Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Mô hình tổ chức toà án ở việt nam hiện nay thực trạng và phương pháp đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 87 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

LƢƠNG THÚY HẢO
MSSV: 1055040080

MƠ HÌNH TỔ CHỨC TỊA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚI

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2010-2014

Ngƣời hƣớng dẫn:
Gv. Trần Thị Thu Hà

TP.HCM – NĂM 2014



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống các cơ quan tƣ pháp, Tịa
ánln đƣợc khẳng định là cơ quan xét xử duy nhất của nhà nƣớc, do đóTịa án đƣợc
xác định là cơ quan trung tâm của hệ thống cơ quan tƣ pháp1. Với vị trị và vai trị quan
trọng nhƣ vậy, ngay từ thời kì đầu xây dựng nhà nƣớc, Tòa án đã đƣợc thành lập cùng
với những cơ quan nhà nƣớc khác.
Trải qua quá trình phát triển hơn 60 năm (từ năm 1945 đến nay), hệ thống Tịa án
đã khơng ngừng đƣợc hồn thiện về mặt mơ hình tổ chức cũng nhƣ hoạt động, qua
đóđã góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển và đổi mới đất nƣớc. Tuy nhiên,
trƣớc tốc độ phát triển của xã hội, cùng với yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc


pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Namhiện nay thì mơ hình tổ chức Tồ ánđã bộc lộ
khơng ít những bất cập.Xuất phát từ nhận thức của các nhà lập pháp Việt Nam về hoạt
động thực hiện quyền lực tƣ pháp gắn liền với “hoạt động bảo vệ pháp luật” nên quyền
tƣ pháp đã không đƣợc trao cho Tòa án, mà lại bị “chia sẻ” cho một hệ thống các cơ
quan nhà nƣớc2. Nhƣ vậy,vị trí và vai trò của Tòa án trong bộ máy nhà nƣớc chƣa đƣợc
xác định đúng, làm cho Tòa án nhân dân tối cao có địa vị pháp lý yếu, hoạt động xét xử
của Tòa án ở địa phƣơng còn bị chi phối bởi nhiều chủ thể. Thêm vào đó, mơ hình tổ
chức Tòa án theo đơn vị lãnh thổ đã phát sinh nhiều vấn đề nên chƣa thể đáp ứng đƣợc
yêu cầu công việc…Trƣớc những bất cập này,đặt ra yêu cầulà phải nhận thức lại
“quyền tƣ pháp”,trao quyền tƣ pháp cho hệ thống Tịa án, qua đóphải có những thay
đổi trọng tâm về mơ hình tổ chức Tịa án sao cho thể hiện đƣợc Tòa ánlà nhánh quyền
lực thứ ba trong bộ máy nhà nƣớc, đồng thời mơ hình tổ chức Tịa ánphải phù hợp với
yêu cầu công việc đểnâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án. Thể hiện quan điểm này,
Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 49-NQ/TWngày 02-6-2005vềchiến lƣợc cải cách tƣ
pháp đến năm 2020, sau đó là Kết luận số 79/KL-TW ngày 28-7-2010 của Bộ Chính
trịvềđề án tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra theo
Nghị quyết 49/NQ-TW,trong đóxác định đổi mới hệ thống Tòa án nhân dân là trọng
tâm của cải cách tƣ pháp và khẳng định phải tổ chức lại mơ hình Tịa án nhân dân theo
1

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020.
Nguyễn Ngọc Chí (2012),“Tổ chức Tịa án theo cấp xét xử trong Hiến pháp sửa đổi, bổ sung”, sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp 1992. Những vấn đề lý luận và thực tiễn,tr 607-608.
2


cấp xét xử. Tới nay,tiếp thu quan điểm của Đảng, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp 2013 với quy định mới trao quyền tƣ pháp cho
Tòa án và quy định lại mơ hình tổ chức của hệ thống Tịa án nhân dân. Đây là cơ sở
vững chắc nhất cho việc đổi mới mơ hình tổ chức Tịa án.Từ đó,u cầu phải nhanh

chóng sửa đổi Luật tổ chức Tịa án nhân dân năm 2002 theo quan điểm của Đảng và
phù hợp với quy định của Hiến pháp.
Đứng trƣớc giai đoạn giao thoa giữa mơ hình tổ chức Tịa án theo Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật tổ chức Tòa án năm 2002 và Hiến pháp năm
2013, cùng với các bản dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 (sửa đổi)của
Tòa án nhân dân tối cao,nhằm hiểu rõ hơn về những bất cập của mơ hình tổ chức Tịa
án trong thời gian qua,qua đó đƣa ra những phƣơng hƣớng đổi mới nhằm hồn thiện
mơ hình tổ chức Tòa án đểkhắc phục những hạn chế đang tồn tạivà nâng cao hiệu quả
hoạt động của mơ hình Tịa án, đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội trong giai đoạn phát
triển mới của đất nƣớc, đƣa Việt Nam hội nhập tốt hơn trong môi trƣờng cạnh tranh
quốc tế. Qua đó, có cái nhìn tồn diện hơn đối với các bản dự thảo Luật tổ chức Tòa án
nhân dân năm 2002 (sửa đổi) của Tòa án nhân dân tối cao để góp phần bổ sung, hồn
thiện dự thảo trong thời gian tới. Đó chính là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài “Mơ hình
tổ chức Tịa án ở Việt Nam hiện nay -Thực trạng và phƣơng hƣớng đổi mới” để
thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá những vấn đề về mơ hình tổ chức Tòa
án ở nƣớc ta để chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế đang còn tồn tại từ mơ hình tổ chức
Tịa án hiện nay. Từ đó, bám sát với các bản dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa
án của Tòa án nhân dân tối cao thời gian qua để đƣa ra một số kiến nghị, góp ý về
phƣơng hƣớng đổi mới mơ hình tổ chức Tịa án, nhằm góp phần xây dựng và hồn
thiện dự thảo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 (sửa đổi) trong thời gian tới, với
mong muốn hệ thống Tịa án Việt Nam sẽ ngày càng hồn thiện, hoạt động hiệu quả
theo tinh thần cải cách tƣ pháp và đổi mới bộ máy nhà nƣớc, góp phần bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận và pháp lý, cũng nhƣ
thực tiễn hoạt động của Tịa án theo mơ hình tổ chức Tịa án ở Việt Nam hiện nay.

Đề tài“Mơ hình tổ chức Tòa án ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và phƣơng
hƣớng đổi mới” là một đềtài lớn, mang tầm khái qt cao. Do đó, việc nghiên cứu đề
tài cịn nhiều khó khăn, phức tạp địi hỏi chun mơn cao và cần nhiều thời gian. Vì
vậy, trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp chun ngành luật Hành chính, Tác giả
chỉ chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích mơ hình tổ chức của hệ thống Tòa án nhân dân
và chỉ khái qt mơ hình tổ chức Tịa án qn sự. Ngồi ra, Tác giả cũng nghiên cứu về
mơ hình tổ chức Tòa án của Mỹ và Tòa án của Trung Quốc, qua đó thấy đƣợc những
ƣu, nhƣợc điểm của một số mơ hình Tịa án trên thế giới để tiếp thu, học hỏi cho việc
hồn thiện mơ hình tổ chức Tòa án ở nƣớc ta.Đề tài đƣợc thực hiện chủ yếu dựa trên
quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tiễn Tịa án nhân dân tỉnh Đắk Nơng, cùng q
trình tổng hợp và phân tích những ý kiến liên quan tới vấn đề này. Những kết luận và
kiến nghị Tác giả đƣa ra chỉ là những đề xuất ban đầu, mang tính chất định hƣớng,
tham khảo, do đó cần đƣợc nghiên cứu sâu hơn nhằm hồn thiện mơ hình tổ chức Tòa
án ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong lĩnh vực nghiên cứu về Tịa án, các cơng trình, đề tài khoa học chủ yếu
nghiên cứu về nguyên tắc độc lập của Tòa án hay chế định Tòa án trong nhà nƣớc pháp
quyền… cịn vấn đề mơ hình tổ chức Tịa án vẫn chƣa đƣợc quan tâm nhiều.Do đó,
một số cơng trình, đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khái qt mơ hình tổ chức Tịa
án dựa trên cơ sở lý luận, chƣa nghiên cứu chuyên sâuvấn đề này trên cả ba mặt lý
luận, pháp lý và thực tiễn nhƣ trong khóa luận của Tác giả.Vì thế, Tác giả hi vọng đề
tài nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo, làm phong phú thêm thông tin về mơ
hình tổ chức của Tịa án ở Việt Nam, qua đó tạo điều kiện nghiên cứu thuận lợi cho các
bạn sinh viên, hay tác giả khác quan tâm vấn đề này.
Nghiên cứu về mơ hình tổ chức Tịa án sẽ giúp cho mọi ngƣời có sự tiếp cận tồn
diện hơn đối với mơ hình tổ chức Tịa án, hiểu đƣợc những ƣu điểm và hạn chế của mơ
hình Tịa án của Việt Nam hiện tại đểrút ra những kinh nghiệm cho việc đổi mới mơ
hình tổ chức Tịa án, qua đó cũng giúpmọi ngƣời hiểu rõ hơn các bản dự thảo Luật tổ
chức Toà án nhân dân năm 2002 (sửa đổi) của Tòa án nhân dân tối cao.



