Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tội chống người thi hành công vụ trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.38 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TUẤN LONG

TỘI CHỐNG NGƢỜI THI HÀNH CƠNG VỤ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TỘI CHỐNG NGƢỜI THI HÀNH CƠNG VỤ
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 60380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Pgs. Ts. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa
Học viên: Nguyễn Tuấn Long
Lớp: Cao học luật Khánh Hịa, khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, dƣới
sự hƣớng dẫn của Pgs. Ts. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa. Các số liệu, nội dung các vụ
án nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Các dữ liệu, luận điểm trong Luận
văn đƣợc trích dẫn đầy đủ nếu khơng thuộc ý tƣởng hoặc kết quả tổng hợp của cá
nhân tơi.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả Luận văn

Nguyễn Tuấn Long


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hình sự

BLHS 1999

Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

BLHS 2015

Bộ luật hình sự năm 2015

TAND

Tịa án nhân dân

VKSND


Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỘI CHỐNG
NGƢỜI THI HÀNH CÔNG VỤ ..............................................................................7
1.1 Khái niệm công vụ, ngƣời thi hành công vụ và tội chống ngƣời thi hành
công vụ ........................................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm công vụ .............................................................................................7
1.1.2. Khái niệm người thi hành công vụ ....................................................................8
1.1.3. Khái niệm tội chống người thi hành công vụ ..................................................11
1.3. Lịch sử quy định về tội “Chống ngƣời thi hành cơng vụ” trong pháp luật
hình Việt Nam cho đến trƣớc năm 1999 ...............................................................14
1.4. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Bộ
luật hình sự năm 2015 về “Tội chống ngƣời thi hành công vụ” .........................21
1.4.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về “Tội
chống người thi hành công vụ”.................................................................................21
1.4.2. Những điểm mới trong quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về “Tội chống
người thi hành công vụ” ...........................................................................................32
CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HINH SỰ VỀ TỘI
CHỐNG NGƢỜI THI HÀNH CÔNG VỤ VÀ CÁC KIẾN NGHỊ ....................35
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về “Tội chống ngƣời thi hành cơng
vụ” .............................................................................................................................35
2.1.1. Tổng quan về tình hình xét xử tội chống người thi hành công vụ ...................35
2.1.2. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu định tội của Tội chống người thi hành công vụ .36
2.1.3. Thực tiễn xác định hành vi chống người thi hành công vụ là dấu hiệu định
khung của tội phạm khác...........................................................................................59
2.2. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp

dụng pháp luật. ........................................................................................................68


2.2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật về tội chống người thi hành công
vụ. ..............................................................................................................................68
2.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật .....................................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý xã hội bằng pháp luật là mục đích hƣớng đến của tất cả các loại hình
Nhà nƣớc đã và đang hiện hữu trong xã hội loài ngƣời. Pháp luật ra đời và tồn tại
với một trong những chức năng quan trọng nhất của nó là điều chỉnh các quan hệ xã
hội. Chức năng này đƣợc thực hiện thông qua một bộ máy nhà nƣớc đƣợc hình
thành từ thấp đến cao mà cụ thể là bao gồm tất cả những con ngƣời sẽ thay mặt Nhà
nƣớc để thực hiện những chức trách đƣợc giao.
Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu rực rỡ từ sự nghiệp đổi
mới đất nƣớc do Đảng và Nhà nƣớc ta khởi xƣớng, nƣớc ta cũng gánh chịu những
ảnh hƣởng không nhỏ do mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng đem lại, sự du nhập của
các trào lƣu văn hóa, tƣ tƣởng, lối sống khác… đồng thời, cộng với sự thiếu kinh
nghiệm trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Nhà nƣớc; sự phân hóa giàu nghèo
diễn ra nhanh và sâu sắc; sự xuống cấp về mặt đạo đức, lối sống của một bộ phận
ngƣời dân… đã trở thành những nguyên nhân chính và chủ yếu làm xuất hiện các tệ
nạn xã hội, các loại hình tội phạm gia tăng và xuất hiện nhiều loại tội phạm mới.
Cùng với sự gia tăng các loại hình tội phạm mới, trong vịng 05 năm trở lại đây (từ
năm 2011 đến năm 2015), tội phạm thực hiện đối với ngƣời đang thi hành cơng vụ

cũng có chiều hƣớng gia tăng cả về số lƣợng lẫn tính chất nghiêm trọng với phƣơng
thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, tính chống đối ngày càng liều lĩnh,
manh động. Tại Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành năm 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009), quy định tại Điều 257 (thuộc Chƣơng XX - Các tội phạm xâm phạm trật
tự quản lý hành chính) đã thể hiện rõ ý chí của Nhà nƣớc trong việc xác định hành
vi chống ngƣời thi hành công vụ là một tội phạm. Nếu nhƣ những năm trƣớc đây,
hành vi chống ngƣời thi hành công vụ chỉ xảy ra ở những Thành phố lớn với tính
chất đơn giản, mức độ nguy hiểm của hành vi khơng cao thì hiện nay hiện tƣợng
chống ngƣời thi hành công vụ đã diễn ra ở hầu hết tất cả các địa phƣơng trên cả
nƣớc với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi ngày càng cao, gây ra những hậu
quả rất nghiêm trọng, tác động rất xấu đối với nhận thức của xã hội. Trƣớc thực
trạng đó, q trình hồn thiện pháp luật trong cơng cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền ở nƣớc ta, để tiếp tục góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh với các loại
hình tội phạm nói chung và hành vi chống ngƣời thi hành cơng vụ nói riêng, Bộ
Luật hình sự năm 2015 đã đƣợc Quốc hội Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt


2
Nam khóa XIII, tại kỳ họp thứ 10, thơng qua ngày 27/11/2015 vẫn tiếp tục xác định
hành vi chống ngƣời thi hành công vụ là một tội phạm (quy định tại Điều 330).
Thực tiễn những năm qua, việc đấu tranh với các loại tội phạm có hành vi
chống ngƣời thi hành công vụ mà đặc biệt là tội chống ngƣời thi hành cơng vụ ln
đặt ra những khó khăn, vƣớng mắc cho các Cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến
hành tố tụng và những chủ thể khác thi tham gia tố tụng. Đó là việc quy định của
pháp luật hình sự và pháp luật hành chính chƣa có sự phân định rõ ràng, cịn có sự
chồng chéo, bất cập đối với hành vi chống ngƣời thi hành công vụ; chƣa đƣa ra
những định nghĩa, khái niệm cụ thể về công vụ, về ngƣời thi hành công vụ và nhƣ
thế nào là chống ngƣời thi hành công vụ… Bên cạnh đó, việc xác định hành vi
chống ngƣời thi hành cơng vụ là tình tiết định tội của “Tội chống ngƣời thi hành
cơng vụ” hay là tình tiết định khung của các tội danh khác vẫn gặp rất nhiều khó

khăn, vƣớng mắc.
Với mong muốn góp phần hồn thiện pháp luật, đấu tranh, phòng và chống
loại tội phạm chống ngƣời thi hành cơng vụ trong tình hình hiện nay, tơi lựa chọn
đề tài: “Tội chống người thi hành công vụ trong Luật hình sự Việt Nam” để viết
luận văn thạc s luật học. .
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trƣớc đến nay, tội “Chống ngƣời thi hành công vụ” qui định tại Điều 257
thuộc Chƣơng XX - Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính của BLHS 1999,
xét về góc độ nghiên cứu khoa học pháp lý và xét trên phạm vi cả nƣớc thì đã có
một số cơng trình, bài viết, bình luận khoa học. Các cơng trình này có thể phân chia
thành hai nhóm nhƣ sau.
iáo trình, sách bình luận khoa h c về Bộ luật hình sự
- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm (Trƣờng Đại học
luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013).
- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm (Trƣờng Đại học
luật Hà Nội, năm 2014).
- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm (Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội, năm 2007) của tác giả Lê Cảm.


3
- Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Bộ Tƣ pháp, Viện khoa học
pháp lý, năm 2008).
- Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (phần các tội phạm) - Tập VIII - Các
tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,
năm 2005) của tác giả Đinh Văn Quế.
Các tài liệu này là giáo trình hoặc sách bình luận khoa học bộ luật hình sự vì
vậy chỉ phân tích ngắn gọn về các đặc điểm pháp lý của tội chống ngƣời thi hành
cơng vụ ở các khía cạnh: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể của
tội phạm. Những vấn đề cơ bản này đƣợc tác giả tổng hợp và kế thừa chọn lọc trong

luận văn.
Các bài vi t khoa h c bình luận về tội chống người thi hành công vụ
Các bài báo và tạp chí viết về ngƣời thi hành cơng vụ khơng nhiều, có thể kể
đến các bài viết sau:
- Bài viết “Xử lý đối với hành vi dùng vũ lực chống ngƣời thi hành công vụ
nơi công cộng” của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Trƣờng Đại học luật Hà Nội, đăng
trên Tạp chí Tịa án nhân dân, số 07, tháng 4/2005.
- Bài viết “Về mặt khách quan của tội chống ngƣời thi hành cơng vụ trong
Bộ luật Hình sự năm 1999” của tác giả Nguyễn Hữu Minh, Tòa án quân sự Qn
chủng Hải qn, đăng trên Tạp chí Tịa án, số ra 24, tháng 12/2005.
- Bài viết “Tội chống ngƣời thi hành cơng vụ và một số tội khác có dấu hiệu
chống ngƣời thi hành cơng vụ trong pháp luật hình sự Việt Nam” của tác giả Phạm
Văn Báu, Tạp chí Luật học, Trƣờng đại học Luật Hà Nội, 2005, số 6.
- Bài viết “Một số khó khăn, vƣớng mắc trong việc áp dụng pháp luật hình sự
để xử lý hành vi chống ngƣời thi hành công vụ” của tác giả Trần Vi Dân, Tạp chí
iểm sát, 2011, số 14.
- Bài viết “Cần ban hành văn bản hƣớng dẫn xác định ranh giới giữa xử lý
bằng biện pháp hành chính và biện pháp hình sự đối với hành vi chống ngƣời thi
hành cơng vụ” của Lê Văn Sua, Tạp chí Kiểm sát, 2014, Số 22.
- Bài viết “Bàn về trách nhiệm hình sự đối với hành vi chống ngƣời thi hành
cơng vụ và xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân ph m ngƣời thi hành


4
cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân” của tác giả Mai Bộ, Tạp chí iểm sát,
2014, Số 17(9/2014).
Những bài viết này đã phân tích sâu sắc hơn giáo trình và bình luận khoa học
BLHS ở một số khía cạnh về tội chống ngƣời thi hành cơng vụ. Trong đó bài viết
của tác giả Phan Văn Báu đã so sánh, đối chiếu những đặc điểm pháp lý đặc trƣng
của tội chống ngƣời thi hành công vụ và so sánh với các tội phạm có một số biểu

hiện thực tế tƣơng tự. Tƣơng tự, tác giả Mai Bộ cũng phân tích một số khía cạnh
của việc định tội chống ngƣời thi hành công vụ với hành vi xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự và nhân ph m con ngƣời. Tác giả Lê Văn Sua nêu một số vƣớng
mắc trong việc phân biệt tội phạm chống ngƣời thi hành cơng vụ với hành vi vi
phạm hành chính. Tƣơng tự, tác giả Trần Vi Dân cũng nêu một số vƣớng mắc trong
việc áp dụng pháp luật hình sự xử lý các hành vi chống ngƣời thi hành công vụ. Từ
những tài liệu nêu trên, tác giả kế thừa chọn lọc một số phân tích về vƣớng mắc
trong áp dụng tội chống ngƣời thi hành công vụ. Mặt khác, trong phạm vi luận văn
này, tác giả sẽ phân tích những điểm mới sau đây: làm rõ những quan điểm khác
nhau và các vƣớng mắc về xác định thời gian thi hành công vụ, ngƣời thi hành công
vụ; những quan điểm khác nhau và vƣớng mắc trong việc xử lý tội chống ngƣời thi
hành công vụ trong trƣờng hợp hành vi dùng vũ lực không trực tiếp tác động lên
ngƣời thi hành công vụ; xác định đồng phạm trong các trƣờng hợp phạm tội chống
ngƣời thi hành công vụ; sự khác nhau trong quyết định hình phạt của các tịa án đối
với ngƣời phạm tội chống ngƣời thi hành công vụ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tội chống ngƣời thi hành công vụ là nghiên cứu một trong những
hiện tƣợng mang tính thời sự xã hội dƣới góc độ khoa học pháp lý hình sự. Do đó,
Luận văn có mục đích đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui định về dấu
hiệu pháp lý của tội phạm, các chế tài đối với tội chống ngƣời thi hành cơng vụ góp
phần vào cuộc đấu tranh với một trong những loại tội phạm gây nhức nhối trong dƣ
luận xã hội trong thời gian qua.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, Luận văn xác định các nhiệm vụ trọng
tâm sau:


5
- Làm rõ những vấn đề về lý luận của tội chống ngƣời thi hành cơng vụ.

