BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TIỂU LUẬN
TÊN TÌNH HUỐNG:
Ban hành quyết định kỷ luật
viên chức thiếu cơ sở dẫn đến
đơn khiếu nại
Họ và tên:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Lớp:
1
PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là
sự tác động có tổ chức và điều chinh bằng quyền lực của Nhà nước, đối với các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ, từ Trung ương
đến các cơ sở đều tiến hành để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Nhằm duy
trì và phát huy tối đa các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thỏa mãn nhu cầu hợp pháp
của con người.
Trong những năm qua đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, thực hiện cải cách
thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, vấn đề xây dựng đội ngũ viên chức, viên chức
trong sạch, có tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước được các
cấp quan tâm.
Hoạt động quản lý hành chính về cơ bản là hoạt động ban hành quyết định và tổ chức
thực hiện quyết định. Việc ra quyết định quản lý hành chính Nhà nước có ý nghĩa rất lớn,
nó là khâu mấu chốt trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Hiệu lực, hiệu quả quản
lý hành chính nhà nước tùy thuộc nhiều vào nội dung, chất lượng và biện pháp tổ chức thực
hiện quyết định. Quyết định quản lý hành chính nhà nước còn là thành quả của lao động trí
óc sáng tạo và sự thể hiện năng lực, trí tuệ, lương tâm, tinh cảm của người thủ trưởng đối
với con người và xã hội.
Quyết định đúng làm cho xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, quyền lợi
của nhân dân được đảm bảo và ngược lại; Quyết định thiếu chính xác dẫn đến hiệu lực của
quyết định bị hạn chế, mất uy tín với dân, làm cho xã hội trí trệ, chậm phát triển.
Trong những năm qua việc ban hành các văn bản quản lý nhà nước và các quyết định
quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội, đặc biệt là ở huyện Tuần Giáo đã có những sự chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên vẫn
còn những quyết định ban hành chưa hoàn chỉnh về nội dung, hình thức, căn cứ, quy trình ra
quyết định chưa rõ ràng, đã gây ra nhiều rắc rối trong quá trình thực hiện quyết định.
Do đó càng đòi hỏi ở người viên chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nhưng đồng thời
phải nhạy bén trong việc xử lý các tình huống trên thực tế một cách công minh, trung thực, làm
việc với trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp. Từ thực tiễn công tác trong những năm qua cùng
với những kiến thức được trang bị trong thời gian học tập tại khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý
nhà nước ngạch chuyên viên. Tôi mạnh dạn chọn tiểu luận cuối khóa là Xử lý tình huống: “Ban
2
hành quyết định kỷ luật viên chức thiếu cơ sở dẫn đến đơn khiếu nại, giải quyết như thế nào?”.
Để đưa ra phân tích, thảo luận rút kinh nghiệm, để thực hiện tốt công tác quản lý viên chức tại
đơn vị.
Nội dung đó đã một phần xảy ra tại đơn vị tôi công tác là nội dung tôi phụ trách, tôi cảm
thấy rất tâm đắc và thấm thìa đó là một bài học trong quá trình công tác và thực hiện nhiệm vụ
quản lý hành chính nhà nước của cá nhân.
Trong khuôn khổ tiểu luận này chỉ có thể tập trung giải quyết một khía cạnh nhỏ đó là
phân tích, đánh giá tìm phương án tối ưu để giải quyết tình huống ban hành quyết định kỷ luật
viên chức vi phạm, thiếu cơ sở dẫn đến đơn thư khiếu nại, trong hoạt động quản lý hành chính
nhà nước.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Ông Phạm Duy T sinh năm 1976; trình độ chuyên môn Cao đẳng Toán Lý hiện đang
công tác tại trường THCS xã p đã xây dựng gia đinh năm 2002, vợ cũng là giáo viên hiện đã có
một cháu gái 4 tuổi nhưng đang cùng chung sống với bố mẹ, gia đình cũng thuộc diện có điều
kiện kinh tế, từ khi cưới hai vợ chồng đã có hai xe máy làm phương tiện đi lại riêng. Khoảng
cách từ nhà ông T đến trường khoảng 5km. Có thể nói rằng trong ngành Giáo dục nhiều người
mơ cũng chưa có được điều kiện kinh tế, đơn vị công tác và gia đình như ông Phạm Duy T.
Ông Phạm Duy T thuộc tuýp người nhanh nhẹn am hiểu xã hội, có năng lực chuyên môn,
đôi khi có tính cả nể và rất nhiệt tình với bạn bè. Trong quá trình công tác luôn hăng hái hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, được ban giám hiệu nhà trường ghi nhận và đánh giá cao.
Xuất phát từ môi trường sống, công tác, với lối sống buông thả, không làm chủ được bản
thân thêm nữa là không phải bận rộn với công việc gia đình và có nhiều thời gian vui chơi cùng
bạn bè.