5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Nội dung khóa luận đã vận dụng những quan điểm, tƣ tƣởng của Đảng và Nhà
nƣớc về vấn đề cải cách tƣ pháp nói chung và cải cách Tịa án nói riêng, cụ thể là đổi
mới mơ hình tổ chức Tịa án đƣợc thể hiện trong các văn kiện của Đảng và những văn
bản pháp luật của Nhà nƣớc.
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã vận dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu nhƣ phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và phƣơng pháp luận duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lê nin, vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đồng thời sử dụng các
phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu để xử lý các tƣ liệu, số
liệu đã thu thập đƣợc trong quá trình thực hiện đề tài.
6. Cơ cấu của đề tài
Khóa luận ngồi lời nói đầu, Mục lục, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính gồm hai chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về mơ hình tổ chức Tồ án
Chƣơng 2: Thực trạng mơ hình tổ chức Tồ án của nƣớc ta hiện nay và phƣơng
hƣớng đổi mới.
Để hồn thành khóa luận này, Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên
hƣớng dẫn: Cô Trần Thị Thu Hà, giảng viên bộ mơn Luật Hiến pháp, Khoa Luật Hành
chính, trƣờngĐại học Luật TPHCM đã quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ Tác giả trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận.Trong q trình thực hiện, Tác giả đã khơng ngừng cố
gắng để hồn thành tốt khóa luận. Tuy nhiên, do đề tài có phạm vi rộng, địi hỏi kiến
thức chun sâu, thời gian nghiên cứu dài, trong khi đó kiến thức và năng lực của tác
giả cịn có hạn, việc thu thập tài liệu cịn gặp nhiều khó khăn, do vậy sẽ khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Vì thế, Tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân tình từ quý
thầy cô và các bạn.


MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ MƠ HÌNH TỔ
CHỨC T
N .......................................................................................................... 01
1.1 Khái qt về mơ hình tổ chứcTồ án .................................................................. 01
1.1.1 Cơ sở hình thành Tồ án ................................................................................ 01
1.1.2 Vị trí, vai trị của Tồ án nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ........ 02
1.1.2.1 Vị trí, vai trị của Tòa án trong bộ máy nhà nƣớc .................................... 02
1.1.2.2 Vị trí, vai trị của Tịa án trong đời sống xã hội ....................................... 05
1.1.3 Mơ hình tổ chức Tồ án theo quy định của pháp luật Việt Nam ..................... 06
1.1.3.1Mô hình tổ chức Tồ án theo quy định của pháp luật Việt Nam giai đoạn
sau cách mạng tháng 8 - 1945 đến năm 1959 ...................................................... 07
1.1.3.2 Mơ hình tổ chức Toà án theo quy định của pháp luật Việt Nam giai
đoạn từ năm 1959 đến năm 1980 ......................................................................... 09
1.1.3.3 Mô hình tổ chức Tồ án theo quy định của pháp luật Việt Nam giai
đoạn từ năm 1980 đến năm 1992 ......................................................................... 11
1.1.3.4 Mơ hình tổ chức Tồ án theo quy định của pháp luật Việt Nam giai
đoạn từ năm 1992 đến nay.................................................................................... 12
1.2 Các mơ hình tổ chức Tồ án hiện nay củamột số quốc gia trên thế giới ......... 16
1.2.1 Mơ hình tổ chức Tồ án theo cấp xét xử ....................................................... 17
1.2.2 Mơ hình tổ chức Tồ án theo đơn vị hành chính lãnh thổ .......................... 18
1.2.3 Mơ hình tổ chức Tồ án của Mỹ .................................................................... 20
1.2.4 Mơ hình tổ chức Toà án của Trung u c ..................................................... 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MƠ HÌNH TỔ CHỨC TỊA ÁN CỦ NƢỚC
TA HIỆN N Y VÀ PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚI ................................................ 28
2.1 ThựctrạngvềmơhìnhtổchứcTồáncủanƣớc ta hiện nay .................................... 28
2.1.1 MơhìnhtổchứcTồántheoquyđịnhcủaHiếnphápnăm 1992 (sửađổi, bổ
sung năm 2001) vàLuậttổchứcTồánnhândânnăm 2002 ...................................... 28
2.1.1.1 ƢuđiểmcủamơhìnhtổchứcTồántheoquyđịnhcủaHiếnphápnăm 1992
(sửađổi, bổ sung năm 2001) vàLuậttổchứcTồánnhândân ................................... 28

2.1.1.2 Hạnchế củamơhìnhtổchứcTồántheoquyđịnhcủaHiếnphápnăm 1992
(sửađổi, bổ sung năm 2001) và Luậttổ chứcTịấnnhândân ................................. 30


2.1.2 MơhìnhtổchứcTồántheoquyđịnhcủaHiếnphápnăm 1992 (sửađổi, bổ
sung năm 2013) vàd th oLuậttổ chứcT ấnnh nd nnăm 2002 (sửađổi) ......... 38
2.1.2.1
ƢuđiểmcủamơhìnhtổchứcTồántheoquyđịnhHiếnphápnăm
1992
(sửađổi, bổ sung năm 2013) vàdự thảoLuậttổchức Toà ánnhândânnăm 2002
(sửađổi) ................................................................................................................ 43
2.1.2.2 Hạnchế củamơhìnhtổchứcTồántheoquyđịnhcủaHiếnpháp 1992
(sửađổi, bổ sung năm 2013) vàdựthảoLuậttổchức Tồ ánnhândânnăm 2002
(sửađổi) ................................................................................................................ 44
2.2 PhƣơnghƣớngđổimớimơhìnhtổchứcTồáncủanƣớc ta hiện nay ...................... 45
2.2.1 S cầnthiếtđổimớimơhìnhtổchứcTồáncủanước ta tronggiaiđoạnhiện
nay ............................................................................................................................ 45
2.2.1.1 Vềmặtlýluận ............................................................................................. 45
2.2.1.2 Vềmặtthựctiễn .......................................................................................... 49
2.2.2 ộts phươnghướngđổimớim h nhtổ chứcT a án của nước ta hiện nay.. 51
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆ TH

HẢ


1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ MƠ HÌNH
TỔ CHỨC TỊA ÁN
1.1 Khái qt về mơ hình tổ chức Tịa án

1.1.1 Cơ sở hình thành Tịa án
Theo chủ nghĩa Mác – Lê nin về lịch sử hình thành nhà nƣớc, khi xã hội xuất hiện
tƣ hữu, sẽ hình thành giai cấp trong xã hội, do lợi ích giai cấp trái ngƣợc nhau nên mâu
thuẫn giai cấp trong xã hội ngày càng gay gắt dẫn đến không điều hịa đƣợc, khi đó sẽ
diễn ra một cuộc đấu tranh giai cấp, giai cấp nào giành đƣợc thắng lợi sẽ nắm quyền
thống trị các giai cấp khác trong xã hội và để thực hiện quyền cai trị của mình, giai cấp
thống trị thành lập nên Nhà nƣớc, từ đó Nhà nƣớc ra đời. Khi đƣợc thành lập,Nhà nƣớc
thiết lập cho mình những quyền lực đặc biệt, quyền lực này không phải thuộc về tất cả
các thành viên trong xã hội mà chỉ thuộc về giai cấp thống trị và phục vụ cho lợi ích
của giai cấp thống trị. Do đó, Nhà nƣớc ngày càng trở nên xa lạ đối với xã hội, dẫn đến
quyền lực nhà nƣớc không thể thực hiện bằng cách thông thƣờng dựa trên cơ sở tự
nguyện của ngƣời dân nhƣ trƣớc, mà phải sử dụng phƣơng pháp cƣỡng chế nhà nƣớc,
sử dụng một công cụ đặc biệt mà xã hội trƣớc kia chƣa hề biết đến đó là pháp luật3. Sự
ra đời của pháp luật kéo theo yêu cầu phải thành lập các cơ quan thực thi và bảo vệ
pháp luật, theo đó mỗi Nhà nƣớc đều xây dựng cho mình một hoặc một số cơ quan để
thực hiện nhiệm vụ này, điển hình đó là những cơ quan có chức năng xét xử, đƣa ra các
phán quyết về hành vi trái với quy định pháp luật do giai cấp thống trị đặt ra. Tuy
nhiên, tùy theo mỗi Nhà nƣớc, mỗi giai đoạn lịch sử mà cơ quan có thẩm quyền xét xử
lại có tên gọi và đƣợc tổ chức khác nhau. Trong đó, “Tịa án” theo tiếng Latinh là
Forum, nghĩa là nơi công đƣờng, nơi hoạt động của cộng đồng đƣợc tiến hành cũng là
một trong những tên gọi để chỉ cơ quan có thẩm quyền xét xử trong bộ máy nhà nƣớc
của một quốc gia4. Về mục đích thành lập, ban đầu Tịa án cũng nhƣ các cơ quan có
chức năng xét xử trƣớc đó là đƣợc thành lập với mục đích duy nhất để bảo đảm lợi ích
của giai cấp thống trị, về sau do quá trình đấu tranh gay gắt của những giai cấp khác
khi bị giai cấp thống trị bó buộc, chèn ép, trong khi đó đất nƣớc lại đứng trƣớc yêu cầu
phát triển kinh tế, củng cố sức mạnh đoàn kết chống lại sự xâm chiếm từ các quốc gia
khác hoặc để tiến hành xâm lƣợc, mở rộng lãnh thổ… nên cần hài hịa lợi ích của mọi
3

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội, tr 41.

