Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Chế định nguyên thủ quốc gia ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***----------LÊ THỊ NGA
MSSV: 3250120

CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA Ở VIỆT NAM –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2007 – 2011

Người hướng dẫn:

Th.S DƯƠNG HỒNG THỊ PHI PHI

TP. HCM – NĂM 2011


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I:
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ
QUỐC GIA
1.1. Lịch sử phát triển của chế định Nguyên thủ quốc gia trên thế giới. .................. 4
1.1.1. Mơ hình Ngun thủ quốc gia trong nhà nước quân chủ trước cách mạng tư sản
...................................................................................................................................... 2
1.1.2. Các mơ hình Ngun thủ quốc gia sau cách mạng tư sản .................................. 6
1.1.2.1. Đối với Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước quân chủ hạn chế ................ 3
1.1.2.2. Đối với Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước theo chính thể cộng hòa ...... 7
1.2. Lịch sử phát triển của chế định nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam. .................. 14
1.2.1. Nguyên thủ quốc gia trước khi lập nên nhà nước Việt nam dân chủ Cộng hòa.14


1.2.2. Nguyên thủ quốc gia từ khi lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa .... 16
1.2.2.1. Nguyên thủ quốc gia ở giai đoạn Hiến pháp năm 1946 ............................ 16
1.2.2.2. Nguyên thủ quốc gia ở giai đoạn Hiến pháp năm 1959 ............................ 20
1.2.2.3. Nguyên thủ quốc gia ở giai đoạn Hiến pháp năm 1980 ............................ 23
1.2.2.4. Nguyên thủ quốc gia ở giai đoạn Hiến pháp năm 1992 đến nay............... 26
CHƯƠNG II:
CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA – CHỦ TỊCH NƯỚC THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Nội dung chế định Chủ tịch nước theo Pháp luật Việt Nam hiện hành .......... 28
2.1.1. Vị trí, tính chất pháp lý, cách thành lập và nhiệm kỳ của Chủ tịch nước ........ 28
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước ......................................................... 31
2.2. Thực trạng về chế định Chủ tịch nước và kiến nghị ......................................... 46
2.2.1. Thực trạng về chế định Chủ tịch nước ............................................................. 46
2.2.1.1. Về những kết quả hoạt động thực tiễn của Chủ tịch nước......................... 46
2.2.1.2. Về thực trạng những vấn đề pháp lí cịn tồn tại của chế định Chủ tịch nước
48
2.2.2. Những nguyên tắc, định hướng đổi mới và những kiến nghị cụ thể về chế định
chủ tịch nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay ...................................................... 55
2.2.2.1. Những nguyên tắc, định hướng đổi mới chế định Chủ tịch nước .............. 55
2.2.2.2. Những kiến nghị cụ thể về chế định Chủ tịch nước ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay ................................................................................................................... 61
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 69


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguyên thủ quốc gia là một thiết chế quan trọng trong bộ máy nhà nước, là bộ
mặt của một quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có nhiều mơ hình Ngun thủ quốc gia,
mỗi mơ hình đều có những mặt tích cực, hạn chế và chỉ phù hợp với một số quốc gia
với những đặc điểm nhất định.

Ở Việt Nam, Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, là một chức
danh trong bộ máy quyền lực. Hiện nay, bộ máy nhà nước đang được nghiên cứu đổi
mới một cách toàn diện để phù hợp với xu hướng hội nhập toàn cầu và với điều kiện
kinh tế, xã hội trong nước. Tuy nhiên, khoa học pháp lý chủ yếu tập trung vào nghiên
cứu đổi mới cơ quan quyền lực nhà nước và bộ máy hành pháp tinh gọn, hiệu quả.
Nguyên thủ quốc gia – Chủ tịch nước Việt Nam giai đoạn hiện nay là người đại diện
chính thức cho tồn dân về phương diện nhà nước lại không được tập trung nghiên
cứu nhiều bằng Quốc hội và Chính phủ. Vì vậy, nghiên cứu chế định Nguyên thủ
quốc gia ở nước ta là một tất yếu, để vừa phù hợp với nhu cầu đổi mới trong nước,
tạo được tính đồng bộ của các cơ quan nhà nước ở trung ương, vừa tiếp thu kinh
nghiệm tổ chức Nguyên thủ quốc gia của các nước trên thế giới để đáp ứng được nhu
cầu của thực tiễn trong thời đại mới.
Để góp phần vào khoa học pháp lý hoàn thiện chế định Chủ tịch nước –
Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam, tác giả chọn đề tài: “Chế định Nguyên thủ quốc
gia ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cử
nhân Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, bên cạnh vấn đề Quốc hội và
Chính phủ, Chủ tịch nước cũng đã được quan tâm nghiên cứu, trong đó có hai cơng
trình viết riêng về Chủ tịch nước: Nguyễn Văn Hải (2003), Chế định Chủ tịch nước
theo Hiến pháp năm 1946 – sự kế thừa và phát triển qua các bản Hiến pháp Việt
Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh;
Lê Thị Hải Châu (2006), Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 và sự
phát triển qua các bản Hiến pháp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại
học luật thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hai cơng trình nghiên cứu này chủ yếu
1


viết về Nguyên thủ quốc gia theo Hiến pháp năm 1946 và những giá trị được kế thừa
qua các bản Hiến pháp.

Ngồi ra, cịn có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến Chủ tịch nước
như: Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới và hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn
hiện nay, NXB Tư pháp, Hà Nội; Lê Quốc Hùng, Thống nhất phân công và phối hợp
quyền lực nhà nước Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội; Nguyễn Đăng Dung, Tìm hiểu
các bản Hiến pháp Việt Nam, NXB Tư pháp… Những bài viết này chỉ đề cập đến
Chủ tịch nước trong tổng thể các cơ quan nhà nước ở trung ương.
Nói chung, cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu riêng về Nguyên
thủ quốc gia trong giai đoạn hiện tại và hướng hoàn thiện trong tương lai.
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu chung về chế định Nguyên thủ quốc gia trên thế giới qua
các giai đoạn; nghiên cứu sơ lược về lịch sử Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam từ khi
lập nên nhà nước sơ khai đầu tiên, cho đến những hình thức nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, và chủ yếu tập trung nghiên cứu về chế định Nguyên thủ quốc gia ở
Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Từ sau khi lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến trước Hiến pháp
năm 1992, Nguyên thủ quốc gia chủ yếu được nghiên cứu thông qua các bản Hiến
pháp. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, Nguyên thủ quốc gia được nghiên cứu trong
pháp luật nói chung, nghĩa là khơng chỉ được nghiên cứu trong Hiến pháp mà còn
được nghiên cứu trong các văn bản pháp luật có liên quan.
Đề tài thực hiện nhằm những mục đích sau:
-

Lí giải các mơ hình Ngun thủ quốc gia trên thế giới, ưu điểm, nhược điểm
và xu hướng phát triển của mỗi mơ hình.

-

Làm sáng tỏ cách thức tổ chức chế định Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam qua
các giai đoạn và những vấn đề về Chủ tịch nước ở hiện tại.


-

Nêu được những kết quả mà Chủ tịch nước đã thực hiện trên thực tế, những
vấn đề còn tồn tại và hướng khắc phục.

2


4. Ý nghĩa khoa học và và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài là cơng trình nghiên cứu khoa học toàn diện về chế định Chủ tịch nước
theo pháp luật hiện hành, là sự tổng hợp những phân tích, bình luận của nhiều nhà
nghiên cứu về các quy định pháp luật và những kiến nghị trong thời kỳ đổi mới.
Đề tài góp phần vào khoa học pháp lý hoàn thiện chế định Chủ tịch nước
trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập toàn cầu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Để thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận đã dựa trên cơ sở là
phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin để xem xét,
đánh giá các mặt của vấn đề trong mối liên hệ với nhau và trong sự xuyên suốt từ
lịch sử đến hiện tại. Ngồi ra, cịn dựa trên các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ
máy nhà nước ta.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, đánh
giá, so sánh, liệt kê…
6. Bố cục đề tài
Đề tài bao gồm mục lục, phần mở đầu, phần nội dung chính, phần kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung chính gồm có hai chương:
Chương I: Lịch sử hình thành và phát triển của chế định Nguyên thủ quốc gia
Chương II: Chế định Nguyên thủ quốc gia – Chủ tịch nước theo pháp luật
Việt Nam hiện hành, thực trạng và kiến nghị.

