Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong pháp luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ NGUYỄN MINH TÂM

TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN
TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ NGUYỄN MINH TÂM

TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN
TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi với sự
hướng dẫn của Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Phương Hoa. Các kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình
khoa học nào trước đây.
Ngƣời cam đoan

Lê Nguyễn Minh Tâm


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
CSĐT
CTTP
NXB
TAND
TNHS
VAHS
VKSND

:
:
:
:
:
:
:
:


Bộ luật hình sự
Cảnh sát điều tra
Cấu thành tội phạm
Nhà xuất bản
Tòa án nhân dân
Trách nhiệm hình sự
Vụ án hình sự
Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỘI TÀNG TRỮ, VẬN
CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY .......................6

1.1. Khái niệm về chất ma túy và tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ....................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về chất ma túy ...................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy ....................................................................................................... 08
1.2. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc xử lý về hình sự đối với các hành vi
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy .......... 10
1.3. Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý ................................................ 14
1.3.1. Các dấu hiệu định tội ............................................................................ 14
1.3.2. Các dấu hiệu định khung tăng nặng ...................................................... 18
1.3.3. Hình phạt ............................................................................................... 23
1.4. Đánh giá quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý .................................. 24
1.4.1. Đánh giá quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam so với quy định của

các Cơng ước quốc tế về kiểm sốt ma túy .............................................................. 24
1.4.2. Đánh giá quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam so với quy định của Bộ
luật hình sự một số nước về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy ....................................................................................................... 27
CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI
TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA
TÚY .................................................................................................................................................31

2.1. Tình hình xét xử tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy .......................................................................................... 31
2.1.1. Tổng quan .............................................................................................. 31
2.1.2. Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế...................................................... 33
2.2. Xác định tình tiết định tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy ................................................................................. 36
2.2.1. Xác định khách thể của tội phạm .......................................................... 36
2.2.2. Xác định hành vi phạm tội ..................................................................... 38
2.2.3. Xác định tình tiết định tội theo loại và trọng lượng chất ma túy .......... 41
2.2.4. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm ................................................. 46
2.2.5. Xác định đồng phạm .............................................................................. 47


2.3. Xác định tình tiết định khung tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ....................................................................... 50
2.3.1. Xác định tình tiết định khung phạm tội nhiều lần ................................. 50
2.3.2. Xác định tình tiết định khung tái phạm nguy hiểm ................................ 52
2.3.3. Xác định tình tiết định khung theo loại và trọng lượng chất ma túy..... 54
2.4. Quyết định hình phạt đối với ngƣời phạm tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ................................................ 61
2.4.1. Đánh giá tính nguy hiểm của tội phạm ................................................. 62
2.4.2. Xác định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ............................ 63

2.4.3. Xác định tình tiết tăng nặng “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”
được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự ................................... 69
2.4.4. Áp dụng hình phạt bổ sung .................................................................... 73
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT
MA TÚY..........................................................................................................................................76

3.1. Hoàn thiện pháp luật về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy ................................................................................. 76
3.1.1. Những điểm mới về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy trong Bộ luật hình sự 2015 ................................................ 76
3.1.2. Những vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện về tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ............................................................. 77
3.2. Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ................................................ 88
3.2.1. Hoàn thiện các hướng dẫn áp dụng pháp luật về tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ........................................ 88
3.2.2. Xây dựng án lệ ....................................................................................... 91
KẾT LUẬN...........................................................................................................................94


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ma túy là hiểm họa của toàn nhân loại, việc đấu tranh bài trừ tệ nạn ma túy nói
chung và tội phạm ma túy nói riêng trong đó có tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là trách nhiệm không của riêng ai. Nhà nước
đã cụ thể hóa việc phịng, chống tội phạm ma túy qua pháp luật hình sự, tuy nhiên
hiện nay các tội phạm về ma túy xảy ra rất phổ biến, trong đó tội tàng trữ, vận

chuyển, mua bán trái phép chất ma túy chiếm tỷ lệ cao. Trong 5 năm từ năm 2010
đến 2014 số vụ án Tòa án đã xét xử sơ thẩm là 30.7807 vụ án, trong đó số vụ án
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy đã xét xử sơ thẩm là 68.241 vụ
án, chiếm 22,17% so với án sơ thẩm. Trong số 68.241 vụ án tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma túy đã xét xử sơ thẩm thì xét xử phúc thẩm là 4.232 vụ
án, chiếm 6,2% số vụ án sơ thẩm, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là
60 vụ án, chiếm 0,09% số bản án sơ thẩm. Những khó khăn, vướng mắc trong thực
tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất
ma túy là trong định tội danh, trong việc xác định một số tình tiết định khung, tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như những đánh giá các tình tiết
của vụ án để quyết định hình phạt. Những khó khăn, vướng mắc trên xuất phát từ
những quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, thiếu
văn bản hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa cụ thể về áp dụng pháp luật đối với các tội
phạm này. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng pháp luật về tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma túy luôn đa dạng, phức tạp trong khi trình độ, năng lực
của cán bộ làm cơng tác bảo vệ pháp luật cịn hạn chế.
Trong sự phát triển của xã hội hiện nay, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ quan trọng mà trong đó việc áp dụng pháp luật
đúng đắn và phù hợp là một yêu cầu tất yếu. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ trong đó việc hồn thiện pháp luật
nói chung và hoàn thiện pháp luật về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy nói riêng là một nhiệm vụ rất cần thiết.
Để khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp
luật về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy,
đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật được chính xác, xử lý đúng người đúng tội,
không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ trật tự quản lý chất ma
túy của Nhà nước cũng như để kịp thời hoàn thiện những hạn chế của pháp luật
phục vụ cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc nghiên