- Phân tích những dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung và hình phạt đối
với tội chống ngƣời thi hành công vụ.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về tội chống ngƣời thi hành cơng vụ;
phân tích những hạn chế, vƣớng mắc trong định tội danh và quyết định hình phạt
đối với tội chống ngƣời thi hành công vụ.
- Đƣa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật.
4. Đối tƣ ng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, các quy định của
pháp luật hình sự về tội chống ngƣời thi hành công vụ và thực tiễn áp dụng pháp
luật xử lý tội phạm này.
hạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các vụ án chống ngƣời thi
hành công vụ trên thực tiễn từ năm 2011 đến năm 2015.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu các vụ án chống ngƣời thi hành công
vụ đƣợc qui định tại Điều 257 thuộc Chƣơng XX - Các tội phạm xâm phạm trật tự
quản lý hành của BLHS 1999 trên cả nƣớc, đặc biệt là tỉnh hánh Hịa, nơi tác giả
có điều kiện làm việc thực tế áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử tội chống
ngƣời thi hành công vụ.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc tác giả sử dụng xuyên suốt trong bộ
Luận văn để thực hiện tất cả các nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để thu thập các số liệu về tình hình xét xử
các vụ án chống ngƣời thi hành cơng vụ trên phạm vi cả nƣớc và trên địa bàn tỉnh



6
hánh Hòa trong 05 năm từ năm 2011 đến năm 2015, trên cơ sở đó xây dựng các
biểu đồ thể hiện thực trạng áp dụng pháp luật đối với tội chống ngƣời thi hành công
vụ. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng trong việc đánh giá thực tiễn áp dụng pháp
luật về tội chống ngƣời thi hành công vụ về hình phạt.
- Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để đánh giá các quy định của pháp luật liên
quan đến hành vi chống ngƣời thi hành cơng vụ, từ đó rút ra những tiêu chí phân
định sự khác biệt, đánh giá những quy định mới trong BLHS 2015 so với BLHS
1999 để thấy đƣợc sự phát triển của luật hình sự Việt Nam về tội chống ngƣời thi
hành công vụ. Phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc áp dụng để chỉ ra những vƣớng mắc
trong thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó cho thấy sự cần thiết của việc hồn thiện
pháp luật.
- Phƣơng pháp nghiên cứu án điển hình đƣợc sử dụng để phân tích thực tiễn áp
dụng pháp luật xử lý tội chống ngƣời thi hành công vụ. Phƣơng pháp này đƣợc sử
dụng đối với việc làm rõ những vƣớng mắc, hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn áp
dụng pháp luật.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
ết quả nghiên cứu cũng nhƣ đề xuất trong luận văn góp phần cung cấp cơ sở
lý luận và thực tiễn về tội chống ngƣời thi hành công vụ cho những ngƣời làm công
tác thực tiễn xét xử, góp phần nâng cao chất lƣợng giải quyết các vụ án hình sự sơ
th m, phúc th m.
Ngồi ra, luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho
những nhà lập pháp, những ngƣời quan tâm, nghiên cứu pháp luật hình sự về tội
chống ngƣời thi hành công vụ.
7. Bố cục của luận văn
Bên cạnh phần Mở đầu, Luận văn bao gồm 02 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về tội chống ngƣời thi hành công
vụ.
Chƣơng 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội chống ngƣời thi hành
công vụ và các kiến nghị.



7
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VỀ TỘI CHỐNG NGƢỜI THI HÀNH CƠNG VỤ
1.1 Khái niệm cơng vụ, ngƣời thi hành công vụ và tội chống ngƣời thi
hành công vụ
1.1.1. Khái niệm công vụ
Công vụ là một thuật ngữ luôn đƣợc xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác
nhau nên do vậy, cơng vụ cũng đƣợc hiểu theo các phạm vi rộng, hẹp khác nhau.
Theo cách hiểu chung nhất, công vụ trƣớc hết là các việc cơng, các việc này đƣợc
thực hiện vì lợi ích chung, lợi ích cơng cộng, lợi ích xã hội, lợi ích của Nhà nƣớc.
Hoặc theo quan điểm của tác giả Vũ Văn Thái thì: “Cơng vụ là hoạt động
cơng quyền dựa trên cơ sở “sử dụng quyền lực công” theo quy định của pháp luật;
chịu sự chi phối, điều chỉnh của nền hành chính cơng; nó có tính tổ chức cao và
tuân theo những quy ch bắt buộc theo quy định của pháp luật hoặc người có thẩm
quyền”.1
Tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Th m phán Tòa
án nhân dân Tối cao hƣớng dẫn áp dụng Điều 101 của Bộ luật hình sự năm 1985 về
tội giết ngƣời đã đƣa ra định nghĩa về Công vụ nhƣ sau: “Công vụ là một công việc
mà cơ quan Nhà nƣớc hoặc Tổ chức xã hội giao cho một ngƣời thực hiện”.
Ở nƣớc ta, cho đến hiện nay, vẫn chƣa có bất kỳ một văn bản quy phạm pháp
luật nào đƣa ra khái niệm mang tính chính thống về “cơng vụ”. Tuy nhiên, với quan
niệm công vụ là một hoạt động do công chức thực hiện nhân danh quyền lực Nhà
nƣớc, do vậy một thời gian khá dài, chúng ta vẫn thƣờng nhắc đến Nhà nƣớc đơn
thuần với chức năng quản lý dựa trên cơ sở quyền lực - quyền uy, mệnh lệnh - phục
tùng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trên cơ sở định hƣớng xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân thì vai trị, chức năng và
nhiệm vụ Nhà nƣớc của nƣớc ta đã có nhiều thay đổi, trong đó nhiệm vụ cung ứng
các dịch vụ công chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng phục vụ nhân dân. Từ cách nhìn

và tƣ duy có sự thay đổi về vai trị, chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc, nhu cầu
về một khái niệm Cơng vụ mang tính chính thống ngày càng trở nên cấp thiết và
1

Vũ Văn Thái (2016), “Công vụ và cải cách công vụ trong điều kiện Nhà nước chuyển đổi phát triển”, Trang
thông tin điện tử - Ban chỉ đạo Trung ƣơng về đ y mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức.
truy cập ngày 19/10/2016.


