Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.42 KB, 122 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là
Tiến sĩ Cao Thị Oanh.
Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thủy Thanh

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật hình sự BLHS
Cấu thành tội phạm CTTP
Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 CƯ 1961
Công ước về các chất hướng thần năm 1971 CƯ 1971
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CHXHCNVN
Cơ quan điều tra CQĐT
Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc UNODC
Tòa án nhân dân TAND
Trách nhiệm hình sự TNHS
Viện kiểm sát nhân dân VKSND

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh danh mục các chất ma túy bị kiểm soát ở Việt Nam theo
Nghị định 82/2013/NĐ-CP với danh mục các chất ma túy và hướng thần bị


kiểm soát theo các Công ước quốc tế năm 1961 và năm 1971 12
Bảng 2.1: Trọng lượng (thể tích) các chất ma túy quy định trong các khoản 2,
khoản 3 và khoản 4 Điều 194 BLHS năm 1999 68
Bảng 3.1: Số vụ án, bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố và xét xử về Tội tàng trữ,
vận chuyển chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ năm
2008 - 2012 83
Bảng 3.2: Diễn biến của tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Hải Phòng từ năm 2008 - 2012
83
Bảng 3.3: Tỷ lệ số vụ và bị cáo bị xét xử sơ thẩm về Tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Hải Phòng so với
tổng số vụ án và bị cáo bị xét xử sơ thẩm về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên toàn quốc từ năm 2008 - 2013
85
Bảng 3.4: Tỷ lệ xét xử sơ thẩm các vụ án và bị cáo bị về Tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy so với các tội phạm
về ma túy trên địa bàn Hải Phòng từ năm 2008 – 2013 87
Bảng 3.5: Những hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ở Hải Phòng từ
năm 2008 - 2012 90
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm của mình, em xin tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu
sắc tới cô giáo, Tiến sĩ Cao Thị Oanh – giảng viên Đại học Luật Hà Nội,
người đã tận tình hướng dẫn, động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo
khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình học tập và viết luận văn thạc sĩ.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Qua gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn về mọi mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Những kết quả đạt được từ
việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải
cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập quốc tế tạo ra tiền đề quan
trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tuy nhiên,
cùng với những thành tựu đã đạt được, công cuộc đổi mới đất nước đang phải đối
mặt với nhiều nguy cơ về sự mất ổn định xã hội do tình hình tội phạm trong những
năm gần đây có xu hướng tăng cao, trong đó có loại tội phạm về tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khỏe, làm
suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an ninh xã hội và an ninh quốc gia và quốc tế. Theo
số liệu năm 2011 của UNODC thì trên toàn thế giới có khoảng trên 200 triệu người
sử dụng ma túy, tại Việt Nam ước tính hiện nay cũng có khoảng 175000 người
nghiện ma túy và con số này vẫn tiếp tục tăng cao. Các cây chứa chất ma túy được
trồng hầu như khắp nơi trên thế giới, những vùng tập trung lớn như: Tam giác vàng
(Lào, Thái Lan, Myanma), Lưỡi liềm vàng (Iran, Pakistan, Tazekistan) và ở các
nước Châu Mỹ La tinh, Ma túy từ đây được vận chuyển đi khắp thế giới, mà thị
trường lớn nhất hiện nay là Bắc mỹ và các nước Châu Âu. Trong khi Mỹ La tinh là
nguồn cung cấp chủ yếu côcain cho thị trường rộng lớn ở Bắc mỹ và Tây Âu , thì
trong khi đó Tam giác vàng ở Đông Nam Á là "Trung tâm kinh tế thuốc phiện" lớn
nhất thế giới với sản lượng khoảng 2.000 tấn/năm. Theo báo cáo năm 2011 của
UNODC ước tính thị trường buôn bán ma túy toàn cầu có giá trị ít nhất là 350 tỉ
USD/năm, với GDP của thế giới là khoảng 37 nghìn tỷ USD trong cùng năm 2011.
Buôn bán ma túy bất hợp pháp có thể được ước tính chiếm gần 1% tổng giá trị
1
thương mại toàn cầu. Mua bán - tàng trữ - vận chuyển là những hành vi nằm trong
chuỗi những hoạt động phạm tội buôn bán ma túy phổ biến nhất, được tất cả các
quốc gia và cộng đồng quốc tế quan tâm đấu tranh phòng chống và kiểm soát.

Để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với hoạt động tàng trữ, vận chuyển,
mua bán cũng như chiếm đoạt chất ma túy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và
chỉ đạo sát sao, bằng việc ban hành các văn bản pháp luật để làm cơ sở tiến tới ngăn
chặn và phòng ngừa loại tội phạm nguy hiểm này. Cùng với Nhà nước thì các tổ
chức chính trị, xã hội cùng kết hợp với nhau trong việc đấu tranh phòng chống tội
phạm ma túy có hiệu quả cao nhất trên mọi phương diện. Không chỉ ở trong nước,
Nhà nước Việt Nam còn thực hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương và song
phương trên lĩnh vực phòng, chống ma túy với các nước trên thế giới. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, diễn biến tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép chất ma túy trong nước không giảm mà còn có những diễn biến hết sức phức
tạp: xuất hiện nhiều loại ma túy mới; bắt giữ qua các vụ án có trọng lượng ma túy
rất lớn; tội phạm vận chuyển, mua bán ma túy manh động, chống trả quyết liệt lực
lượng chức năng; có sự cấu kết chặt chẽ giữa các tội phạm ma túy, thành lập những
đường dây buôn bán ma túy xuyên Việt, có tính chất quốc tế…
Hải Phòng là thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và nằm
trong tam giác tăng trưởng kinh tế lớn là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hải
Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua
hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng
không. Hải Phòng là địa phương có lịch sử phát triển đô thị rất sớm, lại có vị trí địa
lý thuận lợi cho việc giao thương buôn bán cả trong nước và quốc tế. Cũng vì vậy
nên tình hình tội phạm tại Hải Phòng đặc biệt phức tạp, trong đó có các đường dây
vận chuyển, mua bán ma túy, các tụ điểm chuyên kinh doanh ma túy vì “siêu lợi
nhuận” của mặt hàng này. Tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép chất ma túy trên địa bàn thành phố vẫn không có dấu hiệu giảm. Theo nhận
định của cơ quan chức năng, hoạt động của một số đường dây đưa ma túy về Hải
Phòng đang có chiều hướng diễn biến phức tạp với thủ đoạn hoạt động tinh vi, tàng
2
trữ trái phép vũ khí chống người thi hành công vụ, tình trạng thanh thiếu niên mua
bán, tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp đang theo chiều hướng gia tăng… tính chất
ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, gây ra tâm