2
cứu tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy dưới
góc độ lý luận và thực tiễn là điều cần thiết, để thông qua đó có những kiến nghị
hồn thiện pháp luật, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
trong thực tiễn. Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong pháp luật hình sự
Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, cụ thể như sau:
- Về giáo trình:
+ Cao Thị Oanh (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội
phạm, NXB Giáo dục Việt Nam.
+ Tổng cục xây dựng lực lượng Công an nhân dân (2011), Giáo trình Luật
hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, NXB Công an nhân dân.
+ Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam –
Tập 2, NXB Công an nhân dân.
+ Trường Đại học Huế (2008), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần các
tội phạm, NXB Công an nhân dân.
+ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật hình
sự Việt Nam – Phần các tội phạm, quyển 1, NXB Hồng Đức.
Các tài liệu trên chủ yếu nêu lên một số vấn đề về lý luận và quy định của Bộ
luật hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy, không đề cập đến thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Luận văn
đã kế thừa một số vấn đề được nêu trong các giáo trình trên để cũng cố phần lý luận
về tội về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
- Về bình luận khoa học:
+ Trần Minh Hưởng (2013), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự – Tập 1, NXB
Hồng Đức.

+ Đinh Thế Hưng, Trần Văn Biên (2012), Bình Luận khoa học Bộ luật hình
sự, NXB Lao động.
+ Đinh Văn Quế (2012), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Tập 3, NXB Lao Động.
+ Vũ Mạnh Thông, Đồn Tấn Minh (2010), Bình luận Bộ luật hình sự, NXB
Lao động – Xã hội.
+ Phùng Thế Vắc, Trần Văn Luyện, Phạm Thanh Bình, Nguyễn Đức Mai,
Nguyễn Sỹ Đại, Nguyễn Mai Bộ (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự –


3
Phần các tội phạm, NXB Cơng an nhân dân.
Các bình luận khoa học Bộ luật hình sự nói trên chủ yếu phân tích các dấu
hiệu pháp lý của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy, khơng có đề cập đến thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện
pháp luật về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy. Luận văn đã kế thừa một số quan điểm của các tác giả trên để cũng cố về dấu
hiệu pháp lý của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy.
- Về bài viết tạp chí:
+ Nguyễn Văn Duy (2013), “Có áp dụng tương tự pháp luật làm căn cứ định
khung hình phạt đối với người tàng trữ, vận chuyển trái phép hai chất ma túy trong
các trường hợp sau không”, Tạp chí Tịa án nhân dân (18), tr. 27-28.
+ Nguyễn Thị Phương Hoa (2006), “Hoàn thiện khái niệm chất ma túy trong
pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý (03), tr. 34-38.
+ Nguyễn Thị Phương Hoa (2015), “Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự
đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý các chất ma túy”, Tạp chí Khoa học pháp
lý (09), tr. 64-71.
+ Tạ Hữu Huy (2014), “Một số bất cập trong việc xử lý hành vi tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là quả thuốc phiện”, Tạp chí Kiểm sát (11),
tr. 47-48.

+ Hoàng Minh Thành (2009), “Một số ý kiến về sửa đổi Bộ luật hình sự năm
1999 liên quan đến chương các tội phạm về ma túy”, Tạp chí Kiểm sát (04), tr. 53.
Các bài viết trên chỉ nghiên cứu riêng lẻ về lý luận và thực tiễn một số vấn đề
có liên quan đến tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, chưa làm
rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy một cách toàn diện và chưa có các kiến nghị hồn
thiện pháp luật về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy. Khi thực hiện luận văn, tác giả đã tiếp thu một số quan điểm của các tác giả
trên để cũng cố về dấu hiệu pháp lý và định hướng kiến nghị hoàn thiện pháp luật
về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Trong những năm gần đây khơng có cơng trình khoa học nào nghiên cứu về đề
tài “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong
pháp luật hình sự Việt Nam”. Vì vậy, đề tài này phát triển các vấn đề nghiên cứu:
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy và những quy định mới của BLHS 2015.


4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa ra các kiến nghị hồn thiện quy
định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về
tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
- Kiến nghị hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng
pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Việc đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam
được thực hiện đối với giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014.
+ Về không gian: Số liệu khảo sát trong luận văn được thu thập từ Tòa án
nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Bình Định, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Tiền Giang,
Vĩnh Long và Cà Mau.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn này được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin với phép biện chứng duy vật.
- Phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng xuyên
suốt trong luận văn, dùng để phân tích, phân loại, hệ thống hóa các thơng tin khoa
học thu thập được từ các văn bản pháp luật, tài liệu, bản án có liên quan đến nội
dung luận văn, từ đó rút ra các kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp thống kê, so sánh: Phương pháp này được sử dụng để tính
tốn, xử lý, so sánh các số liệu từ thực tiễn xét xử vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ năm 2010 đến năm 2014, để tìm ra
mối tương quan về tình hình xét xử vụ án hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy trong các năm đó.
+ Phương pháp nghiên cứu án điển hình: Phương pháp này được sử dụng để


5
sàng lọc, tìm ra những bản án về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy cịn thiếu sót, bất cập trong thực tế. Tác giả đã khảo sát 600
bản án, trong đó có 300 bản án sơ thẩm và 300 bản án phúc thẩm về tội tàng trữ, vận

chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
+ Phương pháp đánh giá: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để đánh giá
thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ đó rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế,
thiếu sót trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm này.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Việc nghiên cứu luận văn có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn như sau:
- Về mặt lý luận: Kết quả đạt được của luận văn có thể đóng góp vào lý luận
về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy dưới
góc độ pháp lý hình sự và đưa ra cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về
tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo đối với những
người làm công tác thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy. Luận văn cũng cung cấp thêm tư liệu tham khảo cho việc học tập mơn
Luật hình sự, cho những người làm cơng tác pháp luật và trong hoạt động lập pháp
để hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Chương 3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.


