Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Đặc điểm ngữ nghĩa ngữ pháp của các đơn vị biểu thị về lượng trong tiếng việt (so sánh với tiếng anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***********

NGUYỄN THỊ DIỄM CHI

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA – NGỮ PHÁP CỦA CÁC
ĐƠN VỊ BIỂU THỊ VỀ LƯỢNG TRONG TIẾNG VIỆT
(SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***********

NGUYỄN THỊ DIỄM CHI

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA – NGỮ PHÁP CỦA CÁC
ĐƠN VỊ BIỂU THỊ VỀ LƯỢNG TRONG TIẾNG VIỆT
(SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH BÁ LÂN


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình của riêng tơi, luận văn khơng sao chép từ
bất kì cơng trình nào khác và các kết quả nghiên cứu là trung thực.

Tác giả

Nguyễn Thị Diễm Chi


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và Phịng Sau đại học đã tạo điều kiện để
chúng tôi được học tập.
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Ngôn ngữ học và quý thầy cô Khoa
Việt Nam học đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho chúng tơi tiếp thu và hình thành
ý tưởng cho đề tài.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ Huỳnh Bá Lân, người đã
tận tình hướng dẫn, bỏ nhiều công sức quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, quý bạn bè, anh chị em đã luôn tạo điều kiện
và động viên, hỗ trợ tôi trong q trình nghiên cứu để tơi có thể hồn thành luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU


TRANG

1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................8
4. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận tài liệu .........................................9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..........................................................................9
7. Bố cục luận văn .................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................11
1.1.

Đặc điểm của các đơn vị biểu thị về lượng trong ngôn ngữ .................11

1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến loại hình ngơn ngữ .....................................11
1.1.2. Khái niệm về lượng và vấn đề phạm trù số ..............................................13
1.1.3. Các đơn vị biểu thị về lượng và khả năng hoạt động của chúng ............16
1.2.

Các đơn vị biểu thị về lượng trong tiếng Việt và tiếng Anh ..................26

1.2.1. Các đơn vị biểu thị về lượng trong tiếng Việt .........................................26
1.2.2. Các đơn vị biểu thị về lượng trong tiếng Anh .........................................35
1.3.

Tiểu kết ....................................................................................................38

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐƠN VỊ BIỂU THỊ VỀ LƯỢNG TRONG
TIẾNG VIỆT ...........................................................................................................40

2.1. Đại từ biểu thị về lượng trong tiếng Việt ....................................................40
2.1.1. Nhóm đại từ biểu thị số lượng tồn bộ .....................................................40
2.1.2. Nhóm đại từ nghi vấn về lượng ................................................................41
2.2. Phụ từ biểu thị về lượng trong tiếng Việt ...................................................44
2.2.1. Nhóm phụ từ biểu thị số lượng nhiều .......................................................44
2.2.2. Nhóm phụ từ biểu thị số lượng ít .............................................................49
2.3. Số từ ...............................................................................................................52


2.3.1. Số từ chính xác .........................................................................................52
2.3.2. Số từ ước chừng .......................................................................................54
2.4. Danh từ đơn vị biểu thị về lượng trong tiếng Việt .....................................56
2.4.1. Danh từ đơn vị quy ước chính xác và ước chừng ....................................57
2.4.2. Danh từ đơn vị chỉ đơn thể và tập hợp .....................................................58
2.5. Các đơn vị biểu thị về lượng khác trong tiếng Việt ...................................61
2.5.1. Tính từ biểu thị về lượng ..........................................................................61
2.5.2. Dạng láy biểu thị về lượng .......................................................................64
2.5.3. Các trường hợp biểu thị về lượng khác ....................................................66
2.6. Tiểu kết ..........................................................................................................70
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐƠN VỊ BIỂU THỊ VỀ LƯỢNG TRONG
TIẾNG ANH; NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC
ĐƠN VỊ BIỂU THỊ VỀ LƯỢNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH ....74
3.1. Đặc điểm của các đơn vị biểu thị về lượng trong tiếng Anh .....................74
3.1.1. Lượng từ trong tiếng Anh .........................................................................74
3.1.2. Cụm danh từ biểu thị về lượng trong tiếng Anh ......................................93
3.1.3. Các hình thức biểu thị về lượng khác trong tiếng Anh ...........................97
3.2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đơn vị biểu thị về lượng
trong tiếng Việt và tiếng Anh ...........................................................................102
3.2.1. Những điểm tương đồng.........................................................................102
3.2.2. Những điểm khác biệt ............................................................................108

3.3. Tiểu kết ........................................................................................................114
KẾT LUẬN .............................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................119


1

1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc sống và mục đích
của ngơn ngữ là để phục vụ cho hoạt động giao tiếp của con người. Thông qua ngôn
ngữ con người có thể trao đổi, học hỏi những nền văn hóa khác nhau. Để cấu thành
một ngơn ngữ, có nhiều yếu tố tham gia, trong đó các đơn vị từ vựng giữ vai trò quan
trọng, các đơn vị từ vựng trong ngơn ngữ thuộc các lĩnh vực khác nhau có những đặc
điểm riêng.
Trong ngôn ngữ, một trong những đơn vị rất thường hay xuất hiện và được sử
dụng cho việc cung cấp thông tin về số lượng là các đơn vị biểu thị về lượng. Việc
tham gia và cung cấp số lượng về thực thể đang nói đến của các đơn vị ấy đóng vai trị
quan trọng, nếu vắng mặt các đơn vị ấy, việc giao tiếp sẽ không đạt hiệu quả.
Để diễn đạt, cung cấp thông tin về số lượng, trong tiếng Việt, số từ là đơn vị
được nhắc đến trước tiên. Tuy nhiên, bên cạnh số từ, trong tiếng Việt vẫn cịn các đơn
vị khác có khả năng cung cấp thông tin về số lượng như: đại từ, phụ từ, danh từ đơn vị,
tính từ hay tổ hợp nhiều từ... Trong tiếng Anh lượng từ (quantifier) là đơn vị được
dùng phổ biến nhất trong việc biểu đạt số lượng/lượng, bản thân thuật ngữ lượng từ
(quantifier) trong tiếng Anh bao gồm nhiều loại đơn vị khác nhau, có thể là đại từ
(pronoun), tính từ (adjective), định từ (determiner). Bên cạnh lượng từ (quantifier)
trong tiếng Anh còn dùng các cụm từ miêu tả lượng (quantifiers expressions) hay mạo
từ (a/an) cho việc biểu đạt số lượng là “một”, hay sự biến đổi ngay trong chính bản
thân danh từ từ số ít sang số nhiều (đặc điểm hình thái học).
Vì vậy, có thể nói rằng những đơn vị biểu thị về lượng trong ngôn ngữ rất đa
dạng về từ loại. Những đơn vị biểu thị về lượng này được sử dụng rất phổ biến trong

hoạt động giao tiếp cũng như trong các văn bản, tác phẩm văn chương.
Ví dụ: (1)
a. Trong gần suốt mùa mưa chẳng phải đánh đấm gì, cả trung đội mười ba đứa,
vẫn còn đủ mặt.

(Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh)

b. Mất trâu thì lại tạo trâu
Những quân cướp nợ có giàu hơn ai.

(Ca dao)


2

c. How many students are there in your class? (Có bao nhiêu học sinh trong lớp
của anh?)
-

There are twenty students. (Có hai mươi học sinh)
Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài viết về vấn đề so sánh đối chiếu giữa tiếng

Việt và tiếng Anh ở nhiều phương diện, tuy nhiên việc khảo sát, miêu tả những đơn vị
biểu thị về lượng trong tiếng Việt, đặc biệt là trong việc đối chiếu với tiếng Anh, vẫn
chưa được chú trọng. Do sự khác nhau về loại hình của hai ngơn ngữ nên khi đối chiếu
có thể thấy sự khác biệt về những đơn vị biểu thị về lượng giữa chúng.
Ví dụ: (2)
He likes to talk about his journeys. (Anh ấy thích nói về những chuyến đi)
Trong tiếng Anh, danh từ chỉ số nhiều thêm phụ tố “s” hoặc “es” (journey:
chuyến đi, journeys: những chuyến đi), trong khi tiếng Việt để chỉ số lượng nhiều thì

phải dùng phương tiện từ vựng là phụ từ những hoặc các để diễn đạt.
Đây là một trong những điểm khác nhau nổi bật của hai ngôn ngữ: trong khi
tiếng Việt dùng các phương tiện từ vựng để miêu tả lượng, tiếng Anh ngoài việc dùng
các lượng từ cịn có thể dùng phụ tố hoặc tự biến đổi trong bản thân từ (foot – feet) mà
không cần phải có phương tiện từ vựng như tiếng Việt. Mục đích chính của luận văn là
miêu tả về những phương tiện biểu thị lượng giữa hai ngôn ngữ để cho thấy sự giống
nhau và khác nhau của các đơn vị biểu thị về lượng.
F. de Sausure đã từng nói: “trong vốn từ của hai ngôn ngữ khác nhau không
mấy khi có sự tương ứng một đối một” (theo Loại từ trong các ngôn ngữ ở Việt Nam,
tập 1 của UBKHXHVN, tr. 45) và theo Bùi Mạnh Hùng, có nhiều trường hợp thiếu sự
tương xứng về cấu trúc và ngữ nghĩa khi biểu thị về lượng giữa tiếng Việt và tiếng Anh
vì nhiều quy tắc ngữ pháp tiếng Việt có vẻ uyển chuyển, đôi khi lại không rõ rệt như
các quy tắc ngữ pháp trong tiếng Anh. [23; 7]
Có thể thấy rằng các đơn vị biểu thị về lượng trong ngôn ngữ là một tập hợp của
nhiều từ loại khác nhau và có những đơn vị chỉ gồm một từ nhưng cũng có những đơn
vị là cụm từ và có khi là một tổ hợp của các từ loại khác nhau kết hợp lại, do vậy luận


3

văn dùng khái niệm các đơn vị biểu thị về lượng mà không thể dùng các từ biểu thị về
lượng.
Từ những lý do nêu trên, và thấy rằng vấn đề đối chiếu các đơn vị, yếu tố biểu thị
lượng trong tiếng Việt và tiếng Anh cần được quan tâm hơn, nên luận văn thực hiện đề
tài: Đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của các đơn vị biểu thị về lượng trong tiếng Việt
(so sánh với tiếng Anh).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
a) Việc nghiên cứu các đơn vị biểu thị về lượng trong tiếng Việt
Khái niệm về “lượng” có nhiều nghĩa khác nhau, lượng có thể là số lượng,
thời lượng, khối lượng, v.v… Trong luận văn, thuật ngữ “lượng” được dùng với ý

nghĩa là số lượng (nhiều, ít, chính xác hoặc ước chừng).
Nghiên cứu về những đơn vị biểu thị về số lượng trong tiếng Việt đã có một số
tác giả nói đến. Tùy vào mục đích, mà các tác giả chọn cách tiếp cận và đưa những đơn
vị này vào tài liệu với các cách khác nhau; chẳng hạn như Trần Thị Quỳnh Lê [29]
nghiên cứu các từ biểu thị số lượng theo tính biểu trưng trong thành ngữ, tục ngữ, ca
dao tiếng Việt và tiếng Anh.
Cách gọi và cách phân chia các đơn vị biểu thị lượng rất đa dạng, trong các cơng
trình về ngữ pháp, nhiều tác giả đã đề cập đến lượng, số. Trương Văn Chình, Nguyễn
Hiến Lê [6], Nguyễn Thiện Giáp [13], Cao Xuân Hạo [17], Nguyễn Phú Phong [33]
gọi các đơn vị biểu thị lượng là lượng từ. Trần Trọng Kim [26], Bùi Kỷ - Trần Trọng
Kim [27], Bùi Đức Tịnh [42] gọi các đơn vị biểu thị lượng là các lượng số chỉ định tự.
Các tác giả Diệp Quang Ban [1], Lê Biên [2], Nguyễn Hữu Quỳnh [39] chia các đơn vị
biểu thị lượng trong ngôn ngữ thành danh từ chỉ đơn vị và số từ.
Lê Văn Lý [31] chia từ vựng tiếng Việt ra thành từng loại như sau: loại A (danh
từ), loại B (động từ), loại B’ (tính từ), loại C1 (ngôi từ), loại C2 (số từ), loại C3 (phụ từ).
Ở loại C2 (số từ), ông cho rằng những từ nào có thể kết hợp được với độ, chừng, ngót
thì chúng là những từ ngữ chỉ số lượng. Ngồi ra, tuy không gọi các đơn vị biểu thị
lượng là lượng từ hay danh từ chỉ đơn vị nhưng tác giả lại đề cập đến hạng mục số mà
trong đó tác giả chia ra thành những ngữ vị chỉ số nhiều và những ngữ vị chỉ số tập