Những năm trước đây ông Phạm Duy T đã có dư luận sử dụng chất ma túy song cũng
không có biểu hiện gì nghi ngờ kể cả gia đình và vợ con. Đến tháng 9 năm 2014, Phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện đã tổ chức kiểm tra phát hiện 14 giáo viên có sử dụng chất ma túy trong
đó có ông Phạm Duy T. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tạo điều kiện cho 14 đồng chí đó nghỉ tự
túc cai nghiện trong thời gian 6 tháng từ tháng 10 năm 2014 đến hết tháng 4 năm 2015. Sau thời
gian nghỉ tự cai nghiện trở lại cơ quan không được bao lâu ông Phạm Duy T đã có những biểu
hiện bất thường, mờ ám. Nhưng cũng không ai trực tiếp gặp gỡ, khuyên bảo phàn vì ngại, nói ra
3
sợ ông T không hài lòng, phần vì chưa ai bắt gặp quả tang hay chứng cứ gì cụ thể. Mặc dù
trong mỗi cá nhân ai cũng muốn khuyên bảo duy chỉ có Hiệu trưởng nhà trưởng khuyên bảo
được vài câu nhưng ông T vẫn khẳng định ông T không còn sử dụng ma túy nữa.
Tháng 12 năm 2014 ông Phạm Duy T đã có đơn xin chuyển công tác đến cùng trường
với vợ để hai vợ chồng thuận tiện trong việc đi lại. Phòng Giáo dục - Đào tạo đã đồng ý, tạo
điều kiện để ông Phạm Duy T thay đổi môi trường công tác với vợ để có vợ giúp đỡ từng bước
sửa chữa những sai lầm đã mắc phải nhưng cũng chỉ được thời gian đầu, chứng nào vẫn tật ấy
ông Phạm Duy T vẫn có lúc nói dối cả vợ.
Thời gian gần đây ông Phạm Duy T thường hay vi phạm quy chế chuyên môn, hay nghỉ
ốm bất thường không lý do, trong tháng 01 và tháng 02 năm học 2014 - 2015 đã có tới 6 lần bị
lập biên bản về vi phạm quy chế chuyên môn và ngày giờ công. Thỉnh thoảng còn lúng túng
trong việc xã giao và ứng xử hàng ngày đối với đồng nghiệp trong trường. Đã có dấu hiệu xâm
phạm đến tài sản của cơ quan của cá nhân đồng nghiệp.
Trong lòng mỗi đồng nghiệp ai cũng thầm nghĩ ông Phạm Duy T vẫn tái phạm nhưng
cũng không ai bảo với ai.
Lãnh đạo phòng Giáo dục và dư luận rất bất binh về vấn đề này.
Ngày 15 và 16 tháng 3 năm 2015 cũng giống như các lần trước kiểm tra các đối tượng
khả nghi, có dư luận sử dụng chất ma túy. Phòng Giáo dục - Đào tạo tham mưu với UBND
huyện thành lập đoàn công tác liên ngành gồm:
1. Phó trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện - Trưởng đoàn
2. Cán bộ Phòng Giáo dục - Đào tạo - Thư ký
3. Cán bộ xét nghiệm của trung tâm Y tế huyện -'ủy viên
4. Cán bộ đội phòng chống ma túy Công an huyện - ủy viên
Cùng với đại diện ban giám hiệu nhà trường tiến hành đột xuất đến tận trường, cụm bản
nơi các đối tượng đang công tác, khống chế để kiểm tra xét nghiệm ma túy đối với một số đối
tượng trong ngành có dư luận.
Hình thức kiểm tra: Sử dụng que thử nước tiểu loại: MORPHINR - HEROIN.
Cách đọc kết quả trên que thử:
- Dương tính (cổ sử dụng ma tủy): Khi chỉ cổ một vạch màu hồng hiện ra ở khu vực c
- Âm tính (không sử dụng ma túy): Khi có thêm một vạch màu hồng thứ hai hiện ra ở khu
4
vực T (có hai vạch màu hồng).
Chú ý: Khi không có vạch màu hồng nào xuất hiện đề nghị thử lại bằng que khác.
Kết thúc chuyến công tác đoàn đã kiểm tra 5 người trong đó có ông Phạm Duy T thì có 4
người kết quả que thử là dương tính các cá nhân trên đều thừa nhận là có sử dụng ma túy còn
kết quả của ông Phạm Duy T là âm tính (nhưng một vạch màu hồng ở vị trí T mờ) mặc dù đã
kiểm tra bằng hai que thử nhưng kết quả vẫn giống nhau. Ông Phạm Duy T thì cho rằng đã bỏ
từ tháng 10 năm 2014 nên đến nay kết quả mới như vậy. Đoàn công tác chưa thể kết luận được
gì, nhưng trong suy nghĩ mỗi người đều khẳng định ông Phạm Duy T vẫn còn sử dụng ma túy
và có thể đã đoán trước được kế hoạch công tác của đoàn nên đã có biện pháp chống đối, nhằm
làm giảm nồng độ Morphinr trong cơ thể ít gây tác động đến que thử nhưng cũng không ai nói
ra cả. Thôi đành để kiểm tra lại lần sau hoặc sử dụng biện pháp khác.
