Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LẠI THANH LIÊM

TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ
ĐỘNG VẬT THUỘC DANH MỤC LOÀI
NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƢỢC ƢU TIÊN
BẢO VỆ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LẠI THANH LIÊM

TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT
THUỘC DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƢỢC
ƢU TIÊN BẢO VỆ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN BÁ NGỪNG


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Khơng có sự sao chép, gian lận ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn là trung thực.
Người cam đoan

Lại Thanh Liêm


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ Cơng an:
Bộ luật hình sự:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Bộ Tư pháp:
Nghị định – Chính phủ:
Thành phố Hồ Chí Minh:
Thơng tư liên tịch:
Tồ án nhân dân tối cao:
Viện kiểm sát nhân dân:

BCA
BLHS
BNN&PTNT
BTP
NĐ-CP
TPHCM
TTLT

TANDTC
VKSND


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, ban hành kèm theo Nghị
định số 18-HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng
Bảng 2. Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, ban hành kèm theo Nghị
định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ
Bảng 3. Danh mục loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành
kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ
Bảng 4. Phụ lục về việc xác định số lượng cá thể động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
nhóm IB Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08
tháng 3 năm 2007


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH
VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT THUỘC DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ,
HIẾM ĐƢỢC ƢU TIÊN BẢO VỆ ......................................................................... 9
1.1. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ
năm 1945 đến nay ..................................................................................................... 9
1.1.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 .... 9
1.1.2. Thời kỳ từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành
Bộ luật hình sự năm 1999 ........................................................................... 10
1.1.3. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy

cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong Bộ luật hình sự năm 1999 ........ 12
1.1.4. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ
luật hình sự năm 1999 số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 ............ 15
1.2. Pháp luật hình sự của một số quốc gia có liên quan đến Tội vi phạm các
quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu
tiên bảo vệ ............................................................................................................... 15
1.2.1. So sánh với pháp luật hình sự của Vương quốc Thụy Điển ....................... 16
1.2.2. So sánh với Bộ Luật hình sự của nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa ... 16
1.2.3. So sánh với pháp luật hình sự của Philippines .......................................... 17
1.2.4. So sánh với Bộ luật Hình sự của Liên Bang Nga ....................................... 18
1.2.5. So sánh với bộ luật hình sự Canada ........................................................... 19
1.3. Đặc điểm pháp lý của Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc
danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ trong Luật số
37/2009/QH12 ngày 19/6/2009, sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
năm 1999 ................................................................................................................. 20
1.3.1. Khái niệm động vật, động vật nguy cấp, quý, hiếm và Tội vi phạm các quy
định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ ................................................................................................... 20


1.3.2. Các dấu hiệu pháp lý của Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc
danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong Bộ luật Hình
sự Việt Nam hiện hành................................ Error! Bookmark not defined.22
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG
VẬT THUỘC DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƢỢC ƢU
TIÊN BẢO VỆ ........................................................................................................ 34
2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội có tác động đến các
quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm ở

Việt Nam .................................................................................................................. 34
2.2. Tình trạng vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ ............................................................. 36
2.3 Những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng các quy định của pháp luật có
liên quan đến Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ ..................................................... 39
2.3.1. Những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật .............................. 39
2.3.2. Thực tiễn áp dụng Điều 190 Bộ luật hình sự và những hạn chế, vướng mắc
............................................................................................................................... 50
2.4. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện các quy định của pháp luật có liên quan
đến Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ ...................................................................... 55
2.4.1. Hoàn thiện Điều 190 Bộ luật hình sự về Tội vi phạm quy định về bảo vệ
động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ..55
2.4.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật c liên quan đến việc áp dụng Điều
190 Bộ luật Hình sự về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc
danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ......................... 57
2.4.3. Nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật c liên quan đến
Điều 190 Bộ luật Hình sự về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật
thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ................ 59
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 64


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 331.688km2, nằm trong khu
vực nhiệt đới gió mùa và được đánh giá là một trong những quốc gia có nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học cao nhất thế giới, với khoảng 11.458 loài động vật với 310

lồi thú, 840 lồi chim, 296 lồi bị sát, 162 loài ếch nhái, trên 700 loài cá nước ngọt
và khoảng 2000 loài cá biển và hàng ngàn loài động vật không xương sống trên cạn
và dưới nước.
Trong những năm qua, mặc dù nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn sự
đa dạng này như ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới, thành lập các lực
lượng chuyên trách để đấu tranh phòng chống loại tội phạm này,… Tuy nhiên,
những hoạt động khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật
hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các bộ
phận và dẫn xuất của chúng vẫn diễn ra hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi,
liều lĩnh,… làm cho nguồn tài nguyên sinh học ở nước ta không ngừng suy giảm.
Theo Cục Kiểm lâm thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và mạng
lưới Giám sát Hoạt động Buôn bán động, thực vật Hoang dã Toàn cầu (gọi tắt là
TRAFFIC) cảnh báo, tình trạng bn bán bất hợp pháp các lồi động, thực vật
hoang dã tại Việt Nam đang ở mức báo động, bình qn mỗi năm có khoảng 3.7004.500 tấn động vật hoang dã bị khai thác và buôn bán bất hợp pháp, chủ yếu là các
loài linh trưởng, gấu, tê tê, cá, rùa, rắn và các thành phẩm, dẫn xuất của các loài
động vật hoang dã.
Cũng theo TRAFFIC, Việt Nam hiện có 5 điểm nóng về bn bán động thực
vật hoang dã, gồm Nghệ An, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và Lạng Sơn.
Đây là những khu vực trọng điểm tập kết động, thực vật hoang dã để vận chuyển
sang Trung Quốc tiêu thụ. Số vụ buôn bán trái phép bị phát hiện, bắt giữ chỉ chiếm
khoảng 10% tổng số vụ trên thực tế. Nếu tình trạng này khơng được ngăn chặn, Việt
Nam sẽ có nguy cơ mất mát không thể thay thế về đa dạng sinh học, nguồn gien,
loài động, thực vật hoang dã và các hệ sinh thái ở địa phương, ảnh hưởng lớn tới du
lịch sinh thái, du lịch biển và du lịch bảo tồn.
Ngành kiểm lâm đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để bảo vệ các loài
động, thực vật hoang dã quý hiếm quốc gia, bảo vệ rừng và các giá trị đa dạng sinh
học, nhưng việc phổ biến những văn bản này còn hết sức hạn chế.


