Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.25 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN LÊ HỒNG TỒN

KHIẾU NẠI
VÀ GIẢI QUYẾT
LỜI CAM ĐOAN
KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT
Tơi, Phan Lê
Hồng Tồn,
cam đoan những
nội dung trong luận văn
CÁN
BỘ,xinCÔNG
CHỨC
này là kết quả của quá trình
nghiênngành:
cứu của
bản
thân,chính
khơng sao chép từ các
Chun
Luật
Hành
cơng trình của các tác giả khác. Mã
Cácsố:
số 60.38.01.02
liệu nêu trong luận văn là trung thực và
chính xác. Các ý kiến, khái niệm có ý nghĩa khoa học tham khảo từ các tài liệu
khác đã được chú dẫn


và liệt kê
trongTHẠC
danh mụcSỸ
tài liệu
tham khảo.
LUẬN
VĂN
LUẬT
HỌC
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên .
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
TS NGUYỄN THỊ THƢƠNG HUYỀN

Tác giả Luận văn

Phan Lê Hồng Tồn

LỜI CAM ĐOAN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi, Phan Lê Hồng Tồn, xin cam đoan những nội dung trong luận văn
này là kết quả của q trình nghiên cứu của bản thân, khơng sao chép từ các
cơng trình của các tác giả khác. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và
chính xác. Các ý kiến, khái niệm có ý nghĩa khoa học tham khảo từ các tài liệu
khác đã được chú dẫn và liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên .

Tác giả Luận văn


Phan Lê Hoàng Toàn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND
Ủy ban nhân dân
HĐND
Hội đồng nhân dân
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
BCĐ
Ban chỉ đạo
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo
ĐCS
Đảng cộng sản
PGS.TS
Phó giáo sư, Tiến sĩ
3-MCPD
Là một chất hóa học thuộc nhóm
chloropropanols tức các hợp chất phát sinh do dùng acic HCl đậm đặc thuỷ phân
thực vật giàu protein trong quy trình sản xuất thực phẩm.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 01


CHƢƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ KHIẾU NẠI, VÀ
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC ................................................................................................................. 06
1.1. Khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức........................................... 06
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức ...... 06
1.1.1.1. Khái niệm quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức ................................. 06
1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công
chức ............................................................................................................................... 09
1.1.2. Quy định của pháp luật về khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ,
công chức
............................................................................................................................ 12
1.1.2.1. Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức .................. 12
1.1.2.2. Trình tự, thủ tục khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức ....... 13
1.1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ,
công chức ...................................................................................................................... 14
1.2. Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức ........................ 16
1.2.1. Khái niệm giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức ....... 16
1.2.2. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức ..... 19
1.2.2.1. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật ............................................................... 19
1.2.2.2. Nguyên tắc khách quan .......................................................................... 20
1.2.2.3. Nguyên tắc công khai, dân chủ trong giải quyết khiếu nại quyết định
kỷ luật ............................................................................................................................ 21
1.2.2.4. Nguyên tắc giải quyết nhanh chóng, kịp thời ........................................ 21
1.2.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức ...
....................................................................................................................................... 23
1.2.3.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu .............................................. 26


a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Giám đốc sở, ban, ngành của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh ................................................................................................. 26

b) Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thành phố trực
thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) .................................................................... 27
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ có thẩm quyền ............................................................................................. 28
1.2.3.2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai ................................................ 30
1.2.4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công
chức .............................................................................................................................. 31
1.2.4.1. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu ........................................ 31
a) Nhận đơn và thụ lý giải quyết.......................................................................... 31
b) Thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại và thu thập chứng cứ ....................... 32
c) Ra quyết định giải quyết khiếu nại, lập hồ sơ giải quyết khiếu ...................... 34
d) Tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đã có hiệu lực
pháp luật. ...................................................................................................................... 36
1.2.4.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai ........................................ 37
a) Nhận đơn và thụ lý giải quyết ......................................................................... 37
b) Thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại và thu thập chứng cứ ..................... 38
c) Ra quyết định giải quyết khiếu nại, lập hồ sơ giải quyết khiếu nại ............... 38
d) Tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai đã có hiệu lực
pháp luật ...................................................................................................................... 39

CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (TỪ THỰC
TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ................ 41
2.1. Thực trạng khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, cơng chức....................... 41
2.1.1. Tình hình khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức (từ thực tiễn
tại TP. HCM)................................................................................................................ 41
2.1.2. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức ..
....................................................................................................................................... 48
2.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức .... 52
2.2.1. Thực trạng thực hiện nguyên tắc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật

Cán bộ, công chức ....................................................................................................... 52