6


CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VỀ TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP
HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY
1.1. Khái niệm về chất ma túy và tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
1.1.1. Khái niệm về chất ma túy
Hiện nay, có nhiều tài liệu đề cập đến ma túy hoặc chất ma túy dưới nhiều góc
độ khác nhau như: “Ma túy là tên gọi chung các chất kích thích, gây trạng thái ngây
ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện như thuốc phiện, Hêrôin”1, “Ma tuý là tên gọi
chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành
nghiện”2, “Ma tuý là hợp chất khi đưa vào cơ thể sống có tác dụng làm thay đổi một
hay nhiều chức năng của cơ thể”3, “Ma túy là thuật ngữ dùng để chỉ các hợp chất có
nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được quy định trong các Danh mục do Chính
phủ ban hành, có tác dụng kích thích, gây ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, khiến
người sử dụng bị lệ thuộc vào chúng”4.
Theo tác giả Đinh Văn Quế thì “Ma túy, theo gốc Hán – Việt, có nghĩa là “làm
mê mẫn”. Chất ma túy lúc đầu dùng để chỉ các chất có tác dụng gây ngủ, gây mê;
sau này khi khoa học phát triển con người tổng hợp được các chất tự nhiên có khả
năng gây nghiện, thì chất ma túy được hiểu là những chất có tính chất gây nghiện,
có khả năng bị lạm dụng”5. Theo tác giả Hồng Thị Bích Ngọc, Nguyễn Như Chiến
thì “Ma túy là những chất tự nhiên hay tổng hợp làm ức chế, kích thích thần kinh
hoặc gây ảo giác, gây ra những biến đổi về tâm sinh lý và thể chất, nếu sử dụng
nhiều lần sẽ gây ra tính lệ thuộc đối với người sử dụng và được quy định trong các
Danh mục do chính phủ ban hành”6. Theo tác giả Nguyễn Xuân Yêm thì “Ma túy là
các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người,
nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng
ma túy, con người sẽ bị lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho
người sử dụng và cộng đồng”7.
Trung tâm Từ điển học (2011), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr. 944.
Viện Ngôn ngữ (1996), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung Tâm Từ điển học, tr. 583.

3
Viện Chiến lược và Khoa học Công an (2000), Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam,
NXB Công an nhân dân, tr. 406.
4
Viện Chiến lược và Khoa học Công an (2005), Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam,
NXB Công an nhân dân, tr. 780.
5
Đinh Văn Quế (2013), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Tập 3, NXB Lao động, tr. 267.
6
Hồng Thị Bích Ngọc, Nguyễn Như Chiến (2010), Đặc điểm tâm lý của người phạm tội về ma
túy, NXB Công an nhân dân, tr. 8.
7
Nguyễn Xuân Yêm (2002), Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới, NXB Công an nhân dân, tr. 14.
1
2


7
Tại Việt Nam, cụm từ “chất ma túy” được sử dụng trong các văn bản pháp
luật, như tại Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy quy định “Chất ma túy là
các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các Danh mục do Chính
phủ ban hành”, qua đó cho thấy rằng cụm từ “chất ma túy” được định nghĩa và giải
thích gián tiếp qua các khái niệm “chất gây nghiện” và “chất hướng thần”, “Chất
gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối
với người sử dụng” và “Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc
gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử
dụng”. Các chất gây nghiện và chất hướng thần ở trên được quy định tại Danh mục
I, II, III Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ
quy định về Danh mục các chất ma túy và tiền chất (Nghị định số 82/2013/NĐ-CP),
đây cũng là cở sở để xác định một chất có phải là chất ma túy hay khơng.

Theo tác giả Bùi Minh Trung thì “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất
hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, được quy định trong Danh mục
do chính phủ ban hành”8, theo giáo trình của Học viện Cảnh sát nhân dân thì “Chất
ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp, được quy định trong Danh mục do Chính phủ ban hành, các chất này khi xâm
nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý, có thể dẫn đến
nghiện và từ đó gây tác hại về nhiều mặt đối với xã hội”9.
Trong các Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về kiểm sốt ma túy chưa có
khái niệm “chất ma túy” mà thay vào đó áp dụng phương pháp liệt kê để xác định
trực tiếp Danh mục các chất ma túy và chất hướng thần bị kiểm soát. Điểm j Khoản
1 Điều 1 Công ước về thống nhất các chất ma túy năm 1961 (gọi tắt là Công ước
1961) quy định: “Ma túy” nghĩa là bất kỳ chất liệu nào trong bảng I và II, dù dưới
dạng tự nhiên hay tổng hợp; Điểm n, Điểm e Điều 1 Công ước liên hợp quốc về
chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và chất hướng thần năm 1988 (gọi tắt
là Cơng ước 1988) quy định: “Ma t” có nghĩa là bất kỳ các chất tự nhiên hay tổng
hợp quy định trong các phụ lục I và II của Công ước 1961 và trong Công ước 1961
đã sửa đổi theo Nghị định thư 1972; “chất hướng thần” nghĩa là bất kỳ chất nào, tự
nhiên hay nhân tạo hoặc bất kỳ nguyên liệu tự nhiên nào trong các Bảng I, II, III
hay IV Công ước về các chất hướng thần năm 1971 (gọi tắt là Cơng ước 1971). Qua
đó cho thấy các chất có thể gây ra tình trạng nghiện cho người sử dụng đang được
quy định trong các Công ước quốc tế bao gồm chất ma túy, chất hướng thần và
Bùi Minh Trung (2010), Hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm về ma túy, NXB Công an
nhân dân, tr. 32.
9
Học Viện Cảnh sát nhân dân (2005), Giáo trình Những vấn đề cơ bản trong phịng, chống tội
phạm ma túy, tr. 10.
8