lý hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân.
Chính vì vậy, với mong muốn nghiên cứu và hoàn thiện những vấn đề lý
luận về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại
Điều 194 BLHS năm 1999 và khảo sát có hệ thống về thực tiễn xét xử tội phạm này
trên địa bàn thành phố Hải Phòng, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô giáo trong khoa
Luật đại học quốc gia Hà Nội, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong Luật Hình sự Việt
Nam – trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở địa bàn thành phố Hải Phòng”
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm qua, các tội phạm về ma túy diễn biến phức tạp trên toàn
thế giới và trên cả nước nên cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học,
nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ Luật học nghiên cứu về loại tội phạm nguy hiểm này.
Khi chọn nghiên cứu về đề tài này, tác giả đã tham khảo:
Về sách, giáo trình gồm có: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội
phạm), PGS-TSKH Lê Cảm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007; Bình luận
khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm), Th.s Đinh Văn Quế, Nxb
TP HCM năm 2005; Giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Ngọc
Hòa (chủ biên) Nxb Công An Nhân Dân năm 2001…
Về các luận văn, công trình nghiên cứu gồm có: Luận án tiến sĩ Luật học của
Trần Văn Luyện với đề tài: “Phát hiện và điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển
mua bán trái phép chất ma túy của lực lượng cảnh sát nhân dân” năm 1999; Luận
văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Lương Hòa: “Đấu tranh phòng chống các tội
phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An” năm 2003; Luận văn Thạc sĩ của
Nguyễn Thị Mai Nga: “Cơ sở lý luận, thực trạng của điều tra truy tố các tội phạm
ma túy” năm 2012; Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Tuyết Mai: “Đấu tranh
3
phòng chống các tội phạm về ma túy ở Việt Nam” năm 2007; … và nhiều bài viết
trên các tạp chí chuyên ngành.
Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng vào việc
làm rõ các vấn đề lý luận và tình hình tội phạm về ma túy, đưa ra được nguyên

nhân, các biện pháp phòng ngừa và dự báo tình hình tội phạm ma túy nói chung.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên đều nghiên cứu về tình hình tội phạm
trên những địa bàn khác hoặc nghiên cứu chung cả nước, trong khi đó chưa có công
trình nghiên cứu riêng về lý luận và thực tiễn riêng Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy – trên cơ sở thực tiễn địa bàn Hải Phòng.
Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng đi sâu nghiên cứu những quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy và sử dụng những số liệu và vụ án thực tế tại Hải Phòng để minh
họa cho những hạn chế còn tồn tại, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện quy định Bộ luật hình sự và các văn bản liên quan.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của luận văn thạc sĩ, tác giả mong muốn đưa ra cái nhìn tổng
quát về các quy định của pháp luật hình sự đối với Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Từ đó làm sáng tỏ những ưu điểm,
những tồn tại và đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về Tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, đồng thời nâng cao
hiệu quả công tác thực hiện pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Để đạt được
những mục đích đó trong quá trình nghiên cứu đề tài cần hoàn thiện nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Nghiên cứu làm rõ các khái niệm: "chất ma túy", "các tội phạm về ma túy",
"tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy". Khái
quát việc quy định Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy trong lịch sử lập pháp Việt Nam trước khi BLHS năm 1999 có hiệu lực.
4
- Phân tích làm rõ dấu hiệu pháp lý cụ thể của Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được quy định tại Điều 194 của BLHS
năm 1999.
- Phân tích thực tiễn xét xử Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn từ năm 2008 –
2013, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và

nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm này.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về lý luận: nghiên cứu quy định tại Điều 194 BLHS năm 1999 về Tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy và những văn bản
pháp luật có liên quan dưới góc độ pháp luật hình sự.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu tình hình xét xử Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy giai đoạn 2008 – 2013 trên địa bàn thành
phố Hải Phòng.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề trên, việc nghiên cứu đề tài được tiến hành trên
cơ sở phương pháp luận Mác – Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về đấu tranh phòng chống tội phạm, có sử dụng các văn bản pháp luật, các báo cáo
tổng kết xét xử, các tài liệu trong nước có liên quan.
Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
phương pháp hệ thống hóa, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh; tổng kết thực
tiễn để hoàn thiện pháp luật hình sự đối với Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn là công trình chuyên khảo trong khoa học pháp lý
về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo
quy định của BLHS Việt Nam năm 1999.
5
Về mặt thực tiễn, luận văn được thực hiện có ý nghĩa góp phần nhằm làm
sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn xét xử Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Ngoài
ra việc tìm hiểu thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên thực tế tại địa phương thông
qua những vụ án cụ thể có liên quan từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các
quy định của pháp luật hình sự về tội này, tạo thuận lợi cho công tác đấu tranh và
phòng chống tội phạm trong thực tiễn hiện nay.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung của pháp luật hình sự về Tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
- Chương 2: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.
- Chương 3: Thực tiễn xét xử Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các giải pháp
hoàn thiện pháp luật về tội này.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ
TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP
HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY
1.1. Khái niệm chất ma túy và Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
1.1.1. Khái niệm chất ma túy
Chất ma túy được phát hiện khoảng 4000 năm trước công nguyên, ở các khu
vực Địa Trung Hải, Nam Á, Trung Á. Những chất ma túy đầu tiên được phát hiện
có nguồn gốc từ thực vật như: Cây thuốc phiện, cây cần sa, cây ma hoàng, cây gai
dầu ở Ấn Độ, cây xương rồng Mehico, cây côca ở Nam mỹ, lá của cây có tên khoa
học là Catha edulis Forsk ở vùng Đông phi và Ả rập. Những cây này ban đầu được
biết đến có tác dụng làm giảm đau, giảm co thắt cơ trơn, an thần, tăng lực Trong
quá trình sử dụng lâu dài, các chất này đã làm cho người sử dụng có hiện tượng
thèm thuốc, lệ thuộc vào thuốc mà ta gọi là nghiện. Ngày nay, chất ma túy còn có
thể được tổng hợp từ một số hoá chất nhân tạo khác (Ma túy tổng hợp).
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về “Chất ma túy”:
- Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Ma túy là các chất độc,
khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng. Năm 1982 WHO đã phát

triển định nghĩa Ma túy như sau: “Ma tuý theo nghĩa rộng nhất là mọi thực thể hoá
học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy
trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng
sinh học và có thể cả cấu trúc của vật” [49]. Có thể hiểu đơn giản, đó có nghĩa là
mọi vật chất khi đưa vào trong cơ thể người sẽ thay đổi chức năng sinh lý học hoặc
tâm lý học loại trừ thực phẩm, nước và ôxy.
- Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc:“Ma tuý là chất hoá học có nguồn
gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm
thay đổi tâm trạng, ý thức trí tuệ của con người, làm cho người bị lệ thuộc vào các
7
chất đó, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng. Do vậy, việc
sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng các chất đó phải được quy định chặt chẽ
trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của cơ quan bảo vệ pháp luật”
[47].
- Theo UNODC, “chất ma túy” là một thuật ngữ được sử dụng đa nghĩa:
trong y học, nó đề cập đến bất kỳ chất nào có khả năng ngăn ngừa hoặc chữa bệnh
hoặc tăng cường và phục hồi thể chất hoặc tinh thần; trong dược học, nó có nghĩa là
bất kỳ tác nhân hóa học nào làm thay đổi quá trình sinh hóa hoặc sinh lý của tế bào
sinh vật. Các loại chất ma túy được mô tả bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào
nguồn gốc và tác dụng. Chất ma túy có thể có nguồn gốc tự nhiên, bán tổng hợp
(thao tác hóa học của các chất chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên) hoặc tổng hợp
(được tạo ra hoàn toàn bằng thao tác trong phòng thí nghiệm). Trong bối cảnh kiểm
soát ma túy quốc tế , “chất ma túy” có nghĩa là bất kỳ các chất được liệt kê trong
Phụ lục I và II của Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, dù là tự
nhiên hoặc tổng hợp [48].
Cho đến nay, trên thế giới chưa có một khái niệm thống nhất về “ma túy”
(drugs) hay “chất ma túy” (narcotic drugs). Công ước thống nhất về các chất ma túy
năm 1961 (sau đây gọi tắt là Công ước năm 1961) của Liên hợp quốc không đưa ra
khái niệm “chất ma túy” mà thay vào đó áp dụng phương pháp liệt kê để xác định
trực tiếp danh mục các chất ma túy bị kiểm soát. Kỹ thuật lập pháp này được sử

dụng trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của các điều ước quốc tế về kiểm soát ma túy
trước đó, đặc biệt là Công ước về hạn chế việc sản xuất, phân phối chất ma túy năm
1931 của Liên hợp quốc (sau đây gọi tắt là Công ước năm 1931). Các chuyên gia
xây dựng Công ước năm 1931 đã kết luận rằng không thể đưa ra một khái niệm
chung về “chất ma túy” mà chỉ có thể đưa ra nhiều khái niệm khác nhau để mô tả
các chất được Công ước năm 1931 kiểm soát vì đó là các loại chất có thuộc tính
khoa học khác nhau. Ví dụ: có những chất thuộc nhóm “narcotic” có tính gây
nghiện cao và không được sử dụng trong y khoa, có những chất cũng thuộc nhóm
“narcotic” có tính gây nghiện cao nhưng lại được sử dụng trong y khoa, cũng có
những chất vừa không thuộc nhóm “narcotic” vừa không có tính gây nghiện nhưng
8
có thể biến đổi thành “narcotic” gây nghiện. Chính vì vậy, để tránh những khó khăn
về khoa học, các nhà làm luật đã lựa chọn phương pháp liệt kê để chỉ rõ các chất bị
kiểsm soát. Danh mục cụ thể các chất ma túy này giúp các quốc gia thành viên biết
được chính xác các chất nào đang được yêu cầu kiểm soát để nội luật hóa và đặt
dưới sự kiểm soát của quốc gia. Trong phạm vi quốc gia, từ khi chất ma túy được
sản xuất, đưa vào lưu thông trên thị trường và cung cấp đến người tiêu dùng cuối
cùng; ở mỗi khâu đoạn, các tổ chức và cá nhân liên quan (như công ty dược, bác sĩ,
dược sĩ) phải áp dụng hàng loạt các biện pháp quản lý nghiêm ngặt theo luật định.
Để thực hiện được điều này, họ cần biết danh mục cụ thể các chất bị kiểm soát. Bên
cạnh đó, để phòng chống các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến chất ma túy, các
cơ quan Nhà nước (như công an, hải quan, viện kiểm sát, tòa án) cũng cần biết
chính xác danh mục chất ma túy. Tóm lại, những danh mục cụ thể các chất ma túy
có ưu thế rõ ràng so với một khái niệm mô tả trừu tượng. Các nhà làm luật quốc tế
đã xây dựng một cơ chế linh hoạt để có thể kịp thời bổ sung những chất ma túy mới
vào danh mục bị kiểm soát quốc tế mà không gây phức tạp về mặt thủ tục. Cơ chế
này giao quyền cho Ủy ban về các chất ma túy (Commission on Narcotic Drugs)
đưa ra quyết định sau cùng về sửa đổi, bổ sung danh mục chất ma túy bị kiểm soát
trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên môn của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health
Organization). Mọi sự sửa đổi, bổ sung danh mục của Ủy ban về các chất ma túy sẽ