2


Theo các tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực bảo vệ động, thực vật hoang
dã, các bộ, ngành và cơ quan hữu quan Việt Nam cần tăng cường trao đổi thơng tin
về thực thi pháp luật kiểm sốt buôn bán động thực vật hoang dã từ Trung ương đến
cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền và huy động cộng đồng tham gia kiểm sốt hoạt động
bn bán bất hợp pháp các loài động thực vật hoang dã.
Cần phải nhận thấy rằng, việc buôn bán động vật hoang dã đem lại một
nguồn lợi nhuận khổng lồ. Chính vì thế mà việc buôn bán, vận chuyển trái phép
động vật hoang dã vẫn là vấn nạn nhức nhối không chỉ của bất kỳ một quốc gia
nào, đặc biệt ở những quốc gia có nguồn sinh học rất đa dạng như Việt Nam. Sừng
tê giác có giá rất cao ở Việt Nam, giá 1kg sừng tê giác dạng bột ở Việt Nam là
khoảng 60.000 USD, mức giá này không phải cố định mà liên tục thay đổi. So về
trọng lượng thì nó cịn đắt đỏ hơn cả vàng và giá bán cocaine trên thị trường chợ
đen châu Âu. Ở nước ta, hổ bị bn bán trái phép chủ yếu vì các bộ phận của
chúng, được sử dụng trong các loại rượu thuốc (như cao hổ cốt, rượu hổ cốt), các
sản phẩm lưu niệm, và một con hổ trên 100 kg có giá khoảng 350 triệu đồng tiền
mặt. Giá của cao hổ pha với xương của những loài động vật hoang dã khác dao
động từ 7-17 triệu đồng/lạng. Chính những lợi nhuận khổng lồ này khiến cho việc
chống lại các hoạt buôn bán bất hợp pháp các loài động vật hoang dã nguy cấp,
quý hiếm và những bộ phận, dẫn xuất của chúng ở Việt Nam cũng như trên thế
giới trở lên vô cùng phức tạp.
Trong những năm gần đây, nhiều bằng chứng cũng cho thấy các sản phẩm
động vật như sừng tê giác và sừng của thú móng guốc có nguồn gốc từ châu Phi
thường xuyên được đưa vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Theo TRAFFIC, trong 3 năm từ 2007 – 2010, có 657 Sừng tê giác nhập khẩu bất
hợp pháp từ Nam Phi vào Việt Nam. Báo cáo của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
(World Wide Fund for Nature- WWF) đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc
gia thực thi đáng lo ngại nhất, với thẻ màu đỏ đối với 2 loài Tê Giác và Hổ.
Đối với thị trường trong nước, hầu hết các loài động vật hoang dã được tiêu
thụ trong các nhà hàng đặc sản hoặc được sử dụng làm nguyên liệu bào chế thuốc

Đơng y. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Tây Nguyên được xác
định là địa bàn nóng, thường xuyên diễn ra các hành vi vi phạm các quy định về bảo
vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Nhu cầu
tiêu thụ động vật hoang dã lớn nhất ở những thành phố lớn (như TP.Hồ Chí Minh
và Hà Nội), nơi tập trung nhiều doanh nhân thành đạt cũng như các viên chức giàu


3

có. Các tỉnh như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Gia
Lai, Kon Tum là những nơi khai thác động vật hoang dã lớn và quốc lộ 1A là tuyến
đường vận chuyển động vật hoang dã nhiều nhất Việt Nam.
Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu ước tính rằng các vụ việc bị phát hiện,
tịch thu tang vật trong các vụ vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ chỉ chiếm khoảng 5-20% con số thực
tế. Từ đó, có thể thấy rằng, mỗi năm hàng chục ngàn tấn động vật hoang dã và hàng
trăm ngàn, thậm chí là hàng triệu cá thể bị tiêu thụ trong nước hoặc bn lậu ra
nước ngồi.
Theo báo cáo về quan trắc môi trường nước của Ngân hàng Thế giới, Việt
Nam là một trong 10 quốc gia giàu đa dạng sinh học nhất trên thế giới, với sự có
mặt của 10% số lồi được biết đến, trong khi diện tích lãnh thổ chỉ chiếm chưa đến
1% diện tích Trái đất. Việt Nam là nơi cư trú của hơn 275 lồi thú có vú, 800 lồi
chim, 180 lồi bị sát, 2.470 lồi cá, 5.500 lồi cơn trùng và 12.000 lồi cây (trong
đó chỉ có 7.000 lồi đã được nhận dạng). Tuy nhiên, ngày nay, nhu cầu về động vật
hoang dã và các sản phẩm làm từ động vật hoang dã tại Việt Nam có chiều hướng
gia tăng đã làm suy giảm nghiêm trọng sự đa dạng sinh học này. Chính nhu cầu lớn
này đã khiến Việt Nam đang nằm trong nhóm 19 nước có số lồi hoang dã bị đe
dọa, nhóm 15 nước về số lồi thú bị đe dọa.
Theo Sách đỏ Việt Nam, số loài động vật nguy cấp, quý, hiếm tăng từ 365
loài (năm 1992) lên 418 lồi (năm 2007), trong đó có 116 lồi ở mức nguy cấp rất

