Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Địa vị pháp lý của giám đốc (tổng giám đốc) công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA GIÁM ĐỐC (TỔNG
GIÁM ĐỐC) CƠNG TY CỔ PHẦN

SVTH
Khóa
MSSV
GVHD

: NGƠ NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH
: 35
: 1055010021
: ThS. NGUYỄN HOÀNG THÙY TRANG

TP. HỒ CHÍ MINH – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Ngô Nguyễn Trường Thịnh – sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ
Chí Minh, Khoa Luật thương mại, niên khóa 2010-2014, là tác giả của Khóa luận
tốt nghiệp Cử nhân Luật – Chuyên ngành Luật Thương mại đề tài: “Địa vị pháp lý
của Giám đốc (Tổng giám đốc) cơng ty cổ phần” được trình bày trong tài liệu này.
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung trong Khóa luận này hồn tồn được
hình thành và phát triển từ những quan điểm cá nhân của tơi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của Ths. Nguyễn Hồng Thùy Trang – Giảng viên khoa Luật Thương mại,
trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
Trong khóa luận có trích dẫn, sử dụng một số ý kiến, quan điểm khoa học của


một số tác giả. Sự trích dẫn này được thể hiện cụ thể trong Danh mục tài liệu tham
khảo. Các số liệu và kết quả có được trong khóa luận này là hồn tồn trung thực.
Sinh viên thực hiện

Ngơ Nguyễn Trƣờng Thịnh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS:
BKS:
CTCP:
ĐHĐCĐ
HĐQT:
HĐGĐ:
LDN 2005:
LDN 2014:
SGDCK:
TTCK:
TTGDCK:
UBCKNN:

Bộ luật Hình sự
Ban kiểm sốt
Cơng ty cổ phần
Đại hội đồng cổ đơng
Hội đồng quản trị
Hội đồng giám đốc
Luật doanh nghiệp 2005
Dự thảo Luật doanh nghiệp sửa đổi 2014
Sở giao dịch chứng khoán

Thị trường chứng khoán
Trung tâm giao dịch chứng khoán
Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG I:KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA GIÁM ĐỐC/ TỔNG
GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN ...................................................................... 4
1.1. Khái niệm địa vị pháp lý ............................................................................... 4
1.2. Khái niệm Giám đốc (Tổng Giám đốc) ........................................................ 5
1.3. Vị trí, vai trị của Giám đốc trong cơng ty cổ phần theo Luật doanh
nghiệp 2005 .................................................................................................... 7
1.4. Mối quan hệ giữa Giám đốc với các cơ quan khác trong công ty cổ phần18
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................... 20
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNGPHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA
GIÁM ĐỐC CƠNG TY CỔ PHẦN VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN .............. 21
2.1. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Giám đốc trong mối quan hệ với Đại hội đồng
cổ đông .....................................................................................................................
2.2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Giám đốc trong mối quan hệ với Hội
đồng quản trị. .......................................................................................................37
2.3. Nghĩa vụ và trách nhiệm của Giám đốc trong mối quan hệ với Ban kiểm
soát. .......................................................................................................................45
2.4. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Giám đốc trong mối quan hệ với các
chủ thể khác. .........................................................................................................47
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 52
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................

21



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, sau hơn hai mươi năm thực
hiện công cuộc đổi mới, nước ta đang có những bước tiến vũng chắc trên con đường
phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và bước đầu có
sự hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Để nền kinh tế Việt Nam phát triển
vững mạnh và các doanh nghiệp trong nước thật sự làm chủ được nền kinh tế quốc
dân thì chúng ta phải có sự lớn mạnh về vốn, trình độ quản lý để đủ sức cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngoài. Là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường,
công ty cổ phần có khả năng tập trung vốn lớn và có cơ cấu tổ chức quản lý thích
hợp với sự cạnh tranh trên thị trường. Sự thành công hay thất bại của nó khơng chỉ
ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên cơng ty mà
cịn ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển của xã hội. Chính vì thế, để loại hình
doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả thìtrình độ quản trị doanh nghiệp được
đánh giá là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh lâu dài của
doanh nghiệp, điều này địi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh điều
chỉnh về quản trị cơng ty có hiệu quả và phải có nguồn nhân lực cao cấp có năng
lực và trình độ quản lý đáp ứng nhu cầu quản trị doanh nghiệp, trong đó chính Giám
đốc là người nắm giữ chiếc chìa khóa cho sự thành cơng của cơng ty.
Có thể nói, Giám đốc CTCP là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong nguồn
nhân lực cao cấp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và
nền kinh tế nói chung. Với tư cách là người được cổ đông ủy thác trách nhiệm sử
dụng đồng vốn của công ty vào kinh doanh nên địa vị pháp lý của Giám đốc CTCP
(thể hiện thông qua vị trí và vai trị điều hành) là một nội dung khá quan trọng, được
đánh giá là một trong những khâu then chốt trong chiến lược quản trị công ty.
Những quy định này được ghi nhận cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều
lệ công ty nhưng khi xem xét và phân tích vấn đề dưới góc độ lý luận cũng như thực
tiễn, những quy định này vẫn còn mang tính hình thức, nội dung cịn chung chung

và trừu tượng, tính khả thi, việc tuân thủ trong thực tiễn vẫn cịn nhiều hạn chế, bất
cập. Điều đó làm ảnh hưởng tới lợi ích chính đáng của cơng ty, ảnh hưởng đến
quyền lợi của cổ đông công ty và những người liên quan khác. Cho nên việc nghiên
cứu quy định của pháp luật về địa vị pháp lý củaGiám đốc CTCP trên phương diện
lý luận và thực tiễn, nhìn thấy những bất cập để từ đó có phương hướng hồn thiện
những quy định pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả hoạt độngGiám đốcCTCP là
một địi hỏi bức thiết.Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của Giám
đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần” làm Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật.
1


2. Phạm vi, đối tƣợng và mục đích nghiên cứu đề tài.
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ tập trung phân tích, đánh giá
các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Dự thảo
Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
doanh nghiệp 2005 về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của Giám đốc CTCP.
Ngoài ra, khóa luận sẽ nghiên cứu và tham khảo các quy định của pháp luật Mỹ,
Điều lệ và quy chế quản trị của một sốCTCP.Đồng thời, liên hệ các bài viết, tài liệu
nước ngồi có liên quan đến điều chỉnh pháp luật đối với Giám đốcCTCP.
2.2. Mục đích nghiên cứu.
Thơng qua việc phân tích các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của
Giám đốc CTCP, tác giả mong muốn làm rõ các vấn đề sau:
Một là, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan đến địa vị pháp lý
của Giám đốc CTCP, tìm hiểu những khó khăn, bất cập của pháp luật khi quy định
về địa vị pháp lý của Giám đốc CTCP. Qua đó, phân tích ngun nhân, đề xuất giải
pháp nhằm hồn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Giám đốc CTCP.
Hai là, đóng góp một số giải pháp, kiến nghị mang tính cụ thể làm cơ sở cho
các nhà lập pháp xem xét, sử dụng nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
doanh nghiệp về địa vị pháp lý của Giám đốc CTCP nhằm tăng hiệu quả điều hành

hoạt động của công ty trong cơ chế thị trường hiện nay.

3. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Những năm qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học về vấn đề về
quản trị nguồn nhân lực nói chung vàGiám đốc CTCP nói riêng được cơng bố trên
một số sách báo, tạp chí chuyên ngành, các luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt
nghiệp.Có thể kể đến như: Nguyễn Thị Thái Vân (2010), Nghĩa vụ của người quản
lý công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2005 ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật
học;Trần Thị Hoa (2009), Vai trò điều hành của Giám đốc trong cơng ty cổ phần,
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật;Mai Đức Tân (2007), Bất hợp lý của quy định về
tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc trong Luật doanh nghiệp, Tạp chí nghiên cứu
lập pháp số 23 (98);Bùi Xuân Hải(2005),Người quản lý công ty theo luật doanh
nghiệp 1999 – nhìn từ góc độ so sánh, Tạp chí khoa học pháp lý số 04;Nguyễn
Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), Cơng ty – vốn, quản lý và tranhchấp theo
Luật doanh nghiệp 2005, NXB Tri thức; Phạm Trí Hùng, Nguyễn Trung Thắng,
(2009), CEO và Hội đồng quản trị, NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh..v..v..
Những bài viết trên đề cập khá chi tiết về quản trị nguồn nhân lực nói chung
và các vấn đề liên quan đến Giám đốc CTCP như tiêu chuẩn, điều kiện làm Giám
2


đốc cũng như vai trị điều hành trong cơng ty. Nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu
nào phân tích, đánh giá một cách tổng hợp về địa vị pháp lý của Giám đốc CTCP.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài.
Để thực hiện khóa luận này, tác giả sử dụng các phương pháp sau đây:
 Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng ở cả 2 chương của
khóa luận. Ở chương I, tác giả sử dụng phương pháp này để tiếp cận một số khái
niệm cơ bản về CTCP nói chung và chức danh Giám đốc nói riêng theo Luật doanh
nghiệp 2005. Từ đó đưa ra khái niệm vềGiám đốc CTCP, địa vị pháp lý của Giám

đốc CTCP đồng thời đưa ra một số điểm bất hợp lý về tiêu chuẩn và điều kiện làm
Giám đốc trong Luật doanh nghiệp. Ở chương II, tác giả sử dụng phương pháp này
để tiếp cận các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Giám đốc theo quy định
của pháp luật (thông qua quyền và nghĩa vụ trong Luật doanh nghiệp 2005 và qua
mối quan hệ với một số cơ quan trong công ty) và theo quy định trong điều lệ của
một số CTCP.
 Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh và đối
chiếu các vấn đề cần nghiên cứu theo quy của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam với
pháp luật công tyMỹnhằm chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa chúng
đồng thời giải thích nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó. Cụ thể,
phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương IIcủa khóa luận (đặc biệt được sử
dụng trong phần “nghĩa vụ, trách nhiệm củaGiám đốc CTCP theo Luật Doanh
nghiệp 2005” và một phần trong mối quan hệ giữa Giám đốc với một số cơ quan
trong công ty).
 Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng kết toàn bộ
những vấn đề đã phân tích và so sánh. Phương pháp được chủ yếu sử dụng chủ yếu
trong các kiến nghị sau khi triển khai phân tích từng vấn đề ở cả 2 chương của khóa
luận.

5. Bố cục của đề tài.
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được chia thành hai chương:
Chương I: Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần và Giám đốc
công ty cổ phần.
Chương II: Thực trạng pháp luật vềđịa vị pháp lý của Giám đốc công ty cổ
phần và giải pháp hoàn thiện.

3



6. Tính cấp thiết của đề tài.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, sau hơn hai mươi năm thực
hiện công cuộc đổi mới, nước ta đang có những bước tiến vũng chắc trên con đường
phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và bước đầu có
sự hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Để nền kinh tế Việt Nam phát triển
vững mạnh và các doanh nghiệp trong nước thật sự làm chủ được nền kinh tế quốc
dân thì chúng ta phải có sự lớn mạnh về vốn, trình độ quản lý để đủ sức cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngoài. Là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường,
cơng ty cổ phần có khả năng tập trung vốn lớn và có cơ cấu tổ chức quản lý thích
hợp với sự cạnh tranh trên thị trường. Sự thành cơng hay thất bại của nó khơng chỉ
ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên cơng ty mà
cịn ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển của xã hội. Chính vì thế, để loại hình
doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả thì trình độ quản trị doanh nghiệp được
đánh giá là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh lâu dài của
doanh nghiệp, điều này địi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh điều
chỉnh về quản trị cơng ty có hiệu quả và phải có nguồn nhân lực cao cấp có năng
lực và trình độ quản lý đáp ứng nhu cầu quản trị doanh nghiệp, trong đó chính Giám
đốc là người nắm giữ chiếc chìa khóa cho sự thành cơng của cơng ty.
Có thể nói, Giám đốc CTCP là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong nguồn
nhân lực cao cấp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và
nền kinh tế nói chung. Với tư cách là người được cổ đông ủy thác trách nhiệm sử
dụng đồng vốn của công ty vào kinh doanh nên địa vị pháp lý của Giám đốc CTCP
(thể hiện thông qua vị trí và vai trị điều hành) là một nội dung khá quan trọng, được
đánh giá là một trong những khâu then chốt trong chiến lược quản trị công ty.
Những quy định này được ghi nhận cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều
lệ công ty nhưng khi xem xét và phân tích vấn đề dưới góc độ lý luận cũng như thực
tiễn, những quy định này vẫn còn mang tính hình thức, nội dung cịn chung chung
và trừu tượng, tính khả thi, việc tuân thủ trong thực tiễn vẫn cịn nhiều hạn chế, bất
cập. Điều đó làm ảnh hưởng tới lợi ích chính đáng của cơng ty, ảnh hưởng đến
quyền lợi của cổ đông công ty và những người liên quan khác. Cho nên việc nghiên

cứu quy định của pháp luật về địa vị pháp lý củaGiám đốc CTCP trên phương diện
lý luận và thực tiễn, nhìn thấy những bất cập để từ đó có phương hướng hồn thiện
những quy định pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Giám đốcCTCP là
một địi hỏi bức thiết. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của Giám
đốc (Tổng Giám đốc) công ty cổ phần” làm Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật.

7. Phạm vi, đối tƣợng và mục đích nghiên cứu đề tài.
4


2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ tập trung phân tích, đánh giá
các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Dự thảo
Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
doanh nghiệp 2005 về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của Giám đốc CTCP.
Ngoài ra, khóa luận sẽ nghiên cứu và tham khảo các quy định của pháp luật Mỹ,
Điều lệ và quy chế quản trị của một sốCTCP.Đồng thời, liên hệ các bài viết, tài liệu
nước ngồi có liên quan đến điều chỉnh pháp luật đối với Giám đốcCTCP.
2.2. Mục đích nghiên cứu.
Thơng qua việc phân tích các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của
Giám đốc CTCP, tác giả mong muốn làm rõ các vấn đề sau:
Một là, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan đến địa vị pháp lý
của Giám đốc CTCP, tìm hiểu những khó khăn, bất cập của pháp luật khi quy định
về địa vị pháp lý của Giám đốc CTCP. Qua đó, phân tích ngun nhân, đề xuất giải
pháp nhằm hồn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Giám đốc CTCP.
Hai là, đóng góp một số giải pháp, kiến nghị mang tính cụ thể làm cơ sở cho
các nhà lập pháp xem xét, sử dụng nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
doanh nghiệp về địa vị pháp lý của Giám đốc CTCP nhằm tăng hiệu quả điều hành
hoạt động của công ty trong cơ chế thị trường hiện nay.


8. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Những năm qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học về vấn đề về
quản trị nguồn nhân lực nói chung và Giám đốc CTCP nói riêng được cơng bố trên
một số sách báo, tạp chí chuyên ngành, các luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt
nghiệp.Có thể kể đến như: Nguyễn Thị Thái Vân (2010), Nghĩa vụ của người quản
lý công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2005 ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật
học;Trần Thị Hoa (2009), Vai trò điều hành của Giám đốc trong cơng ty cổ phần,
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật;Mai Đức Tân (2007), Bất hợp lý của quy định về
tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc trong Luật doanh nghiệp, Tạp chí nghiên cứu
lập pháp số 23 (98);Bùi Xuân Hải(2005),Người quản lý công ty theo luật doanh
nghiệp 1999 – nhìn từ góc độ so sánh, Tạp chí khoa học pháp lý số 04;Nguyễn
Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), Cơng ty – vốn, quản lý và tranhchấp theo
Luật doanh nghiệp 2005, NXB Tri thức; Phạm Trí Hùng, Nguyễn Trung Thắng,
(2009), CEO và Hội đồng quản trị, NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh..v..v..
Những bài viết trên đề cập khá chi tiết về quản trị nguồn nhân lực nói chung
và các vấn đề liên quan đến Giám đốc CTCP như tiêu chuẩn, điều kiện làm Giám

5


đốc cũng như vai trị điều hành trong cơng ty. Nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu
nào phân tích, đánh giá một cách tổng hợp về địa vị pháp lý của Giám đốc CTCP.

9. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài.
Để thực hiện khóa luận này, tác giả sử dụng các phương pháp sau đây:
 Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng ở cả 2 chương của
khóa luận. Ở chương I, tác giả sử dụng phương pháp này để tiếp cận một số khái
niệm cơ bản về CTCP nói chung và chức danh Giám đốc nói riêng theo Luật doanh
nghiệp 2005. Từ đó đưa ra khái niệm vềGiám đốc CTCP, địa vị pháp lý của Giám
đốc CTCP đồng thời đưa ra một số điểm bất hợp lý về tiêu chuẩn và điều kiện làm

Giám đốc trong Luật doanh nghiệp. Ở chương II, tác giả sử dụng phương pháp này
để tiếp cận các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Giám đốc theo quy định
của pháp luật (thông qua quyền và nghĩa vụ trong Luật doanh nghiệp 2005 và qua
mối quan hệ với một số cơ quan trong công ty) và theo quy định trong điều lệ của
một số CTCP.
 Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh và đối
chiếu các vấn đề cần nghiên cứu theo quy của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam với
pháp luật công tyMỹnhằm chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa chúng
đồng thời giải thích nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó. Cụ thể,
phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương II của khóa luận (đặc biệt được
sử dụng trong phần “nghĩa vụ, trách nhiệm củaGiám đốc CTCP theo Luật Doanh
nghiệp 2005” và một phần trong mối quan hệ giữa Giám đốc với một số cơ quan
trong công ty).
 Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng kết toàn bộ
những vấn đề đã phân tích và so sánh. Phương pháp được chủ yếu sử dụng chủ yếu
trong các kiến nghị sau khi triển khai phân tích từng vấn đề ở cả 2 chương của khóa
luận.

10. Bố cục của đề tài.
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được chia thành hai chương:
Chương I: Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần và Giám đốc
công ty cổ phần.
Chương II: Thực trạng pháp luật vềđịa vị pháp lý của Giám đốc công ty cổ
phần và giải pháp hoàn thiện.

CHƢƠNG I
6



KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA GIÁM ĐỐC/ TỔNG GIÁM ĐỐC
CƠNG TY CỔ PHẦN
Giám đốc cơng ty cổ phần là một nội dungrất nhỏmà pháp luật doanh nghiệp
nghiên cứu. Do đó, việc làm rõ khái niệm cơ bản về Giám đốc, địa vị pháp lý của
Giám đốc công ty cổ phần đóng một vai trị quan trọng trong q trình nghiên cứu
về Giám đốc cơng ty cổ phần. Qua đó, giúp người đọc có cái nhìn khái qt về vị
trí, vai trị của Giám đốc, làm tiền đề cho việc tìm hiểu các quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm của Giám đốc trong mối quan hệ với các cơ quan khác trong công ty cổ phần.
1.1.

KHÁI NIỆM ĐỊA VỊ PHÁP LÝ.

Theo từ điển Tiếng Việt của trung tâm từ điển ngôn ngữ 1992 của Viện khoa
học xã hội Việt Nam thì địa vị tức là “vị trí, chỗ đứng xứng đáng với vai trị mà chủ
thể đó có được”cịn pháp lý tức là “lý luận nguyên lý về pháp luật hoặc lý lẽ, lẽ phải
theo pháp luật”. Như vậy, địa vị pháp lý là vị trí của cá nhân trong quan hệ xã hội
mà vị trí đó được pháp luật quy định và thừa nhận.Theo các tài liệu nước ngoài thì
thuật ngữ “địa vị pháp lý” có nghĩa là legal status. Theo đó, thuật ngữ này có thể
hiểu là:



Vị trí của một thực thể hay một vấn đề dưới góc độ luật1.



Trong pháp luật, địa vị pháp lý đề cập đến vị trí đặc trưng của các cá
nhân trong xã hội, có liên quan đến pháp luật vì xác định các quy định của pháp luật
tác động lên chủ thể đó. Cấp bậc của địa vị cũng như việc áp dụng các quyền và
nghĩa vụ sẽ khác nhau phù hợp với các tiêu chuẩn riêng (cũng như các tiêu chuẩn

tương ứng) của mỗi chủ thể2.
Theo định nghĩa Việt Nam thì “địa vị pháp lý” là vị trí của chủ thể pháp luật
này trong mối quan hệ với chủ thể pháp luật khác trên cơ sở quy định của pháp
luật3.Địa vị pháp lý của một chủ thể thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa
vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể
trong hoạt động của mình.
Dựa trên những quan điểm của lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì khi
một chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thì địa vị pháp lý của chủ thể đó cũng
được khẳng định như định nghĩa trên, tức là được thể hiện thông qua các quyền và
nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ phải đi kèm với nhau mà khơng thể tách riêng vì pháp
luật trao cho họ quyền và Nhà nước bảo hộ quyền đó thì đồng thời họ phải có trách
1

/> />3
BộTư Pháp-Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách Khoa - Tư Pháp,tr. 244
2

7


nhiệm, nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể khác trong xã hội. Theo đó,
quyền và nghĩa vụ này được tiếp cận ở hai phương diện sau:



Thứ nhất, toàn bộ các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm được Nhà nước

quy định cho chủ thể đó.




Thứ hai, các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm do chính chủ thể đó xác lập
dựa trên sự cho phép của pháp luật.
Như vậy, địa vị pháp lý của một chủ thể khi tham gia vào một quan hệ pháp
luật cụ thểlà tổng thể các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm do pháp luật quy định cho
chủ thể đó và những quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm do chính chủ thể làm phát sinh
trong khn khổ luật định.Khi tham gia vào một quan hệ pháp luật thì các chủ thể
sẽ có được hai nhóm quyền và nghĩa vụ trên. Thông qua địa vị pháp lý, chúng ta có
thể xem xét được vị trí, tầm quan trọng của từng chủ thể trong từng mối quan hệ
pháp luật đồng thời giúp nhà nước có những điều chỉnh hợp lý đối với các quy định
về quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể, tạo điều kiện để các chủ thể đó thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình một cách có hiệu quả nhất. Dựa trên khái niệm chung
nhất về địa vị pháp lý của một chủ thể khi tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ
thể, ta có thể nêu khái niệm tổng quát nhất về địa vị pháp lý của Giám đốc công ty
cổ phần như sau:“Địa vị pháp lý của Giám đốc công ty cổ phần là tổng hợp các
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm mà pháp luật quy định cho Giám đốc khi
Giám đốc thực hiện vai trò điều hành hoạt động kinh doanh của công ty theo
quy định của pháp luật”.Địa vị pháp lý của Giám đốc cơng ty cổ phần cịn nói lên
mối quan hệ giữa Giám đốc với cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các
chủ thể khác (người lao động, chủ nợ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
1.2.

KHÁI NIỆM GIÁM ĐỐC (Tổng Giám đốc).

Trong tiếng Anh, Giám đốc được gọi là Managing Director (MD) hoặc Chief
Executive Officer (CEO), General Director (GD)..v.v..
Khái niệm về Giám đốc được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như kinh
tế, quản trị, pháp lý….. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau thì Giám đốc lại có những
cách định nghĩa khác nhau.
Theo nghĩa thông thường, Giám đốc là người đứng đầu lãnh đạo một cơ quan

chuyên môn cấp tỉnh, thành hoặc một cơ quan, xí nghiệp, cơng ty v.v.. 4.
Theo từ điển Cambridge, Giám đốc được hiểu là: “người phụ trách cơng ty,
chịu trách nhiệm cho những gì nó làm và làm như thế nào để nó được điều hành” 5.
4

Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thơng, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 345.