2.2.2. Thực trạng thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật
Cán bộ, công chức ....................................................................................................... 55
2.2.3. Thực trạng thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định kỷ
Luật Cán bộ, công chức .............................................................................................. 59
2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong giải quyết khiếu nại quyết định
kỷ Luật Cán bộ, công chức ......................................................................................... 65
2.3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại quyết định kỷ
Luật Cán bộ, công chức. ............................................................................................ 73
2.3.1. Hoàn thiện pháp luật ........................................................................................ 73
2.3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về kỷ Luật Cán bộ, công chức ............................ 73
2.3.1.2. Hoàn thiện pháp Luật Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định
kỷ Luật Cán bộ, công chức ........................................................................................... 78
2.3.2. Các giải pháp khác ............................................................................................ 80
2.3.2.1. Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước trong
giải quyết khiếu nại quyết định quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức ..................... 80
2.3.2.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp
nhận và tham mưu cho thủ trưởng cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại quyết
định kỷ Luật Cán bộ, công chức .................................................................................. 81
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
LỜI NĨI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tình hình của nước ta hiện nay, khi cải cách hành chính được Đảng và
Nhà nước chú trọng đầu tư và thực hiện quyết liệt thì những vấn đề nhạy cảm

như khiếu nại và giải quyết khiếu nại được đặt lên hàng đầu. Trong những năm
gần đây, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách cải cách nhằm đảm bảo quyền
khiếu nại của công dân theo quy định của pháp luật, đồng thời đẩy nhanh trình
tự, thủ tục, quá trình giải quyết khiếu nại nhằm trả lời, giải đáp những thắc mắc
cho cơng dân.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng việc khiếu nại và giải quyết
khiếu nại, coi khiếu nại là một phương thức thể hiện quyền dân chủ và thực hiện
quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy Nhà nước. Người cũng xem việc
khiếu nại và giải quyết khiếu nại là một biện pháp quan trọng và thiết thực để
củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Làm tốt công tác
tiếp dân và giải quyết khiếu nại là một hình thức thể hiện trực tiếp của mối quan
hệ giữa nhân dân với Nhà nước. Do đó, việc quan tâm làm tốt công tác tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, là thể hiện bản chất dân chủ, là biên pháp củng cố mối quan
hệ giữa dân với Đảng và Nhà nước.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại là một vấn đề rộng lớn. Nó liên quan đến
tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ vấn đề tham ô, tham nhũng, lãng phí
đến sử dụng đất đai, tài ngun, mơi trường và kể cả những quyết định hành
chính của cơ quan nhà nước v.v... Dù ở lĩnh vực nào, khiếu nại và giải quyết
khiếu nại cũng đều quan trọng và cần phải được thực hiện một cách đúng đắn và
triệt để. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán, bộ công
chức chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống pháp luật Việt Nam về khiếu nại. Tuy
nhiên, đây là vấn đề hết sức trọng tâm và việc giải quyết vấn đề này hết sức nhạy
cảm. Cán bộ, cơng chức là một tầng lớp có tri thức cao trong xã hội, chính vì vậy
việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ Luật Cán bộ, công


2
chức cần phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, chức năng, thẩm quyền,
kỹ lưỡng, thận trọng và thấu đáo, triệt để.
Tuy nhiên, hiện nay, trong khơng ít cơ quan hành chính nhà nước, cịn việc

cán bộ, cơng chức khiếu nại vượt cấp, khơng đúng trình tự, thủ tục cũng như
việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước thiếu khách quan,
cơng bằng, chưa giải quyết thấu đáo cho cán bộ, công chức. Điều này không chỉ
ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ, công chức bị kỷ luật, làm cho họ khơng Tịan
tâm Tịan ý với công việc, chán nản, đồng thời tạo nên sự mất lịng tin, sự mất
tín nhiệm, sự bất mãn của cán bộ, công chức đối với cơ quan nhà nước. Hậu quả
là, đã có khơng ít cán bộ, cơng chức rời bỏ cơ quan nhà nước, trong khi đó thì cơ
quan nhà nước ngày càng thiếu người giỏi, có năng lực chỉ vì những quyết định
sai trái của chính mình.
Vì vậy, đề tài “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán
bộ, cơng chức” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Đây cũng chính là lý do tác
giả chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp cao học luật chuyên ngành luật hành
chính của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian gần đây, khiếu nại và giải quyết khiếu nại được rất nhiều tác
giả, đơn vị trong và ngoài Trường quan tâm nghiên cứu dưới những góc độ và
tầm nhìn khác nhau. Nhưng hầu hết những cơng trình nghiên cứu được công bố
chỉ mới đề cập vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai,
thuế, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của chủ tịch UBND các cấp,
của cơ quan hành chính… Cụ thể, có thể kể đến đề tài “Giải quyết tranh chấp,
khiếu nại trong lĩnh vực đất đai theo thủ tục hành chính (Từ thực tiễn tại
thành phố Hồ Chí Minh) (Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thiện Thành
năm 2007); đề tài “Nâng cao hiệu quả khiếu nại của Chủ tịch ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ của Phạm Thanh Từng năm
2008); đề tài “Quản lý nhà nƣớc của ủy ban nhân dân cấp huyện đối với
hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh)


