Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Dân chủ đại diện ở việt nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 80 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH

----

NGUYỄN VĂN HỒNG
MSSV: 0855040029

DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN Ở VIỆT NAM
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật
Niên khóa: 2008 – 2012

Giảng viên Hƣớng dẫn:
Thạc sĩ: Ngơ Đức Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH

----

NGUYỄN VĂN HỒNG
MSSV: 0855040029

DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN Ở VIỆT NAM
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật


Niên khóa: 2008 – 2012

Giảng viên Hƣớng dẫn:
Thạc sĩ: Ngơ Đức Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là bước cuối cùng, đánh dấu sự trưởng thành của một sinh
viên ở giảng đường Đại học, để từ đó bước chân ra cuộc sống và mang những gì mình
tích lũy được để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Dân chủ đại diện ở Việt
Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, em đã nhận được rất nhiều những lời động
viên, sự hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn từ gia đình, từ q Thầy cơ và các bạn. Nhờ những
động lực đó mà em đã hồn thành được luận văn như mong muốn. Nay để tỏ lòng biết
ơn, xin cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến:
Bố mẹ đã sinh ra em, dạy dỗ, nuôi em khôn lớn và luôn bên cạnh, chia sẽ cho em
những khó khăn trong cuộc sống;
Các Thầy, cơ tại trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến
thức quý báu để từ đó em phát triển thêm vốn hiểu biết của mình về luật pháp, vận dụng
cho quá trình phấn đấu sau này;
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Luật Hành Chính, Ban giám
hiệu trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em
trong q trình học tập và hồn thành luận văn này;
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy ThS Ngô Đức Tuấn, người
đã rất nhiệt tình và tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và dìu dắt em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này;
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đặc biệt là các bạn trong tập
thể HC33A – là những người ln chia sẻ những chuyện vui buồn, những khó khăn trong

cuộc sống.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh tháng 07 năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu và thực hiện của cá nhân tôi
trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên, Thạc sĩ Ngơ Đức Tuấn, khơng sao chép máy móc
của bất cứ ai. Luận văn có tham khảo các tài liệu được đăng tải trên các báo đài, tạp chí,
sách chuyên khảo, website…và trích dẫn rõ ràng những câu, đoạn văn sử dụng trong các
tài liệu đó, đồng thời thể hiện rõ ra ở danh mục tài liệu tham khảo đính kèm. Nội dung
luận văn được thể hiện dựa trên thực tế của xã hội và pháp luật hiện hành về vấn đề dân
chủ đại diện. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về những gì trình bày và kiến nghị
trong luận văn này.

Tác giả Luận văn

Nguyễn Văn Hoàng


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân


ĐBQH

Đại biểu Quốc hội.

UBTVQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

TAND

Tòa án nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

MTTQ

Mặt trận tổ quốc Việt Nam

ĐCS


Đảng cộng sản

Đại biểu dân cử

Đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân


MỤC LỤC
Nội dung .............................................................................................................. ... Trang
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN .... 01
1.1. Một số vấn đề lý luận về dân chủ ................................................................... ........ 01
1.1.1. Khái niệm và bản chất của dân chủ ...................................................... ........ 01
1.1.2. Dân chủ và hình thức dân chủ ở Việt Nam........................................... ........ 03
1.1.2.1. Dân chủ XHCN ở Việt Nam ............................................................. ........ 03
1.1.2.2. Các hình thức dân chủ ở Việt Nam ................................................ ........ 07
1.1.2.2.1. Hình thức Dân chủ trực tiếp ....................................................... ........ 07
1.1.2.2.2. Hình thức Dân chủ đại diện ........................................................ ........ 08
1.1.2.2.3. Mối quan hệ giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện............ ........ 09
1.2. Khái quát về dân chủ đại diện ở Việt nam ................................................... ........ 11
1.2.1. Thông qua bầu cử ..................................................................................... ........ 12
1.2.2. Thông qua hoạt động của đại biểu dân cử .............................................. ........ 16
1.2.3. Thông qua hoạt động bầu, bổ nhiệm chức danh, cơ quan Nhà nước khác của cơ
quan quyền lực Nhà nước ....................................................................................... ........ 19
1.2.4. Thông qua hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân ....... ........ 20
1.2.5. Thông qua hoạt động bãi nhiệm đại biểu của Quốc hội, HĐND .......... ........ 22
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN VẤN ĐỀ DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN
NGHỊ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN ......................................................... ........ 24
2.1. Dân chủ đại diện trong các bản Hiến pháp Việt Nam ................................. ........ 24
2.1.1. Dân chủ đại diện trong Hiến pháp 1946 .................................................. ........ 24
2.1.2. Dân chủ đại diện trong Hiến pháp 1959 .................................................. ........ 25

2.1.3. Dân chủ đại diện trong Hiến pháp 1980 .................................................. ........ 27
2.1.4. Dân chủ đại diện trong Hiến pháp 1992 .................................................. ........ 28


2.2. Thực tiễn về dân chủ đại diện hiện nay ở Việt Nam .................................... ........ 31
2.2.1. Những mặt tích cực đã đạt đƣợc ............................................................. ........ 31
2.2.1.1. Trong chế độ bầu cử (phương thức thiết lập đại diện) ..................... ........ 31
2.2.1.2. Trong tổ chức và hoạt động của cơ quan dân cử ............................. ........ 32
2.2.1.3. Trong hoạt động giám sát .................................................................. ........ 34
2.2.1.4. Trong quy định hoạt động của đại biểu dân cử ................................ ........ 35
2.2.1.5. Trong một số quy định của các văn bản pháp luật cụ thể ................ ........ 36
2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại ....................................................................... ........ 39
2.2.2.1. Trong chế độ bầu cử (phương thức thiết lập đại diện) ..................... ........ 39
2.2.2.2. Trong tổ chức và hoạt động của cơ quan dân cử ............................. ........ 44
* Trong hoạt động lập Hiến, lập pháp........................................................ ........ 46
* Trong hoạt động giám sát ........................................................................ ........ 47
2.2.2.3. Trong hoạt động của đại biểu dân cử ................................................ ........ 50
2.2.2.4. Trong hoạt động bãi nhiệm đại biểu của Cơ quan dân cử và cử tri ........ 52
2.2.2.5. Trong quy định pháp luật về hình thức dân chủ trực tiếp ................ ........ 54
2.3. Kiến nghị phƣơng hƣớng hoàn thiện dân chủ đại diện ở nƣớc ta hiện nay........ 55
Một là: Cần phải hoàn thiện hơn nữa dân chủ đại diện trong phương thức thiết lập đại diện
(chế độ bầu cử) ......................................................................................................... ........ 55
Hai là: Phải nâng cao hơn nữa hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của cơ quan dân cử,
đảm bảo cơ quan dân cử thật sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân
.................................................................................................................................. 58
Ba là: Nhất thiết phải có nhiều biện pháp cụ thể để hiện thực hóa và nâng cao hơn nữa
hoạt động của đại biểu dân cử .................................................................................. ........ 63
Bốn là: Xây dựng quy chế bãi nhiệm đại diện của Cơ quan dân cử và nhân dân một cách
khoa học và hợp lý hơn, đảm bảo cho nhân dân thực hiện được trên thực tế quyền này của
mình .......................................................................................................................... ........ 65



