Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Yếu tố thần kỳ trong tiểu truyện thiền sư khảo sát trường hợp thiền uyển tập anh và cao tăng truyện luận hướng dẫn văn thạc sĩ 60 22 01 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

PHẠM QUỐC BÌNH

YẾU TỐ THẦN KỲ TRONG TIỂU TRUYỆN
THIỀN SƯ - KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP THIỀN UYỂN
TẬP ANH VÀ CAO TĂNG TRUYỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

PHẠM QUỐC BÌNH

YẾU TỐ THẦN KỲ TRONG TIỂU TRUYỆN
THIỀN SƯ - KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP THIỀN UYỂN
TẬP ANH VÀ CAO TĂNG TRUYỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21
Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. NGUYỄN HỮU SƠN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


1

YẾU TỐ THẦN KỲ TRONG TIỂU TRUYỆN THIỀN SƯ – KHẢO SÁT
TRƯỜNG HỢP THIỀN UYỂN TẬP ANH VÀ CAO TĂNG TRUYỆN

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Yếu tố thần kỳ trong tiểu truyện thiền sư - khảo sát
trường hợp Thiền uyển tập anh và Cao tăng truyện hoàn tồn là do tơi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn (Viện Văn học Hà Nội). Các kết
quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
cứ cơng trình nào khác.
Nếu sai, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Học viên
Phạm Quốc Bình


2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Yếu tố thần kỳ trong tiểu truyện thiền sư - khảo sát
trường hợp Thiền uyển tập anh và Cao tăng truyện, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tơi
trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô tổ bộ mơn Văn học trung
đại Việt Nam và tồn thể các thầy cô khoa Văn học - Ngôn ngữ trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất để tơi
hồn thành luận văn.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi
trong suốt q trình học cũng như thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, ngày 20 tháng 01 năm 2017
Học viên
Phạm Quốc Bình


3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................7
4. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................9
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................9
7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................11
NỘI DUNG .........................................................................................................11
Chương 1: NGUỒN GỐC RA ĐỜI THỂ LOẠI TRUYỆN THIỀN SƯ
TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM – TRƯỜNG HỢP CAO TĂNG TRUYỆN
VÀ THIỀN UYỂN TẬP ANH ...........................................................................11
1.1. Khái quát thể loại truyện thiền sư Trung Hoa và Việt Nam .......................11
1.2. Trường hợp xuất hiện Cao tăng truyện và Thiền uyển tập anh ..................16
1.3. Giới thuyết khái niệm “thần kỳ” và vấn đề yếu tố thần kỳ trong thể loại
truyện thiền sư .....................................................................................................24

Tiểu kết chương 1 ................................................................................................29
Chương 2: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VỀ YẾU TỐ THẦN KỲ
GIỮA THIỀN UYỂN TẬP ANH VÀ CAO TĂNG TRUYỆN ......................31
2.1. Mô típ về sự ra đời của các thiền sư ............................................................31
2.2. Mơ típ về phép thuật, năng lực siêu nhiên, thần kỳ của các thiền sư .........39
2.3. Mơ típ về sự viên tịch của các thiền sư .......................................................52
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................63
Chương 3: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT VỀ YẾU TỐ THẦN KỲ GIỮA THIỀN
UYỂN TẬP ANH VÀ CAO TĂNG TRUYỆN...........................................................66


4

3.1. Mơ típ về sự ngộ đạo, kiến tánh của các thiền sư .......................................66
3.2. Mơ típ về q trình hành đạo của các thiền sư ...........................................75
3.3. Mơ típ về việc quy ẩn của các thiền sư .......................................................81
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................90
KẾT LUẬN.........................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................96


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lí do khoa học
Văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng và văn học Phật giáo các vùng Đơng
Nam Á nói chung đều là một bộ phận của văn học trung đại. Trong đó Cao tăng
truyện (Trung Quốc) và Thiền uyển tập anh (Việt Nam) được lưu truyền từ rất sớm,
góp phần tạo nên dấu ấn riêng biệt của Phật giáo trong quá trình phát triển của văn

học viết với thể loại văn xi hiện đại ngày nay.
Mặc khác, có thể nhận định loại hình tác phẩm ghi chép truyện đời các vị thiền
sư khởi nguồn từ nguyên mẫu ghi chép tiểu sử về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni kể từ
khi sinh, trải qua thời gian tu hành cho đến khi viên tịch. Tất cả đều gắn với yếu tố
thần kỳ, bao hàm cả sự “lạ hóa”. Yếu tố này xuất hiện với mức độ dày đặc trong hầu
hết các truyện thiền sư, sự xuất hiện này không phải ngẫu nhiên hay chỉ nhằm đảm
bảo cho sự hoàn chỉnh về kết cấu của các tiểu trun, mà nó chính là tâm điểm chi
phối, làm nên tư tưởng cốt lõi cho toàn bộ tác phẩm. Vì điều này, địi hỏi người
nghiên cứu cần có sự đối sánh, tìm tịi, lý giải giữa các tác phẩm để có cơ sở tìm về
cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc.
Truyện về các thiền sư đã được nhiều học giả nghiên cứu, việc tìm về với văn
học của một thời đại đã qua, tạo nên những đề tài lý thú. Tuy nhiên các cơng trình
ấy chỉ chuyên nghiên cứu riêng biệt về một tác phẩm cụ thể, mà chưa có hoặc rất
hiếm các cơng trình khảo sát trong mối tương quan, so sánh truyện thiền sư giữa các
quốc gia với nhau. Do đó trên phương diện nghiên cứu văn học cổ trung đại trong
tương quan Việt Nam – Trung Quốc nên luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát về
yếu tố thần kỳ giữa Thiền uyển tập anh và Cao tăng truyện, với mong muốn tìm ra
sự tương đồng và khác biệt trong truyền thống văn hóa – văn học Phật giáo thời
trung đại của hai dân tộc. Qua đó xác định vị trí của Thiền uyển tập anh trong dòng