3
(Luận văn thạc sĩ của Phùng Quốc Việt năm 2010); đề tài “khiếu nại và giải

quyết khiếu nại trong lĩnh vực thuế” (Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Kim Loan
năm 2010); hay đề tài “Khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành
chính về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất”( Luận
văn thạc sĩ của Võ Phan Lê Nguyễn năm 2010). Qua đây có thể thấy đề tài về
khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, cơng chức vẫn chưa
được nghiên cứu nhiều dưới góc độ của một cơng trình luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích
Làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức; đánh giá thực trạng khiếu nại, giải quyết
khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức, chỉ ra những nguyên nhân phát
sinh khiếu nại và những hạn chế trong giải quyết khiếu nại, từ đó kiến nghị một
số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ,
công chức.
* Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, tác giả phải hoàn thành những nhiệm vụ
sau:
- Làm rõ những khái niệm về khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định
kỷ Luật Cán bộ, cơng chức;
- Phân tích trình tự, thủ tục thực hiện việc khiếu nại và giải quyết khiếu
nại nói chung, khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ Luật Cán
bộ, cơng chức nói riêng;
- Thực trạng việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ
Luật Cán bộ, công chức trong thời gian gần đây;
- Đưa ra những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện quy định của pháp luật
về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ Luật Cán bộ, công
chức.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, phƣơng pháp nghiên cứu



4
4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối với đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi khiếu nại và giải
quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, cơng chức của người có thẩm quyền
theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 mà không nghiên cứu khiếu nại và
giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà
nước như Tòa án, Viện kiểm sát, trong lực lượng vũ trang và khiếu nại quyết
định kỷ luật của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu sau để
nghiên cứu: thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, kết hợp giữa lý luận và thực
tiễn, đặc biệt phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. Các
phương pháp này sử dụng trong từng nội dung nghiên cứu cụ thể.
5. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết
Trong phạm vi của Luật Cán bộ, công chức, Luật Khiếu nại và các văn
bản pháp luật có liên quan, tác giả làm sáng tỏ các quy định của pháp Luật Khiếu
nại và giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết
định kỷ Luật Cán bộ, công chức nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn cơng
tác khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức hiện
nay, tác giả đưa ra kiến nghị, những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, cũng
như việc thi hành pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ
Luật Cán bộ, công chức.
Bố cục đề tài

Chƣơng I: Cơ sở lý luận và pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức
1.1. Khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức
1.2. Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức
Chƣơng II: Thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định

kỷ Luật Cán bộ, công chức (từ thực tiễn TP. HCM) và một số giải pháp


5
nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công
chức
2.1 Thực trạng khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức
2.2 Thực trạng giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức
2.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại quyết định kỷ
Luật Cán bộ, công chức
Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO


6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ KHIẾU NẠI, VÀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.1. Khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công
chức
1.1.1.1. Khái niệm quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức
Theo Luật Cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật quy định việc xử lý
kỷ luật thì cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ luật
thì phải bị xử lý kỷ luật. Việc kỷ Luật Cán bộ, công chức phải được thực hiện theo
đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và phải bằng một
quyết định kỷ luật.
Hình thức kỷ luật giữa cán bộ và công chức là khác nhau. Nếu cán bộ vi
phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có
liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình

thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. Việc áp dụng các hình
thức này tùy thuộc vào tính chất của hành vi vi phạm và quy định của pháp luật1.
Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
thì đương nhiên thơi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị
Tịa án phạt tù mà khơng được hưởng án treo thì đương nhiên bị thơi việc.
Nếu cơng chức vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy
định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải
chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc
lương, giáng chức, cách chức, buộc thơi việc2. Việc áp dụng hình thức kỷ luật
giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý.
Cơng chức bị Tịa án kết án phạt tù mà khơng được hưởng án treo thì đương
nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; cơng
chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu

1
2

Trương Thị Ngọc Linh - Khiếu nại và giải quyết khiếu nại - Từ thực tiễn tại TP. HCM, tr. 8.
Điều 78 Luật Cán bộ, công chức.


7
lực pháp luật thì đương nhiên thơi giữ chức vụ bổ nhiệm3. Như vậy, khi cán bộ,
công chức bị xử lý kỷ luật một trong các hình thức trên đều có quyền khiếu nại
theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011.
Theo quy định tại khoản 10 điều 2 Luật Khiếu nại: “Quyết định kỷ luật là
quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một
trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, cơng chức thuộc quyền quản lý của
mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức”.

Quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức là một dạng quyết định hành chính
nhưng mang đặc trưng của mối quan hệ nội bộ cơ quan, tổ chức. Do đó, quyết
định kỷ Luật Cán bộ, công chức dù được điều chỉnh trong luật Khiếu nại, nhưng
lại có trình tự và thủ tục riêng. Bởi vì, đây là một loại hình thức xử lý đối với hành
vi vi phạm của cán bộ, cơng chức trong hoạt động cơng vụ và nó ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền, lợi ích của họ nên pháp luật cho phép họ có quyền khiếu nại để
đảm bảo tính đúng đắn của quyết định kỷ luật4.
Để quyết định kỷ luật trở thành đối tượng khiếu nại thì phải đáp ứng các điều
kiện sau đây:
Thứ nhất, quyết định kỷ luật phải thể hiện bằng văn bản
Ban hành quyết định kỷ luật là một trong những hoạt động mang tính pháp
lý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật.
Chỉ có quyết định kỷ luật thể hiện dưới dạng văn bản mới trở thành đối tượng
khiếu nại. Tuy nhiên, hiện nay Luật Khiếu nại và các văn bản pháp luật hướng
dẫn chưa quy định cụ thể quyết định kỷ phải có tên gọi là quyết định hay có thể là
cơng văn, thơng báo nhưng có nội dung của một quyết định kỷ luật. Việc khơng
giới hạn hình thức tên gọi của quyết định cũng có thể được hiểu là các quyết định
có nội dung của quyết định kỷ luật cũng là đối tượng khiếu nại
Thứ hai, chỉ có những cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật mới được quyền
khiếu nại
Theo khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ công chức thì “Cơng chức là cơng dân
Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
3

