Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nhiệm vụ và quyền hạn của hải quan trong tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐINH NGỌC THẮNG

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HẢI QUAN
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HẢI QUAN
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Chun ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ KIM OANH
Học viên: ĐINH NGỌC THẮNG
Lớp: Cao học Luật hình sự và TTHS, khóa 20

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả, khơng có bất
kỳ sự sao chép nào từ các cơng trình nghiên cứu khác.


Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý
báu và hữu ích từ phía Thầy Cơ, Gia đình, bạn bè.
Qua đây, cho phép tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Võ Thị Kim Oanh,
Trưởng khoa Luật hình sự & TTHS, người đã định hướng cũng như tận tình giúp đỡ
tác giả để hồn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Đinh Ngọc Thắng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 Bộ luật TTHS

BLTTHS

 TTHS

TTHS

 Viện kiểm sát

VKS

 Vụ án hình sự

VAHS



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Phụ lục 1: Th ng kê vụ việc vi phạm bị bắt giữ từ năm 2010 đến tháng 6 2016.
Phụ lục 2: Danh mục hang hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện
quản lý chuyên ngành.


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA
HẢI QUAN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ...................................................................... 6
1.1. Khái niệm về nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan trong Tố tụng hình sự......... 6
1.2. Cơ sở của việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan trong Tố tụng hình sự ..... 11
1.2.1 Tính chất đặc thù của lĩnh vực hoạt động Hải quan ................................ 11
1.2.2. Xuất phát từ nhiệm vụ của Luật Tố tụng hình sự ....................................12
1.3. Sơ lƣợc hình thành và phát triển về nhiệm vụ quyền hạn của Hải quan
trong pháp luật Tố tụng hình sự ........................................................................... 14
1.3.1. Quy định pháp luật tố tụng hình sự v nhiệm vụ quy n hạn của Hải quan
từ 1945 đến trước 1988...................................................................................... 14
1.3.2. Quy định v nhiệm vụ quy n hạn của Hải quan trong ộ luật Tố tụng
hình sự n m 1988 đến n m 2003 .......................................................................19
1.4. Nhiệm vụ quyền hạn của Hải quan trong pháp luật Tố tụng hình sự của
một số quốc gia trên thế giới ................................................................................. 22
CHƢƠNG 2. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HẢI QUAN TRONG PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG............................................. 27
2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan trong pháp luật Tố tụng hình sự năm
2015 .......................................................................................................................... 27
2.1.1. Nhiệm vụ quy n hạn của Cơ quan Hải quan trong giai đoạn khởi tố vụ
án hình sự...........................................................................................................27
2.1.2. Nhiệm vụ quy n hạn của cơ quan Hải quan trong giai đoạn đi u tra vụ

án hình sự...........................................................................................................31
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan trong
pháp luật Tố tụng hình sự ..................................................................................... 35
2.2.1. Kết quả Cơng tác đấu tranh phòng chống tooij phạm của Hải quan trong
thời gian qua. .....................................................................................................35


2.2.2. Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ quy n hạn của Hải quan trong quyết định
khởi tố vụ án hình sự .......................................................................................... 36
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
QUAN HẢI QUAN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ....................................................... 47
3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan Hải quan....................................... 47
3.1.1 Xuất phát từ nhiệm vụ cải cách tư pháp và mục tiêu phòng chống tội phạm .47
3.1.2. u cầu của cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm của Hải quan...51
3.2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................................ 52
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự ......................................52
3.2.2. Nhóm giải pháp khác ...............................................................................59
KẾT LUẬN............................................................................. Error! Bookmark not defined.6


-1PHẦN MỞ ĐẦU
1. L do chọn đề tài
Trong b i cảnh xã hội có nhiều biến đổi trên tất cả các lĩnh vực của đời
s ng kinh tế - xã hội, từ kết quả đổi mới chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước.
Để tiếp tục đổi mới kinh tế, phát huy nội lực và thu hút đầu tư nước ngoài, Đảng
và Nhà nước ta tiến hành cải cách hành chính và cải cách tổ chức, hoạt động
của các cơ quan tư pháp. Việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các
cơ quan bảo vệ pháp luật là cần thiết và cấp bách. Vì vậy, việc đổi mới tính chất
và hoạt động của các cơ quan tư pháp được quan tâm và đã được đưa vào các
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn qu c của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 26/11/2003 BLTTHS sửa đổi đã được Qu c hội khóa 11 kỳ họp thứ
2 thơng qua có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình
sự sửa đổi đã được Ủy ban thường vụ Qu c hội thơng qua ngày 20/8/2004 có
hiệu lực từ ngày 1/10/2004 là một bước tiếp tục luật hóa đường l i chính sách của
Đảng. Cơ quan Hải quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan, một
lĩnh vực luôn gắn chặt với hoạt động đ i ngoại, kinh tế đ i ngoại, an ninh qu c gia
và an ninh cộng đồng . Do tính chất đặc thù của lĩnh vực Hải quan trên địa bàn
là các cửa khẩu biên giới, những khu thương mại, khu kinh tế cửa khẩu,... hoạt
động kinh tế sôi động, mặt khác tình hình tội phạm bn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới diễn ra ở đâu cũng phức tạp. Để đáp ứng được yêu
cầu đấu tranh phòng, ch ng tội phạm xảy ra trong lĩnh vực Hải quan, ngay từ khi
thành lập, Hải quan Việt Nam đã trở thành lực lượng quan trọng trong công tác đấu
tranh phát hiện, ngăn chặn và điều tra xử lý đ i với các tội phạm buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Hải quan được
thể hiện ở 2 điều luật là Điều 104, Điều 111 của BLTTHS năm 2003. Theo đó,
cơ quan Hải quan có thẩm quyền khởi t , điều tra tội phạm trong lĩnh vực quản
lý của mình. Theo th ng kê thì Bộ luật hình sự có tới 14 tội danh liên quan đến
lĩnh vực quản lý của Hải quan. Trong khi đó Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự
lại giới hạn cơ quan Hải quan chỉ được tiến hành khởi t , điều tra hai tội danh
là tội bn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.


