MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU:
II. NỘI DUNG CHÍNH:
1.Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
5. Mục đích và nhiệm vụ từ việc nghiên cứu đề tài
6. Cơ cấu của đề tài:
III. KẾT LUẬN :
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
I.MỞ ĐẦU:
Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo được tiến
hành bắt đầu từ năm 1986 và đến nay đã thu được nhiều thành tựu rực rỡ,
thay đổi mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam: kinh tế tăng trưởng, đời sống
nhân dân ta được ổn định, an ninh được giữ vững, vị thế của Nhà nước việt
Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh
những thành tựu đã đạt được thì vẫn cịn tồn tại khơng ít những tiêu cực
trong đó tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội chống người thi hành
cơng vụ nói riêng diễn ra ngày càng phức tạp và gây bức xúc cho nhân dân.
Tội phạm nói chung và tội chống người thi hành cơng vụ nói riêng, bao
giờ cũng thực hiện bởi con người cụ thể. Vấn đề đặt ra là do nguyên nhân gì
và trong điều kiện nào mà con người lại thực hiện tội chống người thi hành
công vụ, thực trạng của tội chống người thi hành công vụ ra sao?
Vì thế, căn cứ vào những đặc điểm đặc thù của tội chống người thi
hành cơng vụ đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ra đời để tìm ra những định
hướng và đề xuất biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm. Các cơng trình
nghiên cứu ấy đều được xây dựng một cách cụ thể và hoàn thiện theo một số
tiêu trí nhất định.
Trên cơ sở nghiên cứu một số đề tài em đã xây dựng được một đề
cương chi tiết cho việc nghiên cứu về tội chống người thi hành công vụ ở
nước ta từ năm 2003 đến năm 2009. Cụ thể là với những nội dung như: Tính
cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu của đề tài, mục đích và nhiệm vụ từ việc nghiên cứu
đề tài.
2
II. NỘI DUNG CHÍNH:
1.Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi mở cửa hội nhập thì Việt Nam đã có những sự phát triển
nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì vẫn cịn nhiều vấn đề cần được giải
quyết như tình trạng thất nghiệp, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, sự gia
tăng của các tệ nạn xã hội và tội phạm. Trong đó, vấn đề tội phạm đã và đang
diễn ra rất phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân. Cùng với
những diễn biến phức tạp của tội phạm nói chung thì tội chống người thi hành
cơng vụ đang xảy ra càng nhiều, ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường
của các cơ quan Nhà nước cũng như hiệu lực của các cơ quan này , gây bức
xúc trong dư luận xã hội. Số vụ phạm tội chống người thi hành cơng vụ có
tính liều lĩnh coi thường pháp luật cũng như số vụ có sử dụng “vũ khí nóng”
đều có xu hướng gia tăng. Quy mô phạm tội của tội chống người thi hành
cơng vụ đã trở thành “ ngịi nổ” để tạo thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự,
an toàn xã hội… Hiện tượng chống người thi hành cơng vụ là một biểu hiện
cực đoan của tình khơng tuân thủ pháp luật và là một hiện tượng khá phổ biến
hiện nay. Hiện tượng này đang khiến tất cả những ai quan tâm đến vấn đề
củng cố quyền lực nhà nước, giữ vững trật tự kỷ cương pháp luật phải đặc
biệt quan tâm và suy nghĩ về biện pháp giải quyết.
Từ đó, yêu cầu khách quan được đặt ra là cần khẩn trương có các
giải pháp ngăn chặn, làm giảm và đẩy lùi tội phạm chống người thi hành cơng
vụ. Điều này địi hỏi phải có phân tích đánh giá tồn diện tình hình tội phạm
chống người thi hành công vụ. Trên cơ sở đánh giá này phải làm rõ được
nguyên nhân và điều kiện của tội phạm và từ đó đưa ra được những biện pháp
phịng ngừa hiệu quả, có tính khả thi.
3
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài về: “ đấu tranh phịng chống tội phạm chống người thi
hành cơng vụ” đã được khá nhiều tác giả nghiên cứu nhằm tìm hiểu và cung
cấp thông tin cần thiết áp dụng vào công cuộc phịng chống tội phạm này. Có
thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau:
-
“Tội chống người thi hành công vụ thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp” ;Luận án thạc sỹ luật học - Hoàng Yến. Trường
Đại học Luật Hả Nội, 1996 .
- Cơng trình “ Một số kinh nghiệm và giải pháp đấu tranh,
phòng ngừa một số tội phạm mới phát sinh từ những mâu thuẫn
trong nội bộ nhân dân”. ( Kỷ yếu hội thảo khoa học đề tài KX 0414, Hà Nội 1993) của tác giả Đinh Văn Huynh.