Điều 79 Luật Cán bộ, công chức.
LG. Phương Hoa “Những quy định cấm của pháp luật đối với cán bộ, công chức”, Nhà xuất bản Lao động
năm 2003, tr. 51.
4



8
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phịng; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi
chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật”.
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, cơng chức thì “Cán bộ là công dân Việt
Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp
tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp
huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Đối với viên chức, quy định tại Điều 52 Luật Viên chức 2010 cũng đặt ra
trách nhiệm kỷ luật với bốn hình thức đó là khiển trách; cảnh cáo; cách chức; buộc
thơi việc và theo Điều 56 Luật Viên chức thì khi bị xử lý kỷ luật viên chức cũng
có quyền khiếu nại, việc giải quyết khiếu nại cũng thực hiện theo quy định của
Luật Khiếu nại.
Thứ ba, quyết định kỷ luật phải do người đứng đầu cơ quan, tổ chức áp dụng
đối với cán bộ, công chức thuộc sự quản lý của mình
Giữa người ban hành quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức với cán bộ, công
chức bị xử lý kỷ luật phải có mối quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức và quyết định
kỷ luật cũng là một quyết định mang tính nội bộ trong cơ quan, tổ chức. Do quyết
định kỷ luật không chỉ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, cơng
chức mà hậu quả của việc xử lý rất lớn. Nên các quyết định này vẫn được coi là
đối tượng khiếu nại.

Việc xác định ai là người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành
quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức được căn cứ vào quy định của pháp Luật
Cán bộ, công chức; vào phân cấp quản lý và nhiệm vụ, quyền hạn của người có
thẩm quyền. Xử lý kỷ luật đúng thẩm quyền là một nguyên tắc bảo đảm tính hợp
pháp của quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức.


9
Ngồi những đặc điểm trên thì quyết định kỷ luật cũng phải hội đủ các điều
kiện chung của quyết định hành chính, phải là quyết định cá biệt.
1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công
chức
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 “Khiếu nại là
việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này
quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ Luật Cán bộ,
cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật,
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Theo đó, chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, cơng
chức có quyền khiếu nại đối với đối tượng là quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức (tức là những chủ thể có quyền và
lợi ích bị xâm phạm trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức).
Cũng giống như quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính,
khiếu nại quyết định kỷ luật là quyền cơ bản của cán bộ, công chức được pháp luật
ghi nhận. Việc khiếu nại xuất phát từ việc cán bộ, công chức cho rằng quyết định
kỷ luật đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Khiếu nại quyết định kỷ luật là một quyền cụ thể và là một công cụ pháp lý hữu
hiệu giúp cán bộ, công chức tự bảo vệ mình trước những quyết định sai trái do

người có thẩm quyền ban hành5.
Theo quy định tại điều 47 Luật Khiếu nại năm 2011 “Khiếu nại quyết định kỷ
luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ Luật Cán bộ, cơng chức
khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Điều này chứng tỏ khiếu nại quyết định kỷ
luật là quyền của cán bộ, công chức để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình đồng thời giúp cho người đã ban hành quyết định có điều kiện xem xét lại
quyết định kỷ luật do mình ban hành để kịp thời sửa chữa, khắc phục những sai
5

TS. Trần Văn Sơn – Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Nhà xuất bản Tư pháp năm 2007, tr38.


10
sót, tránh những hậu quả đáng tiếc. Khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, cơng
chức có những điểm chung với khiếu nại quyết định hành chính, nhưng do sự
khác biệt về đối tượng khiếu nại, chủ thể khiếu nại và thẩm quyền giải quyết khiếu
nại nên việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức
được quy định riêng tại chương IV của Luật khiếu nại. Khiếu nại quyết định kỷ
Luật Cán bộ, công chức có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể có quyền khiếu nại là cán bộ, cơng chức có quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm trực tiếp bởi quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật Khiếu nại 2011 thì “Người khiếu
nại là cơng dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu
nại”. Khác với khiếu nại quyết định hành chính hay hành vi hành chính, khiếu nại
quyết định kỷ luật chỉ có thể được thực hiện với cán bộ, công chức bị kỷ luật, tức
là những người bị áp dụng trực tiếp quyết định kỷ luật, còn khiếu nại đối với quyết
định hành chính hoặc hành vi hành chính có thể thực hiện bởi cá nhân, cơ quan

