Hà
Nội, tr.376.


11
(3) Quyển sách “Những đại chính thể ở châu Âu” của Alex N. Dragnich (1964,
Sài Gòn). Cuốn sách giới thiệu cho người đọc về nền chính trị châu Âu, bao gồm Liên
Xô cũ và sự nổi lên của Khối thịnh vượng chung của các quốc gia độc lập, chính sách

nhập cư ở Pháp và Đức, sự gia tăng của tính bài ngoại ở Anh. Khi xem xét sự đa dạng
trong chính thể ở Vương quốc Anh, Pháp và Đức, tác giả cho rằng các cấu trúc cơ bản
của các Chính phủ này vẫn giữ nguyên. Ví dụ, cấu trúc đảng phái chính trị của Anh
khá ổn định, cũng như hoạt động chính trị và nền tảng của Chính phủ trong Quốc hội,
dịch vụ dân sự, chức năng hành pháp và tư pháp, dù khơng có Hiến pháp bằng văn
bản. Điều này cũng đúng với Pháp và Đức, mặc dù Đức đã phải tích hợp dân số và
thể chế với sự tái gia nhập của Đông và Tây Đức. Những kiến thức của quyển sách
này sẽ được tham khảo và vận dụng để viết mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp
trong các mơ hình chính thể.
(4) Quốc hội và các thành viên (Tác giả: Roger H. Davidson và Walter J.
Oleszek, Người dịch: Trần Xuân Danh, Trần Xuân Giang, Minh Long, Nxb. Chính trị
quốc gia, 2002). Quyển sách này có bốn nội dung chính: Thứ nhất, khám phá hai
Quốc hội; Thứ hai, Quốc hội của các đại diện; Thứ ba, Hội đồng nghị sự của một
quốc gia; Thứ tư, quá trình hoạch định chính sách và sự thay đổi trong hai Quốc hội.
Trong các nội dung trên, tác giả có thể kế thừa các phân tích trong phần nội dung thứ
hai về nguồn gốc của sự hợp tác hành pháp - lập pháp, nguồn gốc của sự xung đột
hành pháp - lập pháp, Quốc hội tổ chức và kiểm soát bộ máy hành pháp, hành chính.
Những nội dung này sẽ là cơ sở lý luận vững chắc cho Chương II của Luận án. Dựa
trên cơ sở này, tác giả sẽ làm rõ hơn về nguồn gốc hình thành mối quan hệ cũng như
ảnh hưởng của Đảng phái chính trị đến mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp ở
Hoa Kỳ - nơi khai sinh ra chính thể cộng hịa tổng thống.
(5) Khái quát về chính quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Người dịch: Trần Đình
Nghiên, Hồng Long, Nxb. Chính trị quốc gia, 2003). Quyển sách trình bày tập trung
về cơ cấu tổ chức của chính quyền Hoa Kỳ, cung cấp những thơng tin, tư liệu cần
thiết cho q trình tìm hiểu về chính quyền của đất nước này. Trong đó nội dung về
ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp được thể hiện ở Chương III, IV, V của quyển
sách. Nhiệm vụ của Tổng thống là bảo vệ Hiến pháp và thực thi luật pháp do Quốc
hội ban hành. Tổng thống Hợp Chúng quốc là một trong những chức vụ có thế quyền
nhất trên thế giới. Tuy vậy, cũng có những hạn chế quyền lực nhất định đối với Tổng
thống - người đứng đầu ngành hành pháp ở Hoa Kỳ. Được xây dựng trên nền tảng là

nguyên tắc tam quyền phân lập, chính quyền Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ là một trong
những mơ hình khơng thể khơng nhắc đến khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai
nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp. Quyển sách cung cấp một lượng thông tin đa