8


Dưới góc độ kinh tế, theo từ điển kinh doanh Collins, “Giám đốc là người
quản lý cao cấp nhất của công ty, chịu trách nhiệm về cách công ty được quản lý” 6
Dưới góc độ quản trị, Giáo trình quản trị kinh doanh của trường Đại học Kinh
tế quốc dân có định nghĩa: “Giám đốc được hiểu là người được chủ sở hữu doanh
nghiệp giao cho quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng,
chịu trách nhiệm trước người chủ sở hữu về mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng
như kết quả của các hoạt động đó. Đồng thời được hưởng thù lao tương xứng với
kết quả mang lại”7.
Vì Giám đốc khơng phải là một thuật ngữ pháp lý nên khó có thể tìm thấy
được định nghĩa về thuật ngữ “Giám đốc” trong các văn bản pháp luật quốc gia, kể
cả trong án lệ của các tòa án ở các nước theo hệ thống pháp luật án lệ. Từ điển pháp
lý Black’s Law định nghĩa Giám đốc là: “người quản lý cao cấp nhất của công ty,
chịu trách nhiệm điều hành công việc hàng ngày của cơng ty và báo cáo với Hội
đồng quản trị8”. Cịn từ điển pháp luật Oxford (Oxford dictionary of law) định nghĩa
Giám đốc là: “người được giao quyền quản lý hoặc hoàn toàn dưới sự giám sát của
các giám đốc khác theo nhiệm vụ được ghi trong Điều lệ công ty. Giám đốc là
người quản lý công việc cho công ty và có quyền hoạt động thay mặt cho cơng ty” 9.
Tương tự, Luật doanh nghiệp 2005 cũng khơng có định nghĩa về Giám đốc.
Tuy nhiên, khoản 13 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 lại có nhắc đến Giám đốc với
tư cách là người quản lý công ty. Theo khoản 13 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 thì

“người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành
viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty,
thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các chức danh
khác do Điều lệ công ty quy định”. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 55, khoản 1 Điều 70
và khoản 2 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2005 cũng có nhắc đến vị trí vai trị của
Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) và trước pháp luật về
việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc có thể là thành viên của
công ty hoặc được công ty th.
Mặc dù chưa có một định nghĩa mang tính chính thống về Giám đốc dưới góc
độ kinh tế, pháp lý cũng như quản trị nhưng các định nghĩa nêu trên đều cho thấy
mộtdấu hiệu đặc trưng nhất của Giám đốc là:“người điều hành công việc kinh
5

/> />7
Ngô Kim Thanh (2013), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB. Lao động xã hội, tr. 93.
8
Bryan A. Garner (2001), Black’s Law Dictionary (Second Pocket Edition), ST. PAUL, MINN., tr. 97.
9
Elizabeth and Martin (2002), Oxford dictionary of law, Oxford university press, p. 303.
6

9


doanh hàng ngày của cơng ty”. Tóm lại, thơng qua các định nghĩa về Giám đốc đã
nêu cùng với các quy định về vị trí, vai trị của Giám đốc trong công ty theo Luật
doanh nghiệp 2005, tác giả suy ra khái niệm về Giám đốc như sau: “Giám đốclà
ngƣời quản lý trong cơng ty, có nhiệm vụ điều hành cơng việc kinh doanh hàng
ngày của cơng ty”.

1.3.
VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA GIÁM ĐỐC TRONG CƠNG TY CỔ
PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2005.
Khi nghiên cứu và tìm hiểu về vị trí, vai trị của Giám đốc cơng ty cổ phần thì
việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức, quản lý cơng ty cổ phần có ý nghĩa quan
trọng.Nghiên cứu về cơ cấu tổ chức công ty cổ phần giúp giúp ta xác định được
Giám đốc là bộ phận nào trong công ty cổ phần và Giám đốc sẽ phải làm những
công việc gì kho ở vị trí đó.
Theo Điều 95 Luật doanh nghiệp 2005 thì cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ
phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc. Đối với công
ty cổ phần có trên mười một thành viên là cá nhân hoặc có cổ đơng là tổ chức sở
hữu trên 50% tổng số cổ phần của cơng ty thì phải có thêm Ban kiểm sốt. Theo
quy định này thì cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần gồm hai mơ hình tùy theo
số lượng và chủ thể là cổ đông công ty.
Thứ nhất, đối với công ty cổ phần có số lượng cổ đơng trên mười một thành
viên là cá nhân hoặc cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của cơng
ty thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trong trường hợp này gồm Đại hội đồng cổ
đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc và Ban kiểm soát.
Thứ hai, đối với cơng ty cổ phần có số lượng cổ đơng từ mười một thành viên
là cá nhân trở xuống hoặc khơng có cổ đơng là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ
phần của cơng ty thì cơ cấu tổ chức quản lý công ty trong trường hợp này khơng bắt
buộc phải có Ban kiểm sốt.
Với quy định này, Luật doanh nghiệp 2005 tạo sự linh hoạt cho các cơng ty
trong việc lựa chọn mơ hình quản lý phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty,
tránh sự cồng kềnh trong bộ máy quản lý đồng thời tạo ra sự kiểm sốt cần thiết đối
với những cơng ty có quy mơ lớn.

 Đại hội đồng cổ đơng.
Đại hội đồng cổ đơng là cơ quan bắt buộc phải có trong cơ cấu tổ chức quản lý
công ty cổ phần.Theo Điều 96 Luật doanh nghiệp 2005 thì Đại hội đồng cổ đơng

bao gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết.Theo đó, khơng phải tất cả cổ đơng
10


đều có quyền tham gia và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng
cổ đông mà chỉ có những cổ đơng có quyền biểu quyết mới được tham gia Đại hội
đồng cổ đông gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết.Theo Điều 78
Luật doanh nghiệp 2005 thì cổ đơng phổ thơng là người nắm giữ cổ phần phổ
thơng. Cịn cổ đơng ưu đãi biểu quyết có thể là cổ đơng sáng lập hoặc tổ chức được
Chính phủ ủy quyền.
Như vậy, Đại hội đồng cổ đông chỉ bao gồm các “nhà đầu tư tích cực” hay
“nhà đầu tư chủ động”, nghĩa là những người mà cùng với sự đầu tư vốn vào công
ty muốn tham gia định đoạt số phận của công ty thơng qua quyền biểu quyết của
mình. Tuy nhiên, pháp luật chỉ thừa nhận cổ đông công ty cổ phần là nhà đầu tư chứ
không phải là “người quản lý doanh nghiệp” nên Đại hội đồng cổ đông chỉ là “cơ
quan quyết định cao nhất” chứ không phải là “cơ quan quản lý” tức là họ chỉ có
quyền quyết định các vấn đề của công ty chứ không phải là quản lý công ty 10.
Theo Điều 96 Luật doanh nghiệp 2005, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan
quyền lực cao nhất của cơng ty, có quyền quyết định tất cả các vấn đề quan trọng
của cơng ty. Bởi vì, Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu
quyết, đó là các đồng chủ sở hữu trong công ty, là chủ thể trực tiếp bỏ vốn vào cơng
ty cổ phần nên họ có quyền quyết định đối với tài sản của mình. Nhiệm vụ, quyền
hạn của Đại hội đồng cổ đông được thể hiện trong danh mục nhiệm vụ quyền hạn
được quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật doanh nghiệp 2005 và một số điều khoản
riêng lẻ khác như Điều 120, khoản 5 Điều 123 Luật doanh nghiệp 2005.



Hội đồng quản trị.


Theo khoản 1 Điều 108 Luật doanh nghiệp 2005, Hội đồng quản trị là cơ quan
quản lý của cơng ty cổ phần, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng
cổ đông. Như vậy, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý chính của công ty.Để thực
hiện chức năng quản lý,Hội đồng quản trị có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết
định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông. Quyền “nhân danh công ty” ở quy định này là
quyền nhân danh công ty trong các mối quan hệ đối nội, cịn sự nhân danh cơng ty
trong các quan hệ đối ngoại luôn được thực hiện thông qua “người đại diện theo
pháp luật” hoặc “người đại diện theo ủy quyền”11.

