Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Bảo vệ người tố cáo những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

TRẦN THANH THỦY
MSSV: 1055040402

BẢO VỆ NGƢỜI TỐ CÁO:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2010-2014

Người hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN VĂN TRÍ

TP.HỒ CHÍ MINH – 2014


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ NGƢỜI
TỐCÁO.................................................................................................................... 7
1.1 Khái niệm bảo vệ ngƣời tố cáo .....................................................................7
1.1.1Khái niệm tố cáo ...................................................................................7
1.1.2Khái niệm người tố cáo .........................................................................8
1.1.3 Khái niệm bảo vệ người tố cáo ............................................................9
1.2 Cơ sở của bảo vệ ngƣời tố cáo ..................................................................10
1.2.1Cơ sở lý luận .......................................................................................10
1.2.2 Cơ sở pháp lý .....................................................................................15
1.2.3Cơ sở thực tiễn ....................................................................................20


1.3 Vai trị và mục đích bảo vệ ngƣời tố cáo ..................................................21
1.3.1 Mục đích bảo vệ người tố cáo ............................................................21
1.3.2Vai trò của bảo vệ người tố cáo ..........................................................22
1.4 Ngƣời đƣợc bảo vệ, thời hạn, chủ thể và căn cứ bảo vệ ngƣời tố cáo ..24
1.4.1 Người được bảo vệ .............................................................................24
1.4.2 Thời hạn bảo vệ ..................................................................................25
1.4.3Chủ thể bảo vệ.....................................................................................26

2


1.4.4Căn cứ bảo vệ người tố cáo.................................................................28
1.5 Nội dung và phạm vi bảo vệ .........................................................................29
1.5.1 Nội dung bảo vệ ................................................................................29
1.5.2 Phạm vi bảo vệ ...................................................................................35
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG
CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ NGƢỜI TỐ CÁO ...................................................36
2.1 Thực trạng bảo vệ ngƣời tố cáo ..................................................................36
2.1.2 Về quy định của pháp luật .................................................................36
2.1.2 Về thực tiễn công tác bảo vệ người tố cáo .........................................41
2.2 Một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ ngƣời tố cáo51
2.2.1 Về quy định của pháp luật .................................................................51
2.2.2 Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ người tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền ....................................................................................64
2.2.3 Nâng cao ý thức tự bảo vệ của người tố cáo và quần chúng nhân dân trong
vấn đề bảo vệ người tố cáo .........................................................................66
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 69

3



LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảm bảo quyền con người là một trong những nội dung và cũng là mục đích
của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong số các quyền
cơ bản của con người thì quyền tố cáo có vị trí quan trọng và liên quan chặt chẽ tới
các quyền cơ bản khác. Tố cáo vừa là quyền chính trị cơ bản của công dân, vừa là
phương thức bảo vệ khác.
Từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoàra đời cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác giải
quyết tố cáo củacủa công dân và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các
ngành trong hoạt động quản lýNhà nước. Việc ghi nhận, luật hóa và đảm bảo thực
hiện quyền tố cáo của công dân đã thể hiện chế độ dân chủ của Nhà nước Việt Nam
ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Với mục tiêu tất cả
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân và phương châm mọi chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, các vấn đề quốc kế dân sinh phải để cho dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra. Trong quá trình thực hiện quyền làm chủ của mình, cơng dân
phát hiện ra những vi phạm, những hành vi trái pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào thì đều có quyền thơng báo cho cơ quan, người có thẩm quyền
biết về hành vi vi phạm đó để có biện pháp xử lý, ngăn ngừa và khắc phục hậu quả
xảy ra.
Tuy nhiên, khi nước ta bước vào thực hiện cơng cuộc đổi mới, nhiều cơ chế,
chínhsách, pháp luật và các điều kiện kinh tế - xã hội được đổi mới, tình hình tố cáo
cũng đangcó chiều hướng gia tăng cả về số lượng, qui mô và mức độ, đặt ra những
vấn đề hết sức bức xúc,phức tạp. Thậm chí cịn xuất hiện nhiều "điểm nóng" gây
ảnh hưởng khơng nhỏ đến an ninh, chínhtrị, trật tự và ổn định xã hội ở một số địa
phương trong cả nước.
Tố cáo là vấn đề nhạy cảm,đòi hỏi phải giải quyết một cách thận trọng, chặt
chẽ và toàn diện. Mặc dù đã có Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành,

song cho đến nay, Luật Tố cáo được thực hiệnhơn hai năm, đã bộc lộ những bất cập
giữa lý luận và thực tiễn. Thực tiễn cho thấy những năm vừa qua, cơng tác giải
quyết tố cáo tuy đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn cịn rất nhiều trường
hợp quyền tố cáo của công dân bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Những trường
4


hợp người tố cáo bị đe dọa, trù dập, bị trả thù, phân biệt đối xử tại nơi làm việc và
cả tại nơi họ cư trú, gây nguy hiểm và khó khăn cho cả người tố cáo và gia đình họ.
Bất cập về người tố cáo chưa được bảo vệ một cách hiệu quả xuất phát từ
nhiều nguyên nhân, trong đó khơng thể khơng kể đến những mặt cịn hạn chế của
pháp luật, nhận thức và thái độ của người bị tố cáo, những quy định về chế độ trách
nhiệm của Nhà nước đối với người tố cáo còn chưa hiệu quả. Mặt khác, những vụ
việc người tố cáo bị trả thù, trù dập hiện nay đang làm xói mịn lòng tin của nhân
dân đối với Đảng và Nhà nước, ảnhhưởng không nhỏ đến sự nghiệp xây dựng Nhà
nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
Việc công dân đứng lên tố giác một hành vi sai trái là một việc làm rất đáng
vinh danh, nhưng bên cạnh việc tuyên dương, khen thưởng thì điều quan trọng và
cấp thiết hơn là chúng ta phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người tố cáo và người
thân thích của họ, có như thế người dân mới có thể mạnh dạn thực hiện quyền tố cáo
và tin tưởng vào sự bảo vệ Đảng và Nhà. Nhận thấy tính cấp thiết cả về mặt lý luận
lẫn thực tiễn, người viết mạnh dạn chọn đề tài “Bảo vệ ngƣời tố cáo: Những vấn
đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong quá trình áp dụng pháp luật, chế định Bảo vệ người tố cáo còn chưa
phát huy được hết khả năng bảo đảm an toàn cho người tố cáo. Do đó, việc nghiên
cứu vấn đề bảo vệ người tố cáo không dừng lại ở việc giải quyết những vấn đề về
mặt lý luận mà còn hướng đến việc phân tích, lý giải tính cấp thiết và vai trị to lớn
của việc bảo vệ người tố cáo trong pháp luật tố cáo. Nghiên cứu thực trạng về bảo
vệ người tố cáo, khóa luận sẽ mang đến một cái nhìn thực tế hơn về những điều mà