2

văn xuôi trung đại Việt Nam và so sánh với các tác phẩm có cùng thể tài về thiền sư
ở Việt Nam với các nước trong khu vực. Do đó, chúng tôi chọn Cao tăng truyện của
Trung Quốc làm đối tượng để khảo sát và so sánh.
1.2. Lí do thực tiễn
Việc nghiên cứu Thiền uyển tập anh và Cao tăng truyện nói chung và nghiên
cứu về yếu tố thần kỳ trong hai tác phẩm này nói riêng, sẽ góp phần lý giải, làm
sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về lịch sử, văn hóa, vấn đề mang tính “tâm linh” trong

việc giảng dạy các bài thơ kệ tiêu biểu của chương trình Ngữ văn phổ thơng như:
Cáo tật thị chúng (Mãn Giác Thiền sư), Quốc tộ (Pháp Thuận Thiền sư), Ngôn hồi
(Khơng Lộ Thiền sư)…
Thiền uyển tập anh và Cao tăng truyện được xem là một trong những tác
phẩm đặt nền tảng ban đầu cho loại hình văn xi tự sự thời trung đại của Việt Nam
và Trung Quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu yếu tố thần kỳ trong hai tác phẩm này là
thực sự cần thiết, đóng vai trị quan trọng, góp phần to lớn trong việc kiến giải
những giá trị lịch sử - văn hóa cho các tác phẩm văn học. Đặc biệt, đây chính là tiêu
chí để nghiên cứu các tác phẩm khác cùng loại hình. Đồng thời tính chất liên văn
bản sẽ phát huy tác dụng thực sự khi người dạy có ý thức liên hệ với các tác phẩm
cùng loại trong việc giảng dạy các tác phẩm văn xuôi tự sự cổ trung đại của các dân
tộc.
Mặc khác, trong cơng trình nghiên cứu “Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật
của Thiền uyển tập anh”, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn đã nhận định: “Các tiểu
truyện tuy không sáng tác theo định hướng hư cấu, tưởng tượng vẫn bộc lộ rõ nét xu
thế ngưỡng vọng, kỳ vĩ hóa, siêu nhiên hóa các hình tượng danh nhân theo các thao
tác tư duy dân gian mà truyền thuyết dân gian thường có. Có thể nói ở đây khả năng
dân gian hóa, folklore hóa Phật giáo; hoặc ngược lại, những phương thức tư duy dân
gian tiềm tàng trong đời sống xã hội đã được tiếp nhận và chuyển hóa vào Thiền
uyển tập anh”. Vì thế, khi kết hợp nghiên cứu về yếu tố thần kỳ trong tiểu truyện


3

các thiền sư trong Thiền uyển tập anh và Cao tăng truyện, luận văn đồng thời sẽ
cung cấp nguồn tư liệu quý phục vụ tốt cho công tác giảng dạy các tác phẩm văn
xuôi tự sự thời trung đại, đặc biệt là thể loại văn học dân gian, qua đó nhằm tăng
cường khả năng khám phá mối quan hệ văn học khu vực và thế giới. Vì vậy người
viết đã chọn đề tài Yếu tố thần kỳ trong tiểu truyện thiền sư – khảo sát trường hợp
Thiền uyển tập anh và Cao tăng truyện để nghiên cứu khơng ngồi mục đích trên.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu Thiền uyển tập anh
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các cơng trình nghiên cứu về tác phẩm
Thiền uyển tập anh ngày càng phong phú, đa dạng. Có thể kể đến các cơng trình
nghiên cứu tiêu biểu: Kiều Thu Hoạch: Tìm hiểu thơ văn của các nhà sư Lý - Trần
(TCVH, số 6, 1965); Trần Thị Băng Thanh: Một vài tìm tịi bước đầu về văn bản
“Thơ văn Lý -Trần” (TCVH, số 4, 1986); Nguyễn Huệ Chi: Các yếu tố Nho - Phật Đạo được tiếp thu và chuyển hóa như thế nào trong đời sống tư tưởng và văn học
Lý - Trần (TCVH, số 6, 1978), Nghĩ về văn học đời Lý (TCVH, số 6, 1986), Mãn
Giác và bài thơ Thiền nổi tiếng của ông (TCVH, số 5, 1987); Nguyễn Công Lý:
Văn học phật giáo thời Lý – Trần: Diện mạo và đặc điểm (Nxb Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, 2002); Phạm Ngọc Lan: Chất trữ tình trong thơ Thiền đời Lý
(TCVH, số 4, 1986); Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga dịch, giới thiệu, Thiền uyển
tập anh (Phân viện NCPH và Nxb Văn học, H, 1990); Nguyễn Đăng Na: Văn xuôi
tự sự Việt Nam thời trung đại (Tập 1), Truyện ngắn (Nxb Giáo dục, H, 1997), Bài
kệ của trưởng lão Mãn Giác (TCHN, số 4, 2011); Lê Mạnh Thát: Nghiên cứu Thiền
uyển tập anh (Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2000)…
Các cơng trình nghiên cứu trên phần lớn chỉ tập trung khảo sát các khía cạnh
về thơ văn, cuộc đời của các thiền sư. Qua đó, các tác giả đúc kết, lý giải sâu sắc
các triết lý tư tưởng Phật giáo, đồng thời nêu những nhận định chung về giá trị thơ
văn của các thiền sư được ghi chép trong Thiền uyển tập anh. Tuy những nghiên


4

cứu, đánh giá ban đầu về tác phẩm có sâu sắc nhưng chưa có sự so sánh, mở rộng
liên hệ với các tác phẩm cùng loại của các quốc gia trong khu vực nên chưa đánh
giá thật đầy đủ về giá trị của tác phẩm Thiền uyển tập anh.
Trong các cơng trình nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, đáng chú ý là cơng
trình nghiên cứu chun sâu Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh của nhà nghiên
cứu Nguyễn Hữu Sơn (Nxb Khoa học xã hội, 2002) cùng một loạt các bài viết đăng

trên các tạp chí của cùng tác giả như: Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật của Thiền
uyển tập anh (TCVH, số 4, 1992), Tìm hiểu đặc trưng “lạ hóa” về sự ra đời của các
Thiền sư trong Thiền uyển tập anh (NCPH, số 4, 1994), Về môtip “quy tịch”của các
thiền sư trong Thiền uyển tập anh (NCPH, số 4 & 5, 1996), Đặc điểm mối quan hệ
giữa phần “truyện - tiểu sử” và việc tàng trữ giá trị thi ca trong Thiền uyển tập anh
(Tác phẩm mới, số 8, 1996), Thiền uyển tập anh - từ góc nhìn một nét tương đồng
hình thức thể tài “biến văn” (TCVH, số 3, 1997), Về khả năng tích hợp các yếu tố
folklore trong sách Thiền uyển tập anh (Văn hóa dân gian, số 1, 1998), Thiền uyển
tập anh - tác phẩm mở đầu loại hình văn xi tự sự Việt Nam thời trung đại (TCVH,
số 8, 2001)... Với quan điểm xác định Thiền uyển tập anh là một chỉnh thể văn bản
trọn vẹn, nên các cơng trình nghiên cứu trên, tác giả đã tập trung tìm hiểu cấu trúc
văn bản, phân tích các thành tố nội dung và nghệ thuật, các phương thức tư duy và
mơ típ tương đồng ở từng tiểu truyện thiền sư, từ đó xác định những đặc điểm thuộc
về loại hình tác phẩm. Đặc biệt tác giả của chuyên luận coi trọng mối quan hệ giữa bộ
phận tàng trữ giá trị thi ca với phần văn xuôi tự sự ghi chép tiểu truyện thiền sư, lưu ý
khả năng tương đồng và tích hợp các yếu tố folklore trong tác phẩm Thiền uyển tập
anh. Dù nghiên cứu chuyên sâu, nhưng chuyên luận và các công trình nghiên cứu
quan tâm nhiều ở việc khảo sát loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh, chưa đi vào
khảo nguồn gốc tính tương đồng, sự ảnh hưởng, giao lưu văn hóa... của tác phẩm này
trong mối quan hệ văn hóa - văn học với các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên,
những cơng trình nghiên cứu trên đã cung cấp nguồn tư liệu quý giá, đang là chiều
hướng mở và chính là động lực để chúng tơi có thêm nhiều ý tưởng khám phá mới.
Nó là cơ sở để chúng tơi tiến hành khảo sát tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa


