Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Đảng cộng sản việt nam vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong kháng chiến chống mỹ cứu nước, thực hiện đánh cho mỹ cút, đánh cho ngụy nhào (giai đoạn 1969 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 186 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


HỒ YẾN LINH

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC, THỰC HIỆN
“ĐÁNH CHO MỸ CÚT, ĐÁNH CHO NGỤY NHÀO”
(GIAI ĐOẠN 1969 - 1975)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60220315

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HÀ MINH HỒNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Hà
Minh Hồng. Là người trực tiếp hướng dẫn, thầy đã hết lịng giúp đỡ tơi từ những ý
tưởng đầu tiên cho đến khi hoàn thiện đề tài. Sự biết ơn sâu sắc của học viên dành cho
thầy về thời gian, sự kiên nhẫn, sự động viên và những kiến thức quý báu mà thầy
truyền thụ.
Tiếp đến xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy các thế hệ sinh viên,
học viên trong suốt những năm tháng học tập, trưởng thành. Cảm ơn bạn bè vì đã ln
tin tưởng, ủng hộ. Và cuối cùng, xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình - điểm tựa tinh


thần, ln động viên khích lệ, tạo thuận lợi cho tơi trong mọi hồn cảnh.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do hạn chế về mặt thời gian, tư liệu và trình độ
nghiên cứu của bản thân nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của thầy cơ, bè bạn để tiếp tục hồn chỉnh nội dung này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tháng 11 năm 2017
TÁC GIẢ


MỤC LỤC
DẪN LUẬN ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài và đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5. Nguồn tƣ liệu
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
7. Kết cấu đề tài
CHƢƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH PHƢƠNG HƢỚNG “ĐÁNH
CHO MỸ CÚT, ĐÁNH CHO NGỤY NHÀO” ............................................................... 12
1.1. Bối cảnh lịch sử, mục tiêu và nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nƣớc ....................................................................................................................... 12
1.2. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tƣ tƣởng quân sự Hồ Chí Minh lãnh đạo
kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc trƣớc năm 1969 ............................................... 23
1.3. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định phƣơng hƣớng “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho
ngụy nhào” ............................................................................................................ 45
CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN THEO PHƢƠNG HƢỚNG
“ĐÁNH CHO MỸ CÚT, ĐÁNH CHO NGỤY NHÀO” (GIAI ĐOẠN 1969 - 1975) .... 58
2.1. Lãnh đạo đẩy mạnh vừa đánh vừa đàm giành thắng lợi từng bƣớc, tiến tới mục
tiêu “đánh cho Mỹ cút” (1969 - 1973) .................................................................. 58

2.2. Lãnh đạo thực hiện “đánh cho ngụy nhào”, giành thắng lợi hoàn toàn (1973 1975) ...................................................................................................................... 82


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA QUÁ TRÌNH
LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN GIAI ĐOẠN 1969 - 1975 ............................................ 109
3.1. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi ...................................................... 109
3.2. Bài học kinh nghiệm của quá trình vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh lãnh đạo
kháng chiến giai đoạn 1969 - 1975 ..................................................................... 130
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 148
CHÚ THÍCH .................................................................................................................. 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 162
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 167


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCT:

Bộ Chính trị

BCHTƯ:

Ban Chấp hành Trung ương

CPCMLTCHMNVN: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam
MTDTGPMNVN:

Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

Nxb:


Nhà xuất bản

VNCH:

Việt Nam Cộng hòa

VNDCCH:

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


1

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Ỷ vào tiềm lực khổng lồ về mọi mặt, từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX, sau
thất bại trong “Chiến tranh cục bộ”, đế quốc Mỹ đã chuyển sang “Việt Nam hóa chiến
tranh” và liều lĩnh mở rộng xâm lược ra toàn cõi Đông Dương. Cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước của nhân dân ta bước sang một giai đoạn mới với những thử thách hết sức
ngặt nghèo. Nhưng chính trong khói lửa chiến tranh, quyết tâm của người Việt Nam đã
được thử thách, tôi luyện và rắn chắc hơn bao giờ hết. “Chúng ta biết đánh và biết thắng
trong cuộc chiến tranh lâu dài với Mỹ” [51:34].
Từ đầu năm 1969 đến giữa năm 1975, đây là thời kỳ giằng co quyết liệt trên chiến
trường và trên bàn đàm phán. Đối phương nham hiểm, liều lĩnh. Đảng ta gan góc và trí
tuệ. Từ chiến cuộc Xuân - Hè làm thay đổi căn bản cục diện chiến tranh; “Điện Biên Phủ
trên không” nâng tầm vóc và quyết định vị thế Việt Nam trên bàn đàm phán; dấu ấn Hiệp
định Pari khép lại chặng đường “đánh cho Mỹ cút” và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
“đánh cho ngụy nhào”... Cách mạng Việt Nam đã “tuần tự nhi tiến” những bước như thế.
Đó là cuộc kháng chiến đẩy lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến lên giành thắng lợi
vẹn tròn.

Nếu lãnh tụ là người làm cho những người có hành động riêng trở thành những
người có hành động chung thì qua tiêu chuẩn này, Hồ Chí Minh là một lãnh tụ với đầy đủ
ý nghĩa nhất của từ ấy. Lời Người giản dị, tiếng Người ấm áp đến từng con tim:
“Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” [26:15:532].
(Mừng Xuân 1969)
Bác đi xa giữa lúc giặc Mỹ xâm lược ngày càng tàn bạo. Song, tấm gương và ngọn
cờ rực rỡ mà Người để lại vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt
Nam. Biến đau thương thành hành động cách mạng, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta
quyết tâm chiến đấu cho đến thắng lợi hoàn toàn. Niềm tin ở tương lai tươi sáng, đất


2

nước thống nhất, Nam - Bắc sum họp một nhà lại bừng lên qua giai điệu của bài ca hy
vọng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, 15 năm Bác trực tiếp cùng Trung ương Đảng
hoạch định đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam, tổ chức điều
hành chiến tranh vượt qua mn vàn khó khăn, gian khổ. Sáu năm cuối cùng (1969 1975), các học trò của Người đã kế tục sự nghiệp, lãnh đạo kháng chiến đến thành công.
Ngày 29/3/1973, Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ làm lễ cuốn cờ rút khỏi miền Nam Việt
Nam. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng tung bay trên
nóc Dinh Độc Lập - ghi nhận thời khắc huy hoàng của ngày toàn thắng. Bước trước mở
đường cho bước sau, thắng lợi sau triệt để hơn thắng lợi trước. Biện chứng của quá trình
này minh chứng tư duy khoa học, nghệ thuật điều hành chiến tranh của Đảng dưới ánh
sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ơn cũ để biết mới. Nghiên cứu đề tài này sẽ làm sáng tỏ thêm một chặng đường
lịch sử vẻ vang, góp phần khẳng định vai trị lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định
thắng lợi. Qua đó nêu lên những bài học kinh nghiệm và gợi mở có giá trị cho cơng cuộc
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Bởi lẽ, cách mạng là một q trình vừa có tính liên
tục, vừa có tính giai đoạn. Quy luật biện chứng chỉ ra rằng việc giải quyết tốt mối quan hệ

giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể sẽ giúp đề ra những bước đi thích hợp nhằm
giành thắng lợi tối đa, mở đường đi đến đích cuối cùng.
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn như vậy, tác giả chọn đề tài Đảng Cộng
sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
thực hiện “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” (giai đoạn 1969 - 1975) làm luận văn
tốt nghiệp.