3



CHƯƠNG I
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ
QUỐC GIA
1.1.

Lịch sử phát triển của chế định Nguyên thủ quốc gia trên thế giới.

Từ khi xã hội có sự phân chia giai cấp, xuất hiện nhà nước thì nhu cầu cần có
một người lãnh đạo nhà nước xuất hiện. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, dù có sự
khác nhau về tên gọi, cách thức thành lập, nhiệm vụ và quyền hạn nhưng người lãnh
đạo – người đứng đầu nhà nước đó được gọi chung là Nguyên thủ quốc gia.
Trong từ điển bách khoa toàn thư giải thích “Nguyên thủ quốc gia là người
đứng đầu nhà nước, đại diện cho quốc gia về đối nội và đối ngoại. Tuỳ theo chế độ
và Hiến pháp của mỗi nước, Nguyên thủ quốc gia có thể là cá nhân với tên gọi khác
nhau như Chủ tịch, Tổng thống, Quốc vương, Quốc trưởng, Vua, Nữ hoàng, Thiên
hoàng, Hoàng đế, Xuntan (sultân), Pharaông (pharaon) … hoặc một tập thể Hội
đồng Nhà nước, Hội đồng Tổng thống, Đồn Chủ tịch Xơ Viết tối cao ... Quyền hạn
của Nguyên thủ quốc gia được quy định trong luật pháp mà chủ yếu là Hiến pháp
của các nước. Tuỳ theo quy định của mỗi nước, Nguyên thủ quốc gia có thể chỉ giữ
vai trị đại diện về nghi thức, khơng có quyền lực và trách nhiệm thực sự hoặc có thể
có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm với mức độ khác nhau. Ở những nước theo
chế độ cộng hịa Tổng thống thì Ngun thủ quốc gia có quyền hạn rất lớn. Ví dụ ở
Hoa Kì, Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống, là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang
và vừa là người đứng đầu ngành hành pháp, tức đứng đầu Chính phủ. Ở những nước
theo chế độ quân chủ chuyên chế, Nguyên thủ quốc gia có quyền hành khơng hạn
chế; song ở nước theo chế độ quân chủ lập hiến như Liên hiệp Vương quốc Anh và
Bắc Ailen, Na Uy, Thụy Điển... thì Nguyên thủ quốc gia chỉ là biểu tượng quốc gia,
không có thực quyền. Nguyên thủ quốc gia khi hoạt động đối ngoại khơng địi hỏi

phải có thư uỷ nhiệm và khi thăm nước ngoài được hưởng mọi quyền ưu đãi và miễn
trừ ngoại giao”1.
Như vậy, Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, thực hiện những
công việc nhân danh nhà nước trong cả hai lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Mỗi nhà
1

/>ZD0ma2V5d29yZD1OZ3V5JWMzJWFhbit0aCVlMSViYiVhNytxdSVlMSViYiU5MWMrZ2lh&page=1

4


nước ở từng giai đoạn lịch sử sẽ chọn cho mình một mơ hình Ngun thủ quốc gia
với những tên gọi, vị trí, tính chất và nhiệm vụ, quyền hạn thích hợp. Việc chọn lựa
này khơng những phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội (các yếu tố
thuộc về nội tại của quốc gia) mà còn chịu ảnh hưởng từ mơ hình của các quốc gia
trên thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu mơ hình ngun thủ quốc gia các nước có hình
thức chính thể khác nhau, ở những giai đoạn lịch sử khác nhau có một ý nghĩa nhất
định trong việc lí giải sự chọn lựa mơ hình người đứng đầu của nhà nước ta ở những
thời điểm lịch sử nhất định. Ngoài ra, kinh nghiệm tổ chức Nguyên thủ quốc gia ở
các nước là những giá trị bổ ích cho việc hồn thiện chế định Nguyên thủ quốc gia ở
nước ta.
Qua các giai đoạn phát triển có thể thấy mơ hình Ngun thủ quốc gia thay
đổi theo từng chính thể nhà nước.
Mơ hình Ngun thủ quốc gia trong nhà nước quân chủ trước cách mạng tư
sản
Ở giai đoạn nhà nước chiếm hữu nô lệ và phong kiến, Nguyên thủ quốc gia
là Vua, được lập nên theo nguyên tắc thế tập, nắm mọi quyền hành trong tay, nhà
Vua là tối cao. Khi Vua chết thì ngôi vị được truyền cho con. Ở phương Đông, quyền
lực tập trung cao độ vào trong tay nhà Vua; còn ở phương Tây, do tính chất phân
quyền cát cứ nên quyền lực nhà Vua có phần hạn chế hơn nhà Vua ở các nhà nước

phong kiến phương Đông. Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước phong kiến giai đoạn
này tập trung quyền lực để xây dựng một nhà nước vững mạnh, chống lại các cuộc
chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa. Tuy nhiên, việc mọi quyền lực tập trung
vào trong tay nhà Vua đã dẫn đến những khủng hoảng về kinh tế, chính trị của các
quốc gia phong kiến lúc bấy giờ. Cụ thể là ở những nước phong kiến phương Đơng,
với chính sách cai trị hà khắc của nhà Vua, người dân khơng có quyền dân chủ, mọi
quyết định đều dựa trên ý chí chủ quan của một người, dẫn đến những chính sách cai
trị chuyên quyền, độc đốn: khơng áp dụng chính sách mở cửa để thương nghiệp
phát triển và chỉ chú trọng vào nông nghiệp, hạn chế sự phát triển của mầm mống
kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhằm mục đích bảo vệ những lợi ích của giai cấp cầm
quyền. Kết quả là kinh tế lạc hậu, đất nước trì trệ, kém phát triển hơn so với các quốc
gia phương Tây, dẫn đến sự cai trị của chế độ thực dân. Ở phương Tây, cũng bởi
5


những chính sách cai trị hà khắc, phi dân chủ đã dẫn đến những cuộc cách mạng tư
sản.
Các mơ hình Nguyên thủ quốc gia sau cách mạng tư sản
Khi cách mạng tư sản nổ ra và thành công ở các nước phong kiến phương
Tây, chế độ Nguyên thủ quốc gia của nhà nước qn chủ chun chế khơng cịn nữa,
quyền lực không tập trung vào tay của một người đứng đầu nhà nước mà thay vào đó
là cách thức tổ chức nhà nước dân chủ hơn. Tùy thuộc vào thành công của cách
mạng mà chế định Nguyên thủ quốc gia có sự khác biệt về vị trí, tính chất pháp lý.
Những nước cách mạng nổ ra triệt để thì thành lập nhà nước cộng hòa với chế định
Nguyên thủ quốc gia hoàn toàn khác nhà nước phong kiến chuyên chế. Những nước
làm cuộc cách mạng tư sản không triệt để hoặc đấu tranh bằng phương pháp ơn hịa
thì quyền lực nhà nước cũng được tổ chức một cách khác. Quyền lực nhà nước
khơng cịn tập trung vào trong tay một người nhưng vẫn tồn tại chế độ quân chủ. Tuy
nhiên, Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước quân chủ kiểu này khơng giống với giai
đoạn trước vì quyền lực của Nguyên thủ đã bị hạn chế bởi Hiến pháp. Chế định

Nguyên thủ trong nhà nước quân chủ giai đoạn này được gọi là quân chủ hạn chế.
Như vậy, sau cách mạng tư sản, các nhà nước trên thế giới tồn tại hai hình
thức chính thể là cộng hịa (ở những nước mà cách mạng thành công triệt để) hoặc
quân chủ hạn chế (ở các nước cách mạng tư sản nổ ra nhưng khơng thành cơng triệt
để). Theo đó, Ngun thủ quốc gia ở những loại hình nhà nước này có vị trí, tính
chất pháp lý cũng như nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau.
Đối với Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước quân chủ hạn chế
Ở nhà nước quân chủ hạn chế, Ngun thủ quốc gia được tổ chức theo mơ
hình quân chủ nhị nguyên hoặc quân chủ đại nghị. Người đứng đầu ở những nước
này được hình thành theo nguyên tắc thế tập, tức là cha truyền con nối và có các tên
gọi như Vua, Hồng đế, quốc Vương, Nữ hồng.... Thơng thường ở những nước này,
ngơi vị được truyền cho con trai, một số nước nếu khơng có con trai thì có thể truyền
lại cho con gái. Nếu khơng có người thừa kế ngơi vị thì quốc Vương có thể được lập
ra theo đạo luật của Nghị viện và phải đáp ứng được những điều kiện khắt khe như
“là người mang tôn giáo là Quốc giáo, phải tuân thủ các lễ giáo phong kiến, có nếp