hoặc tổ chức khi quyền, lợi ích của họ bị xâm phạm bởi quyết định hành chính
hoặc hành vi hành chính đó6.
Cán bộ, cơng chức thực hiện quyền khiếu nại của mình bằng việc đề nghị
người có thẩm quyền xem xét quyết định kỷ luật khi họ có căn cứ cho rằng quyết
định kỷ luật đó đã xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của người thực hiện quyền khiếu nại là mong
muốn được cơ quan có thẩm quyền giải quyết sự việc của mình một cách nhanh
chóng, chủ thể khiếu nại thường cố gắng chứng minh sự vi phạm, quyết định sai
trái theo nhận thức chủ quan của họ. Chính vì thế, q trình cán bộ, cơng chức thực
hiện quyền khiếu nại là q trình cung cấp tài liệu, chứng cứ về vi phạm lợi ích của
chủ thể khiếu nại. Đến lượt mình, các cơ quan, cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại một mặt sử dụng tài liệu, chứng cứ tiếp nhận từ chủ thể khiếu nại, mặt khác thu
thập tài liệu, chứng cứ từ những nguồn khác nhau để làm cơ sở cho việc giải quyết
khiếu nại một cách khách quan, chính xác.
Quyền khiếu nại quyết định kỷ luật là quyền của cán bộ, công chức. Thế
nhưng không phải bất cứ cán bộ, cơng chức nào cũng có quyền khiếu nại quyết
định kỷ luật, mà chủ thể có quyền khiếu nại phải là cá nhân cán bộ, cơng chức có

6

PGS.TS. Phạm Hồng Thái – Công vụ công chức nhà nước. Nhà xuất bản tư pháp năm 2004, tr 19.


11
quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi các đối tượng khiếu nại theo quy định
của pháp luật.
Khi thực hiện quyền khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, cơng chức, cán
bộ, cơng chức có thể tự mình thực hiện việc khiếu nại hoặc có thể ủy quyền cho
người khác thực hiện quyền khiếu nại.
Thứ hai, đối tượng của việc khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức

là quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền
Hoạt động quản lý là hoạt động đa dạng, phức tạp diễn ra thường xuyên trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và được thực hiện thơng qua nhiều hình thức
khác nhau. Thế nhưng, khơng phải mọi hình thức của hoạt động quản lý đều có
thể bị khiếu nại. Quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức là một trong những hình
thức quan trọng cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện trong quá
trình quản lý, ổn định tổ chức và bảo đảm hoạt động của cơ quan, đơn vị mình.
Quyết định kỷ luật tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ,
cơng chức. Vì thế, quyết định kỷ Luật Cán bộ, cơng chức chính là đối tượng của
việc khiếu nại khi cán bộ, cơng chức bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật
theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, không phải bất cứ quyết định kỷ luật nào cũng có thể là đối tượng
của khiếu nại. Cán bộ, công chức chỉ có thể thực hiện quyền khiếu nại đối với
quyết định kỷ luật khi đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật về
chủ thể, đối tượng, thời hiệu khiếu nại…
Thứ ba, khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức được thực hiện
theo thủ tục hành chính
Khiếu nại quyết định kỷ luật là một dạng khiếu nại hành chính. Khi có tranh
chấp về quyết định kỷ Luật Cán bộ, cơng chức thì có hai phương thức để cán bộ,
công chức bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một là, khiếu nại hành
chính theo thủ tục hành chính. Hai là, khởi kiện vụ án hành chính tại tịa án có
thẩm quyền. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 57 Luật Khiếu nại quy định “Trường hợp
công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống bị kỷ luật
buộc thôi việc mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết
định kỷ luật buộc thôi việc hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai
theo quy định tại Điều 50 của Luật này mà khiếu nại khơng được giải quyết thì có


12

quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành
chính”.
Khi bị xử lý kỷ luật bằng một trong tất cả các hình thức kỷ luật (ví dụ: từ
khiển trách đến buộc thơi việc) thì cơng chức đều có quyền khiếu nại các quyết
định trên theo thủ tục hành chính. Chỉ với quyết định kỷ luật cơng chức với hình
thức buộc thơi việc thì cơng chức mới có quyền khởi kiện ra Tịa án theo thủ tục tố
tụng hành chính. Từ đó cho thấy thực tế tranh chấp về quyết định kỷ Luật Cán bộ,
công chức chủ yếu thực hiện bằng con đường khiếu nại hành chính theo thủ tục
hành chính.
1.1.2. Quy định của pháp luật về khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ,
công chức
1.1.2.1. Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức
Thời hiệu khiếu nại là khoảng thời gian mà pháp luật quy định người khiếu
nại thực hiện quyền khiếu nại của mình. Nếu quá thời hạn trên mà người khiếu nại
không thực hiện việc khiếu nại thì coi như mất quyền khiếu nại. Theo quy định tại
Điều 9 của Luật Khiếu nại, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được
quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trong khoảng thời gian đó, người khiếu nại phải cân nhắc xem có nên thực hiện
quyền khiếu nại hay khơng. Nếu q thời gian đó sẽ khơng cịn quyền khiếu nại
(trừ trường hợp ngoại lệ mà Luật Khiếu nại quy định)
Như vậy, thời hiệu khiếu nại được hiểu là khoảng thời gian để người khiếu
nại, kể từ khi nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành
chính, quyết định việc có thực hiện quyền khiếu nại hay không. Nếu quá thời hiệu
quy định tại Luật này (90 ngày) thì người khiếu nại khơng cịn có quyền khiếu nại
nữa.
Việc quy định thời hiệu khiếu nại bảo đảm cho người khiếu nại đủ thời gian
để bảo vệ quyền và lợi ích của mình nhanh chóng, có hiệu quả, đồng thời cũng là
một trong những điều kiện để người có thẩm quyền xem xét khi thụ lý đơn khiếu
nại.
Nếu pháp luật không quy định về thời hạn, thời hiệu thì có thể dẫn đến