10

Trường Đại học Luật TPHCM (2012), Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh, NXB Hồng Đức, Tp.
Hồ Chí Minh, tr 272.
11
Trường Đại học Luật TPHCM,tlđd, tr. 277.

11


Theo Điều 109 Luật doanh nghiệp 2005, Hội đồng quản trị có khơng ít hơn
ba thành viên và khơng q mười một thành viên, nếu Điều lệ cơng ty có quy định
khác.Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm.Thành viên Hội đồng quản trị có
thể được bầu với số nhiệm kỳ không hạn chế.Thành viên của Hội đồng quản trị có
thể khơng phải là cổ đơng của cơng ty.Tuy nhiên, nếu thành viên Hôi đồng quản trị
là cổ đơng của cơng ty thì thành viên đó phải sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ
thơng nếu Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác.
Về phương thức hoạt động, Hội đồng quản trị là cơ quan không thường trực,
hoạt động chủ yếu thông qua các kỳ họp.Theo khoản Điều 108 Luật doanh nghiệp

2005, Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý
kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.
Theo Điều 111 Luật doanh nghiệp 2005 thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là
người đứng đầu Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trịdo Đại hội đồng cổ
đông trực tiếp bầu ra hoặc do Hội đồng quản trị bầu một người trong số họ. Tuy
nhiên, Chủ tịch Hội đồng quản trị chỉ là một chức danh chứ không phải là một cơ
quan của công ty. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch Hội đồng quản trị được quy
định tại khoản 2 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2005 nhưng Chủ tịch Hội đồng quản
trịkhơng có thẩm quyền quyết định riêng biệt các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội
đồng quản trị. Mặc dù vậy, phiếu biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng quản trị có tính
quyết định trong trường hợp số phiếu tán thành và số phiếu phản đối ngang nhau12.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 108 Luật doanh nghiệp 2005 thì ngồi các
quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông quy định tại Điều
96 và trong một số điều luật khác thì tất cả các quyền và nghĩa vụ còn lại thuộc về
Hội đồng quản trị. Khác với loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành
viên, trong cơng ty cổ phần có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý nên
có sự tách biệt giữa thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản
trị.Mặc dù là các đồng chủ sở hữu của công ty nhưng cổ đông chỉ được xem là “nhà
đầu tư” còn thành viên của Hội đồng quản trị mới chính là “người quản lý doanh
nghiệp”. Trong một chừng mực nào đó, các nhà đầu tư chỉ gửi gắm vốn đầu tư của
mình vào cơng ty cịn “quyền lèo lái” cơng ty thuộc về những người quản lý doanh
nghiệp13. Vì vậy, Hội đồng quản trị có quyền quyết định rất lớn trong cơng ty cổ
phần, thể hiện trong danh mục nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều
108 và một số điều khoản khác như Điều 114, Điều 120 Luật doanh nghiệp 2005.

12
13

Khoản 8 Điều 112 Luật doanh nghiệp 2005.
Trường Đại học Luật TPHCM, tlđd, tr.280.


12


 Giám đốc/ Tổng giám đốc.
Tương tự như Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn, Giám đốc trong công
ty cổ phần là “người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty”.Theo
khoản 1 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2005, Giám đốc công ty cổ phần do Hội đồng
quản trị bổ nhiệm một trong số họ hoặc thuê.Nhiệm kỳ của Giám đốc khơng q
năm năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Với chức năng điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của cơng ty, Giám
đốc cũng có một danh mục các quyền hạn được quy định tại Khoản 3 Điều 116 Luật
doanh nghiệp 2005. Với các nhiệm vụ quyền hạn trên, Giám đốc được xem là người
quản lý công ty và có các nghĩa vụ chung của người quản lý công ty được quy định
tại Điều 119 Luật doanh nghiệp 2005 và chịu trách nhiệm với tư cách đó. Bên cạnh
chức năng điều hành, Giám đốc cịn có chức năng đại diện nếu Điều lệ công ty
không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của
công ty (Khoản 1 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2005).
Bởi vì Giám đốc được xem là “người quản lý công ty” nên Luật doanh nghiệp
2005 đặt ra một số điều kiện và tiêu chuẩn mà một cá nhân cần đáp ứng để có thể
trở thành Giám đốc. Theo đó, ngồi điều kiện về năng lực hành vi dân sự và không
thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp, Giám đốc phải là cá nhân sở hữu ít
nhất 10% vốn điều lệ của công ty nếu Giám đốc là cổ đơng hoặc nếu khơng phải là
cổ đơng thì Giám đốc phải có trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế trong quản
trị kinh doanh hoặc trong các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu
chuẩn, điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định. Đối với cơng ty con của cơng ty
có cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ công ty thì ngồi các tiêu
chuẩn trên, Giám đốc khơng được là vợ, chồng, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi con ruột,
con nuôi, anh chị em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm
người quản lý của cơng ty mẹ. Ngồi ra, Giám đốc cơng ty cổ phần không được

đồng thời là Giám đốc của doanh nghiệp khác 14



Ban kiểm soát.

Hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc có tác động trực tiếp đến kết quả
hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.Kết quả này có liên quan đến lợi ích của
cổ đơng. Do đó, cổ đông với tư cách là người là chủ sở hữu cơng ty có quyền kiểm
tra, giám sát các hoạt động kinh doanh và phân phối thu nhập của công ty nhằm
tránh những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra gây thiệt hại cho lợi ích của cơng ty
14

Khoản 2 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2005.

13


và cổ đông đồng thời đảm bảo cho các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ
đông và Hội đồng quản trị được thực hiện chính xác, đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên,
trong các công ty cổ phần lớn, số lượng cổ đông rất lớn. Nếu mỗi cổ đơng tự thực
hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình thì Hội đồng quản trị, Giám đốc khơng thể
cùng một lúc vừa cung cấp thông tin, tài liệu cho cổ đơng, vừa phải điều hành, quản
lý cơng ty có hiệu quả. Vì vậy, để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động Hội
đồng quản trị, Giám đốc thì đối với những cơng ty cổ phần có từ mười một cổ đông
là cá nhân trở lên hoặc cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của
cơng ty thì bắt buộc trong cơng ty phải thành lập Ban kiểm soát.
Theo khoản 1 Điều 121 Luật doanh nghiệp 2005 thì Ban kiểm sốt có từ ba
đến năm thành viên nếu Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác. Nhiệm kỳ của các
thành viên Ban kiểm soát khơng q năm năm.Thành viên Ban kiểm sốt có thể

được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Đứng đầu Ban kiểm soát là Trưởng
ban kiểm soát. Trưởng ban kiểm soát do các thành viên của Ban kiểm soát bầu một
người trong số họ. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm sốt do Điều lệ cơng
ty quy định. Theo khoản 4 Điều 121 Luật doanh nghiệp 2005 thì Ban kiểm sốt phải
có ít nhất một thành viên là kiểm tốn viên hoặc kế tốn viên.
Ban kiểm sốt có hai chức năng chính đó là giám sát cơng việc quản lý và điều
hành công ty bởi Hội đồng quản trị và Giám đốc (Khoản 1 Điều 123 Luật doanh
nghiệp 2005) và thẩm định các loại báo cáo bắt buộc của công ty (khoản 3 Điều 123
Luật doanh nghiệp 2005). Với chức năng là “một cơ quan tư pháp” trong một “nhà
nước thu nhỏ”, để có thể giám sát cơng việc quản lý điều hành của Hội đồng quản
trị và Giám đốc thì địi hỏi Ban kiểm sốt cần phải độc lập với các cơ quan này15.
Sự độc lập cuả Ban kiểm sốt được thể hiện thơng qua tiêu chuẩn và điều kiện
làm thành viên Ban kiểm sốt16. Theo đó, ngoài điều kiện về độ tuồi, đáp ứng đầy
đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý
doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì thành viên Ban kiểm
sốt khơng phải là vợ, chồng, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, con ruột, con nuôi, anh chị
em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc và người quản lý khác. Ngồi
ra, Luật doanh nghiệp 2005 cịn cấm thành viên Ban kiểm sốt khơng được giữ
chức vụ quản lý cơng ty nhằm tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi cịi”. Mặt
khác, thành viên Ban kiểm sốt khơng nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao
động trong công ty. Quy định này cho phép công ty cổ phần có thể sử dụng các
chun gia khơng có ràng buộc bởi bất cứ quan hệ nào khác cũng như khơng có lợi
15
16

Trưởng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), tlđd, tr 285.
Điều 122 Luật doanh nghiệp 2005.