-2Pháp luật TTHS quy định trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ rõ
ràng, ít nghiêm trọng thì cơ quan Hải quan tiến hành điều tra, hoàn thành hồ sơ
chuyển cho VKS. Nhưng thực tế cơ quan Hải quan khi kiểm tra sau thơng quan cịn
phát hiện trường hợp không phải phạm tội quả tang nhưng chứng cứ rõ ràng và ít
nghiêm trọng thì cũng khơng cần thiết phải chuyển cho cơ quan điều tra để tiếp tục
điều tra mà cần được nghiên cứu, xem xét giao cho cơ quan Hải quan điều tra,
hoàn thành hồ sơ chuyển cho VKS có thẩm quyền truy t . Có thể nói rằng, với

quy định hiện hành cơ quan Hải quan chưa có cơ hội thực hiện hết khả năng
của mình và những bất cập trong quy định về thẩm quyền điều tra, phạm vi điều
tra, thẩm quyền tiến hành các biện pháp điều tra, áp dụng các biện pháp ngăn
chặn…Vì vậy, hiệu quả đấu tranh phòng, ch ng tội phạm của cơ quan Hải quan
khơng cao. Hải quan Việt Nam nói riêng và Hải quan các nước trên thế giới nói
chung là lực lượng tiên phong trong đấu tranh phòng, ch ng tội phạm xuyên qu c
gia. Để làm được điều đó, chúng ta cần nghiêm túc xem xét chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của cơ quan này trong TTHS, tạo điều kiện cho Hải quan ph i hợp
với Hải quan các qu c gia khác trong đấu tranh phòng, ch ng tội phạm qu c tế.
Xét thấy đây là thời điểm thích hợp cho việc nghiên cứu một cách khoa học để
tìm hiểu những nguyên nhân tồn tại trong việc thực thi nhiệm vụ điều tra tội phạm
của cơ quan Hải quan. Mặt khác, Hải quan thực hiện các cam kết qu c tế và ph i hợp
với các qu c gia trong đấu tranh phòng, ch ng tội phạm qu c tế, góp phần đưa nước
ta hội nhập với cộng đồng qu c tế. Đây cũng là lý do mà tác giả quyết định chọn đề
tài “Nhiệm vụ và quyền hạn của Hải quan trong TTHS” để làm luận văn thạc sỹ
luật học, chuyên ngành luật hình sự, TTHS.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Hải quan trong TTHS là vấn đề không
chỉ những người làm công tác nghiên cứu mà những người làm công tác thực
tiễn quan tâm, nhất là lực lượng điều tra ch ng buôn lậu của Hải quan. Qua
nghiên cứu, tìm hiểu tác giả có dịp tiếp xúc với một s cơng trình khoa học trong
nước được nghiên cứu dưới các mức độ và góc độ khác nhau có nội dung liên
quan như:
Nguyễn Đình Long, (2000) “Quy n hạn đi u tra của ộ đội iên phòng, Hải
quan Kiểm lâm trong TTHS” luận văn thạc sỹ luật học.


-3Nguyễn Văn Lịch, (2003) “Thẩm quy n đi u tra của Hải quan”, luận văn
thạc sỹ luật học.
Nguyễn Đình Dũng, (2005)“Thẩm quy n đi u tra của cơ quan Hải quan",

luận văn thạc sỹ luật học.
Trần Văn Bình, (2006), “Đấu tranh phịng ch ng tội phạm bn lậu trên
tuyến biên giới Tây Nam Bộ của Hải quan.
Nguyễn Quý Thắng, (2007), “Hoạt động của Hải quan trong đấu tranh
phòng chống tội vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn TP.Hồ
Chí Minh” luận văn thạc sỹ luật học.
Có thể thấy những cơng trình nói trên n g h i ê n c ứ u ở một khía cạnh đưa
ra thẩm quyền của cơ quan Hải quan đ i với các VAHS theo quy định của pháp
luật hiện hành hoặc cơng tác đấu tranh phịng ch ng tội phạm của lực lượng Hải
quan trên những tuyến, địa bàn nhất định. Trên cơ sở pháp luật đó phân tích
những thành tựu cũng như khó khăn vướng mắc trong q trình thực hiện. Như
vậy chưa có một cơng trình nào nghiên cứu sâu và tồn diện, có hệ th ng về
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Hải quan trong TTHS. Do đó, Việc nghiên
cứu một cách tồn diện hơn, hệ th ng hơn về nhiệm vụ và quyền hạn của Hải
quan trong TTHS là yêu cầu cần thiết.
3. Mục đ ch, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của luật văn là nghiên cứu một cách hệ th ng, toàn diện những quy
định của pháp luật TTHS về Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Hải quan, nêu ra
những tồn tại trong những quy định của pháp luật cũng như những vướng mặc trong
quá trình áp dụng. Từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật TTHS về chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Hải quan.
Đ i tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn
về địa vị pháp của cơ quan Hải quan trong TTHS cụ thể là: Quyền hạn của cơ
quan Hải quan trong đấu tranh phòng ch ng tội phạm; căn cứ về địa bàn hoạt
động, lĩnh vực hoạt động và yêu cầu đấu tranh, phòng ch ng tội phạm, m i
quan hệ giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan điều tra khác; kết hợp với thực
tiễn áp dụng và tham khảo quy định của một s nước trên thế giới để qua đó chỉ


-4ra những hạn chế, tồn tại và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

đấu tranh phòng ch ng tội phạm trong lĩnh vực Hải quan.
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về địa vị pháp
lý của cơ quan Hải quan trong TTHS dưới góc độ luật TTHS, đồng thời luận
văn cũng có đề cập đến một s quy định của luật TTHS nhằm hỗ trợ việc giải
quyết nhiệm vụ và đ i tượng nghiên cứu
Về thời gian, luận văn địa vị pháp lý của cơ quan Hải quan trong TTHS
trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và đường l i, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà
nước và pháp quyền Việt Nam; quản lý xã hội bằng pháp luật và tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nội dung của luận văn được làm sáng tỏ trên cơ sở nghiên cứu các văn
bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, các bài viết, các tài liệu
tổng kết thực tiễn quá trình thực hiện địa vị pháp lý của cơ quan Hải quan
trong TTHS.
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Luận văn cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương
pháp hệ th ng, phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ thể, so sánh, phương pháp xã hội
học…
5.