Năm là: Cần phải có nhiều quy định hơn nữa về dân chủ trực tiếp, nhanh chóng xây dựng
và ban hành các luật ghi nhận các quyền trực tiếp của nhân dân như Luật biểu tình, Luật trưng
cầu ý dân…Đồng thời, hồn thiện sự kết hợp các hình thức dân chủ đại diện và trực tiếp
.................................................................................................................................. 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngay từ khi Cánh mạng tháng Tám 1945 thành cơng, chính quyền thuộc về tay
nhân dân, ĐCS Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước ta là nước dân
chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công cuộc đổi mới,
xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là cơng việc của dân.
Chính quyền từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân”.
Ngày nay, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta
luôn coi trọng việc phát huy dân chủ, xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI nêu rõ: “Xây
dựng nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ
nghĩa. Dân chủ phải đi dôi với tập trung, với kỷ luật, pháp luật, với ý thức trách nhiệm
cơng dân”.
Để xây dựng và hồn thiện chế độ dân chủ, địi hỏi phải có nhiều cách thức, biện
pháp và hướng đi đúng đắn, sáng tạo. Trong đó việc nâng cao chất lượng dân chủ đại
diện, nâng cao khả năng đại diện cho ý chí, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đối với
các đại biểu, cơ quan dân cử vẫn là nhiệm vụ và chiến lược hàng đầu. Đồng thời, bên
cạnh đó phải từng bước mở rộng và có cơ chế hợp lý để thực hiện dân chủ trực tiếp một
cách hiệu quả và thiết thực. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa VIII đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát huy tốt hơn nữa quyền làm chủ của nhân
dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia vào bảo
vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan
và cán bộ công chức Nhà nước”.
Tuy nhiên, quá trình thực thi dân chủ trong thời gian qua đã bộc lộ khơng ít khó
khăn, thách thức do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, của hội nhập kinh tế quốc tế
và những hạn chế, yếu kém trong công cuộc xây dựng cơ chế dân chủ đại diện. Pháp luật

1


vẫn chưa có cơ chế rõ ràng để nhân dân thực sự là những người chủ của quyền lực Nhà
nước như bản chất Nhà nước đã khẳng định. Tình trạng vi hiến, sách nhiễu, tham nhũng,
cửa quyền…vẫn tồn tại phổ biến gây phiền hà cho dân và làm xói mịn lòng tin của nhân
dân vào Đảng và Nhà nước.
Trong bối cảnh đó của đất nước, vấn đề giữ vững và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, khắc phục tình trạng bất dân chủ, xây dựng một Nhà nước mạnh về lịng dân
ln là vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy, hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, cơng dân phải có
những biện pháp tích cực, cụ thể để tiến tới hoàn thiện chế dộ dân chủ, đảm bảo một bộ
máy hoạt động phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Mỗi kiến nghị, mỗi ý
kiến đóng góp tích cực; mỗi bài viết, mỗi cơng trình nghiên cứu đều là quý báu trong
thực tại dân chủ như hiện nay ở nước ta.
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Dân

chủ đại diện ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn” để làm đề tài khóa
luật tốt nghiệp cử nhân Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian qua, khi mà nhân dân và Nhà nước ngày càng quan tâm nhiều
hơn về việc xây dựng chế dộ dân chủ ở nước ta, thì vấn đề hoàn thiện dân chủ đại diện
được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới. Có thể kể tới các cơng trình tiêu biểu như

Luận văn Tiến sĩ Luật học “Chế độ bầu cử ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực
tiễn” của tác giả Vũ Văn Nhiêm năm 2009; Luận án Tiến sĩ Luật học “Mối quan hệ giữa
dân chủ và pháp luật trong điều kiện Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Minh Khôi năm
2007; Luận văn cử nhân “Dân chủ đại diện, lý luận và thực tiễn” của Vũ Văn Kha năm
2010…cùng một số các bài viết trên các tạp chí như: “Bầu cử và vấn đề dân chủ” của hai
tác giả Nguyễn Đăng Dung, Chu Khắc Hồi Dương trong tạp chí Ngiên cứu lập pháp, số
5/2002; “Đổi mới chế độ bầu cử ở Việt Nam là tiền đề quan trọng trong việc đổi mới bộ
máy Nhà nước với việc bảo đảm quyền con người” của tác giả Vũ Văn Nhiêm trong tạp
chí khoa học pháp lý, số 1 (68), năm 2012; “Nâng cao chất lượng đại biểu góp phần tăng
cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử” của tác giả Tạ Thị Yên trong
2


tạp chí tổ chức Nhà nước số 04/2011;“Chức năng đại diện của Quốc hội, một số vấn đề
về khái niệm” của tác giả Hồng Minh Hiếu trong tạp chí nghiên cứu lập pháp số 24
(185) năm 2010; “Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng đại diện của Quốc hội” của
Trần Thị Hạnh Dung trong tạp chí Nhà nước và pháp luật số 09 (269) năm 2010; “Vai trò
của bầu cử trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân” của Vũ
Văn Nhiêm trong tạp chí nghiên cứu lập pháp số 14 (199), Tháng 7 năm 2011…
Những cơng trình nghiên cứu, bài viết trên đều mang tính thời sự, xã hội, đề cập
đến vấn đề dân chủ trên bình diện chính trị, kinh tế, xã hội, đề cập và giải quyết những
vấn đề cụ thể như việc nâng cao chất lượng đại biểu dân cử, mở rộng dân chủ trực
tiếp…Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức chung chung, chưa đề
cập có hệ thống, tồn diện vấn đề dân chủ đại diện. Cụ thể như các cơng trình nghiên cứu
trực tiếp như đề tài “Dân chủ đại diện, lý luận và thực tiễn” của Vũ Văn Kha năm 2010
đưa ra được các hạn chế và kiến nghị không ở mức cụ thể, nội dung chưa bám sát với
thực tiễn dân chủ. Hay các cơng trình nghiên cứu lớn như luận án Tiến sĩ của tác giả Vũ
Văn Nhiêm, Đỗ Minh Khơi hay các bài viết trên tạp chí của các tác giả này mới chỉ gián
tiếp nhắc tới dân chủ đại diện, chỉ dành một phần trong kết cấu bài viết để nói về dân chủ
đại diện, hay nói cách khác, dân chủ đại diện chưa phải là chủ đề chính được đưa ra

