Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ tịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG VĂN BA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ VỀ HỘ TỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ VỀ HỘ TỊCH

Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính
Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm
Học viên: Đặng Văn Ba
Lớp: CHL Khóa 1 Vĩnh Long

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý nhà nước của Ủy ban Nhân
dân cấp xã về hộ tịch” là kết quả của quá trình tổng hợp, phân tích và
nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS. TS Vũ Văn Nhiêm. Nội dung và các số liệu nêu trong luận văn là
trung thực và chính xác.

Tác giả luận văn

Đặng Văn Ba


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

ĐKHT

Đăng ký hộ tịch

2

QLNN

Quản lý nhà nước


3

TP-HT

Tư pháp - Hộ tịch

4

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH Ở CẤP XÃ ...................................................... 7
1.1. Khái quát chung về hộ tịch ................................................................. 7
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.1.4.

Khái niệm hộ tịch ............................................................................... 7
Khái niệm đăng ký hộ tịch ................................................................ 10
Khái niệm giấy tờ hộ tịch ................................................................. 11
Đặc điểm của hộ tịch ....................................................................... 14

1.2. Quản lý nhà nước về hộ tịch ............................................................. 14

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hộ tịch ............................................ 14
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về hộ tịch ........................................... 17
1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về hộ tịch ........................................... 19
1.2.4. Chủ thể thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch ................................. 21
1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch .............................................. 24
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã . 26
1.3.1. Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật .................... 27
1.3.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch ..................................... 30
1.3.3. Quản lý, sử dụng và lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch, biểu
mẫu hộ tịch theo quy định của pháp luật ...................................................... 31
1.3.4. Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản
sao trích lục hộ tịch theo quy định của pháp luật ......................................... 33
1.3.5. Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
huyện theo quy định của Chính phủ .............................................................. 35
1.3.6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo quy định
của pháp luật................................................................................................ 35
1.3.7. Bố trí cơng chức tư pháp - hộ tịch theo quy định của Ủy ban nhân dân
cấp trên ........................................................................................................ 37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................. 38


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN ........................................................................................................ 39
2.1. Khái quát chung về địa bàn khảo sát ............................................... 39
2.1.1. Thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang .......................... 39
2.1.2. Xã Gành Dầu, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ...................... 39
2.1.3. Xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.......................... 40
2.1.4. Xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ................................. 40
2.1.5. Phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ............................. 41

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa bàn khảo sát ........ 41
2.2.1. Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật .................... 41
2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch ..................................... 55
2.2.3. Quản lý, sử dụng và lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch, biểu
mẫu hộ tịch theo quy định của pháp luật ...................................................... 57
2.2.4. Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản
sao trích lục hộ tịch theo quy định của pháp luật ......................................... 59
2.2.5. Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
huyện theo quy định của Chính phủ .............................................................. 59
2.2.6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo quy định
của pháp luật................................................................................................ 60
2.2.7. Bố trí cơng chức tư pháp - hộ tịch theo quy định của Ủy ban nhân dân
cấp trên ........................................................................................................ 62
2.3. Đánh giá, nhận xét công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban
nhân dân cấp xã tại các địa bàn khảo sát.................................................. 63
2.3.1. Ưu điểm ........................................................................................... 63
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .............................................. 64
2.4. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về hộ tịch
của Ủy ban nhân dân cấp xã ...................................................................... 71
2.4.1. Xây dựng chức danh Hộ tịch viên..................................................... 71


2.4.2. Lập Sổ bộ hộ tịch và cấp Sổ hộ tịch cá nhân .................................... 72
2.4.3. Quy định cụ thể việc đặt tên cho trẻ khi đăng ký khai sinh ............... 73
2.4.4. Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ
tịch
......................................................................................................... 75
2.4.5. Trong thời gian chờ đợi việc thiết lập chức danh Hộ tịch viên, tiếp tục
xây dựng đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã theo hướng chuyên
nghiệp ......................................................................................................... 76

2.4.6. Tiếp tục đầu tư và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học trong
đăng ký và quản lý hộ tịch ............................................................................ 78
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................. 79
KẾT LUẬN ................................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã
về hộ tịch” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình vì một số lý do sau đây:
Thứ nhất, quản lý nhà nước (QLNN) về hộ tịch là hoạt động quan
trọng, mọi quốc gia trên thế giới hiện nay khơng phân biệt chế độ chính trị,
trình độ phát triển kinh tế đều phải quan tâm thực hiện công tác này. Nếu thực
hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch tốt sẽ giúp Nhà nước thực hiện tốt việc
quản lý dân cư và quản lý các mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh. Điều
quan trọng hơn là quản lý hộ tịch tốt sẽ tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước công
nhận và bảo hộ các quyền nhân thân phi tài sản và quyền quyền nhân thân gắn
liền với tài sản của cá nhân. Do đó, những vấn đề lý luận và pháp lý có liên
quan đến vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ để phục vụ
cho việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động này của các chủ
thể trong xã hội, cũng như hồn thiện các quy định của pháp luật có liên quan
đến vấn đề này.
Thứ hai, QLNN về hộ tịch do một hệ thống các cơ quan nhà nước thực
hiện, trong đó có Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã. Đây là cơ quan hành chính
cơ sở và gần dân nhất. Vì vậy, từ góc độ lý luận và trên cơ sở quy định của
pháp luật, UBND cấp xã được xác định là cơ quan có vị trí quan trọng bậc nhất

trong cơng tác QLNN về hộ tịch, trong đó nổi lên là hoạt động đăng ký hộ tịch
(ĐKHT). Đây là cơ sở dữ liệu đầu vào cho tất cả các khâu khác của công tác
quản lý hộ tịch. Nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động này Nhà
nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc đăng ký
và quản lý hộ tịch, trong đó đáng chú ý là Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của
Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, hiện nay văn bản này đã được thay
thế bởi một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn là Luật Hộ tịch 2014. Tuy nhiên,
vì nhiều lý do khác nhau, trong thời gian qua công tác QLNN về hộ tịch của
UBND cấp xã còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, làm giảm hiệu lực và hiệu quả
QLNN trong lĩnh vực này. Do đó, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật,