những người tố cáo phải đánh đổi khi đứng lên tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, để
có câu trả lời cho tính hiệu quả của việc thực hiện chế định tố cáo này. Đánh giá,
nhận xét và đưa ra những giải pháp, kiến nghị thích hợp để có sự thay đổi và chấn
chỉnh cần thiết trong vấn đề bảo vệ người tố cáo, giúp cải thiện chất lượng của chế
định này, khuyến khích hành động sẵn sàng lên án, tố cáo của công dân sẽ giúp cho
xã hội trở nên tốt đẹp hơn – điều mà bất cứ nhà làm luật, nhà lãnh đạo nào cũng
mong muốn.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
 Các quy định của pháp luật về người tố cáo, giải quyết tố cáo.
5


 Các quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo.
 Các báo cáo tổng kết công tác hàng năm trong công tác giải quyết tố cáo.
 Các vụ việc về người tố cáo bị trả thù, trù dập, bị phân biệt đối xử trong thời
gian vừa qua.
Phạm vi nghiên cứu:
Do tính chất phức tạp và rộng lớn của đề tài, khóa luận giới hạn phạm vi
nghiên cứu ở việc đi sâu phân tích, tìm hiểu các quy định về bảo vệ người tố cáo
theo quy định tại Luật Tố cáo năm 2011 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của
Đảng Cộng Sản Việt Nam làm cơ sở, phương pháp luận cho việc nghiên cứu.
Sử dụng khảo sát tình hình, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, phương pháp hệ thống kết hợp lý luận với thực tiễn trong việc áp
dụng pháp luật để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn.
4. Cơ cấu luận văn
Ngồi Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
gồm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận, pháp lý về bảo vệ người tố cáo.

Chương 2: Thực trạng và một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả
bảo vệ người tố cáo.

6


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ NGƢỜI TỐ CÁO
1.1 Khái niệm bảo vệ ngƣời tố cáo
Khái niệm bảo vệ người tố cáo là vấn đề Luật Tố cáo khơng điều chỉnh nên để
tìm hiểu bảo vệ người tố cáo là gì, chúng ta cần tìm hiểu thông qua các khái niệm
liên quan như: Tố cáo, người tố cáo và bảo vệ người tố cáo.
1.1.1 Khái niệm tố cáo
Quyền tố cáo của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, luật tố cáo và
nhiều văn bản pháp luật khác.Khái niệm tố cáo có thể được hiểu dưới nhiều góc độ
khác nhau.
Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Tố cáo là báo cho mọi người hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó… vạch trần
hành động xấu xa hoặc tội ác cho mọi người biết nhằm lên án, ngăn chặn”1.
Theo định nghĩa trên thì tố cáo bao trùm tất cả các hoạt động trong mọi lĩnh vực,
tố cáo không chỉ là đối với hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội, mà còn là tố cáo đối với những hành vi xấu xa, vi phạm đạo
đức xã hội.
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm tố cáo trong pháp luật nước ta lần đầu tiên được
quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo 1998: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do
Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi
vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe
doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức” 2. Kế thừa quy định này, Luật Tố cáo năm 2011 cũng quy định tương
tự về khái niệm tố cáo: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật tố cáo quy

định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp

1
Từ
2

điển Tiếng Việt (2002), NXB Đà Nẵng, tr.1008.
Khoản 2, điều 2 Luật Tố cáo năm 2011.

7


luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức”3.
Như vậy, tuy khái niệm tố cáo vẫn giống nhau nhưng phạm vi điều chỉnh lại có
sự khác biệt. Cụ thể Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 chỉ quy định "Tố cáo" là việc
công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm
pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây
thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ
chức. Theo Luật Tố cáo năm 2011 quy định rõ hai nhóm hành vi vi phạm là:
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Trong đó quy định hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào, kể cả vi phạm của tổ chức, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam. Quy định
này của Luật đã khắc phục được hạn chế của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 là chỉ
tập trung quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với cán bộ, công chức trong các
cơ quan hành chính nhà nước; mà chưa quy định tố cáo và giải quyết tố cáo đối với
hành vi vi phạm pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước.

1.1.2 Khái niệm ngƣời tố cáo
Theo Khoản 4 Điều 2 Luật Tố cáo quy định “Người tố cáo là công dân thực
hiện quyền tố cáo”.Như vậy, để trở thành “người tố cáo”, ta phải đáp ứng được các
điều kiện nhất định sau:
Thứ nhất, ai cũng sẽ có quyền được tố cáo tội phạm, tố cáo những hành vi sai
trái nhằm đảm bảo cơng bằng xã hội, ổn định tình hình kinh tế, chính trị của quốc
gia. Khoản 4 Điều 2 Luật Tố cáo quy định người tố cáo dừng lại ở từ “cơng dân” mà
khơng nói rõ là cơng dân của quốc gia nào. Theo lẽ thông thường, ta sẽ phải hiểu từ

3

Khoản 1, điều 2 Luật Tố cáo 2011.

8


“cơng dân” được nhắc đến ở đây chính là “cơng dân nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”.Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 3 Luật Tố cáo lại quy định thêm về
chủ thể đó là cá nhân nước ngồi cư trú tại Việt Nam cũng thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật Tố cáo trừ trường hợp có quy định khác trong các Điều ước quốc tế.
Như vậy, ta có thể kết luận, mọi cá nhân thực hiện hành vi tố cáo trên lãnh thổ
Việt Nam đều có thể trở thành đối tượng của chế định về Bảo vệ người tố cáo.
Thứ hai, cá nhân đó phải thực hiện quyền tố cáo. Như vậy, quyền tố cáo được
hiểu là quyền được tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trên lãnh thổ nước Việt
Nam.
1.1.3 Khái niệm bảo vệ ngƣời tố cáo
Quyền tố cáo thuộc nội hàm quyền công dân, quyền con người và được ghi
nhận trong Hiến pháp và pháp luật của mỗi nước.
Hiến pháp Việt Nam 2013, tại Điều 30 quy định: “Mọi người có quyền khiếu
nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái

pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi
thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố
cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.”
Như vậy, Hiến pháp không chỉ tuyên bố về quyền tố cáo của cơng dân mà
cịn có những quy định nhằm bảo đảm thực hiện quyền này. Những đảm bảo pháp lý
đối với quyền tố cáo và người tố cáo khẳng định tính chất đặc biệt quan trọng của
vấn đề, đồng thời khẳng định ý chí của Nhà nước trong việc xử lý những người có
hành vi cản trở việc thực hiện quyền tố cáo cũng như trả thù người tố cáo.
Trước đây Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998 không quy định cụ thể nội dung
này. Các quy định mới này nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, những tồn tại,
quy định chưa rõ ràng, cụ thể ở Luật khiếu nại tố cáo năm 1998, giúp cho công chức
thực hiện Luật và người tố cáo khi áp dụng Luật được dễ dàng thuận tiện hơn. Cụ
9


thể, Luật tố cáo 2011, lần đầu tiên được Quốc hội thơng qua ngày 11/11/2011, có
hiệu lực thi hành ngày 01/7/2012 đã dành hẳn một chương (Chương V: từ Điều 34
đến Điều 40) để quy định về bảo vệ người tố cáo. Trong đó, Điều 34 của Luật quy
định việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại tất cả những nơi có thể ảnh hưởng
đến người tố cáo, bao gồm: Nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản
của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quy
định. Cũng theo quy định của Điều này, đối tượng bảo vệ khơng chỉ có người tố cáo
mà cịn cả những người thân thích của người tố cáo như vợ hoặc chồng, con cái, bố
mẹ, anh em ruột thịt...; thời hạn bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tuỳ
thuộc vào tình hình thực tế của từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm
phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng cần được bảo vệ.
Luật xác định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về
người giải quyết tố cáo; đồng thời, cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tố

cáo được bảo vệ và các nội dung cơ bản về bảo vệ người tố cáo như bảo vệ bí mật
thơng tin; bảo vệ tại nơi cơng tác, nơi làm việc, nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo. Triển khai chế định này
của Luật, ngày 03/10/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2012/NĐ-CP
(có hiệu lực thi hành ngày 20/11/2012) quy định các biện pháp bảo vệ người tố cáo
và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ
người tố cáo.
Tóm lại, bảo vệ người tố cáo là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền áp dụng các biện pháp luật định để bảo vệ người tố cáo về bí mật thơng tin
của người tố cáo, bảo vệ vị trí cơng tác, việc làm, bảo vệ thực hiện quyền, nghĩa vụ
công dân của người tố cáo tại nơi cư trú, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo, bảo đảm về quyền con người cũng như
quyền cơng dân của người tố cáo, để khuyến khích và nâng cao vai trị của người
dân trong q trình đấu tranh, phịng chống tội phạm, thực tiễn hóa mục đích của
luật tố cáo trong cuộc sống hiện nay.
1.2 Cơ sở của bảo vệ ngƣời tố cáo
1.2.1 Cơ sở lý luận

10


Tố cáo được quan niệm khác nhau tuỳ theo mức độ, phạm vi, đối tượng tố
cáo. Về phương diện xã hội thì tố cáo thể hiện sự bất bình của người này đối với
hành vi của người khác và báo cho cơ quan, tổ chức và người khác biết để có thái
độ, biện pháp giải quyết. Về phương diện chính trị - pháp lý, thì tố cáo là một quyền
của cơng dân thơng qua đó cơng dân có thể giám sát hoạt động của bộ máy nhà
nước và bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Tốcáolàhiệntượngkháchquantrongđờisốngxãhội.Bởilẽ,trongxãhộinóichung
,vàtrongqtrìnhquảnlýnhànướcnóiriêngkhơngthểtránhkhỏitìnhtrạngnhữngviphạ
mphápluậtxâmphạmđếnlợiíchNhànướchoặcquyềnvàlợiíchhợpphápcủacơngdânha

ytổchức,xãhội.Từxưatớinay,trongbấtkìnhànướcnào,dùpháttriểntheoxuhướngchính
trịnàođichăngnữa,thìcácgiaicấpthốngtrị,cácnhàcầmquyềnđềumuốnchếđộcủamìnhđ
ượctrườngtồn.Dođó,

ởmứcđộnàyhaymứcđộkhác,cácnhàcầmquyềnđềuquantâmvàchophépngườidânđượ
ckêuoanđếncơquannhànướcđểđượcxemxétvàgiảiquyết,nhằmlàmdịulịngdânvàổnđ
ịnhxãhội.Mặtkhác,thơngquaviệcngườidânthực
hiện
quyềntốcáovàviệcgiảiquyếttốcáo
củacơquannhànướccóthẩmquyền,cáchiệntượngtiêucựcvàviphạmphápluậttrongxãh
ộiđượckịpthờipháthiệnvàxửlý,gópphầngiữvữngtrậttự,kỉcươngxãhội.
Trong lịch sử các Nhà nước bóc lột, pháp luật tố cáo được đặt ra, suy cho
cùng để phục vụ và bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột.Vì vậy, người dân dưới chế
độ Nhà nước kiểu phong kiến, tư sản họ không hiểu mình có những quyền gì để mà
tố cáo. Việc giải quyết tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền hoặc thiên vị bên này,
hoặc bên kia không theo sự công bằng, lẽ phải, mà thực tế cho thấy, lẽ phải thuộc về
kẻ mạnh, kẻ giàu có trong xã hội. Chính vì vậy, vấn đề tố cáo trong các chế độ xã
hội của nhà nước đó chỉ là hình thức, quyền pháp lý thì có nhưng khơng được thực
thi.Thậm chí người dân nô lệ trong chế độ xã hội nô lệ, xã hội phong kiến cịn
khơng có một chút quyền nào. Ở chế độ Tư bản chủ nghĩa, về pháp lý, Hiến pháp và
pháp luật của Nhà nước Tư sản cơng nhận các quyền tự do, bình đẳng, tố cáo, .v.v.
cho mọi công dân. Song, trên thực tế chỉ những kẻ giàu có thuộc giai cấp bóc lột
mới có điều kiện để hưởng quyền này, còn người lao động nghèo khổ bị áp bức bóc
lột thì khơng thực hiện được quyền đó.

