Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các trường công an nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 130 trang )

HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐỖ THỊ SEN

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO HỌC VIÊN
CÁC TRƢỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐỖ THỊ SEN

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO HỌC VIÊN
CÁC TRƢỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN

Chuyên ngành: Triết Học
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. VŨ ĐỨC KHIỂN


Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại
học và Khoa Triết Học (Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – ĐHQG
TP.HCM) đã tạo mọi điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến PGS.TS Vũ Đức Khiển,
ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài nghiên cứu này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu các trƣờng Công An
Nhân Dân đặc biệt là Lãnh đạo trƣờng Trung Cấp Cảnh Sát Nhân Dân III đã
nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu cho tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân và
bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập cũng nhƣ thực
hiện luận văn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2017
Học viên Cao học

Đỗ Thị Sen


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi do
PGS.TS. Vũ Đức Khiển hƣớng dẫn, chƣa từng đƣợc công bố và không trùng
lắp với bất cứ cơng trình nghiên cứu nào. Tất cả những số liệu, tài liệu sử

dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2017
Ngƣời thực hiện

Đỗ Thị Sen


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC
VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIÁO
DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO HỌC VIÊN TẠI CÁC TRƢỜNG
CAND........................................................................................................... 12
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC
VIỆT NAM ................................................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm nước, yêu nước và chủ nghĩa yêu nước trong chủ nghĩa yêu
nƣớc Việt Nam ............................................................................................. 12
1.1.2. Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam................................ 22
1.1.3. Nội dung của chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam ..................................... 40
1.2. TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC VIÊN CÁC TRƢỜNG CAND
VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC VIỆT
NAM CHO HỌC VIÊN ............................................................................... 47
1.2.1. Tình hình và đặc điểm của học viên các trƣờng Công an nhân dân ... 47
1.2.2. Vai trò của việc giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho học viên các trƣờng
CAND hiện nay ............................................................................................ 55
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................... 60
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA
YÊU NƢỚC Ở CÁC TRƢỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NAY .....62

2.1. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU
NƢỚC Ở CÁC TRƢỜNG CAND HIỆN NAY ........................................... 62
2.2. ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG VÀ NHỮNG HẠN CHẾ ....................... 89


2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC CHO HỌC VIÊN CÁC TRƢỜNG
CÔNG AN NHÂN DÂN .............................................................................. 98
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................... 108
KẾT LUẬN ............................................................................................... 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 116


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi ra đời đã hình thành tinh thần u
nƣớc, văn hóa u nƣớc. Vì vậy, yêu nƣớc là một trong những tình cảm
sâu sắc nhất, đã đƣợc củng cố qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại.
Đối với dân tộc ta, chủ nghĩa yêu nƣớc đã trở thành một truyền thống văn
hóa tốt đẹp, là giá trị tinh thần to lớn vƣợt qua mọi khơng gian và thời gian,
nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Dân ta có một lịng nồng nàn u nƣớc.
Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xƣa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lƣớt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả lũ bán nƣớc và lũ cƣớp nƣớc"[65, tr.20].
Trải qua các thời kỳ lịch sử thì sợi chỉ đỏ xuyên suốt theo chiều dài
lịch sử nƣớc ta chính là truyền thống yêu nƣớc. Truyền thống ấy thể hiện rất
rõ không chỉ khi đất nƣớc có nạn xâm lăng mà trong thời bình truyền thống

ấy cũng sơi nổi nhƣ những ngọn sóng, tất cả những điều ấy kết thành sức
mạnh vô cùng to lớn lƣớt qua mọi nguy hiểm để đất nƣớc phồn vinh đến
ngày hơm nay và mai sau. Chính vì vậy mà cần phải phát huy hơn nữa truyền
thống của chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam đƣợc trƣờng tồn mãi mãi. Chủ
nghĩa yêu nƣớc là cơ sở tinh thần, cội nguồn chiến thắng của dân tộc ta trƣớc
các kẻ thù xâm lƣợc lớn mạnh, đồng thời là động lực to lớn cho công cuộc
xây dựng đất nƣớc. Một trong những di huấn Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại
cho chúng ta là phải chăm lo phát triển tinh thần yêu nước của dân ta, làm
cho lòng yêu nƣớc của mỗi ngƣời khơng cất giấu kín đáo trong rương, trong
hịm, mà phải đƣợc đem ra thực hành vào công việc yêu nước, công việc
kháng chiến, vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Chủ nghĩa
yêu nƣớc không chỉ cần đƣợc khơi dậy, phát huy trong chiến tranh mà luôn


2

phải đƣợc ni dƣỡng trong hịa bình. Giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc hiện nay
là nhằm vào mục tiêu đó.
Tuy nhiên, thực trạng giáo dục lý tƣởng cách mạng, chủ nghĩa yêu nƣớc
cho cho thế hệ trẻ còn nhiều hạn chế, yếu kém nhƣ: Nhiều tổ chức, cá nhân
chƣa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục thế hệ
trẻ, nhất là trong bối cảnh đất nƣớc có nhiều thay đổi. Việc cụ thể hố các chủ
trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về công tác giáo dục thế
hệ trẻ chƣa kịp thời và hiệu quả; nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chƣa đạt yêu cầu. Vai
trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội trong chăm lo, giáo
dục thế hệ trẻ chƣa đƣợc nhƣ mong muốn, chƣa đáp ứng với yêu cầu nhiệm
vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm
tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tƣởng, xa rời
truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Một số ít thanh niên bị các thế lực
thù địch lơi kéo, kích động chống sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp. Tình
hình trên có nhiều ngun nhân, song, chủ yếu là do các cấp uỷ Đảng, chính
quyền, đồn thể, cán bộ, đảng viên chƣa làm tốt trách nhiệm chăm lo, bồi
dƣỡng, giáo dục và phát huy thế hệ trẻ; chƣa giải quyết thoả đáng những vấn
đề của thực tiễn đặt ra trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đơ thị
hố, hội nhập quốc tế; nhận thức về tính cấp bách và tầm quan trọng của cơng
tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho thế hệ trẻ chƣa đầy đủ.
Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng, Mặt trận Tổ quốc và các đồn
thể cịn thiếu chặt chẽ. Đạo đức xã hội có mặt xuống cấp, ảnh hƣởng đến sự
hình thành nhân cách, đạo đức của thế hệ trẻ. Một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất, chƣa là tấm gƣơng để thế hệ trẻ học tập
và noi theo. Nội dung, hình thức dạy và học các mơn lý luận chính trị, đạo
đức, lối sống chƣa thực sự phù hợp với từng đối tƣợng thế hệ trẻ.