2

khảo sát và đánh giá thực trạng QLNN của UBND cấp xã về hộ tịch là việc làm
cần thiết và cần được quan tâm nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung, QLNN về hộ tịch của UBND
cấp xã nói riêng là vấn đề nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
người, cụ thể:
Phạm Trọng Cường (2003), “Quản lý nhà nước về hộ tịch - lý luận,
thực trạng và phương hướng đổi mới”, luận văn thạc sĩ luật học thực hiện tại
Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả của luận văn đã đề cập và phân
tích một cách có hệ thống các vấn đề lý luận, pháp lý liên quan đến công tác
QLNN về hộ tịch. Trong đó nổi bật là tác giả đã đề cập và phân tích tương đối
tồn diện khái niệm “hộ tịch” bằng cách tra cứu rất nhiều từ điển có uy tín,
nghiên cứu quan điểm của một số học giả ở khu vực miền Nam Việt Nam
trước năm 1975 và quan điểm của một số học giả nước ngoài. Tuy nhiên, luận
văn chỉ mới dừng lại ở việc đề cập và phân tích các quan điểm mà chưa đưa
ra được khái niệm “hộ tịch”. Mặt khác, luận văn có phạm vi nghiên cứu rất

rộng, do đó cơng tác QLNN về hộ tịch của UBND cấp xã chưa được luận văn
quan tâm nghiên cứu nhiều. Đồng thời luận văn được thực hiện trước năm
2003, khi Luật Hộ tịch và cả Nghị định số 158/2005/NĐ-CP chưa ra đời, vì
vậy nhiều vấn đề mà tác giả luận văn đề cập đã không còn phù hợp với các
quy định của pháp luật hiện hành. Nhưng, luận văn vẫn là nguồn tài liệu tham
khảo có giá trị, đặc biệt là hệ thống các quan điểm về khái niệm “hộ tịch” và
vai trị của cơng tác QLNN về hộ tịch.
Đặng Thị Ánh Loan (2008), “Thẩm quyền và thủ tục giải quyết các
việc hộ tịch của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại thành phố Hồ Chí
Minh”, luận văn thạc sĩ luật học thực hiện tại Đại học luật thành phố Hồ Chí
Minh. Luận văn đã làm rõ thực trạng quy định các chủ thể QLNN về hộ tịch,
từ đó phân tích, đánh giá và chỉ ra những hạn chế của những quy định về
thẩm quyền, thủ tục giải quyết các việc hộ tịch của UBND cấp xã. Trên cơ sở
đó, tác giả đề xuất giải pháp điều chỉnh, bổ sung cơ chế quy định rõ chức


3

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong việc giải quyết các việc
hộ tịch. Tuy nhiên, luận văn được thực hiện trước khi Luật Hộ tịch 2014 ra
đời, đồng thời luận văn chỉ khảo sát một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, do đó nhiều kiến giải của luận văn khơng cịn phù
hợp với bối cảnh hiện nay. Nhưng luận văn vẫn là nguồn tài liệu tham khảo
có giá trị.
Phạm Hồng Hồn (2011), “Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã,
huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ quản lý công được
thực hiện tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã đề cập và phân tích
một số vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến công tác QLNN về hộ tịch của
UBND cấp xã. Luận văn cũng khảo sát và đánh giá thực trạng QLNN về hộ
tịch ở các xã trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Tuy nhiên,

qua nghiên cứu cho thấy tác giả luận văn có sự lẫn lộn giữa công tác QLNN
về hộ tịch của UBND cấp xã và UBND cấp huyện, luận văn cũng chưa đề cập
và phân tích một cách có hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến
công tác QLNN về hộ tịch của UBND cấp xã. Tuy nhiên, chúng tôi tơn trọng
các quan điểm và kiến giải của tác giả.
Ơng Văn Tuân (2015), “Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các huyện có
đồng bào dân tộc thiểu số (từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng)”, luận văn thạc sĩ luật
học được thực hiện tại Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói luận
văn đã đề cập và phân tích một cách có hệ thống và tương đối sâu sắc các vấn
đề lý luận, pháp lý có liên quan đến công tác QLNN về hộ tịch trên địa bàn các
huyện có đồng bào dân tộc thiểu số với đời sống kinh tế cịn khó khăn và trình
độ nhận thức còn nhiều hạn chế. Luận văn đã khảo sát thực tiễn QLNN về hộ
tịch tại các huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, qua đó chỉ ra được những hạn
chế, bất cập và nguyên nhân của chúng, trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một
số giải pháp có tính khả thi. Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị.
Trương Thị Vân Anh (2015), “Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã,
thực tiễn ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ luật học thực
hiện tại Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đề cập và phân