3

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói: “Lịch sử, nói chính xác hơn, là hiện thực
lịch sử chỉ xảy ra một lần, duy nhất và không thể chữa lại nhưng nhận thức lịch sử cũng
như viết sử, có thể làm đi làm lại nhiều lần” [31:13]. Với một độ lùi thời gian hơn 40
năm sau ngày giải phóng thì việc tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung, giai
đoạn 1969 - 1975 nói riêng được thể hiện trong các cơng trình là rất phong phú, đa dạng
và ln có kết quả mới. Từ nguồn tư liệu thu thập được, trong khả năng cịn hạn chế của
mình, xin khái lên qt tình hình nghiên cứu:
Cuốn Nghệ thuật biết thắng từng bước: nghiên cứu một số vấn đề cơ sở phương
pháp luận của khoa học cách mạng Việt Nam của GS. Trần Nhâm, nội dung tác phẩm
bao gồm: Chương 1 tập trung làm rõ “Cuộc đụng đầu lịch sử ở Việt Nam”; Chương 2 bàn
về “Một số nguyên tắc chỉ đạo cơ bản của Đảng ta trong quá trình vận dụng nghệ thuật
biết thắng từng bước”; Chương 3 “Những vấn đề có tính quy luật của nghệ thuật biết
thắng từng bước”; Chương 4 “Biết thắng từng bước và vấn đề vận dụng các khả năng”;
Chương 5 “Biết thắng từng bước và vấn đề chỉ đạo sách lược của Đảng”; và Chương 6
“Vấn đề kết thúc chiến tranh trong nghệ thuật biết thắng từng bước”. Bản thân là một cán
bộ triết học nên cách lý giải vấn đề của nhà nghiên cứu rất biện chứng sinh động, đã cố
gắng thuyết minh quá trình Đảng ta vận dụng sáng tạo phương pháp luận mácxít vào
nghệ thuật lãnh đạo:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta kể từ lúc bắt đầu cho đến

lúc kết thúc, đã trải qua nhiều bước nhảy vọt lớn. Nhưng có hai bước nhảy vọt căn
bản làm biến đổi hẳn về chất: bước thứ nhất, kết thúc quá trình đánh cho Mỹ cút;
bước nối tiếp theo, kết thúc quá trình đánh cho ngụy nhào. Khơng có bước nhảy
vọt thứ nhất thì cũng khơng có bước nhảy vọt thứ hai. Bước nhảy sau là kết quả tất
yếu của quá trình phát triển của bước nhảy trước. Thắng lợi của bước sau càng
triệt để, hồn tồn bao nhiêu, thì càng khẳng định thắng lợi của bước trước to lớn
và căn bản bấy nhiêu [39:133-134].


4

“Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” là khẩu hiệu cơ bản, và là mục tiêu chiến
lược mà Đảng nhằm đạt tới. Nhưng một khi tình hình so sánh lực lượng hai bên
không cho phép ta thực hiện khẩu hiệu ấy một cách trọn vẹn, ngay tức khắc, bằng
con đường thẳng tắp, bằng phẳng, thì ta phải đi đường vịng với những bước ngoắt
ngo, chữ chi. Ta chưa có thể đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào ngay một lúc, thì
trước hết hãy đánh cho Mỹ cút đã, rồi sau đó tìm ra cách đánh cho ngụy nhào
[39:201].
Về cơ bản, “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” được bình giảng dưới góc độ
duy vật biện chứng, nhấn mạnh về quy luật phát triển của cách mạng với những “bước
nhảy vọt” và “đường vòng”. Đây cũng là nét đặc sắc của cơng trình, góp thêm góc nhìn
triết học qua mấy vần thơ xuân của Bác.
Bên cạnh đó là những tài liệu nghiên cứu quá trình “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho
ngụy nhào” với tư cách là một bộ phận của giai đoạn lịch sử lớn hơn: Quyển Lịch sử Việt
Nam 1945 - 1975 (Nxb. Mũi Cà Mau, 1998), trong phần thứ hai, các tác giả đã dành hơn
80 trang cho mục “Cả nước có chiến tranh - 10 năm “Đánh cho Mỹ cút ngụy nhào” (1965
- 1975)”. Tuy nhiên, sự nghiên cứu mới dừng lại ở việc cung cấp những sự kiện và nhận
định cơ bản, có tính chất gợi mở, “Các tác giả không coi đây là một công trình lịch sử đã
hồn hảo” [43:4]. Cuốn tiếp theo: Ngoại giao Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử
(Nxb. Công an nhân dân, 2005) góp phần làm rõ những cống hiến trên mặt trận ngoại

giao dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác. Phần V, phần VII lần lượt đề cập: “Tạo thế trận
“đánh cho Mỹ cút” 1967 - 1973” và “Ngoại giao trong giai đoạn “đánh cho ngụy nhào”
1973 - 1975”. Nhiều bài viết trong một số sách cũng ít nhiều liên quan đến đề tài như
“Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn - Gia Định thực hiện khẩu hiệu của Bác Hồ “Đánh cho
Mỹ cút, ngụy nhào” (1969 - 1975)” (ThS. Nguyễn Thanh Hải) in trong sách Mãi mãi theo
Người Hồ Chí Minh; “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề Mỹ rút và cút khỏi Việt Nam”
(PGS. TS. Lê Văn Quang), “Đôi nét về “Đánh cho Mỹ cút” với Hiệp định Pari” (GS. TS.
Lương Minh Cao) trong kỷ yếu Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - những vấn đề
khoa học và thực tiễn.