được Tổng thư ký thông báo cho tất cả quốc gia thành viên. Vì lẽ ấy, các công ước
kiểm soát ma túy của Liên hợp quốc sau đó, bao gồm Công ước về các chất hướng
thần năm 1971 (sau đây gọi tắt là Công ước năm 1971) và Công ước về chống buôn
bán bất hợp pháp chất ma túy và chất hướng thần năm 1988 (sau đây gọi tắt là Công
ước năm 1988) đều áp dụng kỹ thuật lập pháp này. Như vậy, các chất có thể gây ra
tình trạng nghiện cho người sử dụng đang được đặt dưới sự kiểm soát quốc tế bao
gồm chất ma túy và chất hướng thần; thông thường chúng được gọi chung là ma túy
(drugs). Tuy nhiên, cho đến nay trên thế giới không có một khái niệm chung thống
nhất về ma túy và cả hai Công ước đều áp dụng biện pháp liệt kê để xác định các
chất này. Trong tương lai, sẽ tiếp tục có những chất ma túy và hướng thần mới được
phát hiện và được bổ sung vào các Công ước.
9
Khái niệm "chất ma túy" trong luật pháp Việt Nam
Từ nhiều thế kỉ trước tại Châu Á, cũng như tại Việt Nam, thuốc phiện là loại
ma túy phổ biến nhất và được sử dụng chủ yếu nhất. Thuốc phiện hay á phiện được
chiết suất từ các hạt trong vỏ mầm cây anh túc hay cây thẩu. Từ giữa thế kỷ XVII,
thuốc phiện đã bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam. Trong luật pháp Việt Nam cụm từ
“chất ma túy” xuất hiện khá muộn, sau năm 1975, vẫn chỉ duy nhất thuốc phiện bị
đặt dưới sự kiểm soát, các chất ma túy khác như cần sa, côcain, hêrôin vẫn chưa
được pháp luật điều chỉnh. Cụm từ “chất ma túy” chỉ được chính thức sử dụng lần
đầu tiên trong pháp luật Việt Nam tại BLHS năm 1985 với việc quy định tội danh
“Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” (Điều 203). Sau khi được BLHS năm
1985 sử dụng, cụm từ này tiếp tục được dùng rộng rãi trong các văn bản pháp luật
khác như Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Nghị định số 141/HĐBT năm
1991 về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật này
cụm từ “chất ma túy” không được định nghĩa. Để tháo gỡ các vướng mắc trong việc
thi hành BLHS năm 1985, Bộ nội vụ, VKSND tối cao và TAND tối cao đã ban
hành một số thông tư hướng dẫn, nhưng các thông tư này cũng không đưa ra khái
niệm “chất ma túy” mà áp dụng biện pháp liệt kê để chỉ ra các chất thuộc phạm vi
điều chỉnh của luật pháp. Đến năm 2000, Luật phòng, chống ma túy ra đời đánh dấu

một bước tiến trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma túy nói chung và vấn
đề khái niệm “chất ma túy” nói riêng. Lần đầu tiên khái niệm “chất ma túy” và các
khái niệm liên quan, như “tiền chất”, “chất gây nghiện”, “chất hướng thần”, “thuốc
gây nghiện” và “thuốc hướng thần” được chính thức đề cập. Đây là những thành
công đáng kể về mặt lập pháp. Tại Việt Nam hiện nay có một số định nghĩa về chất
ma túy:
- Theo từ điển tiếng Việt thì Ma tuý là tên gọi chung các chất có tác dụng
gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện [36, tr 583].
- Theo quy định của BLHS Việt Nam năm 1999, Ma túy là các chất bao
gồm: nhựa thuốc phiện; nhựa cần sa; cao côca; lá, hoa, quả cây cần sa; quả thuốc
phiện khô; quả thuốc phiện tươi; hêrôine; côcain; các chất ma túy khác ở thể lỏng
hay thể rắn [28].
10
- Theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống ma tuý Việt Nam năm 2000
đã đưa ra một số định nghĩa về ma tuý hoặc có liên quan đến khái niệm ma tuý:
• Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh
các danh mục do Chính phủ ban hành.
• Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
• Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử
dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng.
• Tiền chất là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất
ma tuý được quy định do chính phủ ban hành.
• Thuốc gây nghiện, hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định
trong danh mục do Bộ Y tế do chính phủ ban hành.
Để làm rõ khái niệm “chất ma túy”, Luật Phòng, chống ma túy năm 2000
cung cấp định nghĩa “chất gây nghiện” và “chất hướng thần”, theo đó, “chất gây
nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với
người sử dụng”, và “chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây
ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử

dụng”. Định nghĩa này cho thấy chất gây nghiện và chất hướng thần có một số đặc
điểm chung: chúng đều là những chất kích thích, có tác động lên hệ thần kinh, ức
chế thần kinh của người sử dụng; chúng có thể gây ra tình trạng nghiện đối với
người sử dụng nếu sử dụng nhiều lần; mặt khác, chất gây nghiện và chất hướng thần
phân biệt nhau ở khả năng gây nghiện và mức độ tác động đến hệ thần kinh. Chất
gây nghiện - như tên gọi của nó - có khả năng gây nghiện cao hơn chất hướng thần,
dễ dàng gây nghiện cho người sử dụng hơn so với chất hướng thần còn chất hướng
thần có khả năng gây ảo giác mạnh hơn đối với người sử dụng. Như vậy, trong luật
pháp Việt Nam, cụm từ “chất ma túy” được định nghĩa và giải thích một cách gián
tiếp qua các khái niệm “chất gây nghiện” và “chất hướng thần”. Tổng hợp lại thì
chất ma túy có những đặc tính của cả chất gây nghiện và chất hướng thần, đó là: là
chất kích thích, ức chế thần kinh, có khả năng gây ảo giác, có khả năng dẫn tới tình
trạng nghiện đối với người sử dụng. Tóm lại, “chất ma tuý” là các chất có nguồn
gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ thể người dưới bất cứ hình thức nào sẽ
11
gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo
giác, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm
dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, sẽ gây tổn thương và nguy hại cho
người sử dụng và cộng đồng.
Ngoài ra, bên cạnh khái niệm chung tổng quát, các chất ma túy cụ thể được
liệt kê trong các danh mục do Chính phủ Việt Nam ban hành tại Nghị định số
82/2013/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 67/2001/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi
Nghị định 67), gồm có 235 chất ma túy chia thành 3 danh mục và 41 tiền chất
không thể thiếu trong quá trình sản xuất chất ma túy.
Bảng 1.1: So sánh danh mục các chất ma túy bị kiểm soát ở Việt Nam theo Nghị
định 82/2013/NĐ-CP với danh mục các chất ma túy và hướng thần bị kiểm soát theo các
Công ước quốc tế năm 1961 và năm 1971.
DANH MỤC I
Nghị định 82/2013/NĐ-CP
Các chất ma túy tuyệt đối

cấm sử dụng trong y học và
đời sống xã hội; việc sử
dụng các chất này trong
phân tích, kiểm nghiệm,
nghiên cứu khoa học, điều
tra tội phạm theo quy định
đặc biệt của cơ quan có
thẩm quyền.
DANH MỤC II
Nghị định 82/2013/NĐ-CP
Các chất ma túy được dùng
hạn chế trong phân tích,
kiểm nghiệm, nghiên cứu
khoa học, điều tra tội phạm
hoặc trong lĩnh vực y tế theo
quy định của cơ quan có
thẩm quyền.
DANH MỤC III
Nghị định 82/2013/NĐ-CP
Các chất hướng thần được
dùng trong phân tích, kiểm
nghiệm, nghiên cứu khoa
học, điều tra tội phạm hoặc
trong lĩnh vực y tế theo quy
định của cơ quan có thẩm
quyền.
Danh mục I, IV (CƯ
1961); Danh mục I (CƯ
1971) và muối của chúng
Danh mục I, II (CƯ 1961);

Danh mục II (CƯ 1971) và
muối của chúng
Danh mục III, IV (CƯ
1971) và muối của chúng
Có thể thấy các nhà làm luật ở nước ta có cách tiếp cận tương tự với các nhà
làm luật quốc tế và đã đạt những thành công nhất định. Pháp luật Việt Nam đã đưa
ra khái niệm “chất ma túy” cùng với danh mục cụ thể. Ở nước ta, mọi cá nhân, gia
12
đình, cơ quan tổ chức đều được yêu cầu tham gia vào công tác phòng, chống tệ nạn
và tội phạm ma túy. Để đông đảo nhân dân tích cực tham gia vào công việc này, cần
có những khái niệm cơ bản, dễ hiểu về chất ma túy và tác hại của nó. Tuy danh mục
các chất ma túy cụ thể với các công thức hóa học chặt chẽ có ý nghĩa quan trọng và
phù hợp đối với các quốc gia thành viên của các Công ước về kiểm soát ma túy
nhưng các tên gọi quốc tế và các công thức hóa học nói trên rõ ràng là phức tạp và
không cần thiết đối với đa số quần chúng nhân dân tham gia vào công cuộc phòng,
chống ma túy. Khái niệm chung về “chất ma túy” có hiệu quả và phù hợp hơn trong
bối cảnh nước ta. Mặt khác, việc phân biệt “chất ma túy” và “chất hướng thần”
trong Công ước năm 1961 và Công ước năm 1971 chỉ có ý nghĩa tương đối và các
biện pháp kiểm soát áp dụng đối với chúng có nhiều nét tương đồng; vì lý do ấy,
trong pháp luật Việt Nam chúng được gọi chung là “chất ma tuý”. Theo Công ước
năm 1961 và Công ước năm 1971 thì có đến 8 danh mục chất ma túy và chất hướng
thần bị điều chỉnh nên khi nội luật hóa, pháp luật nước ta đã sử dụng một khái niệm
chung là “chất ma túy” và liệt kê chúng trong 3 danh mục về chất ma túy và 1 danh
mục về tiền chất. Đây là xu hướng đã và đang được áp dụng ở một số nước trên thế
giới - Luật mẫu của UNODC đã đưa ra mô hình này.
Như vậy, để coi một chất nào đó là chất ma túy thì phải có các đặc điểm:
được quy định trong danh mục chính phủ ban hành; có nguồn gốc tự nhiên hoặc
tổng hợp; là chất độc gây nghiện, khi thâm nhập vào cơ thể người thì làm biến đổi
chức năng thần kinh, làm cho người nghiện phụ thuộc thể xác, tinh thần. Định nghĩa
ma túy chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học chứ không có ý nghĩa đối với việc