8

chúng được gọi chung là ma túy. Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa thì “phương
pháp liệt kê có nhược điểm là khơng nêu được những thuộc tính cơ bản và chung
nhất của các chất ma túy”10. Ngoài việc xác định được các chất ma túy thông qua
các bảng chất ma túy được nêu trong các Công ước quốc tế của Liên hợp quốc thì
chưa có một khái niệm chung về “chất ma túy”.
Như vậy, khi đưa ra khái niệm về ma túy hay chất ma túy thì có nhiều cách lý
giải khác nhau, chưa thống nhất cách gọi tên “ma túy” hay “chất ma túy” đồng thời
nội hàm khái niệm cũng chưa có sự thống nhất, tuy nhiên các quan điểm đã đưa ra
được thuộc tính chung nhất của ma túy hay chất ma túy là tính chất gây nghiện, có
nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo, được quy định trong các Danh mục chất ma túy
do Chính phủ ban hành. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm trên, tác giả đưa ra
khái niệm chất ma túy như sau: Chất ma túy là chất kích thích, ức chế thần kinh
hoặc gây ảo giác, được quy định trong các Danh mục do Chính phủ ban hành, các
chất này khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý,
có thể dẫn đến trình trạng lệ thuộc đối với người sử dụng.
1.1.2. Khái niệm về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy
Theo Từ điển tiếng Việt thơng dụng năm 1997 thì “tàng trữ là cất giữ lại với
số lượng nhiều”11; “vận chuyển là đem, chuyển từ nơi này đến nơi khác”12; “mua là
dùng tiền bạc đổi hàng hóa, vật chất, danh lợi”13, “bán là đem đổi vật dụng cho
người khác để lấy tiền về, “mua bán” là mua và bán, trao đổi hàng hóa nói chung”14;
“chiếm là lấy về mình, giành về mình nhờ vào sức mạnh, tài năng hoặc quyền thế,
chiếm đoạt là chiếm của người khác bằng cách dựa vào quyền hành hoặc sức mạnh
vũ lực”15. Theo Từ điển tiếng Việt năm 2011 thì “tàng trữ là cất giữ cẩn thận những
thứ có giá trị”16, “vận chuyển là mang chuyển đồ vật, hàng hóa đến một nơi khác
tương đối xa bằng phương tiện nào đó”17, “mua là đổi tiền lấy hàng hóa, đồ vật”18,
“bán là đổi hàng hóa lấy tiền”19, “chiếm đoạt là chiếm lấy của người khác bằng vũ
Nguyễn Thị Phương Hoa (2006), “Hoàn thiện khái niệm chất ma túy trong pháp luật Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học pháp lý (3), tr. 34.
11

Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1997), Từ điển tiếng Việt thông dụng
(1997), NXB giáo dục, tr. 998.
12
Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1997), tlđd số 11, tr. 1252.
13
Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1997), tlđd số 11, tr. 657.
14
Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1997), tlđd số 11, tr. 47.
15
Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1997), tlđd số 11, tr. 212.
16
Trung tâm Từ điển học (2011), tlđd số 1, tr. 1383.
17
Trung tâm Từ điển học (2011), tlđd số 1, tr. 1711.
18
Trung tâm Từ điển học (2011), tlđd số 1, tr. 1008.
19
Trung tâm Từ điển học (2011), tlđd số 1, tr. 52.
10


9
lực hoặc quyền thế”20, “trái phép là trái với pháp luật hoặc với điều được cấp có
thẩm quyền cho phép”21. Theo Từ điển Luật học năm 2006 thì “tàng trữ trái phép là
hành vi cất giữ trái phép đối tượng cụ thể (trong người, ở nơi ở, ở nơi làm việc hoặc
ở một nơi nào khác)”22; Theo Từ điển Bách khoa Cơng an nhân dân Việt Nam năm
2005, thì “chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển dịch hay chiếm lấy một cách trái pháp
luật tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý của người khác thành tài sản
của mình. Hành vi chiếm đoạt tài sản có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn
khác nhau như lén lút, lừa dối, dùng vũ lực hay lợi dụng chức quyền”23.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Hịa, Lê Thị Sơn thì “tàng trữ là cất giữ trái phép
đối tượng cụ thể (trong người, ở nơi ở, ở nơi làm việc hoặc ở một nơi nào khác)”24.
Theo tác giả Nguyễn Như Ý thì “chiếm đoạt là chiếm của người khác bằng cách
dựa vào quyền hành, sức mạnh vũ lực”25, “trái phép là trái với điều được luật pháp
cho phép làm: Hành động trái phép, bn bán trái phép”26.
Như vậy, đã có rất nhiều tài liệu khác nhau đưa ra cách giải thích về các từ
ngữ tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt và trái phép, đều có sự thống nhất
cao về nội hàm của các từ ngữ đó, giúp cho việc xác định các hành vi tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy và đưa ra khái niệm về tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy một cách
chính xác. Khi định nghĩa về tội phạm, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan
điểm như sau:
Theo tác giả Đinh Văn Quế thì “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy là hành vi cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán
lại, cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt,
trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chất ma túy”27. Các Bình
luận khoa học Bộ luật hình sự (BLHS) của các tác giả: Vũ Mạnh Thơng, Đồn Tấn
Minh, Đinh Thế Hưng, Trần Văn Biên, Nguyễn Ngọc Điệp, tác giả Trần Minh
Hưởng không nêu cụ thể khái niệm về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy, mà chỉ giải thích các hành vi này trên cơ sở quy định
của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 24
tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân
Trung tâm Từ điển học (2011), tlđd số 1, tr. 257.
Trung tâm Từ điển học (2011), tlđd số 1, tr. 1587.
22
Viện khoa học pháp lý Bộ tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp, tr. 691.
23
Viện Chiến lược và Khoa học Công an (2005), tlđd số 4, tr. 204.
24
Nguyễn Ngọc Hịa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, NXB Tư pháp, tr. 224.