3

Những năm tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó
lƣờng; khoa học, cơng nghệ và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ; mức độ
toàn cầu hoá ngày càng cao. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nƣớc ta
vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Thế hệ trẻ tiếp tục là đối tƣợng, mục tiêu mà các thế lực thù địch tập
trung lơi kéo, kích động, chia rẽ.
Tình trạng suy thối về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống trong
Đảng và trong xã hội chƣa đƣợc ngăn chặn, đẩy lùi; những biểu hiện tự diễn
biến, tự chuyển hoá trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp. Khoảng cách giàu - nghèo, phân
hoá xã hội ngày càng tăng. Mơi trƣờng văn hố, đạo đức xã hội có mặt
xuống cấp rất đáng lo ngại. Bảo vệ chủ quyền Tổ quốc đứng trƣớc nhiều khó
khăn, thách thức lớn.

Mặt trái của các phƣơng tiện truyền thông hiện đại, nhất là thơng tin
trên Internet, cùng q trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ tác động
lớn đến tƣ tƣởng, tình cảm lớp trẻ và cơng tác giáo dục thế hệ trẻ.
Vì vậy, trong thời gian tới, công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho
thế hệ trẻ phải đƣợc tiếp tục tăng cƣờng và nâng cao về chất lƣợng, nhằm
góp phần xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu nƣớc, tự cƣờng dân
tộc, kiên định lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức trong
sáng, ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế;
có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những cơng dân tốt, tích
cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nƣớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong dòng chảy chung của thời đại và là lực lƣợng đi đầu trong
phong trào đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc, lực lƣợng Công an nhân
dân nói chung và học viên các trƣờng CAND nói riêng ln nhận thức đƣợc


4

vai trò to lớn của việc phát huy chủ nghĩa yêu nƣớc nhất là trong giai đoạn
hiện nay, thời kỳ hội nhập có rất nhiều nhân tố độc hại, những luận điểm sai
trái, lối sống không lành mạnh, cá nhân chủ nghĩa đang xâm nhập một cách
dễ dàng. Chính trong điều kiện này, kẻ địch sẽ dùng tiền tài, vật chất để tấn
công vào hàng ngũ của CAND, sẽ rất nguy hiểm nếu Cơng an khơng cảnh
giác mƣu trí sẽ dễ dàng mắc mƣu của địch, một số học viên của các trƣờng
CAND cũng nằm trong vịng xốy của kinh tế thị trƣờng, không mặn mà, thờ
ơ với các môn khoa học xã hội, làm cho tinh thần yêu nƣớc bị giảm sút, mai
một đi nhiều, mà mục tiêu đặt ra là đào tạo, giáo dục những chiến sỹ Công
An vừa hồng lại vừa chuyên và xứng đáng với danh hiệu CAND vì nƣớc
quên thân vì dân phục vụ, vì vậy việc giáo dục tinh thần yêu nƣớc lại càng
phải đƣợc chú trọng, nhân lên thành sức mạnh, bằng những việc cụ thể, để

thể hiện lịng u nƣớc của mình, với lực lƣợng CAND thì chủ nghĩa yêu
nƣớc lại đƣợc thể hiện rất đặc biệt. Với vai trò là một lực lƣợng nịng cốt có
nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ bình yên cho nhân dân, duy trì
trật tự xã hội, muốn làm đƣợc điều đó ngƣời chiến sỹ CAND phải tuyệt đối
trung thành với Đảng, với cách mạng, với nhân dân, suốt đời vì nƣớc, vì dân,
không để chủ nghĩa cá nhân len lỏi vào hàng ngũ của mình, các trƣờng
CAND là nơi đào tạo nên những chiến sỹ Cơng an cách mạng, thì vấn đề
phát huy chủ nghĩa yêu nƣớc của dân tộc lại càng phải chú trọng hơn rất
nhiều, đó là một trọng trách nặng nề nhƣng vơ cùng vinh dự, bởi vì, ở bất kỳ
giai đoạn nào thì chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam vẫn luôn là thƣớc đo phẩm
giá để đánh giá thái độ, tình cảm và trách nhiệm của mỗi con ngƣời. Vì vậy,
việc bồi dƣỡng và giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho học viên các trƣờng
CAND sẽ góp phần quan trọng vào việc đào tạo ra những lớp ngƣời sống có
bản lĩnh, trí tuệ, có tình thƣơng trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất
nƣớc. Để việc giáo dục, bồi dƣỡng chủ nghĩa yêu nƣớc cho học viên có hiệu