Nguyễn Đăng Dung và tập thể tác giả(2004), Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Nxb Tƣ pháp, Hà
Nội, tr 17.
4


2
giai tầng để tạo mơi trƣờng hịa bình, ổn định, phát triển kinh tế, củng cố sức mạnh
quân sự cho Nhà nƣớc. Vì vậy, trong quá trình phát triển, pháp luật của giai cấp thống
trị đã có nhiều quy định phù hợp hơn, hài hịa giữa lợi ích của giai cấp thống trị và giai
cấp bị thống trị nhằm xoa dịu mâu thuẫn giai cấp. Đặc biệt, trong thế giới hiện đại,
trƣớc nhu cầu hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực, quy định hợp tác về giữ gìn hịa bình,
ổn định mơi trƣờng quốc tế, cùng với u cầu bảo vệ quyền con ngƣời ngày càng cao,
dẫn đến Tòa án đƣợc thành lập không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp thống trị
mà cịn là cơ quan cơng lý - bảo vệ quyền và lợi ích của mọi giai tầng trong xã hội. Mặt
khác, khi học thuyết phân chia quyền lực nhà nƣớc xuất hiện thì Tịa án cịn đƣợc coi là
một mắt xích quan trọng trong tổ chức quyền lực nhà nƣớc, Tòa án nắm giữ quyền tƣ
pháp là cán cân kiềm chế, đối trọng với các nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp,
giúpquyền lực nhà nƣớc cân bằng, bộ máy nhà nƣớc hoạt động hiệu quả.
Nhƣ vậy, Tịa án có nguồn gốc hình thành gắn liền với sự ra đời của Nhà nƣớc và
pháp luật. Về bản chất, Nhà nƣớc sử dụng Tòa án nhƣ một công cụ cƣỡng chế để mọi
chủ thể trong xã hội buộc phải tuân thủ chính sách quản lý xã hội của mình, nếu khơng
sẽ phải nhận những hậu quả bất lợi. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu quản lý xã hội của
mình, với khơng gian lãnh thổ rộng lớn, hơn nữa trƣớc tình hình xã hội ngày càng phát
triển, thẩm quyền của Tòa án đã đƣợc mở rộng nhƣ phân tích ở trên, dẫn đến yêu cầu
đối với Tịa án cũng ngày càng cao. Do đó, chỉ khi xây dựng đƣợc một hệ thống Tòa án
phù hợp, ngày càng hồn thiện mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu cai trị xã hội của Nhà
nƣớc trong mỗi giai đoạn phát triển.
1.1.2 Vị trí, vai trị của Tồ án nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1.2.1 Vị trí, vai trị của Tịa án trong bộ máy nhà nƣớc
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) đã khẳng định “Tòa án là cơ

quan xét xử của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư
pháp”5. Theo đó, giống với các bản Hiến pháp trƣớc, Tòa án vẫn đƣợc xác định là cơ
quan xét xử duy nhất của nhà nƣớc. Tuy nhiên, quy định này đã có sự thay đổi lớn, vì
giờ đây nhà nƣớc đã trao quyền tƣ pháp cho Tịa án, đây là một quy định có tác động
rất lớn tới vị trí, vai trị của Tịa án trong bộ máy nhà nƣớc. Bởi vì trƣớc đây, ở nƣớc ta,
quyền tƣ pháp đƣợc nhận thức nhƣ sau: “quyền tư pháp là một bộ phận hợp thành
5

Khoản 1, Điều 102 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).


3
quyền lực nhà nước và gắn liền với hoạt động bảo vệ pháp luật nhằm duy trì trật tự xã
hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, duy trì trật tự chung của xã hội;
hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp là thước đo của nền công lý trong
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà hiệu quả đó được dựa trên các tiêu chí về
tính minh bạch, sự cơng bằng và độ tin cậy của người dân đối với hệ thống cơ quan tư
pháp; xét dưới góc độ thể chế nhà nước thì tư pháp là một bộ phận hợp thành quyền
lực nhà nước gắn bó chặt chẽ với quyền lập pháp và hành pháp, tạo thành quyền lực
nhà nước thống nhất”6. Vì vậy, hoạt động tƣ pháp là một trong những phƣơng thức
thực hiện quyền lực nhà nƣớc thông qua hoạt động xét xử, hoạt động thực hành quyền
công tố, hoạt động điều tra và hoạt động thi hành án, nên cơ quan tƣ pháp khơng chỉ có
Tịa án mà còn bao gồm Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, cơ quan Thi hành án và
những cơ quan bổ trợ tƣ pháp khác. Do đó, Tịa án chỉ đƣợc xem là một trong những
cơ quan thực hiện chức năng tƣ pháp. Chính cách hiểu này đã làm mờ nhạt vị trí của
Tịa án, dẫn đến Tịa án khơng đƣợc tổ chức và nhận thức nhƣ một nhánh quyền lực
trong bộ máy nhà nƣớc, làm cho hoạt động của Tòa án gặp phải nhiều khó khăn, chịu
sự chi phối của hai nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp, nên nguyên tắc độc lập của
Tòa án chƣa đƣợc đảm bảo. Cho tới nay, khi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2013) trao cho Tòa án thực hiện quyền tƣ pháp, đãđánh dấu nhận thức mới về

quyền tƣ pháp trong pháp luật của Việt Nam. Nhƣ vậy, trong suốt một thời gian dài đấu
tranh, Tịa án đã chính thức trở thành một nhánh quyền lực tƣ pháp của nhà nƣớc, có vị
trí tƣơng đối độc lập với hai nhánh quyền lực còn lại. Hơn nữa, với quy định mới về
nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nƣớc trong Hiến pháp hiện hành thì vị trí và vai trị của
Tịa án cũng đã đƣợc nâng cao. Bởi vì, xuyên suốt từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến
pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) bộ máy nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đƣợc tổ chức theo nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp”7. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, chi phối tới sự hình thành
cũng nhƣ hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Nhƣng tới nay, khi Quốc hội thông qua
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) thì nguyên tắc này đã có sự thay đổi,
đó là “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa

6

Nguyễn Ngọc Chí (2012), “Tổ chức Tòa án theo cấp xét xử trong Hiến pháp sửa đổi, bổ sung”, sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp 1992 - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, (Tập 1), tr 607-608.
7
Điều 2, Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).