8
khái niệm cơng vụ đó phải là một khái niệm “mở”, không nên coi công vụ đơn
thuần chỉ là các hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nƣớc mà còn phải bao hàm các
hoạt động của các chủ thể khác khi đƣợc Nhà nƣớc “ủy quyền”.
Từ những quan điểm nêu trên, chúng ta có thể thấy “cơng vụ” là một khái
niệm rộng về phạm vi và quan trọng về ý nghĩa trong nền hành chính Nhà nƣớc.
Nói đến cơng vụ là nói đến hoạt động của Nhà nƣớc với nhiều yếu tố hợp thành
nhƣ: thể chế công vụ, đội ngũ công chức, các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà
nƣớc… Từ thực tiễn nƣớc ta hiện nay chƣa có một khái niệm chính thống về “cơng
vụ”, với đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của nƣớc ta hiện nay và xu
thế hội nhập phát triển chung của thế giới, tác giả xin đƣợc đƣa ra khái niệm về
công vụ nhƣ sau: “Công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực - pháp lý
được thực thi bởi đội ngũ Cán bộ, Công chức Nhà nước hoặc những người khác
khi được Nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước trong q trình quản lý tồn diện các hoạt động của đời sống xã hội.”.
1.1.2. Khái niệm người thi hành cơng vụ
Theo giáo trình của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội thì: “Người thi hành cơng
vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất
định trong quản lí lĩnh vực hành chính nhà nước nhất định (cán bộ thu , cảnh sát
giao thơng, đội viên dân phịng…)”.2
Theo tác giả Đinh Văn Quế thì: “Người thi hành cơng vụ là người do bổ

nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc
khơng hưởng lương, được giao một nhiệm vụ và có quyền hạn nhất định trong khi
thực hiện cơng vụ”.3
Dƣới góc độ Hình sự, tại mục 2 Chƣơng 2 Nghị quyết số 04/HĐTP ngày
29/11/1986 của Hội đồng th m phán Tòa án nhân dân tối cao về “hướng dẫn áp
dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự” thì ngƣời thi
hành công vụ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Người thi hành cơng vụ là người có chức
vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, thực hiện chức năng,
nghiệp vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nghiệp

2

Đại học Luật Hà Nội (2007), iáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập 2, Nxb Công an nhân dân, tr. 261.
Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa h c bộ luật hình sự - phần các tội phạm, Tập VIII (bình luận chuyên
sâu), Nxb tổng hợp thành phố Hồ Chi Minh, tr. 14.
3


9
vụ (như: tuần tra, canh gác…) theo k hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ
lợi ích chung của nhà nước, của xã hội”.
Bên cạnh Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng th m phán
Tòa án nhân dân tối cao nêu trên, trong các lĩnh vực khác song song tồn tại các văn
bản pháp luật quy định về “Ngƣời thi hành công vụ” nhƣ:
- Khoản 1 Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thƣờng nhà nƣớc năm 2009 quy định
nhƣ sau: “Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng
hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản
lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đ n hoạt động quản lý hành
chính, tố tụng, thi hành án”.

So với Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng th m phán
Tịa án nhân dân tối cao, thì định nghĩa về ngƣời thi hành công vụ nêu trên đã loại
bỏ bớt một “dạng” chủ thể đó là những ngƣời đang làm việc trong các tổ chức xã
hội. Nhƣ vậy, ngƣời thi hành công vụ theo Luật trách nhiệm bồi thƣờng nhà nƣớc
năm 2009 có phạm vi hẹp hơn so với Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của
Hội đồng th m phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 208/2013/NĐ-CP/2013/NĐ-CP ngày
17/12/2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý
hành vi chống ngƣời thi hành công vụ (Nghị định 208/2013/NĐ-CP/2013/NĐ-CP)
quy định: “Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ
quan, chi n sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp
luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích Nhà nước, nhân dân và xã hội”.
Định nghĩa về ngƣời thi hành công vụ theo Nghị định 208/2013/NĐCP/2013/NĐ-CP nêu trên đƣợc ban hành khi Luật công chức, viên chức đã có hiệu
lực pháp luật. Do đó, khi đã đƣợc coi là cơng chức, viên chức thì đƣơng nhiên các
chủ thể này đã đƣợc bầu cử, phê chu n, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào các cơ quan
nhà nƣớc hoặc các tổ chức. Bên cạnh đó, ngƣời thi hành cơng vụ theo quy định tại
Nghị định 208/2013/NĐ-CP cịn mở rộng thêm đến các chủ thể là “sĩ quan, hạ sĩ
quan, chi n sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân”. Tuy nhiên, định nghĩa này lại


10
loại bỏ một “dạng” chủ thể đó là những cơng dân đƣợc cơ quan nhà nƣớc hoặc
ngƣời có th m quyền huy động để thực hiện công vụ.
Từ những khái niệm, định nghĩa theo các quy định nêu trên, để xác định thế
nào là Ngƣời thi hành cơng vụ thì cần phải đảm bảo cả ba khía cạnh sau:
a. Về chủ thể
Ngƣời thi hành cơng vụ phải là ngƣời có chức vụ, quyền hạn trong các cơ
quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội hoặc cũng có thể là một cơng dân bất kỳ đƣợc cơ
quan nhà nƣớc có th m quyền huy động, giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo

quy định của pháp luật.
Trên thực tế có ý kiến cho rằng Nghị định 208/2013/NĐ-CP/2013/NĐ-CP đã
đƣa thêm các chủ thể là “viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chi n sĩ” vào nhóm ngƣời
thi hành cơng vụ và nhƣ vậy là có sự mâu thuẫn về chủ thể ngƣời thi hành công vụ
so với Luật trách nhiệm bồi thƣờng nhà nƣớc năm 2009. Do đó, căn cứ vào Luật
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì phải ƣu tiên theo các quy định của
Luật trách nhiệm bồi thƣờng Nhà nƣớc năm 2009.
Theo quan điểm của tác giả, thì ý kiến này là khơng chính xác vì theo khoản
1 Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thƣờng nhà nƣớc năm 2009 thì ngồi nhóm chủ thể
“người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm” thì cịn có trƣờng hợp
là “người khác” nhƣng “…được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện
nhiệm vụ có liên quan đ n hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án”.
Nhƣ vậy, Nghị định 208/2013/NĐ-CP và Luật trách nhiệm bồi thƣờng nhà nƣớc
khơng hề có sự mâu thuẫn. Tuy nhiên, Nghị định 208/2013/NĐ-CP đã loại bỏ bớt
một “dạng” chủ thể khi không quy định những công dân đƣợc cơ quan nhà nƣớc
hoặc ngƣời có th m quyền huy động để thực hiện công vụ là ngƣời thi hành công
vụ, quy định này đã làm hẹp phạm vi những đối tƣợng đƣợc coi là ngƣời thi hành
công vụ so với Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng th m phán
Tòa án nhân dân tối cao cũng nhƣ Luật trách nhiệm bồi thƣờng nhà nƣớc năm 2009.
Nhƣ vậy, về mặt chủ thể, Nghị định 208/2013/NĐ-CP khơng có sự mâu thuẫn mà
ngoài việc mở rộng thêm các đối tƣợng đƣợc coi là ngƣời thi hành cơng vụ thì đồng
thời lại loại bỏ bớt một “dạng” chủ thể so với Nghị quyết số 04/HĐTP ngày
29/11/1986 của Hội đồng th m phán Tòa án nhân dân tối cao cũng nhƣ Luật trách
nhiệm bồi thƣờng nhà nƣớc năm 2009.