11


Nếu nghiên cứu dưới góc độ "thuật cai trị" như đã nói ở trên, thì bất kỳ một
nhà nước nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tìm "kế an dân" và ổn định xã hội.

Do vậy, bằng cách này hay cách khác, dù ít, dù nhiều các nhà nước trong lịch sử
cũng như hiện tại đều có những quy định pháp luật về việc bảo vệ công dân của
mình trước những hành vi vi phạm pháp luật với mục đích là "n dân" để duy trì sự
thống trị và phục vụ lợi ích của giai cấp mình.
Tuy nhiên, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa vị trí, của nhân dân lao động và mối quan hệ
của từng công dân đối với Nhà nước có những thay đổi căn bản về chất. Nhà nước xã
hội chủ nghĩa là Nhà nước của nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân, sức mạnh của
Nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, nhân dân lao động là người chủ Nhà nước; lợi ích
của Nhà nước gắn liền với lợi ích của nhân dân, Nhà nước là công cụ phục vụ lợi ích
của nhân dân. Do đó, Nhà nước ln quan tâm đến việc bảo vệ và thực hiện các quyền,
lợi ích chính đáng của nhân dân. Điều này là hồn tồn phù hợp với kinh nghiệm quản
lý đất nước từ thời xa xưa của ông cha ta: Nhân dân là cội nguồn, nhân dân quyết định
sự hungvong của xã tắc, bởi thế, không bao giờ được xem nhẹ ý nguyện của nhân dân.
Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, quyền tố cáo của công dân được ghi nhận ở
Hiến pháp và pháp luật, và được đảm bảo thực hiện trong thực tế.Điều này thực chất là
nhằm tôn trọng, bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, là sự thừa nhận tính
tối cao của quyền con người, quyền cơng dân trong xã hội. Như Lê-nin từng nói: "Chỉ
có khi nào tin tưởng vào nhân dân, dấn mình vào nguồn sáng tạo, sinh động của nhân
dân mới là người chiến thắng, mới giữ được chính quyền"4. Như vậy, trong Nhà nước
xã hội chủ nghĩa, các quyền con người, quyền công dân nói chung, quyền tố cáo của
cơng dân nói riêng được đảm bảo thực hiện trên thực tế, và đồng thời công dân sẽ được
bảo vệ tuyệt đối khi thực hiện các quyền của mình. Do đó, khi cơng dân thực hiện
quyền tố cáo, họ cần được pháp luật bảo vệ an tồn tuyệt đối để thực hiện quyền này.
Nói đến cơng tác giải quyết tố cáo thì khơng thể khơng nhắc đến tư tưởng vơ
giá giúp chúng ta có những nhận thức và hành động chuẩn mực trong lĩnh vực cơng
tác này, đó chính là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơng tác giải quyết khiếu

4

Lênin (1976), Toàn tập, tập 35; NXB Tiến Bộ, Matxcơva, tr.68-69.


12


nại, tố cáo.Lời căn dặn sâu sắc của Bác: “Đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc vì
chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết
nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi
của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng
cố tốt hơn” 5.
Quan điểm của Bác xuất phát từ quan điểm lấy dân làm gốc, dân là chủ, cán
bộ là đầy tớ của dân. Với Bác, dân bao giờ cũng là trung tâm, là xuất phát điểm của
mọi suy nghĩ và hoạt động. Quyền khiếu nại, tố cáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh là
biểu hiện cụ thể của quyền con người, quyền cơng dân trong điều kiện Việt Nam.
Đó là truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam được kết tinh trong tư tưởng của
Người, cùng với Chủ nghĩa Mác - Lê nin - nguồn sáng trí tuệ của nhân loại đã thấm
sâu trong tâm trí Hồ Chủ Tịch để trở thành kim chỉ nam cho hành động cách mạng
của Đảng ta6.
Ngày nay, tư tưởng đó lại càng quan trọng trong hoạt động thực tiễn và xây
dựng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm phát huy năng lực
sáng tạo của đông đảo nhân dân vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền của
dân, do dân và vì dân. Đảng và Nhà nước ta trong q trình hoạt động của mình đã
khơng ngừng mở rộng dân chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để tạo điều kiện cho nhân
dân tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, và trong đó Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm, coi trọng đến công tác giải quyết tố cáo của công dân.
Tuy nhiên, từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều chínhsách, pháp luật và
các điều kiện kinh tế - xã hội được đổi mới, tình hình tố cáo cũng diễn biến phức
tạp, gia tăng cả về số lượng, qui mô và mức độ, đặt ra những vấn đề hết sức bức
xúc,đặc biệt là tố cáo tham nhũng luôn là tâm điểm nóng hiện nay. Vì vậy, đặt ra
vấn đề bảo vệ người tố cáo là sự nhất quán với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta
trong tăng cường cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí trong


5

HồChíMinh(2000),BànvềNhànướcvàphápluật;NxbChínhtrịquốcgia,HàNội, tr.726-727.

6

Dương Thái Sơn, Giải quyết đến cùng sự việc, không phải giải quyết hết thẩm quyền, ngày truy cập 14/6/2014, (nguồn:
/>quangninh.com.vn%2Fupload%2Fothers%2F201205%2F3638_dts.doc&ei=rnfLU6jsGZL68QWy4LACA&usg=AFQjCNHa58ovPagqv_4j5jVQZOlrP4D_Bg&sig2=78FFJJa3mL1_Fb6RthW9XQ), tr.2.

13


những năm qua từ sau Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa VIII) năm 20037.
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế tồn cầu hố, tham nhũng ngày
càng lan rộng và trở thành một vấn đề hết sức nhức nhối, đe doạ nghiêm trọng đến
tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh
cơng tác phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam cũng đã và đang diễn ra hết sức
phức tạp, theo đề nghị của Thanh tra Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định
cử Đồn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị chính trị cấp cao về ký
Cơng ước gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Văn phịng Chính phủ và Thanh tra Nhà
nước.Ngày 30/6/2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết định số
950/2009/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Cơng ước và có hiệu lực thi hành đối với
Việt Nam từ ngày 18/9/2009.Bằng việc phê chuẩn Công ước này, Việt Nam đã
chính thức trở thành thành viên của Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp
Quốc.Việc ký Công ước thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc ngăn chặn và
từng bước đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, nâng cao uy tín và vai trị của Việt Nam trên
trường quốc tế. Trong vấn nạn tham nhũng hiện nay, thì vai trị của người tố cáo
tham nhũng lại một lần nữa góp phần rất lớn vào cơng tác đẩy lùi tham nhũng, do đó

khuyến khích cơng dân thực hiện quyền tố cáo và bảo vệ người tố cáo một cách triệt
để, ngăn chặn kịp thời những hành vi trả trù dập, đe doạ trả thù người tố cáo là một
phần quan trọng để nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng.
Tố cáo là việc người tố cáo báo cho cơ quan có thẩm quyền biết người hoặc
hành động vi phạm pháp luật nào đó hay là vạch trần hành động xấu xa hoặc tội lỗi
cho mọi người biết nhằm lên án, ngăn chặn8. Như vậy, tố cáo phát sinh khi một
người cho rằng lợi ích của Nhà nước, quyền hoặc lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ
quan, tổ chức đã bị xâm hại hoặc có thể bị xâm hại và người đó báo với cơ quan nhà
nước. Hành động này là nhằm bảo vệ và ngăn chặn khả năng vi phạm lợi ích của