- Bài “ Tội phạm chống người thi hành cơng vụ” đăng trên
tạp chí “ Người đại biểu nhân dân” số 3/ 1992 của tác giả Cao Xuân
Hồng, Nguyên Xn m và Nguyễn Cơng Sơn.
- “ Đấu tranh phịng chống tội chống người thi hành công
vụ”; luận văn thạc sỹ luật học- Nguyễn Thành Sơn.
- Cơng trình : “ Thực trạng tình hình chống cán bộ CAND
thi hành cơng vụ và các giải pháp đấu tranh”. Báo cáo khoa học đề
tài cấp cơ sở- cục cảnh sát nhân dân bộ nội vụ- 1991; tác giả: Cao
Xuân Hồng, Nguyên Xuân Yêm và các cộng sự.
- “Đấu tranh phòng chống tội phạm chống người thi hành
công vụ” – luận văn tốt nghiệp; Lê Thế Tiệm, Trường đại học Luật
Hà Nội, 1994.
Đề tài đã được một số tác giả nghiên cứu và làm rõ nhiều vấn đề về tình
hình của tội phạm , nguyên nhân tội phạm của tội chống người thi hành cơng
vụ và đưa ra được các biện pháp phịng ngừa, phòng chống tội phạm này. Tuy
nhiên, cùng với sự thay đổi về chính trị, kinh tế, văn hố - xã hội thì tội chống
người thi hành cơng vụ cũng biến đổi về nhiều phương diện vì thế việc nghiên
4
cứu đề tài này luôn là một việc cầp thiết trong cơng tác đấu tranh phịng
chống và đẩy lùi tội phạm này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là tội phạm chống người thi hành cơng vụ
mà chủ yếu tập trung nghiên cứu tình trạng, diễn biến, cơ cấu, đặc điểm của
tội phạm chống người thi hành công vụ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Là dấu hiệu pháp lý của tội chống
người thi hành cơng vụ theo quy định của Bộ luật hình sự 1999; thực trạng,
nguyên nhân của tội chống người thi hành cơng vụ; một số giải pháp phịng
chống loại tội phạm này trên phạm vi cả nước từ năm 2003 đến năm 2009. Từ
đó làm sáng tội chống người thi hành cơng vụ theo khía cạnh tội phạm học.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
- Đề tài được hoàn thành trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy
vật và duy vật lịch sử.
- Phương pháp cụ thể được sử dụng trong đề tài: Phương pháp thống
kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp xã hội học,…
- Phương pháp nghiên cứu hệ thống tư pháp hình sự bao gồm: Bộ luật
hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, các Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp
luật khác có liên quan tới cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, những tài
liệu lý luận khoa học pháp lý của nhà nghiên cứu khoa học trước.
- Phương pháp nghiên cứu hệ thống tài liệu của ngành Cơng an, Viện
kiểm sát, Tịa án các cấp trong phịng ngừa đấu tranh chống tội phạm nói
chung, và tội chống người thi hành cơng vụ nói riêng.
- Phương pháp tiến hành khảo sát thực tế tại một số phịng nghiệp vụ
của Cơng an, Cơng an phường, đội, các trại tạm giam, các tòa án, trao đổi tọa
đàm với các cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác đấu tranh chống tội
phạm
5. Mục đích và nhiệm vụ từ việc nghiên cứu đề tài
5.1. Mục đích: Trước yêu cầu của cuộc đấu tranh phịng, chống tội
phạm nói chung và tội chống người thi hành cơng vụ nói riêng. Mục đích của
việc nghiên cứu đề tài là tập trung làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn tình
5
hình tội chống người thi hành cơng vụ ở nước ta. Trên cơ sở kết quả nghiên
cứu để rút ra các luận cứ tội phạm học tương ứng, từ đó nhằm giúp đề ra các
giải pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh nhằm hạn chế và từng bước đẩy lùi tội
chống người thi hành cơng vụ.
5.2. Nhiệm vụ:
Từ mục đích đặt ra như trên, nhiệm vụ của việc nghiên cứu là:
Về lý luận: Phân tích, làm sáng tỏ dưới góc độ tội phạm học về tội
chống người thi hành công vụ ở nước ta từ năm 2003 tới năm 2009. Từ đó
góp phần bổ sung cho lý luận tội phạm học và góp phần đề xuất giải pháp
hồn thiện pháp luật.
Về thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng tình hình tội chống người thi hành
công vụ ở nước ta từ năm 2003 tới năm 2009.