12
dạng và bổ ích, cụ thể là các nội dung này được sử dụng tham khảo ở Chương II của
Luận án.
Có thể nói, các tài liệu nghiên cứu về quyền lực nhà nước nói chung9, về quyền
lập pháp và hành pháp nói riêng trên thế giới rất đa dạng về hình thức nghiên cứu và
có nội dung phong phú. Đó là những nguồn tài liệu cung cấp kiến thức lý luận cũng
như kinh nghiệm thực tiễn cho các nước đang đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai và
hoàn thiện mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp như Việt Nam, đáp ứng yêu cầu
xây dựng Nhà nước pháp quyền.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp đã được đề cập ở
nhiều góc độ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp trong các cuộc hội thảo, các cơng trình
nghiên cứu của các nhà khoa học trong những năm gần đây. Có thể sắp xếp nhóm các
cơng trình nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp đã
được thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua như sau:
Thứ nhất, những tác phẩm có liên quan đến lý thuyết về Hiến pháp, lý
thuyết về Nhà nƣớc pháp quyền, lý thuyết phân quyền và Bộ máy nhà nƣớc:
Một là, về Giáo trình: (1) Luật Hiến pháp và chính trị học (Tác giả: Nguyễn
Văn Bơng, Nxb. Sài Gòn, 1966); (2) Luật Hiến pháp và các định chế chánh trị (Tác
giả: Lê Đình Chân, Nxb. Tủ sách Đại học, 1971); (3) Giáo trình Luật Hiến pháp của
các nước tư bản (Tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Bùi Xuân Đức chủ biên, Nxb. Tổng
hợp Hà Nội 1993); (4) Luật Hiến pháp nước ngoài (Tác giả: Nguyễn Đăng Dung,
Nxb. Đồng Nai, 1997); (5) Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngồi (Tác giả: Đại học
Luật Hà Nội, Nxb. Công an Nhân dân, 1999). Các quyển Giáo trình này đều trình bày
những nội dung cơ bản của Luật Hiến pháp các nước trên thế giới như: Hiến pháp và

bảo hiến, chế độ bầu cử, quyền con người, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà
nước, nguyên tắc phân quyền và những thể thức áp dụng khác nhau của nguyên tắc
phân quyền để tạo ra các mơ hình chính thể khác nhau,… Những quyển sách này rất
9

Đến những năm đầu thế kỷ XX, thế giới biết nhiều đến hai tác phẩm của J.Dewey, đó là cuốn Nền cộng hịa
và những vấn đề của nó (The Public and Its Problems) xuất bản năm 1929 và cuốn Lý thuyết giá trị (Theory of
Valuation) xuất bản năm 1939. Vào những thập niên giữa của thế kỷ XX, có một số tác phẩm tiêu biểu nghiên
cứu về quyền lực nhà nước đã được công bố như cuốn Nghiên cứu quá trình ra quyết định trong tổ chức hành
chính (A Study of Decision - Making Process in Administration Organization) xuất bản năm 1945 của H.A.
Simon, cuốn Khoa học chính sách (The Policy Sciences) của H.D. Laswell xuất bản năm 1951 và cuốn Chức
năng xã hội của chính sách công (The Social Function of Public Administration) của F. Morstein Marx xuất
bản năm 1946. Đến cuối thế kỷ XX có một số cơng trình tiêu biểu bàn về quyền lực nhà nước xuất bản bằng
tiếng Anh, bao gồm cuốn Nguồn gốc của quyền lực xã hội (The Sources of Social Power) của Mann M. xuất
bản năm 1986, cuốn Dân chủ và những hạn chế của nó (Democracy and Critics) của Dahl, Robert A. xuất bản
năm 1989, cuốn Quyền lực và sự duy trì của bất bình đẳng xã hội (Power and the Maintenance of Social
Inequity) của Sargent M. xuất bản năm 1997.


13
bổ ích cho việc nghiên cứu Luật Hiến pháp các quốc gia và đặc biệt là nghiên cứu
mối quan hệ giữa nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp trong các chính thể, đồng
thời cung cấp những kiến thức chính trị - pháp lý cơ bản về tình hình thế giới. Căn cứ
vào những thông tin và nền tảng lý luận trong các quyển Giáo trình này, tác giả sẽ
tiếp tục phân tích rõ hơn mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các chính thể.
Đặc biệt, Luận án đã sử dụng nhiều kiến thức lý luận nền tảng và nhiều thông tin, tư
liệu trong hai quyển sách “Luật Hiến pháp và các định chế chánh trị” của Lê Đình
Chân và “Luật Hiến pháp nước ngồi” của Nguyễn Đăng Dung để viết và lý giải về
mối quan hệ giữa hai nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp trong ba mơ hình chính
thể. Những quyển sách này được xuất bản khá lâu nên nhiều thông tin, số liệu khơng