6


sống, tư cách đạo đức trong sạch, không tham gia các Đảng chính trị…”2. Nhà Vua
thường giữ chức vụ đến suốt đời. Quyền hạn của nhà Vua trong nhà nước quân chủ
hạn chế bị hạn chế hơn nhiều so với quyền hạn của nhà Vua trong nhà nước quân chủ
chuyên chế. Nhà Vua trong nhà nước quân chủ hạn chế tuy là Nguyên thủ quốc gia,
đại diện nhà nước về đối nội, đối ngoại nhưng khơng có thực quyền.
Ở nhà nước quân chủ nhị nguyên của giai đoạn mới lập nên nhà nước quân
chủ, quyền lực được chia đều cho Vua và Nghị viện. Nhưng qua lịch sử, do yêu cầu
dân chủ lên cao mà mơ hình qn chủ hạn chế chủ yếu được tổ chức theo mơ hình
qn chủ đại nghị. Ở nhà nước quân chủ đại nghị, quyền hạn của nhà Vua bị giới hạn
bởi Hiến pháp và phần lớn không thực quyền, quyền lực thật sự nằm trong tay Nghị
viện nắm quyền lập pháp, Nội các nắm quyền hành pháp và hệ thống cơ quan tư

pháp nắm quyền tư pháp. Nhà Vua là người trung lập về mặt chính trị, khơng nắm
thực quyền, hầu hết những quyết định của nhà Vua đều có “chữ ký phó thự” của Thủ
tướng hoặc các Bộ trưởng và Thủ tướng hoặc Bộ trưởng chịu trách nhiệm về những
quyết định này. Nhà vua không phải chịu trách nhiệm nào trừ tội phản quốc hoặc tội
nghiêm trọng được quy định trong Hiến pháp. Sự tồn tại của nhà Vua - Nguyên thủ
quốc gia đứng trên mọi thiết chế quyền lực, trên mọi đảng phái, mọi giai cấp tượng
trưng cho sự ổn định của xã hội, sự đoàn kết dân tộc, là biểu tượng tinh thần của
quốc gia. Nhà Vua có nhiệm kỳ suốt đời mà lại khơng nắm quyền lực chính trị nhằm
hạn chế khả năng lạm quyền, thủ tiêu dân chủ và tranh giành quyền lực gây mất ổn
định của chế độ xã hội. Khi đất nước có chiến tranh, Vua đứng ra kêu gọi nhân dân
bảo vệ tổ quốc.
Quyền lực lập pháp thuộc về Nghị viện. Tuy nhiên, nhà Vua cũng có một vai
trị nhất định thơng qua quyền phủ quyết luật. Quy định này nhằm đảm bảo cho Nghị
viện có sự thận trọng hơn trong việc ban hành các đạo luật. Mặt khác, quy định
Nguyên thủ quốc gia có quyền phủ quyết luật cũng góp phần bảo đảm sự ổn định của
chế độ chính trị, vì Nghị viện khơng thể ban hành Luật để hủy bỏ vị trí của Nguyên
thủ quốc gia trong bộ máy nhà nước. Tại Anh, Bỉ… thì nhà Vua hoặc Nữ hồng có
2

Nguyễn Đăng Dung – Nguyễn Chu Dương (2007), Lược giải tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia,
NXB Tư pháp, Hà Nội tr. 146

7


quyền phủ quyết tuyệt đối, tức khi bị phủ quyết thì dự luật đó sẽ khơng trở thành
Luật. Tuy nhiên, trên thực tế thì đã rất lâu rồi người đứng đầu nhà nước tại các nước
theo chế độ quân chủ khơng sử dụng tới quyền này3.
Mơ hình Ngun thủ quốc gia ở các nước theo hình thức quân chủ hạn chế
được lập nên do cách mạng tư sản không triệt để, nhưng mơ hình này khơng chỉ tồn

tại ở thời điểm cách mạng mới thành công mà đến thời đại ngày nay, vẫn cịn nhiều
quốc gia tổ chức theo mơ hình này. Thậm chí có một số nước thiết lập nền qn chủ
sau khi đã trải qua mơ hình cộng hịa. Ví dụ như Anh, nền cộng hịa được thiết lập
sau cách mạng tư sản năm 1949 nhưng đến năm 1960 đã khôi phục chế độ quân chủ.
Ở Campuchia, nền cộng hòa được thiết lập năm 1979, nhưng đến năm 1993 đã thông
qua Hiến pháp mới thiết lập chế độ qn chủ lập hiến. Điều này cho thấy, mơ hình
Qn chủ có những điểm tích cực của nó, phù hợp với điều kiện phát triển của một
vài quốc gia. Mô hình này chủ yếu cịn tồn tại ở những nước có lịch sử hình thành và
phát triển của chế độ quân chủ từ lâu đời nên đã đi sâu vào tư tưởng của người dân,
rất khó thay đổi4. Như vậy, sự tồn tại của chế độ quân chủ dựa trên những yếu tố tinh
thần nên tạo ra những khả năng cho sự phát triển ổn định, bền vững của dân tộc.
Ở vương quốc Anh, đứng đầu nhà nước là Nữ hồng. Nữ hồng Anh là một
thiết chế nhà nước khơng có thực quyền, do đó khơng làm sai và khơng phải chịu
trách nhiệm. Mọi hoạt động của Nữ hoàng đều có bảo đảm từ phía cơ quan hành
pháp. Sự tồn tại của Nữ hoàng Anh đúng với câu ngạn ngữ “trị vì nhưng khơng cai
trị”. Nữ hồng đại diện cho nhân dân, trung lập về mặt chính trị và rất được sự ủng
hộ của người dân.
Sự tồn tại của nhà Vua – Nguyên thủ quốc gia là biểu hiện của nhà nước
phong kiến, nhưng khơng phải quốc gia nào có Nguyên thủ quốc gia là Vua đều thể
hiện sự lạc hậu và kinh tế kém phát triển. Trên thực tế, chế định Ngun thủ này đã
phát huy vai trị tích cực của mình. Trên thế giới, một số nước vẫn theo mơ hình này:
Anh, Nhật Bản, Tây ban nha, Canada, Niudilan … Ngày nay, mơ hình qn chủ hạn
chế được cải thiện cho phù hợp với tình hình mới, những mặt tiêu cực dần được hủy
bỏ, những mặt tích cực được duy trì và phát huy. Mơ hình Ngun thủ quốc gia này
3

Nguyễn Đăng Dung – Nguyễn Chu Dương (2007), Lược giải tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc, NXB
Tư pháp, Hà Nội, tr.145-171.
4
Chế định Quân chủ - lịch sử và hiện tại, Luận văn cử nhân Luật, trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh


8


có thể được nghiên cứu để tham khảo, đặc biệt là đối với những quốc gia kém phát
triển, chính trị bất ổn định thì việc tổ chức theo hoặc mơ phỏng theo mơ hình này có
những yếu tố tích cực. Đó là Ngun thủ quốc gia theo mơ hình này sẽ tập trung các
nguồn lực trong xã hội, thúc đẩy sự thống nhất dân tộc.
Trong thời đại ngày nay, với xu hướng quốc tế hóa và hội nhập hóa, việc duy
trì, giữ gìn truyền thống dân tộc là một yêu cầu mang tính cấp thiết, bảo đảm cho
quốc gia hịa nhập chứ khơng hịa tan, tạo ra bản sắc riêng của Quốc gia trong cộng
đồng quốc tế. Như vậy, tính truyền thống, sự trường tồn của dân tộc trong mô hình
qn chủ là yếu tố mà các quốc gia cịn nghiên cứu và vận dụng một cách sáng tạo để
phát huy truyền thống của dân tộc mình trong xu hướng hội nhập tồn cầu.
Việc nghiên cứu mơ hình Ngun thủ quốc gia trong nhà nước quân chủ cũng
đem lại bài học cho việc tổ chức bộ máy nhà nước ta, khi mà đất nước cịn có những
thách thức trong q trình hội nhập với thế giới. Trong đó, nhu cầu thống nhất và
phân công giữa các thiết chế quyền lực là vô cùng quan trọng. Việc nghiên cứu cách
thức tổ chức quyền lực trong nhà nước quân chủ hạn chế giúp ta có được những kiến
thức nhất định về tập trung nguồn lực trong nước và sự phân công quyền lực, từ đó
mà tiếp thu và vận dụng sáng tạo vào điều kiện đất nước hiện nay.
Đối với Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước theo chính thể cộng hịa
Như trên đã khẳng định, ở những nước mà cách mạng dân chủ diễn ra một
cách triệt để thì lập nên nhà nước cộng hòa. Sự khác nhau cơ bản của nhà nước
cộng hòa và nhà nước quân chủ là chế định Nguyên thủ quốc gia. Nếu chế định
Nguyên thủ quốc gia ở những nước quân chủ thường giữ nhiệm kỳ suốt đời thì chế
định Nguyên thủ quốc gia ở các nước Cộng hòa được bầu với nhiệm kỳ xác định.
Tại đa số các nước theo hình thức chính thể cộng hịa, Ngun thủ quốc gia là
người được sự tín nhiệm của nhân dân. Và ứng cử viên thắng cử chức vụ này sẽ được
Nghị viện công bố. Các đảng phái chính trị có quyền lựa chọn ứng cử viên để ứng cử

Tổng thống, cũng có khi Tổng thống khơng thuộc đảng phái chính trị nào. Tại hầu
hết các nước, điều kiện để được ứng cử Tổng thống rất khắt khe, có nước cịn quy
định người ứng cử Tổng thống khơng được tham gia lực lượng vũ trang hoặc phải từ
bỏ chức vụ trong lực lượng vũ trang. Trong một số trường hợp, Tổng thống là người

9


đối lập với Chính phủ do Nghị viện lập nên để hạn chế quyền lực của Chính phủ.
Ngồi ra cịn có điều kiện về trình độ học vấn và đạo đức.
Nguyên thủ quốc gia được hình thành bằng con đường bầu cử, nhiệm kỳ của
Nguyên thủ bị giới hạn, để bảo đảm cho việc ra quyết định được khách quan, cơng
bằng, vơ tư. Hình thức chính thể cộng hịa được tổ chức với những mơ hình khác
nhau như: cộng hịa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa hỗn hợp. Với mỗi mơ
hình thì chế định Ngun thủ quốc gia cũng có những điểm khác nhau.
Nguyên thủ quốc gia ở những nước chính thể cộng hịa đại nghị
Ở những nước tổ chức theo hình thức cộng hịa đại nghị, Nguyên thủ quốc
gia do Nghị viện bầu với nhiệm kỳ xác định. Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu
nhà nước, đại diện nhà nước về đối nội và đối ngoại, tham gia nhất định vào lập pháp
và nắm quyền hành pháp tượng trưng.
Trong lĩnh vực hành pháp, quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia được thể hiện
bằng việc bổ nhiệm các quan chức cao cấp của Chính phủ và điều hành hoạt động
của nó. Nguyên thủ quốc gia lựa chọn Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, thực tế thì
nhân dân đã gián tiếp thực hiện quyền này vì Thủ tướng phải được sự tín nhiệm của
đa số ghế trong Nghị viện (hạ viện). Do đó, Nguyên thủ sẽ bổ nhiệm thủ lĩnh của
đảng hay liên minh đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện làm Thủ tướng. Khi khơng
có Đảng nào chiếm đa số ghế trong Nghị viện thì thẩm quyền của Nguyên thủ trong
lĩnh vực này sẽ rộng lớn hơn. Nguyên thủ bổ nhiệm Chính phủ dựa trên danh sách do
Thủ tướng đệ trình. Khi Chính phủ từ chức hoặc bị Nghị viện bất tín nhiệm thì
Ngun thủ sẽ yêu cầu một đảng đối lập đứng ra lập nên Chính phủ mới hoặc giải tán

Nghị viện và lập nên Nghị viện mới. Mặc dù Nguyên thủ quốc gia không nắm quyền
hành pháp nhưng vẫn thống lĩnh lực lượng vũ trang để bảo đảm sự thống nhất của
lực lượng vũ trang, sự đoàn kết dân tộc, sự ổn định của chế độ chính trị. Quyền của
Nguyên thủ quốc gia trong lĩnh vực vũ trang chỉ mang tính hình thức, thường theo đề
xuất của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Chính phủ. Chỉ trong tình huống đặc biệt, vai
trị của Nguyên thủ trong lĩnh vực này mới được thể hiện. Nói chung, quyền hạn của
Nguyên thủ trong lĩnh vực hành pháp rất hạn chế, chỉ mang tính tượng trưng vì hầu
hết các quyết định đều được đệ trình bởi Chính phủ hoặc phải được Nghị viện phê
chuẩn.
10


Trong lĩnh vực lập pháp, Nguyên thủ quốc gia không có quyền phủ quyết luật
mà chỉ có quyền cơng bố luật đã được Nghị viện thơng qua; Ngun thủ cịn có
quyền giải tán Nghị viện theo đề nghị của Chính phủ.
Trong lĩnh vực tư pháp, Nguyên thủ một số quốc gia được quy định là người
bảo đảm cho tư pháp độc lập, có quyền bổ nhiệm các Thẩm phán, quyền này xuất
phát từ tính trung lập và khơng can thiệp vào chính trị của Nguyên thủ quốc gia5.
Hạn chế của mơ hình Ngun thủ quốc gia này là khơng thực quyền, khó có
khả năng ứng biến với những tình thế cần sự nhanh chóng và quyết đốn từ người
đứng đầu nhà nước. Tuy nhiên, ưu điểm của mơ hình là Ngun thủ đóng vai trị
trung gian giữa các nhánh quyền lực, bảo đảm cho hoạt động của Bộ máy nhà nước
được ổn định, tránh được sự độc đốn có thể xảy ra.
Mơ hình này được áp dụng tại phần lớn các nước tư sản như Đức, Italia, Úc và
có xu hướng gia tăng trên thế giới.
Việc nghiên cứu mơ hình Ngun thủ quốc gia ở các nước theo hình thức
chính thể cộng hịa đại nghị có một ý nghĩa quan trọng, từ đó rút ra những kinh
nghiệm, ưu và khuyết điểm trong cách thức tổ chức quyền lực nhà nước. Mơ hình
Ngun thủ quốc gia này có những điểm tương đồng với mơ hình Chủ tịch nước của
nước ta hiện nay, vì vậy từ việc nghiên cứu mơ hình các nước rút ra được những vấn

đề lý luận, pháp lý cịn tồn tại để từ đó có những định hướng đúng trong việc đổi mới
chế định Chủ tịch nước trong giai đoạn hiện tại.
Nguyên thủ quốc gia ở những nước chính thể cộng hịa tổng thống.
Nếu như ở các nước theo hình thức chính thể cộng hịa đại nghị, Ngun thủ
quốc gia chỉ mang tính tượng trưng, hình thức thì trong mơ hình cộng hịa tổng
thống, Ngun thủ quốc gia mang một sắc thái khác, rất thực quyền. Trong các nhà
nước đại nghị (kể cả các nước theo mơ hình quân chủ hạn chế), Nguyên thủ quốc gia
là người đứng trung lập giữa các nhánh quyền lực, bảo đảm cho sự ổn định của bộ
máy nhà nước nên không thực quyền thì ở chính thể cộng hịa tổng thống, Ngun
thủ quốc gia nghiêng hẳn về nhánh quyền hành pháp nên quyền hạn rất lớn.
5

Nguyễn Đăng Dung – Nguyễn Chu Dương (2007), Lược giải tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia,
NXB Tư pháp,Hà Nội, tr. 145-171