7

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí, truy cập ngày 11/6/2014,
(nguồn: />rl=http%3A%2F%2Fwww.cuctanso.vn%2Fimgs%2F436879644927b37fa02533fc76233383NghiQuyetChongThamNhung.doc&ei=fYPLU5UJiOjwBefCgcAG&usg=AFQjCNGnlGoV63vUPAfu-dEq3y-IrjqrA&sig2=NgbyuF_Mwm3TLACfe3X2vw), tr.1.
8

Từ điển Tiếng Việt (2005), NXB Thanh Niên, tr.751.

14


Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức. Trong trường
hợp này, người bị tố cáo sẽ có xu hướng tìm cách che đậy hành vi vi phạm pháp
luật, có thể thực hiện các hành vi trả thù, trù dập, đe dọa người tố cáo mình để bảo
vệ cho bản thân họ, vì mục đích là nhằm tìm cách cản trở, khiến người tố cáo không
thể thực hiện quyền tố cáo, không để người tố cáo vạch trần, tố cáo hành vi trái pháp
luật của người bị tố cáo. Với nghĩa vụ công dân, người tố cáo đã thể hiện vai trị tích
cực trong việc phối hợp với cơ quan nhà nước trong công cuộc đấu tranh, phòng,
chống tội phạm, hướng đến một Nhà nước trong sạch, vững mạnh, vì vậy mà trong

cuộc chiến này, người tố cáo rất cần được pháp luật bảo vệ, để người tố cáo có thể
chủ động thực hiện quyền tố cáo của mình.
1.2.2 Cơ sở pháp lý
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc giải quyết hiệu quả các khiếu nại, tố
cáo nói chung, việc giải quyết tố cáo nói riêng và coi việc thực hiện quyền tố cáo là
phương thức thể hiện dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước,
quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức và cơng dân, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các vi phạm
pháp luật khác. Xuất phát từ quan điểm đó, ở mỗi giai đoạn phát triển đất nước,
Đảng và Nhà nước đều có các chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp luật về công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó có đề cập đến vấn đề bảo vệ người tố cáo.
Hiến pháp 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước ta tuy chưa có điều khoản cụ
thể nào quy định về quyền tố cáo của công dân, song cơ chế dân chủ mà Hiến pháp
tạo dựng đã là nền tảng cơ bản hình thành quyền tố cáo của công dân trên thực tế.
Hiến pháp năm 1959 lần đầu tiên quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công
dân tại Điều 29 “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hồ có quyền khiếu nại, tố
cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những hành vi vi phạm của nhân viên
cơ quan nhà nước. Những việc khiếu nại và tố cáo phải được xét và giải quyết
nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà
nước có quyền được bồi thường”. Bắt đầu từ đây, khái niệm tố cáo đã được chính
thức sử dụng trong văn bản pháp luật.
Đến Hiến pháp năm 1980, quyền tố cáo của công dân tiếp tục được củng cố và
phát triển hơn trước. Điều 73 Hiến pháp năm 1980 quy định:

15


Cơng dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà
nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ

quan, tổ chức, đơn vị đó.
Các điều khiếu nại, tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh
chóng.
Mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của cơng dân phải
được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền
được bồi thường.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, người khiếu nại, tố cáo đã được bảo vệ theo Hiến pháp.
Trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, quyền tố cáo của
cơng dân đã tiếp tục được hồn thiện và có bước phát triển mới. Điều 74 quy định
cơng dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm
trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét,
giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được xử lý kịp
thời nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục
hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người tố cáo hoặc lợi dụng quyền tố cáo để
vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Tiếp tục kế thừa tinh thần trên, Điều 30 Hiến pháp năm 2013 khơng chỉ quy
định quyền tố cáo mà cịn khẳng định rằng khơng ai có quyền trả thù người tố cáo,
hoặc lợi dụng tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Qua đó có thể thấy
tầm quan trọng của chế định tố cáo và ý chí của Nhà nước trong việc bảo vệ người
tố cáo trước những hành vi nhằm cản trở, hoặc gây hại cho họ.
1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh
thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
16



3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền
khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.9
Như vậy, Hiến pháp không chỉ tuyên bố về quyền tố cáo của công dân mà cịn
có những quy định nhằm bảo đảm quyền. Những đảm bảo pháp lý đối với quyền tố
cáo và người tố cáo khẳng định tính chất đặc biệt quan trọng của vấn đề, đồng thời
khẳng định ý chí của Nhà nước trong việc xử lý những người có hành vi cản trở việc
thực hiện quyền tố cáo cũng như trả thù người tố cáo.
Để thể chế hóa quyền tố cáo Hiến định, nhiều văn bản pháp luật được ban
hành, có thể nhận thấy vấn đề bảo vệ người tố cáo được thể hiện qua các văn bản
sau:
Thứ nhất, tại điều 132 Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta quy định: Người
nào có một trong các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố
cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại,
tố cáo thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm. Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị cải tạo khơng
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Người phạm tội cịn
có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Thứ hai,Luật Khiếu nại, tố cáo nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện
quyền khiếu nại, tố cáo; đe dọa, trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo; tiết lộ họ,
tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo; cố tình khơng giải quyết hoặc giải quyết
khiếu nại, tố cáo trái pháp luật; bao che người bị khiếu nại, tố cáo; can thiệp trái
pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua
chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật; đe dọa, xúc phạm người có trách
nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo; lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu
khống, gây rối trật tự 10.
Người tố cáo có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật họ, tên, địa
chỉ, bút tích của mình; u cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe
dọa, trù dập, trả thù11. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo


9

Điều 30, Hiến Pháp năm 2013.