25
Nguyễn Như Ý (2013), Đại Từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 268.
26
Nguyễn Như Ý (2013), tlđd số 25, tr. 1624.
27
Đinh Văn Quế (2013), tlđd số 5, tr. 321-322.
20
21


10
dân tối cao, Bộ Tư pháp (Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT) về hướng dẫn áp
dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS 1999.
Như vậy, các quan điểm về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy được nêu theo hai hướng khác nhau: Một là, nêu chung các
tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, chưa thể
hiện rõ nội hàm của các tội phạm nói trên, nên chưa thể xác định được các hành vi
phạm tội một cách chính xác. Hai là, được nêu lên theo cách liệt kê các hành vi cụ
thể để cấu thành tội phạm (CTTP) theo quy định của Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT làm cho khái niệm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy trở nên dài dịng hoặc rời rạc, khơng kết nối được các nội
dung lại với nhau. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra khái niệm về tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy như sau:
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ trái phép chất ma túy mà
không nhằm mục đích sản xuất, vận chuyển hay mua bán trái phép chất ma túy.
Tội vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch trái phép chất ma
túy từ nơi này đến nơi khác mà không nhằm mục đích sản xuất, tàng trữ hay mua
bán trái phép chất ma túy.
Tội mua bán trái phép chất ma túy là hành vi bán trái phép chất ma túy hoặc
nhằm bán trái phép chất ma túy cho người khác.

Tội chiếm đoạt chất ma túy là hành vi lấy trái phép chất ma túy của người khác.
1.2. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc xử lý về hình sự đối với các hành vi
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Sự cần thiết của việc xử lý về hình sự đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Các quy định của luật hình sự là căn cứ pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước
pháp quyền để giải quyết một cách cơng minh, có căn cứ và đúng pháp luật vấn đề
TNHS của người phạm tội, nhằm góp phần tăng cường pháp chế và củng cố trật tự
pháp luật, bảo vệ các quyền và tự do của cơng dân cũng như các lợi ích của xã hội
và của Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Các hành vi vi phạm pháp luật về
ma túy nói chung và các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy nói riêng đã và đang gây ra những vấn đề hết sức nghiêm
trọng đối với đời sống xã hội. Sự ra đời của các Công ước quốc tế về kiểm sốt ma
túy đã thể hiện quyết tâm của tồn nhân loại về bài trừ tệ nạn ma túy vì những hậu
quả nặng nề mà nó để lại. Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, đã và
đang ra sức đấu tranh nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của ma túy trong đó có
việc xử lý về hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy. Việc xử lý


11
về hình sự đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy là thật sự cần thiết vì:
Thứ nhất, tính chất của hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nguy hiểm
cao, điều đó được thể hiện bằng việc Nhà nước đã nghiêm cấm đối với các hành vi
này trong Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi năm 2008). Cụ thể tại
Khoản 2, Điều 3 quy định “nghiêm cấm các hành vi sau đây: Sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền chất, thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần” và Khoản 1, Điều 37 quy định “Chính phủ thống

nhất quản lý Nhà nước về phịng, chống ma tuý”. Bên cạnh đó, tại Nghị định số
82/2013/NĐ-CP quy định việc sử dụng các chất này vào các mục đích khác nhau
phải theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, việc thực hiện các hành vi
này là vi phạm về trật tự quản lý chất ma túy của Nhà nước, đối tượng tác động của
các hành vi là chất ma túy, là chất có các mức độ độc hại khác nhau, đều có khả
năng gây nghiện đối với người sử dụng. Việc áp dụng các chế tài pháp lý của các
ngành luật khác ít nghiêm khắc hơn Luật hình sự như Luật Xử lý vi phạm hành
chính đã khơng cịn đủ sức ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy,
trong khi nếu áp dụng chế tài pháp lý hình sự lại có khả năng ngăn chặn, giáo dục,
cải tạo và trừng trị người phạm tội về ma túy.
Các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy gây nên thiệt hại đáng kể về thể chất, tinh thần cho con người, cho xã hội và cho
Nhà nước. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy làm phát tán chất ma túy ra ngoài xã hội, mang đến nguồn cung cấp chất ma
túy cho người sử dụng, tác hại trực tiếp đến người sử dụng ma túy, kéo theo trình
trạng nghiện ma túy, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội và Nhà nước phải tổ
chức cai nghiện, giải quyết các vấn đề phát sinh từ hành vi tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy cũng được quy định tại các Cơng ước quốc tế về kiểm sốt ma túy vì vậy việc
quy định xử lý về hình sự đối với các hành vi này không trái với các ngành luật
khác trong hệ thống pháp luật quốc gia, cũng như các nguyên tắc và các quy phạm
được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế.
Thứ hai, hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là những
hành vi phổ biến và lặp đi lặp lại nhiều lần trong giai đoạn hiện nay. Với lợi nhuận
rất lớn từ các hoạt động vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy cùng với số