4

hợp. Theo Lê Văn Lý, những ngữ vị chỉ số nhiều có: những, mấy, lắm, nhiều cịn
những ngữ vị chỉ tập hợp gồm có: đơng, đầy, các, mọi, cả. [31; 65]
Hai tác giả Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963) đã đưa ra quan niệm về
số và lượng như sau: Số có số đơn chẳng hạn như một và số phức là từ hai trở lên như
hai mươi sáu, lượng có lượng nhất định như một, hai, chín, mười, trăm, nghìn, v.v…
Lượng từ đơn vị như chiếc, đơi, cặp, chục, tá, đội, đám, đàn, lũ, nải, chùm, tràng, v.v…
Lượng từ phỏng chừng như: vài, dăm, mấy, mươi, v.v…. Lượng từ bất định như: nhiều,

lắm, bao nhiêu, nhiều…lắm, lắm…lắm, rất nhiều, số nhiều, đa số, chán, khối, một ít,
v.v…. Hai ơng cũng đề cập đến lượng từ trỏ toàn thể như: cả, tất, hết, suốt, khắp, cả
thảy, hết thảy, hết cả, tuốt cả, suốt cả, khắp cả, v.v… và lượng từ trỏ phần đều nhau của
một toàn thể như: từng, từng…một. [6; 307 - 351]
Các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm (1973) xác định những
đơn vị như: mấy, ít, vài, dăm, vài ba, dăm bảy, mươi lăm dùng để chỉ cái lượng số nhỏ,
nói ước lượng, khơng nhất định [26]. Ngoài ra, trong sách Văn phạm Việt Nam, Trần
Trọng Kim đề cập đến một phần gọi là lượng số chỉ định tự. Theo tác giả, tiếng lượng
số chỉ định tự đơn là những tiếng chỉ từ số một đến số mười và những tiếng như: tá,
chục, trăm, nghìn, vạn, mn, mớ, v.v… Những tiếng lượng số chỉ định tự ghép như:
mười một, mười hai, hăm ba, hăm bốn, v.v… Còn những từ: mọi, cả, hết, tất cả, hết
thảy là những tiếng dùng để chỉ toàn số. Để chỉ lượng số nhỏ, ước lượng hoặc khơng
xác định thì có các tiếng: mấy, vài, dăm, mươi, ít, v.v… [26; 63 – 70]
Bùi Đức Tịnh (1996) cho rằng lượng số chỉ định từ gồm có số đếm: một, hai,
ba, bốn, v.v…; những tiếng chỉ lượng nhiều hay ít như: mỗi, từng, tất cả, nhiều, những,
các, v.v…; những tiếng chỉ phân số như: hai phần ba, ba phần tư và những tiếng là bội
số như: gấp, xấp. [42; 261, 262, 263]
Nguyễn Quang Oánh, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim quan niệm: “Lượng số chỉ định
tự là tiếng người ta đặt ở trước tiếng danh tự để chỉ số nhiều hay là số đếm nhất định”,
và theo các tác giả, có lượng số chỉ định tự biểu thị số đếm là những tiếng đếm từ một
trở lên và có lượng số chỉ định tự nói về số nhiều hay số ít. (Theo Từ điển giải thích
thuật ngữ Ngơn ngữ học của Nguyễn Như Ý, tr. 252)


5

Trong Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học xã hội (UBKHXH) (1983),
các tác giả xem những đơn vị: một, hai, ba, mười, một trăm…những, vài, các, mấy, tất
cả, số đông, phần lớn… là những danh từ số lượng tuy nhiên về ý nghĩa và đặc điểm
ngữ pháp của chúng không giống với những tiểu loại danh từ khác vì đa số trong các

trường hợp chúng chỉ đóng vai trị phụ tố và khơng được dùng làm chính tố như các
tiểu loại danh từ khác. [45; 38]
Nguyễn Thiện Giáp (2011) xem những từ một, hai, ba, bốn, năm, v.v... là những
từ chỉ lượng xác định; cịn lượng từ khơng xác định là những từ như: mấy, mỗi, từng,
mọi, cả, tất, v.v… [12; 153]
Danh từ đơn vị (có tác giả gọi là loại từ, tiền danh từ hoặc phó danh từ) như đã
đề cập, có vai trị biểu thị lượng và đã được khá nhiều tác giả chú ý khảo sát như:
Nguyễn Kim Thản [41]; Cao Xuân Hạo [18]; Nguyễn Thị Hai [15]; Lê Ni Na [27].
Trong đó, phải kể đến Cao Xuân Hạo, người đã trình bày rất chi tiết và đưa ra một
danh sách các danh từ chỉ đơn vị trong tiếng Việt. [18; 343 – 346, 577 – 585]
Bên cạnh số từ, danh từ đơn vị, những đại từ, phụ từ (có tác giả gọi là quán từ)
biểu thị về số lượng cũng được nhắc đến trong các sách ngữ pháp và các bài viết của
các tác giả: Diệp Quang Ban [1], Hoàng Văn Hành - Hoàng Phê - Đào Thản [16], Bùi
Mạnh Hùng [22], Nguyễn Thanh Phong, Võ Thanh Hương [35], Nguyễn Vân Phổ. [36]
Nhìn chung, các nhà Việt ngữ học khi đề cập đến lượng, số đã nêu lên tất cả các
đơn vị có liên quan đến lượng, số. Có một vài tác giả gọi các đơn vị biểu thị lượng là
lượng từ (Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Phú Phong), tuy nhiên luận văn
không dùng thuật ngữ lượng từ như các tác giả trên vì trong tiếng Việt, các đơn vị biểu
thị về lượng khá đa dạng về từ loại. Hầu hết các tác giả đều nhắc đến số từ là đơn vị
trước tiên biểu thị số lượng, bên cạnh đó, một số danh từ đơn vị, đại từ, tính từ cũng có
khả năng biểu thị về lượng, có đơn vị biểu thị số lượng là một từ độc lập nhưng cũng
có đơn vị là một tổ hợp nhiều hơn một từ (cụm từ).
b) Việc nghiên cứu các đơn vị biểu thị về lượng trong tiếng Anh
Lý thuyết về lượng từ trong tiếng Anh đã hình thành từ rất sớm, bắt đầu từ thời
Aristotle [55]. Từ đó về sau đã có nhiều cuộc nghiên cứu nhằm tìm hiểu nghĩa và