10
11

Điều 16 Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2004, 2005).
Khoản 1, điều 57, Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2004, 2005).

17


phải giữ bí mật cho người tố cáo; khơng được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của
người tố cáo và các thơng tin khác có hại cho người tố cáo12.
Khi công dân đến trụ sở tiếp công dân của các cơ quan nhà nước thì người tiếp
cơng dân có trách nhiệm giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi
người tố cáo yêu cầu13.
Ngoài ra, Luật Khiếu nại, tố cáo cũng xác định, nếu người giải quyết khiếu
nại, tố cáo có một trong các hành vi: thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo; gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;
cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong
quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo… hoặc đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại,
tố cáo; bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm
mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật14.
Thứ ba, để thực hiện việc đấu tranh phịng, chống tham nhũng thì một trong
những vấn đề quan trọng là phải xử lý có hiệu quả các thơng tin liên quan đến vụ
việc tham nhũng, nhất là xử lý các tố cáo về hành vi tham nhũng. Xuất phát từ lý do
đó mà Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: các cơ quan, tổ chức, đơn vị và

người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý kịp thời báo cáo, tố
giác, tố cáo và thông tin khác về hành vi tham nhũng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng 15. Luật này
liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người
phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng 16;
đồng thời cũng đề cập tới trách nhiệm của “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền khi nhận được tố cáo hành vi tham nhũng phải xem xét và xử lý theo
thẩm quyền, giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thơng tin khác theo yêu cầu
của người tố cáo; áp dụng đồng thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo
khi có biểu hiện đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu
cầu; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu”17.

12

Điều 72, Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2004, 2005).
Điều 77, Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2004, 2005).
14
Điều 96, Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2004, 2005).
15
Điều 5 Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2004, 2005).
16
Điều 10 Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2004, 2005).
17
Khoản 2, điều 65 Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2004, 2005).
13

18


Thứ tư, sau khi Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành, Chính phủ đã có văn

bản hướng dẫn chi tiết các quy định của Luật này, theo Điều 38 Nghị định số
136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 thì trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan nhà
nước các cấp, các ngành nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trù dập, trả thù
thì phải có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan
làm rõ, có biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn và đề nghị cấp có thẩm quyền
xử lý theo quy định của pháp luật người có hành vi đe dọa, trù dập, trả thù người tố
cáo.
Thứ năm, để đảm bảo tính thi hành ngày càng cao, ngày 11/11/2011 Quốc Hội
khóa 13 đã ban hành Luật Tố cáo quy định phạm vi, đối tượng và thời hạn bảo vệ
đối với người tố cáo. Luật Tố cáo năm 2011 ra đời tạo điều kiện vững chắc cho
công dân thực hiện quyền tố cáo, đặc biệt là đã ghi nhận chế định bảo vệ người tố
cáo tại Chương V Luật Tố cáo năm 2011. Trong đó, Điều 34 của Luật đã quy định
cụ thể việc bảo vệ người tố cáo phải được thực hiện tại những nơi có thể ảnh hưởng
đến người tố cáo, gồm có: Nơi cư trú, cơng tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của
người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Nhà làm luật cũng đã quy định đối tượng bảo vệ trong chế định bảo vệ người tố cáo,
khơng chỉ có người tố cáo mà cịn có cả những người thân thích của người tố cáo
như vợ hoặc chồng, con cái, bố mẹ, anh em ruột thịt,v.v. Điều này cho thấy có sự rà
sốt, tổng kết thực tiễn để có chuyển biến tích cực trong tư duy của các nhà làm
luật, đưa ra quy định phù hợp và mang tính thực tiễn hơn. Luật cũng quy định trách
nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo là thuộc về cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền giải quyết tố cáo; đồng thời, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người
tố cáo được bảo vệ và các nội dung cơ bản về bảo vệ người tố cáo như bảo vệ bí mật
thơng tin; bảo vệ tại nơi công tác, nơi làm việc, nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo. Để cụ hóa quy định của
Luật Tố cáo, ngày 03/10/2012 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 76/2012/NĐCP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tố cáo, quy định cụ thể các biện
pháp bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩmquyền trong việc bảo vệ người tố cáo(Chương 3 của NĐ 76). Và để đảm bảo
công dân thực hiện quyền tố cáo, cũng như khuyến khích thực hiện quyền tố cáo,
mạnh dạn tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật mà không sợ bị trù dập, trả

19


thù thì Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư liên tịch số
03/2011/TTLT-BNV-TTCP quy định về khen thưởng đối vớicá nhân có thành tích
xuất sắc trong tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng.
1.2.3 Cơ sở thực tiễn
Trong những năm vừa qua, thực tiễn cho thấy rằng người tố cáo chưa được
bảo vệ triệt để và hiệu quả, vấn đề người tố cáo bị trả thù, trù dập đã trở thành một
hiện tượng.Theo quy định của pháp luật tố cáo, cơng dân có quyền tố cáo với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan,
tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức18. Từ đó có thể hiểu, người
tố cáo là người biết được hành vi vi phạm pháp luật của người khác đang được thực
hiện hoặc đã được thực hiện và trình báo với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền
về những gì mình biết. Họ cung cấp các thơng tin góp phần giải quyết đúng đắn vụ
việc bị tố cáo. Vì vậy, họ có nguy cơ bị người có hành vi vi phạm pháp luật đe dọa,
xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản với ý đồ nhằm ngăn cản,
trả thù do sự cộng tác, phối hợp của người tố cáo.
Hơn nữa, xét dưới gốc độ xã hội trong mối tương quan, xuất phát từ bản chất
của quan hệ tố cáo, người tố cáo luôn là những người yếu thế hơn người bị tố cáo
(nhất là tố cáo các hành vi tham nhũng và trên thực tế chủ yếu là loại tố cáo này) về
các khía cạnh:
Thứ nhất, người tố cáo thường không phải là người lãnh đạo, khơng phải là
người có chức vụ quyền hạn trong bộ máy nhà nước.
Thứ hai, đa phần người tố cáo khơng phải là những người giàu có.
Thứ ba, người tố cáo cũng khơng là người có thế lực hay địa vị cao trong xã
hội.
Trong khi đó, người bị tố cáo (đặc biệt là trong tố cáo tham nhũng) là những
người có chức vụ, quyền hạn, có địa vị và tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội, do đó có

thể nói là họ thường ở "thế mạnh", cịn người tố cáo thì thường lại ở "thế yếu".
Chính vì vậy, người bị tố cáo sẽ có thể lợi dụng địa vị, khả năng kinh tế để trả thù,

18

Khoản 1, điều 2 Luật Tố cáo năm 2011.