11
b. Về phạm vi thực hiện nhiệm vụ
Chỉ có thể coi là ngƣời thi hành công vụ khi công việc mà “những ngƣời thi
hành công vụ” làm là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ các các cơ quan nhà nƣớc,

các tổ chức nhằm phục vụ lợi ích chung của Nhà nƣớc, của xã hội.
Do đó, tất cả các hành vi thực hiện đối với những cơng dân khơng có chức
vụ, không đƣợc bầu cử, phê chu n, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm nhƣng đƣợc huy
động làm nhiệm vụ theo kế hoạch của các cơ quan nhà nƣớc có th m quyền, của
ngƣời có th m quyền trong các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức (như bảo vệ khu phố,
tổ trưởng, dân phòng…) mà thỏa mãn các quy định tại Điều 257 BLHS 1999 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009) thì đều đƣợc xem là hành vi chống ngƣời thi hành công vụ.
c. Về thời gian thực hiện nhiệm vụ
Thời gian thực hiện nhiệm vụ đƣợc tính là “cơng vụ” là khoảng thời gian khi
những ngƣời thi hành công vụ đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và chƣa kết thúc
nhiệm vụ đó. Theo đó, tác giả Đinh Văn Quế đƣa ra khái niệm “Ngƣời đang thi
hành công vụ” nhƣ sau: “Người đang thi hành công vụ là người đã bắt đầu thực
hiện nhiệm vụ và chưa k t thúc, n u chưa bắt đầu hoặc đã k t thúc nhiệm vụ mà bị
xâm phạm thì khơng thuộc trường hợp chống người thi hành công vụ”.4
Nhận thức và cách phân định “thời điểm kết thúc nhiệm vụ” của ngƣời thi
hành cơng vụ là khi họ đã “hồn thành xong nhiệm vụ” nhƣ trên còn nhiều bất cập.
Trên thực tế hiện nay, nhiều trƣờng hợp khi ngƣời thi hành công vụ đã hoàn thành
xong nhiệm vụ và đang trên đƣờng về lại cơ quan hoặc đang trên đƣờng về nhà thì
bị tấn công, xúc phạm, đe dọa… và các đối tƣợng đó khơng bị xem xét về trách
nhiệm hình sự của tội “Chống ngƣời thi hành công vụ”. Nhƣ vậy, vô hình chung
chính điều này đã tạo nên một rào cản rất lớn ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng
nhiệm vụ, công vụ mà những ngƣời thi hành công vụ thực hiện.
1.1.3. Khái niệm tội chống người thi hành công vụ
Theo BLHS 1999, tại Điều 8 đã đƣa ra khái niệm về tội phạm nhƣ sau: “Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…”. Và tại

4

Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa h c bộ luật hình sự - phần các tội phạm, Tập VIII (bình luận chuyên

sâu), Nxb tổng hợp thành phố Hồ Chi Minh, tr. 14.


12
khoản 1 Điều 257 quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe d a dùng vũ lực hoặc dùng
thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của h hoặc ép
buộc h thực hiện hành vi trái pháp luật…”. Nhƣ vậy, BLHS 1999 đã đƣa định
nghĩa khá hoàn chỉnh về khái niệm tội chống ngƣời thi hành cơng vụ.
Theo Nghị định 208/2013/NĐ-CP thì “chống người thi hành công vụ là hành
vi dùng vũ lực, đe d a dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, u cầu của
người thi hành cơng vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ
thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc h không thực hiện nhiệm vụ được giao”.
Nhƣ vậy, tội chống ngƣời thi hành công vụ tuy rất đa dạng về hành vi thực tế
nhƣng tất cả đều thể hiện những đặc điểm sau:
- Thứ nhất: Tội chống ngƣời thi hành công vụ là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, xâm hại trật tự quản lý hành chính của nhà nƣớc.
- Thứ hai: Hành vi chống ngƣời thi hành công vụ là hành vi trái pháp luật
hình sự.
- Thứ ba: Đối tƣợng tác động của hành vi chống ngƣời thi hành công vụ là
ngƣời đang thi hành công vụ.
- Thứ tƣ: Hành vi chống ngƣời thi hành công vụ đƣợc thực hiện với lỗi cố ý,
có thể có nhiều động cơ, mục đích khác nhau nhƣng mục đích và động cơ không
phải là dấu hiệu định tội.
- Thứ năm: Chủ thể của tội chống ngƣời thi hành cơng vụ có thể là bất kỳ
ngƣời nào đạt độ tuổi luật định, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật.
1.2. Đƣờng lối xử lý ngƣời phạm tội chống ngƣời thi hành công vụ ở
nƣớc ta
Ở nƣớc ta, quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong việc xử lý tội
phạm nói chung và tội chống ngƣời thi hành cơng vụ nói riêng đƣợc thể hiện rất rõ

trong Hiến pháp, BLHS, các văn bản, nghị quyết hƣớng dẫn thi hành… Trong
những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức quần
chúng và nhân dân đã tích cực tham gia vào cơng tác phòng, chống tội phạm, thu
đƣợc những kết quả quan trọng. Do đó, tội phạm từng bƣớc đƣợc kiềm chế, một số