4
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”8.
Nhƣ vậy, quyền lực nhà nƣớc đƣợc chia làm ba nhánh: Lập pháp, hành pháp và tƣ
pháp. Trong đó, quyền lập pháp đƣợc trao cho Quốc hội, quyền hành pháp đƣợc trao
cho Chính phủ và quyền tƣ pháp đƣợc trao cho Toà án.Cụm từ “kiểm soát” đƣợc thêm
vào trong nguyên tắc đã làm thay đổi khá lớn về vị trí và vai trị của các cơ quan nhà
nƣớc.Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tƣ pháp chỉ có thể kiểm sốt lẫn nhau khi vị thế
và vai trò trong bộ máy nhà nƣớc tƣơng đối ngang bằng nhau. Vì vậy, cụm từ này đã
nâng vị trí của Tịa án lên một bậc so với trƣớc đây, giúp Tịa án có khả năng phối hợp,

đồng thời “kiểm soát” hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Đây là bƣớc phát triển trong tƣ
duy về quyền lực nhà nƣớc của các nhà lập pháp Việt Nam.Quy định nhƣ vậy cũng
hoàn toàn phù hợp với yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền tại Việt
Nam hiện nay. Bởi lẽ, trong một nhà nƣớc pháp quyền thì yếu tố quan trọng hàng đầu
là pháp luật, trong khi đó Tịa án là cơ quan trực tiếp bảo vệ pháp luật, đƣa pháp luật
vào thực tế và bảo đảm pháp luật đƣợc thi hành, do đó tăng cƣờng quyền lực cho hệ
thống Tòa án là yếu tố tất yếu.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan tƣ pháp khơng chỉ
riêng có Tịa án mà bao gồm nhiều cơ quan khác nhƣ Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan
Thi hành án, Cơ quan điều tra, các cơ quan bổ trợ tƣ pháp khác… Trong đó, Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp
đến năm 2020 đã khẳng định: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư
pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm
việc; trong đó xác định Tồ án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”.
Nhƣ vậy, Tòa án đƣợc xác định là cơ quan đóng vai trị trung tâm trong hệ thống cơ
quan tƣ pháp. Sở dĩ có quy định nhƣ vậy do xuất phát từ chức năng của Tòa án là xét
xử, chỉ thông qua các quyết định, bản án của Tịa án thì pháp luật mới đƣợc hiện thực
hóa khi có hành vi vi phạm pháp luật, mọi hoạt động của các cơ quan tƣ pháp khác đều
nhằm mục đích bổ trợ cho hoạt động của Tòa án, giúp Tòa án thực hiện tốt nhiệm vụ
của mình trong việc bảo vệ pháp luật.
Với vị trí là cơ quan xét xử duy nhất của nhà nƣớc, một nhánh quyền lực trong bộ
máy nhà nƣớc và là trung tâm của hệ thống cơ quan tƣ pháp, hệ thống Tòa án giữ vai
trò vô cùng quan trọng trong bộ máy nhà nƣớc, là một mắt xích bảo đảm thống nhất
8

Điều 2, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).


5
cho việc tổ chức và hoạt động hiệu quả của bộ máy nhà nƣớc. Đồng thời, Toà án cũng

là cơ quan giúp duy trì, bảo đảm lợi ích của nhà nƣớc. Ngồi ra, Tịa án cịn là cơ quan
giúp nhà nƣớc điều hành xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo
mơi trƣờng ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam.
1.1.2.2 Vị trí, vai trị của Tịa án trong đời sống xã hội
Đối với đời sống xã hội, Tòa án cũng giữ vị trí, vai trị khơng kém phần quan
trọng. Tại Việt Nam, Tịa án là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử, vì vậy Tịa án là
cơ quan giải quyết hầu hết các vụ việc vi phạm pháp luật hình sự hoặc các tranh chấp
hành chính, dân sự, lao động, thƣơng mại…trừ một số rất ít trƣờng hợp thuộc thẩm
quyền của cơ quan khác. Do đó, Tồ án giữ vai trị vơ cùng lớn trong việc giải quyết
cơng bằng các tranh chấp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức
trong xã hội; bảo vệ cơng dân của mình trong các quan hệ quốc tế, bảo vệ quyền con
ngƣời… Ngồi ra, Tịa án cịn là cơ quan bảo vệ quyền lực nhà nƣớc, tránh việc quyền
lực nhà nƣớc bị lạm dụng, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân, bảo
đảm quyền lực nhà nƣớc đƣợc sử dụng đúng mục đích là để “phục vụ” nhân dân theo
nguyên tắc “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”9. Nhƣ vậy, thơng qua phán
quyết của mình Tịa án bảo vệ lẽ phải, sự cơng bằng trong cuộc sống. Vì thế, Tịa án
cịn đƣợc gọi là cơ quan thực thi cơng lý. Bên cạnh đó, Tồ án cũng là cơ quan chuyển
tải trực tiếp pháp luật của nhà nƣớc tới xã hội, Tòa án nhân danh nhà nƣớc đƣa ra phán
quyết khi giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền, nên Tòa án còn là cơ quan đại diện
cho hình ảnh của nhà nƣớc trƣớc nhân dân. Do đó, thơng qua việc xét xử cơng bằng,
hợp lí, Tịa án củng cố niềm tin của ngƣời dân vào chính quyền, giúp ổn định lịng dân,
giúp ngƣời dân yên tâm xây dựng cuộc sống, cống hiến cho xã hội.
Hơn nữa, Toà án cũng là nơi thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật có hiệu quả nhất, thông qua hoạt động xét xử công khai, việc đƣa lên
phƣơng tiện thông tin đại chúng các phiên toà xét xử, tổ chức xét xử lƣu động, qua đó
khơng những mang lại tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa riêng đối với ngƣời phạm
tội và phòng ngừa chung đối với tồn xã hội, mà cịn có tác dụng tuyên truyền, giới
9


Điều 2, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).


6
thiệu, giải thích cho quần chúng nhân dân về pháp luật để mọi ngƣời hiểu biết thêm về
pháp luật và hƣớng họ tới “sống và làm việc không trái với Hiến pháp và pháp luật”.
Bằng hoạt động của mình, Tồ án góp phần to lớn vào cơng cuộc đấu tranh và phòng
chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm âm mƣa chia rẽ tình đồn kết các dân tộc Việt
Nam, chống chính quyền nhân dân, qua đó giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc,
chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, giúp
ổn định an ninh trật tự xã hội, tạo mơi trƣờng hịa bình, thuận lợi cho sự phát triển của
đất nƣớc.
Có thể khẳng định rằng dù là đối với bộ máy nhà nƣớc hay đối với đời sống xã
hội thì hệ thống Tịa án cũng là cơ quan có vị trí, vai trị khơng nhỏ. Nhất là trong giai
đoạn hiện nay khi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) đã khẳng định lại
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”10 thì vị trí và vai trị của hệ thống Tịa án sẽ phải đƣợc
chú trọng hơn nữa. Bởi vì, yêu cầu đầu tiên đối với một nhà nƣớc pháp quyền là nhánh
quyền lực tƣ pháp phải là nhánh quyền lực trọng tâm trong bộ máy nhà nƣớc, phải có
quyền lực mạnh mẽ, đủ khả năng “kiểm soát” các cơ quan quyền lực khác để có thể
bảo đảm đƣợc việc thực thi pháp luật một cách tuyệt đối. Hơn nữa, xã hội đang ngày
càng phát triển, một mặt sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho đất nƣớc, nhƣng đồng thời
cũng kéo theo nhiều hiện tƣợng tiêu cực, dẫn đến sự gia tăng các vụ việc vi phạm pháp
luật về cả số lƣợng và tính chất nghiêm trọng nên Tịa án cần phải đƣợc tổ chức sao
cho hoạt động hiệu quả nhất để đảm bảo thực hiện tốt vai trò của mình, đáp ứng u
cầu cơng việc trong từng thời kì phát triển của đất nƣớc.
Nhận thức đƣợc vị trí và vai trò quan trọng của hệ thống Tòa án, do đó trong lịch
sử hình thành và phát triển của nhà nƣớc Việt Nam, các nhà lập pháp luôn chú trọng
xây dựng và hồn thiện mơ hình tổ chức Tịa án phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính

trị, xã hội… của Việt Nam theo từng giai đoạn phát triển của nhà nƣớc.
1.1.3 Mơ hình tổ chức Tồ án theo quy định của pháp luật Việt Nam
Hệ thống Tòa án Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với các giai đoạn của
cách mạng Việt Nam. Cùng với các cơ quan Nhà nƣớc khác, Tịa án đã và đang góp
phần khơng nhỏ vào cơng cuộc xây dựng và giữ gìn đất nƣớc.
10

Khoản 1, Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, sổ sung năm 2013).


7
Hơn 60 năm qua kể từ khi đƣợc hình thành, mơ hình tổ chức Tịa án có thể đƣợc
chia làm 4 giai đoạn phát triển:
1.1.3.1 Mơ hình tổ chức Tồ án theo quy định của pháp luật Việt Nam giai
đoạn sau cách mạng tháng 8 - 1945 đến năm 1959
Sau cách mạng tháng 8 - 1945, nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hịa đƣợc thành
lập. Chính quyền cách mạng còn non trẻ nên phải đƣơng đầu với rất nhiều khó khăn,
do đó việc thiết lập bộ máy nhà nƣớc để quản lý và ổn định đất nƣớc là một vấn đề hết
sức cấp thiết. Tuy nhiên, do điều kiện chƣa cho phép xây dựng và công bố một bản
Hiến pháp để xây dựng bộ máy nhà nƣớc hoàn chỉnh ngay lúc này, nên cần phải có
những cơ quan nhà nƣớc lâm thời chịu trách nhiệm quản lí nhà nƣớc trong thời gian
đầu. Cùng với việc thành lập một số cơ quan nhà nƣớc lâm thời thì Tịa án của nƣớc
Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng đƣợc ra đời.
Tòa án của Việt Nam đƣợc hình thành khi Chính phủ lâm thời nƣớc Việt Nam
dân chủ cộng hịa thơng qua Sắc lệnh số 33-C ngày 13-9-1954 và sau đó đƣợc bổ sung
bằng Sắc lệnh số 21 ngày 24-1-1946 về việc thành lập Tòa án quân sự. Các Tòa án
quân sự này đƣợc thành lập tại các tỉnh Hà Nội, Hải Phịng, Thái Ngun, Ninh Bình,
Vinh, Huế, Quảng Ngãi, Nha Trang, Sài Gịn, Mỹ Tho. Các Tịa án này có thẩm quyền
xét xử những tội phạm làm phƣơng hại đến nền độc lập của nƣớc Việt nam dân chủ
cộng hòa và do liên bộ Quốc phòng - Nội vụ chỉ đạo. Cịn đối với vụ việc về dân sự,