5

kiểu truyện thiền sư Việt Nam với các kiểu truyện thiền sư của các quốc gia trong
khu vực (đặc biệt là Trung Hoa) thông qua hai tập truyện Thiền uyển tập anh và Cao
tăng truyện.

2.2. Lịch sử nghiên cứu Cao tăng truyện
Cao tăng truyện là tập truyện cổ ghi chép sự tích các nhà sư nổi tiếng của
Trung Quốc được nhiều tác giả biên soạn bằng tiếng Hán. Do những khó khăn về
văn tự nên Cao tăng truyện dù xuất hiện từ rất sớm nhưng tác phẩm đến với bạn đọc
Việt Nam lần đầu tiên là nhờ vào những nỗ lực trong công tác biên soạn của Hạnh
Huệ. Với công trình Cao tăng dị truyện (Truyện kể các vị cao tăng Trung Quốc)
(Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2001), Hạnh Huệ đã giới thiệu 89 truyện thiền sư và kèm
theo phụ lục 33 vị tổ. Ngồi ra cịn có các cơng trình dịch, nghiên cứu khác về các vị
Cao tăng, Tăng nhân Trung Quốc: Hạnh Nguyên, Truyện kể các vị Cao tăng Trung
Quốc (Nxb Lao động), Cao Tự Thanh dịch, giới thiệu, Tăng nhân Trung Hoa (Nxb
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh); Trần Yên Thảo dịch, Truyền thuyết Cao tăng Trung
Hoa (Lưỡng Tấn – Nam Bắc Triều – Tùy – Đường) (Nxb Tơn giáo, 2014), Nguyễn
Nhân với cơng trình nghiên cứu: Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ sư Thiền tông
(Ấn Độ - Trung Hoa – Việt Nam) (Nxb Tơn giáo, H, 2013), Thích Thanh Từ, soạn,
giới thiệu, Sử 33 vị Tổ Thiền tông Ấn – Hoa (Nxb Hồng Đức, 2014). Nhìn chung tất
cả các cơng trình nghiên cứu trên tập trung thể hiện, lý giải nhiều cố sự về những
cao tăng, các vị Tổ sư (đặc biệt Trung Hoa) trên con đường hoằng dương Phật pháp
có ảnh hưởng lớn trên dòng phát triển của lịch sử Phật giáo cũng như khai tơng lập
phái, hoặc có trước tác vĩ đại, nắm trong tay sự tồn vong của Phật pháp: “Đến
Lưỡng Tấn, Phật giáo mới được truyền bá rộng rãi ra dân gian, và nhanh chóng trở
thành tố chất hữu cơ trong mạch sống nhân văn toàn xã hội Trung Hoa. Các đời Tùy
– Đường cao tăng xuất hiện càng đông đảo. Những phong trào kiến tạo tự viện, xây
dựng đạo tràng, khai tông lập phái đã đưa Phật giáo vào thời kỳ tối phồn vinh mà
ngay cả mẫu quốc Ấn Độ cũng chưa từng có…” [54].


6

3.3. Nhìn chung, qua khảo sát về lịch sử nghiên cứu hai tác phẩm Thiền uyển
tập anh và Cao tăng truyện, hầu hết các cơng trình nghiên cứu khá đa dạng và sâu

sắc nhưng chỉ mang tính đơn lẻ theo từng mảng đề tài. Chưa có cơng trình nào đặt
hai tác phẩm để nghiên cứu song song cũng như so sánh để xác định những điểm
tương đồng và dị biệt giữa chúng.
Với các cơng trình nghiên cứu: Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh (chuyên
luận), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002), Thiền uyển tập anh trong bối cảnh văn
hóa - văn học Đơng Á. Kỷ yếu hội thảo khoa học Văn học Việt Nam và Nhật Bản,… Ở
cơng trình đầu, để xác định cấu trúc các tiểu truyện thiền sư trong Thiền uyển tập anh,
nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn đã khảo sát tường tận về sự ra đời, tu hành, giáo
hóa,… của các vị thiền sư gắn với những yếu tố thần kỳ (lạ hóa) từ lúc “khởi sinh” cho
đến khi “quy tịch”. Và với công trình sau tác giả đã lý giải một cách sâu sắc mối quan
hệ giao lưu ảnh hưởng của Thiền uyển tập anh trong bối cảnh văn hóa - văn học Đơng
Á, một hiện tượng đồng loại hình diễn ra trong lịch sử ghi chép các tiểu truyện thiền sư
Trung Hoa từ đời Lương, qua đời Đường, đời Tống, đến đời Minh,... như: Cao tăng
truyện, Tục Cao tăng truyện, Tống Cao tăng truyện… Từ đó tác giả kết luận: “Khi lấy
Thiền uyển tập anh của Việt Nam làm hệ qui chiếu cho những tác phẩm đồng loại hình
trong bối cảnh văn hóa - văn học Phật giáo Đơng Á sẽ thấy rõ hơn mối quan hệ giao
lưu, tiếp nhận, ảnh hưởng trực tiếp cũng như tính tương đồng giữa các tác phẩm…
Việc nghiên cứu so sánh, xác định những điểm tương đồng, khác biệt và vị trí Thiền
uyển tập anh với các tác phẩm khác cùng loại hình sẽ góp phần soi tỏ hơn đặc điểm các
kiểu loại truyện thiền sư mỗi dân tộc cụ thể cũng như tính cộng đồng của các mối quan
hệ văn hóa - văn học Phật giáo trong khu vực Đơng Á và phương Đơng nói chung”.
Như vậy, dù chưa có cơng trình nghiên cứu so sánh hai tác phẩm với nhau, nhưng
những thành tựu từ những cơng trình nghiên cứu trên, đó chính là động lực, đồng thời
là những gợi mở tích cực cho hướng nghiên cứu về những tác phẩm đồng loại hình
trong bối cảnh văn hóa – văn học Phật giáo Đơng Á. Trên cơ sở đó, để tìm ra điểm