Sau chuyến công tác đó ông Phạm Duy T vẫn chứng nào tật ấy, có phần công khai việc
mang theo trên người chất ma túy, nghỉ nhiều hơn trong thời gian 2 tuần đã nghỉ tới 5 buổi, vợ
thi báo là ốm nhưng ai cũng biết “đó chỉ là lý do”. Từ ngày 15 tháng 4 năm 2015 ông Phạm
Duy T nghỉ không đến cơ quan làm việc và không rõ lý do. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã
đến nhà riêng ông Phạm Duy T để tìm hiểu lý do nhưng gia đình cũng không rõ ông T đã đi
đâu, làm gì. Bố mẹ ông T cho biết: “Gia đình đã khuyên bảo nhiều lần nhưng T không nghe, đi
đâu, làm gì gia đình không thể biết được”. Thế là gia đình cũng đành “bó tay, buông xuôi”. Nhà
trường đã có văn bản báo cáo với Phòng Giáo dục - Đào tạo sự việc bỏ nhiệm sở không lý do
của ông Phạm Duy T.
Ngày 21 tháng 4 năm 2015 Phòng Giáo dục - Đạo tạo triệu tập 5 đối tượng vi phạm đúng
7 giờ có mặt tại hội trường Phòng Giáo dục - Đào tạo để họp kiểm điểm và đề nghị hình thức
xử lý và mời đại diện ban giám hiệu các trường có người vi phạm tới dự họp và tham gia ý
kiến. Theo đúng quy trình được quy định tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4
năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn
trả của viên chức.
Đến giờ họp điểm danh thi điểm danh thi vắng ông Phạm Duy T không lý do. Đại diện
ban giám hiệu trường THCS xã p có mặt và báo cáo: Nhà trường đã cử người tới nhà riêng ông
Phạm Duy T gủi giấy triệu tập và tìm hiểu. Qua dư luận được biết ông Phạm Duy T đã bỏ về
quê tại Thái Bình cai nghiện.
Thành phần hội đồng kiểm điểm, xét đề nghị hình thức xử lý kỷ luật của ngành gồm:
1. Trưởng Phòng Giáo dục - Đạo tạo - Chủ tịch hội đồng
5
2. Cán bộ tổ chức Phòng Giáo dục - Đào tạo - Thư ký
3. Đại diện ban chấp hành công đoàn Giáo dục - ủy viên
4. Đại diện cán bộ chuyên môn Phòng GD - ĐT - ủy viên
5. Đại diện viên chức Phòng GD - ĐT - ủy viên
Theo biên bản cuộc họp đó 100% số thành viên trong hội đồng bỏ phiếu kín nhất trí đề
nghị hình thức xử lý kỷ luật là Buộc thôi việc đối với cả 05 người vi phạm tệ nạn xã hội.
Ngày 07/5/2015 Hội đồng kỷ luật cấp huyện đã họp xét kỷ luật 12 cán bộ vi phạm trong
đó có 05 cán bộ vi phạm tệ nạn xã hội thuộc Phòng Giáo dục - Đào tạo và 07 cán bộ thuộc các
phòng ban khác trong huyện vi phạm quy chế chuyên môn. Kết quả đối với 05 trường hợp
thuộc ngành Giáo dục - Đào tạo là hội đồng kỷ luật của huyện nhất trí với ý kiến đề nghị của
hội đồng kỷ luật ngành.
Ngày 09/5/2015 Chủ tịch UBND huyện đã ra Quyết định số 89/QĐ-UBND về việc thi
hành kỷ luật viên chức đối vối ông Phạm Duy T bằng hinh thức Buộc thôi việc với lý do:
Nghiện ma túy.
Ngày 25/5/2015 ông Phạm Duy T đã làm đơn khiếu nại và gửi trực tiếp cho Chủ tịch
UBND huyện, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện khiếu nại Quyết định số: 89/QĐ-UBND về việc
thi hành kỷ luật viên chức đối với ông Phạm Duy T. Ông T khiếu nại chủ tịch UBND huyện ra
quyết định kỷ luật ông bằng hình thức buộc thôi việc là không đúng, đề nghị xem xét lại và bố
trí công tác, ông còn đưa ra hồ sơ bệnh án đã nằm viện từ ngày 09/4/2015 đến ngày 26/4/2015.
Vấn đề này cần phải được giải quyết như thế nào trách nhiệm thuộc về ai?