5

Đặc biệt năm 2015, để góp phần chào mừng những ngày lễ lớn của dân tộc, Nxb.
Quân đội nhân dân giới thiệu bộ sách 40 năm Đại thắng mùa xuân với 40 tác phẩm bao
quát từ lịch sử đấu tranh cách mạng miền Nam (Những mốc son trong lịch sử kháng
chiến Nam Bộ; Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975; Những điều ít biết về chiến
tranh Việt Nam...) cho đến những tác phẩm phản ánh câu chuyện của phía bên kia chiến
tuyến trong thời khắc cuối cùng như: Sự cáo chung của chế độ VNCH; 5 đời tổng thống
Mỹ trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam; Nội các chính quyền Sài Gịn những ngày cuối
tháng 4/1975... Bộ sách cịn dành phần quan trọng viết về hịa bình, những đổi thay của
đất nước sau 40 năm thống nhất qua các tác phẩm: Đất phương Nam; Sài Gòn trước và
sau ngày giải phóng... Nxb. Chính trị quốc gia thì ấn hành các tác phẩm: Đại thắng mùa
xuân năm 1975 - sức mạnh của ý chí thống nhất và khát vọng hịa bình; Nghệ thuật ngoại
giao Việt Nam với cuộc đàm phán Paris; Thảm bại của “bầy diều hâu”... Đây là những
cơng trình khơng chỉ đa dạng về số lượng, mà cịn phong phú ở nội dung khi thể hiện
cách nhìn khách quan, chân thực về một trong những sự kiện lịch sử nổi bật nhất thế kỷ
XX của dân tộc Việt Nam. Những cuốn sách ấy không chỉ cắt nghĩa vì sao chúng ta chiến
thắng, mà cịn góp phần kết nối dân tộc hướng tới tương lai, bổ sung nguồn tư liệu cập
nhật, gợi mở nhiều ý tưởng nghiên cứu.

Các nhà lãnh đạo cao cấp, các tướng lĩnh trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống
Mỹ cũng viết nhiều hồi ký: Sau ngày miền Nam giải phóng, Đại tướng Văn Tiến Dũng,
Đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh trong Chiến dịch Tây Nguyên, Tư
lệnh Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, đã kể lại trên báo Nhân dân về cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy mùa Xn 1975. Câu chuyện của đồng chí sau đó được viết lại, bổ sung
thêm tài liệu và in thành cuốn Đại thắng mùa xuân (Nxb. Quân đội nhân dân, 1976). Hồi
ký được xuất bản góp phần làm rõ hơn sự chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt, kiên quyết, nhạy
bén của BCT trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến. Tình hình chuyển động nhanh,
nhiều vấn đề đột biến nảy sinh, chính ở đây, nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh càng phát
quang giá trị, được Đảng ta vận dụng thuần thục để làm nên đại thắng.
Nếu như hồi ký của Đại tướng Văn Tiến Dũng không đi sâu vào các hoạt động,
thành tích và trận chiến đấu cụ thể thì Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng của


6

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Nxb. Chính trị quốc gia xuất bản lần đầu tiên vào năm
2000) lại có sự bổ sung cần thiết cho vấn đề này. Với mười chương sách, tác giả dành
chín chương viết về các sự kiện lịch sử lớn và chương cuối cùng trình bày những điều
tâm huyết, đúc kết cuộc đời cầm quân qua những năm tháng khốc liệt. Toàn bộ diễn biến
đã được tập sách phản ánh một cách trọn vẹn từ “đòn trinh sát” Phước Long; “địn điểm
huyệt” Bn Ma Thuột mở ra “đột phá khẩu”; chiến dịch Huế - Đẵng; đến thắng lợi hoàn
toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. “Một nước nhỏ
đánh “đế quốc to” phải biết giành thắng lợi từng bước. Thắng lợi trước tạo tiền đề cho
thắng lợi sau. Càng về sau, thắng lợi càng to lớn” [25:173] (Võ Nguyên Giáp). Đọc tác
phẩm có thể thấy sự phát triển biện chứng trong tư duy khoa học của Đảng. Vẫn với dân
tộc này, vẫn với kẻ thù ấy nhưng khi thời cơ đến như một “chất men xúc tác” thì trường
kỳ kháng chiến sẽ bung bật theo tư tưởng chỉ đạo “một ngày bằng hai mươi năm”, “Thần
tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” đưa cách mạng đến thành công.
Nhiều luận án tiến sĩ lịch sử viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, liên

quan đến đề tài có thể kể đến như: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chống chiến lược
“Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ từ 1969 đến 1975” (Lê Văn Mạnh, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2007) phân tích rõ âm mưu, thủ đoạn và hành động
ngoan cố của tập đồn Níchxơn nhằm duy trì chủ nghĩa thực dân mới. Qua đó trình bày
hệ thống sự lãnh đạo tồn diện của Đảng trên các mặt trận đấu tranh chính trị, quân sự,
ngoại giao, binh vận chống lại chiến lược chiến tranh cuối cùng mà Mỹ tiến hành tại Việt
Nam. Quá trình này được chia thành hai thời kỳ: Đảng lãnh đạo “Đánh cho Mỹ cút”,
giành thắng lợi cơ bản (1969 - 1/1973) tương ứng nội dung Chương 1; Đảng lãnh đạo
“đánh cho ngụy nhào”, giành thắng lợi hoàn toàn (1/1973 - 4/1975) tương ứng nội dung
Chương 2. Có thể nói đây là đề tài nghiên cứu chuyên sâu khá đầy đủ và toàn diện về giai
đoạn 1969 - 1975, gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Xuân Tú về “Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ 1965 - 1975” (Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2001), trong đó giai đoạn 1969 - 1975 được nghiên cứu với tư
cách là một bộ phận trong cơng trình có phạm vi nghiên cứu rộng hơn. Nội dung Chương


7

2 - Từng bước làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ
(1969 - 4/1975) đã làm rõ những tính tốn chiến lược, sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của
Đảng Cộng sản Việt Nam và cuộc đấu tranh lâu dài theo một quá trình từ thấp đến cao,
đẩy lùi địch từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Luận án tiến sĩ của Nguyễn
Văn Bạo: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại
giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1/1973” (Học viện Chính trị
quân sự, 2006). Tuy chỉ dừng lại ở mốc thời điểm ký kết Hiệp định Pari nhưng đây là
cơng trình giúp ích cho tác giả trong việc nghiên cứu nghệ thuật vừa đánh vừa đàm đưa
đến bước ngoặt chiến tranh.
Thêm một đề tài khác, “Đảng lãnh đạo đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Pari về
Việt Nam (1968 - 1973)” (Lương Viết Sang, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