7

tương đồng và dị biệt giữa Thiền uyển tập anh và Cao tăng truyện, luận văn chọn yếu

tố thần kỳ làm đối tượng để khảo sát, nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở xác định mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung khảo sát yếu tố
thần kỳ trong các truyện thiền sư của hai tập truyện Thiền uyển tập anh và Cao tăng
truyện. Do đó, các tiểu truyện được lựa chọn để nghiên cứu bám sát vào thể tài các
thiền sư có tài năng, cơng phu và phép lạ gắn với từng chặng đường đời từ khi được
sinh ra đến khi ngộ đạo, truyền giáo, ẩn cư và cuối cùng là viên tịch.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát 30/ 68 truyện về các thiền sư trong Thiền uyển tập
anh, so sánh với 30/ 89 truyện về các thiền sư trong Cao tăng truyện.
Thiền uyển tập anh

Cao tăng truyện

1. Thiền sư Vô Ngôn Thông

1. Phật Đồ Trừng

2. Thiền sư Cảm Thành

2. Trúc Phật Điều

3. Thiền sư Vân Phong

3. Tơn Giả Bơi Độ

4. Đại sư Khng Việt

4. Thích Đạo Sinh


5. Thiền sư Viên Chiếu

5. Huệ Tư

6. Thiền sư Cứu Chỉ

6. Trí Khải

7. Hai thiền sư Bảo Tính, Minh Tâm

7. Đại sĩ Tăng Già

8. Quốc sư Thơng Biện

8. Bảo Chí (Chí Cơng)

9. Đại sư Mãn Giác

9. Phó Đại Sĩ

10. Thiền sư Ngộ Ấn

10. Huệ An

11. Thiền sư Đạo Huệ

11. Đại sư Pháp Thuận

12. Thiền sư Bảo Giám


12. Cầu Na Bạt Ma


8

13. Thiền sư Tịnh Không

13. Pháp sư Huyền Cao

14. Thiền sư Đại Xả

14. Pháp sư Huệ Ước

15. Thiền sư Trí Bảo

15. Pháp sư Khuy Cơ

16. Thiền sư Tịnh Giới

16. Đàm Tạng

17. Thiền sư Giác Hải

17. Thiền sư Pháp Khâm

18. Thiền sư Thường Chiếu

18. Thiền sư Đạo Lâm


19. Thiền sư Hiện Quang

19. Tăng Dạ Đài

20. Thiền sư Pháp Thuận

20. Tăng Thu Nguyệt

21. Thiền sư Ma Ha

21. Thiền sư Giác Tông

22. Thiền sư Vạn Hạnh

22. Tăng Đồng Tân

23. Thiền sư Đạo Hạnh

23. Tăng Thanh Tủng

24. Thiền sư Huệ Sinh

24. Ngôn Pháp Hoa

25. Thiền sư Thiền Nham

25. Hòa Thượng Thiên Tuế

26. Thiền sư Giới Không


26. Đại sĩ Hải Vân

27. Thiền sư Pháp Dung

27. Tuyền Đại Đạo

28. Thiền sư Chân Không

28. Đồ Độc Sách

29. Thiền sư Viên Thông

29. Sư Phổ Minh

30. Thiền sư Y Sơn

30. Thiền sư Pháp Khánh

4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu về Yếu tố thần kỳ trong tiểu truyện thiền sư – khảo
sát trường hợp Thiền uyển tập anh và Cao tăng truyện. Đặt trong mối tương quan,
so sánh nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về yếu tố thần kỳ trong
tiểu truyện thiền sư của hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc, qua đó thấy được sự
giao lưu, ảnh hưởng, tiếp biến về văn hóa – văn học của các quốc gia trong khu vực.
Đồng thời với mong muốn tìm ra nét đặc trưng của mỗi nền văn hóa bản địa và khu
vực qua quá trình tiếp xúc và phát triển văn hóa – văn học Phật giáo.


9


5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chọn phương pháp so sánh, đối chiếu là phương pháp nghiên cứu
chính để người viết có thể triển khai, làm nổi bật những điểm tương đồng và dị biệt
về yếu tố thần kỳ trong Thiền uyển tập anh và Cao tăng truyện. Qua đó tìm thấy
được sự giao thoa, ảnh hưởng về mặt văn hóa – văn học Phật giáo giữa hai dân tộc.
Đồng thời, sử dụng phương pháp văn hóa – lịch sử để người viết tiến hành nghiên
cứu, kiến giải nguồn gốc lịch sử, các yếu tố mang âm hưởng văn học dân gian cấu
thành mơ típ trong các truyện thiền sư, đặc biệt các yếu tố “lạ hóa” gắn với niềm tin,
tư tưởng Phật giáo của con người thời cổ trung đại. Đây là tiêu chí để lý giải về mối
quan hệ giữa lịch sử và tôn giáo.
Tuy nhiên, việc vạch ra các phương pháp trong quá trình triển khai đề tài chỉ
mang tính chất tương đối, vì trong q trình nghiên cứu luận văn còn vận dụng kết
hợp các phương pháp khác như: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp
liên ngành, phương pháp loại hình…
6. Đóng góp của luận văn
Những năm gần đầy, Thiền uyển tập anh đã và đang được giới nghiên cứu đặc
biệt quan tâm, với những thành công bước đầu đáng kể. Tuy nhiên, dù nghiên cứu
chun sâu nhưng các cơng trình nghiên cứu chưa thật sự đánh giá đầy đủ về tầm
quan trọng của tác phẩm trong mối quan hệ với các tác phẩm văn học của các quốc
gia khác trong khu vực. Do vấn đề được chọn để khảo sát còn tương đối riêng lẻ,
theo mảng đề tài. Trong khi tập truyện Cao tăng truyện của Trung Quốc hầu như rất
ít hoặc khơng có cơng trình nghiên cứu nào ngồi phong trào dịch thuật. Vì vậy, qua
q trình tìm tịi, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tập truyện Cao tăng truyện của
Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Thiền uyển tập anh. Ngoài các yếu tố về
cấu trúc văn bản, nghệ thuật thơ văn,… thì yếu tố thần kỳ là một trong những vấn đề
quan trọng, là mấu chốt để lý giải sự tương quan về văn hóa – văn học Phật giáo của
hai dân tộc.