xác định chất ma túy. Để xác định chất ma túy cần trưng cầu giám định để xác định
loại chất đó là chất gì, có thuộc danh mục, hàm lượng tinh chất , trọng lượng và căn
cứ vào danh mục các chất ma túy và các chất hướng thần để kiểm soát.
1.1.2. Khái niệm Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy
Chất ma túy là loại chất phức tạp, có rất nhiều ứng dụng trong y học, trong
công nghiệp dược phẩm. Mặt khác, đây cũng là loại chất gây nguy hiểm nếu bị lạm
13
dụng nên được Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý với những quy định rất
nghiêm ngặt. Do tác hại lâu dài và nhiều mặt của các hành vi vi phạm chế độ quản lý
chất ma túy nên mọi hành vi vi phạm ở bất kỳ khâu nào của quá trình quản lý chất ma
túy đều bị coi là tội phạm và được quy định trong BLHS Việt Nam năm 1999.
Căn cứ vào khái niệm tội phạm trong Điều 8 BLHS năm 1999 và các quy
định của pháp luật hình sự có liên quan, có thể đưa ra khái niệm: Các tội phạm về
ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do người
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm chế
độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước và bị xử lý bằng hình phạt. Có thể hiểu
ngắn gọn, các tội phạm về ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội cố ý xâm
phạm chế độ quản lý chất ma túy của Nhà nước được quy định trong BLHS Việt
Nam. Các tội phạm về ma túy có những đặc điểm chung như các loại tội phạm khác
được quy định trong BLHS gồm: tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình
sự, tính có lỗi và tính phải chịu hình phạt.
Trong số tất cả các tội phạm về ma túy được các quốc gia trên thế giới ghi
nhận thì tội phạm về vận chuyển và buôn bán ma túy là có lợi nhuận cao nhất và
cũng chiếm tỷ lệ phổ biến nhất. Do đó, Liên hợp quốc đã đưa ra Công ước Liên hợp
quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm
1988 (sau đây gọi là Công ước năm 1988). Quy định tại khoản 1 Điều 3 của Công
ước năm 1988 là luật mẫu cho các quốc gia tham khảo về “Tội phạm và hình phạt”
đối với các tội phạm về ma túy, quy định như sau:
Theo nội luật của mình, mỗi bên của Công ước sẽ áp dụng những biện pháp

cần thiết để coi là tội phạm hình sự những hành vi dưới đây nếu chúng được cố ý
thực hiện:
a) i) Sản xuất, điều chế, chiết xuất, pha chế, chào hàng, phân phối, bán, trao đổi
dưới bất cứ hình thức nào như môi giới, gửi, quá cảnh, vận chuyển, nhập khẩu, xuất
khẩu ma tuý và các chất hưởng thần trái với các quy định của Công ước năm 1961,
Công ước năm 1961 sửa đổi hoặc Công ước năm 1971;
14
ii) Trồng cây thuốc phiện, cây côca hay cây cần sa với mục đích sản xuất trái
phép ma tuý trái phép với các quy định của Công ước năm 1961 và Công ước năm
1971 sửa đổi;
iii) Tàng trữ hoặc mua bán bất kỳ chất ma tuý hoặc chất hướng thần nào với
mục đích thực hiện bất kỳ hoạt động nào quy định tại điểm (i) nói trên;
iv) Điều chế, vận chuyển hay cung cấp phương tiện, nguyên liệu hoặc các
chất trong các Danh mục I và Danh mục II mà biết rõ những chất đó được sử dụng
để trồng trọt, sản xuất, điều chế trái phép các chất ma tuý hoặc các chất hướng thần;
v) Tổ chức, chỉ đạo hoặc tài trợ cho bất kỳ hành động phạm tội nào quy định
tại các điểm (i), (ii), (iii) hoặc (iv) nói trên;
b) i) Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được từ bất kỳ
hành vi phạm tội nào được quy định tại điểm (a) của khoản này hoặc từ việc tham
gia vào hoạt động phạm tội đó với mục đích che giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc
bất hợp pháp của tài sản hoặc giúp bất kỳ người nào có dính líu vào hành vi phạm
tội như vậy trốn tránh trách nhiệm hình sự của hành vi đó;
ii) Che giấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự nguồn gốc, địa điểm, chuyển
nhượng, chuyển quyển sở hữu tài sản mà biết rõ tài sản đó thu được từ hoạt động
phạm tội đã được quy định tại điểm (a) được quy định tại điểm này;
c) Dựa theo những quy định của Hiến pháp và những khái niệm cơ bản của hệ
thống pháp luật của từng nước;
i) Việc có được sở hữu, hoặc sử dụng tài sản mà vào thời điểm đó biết rõ đấy
là tài sản do phạm tội quy định tại điểm (a) khoản này hoặc do tham gia vào những
hoạt động phạm tội đó mà có;