5

quả cần nâng cao nhận thức cho học viên về chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam.
Mỗi học viên phải thấy đƣợc chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam không phải là
sản phẩm riêng có của ai, mà nó là kết quả của cả dân tộc trong suốt mấy
ngàn năm lịch sử. Có nhận thức nhƣ vậy, thì họ mới thấy đƣợc trách nhiệm
của mình trong việc tham gia những hoạt động xã hội, biết gạn đục, khơi
trong để chắt lọc, giữ lại những gì là tinh túy nhất, tiêu biểu nhất để xây dựng
hình mẫu ngƣời Cơng an cách mạng trong thời đại mới: Tâm trong, trí sáng,
hồi bão lớn. Muốn làm đƣợc điều đó thì chỉ có thơng qua chủ nghĩa yêu
nƣớc của dân tộc Việt Nam, thông qua những tấm gƣơng yêu nƣớc làm mực
thƣớc để học tập và làm theo đồng thời cần đổi mới nội dung giáo dục chủ
nghĩa yêu nƣớc cho học viên, hoàn thiện bám sát sự vận động, phát triển của

đất nƣớc. Chỉ có nhƣ vậy, thì quá trình giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho học
viên mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc, cần tập trung giáo dục các giá trị về truyền thống lịch sử dân tộc;
truyền thống của Đảng, Nhà nƣớc; truyền thống quý báu của dân tộc Việt
Nam. Giáo dục cho họ thấy đƣợc những truyền thống đó khơng phải tự nhiên
mà có, mà nó là kết quả q trình đấu tranh kiên cƣờng, bất khuất của biết
bao ngƣời đã không tiếc máu xƣơng của mình để viết nên những bản anh
hùng ca bất tận trong lịch sử cách mạng dân tộc. Trong đó, là phải giáo dục
cho các học viên Cơng an nhân dân có lịng trung thành vơ hạn với Đảng, với
Tổ quốc và nhân dân, tinh thần tự lực, tự cƣờng, lịng nhân ái, tinh thần đồng
chí, đồng đội, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời
cần kết hợp giữa giáo dục chung và giáo dục riêng, thông qua sinh hoạt,
thông qua những buổi diễn đàn, tọa đàm, cuộc thi tìm hiểu có thể lồng ghép
những nội dung về chủ nghĩa yêu nƣớc để tuyên truyền, giáo dục cho học
viên. Sự giao lƣu cởi mở, chân tình giữa các thế hệ một cách thực sự có ý
nghĩa sẽ tác động mạnh mẽ tới thái độ, tâm tƣ, tình cảm của mỗi học viên.


6

Cùng với đó, phải tiến hành một cuộc đấu tranh ngăn chặn những ảnh hƣởng
xấu, độc và sự thẩm thấu của văn hóa phƣơng Tây đến các học viên. Bởi lẽ,
khơng có dịng sơng nào chảy mãi nếu con ngƣời khơng biết khơi nguồn.
Lịng u nƣớc của nhân dân cũng có thể bị nguội lạnh đi nếu khơng đƣợc
chăm lo nuôi dƣỡng, để cho cả một bày sâu ra sức đục kht, làm cho nó trơ
rễ, bật gốc, héo mịn đi. Vì vậy, giƣơng cao ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam, lấy yêu nƣớc làm nền tảng để vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng,
tạo ra nội lực thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc, đang là một đòi hỏi cấp
bách, một nội dung quan trọng hàng đầu trong cơng tác chính trị - tƣ tƣởng
của chúng ta. Với ý nghĩa to lớn đó mà tác giả chọn đề tài: “Giáo dục chủ

nghĩa yêu nƣớc cho học viên các trƣờng Công an nhân dân” làm luận văn
Thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về chủ nghĩa
yêu nƣớc Việt Nam cũng nhƣ nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nƣớc Hồ Chí
Minh. Đây là những thành quả rất đáng trân trọng về sự lao động nghiêm túc
không mệt mỏi của các nhà khoa học trong và ngồi nƣớc. Tuy nhiên, chƣa có
cơng trình nào nghiên cứu về giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho học viên các
trƣờng CAND. Khiến tác giả yên tâm về sự lựa chọn của mình, khơng bị trùng
lặp, khơng bị lặp lại ý tƣởng của những ngƣời đi trƣớc. Song cũng có nhiều
cơng trình liên quan đến đề tài và đƣợc tác giả lựa chọn tham khảo nhƣ:
- Cuốn Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX của TS.
Nguyễn Nam Thắng, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2014. Tác giả tập trung
nghiên cứu sự hình thành ý thức và tƣ tƣởng yêu nƣớc đến chủ nghĩa yêu
nƣớc Việt Nam trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, và vai trò của chủ nghĩa
yêu nƣớc Việt Nam giai đoạn này đối với lịch sử dân tộc. Chủ nghĩa yêu nƣớc
trong giai đoạn này đã kế thừa duy trì chủ nghĩa yêu nƣớc truyền thống Việt


7

Nam trƣớc đó, đã động viên nhân dân kiên quyết chống sự xâm lƣợc của thực
dân Pháp, đồng thời tạo tiền đề cho sự thai nghén một chủ nghĩa yêu nƣớc
mới, cao nhất trong lịch sử - chủ nghĩa yêu nƣớc Hồ Chí Minh.
- Cuốn Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam do Đại tƣớng
Võ Nguyên Giáp chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 1997. Ơng đã
khẳng định truyền thống yêu nƣớc của dân tộc đã phát triển thành chủ nghĩa
yêu nƣớc. Và chính chủ nghĩa yêu nƣớc đã thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm
đƣờng cứu nƣớc. Chủ nghĩa yêu nƣớc là một trong những nguồn gốc chủ yếu
của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.