12
lượng người nghiện cao, vì vậy các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép

chất ma túy và nhu cầu sử dụng ma túy bất hợp pháp này càng tăng, cơng tác phịng,
chống nghiện và chống tái nghiện chưa mang lại hiệu quả. Việt Nam có đường biên
giới chung với các nước Lào, Thái Lan nằm trong khu vực tam giác vàng, có nguồn
ma túy rất lớn, do đó lượng ma túy tuồn vào nước ta ngày càng nhiều thông qua các
đối tượng vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy. Bên cạnh đó, với sự phát
triển của xã hội, kèm theo là sự phát triển của các dịch vụ vui chơi giải trí và hoạt
động mạnh của các quán Bar, vũ trường là những nguyên nhân làm phát sinh những
hành vi tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy hiện nay.
Thứ ba, với tác hại của ma túy đối với xã hội và mang đến bất hạnh cho mỗi gia
đình nên hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy hiện nay bị xã hội lên án và mỗi gia đình, mỗi cá nhân điều ý thức được tác hại
mà ma túy gây ra. Hiện nay, chính sách pháp luật được phổ biến rộng rãi trong quần
chúng nhân dân, mỗi người dân đều thấy được tác hại của ma túy nói chung và tác hại
của những hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy nói riêng, đó là điều kiện để mỗi người dân hiểu hơn về tác hại của ma túy.
Thứ tư, các hành vi liên quan đến ma túy đã được đề cập trong các văn bản
pháp luật Việt Nam từ rất lâu và chính thức là trong các văn bản pháp luật từ sau
Cách mạng tháng 8 năm 1945, các văn bản pháp luật lần lượt ra đời và ngày một
hoàn thiện hơn để điều chỉnh các hành vi liên quan đến ma túy trong đó có hành vi
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, cho nên việc
xử lý hình sự hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép và chiếm đoạt chất
ma túy là một việc làm cần thiết.
Như vậy, chỉ khi được quy định trong Luật hình sự và xử lý về hình sự đối với
các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
mới mang lại hiệu quả cao trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy hiện nay.
Lời nói đầu BLHS 1999 nêu rõ “Pháp luật hình sự là một trong những cơng cụ sắc
bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”, cần xác định hành vi
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là tội phạm và
phải xử lý về hình sự, phù hợp với quy định tại Điều 8 BLHS 1999 “Tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có

năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hố, quốc phịng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do,
tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực


13
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Vì vậy, cần phải tiếp tục khẳng định các quan điểm, tư tưởng pháp lý tiến bộ
của nền văn minh nhân loại – công bằng và nhân đạo, dân chủ và pháp chế trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tôn trọng và bảo vệ bằng các quy định của
pháp luật, cần thiết phải xử lý về hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Ý nghĩa của việc xử lý về hình sự đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Xử lý hình sự đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội nói chung và đối với
các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
nói riêng là một việc làm cần thiết, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế và
phù hợp với truyền thống pháp luật Việt Nam, góp phần hồn thiện pháp luật hình
sự trong việc quy định tội phạm và hình phạt đối với các loại tội phạm. Việc xử lý
về hình sự đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy có ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi liên quan đến ma túy
mà các Công ước quốc tế đã đề cập, tạo nên sự thống nhất hợp lý trên cơ sở luật
pháp quốc tế với hệ thống pháp luật quốc gia để xử lý về hình sự đối với các hành
vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Tạo ra
những điều kiện thuận lợi trong hợp tác quốc tế trên lĩnh vực phòng, chống tội
phạm ma túy nói chung và tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy nói riêng, vì hầu hết các quốc gia đều có quy định về tội

phạm ma túy trong đó có tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy.
Thứ hai, tạo sự thống nhất trong đường lối hoạch định chính sách hình sự là
tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao, trong đó hành vi tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là các hành vi
thuộc trường hợp trên, phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công
tác đấu tranh, bài trừ tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội, xử lý nghiêm minh các
hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về trật tự quản lý các chất ma túy.
Thứ ba, góp phần hạn chế việc thực hiện các hành vi tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên thực tế vì việc xử lý hình sự các
hành vi này có tác dụng vừa giáo dục, cải tạo vừa trừng phạt người phạm tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy để họ trở thành
người tốt, đồng thời có tác dụng răng đe những người có ý định phạm tội, chuẩn bị
hoặc đang phạm tội từ bỏ con đường phạm tội, những người đã phạm tội hạn chế


14
hoặc khơng tái phạm.
Thứ tư, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc chấp hành pháp
luật, mọi hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy đều là vi phạm pháp luật hình sự và phải bị xử lý về hình sự, những hình phạt
nghiêm khắc đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy sẽ làm cho mọi người hiểu về tính chất nguy hiểm của các hành vi
phạm tội này.
Thứ năm, việc xử lý về hình sự đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy sẽ đạt được mục đích của việc đấu tranh
phòng, chống tội phạm. Phòng, chống tội phạm chỉ có thể mang lại hiệu quả khi tội
phạm bị xử lý bằng pháp luật hình sự.
Mục đích của việc đấu tranh phòng, chống tội phạm là hạn chế, ngăn chặn,
giảm bớt tội phạm; loại trừ tội phạm và làm cho tình hình tội phạm ổn định28. Tội

phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy giống
như các loại tội phạm khác trong xã hội, cũng có những ngun nhân hình thành và
phát sinh tội phạm, trong đó có nguyên nhân từ việc xử lý chưa nghiêm khắc đối
với tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
nên chưa có tác dụng răng đe. Việc xử lý hình sự đối với tội phạm này sẽ mang lại
hiệu quả tích cực hơn trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.
1.3. Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý
1.3.1. Các dấu hiệu định tội
Khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại29. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma tuý xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về các chất ma tuý.
Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma túy. Các chất ma túy được
quy định tại Danh mục I, Danh mục II và Danh mục III Nghị định số 82/2013/NĐCP. Việc sử dụng các chất này vào các hoạt động hợp pháp đều phải được kiểm soát
và được cấp phép theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Mặt khách quan của tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra và
tồn tại trong thế giới khách quan. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội
Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam – Những vấn đề chung, NXB Khoa học xã hội, tr. 62-64.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần
chung, NXB Hồng Đức, tr. 100.
28
29