2004) khắc họa lại chặng đường “đánh cho Mỹ cút” trên một mặt trận không tiếng súng
nhưng rất cam go, kéo dài suốt 4 năm giữa các nhà ngoại giao Việt Nam với phái đoàn
Mỹ. Qua đây chúng ta thấy được những chỉ đạo linh hoạt, sắc bén của Đảng, kết hợp giữa
đánh và đàm, đấu tranh buộc địch phải ký Hiệp định Pari để kết thúc chiến tranh trực tiếp
với đế quốc Mỹ. Điểm độc đáo của cơng trình là đã góp phần luận giải (trong mục 2.2
của Chương 2) nghệ thuật đàm phán đi từ phương án cao đến phương án tối thiểu, hạ dần
các yêu sách về vấn đề đánh đổ chính quyền VNCH để đạt được mục tiêu bất biến đánh
cho Mỹ phải rút hết quân.
Bàn về cuộc kháng chiến chống Mỹ, các tác giả nước ngồi cũng xuất bản nhiều
cơng trình: Peter A. Puler với Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Níchxơn (Nxb.
Thơng tin lý luận, 1986); A. L Owson với 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ (Nxb. Sự thật,
1990); Gabriel Kolko với Giải phẫu một cuộc chiến tranh (Nxb. Quân đội nhân dân,
1991); Nigel Cawthorne với Chiến tranh Việt Nam được và mất (hay những bài học từ
cuộc chiến tranh Việt Nam) (Nxb. Đà Nẵng, 2007)... Đáng chú ý là những cuốn hồi ký
dài hơn nghìn trang của những nhân vật lịch sử thời kỳ “Việt Nam hóa chiến tranh” được
Nxb. Cơng an nhân dân dịch ra tiếng Việt: Hồi ký Richard Nixon (“The memoirs of
Richard Nixon”, Grosset & Dunlap A Filmways Company Pulisher, New York, 1978) và
cuốn hồi ký của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger với nhan đề Cuộc chạy


8

đua vào Nhà Trắng (“A la Maison Blanche”, 1968 - 1973, Ed. Fayard, Paris, 1979). Nội
dung các tác phẩm trên còn những hạn chế nhất định, nhiều cách đánh giá, nhìn nhận
chưa thật đúng với thực tiễn và quan điểm của Đảng ta. Đây cũng là điều khó tránh khỏi
với những nhân chứng lịch sử người Mỹ hay nhà nghiên cứu nước ngoài khi viết về chiến
tranh Việt Nam (do bị ảnh hưởng bởi thành kiến, lượng thông tin thu thập từ hai phía cịn
hạn chế). Mặc dù vậy đây vẫn là nguồn tư liệu hữu ích và cần thiết, có giá trị tham khảo.
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể thấy cùng với thời gian, những
tư liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng ngày càng phong phú, đa dạng.

Những nội dung chính yếu và quan trọng trong giai đoạn 1969 - 1975 đều đã được các tác
giả trình bày một cách sinh động, thuyết phục. Song cho đến nay, sự đề cập đó vẫn dưới
góc độ lịch sử chiến tranh, lịch sử Đảng lãnh đạo chiến tranh mà chưa có sự đi sâu phân
tích việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong đƣờng lối cách mạng của Đảng. Đặc
biệt từ năm 1969 trở đi, câu thơ xuân của Bác vạch đường đi nước bước cho cả dân tộc
thì sự lãnh đạo và nghệ thuật điều hành chiến tranh đã đi theo đúng phác đồ “Đánh cho
Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” cả trên mặt trận quân sự, ngoại giao. Với việc lựa chọn đề
tài này, tác giả hy vọng luận văn của mình trên cơ sở kế thừa thành quả các cơng trình
trước sẽ góp phần bổ sung, làm rõ vấn đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài và đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:
Mục đích của đề tài là trình bày một cách có hệ thống q trình Đảng vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện “Đánh cho Mỹ cút,
đánh cho ngụy nhào” (giai đoạn 1969 - 1975) đưa cách mạng đến thắng lợi hồn tồn.
Qua đó nêu lên một số bài học liên hệ công cuộc đổi mới hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xác định phương hướng “Đánh cho
Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.


9

- Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo kháng chiến “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy
nhào” giai đoạn 1969 - 1975.
- Những bài học rút ra từ thời chiến tranh cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện
nay.
Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về thắng từng bước trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bao gồm:
- Việc đề ra quan điểm, chủ trương vận dụng, cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Q trình tổ chức thực hiện những quan điểm, chủ trương ấy trong thực tiễn.
Phạm vi đề tài tập trung vào khoảng thời gian 1969 - 1975. Tuy nhiên để có được
những nhận thức xuyên suốt, liền mạch, giúp lý giải đầy đủ, cặn kẽ hơn cuộc kháng chiến
chống Mỹ, tác giả mở rộng nghiên cứu về trước năm 1969, bắt đầu từ sau khi Hiệp định
Giơnevơ được ký kết.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Luận văn được triển khai dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện Đảng, đặc biệt là trong chỉ đạo cách mạng
thời kỳ 1969 - 1975.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp lịch sử sẽ giúp tác giả ghi lại tiến trình cách mạng theo diễn biến thời
gian từ năm 1969 đến năm 1975 với nhiều sự kiện quan trọng. Qua đó phác họa nên bức
tranh toàn cảnh về sự lãnh đạo của Đảng.
Phương pháp logic nhằm xâu chuỗi, hệ thống lại toàn bộ làm bộc lộ bản chất vấn
đề, đưa ra những nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm.


10

Sự kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic là yêu cầu cơ bản đối với
việc nghiên cứu đề tài. Song song đó, tác giả cịn sử dụng: phương pháp so sánh - đối
chiếu; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp nghiên cứu liên ngành...
5. Nguồn tƣ liệu
Để có được những thơng tin cần thiết phục vụ cho luận văn, tác giả đã tiếp cận
nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Liên quan đến đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện “Đánh cho Mỹ
cút, đánh cho ngụy nhào” (giai đoạn 1969 - 1975) thì nguồn tư liệu khoa học có được là
tương đối phong phú. Tuy nhiên, chúng ta không thể bằng lịng với những gì đã có trong
các thư viện và tủ sách của các cơ quan thông tin:
- Bộ Hồ Chí Minh Tồn tập đã được tái bản lần ba, nhưng chưa thể coi là đủ. Còn