thƣơng mại, hơn nhân gia đình do Uỷ ban hành chính đảm nhiệm. Nhƣ vậy, Tòa án đầu
tiên đƣơc thành lập tại Việt Nam với tên gọi là Toà án quân sự với chức năng bó hẹp
trong việc xét xử tội phạm làm phƣơng hại đến nền độc lập của đất nƣớc.
Trong quá trình xây dựng chính quyền, phát sinh rất nhiều vấn đề cần phải giải
quyết mà với chức năng bó hẹp của Tịa án qn sự thì khơng thể đáp ứng đƣợc nên
ngày 24-1-1946 Chính phủ ban hành Sắc lệnh 13 và sau đó là sự ra đời của Hiến pháp
1946 đã quy định về thành lập Tòa án tƣ pháp. Theo sắc lệnh thì Tịa án tƣ pháp đƣợc
chia thành bốn cấp: Tòa án tối cao, Tòa án thƣợng thẩm, Tòa án đệ nhị và Tòa án sơ
cấp. Tuy nhiên do hồn cảnh chiến tranh nên Tịa án tối cao chƣa đƣợc thành lập còn
Tòa án thƣợng thẩm đƣợc thành lập nhƣng ngay sau đó theo Nghị định 05 ngày
01-01-1947 đã bị giải thể. Theo quy định, Tòa án thƣợng thẩm đƣợc thành lập ở ba kỳ
đóng tại Hà Nội, Huế, Sài Gịn. Tịa án đệ nhị đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ƣơng và các cấp tƣơng đƣơng. Tịa án sơ cấp đóng tại các huyện, thị xã, châu,
phủ. Về thẩm quyền, Tòa án sơ cấp và Tịa án đệ nhị có thẩm quyền sơ thẩm và


8
chungthẩm, cịn Tịa án thƣợng thẩm chỉ có thẩm quyền xét xử phúc thẩm11. Tồn bộ
hệ thống Tịa án tƣ pháp do Bộ Tƣ pháp quản lý.
Đến ngày 23-8-1946 do yêu cầu phải củng cố sức mạnh quân đội nên Chính phủ
Việt Nam đã ban hành Sắc lệnh 163 ngày 23-8-1946 về tổ chức Tòa án binh. Hệ thống
Tòa án binh bao gồm: Tòa án binh mặt trận, Tòa án binh khu, Tòa án tối cao, Tòa án
khu trung ƣơng. Chức năng của Tòa án binh là xét xử những quân nhân phạm tội,
những ngƣời có hành vi gây thiệt hại cho quân đội hoặc có liên quan đến quân đội và
các tội phạm xảy ra ở nơi đóng quân của quân đội. Tất cả các Tòa án binh này đều
thuộc quản lí của Uỷ ban kháng chiến-hành chính khu và về chuyên môn do Cục quân
pháp - Bộ Quốc phịng đảm nhiệm.
Nhƣ vậy, trong thời gian này mơ hình Tòa án của nƣớc ta tồn tại cả ba hệ thống:
Tòa án quân sự, Tòa án tƣ pháp, Tòa án binh.
Qua một thời gian hoạt động, tổ chức Tòa án cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm và

cần phải thay đổi. Vì vậy, đến ngày 22-5-1950 Chính phủ Việt Nam ban hành Sắc lệnh
số 85 về cải cách bộ máy tƣ pháp và pháp luật tố tụng. Các Tòa án tƣ pháp đƣợc đổi
tên thành Tòa án nhân dân, tổ chức và hoạt động theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Cụm
từ “Tòa án nhân dân” đã xuất hiện từ thời điểm này. “Tòa án sơ cấp” đổi tên thành Tòa
án nhân dân huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh. “Tòa án đệ nhị” đổi thành Tòa
án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. “Hội đồng phú cán” gọi là Tòa
phúc thẩm.“Phụ thẩm nhân dân” đƣợc gọi là Hội đồng nhân dân. Mơ hình tổ chức Tịa
án nhân dân theo Sắc lệnh 85 bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án phúc thẩm;
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; Tòa án nhân dân huyện, quận
và tƣơng đƣơng.
Từ năm 1946 đến năm 1958,Tòa án đảm nhiệm luôn cả chức năng công tố, đến
tháng 4-1958 Quốc hội quyết định thành lập Tòa án nhân dân và viện công tố, tách biệt
hai chức năng này cho hai cơ quan khác nhau. Từ đó, Tịa án và Viện công tố tách khỏi
sự quản lý của Bộ Tƣ pháp và chịu sự quản lí của Hội đồng chính phủ.
Giai đoạn này là giai đoạn khởi đầu trong việc xây dựng đất nƣớc, khi nƣớc ta
mới giành đƣợc thắng lợi, chính quyền cịn non trẻ và chƣa có nhiều kinh nghiệm. Vì
thế, trong cơ cấu tổ chức Tịa án còn khá bất ổn, thay đổi liên tục, chƣa thống nhất về
mơ hình tổ chức. Mơ hình tổ chức Tòa án tƣ pháp theo Hiến pháp năm 1946 với mơ
11

Sắc lệnh số 13 ngày 24-1-1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa về tổ chức
Tòa án và các ngạch Thẩm phán và Sắc lệnh số 51 ngày 17-7-1946 của Chủ tịch Chính phủ nƣớc Việt Nam dân
chủ cộng hòa về phân định thẩm quyền giữa các Tòa án và nhân viên Tòa án.


9
hình tổ chức Tịa án dựa theo cấp xét xử và các nguyên tắc hoạt động khá chặt chẽ về
cơ bản là tiến bộ. Tuy nhiên hệ thống Tòa án tƣ pháp lại chịu sự quản lý của Bộ Tƣ
pháp nên nguyên tắc độc lập của Tòa án chƣa đƣợc bảo đảm. Ngoài ra chức năng buộc
tội và chức năng xét xử đều thuộc về cùng một chủ thể là Tịa án nên chƣa bảo đảm

tính khách quan.
1.1.3.2 Mơ hình tổ chức Toà án theo quy định của pháp luật Việt Nam giai
đoạn từ năm 1959 đến năm 1980
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc nƣớc ta đƣợc giải phóng và bắt tay vào
cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp mới đƣợc thông qua (Hiến pháp năm
1959).Hiến pháp đã hoàn thiện quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc, trong đó
có mơ hình tổ chức Tịa án. Sau khi Hiến pháp có hiệu lực, Quốc hội cũng thơng qua
Luật tổ chức Tịa án nhân dân vào ngày 14-7-1960 quy định cụ thể hơn về mơ hình tổ
chức Tịa án. Đây là Luật tổ chức Tịa án đầu tiên của Việt Nam. Theo đó, hệ thốngTịa
án nhân dân gồm có:Tịa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân địa phƣơng; các
Tòa án quân sự. Các Tòa án nhân dân địa phƣơng bao gồm: Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ƣơng và các đơn vị hành chính tƣơng đƣơng; Tịa án nhân
dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã và đơn vị hành chính tƣơng đƣơng; Tịa án
nhân dân ở các khu vực tự trị12. Theo quy định này thì hệ thống Tịa án nhân dân bao
gồm ln cả các Tòa án quân sự, nhƣng các Tòa án này đƣợc tổ chức trong quân đội.
Đặc biệt, trong hệ thống Tòa án nhân dân còn tồn tại một loại Tòa án là Tòa án nhân
dân ở các khu vực tự trị đƣợc thành lập ở các khu vực tự trị Việt Bắc và Tây Bắc do
Hội đồng nhân dân khu vực tự trị quy định về tổ chức căn cứ theo Hiến pháp năm 1959
và Luật tổ chức Tòa ánnăm 1960. Theo quy định của Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ
chức Tịa án năm 1960 thì Tịa án đƣợc tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Theo
quy định này, tƣơng ứng với mỗi đơn vị hành chính sẽ có một Tịa án đƣợc thành lập,
trải đều khắp vùng lãnh thổ từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Đây chính là điểm khác biệt
với Hiến pháp năm 1946 khi quy định về mơ hình tổ chức Tịa án. Vì Hiến pháp năm
1946 tổ chức Tòa án tƣ pháp theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành
chính lãnh thổ. Ngoài ra, khi cần xét xử những vụ án đặc biệt thì Quốc hội có thể quyết
định thành lập Tòa án đặc biệt13.