11


Nguyên thủ quốc gia ở những nước theo chính thể cộng hòa tổng thống do
nhân dân bầu ra với nhiệm kỳ xác định, là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà
nước về đối nội và đối ngoại. Nguyên thủ thường được gọi là Tổng thống và có
quyền hạn rất lớn.
Tổng thống có hai tính chất pháp lý, vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là
người đứng đầu Chính phủ. Tổng thống là người đứng đầu nhánh hành pháp nên có
tồn quyền đối với hành pháp: lựa chọn và bổ nhiệm các nhân viên Nội các, quyết
định chính sách đối ngoại của quốc gia. Về vấn đề chiến tranh và hịa bình, nếu như
quyền quyết định thuộc về Nghị viện thì Nguyên thủ là người nắm quyền tổng tư
lệnh quân đội. Tổng thống không những là người đứng đầu nhà nước, có quyền hành
rộng lớn trong lĩnh vực hành pháp mà cịn có sự ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực
lập pháp. Tổng thống cịn có quyền phủ quyết luật mặc dù quyền lập pháp thuộc về

Nghị viện và nội dung dự luật do Nghị sỹ quyết định. Mọi dự án muốn trở thành luật
phải được Tổng thống thông qua. Quyền phủ quyết luật của Tổng thống để kìm chế
và đối trọng với quyền lập pháp của Nghị viện. Tổng thống cịn có quyền triệu tập
phiên họp Nghị viện để giải quyết các công việc cấp bách của đất nước. Tổng thống
không phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện và cũng không được quyền giải tán
Nghị viện. Trong lĩnh vự tư pháp, Tổng thống có quyền bổ nhiệm các Thẩm phán tịa
án, có quyền ân xá.
Hoa Kỳ là nhà nước điển hình cho mơ hình Ngun thủ quốc gia theo chính
thể cộng hịa tổng thống và đã thành cơng với mơ hình này. Ở Hoa Kỳ, quyền lực
đầu tiên được Hiến pháp quy định cho Tổng thống – Nguyên thủ quốc gia là quyền
phủ quyết đối với các qui trình lập pháp của Nghị viện. Bất cứ đạo luật nào mà Nghị
viện thơng qua đều phải được trình lên Tổng thống trước khi trở thành luật. Tổng
thống có ba sự chọn lựa: Một là, ký văn bản luật và đạo luật sẽ trở thành luật; Hai là,
phủ quyết văn bản luật, trả về Nghị viện kèm theo lý do phản đối. Đạo luật sẽ không
thành luật trừ khi cả hai viện biểu quyết với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận để gạt bỏ sự phủ
quyết của Tổng thống; Ba là, Tổng thống không ký và cũng không phủ quyết văn bản
luật. Sau 10 ngày, không kể chủ nhật, nếu Nghị viện vẫn cịn họp thì đạo luật trở
thành luật, nếu Nghị viện khơng cịn họp thì văn bản luật khơng thể trở thành luật
được. Ngoài quyền phủ quyết luật, Tổng thống Hoa Kỳ ảnh hưởng đến hoạt động lập

12


pháp của Nghị viện thông qua các Nghị sỹ của mình hoặc Tổng thống có thể tạo
thêm ảnh hưởng đối với ngành lập pháp bằng những báo cáo thường kỳ đọc trong
hình thức "Diễn văn về Tình trạng Liên bang", trong đó Tổng thống nêu ra những đề
nghị về luật của mình cho năm trước mắt6. Trong lĩnh vực hành pháp thì Tổng thống
Hoa kỳ là người đứng đầu ngành hành pháp và là “viên chức hành chính trưởng”.
Trong khi quyền tuyên chiến là của Nghị viện thì Tổng thống là tổng tư lệnh quân
đội, lập kế hoạch chiến lược quân sự. Bên cạnh đó, Tổng thống cũng là người nắm

giữ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Tổng thống cũng có quyền đề cử các Thẩm
phán liên bang trong đó bao gồm các Thẩm phán tịa phúc thẩm và Tối cao Pháp viện
Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các Thẩm phán được đề cử này phải được Thượng viện Hoa Kỳ
chấp thuận. Tổng thống cũng có thể ban hành lệnh ân xá hay giảm án. Chế định
Nguyên thủ quốc gia này phù hợp với Hoa kỳ vì đây là một đất nước liên bang rộng
lớn, dễ nảy sinh những vấn đề phức tạp, cần những quyết định nhanh chóng từ người
đứng đầu nhà nước. Hiện nay trên thế giới có một số quốc gia cũng tổ chức theo mơ
hình này như ở Brazil, Venezuala, Uganda, Mexico, Indonexia, Philippines …
Chế định Nguyên thủ quốc gia của chính thể cộng hịa tổng thống cũng có
những ưu điểm và hạn chế của nó. Nguyên thủ quốc gia thực quyền, mạnh mẽ, có đủ
sức mạnh để quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. Các vấn đề quan
trọng và cấp bách được quyết định và thơng qua một cách nhanh chóng. Quyết định
của cá nhân, cơ chế chịu trách nhiệm rõ ràng nên Ngun thủ khi ra quyết định có sự
cân nhắc vì nó ảnh hưởng đến uy tín bản thân và sự tín nhiệm của người dân. Tuy
nhiên, với thiết chế mà quyền lực tập trung cao vào trong tay một người, rất dễ xảy ra
tình trạng lạm quyền, độc đốn, thủ tiêu chế độ dân chủ.
Việc nghiên cứu mơ hình Ngun thủ quốc gia ở các nước cộng hịa tổng
thống góp phần tạo ra một cách nhìn tồn diện về việc tổ chức bộ máy nhà nước của
các quốc gia trên thế giới, thấy được yếu tố thực quyền của người đứng đầu nhà nước
ở các nước theo chính thể này. Từ đó có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo mà khơng
máy móc, rập khn vào nước ta, để bảo đảm tính tập trung quyền lực của nhà nước
theo chế độ xã hội chủ nghĩa.

6

/>
13


Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước cộng hòa hỗn hợp

Tại các nước tư sản, ngồi hai mơ hình là cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng
thống, trên thế giới cịn một mơ hình tổ chức nhà nước mà có sự kết hợp của cả hai
mơ hình trên đó là cộng hịa hỗn hợp. Trong đó, thiết chế Ngun thủ quốc gia là
một yếu tố đặc biệt trong việc tổ chức quyền lực của nhà nước này.
Tại các quốc gia có chính thể cộng hịa hỗn hợp, Ngun thủ quốc gia thường
được gọi là Tổng thống. Tổng thống do nhân dân bầu ra theo nhiệm kỳ. Chế định
Nguyên thủ quốc gia ở các nước cộng hòa hỗn hợp vừa có nét giống với nguyên thủ
quốc gia ở các nước cộng hịa đại nghị vừa có nét giống với Ngun thủ quốc gia ở
các nước cộng hòa tổng thống, và sự ra đời của thiết chế Nguyên thủ quốc gia trong
chính thể cộng hịa hỗn hợp cũng là để khắc phục nhược điểm của cả hai thiết chế
Nguyên thủ quốc gia trong hai chính thể trên.
Nguyên thủ quốc gia ở trong chính thể cộng hịa hỗn hợp là trung tâm của bộ
máy nhà nước. Cũng như Nguyên thủ quốc gia trong các nhà nước khác, Tổng thống
là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại. Tổng thống
trong chính thể cộng hịa hỗn hợp có quyền hạn rất lớn vì khơng những đứng đầu nhà
nước mà cịn đứng đầu Chính phủ, điều hành Chính phủ. Tổng thống không phải
chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
Nguyên thủ quốc gia có quyền rộng như trong chính thể cộng hòa tổng thống,
chẳng hạn các quyền sau: bổ nhiệm các chức danh của Chính phủ; thống lĩnh lực
lượng vũ trang; ảnh hưởng đến hoạt động lập pháp thông qua những thông điệp gửi
cho Nghị viện, công bố luật, yêu cầu Nghị viện xem xét lại luật nếu không đồng ý và
phủ quyết luật nếu đạo luật vi hiến; quyết định chính sách ngoại giao của đất nước;
quyết định ân xá. Tuy nhiên khác với Tổng thống trong chính thể cộng hịa tổng
thống, quyền hành pháp ở trong chính thể cộng hòa hỗn hợp được chia đều cho cả
Nguyên thủ và Thủ tướng, vì vậy hạn chế được nguy cơ chuyên quyền của Nguyên
thủ quốc gia mà vẫn đảm bảo quyền của Ngun thủ lớn.
Mơ hình này tiêu biểu là ở cộng hòa Pháp, Liên bang Nga, Ai cập, Balan…
Ở cộng hòa Pháp, Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống. Tổng thống Pháp có
nhiều quyền lực thật sự, nhất là trong vấn đề ngoại giao. Bên cạnh đó, Tổng thống
cịn có quyền quan trọng là chọn Thủ tướng; có thể yêu cầu một phiên họp khác của