cịn chính xác nhưng nó vẫn được xem là nguồn tham khảo quý giá cho Luận án.
Hai là, về Sách chuyên khảo, tham khảo:
(1) Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước
nước CHXHCN Việt Nam (Tác giả: Lê Minh Thông (Chủ biên), Nxb. Khoa học xã
hội, 2001). Quyển sách đề cập sơ lược những vấn đề chung về Quốc hội, Chính phủ ở
khía cạnh cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước, quyền lập pháp, quyền giám sát của
Quốc hội, quyền hành pháp và việc hoàn thiện tổ chức, hoạt động của Chính phủ.
Mặc dù quyển sách chưa đề cập sâu đến mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp
cũng như những kiến nghị về mối quan hệ này. Nhưng tác giả có thể vận dụng những
kiến thức và thơng tin trong quyển sách khi viết về mối quan hệ giữa lập pháp và
hành pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam cũng như gợi mở nhiều ý tưởng để hồn
thiện mối quan hệ này.
(2) Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính của các cơ quan nhà nước (Tác
giả: Nguyễn Đăng Dung, Nxb. Tư pháp, 2004). Quyển sách có tám nội dung chính là
tính nhân bản của Hiến pháp; chính quyền được thành lập từ số đơng - đa số nhưng
lại phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của thiểu số và cá nhân - một người; tính
nhân bản trong lịch sử lập hiến Việt Nam; cơ quan lập pháp; bàn về vị trí, vai trị của
UBTVQH; bản tính quyết đốn và dám chịu trách nhiệm của hành pháp; bàn về sự
biến dạng của hành pháp và vị trí, vai trị của nó hiện nay; bản tính vô tư và công
bằng của tư pháp. Trong các nội dung trên, tác giả có thể kế thừa nội dung về cơ quan
lập pháp, hành pháp và sự biến dạng của hành pháp để áp dụng khi viết phần các mơ
hình chính thể trong Luận án. Điều thú vị là quyển sách này đã phát triển luận điểm
về những bản tính cần phải có của cơ quan lập pháp là thận trọng và cơ quan hành
pháp là mạnh, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm. Mục đích, yêu cầu của việc thiết kế
mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp cũng như các giải pháp hoàn thiện mối quan
hệ này về cơ bản đều hướng đến việc xây dựng một Quốc hội thận trọng, thực quyền


14
và một Chính phủ mạnh, dám chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, quyển sách này chỉ mới

đưa ra những ý tưởng ban đầu để hoàn thiện mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp,
Luận án sẽ dựa trên những ý tưởng này để phát triển và làm rõ hơn mối quan hệ lập
pháp - hành pháp trong lịch sử và những kiến nghị cho tương lai.
(3) Sự hạn chế quyền lực nhà nước (Tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2004); Ý tưởng về một nhà nước chịu trách nhiệm (Tác giả:
Nguyễn Đăng Dung, Nxb. Đà Nẵng, 2007). Nội dung chính của các quyển sách này
xoay quanh nội dung và các hình thức chính quyền chịu trách nhiệm, trách nhiệm của
Nhà nước Việt Nam. Luận án có thể kế thừa mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp
trong các hình thức chính thể, đảng phái chính trị đã làm biến dạng những chính thể
này như thế nào và tư tưởng về Nhà nước pháp quyền là một Nhà nước phải bị giới
hạn quyền lực cũng như các hình thức giới hạn quyền lực nhà nước. Tác giả Luận án
sẽ dựa trên những ý tưởng này để phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa lập pháp và
hành pháp cũng như những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đối với mối quan hệ
giữa hai nhánh quyền lực này.
(4) Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước
ở một số nước (Tác giả: Nguyễn Thị Hồi, Nxb. Tư pháp, 2005). Quyển sách này phân
tích ba nội dung chính: i). Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong lịch sử; ii).
Sự thể hiện và áp dụng tư tưởng phân quyền trong tổ chức Bộ máy nhà nước ở một số
nước tư bản; iii). Sự thể hiện tư tưởng phân quyền trong tổ chức Bộ máy nhà nước
Việt Nam qua các bản Hiến pháp. Có thể nói, đây là quyển sách nghiên cứu đầy đủ và
toàn diện về học thuyết phân chia quyền lực từ hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản, ý
nghĩa cách mạng đến sự vận dụng học thuyết này trong các mơ hình chính thể và
ngay trong các bản Hiến pháp của Việt Nam. Tùy vào mức độ vận dụng tư tưởng
phân quyền sẽ hình thành nên các kiểu quan hệ khác nhau giữa lập pháp và hành pháp.
Những nội dung trong quyển sách này là nguồn tham thảo quý giá để tác giả kế thừa
và làm rõ hơn mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các mơ hình chính thể
và trong các bản Hiến pháp Việt Nam.
(5) Góp phần nghiên cứu Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền (Tác giả: Bùi
Ngọc Sơn, Nxb. Tư pháp, 2005). Tác giả khái quát dòng tư tưởng về chủ nghĩa lập
hiến của các nhà khai sáng Thomas Hobbes, John Locker, Montesquieu về các nhánh

quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp; bản tính con người; khế ước xã hội; trạng
thái tự nhiên; thuyết phân quyền; tự do, chủ quyền nhân dân và chính thể cộng hịa.
Từ đó, tác giả nêu lên các vấn đề lý luận về Hiến pháp: đó là vấn đề bầu cử và dân
chủ, quyền tư pháp trong chính thể đại nghị, cơ sở của chế độ bảo hiến, trách nhiệm
và tố tụng hiến pháp. Đặc biệt là việc tổ chức quyền lực trong hệ tư tưởng Hồ Chí


15
Minh về việc xây dựng Quốc hội, thiết chế Chủ tịch nước, Chính phủ và tổ chức Tịa
án Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến một số vấn đề về Bộ máy nhà nước
(Quốc hội, Chính phủ và Tòa án) trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Tác phẩm này sẽ là nguồn tư liệu cho tác giả Luận án tham khảo các nội dung có liên
quan đến chủ nghĩa lập hiến và Nhà nước pháp quyền.
(6) Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng (Tác giả: Lê
Văn Thảo, Nxb. Tư pháp, 2006). Tác phẩm này phân tích vai trị của Đảng đối với
từng chủ thể khác nhau trong hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước. Trong đó có
phân tích nội dung, những đặc trưng của hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp làm
cơ sở cho việc nghiên cứu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Như vậy, tác phẩm này có đề cập đến nội dung về sự ảnh hưởng của tổ chức Đảng đối
với hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Luận án có kế thừa và phát triển những
nội dung này khi viết về thực trạng, phương hướng và giải pháp đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
(7) Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
(Tác giả: Lê Tuấn Huy, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006). Trong tác phẩm này,
tác giả đã trình bày khái qt về triết học chính trị phương Tây đến trước phong trào
khai sáng và vai trò của Montesquieu trong dòng phát triển triết học phương Tây. Đặc
biệt là tư tưởng và các giá trị thời đại của Montesquieu về quyền lực nhà nước, chính
thể, bình đẳng, tự do và dân chủ, quan niệm địa chính trị và tinh thần khoan dung
trong triết học Montesquieu. Ngoài ra, tác giả cũng tiếp cận về Nhà nước pháp quyền

ở khía cạnh cấu trúc của hệ thống quyền lực; quan điểm của Đảng Cộng sản và mơ
hình Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong điều kiện một đảng cầm quyền. Tác giả
nêu lên vai trò của học thuyết phân quyền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam. Những ưu điểm của học thuyết phân quyền so với tập quyền trong yêu cầu
xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là xu hướng phân quyền xã hội chủ nghĩa trong
tiến trình cải cách bộ máy nhà nước, cải cách chính trị ở nước ta. Và sự chuyển hóa
nhận thức trong tiến trình đổi mới và vấn đề phân quyền xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là
cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện mối quan hệ giữa lập pháp và hành
pháp ở Việt Nam hiện nay. Quyển sách này là nguồn tư liệu rất quan trọng cho tác giả
trong việc đưa ra nhận xét về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các mơ
hình chính thể và ở Việt Nam cũng như gợi mở rất nhiều ý tưởng để làm động lực
tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa lập pháp và hành
pháp. Điều đáng trân trọng của quyển sách này là đã nêu ra những luận điểm khách


16
quan, khoa học và thuyết phục về giá trị của học thuyết phân chia quyền lực và khả
năng áp dụng trong điều kiện một Đảng cầm quyền ở Việt Nam.
(8) Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ - Mơ hình tổ chức và hoạt động (Tác giả:
Nguyễn Văn Huyên, Nxb. Lý luận chính trị, 2007). Quyển sách có bốn nội dung
chính: mơ hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của Vương quốc Anh,
Cộng hịa Pháp, Mỹ và nhận xét chung về các mơ hình này. Có thể nói quyển sách
này trình bày khá chi tiết và đầy đủ các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị của ba
quốc gia này với những thông tin, số liệu có độ tin cậy cao. Trong đó, tác giả có thể
kế thừa nội dung về q trình hình thành và mối quan hệ giữa các thiết chế trong hệ
thống chính trị ở ba quốc gia này để phân tích về cơ sở hình thành các hình thức
chính thể cũng như mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp ở ba quốc gia khai sinh
ra ba mơ hình chính thể.
(9) Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay (Tác giả:
Bùi Xuân Đức, Nxb. Tư pháp, 2007). Quyển sách phân tích cơ chế tổ chức thực hiện