13
loại tội phạm có xu hƣớng giảm, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình tội phạm có diễn biến phức tạp,
xuất hiện nhiều loại tội phạm mới. Trong đó, tội phạm liên quan đến chống ngƣời
thi hành cơng vụ có chiều hƣớng tăng, mà đặc biệt là hành vi sử dụng vũ khí chống
lại lực lƣợng thi hành cơng vụ gia tăng và ngày càng thể hiện tích chất quyết liệt,
manh động hơn. Bên cạnh đó, phạm vi xuất hiện của tội chống ngƣời thi hành cơng
vụ khơng cịn “bó hẹp” ở những thành phố, trung tâm lớn mà còn xuất hiện cả ở
những vùng nông thôn. Nếu nhƣ những năm trƣớc đây, hành vi chống ngƣời thi
hành công vụ chỉ xảy ra ở những Thành phố lớn với tính chất đơn giản, mức độ
nguy hiểm của hành vi khơng cao thì hiện nay hiện tƣợng chống ngƣời thi hành
công vụ đã diễn ra ở hầu hết tất cả các địa phƣơng trên cả nƣớc với tính chất, mức
độ nguy hiểm của hành vi ngày càng cao, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng,
tác động rất xấu đối với nhận thức của xã hội.
Hiến pháp năm 2013, tại khoản 1 Điều 8 quy định: “Nhà nước được tổ chức
và hoạt động theo Hi n pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hi n pháp và pháp
luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” và tại Điều 46 quy định: “Cơng dân
có nghĩa vụ tn theo Hi n pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cơng cộng”. Trƣớc đó,
Hiến pháp năm 1992 của nƣớc ta, tại Điều 12 đã quy định: “…các cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh t , tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và m i công dân
phải nghiêm chỉnh chấp hành Hi n pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống các tội phạm, các vi phạm Hi n pháp và pháp luật”.

Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về công tác phòng, chống các loại tội
phạm còn đƣợc thể hiện rõ tại Điều 1 BLHS 1999 nhƣ sau: “Bộ luật hình sự có
nhiệm vụ bảo vệ ch độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ
quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của cơng dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống
m i hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục m i người ý thức tuân theo pháp luật, đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm.Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật này quy
định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội”.


14
Từ BLHS đầu tiên của nƣớc ta ra đời năm 1985, đến BLHS 1999 và nay là
BLHS 2015. Nhận thức đƣợc tính chất và đáng giá đúng hậu quả nghiêm trọng của
hành vi chống ngƣời thi hành cơng vụ vì khách thể xâm phạm của loại tội phạm này
là hoạt động bình thƣờng của các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức xã
hội trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc làm giảm hiệu lực quản lý của các
cơ quan, tổ chức đó. Do vậy, trong tất cả các BLHS nêu trên đều quy định Tội
chống ngƣời thi hành cơng vụ và ngày càng đƣợc hồn thiện cả về k năng lập pháp
lẫn mức độ của hình phạt.
1.3. Lịch sử quy định về tội “Chống ngƣời thi hành cơng vụ” trong pháp
luật hình Việt Nam cho đến trƣớc năm 1999
iai đoạn Nhà nước phong ki n trước năm 1945
Trong thời kỳ phong kiến, nhằm trừng trị những ngƣời phạm tội, các Nhà
nƣớc phong kiến ở nƣớc ta qua từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau đã ban
hành những quy định, luật lệ hình sự mang tính cƣỡng chế nghiêm khắc. Trong giai
đoạn này, nổi bật nhất là Bộ Luật Hồng Đức (còn được g i là Bộ Quốc Triều Hình
Luật), đây là một trong những BLHS đầu tiên của nƣớc ta, nó đã trải qua một quá
trình xây dựng lâu dài từ thời Vua Lê Thái Tổ đến thời Vua Lê Thánh Tơng mới
hồn thành. Bộ luật Hồng Đức sau khi đƣợc xây dựng xong đã trở thành pháp luật
của thời Lê sơ và của các triều đại sau cho đến thế kỷ thứ XVIII. Các triều đại

phong kiến thời Lê Trung hƣng (1533-1789) sau này vẫn lấy Bộ luật Hồng Đức làm
quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản phụ cho phù hợp
với hoàn cảnh xã hội ở giai đoạn đƣơng thời. Bộ luật Hồng Đức hiện nay còn lại (đã
được các triều Vua thời Lê Trung hưng bổ sung thêm) gồm 13 Chƣơng, 722 Điều,
chia làm 6 quyển: Quyển 1 có 2 Chƣơng là Danh Lệ 49 Điều và Cấm Vệ 47 Điều;
Quyển 2 có 2 Chƣơng là Vi chế 144 Điều và Quân lính 23 Điều; Quyển 3 có 6
Chƣơng là Hộ hơn 60 Điều, Điền sản 32 Điều, Thủy tăng điền sản 14 Điều, Tăng bổ
hƣơng hỏa 4 Điều, Hựu tăng bổ hƣơng hỏa 9 Điều và Gian thơng 10 Điều; Quyển 4
có 2 Chƣơng là Đạo tặc 54 Điều và Đấu tụng 50 Điều; Quyển 5 có 2 Chƣơng là Trá
ngụy 38 Điều và Tạp luật 92 Điều; Quyển 6 có 2 Chƣơng là Bổ vong 12 Điều và
Đoán ngục 65 Điều.5

5

Viện sử học (1991), Quốc Triều Hình Luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội.


15
Bộ luật Hồng Đức ra đời đánh dấu thời kỳ hoàng kim rực rỡ nhất của chế độ
phong kiến nƣớc ta dƣới thời Lê sơ. Phần lớn các điều luật trong Bộ luật Hồng Đức
có sự mơ tả cụ thể hành vi vi phạm các điều pháp luật cấm và đề ra các hình phạt,
chế tài đi kèm mà khơng cho chủ thể có quyền lựa chọn. Các điều luật trong Bộ luật
Hồng Đức không đƣợc đặt tên mà chỉ đƣợc đánh số thuần túy, vì vậy, rất nhiều điều
luật khơng chỉ quy định hành vi phạm tội mà cịn quy định cách xử lý đối với những
ngƣời có liên quan đối với trƣờng hợp phạm tội đó. Do vậy, Bộ luật Hồng Đức
khơng có tội danh chống ngƣời thi hành công vụ cụ thể mà chỉ quy định những
hành vi vi phạm đƣợc coi là tác động đến “người thi hành công vụ”, đến các hoạt
động của Nhà nƣớc. Nhƣ tại Điều 28 của Bộ luật Hồng Đức quy định: “Những
thuyền đi đ n cửa sơng thì phải dừng lại, chờ khi nào quan đồn khám xét xong mới
được đi lại; N u trái thì bị xử bi m hay đồ; Chỉ thuyền riêng của những quan đại