12

Điều 2, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960.

Điều 97, Hiến pháp năm 1959.

13


10
Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Tòa ánnăm 1960 cũng chỉ quy
định đƣợc những vấn đề chung về mơ hình tổ chức hệ thống Tịa án nhân dân, còn
những vấn đề chi tiết trong từng cấp Tịa thì đƣợc điều chỉnh bởi các văn bản khác.
Trong đó, có Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức Tòa án nhân dân các cấp đƣợc Ủy
ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành ngày 23-3-1996. Theo đó, Tịa án nhân dân tối cao
bao gồm: Uỷ ban Thẩm phán; các Tịa chun trách (Tịa hình sự, Tịa dân sự, Tịa
phúc thẩm); Hội đồng Tồn thể Thẩm phánTịa án nhân dân tối cao và bộ máy giúp
việc14. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nhà nƣớc, có thẩm
quyền: xét xử sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao hay
các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp dƣới mà Tòa án nhân dân tối cao
đƣa lên xét xử; phúc thẩm những bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp dƣới bị
kháng cáo hoặc kháng nghị; giám đốc thẩm việc xét xử của Tòa án nhân dân cấp dƣới,
Tòa án quân sự và Tịa án đặc biệt; ngồi ra Hội đồng tồn thể Thẩm phánTịa án nhân
dân tối cao cịn có thẩm quyền duyệt lại các bản án tử hình của Tịa án nhân dân các
cấp trƣớc khi bản án đó đƣợc đem thi hành. Về cơ cấu Tòa án nhân dân tỉnh và tƣơng
đƣơng bao gồm: Ủy ban Thẩm phán và bộ máy giúp việc, khơng có các Tịa chun
trách. Tịa án này có thẩm quyền sơ thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân
dân tỉnh và các vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp dƣới mà Tòa án nhân dân tỉnh
lấy lên xét xử; phúc thẩm những bản án, quyết định của các cơ quan Tòa án nhân dân
cấp dƣới bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Về cơ cấu Tòa án nhân dân huyện và tƣơng
đƣơng thì rất đơn giản chỉ có các Thẩm phán, Thƣ kí và bộ máy giúp việc. Tịa án này
có thẩm quyền: xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự, dân sự có hình phạt tù từ hai năm
trở xuống; hòa giải các tranh chấp về dân sự và phân xử những việc hình sự nhỏmà
theo quy định khơng phải mở phiên tịa. Về quyền quản lí hệ thống Tịa án, Theo Hiến

pháp năm 1959,Hội đồng chính phủ đƣợc thành lập, Bộ Tƣ pháp bị giải thể, quyền
quản lí các Tòa án địa phƣơng đƣợc trao lại cho Tòa án nhân dân tối cao. Tịa án tối
cao có trách nhiệm báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội, trong thời
gian Quốc hội khơng họp thì báo cáo với Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội.
Mơ hình tổ chức Tòa án theo quy định của Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức
Tòa án nhân dân năm 1960 đƣợc coi là khá hoàn chỉnh và chặt chẽ, đáp ứng đƣợc phần
nào việc giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội, bƣớc đầu góp phần xây dựng nhà nƣớc
xã hội chủ nghĩa. Quyền xét xử và quyền công tố đã đƣợc trao cho hai cơ quan khác
14

Điều 1, Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức Tòa án nhân dân các cấp ban hành ngày 23-3-1996.


11
nhau bảo đảm tính khách quan hơn.Tuy nhiên mơ hình tổ chức Tòa án đƣợc tiếp thu,
học hỏi từ các nƣớc xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, đặc biệt là Liên Xô, khi tổ chức ở
nƣớc ta sẽ gặp nhiều khó khăn do sự khác nhau về cấu trúc lãnh thổ, kết cấu bộ máy
nhà nƣớc... việc tổ chức Tịa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ và quy định thẩm
quyền nhƣ vậy đã dẫn đến bộ máy quá cồng kềnh trong khi nhà nƣớc trong thời chiến
vẫn chƣa ổn định, thẩm quyền của Tòa án các cấp chƣa đƣợc rõ ràng, chồng chéo, hoạt
động chƣa mang lại hiệu quả cao.
1.1.3.3 Mơ hình tổ chức Tồ án theo quy định của pháp luật Việt Nam giai
đoạn từ năm 1980 đến năm 1992
Năm 1975, nhân dân ta đã giành đƣợc thắng lợi trọn vẹn trong cuộc đấu tranh
thống nhất đất nƣớc.Sau khi miền Nam hồn tồn giải phóng, nhân dân ta tiến hành
tổng tuyển cử tự do trong cả nƣớc, thực hiện thống nhất đất nƣớc về mặt nhà nƣớc.
Tháng 7-1976, nƣớc ta lấy tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Ngày 18-121980, Quốc hội nƣớc Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố VI, kỳ họp thứ 7, đã
thông qua Hiến pháp của nƣớc Việt Nam thống nhất.Trong sự hân hoan thắng lợi của
tƣ tƣởng xã hội chủ nghĩa thì quy định về tổ chức Tòa án trong Hiến pháp năm 1980
cũng tiếp tục đƣợc kế thừa Hiến pháp năm 1959. Theo đó, mơ hình tổ chức Tòa án vẫn

tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Hệ thống Tịa án nhân dân bao gồm: Tòa án
nhân dân Tối cao, các Tòa án nhân dân địa phƣơng, các Tòa án quân sự. Bên cạnh đó,
có một số điểm mới nhƣ: trong trƣờng hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt thì khơng
chỉ có Quốc hội mà Hội đồng nhà nƣớc cũng có thể quyết định thành lập Tịa án đặc
biệt; ngồi hệ thống Tịa án thì ở cơ sở sẽ thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân
để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, theo quy
định của pháp luật15.
Để cụ thể hóa hơn các quy định của Hiến pháp, tại kì họp thứ nhất Quốc hội khóa
VII, Quốc hội đã thơng qua Luật tổ chức Tòa án nhân dân vào ngày 03-7-1981và đƣợc
sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân, đƣợc Quốc
hội nƣớc Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 22-12-1988. Theo đó đã
có một số thay đổi so với quy định về tổ chức Tòa án trƣớc đây khi tổ chức Tòa án địa
phƣơng lúc này đƣợc chia làm hai nhánh: Tòa án nhân dân địa phƣơng và Tòa án quân
sự quân khu, Tòa án quân sự khu vực và giao việc quản lý Tòa án địa phƣơng cho Bộ

15

Điều 128, Hiến pháp năm 1980.


12
trƣởng Bộ Tƣ pháp16. Về cơ cấu tổ chức của Tịa án ở từng cấp cũng có sự thay đổi.
Đối với cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân Tối cao bao gồm:Hội đồng Thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao; Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; các Toà chuyên trách và
Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; bộ máy giúp việc; khi xét thấy cần thiết, Hội
đồng nhà nƣớc có thể thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao. Đối với cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân cấp tỉnh lúc này đã
thành lập các Tịa chun trách bao gồm: Tịa hình sự và Tịa dân sự, ngồi ra cịn có
Ủy ban Thẩm phán và bộ máy giúp việc. Tòa án nhân dân cấp huyện khơng có Tịa
chun trách nhƣng đƣợc phân bổ thêm về Thẩm phán và Thƣ kí. Về thẩm quyền, mở

rộng thẩm quyền xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, quy định cho Tòa án
cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định đã
có hiệu lực của Tòa án cấp dƣới bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Thẩm quyền của Tòa
án huyện và tƣơng đƣơng đã đƣợc mở rộng, Tòa án cấp huyện đƣợc xét xử sơ thẩm
những vụ án hình sự mà theo quy định của Bộ luật hình sự, ngƣời phạm tội bị áp dụng
hình phạt tù từ 7 năm trở xuống, trừ một số trƣờng hợp luật định thuộc thẩm quyền của
Tòa án tỉnh và tƣơng đƣơng, đƣợc xét xử các vụ án dân sự, hơn nhân, gia đình trừ khi
đƣơng sự có ngƣời là ngƣời nƣớc ngồi. Tịa án qn sự đã thay đổi thẩm quyền xét xử
từ đồng thời xét xử sơ thẩm – chung thẩm sang thực hiện đầy đủ quy trình nhƣ các Tịa
án nhân dân.
Mơ hình tổ chức Tịa án theo Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Tịa án nhân
dân năm 1981 có sự kế thừa từ Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Tòa án năm 1960.
Tịa án trong giai đoạn này đã đóng vai trò to lớn trong việc đấu tranh chống tội phạm
chiến tranh, góp phần xây dựng đất nƣớc. Tuy nhiên, quy định về mơ hình tổ chức Tịa
án cũng cịn nhiều bất cập nhƣ: quy định giao quyền quản lí Tịa án địa phƣơng cho Bộ
trƣởng Bộ Tƣ pháp đã lặp lại sai lầm trƣớc đây gặp phải là ảnh hƣởng tới tính độc lập
của Tịa án. Ngồi ra, mơ hình tổ chức Tịa án ở giai đoạn này là mơ hình trong thời kỳ
nhà nƣớc quản lý xã hội theo mơ hình tập trung, chính vì vậy sau một thời gian hoạt
động, khi nhà nƣớc có sự thay đổi về phƣơng thức quản lí xã hội thì mơ hình này đã
khơng cịn phù hợp và buộc phải thay đổi bởi mơ hình theo Hiến pháp năm 1992 và
Luật tổ chức Tịa án mới.
1.1.3.4 Mơ hình tổ chức Tồ án theo quy định của pháp luật Việt Nam giai
đoạn từ năm 1992 đến nay
16

Điều 16, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981.