4

tích tương đối rõ các vấn đề lý luận và pháp lý có liên quan đến cơng tác
QLNN về hộ tịch, đặc biệt trong mục 1.3 của luận văn đã đề cập và phân tích
một số mơ hình quản lý hộ tịch ở Việt Nam cũng như thế giới, đây là phần có
giá trị tham khảo. Luận văn cũng đã khảo sát thực trạng QLNN về hộ tịch tại
các xã trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và chỉ ra một số hạn
chế, bất cập của công tác này. Tuy nhiên, luận văn có cách tiếp cận giống như
luận văn của tác giả Phạm Hồng Hoàn, do đó dường như có sự lẫn lộn giữa
QLNN về hộ tịch của cấp xã và cấp huyện. Chúng tôi tôn trọng các quan điểm

và kiến giải của tác giả luận văn.
Ngồi ra cịn một số cơng trình, bài báo, sách chun khảo có liên
quan. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của tác giả cho thấy hiện chưa có cơng trình
nào đề cập một cách sâu sắc và tồn diện về cơng tác QLNN về hộ tịch của
UBND cấp xã trong bối cảnh Luật Hộ tịch năm 2014 đã có hiệu lực, đồng
thời cũng chưa có cơng trình nào nghiên cứu từ thực tiễn các xã thuộc các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, đề tài “Quản lý nhà nước của Ủy ban
nhân dân cấp xã về hộ tịch” là tương đối mới mẻ và cần thiết quan tâm đầu tư
nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận, pháp lý và thực trạng có liên quan đến cơng tác
QLNN về hộ tịch của UBND cấp xã là đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: luận văn nghiên cứu từ năm 2012 đến nay (4/2016).
Phạm vi không gian: luận văn khảo sát thực trạng tại 05 đơn vị hành
chính cấp xã, bao gồm: Thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; xã
Gành Dầu, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; xã An Khánh, huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp; xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An; và
Phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.


5

4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận,

pháp lý liên quan đến công tác QLNN về hộ tịch của UBND cấp xã. Đồng
thời, trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về hộ tịch của 05 xã được chọn,
đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm hồn thiện công tác QLNN về hộ
tịch của UBND cấp xã.
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn cần phải thực hiện những nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, đề cập và phân tích một cách có hệ thống các vấn đề lý luận
và pháp lý công tác QLNN về hộ tịch của UBND cấp xã.
Thứ hai, khảo sát và phân tích thực trạng QLNN về hộ tịch của UBND
cấp xã trên địa bàn 05 xã được chọn mẫu nghiên cứu. Chỉ ra những hạn chế,
bất cập và nguyên nhân của chúng trong công tác QLNN về hộ tịch của
UBND cấp xã.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm hồn thiện cơng tác
QLNN về hộ tịch của UBND cấp xã.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thống kê: đây là phương pháp được tác giả chủ yếu sử dụng
trong Chương 2 của luận văn. Tác giả sử dụng phương pháp này để thu thập và
xử lý dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp được tác giả sử
dụng xuyên suốt trong luận văn. Việc sử dụng hai phương pháp này nhằm


6


mục đích làm làm rõ vấn đề nghiên cứu, đồng thời tổng hợp những luận cứ đã
tìm được thành các nhận định và luận điểm của luận văn.
Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được tác giả sử dụng trong
hai chương của luận văn. Sử dụng phương pháp này giúp tác giả tìm ra những
điểm giống và khác nhau của vấn đề cần nghiên cứu, từ đó giúp tác giả phân
tích, đánh giá vấn đề khoa học và chính xác hơn.
Phương pháp khảo sát thực tế: đây là phương pháp được tác giả sử
dụng nhằm phục vụ cho Chương 2 của luận văn. Tác giả tiến hành khảo sát
thực tế hoạt động của một số xã tại khu vực ĐBSCL.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý cơng tác QLNN về hộ
tịch của UBND cấp xã, phân tích và làm rõ thực trạng QLNN về hộ tịch của
năm xã, qua đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thì nhằm hồn thiện cơng
tác QLNN về hộ tịch của UBND cấp xã.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được thiết kế thành hai chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý công tác quản lý nhà nước về hộ
tịch của UBND cấp xã.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban
nhân dân cấp xã và một số giải pháp hoàn thiện.


7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH Ở CẤP XÃ
1.1.


Khái quát chung về hộ tịch

1.1.1. Khái niệm hộ tịch
Hộ tịch là một khái niệm tương đối phức tạp, xét dưới góc độ ngơn ngữ
học, “hộ tịch” là một từ ghép gốc Hán chính phụ, được ghép bởi hai thành tố
có nghĩa độc lập, trong đó “tịch” là thành tố chính. Xét về mặt từ loại thì đây
là một danh từ thuộc nhóm danh từ chỉ khái niệm trừu tượng1. Nếu tìm hiểu
riêng từng thành tố thì có thể thấy, các từ điển khá thống nhất trong cách hiểu
từng từ đơn này. Theo đó từ “Hộ” khi sử dụng là danh từ có nhiều nghĩa khác
nhau, nhưng trong đó có một nghĩa trực tiếp là “dân cư” hoặc “nhà ở” hiểu
rộng ra là “đơn vị để quản lý dân số, gồm những người cùng ăn ở với nhau”.2
Tương tự từ “tịch” có nghĩa là “sổ sách” hoặc là “sổ sách đăng ký quan hệ lệ
thuộc”3. Tuy nhiên việc tổ hợp hai từ đơn này thành danh từ “Hộ tịch” lại là
một trường hợp rất đặc biệt về mặc ngôn ngữ và được sử dụng với thuộc tính
kết hợp hạn chế về việc sử dụng từ ngữ và khả năng tổ hợp từ ngữ. Chính do
tính chất đặc biệt ấy nên tìm hiểu qua các từ điển tiếng Việt thấy có nhiều
cách giải nghĩa từ “hộ tịch” khác nhau. Cụ thể:
- Quan điểm của các tác giả trong một số từ điển Hán - Việt:
“Hộ tịch: Quyển sổ của Chính phủ biên chép số người, chức nghiệp và
tịch quán của từng người”4. “Hộ tịch: Sổ biên dân số có ghi rõ tên họ, quê
quán và chức nghiệp của từng người”5. “Hộ tịch: Sổ biên nhận số một địa
phương hoặc cả toàn quốc, trong có ghi rõ tên họ, quê quán và chức nghiệp
của từng người”6. “Hộ tịch: Sổ sách ghi chép tên, họ, nghề nghiệp dân cư

1

Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.211.
Http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet/V-V/h%E1%BB%99.html. (15/4/2016)
3
Viện Ngơn ngữ học (Hồng Phê chủ biên) (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr.1093.