14



ích nào khác với công ty làm thành viên Ban kiểm sốt nhẳm tránh tình trạng Ban
kiểm sốt phụ thuộc về vật chất vào Hội đồng quản trị, Giám đốc, làm mất đi vai trị
độc lập của mình.
Với chức năng giám sát hoạt động quản lý, điều hành công ty, Luật doanh
nghiệp 2005 quy định cho Ban kiểm soát một danh mục các quyền hạn và nhiệm vụ
cơ bản khá dài tại Điều 123. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho Ban kiểm sốt có thể
thực hiện được chức năng giám sát một cách hiệu quả, Luật doanh nghiệp còn quy
định chi tiết về quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm sốt tại Điều 124.
Từ những phân tích trên thì Giám đốc có vị trí là người điều hành tối cao của
công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, hoạt động vì lợi ích của cổ đơng
và cơng ty. Với vị trí và vai trị thực thụ của Giám đốc rất lớn nên Giám đốc chính
là người nắm giữ chìa khóa thành cơng ty của cơng ty. Nhìn vào thực tế, có thể thấy
rằng: “Giám đốc và Hội đồng quản trị là hai bộ phận hợp thành “cơ quan quản lý
điều hành cơng ty”. Trong đó, Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý còn
Giám đốc thực hiện chức năng điều hành17.
Bất kể doanh nghiệp nào, khi tiến hành các hoạt động kinh doanh cũng cần có
sự điều hành của các nhà quản lý. Trong công ty cổ phần, Giám đốc là người điều
hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị, hoạt động vì lợi ích của cổ đơng và cơng ty. Theo đó, Giám đốc là người
điều khiển trực tiếp hoạt động kinh doanh sản xuất trong công ty và là người chịu
trách nhiệm triển khai các chiến lược phát triển, các chiến lược đầu tư kinh doanh
của công ty. Mỗi quyết định cũng như cách điều hành của Giám đốc sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty nên Giám đốc là người nắm
giữ chiếc chìa khóa thành cơng của cơng ty. Nếu ví cơng ty là một con thuyền thì vị
trí vai trị của Giám đốc được ví như vị trí vai trị của một vị thuyền trưởng có trách
nhiệm lèo lái cơng ty đến bến bờ lợi nhuận.
Muốn tìm hiểu vị trí, vai trị của Giám đốc trong Luật doanh nghiệp 2005,
trước hết, cần phải làm rõ hai khái niệm này. Theo từ điển Tiếng Việt, vị trí là: “chỗ
được xác định dành riêng cho người nào, vật nào đó” cịn vai trị là: “tác dụng, chức

năng trong sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó” 18. Trong xã hội, tương ứng với
nghề nghiệp, cơng việc của mình, mỗi người sẽ có vị trí khác nhau và tương ứng với
17

Trần Thị Minh Thu (2006), Vai trò điều hành của giám đốc trong hệ thống bộ máy quản lý nội bộ công ty
cổ phần, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, tr. 30.
18

Viện ngơn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1009 và tr.
1025.

15


vị trí đó thì mỗi người sẽ có vai trị nhất định. Vị trí và vai trị ln có mối quan hệ
qua lại tương tác lẫn nhau, vị trí là cơ sở, căn cứ để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn;
qua đó vai trị được biểu hiện thơng qua nhiệm vụ quyền hạn đó. Như vậy, có thể
hiểu vị trí, vai trị của Giám đốc chính là địa vị và chức năng, tác dụng của chủ thể
này trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty, thể hiện thông qua nhiệm vụ, quyền hạn
được pháp luật ghi nhận và được xem xét dưới các góc độ khác nhau.
Trƣớc hết, Giám đốc có vị trí là ngƣời lao động trong cơng ty và hƣởng
lƣơng từ ngân sách hoạt động của công ty. Giám đốc công ty cổ phần không phải
là người làm thuê thông thường mà là người làm thuê cao cấp trong cơng ty. Vì
Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty và đảm
bảo cho hoạt động của công ty được diễn ra một cách trơi chảy và sn sẻ nên Giám
đốc có vị trí rất quan trọng. Khi Giám đốc điều hành cơng việc kinh doanh của cơng
ty có hiệu quả thì Giám đốc cũng được nhận thù lao tương xứng với cơng sức mà
mình bỏ ra - đó chính là tiền lương. Theo đó, tiền lương được trả theo kết quả và
hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay
thì việc lèo lái cơng ty vượt qua khó khăn để đến thành cơng đòi hỏi sự nỗ lực rất

lớn từ Giám đốc. Nếu thành cơng thì ngồi việc tăng tiền lương, cơng ty cũng có
chính sách thưởng phù hợp cho Giám đốc. Như vậy, với những khoản tiền lương và
tiền thưởng hợp lý sẽ khuyến khích Giám đốc phát huy tồn bộ năng lực của mình
vào hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Thứ hai, Giám đốc có vị trí là ngƣời điều hành tối cao trong cơng ty, có
quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày
của công ty, là chủ thể không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức quản lý cơng ty cổ
phần. Khơng có Giám đốc thực hiện cơng việc điều hành cơng ty thì hoạt động của
cơng ty bị trì trệ vì khơng có người thực hiện.Xuất phát từ đặc trưng và yêu cầu
quản trị của công ty cổ phần nên cổ đông đã ủy quyền quản lý điều hành cho những
người có trình độ chun môn là Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị là
cơ quan không thường trực của công ty, hoạt động chủ yếu thông qua các kỳ họp và
chỉ quyết định các vấn đề mang tính chiến lược cho công ty nên việc điều hành
công ty hàng ngày được giao lại cho Giám đốc phụ trách. Giám đốc có quyền quyết
định các vấn đề liên quan đến việc điều hành công việc hàng ngày của công ty mà
không cần có quyết định của Hội đồng quản trị và tự chịu trách nhiệm về các quyết
định ấy. Tuy nhiên, các quyết định điều hành đó khơng được trái quy định của pháp
luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Tóm lại, Giám đốc có vị
trí rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần, là một trong những
nhân tố cơ bản đảm bảo sự thành công cho hoạt động của một công ty.
16