ngh a khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Đây là cơng trình nghiên cứu chun khảo đồng bộ đầu tiên đề cập một
cách có hệ th ng và tồn diện những vẫn đề lý luận và thực tiễn và chỉ ra những
nguyên nhân tồn tại, yếu kém của cơ quan Hải quan trong tổ chức thực hiện
pháp luật TTHS, cũng như những vướng mắc và bất cập của những quy định
của pháp luật trong q trình áp dụng. Qua đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện về
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan Hải quan trong TTHS



-5Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để: Xây dựng các văn bản hướng dẫn, quy
trình nghiệp vụ để triển khai thực hiện có hiệu quả thẩm quyền điều tra tội phạm
của cơ quan Hải quan theo đúng quy định của pháp luật; Sẽ là tài liệu khoa học
bổ sung cho công tác nghiên cứu giảng dạy pháp luật phục vụ cho công tác đào
tạo và đào tạo lại theo chương trình đào tạo thực hiện kế hoạch hiện đại hóa
ngành Hải quan; Giúp cho các luật gia, Ban Cải cách tư pháp trung ương có
những cơ sở khoa học đánh giá đúng vai trò của cơ quan Hải quan trong đấu
tranh phịng ch ng tội phạm, từ đó có những quy định phù hợp về địa vị pháp lý
của cơ quan Hải quan.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Nội
dung của luận văn được trình bày theo cơ cấu sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan
trong Tố tụng hình sự.
Chƣơng 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của Hải quan trong Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015 và thực tiễn áp dụng.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Hải quan trong Tố tụng hình sự.


-6CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA
HẢI QUAN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1 Khái niệm về nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan trong Tố tụng hình sự
Ở Việt Nam, cho đến nay, một s người cịn hiểu và giải thích thuật ngữ
"Hải quan" bằng cách ghép nghĩa của chữ "hải" (biển) với nghĩa của chữ "quan"
(cửa) 1. Từ đó dẫn đến sự ngộ nhận, giới hạn phạm vi hoạt động của Hải quan chỉ là
vùng biển hoặc vùng cửa sông, cửa biển qu c tế 2. Do vậy, trước hết cần giải thích
thuật ngữ "Hải quan" một cách chính xác hơn.

Theo từ điển tiếng Việt giải thích Hải quan là “việc kiểm sốt và đánh thuế
hàng hố xuất nhập cảnh”3. Cách giải thích này chỉ cho chúng ta biết hoạt động của
lực lượng này, chứ chưa cho chúng ta biết gì về ý nghĩa của cái tên đó.
Trên thế giới, Ai cập và các qu c gia nói tiếng Tây ban nha,Bồ dào nha và
các qu c gia Pháp ngữ (trừ Việt nam) gọi lực lượng này là Douane, các nước trong
kh i liên hiệp Anh gọi nó là Customs, Người Hy lạp và các qu c gia nói tiếng Đức
gọi nó là Zoll 4. Người Nga và các qu c gia Slavơ gọi là Tamoshnia, Trung qu c,
Hồng công, Đài loan, Macao và Việt Nam gọi là Hải quan (海关)-nghĩa đơn giản là
cửa biển5, còn Nhật và Hàn qu c gọi là Thuế quan (税关)
Theo tác giả thực chất, Hải quan là một từ Việt g c Hán, được du nhập vào
Việt Nam từ năm 1955, khi Hải quan Trung Qu c giúp Việt Nam cải tổ lực lượng
thuế quan do thực dân Pháp để lại. Trong từ Hải quan thì "Hải có nghĩa là hải ngoại,
"Quan" là có nghĩa là cửa. Vậy Hải quan có thể được hiểu“ là cửa khẩu biên giới
nơi diễn ra hoạt động xuất nhập khẩu đối với hàng hóa xuất nhập cảnh đối với
người và phương tiện vận tải’’
Theo Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) thì Hải quan được hiểu là cơ quan
của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Luật Hải quan, thu thuế Hải quan và các
thuế khác, đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành các luật lệ khác có liên quan
Tổng cục Hải quan (1998), Xây dựng Ngành Hải quan là một binh chủng đặc biệt trên mặt trận kinh tế
chính trị an ninh, Hà Nội. Tr. 12
2
Trung tâm bồi dưỡng cán bộ Hải quan (2006), Giáo trình xây dựng lực lượng Hải quan, nxb CAND, Tr 05.
3
Viện ngôn ngữ học(2005), Từ điển tiếng việt, Tr. 467
4
Tổng cục Hải quan (1999), Cải cách hành chính Hải quan, Nxb Tài chính, Tr10.
5
Sở dĩ Trung qu c dùng tên “Cửa biển “海关” để đặt tên cho lực lượng này vì từ xưa, việc giao lưu của
Trung Qu c với nước ngoài chủ yếu là qua các cảng biển
1



-7đến xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển hay lưu kho hàng hóa. Ngày nay, Hải quan
được coi là một cơ quan của Nhà nước, được thành lập với chức năng, nhiệm vụ cụ
thể nhằm kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ cũng như hoạt
động xuất nhập cảnh qua biên giới của một qu c gia. Nói cách khác, Hải quan là cơ
quan quản lý của Nhà nước đ i với mọi hoạt động kinh tế - thương mại diễn ra tại
các cửa khẩu biên giới của một nước, kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa, dịch vụ cũng như hoạt động xuất nhập cảnh nhằm một mặt tạo nguồn thu cho
ngân sách nhà nước, ch ng lại các hoạt động bất hợp pháp, thúc đẩy quan hệ kinh tế
- thương mại phát triển, mặt khác cịn góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh qu c gia.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Hải quan ngày nay thường hoạt động theo một
khuôn khổ pháp lý do Nhà nước ban hành hoặc được các qu c gia thỏa thuận quy
định thành Luật Hải quan qu c tế. Trên phạm vi toàn thế giới, ta thấy đa s Hải
quan các nước trực thuộc bộ Tài chính, Hải quan Trung qu c là lực lượng vũ trang
và trực thuộc Qu c vụ viện là cơ quan ngang Bộ, Hải quan các nước Liên xô cũ và
Hải quan Cuba trực thuộc chính phủ, Hải quan Mỹ , trước sự kiện 11-9 trực thuộc
Bộ Tài chính, sau sự kiện này được sát nhập cùng lực lượng Biên phòng thành Bộ
An ninh nội địa.
Theo Đại từ điển Tiếng việt Thuật ngữ “nhiệm vụ“ được hiểu là “công việc
phải làm gánh vác”6 hay “công việc phải làm trong một khoản thời gian nhất
định’’7. Theo cách hiểu này thì “nhiệm vụ’’ nói chung là cơng việc mang tính chất
bắt buộc đ i với chủ thể phải thực hiện. Nhiệm vụ của một chủ thể phải xuất phát từ
tư cách chủ thể trong quan hệ xã hội mà chủ thể đó tham gia và được pháp luật quy
định. Cùng một chủ thể nhưng mỗi quan hệ xã hội khác nhau thì quy định pháp luật
xác định nhiệm vụ khác nhau. Theo Luật Hải quan năm 2014 thì Hải quan Việt
Nam có nhiệm vụ “Thực hiện kiểm tra giám sát hàng hóa phương tiện vận tải;
phịng chống bn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực
hiện pháp luật v thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu; thống kê
hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của

pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương biện pháp quản lý nhà nước v Hải
quan đối với hoạt động xuất khẩu nhập khẩu xuất cảnh nhập cảnh quá cảnh và

6
7

Nguyễn Văn Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thơng tin, Tr.1384
Hồng Phê (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà nẵng, Tr.1034


-8chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu”8. Còn trong lĩnh vực
TTHS, Hải quan với tư cách là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một s hoạt
động điều tra “Khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà tiếp
nhận tố giác tin báo v tội phạm hoặc phát hiện hành vi phạm tội đến mức phải
truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động kiểm tra xác minh và
Đi u tra theo quy định của ộ luật tố tụng hình sự và Luật tổ chức cơ quan đi u tra
hình sự”9.
“Quyền hạn” được hiểu là “theo cương vị chức vụ cho phép”10. Dưới góc độ
pháp lý quyền hạn của một cơ quan, tổ chức, cá nhân được “xác định theo phạm vi
lĩnh vực hoạt động cấp bậc – chức vụ vị trí cơng tác và trong phạm vi không gian
thời gian nhất định theo quy định của pháp luật”11. Như vậy quyền hạn thường gắn
với một cương vị, tư cách cụ thể và trong khoa học pháp lý “quyền hạn” sẽ gắn liển
với cơ quan, tổ chức trong bộ máy Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền của cơ
quan tổ chức đó. Quyền hạn của cơ quan tổ chức là quyền quyết định giải quyết
công việc trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức. Còn quyền hạn của
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức là quyền quyết định giải quyết công
việc trông phạm vi thẩm quyền của cơ quan tổ chức đó.
Nhiệm vụ và Quyền hạn là hai khái niệm khác nhau, nhưng giữa chúng lại có
m i quan hệ biện chứng với nhau. Từ nhiệm vụ cụ thể pháp luật sẽ quy định cho các
chủ thể có những quyền hạn gì và ngược lại từ quyền hạn sẽ khắc họa rõ nét nhiệm

vụ của chủ thể. Khi tiến hành giải quyết vụ án, các cơ quan, người có thẩm quyền
thực hiện các hoạt động t tụng, áp dụng các biện pháp luật định, ban hành các
quyết định t tụng… theo một trình tự t tụng nhất định. Các hoạt động của cơ quan
có thẩm quyền, người có thẩm quyền và người tham gia t tụng trong quá trình giải
quyết VAHS được gọi là các hoạt động t tụng hình sự. Để thực hiện t t nhiệm vụ
của Hải quan trong TTHS pháp luật TTHS phải giao cho Hải quan những quyền hạn
nhất định để thực hiện nhiệm vụ đó như: quy định Hải quan là cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một s hoạt động điều tra trong lĩnh vực địa bàn phụ trách, được
quyền khởi t , tiến hành một s hoạt động điều tra…

8

Xem Điều 12 Luật Hải quan 2014
Xem Điều 10 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
10
Tlđd s 6, Tr.1256.
11
Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Tư pháp
9


-9Như vậy chúng ta có thể hiểu nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan trong t
tụng hình sự là “ những hoạt động của Hải quan nhằm thực hiện chức n ng
nghiệm vụ của ngành mình để cùng thực hiện nhiệm vụ của ộ máy Nhà nước có
quy n thực hiện theo các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết
đúng đắn vụ án hình sự”
* Đặc điểm nhiệm vụ quyền hạn của Hải quan trong TTHS
Thứ nhất, Nhiệm vụ quyền hạn của Hải quan do BLTTHS quy định, Hải
quan không được thực hiện những hoạt động ngoài nhiệm vụ, quyền hạn mà Bộ luật
t tụng hình sự. Đây chính là nội dung trong ngun tắc pháp chế, nguyên tắc quan

trọng trong tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước, của tổ chức xã hội và của
những người có chức vụ, quyền hạn. Như vậy, mọi hoạt động của Hải quan trong
TTHS đòi hỏi phải được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, th ng nhất. Trong trường
hợp có vi phạm phải áp dụng mọi biện pháp để khắc phục hậu quả đó.
Thứ Hai, Nhiệm vụ, quyền hạn trong TTHS đảm bảo cho Hải quan thực hiện
t t chức năng phòng ngừa, đấu tranh, ch ng tội phạm thuộc địa bàn, lĩnh vực quản
lý. Hải quan là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một s hoạt động điều tra có
các quyền và nhiệm vụ trong t tụng (khởi t , tiến hành các hoạt động điều tra)
trong những phạm vi nhất định. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan

Hải quan, dựa vào lĩnh vực hoạt động của cơ quan Hải quan và quy định pháp
luật hình sự hiện nay có nhiều tội phạm nằm trong lĩnh vực Hải quan. Đó là
cá tội phạm xảy ra trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, lưu thơng tiền tệ
phục vụ thanh tốn thương mại, xuất nhập khẩu tiền tệ hoặc các chứng từ có
giá trị thanh tốn như tiền, các hành vi tr n thuế, phí lệ phí đ i với hàng hóa
xuất nhập khẩu… Tuy nhiên lại khơng nằm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn khởi t vụ án hình sụ đ i với các tội phạm này. Ngoài ra, đ i với một s
hàng hóa có tính chất quản lý đặc biệt như vũ khí, ma túy, chất phóng xạ, chất
độc... được quy định thành các tội phạm riêng. Do đó cơ quan Hải quan chỉ có
quyền khởi t vụ án khi phát hiện dấu hiệu tội phạm đ i với một s tội nhất định
được quy định trong bộ luật hình sự gồm: bn lậu, vận chuyển trái phép hang hóa,
tiền tệ qua biên giới, bn bán, vận chuyển hàng cấm. Trong quá trình điều tra phải
bảo đảm khách quan tồn diện, điều tra đúng người, đúng tội khơng bắt, làm oan
người vô tội. Đồng thời trong các hoạt động TTHS của mình, Hải quan cịn phải tơn


-10trọng các quy định pháp luật về quyền con người, quyền công dân nhất là trong các
hoạt động khám xét, lấy lời khai…
Thứ ba, Khác với cơ quan điều tra, các hoạt động điều tra mà cơ quan Hải


quan được tiến hành cịn tùy thuộc vào tính chất của vụ án (trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình Hải quan chỉ được thực hiện khởi t , điều tra và
chuyển hồ sơ cho VKS truy t đ i với tội ít nghiêm trọng, các tội nghiêm trong, rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng nhưng tình tiết phức tạp
thì chỉ được khởi t vụ án sau đó phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra có thẩm
quyền). Như vậy nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan trong TTHS có những giới hạn
khi tiến hành cơ quan Hải quan cần phải chú ý. Đặc biệt pháp luật TTHS chưa cho
phép Hải quan có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế (trừ
biện pháp bắt quả tang) khi tiến hành điều tra.
Thứ tư, Thẩm quyền điều tra của Hải quan được quy định cho cả ba

cấp từ Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành ph và Chi cục Hải quan
cửa khẩu.
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hải quan 2014 thì tổ chức và hoạt
động của Hải quan theo nguyên tắc tập trung, th ng nhất. Hệ th ng tổ chức
của Hải quan gồm ba cấp: Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh,
thành ph trực thuộc Trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát
Hải quan và đơn vị tương đương. Đồng thời khoản 2 Điều 33 Luật tổ chức cơ
quan điều tra hình sự năm 2014 quy định những người được quyền khởi t vụ
án và tiến hành các hoạt động điều tra gồm: “Cục trưởng Cục Điều tra ch ng
buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh,
liên tỉnh, thành ph trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa
khẩu”. Điều cần lưu ý ở đây là cấp Chi cục Hải quan thì chỉ có Chi cục Hải quan
cửa khẩu mới có thẩm quyền khởi t vụ án và tiến hành các hoạt động điều tra, cịn
Chi cục Hải quan ngồi cửa khẩu khơng có thẩm quyền khởi t vụ án và tiến hành
các hoạt động điều tra. Khi phát hiện hành vi bn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì Chi cục Hải quan ngoài
cửa khẩu phải chuyển cho Cục Hải quan để xem xét khởi t vụ án.



-111.2. Cơ sở của việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan trong
Tố tụng hình sự
1.2.1. Tính chất đặc thù của lĩnh vực hoạt động Hải quan
Lịch sử cận đại của Việt nam cho thấy năm 1945, chỉ sau 8 ngày tuyên b
độc lập, ngành Hải quan đã được thành lập. Và khi mu n chiếm lại Việt nam, ngày
2-11-1946, một trong những việc đầu tiên là thực dân Pháp dành chủ quyền kiểm
soát thuế quan tại cảng Hải phòng12
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong điều kiện hội nhập kinh tế
qu c tế, thủ tục Hải quan là một trong những vấn đề mà các nhà nước đều quan tâm
tiến hành để cải cách theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và coi đây như là
một biện pháp tích cực để thúc đẩy hoạt động kinh tế đ i ngoại, thu hút đầu tư nước
ngoài… Hải quan là cơ quan được giao trọng trách quản lý một lĩnh vực xã hội
phức tạp và nhạy cảm đó là xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải nói chung
trên địa bàn biên giới, cảng biển qu c tế, cảng sông qu c tế... Những hành vi vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực này xảy ra thường xuyên ở tất cả các địa bàn do cơ
quan Hải quan quản lý. Trong s những hành vi vi phạm này có những hành vi cấu
thành tội phạm. Các vụ án xảy ra trong lĩnh vực Hải quan như bn lậu, vận chuyển
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới... là những vụ án rất phức tạp, việc phát hiện và xử lý
hết sức khó khăn. Ngồi ra, trong những năm gần đây, cùng với tiến trình cải cách
hành chính, ngành Hải quan đã có những thay đổi để phù hợp với tình hình hội nhập
kinh tế qu c tế. Thủ tục Hải quan ngày càng đơn giản hóa, thơng thống hơn nhằm
tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu. Lợi dụng các thủ tục thơng thống này
trong xuất nhập khẩu hàng hóa, những đ i tượng bn lậu ln tìm mọi cách để
tr n thuế, vận chuyển hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu qua biên giới bằng nhiều
phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích
của Nhà nước và ảnh hưởng đến đời s ng Nhân dân. Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc
nhanh chóng, kịp thời trong việc phát hiện, ngăn chặn hành vi phạm tội, Pháp luật
nước ta đã giao cho cơ quan Hải quan có quyền khởi t , điều tra xử lý các hành vi
như bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Mặc khác, địa bàn hoạt động của Hải quan thường là nơi biên giới xa xơi, có

địa hình phức tạp. Lợi dụng điều kiện về địa hình như vậy, tình hình tội phạm ở đây
12

Tổng cục Hải quan (2005), 60 n m Hải quan Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Tr.23.