quyền lực nhà nước ở nước ta trong Hiến pháp 1946 và sự phát triển qua các bản Hiến
pháp 1959, 1980 và 1992. Bên cạnh đó là yêu cầu đổi mới Bộ máy nhà nước qua việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992. Đặc biệt là sự nhận thức và vận
dụng hợp lý hơn nguyên tắc tập quyền XHCN thơng qua việc hồn thiện cơ chế phân
cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Quyển sách còn đề cập đến vấn đề đổi mới Bộ máy nhà nước
và nền hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền bằng cách đổi mới
và hoàn thiện các cơ quan như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân. Như vậy, quyển sách này chỉ phân tích về tổ chức và hoạt
động của các cơ quan trong Bộ máy nhà nước mà chưa đề cập đến mối quan hệ giữa
lập pháp và hành pháp. Quyển sách sẽ được tác giả sử dụng làm nguồn tư liệu để viết
về mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các bản Hiến pháp Việt Nam, đánh
giá thực trạng và gợi mở những giải pháp đổi mới.
(10) Thể chế tam quyền phân lập Nhật Bản (Tác giả: Hồ Việt Hạnh, Nxb.
Khoa học xã hội, 2008). Quyển sách này trình bày về thể chế tam quyền phân lập ở
Nhật Bản - nước đầu tiên ở châu Á tiến hành xây dựng nhà nước theo thể chế tam
quyền phân lập. Trong đó, đề cao sự phân cơng rõ ràng, rành mạch và sự phối hợp
hoạt động nhịp nhàng của ba nhánh quyền lực lập pháp - hành pháp và tư pháp. Trước
khi phân tích mối quan hệ giữa ba nhánh quyền lực, tác giả đã khẳng định quan hệ
giữa ba nhánh này là quan hệ giữa ba bộ phận của một thực thể tồn vẹn. Trong đó,
mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp được phân tích riêng ở một mục trên cả hai
khía cạnh: ưu thế của lập pháp đối với hành pháp và tác động ngược trở lại của hành


17
pháp đối với lập pháp. Theo đó, lập pháp có thể tác động đến hành pháp thông qua
hoạt động thành lập nên Nội các, qua hoạt động lập pháp, qua quyền giám sát các
hoạt động của Nội các. Ở chiều ngược lại, hành pháp có thể tác động đến lập pháp
thông qua quyền giải tán Hạ nghị viện của Nội các, qua việc tham gia vào quá trình
lập pháp của Nghị viện, qua việc triển khai các luật của Nghị viện trên thực tế. Quyển

sách của tác giả Hồ Việt Hạnh đã cung cấp cho tác giả những kiến thức q báu về
mơ hình tam quyền phân lập, trong đó có mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp.
Quyển sách cũng trình bày những lý do khiến Nhật Bản chưa thực sự là một Nhà
nước hoàn toàn dân chủ cũng như những vấn đề có thể gặp phải khi áp dụng mơ hình
này. Đây là những thơng tin bổ ích mà tác giả có thể sử dụng trong Luận án của mình
khi trình bày về vấn đề phải vận dụng nguyên tắc phân quyền như thế nào cho phù
hợp với hoàn cảnh thực tế của mỗi quốc gia và những hạn chế của chính thể đại nghị.
(11) Đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ở Việt Nam hiện nay (Tác giả: Lê Minh Thông,
Nxb. Chính trị quốc gia, 2009). Quyển sách đã trình bày một cách tổng quan các vấn
đề liên quan đến việc đổi mới, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
hiện nay nhằm thực hiện đúng mục tiêu “Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân”. Quyển sách trình bày những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam và các yếu tố tham chiếu đổi mới Bộ máy nhà nước. Các yếu tố đó
bao gồm: mối quan hệ giữa Nhà nước với Đảng cầm quyền, đổi mới nhận thức về
nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, mối quan hệ giữa trung ương và địa phương, giới hạn
quyền lực của Bộ máy nhà nước trong Nhà nước pháp quyền XHCN. Cuốn sách đã
phân tích chi tiết về từng cơ quan trong Bộ máy nhà nước như Quốc hội, Chính phủ,
Chủ tịch nước… qua từng bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992. Thơng qua việc
phân tích những vấn đề tồn tại trong thực tế hiện nay, quyển sách nêu ra những
phương hướng đổi mới mơ hình tổ chức Bộ máy nhà nước ở Việt Nam. Một số nội
dung trong quyển sách có liên quan đến các nội dung trong Luận án như mối quan hệ
giữa lập pháp và hành pháp qua các bản Hiến pháp Việt Nam, thực trạng mối quan hệ
này và những giải pháp đổi mới.
(12) Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới (Tác giả: Ban
Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010). Quyển
sách này đã nêu ra những nội dung cơ bản về các mơ hình tổ chức quyền lực nhà
nước phổ biến trên thế giới (các mơ hình chính thể) và các nguyên tắc tổ chức quyền
lực nhà nước trong từng mơ hình cụ thể. Quyển sách tập trung phân tích hai nguyên