- Cuốn Đến với tư tưởng Hồ Chí Minh của tác giả Trần Bạch Đằng,
Nxb. Trẻ, Hà Nội, năm 2004. Tác giả đã khẳng định tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
đƣợc ấp ủ lâu dài trong cái nôi chủ nghĩa yêu nƣớc, tắm mình sâu sắc trong
tâm hồn dân tộc, là kết tinh truyền thống của hàng nghìn năm dựng nƣớc và
giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam.
- Cuốn: Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến
đầu thế kỷ XX của PGS.TS. Trịnh Dỗn Chính chủ biên. Tác giả đã phân tích
tiến trình lịch sử một cách xuyên suốt về chủ nghĩa yêu nƣớc từ thời kỳ dựng
nƣớc kéo dài đến đầu thế kỷ XX, đã trình bày những tinh hoa và tƣ tƣởng
văn hóa Việt Nam, cái đã hun đúc nên tâm hồn khí phách, bản lĩnh Việt
Nam. Chính là chủ nghĩa yêu nƣớc nồng nàn đƣợc kết tinh qua các thời kỳ
lịch sử gắn với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nƣớc chống giặc ngoại xâm
phƣơng Bắc. Đó là tinh thần đồn kết, là ý chí kiên cƣờng và lịng dũng cảm,
là đức tính cần cù, sáng tạo là lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình…
Đã tạo nên bản sắc, cốt cách tinh thần của con ngƣời Việt Nam.
- Cuốn Xây dựng và động viên sức mạnh chính trị - tinh thần trong
công cuộc giữ nước của dân tộc Việt Nam của Viện khoa học xã hội nhân
văn Quân sự. Tập thể tác giả đã nêu ra đƣợc sức mạnh chính trị - tinh thần có


8

vai trị to lớn trong cơng cuộc giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam và trong giai
đoạn hiện nay, vấn đề đó có tầm quan trọng chiến lƣợc trong cơng cuộc xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời
đây cũng là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp các ngành của
cả hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng.
- Cuốn Văn hóa giữ nước Việt Nam những giá trị đặc trưng của
PGS.TS. Vũ Nhƣ Khơi đã tóm tắt sơ lƣợc về văn hóa Việt Nam và khẳng
định văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu

tranh kiên cƣờng trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của đồng bào các
dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lƣu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn
minh thế giới để không ngừng hồn thiện mình, văn hóa Việt Nam đã hun
đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang
của dân tộc.
- Cuốn Công an nhân dân học tập, làm theo lời dạy và di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh của tập thể tác giả do NXB. CAND năm 2008 đã đề
cập tới việc nghiên cứu vận dụng 6 điều Bác Hồ dạy CAND vào thực tiễn
công tác, chiến đấu, kinh nghiệm thực tiễn công an các đơn vị địa phƣơng và
những gƣơng điển hình tiên tiến của các cá nhân đơn vị trong cuộc vận động
Công an nhân nhân dân học tập, làm theo lời dạy và di chúc của chủ tịch Hồ
Chí Minh.
- Cuốn Thanh niên Cơng An làm theo lời Bác của NXB Công An
Nhân Dân năm 2008. Cuốn sách bao gồm những bài viết của lãnh đạo Bộ,
lãnh đạo Tổng cục XDLL CAND… về ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn
của sáu điều Bác Hồ dạy CAND cũng nhƣ tầm quan trọng đối với thanh niên
Công an trong thời đại mới. Nhiều bài viết về tấm gƣơng đoàn viên, thanh
niên tiêu biểu, thể hiện rõ nét phẩm chất ngƣời Cơng an cách mạng cần,
kiệm, liêm chính, mƣu trí, dũng cảm, khơng quản ngại hy sinh hết lịng hết


9

sức phục vụ nhân dân. Thơng qua những mơ hình tiêu biểu, những điển hình
tiên tiến để có thể nhân rộng và trở thành tấm gƣơng cho thanh niên CAND
học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, xứng đáng với danh
hiệu Cơng An Nhân Dân vì nước quên thân vì dân phục vụ.
- Cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học về công tác xây dựng lực lượng
CAND – Những vấn đề lý luận thực tiễn của Bộ Công an năm 2011 đã khẳng
định công tác xây dựng lực lƣợng CAND có vị trí vai trị quan trọng trong

tồn bộ cơng tác Cơng an, là yếu tố quyết định tạo nên sức mạnh to lớn để
lực lƣợng CAND hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn
TTATXH mà Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân giao phó. Hội thảo là dịp để đánh
giá một cách tồn diện về cơng tác xây dựng lực lƣợng CAND, góp phần
hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác xây dựng lực lƣợng CAND đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ
TTATXH trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học chất lượng đào tạo phân hiệu Đại
học cảnh sát nhân dân qua 25 năm, những thành tựu và hướng phát triển
của Bộ Công An năm 2001. Hội thảo đã đánh giá thực trạng chất lƣợng giáo
dục, đào tạo của nhà trƣờng trong thời gian qua và tìm những giải pháp nâng
cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo trong những năm đầu của thiên niên kỷ
mới, trên cơ sở đó tạo những chuyển biến tích cực trong việc đổi mới mục
tiêu, nội dung, phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trong lực lƣợng
CSND thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo tinh thần Nghị
quyết Trung ƣơng 2 Khóa VIII và Nghị quyết số 04 của Đảng ủy Công an
Trung ƣơng về giáo dục - đào tạo, khoa học - cơng nghệ.
Ngồi ra, cịn một số cơng trình nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nƣớc tác
giả dùng làm tài liệu tham khảo nhƣ: Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Luận văn thạc sỹ của Lƣơng Gia Ban, luận