nghiên cứu trong các cơng trình này. Vì thế mà dân chủ đại diện chưa được nghiên cứu
một cách toàn diện và hệ thống trong một cơng trình nghiên cứu chỉ dành riêng để phân
tích, hồn thiện về nó. Do vậy, có thể coi đề tài: “Dân chủ đại diện ở Việt Nam, những
vấn đề lý luận và thực tiễn” là cơng trình dù khơng mới nhưng vẫn bao quát và thể hiện
được những vấn đề thời sự đang được cả nước quan tâm hiện nay trong cơng cuộc xây
dựng và hồn thiện nhà nước Việt Nam theo mơ hình dân chủ XHCN hiện nay.
3.

Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

 Mục đích nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phân tích lý luận về dân chủ và dân chủ đại
diện, kết hợp với làm rõ thực trạng về dân chủ đại diện ở nước ta hiện nay, nhằm đưa ra
những thành tựu, những hạn chế cịn tồn tại và góp ý phát huy các thành tựu đạt được
3


cũng như khắc phục, loại bỏ những mặt yếu kém, góp tiếng nói vào cơng cuộc xây dựng
và hồn thiện chế dộ dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Đồng thời, luận văn cũng là cơ hội để tác giả trình bày quan điểm của mình về
dân chủ đại diện, học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm để làm cơ sở cho sự phấn đấu về
sau.
 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề về lý luận, thực tiễn và
phương hướng hoàn thiện dân chủ đại diện trong điều kiện hoàn thiện cơ chế dân chủ
hiện nay của đất nước.
 Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận về dân chủ đại diện ở tầm những vấn đề
khái quát cơ bản nhất, đồng thời nghiên cứu thực tiễn về dân chủ đại diện trong phạm vi
cả nước, trong tất cả các văn bản pháp luật liên quan. Nội dung luận văn chỉ giới hạn

nghiên cứu về dân chủ đại diện ở Việt Nam trên cơ sở có đơi chút so sánh với nước
ngoài, các vụ án cụ thể trong luận văn là những vụ án có thực trên thực tế trong những
năm gần đây về việc thực thi dân chủ. Các kiến nghị đưa ra có ý kiến là của riêng cá nhân
tác giả, có ý kiến đưa ra dựa trên sự sưu tầm, chọn lọc và hoàn thiện, bổ sung thêm những
cái hay của các tác giả khác nhằm thể hiện một luận văn hoàn chỉnh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của ĐCS Việt Nam về vấn đề dân chủ đại diện
trong xu thế hiện nay ở Việt Nam.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học Mác – Lênin, trực
tiếp là phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng
hợp, lịch sử và cụ thể. Ngồi ra, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp của xã hội
học như phương pháp so sánh, thống kê, phương pháp hệ thống…
5. Ý nghĩa của đề tài.

4


Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về dân chủ, về dân chủ đại
diện trong mối quan hệ với dân chủ trực tiếp. Đồng thời nêu ra được những thành tựu đã
đạt được và những hạn chế cịn tồn tại, trên cơ sở đó đề ra được những kiến nghị, những
biện pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng dân chủ đại diện, hoàn thiện cơ chế
dân chủ trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, đặc biệt là cho
các cơ quan, đại biểu dân cử về vai trò của dân chủ đại diện, sự cần thiết phải mở rộng
dân chủ trực tiếp và kết hợp chặt chẽ hai hình thức này, từ đó phát huy tính tích cực, trách
nhiệm xã hội cũng như ý thức làm chủ đất nước của nhân dân.
Luận văn còn là tài liệu có giá trị tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu, đánh
giá sau này của các tác giả khác. Mặt khác nó cũng là một trong những nhịp cầu của
chiếc cầu nối giữa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và lòng tin của

nhân dân, đảm bảo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
6. Bố cục trình bày đề tài.
Ngồi các phần đề cập trong phần mở đầu như tính cấp thiết, phạm vi, đối tượng
nghiên cứu của đề tài, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục nội dung
chính của luận văn được trình bày trong hai chương chính:
Chƣơng I: Khái quát về vấn đề dân chủ và dân chủ đại diện.
Chƣơng II: Cơ sở pháp lý, thực tiễn về vấn đề dân chủ đại diện ở Việt Nam
và kiến nghị phƣơng hƣớng hoàn thiện.
Tiếp sau đây sẽ là phần nội dung chính của hai chƣơng nói trên.

5


CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN.
1.1. Một số vấn đề lý luận về dân chủ.
1.1.1. Khái niệm và bản chất của dân chủ.
Thuật ngữ dân chủ lần đầu tiên ra đời ở Hy Lạp vào khoảng thế kỷ VII – VI (Trước
Công nguyên). Theo đánh giá của Aristole (384 – 322 TrCN) thì Salon (khoảng 638 –
559 TrCN) là người đầu tiên đặt nền tảng cho nguyên lý dân chủ. Salon muốn xây dựng
một nhà nước trên cơ sở một nền dân chủ thơng qua tuyển cử và hịa nhập sức mạnh với
pháp luật1.
Xét về mặt ngữ nghĩa, dân chủ (Demokratia), trong tiếng Hy Lạp cổ là một từ ghép,
được cấu thành từ hai từ gốc là Demos (Nhân dân) và Kratein (Cai trị). Nếu dịch sát
nghĩa thì Demokratia được hiểu là: Nhân dân cai trị2. Sau này các nhà chính trị học giản
lược mệnh đề đó thành “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Như vậy, thuật ngữ dân chủ
chỉ xuất hiện khi trước đó đã tồn tại ba yếu tố là nhân dân, quyền lực cộng đồng và mối
quan hệ giữa chúng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, dân chủ ngày càng được mở rộng và phát triển
với nhiều nội dung, hình thức khác nhau. Theo đó, khi bàn về khái niệm dân chủ, rất
nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu được đưa ra, trong đó điển hình là một số các ý

kiến như:3 Dân chủ là sản phẩm của quan hệ giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị của
giai cấp cầm quyền đối với xã hội; Dân chủ bao gồm ba nội dung cơ bản là nội dung
chính trị (dân chủ chính trị), nội dung văn minh nhân đạo (dân chủ xã hội là thành quả
quan trọng nhất của văn minh và nhân đạo của loài người) và nội dung xã hội của dân
chủ (dân chủ xã hội là hình thức tồn tại của xã hội hiện đại); Dân chủ cần được xem xét
theo nhiều khía cạnh, nhưng với nghĩa chung nhất, phổ biến nhất dân chủ là quyền lực
thuộc về nhân dân; Dân chủ khơng chỉ là một vấn đề chính trị hay xã hội, mà xét về chiều