6

những đặc điểm xoay quanh những lượng từ (quantifiers) và các nhà ngôn ngữ học đã

chịu ảnh hưởng và kế thừa trong việc phân tích nghĩa của các lượng từ từ các nhà lơ
gích học.
Trong tiếng Anh, lượng từ (hay từ dùng để chỉ số lượng) được gọi là quantifiers.
Những từ này thường đi liền với danh từ, dựa vào tính đếm được (countable) 1 hay tính
khơng đếm được (uncountable) 2 của danh từ mà sẽ có một lượng từ phù hợp với nó.
Quantifier theo Từ điển song ngữ Anh Việt của A. S. Hornby (2014) là: “A
determiner or pronoun that express quantity, for example “all” or “both”” (tạm dịch:
“Lượng từ là một định từ hoặc một đại từ dùng để biểu thị về lượng, chẳng hạn như
“tất cả” hoặc “cả hai””). [59; 1291]
Trong các cơng trình về ngữ pháp tiếng Anh, có nhiều tác giả như: A.S. Hornby
(1975), Randolph Quirk (1985), John Eastwood (1994), Michael Swan (1995), Glencoe
(2000), L. G. Alexander (2003), Stanley Peters, Adrian Wallwork (2013) quan tâm đến
các đơn vị biểu thị về số lượng.
Theo Stanley Peters, trong ngơn ngữ, để nói về một lượng của sự vật nào đó
hoặc số lượng của cái gì đó, người ta dùng các đơn vị biểu thị lượng, ví dụ như lố gồm
mười hai quả trứng (dozens of eggs) hoặc vài lít sữa (liters of milk). Tác giả đưa ra
những đơn vị chỉ lượng thường gặp: some, both, few, a few, several, enough, many,
most, each, every, all, v.v… Bên cạnh những đơn vị chỉ lượng trên, tác giả còn đưa ra
một vài cụm từ (phrases) để biểu thị về lượng: a couple of, a lot of, a small number of,
a large number of, a finite number of, v.v… [55]
A.S. Hornby (1975) xem những đơn vị: a (an), all, another, any, both, each,
either, enough, every, few, half, least, less, little, many, more, most, much, neither, no,
plenty, several, some, v.v… là những từ hạn định (determiners). Theo tác giả, chúng
1

Tính đếm được của danh từ (countable) là danh từ khi ở dạng này thì có thể dùng ở dạng số

nhiều hoặc đặt trước nó mạo từ a hoặc an. [59; 359]
2


Tính khơng đếm được của danh từ (uncountable) là danh từ khi ở dạng này thì khơng thể có

số nhiều hoặc thêm vào các mạo từ a hoặc an ở trước. [59; 1754]


7

thường đi với một danh từ có thể là danh từ đếm được hoặc danh từ không đếm được.
[54; 117, 118]
Theo Michael Swan (1991), các đơn vị biểu thị về lượng gồm có: much, many,
little, v.v… Những từ này thường được dùng để làm bổ ngữ cho các từ: too, so, as,
very, how và các đơn vị như: some, every, several, any, all, each thường được dùng với
danh từ đếm được hoặc không đếm được. Tác giả gọi những đơn vị: a number of, the
number of, the amount of, a group of, a couple of, a lot of, the majority of, half of, là
các cụm từ miêu tả lượng (quantifying expressions), chúng thường đi kèm với danh từ
chỉ số nhiều. [57]
John Eastwood (1994) gọi các đơn vị biểu thị lượng là quantifiers. Theo tác giả,
đơn vị này được chia ra như sau: những đơn vị biểu thị lượng nhiều: a lot of, lot of,
many, much, v.v… đơn vị dùng để chỉ lượng ít: a few, few, a little, little, a bit of, v.v…
chỉ lượng toàn thể: all, most, both,… Ngoài ra, cịn có những đơn vị biểu thị lượng
khác như: enough, plenty of, v.v… hoặc những đơn vị chỉ lượng mang ý nghĩa so sánh:
more, most, fewer, less. Tác giả cũng xem những từ one, two, three, v.v... là những từ
chỉ lượng. [51; 219 - 232]
Alexander L. G (2003) xem các đơn vị gồm một từ như: few, little, v.v…hoặc là
một cụm từ như: plenty of là lượng từ. Chúng bổ nghĩa cho danh từ và cho biết có bao
nhiêu sự vật đang được nói đến và theo tác giả, một số lượng từ kết hợp với danh từ
đếm được, một số lượng từ kết hợp với danh từ không đếm được và một số lượng từ
kết hợp được với cả hai loại danh từ. [47]
Adrian Wallwork (2013) gọi các yếu tố biểu thị lượng bằng thuật ngữ
quantifiers (lượng từ/từ chỉ lượng). Theo tác giả, những từ này có từ/cụm từ có thể đi

với các danh từ đếm được và danh từ không đếm được. Tác giả đưa ra những từ và
cụm từ chỉ lượng như sau: a/an, a large/small amount of, a bit/piece of, a few, a great
deal of, a little, a lot of, a number of, a serious of, all, any, each, enough, every, few,
little, many, most, much, no, none of, one, several, some,… Còn các từ every, each
được dùng để chỉ lượng trong trường hợp nói về một thành phần nào đó trong một
nhóm. [58; 35, 36]


8

Từ những cơng trình trên, có thể thấy trong tiếng Anh, các đơn vị biểu thị về
lượng gắn liền với tính đếm được và tính khơng đếm được của danh từ. Các đơn vị
biểu thị về lượng, ngoài lượng từ là một từ loại nhất định cịn có cụm từ gồm tổ hợp
các từ loại khác nhau.
Nếu trong tiếng Anh, các đơn vị biểu thị lượng phụ thuộc vào tính đếm được
hay khơng đếm được của danh từ thì trong tiếng Việt, các đơn vị biểu thị lượng phụ
thuộc vào tiểu loại danh từ đi sau nó (nhìn chung, danh từ đơn vị - có thể đếm được
hay danh từ khối - không thể đếm được).
Trong tiếng Việt, nghiên cứu lý thuyết về các đơn vị biểu thị về lượng là nghiên
cứu từng đơn vị riêng lẻ, vì mỗi đơn vị giữ một chức năng nhất định, không thể vừa
làm đơn vị này vừa làm đơn vị khác. Trong khi đó, các đơn vị biểu thị về lượng trong
tiếng Anh có thể gộp lại bằng một thuật ngữ là lượng từ và trong bản thân thuật ngữ ấy
gồm nhiều đơn vị khác nhau (định từ, đại từ, tính từ hoặc trạng từ). Đây là một trong
những nét khác biệt đáng quan tâm trong việc miêu tả số lượng giữa hai ngơn ngữ.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là khảo sát những đơn vị biểu thị về lượng, chủ yếu là các
đơn vị biểu thị về số lượng trong tiếng Việt và tiếng Anh trên cơ sở khảo sát vai trị/vị
trí của chúng trong các kết cấu danh ngữ. Qua đó tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ
pháp của các đơn vị biểu thị về lượng trong tiếng Việt và tiếng Anh. Thêm vào đó, luận
văn cũng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các đơn vị khi biểu thị

về lượng trong cả hai ngơn ngữ thuộc hai loại hình khác nhau này. Cuối cùng, luận văn
nêu một số điểm tương đồng và một số điểm khác biệt về các đơn vị biểu thị lượng
giữa hai ngôn ngữ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các đơn vị biểu thị về lượng, chủ yếu là về số lượng, trong
danh ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Trong khuôn khổ của đề tài, luận văn chỉ nghiên cứu
các đơn vị, yếu tố biểu thị số lượng ở góc độ ngữ nghĩa – ngữ pháp trong danh ngữ nên
ở bình diện biến đổi ngữ âm khi gặp trường hợp số ít chuyển sang số nhiều của danh từ