tắc tổ chức quyền lực nhà nước phổ biến hiện nay trên thế giới là nguyên tắc phân


18
chia quyền lực và nguyên tắc tập trung quyền lực trên các khía cạnh như biểu hiện,
đặc trưng của từng nguyên tắc và các quốc gia áp dụng nguyên tắc. Bên cạnh đó,
quyển sách cũng phân tích các mơ hình tổ chức cơ quan thực hiện quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp và cơ quan công tố ở các quốc gia khác nhau. Quyển sách đã trình
bày một cách tổng quát các vấn đề cơ bản về Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới.
Tuy nội dung về quan hệ giữa lập pháp và hành pháp chỉ được đề cập ở một phương
diện nhất định nhưng quyển sách này có tính hệ thống và khái qt cao về các vấn đề
cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới hiện nay với nhiều thơng tin mới cập
nhật, có độ tin cậy cao.
(13) Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (Tác
giả: Nguyễn Đăng Dung, Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang,
Nguyễn Văn Trí, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2010). Quyển sách cung cấp những thơng
tin hữu ích cho việc nghiên cứu Hiến pháp ở mức độ chuyên sâu. Cụ thể, quyển sách
chuyên khảo này đã trình bày một cách hệ thống những nội dung cơ bản sau: Quan
niệm về Nhà nước pháp quyền và mối quan hệ biện chứng giữa Nhà nước pháp quyền
với Hiến pháp; kinh nghiệm lập hiến và bảo vệ Hiến pháp của một số quốc gia trên
thế giới và những liên hệ với nền lập hiến Việt Nam trước yêu cầu xây dựng Nhà
nước pháp quyền. Một trong những biểu hiện của Nhà nước pháp quyền là Nhà nước
đó phải được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực, dùng quyền lực hạn chế
quyền lực. Nội dung này của quyển sách có liên hệ mật thiết tới nội dung nghiên cứu
của tác giả mà cụ thể là phần yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đối với mối quan hệ
giữa lập pháp và hành pháp và mối quan hệ này trong lịch sử lập hiến Việt Nam.
(14) Những vấn đề về Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp (Tác giả: Nguyễn Đăng
Dung (chủ biên), Nxb. Dân trí, 2012). Quyển sách này có ba nội dung lớn: một là,
những vấn đề chung về Hiến pháp (vai trò và nội dung cơ bản của Hiến pháp, tài phán
Hiến pháp...); hai là, những chế định cơ bản của Hiến pháp (quyền cá nhân trong Hiến

pháp Việt Nam qua lăng kính của Bộ luật Nhân quyền quốc tế, Quốc hội, Chính phủ
Việt Nam trong nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền...); ba là, phỏng vấn
các tác giả. Trong ba nội dung trên, đề tài có thể kế thừa các ý tưởng từ ba bài viết
sau: Thứ nhất, tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước là hai mặt của một tấm huân
chương - Hiến pháp. Bài này chủ yếu phân tích về kiểm sốt quyền lực nhà nước nói
chung. Đề tài có thể kế thừa những ý tưởng này để phân tích mối quan hệ về mặt
kiểm soát giữa lập pháp và hành pháp. Thứ hai, Quốc hội trong nền kinh tế thị trường
và Nhà nước pháp quyền. Thứ ba, Chính phủ Việt Nam trong nền kinh tế thị trường.
Hai bài viết này phân tích những yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ trong Nhà nước
pháp quyền. Luận án có thể tham khảo những ý tưởng này để viết về yêu cầu của Nhà


×