II.PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Định hướng mục tiêu cần xử lý
Tình huống nêu trên càn phải xử lý khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng thời hiệu
quy định không thể kéo dài, nhằm đảm bảo giữ vững kỷ cương phép nước, nhất là đối với viên
chức vi phạm.
Phân tích để ông Phạm Duy T nhận thức được việc làm sai trái của mình và đã được cơ
quan quản lý tạo điều kiện sửa chữa (cho nghỉ tự túc 06 tháng và Chuyển đơn vị công tác đến
nơi thuận lợi, phù hợp với hoàn cảnh cá nhân) nhưng không thể khắc phục, sửa chữa được, lỗi
đó là do chính cá nhân ông Phạm Duy T gây ra, không phải là do khách quan, do gia đình hay
do cơ quan quản lý đã gây ra, phát hiện ra.
6
Xét về quá trình vi phạm của ông Phạm Duy T đã bỏ nhiệm sở không lý do quá 7 ngày
trong tháng. Căn cứ theo khoản 5 Điều 13 của Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4
năm 2012 của Chính phủ quy định: “Viên chứcTự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở
lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính
đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch” thì xem xét xử lý kỷ luật buộc thôi
việc, đối chiếu với trường hợp của ông Phạm Duy T có đủ căn cứ pháp lý để nhận quyết định
xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
Hội đồng kỷ luật ngành Giáo dục - Đào tạo và hội đồng kỷ luật huyện càn đề nghị Chủ
tịch UBND huyện ra quyết định đúng nội dung vi phạm, hợp pháp, mang tính hiệu lực cao.
Thuyết phục được đối tượng thi hành quyết định. Giải quyết dứt điểm tình huống trên. Chấm
dứt tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài. Góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ
cương phép nước.
Thông qua việc giải quyết vụ việc để đem lại sự tin tưởng của nhân dân đối với Nhà
nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với địa bàn huyện, với ngành Giáo dục - Đạo tạo. cần
phải giải quyết nghiêm minh đối với các cá nhân, tập thể vi phạm pháp luật, với mục tiêu giáo
dục, tuyên truyền để mọi công dân nhất là viên chức đều phải chấp hành Pháp luật Nhà nước đã
quy định.
Kết hợp hài hòa được tính hợp pháp và tính hợp lý, đảm bảo lợi ích kinh tế, lợi ích xã
hội. Bảo vệ lợi ích chính đáng của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và của công dân.
2. Phân tích nguyên nhân, hậu quả của tình huống
Quản lý viên chức ngành Giáo dục - Đào tạo là một hoạt động hết sức quan trọng trong
quá trình đảm bảo và nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo. Do đó cần phải có những quyết
định mang tính hợp pháp và hợp lý.
Xem xét phân tích kỹ tinh huống ta thấy việc khiếu nại của ông Phạm Duy T là có cơ sở.
Nguyên nhân khiếu nại là do Quyết định số: 89/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2015 của Chủ
tịch UBND huyện về việc thi hành kỷ luật viên chức là thiếu cơ sở, chưa thuyết phục.
Trường hợp ông Phạm Duy T nếu xử lý do vi nghiện ma túy là thiếu cơ sở. Do đó phải
xử lý với lý do: Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm quy chế cơ quan và Luật lao động (Bỏ
nhiệm sở không lý do quá thời gian quy định).
Nguyên nhân khách quan:
Do địa bàn công tác có nhiều đối tượng nghiện hút, có thể mua và sử dụng chất ma túy
7
một cách dễ dàng.
Do bạn bè lôi kéo, có cách sống buông thả, gia đình có chút điều kiện, có phương tiện tự
do đi lại chơi bời.
Do cơ quan quản lý Phòng Giáo dục - Đào tạo chưa thực sự quan tâm thường xuyên
kiểm tra phát hiện sớm khi còn chưa xa ngã, cần phải có biện pháp ngăn chặn, tăng cường công
tác tuyên truyền pháp luật;
Do ông Phạm Duy T đã bỏ việc không lý do trong thời gian kiểm tra xét nghiệm nên cơ
quan quản lý không thể tiếp tục kiểm tra xét nghiệm để đưa ra kết luận chính xác.
Do Phòng Giáo dục - Đào tạo tiến hành kiểm tra, phát hiện và tiến hành họp xét và đề
nghị hình thức xử lý với 5 trường hợp vi phạm nên đã đưa cả 5 trường hợp đó vào cùng một nội
dung vi phạm, cùng mức đề nghị xử lý. Bỏ qua lỗi bỏ nhiệm sở của ông Phạm Duy T.
Nguyên nhân chủ quan:
Do cá nhân không làm chủ được bản thân dẫn đến nghiện ma túy, bỏ nhiệm sở.