nhiều tư liệu do Bác viết bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài chưa được sưu tầm, xác
minh khoa học vì Người dùng nhiều bút danh khác nhau.
- Các nghị quyết, chỉ thị của BCHTƯ Đảng, BCT, Quân ủy Trung ương... tác giả
chỉ mới khai thác trong Văn kiện Đảng Toàn tập mà chưa có dịp tiếp cận tài liệu gốc tại
Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, đây cũng là hạn chế của cơng trình.
- Về các sách, báo được cơng bố của nhiều tác giả, do nhiều nhà xuất bản biên tập
và ấn hành nên cũng có sự khác nhau nhất định về sự kiện, số liệu, cần được khảo dị để
tìm ra cái đúng. Chẳng hạn, cùng một dự báo của Bác về thời điểm kết thúc cuộc kháng
chiến chống Mỹ, có sách in “Năm 1961, Người dự đốn cuộc kháng chiến cứu nước diễn
ra 15 năm mới dẫn tới thắng lợi hồn tồn” [38:204]. Trong khi đó, theo đồng chí Phạm
Văn Đồng thì trong bản thảo diễn văn nhân kỷ niệm lần thứ 15 Quốc Khánh nước
VNDCCH, ngày 2/9/1960, Bác đã đưa ra dự báo này [40:586-587]. Đại tá Phạm Chí
Nhân cũng nhất trí thời điểm năm 1960, nhưng là trong bản thảo thư gửi đồng bào miền
Nam [42:145]. Có thể tìm thấy nhiều dị bản tương tự, do sai sót mà tư tưởng của Người
khơng được nhận thức đầy đủ và chính xác.
- Ở một khía cạnh khác, có thể kể đến nhiều bài viết từ các trang web điện tử, tuy
nhiên tính xác thực và độ tin cậy khơng cao, nhiều tài liệu mang tính chất xun tạc, cũng


11

có những ý kiến lạc lõng giải thích sự kiện bằng một sự may mắn hay sai lầm cá nhân
nhằm hạ thấp quy mô và tầm ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chính vì vậy,
việc sử dụng nguồn tư liệu này địi hỏi phải có sự tỉnh táo và chọn lọc nhằm kịp thời bác
bỏ những luận điểm sai trái, phản động do các thế lực thù địch dựng lên.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Thực hiện đề tài sẽ góp phần lý giải các vấn đề khoa học liên quan đến thắng lợi
của Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ. Qua đó khẳng định vai trị
lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng đến thành công; bổ sung
lý luận cho việc nghiên cứu lịch sử Đảng giai đoạn 1969 - 1975 cũng như vai trị của Bác

trong tiến trình lịch sử dân tộc. Về thực tiễn, luận văn rút ra những bài học vận dụng vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nâng cao lòng tin vào sự lãnh đạo của
Đảng.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội dung chính
của đề tài được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1: Những cơ sở của việc xác định phương hướng “Đánh cho Mỹ cút,
đánh cho ngụy nhào”
Chƣơng 2: Quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kháng chiến theo
phương hướng “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” (giai đoạn 1969 - 1975)
Chƣơng 3: Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của
quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh lãnh đạo kháng chiến giai đoạn 1969 - 1975


12

CHƢƠNG 1:
NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH PHƢƠNG HƢỚNG
“ĐÁNH CHO MỸ CÚT, ĐÁNH CHO NGỤY NHÀO”
1.1. Bối cảnh lịch sử, mục tiêu và nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nƣớc
1.1.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước sau năm 1954
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Mặc dù giải pháp này chưa phản
ánh đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường, song đó là thắng lợi vẻ
vang của dân tộc Việt Nam qua 9 năm trường kỳ kháng chiến hy sinh anh dũng. Nó chấm
dứt nền đơ hộ ngót một thế kỷ của thực dân Pháp trên bán đảo Đông Dương và đưa đất
nước ta bước vào thời kỳ lịch sử mới. Sự thử thách đầu tiên đối với năng lực lãnh đạo của
Đảng là làm thế nào để xác định đường lối cách mạng và phương pháp đấu tranh đúng
đắn trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước rất phức tạp.
Trên thế giới, sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa

có tác động to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Bên cạnh thuận lợi, không thể không
chú ý đến đường lối cùng tồn tại hịa bình, đi vào phịng ngự bị động đang ảnh hưởng sâu
rộng trong phong trào cộng sản quốc tế. Liên Xô và Trung Quốc, hai nước lớn trong phe
tuy đặt quan hệ ngoại giao và giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ
năm 1950 nhưng họ vẫn chưa thật hiểu và tin tưởng về cách mạng Việt Nam. Hai
nước đồng ý quan điểm chia Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc với chế độ chính trị
khác nhau và mong muốn duy trì hiện trạng đó.
Sau những tổn thất to lớn của chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô,
Trung Quốc và nhiều nước khác chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp
bằng thương lượng hịa bình. Các nước lo sợ từ một đốm lửa nhỏ (chiến tranh
giải phóng ở một nước) có thể gây ra chiến tranh thế giới, lo sợ vũ khí nguyên
tử. Họ chủ trương giải quyết các cuộc xung đột khu vực mang yếu tố ý thức hệ
bằng mô hình chia cắt của Đức (sau chiến tranh thế giới thứ hai) và của Triều
Tiên (sau cuộc chiến tranh 1950 - 1953) nhằm cân bằng lược lượng giữa các
nước tư bản và các nước xã hội chủ nghĩa.


13

Từ sau Hiệp định Giơnevơ, xuất phát từ quan điểm “chung sống hịa
bình”, Khơrútxốp người đứng đầu Đảng Cộng sản và Chính phủ Liên Xơ,
khun ta tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cho mạnh thì miền
Nam sẽ được giải phóng. Cịn Trung Quốc, vì lợi ích riêng nên cũng khơng muốn
có căng thẳng với Mỹ. Tháng 7/1955, Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình nêu rõ quan
điểm nếu Việt Nam “dùng lực lượng vũ trang để thống nhất nước nhà sẽ có 2 khả
năng: một là thắng và một khả năng nữa là mất cả miền Bắc” [3:40]. Năm 1956,
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc điện cho Trung ương Đảng ta, gợi ý ở
miền Nam Việt Nam thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng trước mắt
chưa thể thực hiện bạo lực cách mạng mà chỉ có thể dùng phương châm thích
hợp: “Trường kỳ mai phục, tích trữ lực lượng, liên hệ quần chúng, chờ đợi thời

cơ” [3:40]. Trong một cuộc hội đàm khác, tháng 11/1956, Chủ tịch Mao Trạch
Đơng khẳng định: “Tình trạng nước Việt Nam bị chia cắt không thể giải quyết
được trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ..., nếu 10 năm chưa được
thì phải 100 năm” [3:39].