10

văn: Chủ nghĩa yêu nước Việt nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của
Nguyễn Thị Thu Hà, Luận văn: Chủ nghĩa yêu nước với việc giáo dục chủ
nghĩa yêu nước cho thanh niên hiện nay của Doãn Thị Thanh Tú.
Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trên là những tƣ liệu quý
giá để tôi tham khảo và kế thừa có chọn lọc trong q trình thực hiện đề tài
luận văn của mình.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam ở
các trƣờng CAND, từ đó luận văn đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho học viên các trƣờng CAND.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục đích đã đề ra, luận văn cần thực hiện những nhiệm
vụ sau:
- Làm rõ khái niệm chủ nghĩa yêu nƣớc; cơ sở hình thành chủ nghĩa
yêu nƣớc Việt Nam.
- Làm rõ nội dung, hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc Việt
Nam trong nhà trƣờng.
- Luận văn làm rõ thực trạng công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc
cho học viên các trƣờng CAND.
- Đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho học viên các trƣờng CAND.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Học viên các trƣờng CAND và công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc
cho học viên ở các trƣờng CAND.
Phạm vi nghiên cứu


11

- Phạm vi về không gian: Tập trung nghiên cứu ở các trƣờng gồm:
Học viện Chính trị Cơng an nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện
An ninh nhân dân, Đại học Kỹ thuật Hậu cần, Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân
II, Trƣờng Trung cấp Cảnh sát III.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ năm học 2010 – 2011 đến năm

học 2016 – 2017.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận
Luận văn thực hiện chủ yếu dựa trên cơ sở thế giới quan phƣơng pháp
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các chỉ thị của ngành CAND.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận biện chứng duy vật và các phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp logic – lịch sử, phân tích – tổng hợp
thể hiện đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm về vai trị của việc
giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc cho học viên các trƣờng CAND về truyền
thống yêu nƣớc lòng tự hào dân tộc
Về thực tiễn: Thông qua việc giáo dục chủ nghĩa yêu nƣớc, từng bƣớc
giúp cho học viên nâng cao nhận thức về chủ nghĩa yêu nƣớc, hiểu sâu sắc
hơn nữa để vận dụng những kiến thức đã học vào trong cơng tác xây dựng,
đấu tranh phịng chống tội phạm sau khi ra trƣờng, xứng đáng là thanh kiếm
bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận
văn đƣợc chia thành 2 chƣơng, 5 tiết.


12

Chƣơng 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA YÊU NƢỚC VIỆT NAM VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA
YÊU NƢỚC CHO HỌC VIÊN TẠI CÁC TRƢỜNG CAND

1.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA YÊU
NƢỚC VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm nước, yêu nước và chủ nghĩa yêu nước trong chủ
nghĩa yêu nƣớc Việt Nam.
Nói đến chủ nghĩa yêu nƣớc chúng ta không thể không đề cập đến
khái niệm nước. Vậy nƣớc là gì?
Ở nƣớc ta nước có nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa đen chỉ chất lỏng
trong sinh hoạt, ăn uống tắm rửa, trong hóa học gọi là H2O; còn nước trong
chủ nghĩa yêu nước lại khơng phải theo nghĩa đen này, mang theo nghĩa
bóng, dung để chỉ đất nƣớc, quê hƣơng, Tổ quốc, quốc gia, non sông. Tuy
hai nghĩa này ở Việt Nam liên hệ mật thiết với nhau, nhƣng ban đầu nó đƣợc
hiểu theo nghĩa đen, dần dần xuất hiện nghĩa bóng, nhƣng nghĩa bóng lại
rộng hơn, phong phú hơn nghĩa đen.
Nhƣ chúng ta đã biết khái niệm nước không chỉ ở Việt Nam mới có.
Ngay từ thời cổ đại từ Đơng sang Tây, rồi khơng chỉ cổ đại mà nó kéo dài
suốt từ cổ chí kim, ở khắp mọi nơi trên trái đất đều có khái niệm này. Ở Việt
Nam, các nhà Nho, những ngƣời Hán học gọi nước là Thủy, còn đại đa số
ngƣời bình dân gọi một cách mộc mạc đơn giản là nƣớc. Thủy là khái niệm
đƣợc phiên âm từ Trung Quốc sang. Khái niệm nƣớc của ngƣời Việt có trƣớc
khái niệm thủy của ngƣời Hán đƣợc truyền vào Việt Nam mãi sau này. Nhƣ
vậy khái niệm nước là thuần túy của ngƣời Việt và có từ rất xa xƣa, có lẽ từ
thời con ngƣời ở mảnh đất này chuyển từ săn bắn hái lƣợm sang trồng trọt.


13

Việc trồng trọt đặc biệt là trồng lúa nƣớc ở Đơng Nam Á trong đó có Bách
Việt đã xuất hiện từ rất sớm mà theo một số học giả, nơi đây là một trong
những trung tâm lúa nƣớc đầu tiên trên thế giới, đã trồng lúa nƣớc thì lẽ dĩ
nhiên phải có nƣớc, thiếu nƣớc thì khơng thể tiến hành công việc này đƣợc,