Do năng lực của cán bộ phụ trách còn hạn chế, chưa nắm vững pháp luật, chưa có kinh
nghiệm còn dựa vào ý kiến chủ quan, cá nhân, hay qua dư luận đã kết luận ông Phạm Duy T
nghiện ma túy rồi tham mưu cho Phòng Giáo dục - Đào tạo xét đề nghị hội đồng kỷ luật cấp
huyện xử lý bằng hình thức buộc thôi việc theo khoản 5 Điều 13 của Nghị định số
27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ. Chưa có căn cứ cụ thể bằng văn
bản, ý kiến thừa nhận của cá nhân về những vi phạm của mình. Quá trình xét nghiệm kiểm tra
mới xuất hiện một vạch mờ và một vạch đậm. Chưa có cơ sở chính xác.
Do lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo thiếu sự kiểm tra, chưa sâu sát vào vấn đề, quá tin
vào cán bộ phụ trách. Không để ý gì đến việc trường THCS xã p báo cáo ông Phạm Duy T đã
bỏ nhiệm sở.
Do Phòng Nội vụ huyện chưa xem xét kỹ hồ sơ, thiếu trách nhiệm, hồ sở kỷ luật chưa
hoàn thiện, chưa có ý kiến kết luận chính thức bằng văn bản về việc nghiệm ma túy đối với ông
Phạm Duy T của cơ quan y tế. Thậm chí chưa có bản kiểm điểm của người vi phạm đã tham
mưu cho hội đồng kỷ luật huyện xét kỷ luật ông Phạm Duy T.
Chủ tịch UBND huyện chủ quan, quá tin vào bộ phận tham mưu, vào hội đồng kỷ luật
của Phòng Giáo dục - Đào tạo.
Từ đó dẫn đến Quyết định số 89/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND huyện về việc thi hành
kỷ luật viên chức đối với ông Phạm Duy T là chưa đủ cơ sở pháp lý chưa thuyết phục được đối
8
tượng thi hành, dẫn đến ông Phạm Duy T khiếu nại.
Phân tích kỹ tình huống ta thấy: Hội đồng kỷ luật ngành Giáo dục - Đào tạo huyện đã
triệu tập ông Phạm Duy T đến họp kiểm điểm và đề nghị hình thức xử lý là đúng với lý do ông
Phạm Duy T đã vi phạm: Bỏ nhiệm sở không lý do quá 7 ngày trong một tháng. Nhưng ông
Phạm Duy T không đến lẽ ra chưa họp xét kỷ luật vắng mặt mà phải lập biên bản vắng mặt rồi
gửi giấy triệu tập lần 2, 3 theo quy định, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 tuần. Nếu lần 3 vẫn vắng
mặt thì hội đồng tiến hành họp vắng mặt theo quy định. Chỉ với lý do ông Phạm Duy T bỏ
nhiệm sở quá 7 ngày không lý do đã đủ để xử lý bằng hình thức buộc thôi việc. Chưa có cơ sở
kết luận là ông Phạm Duy T nghiện ma túy.
Hậu quả:
Ồng Phạm Duy T bị buộc thôi việc đã ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình, vợ con cá
nhân ông Phạm Duy T.
Chủ tịch UBND huyện ra quyết định thiếu cơ sở. Gây đơn thư khiếu nại dù sao cũng ảnh
hưởng đến uy tín hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, của huyện, quyết định số: 89/QĐ-
UBND ngày 09/5/2015 về việc thi hành kỷ luật viên chức - viên chức đối với ông Phạm Duy T
như vậy là kém hiệu lực, quá trình tổ chức thực hiện có nhiều vướng mắc. Mất nhiều thời gian
để các cấp, ngành giải quyết.
Sự việc của ông T làm mất thời gian để hội đồng kỷ luật các cấp phải họp xét và hoàn
thiện hồ sơ kỷ luật.
Quyết định của Chủ tịch UBND phần nào đã gây mất uy tín, giảm chút lòng tin của nhân
dân, gây bất bình trong nhân dân, gây ra sự nghi ngờ thiếu tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa,
ảnh hưởng đến công việc khác.
Đó là sự yếu kém trong việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức, chức năng
nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước.
III. XÂY DựNG, ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN VÀ LựA CHỌN PHƯƠNG ÁN TÓI
ƯU
1. Xây dựng phương án, phân tích phương án
Ngày 25/5/2015 ông Phạm Duy T gửi đơn khiếu nại Quyết định số 89/QĐ-UBND Ngày
09/5/2015 về việc thi hành kỷ luật đối với bản thân. Căn cứ Luật khiếu nại là trong thời hiệu
khiếu nại vì Chủ tịch UBND huyện ngày 09/5/2007 nhưng đến ngày 16/5/2015 ông Phạm Duy
T mới nhận Quyết định số 89 nên phải thụ lý giải quyết.
9
Căn cứ Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ thì việc
xử lý kỷ luật viên chức tiến hành không đúng quy định về nội dung, hình thức, quy trình xử lý
thì người có thẩm quyền ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định kỷ luật
đồng thời chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức tổ chức lại việc
xem xét kỷ luật viên chức theo đúng quy định.