ii) Tàng trữ những phương tiện, nguyên liệu hoặc các chất liệt kê trong
Danh mục I và Danh mục II mà biết rõ những thứ đó đang hoặc sẽ được sử dụng
trái phép cho các mục đích trồng, sản xuất hoặc điều chế các chất ma tuý và các
chất hướng thần;
iii) Bằng mọi cách kích động hoặc xúi giục người khác phạm tội quy định tại
Điều này hoặc sử dụng trái phép các chất ma tuý và các chất hướng thần;
15
iv) Tham gia, cấu kết hoặc có âm mưu phạm các tội quy định tại Điều này,
cũng như có hành vi giúp sức, xúc giục, thúc đẩy hoặc dụ dỗ người khác phạm bất
kỳ tội nào quy định tại Điều này.
Như vậy, tại khoản 1 Điều 3 của Công ước năm 1988 đã liệt kê đầy đủ tất cả
các hành vi liên quan đến các tội phạm về ma túy nói chung. Các nước tham gia
Công ước năm 1988 tùy tình hình và điều kiện thực tế tại mỗi quốc gia và dựa trên
Công ước để nội luật hóa, đảm bảo phù hợp với luật pháp quốc tế.
Pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay chưa có khái niệm thống nhất về Tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Tiến sĩ Phạm
Văn Beo đã định nghĩa: “Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy là hành vi cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, chiếm đoạt
(bằng mọi hình thức) chất ma túy” [1, tr 255]. Một trong những định nghĩa về Tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy khá khái quát
của Thạc sĩ Đinh Văn Quế là: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy là hành vi cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại,
cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt,
trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chất ma túy” [25, tr 78].
Qua khái niệm “Tội phạm” quy định tại Điều 8 BLHS năm 1999, khái niệm “Các
tội phạm về ma túy” và các định nghĩa về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, chúng tôi xin đưa ra khái niệm: Tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội gồm 4 nhóm hành vi: hành vi tàng trữ chất ma túy (là hành vi cất
giữ bất hợp pháp chất ma tuý ở bất kỳ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán,

vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma tuý khác), hành vi vận chuyển trái phép
chất ma tuý (là hành vi chuyển dịch trái phép chất ma tuý từ nơi này đến nơi khác
dưới bất kỳ hình thức nào mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái
phép chất ma tuý khác), hành vi mua bán trái phép chất ma tuý (là hành vi mua và
bán, hoặc hành vi mua nhằm mục đích để bán hoặc hành vi bán trái phép chất ma
tuý nhằm kiếm lời), và hành vi chiếm đoạt chất ma tuý (là hành vi lấy trái phép chất
16
ma tuý của người khác bằng các hành vi cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo );
những hành vi này được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà
nước và bị đe dọa áp dụng hình phạt.
Là tội phạm được quy định trong BLHS nên Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy cũng bao gồm những đặc điểm chung
của tội phạm như tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật, tính có lỗi và tính
chịu hình phạt. Tuy nhiên, tính nguy hiểm cho xã hội của loại tội này cao hơn so
với các tội phạm khác được quy định trong BLHS (trừ các tội xâm phạm an ninh
quốc gia), bởi vậy, mức hình phạt tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 194 là từ 2
năm tù và tại khoản 4 Điều 194 đã quy định mức cao nhất của khung hình phạt có
thể áp dụng đối với tội này đó là hình phạt tử hình.
1.2. Cơ sở khoa học - thực tiễn của Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Giải quyết vấn đề cơ sở khoa học – thực tiễn của việc quy định một hành vi
cụ thể là tội phạm trong BLHS tức nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi tại sao hành vi
đó lại bị coi là tội phạm. Cơ sở khoa học - thực tiễn của việc quy định Tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có thể được hiểu là căn
cứ riêng thể hiện nội dung cơ bản và các lợi ích xã hội đối với việc quy định tội
phạm này, đồng thời phản ánh quy luật phát triển khách quan tác động đến quá trình
hình thành quy phạm pháp luật hình sự đối với tội phạm này.
Để trả lời cho câu hỏi tại sao các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy lại bị coi là tội phạm và quy định trong BLHS

Việt Nam, chúng ta cần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quy định một
hành vi là tội phạm:
- Các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy là những hành vi chứa đựng đặc điểm của tội phạm hình sự - là hành vi nguy
hiểm cho xã hội. Các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy không mang lại lợi ích cho xã hội mà ngược lại, đã gây ra (hoặc đe
dọa gây ra) những thiệt hại đặc biệt lớn cho các quan hệ xã hội được BLHS Việt
17
Nam bảo vệ: trực tiếp là chế độ quản lý chất ma túy của nhà nước và gián tiếp là an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, cũng như các thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng,
nhân phẩm của công dân…cũng như là tiền đề cho việc thực hiện các tội phạm
nguy hiểm khác (như trộm cắp, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, giết người…).So
với những hành vi trái xã hội khác như các hành vi vi phạm pháp luật hành chính,
dân sự, vi phạm kỉ luật hoặc các hành vi trái đạo đức đang tồn tại trong xã hội hiện
nay thì những hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao hơn hẳn. Các hành vi
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy mang tính
nguy hiểm cho xã hội, tức là gây ra (hoặc đe doạ gây ra) thiệt hại đáng kể về vật
chất, thể chất hoặc tinh thần cho con người, cho xã hội hoặc cho Nhà nước. Thiệt
hại đáng kể ở đây được hiểu là sự biểu hiện của tính nguy hiểm cho xã hội của các
hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thể
hiện trên 2 phương diện chất lượng và số lượng:
+ Sự thể hiện về chất lượng: tức là tính chất nguy hiểm cho xã hội của một
hành vi nguy hiểm cho xã hội thông thường được xác định bằng ý nghĩa và tầm
quan trọng của nhóm khách thể bị hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại. Khách
thể mà các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy xâm hại đến là chế độ quản lý của Nhà nước đối với chất ma túy mà cụ thể
là sự sở hữu và lưu thông các chất ma túy trái với các quy định của Nhà nước. Các
chất ma túy là các chất rất nguy hiểm cho con người nếu bị lạm dụng bừa bãi nhưng
mặt khác nó cũng là chất được sử dụng trong y học, bởi vậy Nhà nước đã quy định