bởi vậy ngay từ cuối thời Công xã nguyên thủy, nƣớc đã là yếu tố vô cùng
quan trọng, vô cùng cần thiết cho con ngƣời ở xứ sở này. Có lẽ từ điều kiện
sống nhƣ vậy nên ở Việt Nam cùng với từ đất, từ nước cũng bắt đầu đƣợc
dịch chuyển sang những nghĩa bóng quan trọng hơn. Điều này có lý bởi lẽ
những cƣ dân sống trên sa mạc hay trên các vùng thảo nguyên không bao giờ
dùng từ nước để chỉ tổ quốc của họ.
Đối với ngƣời Hán, để chỉ tổ quốc của họ dùng từ quốc. Quốc dịch ra
tiếng Việt cũng là nước, và Ái quốc cũng là yêu nước.
Nếu ở Trung Hoa, gia có vẻ cao hơn quốc thì ở Việt Nam, nước đặt
cao hơn hết thảy, trên cả dịng họ, gia đình, nhất là khi có nạn ngoại xâm. Do
yêu cầu chống giặc ngoại xâm, xây dựng những cơng trình thủy lợi đối với
nền kinh tế nông nghiệp mà dần dần Nhà nƣớc Văn Lang – Nhà nƣớc đầu
tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời vào khoảng 700 năm trƣớc công nguyên.
Trên cơ sở đó, ý thức cộng đồng dân tộc xuất hiện khá sớm. Từ ý thức cộng
đồng dân tộc này đã trở thành tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái những
anh hùng, những ông tổ của các nghề, những ngƣời có cơng với dân với
nƣớc. Ý thức cộng đồng dân tộc đƣợc đặt trên một cơ sở chắc chắn – sự tích
con rồng cháu tiên, sự tích về bọc trăm trứng, nhằm khẳng định một tổ tiên
chung, một nguồn gốc chung của ngƣời dân Việt Nam. Truyền thuyết về Bọc
trăm trứng là bằng chứng chứng minh hùng hồn nhất về ý thức cộng đồng
dân tộc, dù bầu hay bí đều chung một giàn, bởi vậy hãy thƣơng yêu lấy nhau.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn


14

Từ ý thức cộng đồng dân tộc đã phát triển lên thành tinh thần yêu
nƣớc mang rõ nét tinh thần dân tộc vì vậy khái niệm nước ở Việt Nam đƣợc
thể hiện ở những điểm nhƣ sau:

Thứ nhất, ở khía cạnh thiên nhiên, địa lý, nƣớc chỉ non sông, giang
sơn gấm vóc, lãnh thổ với biên giới rạch rịi, chỉ đất nƣớc.
Thứ hai, nếu chỉ có thiên nhiên, mảnh đất thuần túy khơng thơi thì
cũng chƣa thể gọi là nước, muốn có nƣớc phải có tộc ngƣời sống trên đó và
quan hệ giữa họ với nhau; bởi vậy nước còn chỉ tộc ngƣời, dân tộc và sự
đoàn kết giữa các dân tộc.
Thứ ba, cụ thể hơn nữa, phải có những con ngƣời – chủ nhân đứng
trên mảnh đất này, nên nước còn bao gồm những con ngƣời, ngƣời dân,…
nhân dân cái mà ở Việt Nam gọi là đồng bào, con ngƣời nắm chủ quyền trên
lãnh thổ của mình.
Thứ tư, từ con ngƣời – hình thành nên gia đình, xã hội với những thiết
chế chính trị, kinh tế của mình, bởi vậy nước còn bao gồm cả làng xã, quê
hƣơng, quốc gia, Tổ quốc, các tầng lớp, giai cấp với những chế độ chính trị
xã hội nhất định trong mỗi thời kỳ.
Thứ năm, một trong những yếu tố không thể thiếu để tạo nên diện mạo
một nƣớc, đó là văn hóa, bởi vậy nước còn bao gồm cả phong tục, tập quán,
ngôn ngữ, truyền thống, lịch sử,…
Năm yếu tố trên liên hệ mật thiết với nhau, nếu thiếu một trong năm
cái đó thì khó có thể gọi là nước.
Tóm lại, nước ở Việt Nam bao gồm tổng hòa những yếu tố đất nƣớc,
dân tộc, con ngƣời, nhân dân, đồng bào, quê hƣơng, quốc gia, tổ quốc, văn
hóa (ngơn ngữ, phong tục, tập quán, lịch sử truyền thống). Từ đó, nói yêu
nƣớc là yêu tất cả những cái nói trên trong sự tổng hịa thành một khối thống
nhất. Khơng thể nói u đất nƣớc mà lại không yêu con ngƣời, yêu đồng bào


15

với những truyền thống lịch sử hào hùng. Ngƣợc lại, khơng thể nói u con
ngƣời, đồng bào dân tộc Việt Nam lại không yêu non sông đất nƣớc. “Yêu

nƣớc Việt Nam cũng có nghĩa là u non sơng, đất nƣớc, yêu dân tộc, con
ngƣời, nhân dân Việt Nam, yêu quê hƣơng, quốc gia, Tổ quốc, yêu những
truyền thống văn hóa lịch sử hào hùng của dân tộc”[8, tr.70].
Yêu nƣớc là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta đƣợc hình
thành trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nƣớc và giữ nƣớc, trở thành tình
cảm thiêng liêng trong mỗi chúng ta. Từ những thời xa xƣa, trong tâm hồn
của ngƣời Việt Nam đã hình thành rất sớm một lòng yêu nƣớc thƣơng nòi rất
nồng nàn và mãnh liệt. Lịng u nƣớc ấy là dịng tƣ tƣởng và tình cảm bao
trùm và chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của nƣớc Việt Nam xƣa kia.
Trong lý tƣởng thẩm mỹ của ngƣời Việt Nam, cái cao quý đẹp đẽ nhất là
lòng yêu nƣớc, là hành động giết giặc cứu nƣớc. Trí tuệ Việt Nam sâu sắc
nhất cũng là trí tuệ đánh giặc cứu nƣớc. Thần tƣợng anh hùng bền vững nhất
trong trái tim của nhân dân cũng là thần tƣợng những anh hùng xả thân vì
nƣớc, vì dân. Đó chính là nét đặc sắc nhất trong đời sống tinh thần, trong văn
hóa và tâm lý dân tộc Việt Nam.
Yêu nƣớc là “một trong những tình cảm sâu sắc nhất đã đƣợc củng cố
qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các quốc gia”[97, tr.236].
Nhƣ vậy, yêu nƣớc là tình cảm mang tính phổ biến của nhân dân các quốc
gia, các dân tộc trên thế giới.
Yêu là hiện tƣợng thuộc tâm trạng, tình cảm, ý chí, là sự thân thƣơng,
là ý thức gắn bó và muốn đem lại nhiều điều tốt đẹp cho đối tƣợng mà mình
hƣớng tới. Nước là toàn bộ khu vực cƣ trú của một cộng đồng ngƣời nó cùng
chung huyết thống, ngơn ngữ, tín ngƣỡng, tập qn. Trong ngơn ngữ phƣơng
Đơng, nƣớc cịn có tên là bang hay quốc. Với nghĩa bang là nƣớc lớn, quốc
là nƣớc nhỏ. Nguyễn Trãi, nhà tƣ tƣởng lớn Việt Nam ở thế kỷ XV đã dùng