Qua nghiên cứu tình huống, trên cơ sở phân tích nguyên nhân, hậu quả và hướng tới mục
tiêu xử lý ta có thể đưa ra 03 phương án giải quyết tình huống sư sau:
Phương án 1:
Chủ tịch UBND huyện ra quyết định bãi bỏ Quyết định số 89/QĐ-UBND về việc thi
hành kỷ luật viên chức đối với ông Phạm Duy T bằng hĩnh thức buộc thôi việc. Với lý do chưa
có ý kiến kết luận chính thức ông Phạm Duy T sử dụng ma túy.
Có hồ sơ nằm viện nhưng đi khám không đúng tuyến, không được giới thiệu của cơ quan
theo quy định, thời gian không hợp lý, không có ý kiến xin phép của cơ quan quản lý. Không
được chấp nhận.
Tổ chức lại việc xét kỷ luật ông Phạm Duy T theo quy định tại Nghị định số
27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
Ưu điểm của phương án 1:
Phương án này: Áp dụng đúng nguyên tắc, đúng quy định, xử lý nghiêm minh, đúng nội
dung vi phạm, loại bỏ được đối tượng nghiện ma túy ra khỏi ngành, làm tong sạch đội ngũ viên
chức ngành giáo dục.
Phương án này sẽ nâng cao hiệu lực quản lý hành chính nhà nước, thể hiện tính nghiêm
túc của chính quyền địa phương, đỡ rắc rối trong quá trình thực hiện. Tất yếu bản thân ông
Phạm Duy T sẽ phải nhất trí vì lỗi vi phạm của mình.
Đe các viên chức khác thấu hiểu sự thật, tránh để xảy ra những vụ việc tương tự.
Phương án này đáp ứng được cơ bản mục tiêu đề ra.
Đảm bảo tính dân chủ, công khai, công bằng, thấu tình đạt lý tránh hậu quả về sau. Giải
quyết tình huống một cách nhanh gọn triệt để.
Nhược điểm của phương án 1:
Phương án này giải quyết có phàn cứng nhắc, thiên về tính hợp pháp, ông Phạm Duy T
không được hưởng lợi gì.
10
Phương án 2:
Chủ tịch UBND huyện ra quyết định bãi bỏ Quyết định số 89/QĐ-UBND về việc thi
hành kỷ luật viên chức - viên chức đối với ông Phạm Duy T bằng hình thức buộc thôi việc.
Tiếp tục bố trí công tác đối vơi ông Phạm Duy T với lý do nghỉ đi khảm chữa bệnh.
Tiếp tục theo dõi kiểm tra, ông Phạm Duy T nếu vẫn còn sử dụng ma túy không thể từ bỏ
được thi kiểm tra, phát hiện khi đó mới xử lý theo quy định.
Như thế ông Phạm Duy T không thể trách ai được nữa, trắng đen rõ ràng.
Ưu điểm của phương án 2:
Ông Phạm Duy T còn chút hy vọng và thấy được việc tạo điều kiện, cơ hội lần nữa để
sửa chữa. Cách giải quyết mang tính hợp pháp và hợp lý.
Nhược điểm của phương án 2:
Thời gian thực hiện kéo dài, tốn công sức. Việc kiểm tra phát hiện ông Phạm Duy T sử
dụng ma túy phức tạp, cá nhân ông T lại có biện pháp chủ động chống đối khó kiểm tra. Neu
không giải quyết nhanh sẽ vướng vào thời gian nghỉ hè, gây nghi ngờ mờ ám cho người dân vi
theo dư luận ông Phạm Duy T đã vi phạm mà không bị xử lý kịp thời. Có thể có tình huống
không theo ý muốn xảy ra.
Phương án 3;
Chủ tịch UBND huyện ra quyết định bãi bỏ quyết định số: 89/QĐ-UBND về việc thi
hành kỷ luật viên chức đối với ông Phạm Duy T bằng hình thức buộc thôi việc.
Tiếp tục bố trí công tác đối với ông Phạm Duy T với lý do ông Phạm Duy T nghỉ đi
khám chữa bệnh.
Tuy ông Phạm Duy T có mắc sai lầm, khuyết điểm nhưng cũng có năng lực trong công
tác, bố mẹ cũng đều là cán bộ về hưu đồng thời lại sinh sống ở địa bàn này từ lâu. Tạo điều kiện
để ông Phạm Duy T viết đơn xin thôi việc nếu không thể tiếp tục công tác.
Ưu điểm của phương án 3:
Phương án này có tinh mềm dẻo tạo điều kiện cho ông Phạm Duy T được hưởng chế độ
thôi việc, giúp đỡ ông Phạm Duy T làn cuối mà vẫn giải quyết được công việc quản lý nhà
nước.