10


Luận văn nghiên cứu về Yếu tố thần kỳ trong tiểu truyện thiền sư – khảo sát
trường hợp Thiền uyển tập anh và Cao tăng truyện để tìm ra những điểm tương
đồng và khác biệt về yếu tố thần kỳ giữa hai tác phẩm. Qua đó thấy được sự giao
lưu, ảnh hưởng và phát triển về văn hóa – văn học Phật giáo, về phương thức tư duy
dân gian tiềm tàng trong đời sống xã hội giữa các quốc gia trong khu vực. Điều này
góp phần khẳng định thêm về giá trị của Thiền uyển tập anh cũng như Cao tăng
truyện, đem đến cho chúng ta cái nhìn tồn diện, đánh giá khách quan hơn trong
mối quan hệ văn học khu vực. Luận văn đồng thời là tư liệu phục vụ hữu ích cho
cơng việc học tập và nghiên cứu các tác phẩm có cùng loại hình.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm 3
chương như sau:
Chương 1: NGUỒN GỐC RA ĐỜI THỂ LOẠI TRUYỆN THIỀN SƯ TRUNG
HOA VÀ VIỆT NAM – TRƯỜNG HỢP CAO TĂNG TRUYỆN VÀ THIỀN UYỂN
TẬP ANH
Chương 2: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VỀ YẾU TỐ THẦN KỲ GIỮA
THIỀN UYỂN TẬP ANH VÀ CAO TĂNG TRUYỆN
Chương 3: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT VỀ YẾU TỐ THẦN KỲ GIỮA THIỀN
UYỂN TẬP ANH VÀ CAO TĂNG TRUYỆN


11

NỘI DUNG
Chương 1: NGUỒN GỐC RA ĐỜI THỂ LOẠI TRUYỆN THIỀN SƯ TRUNG
HOA VÀ VIỆT NAM – TRƯỜNG HỢP CAO TĂNG TRUYỆN VÀ THIỀN
UYỂN TẬP ANH
Hai văn bản Thiền uyển tập anh ngữ lục và Cao tăng truyện cùng thuộc hệ
thống thể loại truyện thiền sư và đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến

về các phương diện tác giả, tác phẩm của văn bản. Vì vậy trong chương 1, với mục
đích tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, chúng tơi tập trung tóm tắt một cách khái quát
các vấn đề về thể loại truyện thiền sư Trung Hoa và Việt Nam; trường hợp xuất hiện
Cao tăng truyện và Thiền uyển tập anh; giới thuyết về khái niệm “thần kỳ” và vấn
đề yếu tố thần kỳ trong thể loại truyện thiền sư.
1.1. Khái quát thể loại truyện thiền sư Trung Hoa và Việt Nam
Hiện nay khái niệm “tiểu truyện thiền sư” đang ngày càng trở nên quen thuộc
và được phổ biến, sử dụng rộng rãi trong các hoạt động nghiên cứu. Theo định
nghĩa của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn, khái niệm “tiểu truyện thiền sư” là sự
chuẩn hóa hơn nữa cách gọi “truyện thiền sư” nhằm để chỉ loại truyện được viết
theo nguyên tắc tiểu sử. Ở đây bản thân chữ “tiểu truyện” không nhằm vào sự liên
hệ, so sánh mức độ với các chữ “đại”, “đoản thiên”, “trường thiên tiểu thuyết”
chẳng hạn, mà chủ yếu bao hàm ý nghĩa là tiểu sử, truyện tiểu sử, tiểu sử thiền sư,
Phật tích” [44; 32]. Như vậy theo định nghĩa này thì các cách gọi khác nhau của
cùng một kiểu truyện ghi chép tiểu sử của các thiền sư trước đây vẫn dùng như
“truyện thiền sư”, “truyện các nhà sư”, “sự tích thiền sư”, “ghi chép về các thiền
sư”, “truyện kể thiền sư”, “hành trạng thiền sư”, “cuộc đời thiền sư” đều thống nhất
ở cách gọi là “tiểu truyện thiền sư”. Vì vậy, có thể khẳng định các sách như: Cao
tăng truyện, Thiền uyển tập anh, Thánh đăng lục, Tam tổ thực lục,… đều được xem
là thuộc loại “tiểu truyện thiền sư”.


12

Thể loại truyện thiền sư – một thể loại tương đối phổ biến ở nhiều nước trên
thế giới trong suốt cuộc hành trình chịu ảnh hưởng của cái nơi văn hóa Phật giáo Ấn
Độ. Đối tượng phản ánh mà các tiểu truyện thiền sư hướng đến là các cuộc đời tu
hành và giáo hóa của các vị thiền sư từ khi sinh đến khi viên tịch, tất cả đều được cụ
thể hóa dưới hình thức ghi chép tiểu sử mang đậm màu sắc tư duy Phật giáo.
Về phương diện này, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn từng nhận định: “Xác

định các tác phẩm thuộc về loại hình tiểu truyện thiền sư - Cao tăng truyện - truyện
tiểu sử vốn có sự khác biệt tương đối so với hệ thống tác phẩm “truyền đăng” - ngữ
lục - thuyết giáo. Đương nhiên trong loại hình tiểu truyện thiền sư vẫn bao quát cả
nội dung thuyết giáo song cấu trúc mỗi tiểu truyện cụ thể về cơ bản vẫn là hình thức
ghi chép tiểu sử, ghi chép các sự kiện theo dòng thời gian tuyến tính, trong đó bao
gồm nhiều chi tiết, sự kiện hiện thực và cả những yếu tố kỳ ảo, “lạ hoá” khác nữa.
Việc đi sâu xem xét phần “truyện - tiểu sử” ở các truyện thiền sư tiêu biểu nhất cho
thấy cấu trúc chung của tác phẩm là đi từ sự ra đời đến quá trình hành đạo và cuối
cùng là sự diễn tả khái quát về cái chết. Đây là đặc điểm nổi trội làm nên đặc trưng
của loại hình truyện tiểu sử thiền sư” [44; 301 – 302].
Như vậy, đặt trong mối quan hệ giữa các tiểu truyện thiền sư nói riêng và hệ
thống thể loại truyện thiền sư giữa các quốc gia nói chung, có thể thấy được hiện
tượng đồng loại hình diễn ra. Điều này góp phần khu biệt nét đặc trưng riêng của
các tiểu truyện thiền sư với các tác phẩm tương đối gần gũi khác như: Bi ký, phả
lục, thực lục, liệt truyện, hoặc truyện danh nhân, truyện ký…
Ngoài ra, cần khẳng định đây là một thể loại truyện phổ biến thời kì trung đại
khi viết về lịch sử của các vị thiền sư, cũng như là các thể loại truyện viết về nguồn
gốc ra đời của các thánh nhân, các giáo chủ của các giáo phái, các vị anh hùng của
các dân tộc xuất chúng vừa mang hình ảnh lịch sử có thật của những nhân vật kì tài,
vừa thể hiện các yếu tố thần kỳ tạo nên những đặc sắc riêng. Để nhằm phục vụ cho
một cơng việc nào đó, nhân vật trong truyện sẽ được hư cấu thêm, gắn cho họ
những chức năng phi thường, các nhân vật được lí tưởng hóa để tạo cơ sở cho một