13
Trải qua một thời gian dài xây dựng và quản lí đất nƣớc theo con đƣờng tập trung

bao cấp đã bộc lộ quá nhiều bất cập, đất nƣớc lâm vào tình trạng khó khăn, đặt ra u
cầu phải thay đổi cách thức quản lí đất nƣớc, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản
Việt Nam diễn ra cùng với các quyết định về cải cách đất nƣớc cũng đồng thời tạo tiền
đề cho việc nghiên cứu, xây dựng Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi
mới đất nƣớc năm 1992 đƣợc ban hành (sau này đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy
định về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân đƣợc kế thừa các quy định của Hiến
pháp năm 1980.
Để cụ thể hóa tổ chức và hoạt động của Tịa án, ngày 06-10-1992 Quốc hội nƣớc
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố IX, kỳ họp thứ nhất đã thơng qua Luật
tổ chức Toà án nhân dân và đƣợc sửa đổi, bổ sung theo các Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân, đƣợc Quốc hội thông qua ngày
28-12-1993 và ngày 28-10-1995. Đồng thời, ngày 19-4-1993 Uỷ ban thƣờng vụ Quốc
hội đã thông qua Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự và ngày 14-5-1993 Uỷ ban
thƣờng vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân
dân. Có thể nói rằng việc ban hành các đạo luật và các Pháp lệnh cụ thể hoá các quy
định của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân là một
bƣớc tiến dài trong công cuộc cải cách tƣ pháp. Theo các văn bản pháp luật này thì tổ
chức và hoạt động của Tồ án nhân dân đã đƣợc kiện toàn và đổi mới một bƣớc. Về cơ
bản mơ hình tổ chức Tịa án vẫn tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, hệ thống Tịa
án bao gồm: Tồ án nhân dân tối cao; các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ƣơng (Tịa án nhân dân cấp tỉnh); các Tồ án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (Tịa án nhân dân cấp huyện); các Tồ án qn sự; các Tồ án khác do
Luật định. Mơ hình tổ chức Tịa án đã hồn thiện hơn với các Tịa chuyên trách mới
đƣợc thành lập. Tòa kinh tế đƣợc quy định thêm vào cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân
dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh khi Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án
năm 1992 đƣợc thông qua vào ngày 28-12-1993, đánh dấu bƣớc ngoặc mới trong tƣ
duy lập pháp để phục vụ cho công cuộc cải cách nền kinh tế thị trƣờng. Tịa lao động,
Tịa hành chính đƣợc thêm vào cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án
nhân dân cấp tỉnh sau khi Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tịa án năm 1992 đƣợc
thơng qua ngày 28-10-1995. Giai đoạn này đánh dấu bƣớc phát triển mới của hệ thống

Tòa án, chuyên sâu hơn trong các lĩnh vực của đời sống, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu
phát triển của xã hội. Các bộ phận còn lại trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân


14
các cấp vẫn giữ nguyên. Theo đó, cơ cấu tổ chức Tóa án nhân dân tối cao bao gồm:Hội
đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
Toà án quân sự trung ƣơng, Tồ hình sự, Tồ dân sự, Tồ kinh tế, Tồ lao động, Tồ
hành chính và các Tồ phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; trong trƣờng hợp cần thiết,
Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề
nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; bộ máy giúp việc 17. Cơ cấu tổ chức của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm: Uỷ ban Thẩm phán; Tồ hình sự, Toà dân sự, Toà
kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính; trong trƣờng hợp cần thiết Uỷ ban thƣờng vụ
Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Bộ trƣởng
Bộ Tƣ pháp sau khi thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao; bộ máy
giúp việc18. Cơ cấu bộ máy của cấp huyện rất đơn giản không tổ chức thành các bộ
phận riêng mà chỉ có Chánh án, một hoặc hai Phó Chánh án, các Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân, Thƣ ký Toà án19. Ngoài ra, trong trƣờng hợp đặc biệt, chỉ có Quốc hội mới
có thẩm quyền quyết định thành lập một Tòa án đặc biệt.
Về mặt quản lí vật chất và nhân sự, Tịa án nhân dân địa phƣơng vẫn thuộc thẩm
quyền quản lí của Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp. Tòa án nhân dân tối cao chỉ hƣớng dẫn về
cơng tác nghiệp vụ đối với các Tịa án nhân dân ở địa phƣơng. Đối với các Tòa án qn
sự thì chỉ có Tịa án qn sự trung ƣơng nằm trong cơ cấu của Tòa án nhân dân tối cao,
còn các Tòa án quân khu và tƣơng đƣơng, Tòa án khu vực đƣợc tổ chức trong quân
đội, tách ra khỏi hệ thống Tòa án nhân dân.
Qua thời gian hoạt động, để theo kịp với sự phát triển của xã hội, Luật tổ chức
Tòa án năm 1992 đã bộc lộ một số hạn chế, cần có sự khắc phục bằng một Luật tổ chức
Tòa án đầy đủ và hợp lí hơn. Vì vậy, ngày 02-4-2002, tại kì họp thứ 11, Quốc hội khóa
X đã thơng qua Luật tổ chức Tòa án mới. Đây là Luật tổ chức Tòa án đầy đủ nhất so
với các Luật trƣớc đây. Về mô hình tổ chức Tịa án vẫn giữ ngun quy định của Luật

tổ chức Tòa án năm 1992, hệ thống Tòa án bao gồm: Toà án nhân dân tối cao; các Toà
án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; các Toà án nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các Toà án quân sự; các Toà án khác do Luật định. Trong
trƣờng hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tồ án đặc biệt 20.Điều thay
17

Khoản 3, Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 1995) thông qua ngày 28-101995.
18
Khoản 6, Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 1995) thông qua ngày 28-101995.
19
Điều 32, Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992.
20
Điều 2, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.


15
đổi lớn nhất về tổ chức Tòa án nhân dân theo Luật này đó là giao lại quyền quản lí các
Tòa án nhân dân địa phƣơng cho Tòa án nhân dân tối cao21, giúp Tòa án nhân dân tối
cao nắm bắt đƣợc tình hình của hệ thống, quản lý tốt cơng tác xét xử, tăng cƣờng tính
độc lập của Tịa án. Mặt khác, cơ cấu tổ chức của các cấp Tịa án nhân dân cũng có sự
thay đổi: Tịa ánnhân dân tối cao đã khơng cịn Ủy ban Thẩm phán, Ủy ban Thẩm phán
chỉ đƣợc giữ lại ở cấp tỉnh. Đối với Tòa án quân sự, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự
đƣợc quy định chi tiết trong Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002, theo đó, Tịa
án qn sự trung ƣơng bao gồm: Ủy ban Thẩm phán và các Tòa phúc thẩm và bộ máy
giúp việc; Tòa án quân sự quân khu và tƣơng đƣơng bao gồm: Ủy ban Thẩm phán và
bộ máy giúp việc; Tòa án quân sự khu vực và tƣơng đƣơng đƣợc tổ chức đơn giản chỉ
gồm bộ máy giúp việc cho hoạt động xét xử của Tòa án.
Hiện nay, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) đã có hiệu lực vào
ngày 01-01-2014. Trong đó Hiến pháp quy định về tổ chức hệ thống Tịa án đã có sự
thay đổi rõ ràng với quy định “Tòa án nhân dân bao gồm Tòa án nhân dân tối cao và

các Tòa án khác do luật định”22. Quy định này đánh dấu sự thay đổi cơ bản về nguyên
tắc tổ chức Tịa án. Theo đó, định hƣớng hệ thống Tịa án sẽ đƣợc tổ chức theo cấp xét
xử, khơng cịn tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Tuy nhiên, do Hiến pháp sửa
đổi mới có hiệu lực nên Quốc hội chƣa thể sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tịa án kịp
thời phù hợp với Hiến pháp, vì vậy trong thời gian chờ đợi Luật tổ chức Tòa án năm
2002 đƣợc sửa đổi, bổ sung thì mơ hình tổ chức Tòa án hiện tại vẫn đƣợc tổ chức theo
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Luật tổ chức Tịa án năm 2002.
Mơ hình tổ chức Tòa án theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)
và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 về cơ bản có sự kế thừa của Hiến pháp năm
1980. Tuy nhiên, đã hồn thiện hơn, có những bƣớc phát triển mới khi thành lập thêm
các Tòa chun trách: Tịa kinh tế, Tịa hành chính, Tịa lao động góp phần hồn thiện
hệ thống Tịa án hoạt động tích cực và hiệu quả. Đánh dấu sự ra đời của những lĩnh vực
mới trong pháp luật. Tuy nhiên, trải qua ba bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Việt Nam ta tổ chức mơ hình Tịa án dựa theo đơn
vị hành chính của quốc gia đã bộc lộ nhiều khó khăn trong hoạt động, chƣa thể thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Tòa án theo sự phát triển của xã hội, đòi hỏi cần phải

21
22

Điều 17, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.
Khoản 2, Điều 102 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).