Xuất phát từ vị trí quan trọng của mình, ở mức độ chung nhất khái quát nhất,
Giám đốc có các vai trị chủ yếu sau:
Thứ nhất, Giám đốc có vai trị là ngƣời đại diện theo pháp luật của cơng
ty nếu Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là ngƣời đại
diện theo pháp luật của công ty. Mối quan hệ giữa công ty với bên ngồi đều
được thực hiện thơng qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp
luật có quyền nhân danh công ty trong các mối quan hệ với bên ngồi như nhân

danh cơng ty ký kết hợp đồng, giao dịch, tuyển dụng lao động. Cơng ty có trách
nhiệm và bị ràng buộc bởi các giao dịch đó. Nhiệm vụ của Giám đốc trong công ty
cổ phần là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty và để thực
hiện được nhiệm vụ này thì cần phải trao cho Giám đốc quyền đại diện theo pháp
luật để điều chỉnh các mối quan hệ với công ty ở bên ngồi một cách nhanh chóng
như nhân danh cơng ty ký kết các hợp đồng, giao dịch. Mặc khác, Giám đốc là
người điều hành công việc hàng ngày của công ty, là người làm việc thường xuyên
trong công ty (trường hợp vắng mặt phải ủy quyền cho người khác) do đó Giám đốc
cần phải có thực quyền để có thể đối phó, xoay trở với các tình huống cấp bách có
thể xảy ra một cách nhanh chóng và kịp thời đồng thời giúp hoạt động kinh doanh
của công ty năng động, hiệu quả hơn.
Thứ hai, Giám đốc có vai trị điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày
của cơng ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, kế hoạch phát
triển kinh doanh của công ty cũng như các phương án, dự án đầu tư thuộc thẩm
quyền của mình. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị hoạt động chủ yếu thông qua các kỳ
họp nên Hội đồng quản trị khơng có cơ quan giúp việc để triển khai các quyết định
của Hội đồng quản trị ra thực tế.Vì vậy, Giám đốc có nhiệm vụ triển khai các quyết
định ấy ra thực tế. Bên cạnh đó, các phương án kinh doanh do Hội đồng quản trị
xây dựng và thơng qua vẫn có thể bị thay đổi bởi những tác động bên ngồi mà
trong q trình xây dựng Hội đồng quản trị đã không cân nhắc hết. Mặt khác, trong
q trình thực hiện phương án, Giám đốc có thể nhận thấy được những yếu tố mới
xuất hiện mà nếu chỉ “ngoan ngoãn” thực hiện phương án đã được Hội đồng quản
trị phê duyệt thì sẽ bỏ qua19. Chính vì thế, để cho Giám đốc có sự chủ động khi triển
khai các phương án của Hội đồng quản trị ra thực tế cũng như đảm bảo công việc
điều hành của Giám đốc được suôn sẻ, pháp luật trao cho Giám đốc quyền quyết
định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty mà
không cần có quyết định của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có vai trị rất lớn
19

Phạm Trí Hùng, Nguyễn Trung Thắng (2009), CEO và Hội đồng quản trị, NXB tổng hợp TP. Hồ Chí

Minh, tr.50-51

17


trong việc định hướng, xây dựng các phương án phát triển công ty và giám sát việc
triển khai các phương án đó ra thực tế. Tuy nhiên, việc triển khai phương án đó ra
thực tế một cách hồn hảo thì vai trò của Giám đốc thực sự rất quan trọng.
Thứ ba, Giám đốc có vai trị “cầu nối” giữa Hội đồng quản trị với ngƣời
lao động trong công ty cũng nhƣ vai trị kết nối các bộ phận trong cơng ty lại
với nhau.Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một trong số thành viên của họ
hoặc thuê. Còn Giám đốc là người thay mặt công ty tuyển dụng lao động vào các vị
trí tương ứng trong cơng ty20. Trong q trình quản lý điều hành cơng ty để cho một
phương án kinh doanh của Hội đồng quản trị được thực hiện trơi chảy địi hỏi phải
có sự phối hợp chặt chẽ từ trên xuống dưới. Tức là từ q trình xây dựng, định
hướng và thơng qua phương án cũng như việc triển khai phương án đó ra thực tế
một cách chi tiết địi hỏi phải có sự thống nhất giữa Hội đồng quản trị với tồn cơng
ty. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị là cơ quan không thường trực, hoạt động chủ yếu
thông qua các kỳ họp nên các thành viên của Hội đồng quản trị không thể trực tiếp
làm việc với từng bộ phận trong công ty để có thể triển khai phương án đó một cách
chi tiết nên các thành viên của Hội đồng quản trị trực tiếp làm việc với Giám đốc về
việc triển khai phương án. Tương tự, các trưởng phòng chức năng cũng như người
lao động trong công ty cũng chỉ làm việc và báo cáo trực tiếp kết quả kinh doanh
của công ty cho Hội đồng quản trị thông qua Giám đốc. Chính vì thế, Giám đốc
được xem là một mắt xích quan trọng và duy nhất kết nối chủ trương, chính sách
của Hội đồng quản trị và công việc kinh doanh hàng ngày của tồn cơng ty.
Bên cạnh đó, với cách thức tổ chức công ty thường được chia ra thành nhiều
phòng ban khác nhau và các trưởng phòng chức năng cũng chỉ tập trung sự ưu tiên
vào công việc quản lý tốt bộ phận của mình.Tuy nhiên mỗi bộ phận quản lý của
công ty là một phần quan trọng trong chuỗi giá trị của cơng ty. Mặt khác, các

trưởng phịng chức năng đều là những người ngang cấp với nhau nên việc tìm kiếm
tiếng nói chung khó mà đạt được nếu thiếu sự lãnh đạo chủ động của Giám đốc. Các
trưởng phịng dù có nhận biết được rằng phối hợp là quan trọng nhưng mặc nhiên
vẫn luôn xem mục tiêu và nguồn lực của bộ phận mình là ưu tiên nhất. Mặc dù quản
trị hiện đại không thiếu những công cụ để kết nối các bộ phận như các quy trình vận
hành và kết nối hay chính sách khen thưởng định hướng nhóm…21. Tuy nhiên sự
khơng đồng bộ vẫn diễn ra hàng ngày giữa các phịng ban và nếu khơng được giải
quyết nhanh chóng và kịp thời sẽ dễ dẫn đến lãng phí thời gian, giảm hiệu suất hoạt

20
21

Xem khoản 1 và điểm g khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2005
Phạm Trí Hùng, Nguyễn Trung Thắng (2009), tlđd, tr. 45-46

18


động của cơng ty. Vì vậy, việc kết nối các bộ phận trong công ty để tạo ra giá trị sau
cùng cho khách hàng là một trong những vai trò quan trọng nhất của Giám đốc.
Bên cạnh việc tìm hiểu các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về vị trí vai
trị của Giám đốc cơng ty cổ phần thì việc tìm hiểu vị trí vai trị của Giám đốc công
ty cổ phần trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhằm tìm hiểu sự tương
đồng và khác biệt đồng thời làm sáng tỏ thêm về vị trí vai trị của Giám đốc cơng ty
cổ phần là rất cần thiết.
Ở các nước theo hệ thống pháp luật lục địa, luật thương mại ở các nước
thường quy định Giám đốc là người giúp việc quản lý kinh doanh của một thương
nhân (chủ doanh nghiệp). Giám đốc phụ thuộc vào người chủ doanh nghiệp và giữ
nhiệm vụ trợ giúp thương nhân thông qua khế ước làm thuê (hợp đồng lao động). Vị
trí của Giám đốc trong nội bộ doanh nghiệp là người phục tùng mệnh lệnh và chỉ

huy của chủ doanh nghiệp, trong quan hệ đối ngoại thì Giám đốc là người đại diện
cho chủ doanh nghiệp. Luật thương mại Nhật Bản gọi Giám đốc là “người sử dụng
thương mại” hoặc “người chi phối” nghĩa là Giám đốc là người được giao nhiệm vụ
phụ trách hoặc khống chế hoạt động kinh doanh của công ty hoặc phụ trách và
khống chế hoạt động kinh doanh của công ty”. Điều 553 của Dân luật Đài Loan đã
định nghĩa Giám đốc là “người quản lý nghiệp vụ của cơng ty và có quyền ký nhận
cho mình”. Bộ luật dân sự Italia định nghĩa: “Giám đốc là người được ủy nhiệm để
quản lý kinh doanh doanh nghiệp đó” (Điều 2203).
Đối với các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh-Mỹ thì Giám đốc là một
khái niệm có tính khái qt, chúng ta thường bắt gặp cách nói “Ban Giám đốc”
(management) hay “Ban quản lý” (management team) trong các văn bản quản lý
công ty bao gồm các nhân viên (officer) và các cán bộ quản lý cao cấp như chủ tịch
Hội đồng quản trị , Tổng giám đốc (chief executive officer - CEO) và các phó Tổng
giám đốc, các Giám đốc bộ phận (division manager), v.v…22.
Ở Mỹ, Tổng giám đốc được coi là người giúp việc, người đại diện cho các
thương nhân nhưng có quyền lực rất lớn.Đặc biệt là trong cơ cấu quyền lực cơng ty
cổ phần thì Hội đồng giám đốc đóng vai trò trung tâm quyền lực nhưng trên thực tế
quyền lực này thuộc về Tổng giám đốc. Điều 8.01 Luật mẫu công ty kinh doannh
của Mỹ quy định: “Công việc kinh doanh của công ty được quản lý bởi hay dưới sự
chỉ đạo của Hội đồng Giám đốc” và Điều 8.40 luật mẫu về công ty hiệu chỉnh
(RMCBA) chỉ quy định đơn giản: “Mỗi cơng ty có các nhân viên của mình như mơ
22

Ngơ Viễn Phú, (2005), Địa vị pháp lý của Tổng giám đốc công ty cổ phần, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
số 7(2007), tr. 33.