cao, 9 loài từ nguy cấp lên mức coi như đã tuyệt chủng. Theo ước tính của Quỹ
quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) thì chỉ trong vịng 40 năm trở lại đây, 12 lồi
động vật q hiếm đã bị biến mất hoàn toàn ở Việt Nam...
Thực trạng săn, bắt, mua bán động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, cả trong và ngoài nước gây bức
xức lớn cho mọi tầng lớp nhân dân. Đáp ứng nhu cầu đó, lực lượng cảnh sát phịng
chống tội phạm về môi trường được thành lập, cùng với lực lượng Kiểm lâm, được
xem là lực lượng chủ công, chuyên trách trong cơng tác phịng ngừa, ngăn chặn các
hành vi vi phạm này, kể cả tội phạm, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật về
bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được
ban hành, ... Nhưng trên thực tế, lực lượng quá mỏng, trình độ nghiệp vụ chưa cao,
cũng như sự mâu thuẫn, chồng chéo, bất hợp lý giữa các quy định của pháp luật làm


4

cho cơng tác đấu tranh, phịng ngừa ngăn chặn các hành vi vi phạm này rất hạn chế
và gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề
tài “ Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong Luật Hình sự Việt Nam”, một vấn đề đang
mang tính thời sự, góp phần đề ra một số kiến giải lập pháp, hạn chế tình trạng vi
phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm mà
nhà nước ta đặt trọng tâm bảo vệ hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quy định của pháp luật Hình sự về các tội phạm về mơi trường nói chung
và Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong Luật Hình sự Việt Nam nói riêng là một đề
tài khá mới bởi nó chưa được nhiều nhà nghiên cứu đào sâu, mổ xẻ dưới nhiều góc
độ khác nhau.

Lý do khách quan của vấn đề này là do ngành Luật mơi trường ( nói chung )
được xem là ngành luật mới nhất trong tất cả các ngành luật của Việt Nam cũng như
của các nước trên thế giới; Luật Môi trường năm 2005 (Nay là Luật Môi trường
2014), Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật đa dạng sinh hoc năm
2008,... là những ngành luật mới trong hệ thống các ngành luật ở Việt Nam; Điều
190 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 là cơng cụ hiệu quả có
tính răn đe cao nhất bằng hệ thống các hình phạt của nhà nước đã được áp dụng
nhưng chưa đi sâu vào thực tế cuộc sống, lực lượng chuyên trách, chủ công trong
công tác phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mơi trường là lực lượng Cảnh sát
phịng chống tội phạm về mơi trường (trong đó có tơi phạm này) vừa mới được
thành lập; Cũng theo các nguồn tài liệu tham khảo thì ở Việt Nam, khởi tố vụ án
hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là rất hạn chế mà đa phần chỉ dừng lại ở mức xử
lý vi phạm hành chính là chủ yếu.
Tác giả cũng xin viện dẫn một số tài liệu phục vụ cho việc nghiện cứu như:
Giáo trình Luật Hình sự của trường đại học Luật Hà Nội, phần các tội phạm
và Bình luận khoa học BLHS phần các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành
chính, các tội phạm về môi trường; trong tài liệu này đã phân tích các dấu hiệu pháp
lý đặc trưng của tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong Luật hình sự Việt Nam.


5

Tài liệu chuyên khảo của Tiến sỹ Phạm Văn Lợi (2004), “Tội phạm về môi
trường, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tài liệu này đã đi sâu phân tích những
luận cứ khoa học và thực tiễn của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội
phạm về môi trường, những đặc trưng cơ bản của các yếu tố cấu thành tội phạm của
các tội phạm môi trường trong BLHS 1999, thực trạng tội phạm môi trường và cơng
tác đấu tranh phịng chống; dự báo khoa học và kiến nghị các biện pháp hoàn thiện

pháp luật hình sự và các chun ngành có liên quan, các biện pháp khác nhằm đấu
tranh phịng chống tội phạm mơi trường đạt hiệu quả.
Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Môi trường trong phát triển bền vững, của
tác giả Nguyễn Thị Mai Trang (2012), “ Bước đầu nghiên cứu về hiện trạng buôn
bán động vật hoang dã tại khu vực nội thành Hà Nội”, trong đó tác giả đã nêu ra
thực trạng mua bán động vật hoang dã và các sản phẩm của chúng trên địa bàn Hà
Nội, phân tích, khảo sát các nhu cầu cũng như điều kiện của người dân Hà Nội, từ
đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng mua bán Động vật hoang dã trên
địa bàn.
Một bài viết chuyên môn được đăng tải trên website của Tòa án nhân dân
tỉnh Bắc Ninh với tên gọi: “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nhận thức và áp
dụng Điều 190 Bộ luật hình sự” (2014), của TS. Phạm Minh Tun - Phó chánh án
TAND tỉnh Bắc Ninh. Trong bài viết, tác giả đã nêu lên thực trạng vướng mắc của
các cơ quan chức năng trong việc áp dụng Điều 190 BLHS và những điểm bất hợp
lý, thiếu đồng bộ của các văn bản hướng dẫn thi hành Điều 190 BLHS, từ đó kiến
nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong cơng tác đấu tranh chống loại tội
phạm này
Nhìn chung, những nghiên cứu trên chỉ đề cập đến các quy định của pháp
luật về bảo vệ mơi trường nói chung, và cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình
nghiên cứu chuyên sâu về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh
mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Luận văn này đi sâu, tìm hiểu
tồn diện tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, tìm ra các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội
phạm này, những vấn đề cơ bản về trách nhiệm hình sự của người phạm tội, đồng
thời phát hiện ra những điểm bất hợp lý trong các quy định đó, đưa ra những ý kiến
cá nhân, đề xuất các kiến giải lập pháp, góp phần hồn thiện quy định của pháp luật
về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý.
hiếm được ưu tiên bảo vệ trong Luật hình sự Việt Nam.



