Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.39 KB, 2 trang )
Thanh Hải (1930-1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, là một nhà thơ Việt Nam thời hiện
đại.
[Tiểu sử
Thanh Hải sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930 tại xã Phong Bình, huyện Hương Điền, tỉnh
Thừa Thiên-Huế).
Ông xuất thân trong một gia đình trí thức, nhưng nghèo. Cha ông làm nghề dạy học, mẹ
ông là nông dân.
Thuở nhỏ, ông đi học tại quê nhà. Năm 17 tuổi, Thanh Hải tham gia cách mạng ở huyện
Hương Thủy, làm Chính trị viên Đoàn Văn công Thừa Thiên.
Năm 1954-1964, ông ở lại quê hương hoạt động, làm cán bộ tuyên huấn tỉnh.
Năm 1964-1967, ông phụ trách báo Cờ giải phóng của thành phố Huế. Sau đó, ông làm Ủy
viên chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Chi hội phó chi Hội văn nghệ giải phóng Bình Trị
Thiên.
Từ sau năm 1975, ông làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, đồng thời là Ủy
viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội
Nhà văn Việt Nam.
Nhà thơ Thanh Hải qua đời ngày 15 tháng 12 năm 1980 tại Huế.
Tác phẩm
• Những đồng chí trung kiên (1962)
• Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1975)
• Dấu võng Trường Sơn (1977)
• Mưa xuân đất này (1982)
• Thanh Hải thơ tuyển (1982)
[ Nhận xét
Nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá viết:
Cuộc đấu tranh bền bỉ, anh dũng của nhân dân miền Nam, của nhân dân Thừa
Thiên, là nguồn cảm hứng chủ yếu của thơ Thanh Hải. Sau năm 1975, thơ ông
càng chín hơn. Bài "Mùa xuân nho nhỏ" (1980, làm trên giường bệnh trước khi
mất không lâu) là thành công tiêu biểu hơn cả.
Nói chung, thơ ông chân chất, bình dị, đôn hậu và chân thành. Tuy nhiên, ông ít
đổi mới trong phong cách, nhiều khi có hiện tượng tự lập lại mình. Đối với nền thơ