-12diễn ra khá nhiều với những thủ đoạn tinh vi. Chính vì vậy, việc trao cho cơ quan
Hải quan được quyền khởi t vụ án, điều tra VAHS là cần thiết vì trong địa bàn hoạt
động của mình, cơ quan Hải quan sẽ thường xuyên tuần tra, kiểm soát và có điều
kiện thuận lợi nhất trong việc phát hiện và xử lý tội phạm.
Ngoài ra, cùng với sự phát triển của Thương mại qu c tế thì hoạt động bn
lậu, gian lận thương mại gia tăng. Các nước trên thế giới đều tăng cường hợp tác
qu c tế trong lĩnh vực Hải quan và ký kết các công ước qu c tế song phương cũng
như đa phương để đầu tranh phịng, ch ng bn lậu và gian lận thương mại. Qua
nghiên cứu, hầu hết các nước trên thế giới đều giao cho cơ quan Hải quan có những
nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong việc phát hiện và xử lý tội phạm.
Như vậy, việc quy định thẩm quyền khởi t vụ án, điều tra vụ án của cơ quan
Hải quan là phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, ch ng tội phạm hiện nay ở Việt
Nam và phù hợp với xu hướng chung của qu c tế, có ý nghĩa lớn trong việc đảm
bảo an ninh chính trị, xã hội, kinh tế của đất nước.
1.2.2. Xuất phát từ nhiệm vụ của Luật Tố tụng hình sự
Bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh qu c gia là ưu tiên hàng đầu của bất kỳ
qu c gia nào. Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi qu c gia mà các lĩnh vực quản lý nhà
nước có khác nhau. Tuy nhiên, ở những lĩnh vực quản lý quan trọng thì qu c gia nào
cũng giao cho những cơ quan quản lý có những thẩm quyền và được thực hiện những
biện pháp nhất định để thực thi nhiệm vụ, đặc biệt là bảo vệ lợi ích qu c gia.
BLTTHS Việt Nam qua các thời kỳ luôn xác định nhiệm vụ: “BL TTHS có
nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh kịp thời mọi hành vi
phạm tội phịng ngừa ng n chặn tội phạm khơng để lọt tội phạm khơng làm oan
người vơ tội; góp phần bảo vệ công lý bảo vệ quy n con người quy n công dân

bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa bảo vệ lợi ích của Nhà nước quy n và lợi ích hợp
pháp của tổ chức cá nhân giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm13.” Nhiệm vụ này là nhiệm vụ quan trọng và
được giao cho một s cơ quan chuyên trách đó là các cơ quan tiến hành t tụng,
người tiến hành t tụng và một s cơ quan khác.

13

Xem Điều 1 Bộ luật TTHS năm 1988, 2003, 2015


-13Quản lý nhà nước là chức năng của cơ quan hành pháp (Chính phủ) chứ
khơng phải của cơ quan tư pháp. Nếu như các cơ quan Tư pháp là những cơ quan
giải quyết các tranh chấp xảy ra trong xã hội liên quan đến quyền lợi của Nhà nước,
các tổ chức và cơng dân hoặc khi có hành vi vi phạm pháp luật cần xử lý thì cơ
quan hành pháp chỉ có chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo cho pháp luật được
thực thi trong cuộc s ng, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật và xử lý theo
quy định của pháp luật hành chính. Tuy nhiên, những biện pháp xử phạt hành chính
trong nhiều trường hợp chưa đủ mạnh để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà
nước. Do vậy, pháp luật giao cho các cơ quan quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực
nhất định có một s biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và hỗ trợ cho các cơ
quan tư pháp đ i với những hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý theo quy
định của pháp luật hình sự. Sự hỗ trợ này thể hiện ở việc, Nhà nước giao cho các cơ
quan quản lý nhà nước này được quyền thực hiện một s các hoạt động TTHS để
góp phần xác định sự thật vụ án, xử lý một cách kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi
phạm tội. Những cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một s hoạt động điều tra
này không phải là cơ quan điều tra, mà là những cơ quan quản lý hành chính nhà
nước tại một s địa bàn, trong những lĩnh vực nhất định. Pháp luật TTHS giao cho
các cơ quan này được quyền thực hiện một s hoạt động t tụng vì tại các địa bàn,
lĩnh vực đó thường xuyên xảy ra tội phạm, Nhà nước đòi hỏi phải có những phản

ứng kịp thời, xử lý nhanh chóng, chính xác các hành vi phạm tội.
Trong lĩnh vực Hải quan, bảo vệ lợi ích qu c gia được thể hiện ở việc bảo vệ
chủ quyền, an ninh kinh tế, trật tự pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải. Đặc biệt, trong b i cảnh hội
nhập kinh tế qu c tế hiện nay, Thủ tục Hải quan là một trong những vấn đề nhà nước
quan tâm và tiến hành cải cách hành chính, xem đó như là một biện pháp để thúc đẩy
hoạt động kinh tế đ i ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện cho doanh
nghiệp.Việc đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động Hải quan càng được quan tâm,
chú trọng. Chính vì vậy, để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi phạm tội trong
lĩnh vực này, Nhà nước ta đã xác định Cơ quan Hải quan là một trong những cơ quan
quản lý nhà nước được tham gia vào hoạt động giải quyết VAHS thông qua quyền
được khởi t vụ án và điều tra vụ án trong một s trường hợp đặc biệt.
Như vậy, xuất phát từ nhiệm vụ của BLTTHS cũng như từ tính chất cơng
việc của cơ quan Hải quan trong việc quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,


-14quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh... cũng như yêu cầu của nhiệm vụ đấu
tranh phòng ch ng các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới....Nhà nước đã giao cho Cơ quan Hải quan có những
quyền và nghĩa vụ nhất định trong hoạt động giải quyết VAHS. Và ngược lại,
những nhiệm vụ quyền hạn này cũng được xác định một cách cụ thể phù hợp với
nhiệm vụ của Bộ luật TTHS.
1.3. Sơ lƣợc hình thành và phát triển các quy định về nhiệm vụ quyền
hạn của Hải quan trong pháp luật Tố tụng hình sự
1.3.1. Quy định pháp luật tố tụng hình sự v nhiệm vụ quy n hạn của Hải
quan từ 1945 đến trước 1988
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa được thành lập nhiệm vụ của nhân dân ta lúc này là xây dựng bộ máy nhà
nước, củng c kh i đoàn kết toàn dân, ch ng thù trong giặc ngoài, bảo vệ thành quả
cách mạng, phát triển đất nước.