6. Cơ cấu của đề tài:
Khi nghiên cứu về cơ cấu của đề tài ta phải làm rõ những nội dung cơ
bản sau: thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biến của tình hình tội phạm,
cơ cấu tính chất của tình hình tội chống người thi hành công vụ ở nước ta từ
năm 2003 tới năm 2009. Cụ thể các nội dung đó như sau:
6.1. Thực trạng tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ:
6.1.1 Tội phạm rõ:
Tội phạm rõ là tội phạm đã bị điều tra, truy tố, xét xử về hình sự và có
trong thống kê hình sự. Để đánh giá về tình hình tội phạm chống người thi
hành cơng vụ chúng ta phải lấy các nguồn số liệu về số vụ và số người phạm
tội trên phạm vi cả nước trong 7 năm từ 2003 đến 2009 từ các nguồn như: số
liệu xét xử của Toà án nhân dân tối cao hay số liệu của cơ quan cảnh sát . Lấy
các số liệu về số vụ và số người phạm tội của tội phạm chống người thi hành
công vụ và tổng số tội phạm nói chung .
- Lập bảng thơng kê số vụ và số người phạm tội của tội phạm chống
người thi hành công vụ trong 7 năm trên phạm vi cả nước.
- So sánh tình hình của tội phạm chống người thi hành cơng vụ với tội
phạm nói chung và so với số vụ vi phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước,
trật tự an tồn cơng cộng nói riêng trên phạm vi cả nước từ năm 2003 đến
năm 2009.
6
- Từ số liệu thống kê tính tỷ lệ giữa số vụ tội phạm chống người
thi hành công vụ so với tổng số vụ tội phạm nói chung.
- Từ số liệu thống kê tính tỷ lệ giữa số người phạm tội chống
người thi hành công vụ so với tổng số các người phạm tội của tội phạm nói
chung trên cả nước.
Vẽ biểu đồ hình cột, đồ thị biểu diễn số vụ và số người phạm tội chống
người thi hành công vụ trên cả nước trong 7 năm từ năm 2003 đến năm 2009
và các tội phạm nói chung .
Vẽ biểu đồ hình cột, đồ thị biểu diễn số vụ và số người phạm tội chống
người thi hành công vụ trên cả nước và số vụ cũng như số người vi phạm trật
tự quản lý hành chính Nhà nước, trật tự an tồn cơng cộng trên cả nước từ
năm 2003 đến năm 2009.
- Tính trung bình hàng năm có bao nhiêu vụ với số lượng bao nhiêu bị
cáo của tội chống người thi hành công vụ được đưa ra xét xử, đánh giá được
năm nào có số vụ, số bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản năm nào thấp
nhất, năm nào cao nhất.
6.1.2. Tội phạm ẩn:
- Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực
hiện trong thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm
quyền ; những tội phạm chưa được tường thuật hoặc chưa bị phát hiện và
khơng có trong thống kê hình sự. Bao gồm tội phạm ẩn khách quan và tội
phạm ẩn chủ quan.
- Các vụ án khơng có trong thống kê hình sự được thể hiện qua
các vụ chống người thi hành công vụ nhưng chỉ bị xử phạt hành chính trên cả
nước từ năm 2003 đến năm 2009.
6.1.3. Thông số về nạn nhân:
Thông số nạn nhân đóng vai trị quan trọng trong việc mơ tả thực
trạng của tình hình tội phạm. Ở phần này, cần trình bày và làm rõ những vấn
7
đề: số lượng nạn nhân, thông tin về đặc điểm nhân thân của nạn nhân, thiệt
hại mà nạn nhân gánh chịu và tình huống trở thành nạn nhân của tội phạm
chống người thi hành cơng vụ.
6.2. Diễn biến của tình hình tội chống người thi hành cơng vụ:
Diễn biến của tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng,
giảm hoặc ổn định tương đối của tội phạm nói chung( hoặc một tội hoặc một
nhóm tội phạm) xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và trên một địa bàn
nhất định.
Trong bài chúng ta sẽ tìm hiểu diễn biến của tội phạm chống người thi
hành công vụ xảy ra trên phạm vi cả nước trong 7 năm từ năm 2003 đến
2009. Qua diễn biến nhận biết được toàn cảnh về tội phạm chống người thi
hành công vụ một cách rõ nét và giúp cho việc dự đoán xu thế vận động của
tội phạm này trong thời gian tới.
- Lấy số liệu diễn biến của từng năm, chọn năm gốc rồi qua đó
đánh giá các năm cịn lại:
+ Năm nào tăng cao nhất.
+ Năm nào tăng thấp nhất.
- Tính trung bình số vụ án và số người phạm tội chống người thi
hành công vụ từ năm 2003 đến năm 2009.
- Vẽ biểu đồ đường gấp khúc biểu thị cụ thể diễn biến của tình tội phạm
chống người thi hành cơng vụ qua các năm từ 1999 đến 2003 trên phạm vi cả
nước.
6. 3. Cơ cấu, tính chất của tình hình tội:
Vai trị của việc nghiên cứu cơ cấu, tính chất đánh giá được đặc
điểm bên trong tội phạm ( đặc điểm định tính của tội phạm) . Càng làm rõ đặc
điểm thì tính chất của tội phạm càng rõ.