Hịa cùng thắng lợi của ba nước Đông Dương, phong trào giải phóng dân tộc nổi
dậy đều khắp ở Á, Phi, Mỹ La tinh khơng chỉ góp phần đẩy lùi chủ nghĩa thực dân cũ mà
còn chống đế quốc Mỹ. Xu thế hịa bình, trung lập phát triển: Từ ngày 28/4 đến ngày
2/5/1954, thủ tướng các nước Ấn Độ, Xri Lanca, Inđônêxia, Miến Điện và Pakixtan họp
tại Côlômbô (thủ đô Xri Lanca) chủ trương xây dựng khối trung lập châu Á, yêu cầu đình
chiến ở Đơng Dương, địi cấm vũ khí ngun tử và lên án chủ nghĩa thực dân. Tháng
4/1955, Hội nghị Băng đung họp tại Inđơnêxia có 29 nước tham dự đã ra bản tun bố 10
ngun tắc hịa bình, trung lập, trở thành một đóng góp quan trọng vào phong trào chống
chủ nghĩa thực dân, củng cố nền độc lập của các nước Á - Phi và bảo vệ hồ bình thế
giới. Đây là một xu thế tiến hộ, địi hỏi Đảng phải có thái độ và chính sách thích hợp để
tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế rộng rãi, nhất là khi dân tộc ta phải đương đầu với
một kẻ thù độc ác, ngạo mạn là đế quốc Mỹ.
Từ sau Thế chiến hai, nhờ vào vị trí chiến lược đặc biệt và những thủ đoạn cơ hội,
Mỹ vươn lên vị trí hàng đầu do thu được những khoản lợi nhuận kếch xù từ bn bán vũ
khí và đất nước không bị tàn phá sau chiến tranh. Với tiềm lực kinh tế và quân sự, nắm
độc quyền về vũ khí hạt nhân, chúng ráo riết thi hành chính sách thực dân mới chống lại


14

thế tiến công của các lực lượng cách mạng: kiềm chế sức mạnh của hệ thống xã hội chủ
nghĩa, khống chế các đồng minh trong vòng lệ thuộc, đàn áp phong trào giải phóng dân
tộc... Trong đối tượng xâm lược, Mỹ chọn Việt Nam làm trọng điểm, vì “Học thuyết
đơminơ” của Mỹ cho rằng nếu mất Việt Nam thì có thể mất nhiều nơi trên thế giới,
trước hết là Đông Nam Á, nơi có nhiều lợi ích chiến lược về chính trị, quân sự và

kinh tế trong ý đồ giành quyền bá chủ. Đất nước ta vì thế trở thành nơi đối đầu lịch sử
giữa phong trào giải phóng dân tộc và chủ nghĩa đế quốc.
Ở trong nước, cuộc kháng chiến 9 năm kết thúc thắng lợi, một nửa nước sạch bóng
ngoại xâm nhưng nửa nước vẫn nằm trong sự kiểm soát của địch. Đây là thời kỳ đặc biệt
của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử Đảng. Trong khi miền Bắc tập trung làm nhiệm vụ
khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, đi lên chủ nghĩa xã hội, thì miền Nam
phải tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giành lại nền độc lập tự do. Với âm
mưu xâm lược ấp ủ từ rất sớm, đế quốc Mỹ từng bước thế chân và truất quyền thống trị
của thực dân Pháp.
Ngày 20/7/1954, Tổng thống Aixenhao (Eisenhower) tuyên bố: Mỹ không ký Hiệp
định Giơnevơ nên không bị ràng buộc. Ngày 8/8/1954, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ ra
Quyết định NSC 5429 - 2 chủ trương hất cẳng Pháp với 4 chính sách cơ bản:
1. Mỹ trực tiếp viện trợ cho chính quyền Sài Gịn khơng qua tay Pháp.
2. Pháp chỉ được viện trợ 100 triệu đô la trong tổng số 400 triệu của Mỹ cho miền
Nam Việt Nam.
3. Pháp phải rút hết quân khỏi miền Nam và phải ủng hộ Ngơ Đình Diệm.
4. Loại bỏ Bảo Đại, tay sai lâu đời của Pháp.
Để thực hiện âm mưu xâm chiếm miền Nam, Mỹ đã tăng cường viện trợ quân sự,
kinh tế và xây dựng, nuôi dưỡng chính quyền Diệm, dựa vào chính quyền này để đàn áp
phong trào cách mạng. Đây là một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân
mới, mà đặc điểm của nó được “thực hiện khơng phải bằng hệ thống cai trị trực tiếp của


15

bọn đế quốc mà thơng qua một chính quyền tay sai đại biểu quyền lợi cho giai cấp địa
chủ phong kiến và tư sản mại bản khoác áo “dân tộc dân chủ” giả hiệu” [9:23].
Được Mỹ khuyến khích và lập kế hoạch, Ngơ Đình Diệm ra sức phá hoại Hiệp
định Giơnevơ. Ngày 23/10/1955, tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý” dưới lưỡi lê của quân
đội để phế truất Bảo Đại và tự xưng là Tổng thống Việt Nam. Tiếp đó, ngày 4/3/1956,

một cuộc tuyển cử riêng rẽ đã bầu Quốc hội. Trên cơ sở của Quốc hội bù nhìn này, ngày
26/10/1956, Diệm ban hành một hiến pháp phản dân tộc, phản dân chủ và dựng lên chính
phủ VNCH. Thực tế mọi chủ trương, chính sách về nội trị và ngoại giao đều làm theo chỉ
thị của Mỹ. Yếu tố tiên quyết để một chế độ tồn tại là niềm tin yêu của dân chúng. Diệm
duy trì quyền lực của mình dựa trên những vay trả vụ lợi, điều này đã tất yếu tạo nên một
bộ máy tay sai phục tùng theo chân chủ, làm xói mịn đi những giá trị truyền thống và
luân lý.
Lên cầm quyền không phải bằng sự ủng hộ của nhân dân mà bằng các hành động
bạo lực, Mỹ - Diệm hết sức coi trọng việc xây dựng quân đội tay sai, coi đó là xương
sống của bộ máy chính quyền thực dân mới. Ngay từ tháng 8/1954, Mỹ đã có kế hoạch
cải tổ quân đội tay sai do Pháp nắm thành một “quân đội quốc gia” do Mỹ chỉ huy và
huấn luyện. Ngày 29/11/1954, Tham mưu trưởng quân đội Nguyễn Văn Hinh, một phần
tử thân Pháp bị cách chức, đây được xem là một thắng lợi rõ rệt trên bước đường thống
nhất quyền lực vào tay Diệm. Đi đôi với việc gạt bỏ các thế lực thân Pháp, Mỹ - Diệm
dùng lực lượng quân sự diệt lực lượng vũ trang giáo phái đang mưu đồ cát cứ, gây mầm
mống chia rẽ. Chiến dịch thanh trừng bắt đầu ngày 28/4/1955 tấn cơng vào phái Bình
Xun; ngày 20/5/1955 tấn cơng phái Hịa Hảo; tháng 10/1955 tấn cơng phái Cao Đài.
Đến giữa năm 1956, đại bộ phận các lực lượng này bị tiêu diệt, tan rã.
Những đường đi nước bước trong 2 năm đầu, Mỹ đã có một “quốc gia độc lập”
với đầy đủ các thiết chế chính trị, cơng cụ bạo lực. Đơ la và vũ khí Mỹ đã biến miền Nam
thành căn cứ quân sự với một đội quân tay sai đông đảo được sử dụng để đàn áp phong
trào yêu nước của nhân dân, chống lại nguyện vọng độc lập, tự do và thống nhất nước