6

Do chưa tìm thấy một cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách sâu sắc
và toàn diện về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nên đây cũng là định hướng nghiên cứu
mới trong cơng trình khoa học này của tác giả.
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những bất cập trong việc áp dụng và xử lý các hành vi vi
phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ theo Điều 190 BLHS, Luận văn đề xuất hoàn thiện các quy
định của pháp luật về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng điều luật để phòng
ngừa, đấu tranh chống loại tội phạm này.
Để đạt được mục đích trên, Luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
Đi sâu phân tích, làm rõ một số khái niệm như: Thế nào là động vật nguy
cấp, quý, hiếm? Động vật nào là động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
trong luật hình sự Việt Nam? Hành vi nào được xem là hành vi vi phạm các quy
định của pháp luật về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ?
Các đặc điểm pháp lý cơ bản được quy định tại Điều 190 Bộ luật hình sự về
tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ, kết hợp với việc so sánh Luật của một số quốc gia trên
thế giới để có cái nhìn bao qt hơn trong cơng cuộc đấu tranh chống các hành vi vi
phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm ở
Việt Nam cũng như trên thế giới.
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng xử lý ( Hình sự và Hành chính) đối với việc
vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ trong luật hình sự Việt Nam của các cơ quan tiến hành tố tụng,
cũng như các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quy định của Luật hình sự Việt Nam hiện

hành về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan có
thẩm quyền cũng như tiếp thu có chọn lọc những ưu điểm trong quy định của pháp
luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới, Luận văn đưa ra một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến Tội vi phạm


7

các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ.
Với mục đích nghiên cứu đã nêu, đối tượng nghiên cứu của luận văn là
những quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới có liên quan
đến Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Những vấn đề mang tính chất lý luận và thực tiễn
khi áp dụng điều luật này tại Việt Nam
Về giới hạn phạm vi nghiên cứu, Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu
như sau:
- Giới hạn về nội dung:
+ Quy định của pháp luật Việt Nam: Điều 190 Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động
vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các văn bản
pháp luật có liên quan đến việc thực hiện điều luật
+ Pháp luật hình sự một số quốc gia: Luận văn chỉ nghiên cứu một số điều
luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới (như Vương quốc Thụy Điển, Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa, Philippines, Liên bang Nga và Canada) có nội dung liên
quan đến việc bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
- Giới hạn về không gian: Luận văn chủ yếu khảo sát thực tiễn cơng tác đấu
tranh, phịng chống tội phạm này ở một số địa điểm nóng về Tội vi phạm các quy
định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo

vệ và một số vụ án điển hình tại một số địa phương.
- Giới hạn về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng
Điều 190 BLHS từ năm 2009 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, tác giả vận dụng phương pháp luận là chủ nghĩa duy
vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà
nước về đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường, đảm bảo an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, Luận văn đã sử dụng linh hoạt các
phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp lịch sử: Nhằm làm rõ sự hình thành quy định về tội vi phạm
các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu


8

tiên bảo vệ trong luật hình sự Việt Nam, thấy được sự thay đổi của tội pham này
trong các lần sửa đổi, bổ sung BLHS.
- Phương pháp khảo sát thực tế để thu thập, phân tích và xử lý thơng tin
bao gồm:
+ Phương pháp so sánh để so sánh sự tương đồng và khác biệt về nhận thức
giữa Việt Nam và thế giới trong việc quy định các hành vi vi phạm các quy định về
bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, các nhà nghiên cứu – là những người
có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn liên quan đến công tác đấu tranh, phòng
chống các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, những vướng mắc và quan điểm của
chuyên gia về vấn đề này cũng như đề xuất các kiến giải lập pháp một cách hợp lý,
phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
- Những phương pháp nghiên cứu cơ bản khác như thu thập, thống kế, phân

tích, tổng hợp, đánh giá số liệu cũng được tác giả vận dụng trong quá trình thực
hiện luận văn này.
5. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Luận văn là một cơng trình khoa học lần đầu tiên nghiên cứu đi sâu vào phân
tích một cách tồn diện, đầy đủ và có hệ thống quy định về Tội vi phạm các quy
định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ trong luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ.
Luận văn cũng đã tiếp thu có chọn lọc những quy định tiến bộ của pháp luật
một số quốc gia trên thế giới phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của pháp luật Việt
Nam, nêu ra những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng điều luật này nhằm đưa
ra các kiến giải lập pháp, góp phần hồn thiện quy định của pháp luật Hình sự Việt
Nam về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và một số chế định pháp lý có liên quan.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngồi phần Mở đầu, kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục từ
viết tắt, kết cấu của luận văn như sau:
Chương 1. Nhận thức chung về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật
thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
Chương 2. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật có liên quan đến Tội
vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ.