trường hợp khiếu nại về một vụ việc phát sinh từ nhiều năm trước, các quyết định
hành chính, hành vi hành chính đã được thực hiện, hiệu quả của nó và các vấn đề


13
có liên quan đã có nhiều biến đổi dẫn đến việc giải quyết sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, hoạt động quản lý hành chính địi hỏi phải nhanh nhạy, kịp thời. Do
vậy, việc khiếu nại hay khiếu nại tiếp chỉ có thể được thực hiện trong một khoảng
thời gian nhất định.
Theo Điều 48 Luật Khiếu nại thì thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán
bộ, công chức ngắn hơn so với thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi
hành chính. “Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức
nhận được quyết định kỷ luật”. Thiết nghĩ 15 ngày là một khoảng thời gian phù
hợp, đủ để cán bộ, cơng chức thực hiện quyền khiếu nại của mình mà đảm bảo
được tính nhanh nhạy, kịp thời và liên tục. Vì rằng quyết định kỷ luật do người
đứng đầu cơ quan, tổ chức áp dụng đối với cán bộ, công chức trong nội bộ cơ
quan nên cán bộ, công chức dễ tiếp cận và thực hiện quyền khiếu nại của mình khi
có căn cứ cho rằng quyết định kỷ luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp phạm
của mình. Ngồi ra, do cán bộ, cơng chức đều là những người có trình độ chun
mơn và tầm nhận thức nhất định nên khoảng thời gian 15 ngày là đủ để họ nghiên
cứu, suy ngẫm về hình thức kỷ luật mà người có thẩm quyền áp dụng với mình đã
phù hợp chưa để từ đó đưa ra quyết định khiếu nại hay khơng. Việc quy định thời
hiệu nhằm mục đích kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm
phạm, ngồi ra cịn liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, trong cơ quan, đơn vị.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thơi
việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Trường hợp người khiếu nại không
thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, dịch họa,
đi cơng tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian

có trở ngại đó khơng tính vào thời hiệu khiếu nại7.
1.1.2.2. Trình tự, thủ tục khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức
Khi có căn cứ cho rằng quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức là trái pháp
luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì cán bộ, cơng
chức có quyền gửi khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định kỷ luật. Trường
hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời
7

Điều 48 Luật Khiếu nại.


14
hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại khơng được giải quyết thì có quyền
khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần đầu.
Việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính có thể được thực
hiện bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp. Trong khi đó việc khiếu nại quyết định kỷ
Luật Cán bộ, cơng chức phải được thực hiện bằng đơn khiếu nại có đầy đủ nội
dung theo quy định và gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu,
đơn khiếu nại lần hai được gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
hai.
Đây chính là điểm khác biệt trong thủ tục khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ,
cơng chức với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính.
1.1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ,
công chức
Người thực hiện khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức có những
quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật khiếu nại. Tuy nhiên việc thực hiện
những quyền và nghĩa vụ này gắn với yêu cầu làm rõ tính hợp pháp của quyết
định kỷ Luật Cán bộ, công chức.
* Quyền của người khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức khi thực hiện khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ,
cơng chức có các quyền sau:
- Cán bộ, cơng chức tự mình việc tự viết đơn khiếu nại gửi đến người có
thẩm quyền đã ra quyết định kỷ luật, nếu không tự khiếu nại được thì cán bộ, cơng
chức bị kỷ luật có thể ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng hoặc có thể ủy quyền cho
luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Quyền tham gia đối thoại: Mục đích của việc tham gia đối thoại là để làm
rõ tính hợp pháp của của quyết định kỷ luật. Theo quy định tại Điều 53 Luật
Khiếu nại thì đối thoại là một hình thức bắt buộc, phải được tiến hành trước khi
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại. Cán
bộ, công chức khiếu nại quyết định kỷ luật là đối tượng bắt buộc phải tham gia
cuộc đối thoại và có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu
nại và yêu cầu của mình.
- Quyền được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải
quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thơng tin, tài liệu thuộc bí mật