1

TS Đỗ Trung Hiếu, Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 2004, Trang 07
2

Theo từ điển The Oxford Companion to Polites of the World - New York Oxford – 1993 –Trang 200

3

Tạp chí cộng sản, Hội thảo khoa học “Vấn đề dân chủ ở nước ta – thực trạng và kiến nghị”, số 2/190 – Trang 40,

số 3/190 – Trang 11 -20.
6


sâu chính là một vấn đề văn hóa. Theo đó, dân chủ là sản phẩm tự quyết của nhân dân,
phản ánh sự tồn tại của con người với tất cả ý chí, tài năng và lợi ích của họ; hay dân chủ
là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, quyền dân chủ bị chế định bởi tương quan giai cấp,
trạng thái phát triển của sản xuất và trình độ văn hóa chung, trước hết là văn hóa chính trị
của nhân dân…

Như vậy, dù dân chủ được xem xét ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, nhưng
chung quy lại các ý kiến đều thống nhất ở việc thừa nhận Dân chủ là quyền lực thuộc về
nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng đưa ra một định nghĩa hết sức ngắn gọn
nhưng vô cùng hàm súc về dân chủ: “Dân chủ là dân làm chủ và dân là chủ”4; Dân chủ là
chìa khóa vạn năng của mọi tiến bộ và phát triển hay Theo Abrham Lincoln - cố tổng
thống Mỹ thì dân chủ là một chính phủ “của dân, do dân và vì dân”5. Suy cho cùng, dù
được hiểu ở khía cạnh, góc độ nào thì về bản chất, nội dung, tính chất và khuynh hướng
phát triển của dân chủ hoàn toàn phụ thuộc vào chỗ quyền lực chính trị thuộc về tầng lớp
nào, giai cấp nào và phục vụ cho ai ở trong xã hội. Điều này chứng minh cho sự khác
nhau cơ bản về bản chất của nền dân chủ XHCN và dân chủ tư sản. Do đó, theo Lênin:
“Các Xơ Viết cơng nhân và nơng dân là một kiểu mới về nhà nước, một kiểu mới cao
nhất về dân chủ….lần đầu tiên, ở đây chế độ dân chủ phục vụ quần chúng, phục vụ
những người lao động, nó trung ương giới
thiệu bị trượt nhiều nhất (ở khóa XII con số này là 7 người). Kết quả bầu cử Quốc hội
khóa XIII này đã đánh dấu một nhận thức mới, song vẫn là chưa đủ, bởi số lượng người
tự ứng cử trúng cử vẫn chưa cao. Do đó việc hồn thiện thủ tục hiệp thương bầu cử vẫn
phải là mối quan tâm hàng đầu trong chế độ bầu cử hiện nay.
Về các nguyên tắc bầu cử, trong nguyên tắc bầu cử phổ thông, nên sửa lại quy
định để người đang bị tạm giam được ghi tên vào danh sách cử tri, tức là có quyền bầu
cử, bởi như đã phân tích, họ chưa phải là tội phạm. Đồng thời, nên sửa lại độ tuổi có
quyền bầu cử của công dân là từ 18 tuổi trở lên thay vì phải đủ 18 tuổi, sửa lại độ tuổi có
quyền ứng cử là từ 21 tuổi thay vì đủ 21 tuổi như hiện nay để đảm bảo quyền lợi của
những đối tượng này.
Trong nguyên tắc bầu cử trực tiếp và cả nguyên tắc bầu cử phổ thông, pháp luật nên
có những quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri đi có thể thực hiện dễ dàng quyền
bầu cử của mình. Cụ thể là nên áp dụng nhiều hình thức bỏ phiếu như gửi thư, bỏ phiếu
56


qua internet, qua email chứ không chỉ là cử tri trực tiếp đến điểm bỏ phiếu như hiện nay.

Tất nhiên, đến trực tiếp điểm bỏ phiếu vẫn là hình thức chính, song nên có thêm những
hình thức trên để tạo ra nhiều kênh cho cử tri lựa chọn, tạo điều kiện về thời gian, công
sức cho cử tri, giúp những cử tri đi làm ăn xa, cử tri sinh sống, làm việc ở nước ngồi có
điều kiện để thực hiện quyền cơng dân của mình. Đồng thời làm như vậy sẽ hạn chế được
rất lớn hiện tượng đi bỏ phiếu thay, bỏ phiếu hộ như hiện nay. Tuy nhiên để làm được
như vậy, pháp luật cũng cần đưa ra những quy định phù hợp để kiểm soát chặt chẽ việc
bỏ phiếu để tránh các hiện tượng tiêu cực phát sinh khi tồn tại nhiều hình thức bỏ phiếu
như vậy.
Về đơn vị bầu cử, mơ hình đơn vị bầu cử nhiều đại diện đang bộc lộ nhiều hạn chế.
Do đó cần nghiên cứu để chuyển dần mơ hình đơn vị bầu cử nhiều đại diện sang mơ hình
đơn vị bầu cử một đại diện, trong đó cả nước chia thành nhiều đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị
bầu cử chỉ bầu ra một đại biểu.
Đối với tình trạng cục bộ địa phƣơng trong bầu cử Quốc hội và HĐND, cần tuyên
truyền để thay đổi nhận thức của cử tri trong việc quan tâm lựa chọn ra cho mình những
đại biểu thật sự đại diện được cho mình chứ khơng phải là bầu cho người cùng dịng họ,
cùng làng, cùng xóm. Đồng thời nên có những chế tài phù hợp đối với những người mua
chuộc, vận động trái phép người khác bỏ phiếu cho mình, cho người trong họ mình…
Ngồi ra, trong chế độ bầu cử hiện nay, còn cần phải quan tâm đến việc cập nhật
thông tin về các đại biểu đưa ra bầu, nhất là những đại biểu ít liên hệ với đơn vị bầu cử để
cử tri có thể đánh giá sơ bộ về mỗi đại biểu, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Hai là: Phải nâng cao hơn nữa hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của cơ quan
dân cử, đảm bảo cơ quan dân cử thật sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng
của nhân dân.
Điều trước hết khi nhấn mạnh tới việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan
dân cử là cơ cấu lại số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách. Theo đó, pháp luật nên quy
định tỷ lệ đại biểu chuyên trách trong tổng số đại biểu dân cử, nhất là ĐBQH cao hơn so
với hiện nay. Cụ thể là nên quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách chiếm
khoảng 50 – 60% trên tổng số đại biểu chứ khơng phải là ít nhất 25% như hiện giờ. Làm
57