13

niềm tin vào những con người mà họ tơn kính, ngưỡng vọng. Truyện thiền sư là thể
loại truyện tiêu biểu và phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, cụ thể: Trung Quốc (Cao
tăng truyện của Tuệ Hạo đời Lương, Tục cao tăng truyện của Đạo Tuyên đời
Đường, Tống cao tăng truyện của Tán Ninh đời Tống,…), Nhật Bản (Nhật Bản

Linh dị ký, Cổ sự ký, Nhật Bản thư kỷ, Phong thổ ký,…), Hàn Quốc (Hải Đông cao
tăng truyện, Tiểu truyện cuộc đời thiền sư Kiônhô, Cuộc đời Chơkhve Chơkhvon,
Truyện thầy Yxan truyền đạo,…), Việt Nam (Thiền uyển tập anh, Việt điện u linh,
Lĩnh Nam chích qi,…), v.v…
Nói đến các truyện thiền sư, khơng khó để có thể hình dung kết cấu tiêu biểu
gồm chuỗi các sự kiện theo một tuyến tính thời gian: đầu tiên (ra đời, tầm sư học
đạo, trải qua bao khó khăn, tu luyện, bộc lộ tính cách, tài năng) - tiếp đến kết quả
(đạt đạo, được trọng dụng, tơn vinh, có ảnh hưởng lớn với cộng đồng) - tiếp tục tu
tập hoằng hóa. Về tư duy nghệ thuật, ở từng chặng đường từng đoạn đời, từng sự
kiện quan trọng có thể dễ dàng bắt gặp các yếu tố thần kỳ như: giấc mơ, tiên tri, khả
năng siêu phàm,… Chính các mơ típ tiêu biểu này là nguồn minh chứng cho điểm
tương đồng giữa các tiểu truyện thiền sư ở Việt Nam và Trung Quốc. Như vậy, việc
ra đời của nhà sư không phải là sự xuất thân có tính ngẫu nhiên, riêng lẽ, tách rời.
Nó gắn liền với đặc điểm loại hình, có tính chất rộng mở, truyền thống và khu vực.
Nó là biểu trưng cho q trình tích lũy, trước khi ra đời của thiền sư, là kết quả của
sự tích cơng góp đức, sự tu tập của cha mẹ. Việc ra đời thần kỳ của các nhà sư lại có
yếu tố giống với các truyện dân gian của cộng đồng Việt. Đặc biệt, nhiều chi tiết
góp phần khắc họa dấu ấn riêng tạo nên tính hệ thống của các tiểu truyện bởi sự lặp
lại các hiện tượng như người mẹ nằm mơ thấy sao, hoặc gặp dấu chân lạ ướm vào
rồi mang thai… Những truyện về sự xuất hiện lạ thường của các anh hùng, danh
nhân như thế thường gắn với việc suy tôn người anh hùng, đồng thời luôn gắn với
thế lực hoặc hiện tượng siêu nhiên.
Khẳng định thể loại truyện thiền sư là thể loại truyện tiêu biểu thời trung đại
bởi các tác phẩm hội tụ những đặc trưng rất riêng. Xét riêng tác phẩm Thiền uyển


14

tập anh, về hình thức thể loại: “Dễ thấy Thiền uyển tập anh ngữ lục gần gũi với các
tác phẩm truyện ký, liệt truyện, thực lục, bi ký… Ở đây mặc dù cịn mang tính hỗn

dung về mặt tư duy nghệ thuật (như phong cách chép sử, phong cách văn học viết
và văn học dân gian, chất văn xuôi tự sự và thơ ca thuyết giáo), hỗn dung về mặt thể
loại (truyện ký, từ khúc, thơ tứ tuyệt, ngũ ngôn, thất ngơn bát cú, đan xen giữa hình
thức ghi chép tiểu sử với những đoạn ngữ lục), song chính đó mới là những đặc
trưng nghệ thuật tiêu biểu của Thiền uyển tập anh, khiến tác phẩm có một vị trí
quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc” [44; 305].
Về phương diện loại hình: Cả hai tác phẩm đều có thể xem thuộc loại hình
truyện kể (có yếu tố truyện, sử và bi ký) thể hiện một kiểu truyện phổ biến trong văn
học thế giới - kiểu truyện về các thánh, các cao tăng. Nội dung xoay quanh về cuộc
đời từ lúc sinh ra, lớn lên, gặp duyên, hay ngộ đạo “kiến tánh thành Phật”, sau đó là
sự trau dồi con đường tu nghiệp, giúp đời, giúp nước, rồi tịch diệt. Đây cũng là kết
cấu chung mang tính hệ thống về thể loại truyện thiền sư, có thể khái quát cốt truyện
xoay quanh cuộc đời các thiền sư theo mô hình cụ thể sau: “Ra đời thần kỳ  Pháp
thuật tu luyện thần kỳ  Tịch diệt thần kỳ” [31; 59]. Các truyện này đã hình thành
một cốt truyện, dung lượng ngắn, tự sự, số lượng nhân vật không nhiều, quan hệ
nhân vật chủ yếu trong thế giới tu hành, hình ảnh người thân, cộng đồng, vua, quan
có thể được xem là những nhân tố phụ để làm rõ tính chất của loại truyện. Chẳng hạn
“khi các tiểu truyện có nói đến sự ra đời của các thiền sư thì sự ra đời đó bao giờ
cũng có liên hệ tới môi trường Phật giáo, gắn với các hiện tượng lạ, những điềm lạ,
giấc mơ lạ - nghĩa là gắn với phương thức tư duy “duyên khởi”, tạo sinh kiểu Phật
giáo” [44; 45].
Yếu tố văn sử triết bất phân đồng thời được thể hiện nhiều trong các tác
phẩm. Nhiều truyện vừa kể lại tiểu sử thiền sư, trong đó có những bài lại tích hợp
nhiều yếu tố folklore trong truyện dân gian. Các hiện tượng như mơ gặp thần, tiên,
ướm thử vào đồ vật, như bàn chân to lạ thường, các câu chuyện huyền ảo về pháp
thuật, sự thần thông của các thiền sư như bay trên không, đi trên mặt nước, khi ẩn