4
Đào Duy Anh (1992), Giản yếu Hán - Việt từ điển, quyển thượng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.384.
5
Nguyễn Văn Khôn (1960), Hán - Việt từ điển, Nhà sách Khai trí, Sài Gịn, tr.404.
6
Hồng Thúc Trâm (1974), Hán-Việt tân từ điển, Tân Sanh ấn quán, Sài Gòn, tr.296.
2


8

ngụ trong xã phường”7. “Hộ tịch: Quyển sổ ghi chép tên tuổi, quê quán, nghề
nghiệp của mọi người trong một địa phương”8.
- Quan điểm của các tác giả trong một số từ điển tiếng Việt:
“Hộ tịch: sổ của cơ quan dân chính đăng ký cư dân trong địa phương
mình theo từng hộ”9. “Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người
thuộc sự quản lý của pháp luật”10. “Hộ tịch: quyền cư trú, được chính quyền
cơng nhận của một người tại nơi mình ở thường xuyên, của những người
thường trú thuộc cùng một hộ, do chính quyền cấp cho từng hộ để xuất trình
khi cần”11.
Như vậy, thuật ngữ “hộ tịch” nghiên cứu dưới góc độ ngơn ngữ được
hiểu dưới nhiều nghĩa khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Tác giả của các
cuốn từ điển Hán - Việt12 đều cho rằng “hộ tịch” là một quyển sổ (của chính
quyền) ghi chép thơng tin có liên quan đến những người dân đang sinh sống
trên địa bàn, bao gồm các thông tin về số lượng người, họ tên, quê quán, nghề
nghiệp của từng người. Trái lại, tác giả của một số từ điển tiếng Việt lại có
quan điểm khác khi cho rằng “hộ tịch” bản thân nó là những sự kiện xảy ra
trong cuộc sống của mỗi người và những sự kiện này chịu sự quản lý của nhà
nước. Tuy nhiên, cũng có một số tác giả lại đồng nhất13 thuật ngữ “hộ tịch”
với thuật ngữ “hộ khẩu” khi cho rằng hộ tịch là sổ của cơ quan dân chính

đăng ký cư dân trong địa phương mình theo từng hộ.
Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ “hộ tịch” lần đầu tiên được định nghĩa
tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/10/1998
về ĐKHT. Theo đó, “hộ tịch” được hiểu: “là những sự kiện cơ bản xác định
tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết”14. Cách giải

7

Bửu Kế (1999), Từ điển Hán - Việt từ ngun, Nxb. Thuận Hố, TP. Hồ Chí Minh, tr.814.
Nguyễn Lân (chủ biên) (1989), Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, tr.321.
9
Viện Ngơn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) (1998), tlđd 3, tr.442.
10
Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hố - Thơng tin, Hà Nội, tr. 835.
11
Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt, Nxb.Văn hố - Thơng tin, Hà Nội,
tr.385.
12
Ít nhất là 4 cuốn từ điển Hán - Việt có uy tín ở Việt Nam.
13
Có thể nói đây là một sự nhầm lẫn khá phổ biến trong nhận thức của nhiều người hiện nay, do tác giả luận
văn sẽ phân biệt thuật ngữ “hộ tịch” và thuật ngữ “hộ khẩu” tại mục 1.2.1 của luận văn.
14
Chính phủ (1998), Nghị định số 83/1998/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch, Điều 1.
8


9

thích này tiếp tục được giữ lại trong Nghị định số 158/2005/NĐ-CP15 của

Chính phủ ban hành ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch. Cách
định nghĩa này vẫn được duy trì, nhưng được làm rõ hơn (theo phương pháp
luật kê) trong Luật Hộ tịch năm 2014. Cụ thể: “Hộ tịch là những sự kiện được
quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân
từ khi sinh ra đến khi chết”16. Theo đó, Điều 3 của Luật Hộ tịch ghi nhận các
sự kiện sau đây: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi,
cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử;
Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Ni con
ni, chấm dứt việc ni con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật,
công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một
người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nhằm
làm rõ nội hàm một số thuật ngữ ở trên, Luật tiếp tục giải thích:
Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay
đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định
của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai
sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật17.
Xác định lại dân tộc là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký
xác định lại dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự18.
Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi
những thơng tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi ĐKHT19.
Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thơng
tin hộ tịch cịn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký20.
Như vậy, dưới góc độ của ngơn ngữ và quy định của pháp luật có thể
hiểu khái niệm “hộ tịch” như sau: Hộ tịch là những sự kiện xảy ra trong cuộc
sống của mỗi cá nhân từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi mà theo quy định của
pháp luật nó được dùng để xác định tình trạng nhân thân của cá nhân đó.
15

Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, khoản 1 Điều 1.
Quốc hội (2014), Luật Hộ tịch, khoản 1 Điều 2.