9

CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI VI PHẠM
CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT THUỘC DANH MỤC
LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƢỢC ƢU TIÊN BẢO VỆ
1.1. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ

năm 1945 đến nay
1.1.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Sau khi Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà ngày 02 tháng 9 năm 1945, nước ta đã ban hành ngay Hiến pháp năm
1946 để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tổ chức và hoạt động của một nhà
nước non trẻ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các luật chuyên ngành hầu như chưa
thể ban hành vì áp lực đấu tranh giành độc lập dân tộc, áp lực về xây dựng và kiến
thiết quốc gia - một nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Trong Hiến pháp năm 1946,
tại lời nói đầu đã thể hiện rõ: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo
toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân
chủ”. Pháp luật hình sự nước ta trong giai đoạn này đã có những quy định về tội
phạm và sử dụng hình phạt để trừng trị những hành vi xâm phạm đến những lợi ích
thiêng liêng đã được Hiến pháp quy định như Sắc lệnh số 26/SL ngày 25 tháng 2
năm 1946 về trừng trị Tội phá hoại công sản, Sắc lệnh 223/SL ngày 17 tháng 11
năm 1946 quy định truy tố các Tội hối lộ, biển thủ cơng quỹ,… Tuy nhiên lĩnh vực
mơi trường nói chung cũng như Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc
danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ chưa được đề cập đến, chưa
có bất kỳ một văn bản nào quy định về tội “xâm hại” các loài động vật nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ1. Trong giai đoạn này, chỉ có duy nhất thơng tư liên
bộ số 1303-BCN/VN ngày 28 tháng 6 năm 1946 của liên Bộ nội vụ - Canh nơng về
việc bảo vệ rừng, trong đó nhấn mạnh “Ai vi phạm các lệnh cấm chặt, phá rừng sẽ
bị phạt tù, phạt tiền theo thể lệ đã được ấn định từ trước” là có nội dung liên quan
đến bảo vệ môi trường, tuy nhiên dường như các nhà làm luật chỉ quan tâm đến việc
bảo vệ các loài thực vật mà chưa quan tâm đến việc bảo vệ các loài động vật hoang
dã, quý, hiếm. Nhận thức của nước ta trong giai đoạn này không coi việc săn, bắt

1

BLHS 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 mới đề cập đến cụm từ “ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ”



10

các loài động vật hoang dã là một hành vi trái pháp luật. Nguyên nhân của tình
trạng trên là do, thời điểm này, nước ta là một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc
hậu, dân số còn hạn chế, vấn đề bảo vệ mơi trường, bảo vệ các lồi động vật hoang
dã, quý, hiếm chỉ là vấn đề thứ yếu. Văn kiện Đại hội Đảng lao động Việt Nam lần
III năm 1960 chỉ rõ “Đẩy mạnh cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời
đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà”
mới là vấn đề trọng yếu của nước ta.
Sau khi giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất nước nhà, mối quan tâm
lớn nhất của dân tộc là hàn gắn, chữa lành vết thương chiến tranh, chú tâm phát
triển kinh tế để đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài. Một
bước ngoặc trong lịch sử lập pháp Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ mơi trường nói
chung là việc ghi nhận vấn đề này trong Hiến pháp năm 1980. Tại Điều 36 Hiến
pháp 1980 ghi rõ: “Cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân
dân và công dân c nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống”.
Như vậy, trước khi BLHS 1985 được ban hành, đã có những quy định về tội
phạm và sử dụng hình phạt để trừng trị những hành vi xâm phạm đến an ninh quốc
gia, chủ quyền lãnh thổ, nhưng chưa có quy định nào về tội “xâm hại” các loài động
vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
1.1.2. Thời kỳ từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ
luật hình sự năm 1999
Ở nước ta, khủng hoảng kinh tế, xã hội cuối những năm 70 và đầu những
năm 80 đã dẫn đến những cuộc cải cách kinh tế sâu sắc bằng việc xóa bỏ cơ chế tập
trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng Xã
hội chủ nghĩa (từ năm 1986). Cùng với việc phục hồi và phát triển nền kinh tế, q
trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Và

cũng chính từ đây, mơi trường tự nhiên bắt đầu bị xâm hại đến mức báo động. Dân
số tăng nhanh, đất nước chưa thực sự phát triển mạnh mẽ, nông nghiệp lạc hậu, kỹ
thuật công nghiệp mới bắt đầu được hình thành là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy
con người đi đến khai thác, tận diệt các nguồn tài nguyên, các loài động vật hoang
dã, nguy cấp, quý, hiếm. Tình trạng phá rừng tràn lan, tận diệt tài nguyên làm đe
dọa đến cân bằng sinh thái, tình trạng thải chất thải chưa qua xử lý trong quá trình
sản xuất làm mơi trường bị ơ nhiễm nghiêm trọng,…đã ảnh hưởng trực tiếp đến


11

cuộc sống của mọi người không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà còn để lại hậu quả
nặng nề cho thế hệ mai sau.
Để hiện thực hóa tinh thần Điều 36 Hiến pháp 1980, tại Điều 181 BLHS
1985 nêu rõ:“ Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng.
1. Người nào khai thác trái phép cây rừng, săn bắt trái phép chim, thú hoặc
c những hành vi khác vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý và bảo vệ
rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà cịn vi phạm, thì bị
phạt cải tạo khơng giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm
đến mười năm.”
Trong điều luật này, nhà làm luật đã gộp chung nhiều hành vi xâm hại đến
môi trường, liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ rừng, bao hàm cả nội dung
bảo vệ động vật nói chung và cũng khơng đề cập đến các loài động vật hoang dã,
nguy cấp, quý, hiếm. Điều luật chỉ đề cập đến hành động săn, bắt trái phép chim,
thú là không thực sự đầy đủ. Dường như các nhà làm luật quan tâm đến vấn đề kinh
tế nhiều hơn là quan tâm đến việc bảo vệ sự tồn tại của các loài chim, thú hoang dã,
bảo vệ tính đa dạng sinh học của rừng. Chúng ta có thể thấy rõ vấn đề này qua việc
phân tích cấu thành tội phạm của điều luật:
Về khách thể, tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng là các