14


Hội đồng Hiến pháp trước khi thông qua một đạo luật. Tổng thống có quyền yêu cầu
thảo luận lại đạo luật hay một số điều khoản của đạo luật7.
Ở Liên Bang Nga, hình thức chính thể nhà nước Nga xây dựng là cộng hòa
hỗn hợp. Người đứng đầu nhà nước là Tổng thống đồng thời đứng đầu cơ quan hành
pháp. Với vai trò điều hành của Tổng thống, các cơ quan nhà nước hoạt động độc lập
được phối hợp với nhau trong khuôn khổ Hiến pháp. Tổng thống Nga không chỉ là
người điều hành chung mọi hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước mà còn là
người bảo vệ quyền và sự tự do của nhân dân Nga đã được Hiến pháp quy định8.
Qua nghiên cứu mơ hình Ngun thủ quốc gia theo chính thể cộng hịa hỗn
hợp ta thấy rằng, mơ hình này có nhiều ưu điểm và phù hợp với các nước cần có sự
tập trung quyền lực để đưa đất nước phát triển. Cách thức tổ chức quyền lực của
người đứng đầu nhà nước theo mơ hình này dân chủ hơn so với nhà nước quân chủ,
duy trì quyền hành pháp mạnh như Nguyên thủ quốc gia trong cộng hòa tổng thống
mà hạn chế khả năng dẫn đến độc tài vì quyền hành pháp do cả hai chủ thể cùng nắm
giữ. Tuy nhiên, mơ hình này phức tạp, vẫn có nguy cơ xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ
nhánh quyền hành pháp.
Mơ hình này đã được tổ chức rất thành công ở nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa giai đoạn Hiến pháp 1946. Những giá trị của mơ hình này vẫn được nghiên cứu
và ứng dụng trong giai đoạn hiện nay.
Ngồi các mơ hình trên, Nguyên thủ quốc gia còn được tổ chức một cách hồn
tồn khác, đó là ngun thủ quốc gia tập thể ở các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
Chế định Nguyên thủ quốc gia này thể hiện tư tưởng làm chủ tập thể. Trên thực tế,
cách thức tổ chức Nguyên thủ tập thể không khoa học nên thiết chế này chỉ tồn tại
trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như Đồn chủ tịch Xơ Viết tối cao ở Liên xơ,
Hội đồng nhà nước ở Cuba, Bungari, Rumani, Đoàn chủ tịch Quốc hội ở Anbani …
Như vậy, qua nghiên cứu mô hình Ngun thủ quốc gia trên thế giới có thể

khẳng định, khơng có một mơ hình nào là hồn hảo, khuôn mẫu cho tất cả các nước
tổ chức theo. Mà mỗi mơ hình đều có những giá trị và hạn chế, tuỳ theo tình hình và
tư duy lập hiến của mỗi nước mà lựa chọn cho mình một mơ hình phù hợp. Từ đó

7
8

/> />
15


biết được tại sao ở Việt nam, người đứng đầu nhà nước khơng hồn tồn giống với
các nước trên thế giới, và cũng không giống nhau qua các giai đoạn.
1.2. Lịch sử phát triển của chế định nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam.
Nguyên thủ quốc gia trước khi lập nên nhà nước Việt nam dân chủ Cộng hòa.
Trên thế giới, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, người đứng đầu nhà nước có
những tên gọi khác nhau với những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau. Ở Việt nam
cũng vậy, từ khi lập nên nhà nước đầu tiên đến nay người đứng đầu nhà nước cũng
có những tên gọi, vị trí và nhiệm vụ, quyền khác nhau. Ở giai đoạn mới lập nên nhà
nước sơ khai đến những nhà nước phong kiến thì người đứng đầu nhà nước là Vua –
Hoàng đế nắm nhiều quyền hành, giai đoạn bị Pháp đơ hộ thì Vua bù nhìn, và từ khi
lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, Nguyên thủ quốc gia – người
đứng đầu nhà nước khơng cịn là Vua nữa mà thay vào đó tùy từng giai đoạn là Hội
đồng nhà nước hay là Chủ tịch nước.
Khi mới dựng nên nhà nước đầu tiên là nhà nước Văn Lang, người đứng đầu
nhà nước là vua Hùng. Ở thời kỳ này, do mới “thốt thai” từ cơng xã nguyên thủy
nên nhà nước còn dân chủ, vua Hùng là người đứng đầu nhà nước, nắm quyền lực và
phục vụ lợi ích của người dân.
Ở thời kỳ phong kiến, đứng đầu nhà nước là Vua, Vua thâu tóm mọi quyền
lực nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trải qua các triều đại phong kiến,

quyền lực của Vua ngày càng lớn mạnh, tính tập quyền ngày càng cao. Ở nước ta,
chế độ phong kiến phát triển cực thịnh dưới các triều đại nhà Lê, Nguyễn.
Thời nhà Lê, đặc biệt là đời vua Lê Thánh Tông, nhà nước đã thực hiện các
cuộc cải cách hành chính, xây dựng một chính quyền trung ương mạnh mẽ, tập trung
quyền lực vào tay Vua để điều hành đất nước được hiệu quả hơn. Vua trực tiếp nắm
quyền chỉ đạo mọi công việc quan trọng của nhà nước mà không thông qua khâu
trung gian như trước kia. Trong trường hợp cần thiết, Vua mời một số đại thần đến
bàn bạc hoặc thay Vua giải quyết cơng việc9.
Đến triều Nguyễn thì bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên
nguyên tắc tập quyền một cách triệt để. Hồng đế có quyền lực rộng rãi trên mọi lĩnh
9

Tập bài giảng lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (2008), Trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh,
tr. 79.

16


vực của đời sống xã hội, nắm cả vương quyền và thần quyền. “Hồng đế là người
duy nhất có quyền ban hành, sửa đổi hoặc hủy bỏ pháp luật; Hoàng Việt luật lệ, bộ
luật có tính rường cột nhất do nhà vua phúc quyết trước khi ban hành. Hoàng đế là
Nguyên thủ tối cao của cơ quan hành pháp, chỉ có Hồng đế mới có quyền thành lập
hay bãi bỏ các cơ quan nhà nước, các quan chức nhà nước từ Trung ương đến địa
phương. Vua chủ trì các hội nghị đình thần, phê duyệt và quyết định mọi việc triều
chính. Vua là người nắm quyền tư pháp tối cao, phán quyết của nhà Vua trong các
vụ án là quyết định cuối cùng. Hoàng đế là người đứng đầu quân đội, là vị Tổng tư
lệnh tối cao. Trong trường hợp đất nước có chiến tranh, Vua nắm tồn quyền tổ chức
quân đội, bổ nhiệm các võ quan và điều động quân đội, thống lĩnh các lực lượng vũ
trang xông pha trận mạc. Hoàng đế nắm độc quyền về ngoại giao, quyết định về các
chính sách đối ngoại và tiếp xúc với nước ngoài. Hoàng đế là chủ sở hữu tối cao đối

với đất đai và thần dân trong vương quốc. Chỉ có Vua mới có quyền quy định việc
thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc với số lượng và thời gian mà nhà nước
ấn định trước”10.
Triều Nguyễn là triều đình hưng thịnh cũng là triều đại cuối cùng của chế độ
phong kiến ở Việt Nam. Vào thời Vua Tự Đức, thực dân Pháp xâm lược nước ta,
Vua lúc này khơng cịn nắm mọi quyền hành mà Vua chỉ là bù nhìn, quyền lực thật
sự nằm trong tay thực dân Pháp. Vị vua cuối cùng của Triều Nguyễn là Bảo Đại.
Nguyên thủ quốc gia từ khi lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Cách mạng tháng tám năm 1945 thành cơng, ngày 25 tháng 8, Chính phủ lâm
thời buộc Bảo Đại thoái vị, chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam. Thay vào đó là
cách thức tổ chức nhà nước dân chủ với người đứng đầu nhà nước hoàn toàn khác.
Nếu trong thời kỳ phong kiến, người đứng đầu nhà nước là Vua – với quyền lực tối
cao mang tính siêu nhiên thì khi nhân dân ta đấu tranh giành được độc lập xây dựng
một nhà nước dân chủ, cách thức tổ chức bộ máy nhà nước với vị trí, vai trị của
người đứng đầu cũng rất khác. Quyền lực của người đứng nhà nước khơng cịn rộng
lớn như trước. Một văn bản pháp lý ra đời để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các
cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong đó có cả Nguyên thủ quốc gia (người đứng
10

Tập bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (2008), Trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh,
tr.189 – 190.