thần huân q, hàm nhị phẩm trở lên thì khơng phải khám xét; thuyền đi theo hầu
cũng phải khám xét theo phép. N u cậy sức mà chống cự không cho khám xét thì
cũng bị xử tội bi m hoặc đồ…”; Điều 646 của Bộ luật Hồng Đức quy định: “Đi bắt
tội nhân mà tội nhân chống cự mà bị người đi bắt đánh ch t…thì người đi bắt đều
được miễn tội”; Điều 652 của Bộ luật Hồng Đức quy định: “Những tù giam chống
cự ngục quan, ngục lại mà chạy trốn thì xử nặng hơn tội cũ một bậc; chống cự mà
đánh người bị thương thì xử nặng hơn hai bậc; đánh ch t người thì bị xử chém”.
Ngồi Bộ luật Hồng Đức, giai đoạn phong kiến của nƣớc ta còn xuất hiện
Hoàng Việt luật lệ, đây là một bộ luật đƣợc xây dựng trên cơ sở chủ yếu là mƣợn
của Bộ luật nhà Thanh (Trung Quốc) và chỉ giữ lại một điều của Bộ luật Hồng Đức.
Hoàng Việt luật lệ đƣợc biết đến với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: Hồng triều luật
lệ, Quốc triều điều luật, Nguyễn triều hình luật, Bộ luật Gia Long. Đây là Bộ luật
chính thức của nƣớc ta thời kỳ đầu Nhà Nguyễn do Bắc thành tổng trấn Nguyễn
Văn Thành soạn thảo và Vua Gia Long ban hành năm 1815. Hoàng triều luật lệ bao
gồm 398 điều và 30 điều tỷ dẫn chép trong 22 cuốn, trong đó từ cuốn thứ 12 đến 20
là về hình luật, bao gồm 166 điều luật. Cũng nhƣ Bộ luật Hồng Đức, Hồng triều
luật lệ khơng định nghĩa pháp lý của khái niệm tội phạm mà chỉ quy định những
hành vi nguy hiểm cho Nhà nƣớc, xã hội là tội phạm và phải chịu hình phạt. Nhƣ
liên quan đến hành vi “chống ngƣời thi hành cơng vụ” thì tại Điều 60 của Hoàng
triều luật lệ quy định: “ hàm phụng ch thư để thi hành mà vi phạm (không thi


16
hành) đánh 100 trượng. Làm sai ý chỉ đều được giảm 3 mức tội. Tội đánh đ n 100
roi thì thôi”.6
iai đoạn từ năm 1945 đ n trước năm 1985
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
ra đời, đánh dấu một cột mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nƣớc của nhân dân ta. Ngay từ khi ra đời, Nhà nƣớc ta đã nhận thức đƣợc tầm
quan trọng của pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nhất là trong

giai đoạn Nhà nƣớc ta vừa mới đƣợc thành lập, còn non trẻ và phải đối mặt với
nhiều khó khăn đến từ kinh tế, chính trị, xã hội… Do vậy, trong thời kỳ này nhiều
văn bản pháp luật đã đƣợc ban hành (trong đó có nhiều văn bản pháp luật về hình
sự) dƣới hình thức là các Sắc lệnh, Thông tƣ tập trung điều chỉnh các mối quan hệ
phức tạp, những tội phạm hình sự, tội phạm mang tính xâm phạm an ninh quốc
gia… Mặc dù cịn nhiều hạn chế nhƣng Pháp luật về hình sự của nƣớc ta ở giai đoạn
này cũng đã có sự tiến bộ, phát triển nhất định và đó chính là nền tảng cho sự phát
triển của Pháp luật hình sự Việt Nam sau này, góp phần khơng nhỏ trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Pháp luật hình sự của nƣớc ta ở thời kỳ này, tội “Chống người thi hành công
vụ” chƣa đƣợc quy định thành một tội phạm riêng và chƣa đƣợc điều chỉnh bởi
khung hình phạt riêng mà chỉ đƣợc gián tiếp đề cập đến trong những văn bản pháp
luật bảo vệ tài sản Nhà nƣớc; tài sản, sức khỏe, tính mạng của cơng dân. Tuy nhiên,
nhƣ vậy khơng có nghĩa là ở giai đoạn này, những hành vi xâm phạm đến quyền lợi,
sức khỏe, tính mạng, danh dự của những ngƣời đang thi hành công vụ không đƣợc
bảo đảm, mà trên thực tế những hành vi này nếu có xảy ra với tính chất và mức độ
khác nhau xâm hại đến những ngƣời đang thi hành cơng vụ thì sẽ trở thành cơ sở để
cấu thành các tội danh khác nhau nhƣ: Tội phá hoại công sản; các Tội bắt cóc, tống
tiền, ám sát; Tội xâm phạm an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nƣớc…
Tại Điều 4 Mục 2 Sắc lệnh số 133-SL ngày 20/01/1953 về việc “Trừng trị
các loại việt gian, phản động và xét xử những phần tử có âm mƣu và hành động
phản quốc” quy định: “Kẻ nào phạm những tội vây quét, bắt, gi t, tra tấn, khủng bố,
hãm hi p cán bộ và nhân dân, áp bức, bóc lột, cướp phá nhân dân, bắt phu, bắt
lính, thu thu cho địch sẽ tùy tội nặng nhẹ mà xử như sau: a) B n chủ mưu, tổ chức,
6

Hoàng Việt luật lệ, Nxb Văn hịa thơng tin, Hà Nội, 2002.


17

chỉ huy sẽ bị xử tử hình hoặc chung thân; b) B n hoạt động đắc lực làm hại nhiều
sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở lên; c) Những kẻ phạm các tội trên mà tội trạng tương
đối nhẹ, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống”.
Điều 6 Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/1953 về việc “Trừng trị những địa chủ
chống pháp luật” quy định: “Địa chủ nào phạm vào một trong những tội sau đây: 1)
Cấu k t với đ quốc, ngụy quyền, gián điệp thành lập hay cầm đầu những tổ chức,
những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chi n, làm hại
nhân dân, gi t hại nông dân, cán bộ và nhân viên;… thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đ n
chung thân hoặc xử tử hình…”.
Cơng văn số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân Tối cao về thực
tiễn xét xử tội giết ngƣời quy định những tình tiết tăng nặng đặc biệt đƣợc quy định
trong tội giết ngƣời bao gồm: “ i t người vì động cơ đê hèn hoặc có tính chất cơn
đồ; i t phụ nữ mà bi t là có mang; i t người bằng thủ đoạn nguy hiểm có thể
làm ch t nhiều người; i t người được giao nhiệm vụ công tác hoặc trong khi nạn
nhân thi hành nhiệm vụ…”.
Những quy định gián tiếp liên quan đến các hành vi phạm tội mà đối tƣợng
tác động là ngƣời thi hành công vụ trong các Sắc lệnh, Công văn nêu trên trong giai
đoạn này tuy chƣa thực sự cụ thể, rõ ràng và chƣa đƣợc quy định thành một điều
luật riêng biệt, nhƣng về cơ bản đó chính là những quan điểm mang tính chất định
hƣớng thể hiện sự nhận thức đƣợc tầm quan trọng đối với các hành vi phạm tội mà
đối tƣợng tác động của những loại tội phạm này là những đối tƣợng “đặc biệt”, đó
là những ngƣời đang thi hành công vụ, khách thể bị xâm hại của những loại tội
phạm này cũng mang tính chất “đặc biệt” nếu xét trong điều kiện, hồn cảnh kinh tế
- chính trị - xã hội tại thời điểm đó.
iai đoạn từ năm 1985 đ n trước năm 1999
Năm 1985 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp của nƣớc
ta, Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời và đó cũng chính là BLHS chun biệt đầu tiên
của nƣớc ta tính đến thời điểm đó.
Sau năm 1975, đất nƣớc hoàn toàn thống nhất, cả nƣớc bắt tay vào xây dựng
lại đất nƣớc sau những tàn phá của chiến tranh. Cùng với sự phát triển của thế giới,