Ngay sau ngày độc lập, Nhân dân ta phải đ i đầu với mn vàn khó khăn:
nạn đói hồnh hành, nền kinh tế đất nước kiệt quệ, sản xuất bị đình trệ trong chiến
tranh chưa kịp khơi phục lại, hoạt động xuất nhập khẩu khơng có, ngân kh tr ng
rỗng, thù trong giặc ngồi ln rình rập âm mưu ch ng phá chính quyền cách mạng.
Khi đó nước ta gặp nhiều khó khăn về tài chính, do đó một nhiệm vụ quan trọng của
chính quyền mới là phải từng bước xây dựng nền tài chính độc lập. Chính phủ lâm
thời đã ban hành các sắc lệnh, nghị định xóa bỏ một s loại thuế vô lý, giảm một s
loại thuế quá cao, cũng như đề ra phương hướng để từng bước xây dựng chế độ thuế
khóa mới. Trong đó, có sắc lệnh s 27 SL thành lập "Sở Thuế quan và thuế gián
thu". Nhiệm vụ của ngành Thuế quan và thuế gián thu là: thu thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, thu thuế gián thu và đấu tranh ch ng bn lậu thu c phiện và có quyền
định đoạt, hịa giải đ i với các vụ phạm pháp về thuế quan và thuế gián thu.
Cu i năm 1946 kháng chiến ch ng thực dân Pháp bùng nổ. Hải quan Việt
Nam cùng với nhân dân và các lực lượng cả nước bước vào cuộc kháng chiến đầy
thử thách. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, ngành Thuế quan và thuế
gián thu được giao nhiệm vụ mới cùng các lực lượng Cơng an, dân qn du kích…
ở các vùng giáp ranh tiến hành bao vây kinh tế địch để chỉ đạo. Đến khi cuộc kháng
chiến đã bước vào giai đoạn gấp rút, diễn biến cuộc chiến đang có lợi cho ta. Chính


-15phủ chủ trương chuyển hướng cho mở rộng giao lưu hàng hóa với vùng tạm chiếm
có lợi cho ta, quy định chặt chẽ việc nộp thuế đ i với hàng xuất nhập (chỉ cho xuất
nhập những hàng hóa đã nộp thuế, có tem và dấu kiểm sốt của Ngành thuế quan).
Đến tháng 2 năm 1951 Đại hội Đảng toàn qu c lần thứ II đã nhận định:
…cần xét lại vấn đ bao vây kinh tế địch …bao vây lợi hay hại?... càng bao vây buôn
lậu càng phát triển giá ngoại hóa càng cao kéo giá nội hóa cao theo ảnh hưởng
đến đời sống nhân dân và đến việc cung cấp cho nhu cầu kháng chiến. Vì vậy, phải
sửa đổi lại chính sách bao vây kinh tế địch. Cần tùy nơi, tùy lúc mà bao vây cho
đúng, c t sao có lợi cho tác chiến và bảo vệ được nội hóa. Hội nghị Trung ương lần
thứ nhất (khóa II) tháng 3 năm 1951 đã xác định: "Mục đích đấu tranh kinh tế tài

chính với địch c t làm sao cho địch thiếu th n, mình no đủ, hại cho địch, lợi cho
mình". Và lần đầu tiên thuật ngữ "Hải quan" được sử dụng tại Việt Nam là tại Nghị
định s 136 KB NĐ ngày 14 tháng 2 năm 1954 của Bộ Công thương về thành lập Sở
Hải quan thuộc Bộ Công thương14 .Trên tinh thần đó, cơng tác quản lý xuất nhập
khẩu được đẩy mạnh theo phương châm: tranh thủ trao đổi có lợi, tranh thủ xuất siêu.
Các chính sách của Đảng được thể chế hóa liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của
Hải quan Việt Nam trong thời kỳ này như Điều lệ về "quản lý v xuất nhập khẩu
hàng xuất nhập khẩu thuế xuất nhập khẩu" và thành lập "Ngành thuế xuất nhập khẩu
để thay thế Ngành thuế quan" thực hiện nhiệm vụ kiểm sốt ch ng bn lậu và lậu
thuế, làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu, thu thuế xuất nhập khẩu.
Sau khi Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Đông
Dương được ký kết, cùng với việc chuẩn bị tiếp quản các thành ph do Pháp tạm
chiếm, toàn Đảng, toàn dân ta gấp rút bước vào công cuộc khôi phục nền kinh tế bị
tàn phá bởi chiến tranh, đồng thời mở rộng quan hệ buôn bán với các nước, trước
hết là các nước xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc Nhà nước độc quyền ngoại
thương. Theo chủ trương đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 1954, Hội đồng
Chính phủ đã quyết định chuyển ngành Thuế xuất nhập khẩu sang Bộ Công thương
để thành lập ngành Hải quan.
Cùng với việc thành lập các Sở Hải quan, Bộ Công thương cũng gấp rút
soạn thảo các văn bản pháp lý cho việc hình thành và xây dựng bộ máy ngành Hải
quan. Trong đó, Nghị định s 73-BCT NĐ KB "Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, bộ
14

Tlđd s 4, Ttr 15.


-16máy tổ chức của ngành Hải quan". Đây là văn bản pháp quy đầu tiên, xác định rõ cơ
cấu tổ chức, phạm vi hoạt động và các m i quan hệ công tác của Sở Hải quan và các
cơ quan hữu quan. Đây là văn bản quan trọng quy định nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy
tổ chức của ngành Hải quan khi đó.