quan hệ xã hội được nhà nước bảo vệ trong quá trình quản lý và bảo vệ rừng như sự
phát triển bình thường của cây rừng, tính đa dạng của các lồi chim, thú được sinh
sống một cách tự nhiên trong môi trường tự nhiên, bị tội phạm xâm hại.
Mặt khách quan, thể hiện thông qua các hành vi khách quan liên quan đến
việc bảo vệ động vật hoang dã như hành vi săn bắt chim mng, thú rừng khơng có
giấy phép, khơng đúng theo quy định của nhà nước. Một điểm quan trọng trong
Điều 181 BLHS năm 1985 là hậu quả thiệt hại, có nghĩa hành vi khách quan được
nêu trong điều luật chỉ có thể là tội phạm khi hành vi đó gây ra hậu quả nghiêm
trọng, nếu không chứng minh được hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi săn
bắt nói trên phải có dấu hiệu bắt buộc là đã bị xử lý vi phạm hành chính thì mới
được coi là tội phạm.
Mặt chủ quan, là mặt bên trong của tội phạm, bao gồm lỗi, động cơ và mục
đích phạm tội. Đối với điều luật này, lỗi ở đây phải là lỗi cố ý, cịn động cơ và mục
đích khơng nhất thiết phải có trong cấu thành tội phạm


12

Về chủ thể, người thực hiện hành vi phải đủ độ tuổi và có năng lực trách
nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 1985.
Do tội phạm có cấu thành vật chất nên hậu quả nghiêm trọng là làm mất
giống chim, thú đang cần bảo vệ, gây ra mất cân bằng sinh thái. Nếu không chứng
minh được hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi săn, bắt nói trên phải có dấu
hiệu bắt buộc là “ đã bị xử lý hành chính” thì mới được coi là tội phạm.
Về hình phạt: khung hình phạt cao nhất đến 10 năm tù trong trường hợp
phạm tội “đặc biệt nghiêm trọng”, và dường như các nhà làm luật đang hướng tới
việc phá rừng gây hậu quả nghiêm trọng hơn là việc chú trọng đến các hành vi săn,
bắt chim, thú rừng trái phép. Trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành,
khi áp dụng trên thực tế, việc xử lý tội phạm này chủ yếu là các hành vi liên quan
đến phá rừng, khai thác gỗ trái phép và tỷ lệ áp dụng không nhiều.

1.1.3. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong Bộ luật hình sự năm 1999
1.1.3.1. Bối cảnh và quan điểm lập pháp
Theo quy định tại Điều 29, Hiến pháp năm 1992 ( nay là Điều 63 Hiến pháp
2013): “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá
nhân phải thực hiên các quy định của nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và
hủy hoại môi trường”.
Xuất phát từ quy định hiến định này, nhiều chính sách bảo vệ mơi trường đã
được Đảng và Nhà nước ta ban hành nhằm bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường,
nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường. Ngày 25 tháng 6
năm 1998, Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TW về tăng cường công tác
bảo vệ môi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó
nhấn mạnh, “Việc bảo vệ mơi trường ở nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của quá
trình phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới”, “ Rừng tiếp tục bị tàn phá
nặng nề, khoáng sản bị khai thác bừa bãi. Đất đai bị x i mòn và thoái h a; đa dạng
sinh học trên đất liền và dưới biển đều bị suy giảm…” , và từ đó đề ra các quan
điểm và giải pháp bảo vệ môi trường; Luật bảo vệ và phát triển rừng được quốc hội
nước ta thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991 là một bước tiến lớn trong công tác
bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước; Nghị định số 18/HĐBT của Hội đồng bộ
trưởng ngày 17 tháng 1 năm 1992 về việc ban hành danh mục động vật, thực vật


13

rừng quý hiếm2 đã thể hiện mối quan tâm của Đảng và nhà nước về nguy cơ tuyệt
chủng các loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm.
Một dấu mốc quan trọng có tính chất lịch sử đối với việc bảo vệ các loài
động vật hoang dã là ngày 15 tháng 1 năm 1994, Việt Nam đã chính thức là thành
viên thứ 121 tham gia công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật

hoang dã nguy cấp, gọi tắt là công ước CITES. Để thực thi công ước này, ngày 29
tháng 5 năm 1996, thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 359/TTg về những
biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các lồi động vật hoang dã. Đây chính là
các cơ sở pháp lý quan trọng để các nhà làm luật nước ta xây dựng quy định về tội
vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý, hiếm tại Điều 190 Bộ luật
hình sự năm 1999.
1.1.3.2. Nội dung pháp lý của tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang
dã, quý hiếm trong Bộ luật Hình sự năm 1999
Tại Bộ luật hình sự năm 1999, Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật
thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Điều 190 với tên
gọi “Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm”
Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm
1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang
dã, quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, bn bán trái
phép sản phẩm của lồi động vật đ , thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm:
a) C tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn c thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi
triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ một năm đến năm năm.

2


Xem phụ lục bảng 1


14

Theo quy định của pháp luật nêu trên, cấu thành tội phạm này bao gồm các
dấu hiệu pháp lý sau:
Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm vào các quy định của nhà
nước trong việc bảo vệ cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học của các loài động vật
hoang dã, quý, hiếm trong môi trường sinh thái. Đối tượng tác động của tội phạm
này là các loài động vật hoang dã, quý hiếm được Chính phủ quy định trong danh
mục động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo từng thời kỳ.
Mặt khách quan của tội phạm: được thể hiện ở những hành vi săn bắt, giết,
vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã, quý hiếm và bị cấm theo quy
định của Chính phủ hoặc vận chuyển, bn bán trái phép sản phẩm của lồi động
vật đó (62 lồi động vật thuộc nhóm IB, ban hành kèm theo nghị định số
32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý động vật rừng, thực vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm)3 không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng,
không đầy đủ với quy định được ghi trong giấy phép.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện một trong
các hành vi khách quan nêu trên. Do quy định của pháp luật, tội phạm có cấu thành
hình thức nên người phạm tội chỉ cần có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ
các loài động vật hoang dã, quý hiếm là đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm, không cần
xét đến yếu tố đã gây ra hậu quả hay chưa.
Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý,
động cơ, mục đích phổ biến là vì vụ lợi nhưng khơng phải là yếu tố bắt buộc trong
cấu thành tội phạm
Chủ thể của tội phạm: tội phạm được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đầy
đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12, 13 Bộ luật