17
Quốc hội (2014), tlđd 16, khoản 10 Điều 4.
18
Quốc hội (2014), tlđd 16, khoản 11 Điều 4.
19
Quốc hội (2014), tlđd 16, khoản 12 Điều 4.
20
Quốc hội (2014), tlđd 16, khoản 13 Điều 4.
16


10

Với cách định nghĩa này, “hộ tịch” không được hiểu là “quyển sổ” dùng
để ghi chép các “sự kiện hộ tịch21”, thay vào đó bản thân nó chính là các “sự
kiện hộ tịch” và những sự kiện hộ tịch này chính là căn cứ để xác định tình
trạng nhân thân của một cá nhân cụ thể trong xã hội với tư cách là một chủ
thể cơ bản trong quan hệ pháp luật. Để xác định được quyền và nghĩa vụ của
chủ thể trong một quan hệ pháp luật, công việc đầu tiên cần xác định chủ thể
là ai? Rõ ràng khơng có cách nào khác là căn cứ vào tình trạng nhân thân của
họ. Trong khoa học hình sự khi cần, người ta lấy mẫu vân tay để có cơ sở so
sánh và kết luận. Trong hộ tịch, việc xác định các thành tố như họ, tên, chữ
đệm, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, thời điểm chết hoặc các quan hệ nhân
thân khác như quan hệ cha, con, vợ, chồng, nghề nghệp, nơi cư trú… là
những cơ sở để phân biệt các chủ thể với nhau22.
1.1.2. Khái niệm đăng ký hộ tịch
Đi kèm với khái niệm “hộ tịch” là khái niệm “đăng ký hộ tịch”, bởi bản
thân nội hàm của khái niệm “hộ tịch” mới chỉ phản ánh những sự kiện xảy ra
trong cuộc sống của mỗi cá nhân có giá trị xác định tình trạng nhân thân của
người đó. Tuy nhiên, những sự kiện đó cần phải được ghi nhận bởi các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận sự tồn tại của nó hoặc để đảm bảo
sự phát sinh của nó, qua đó Nhà nước có cơ sở để quản lý và bảo vệ cá nhân.
Tất cả những hành vi đó chính là “đăng ký hộ tịch”. Nhằm xác định rõ nội
hàm của khái niệm “đăng ký hộ tịch”, Luật Hộ tịch định nghĩa khái niệm này
như sau: “Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận
hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để
Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về
dân cư”23.
Như vậy, thông qua định nghĩa trên chúng ta thấy rằng, Luật Hộ tịch đã
phân biệt thành hai nhóm hành vi với tính chất khác nhau tương đối rõ:

21

Là những sự kiện được quy định tại Điều 3 Luật Hộ tịch năm 2014.
Trương Thị Vân Anh (2015), Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã, thực tiễn ở huyện Mê Linh, thành phố
Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.19.
23
Quốc hội (2014), tlđd 16, khoản 2 Điều 2.
22


11

Nhóm 1: Hành vi xác nhận những sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1
Điều 3 Luật Hộ tịch (khai sinh, kết hôn, khai tử...). Đối với các sự kiện hộ tịch
này cơ quan ĐKHT xác nhận bằng cách đăng ký vào sổ dành riêng cho từng
loại việc, đồng thời cấp cho đương sự giấy chứng nhận về việc đó (như giấy
khai sinh, giấy chứng nhận kết hơn…). Hành vi xác nhận của cơ quan ĐKHT
đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký. Chỉ sau khi
được đăng ký, các sự kiện đó mới làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các

quyền và nghĩa vụ của cá nhân24.
Nhóm 2: Hành vi ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch quy định tại
khoản 2 Điều 3 Luật Hộ tịch (thay đổi quốc tịch, xác định lại giới tính, ly
hơn...). Khác với hành vi xác nhận, đối với các loại việc hộ tịch này, cơ quan
ĐKHT chỉ đơn thuần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền (ví dụ: bản án hoặc quyết định của Tịa án giải quyết việc
ly hơn, Quyết định của Chủ tịch nước cho một số người thôi quốc tịch Việt
Nam…) ghi chú việc đó vào Sổ hộ tịch25. Điểm phân biệt cơ bản giữa nhóm
hành vi này với nhóm hành vi thứ nhất là nó khơng làm phát sinh hiệu lực
pháp lý. Bởi vì, bản thân các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đã đem lại hiệu lực pháp lý cho các việc đó (ví dụ: một bản án xử ly hơn của
Tịa án bản thân nó đã có hiệu lực pháp lý chứ khơng phải chờ đến khi được
ghi chú vào sổ hộ tịch mới có hiệu lực pháp lý).
1.1.3. Khái niệm giấy tờ hộ tịch
Đi kèm với nhóm hành vi thứ nhất trong nội hàm của khái niệm “đăng
ký hộ tịch” là khá niệm “giấy tờ hộ tịch”. Cụm từ “giấy tờ hộ tịch” xuất hiện
06 lần trong Luật Hộ tịch, tuy nhiên Luật này khơng định nghĩa khái niệm
này. Tìm hiểu Nghị định số 158/2005/NĐ-CP cũng khơng thấy giải thích khái
niệm “giấy tờ hộ tịch”, nhưng tại khoản 1 Điều 5 của văn bản này có đề cập
đến giá trị pháp lý của “giấy tờ hộ tịch” khi quy định: Giấy tờ hộ tịch do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật
24

Phạm Trọng Cường (2003), Quản lý nhà nước về hộ tịch - lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới,
Luận văn thạc sĩ luật học - Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.13.
25
Phạm Trọng Cường (2003), tlđd 24, tr.13.