16

các khái niệm này. Ơng nói: Đại Việt là văn hiến chi bang. Vì vậy, yêu nƣớc

là hành vi của con ngƣời thể hiện sự thân thƣơng, yêu quý, bảo vệ tổ quốc,
nhân dân và đất nƣớc mình. Yêu nước là khái niệm phổ biến, trong văn bản
ngày xƣa nó cịn gọi là ái quốc.
Trong lịch sử Việt Nam, tình cảm yêu nƣớc cũng xuất hiện từ thời cổ
đại. Chính trên cơ sở đấu tranh chống thiên tai và chống kẻ thù bên ngoài,
những cƣ dân khác nhau về nguồn gốc, tiếng nói và văn hóa đã có ý thức
quần tụ nhau lại. Ý thức tốt đẹp đó đƣợc phản ánh vào tiềm thức của con
ngƣời thông qua các truyện thần thoại. Chẳng hạn nhƣ truyện bà Âu Cơ
sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm ngƣời con, nói lên rằng nguồn gốc
của con ngƣời Việt Nam là cùng một mẹ sinh ra, do đó phải yêu thƣơng,
đùm bọc lẫn nhau; truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nêu lên tinh thần cảnh
giác đối với kẻ thù dân tộc, phải đặt quyền lợi của đất nƣớc lên trên quyền
lợi của cá nhân; truyện Phù Đổng Thiên Vƣơng nêu lên nghĩa vụ đánh giặc
khi đất nƣớc bị xâm lăng và sức mạnh của lòng căm thù đã chiến thắng kẻ
thù của dân tộc.
Những yếu tố u nƣớc đầu tiên đó khơng ngừng đƣợc bổ sung,
phong phú hóa và nâng cao trong các giai đoạn lịch sử về sau của dân tộc
và đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần, đã trở thành truyền thống nổi bật của dân
tộc Việt Nam.
Một đất nƣớc với nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nƣớc, với những
đặc điểm tự nhiên vừa thuận lợi, vừa khó khăn và trong điều kiện thƣờng
xuyên chống giặc ngoại xâm để giữ gìn bờ cõi, làm cho những yếu tố nội
sinh sớm hội nhập với những yếu tố ngoại sinh, làm cho truyền thống yêu
nƣớc của dân tộc Việt Nam sớm hình thành và có sự phát triển nổi bật.
Chính trong điều kiện ấy đã làm nảy sinh trong mỗi con ngƣời Việt Nam
lòng yêu nƣớc quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc mình.


17


Lòng yêu nƣớc ở mỗi ngƣời lớn lên cùng với sự sinh thành của họ.
Trƣớc tiên trong thời kỳ ấu thơ là yêu cha mẹ mình, yêu quê hƣơng làng xã,
yêu tiếng nói thân thƣơng, yêu phong tục tập quán thân thuộc. Khi lớn lên do
đi ra ngoài, do hiểu biết thêm, tình cảm đó phát triển thành u địa phƣơng
mình, xứ sở mình rồi cả đất nƣớc, Tổ quốc mình. Ở đó thể hiện một q trình
từ u nhà đến yêu nƣớc, rồi do yêu nƣớc mà yêu nhà càng trở nên thân
thƣơng vững chắc, càng thấy trách nhiệm của bản thân đối với nhà, với làng,
với nƣớc. Sự gắn bó bền vững của gia đình Việt Nam, của cộng đồng làng xã
Việt Nam là cái bệ đỡ vững chắc nhất, sâu rễ bền gốc nhất cho tình cảm yêu
nƣớc, cho chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam. Với ngƣời Việt Nam nƣớc mất thì
nhà tan, phản bội Tổ quốc cũng là phản bội gia đình, làm ơ nhục thanh danh
dịng họ. Ngƣợc lại những ngƣời có cơng, hy sinh vì nƣớc đƣợc nhân dân suy
tơn là Thành hồng của làng xã. Lòng yêu nƣớc làm nảy sinh ý thức cố kết,
truyền thống đoàn kết, của mỗi con ngƣời trong cùng một quốc gia dân tộc để
cùng nhau lao động, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc mình. Nói đến
lịng u nƣớc là nói đến tâm lý, tình cảm ý chí, tinh thần sẵn sàng hết lịng vì
q hƣơng đất nƣớc. Lòng yêu nƣớc còn thể hiện trong ý thức trách nhiệm của
mỗi ngƣời với nòi giống, với cộng đồng với dân tộc, để từ đó tìm ra những
con đƣờng, biện pháp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc.
Lịng u nƣớc khơng phải là của riêng một số ngƣời mà là thuộc tính
chung của nhiều ngƣời, của đại đa số ngƣời của dân tộc. Do đƣợc nuôi
dƣỡng trong môi trƣờng thân thƣơng của gia đình, làng xóm phố phƣờng, do
cuộc sống lúc thiếu thời có nhiều kỷ niệm sâu sắc, nên ai cũng có sự gắn bó
với quê hƣơng, bản quán. Tuy vậy, cũng có một số ít ngƣời do lầm đƣờng
lạc lối, do lối sống ích kỷ mà phản bội Tổ quốc mình. Nhƣng ở họ khơng
phải đã mất hết tình cảm với q hƣơng, khơng phải khơng có lúc họ phải
nghĩ lại và ăn năn hối lỗi. Vì vậy, một tƣ duy sáng suốt, một đƣờng lối chính