như vậy sẽ tăng cường rất nhiều hiệu quả hoạt động của đại biểu, đảm bảo được tính đại
diện cho dân của cơ quan dân cử, tránh được cục bộ địa phương, cục bộ nghành. Tuy
nhiên, để làm được điều này, Nhà nước cũng cần quan tâm tới việc thay đổi chế độ đãi
ngộ đối với đại biểu Quốc hội, HĐND theo hướng tăng cường hơn để đảm bảo đại biểu
có đủ cơ sở về vật chất, có đủ thời gian và tâm huyết hoàn thành nhiệm vụ mà nhân dân
tin tưởng giao phó. Thiết nghĩ, nên có một chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với các đại biểu
dân cử để đại biểu “an phận” với vai trò đại biểu của mình mà khơng bị ảnh hưởng bởi
những điều khác. Thí dụ như tăng lương, có chế độ ăn ở đặc biệt…
Thứ hai, trong việc tổ chức Quốc hội, HĐND, điều đáng phải quan tâm là không
nên để Đại biểu kiêm nhiệm các chức vụ hành pháp hoặc tư pháp như Thủ tướng Chính
phủ, Chủ tịch UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND…nhưng vẫn buộc các
chức danh này báo cáo công tác và chịu sự giám sát của Quốc hội, HĐND. Điều này
nhằm loại bỏ sự chồng chéo trong hoạt động, tránh cục bộ nghành và tạo ra sự phân cơng,
phân nhiệm rạch rịi giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp và là để tránh tình trạng Quốc
hội, HĐND “vừa đá bóng vừa thổi cịi” khi giám sát chính những chức danh nằm trong
thành phần của mình.
Thứ ba, nhất thiết phải đề ra các biện pháp hợp lý để ngăn cản tình trạng cục bộ địa
phương, cục bộ nghành đang phổ biến như hiện nay. Các biện pháp đó có thể như người
đứng đầu cơ quan khơng được cơ cấu với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm đó những người có
quan hệ thân thích với mình trong cơ quan mình, hoặc trong cơ quan cấp dưới mình. Hay
một nghành, một địa phương không được cấp dự án đầu tư trái với thế mạnh của nghành,
địa phương đó quá nhiều vốn, ngân sách…Các biện pháp thiết thực này sẽ góp phần ngăn
cản những đại biểu có xu hướng kéo các dự án về địa phương mình, ngành mình quản lý
để hưởng lợi ích và lấy thành tích báo cáo. Đồng thời cũng góp phần làm giảm nạn tham
nhũng đang hồnh hành như hiện nay.
Ngồi ra, thực tế có thể thấy, khả năng đại diện của đại biểu dân cử còn rất hạn chế,
tiêu biểu như vụ việc của UBND Huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng trong việc
cưỡng chế thu hồi đất của nhân dân dẫn tới việc nhân dân bức xúc chống trả lại cán bộ.
Hay như trường hợp khó tin ở Xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa khi

58


xã chỉ có 15 thơn mà có tới hơn 500 cán bộ, đã thế, cán bộ hầu như chỉ ngồi chơi, cịn
nhân dân trong xã thì lao động vất vả nhưng phải đóng “phí” cho xã (ước tính cứ 5 tạ
thóc làm ra dân phải đóng phí cho xã 1 tạ), trái ngược hơn, hầu hết cán bộ sống bằng
nguồn thóc lúa của dân lại chẳng phải do dân bầu. Những chức danh như đồn thơn, cán
bộ phụ nữ thơn… đều theo ngành dọc, cơ cấu lên làm52. Qua những vụ việc trên cho thấy,
nếu các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp ở Hải Phịng, Thanh Hóa và nhất là
Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, Chủ tịch UBND Xã Quảng Vinh thực sự là những
người đại diện đích thực của nhân dân, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân thì đã khơng
thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước các quyết định trái pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng
thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của hàng
trăm hộ dân ở địa phương này; đã không để tình trạng “cơ cấu” quá nhiều cán bộ chèn ép,
vơ vét của nhân dân ở xã Quảng Vinh như thế. Cách đây 66 năm, pháp luật bầu cử và
thực tiễn tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên ở nước ta ngày 06/01/1946
đã thật sự tự do, thật sự dân chủ. Nhân dân có quyền bầu và nhân dân cũng có quyền bỏ
phiếu bất tín nhiệm theo định kỳ những người do nhân dân bầu ra. Do vậy mà, pháp luật
hiện hành nên học hỏi kinh nghiệm trong lịch sử để người đại biểu của nhân dân, người
đứng đầu cơ quan chấp hành - điều hành ở địa phương thực sự là những người có đức, có
tài, thực sự đại diện cho nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát của
nhân dân đã bầu ra mình chứ khơng phải là lợi dụng chức vụ để hành dân, để vơ vét của
dân như thế.
Đối với hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là trong hai hoạt động đại diện cơ bản là
lập Hiến, lập pháp và giám sát cần phải hoàn thiện những vấn đề sau:
Thứ nhất: Trong hoạt động lập Hiến, lập pháp
Điều đầu tiên cần hoàn thiện là việc sửa đổi lại Hiến pháp cho phù hợp với chế độ.
Nên bỏ quy định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” quy
định tại Điều 83 Hiến pháp và bỏ quy định tại Điều 147: “Chỉ Quốc hội mới có quyền
sửa đổi Hiến pháp”. Quyền lập hiến, lập pháp, sửa đổi Hiến pháp vẫn thuộc về Quốc hội