15
phạm gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực
hiện tội phạm như: Thời gian, địa điểm, phương tiện, cơng cụ phạm tội, hồn

cảnh phạm tội…30.
Để kết luận một người có phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma tuý hay khơng cần phải xác định tính trái phép của việc
thực hiện hành vi phạm tội. Tính trái phép được thể hiện ở việc người phạm tội đã
thực hiện hành vi mà Nhà nước nghiêm cấm, do tính chất của hành vi là nguy hiểm
đối với xã hội nên cần phải được quy định trong BLHS.
Việc xác định các dấu hiệu trong mặt khách quan của một tội phạm cụ thể phụ
thuộc vào loại (CTTP) của tội phạm cụ thể đó. CTTP vật chất là CTTP mà mặt
khách quan có các dấu hiệu hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt
buộc. Tội phạm có CTTP vật chất được coi là hoàn thành khi hành vi nguy hiểm
cho xã hội đã gây ra hậu quả luật định. CTTP hình thức là CTTP mà mặt khách
quan chỉ có hành vi là dấu hiệu bắt buộc. Tội phạm có CTTP hình thức được coi là
hồn thành khi hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện31.
Hiện nay, các quan điểm đều thống nhất với nhau loại CTTP của tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là CTTP hình thức.
Điều đó có nghĩa là hậu quả nguy hiểm cho xã hội của các hành vi phạm tội không
phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của CTTP tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy và thời điểm hoàn thành là thời
điểm mà người phạm tội thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội thì
tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có CTTP
hình thức, tội phạm hoàn thành từ thời điểm thực hiện một trong bốn hành vi khách
quan kể trên32. Nhiều nhà nghiên cứu khi nói đến dấu hiệu pháp lý của tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy đã không đề cập đến
hậu quả33, hoặc như Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), tlđd số 29, tr. 114.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), tlđd số 29, tr. 91.
32
Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Tập 2, NXB Cơng an

nhân dân, tr. 204.
33
Trường Đại học Huế (2008), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, NXB Công
an nhân dân; Tổng cục xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam – Phần các tội phạm, NXB Công an nhân dân; Trần Minh Hưởng (2013), Bình luận khoa học
BLHS – Tập 1, NXB Hồng Đức; Cao Thị Oanh (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần
các tội phạm, NXB Giáo dục Việt Nam.
30
31


16
Thành phố Hồ Chí Minh thì hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu định tội
trong các tội phạm về ma túy34, điều này có thể hiểu rằng tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có CTTP hình thức. Theo tác giả
Đinh Văn Quế thì hậu quả của tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy không phải là yếu tố bắt buộc để định tội. Những hậu
quả do hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
gây ra cho xã hội chính là những thiệt hại phi vật chất35. Theo tác giả Nguyễn Ngọc
Anh thì “… các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy có cấu thành hình thức. Tội phạm coi là hoàn thành khi người phạm tội thực
hiện hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm…”36.
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là tội
có CTTP hình thức, vì mặt khách quan của tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan là dấu
hiệu bắt buộc mà không quy định về dấu hiệu hậu quả. Mặt khách quan của tội
phạm thể hiện trong các hành vi cụ thể sau:
Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở
bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái
phép chất ma túy;

Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất
ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào mà khơng nhằm mục đích
mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy.
Mua bán trái phép chất ma tuý là một trong các hành vi sau đây: Bán trái phép
chất ma tuý cho người khác bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để
hưởng tiền cơng hoặc các lợi ích khác; mua chất ma tuý nhằm bán trái phép cho
người khác; xin chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác; dùng chất ma tuý
để trao đổi, thanh toán trái phép; dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi,
thanh toán... lấy chất ma tuý nhằm bán lại trái phép cho người khác; tàng trữ chất
ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác; vận chuyển chất ma tuý nhằm bán trái
phép cho người khác.
Chiếm đoạt chất ma túy là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, tham ô,
lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt chất ma
túy của người khác.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần
các tội phạm, quyển 1, NXB Hồng Đức, tr. 381.
35
Đinh Văn Quế (2012), tlđd số 5, tr. 337.
36
Nguyễn Ngọc Anh (2011), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy theo pháp luật
hình sự Việt Nam, NXB Cơng an nhân dân, tr. 62.
34


17
Điều 194 BLHS có bốn tội phạm khác nhau là tội tàng trữ trái phép chất ma
túy, vận chuyển trái phép chất ma túy, mua bán trái phép chất ma túy và tội chiếm
đoạt chất ma túy, các tội phạm này có tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau,
trong đó hành vi mua bán trái phép chất ma túy có tính chất mức độ nguy hiểm cao
hơn hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, do tính

chất nguy hiểm của các hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy thấp hơn hành vi mua bán trái phép chất ma túy nên pháp luật quy định
trọng lượng chất ma túy tối thiểu để làm cơ sở để đánh giá tính chất mức độ nguy
hiểm của các hành vi này. Theo Thơng tư liên tịch số 17/2007/TTLT thì người nào
tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây
khơng nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy thì áp dụng
Khoản 4 Điều 8 BLHS, theo đó khơng truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) nhưng
phải bị xử lý hành chính: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cơ ca có trọng
lượng dưới một gam; Hêrơin hoặc Cơcain có trọng lượng dưới khơng phẩy một
gam; lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cơ ca có trọng lượng dưới một kilơgam;
quả thuốc phiện khơ có trọng lượng dưới năm kilơgam; quả thuốc phiện tươi có
trọng lượng dưới một kilôgam; các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng dưới
một gam; các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ mười mili1ít trở xuống.
Mặt chủ quan của tội phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội
liên quan tới việc thực hiện tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm: Lỗi,
động cơ phạm tội, mục đích phạm tội37.
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là dấu hiệu lỗi: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
được hậu quả của hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy nhưng vẫn thực hiện.
Chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi
luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể38. Luật hình sự Việt Nam khơng
quy định như thế nào là có năng lực TNHS. Tuy nhiên, thơng qua quy định của
BLHS có thể hiểu rằng người có năng lực TNHS theo luật hình sự Việt Nam là
người đã đạt độ tuổi chịu TNHS theo Điều 12 BLHS và không thuộc trường hợp ở
37

38

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), tlđd số 29, tr. 152.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), tlđd số 29, tr. 130.