15
nhà nước. Việc biết, đọc, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại
thu thập nhằm giúp cho cán bộ, công chức hiểu rõ hơn hội đồng kỷ luật đã có đầy
đủ căn cứ, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm để từ đó có thể đưa ra chứng cứ
chống lại chứng cứ kết luận có trong hồ sơ.
- Quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý
thơng tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thơng tin, tài liệu đó
cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người
giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, đồng thời cán
bộ, cơng chức cũng có quyền cung cấp những thơng tin, tài liệu liên quan đến quá
trình vi phạm hoặc chứng cứ ngoại phạm của mình hoặc những người có liên
quan.
- Quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp

để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định kỷ luật bị khiếu
nại;
- Quyền đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về
chứng cứ đó, đồng thời được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu
nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại; được khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp
đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo
quy định của Luật Tố tụng hành chính nếu cảm thấy chưa hài lòng với quyết định
giải quyết khiếu nại lần đầu.
- Quyền rút khiếu nại: việc rút khiếu nại có thể tiến hành tại bất cứ thời điểm
nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; việc rút khiếu nại phải được
thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của cán bộ, công chức đã khiếu nại;
đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút khiếu
nại thì đình chỉ việc giải quyết khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người
khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.
Một trong những điểm mới của Luật Khiếu nại so với trước đây là quy định
việc rút đơn khiếu nại của người khiếu nại. Tuy nhiên Luật Khiếu nại chưa quy
định rõ hậu quả pháp lý và quyền khiếu nại tiếp của người khiếu nại.
*Nghĩa vụ của ngƣời khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức


16
Song song với những quyền mà cán bộ, công chức được làm trong quá trình
khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức được trình
bày ở trên thì cán bộ, cơng chức cũng có những nghĩa vụ đi kèm khi thực hiện
khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức.
- Nghĩa vụ khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết: Đơn khiếu
nại phải được gửi đến đúng người, đúng đơn vị thụ lý đơn giải quyết khiếu nại,
tránh mất thời gian và công sức của người khiếu nại. Theo quy định thì cán bộ,

cơng chức khiếu nại phải gửi đơn đến người có thẩm quyền ban hành quyết định
kỷ luật (lần đầu) hoặc cấp trên trực tiếp của người ra quyết định kỷ luật (lần 2).
- Nghĩa vụ trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn,
hợp lý của việc khiếu nại quyết định kỷ luật; cung cấp thơng tin, tài liệu liên quan
cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về
nội dung trình bày và việc cung cấp thơng tin, tài liệu đó.
- Nghĩa vụ chấp hành quyết định kỷ luật mà mình khiếu nại trong thời gian
khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy
định của pháp luật: Trong thời gian quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành hoặc
đang chờ giải quyết khiếu nại, việc trước tiên là phải chấp hành mệnh lệnh hành
chính cấp trên.
- Nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có
hiệu lực pháp luật: Khi người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại và
quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì cán bộ, cơng chức khiếu nại phải tn thủ
thực hiện. Ngồi ra cán bộ, công chức phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật, phải tuân thủ và thực hiện các quyền và nghĩa vụ
khác mà pháp luật quy định trong thời gian khiếu nại.
1.2. Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức
1.2.1. Khái niệm giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, cơng
chức
Trong khoa học luật hành chính, giải quyết khiếu nại hành chính là việc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền“Xem xét đơn khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ
chức về quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan, cán bộ,
cơng chức nhà nước và những tài liệu liên có liên quan, trên cơ sở đó đưa ra
quyết định phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan,


17
tổ chức, khắc phục sai sót trong hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà
nước”8.

Theo khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại: “Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý,
xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”. Giải quyết khiếu nại
quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức là một phần của giải quyết khiếu nại hành
chính. Nếu như giải quyết khiếu nại hành chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền “Xem xét đơn khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức về quyết định hành
chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan, cán bộ, cơng chức nhà nước và
những tài liệu liên có liên quan, trên cơ sở đó đưa ra quyết định phù hợp nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, khắc phục sai sót
trong hoạt động của cơ quan và cán bộ, cơng chức nhà nước” thì giải quyết khiếu
nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức là việc người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, cơng chức xem xét tính hợp pháp của quyết
định kỷ luật đối với cán bộ, công chức trên cơ sở xem xét những tài liệu có liên
quan đưa ra quyết định phù hợp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ,
cơng chức đồng thời khắc phục những sai sót trong hoạt động của người ra quyết
định kỷ luật. Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức thực chất
là hoạt động xem xét, đánh giá tính hợp pháp của quyết định kỷ Luật Cán bộ, công
chức. Việc xử lý kỷ Luật Cán bộ, công chức phải được thực hiện theo đúng quy
định của pháp lụật về thời hiệu, nguyên tắc, hình thức, thẩm quyền và trình tự, thủ
tục xử lý. Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức là việc xem
xét lại quyết định kỷ luật đó có được ban hành đúng các quy định trên hay khơng?
Việc ban hành quyết định có trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của cán bộ, cơng chức hay khơng? Có hay khơng sự thiệt hại xảy ra.
Việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức do người
đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, cơng chức, người đứng
đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp hoặc Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải quyết. Dù
là giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, cơng chức hay giải quyết khiếu
nại hành chính thì việc giải quyết tốt các khiếu nại của công dân, cán bộ, cơng
chức đều có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với
Nhà nước, giữa cán bộ, công chức với người lãnh đạo. Việc giải quyết đúng pháp


8

Từ điển giải thích từ ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, 1999 – tr. 112.