9

(đối với tiếng Anh) và các trường hợp nghĩa biểu trưng, ẩn dụ trong đời sống hay trong
thơ ca sẽ khơng được trình bày.
Phạm vi nghiên cứu: Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của các đơn vị biểu thị về
số lượng trong tiếng Việt và tiếng Anh, đồng thời đối chiếu về những điểm tương đồng
– dị biệt của chúng.
5. Phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận tài liệu
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này luận văn dùng phương pháp miêu tả, thủ pháp liệt kê và
phương pháp so sánh đối chiếu.
Về phương pháp miêu tả, luận văn quan sát, miêu tả những đặc điểm về ngữ nghĩa
và ngữ pháp của các đơn vị biểu thị lượng mà chủ yếu là về số lượng trong danh ngữ
của tiếng Việt và tiếng Anh.
Về thủ pháp liệt kê, tiến hành thu thập, phân loại các đơn vị, yếu tố biểu thị lượng
trong tiếng Việt và tiếng Anh từ các tác phẩm văn học và từ điển.
Về phương pháp so sánh đối chiếu, sau khi đã quan sát sẽ đối chiếu để tìm ra sự
giống nhau và khác nhau của các đơn vị biểu thị lượng giữa hai ngôn ngữ.
Hướng tiếp cận tài liệu: Về kiến thức ngôn ngữ học, thu thập và tìm hiểu các quan
niệm liên quan đến đề tài qua sách, báo, tạp chí, các bài viết. Về ngữ liệu, thu thập

những dẫn chứng về các trường hợp liên quan đến đề tài từ những công trình của
những người đi trước và thu thập ngữ liệu từ các tác phẩm văn học, từ điển.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về những vấn
đề xoay quanh đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của các đơn vị biểu thị về lượng trong
tiếng Việt và tiếng Anh và chỉ ra nét tương đồng và khác biệt trong cách dùng các đơn
vị biểu thị về lượng giữa hai ngôn ngữ.
Về mặt thực tiễn: Từ việc tìm ra những đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của các yếu
tố biểu thị số lượng trong hai ngôn ngữ, đề tài sẽ góp phần vào việc dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài và việc dịch thuật đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh.
7. Bố cục của luận văn


10

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Trong chương 1, luận văn trình bày khái qt việc biểu thị về lượng trong hai
loại hình ngơn ngữ khác nhau; tiếp đó luận văn trình bày các đơn vị biểu thị về lượng
trong tiếng Việt và tiếng Anh và vị trí của chúng trong danh ngữ.
Chương 2: Đặc điểm của các đơn vị biểu thị về lượng trong tiếng Việt
Chương 2 tập trung miêu tả các đặc điểm về ngữ nghĩa và ngữ pháp của các đơn
vị biểu thị về lượng trong tiếng Việt trong danh ngữ và một số đơn vị biểu thị về lượng
khác.
Chương 3: Đặc điểm của các đơn vị biểu thị về lượng trong tiếng Anh, những
điểm tương đồng và khác biệt của các đơn vị biểu thị về lượng giữa tiếng Việt và
tiếng Anh
Chương 3 miêu tả các đặc điểm về ngữ nghĩa và ngữ pháp của các đơn vị biểu
thị về lượng trong tiếng Anh; sau đó dựa trên những đặc điểm biểu thị về lượng của

tiếng Việt và tiếng Anh, luận văn so sánh đối chiếu và đưa ra những nét tương đồng và
khác biệt.


11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Đặc điểm của các đơn vị biểu thị về lượng trong ngôn ngữ
1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến loại hình ngơn ngữ
Tiếng Việt và tiếng Anh thuộc hai loại hình ngơn ngữ khác nhau, do đó giữa

hai ngơn ngữ này có những đặc điểm khác biệt đặc trưng cho loại hình của chúng. Việc
so sánh đối chiếu tiếng Việt với một ngôn ngữ khác đã được nhiều tác giả tiến hành
nghiên cứu và có những đóng góp nhất định trong ngành Ngơn ngữ học nói chung và
So sánh đối chiếu nói riêng; giúp làm phong phú thêm nguồn tư liệu trong quá trình
học tập và nghiên cứu; từ đó rút ra được những đặc điểm về cách sử dụng ngơn ngữ
nào đó nhằm hỗ trợ vào việc giảng dạy ngoại ngữ và dịch thuật. Luận văn khảo sát
những nét tương đồng và khác biệt của các đơn vị biểu thị về lượng giữa hai ngơn ngữ
Việt – Anh; vì vậy khi trình bày những đặc điểm riêng biệt của hai loại hình ngơn ngữ
này luận văn chỉ xem xét về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp (không xét những đặc điểm về
mặt ngữ âm). Thêm vào đó, đã có rất nhiều tác giả đi trước trình bày cụ thể về sự khác
biệt của hai loại hình ngơn ngữ này nên luận văn tránh lặp lại vấn đề, tuy nhiên do đề
tài nghiên cứu về số lượng có liên quan trực tiếp đến sự khác nhau của loại hình ngơn
ngữ nên luận văn trình bày khái quát để cho thấy điểm khác biệt giữa hai ngơn ngữ.
1.1.1.1.

Đặc điểm loại hình ngơn ngữ đơn lập của tiếng Việt


Tiếng Việt thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập (isolating language), các từ
trong câu độc lập với nhau do vậy mà quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp trong câu
chủ yếu được thể hiện bằng các hư từ và trật tự từ. Theo Đỗ Hữu Châu, trong tiếng
Việt, “Đặc điểm ngữ pháp của từ không biểu hiện bên trong nội bộ từ mà biểu hiện chủ
yếu ở ngồi từ, trong tương quan của nó với các từ khác trong câu”. [5; 476]
Ví dụ: (3)
a. Cậu ấy đã đi học.
b. Cậu ấy đang đi học.
c. Cậu ấy sẽ đi học.
Qua ví dụ (3a), (3b) và (3c) có thể thấy nhờ có những từ đã, đang, sẽ mà người
nghe biết được thời điểm ở quá khứ, hiện tại hoặc tương lai.