17


đầu nhà nước) đó là Hiến pháp. Bản Hiến pháp đầu tiên được ra đời năm 1946, sau
đó các Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 cũng lần lượt xuất hiện
cho phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế và xã hội qua từng giai đoạn lịch sử.
Trong các bản Hiến pháp đó, người đứng đầu nhà nước ln được ghi nhận nhưng có
sự khác nhau về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Nguyên thủ quốc gia ở giai đoạn Hiến pháp năm 1946
Trên thế giới có nhiều hình thức chính thể khác nhau với những mơ hình
ngun thủ quốc gia khác nhau. Khơng có một mơ hình nào là khn mẫu cho các
nhà nước với những điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khác nhau.
Ở nước ta, khi mới lập nên nhà nước dân chủ cộng hòa đầu tiên, người đứng
đầu nhà nước là Chủ tịch nước. Vào thời gian này, trên thế giới đã có một số mơ hình
Ngun thủ quốc gia như Tổng thống ở các nước theo chính thể cộng hịa tổng
thống, Tổng thống ở các nước theo chính thể cộng hịa đại nghị, Vua ở các nước
quân chủ lập hiến. Nhưng giai cấp cách mạng khơng chọn một mơ hình giống như
trên thế giới cũng không quay lại thời kỳ phong kiến trước đây lập nên một vị Vua
đứng đầu nhà nước. Vì người đứng đầu quốc gia – hình thức chính thể mà Quốc gia
lựa chọn không chỉ bị ảnh hưởng bởi những mơ hình đã có trên thế giới mà cịn dựa
vào yếu tố nội tại bên trong của quốc gia như điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội.
Nước ta mới thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp với sự đấu tranh bằng máu
và nước mắt của nhân dân lao động, mà một cuộc cách mạng thành công thì giai cấp
lãnh đạo cách mạng sẽ nắm quyền lập nên nhà nước của mình. Ở nước ta, Đảng cộng
sản đã lãnh đạo tồn dân đấu tranh giành lại chính quyền, vì vậy mà chính quyền này
là chính quyền của tồn dân, do nhân dân lao động làm chủ. Vì vậy, để bảo vệ thành
quả cách mạng của nhân dân lao động cần một người đứng đầu nhà nước có đủ sức
mạnh để điều hành đất nước và tập hợp được sự thống nhất, đoàn kết toàn dân. Yêu
cầu đặt ra cần phải xây dựng người đứng đầu nhà nước mạnh mẽ và thực quyền.
“Quyền lực chính trị ấy phải do dân chúng trao cho bằng con đường hợp pháp thì
mới thực sự mạnh mẽ và hiệu quả”11 .

11

Lê Thị Hải Châu (2006), Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 và sự phát triển qua các bản Hiến
pháp Việt nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

18



Trước khi giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp, nước ta đã trải qua thời
kỳ cai trị của các vị vua. Trong giai đoạn này, nhân dân không có quyền tự do dân
chủ mà mọi quyền hành nằm trong tay người đứng đầu nhà nước. Số phận của người
dân tùy thuộc vào vị Vua anh minh hay tàn bạo. Cho dù người đứng đầu nhà nước là
vị Vua anh minh thì đó cũng là cách thức tổ chức quyền lực phi dân chủ vì vậy cần
có cách tổ chức quyền lực dân chủ hơn để bảo vệ quyền và lợi ích của người dân.
Muốn có tự do dân chủ thì phải lật đổ ngai vàng của một cá nhân, xóa bỏ chế độ
phong kiến để quyền lực là của nhân dân. “Xây dựng một bộ máy chính quyền có
hiệu quả và hiệu lực thực tế là phải đổi mới về tư tưởng và nhận thức trong việc xây
dựng, thành lập Nguyên thủ quốc gia bằng cách thức dân chủ - tự do bầu cử”12. Vì
vậy mà sau khi giành được độc lập, những người lãnh đạo cách mạng không xác lập
trở lại một vị Vua – quyền lực tối cao để đứng đầu nhà nước. Trên thế giới đã có
nhiều quốc gia giành được độc lập, xây dựng nhà nước cộng hòa như cộng hòa tổng
thống, cộng hòa đại nghị, nhưng quyền lực thật sự không nằm trong tay nhân dân mà
trong tay số ít người cầm quyền, vì vậy nhân dân lao động khơng thật sự được giải
phóng. Mặt khác, trong giai đoạn này, tuy đã giành được chính quyền nhưng nước ta
lại đứng trước nạn giặc đói, giặc dốt, bên cạnh chủ nghĩa tư bản độc quyền và giặc
ngoại xâm. Từ yêu cầu của thực tiễn phải xây dựng nên người đứng đầu nhà nước
mạnh mẽ, thực quyền vừa thoát khỏi chế độ quân chủ chuyên quyền độc đoán, vừa
thoát khỏi “dân chủ giả hiệu” ở một số nước cộng hòa vừa tập hợp được sức mạnh
đoàn kết toàn dân để chống lại một lúc nhiều loại giặc đang “rình rập” chính quyền
non trẻ lúc bấy giờ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và Hồ chí Minh, cách mạng
nước ta đã lựa chọn và xây dựng mơ hình người đứng đầu nhà nước một cách dân
chủ là Chủ tịch nước với những nhiệm vụ, quyền hạn hồn tồn khác với các vị Vua
trước đó và khác với những người đứng đầu nhà nước ở các nước trên thế giới.
Chính từ nhu cầu của thực tiễn và sự sáng suốt của những nhà lập hiến lúc bấy
giờ đã xây dựng nên chế định Chủ tịch nước có hai tính chất pháp lý, vừa là người
đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại, vừa là người đứng

đầu Chính phủ, lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ. Với hai tính chất
12

Lê Thị Hải Châu (2006), Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 và sự phát triển qua các bản Hiến
pháp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

19


pháp lý trên thì nguyên thủ quốc gia trong giai đoạn này có quyền lực rất lớn, đủ điều
kiện để nắm bắt thông tin một cách đầy đủ trên nhiều lĩnh vực, bảo đảm thích nghi
với hồn cảnh lịch sử của đất nước.
Theo Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước là thành viên Nghị viện nhân dân,
do Nghị viện bầu ra với hai phần ba số phiếu thuận (Điều 45). Mặc dù do Nghị viện
nhân dân bầu ra nhưng nhiệm kỳ của Chủ tịch nước không phụ thuộc vào nhiệm kỳ
của Nghị viện. Nếu nhiệm kỳ của Nghị viện là ba năm thì nhiệm kỳ của Chủ tịch
nước là năm năm. Cách thức lập nên Chủ tịch nước thông qua con đường bầu cử lần
đầu tiên đã thể hiện tính chất dân chủ trong việc lập nên người đứng đầu nhà nước ở
nước ta. Cách thức này cũng thể hiện được sự tín nhiệm của nhân dân đối với người
đứng đầu nhà nước, mặc dù Chủ tịch nước không do nhân dân trực tiếp bầu ra, vì
nhân dân bầu nên Nghị viện, và Nghị viện thay mặt nhân dân để bầu ra Chủ tịch
nước. Với nhiệm kỳ dài hơn nhiệm kỳ của Nghị viện đã đưa Nguyên thủ quốc gia
thoát khỏi sự trói buộc bình thường vào Nghị viện mà n tâm thực hiện quyền của
mình.
Tính chất pháp lý của Nguyên thủ quốc gia không chỉ được thể hiện thông qua
cách thức thành lập và nhiệm kỳ mà còn và chủ yếu được thể hiện rõ nét thông qua
nhiệm vụ, quyền hạn và mối tương quan với các cơ quan nhà nước khác ở Trung
ương. Nhiệm vụ và quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia được quy định tại Điều 47,
Điều 49 và từ Điều 52 đến Điều 54 Chương IV của Hiến pháp 1946. Cụ thể là:
-