18
trong trình trạng khơng có năng lực TNHS theo Điều 13 BLHS.
Chủ thể của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy phải thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm thông thường đó là người đủ
tuổi chịu TNHS và khơng ở trong trình trạng khơng có năng lực TNHS. Chủ thể của
tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy quy định
tại Khoản 1 Điều 194 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên và khơng ở trong trình
trạng khơng có năng lực TNHS, vì quy định tại Khoản 1 Điều 194 BLHS là tội
phạm nghiêm trọng. Chủ thể của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 194 BLHS là người từ đủ
14 tuổi trở lên và không ở trong trình trạng khơng có năng lực TNHS, vì quy định
tại Khoản 2, 3, 4 Điều 194 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
1.3.2. Các dấu hiệu định khung tăng nặng
Định khung tăng nặng theo loại và trọng lƣợng chất ma túy.
Khung hình phạt
Khoản 4 (tù 20
Chất ma túy
Khoản 2 (tù từ 07 Khoản 3 (tù từ 15
năm, tù chung
năm đến 15 năm)
năm đến 20 năm)
thân hoặc tử hình)
Nhựa thuốc

500 gam đến dưới 01 kilơgam đến dưới
05 kilôgam trở lên
phiện, nhựa cần
01 kilôgam
05 kilôgam
sa hoặc cao côca
05 gam đến dưới
30 đến dưới
Hêrôin hoặc
100 gam trở lên
30 gam
100 gam
côcain
Lá, hoa, quả cây
10 kilôgam đến
25 kilôgam đến dưới
75 kilôgam trở lên
cần sa hoặc lá
dưới 25 kilôgam
75 kilôgam
cây côca
50 kilôgam đến 200 kilôgam đến dưới
Quả thuốc phiện
60 kilôgam trở lên
dưới 200 kilôgam
600 kilôgam
khô
10 kilôgam đến
50 kilôgam đến dưới
Quả thuốc phiện

150 kilôgam trở lên
dưới 50 kilôgam
150 kilôgam
tƣơi
20 gam đến dưới
100 gam đến dưới
Các chất ma tuý
300 gam trở lên
100 gam
300 gam
khác ở thể rắn
100 mililít đến
250 mililít đến dưới
Các chất ma tuý
750 mililít trở lên
dưới 250 mililít
750 mililít
khác ở thể lỏng
Ngoài các chất ma túy đã được quy định ở các Khoản khác nhau của điều luật
như nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cơca, Hêrơin và Cơcain thì còn lại các chất


19
ma túy ở thể rắn đều thuộc trường hợp các chất ma túy khác ở thể rắn. Xác định các
chất ma túy căn cứ vào Danh mục chất ma túy được quy định tại Nghị định số
82/2013/NĐ-CP. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là chất ma túy khác
ở thể rắn, vì vậy căn cứ vào quy định của BLHS chỉ quy định hai loại thể lỏng và
thể rắn. Do đó, ngồi thể lỏng thì các chất ma túy còn lại đều được coi là thể rắn ở
dạng bột, viên, bánh…
Ngoài các dấu hiệu định khung tăng nặng theo định lượng nêu trên thì trong

các Khoản của điều luật còn quy định các dấu hiệu định khung tăng nặng khác, cụ
thể như sau:
Các dấu hiệu định khung tăng nặng khác theo Khoản 2 Điều 194 BLHS.
- Phạm tội có tổ chức.
Khoản 3 Điều 20 BLHS quy định “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng
phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.
Như vậy, phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm nhưng khác với các
trường hợp đồng phạm khác ở chỗ có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng
phạm. Trong tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy thì phạm tội có tổ chức được xác định khi những người đồng phạm tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có sự cấu kết chặt chẽ với
nhau. Hiện nay chưa có văn bản riêng hướng dẫn về phạm tội có tổ chức trong Điều
194 BLHS. Vì vậy, việc xác định phạm tội có tổ chức trong Điều 194 BLHS cũng
phải theo Nghị quyết số 02/HĐTP/NQ ngày 16 tháng 11 năm 1988 của Hội đồng
thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn bổ sung Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05
tháng 01 năm 1986, đó là: Trong phạm tội có tổ chức và những trường hợp đồng
phạm khác đều phải có từ 2 người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội và có sự nhất
trí của những người cùng thực hiện tội phạm, nếu việc thực hiện tội phạm giản đơn,
khơng địi hỏi phải có sự tính tốn và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo thì khơng phải là
phạm tội có tổ chức.
- Phạm tội nhiều lần.
Theo Thơng tư liên tịch số 17/2007/TTLT thì phạm tội nhiều lần là phạm tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý từ hai lần trở
lên mà mỗi lần phạm tội đều có đầy đủ yếu tố cấu thành tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, đồng thời trong số các lần phạm tội
đó chưa có lần nào bị truy cứu TNHS và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS. Trong
trường hợp này người phạm tội phải chịu TNHS về tổng số lượng chất ma túy của
các lần cộng lại.



×