16
xem xét, điều chỉnh cho phù hợp thông qua việc nghiên cứu, tham khảo các mơ hình
Tịa án của các quốc gia khác trên thế giới.
1.2 Các mơ hình tổ chức Toà án hiện nay của một số quốc gia trên thế giới
Khi nói đến mơ hình tổ chức Tịa án là nói đến cấu tạo của hệ thống Tịa án đó,
theo đó hệ thống Tịa án sẽ bao gồm những Tòa án nào? Cơ cấu của mỗi Tòa án ra sao?

hệ thống Tòa án đƣợc tổ chức theo nguyên tắc gì?... Về cơ bản, mọi mơ hình Tịa án
phải đáp ứng đƣợc chức năng xét xử của Tòa án và bảo đảm thể hiện đƣợc vị trí là cơ
quan đại diện cho nhánh quyền tƣ pháp trong bộ máy nhà nƣớc. Ngoài ra, nguyên tắc
hoạt động độc lập của Tịa án là ngun tắc quan trọng nhất, do đó khi quy định về mơ
hình tổ chức Tịa án cơ quan lập pháp phải chú trọng bảo đảm nguyên tắc này. Đó là
những nét chung nhất về mơ hình tổ chức Tòa án. Còn về chi tiết, từ thực tiễn cho thấy,
mơ hình Tịa án ở mỗi quốc gia và trong mỗi giai đoạn lịch sử cũng không giống nhau
do chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều yếu tố nhƣ: hình thức chính thể là quân chủ (quân chủ
tuyệt đối, quân chủ hạn chế) hay chính thể cộng hịa (cộng hịa đại nghị, cộng hòa tổng
thống hay cộng hòa hỗn hợp); từng kiểu nhà nƣớc nhƣ: nhà nƣớc chủ nô, nhà nƣớc
phong kiến, nhà nƣớc tƣ sản, nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa; hình thức cấu trúc nhà nƣớc:
nhà nƣớc đơn nhất hay nhà nƣớc liên bang; ngồi ra, cịn phụ thuộc vào đặc điểm địa
lý, kinh tế, xã hội, chính trị riêng của từng quốc gia…Từ những yếu tố này mà mỗi
quốc gia quyết định xây dựng cho mình một mơ hìnhTịa án phù hợp nhất. Hiện nay,
chƣa có nhiều ý kiến trong việc phân loại mơ hình tổ chức Tịa án, cách phân loại phổ
biến nhất đó là chia mơ hình tổ chức Tịa án làm hai loại: mơ hình tổ chức Tịa án theo
đơn vị hành chính lãnh thổ và mơ hình tổ chức Tịa án theo cấp xét xử. Trong đó, mơ
hình tổ chức Tịa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ sẽ dựa vào đơn vị hành chính
quốc gia mà thành lập Tịa án, cịn mơ hình tổ chức Tịa án theo cấp xét xử sẽ dựa vào
thẩm quyền của Tòa án để xây dựng hệ thống Tịa án. Về chi tiết của từng mơ hình tổ
chức Tịa án sẽ do pháp luật của mỗi quốc gia quy định.
Trên thực tế, khi xây dựng mô hình tổ chức Tịa án phải chịu ảnh hƣởng của rất
nhiều yếu tố, do đó khó có thể chỉ áp dụng duy nhất mơ hình nào. Nên hầu hết các
quốc gia khi xây dựng mơ hình Tịa án đều có sự kết hợp giữa yếu tố đơn vị hành chính
lãnh thổ và thẩm quyền xét xử, điểm khác biệt chỉ là trong tổng quan mơ hình Tịa án,
yếu tố theo đơn vị hành chính hay theo thẩm quyền nổi trội hơn. Vì vậy, tại nhiều quốc
gia, khi một trong hai mơ hình này chiếm ƣu thế gần nhƣ tuyệt đối thì ngƣời ta thƣờng
gọi ln tên mơ hình tổ chức Tịa án của quốc gia đó là mơ hình tổ chức Tòa án theo



17
cấp xét xử hoặc mơ hình tổ chức Tịa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà khơng gọi
là mơ hình Tịa án hỗn hợp.
1.2.1 Mơ hình tổ chức Tịa án theo cấp xét xử
Nhƣ đã phân tích ở trên, “mơ hình Tịa án theo cấp xét xử” là một thuật ngữ đƣợc
sử dụng khá phổ biến, nhƣng vẫn chƣa có một khái niệm cụ thể cho thuật ngữ này.
Ngƣời ta chỉ hiểu một cách đơn giản rằng: trong mơ hình Tịa án theo cấp xét xử, hệ
thống Tịa án đƣợc xây dựng dựa trên thẩm quyền của Tòa án. Đây đƣợc xem là
nguyên tắc cơ bản của mô hình này. Tuy nhiên, về chi tiết thì vẫn có thể có sự kết hợp
giữa yếu tố thẩm quyền và yếu tố đơn vị hành chính lãnh thổ trong khi xây dựng hệ
thống Tòa án, nhƣng yếu tố đơn vị hành chính lãnh thổ trong tổng thể mơ hình tổ chức
Tòa án theo cấp xét xử là rất hạn chế. Từ cách hiểu này, cũng nhƣ thực tế đã tồn tại có
thể nhận thấy một số đặc điểm phân biệt giữa mơ hình này và mơ hình tổ chức Tịa án
theo đơn vị hành chính lãnh thổ nhƣ sau: trong mơ hình này, hệ thống Tịa án đƣợc xây
dựng căn cứ trên thẩm quyền của Tịa án, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính lãnh
thổ của nhà nƣớc. Do đó, cùng với thẩm quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và thẩm
quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm của Tịa án thì hệ thống Tịa án khơng phân chia thành Tịa án tối cao và Tịa
án địa phƣơng giống nhƣ sự phân chia đơn vị hành chính của nhà nƣớc là trung ƣơng
và địa phƣơng mà thơng thƣờng sẽ đƣợc phân thành: Tịa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp
phúc thẩm và Tòa án tối cao. Trong đó, Tịa án sẽ đƣợc xây dựng theo địa hạt tƣ pháp
và tùy theo yêu cầu công việc, cụ thể là phụ thuộc vào số lƣợng án cần phải giải quyết
trên thực tế để xây dựng, do đó có thể cùng một cấp đơn vị hành chính nhƣng có nơi
thì có Tịa án, nơi lại khơng và nơi lại có nhiều hơn một Tịa án.
Dựa vào những đặc điểm trên, có thể xác định đƣợc hiện nay những quốc gia có
mơ hình tổ chức Tịa án theo cấp xét xử. Nhƣ vậy, có thể thấy mơ hình Tịa án theo cấp
xét xử đƣợc rất nhiều các quốc gia trên thế giới áp dụng nhƣ Anh, Pháp, Mỹ, Đức,
Nhật…và mô hình này đã trở nên phổ biến bởi nhiều lý do, trong đó nổi bật một số lý
do sau: Tịa án với chức năng là cơ quan thực thi công lý thì nguyên tắc hoạt động độc
lập là nguyên tắc quan trọng nhất, chỉ khi Tịa án độc lập thì những phán quyết của Tịa

án mới có giá trị cơng lý, Tịa án càng độc lập thì giá trị cơng lý của phán quyết sẽ càng
cao. Trong khi đó, mơ hình Tịa án là một trong những yếu tố quyết định tới sự độc lập
của Tịa án, vì vậy phải xây dựng mơ hình phù hợp để bảo đảm thực hiện ngun tắc
này. Nhƣ vậy, khi xây dựng mơ hình Tòa án theo cấp xét xử, Tòa án đƣợc xây dựng


×