18


trị rộng mở, đại diện cho quyền lợi dân tộc, có thể cảm hóa và lơi kéo đƣợc
những ngƣời có lúc đã thờ ơ với dân tộc, có lúc đi theo kẻ thù của dân tộc.
Lịng u nƣớc khơng phải là sản phẩm riêng của một dân tộc nào.
Mọi dân tộc đều có lịng u nƣớc của mình. Tuy vậy, sự biểu hiện của tinh
thần yêu nƣớc đó ở mỗi dân tộc một khác. Có dân tộc nổi trội về tinh thần
đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập cho đất nƣớc, có dân tộc phải
thƣờng xuyên đấu tranh nội bộ, xem đồn kết thống nhất mọi lực lƣợng để
có sức mạnh bảo vệ đƣợc đất nƣớc là yêu nƣớc, có dân tộc ln phải khắc
phục những sai lầm trong sự phát triển đất nƣớc, xem đấu tranh để có đƣờng
lối đúng đắn làm cho đất nƣớc giàu mạnh là yêu nƣớc…Hoàn cảnh lịch sử và
điều kiện sinh sống của mỗi nƣớc là cơ sở quy định nên tính đặc thù trong
chủ nghĩa yêu nƣớc của mỗi quốc gia, dân tộc. Khơng thể vì lịng u nƣớc
của dân tộc mình mà coi thƣờng lòng yêu nƣớc của dân tộc khác. Cũng
không thể yêu cầu các dân tộc khác cũng phải có tinh thần u nƣớc nhƣ dân
tộc mình mới là yêu nƣớc. Mọi chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, tinh thần sôvanh
nƣớc lớn, tinh thần bá quyền, đều không phù hợp với chủ nghĩa u nƣớc
chân chính.
Những từ ngữ lịng yêu nước, tinh thần yêu nước là nói chung, nhƣng
trong các khái niệm ấy có thể phân biệt thành nhiều mức độ nhận thức khác
nhau. “Đó có thể là mức độ tình cảm, có thể là mức độ tƣ tƣởng, lại có thể là
mức độ đã nâng thành chủ nghĩa. Mức độ tình cảm là nói tới những cảm xúc,
những thái độ những hành động thể hiện yêu và ghét trƣớc các sự kiện, cịn
mức độ chủ nghĩa là nói tới những tƣ tƣởng đã đƣợc đúc kết thành hệ thống
các quan điểm. Mỗi một mức độ ấy của yêu nƣớc đều có ý nghĩa của nó, đều
cần đƣợc nghiên cứu, giãi bày và nêu lên giá trị của chúng. Nhƣng đứng trên
bình diện lý luận thì phải nêu lên đƣợc hệ thống các quan điểm về yêu nƣớc,
các vấn đề làm cơ sở cho tƣ tƣởng và tình cảm yêu nƣớc”[45, tr.40]. Chủ



19

nghĩa yêu nƣớc Việt Nam mọi ngƣời hay nói tới cần phải đƣợc nhìn nhận
dƣới góc độ đó
Chủ nghĩa u nƣớc: Có nhiều định nghĩa khác nhau về chủ nghĩa yêu
nƣớc. Theo từ điển Triết học, chủ nghĩa yêu nƣớc là “ngun tắc đạo đức và
chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung là tình u và lịng trung thành
đối với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của tổ quốc, ý chí bảo
vệ những lợi ích của tổ quốc”[82, tr.712].
Từ điển tiếng Việt định nghĩa, chủ nghĩa yêu nƣớc là “Lòng yêu thiết
tha đối với tổ quốc của mình, thƣờng biểu hiện ở tinh thần sẵn sàng hy sinh
vì Tổ quốc” [83, tr.179]. Nhƣ vậy, chủ nghĩa yêu nƣớc là một phạm trù thuộc
lĩnh vực tƣ tƣởng và tình cảm của nhân dân các quốc gia, các dân tộc trên thế
giới. Nội dung chính của chủ nghĩa u nƣớc là tình u và lòng trung thành
với Tổ quốc.
Chủ nghĩa yêu nƣớc mang tính phổ biến ở mọi dân tộc. Khơng một
dân tộc nào trên thế giới lại không yêu mến Tổ quốc của họ. Tuy nhiên,
trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, do trình độ phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội…khác nhau, tình cảm và tƣ tƣởng u nƣớc của mỗi dân
tộc có những sự khác nhau về nguồn gốc lý luận, về quá trình hình thành và
phát triển, về bản chất cũng nhƣ về những đặc điểm khác.
Yêu nƣớc là một tình cảm, một trạng thái tâm lý tự nhiên của con
ngƣời nhƣ tình yêu quê hƣơng, xứ sở, sự gắn bó với ngơn ngữ và niềm tự
hào về truyền thống… Lòng yêu nƣớc của con ngƣời đã đƣợc hình thành rất
sớm từ thời cổ đại. Con ngƣời cổ đại đã rất yêu mến, gắn bó với mảnh đất
nơi mình sinh sống, với những gì gần gũi, quen thuộc và ln tự hào về điều
đó. Đối với họ những điều ấy đã trở nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Tuy nhiên, với lịng u nƣớc thì ý niệm về tình u, về sự gắn bó là một
tình cảm tự nhiên cả trong ý nghĩ và hành động.



×