52

Theo 24h.com.vn: />
c46a464727.html. Truy cập ngày 26/06/2012
59


nhưng không phải Quốc hội là chủ thể duy nhất mà trước hết phải thuộc về nhân dân vì
chính nhân dân mới là chủ quyền lực thực sự.
Về việc trưng cầu ý dân đối với việc ban hành, sửa đổi Hiến pháp, thông qua các dự
Luật hay quyết định những vấn đề quan trọng của Quốc gia. Hiện nay, pháp luật có quy
định về trưng cầu ý dân, song chưa được cụ thể vào văn bản chính thức là Luật trưng cầu
ý dân (mặc dù dự thảo Luật này đã được đưa ra từ năm 2006 nhưng đến nay Luật Trưng
cầu ý dân vẫn nằm trong các dự Luật năm 2013) mà quy định Quốc hội có quyền quyết
định việc trưng cầu ý dân53. Thiết nghĩ nên nhận thức và vận dụng lại những điểm tiến bộ
trong Hiến pháp 1946, bởi lẽ Hiến pháp 1946 quy định nhân dân có quyền phúc quyết về
Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh Quốc gia54 nhưng Hiến pháp 1992 lại
không tiếp thu điều đó. Hiện nay, trong việc sửa đổi Hiến pháp và dự kiến ban hành vào
cuối năm 2013 này, Quốc hội nên đưa vào Hiến pháp 2013 những quy định như Hiến
pháp 1946 và phát triển những quy định đó cho hồn thiện hơn nữa. Đồng thời nên sớm
ban hành luật trưng cầu ý dân trong năm 2013 này. Theo đó, nên quy định Quốc hội là cơ
quan soạn thảo ra Hiến pháp nhưng để thông qua cần phải trải qua thủ tục trưng cầu ý
dân. Nghĩa là trao quyền quyết định cho nhân dân. Quy định này không chỉ nên áp dụng
với Hiến pháp mà trong việc thông qua một số dự luật quan trọng, cũng nên để nhân dân
quyết định bằng hình thức này. Vì suy cho cùng, Luật pháp ban hành ra là để điều chỉnh
các quan hệ xã hội, đưa lại và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhân dân.
Đồng thời, pháp luật cũng nên có những quy định phù hợp để giảm thẩm quyền ban
hành pháp luật của UBTVQH và giảm khả năng ban hành Nghị định độc lập của Chính
phủ để tránh tình trạng văn bản pháp luật được ban hành tràn lan, thiếu đồng bộ và tránh
việc Chính phủ quy định nhiều quyền hạn cho mình trong các Nghị định. Biện pháp hợp

lý nhất là ban hành Luật ủy quyền lập pháp. Bởi thực tế hiện nay, UBTVQH có quyền
ban hành Pháp lệnh khi chưa có Luật điều chỉnh vấn đề nào đó, nghĩa là nó gần tương
đương Luật. Mà thành phần UBTVQH chỉ có 15 thành viên, nên rõ ràng 15 người khó
có thể thay mặt cho 500 ĐBQH đại diện cho dân tạo ra một văn bản mang tính bắt buộc
53

Điều 84 Hiến pháp 1992.

54

Điều 21 Hiến pháp 1946
60


chung được. Cùng theo đó, Quốc hội cần phải nhìn nhận lại việc ban hành pháp luật của
mình cho có tính “sống” với thực tiễn. Các đạo luật mà Quốc hội xây dựng và thông qua
phải đảm bảo hợp hiến, thống nhất với các văn bản khác, Luật xây dựng phải đảm bảo
tính khả thi, phải bao quát hết các quan hệ xã hội cần điều chỉnh và dự đoán được các
quan hệ xã hội sẽ phát sinh, phải mang tính dễ hiểu, khoa học, có khả năng áp dụng trực
tiếp, ngơn ngữ minh bạch, chính xác, phải tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong bước soạn
thảo để bao qt được ý chí, nguyện vọng, dung hịa được lợi ích của mọi tầng lớp nhân
dân…Nếu được như vậy sẽ hạn chế được sự tràn lan của Nghị định, thông tư hướng dẫn,
tránh được sự đề cao hóa Nghị định, thông tư so với Luật, đồng thời bảo vệ được những
quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Thứ hai: Trong hoạt động giám sát.
Việc quy định quá nhiều chủ thể, quá nhiều đối tượng chịu sự giám sát của Quốc
hội đã đưa đến tình trạng quá tải cho hoạt động này của Quốc hội. Do vậy, cần quy định
lại theo hướng giảm bớt cho Quốc hội. Thiết nghĩ, chỉ nên quy định Quốc hội thực hiện
quyền giám sát đối với các cơ quan Nhà nước ở Trung ương như Chính phủ, các Bộ,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tịa án nhân dân tối cao…Cịn ở địa phương thì giao

quyền giám sát cho HĐND địa phương đó. Nhất thiết phải như vậy để khắc phục tình
trạng “đá bóng nhầm sân” của Quốc hội, giúp hoạt động giám sát của Quốc hội hiệu quả
hơn, tránh ôm đồm quá nhiều dẫn tới hình thức.
Thiết thực hơn, nên quy định rõ các chế tài, các biện pháp xử lý rõ ràng đối với việc
các đại biểu trả lời chất vấn không đạt u cầu, khơng giải thích được câu hỏi chất vấn.
Đồng thời cũng phải nâng cao nhận thức để các đại biểu tích cực hơn nữa trong việc thực
hiện quyền chất vấn của mình.
Đối với việc giám sát lại hoạt động của Quốc hội khi Quốc hội đi giám sát các cơ
quan khác, hiện nay do Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất nên không nên
để một cơ quan nào trong bộ máy Nhà nước giám sát Quốc hội, mà cần tiến tới thành lập
mơ hình Tịa án Hiến pháp độc lập hoặc một hội đồng bảo vệ Hiến pháp. Tòa án hiến
pháp này sẽ nhân danh Hiến pháp để xét xử khi vi hiến, tòa này phải do Hiến pháp quy
61


định thành lập và phải tồn tại độc lập, không phải là một tòa chuyên trách nằm trong hệ
thống tòa án tư pháp thường như tịa hình sự, dân sự, và nó cũng khơng nằm trong Quốc
hội hay Chính phủ. Đây là biện pháp mang tính xu thế, phù hợp với sự phổ biến trên thế
giới và giải quyết được sự lạm quyền, sai không ai xử lý của Quốc hội.
Đối với địa phƣơng, nên quy định Hội đồng nhân dân có tính độc lập tương đối
với nhà nước Trung ương chứ không phải là cánh tay nối dài. Đồng thời cần nghiên cứu
áp dụng mơ hình tổ chức chính quyền địa phương theo nguyên tắc tự quản ở các đơn vị
hành chính cơ bản như tỉnh, thành phố, thị xã, xã ...để bảo đảm tính độc lập, tự chủ, năng
động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Nên quy định chính
quyền địa phương có tài sản riêng, có ngân sách riêng từ nguồn thu thuế, lệ phí ở địa
phương theo luật về chính quyền địa phương, chứ không phải theo cơ chế “xin - cho” như
hiện nay…
Mặt khác, cũng như đối với Quốc hội, nên quy định rõ các hình thức xử lý cụ thể
sau giám sát của HĐND chứ không phải chỉ dừng ở mức độ đề nghị, kiến nghị, bỏ phiếu
tín nhiệm với những chức danh do HĐND bầu, như thế sẽ nâng cao được trách nhiệm của