12

Tiếng Việt khi muốn biểu đạt một số lượng nhiều của một danh từ nào đó thì
phải sử dụng phương tiện từ vựng, cần đặt trước danh từ đó các từ: nhiều, những, các,
v.v…
Ví dụ: (4)
a. Các phịng học rất sạch sẽ.
b. Nhiều người tham gia biểu tình.
c. Những áng mây trơi lơ lửng.
Ngồi việc dùng các phương tiện từ ngữ nói trên, người Việt cịn dùng phép
láy, thường là láy danh từ để diễn đạt số nhiều, thường xuất hiện trong cách nói về thời
gian.
Ví dụ: (5)
a. Nhà – nhà nhà
b. Người –người người
c. Ngày – ngày ngày
d. Chiều - chiều chiều

1.1.1.2. Đặc điểm loại hình ngơn ngữ biến hình của tiếng Anh
Tiếng Anh thuộc loại hình ngơn ngữ hịa kết (fusional language) hay ngơn ngữ
biến hình (inflectional language) là loại hình ngơn ngữ mà ở đó có xảy ra sự biến đổi
của nguyên âm và phụ âm trong bản thân của từ.
Ví dụ: (6)
a. He went to school.
b. He goes to school.
c. He will go to school.
Nếu trong tiếng Việt phải dùng phụ từ để biểu thị ý nghĩa về thời gian (tiếng
Việt khơng có phạm trù thì) thì trong tiếng Anh chỉ cần xảy ra sự biến đổi hình thức
của động từ (tiếng Anh có phạm trù thì) là có thể biết được thời gian lúc nào (trừ thì
tương lai đơn phải có will). Tương tự vậy, ý nghĩa số nhiều của danh từ trong tiếng
Anh được thể hiện bằng sự thay đổi hình thức của từ hay bằng các phụ tố s, es mà
không cần phải có phương tiện từ ngữ ở trước như trong tiếng Việt.


13

Ví dụ: (7)
a. A man - men
b. A tooth - teeth
c. A house - houses
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy giữa tiếng Việt và tiếng Anh có sự khác
biệt lớn về phạm trù ngữ pháp, trong đó phạm trù số là đáng chú ý. Trong tiếng Việt
khơng có phạm trù số (với tư cách là phạm trù ngữ pháp) của danh từ, muốn biểu thị số
ít hay số nhiều, phải dùng các phương tiện từ vựng đặt trước danh từ ấy, trong khi đó
trong tiếng Anh, phạm trù số của danh từ thể hiện qua việc biến đổi trong bản thân từ
hoặc thêm phụ tố.
1.1.2. Khái niệm về lượng và vấn đề phạm trù số
Số và lượng là hai phạm trù, hai thuật ngữ khác nhau nhưng cả hai đều liên quan

đến việc biểu thị về lượng trong ngơn ngữ, vì vậy luận văn lần lượt tìm hiểu hai phạm
trù này dựa trên các nghiên cứu của những người đi trước và các tài liệu liên quan.
1.1.2.1. Khái niệm về lượng
Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (1994) định nghĩa lượng như sau: 1. “(Danh
từ). Mức độ nhiều ít, có thể xác định được bằng con số cụ thể”. 2. “Phạm trù triết học
chỉ các thuộc tính của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan về mặt khối
lượng, kích thước, tốc độ, v.v…; phân biệt với chất”. [61; 579]
Từ điển song ngữ Anh Việt của A. S. Hornby (2014) tđịnh nghĩa thuật ngữ lượng
(quantity) là: “1. An amount or a number of something (số lượng, khối lượng). 2. The
measurement of something by saying how much of it there is (lượng). 3. A large
amount or number of something (số lượng, khối lượng lớn)” [59; 1291]. Trong luận
văn, thuật ngữ này được dùng theo nghĩa về số lượng.
Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê xem số là một quan niệm tuyệt đối còn
lượng là quan niệm tương đối; để phân biệt được lượng ít hay lượng nhiều, phải căn cứ
vào toàn thể hoặc một lượng lấy làm mực thường hoặc so sánh hai lượng với nhau. Hai
tác giả cũng cho rằng tuy có sự phân biệt giữa số và lượng nhưng trong ngôn ngữ, số
cũng được dùng theo nghĩa là lượng. [6; 308]


14

Qua định nghĩa của Hoàng Phê và quan niệm của các tác giả về lượng ở trên,
cho thấy khái niệm về lượng trong ngôn ngữ là một khái niệm vô cùng rộng, đó là một
khái niệm về nhiều mặt, có thể là lượng về khối lượng (nặng, nhẹ), về kích thước (nhỏ,
to), về tốc độ (nhanh, chậm), về thời lượng (lâu, mau),… Khái niệm này không chỉ đơn
thuần là về số lượng cụ thể. Trong khuôn khổ của đề tài, luận văn chỉ nghiên cứu phạm
trù lượng dưới góc độ là số, biểu thị về số lượng; các mặt khác của lượng như kích
thước, tốc độ, thời lượng,… là những đặc điểm gắn liền với đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ
pháp của tính từ, do đó, vấn đề này sẽ được đề cập khái quát dưới góc độ là các tính từ
miêu tả lượng (tính từ cũng nằm trong nhóm những đơn vị biểu thị về lượng của luận

văn).
1.1.2.2. Khái niệm về phạm trù số
Số theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt (1994) của Hoàng Phê là: “Phạm trù
ngữ pháp của danh từ, tính từ, động từ, đại từ trong một số ngơn ngữ, biểu thị bằng
phương tiện hình thái học ý “có một” (gọi là số ít) hoặc “có trên một” (gọi là số
nhiều)”. [61]
Theo Nguyễn Thiện Giáp phạm trù số là một trong những phạm trù ngữ pháp
phổ biến trong ngơn ngữ; trong phạm trù số có các phạm trù thường gặp là phạm trù số
của danh từ và phạm trù số của tính từ. Theo tác giả, phạm trù số của danh từ “biểu thị
số lượng của sự vật”. Các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, v.v… phân
biệt số ít và số nhiều, theo đó, “số ít biểu thị một sự vật trong một lớp sự vật nhất định,
còn số nhiều biểu thị một tập hợp từ hai sự vật trở lên trong lớp sự vật đó”. [13; 28]
Ví dụ: (8)
Trong tiếng Việt biểu thị số ít: ngơi nhà (tiếng Anh: a house/that house), số
nhiều: những ngôi nhà (tiếng Anh: houses/ these houses).
Trần Trọng Kim cho rằng các danh từ tiếng Việt bản thân nó khơng có số ít hay
số nhiều, để biết được một danh từ là số nhiều, phải đặt trước các danh từ đó các từ
như: những, các hay dùng phép lặp danh từ. [25; 50, 51]
Khi đề cập đến phạm trù số, Nguyễn Kim Thản đã đưa ra nhiều khái niệm như
sau: phạm trù số là một phạm trù ngữ pháp “biểu thị đặc trưng lượng các đối tượng của