15


khi hiện… Đều thể hiện sự giao hòa giữa yếu tố dân gian và yếu tố quan phương
chính thống của kiểu truyện về hành trạng các vị thiền sư. “Thiền uyển tập anh ngữ
lục bộc lộ khả năng dân gian hóa và folklore hóa Phật giáo; và ngược lại những
phương thức tư duy dân gian tiềm tàng trong đời sống xã hội cũng đã được tiếp
nhận và chuyển hóa vào tác phẩm. Việc phác thảo chân dung các thiền sư theo
hướng nửa hư nửa thực, tính chất nguyên hợp văn - sử - triết bất phân trong cách
thức ghi chép Thiền uyển tập anh ngữ lục cho thấy dấu nối giữa tác phẩm này với
các tác phẩm văn xuôi dân tộc buổi sơ kỳ như: Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích
qi, Nam ơng mộng lục và ngay cả với An Nam chí lược, Đại Việt sử ký tồn thư...
Những bài thơ kệ mang cảm quan Phật giáo xuất hiện trong tác phẩm hồn tồn có
tính cách tồn tại độc lập như một dấu ấn văn hóa, tự chúng thể hiện một cách hình
dung về cõi đời, về lẽ tử sinh, nó là đời sống tâm linh của con người Việt Nam thời
Lý - Trần. Các tiểu truyện nhìn chung có kết cấu tương đối ngắn gọn, một số ít tiểu
truyện đã có vẻ là một đoản thiên văn xi hồn chỉnh, có khi in đậm màu sắc kỳ ảo
và phần nào mang dáng dấp của truyện cổ tích hay truyện truyền kỳ (như tiểu
truyện Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Thiền sư Ma Ha...)” [71; 1674 - 1675].
Như vậy, có thể khẳng định Cao tăng truyện và Thiền uyển tập anh là hai
trong số nhiều tác phẩm thuộc loại hình tiểu truyện thiền sư vốn rất phổ biến ở các
nước chịu ảnh hưởng của cái nơi văn hóa Phật giáo Ấn Độ, cụ thể ở Trung Quốc,
Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc… Được xem là thể loại tiêu biểu của thời kỳ cổ,
trung đại do đó các tác phẩm là nơi lưu giữ, phản ánh nhiều giá trị văn hóa lịch sử
của dân tộc. Ngồi những vấn đề đã và đang thu hút sự nghiên cứu của giới khoa
học như: vấn đề về tác giả, văn bản, niên đại, nội dung, nghệ thuật,… thì việc so
sánh, khảo sát nguồn gốc tính tương đồng, sự ảnh hưởng và giao lưu văn hóa giữa
các quốc gia trên phương diện yếu tố thần kỳ giữa hai tác phẩm này sẽ thật sự cần
thiết. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung việc so sánh phải dựa trên
tinh thần: “Khi so sánh, đối chiếu các hiện tượng tương đồng cũng như sự ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các nền văn học chúng ta không nên quên rằng trong những
giai đoạn nhất định ở từng nền văn học thường có xu hướng tiếp nhận và đồng hóa



16

các yếu tố khác lạ, nhưng sự tiếp nhận đó bao giờ cũng dựa theo nhu cầu phát triển
nội tại của mỗi nền văn học. Nghĩa là khơng có một nền văn học muốn ảnh hưởng
ai cũng được và cũng khơng có một nền văn học dễ dàng chịu sự ảnh hưởng đó một
cách thụ động” [8; 83].
1.2. Trường hợp xuất hiện Cao tăng truyện và Thiền uyển tập anh
1.2.1. Trường hợp xuất hiện Cao tăng truyện
Như trên đã nói, Cao tăng truyện – một thể loại sử ký của Phật giáo Trung
Hoa, ghi lại truyện tích và cuộc đời hành đạo của chư vị cao tăng. Cao tăng truyện
phản ánh rất nhiều phương diện vừa khách quan đồng thời lại mang tính xác thực về
lịch sử các nhân vật Phật giáo và liên quan đến Phật giáo. Quả thật đây là nguồn cứ
liệu vô cùng quý báu để tham khảo nghiên cứu về lịch sử Phật giáo và lịch sử văn
hóa các triều đại trước đây của Trung Hoa. Mặc khác, Trung Hoa là một trong
những đất nước có ý thức ghi chép lịch sử sớm nhất trên thế giới. Phật giáo khi
truyền vào Trung Hoa đã tiếp nhận tinh thần văn hóa ấy. Do vậy chư vị cao tăng có
tài viết lách và có năng khiếu sử học đều không bỏ qua những ưu điểm mà lịch sử
đã để lại.
Dựa vào truyện ký và sử liệu của Phật giáo có thể phân chia các truyện thiền
sư làm ba loại sau: Truyện ký cá nhân (chuyên ghi chép về truyện ký của một vị cao
tăng nào đó), Loại truyện (chỉ ghi chép về các vị cao tăng có cùng một hệ thống,
như cùng một tông phái, hay là các đoàn sang Thiên Trúc thỉnh kinh) và cuối cùng
là Tổng truyện (là loại sử ký ghi chép toàn diện. Nghĩa là chun sưu tập về truyện
tích và cơng hạnh hành đạo của chư vị cao tăng qua các triều đại). Căn cứ vào đặc
trưng của từng loại và giá trị ảnh hưởng mang tính phản ánh khách quan của nó đối
với đương thời, không thể không nhắc đến bốn bộ sử ký quan trọng sau:
1. Lương cao tăng truyện (Cao tăng truyện) do Tuệ Hạo đời nhà Lương biên
soạn.



17

2. Đường cao tăng truyện (Tục cao tăng truyện) do Đạo Tuyên đời nhà
Đường biên soạn.
3. Tống cao tăng truyện do Tán Ninh thời Bắc Tống biên soạn.
4. Minh cao tăng truyện do Như Tinh thời nhà Minh biên soạn.
Xác định như vậy để thấy rằng sự xuất hiện của Lương cao tăng truyện (Cao
tăng truyện) nói riêng và các tiểu truyện thiền sư nói chung là hồn tồn có ý thức
và mang ý nghĩa lịch sử đích thực mà không phải ngẫu nhiên tự phát. Điều này tạo
cơ sở cho việc khái quát về trường hợp xuất hiện của Lương cao tăng truyện:
“Lương cao tăng truyện còn gọi là Cao tăng truyện do Tuệ Hạo (497-554) ở
thời nhà Lương biên soạn: trọn bộ gồm có tất cả là 14 quyển.
Tuệ Hạo ở tại Gia Tường tự. Ngài là một sử gia nổi tiếng trong giới Phật
giáo, là người thông làu nội ngoại điển lại có tài viết lách. Trong lĩnh vực văn
chương, ngài đã trước tác khơng ít tác phẩm giá trị để lại cho đời. Ngài thị tịch vào
năm Thừa Thánh thứ 3 (554) triều đại nhà Lương, thọ 58 tuổi.
Sau khi xem qua các bộ sách kể về danh tăng, Tuệ Hạo cảm thấy những
quyển sách này biên soạn không trọn, thiếu trước hụt sau. Do vậy ngài hạ quyết tâm
đọc hết các tài liệu hiện có kể về chư vị danh tăng, kể cả các sách sử ký, địa lý,
phong tục tập quán… Sau đó, ngài y cứ trên những nền tảng sẵn có ấy mà tu chỉnh,
bổ sung để soạn thành bộ Cao tăng truyện. Trước khi Tuệ Hạo viết bộ này, cũng đã
có một số vị trước tác kể về truyện tích của chư vị danh tăng thời bấy giờ như bộ
Danh tăng truyện của Bảo Xướng… nhưng phần lớn đều lấy tên là Danh tăng
truyện.
Theo khảo sát của các học giả ngày nay, bộ sách này được xác định là viết
tựa vào năm Thiên Giám thứ 18 (519) và hoàn thành vào năm Phổ Thông thứ 3
hoặc thứ 4 (522 hay 523) triều đại nhà Lương. Như vậy bộ sách này từ khởi công