20


trù dập người tố cáo. Ở mức nhẹ thì phân cơng những cơng việc khơng phù hợp,
nặng có thể buộc thơi việc,... Ngồi ra, người tố cáo cịn bị đe dọa, xâm phạm thân
thể, gây rối, làm đảo lộn cuộc sống gia đình họ, bản thân người tố cáo trong cuộc
đấu tranh, phịng, chống tội phạm này sẽ khơng đủ khả năng để có thể tự bảo vệ cho
chính bản thân và gia đình tránh khỏi những hậu quả khó lường. Do đó, người tố
cáo cần phải được pháp luật bảo vệ, bởi lẽ trước hết,người tố cáo là công dân, họ có
quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Đây là
những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và được cụ thể
hóa trong các văn bản pháp luật khác. Mỗi công dân trong xã hội đương nhiên có
quyền được bảo vệ trước nguy cơ xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Mặt khác, tố cáo đúng pháp luật là một việc làm tích cực, bên cạnh việc tơn
vinh, biểu dương việc làm đó, thì pháp luật cần có biện pháp cụ thể bảo vệ an toàn
cho họ, pháp luật bảo vệ người tố cáo cũng là cách Nhà nước thể hiện rõ sức mạnh
và trách nhiệm của mình đối với cơng dân nói chung cũng như đẩy mạnh tính tích
cực của cộng đồng, ngăn chặn ý đồ gây khó khăn, cản trở, trả thù người tố cáo. Bảo
vệ người tố cáo cũng góp phần hạn chế hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ kỷ cương
phép nước, góp phần tích cực vào cuộc chiến ngày càng tinh vi, phức tạp này.
1.3 Vai trò và mục đích bảo vệ ngƣời tố cáo
1.3.1 Mục đích bảo vệ ngƣời tố cáo
Với những kết quả đạt được trong cơng cuộc phịng, chống tội phạm, nhất là

trong lĩnh vực tố cáo tham nhũng, không thể không kể đến những đóng góp tích cực
của cơng dân thơng qua việc công dân thực hiện quyền tố cáo, nhưng thực tiễn cho
thấy người tố cáo và gia đình họ đã và đang bị đe dọa, trả thù, trù dập, chưa được
bảo vệ hiệu quả, làm giảm sút lịng tin của cơng dân và hiệu quả công tác giải quyết
tố cáo. Hiến pháp cũng đã tuyên bố về quyền tố cáo của cơng dân và cịn có những
quy định nhằm bảo đảm thực hiện quyền này, những đảm bảo pháp lý đối với quyền
tố cáo và người tố cáo khẳng định tính chất đặc biệt quan trọng của vấn đề là cần
phải ghi nhận chế định bảo vệ người tố cáo trong pháp luật tố cáo, nhằm hướng đến:
Thứ nhất,bảo vệ người tố cáo nhằm hướng đến đảm bảo sự đối xử bình đẳng,
bảo đảm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo và
21


người thân thích của người tố cáo, để người tố cáo thuộc mọi tầng lớp nhân dân sẽ
luôn yên tâm, tích cực, chủ động thực hiện quyền tố cáo.
Thứ hai, ghi nhận chế định bảo vệ người tố cáo là góp phần hồn thiện pháp luật
tố cáo nói riêng và đạt đến lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội nói chung, góp phần xây
dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Thứ ba, ghi nhận chế định bảo vệ người tố cáo sẽ nâng cao vai trò làm chủ của
nhân dân, đẩy mạnh cơng cuộc phịng chống tội phạm của nước ta trong quá trình
hội nhập với thế giới.
Quyền tố cáo của công dân là công cụ hữu hiệu để khẳng định với các nước khác
hình thức nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
pháp quyền, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bảo vệ người tố cáo, tức là bảo vệ
cho công dân thực hiện trọn vẹn quyền tố cáo thông qua các biện pháp bảo vệ tốt
nhất và thực tế hiệu quả cho người tố cáo, cũng như biện pháp xử lý hành vi xâm
phạm đến quyền, lợi ích của người tố cáo cũng phải mang tính nghiêm khắc, thỏa
đáng để khẳng định ý chí của Nhà nước trong việc xử lý những người có hành vi
cản trở việc thực hiện quyền tố cáo cũng như trả thù người tố cáo.
1.3.2 Vai trò của bảo vệ ngƣời tố cáo

Thực tiễn đã cho thấy chế định bảo vệ người tố cáo là rất quan trọng, cần thiết
phải được ghi nhận trong pháp luật tố cáo. Giải quyết tố cáo nếu chỉ hướng đến đẩy
lùi tội phạm, thì những câu chuyện người tố cáo bị trả thù, trù dập, phân biệt đối xử
diễn ra ngày càng nhiều sẽ làm giảm đi tinh thần tố cáo của công dân, an ninh trật tự
xã hội vẫn chưa được bảo đảm, là yếu kém trong cơng tác giải quyết tố cáo nói riêng
và pháp luật tố cáo nói chung. Chính vì vậy, chế định bảo vệ người tố cáo ra đời sẽ
có vai trị, vị trí to lớn thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, chế định bảo vệ người tố cáo là phương tiện chính thức hóa quyền
được bảo vệ của người tố cáo. Người tố cáo và người thân thích của người tố cáo sẽ
được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, bảo đảm
công bằng trong đối xử tại nơi cư trú và nơi làm việc. Nếu rơi vào trường hợp bị đe dọa
hoặc có nguy cơ bị đe dọa xâm hại đến các quyền nhân thân kể trên thì chế định bảo vệ
22