Theo Nghị định s 73, Ngành Hải quan có 4 nhiệm vụ sau:
- Chấp hành những thể lệ, biện pháp về xuất nhập khẩu.
- Thi hành thuế biểu
- Kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu
- Kiểm sốt ch ng buôn lậu.
Trong thời kỳ khôi phục kinh tế (1955-1957), Nhà nước thực hiện chính
sách "quản lý ngoại thương", lập ra các Tổng công ty thuộc Bộ và các Công ty xuất
nhập khẩu của các tỉnh, thành ph để trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần
hạn chế và đi tới chấm dứt hoàn toàn hoạt động xuất nhập khẩu của tư nhân. Ngoại
thương có bước phát triển, quy mô hơn, chủ yếu là với các nước xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1958, hoạt động ngoại thương của nước ta khơng ngừng phát triển,
chính thức chuyển từ chính sách quản lý ngoại thương sang chế độ Nhà nước độc
quyền ngoại thương. Vì vậy, phương hướng phấn đấu của Hải quan thời kỳ xây
dựng kinh tế 1958 -1960 là: Tích cực xây dựng ngành Hải quan xã hội chủ nghĩa, để
bảo vệ kinh tế qu c gia, bảo vệ chính trị, bảo vệ việc thực hiện kế hoạch ngoại
thương và tăng thêm tích lũy v n cho ngân sách Nhà nước, góp phần kiến thiết xã
hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ này, tại một s cửa khẩu đã thành lập các trạm Hải
quan làm nhiệm vụ giám quản hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, ch ng buôn
lậu và kiểm soát việc trồng và tiêu thụ thu c phiện.
Mặc dù đã đạt được một s thành tựu trong hoạt động thực tiễn và xây dựng
các văn bản pháp luật chuyên ngành, nhưng về cơ bản các chính sách kinh tế vẫn
mang đậm nội dung mệnh lệnh của thời chiến, khơng cịn phù hợp với điều kiện xây
dựng kinh tế thời bình. Vì vậy, về lâu dài địi hỏi phải có những văn bản pháp lý về
quản lý kinh tế hoàn chỉnh ở mức cao hơn, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.
Xuất phát từ yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể của Ngành, từ cu i năm 1956,
một tiểu ban do đồng chí Lý Ban, Giám đ c Sở Hải quan Trung ương chủ trì đã tiến
hành dự thảo Điều lệ Hải quan. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung đầu năm 1960 Dự thảo


-17Điều lệ Hải quan đã hoàn thành. Điều lệ Hải quan là văn bản pháp lý tương đ i hoàn

chỉnh đầu tiên về Hải quan của Nhà nước ta, nó đánh dấu bước phát triển mới của Hải
quan Việt Nam. Bản Điều lệ gồm 5 chương, 43 Điều trong đó chương 2 quy định rõ
nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan và trách nhiệm của cơ quan liên quan:
Để đảm bảo thực hiện chính sách quản lý ngoại thương, quản lý ngoại h i
của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, cơ quan Hải quan có nhiệm vụ:
1. Giám sát, quản lý hàng hóa, hành lý, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, ngọc trai,
bưu phẩm, bưu kiện, công cụ vận tải khi xuất hay nhập.
2. Thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu và thu các loại thuế khác đ i với
hàng hóa xuất nhập khẩu.
3. Ngăn ngừa và ch ng những hành vi vi phạm luật lệ Hải quan
4 - Phát hiện, ngăn ngừa các thiếu sót trong việc b c dỡ, vận chuyển, sắp
xếp, bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu
Có thể nói rằng, trong giai đoạn này, ngồi chức năng quản lý xuất nhập
khẩu hàng hóa thì chức năng ch ng bn lậu và các loại vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực Hải quan cũng được xác định là chức năng quan trọng của ngành Hải quan
nước ta.
Đại hội Đảng toàn qu c lần thứ VI (1986) đã đề ra đường l i đổi mới toàn
diện. Để thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa,
khoa học kỹ thuật… với nước ngồi, tăng cường hợp tác qu c tế, Pháp lệnh Hải
quan được ban hành theo Lệnh công b s 32 LCT HDDNN8 ngày 24 2 1990 của
Hội đồng Nhà nước nhằm khẳng định vai trị, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Hải
quan Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của thời kỳ đổi mới.
Điều 3 của Pháp lệnh quy định: "Hải quan Việt Nam thực hiện chức n ng
quản lý nhà nước v Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu nhập khẩu xuất cảnh
nhập cảnh quá cảnh mượn đường Việt Nam; đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận
chuyển trái phép hàng hóa ngoại tệ ti n Việt Nam qua biên giới"15.

15


Ủy ban Thường vụ Qu c hội (1990), Pháp lệnh Hải quan, Hà Nội.


-18Do Pháp lệnh Hải quan được xây dựng trong những năm đầu của thời kỳ
đổi mới, trước khi ban hành Hiến pháp năm 1992, nên chưa phản ánh được tinh
thần mới theo Hiến pháp và quá trình phát triển kinh tế của đất nước cũng như yêu
cầu cấp bách về cải cách hành chính. Vì vậy, tại phiên họp thứ 10, Qu c hội khóa
X, Luật Hải quan đã được thơng qua ngày 29 6 2001 và sau đó là Luật sửa đổ, bổ
sung một s điều của Luật Hải quan năm 2001 ngày 14 tháng 6 năm 2005. Luật Hải
quan khẳng định quyền quản lý nhà nước về Hải quan của cơ quan Hải quan trước
yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập. Luật này xác định rõ những nhiệm vụ chủ
yếu của Hải quan Việt Nam đó là:
1. Tiến hành thủ tục Hải quan, thực hiện kiềm tra, giám sát, kiểm soát Hải
quan để đảm bảo thực hiện quy định của nhà nước từ xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải trong phạm vi
thẩm quyền do pháp luật quy định;
2. Phịng, ch ng bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên
giới và các vi phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động Hải quan;
3. Tổ chức thu thuế và kiểm tra thực hiện chính sách thuế đ i với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
4. Thực hiện th ng kê nhà nước về Hải quan;
5. Hợp tác qu c tế về Hải quan.
Gần đây nhất, Luật Hải quan năm 2014 được Qu c Hội nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngay 23 06 2014 có hiệu lực kể từ ngày
01 01 2015. Đây là một bước phát triển mới về cơ sở pháp lý để ngành Hải quan
thực hiện t t nhiệm vụ trong b i cảnh hội nhập qu c tế ngày càng sâu, rộng; góp
phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và An ninh qu c gia. Luật Hải quan được b cục
thành 8 Chương, 104 Điều. Trên cơ sở kế thừa các quy định trước đây luật Hải quan
năm 2014 có những sửa đổi bổ sung về nhiệm vụ quyền hạn của Hải quan trong tình
hình mới “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra giám sát hàng hóa

phương tiện vận tải; phịng chống bn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật v thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập
khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy
định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương biện pháp quản lý nhà


×