18
luật các khiếu nại sẽ đảm bảo được các quyền và lợi ích chính đáng của người dân
nói chung và cán bộ, cơng chức nói riêng, đồng thời xử lý nghiêm minh các hành
vi sai phạm, qua đó củng cố được niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
Chính vì vậy mà Luật Khiếu nại đã có những quy định rất cụ thể và chặt chẽ về
phạm vi, thẩm quyền cũng như thủ tục giải quyết các khiếu nại, nhằm đảm bảo
cho việc giải quyết khiếu nại được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, chính xác và
đúng pháp luật.
Một ví dụ điển hình trong việc xem xét lại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công
chức là thời gian qua trong vụ “nước tương đen” xảy ra ở TP. HCM. Bộ Nội vụ có
quyết định yêu cầu UBND TP. HCM thu hồi quyết định số 3726/QĐ-UB ngày 168-2007 về xử lý kỷ luật “cách chức” đối với nguyên chánh thanh tra Sở Y tế TP.
HCM - Nguyễn Đức An, chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền tổ chức lại việc xem xét
kỷ luật đối với ông Nguyễn Đức An theo quy định của pháp luật. Sau vụ việc Sở
Y tế TP. HCM phát hiện nước tương có chứa hàm lượng 3-MCPD vượt mức quy
định nhưng chậm công bố, ngày 16-8-2007, Chủ tịch UBND TP. HCM đã có
quyết định số 3726/QĐ-UB kỷ luật “cách chức” đối với ông Nguyễn Đức An.
Khơng đồng tình với quyết định này, ngày 12-9-2007 ơng Nguyễn Văn An có đơn
khiếu nại và ngày 1-9-2008, Chủ tịch UBND TP. HCM bác đơn khiếu nại của ông
An, vẫn giữ nguyên hình thức kỷ luật “cách chức”.
Ngày 18-9-2008, ông Nguyễn Văn An có đơn khiếu nại lần hai gửi Bộ
trưởng Bộ Nội vụ. Sau khi tiến hành kiểm tra, xác minh các nội dung khiếu nại,
ngày 26-12-2008, Bộ Nội vụ có kết luận: UBND. TP. HCM kết luận ông Nguyễn
Văn An vi phạm trong việc không lập báo cáo kết quả thanh tra sau khi đã kết
thúc cuộc thanh tra theo quy định của Luật thanh tra là phù hợp.
Tuy nhiên, về trình tự thủ tục, trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật ơng

Nguyễn Văn An, cơ quan chức năng đã không thành lập hội đồng kỷ luật là không
thực hiện đúng quy định. Việc kết luận ơng Nguyễn Văn An đã có khuyết điểm vì
khơng đề xuất biện pháp xử lý triệt để đối với nước tương có hàm lượng chất 3MCPD vượt quá quy định là chưa đủ cơ sở9.

9

Lien-quan-den-vu-nuoc-tuong-den-Thay-Giam-doc-So-Y-te-TPHCM/ />23/4/2012


19
Qua Ví dụ trên cho thấy khi giải quyết khiếu nại phải xem xét tính hợp pháp
của quyết định kỷ Luật Cán bộ, công chức việc xử lý phải đúng thẩm quyền, quy
trình.
1.2.2. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ Luật Cán bộ, công
chức
Hoạt động giải quyết khiếu nại nói chung và hoạt động giải quyết khiếu nại
quyết định kỷ Luật Cán bộ, cơng chức nói riêng đều được tiến hành trên cơ sở
những nguyên tắc nhất định. Đó chính là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo được
áp dụng xuyên suốt quá trình giải quyết khiếu nại, giúp cho các chủ thể có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại có hiệu quả; bảo đảm tính khách quan, cơng khai, dân
chủ và kịp thời.
1.2.2.1. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Cơ sở pháp lý của nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc pháp chế được
quy định tại Điều 12 Hiến pháp 1992: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật,
không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Nguyên tắc này đòi hỏi
việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải được tiến hành theo
đúng quy định của pháp luật; mọi cán bộ và nhân viên nhà nước đều phải nghiêm
chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình; mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý nghiêm minh. Luật Khiếu nại đã cụ
thể hóa nguyên tắc Hiến định này thành một nguyên tắc trong giải quyết khiếu nại:

“Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của
pháp luật”10. Theo đó, hoạt động giải quyết khiếu nại phải được tiến hành trên cơ
sở những quy định của pháp luật. Cụ thể là các quy định về thẩm quyền, trình tự,
thủ tục và thời hạn giải quyết khiếu nại phải được nghiêm chỉnh chấp hành. Việc
thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ làm cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước
được nhịp nhàng, đồng bộ. Thông qua việc xem xét giải quyết khiếu nại, các hành
vi sai trái trong hoạt động của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ được phát
hiện và xử lý nghiêm minh, từ đó đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại được tiến
hành chính xác, triệt để và đúng pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa.

10

Khoản 5 Điều 4 Luật Khiếu nại


×