Thay mặt cho nhà nước. Thẩm quyền này thể hiện tính chất

đứng đầu nhà nước, thực hiện những cơng việc mang tính chính thức của
nhà nước;
-

Giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách

chức các tướng soái trong lục qn, hải qn và khơng qn. Với quyền
này thì Chủ tịch nước sẽ chủ động trong việc điều động lực lượng vũ
trang, khi cần thiết thì có thể động viên toàn quân, toàn dân tham gia
kháng chiến. Lực lượng vũ trang được quy về một mối - trong sự kiểm
soát của người nắm được đầy đủ thơng tin về tình hình trong cả nước sẽ
kịp thời ứng biến với mọi tình huống bất ngờ;

20


-

Thành lập và điều hành hoạt động của Chính phủ. Quyền hạn

này thể hiện tính chất đứng đầu Chính phủ của Chủ tịch nước. Tuy nhiên,
Chính phủ khơng phải là một bộ máy giúp việc cho Chủ tịch nước, mà
Chính phủ là một cơ quan, có Thủ tướng đứng đầu. Hay nói cách khác,
Chủ tịch nước và Thủ tướng cùng đứng đầu Chính phủ. Nếu Nghị viện bất
tín nhiệm đối với Nội các thì Chủ tịch nước có quyền u cầu Nghị viện
thảo luận lại. Mặc dù pháp luật giai đoạn này quy định ngành hành pháp
lưỡng đầu, nhưng trên thực tế, Chủ tịch nước giai đoạn này kiêm luôn

chức Thủ tướng Chính phủ, nên quyền hạn rất lớn, rất thực quyền. Mãi đến
ngày 20 tháng 09 năm 1955 mới có sự phân cơng giữa Chủ tịch nước và
Thủ tướng chính phủ13;
-

Ban bố các đạo luật đã được Nghị viện thông qua. Thẩm quyền

này được hầu hết pháp luật các nước quy định cho Nguyên thủ của mình.
Vì Nghị viện thay mặt nhân dân ban hành luật, Chủ tịch nước đại diện
chính thức cho quốc gia ban bố, đây thực chất là sự hợp thức hóa về mặt
nhà nước các văn bản luật của Nghị viện.
-

Thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự;

-

Quyết định đặc xá, mặc dù quyền tư pháp thuộc về hệ thống cơ

quan tư pháp độc lập;
-

Ký hiệp ước với các nước, phái đại biểu Việt Nam đến nước

ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước;
-

Cùng với Ban thường vụ quyết định tuyên chiến hay đình chiến

khi mà Nghị viện khơng họp được.

Như vậy, thẩm quyền của Nguyên thủ quốc gia trong giai đoạn này rất lớn,
ảnh hưởng đến các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, chủ yếu là
trong lĩnh vực hành pháp. Chủ tịch nước không phải chịu trách nhiệm trước Nghị
viện mà chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân về tội phản quốc trong khi Chủ tịch
nước là một thiết chế phái sinh từ Nghị viện. Đây là sự kết hợp giữa kinh nghiệm của
mơ hình Nguyên thủ quốc gia ở các nước tư sản và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước
ta lúc bấy giờ. Có thể thấy rằng, quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan Nhà
13

/>
21


nước khác được thiết lập theo hướng tăng cường quyền lực cho Chủ tịch nước, bảo
đảm điều hoà và phối hợp các hoạt động lập pháp và hành pháp trong điều kiện các
cơ quan này độc lập tương đối với nhau.
Nguyên thủ quốc gia ở giai đoạn Hiến pháp năm 1959
Trong giai đoạn này, người đứng đầu nhà nước vẫn là Chủ tịch nước. Tuy
nhiên, Chủ tịch nước trong giai đoạn này khác với giai đoạn trước cả về vị trí, tính
chất pháp lý cũng như nhiệm vụ, quyền hạn. Sự khác biệt đó được quy định cụ thể tại
Chương V Hiến pháp năm 1959.
Nguyên thủ quốc gia giai đoạn này chỉ có một tính chất pháp lý là người đứng
đầu nhà nước, khơng cịn đứng đầu Hội đồng Chính phủ như trong giai đoạn trước
đây. Việc lập nên Chủ tịch nước không khác giai đoạn trước, Chủ tịch nước vẫn phái
sinh từ Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn
trước, Chủ tịch nước phải được Nghị viện bầu và không giới hạn độ tuổi thì ở giai
đoạn này, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu nhưng không nhất thiết là đại biểu Quốc
hội và phải từ 35 tuổi trở lên. Với quy định này, phạm vi lựa chọn Nguyên thủ được
rộng rãi hơn.


iới hạn độ tuổi vì chỉ khi đạt được một độ tuổi nhất định cá nhân đó

mới có đủ sự sáng suốt, chín chắn để gánh vác những công việc của đất nước. Nhiệm
kỳ của Chủ tịch nước cùng với nhiệm kỳ của cơ quan lập ra chế định này là năm
năm, điều này thể hiện nguyên tắc quyền lực tập trung và thống nhất vào cơ quan
quyền lực nhà nước.
Vị trí của Nguyên thủ quốc gia trong Bộ máy nhà nước đã có sự thay đổi so
với giai đoạn trước, vì vậy mà quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia cũng được quy
định theo một hướng khác. Trong giai đoạn này, quyền hạn chủ yếu tập trung vào
Quốc hội và

y ban thường vụ Quốc hội. Những nhiệm vụ, quyền hạn rộng lớn của

Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 đã được chia bớt một phần cho

y ban thường

vụ Quốc hội, một phần cho Thủ tướng Chính phủ, cho nên trong giai đọan này quyền
hạn của Chủ tịch nước chỉ mang tính chất đại diện cá nhân và Chủ tịch nước chỉ
tham gia nhất định vào hoạt động lập pháp, thành lập các cơ quan trong bộ máy nhà
nước, tuyên bố chiến tranh… nhưng đều dựa trên quyết định của Quốc hội hoặc

y

ban thường vụ Quốc hội. Các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước được quy định
tại Chương V Hiến pháp 1959, cụ thể như sau:
22


-


Căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ

Quốc hội công bố luật, pháp lệnh;
-

Bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành

viên Hội đồng Chính phủ;
-

Bổ nhiệm và bãi miễn Phó chủ tịch và các thành viên khác của

hội đồng quốc phịng;
-

Cơng bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá;

-

Tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước;

-

Tuyên bố tình trạng chiến tranh, cơng bố tổng động viên, động

viên cục bộ, hoặc lệnh giới nghiêm;
-

Tiếp nhận đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài cử


đến, căn cứ vào quyết định của quốc hội hoặc của uỷ ban thường vụ quốc
hội mà phê chuẩn hiệp ước kí với nước ngoài;
-

Cử và triệu hồi đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Việt

Nam dân chủ cộng hoà ở nước ngoài;
-

Thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức chủ tịch

hội đồng quốc phịng;
-

Khi xét thấy cần thiết có thể tham dự và chủ toạ các phiên họp

của Hội đồng Chính phủ; triệu tập và chủ toạ hội nghị chính trị đặc biệt.
So với Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước giai đoạn Hiến pháp năm 1959 đã
khơng cịn thực hiện quyền điều hành đất nước và chi phối đến hoạt động lập pháp
của Quốc hội, có những điểm khác biệt giai đoạn trước như: chỉ có quyền “thống
lĩnh” mà khơng cịn quyền “chỉ huy” các lực lượng vũ trang; chỉ có quyền “cơng bố”
luật thay vì quyền “ban bố” luật, khơng cịn quyền u cầu Quốc hội thảo luận lại
luật, khơng cịn quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong cơ quan Hành
chính và chun mơn, đồng thời, Chủ tịch nước khơng cịn quyền triệu tập, chủ toạ
các phiên họp của Hội đồng Chính phủ trừ trường hợp cần thiết. Thiết chế Chủ tịch
nước giai đoạn này khơng chỉ khác giai đoạn trước ở vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền
hạn mà còn ở cơ chế chịu trách nhiệm. Nếu ở giai đoạn trước, Chủ tịch nước không
phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện mà chỉ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân
về tội phản quốc thì ở giai đoạn Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước phải chịu trách


23


×