12


về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. Như
vậy, có thể hiểu “giấy tờ hộ tịch” là các loại giấy tờ pháp lý do cơ quan
ĐKHT cấp cho mỗi cá nhân sau khi đã đăng ký một sự kiện hộ tịch26.
Trên thực tế khái niệm “giấy tờ hộ tịch” tương ứng với khái niệm
“chứng thư hộ tịch” được sử dụng trong các văn bản pháp luật về hộ tịch của
chế độ cũ. Từ khi Nhà nước ta ban hành văn bản pháp luật đầu tiên về hộ tịch,
khái niệm “chứng thư hộ tịch” đã khơng cịn được sử dụng nữa thay vào đó là
“giấy chứng nhận hộ tịch” (Điều lệ ĐKHT năm 1956 và 1961), và hiện nay là
“giấy tờ hộ tịch”. Về mặt khoa học, khái niệm “chứng thư hộ tịch” có giá trị
biểu đạt hàm súc hơn, phản ánh chính xác bản chất và giá trị pháp lý của loại
giấy tờ do cơ quan quản lý hộ tịch cấp cho người dân khi thực hiện việc đăng
ký một sự kiện hộ tịch. Đối với mỗi cá nhân, giấy tờ hộ tịch có vai trị rất quan
trọng bởi các thông tin thể hiện trên từng loại giấy tờ hộ tịch có giá trị pháp lý
giúp mỗi cá nhân chứng minh một cách chính xác các đặc điểm nhân thân của
mình khi tham gia vào các quan hệ xã hội nhất định. Trong phương thức quản
lý hộ tịch của Việt Nam hiện nay, nếu như việc ghi chép vào sổ hộ tịch chủ yếu
nhằm phục vụ cho hoạt động QLNN thì việc thiết lập và cấp giấy tờ hộ tịch lại
có ý nghĩa chủ yếu nhằm phục vụ cho lợi ích của người dân.
Pháp luật Việt Nam công nhận và quy định giá trị pháp lý của các giấy
tờ hộ tịch khác nhau như: giấy khai sinh; giấy chứng nhận kết hơn; giấy
chứng tử; giấy xác nhận tình trạng hơn nhân; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi;
quyết định công nhận giám hộ; quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
Khi thực hiện việc đăng ký một sự kiện hộ tịch, cùng với việc ghi vào sổ gốc,
cán bộ tư pháp - hộ tịch (TP-HT) có trách nhiệm cấp cho đương sự một bản
chính giấy tờ hộ tịch tương ứng với sự kiện hộ tịch được đăng ký đồng thời
cấp bản sao với số lượng không hạn chế theo yêu cầu của đương sự. Các loại
bản chính và bản sao giấy tờ hộ tịch được sử dụng theo biểu mẫu thống nhất
do Bộ Tư pháp in ấn và phát hành.


26

Trương Thị Vân Anh (2015), tlđd 22, tr.20.


13

Trong số tất cả các loại giấy tờ hộ tịch thì Giấy khai sinh có vị trí quan
trọng đặc biệt. Đối với mỗi cá nhân, giấy khai sinh được coi là loại giấy tờ
pháp lý quan trọng nhất mà mỗi cá nhân cần có từ những năm tháng đầu tiên
của cuộc đời đến khi chết. Giấy khai sinh không chỉ là “giấy thông hành” vào
đời một con người mà trong suốt quá trình tồn tại về sau, giấy khai sinh luôn
được cá nhân sử dụng để chứng minh nhân thân của mình khi tham gia vào
các quan hệ pháp luật như đi học, xin việc làm, đăng ký kết hôn… Chính vì
vậy, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
(sau đây gọi tắt là Nghị định số 123/2015/NĐ-CP) quy định: Giấy khai sinh là
giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung
về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê
quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong
Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ
hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung
trong Giấy khai sinh27.
Giấy khai sinh là “giấy tờ gốc” với ý nghĩa là cơ sở để xác lập các loại
giấy tờ pháp lý về sau như: Sổ hộ khẩu, học bạ, chứng minh nhân dân28, các
loại văn bằng, chứng chỉ… Trong quan hệ với các giấy tờ này, giấy khai sinh
không chỉ là căn cứ để xác lập nên các giấy tờ đó mà trong trường hợp các
thông tin về cá nhân thể hiện trên giấy khai sinh và các giấy tờ cá nhân khác
có sự khác biệt, khơng thống nhất thì giấy khai sinh được coi là cơ sở pháp lý

để điều chỉnh dữ liệu trên các giấy tờ cá nhân khác cho phù hợp với các nội
dung trong giấy khai sinh. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan đại diện Ngoại giao, cơ
quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp có giá trị như giấy tờ hộ tịch
được cấp ở trong nước.

27

Chính phủ (2015), Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Hộ tịch, Điều 6.
28
Hiện nay là thẻ căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/01/2016.


14

Có thể thấy rằng những giấy tờ hộ tịch được được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác nhận để cá biệt hố một cơng dân. Đó là cơ sở pháp lý chứng
minh các quyền và nghĩa vụ của công dân phát sinh từ sự kiện hộ tịch. Do
tính chất quan trọng như vậy của các giấy tờ về hộ tịch cho nên pháp luật có
quy định chặt chẽ, cụ thể các nguyên tắc, thủ tục, trình tự đăng ký và cấp các
loại giấy tờ về hộ tịch. Chính vì vậy, ĐKHT là hành vi bắt buộc không chỉ với
công dân mà còn là trách nhiệm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.1.4. Đặc điểm của hộ tịch
Trên cơ sở việc phân tích làm rõ khái niệm hộ tịch, ĐKHT và giấy tờ
hộ tịch có thể thấy “hộ tịch” mang 03 đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hộ tịch là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá nhân con
người. Nguyên nhân là do, mỗi con người chỉ có một thời điểm sinh, một thời
điểm chết. Các dấu hiệu về cha đẻ, mẹ đẻ, dân tộc, giới tính là những dấu hiệu
giúp người ta phân biệt từng cá nhân con người và những dấu hiệu này gần