đối tượng bị giám sát, nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND.
Đối với những nơi thí điểm bỏ HĐND cấp Quận, huyện, và một số Phường. Cách
làm hợp lý nhất là để UBND và các cơ quan ở địa phương cấp đó chịu sự giám sát của
UBND cấp trên trực tiếp, sau đó UBND cấp trên trực tiếp này báo cáo lại với HĐND cấp
Tỉnh. Trong một tầm nhìn xa hơn, nên có những quy định hợp lý hơn nữa để giảm bớt sự
quá tải cho HĐND Tỉnh khi bỏ HĐND Huyện, Quận, đảm bảo được là cơ quan đại diện
cho nhân dân ở địa phương.
Ba là: Nhất thiết phải có nhiều biện pháp cụ thể để hiện thực hóa và nâng cao
hơn nữa hoạt động của đại biểu dân cử.
Trong hoạt động tiếp xúc cử tri, nên có nhiều quy định để các đại biểu có thể tiếp
xúc cử tri một cách thường xuyên hơn chứ không phải chỉ trước và sau các kỳ họp của
Quốc hội và HĐND các cấp như hiện nay. Bởi bức xúc, tâm tư, nguyện vọng của cử tri
luôn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày nên việc tạo ra nhiều cuộc tiếp xúc sẽ giúp cử tri

62


có nhiều cơ hội để phản ánh những nguyện vọng, bức xúc ấy của mình. Đồng thời cũng
nâng cao được trách nhiệm của đại biểu trước cử tri hơn.
Song song với việc tăng cường số lượng buổi tiếp xúc cử tri hơn thì việc nâng cao
hiệu quả, chất lượng của các buổi tiếp xúc này cũng cần phải được quan tâm đặc biệt.
Theo đó, nên tổ chức để sao đó mọi thành phần cử tri đều được tiếp xúc đại biểu chứ
không phải chỉ những “cử tri chuyên trách” như hiện nay. Một thực tế đang tồn tại là hầu
hết lần tiếp xúc cử tri này đến lần khác các đại biểu chỉ tiếp xúc với những người có vai
vế trong địa phương, thường là người già, là cán bộ cơ sở, bí thư chi bộ, trưởng thơn, chi
hội trưởng các đoàn thể nhân dân, những “cử tri đại diện” nên hiệu quả các cuộc tiếp xúc
gần như chỉ là hình thức. Do vậy, việc tạo điều kiện và tổ chức cuộc tiếp xúc sao cho
càng nhiều cử tri tham gia càng tốt là vấn đề hết sức quan trọng.
Hơn nữa, việc tiếp xúc cử tri nên tổ chức ở nhiều nơi, nhiều thời gian chứ không
đơn thuần chỉ ở các khu vực bầu cử và trong giờ hành chính. Thiết nghĩ nên tổ chức các

cuộc tiếp xúc vào các ngày chủ nhật để hầu hết cử tri có thể tham gia, đồng thời cũng
tránh được tình trạng đại biểu kiêm nhiệm lấy lý do công việc để vắng mặt. Mặt khác,
nên tổ chức tiếp xúc ở bất cứ nơi nào có dân như bệnh viện, trường học…để mọi thành
phần nhân dân đều có cơ hội nói lên tiếng nói của mình. Như thế sẽ tăng cường dân chủ
hơn, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của đông đảo nhân dân hơn.
Như đã nói ở trên, đại biểu hay vắng mặt trong các cuộc tiếp xúc cử tri phần lớn là
do kiêm nhiệm, là do bận cơng việc. Vì vậy mà việc thay đổi cơ cấu đại biểu chuyên
trách theo hướng cân bằng hoặc cao hơn đại biểu kiêm nhiệm cịn góp phần tạo cho đại
biểu có thời gian để tiếp xúc cử tri hơn, tránh tình trạng đại biểu cố tình lấy lý do cơng
việc để “tránh” tiếp xúc dân.
Trong hoạt động tiếp dân, bất cập hiện nay là nhân dân thường rất khó khăn để gặp
đại biểu để trình bày các u cầu, kiến nghị. Do đó, vẫn là biện pháp cũ, tăng cường số
lượng đại biểu chuyên trách để khắc phục tình trạng này. Đồng thời cũng nên có những
quy định phù hợp để đại biểu có nhiều cơ hội tiếp dân hơn.
Như một căn bệnh không có thang thuốc nào tỏ ra hữu hiệu hiện nay là thái độ làm
việc của cán bộ, đại biểu dân cử với nhân dân. Một tầng lớp cán bộ không nhỏ hiện nay
63


quên mất mình chỉ là người của dân, là “đầy tớ” của dân như Bác Hồ đã dạy mà thường
tỏ ra nghiêm nghị, thậm chí là tỏ thái độ nóng nẩy, qt mắng dân. Cịn tâm lý nhân dân
thì sợ sệt, e dè, khơng biết mình là chủ quyền lực, mặt khác cũng vì dân thường là người
cần cán bộ hơn là cán bộ cần dân. Do đó, pháp luật cũng cần có những quy định, có
những biện pháp để xử lý hiệu quả cũng như tuyên truyền cho dân hiểu về quyền chính
trị của mình hơn. Tuy cách nhìn nhận này có vẻ hơi tiêu cực, song đó đúng là thực tế bất
cập hiện nay cần được nhận thức và quy định lại để đảm bảo một xã hội dân chủ thực thụ
chứ khơng phải là hình thức.
Ngồi ra, cũng cần có những biện pháp phù hợp để các đại biểu đem lại cho cử tri
đơn vị bầu cử mình nhiều lợi ích nhất, phải làm sao đó để đại biểu các Tỉnh ganh đua,
cạnh tranh nhau trong việc bảo vệ và mang lại lợi ích thiết thực cho cử tri của mình. Thay

vì ganh đua quyền lực, lợi ích cho cá nhân đại biểu thì nếu có cơ chế, biện pháp để đại
biểu cạnh tranh đem lại lợi ích chính đáng cho cử tri thì có lẽ cử tri sẽ là người được lợi
rất nhiều, đồng thời dân chủ cũng được nâng cao hơn rõ rệt.
Bốn là: Xây dựng quy chế bãi nhiệm đại diện của Cơ quan dân cử và nhân dân
một cách khoa học và hợp lý hơn, đảm bảo cho nhân dân thực hiện được trên thực tế
quyền này của mình.
Vấn đề bãi nhiệm đại biểu dân cử còn bất cập chủ yếu là do vấn đề hạn chế về trình
tự, thủ tục. Pháp luật hiện nay cần thiết phải quy định lại cho phù hợp. Theo đó, nên quy
định chủ thể có quyền đưa đại biểu Quốc hội ra bãi nhiệm không chỉ duy nhất là
UBTVQH mà nên mở rộng ra nhiều chủ thể như các ủy ban khác của Quốc hội hay ngay
chính cả Quốc hội. Hơn nữa nên quy định Quốc hội có quyền đưa đại biểu ra bãi nhiệm
khi có căn cứ và phải được sự đồng ý của cử tri nơi bầu ra đại biểu bị bãi nhiệm; nên quy
định chỉ nhân dân mới có quyền yêu cầu Quốc hội, HĐND đưa đại biểu ra bãi nhiệm vì
chỉ nhân dân mới là chủ thể ủy quyền, đồng thời không quy định bất cứ điều kiện hay lý
do nào đối với việc nhân dân yêu cầu bãi nhiệm vì dân là chủ quyền lực, dân không muốn
ủy quyền cho đại biểu đó nữa thì nhất định và bắt buộc Quốc hội phải tiến hành bãi
nhiệm. Tuy nhiên nên quy định chỉ nhân dân ở đơn vị bầu cử ra đại biểu mới có quyền