hình sự năm 1999. Do quy định của điều luật, khung hình phạt tối đa áp dụng đối
với tội phạm này là 7 năm tù, có nghĩa là tội phạm ở mức nghiêm trọng, chủ thể
thực hiện tội phạm này phải từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Về hình phạt: Điều luật quy định ba loại hình phạt chính được áp dụng là
Phạt tiền ( từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng); Cải tạo không giam giữ đến 02 năm;
Phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm; Và ba hình phạt bổ sung là Phạt tiền ( từ 2 triệu đồng

3

Xem phụ lục bảng 2


15

đến 20 triệu đồng); Cấm đảm nhiệm chức vụ; Cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.
1.1.4. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự năm 1999 số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009
Trong lần sửa đổi này, Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang
dã, quý hiếm được chỉnh sửa cho phù hợp với quy định của Luật bảo vệ môi trường
2005 ( hiện nay là Luật Bảo vệ môi trường 2014), Luật đa dạng sinh học 2008 và
một số văn bản pháp luật có liên quan, cụ thể như:
Về tên gọi: Điều 190 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi năm 2009 bỏ đi từ
“hoang dã” trong cụm từ “động vật hoang dã, quý hiếm” với tên gọi mới là “ Tội vi
phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ”
Về cấu thành tội phạm, Điều 190 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm
2009 quy định cấu thành cơ bản rộng hơn. Ngoài các động vật thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các sản phẩm của các loài động vật đó là

đối tượng của tội phạm theo Điều 190 Bộ luật hình sự năm 1999, thì nay được bổ
sung thêm “bộ phận cơ thể của loài động vật đ ” chẳng hạn như tay gấu, sừng tê
giác, xương hổ chưa qua chế biến,…; Về hành vi phạm tội có bổ sung thêm hành vi
“ni, nhốt” trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ.
Về hình phạt: Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã tăng
mức phạt tiền bao gồm cả hình phạt chính ( từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng), và
hình phạt bổ sung (từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng); tăng mức hình phạt cải tạo
khơng giam giữ đến 3 năm.
1.2. Pháp luật hình sự của một số quốc gia có liên quan đến Tội vi phạm các
quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu
tiên bảo vệ
Đối với Việt Nam, Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh
mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ là một tội danh mới (về tên gọi và
thêm một số hành vi khách quan) được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLHS năm 1999 nên vẫn còn nhiều bất cập, các văn bản hướng dẫn việc
áp dụng điều luật có nhiều điểm khơng thống nhất với nhau. Việc nghiên cứu quy
định của luật hình sự có liên quan đến Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật


16

thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của một số quốc gia
trên thế giới giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, chọn lọc kinh nghiệm để đưa ra các
kiến giải lập pháp là vô cùng cần thiết, giúp các nhà làm luật có cơ sở so sánh, chọn
lọc những kinh nghiệm quý báu của một số quốc gia này, phù hợp với điều kiện
kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.
1.2.1. So sánh với pháp luật hình sự của Vương quốc Thụy Điển
Tội phạm về mơi trường theo pháp luật hình sự của Vương quốc Thụy Điển
được pháp điển hóa và tập hợp thống nhất tại chương 29, Bộ luật môi trường Thụy

Điển năm 1999. Khác với Việt Nam, các tội phạm cụ thể về môi trường của Thụy
Điển chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật Môi trường, các vấn đề chung như chủ thể của
tội phạm, vấn đề hình phạt và quyết định hình phạt lại chịu sự điều chỉnh của Bộ
luật Hình sự Thụy Điển năm 1999. Điều luật có chứa đựng nội dung liên quan đến
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ tương ứng trong Bộ luật Môi trường Thuỵ Điển là Điều 8
và Điều 10 của Chương 29. Mặc dù kỹ thuật lập pháp khác nhau nhưng các hành vi
khách quan theo Điều 190 BLHS Việt Nam cũng đã được quy định khá đầy đủ
trong Điều 8 và Điều 10, chương 29, Bộ luật mơi trường Thụy Điển năm 1999. Tuy
nhiên, về hình phạt, so với Việt Nam hình phạt tù giành cho tội phạm này là quá
nhẹ, tối đa chỉ là 2 năm tù so với mức tối đa 7 năm tù của Việt Nam. 4
1.2.2. So sánh với Bộ Luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được Quốc hội nước này thông
qua tại kỳ họp thứ II, ngày 10 tháng 7 năm 1979, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01
năm 1980. Luật sửa đổi, bổ sung BLHS này được sửa đổi vào các năm 1997, 1999,
2001, 2002, và gần đây nhất là năm 2005 tại Hội nghị lần thứ 14 của Ủy ban thường
vụ Đại hội đại biểu nhân dân tồn quốc khóa X.
Khác với các quy định trong BLHS Việt Nam và một số quốc gia khác trên
thế giới, các điều luật trong BLHS Trung Quốc khơng có tên điều luật cụ thể mà chỉ
thể hiện nôi dung quy định của điều luật đó.
Trong Bộ luật Hình sự nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 2005, điều
luật có liên quan đến Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Điều 341:
4

Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự Thụy Điển, Nxb CAND, Hà Nội, Phần 3, Chế tài, tr
234 – 370.