một chế độ quản lý và kiểm soát nghiêm ngặt. BLHS được ban hành nhằm bảo vệ
những quan hệ xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của chế
độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và trật tự xã hội nên
chế độ quản lý chất ma túy của Nhà nước cũng là một trong những nhóm khách thể
quan trọng được BLHS bảo vệ.
+ Sự thể hiện về số lượng: tức là mức độ nguy hiểm cho xã hội của một hành
vi nguy hiểm cho xã hội được xác định bằng thiệt hại do chính mỗi hành vi gây nên
hoặc đe dọa gây nên. Thiệt hại do các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được thực hiện gây nên hoặc có thể gây nên trên
18
thực tế, thiệt hại này gồm những thiệt hại về vật chất (chi phí khổng lồ mà xã hội
phải chi trả cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và phục hồi công lý; chi phí
để duy trì hình phạt dành cho người phạm tội; gánh nặng đối với việc điều trị cho
những người nghiện;…) và những thiệt hại phi vật chất (là những ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khỏe, tính mạng của những người sử dụng ma túy, sự suy thoái giống nòi, là
nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn xã hội và tội phạm khác và những ảnh hưởng xấu
đối với gia đình và tình hình an ninh chung của xã hội,…). Thiệt hại nói chung của các
hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được xác
định chủ yếu dựa trên trọng lượng chất ma túy, số lượng loại chất ma túy, từ đó xác
định được bằng tiền những thiệt hại về vật chất mà hành vi gây ra cho xã hội. Mặt
khác, khi trọng lượng và số lượng ma túy càng lớn thì càng những thiệt hại phi vật chất
do hành vi gây ra càng nghiêm trọng hơn. Tổng hợp các thiệt hại vật chất và phi vật
chất của hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
chính là xác định được mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra cho xã hội.
- Các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy mang tính phổ biến. So với những hành vi trái xã hội khác đang tồn tại trong
giai đoạn hiện nay, thì những hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy là những hành vi xảy ra phổ biến, điển hình và hay lặp đi
lặp lại nhiều lần hơn. Mức phổ biến và mức độ gia tăng của một loại hành vi chính
là căn cứ quan trọng để coi một hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm. Dựa trên

các số liệu thực tế cho thấy các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy là có thật, đã và đang diễn ra rất phổ biến tại hầu khắp
các địa phương ở Việt Nam với diễn biến hết sức phức tạp. Qua số liệu thực tế tại
Việt Nam cho thấy số vụ án về tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma túy mỗi năm khoảng trên 10000 vụ án, chiếm khoảng 16% - 20% tổng
số lượng vụ án hình sự mỗi năm trên cả nước (nghiên cứu số liệu thống kê tội phạm
trên cả nước của Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ năm 2008 – 2012). Mặt khác,
các nghiên cứu về loại tội phạm này chỉ ra rằng đây là loại tội phạm có tỉ lệ ẩn khá
cao, qua đó có thể thấy đây là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự phổ biến
19
bậc nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay. Thực tiễn kết quả đấu tranh phòng chống
tội phạm và hoạt động tổng kết áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong hoạt động đấu tranh với loại tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy cũng cho thấy: quá trình đấu tranh, xử lý
loại tội phạm này luôn gặp rất nhiều khó khăn; người phạm tội ngoan cố, quyết liệt
chống trả, tái phạm, tái phạm nguy hiểm; tình hình tội phạm này không có xu hướng
giảm; tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm này là rất lớn… Năm 2008, trên
cả nước, khoảng 156 kg hêrôin đã bị các cơ quan chức năng thu giữ; hết năm 2012,
số lượng hêrôin bị bắt giữ đã lên đến 692 kg, gấp gần lần chỉ sau 5 năm. Số người
phạm tội và số vụ án về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy ở Việt Nam mỗi năm đều tăng nhanh, cùng với số loại ma túy mới (ma
túy tổng hợp), số lượng và chất lượng các chất ma túy phát hiện bắt giữ năm sau lớn
hơn năm trước và có những tác động xấu đến nhiều mặt xã hội. Hiện nay, đa số các
quốc gia trên thế giới và chính phủ Việt Nam đều xác định các hành vi tàng trữ, vận
chuyển, mua bán và chiếm đoạt chất ma túy là những tội phạm nguy hiểm nhất, phổ
biến nhất và trong bối cảnh toàn cầu hóa, rất dễ trở thành tội phạm “không biên giới”.
- Khả năng chứng minh tội phạm trong tố tụng hình sự: Chứng minh trong tố
tụng hình sự là hoạt động của các cơ quan tố tụng hình sự dùng tất cả các biện pháp
được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự để thu thập chứng cứ, giải quyết các
vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự và xác định một người có thực hiện

hành vi phạm tội hay không. Khả năng chứng minh tội phạm trong tố tụng hình sự
có thể hiểu là việc các cơ quan tố tụng hình sự sử dụng tất cả các biện pháp thu thập
chứng cứ được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các cơ sở vật
chất, trang thiết bị, phương pháp chứng minh tội phạm, cùng với hệ thống pháp luật
hình sự đồng bộ để có thể xác định rõ một hành vi nào đó là tội phạm. Hệ thống tư
pháp hình sự của Việt Nam hiện nay có đủ khả năng chứng minh và đấu tranh với
các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
Qua nhiều năm đấu tranh với các tội phạm về ma túy, các nhà lập pháp Việt Nam
đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật chi tiết đối với các tội phạm về ma
20

×