Không phải mất nhiều thời gian cho việc kiểm ứa xét nghiệm sử dụng ma túy đối với ông
11
Phạm Duy T.
Giảm bớt căng thẳng đối với cá nhân và gia đình ông Phạm Duy T.
Nhược điểm của phương án 3:
Thời gian giải quyết kéo dài có thể gây mất công bằng cho những trường hợp khác.
Ngân sách nhà nước phải chi thêm một khoản theo chế độ thôi việc của ông Phạm Duy
T.
2. Lựa chọn phương án tối ưu
Theo cá nhân tôi trong 3 phương án trên phương án 1 là phương án tối ưu. Vì giải quyết
theo phương án này đảm bảo đúng nguyên tắc quản lý nhà nước, xử lý đúng người đúng tội,
đúng nội dung vi phạm, giải quyết dứt điểm tình huống, đáp ứng cơ bản mục tiêu đề ra và có
tình khả thi.
IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC PHƯƠNG ÁN ĐÃ ĐƯỢC LựA CHỌN
Yêu cầu nhà trường cung cấp các vi phạm, đặc biệt là các biên bản về việc ông Phạm
Duy T bỏ nhiệm sở không lý do.
Yêu càu phòng Giáo dục - Đào tạo tổ chức lại việc xem xét kỷ luật viên chức theo đúng
quyết định. Xử lý kỷ luật ông Phạm Duy T với nội dung vi phạm: Bỏ nhiệm sở không lý do,
theo những nội dung:
Ông Phạm Duy T đã bỏ nhiệm sở quá thời gian quy định, vi phạm ngày giờ công.
Gửi giấy mời đến dự họp kiểm điểm và đề nghị hình thức xử lý kỷ luật. Neu vắng mặt
thì lập biên bản vắng mặt rồi gửi giấy mời lần 2, 3 (Mỗi lần gửi giấy mời cách nhau ít nhất 01
tuần). Nếu lần 3 vẫn vắng mặt thì tiến hành họp xét đề nghị kỷ luật vắng mặt theo quy định.
Hội đồng kỷ luật huyện họp lấy ý kiến xử lý kỷ luật rồi đề nghị Chủ tịch UBND huyện
ra quyết định kỷ luật theo quy định.
Hiện tại ông Phạm Duy T đang có mặt tại địa bàn thị trấn nên ông Phạm Duy T có thể
đến dự họp và được nghe sự tham gia góp ý của hội đồng kỷ luật, được biết lỗi, biết nội dung vi
phạm cảm thấy hối hận. Hội đồng đã chỉ rõ những vi phạm nhằm giáo dục, giúp đỡ người vi
phạm nhận rõ khuyết điểm của mình để khắc phục sửa chữa khi vẫn còn cơ cuối trong xã hội.
V. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ CÁCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ĐÃ XỬ LÝ
TRONG THỰC TIỄN
12
Trong thực tế đã xử lý theo phương án 3, xử lý như vậy mất nhiều thời gian cho việc
kiểm tra xét nghiệm sử dụng ma túy gây mất công bằng trong những trường hợp khác. Ngân
sách nhà nước, chi thêm một khoản theo chế độ thôi việc.
Trong việc quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi chủ thể quản lý phải có kỹ năng, phải
tinh thông trong lĩnh vực quản lý và áp dụng các biện pháp quản lý một cách hiệu quả nhằm
nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đề đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo
được quyền lợi chính đáng của công dân.
PHẦN ĨIĨ; KÉT LUÂN KTÉN NGHI
Ngay trong việc ban hành văn bản quản lý nhà nước càn phải đủ căn cứ, đúng quy trình
và việc soạn thảo phải thận trọng chi tiết và chính xác và đảm bảo những yêu cầu về nội dung,
hình thức đúng quy định. Để văn bản quản lý nhà nước được ban hành phải mang tính thuyết
phục có hiệu lực cao thực sự đi vào đời sống nhân dân, đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong giai đoạn hiện nay.
Trong thời đại hiện nay, thời đại của khoa học kỹ thuật, công nghệ và thông tin trình độ
dân trí ngày được nâng lên, đòi hỏi các chủ thể quản lý phải có những phương pháp quản lý và
điều hành một cách khoa học, chính xác và đúng pháp luật.
Công tác soạn thảo ban hành văn bản quản lý nhà nước là một yếu tố rất quan trọng trong
hoạt động quản lý nhà nước. Trước khi trình ký và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà
nước, các cơ quan càn thẩm định văn bản, chỉ khi nào văn bản quản lý hành chính nhà nước
đảm bảo các yếu tố về thể thức nội dung, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý. Các cơ quan chức
năng phải tuyển dụng những viên chức có đủ trình độ năng lực, được đào tạo và có kỹ năng
soạn thảo văn bản để tham mưu, giúp việc cho chủ thể quản lý một cách có hiệu quả.
Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho công chức, viên chức để tiếp thu
những vấn đề mới phát sinh, nâng cao nghiệp vụ. Đáp ứng ngang tàm với yêu cầu nhiệm vụ
quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, viên chức trong đơn vị là một nội dung
quan trọng của công tác quản lý cán bộ, là những hình thức rất cần thiết cần phải được quan
tâm tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, kịp thời. Phải làm rõ được ưu điểm, khuyết
điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công
tác, khả năng phát triển của viên chức. Đánh giá viên chức đúng nhằm động viên khích lệ, thúc
đẩy sự phát triển của đơn vị.
13
Đánh giá, xếp loại viên chức là việc làm thường xuyên của chủ thể quản lý trong từng
năm nhằm thúc đẩy kịp thời đội viên chức không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt.
Khi tiến hành việc khen thưởng, kỷ luật phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, công
khai, công bằng, dân chủ, phản ánh đúng vụ việc xảy ra, nội dung vi phạm. Cơ quan, đơn vị nào
thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật không tốt thi việc đánh giá viên chức hàng năm không có ý
nghĩa.
Mặc dù ngành Giáo dục - Đào tạo huyện Tuần Giáo đã phối hợp với các ban, ngành chức
năng để tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục trên địa
bàn. Song trong thực tế vẫn còn những viên chức không chấp hành, do đó phải đòi hỏi sự nhận
thức đúng đắn của từng viên chức trong ngành, đồng thời phải làm tốt công tác tuyên truyền
Pháp luật đến mọi tàng lớp nhân dân thấy được ý nghĩa đúng đắn của hoạt động giáo dục.
Làm cho viên chức nhà nước tăng thêm phần trách nhiệm đối với công việc được giao.
Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên quan tâm sớm phát hiện những tồn tại để có
kế hoạch sửa chữa kịp thời, khi còn có thể sửa chữa được.
Trong công tác lãnh đạo các đoàn thể cần hết sức quan tâm đến công tác tuyên truyền
giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm nghị quyết của Đảng,
pháp luật của Nhà nước thông qua các tổ chức đoàn thể và cán bộ chủ chốt các đoàn thể để giúp
quàn nâng cao năng lực và nhận thức về lý luận, tin tưởng vào đường lối sự lãnh đạo của Đảng.
Đề nghị các cấp các ngành quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ, để tạo nguồn nhân lực
cho phát triển về sau.
Xuất phát từ thực trạng tình hình công tác, điều kiện nguồn nhân lực. Đe dần từng bước
điều chỉnh làm thay đổi được những thiếu sót, trí tuệ đó nhằm không ngừng nâng cao vai trò
lãnh đạo và sức chiến đấu của cơ quan quản lý nhà nước tôi có một số ý kiến sau:
Chủ thể quản lý nhà nước phải thực sự quan tâm tới các vấn đề về đời sống vật chất cũng
như tinh thần, điều kiện làm việc của viên chức, của nhân dân có như vậy mới khẳng định được
vai trò lãnh đạo của mình, các viên chức mới phấn khởi phát huy được vai trò trách nhiệm cùng
với chi ủy là hạt nhân lãnh đạo tạo sức hút cổ vũ đảng viên quần chúng trong đơn vị hăng hái
phấn đấu công tác hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời từ đó cũng xuất hiện những nhân tố điển
hình là nguồn lực để đưa vào tổ chức mình tăng cường thêm sức mạnh lãnh đạo và sức chiến
đấu của đơn vị.
14
Mặc dù đã cố gắng trong học tập, thu thập tài liệu chứng cứ để hoàn thành tiểu luận
nhưng trong thời gian ngắn, cá nhân còn hạn chế về kiến thức quản lý nhà nước, hạn chế về
kinh nghiệm công tác nên tiểu luận mới chỉ phản ánh được một phần, chưa có những tình tiết
xắc sảo. Rất mong được sự giúp đỡ của các thày giáo, cô giáo trường chính trị tỉnh Điện Biên
để cá nhân ngày một hoàn thiện hơn./.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên;
2. Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về
xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
16
17
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Phân I. Lời nói đâu 1
Phần II. Nội dung 2
I. Mô tả tình huống 2
II. Phân tích tình huống 6
1. Định hướng mục tiêu cần xử lý 6
2. Phân tích nguyên nhân, hậu quả của tinh huống III. Xây dựng,
đánh giá phương án và lựa chọn phương án tối
6
ưu
9
1. Xây dựng phương án, phân tích phương án 9
2. Lựa chọn phương án tối ưu
11
IV. Kế hoạch tổ chức thực hiên phương án đã được lựa chọn
V. Nhận xét đánh giá về cách xử lý tình huống đã xử lý trong
11
thực tiễn
12
Phần III. Kết luận và kiến nghị 13