17


“ Người nào săn bắn, giết hại trái phép động vật hoang dã, quý hiếm mà
Nhà nước đặt trọng điểm phải bảo vệ hoặc mua bán, vận chuyển trái phép những
động vật này và các sản phẩm của n sẽ bị phạt tù đến 5 năm hoặc cải tạo lao động
và bị phạt tiền; nếu c tình tiết nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm và
bị phạt tiền; nếu c tình tiết đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở lên và
bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản.
Người nào vi phạm pháp luật về săn bắn, sử dụng những công cụ và cách
thức săn bắn ở những khu vực cấm săn bắn hoặc săn bắn trong thời gian cấm săn
bắn, phá hoại tài nguyên động vật hoang dã, c tình tiết nghiêm trọng thì bị phạt tù
đến 3 năm, cải tạo lao động, quản chế hoặc bị phạt tiền.”5
Đối chiếu giữa quy định tại Điều 341 BLHS của nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa và quy định tại Điều 190 BLHS Việt Nam, ta thấy có một số điểm giống
và khác nhau như sau:
- Giống nhau: Cả hai điều luật có kỹ thuật lập pháp giống nhau, cùng sử
dụng khái niệm động vật quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và đều quy định các hành
vi: săn, bắt, giết, buôn bán, vận chuyển các động vật hoặc buôn bán, vận chuyển sản
phẩm từ các động vật là hành vi phạm tội. Đồng thời, cùng quy định tội phạm có
cấu thành tội phạm hình thức. Ngồi cấu thành cơ bản, cả hai điều luật đều quy định
thêm các cấu thành tăng nặng phụ thuộc vào dấu hiệu hậu quả và cùng cho phép sử
dụng hình phạt tiền là hình phạt chính.
- Khác nhau: So với Điều 190, Điều 341, Bộ luật Hình sự Trung Quốc khơng
quy định hành vi ni, nhốt trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm và vận chuyển,
buôn bán bộ phận cơ thể của các động vật đó là tội phạm nhưng quy định thêm hành
vi vi phạm pháp luật về săn bắn gây hậu quả nghiêm trọng cũng là tội phạm. Mặt
khác, Điều 341 vẫn sử dụng thuật ngữ “ hoang dã” trong khi Điều 190 đã bỏ thuật
ngữ này khi sửa đổi năm 2009. Về hình phạt, Điều 190 quy định hình phạt tù quá
nhẹ so với Điều 341. Ngồi ra, hình phạt tiền theo Điều 341 BLHS Trung Quốc xử
phạt cùng với các hình phạt chính khác.
1.2.3. So sánh với pháp luật hình sự của Philippines

Philippines là nước có các quy định về bảo vệ động vật hoang dã khá nghiêm
khắc. Đối với động vật quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, qua nghiên cứu Điều 28 Luật
5

Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Bộ luật hình sự của nước cộng hồ nhân dân Trung Hoa, NXB Tư
pháp, Hà Nội, tr 207.


18

Bảo tồn các khu hoang dã của Philippines cho thấy, mức hình phạt tù cao nhất lên
tới 12 năm, cao hơn rất nhiều so với mức cao nhất 7 năm của Việt Nam. Mức độ
nặng, nhẹ của hình phạt áp dụng cho người phạm tội phụ thuộc vào mức độ quý,
hiếm của động vật bị xâm hại. Điều luật cũng quy định tội phạm có cấu thành hình
thức. Mức phạt tiền cao nhất là 1.000.000 pesos ( khoảng 500 triệu đồng Việt Nam),
tương đương với mức phạt tiền cao nhất mà Điều 190 BLHS Việt Nam cho phép áp
dụng với tư cách là hình phạt chính. Tuy nhiên, điểm khác là mức phạt này đồng
thời cũng có thể là hình phạt bổ sung nếu toà án thấy cần thiết. Điểm hạn chế của
điều luật là do nằm trong Luật Bảo tồn các khu hoang dã nên đối tượng bảo vệ của
điều luật chỉ là các động vật hoang dã đã đang sinh sống tại các khu bảo tồn và
khơng có các quy định về các hành vi vận chuyển buôn bán các sản phẩm, cũng như
dẫn xuất từ các loài động vật này.
1.2.4. So sánh với Bộ luật Hình sự của Liên Bang Nga
Trong BLHS Liên Bang Nga, điều luật có liên quan đến Tội vi phạm các
quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ, được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 258 với tên gọi“Tội Săn bắt
trái phép”6, trong đó hành vi săn bắt chim, thú tuyệt đối cấm săn bắt theo quy định
của Chính phủ Liên bang Nga bị coi là tội phạm. Người phạm tội chỉ cần có hành
vi mà khơng cần có hậu quả cũng bị coi là đã phạm tội. Xét về lỗi, Điều 258
BLHS của Liên bang Nga cũng coi một số tình tiết là tình tiết định khung tăng

nặng giống Điều 190 BLHS Việt Nam như: Phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn:“ 2. Cũng hành vi nêu trên nhưng do người lợi dụng chức vụ quyền hạn
thực hiện hoặc do một nh m người c bàn bạc từ trước hoặc phạm tội c tổ chức
thì bị phạt tiền từ một trăm nghìn rúp đến ba trăm nghìn rúp, hoặc bằng thu nhập
khác của người bị kết án từ một năm đến hai năm, hoặc bị phạt tù đến hai năm c
hoặc không kèm theo và bị tước quyền đảm nhiệm một số chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định đến ba năm” 7.Về cơ bản, BLHS Liên bang Nga
cũng quy định về hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định.

6
7

Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Nxb CAND, Hà Nội, tr 488.

Theo Luật sửa đổi Luật Liên bang Nga ngày 06/5/2010, NĐ 81 –FD- Tổng tập luật Liên bang Nga, 2010, N
19 trang 2289.


×