18

viết đến khi hoàn tất mất khoảng 4 - 5 năm, cả bộ sách này ghi nhận về cuộc đời
hành đạo của các vị tăng từ triều đại Đông Hán Vĩnh Bình năm thứ 10 (67) và kết
thúc vào Thiên Giám năm thứ 18 (519) của triều đại nhà Lương, tất cả khoảng thời
gian là 453 năm.
Phần chính truyện ghi nhận lại cuộc đời hành đạo của 257 vị cao tăng; phần
phụ lục thì có 274 vị. Tồn sách được phân chia làm 10 khoa: Dịch kinh, Nghĩa
giải, Thần dị, Tập Thiền, Minh luật, Di thân, Tụng kinh, Hưng phước, Kinh sư và
Xướng đạo. Mỗi khoa của sách đều có một bài văn luận khái quát lại khoa đó. Tác
giả bình luận ca ngợi những vị xuất sắc nhất trong khoa ấy đồng thời cũng phát biểu
quan điểm bình luận của mình đối với những danh tài được kể trong truyện.
Đây là một bộ sử ký có nguồn tài liệu vơ cùng phong phú, ngồi việc kể về
cuộc đời hành đạo của chư vị cao tăng ra còn bao gồm tất cả các học phái đương
thời. Những mẩu truyện đã xảy ra trong quá trình viết sách, dịch kinh. Đồng thời
còn giới thiệu cho độc giả biết thêm những tác phẩm dịch thuật xuất sắc nhất của
đương thời. Không những thế, Tuệ Hạo còn chú giải về những học thuyết của chư
vị cao tăng lúc bấy giờ và giải thích nội dung của những tác phẩm dịch thuật xuất
sắc ấy. Trong đó cịn cho biết thêm về các danh sĩ có địa vị đương thời có những
liên quan như thế nào đối với Phật giáo và những danh sĩ của phái huyền học là
những ai, họ chủ trương gì... Bộ truyện còn cho biết thêm về các tăng sĩ từ Tây vực
sang Đông Độ hoằng truyền chánh pháp, từ Đông Độ sang Thiên Trúc du học, thỉnh
kinh cũng như các thông tin về giao thông, lịch sử, địa lý lúc bấy giờ…
Nói chung, Cao tăng truyện là bộ sử ký đề cập đến rất nhiều phương diện
của xã hội trong hơn 400 năm (67 - 519). Đây là một bộ sách làm y cứ về phương
diện sử liệu của Phật giáo Trung Hoa nói riêng và lịch sử của đất nước này nói
chung. Sách đã cung cấp khơng ít tài liệu quý báu cho giới học giả trước đây và
ngày nay để nghiên cứu về những sự kiện giao lưu văn hóa giữa Trung Tây của xã
hội cổ đại. Và cũng là một trong những tư liệu quý giá để nghiên cứu về lịch sử
Nam Bắc triều. Bộ sách này cũng là một bộ truyện đầu tiên kể về cuộc đời hành đạo



19

của chư vị cao tăng một cách hồn chỉnh, chính xác và trân trọng. Đây thật là một
bộ sách vô cùng quý giá đối với học giả Phật học, vì nó có thể cung cấp nhiều tư
liệu giá trị để nghiên cứu về cuộc đời hành đạo, lịch sử của các cao tăng và lịch sử
Phật giáo Trung Quốc. Ngoài ra còn là tài liệu y cứ để nghiên cứu những tác phẩm
dịch thuật, học phái… của Phật giáo từ triều đại Đơng Hán (Vĩnh Bình năm thứ 10)
đến triều đại nhà Lương (Thiên Giám năm thứ 18).
Bộ sách này cũng là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của thời kỳ
Lục triều, với lời văn lưu loát, ý nghĩa sáng rõ, y cứ chính xác” [33].
Hiện nay Cao tăng truyện gồm có 89 truyện, có nhiều tác giả và do Hạnh
Huệ biên soạn, bắt đầu từ Lão Tử đến Bồ Đề Đạt Ma. Cũng như Thiền uyển tập
anh, đây cũng là truyện ghi lại tiểu sử của các vị sư đạt đạo, từ lúc sanh ra cho đến
khi viên tịch ln có những điều kì dị mà người đời khơng thể biết được. Đấy cũng
chính là vấn đề mà bài viết sẽ đi sâu nghiên cứu, so sánh những tương đồng và
khác biệt giữa hai tác phẩm.
Như vậy, bằng việc ghi lại truyện tích và cuộc đời hành đạo của chư vị cao
tăng, có thể khẳng định: Cao tăng truyện là kho tàng sử liệu vô cùng quan trọng đối
với lịch sử văn hóa Phật giáo Trung Hoa, đồng thời là tiêu chuẩn phục vụ cho công
tác nghiên cứu, so sánh với các đặc trưng văn hóa ở nhiều quốc gia trong khu vực
dựa trên mối quan hệ loại hình.
1.2.2. Trường hợp xuất hiện Thiền uyển tập anh
Thiền uyển tập anh (còn gọi là Thiền uyển tập anh ngữ lục, Đại Nam thiền
uyển truyền đăng tập lục, Đại Nam thiền uyển truyền đăng, Thiền uyển truyền
đăng) là một tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán. Bộ sách được đánh giá là nguồn
tư liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam. Đối tượng trung tâm của tác phẩm
chính là các vị thiền sư Việt Nam từ cuối thế kỉ thứ VI đến đầu thế kỉ thứ XIII.
Nghĩa là cơng trình này ghi lại một cách tương đối hệ thống những tông phái Thiền



×