16

nhà. Khát vọng giải phóng dân tộc càng thêm nung nấu bởi ách đô hộ cực kỳ tàn bạo của
kẻ thù.
Sau khi gạt Pháp ra khỏi guồng máy cai trị và độc chiếm miền Nam, Mỹ - Diệm
hướng ngay mũi nhọn đàn áp về phía cách mạng. Các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”

trong thời kỳ đầu, từ tháng 2/1955 đến tháng 5/1956, được tiến hành chủ yếu ở các tỉnh
Khu V, nhằm mục đích gây xáo trộn, phát hiện đối thủ, thí nghiệm các phương thức đánh
phá cách mạng. Từ nửa sau năm 1956 trở đi, giai đoạn 2 của chính sách “tố cộng” được
đưa lên thành “quốc sách” và triển khai ồ ạt trên toàn miền, trọng điểm là ở Nam Bộ.
Mục tiêu “tố cộng, diệt cộng” là nhằm tiêu diệt Cộng sản ở miền Nam cả về con người
lẫn tư tưởng theo phương châm “Thà giết nhầm chứ khơng bỏ sót”, “tiêu diệt Cộng sản
tận gốc, tiêu diệt khơng thương tiếc, tiêu diệt như trong tình trạng chiến tranh”. Từ năm
1956 - 1959, hàng vạn cán bộ đảng viên cách mạng đã bị địch truy lùng, khủng bố, bắt,
giết, giam cầm, hàng chục vạn quần chúng yêu nước bị giam giữ, giết chóc, nhiều nơi đã
trắng cơ sở Đảng, lực lượng cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề [29:177].
Tình hình trên cho thấy địch đã hoàn toàn xé bỏ Hiệp định Giơnevơ. Dưới ách cai
trị của Mỹ - Diệm, nhân dân ta đã phải sống trong cảnh bị áp bức, kìm kẹp và đàn áp đẫm
máu. Giới tuyến quân sự tạm thời gắn liền với nó là hiệp thương tổng tuyển cử nhưng
những người kế thừa chính quyền miền Nam đã chống phá trắng trợn ngay từ đầu, đặt
Chính phủ Hồ Chí Minh trong tình thế ứng xử với nguy cơ chiến tranh. Một sự phản diện
rất lớn của chính quyền tay sai là “bước gấp khúc” đi ngược lại xu thế tiến bộ của lịch sử
dân tộc. Trên dải đất Việt Nam, chủ nghĩa thực dân cũ có mặt 96 năm (1858 - 1954)
nhưng nhân dân ta đã giành được quyền độc lập, có ý thức làm chủ vận mệnh dân tộc rất
cao và quyết tâm bảo vệ những quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Tiền đề của thắng
lợi đã rõ ràng, nhưng con đường dẫn đến thắng lợi chưa có sẵn. Trước nhu cầu bức xúc
sống còn, đòi hỏi Đảng phải xác định đường lối cách mạng và phương pháp đấu tranh
đúng đắn để huy động sức mạnh vật chất, tinh thần của nhân dân và sự ủng hộ quốc tế.


17

1.1.2. Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra mục tiêu, nhiệm
vụ, phương pháp tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Đất nước bị chia cắt là đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam từ năm 1954.
Quá trình Đảng hoạch định đường lối chống Mỹ chịu sự tác động và chi phối của đặc

điểm này. Vết thương của chín năm chiến tranh cịn đang rớm máu thì một cuộc chiến
mới đã bắt đầu. Nêu cao trách nhiệm trước dân tộc, nắm vững mối quan hệ biện chứng
giữa cách mạng và hịa bình, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, Đảng ta đã cùng
một lúc đề ra được mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp tiến hành đấu tranh.
Trước âm mưu, hành động phá hoại của Mỹ và chính quyền VNCH, hịa bình,
thống nhất nước nhà trở thành nguyện vọng, là mục tiêu cao nhất của cách mạng. Tuy
nhiên, để đạt được mục tiêu này trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ (khi tình
hình quốc tế và trong nước rất phức tạp), bằng tất cả thiện chí của mình Đảng ta đã kiên
trì lựa chọn hịa bình tránh chiến tranh, thực hiện thống nhất nước nhà bằng biện pháp
hịa bình (tác giả nhấn mạnh).
Báo cáo về “Tình hình và nhiệm vụ mới” tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6
(7/1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chính sách của ta là tranh thủ hồ bình để
chống lại chính sách chiến tranh của Mỹ” [26:8:551]. Thấu hiểu tình cảnh của đồng bào
miền Nam, ngày 22/7/1954, Người ra lời kêu gọi: “Đấu tranh để củng cố hịa bình, thực
hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian
khổ” [26:9:3]. Câu này cũng được đưa vào Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ lần thứ 7
(3/1955): “... cuộc đấu tranh cho hồ bình, thống nhất, độc lập dân chủ của ta là lâu dài,
gian khổ nhưng nhất định thắng lợi” [13:16:128]. Từ đây có thể thấy những phát biểu,
chỉ đạo của Bác giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng. Nhãn quan chiến lược tuyệt vời
đã giúp Đảng ta thống nhất nhận thức và có chủ trương, đường lối đấu tranh đúng đắn.
Nhiệm vụ cho nhân dân miền Nam được xác định trong các Hội nghị BCT
(9/1954) và Hội nghị BCHTƯ lần thứ 7 (3/1955) là: “đấu tranh thực hiện Hiệp định đình
chiến, củng cố hịa bình, thực hiện tự do dân chủ (tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tổ
chức, tự do đi lại, v.v.), cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập”


18

[13:15:308]; chống những hành động phá hoại Hiệp định, giành quyền lợi hằng ngày, bảo
vệ một số quyền lợi đã giành được trong kháng chiến, nhất là quyền lợi ruộng đất.