64


yêu cầu Quốc hội bãi nhiệm, vì nếu quy định người khơng tham gia bầu mà có quyền u
cầu bãi nhiệm thì rõ ràng là khơng hợp lý.
Mặt khác, pháp luật nên có các quy định về việc xác định mức độ sai lầm của đại
biểu, phải quy định sai với mức độ nào thì xứng đáng bị bãi nhiệm. Điều này là cần thiết
và quan trọng để tránh tình trạng UBTVQH tồn quyền chủ quan ý chí khi quyết định bãi
nhiệm hay không một đại biểu sai phạm như hiện nay.
Với thủ tục nhân dân bãi nhiệm, nên có những quy định cụ thể. Nên đưa ra những
phân định rõ ràng trong việc xác định khi nào thì tiến hành bãi nhiệm bởi Quốc hội, khi
nào thì cần thiết phải đưa ra nhân dân. Có như vậy nhân dân mới có thể thực hiện được

quyền này của mình.
Năm là: Cần phải có nhiều quy định hơn nữa về dân chủ trực tiếp, nhanh chóng
xây dựng và ban hành các luật ghi nhận các quyền trực tiếp của nhân dân như Luật
biểu tình, Luật trưng cầu ý dân…Đồng thời, hồn thiện sự kết hợp các hình thức dân
chủ đại diện và trực tiếp.
Nước ta coi dân chủ đại diện là hình thức dân chủ chính và có một số các quy định
về dân chủ trực tiếp. Song trong điều kiện đất nước đổi mới như hiện nay đòi hỏi pháp
luật phải ngày càng tăng cường mở rộng dân chủ trực tiếp trên cơ sở kết hợp hài hịa giữa
nó và dân chủ đại diện. Bởi dân chủ đại diện dù có ý nghĩa quan trọng đến mấy thì cũng
khơng thể khắc phục được những hạn chế của chế độ Nhà nước, khi mà cơ quan quyền
lực chỉ mang quyền lực ủy quyền nhưng lại thay dân làm hết các quyền của dân như thế.
Ưu thế của dân chủ trực tiếp so với dân chủ đại diện có thể thấy rõ nét, đó chính là
việc phản ánh một cách chính xác nhất ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Bởi “khơng ai
phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân bằng chính nhân dân”55. Đây là ưu thế tuyệt
đối của dân chủ trực tiếp so với dân chủ đại diện. Ngoài ra, dân chủ trực tiếp được tăng
cường sẽ làm cho Nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn vì được nhân dân đồng tình, ủng
hộ và phục vụ nhân dân tốt hơn; dân chủ trực tiếp tạo nên cơ chế đối trọng và hệ thống

55

Vũ Văn Nhiêm, Một số vấn đề về trưng cầu ý dân, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh, số 1(32)/2006.
65


kiểm tra, giám sát với dân chủ đại diện, với cả bộ máy Nhà nước và với những kẻ độc
đoán, chuyên quyền, sâu dân, mọt nước...sàng lọc được sự tùy tiện, kiểm soát, gạt bỏ
được các bệnh quốc nạn; dân chủ trực tiếp tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào quản
lý Nhà nước và xã hội, phát huy được tính tự giác giải quyết cơng việc trong cộng đồng,
tập thể, khắc phục thói quen chờ đợi, ỷ lại người khác; dân chủ trực tiếp cịn góp phần

tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, đảm bảo được sự
lãnh đạo của Đảng.
Tuy nhiên, dân chủ trực tiếp cũng bộc lộ nhiều hạn chế của nó. Thế nên dân chủ đại
diện hay dân chủ trực tiếp cái nào hơn không nên đưa ra để bình luận, bởi mỗi hình thức
đều tồn tại điểm mạnh, điểm yếu của nó. Trong điều kiện đất nước như Việt Nam, xây
dựng Nhà nước theo hình thức dân chủ đại diện là hợp lý, song bên cạnh đó cần phải mở
rộng dân chủ trực tiếp. Đồng thời kết hợp hài hịa mối quan hệ hữu cơ, gắn bó như “hai
bánh như một cỗ xe ngựa” của hai hình thức này để thiết lập một chế độ dân chủ hoàn
thiện về mọi mặt và đáp ứng được nhu cầu nhân dân trong việc tham gia xây dựng, quản
lý đất nước như hiện nay.
Để kết hợp hai hình thức dân chủ này, hay đúng hơn là mở rộng hơn dân chủ trực
tiếp như hiện nay, nhất thiết cần phải tập cho nhân dân thói quen thực thi quyền lực của
mình một cách trực tiếp và Nhà nước phải có nghĩa vụ tổ chức cho nhân dân thực hiện.
Cần xây dựng những bước đi, cách làm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội,
văn hóa và dân trí khi thực hiện dân chủ trực tiếp. Đồng thời cần khẩn trương sửa đổi
Hiến pháp và ban hành các Luật để cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp về dân chủ
trực tiếp (Hiến pháp 2013 đang trong quá trình sửa đổi và mở rộng dân chủ trực tiếp là
vấn đề cốt lõi được rất nhiều nhà nghiên cứu và nhà làm luật đưa ra, song hiến pháp đó
sửa đổi như thế nào thì phải đợi khi ban hành mới biết rõ). Cụ thể tiên quyết cần làm
những việc sau ở hiện tại và tương lai gần:
Thứ nhất: Sửa đổi Hiến pháp 1992 và các Luật liên quan theo hướng hoàn thiện hơn
dân chủ đại diện, đồng thời tăng cường mở rộng dân chủ trực tiếp.
Thứ hai: Khẩn trương ban hành các Luật như Luật trưng cầu ý dân, Luật biểu tình,
Luật lập hội, nhóm của cơng dân…Sửa đổi các văn bản pháp luật bầu cử theo xu hướng
66


×