như là bất biến. Vì vậy, đây là những giá trị nhân thân gắn với một con người
cụ thể từ khi sinh ra cho đến khi chết đi.
Thứ hai, hộ tịch là những giá trị mà về nguyên tắc không chuyển đổi
cho người khác. Đây là hệ quả của đặc điểm thứ nhất. Vì vậy, việc thực hiện
các sự kiện hộ tịch phải do trực tiếp cá nhân người đó thực hiện, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác (như: khai sinh có thể do bố, mẹ đi đăng ký
khai sinh; khai tử do người thân của người chết đăng ký khai tử).
Thứ ba, hộ tịch là những sự kiện nhân thân khơng lượng hố được
thành tiền. Vì vậy, hộ tịch khơng phải là một loại hàng hóa có thể trao đổi trên
thị trường.
1.2.

Quản lý nhà nước về hộ tịch

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hộ tịch
Thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với cách hiểu
thơng thường thì quản lý có nghĩa là hoạt động nhằm tác động một cách có
tổ chức và có định hướng của chủ thể quản lý vào đối tượng nhất định để
điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính


15

ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định29. Quản lý
cũng được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi
của cá nhân nhằm hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy
luật khách quan30.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền
lực nhà nước và sử dụng pháp luật làm công cụ để điều chỉnh hành vi của con

người trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, do các cơ quan trong bộ
máy nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của con người,
duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Hiện nay, trong khoa học pháp lý,
thuật ngữ QLNN được hiểu theo hai phạm vi: nghĩa rộng và nghĩa hẹp31.
QLNN theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi
hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng
của nhà nước. Chủ thể của QLNN theo nghĩa rộng là tất cả các cơ quan nhà
nước của bộ máy nha nước, tức là cả ba hệ thống cơ quan: lập pháp, hành
pháp và tư pháp. QLNN theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do một loại cơ
quan đặc biệt thực hiện mà chúng ta gọi đó là cơ quan hành chính nhà nước.
Đó là hoạt động chấp hành hiến pháp, luật và điều hành trên cơ sở hiến pháp
và luật đó, vì thế cịn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành. Do đó, QLNN
theo nghĩa rộng bao hàm QLNN theo nghĩa hẹp. Hiện nay trong khoa học
Luật Hành chính cách hiểu QLNN theo nghĩa hẹp là cách hiểu phổ biến.
Như vậy, có thể hiểu QLNN là hoạt động mang tính chất chấp hành và
điều hành của các cơ quan hành chính chính nước trên cơ sở và để thi hành
hiến pháp, luật, văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên nhằm đáp ứng các
nhu cầu hợp pháp của cơng dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Trên cơ sở nội hàm khái niệm QLNN và khái niệm hộ tịch32 có thể hiểu
QLNN về hộ tịch là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trên cơ sở
29

Võ Kim Sơn (2004), Phân cấp quản lý nhà nước - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.06.
Http://Violet.Vn/Qlgd2013/Present/Show/Entry_Id/9840041. (16/4/2016)
31
Nguyễn Cửu Việt (Chủ biên) (2014), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, TP.HCM, tr.51.
32
Và các khái niệm có liên quan như đăng ký hộ tịch, giấy tờ hộ tịch.
30



16

và để thi hành pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch, góp phần vào bảo đảm, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nuóc.
Như đã đề cập đến trong mục 1.1.1 của luận văn khi phân tích khái
niệm hộ tịch, hiện nay trong thực tế nhiều người đang có sự nhầm lẫn giữa
QLNN về hộ tịch với QLNN về hộ khẩu. Theo quy định của Luật Cư trú
200633: “Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của
mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục
đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ”34. Luật này tiếp tục quy định:
“Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú
và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân”35. Như vậy, QLNN về hộ
tịch và QLNN về hộ khẩu đều là quản lý dân cư. Tuy nhiên, hai khái niệm
này có thể được phân biệt dưới một số góc độ sau:
Thứ nhất, về đối tượng quản lý:
Đối tượng của quản lý hộ khẩu chỉ là đặc điểm về nơi cư trú của cá nhân.
Đối tượng quản lý hộ tịch bao gồm tổng thể rất nhiều đặc điểm nhân
thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết: ngày, tháng, năm sinh, dân tộc,
quốc tịch, nơi sinh, quê quán, quan hệ gia đình, quan hệ hơn nhân… Xét về
tính chất, có thể thấy quản lý hộ tịch quan tâm đến các đặc điểm nhân thân có
tính bền vững của cá nhân, những đặc điểm này chỉ có thể thay đổi trong những
trường hợp đặc biệt, theo một thủ tục pháp lý chặt chẽ. Trong khi đó, đặc điểm
về nơi cư trú của cá nhân là đặc điểm nhân thân có tính “động” dễ bị thay đổi.
Thứ hai, về phương diện bảo vệ quyền nhân thân:
Quản lý hộ khẩu chỉ là biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú hợp pháp
của cá nhân, còn quản lý hộ tịch là phương tiện để mỗi cá nhân thực hiện tổng
thể rất nhiều quyền nhân thân cơ bản của mình. Đơn vị “hộ” được dùng làm

đơn vị quản lý dân cư của cả quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu, nhưng trong
quản lý hộ tịch mối quan hệ giữa các thành viên trong hộ chỉ có thể là mối