15

tư duy”. Phạm trù số trong ngôn ngữ theo tác giả, là hình thái phạm trù của danh từ,
tính từ hoặc động từ trong một số ngôn ngữ, chỉ mối quan hệ về số lượng giữa các danh
từ hay chỉ mối quan hệ của quá trình, hành động của các đối tượng, chủ thể. “Phạm trù
số chủ yếu chỉ về số lượng của vật thể”. Theo tác giả, phạm trù này gồm có số ít (hay
cịn gọi là số đơn), số nhiều và có thể có số đơi ở một số ngơn ngữ khác. Số ít dùng để
biểu đạt một sự vật đơn lẻ hay biểu thị cả loại sự vật; số nhiều biểu thị hai sự vật trở

lên. (Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Ngơn ngữ học của Nguyễn Như Ý; tr. 249, 250)
Theo Nguyễn Như Ý, số ít là: “Hình thái phạm trù số chỉ ra tính duy nhất của
đối tượng và chỉ ra rằng quá trình đó có quan hệ với một đối tượng duy nhất”, số nhiều
là: “Hình thái phạm trù số chỉ một tập hợp các sự vật tách biệt (đối với danh từ) và chỉ
ra rằng q trình đó có quan hệ với một chủ thể có tính chất một tập hợp nhiều thành
viên (đối với động từ), hoặc chỉ đặc tính của nhiều sự vật (đối với tính từ)”. Số trung
là: “Phạm trù số biểu thị cả lớp sự vật không phân biệt ít hay nhiều”. [62; 250]
Phạm trù số theo Hồng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (theo Dẫn luận Ngôn ngữ học,
tr. 74, 75, 76) là một trong những phạm trù phổ biến, thường gặp trong ngơn ngữ.
Phạm trù số có thể gặp ở động từ, tính từ nhưng phạm trù số của danh từ là chủ yếu.
Hai tác giả cho rằng phạm trù số có một mối quan hệ chặt chẽ với phạm trù số lượng ở
hiện thực. Phạm trù số lượng ở các ngôn ngữ trên thế giới được thể hiện bằng phương
tiện từ vựng như: hai cuốn sách; he came twice (anh ấy đến hai lần), hoặc được thể
hiện bằng phương tiện ngữ pháp như: cats (những con mèo). Phạm trù số trong các
ngơn ngữ khác nhau thì khác nhau, chẳng hạn như có ngơn ngữ phạm trù số được hình
thành bởi sự đối lập về số đơn và số phức (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp,….) hay
nhiều hơn nữa như số đôi, số ba (tiếng Awe). Số đơn được dùng để chỉ một sự vật và
số phức dùng để biểu thị “một tập hợp các sự vật cùng loại có số lượng xác định hoặc
khơng xác định”. Phạm trù số trong các ngôn ngữ được thể hiện bằng hình thức ngữ
pháp (phụ tố): dog - dogs, biến tố bên trong: tooth – teeth, hư từ: le - les …, những
bông hoa, các sinh viên, v.v…
Nhận xét: Từ những quan niệm của các tác giả về phạm trù số trong ngơn ngữ
nêu trên, có thể thấy rằng trong tiếng Việt khơng có phạm trù số với tư cách là một


16

phạm trù ngữ pháp như tiếng Anh, vì vậy muốn biểu đạt số lượng thì phải có các đơn
vị hoặc các phương tiện từ vựng biểu thị về số lượng đi kèm. Cịn trong tiếng Anh có
thể thêm phụ tố hay biến đổi hình thái học khi danh từ chuyển từ dạng số ít sang dạng

số nhiều hoặc dùng các phương tiện từ ngữ là những đơn vị biểu thị lượng để đặt trước
danh từ. Các đơn vị biểu thị về số lượng trong hai ngôn ngữ thường là những thành
phần phụ bổ nghĩa về số lượng cho danh từ đứng sau nó.
1.1.3. Các đơn vị biểu thị về lượng và khả năng hoạt động của chúng
Chức năng chủ yếu của các đơn vị biểu thị về lượng là bổ nghĩa cho danh từ
theo sau nó, vì vậy khi khảo sát các đơn vị này, việc nghiên cứu về cấu tạo của danh
ngữ (cụm danh từ), đặc biệt là vị trí của các thành tố trong danh ngữ là tất yếu.
1.1.3.1. Vị trí của các đơn vị biểu thị về lượng trong danh ngữ tiếng Việt
Danh ngữ là một trong những kết cấu ngữ pháp quan trọng của ngữ pháp tiếng
Việt. Danh ngữ đã được nhiều tài liệu về ngữ pháp tiếng Việt trình bày cụ thể, luận văn
kế thừa và nêu khái quát về danh ngữ trên cơ sở quan điểm của các tác giả Nguyễn Tài
Cẩn, Diệp Quang Ban và các tác giả trong sách Ngữ pháp tiếng Việt của UBKHXHVN.
Danh ngữ theo Ngữ pháp tiếng Việt của UBKHXHVN là một cụm từ gồm
chính tố, khu vực trước chính tố và khu vực sau chính tố; “chính tố của danh ngữ là
danh từ đơn thể, danh từ tổng thể, danh từ trừu tượng hoặc danh từ vị trí”. [45; 100]
Nguyễn Tài Cẩn cho rằng bên cạnh việc sử dụng danh từ cho những chức năng
khác nhau trong câu, việc đặt bên cạnh danh từ một số thành tố phụ thường hay xảy ra,
tạo thành một đoản ngữ, “loại đoản ngữ có danh từ làm trung tâm như thế - có thể gọi
tắt là danh ngữ”; các thành tố phụ trong một danh ngữ được gọi là các định tố, một số
định tố thì đứng trước phần trung tâm (là danh từ trung tâm) và một số định tố thì đứng
sau phần trung tâm. [4; 201]
Danh ngữ trong định nghĩa của Diệp Quang Ban là “tổ hợp từ tự do khơng có kết
từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ, và thành tố
chính là danh từ” và theo tác giả, cấu tạo của danh ngữ gồm ba phần: phần phụ trước,
phần trung tâm và phần phụ sau.


17

Như vậy, hầu hết các tác giả thống nhất với nhau trong cấu tạo của danh ngữ

tiếng Việt, dưới đây là sơ đồ về cấu tạo của danh ngữ ở dạng đầy đủ các thành phần:
Phần đầu

Phần trung tâm

Phần cuối

Ba

người

này

Cả hai

tỉnh

nhỏ ấy

Tất cả những cái

chủ trương

chính xác đó

• Vị trí của các thành tố trong danh ngữ tiếng Việt
Vị trí các thành tố trong danh ngữ tiếng Việt theo quan niệm của các tác giả trong Ngữ
pháp tiếng Việt của UBKHXH. [45; 104]
Phụ tố tổng


Phụ tố số

Phụ tố loại

Chính tố ở

Phụ tố ở khu vực

thể

lượng

thể đơn vị

trung tâm

sau

(t3)

(t2)

(t1)