ngườ tố cáo bằng các qui định chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; về các biện pháp hữu hiệu để
khống chế những nguy hiểm cho người tố cáo là cơ sở pháp lý vững chắc để người tố
cáo đấu tranh chống lại hành vi xâm hại, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Thứ hai, bảo vệ người tố cáo là khơng chỉ dừng lại là bảo đảm an tồn cho
cơng dân thực hiện quyền tố cáo, mà cịn hướng đến góp phần hạn chế hành vi vi
phạm pháp luật, tránh được những thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội và
các cá nhân khác, đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định trật tự xã hội.Thông qua
việc quy định các biện pháp bảo đảm an toàn cho người tố cáo, thì chế định bảo vệ
người tố cáo cũng hướng đến việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc cản
trở, trả thù người tố cáo, chế định này góp phần là cơng cụ răn đe các đối tượng có
hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo.
Thứ ba, người tố cáo trong cuộc chiến chống tội phạm, chống tham nhũng luôn
ở vị thế “không cân sức” với người có hành vi vi phạm pháp luật, nên chế định bảo vệ
người tố cáo sẽ củng cố và đẩy mạnh lịng tin của người dân, khuyến khích người dân

mạnh dạn đứng lên tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực tham
nhũng. Trong Nhà nước pháp quyền, khi quyền con người, quyền công dân được quy
định trong Hiến pháp và Luật sẽ trở thành “tối thượng”, có giá trị bắt buộc với bất kỳ
cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, ngay cả với cơ quan cao nhất của nhà nước - cơ quan
lập pháp - cũng khơng thể đứng trên hay đứng ngồi pháp luật. Do đó, khi pháp luật
nước ta ghi nhận chế định bảo vệ người tố cáo, thì khi đó người tố cáo sẽ là đối tượng
được bảo vệ, nhận được sự bảo đảm an toàn tuyệt đối từ Nhà nước dành cho họ, thấy
được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta trong công tác giải quyết tố cáo
luôn đi đơi với bảo đảm an tồn tuyệt đối cho người tố cáo, từ đó người tố cáo sẽ thấy
yên tâm là dù đang ở vị thế yếu hơn nhưng họ vẫn sẽ được bảo vệ, sẽ chủ động sẵn
sàng đứng lên tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ tư, một hiện tượng đang diễn ra hết sức nhức nhối trong xã hội hiện nay
phải kể đến đó là nạn tham nhũng ở Việt Nam.Theo đánh giá của Tổ chức minh
bạch quốc tế (TI) Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng. Năm 2011
có những tiến bộ nhất định (được 2,9 điểm, xếp thứ 112/182 nước và vùng lãnh thổ)
nhưng Việt Nam vẫn là những nước có điểm số thấp và vẫn đứng ở phía cuối bảng
23


xếp hạng19. Số lượng tố cáo tham nhũng ngày càng tăng, và một đặc trưng trong tố
cáo tham nhũng, là người bị tố cáo thường là người có quyền hạn, chức vụ, địa vị
cao trong xã hội, các đối tượng này sẽ có xu hướng tìm cách bao che hành vi vi
phạm pháp luật thông qua việc mua chuộc, hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây
khó khăn, cản trở, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự,
nhân phẩm của người tố cáo và gia đình họ. Như vậy, pháp luật tố cáo sẽ khơng thể
hồn thiện, khơng thể phát huy hết chức năng mà các nhà làm luật muốn hướng đến,
nếu không có quy định bảo vệ người tố cáo, vì chế định bảo vệ người tố cáo là góp
phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tố cáo cũng như đẩy lùi vấn nạn tham
nhũng hiện nay.
1.4 Ngƣời đƣợc bảo vệ, thời hạn, chủ thể và căn cứ bảo vệ ngƣời tố cáo

1.4.1 Ngƣời đƣợc bảo vệ
Theo quy định tại điều 34 Luật Tố cáo thì người được bảo vệ (hay cịn gọi là
đối tượng bảo vệ) gồm có: Người tố cáo và người thân thích của người tố cáo.
Như vậy, theo pháp luật tố cáo thì người được bảo vệ trong chế định bảo vệ
người tố cáo là gồm có hai nhóm:
Nhóm thứ nhất là người tố cáo, mà người tố cáo là công dân thực hiện quyền
tố cáo. Cơng dân ở đây có thể là cơng dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
hoặc chủ thể đó là cá nhân nước ngồi cư trú tại Việt Nam cũng thuộc đối tượng điều
chỉnh của Luật Tố cáo trừ trường hợp có quy định khác trong các Điều ước quốc tế20.
Và để trở thành người tố cáo thì cá nhân này phải thực hiện quyền tố cáo theo quy
định của pháp luật tố cáo.
Nhóm thứ hai là người thân thích của người tố cáo. Nội dung người thân thích
của người tố cáo hiện nay chưa được pháp luật tố cáo hướng dẫn, nhưng nếu dựa theo

19

Mộc Lan, Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng, cập nhật ngày 10/8/2012, (nguồn:
/>20

Khoản 1 Điều 3 Luật Tố cáo.

24


cách hiểu của Luật Dân sự, Hình sự,… thì người thân thích của đương sự có thể là
các đối tượng sau21:
Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con để, con ni của đương sự;
Ơng nội, bà nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của
đương sự;
Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự;

Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, bà nội, ông ngoại,
bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột.
Do pháp luật tố cáo khơng điều chỉnh về nhóm người thân thích người tố cáo
nên việc xác định những đối tượng trên là người thân thích của người tố cáo sẽ cịn
nhiều thiếu xót. Vì vốn dĩ người thân thích của người tố cáo nên được nhìn nhận trên
nhiều mối quan hệ, đó có thể là quan hệ huyết thống, ni dưỡng, hay có thể là mối
quan hệ tình cảm, mang ơn, v.v. Pháp luật tố cáo ghi nhận đối tượng bảo vệ gồm hai
nhóm người trên là hoàn toàn hợp lý, cho thấy được Nhà nước thật sự rất quan tâm
đến công tác bảo vệ người tố cáo, để nhận thấy rằng bên cạnh bảo đảm an tồn của
người tố cáo, cịn là an tồn cho chính người thân thích của họ, nhưng cần có sự điều
chỉnh thêm của pháp luật về nhóm người thân thích của người tố cáo, họ gồm những
người nào, là những ai thì đối tượng bảo vệ sẽ hồn thiện hơn.
1.4.2 Thời hạn bảo vệ
Thời hạn bảo vệ là khoảng thời gian bảo vệ cho người tố cáo, người thân
thích của người tố cáo theo quy định của pháp luật. Và trong pháp luật tố cáo hiện
hành thì thời hạn bảo vệ được quy định là do cơ quan có thẩm quyền quyết định, tùy

21

Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao ban hành, để hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã được sửa đổi,
bổ sung theo các pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 25 tháng
12 năm 1998 và ngày 04 tháng 5 năm 2006.

25


×