33

Đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 36/2013/QH13.
Quốc hội (2006), Luật Cư trú, Điều 18.
35
Quốc hội (2006), tlđd 33, khoản 1 Điều 24.
34


17

quan hệ gia đình hình thành trên cơ sở quan hệ hơn nhân, huyết thống hoặc
ni dưỡng. Cịn trong quản lý hộ khẩu, không nhất thiết các thành viên
trong một đơn vị hộ khẩu phải có quan hệ gia đình với nhau mà chỉ cần ở
chung một nhà cũng có thể cùng đăng ký theo một đơn vị hộ khẩu.
Thứ ba, về chủ thể quản lý:
Theo pháp luật hiện hành thì quản lý hộ tịch là hoạt động chun mơn
của ngành Tư pháp36, còn quản lý hộ khẩu là hoạt động chun mơn của
ngành Cơng an. Mặc dù có sự phân biệt tương đối rõ ràng như trên, nhưng
trong thực tế đời sống của mỗi cá nhân các vấn đề về hộ tịch và hộ khẩu có
mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau, chẳng hạn: Sau khi đã kết hôn, người
vợ muốn chuyển hộ khẩu về nơi cư trú của chồng thì một trong những giấy tờ
cần có để làm căn cứ cho việc thực hiện chuyển hộ khẩu là Giấy chứng nhận
kết hơn. Hoặc để xóa tên một người đã chết trong sổ hộ khẩu gia đình, cơ
quan quản lý hộ khẩu phải căn cứ vào giấy chứng tử của người đó. Ngược lại
trong thủ tục ĐKHT (khai sinh, khai tử, kết hôn, nuôi con nuôi...) các giấy tờ
về hộ khẩu (Sổ hộ khẩu hoặc Giấy xác nhận tạm trú có thời hạn) ln là loại

giấy tờ quan trọng cần có trong hồ sơ ĐKHT. Vai trị quan trọng của giấy tờ
hộ khẩu trong hoạt động ĐKHT thể hiện ở chỗ nó là căn cứ để xác định cơ
quan có thẩm quyền ĐKHT theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về hộ tịch
Quản lý nhà nước về hộ tịch có ý nghĩa rất quan trọng để Nhà nước
thực hiện quản lý dân cư và quản lý các mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng - an
ninh đồng thời tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ các quyền
nhân thân phi tài sản và quyền nhân thân gắn liền với tài sản của cá nhân37.
Có thể nói, trong xã hội hiện đại, khi khái niệm quyền con người đã được
nhận thức như một giá trị chung của nhân loại thì cùng với nó, hầu như tất cả
các quốc gia đều nhận thức đúng đắng về tầm quan trọng của việc quản lý hộ
tịch. Nếu hoạt động quản lý dân cư được xem là nội dung quan trọng nhất
36

Khơng phải Tịa án và Viện kiểm sát.
Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo số 104/BC-BTP Tổng kết công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và việc thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch, tr.01.
37


18

trong tổng thể hoạt động quản lý xã hội thì quản lý hộ tịch, với các lợi ích của
nó được xác định ở vị trí trung tâm của hoạt động quản lý dân cư.
Về cơ bản có thể thấy QLNN về hộ tịch có những ý nghĩa quan trọng sau:
Thứ nhất, quản lý hộ tịch là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính
sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng… và tổ chức
thực hiện có hiệu quả các chính sách này. Một hệ thống quản lý dữ liệu hộ
tịch đầy đủ, chính xác, được cập nhật kịp thời, thường xuyên sẽ là nguồn tài
sản thông tin hết sức quý giá luôn sẵn sàng hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định

các chính sách xã hội một cách chính xác, có tính khả thi, tiết kiệm chi phí xã
hội. Chính vì số liệu thống kê hộ tịch của chúng ta trong thời gian qua không
đáng tin cậy nên định kỳ 10 năm 1 lần, Nhà nước ta đã phải bỏ ra vài trăm tỷ
cho các cuộc Tổng điều tra dân số (năm 2009 chi tới trên 400 tỷ đồng), trong
khi nếu số liệu về hộ tịch đầy đủ, chính xác thì sẽ được sử dụng ngay mà
khơng phải tốn nhiều chi phí cho cơng tác điều tra, thu thập số liệu. Cũng
chính vì số liệu thống kê khơng kịp thời, đầy đủ, thiếu chính xác nên không
đủ độ tin cậy để làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng của đất nước38.
Thứ hai, hoạt động quản lý và ĐKHT thể hiện tập trung nhất, sinh
động nhất sự tôn trọng của Nhà nước đối với việc thực hiện một số quyền
nhân thân cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013
và Bộ luật Dân sự 200539, ví dụ như quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ
tên, quyền xác định dân tộc, quyền đối với quốc tịch, quyền kết hôn, quyền
được nuôi con nuôi và được nhận làm con nuôi,... Ở phương diện này ĐKHT
chính là phương tiện để người dân thực hiện, hưởng thụ các quyền nhân thân
đó. Các dữ liệu về căn cước của mỗi cá nhân thể hiện trên giấy tờ hộ tịch
(giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hơn…) là sự khẳng định có giá trị pháp
lý về đặc điểm nhân thân của mỗi người, mà qua đó các cơ quan tổ chức, cá
nhân khác có thể đánh giá người đó có khả năng điều kiện để tham gia vào
các quan hệ pháp luật nhất định hay không.
38
39

Bộ Tư pháp (2012), tlđd 36, tr.20.
Từ ngày 01/01/2017 Bộ luật Dân sự 2015 sẽ có hiệu lực.


×