Trong tội phạm chống người thi hành cơng vụ thì cơ cấu tình
hình tội phạm của tội này được phân thành các loại như:
- Cơ cấu THTP theo tính chất dạng hành vi:
8
+ Vũ lực
+ Thủ đoạn ( động cơ, mục đích)
Lấy số liệu các trường hợp và vẽ biểu đồ hình quạt để biểu diễn.
- Cơ cấu THTP theo hình thức phạm tội:
+ Số vụ dưới hình thức đồng phạm
+ Số vụ dưới hình thức đơn lẻ.
Lấy số liệu về các trường hợp và vẽ biểu đồ hình quạt biểu thị.
- Cơ cấu THTP theo lí lịch tư pháp:
+ Phạm tội lần đầu
+ Phạm tội trong trường hợp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Lấy số liệu và vẽ biểu đồ hình quạt để biểu thị.
- Cơ cấu THTP theo đặc điểm nhân thân người phạm tội :
+ Độ tuổi
+ Nghề nghiệp
+ Trình độ văn hố
+ Tái phạm hay tái phạm nguy hiểm
Thu thập số liệu và vẽ biểu đồ hình quạt để biểu thị.
- Cơ cấu THTP theo tiêu chí hình phạt áp dụng với người phạm
tội :
+ Phạt tù
+ Cải tạo không dam giữ
+ Cảnh cáo
Lấy số liệu và vẽ biểu đồ quạt biểu diễn.
- Cơ cấu THTP theo phân loại tội phạm- tội ít nghiêm trọng, tội
nghiêm trọng.
Tìm số liệu thống kê và vẽ biểu đồ hình quạt để biểu thị.
- Cơ cấu THTP theo đặc điểm nhân thân về nghề nghiệp của nạn
nhân :
9
+ Lực lượng công an : cảnh sát giao thông, cơ động, cảnh sát
nghiệp vụ...
+ Lực lượng công vụ : cán bộ chính quyền, lực lượng thi hành
án,...
Từ số liệu lấy được, vẽ biểu đồ hình quạt biểu thị.
- Cơ cấu THTP theo tiêu chí cơng cụ phạm tội :
+ Vũ khí thơ sơ
+ Vũ khí nóng
+ Khơng vũ khí
Vẽ biểu đồ hình quạt biểu diễn.
* Tính chất của tình hình tội phạm chống người thi hành cơng
vụ được làm sáng tỏ khi đã nghiên cứu phần cơ cấu của tình hình tội phạm
chống người thi hành cơng vụ. Cấn rút ra những tính chất theo dạng :
- Hành vi phổ biến nhất là hành vi nào ?
- Hình thức thực hiện chủ yếu ?
- Hình phạt phổ biến là gì ?
- Thường sử dụng vũ khí nào ?
- Nạn nhân chủ yếu là ai ?
III. KẾT LUẬN :
Cùng với diễn biến phức tạp của tội phạm nói chung, tình hình tội
phạm chống người thi hành cơng vụ cũng đã và đang gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng về chính trị, kinh tế- xã hội và an ninh. Và, thực tế đặt ra yêu
cầu phải nghiên cứu một cách toàn diện và thực tế về loại tội phạm này để từ
đó đưa ra những biện pháp phịng chống, đấu tranh và đầy lùi tội phạm chống
người thi hành công vụ ; hướng đến một xã hội văn minh, an ninh vững
mạnh... Trên đây là tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ trên cả
nước từ năm 2003 đến năm 2009. Từ việc nghiên cứu này, chúng ta thấy được
trạng thái, xu thế vận động của tội phạm chống người thi hành cơng vụ. Và từ
đó chúng ta có thể tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm này và dự báo tội phạm
10
chống người thi hành công vụ để phục vụ cho thực tiễn đấu tranh và phòng
ngừa loại tội phạm chống người thi hành công vụ trên cả nước.
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình tội phạm học trường Đại học Luật Hà Nội- 2003, NXB
Công an nhân dân.
- “Tội chống người thi hành công vụ thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp” ;Luận án thạc sỹ luật học - Hoàng Yến. Trường Đại học Luật Hả Nội,
1996 .
- Bài “ Tội phạm chống người thi hành cơng vụ” đăng trên tạp chí “
Người đại biểu nhân dân” số 3/ 1992 của tác giả Cao Xuân Hồng, Nguyên
Xuân Yêm và Nguyễn Công Sơn.
- “ Đấu tranh phòng chống tội chống người thi hành công vụ”; luận văn
thạc sỹ luật học- Nguyễn Thành Sơn.
- “Đấu tranh phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ” –
luận văn tốt nghiệp; Lê Thế Tiệm, Trường đại học Luật Hà Nội, 1994.
11