C

s

Tất cả


ba

cái

bàn

Hết thảy

những

con

trâu

Toàn bộ

các

bức

tranh

Tất cả

hai trăm

người

cơng nhân


Cả

hai triệu

tấn

gạo

ấy

gỗ

này
rất q

kia

thành nghề

đó
này

Vị trí các thành phần phụ trước danh ngữ ở dạng đầy đủ của tác giả Nguyễn Tài Cẩn
[4; 233]:
Định tố chỉ toàn

Định tố chỉ số

bộ


lượng

-3
Tất cả

Cái

T1

T2

-2

-1

-0

+0

chín

cái

chiếc

xe đạp

Phần cuối của
danh ngữ
ấy


Nhận xét: Về vị trí các thành tố phụ trong danh ngữ tiếng Việt, các tác giả gần như
thống nhất với nhau nhưng việc xác định thành tố trung tâm lại khác nhau:


18

-

Theo các tác giả trong sách Ngữ pháp tiếng Việt của UBKHXHVN, thành tố
trung tâm trong kết cấu danh ngữ (vị trí C) là: bàn, trâu, tranh, cơng nhân,
gạo, v.v…
Trong khi đó, thành tố trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt theo Nguyễn Tài

-

Cẩn là trung tâm kép gồm hai thành tố: T1 và T2: cái chiếc, cái con, v.v… [4;
214, 215]
Từ những quan niệm khác nhau trên có thể thấy việc xác định thành tố trung tâm
trong danh ngữ là một vấn đề phức tạp và chưa thống nhất. Luận văn kế thừa các quan
niệm của các tác giả trên, đồng thời khái quát thành sơ đồ dưới đây.
Hiện nay, giới Việt ngữ học (Nguyễn Tài Cẩn3, Cao Xuân Hạo,…) chấp
nhận mơ hình danh ngữ tiếng Việt dạng đầy đủ như sau (trong luận văn việc phân
tích các đơn vị dựa trên mơ hình này):
Tất cả

những

cái


con

mèo

t3

t2

t1

T

s1

đen ấy
s2

s3

+ Cấu tạo phần đầu của danh ngữ gồm:
- Định tố chỉ ý nghĩa tồn bộ (vị trí t3) là những đại từ chỉ toàn bộ như: tất cả, hết thảy,
cả thảy, v.v…
- Định tố chỉ số lượng (vị trí t2) là số từ chỉ số lượng chính xác như: hai, ba, bốn, chín
mươi, v.v… số từ chỉ số lượng ước chừng như: vài, dăm, mươi hoặc các phụ từ chỉ số
lượng nhiều như: những, các hoặc những từ chỉ ý nghĩa phân phối hoặc chỉ số lượng ít
như: mỗi, từng, mọi, một.
- Định tố “cái” (vị trí t1), định tố “cái4” dùng để “nhấn mạnh vào sự vật”.
+ Trung tâm của danh ngữ là những đơn vị (vị trí T): cái, con, miếng, mảnh, tấm,
bức, chiếc, ngôi, v.v… (danh từ đơn vị)
+ Cấu tạo phần cuối của danh ngữ gồm các thành tố:

3

Trong Ngữ pháp tiếng Việt (1975), Nguyễn Tài Cẩn cho rằng trung tâm của danh ngữ là trung tâm kép gồm hai
thành tố là T1 và T2; nhưng sau này ông quan niệm trung tâm của danh ngữ là những đơn vị như: cái, con, chiếc,
tấm, v.v...
4
Nguyễn Tài Cẩn cho rằng cần phân biệt định tố “cái” với loại từ “cái”; về mặt ý nghĩa, định tố “cái” dùng để
“nhấn mạnh vào sự vật” còn loại từ “cái” dùng để biểu thị ý nghĩa cá thể. [4; 227]


19

- Thành tố phụ ở vị trí s1: là những danh từ khối, bổ nghĩa cho danh từ trung tâm,
chẳng hạn như: mèo, tranh, xe bổ ngữ cho các danh từ con (gì), bức (gì), chiếc (gì),
v.v…
- Thành tố phụ ở vị trí s2: là vị trí các thực từ, chúng bổ nghĩa về hình dáng, màu sắc,
đặc điểm, kích thước, tính chất, v.v… cho thành tố trung tâm, chúng có thể là một từ
hoặc phát triển thành ngữ đoạn; do vậy, vị trí này có cấu tạo từ loại phức tạp và có số
lượng khơng hạn chế như các thành tố ở phần đầu danh ngữ.
- Thành tố phụ ở vị trí s3: đây là những từ chỉ định: này, nọ, kia, ấy, đó chúng có cấu
tạo đơn giản về mặt từ loại và chúng có chức năng kết thúc danh ngữ.
Trong danh ngữ tiếng Việt, các thành tố phụ trước có vị trí ổn định, khơng thể
thay đổi trật tự và cấu tạo từ loại đơn giản và gần như không thể phát triển thêm; ngược
lại, các thành tố phụ sau có khả năng phát triển nhiều hơn để bổ sung ý nghĩa về các
phương diện khác; như Nguyễn Tài Cẩn (trong luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Hân, tr.
23, 24) đã nói: “Những từ có khả năng làm định tố cuối, trái lại có số lượng rất lớn”.
Các thành tố phụ trong danh ngữ tiếng Việt có thể cùng lúc xuất hiện đầy đủ hoặc vắng
mặt một số thành tố, khi đó vị trí của chúng sẽ thay đổi theo.
Về vị trí của các đơn vị biểu thị về lượng trong danh ngữ tiếng Việt: Trong
danh ngữ của tiếng Việt, vị trí của các đơn vị biểu thị về lượng là ở trước danh từ trung

tâm, các phụ tố/thành tố tổng thể là những đại từ biểu thị lượng toàn phần, tiếp đến là
phụ tố số lượng gồm những số từ chính xác hoặc ước chừng hoặc các phụ từ có vị trí
gần với thành tố trung tâm nhất (danh từ đơn vị); còn định tố “cái” biểu thị ý nghĩa
nhấn mạnh, không biểu thị số lượng.
Như vậy khi xem vị trí của các đơn vị biểu thị về lượng trong danh ngữ có các
đơn vị là: đại từ, số từ, phụ từ chỉ số lượng và danh từ đơn vị, vị trí của chúng là tương
đối (có thể vắng mặt) và khơng thể đảo vị trí cho nhau. Các đơn vị khác như tính từ
(nhiều, ít, đủ, v.v…), các đơn vị ở dạng láy (ngành ngành, nghề nghề, v.v…) hay các tổ
hợp biểu thị về số lượng khác cũng có thể biểu thị về số lượng và những đơn vị này có
thể là một từ hoặc là một tổ hợp lớn hơn hai từ. Tuy nhiên, luận văn tập trung khảo sát
những đơn vị phụ trước của danh ngữ, chúng thuộc các từ loại như: đại từ, số từ, phụ


×