19


tả trong Bản điều lệ hoặc do Hội đồng giám đốc bổ nhiệm phù hợp với Điều lệ”.

Theo đó, Hội đồng giám đốc bổ nhiệm các thành viên của mình hoặc người khác
đảm nhiệm các công việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
Người đứng đầu của bộ phận điều hành là Tổng giám đốc (chief executive officer –
CEOhay managing director - MD)23. Đồng thời, Điều 8.41 luật mẫu về cơng ty hiệu
chỉnh (RMCBA) nói rằng: “Chức năng công việc của họ được Điều lệ đặt ra hoặc
phải phù hợp với Điều lệ, hoặc theo các quyết định của Hội đồng giám đốc hoặc
theo hướng dẫn của một nhân viên công ty được Hội đồng giám đốc ủy quyền quyết
định”. Luật công ty không can thiệp vào tổ chức nội bộ công ty mà công việc đó sẽ
thuộc quyền của Hội đồng giám đốc. Như vậy, ở Mỹ, Tổng giám đốc chỉ là một
chức danh do Điều lệ cơng ty quy định mang tính tùy ý. Bên cạnh đó, án lệ Mỹ
cũng có nhiều điều thể hiện quy chế thực hiện quyền của Tổng giám đốc. Theo đó,
có luật án lệ Mỹ cho rằng, Tổng giám đốc là người được bổ nhiệm chức danh này
có quyền điều khiển một cách tổng hợp và có quyền can thiệp hợp lý đối với công
ty của người chủ.
Như vậy, vị trí vai trị của Giám đốc cơng ty được đa số các nước trên thế giới
nói chung và ở Mỹ nói riêng nhận định rằng, Giám đốc cơng ty không phải là chủ
sở hữu cũng không phải là người làm th thơng thường, mà là người có quyền chỉ
huy, điều hành công việc hàng ngày của công ty và có địa vị cao cấp trong cơng
ty24. Tuy nhiên, khác với mơ hình Giám đốc của Việt Nam, Tổng giám đốc của Mỹ
thực chất là cơ quan thường trực, trợ giúp điều hành nghiệp vụ cho Ban giám đốc
nên vị trí, vai trị của Tổng giám đốc ở Mỹ được thể hiện thông qua các quyền,
nghĩa vụ không được pháp luật công ty qui định cụ thể như Giám đốc ở Việt Nam.
Quyền lực của Tổng giám đốc sẽ do Hội đồng giám đốc quyết định trên cơ sở ủy
nhiệm nên không phải các Tổng giám đốc ở Mỹ cũng có quyền lực như nhau. Trong
khi đó, trong mơ hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2005 thì
Giám đốc cơng ty cổ phần xuất hiện như một cơ quan trong bộ máy quản trị, với các
quyền và nghĩa vụ do luật định mà các cổ đông hay Hội đồng quản trị chỉ có thể
trao thêm chứ không được lấy bớt đi.Trên thực tế, Tổng giám đốc trong mơ hình
quản trị của Mỹ được coi là mơ hình Tổng giám đốc mạnh với nhiều quyền lực,
nhất là khi Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc hoặc

Hội đồng quản trị ủy quyền mạnh cho Tổng giám đốc25.

23

Bùi Xuân Hải (2006), So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mơ hình điển
hình trên thế giới”, Tạp chí khoa học pháp lý, (6), tr. 16.
24
Ngơ Viễn Phú, tlđd, tr. 33.
25
Bùi Xuân Hải (2006), tlđd, tr. 16.

20


Tóm lại, vị trí vai trị của Giám đốc cơng ty cổ phần được xác định bởi các
nhiệm vụ quyền hạn mà pháp luật đã quy định cho họ.Các nhiệm vụ của Giám đốc
công ty đồng thời cũng là quyền của họ và ngược lại. Đây là điều kiện tiên quyết
nhằm đảm bảo Giám đốc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình trong việc điều
hành cơng việc hàng ngày của công ty, bảo đảm cho hoạt động của công ty được
diễn ra một cách năng động và hiệu quả. Mặc khác, đây cũng là cơ sở để truy cứu
trách nhiệm của Giám đốc trong trường hợp họ vi phạm.
1.4.

MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁM ĐỐC VỚI CÁC CƠ QUAN KHÁC

TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
Như vậy, với tư cách là người điều hành công ty, việc phát sinh mối quan hệ
giữa Giám đốc với các chủ thể khác là điều tất yếu, là yêu cầu khách quan. Thực
tiễn công ty cho thấy, Giám đốc không thể thực hiện được nhiệm vụ do pháp luật
đặt ra nếu không giải quyết tốt các mối quan hệ phát sinh trong quá trình điều hành.

Giám đốc có rất nhiều mối quan hệ với các chủ thể khác khi hoạt động, nhưng trong
phạm vi Chương I tác giả chỉ phân tích mối quan hệ giữa Giám đốc với Đại hội
đồng cổ đơng (người có quyền sở hữu cổ phần), mối quan hệ với Hội đồng quản trị
(cơ quan quản lý), mối quan hệ với Ban kiểm soát (cơ quan giám sát).
1.4.1. Mối quan hệ giữa Giám đốc với Đại hội đồng cổ đông.
Cổ đông của công ty cổ phần luôn mong đợi công ty kinh doanh có hiệu quả
để làm sao nguồn vốn mà họ đầu tư vào công ty không chỉ được đảm bảo mà còn
phải sinh lợi cao hơn so với mức sinh lợi khi đem gửi ngân hàng hoặc các nhà đầu
tư khác. Sự gia tăng ấy có thể khơng chỉ là nguồn lợi ngắn hạn như cổ tức nhận
được hàng năm nhiều hơn mà cịn cả lợi ích dài hạn thơng qua việc gia tăng giá trị
công ty hoặc gia tăng giá trị cổ phiếu26.
Trong mối quan hệ giữa Giám đốc với cổ đơng, Giám đốccó nhiệm vụ thỏa
mãn các nhóm lợi ích trong cơng ty, quan trọng nhất là hài hịa hóa lợi ích cho từng
nhóm cổ đơng.Cụ thể, đối với cổ đơng lớn thì kỳ vọng của họ khi bỏ tiền đầu tư vào
cơng ty đó gia tăng giá trị cổ phiếu của cơng ty cịn đối với các cổ đơng nhỏ lẻ thì
mục đích tham gia đầu tư vào cơng ty đó chính là hưởng lợi nhuận được chia theo
cổ phần. Giám đốc người điều hành trực tiếp công việc hàng ngày của công ty và là
người trực tiếp sử dụng nguồn vốn công ty vào kinh doanh một cách có hiệu quả
nên cổ đơng ln kỳ vọng Giám đốc sẽ bảo toàn và phát triển đồng vốn để trên cơ
sở đó gia tăng lợi ích cho mình.
1.4.2. Mối quan hệ giữa Giám đốc với Hội đồng quản trị..
26

Phạm Trí Hùng, Nguyễn Trung Thắng, tlđd, tr. 38

21


×