Như vậy, những phương hướng đầu tiên soi đường cho cách mạng miền Nam đều
là những lựa chọn hịa bình. Nhận diện kẻ thù mới, kiên trì hóa giải các nguy cơ, Đảng ta
đã tát đến cạn cùng mọi khả năng để tránh cho dân tộc một cuộc chiến tranh. Song thực tế
cho thấy trong điều kiện kẻ thù ngày càng phản động, hung hăng, hiếu chiến, xé bỏ
những điều khoản ký kết thì con đường thống nhất nước nhà bằng phương pháp hịa bình
là khơng thể thực hiện. Chỉ bằng sức mạnh bạo lực của đông đảo quần chúng mới đánh
đổ được bộ máy bạo lực phản cách mạng của đế quốc và tay sai. Có một điều đặc biệt là
đi đơi với khả năng tranh thủ hịa bình, Trung ương Đảng chỉ rõ nhiệm vụ củng cố miền
Bắc về mọi mặt để làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong bối
cảnh đất nước tạm thời bị chia cắt, việc sớm xác định mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ
cách mạng hướng vào mục tiêu chung là một cống hiến xuất sắc về lý luận, thể hiện sự
tìm tịi con đường giải phóng phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Tháng 8/1956, đồng chí Lê Duẩn, Ủy viên BCT, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ dự thảo
xong Đề cương cách mạng miền Nam. Đường lối nêu rõ: Vì miền Nam hiện nay cịn dưới
ách thống trị của đế quốc phong kiến đang phá hoại hịa bình, đang gây lại chiến tranh.
Để chống lại Mỹ - Diệm, ngồi con đường cách mạng, nhân dân ta khơng có con đường
nào khác [13:17:784-785]. Trên một ý nghĩa nào đó, có thể xem đây là trăn trở chung của
phong trào trước sự lựa chọn còn hay mất, tồn tại hay tàn lụi. Tuy chưa phải chủ trương
chính thức của Trung ương, Đề cương cũng chưa nói rõ con đường tiến lên của cách
mạng sau khi các cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nó đặt cơ sở và nền móng góp phần quan
trọng vào việc thảo luận để xây dựng đường lối cách mạng toàn diện ở miền Nam. Đảng
viên và quần chúng vẫn tin tưởng và chờ đợi một sự thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ về
chủ trương, phương pháp đấu tranh của Ðảng đối với kẻ thù.
Giữa lúc giặc Mỹ và tay sai ra sức khủng bố, tàn sát đồng bào ta, tháng 1/1959,
Hội nghị BCHTƯ lần thứ 15 (mở rộng) ra nghị quyết có ý nghĩa lịch sử, thể hiện đúng
đắn lợi ích bức thiết và nguyện vọng sâu xa của tồn dân, có sức động viên, tập hợp lực


19


lượng rộng rãi. Trước hết, Nghị quyết khẳng định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt
Nam lúc này phải vừa tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa tiếp tục
cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ mật thiết, cùng
hướng vào mục tiêu: giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Về đường lối cách mạng miền Nam, Hội nghị phân tích kỹ đặc điểm, tính chất xã
hội miền Nam là xã hội thuộc địa kiểu mới, chính quyền Ngơ Đình Diệm là chính quyền
tay sai, đại biểu cho quyền lợi của đế quốc Mỹ và bọn phong kiến, tư sản mại bản. Xã hội
miền Nam nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản: giữa nhân dân ta với bọn đế quốc xâm lược;
giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Trong đó mâu thuẫn thứ nhất là chủ yếu cần phải
tập trung giải quyết.
Từ sự phân tích trên đây, Đảng đã đề ra một cách có hệ thống nhiệm vụ cách mạng
miền Nam:
1. Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và
phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hồn thành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
2. Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc
Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngơ Đình Diệm, tay sai
của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc và dân chủ ở miền Nam,
thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân,
giữ vững hịa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực
góp phần bảo vệ hịa bình ở Đơng Nam Á và thế giới [13:20:81-82].
Để đưa cách mạng đến thắng lợi, Nghị quyết vạch rõ: “... con đường phát triển cơ
bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân
dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy
sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết
hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng
lên chính quyền cách mạng của nhân dân” [13:20:82]. Đây là một quyết định chiến lược



20

được Đảng ta giành nhiều cơng sức, trí tuệ nghiên cứu và tổng kết, đáp ứng yêu cầu thực
tiễn nóng bỏng của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới. Đường lối của Đảng thể
hiện sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam, đặc điểm của thời đại, Hồ
Chí Minh khơng bàn về vấn đề dân tộc nói chung mà dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn
đề dân tộc thuộc địa. Thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là đấu tranh chống chủ
nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột của nước ngoài. Đánh giá đúng bản
chất cực kỳ phản động của bọn đế quốc và tay sai, Người vạch rõ tính tất yếu phải dùng
bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ
chính quyền (tác giả nhấn mạnh):
+ Về sức mạnh của bạo lực, theo Hồ Chí Minh bao gồm: lực lượng chính trị của
quần chúng kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện hình thức của bạo lực
cách mạng đó là đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
Dựa vào dân, lấy dân làm gốc, đây là vốn liếng của cách mạng. Trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, chân lý đó một lần nữa đã được khẳng định. Nghị quyết 15 ra đời là
“ngòi pháo” phát động quần chúng nhân dân đứng lên vũ trang giành chính quyền. Điểm
nổi bật ở đây, chính trị là cái có trước, là cơ sở, là chỗ dựa của cách mạng, tạo nên ưu thế
lực lượng áp đảo so với bất kỳ kẻ thù nào, cho dù chúng giàu có, hung ác và xảo quyệt.
Chiến tranh của ta thực sự là chiến tranh do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quân
sự phục tùng chính trị, chính trị làm nền tảng.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng khác hẳn tư tưởng hiếu chiến của
các thế lực đế quốc xâm lược. Xuất phát từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh
mạng, Bác luôn tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hịa bình.
Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng.
Giai đoạn 1954 - 1959, mục tiêu chính của cách mạng Việt Nam là thống nhất
nước nhà trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ. Trong một “bàn cờ thế”
khi mà nước nhà mới giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân tích tình
hình, kiên trì hóa giải nguy cơ chiến tranh. Mặc dù thiện chí khơng được đáp lại, nhưng



×