nƣớc ta dần khắc phục những khó khăn, từng bƣớc khơi phục nền kinh tế - chính trị
và đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Song song với sự phát triển của đất


18
nƣớc, xã hội nƣớc ta cũng bắt đầu có nhiều sự thay đổi mang tính căn bản, xuất hiện
nhiều mối quan hệ xã hội mới và chính điều đó đã tạo ra một u cầu mang tính quy
luật đó là sự cần thiết ra đời của Luật pháp để quản lý xã hội. Nhu cầu về sự ra đời
của các văn bản Pháp luật nói chung và Pháp luật về hình sự nói riêng đã trở thành
cơ sở và tiền đề của sự ra đời các văn bản pháp luật của nƣớc ta trong giai đoạn này
nhƣ: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra đời ngày 07/12/1989; Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ra đời ngày 29/3/1994; Hiến pháp năm
1992… và đặc biệt là Bộ luật hình sự năm 1985.
Bộ luật hình sự năm 1985 với ý nghĩa là nguồn duy nhất, trong đó quy định
tội phạm và hình phạt đƣợc xây dựng trên cơ sở kinh tế - xã hội của nền kinh tế bao
cấp và trên cơ sở thực tiễn tình hình tội phạm của thời kỳ đó. Ra đời trong hoàn
cảnh nền kinh tế của nƣớc ta đang trong thời kỳ bao cấp và khi có hiệu lực thi hành
thì cũng là lúc sự nghiệp đổi mới của nƣớc ta bắt đầu. Do vậy, có thể nói, ngay từ
khi ra đời thì Bộ luật hình sự năm 1985 đã ở trong tình trạng khơng phù hợp với chủ
trƣơng đổi mới cũng nhƣ những đòi hỏi của sự đổi mới của nƣớc ta.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những thành tựu, những kết
quả tích cực mà Bộ luật hình sự năm 1985 đã đem lại và ở góc độ của sự phát triển
thì đó chính là những viên gạch đầu tiên cho nền tảng phát triển Pháp luật hình sự
của nƣớc ta sau này. Trong khoảng 15 năm tồn tại, Bộ luật hình sự năm 1985 đã
đƣợc sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1989, năm 1991, năm 1992 và năm 1997
với trên 100 lƣợt điều luật đƣợc sửa đổi hoặc bổ sung. Với những sự sửa đổi, bổ
sung này Bộ luật hình sự năm 1985 đã từng bƣớc đáp ứng đƣợc phần nào những đòi
hỏi của cuộc đấu tranh phòng - chống tội phạm trong điều kiện đổi mới của đất
nƣớc, giữ vai trị quan trọng trong việc quản lý xã hội, góp phần thúc đ y sự phát
triển của xã hội trên phạm vi cả nƣớc.

So với Pháp luật hình sự của nƣớc ta ở những giai đoạn trƣớc đó thì Bộ luật
hình sự năm 1985 là bƣớc phát triển nhảy vọt về k năng lập pháp với 12 Chƣơng và
280 Điều luật, phạm vi điều chỉnh rộng hơn, quy định rõ ràng về tội phạm và hình
phạt với các tội danh cụ thể nằm trong các điều luật và có chế tài xử lý riêng biệt.
Xã hội phát triển thì tất yếu kéo theo nó là những quan hệ xã hội mới, do đó
tình hình tội phạm cũng phát sinh và diễn biến ngày càng phức tạp, xã hội dần xuất
hiện những loại tội phạm mới mà một trong số đó là loại tội phạm có hành vi chống


19
lại những ngƣời đang thi hành công vụ. Bộ luật hình sự năm 1985 xác định hành vi
chống ngƣời thi hành công vụ là một tội phạm và quy định tại Điều 205 thuộc Mục
C: Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính của Chƣơng VIII Các tội xâm phạm
an tồn, trật tự cơng cộng và trật tự quản lý hành chính. Bên cạnh đó, dấu hiệu của
hành vi chống ngƣời thi hành cơng vụ cịn đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 83 “Tội
phá rối an ninh”; điểm c khoản 1 Điều 101 “Tội giết ngƣời”; điểm b khoản 2 Điều
109 “Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho ngƣời khác”. Cụ thể:
Điều 205 Bộ luật hình sự năm 1985 về “Tội chống ngƣời thi hành công vụ”
quy định:
“1. Người nào dùng vũ lực hoặc đe d a dùng vũ lực chống người thi hành
công vụ cũng như dùng m i thủ đoạn cưỡng ép h thực hiện những hành vi trái
pháp luật, n u không thuộc trường hợp quy định ở Điều 101 và Điều 109, thì bị
phạt cải tạo khơng giam giữ đ n một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đ n ba năm.
2. hạm tội gây hậu quả nghiêm tr ng thì bị phạt tù từ hai năm đ n mười
năm.”.
hoản 1 Điều 83 Bộ luật hình sự năm 1985 về “Tội phá rối an ninh” quy định:
“Người nào nhằm chống lại chính quyền nhân dân mà kích động, lơi kéo, tụ tập nhiều
người phá rối án ninh chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan
Nhà nước hoặc tổ chức xã hội thì bị phạt tù từ năm năm đ n mười lăm năm”.
Điểm c khoản 1 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 về “Tội giết ngƣời” quy

định:
“1. Người nào gi t người trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ
mười hai năm đ n hai mươi năm, chung thân hoặc tử hình;

c) i t người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân;”.
Điểm b khoản 2 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 về “Tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác” quy định:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người
khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đ n một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng
đ n ba năm;


×