Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Giao tiếp song ngữ hoa việt của người hoa tại thành phố hồ chí minh (trên ngữ liệu một số ngữ cảnh giao tiếp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 192 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THANH XUÂN

GIAO TIẾP SONG NGỮ HOA – VIỆT
CỦA NGƯỜI HOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(TRÊN NGỮ LIỆU MỘT SỐ NGỮ CẢNH GIAO TIẾP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THANH XUÂN

GIAO TIẾP SONG NGỮ HOA – VIỆT
CỦA NGƯỜI HOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(TRÊN NGỮ LIỆU MỘT SỐ NGỮ CẢNH GIAO TIẾP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 02 40

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Lư Giang



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Bộ môn Ngôn ngữ
học – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Tiến sĩ Đinh Lư Giang – người đã tận tình hướng dẫn, động viên tơi
trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các cộng tác viên, những người
tơi gặp trong q trình đi điều tra thực tế đã cộng tác và cho tôi những kiến thức quý
báu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tơi nhiệt tình
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Xuân


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
Tiến sĩ Đinh Lư Giang. Những kết quả nghiên cứu của người khác và các số liệu
được trích dẫn trong luận văn đều được chú thích đầy đủ, rõ ràng.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP.HCM, ngày 31 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Xuân



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông



Cao đẳng

ĐH

Đại học

SĐH

Sau Đại học


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................8
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8
5. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................11
6. Bố cục luận văn..................................................................................................12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 13
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................13
1.1.1. Ngôn ngữ học tiếp xúc và các hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ ..................13
1.1.1.1. Hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ ...........................................................13
1.1.1.2. Trạng thái song ngữ cá nhân ..............................................................14
1.1.1.3. Tình hình song ngữ xã hội .................................................................16
1.1.1.4. Hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ............................................................16
1.1.2. Cảnh huống ngôn ngữ ..............................................................................18
1.1.2.1. Khái niệm về các ngôn ngữ của người song ngữ ...............................19
1.1.2.2. Thái độ ngôn ngữ ...............................................................................20
1.1.2.3. Sự phân công chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp ...........................22
1.1.3. Các lĩnh vực giao tiếp ngôn ngữ ..............................................................22
1.2. Người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh .........................................................24
1.2.1. Lịch sử hình thành ....................................................................................24
1.2.2. Kinh tế ......................................................................................................26
1.2.3. Văn hóa .....................................................................................................27
1.2.4. Các ngơn ngữ của người Hoa ...................................................................29
1.2.4.1. Tiếng Việt ..........................................................................................29
1.2.4.2. Các tiếng địa phương .........................................................................29
1.2.4.3. Tiếng Phổ thông Trung Quốc ............................................................31


1.2.5. Năng lực ngôn ngữ của người Hoa tại TP.HCM......................................31

1.3. Tiểu kết ...........................................................................................................34
CHƯƠNG 2: GIAO TIẾP SONG NGỮ TRONG LĨNH VỰC GIA ĐÌNH,
HÀNG XĨM VÀ KINH DOANH, BN BÁN CỦA NGƯỜI HOA TẠI
TP.HCM ................................................................................................................... 35
2. 1. Giao tiếp song ngữ trong lĩnh vực gia đình, hàng xóm .................................35
2.1.1. Tình hình giao tiếp trong lĩnh vực gia đình, hàng xóm ............................35
2.1.2. Tình hình giao tiếp qua các tình huống ....................................................36
2.1.2.1. Tình hình giao tiếp dưới góc độ tình huống ......................................36
2.1.2.2. Tình hình giao tiếp dưới góc độ đối tượng ........................................42
2.1.3. Giao tiếp song ngữ trong lĩnh vực gia đình, hàng xóm nhìn từ các tham tố
xã hội ..................................................................................................................51
2.1.3.1. Tuổi tác ..............................................................................................51
2.1.3.2. Trình độ học vấn ................................................................................53
2.1.3.3. Nghề nghiệp .......................................................................................55
2.2. Giao tiếp song ngữ trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán ..............................57
2.2.1. Tình hình giao tiếp trong mơi trường kinh doanh, bn bán ...................57
2.2.2. Tình hình giao tiếp qua các tình huống khảo sát ......................................58
2.2.2.1. Tình hình giao tiếp dưới góc độ tình huống ......................................58
2.2.2.2. Tình hình giao tiếp dưới góc độ đối tượng ........................................63
2.2.3. Giao tiếp song ngữ trong lĩnh vực kinh doanh, bn bán nhìn từ các tham
tố xã hội ..............................................................................................................67
2.2.3.1. Tuổi tác ..............................................................................................67
2.2.3.2. Trình độ học vấn ................................................................................69
2.2.3.3. Nghề nghiệp .......................................................................................70
2.3. Tiểu kết ...........................................................................................................71
CHƯƠNG 3: GIAO TIẾP SONG NGỮ TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH
VÀ GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM ............................................ 73
3.1. Giao tiếp song ngữ trong lĩnh vực hành chính ...............................................73
3.1.1. Tình hình giao tiếp trong lĩnh vực hành chính .........................................73



3.1.2. Tình hình giao tiếp qua các tình huống ....................................................73
3.1.2.1. Tình hình giao tiếp dưới góc độ tình huống ......................................73
3.1.2.2. Tình hình giao tiếp dưới góc độ đối tượng ........................................77
3.1.3. Giao tiếp song ngữ trong lĩnh vực hành chính nhìn từ các tham tố xã hội .....82
3.1.3.1. Tuổi tác ..............................................................................................82
3.1.3.2. Trình độ học vấn ................................................................................84
3.1.3.3. Nghề nghiệp .......................................................................................85
3.2. Giao tiếp song ngữ trong lĩnh vực giáo dục ...................................................86
3.2.1. Tình hình giao tiếp trong lĩnh vực giáo dục .............................................86
3.2.2. Tình hình giao tiếp qua các tình huống ....................................................86
3.2.2.1. Tình hình giao tiếp dưới góc độ tình huống ......................................86
3.2.2.2. Tình hình giao tiếp dưới góc độ đối tượng ........................................91
3.2.3. Giao tiếp song ngữ trong lĩnh vực giáo dục nhìn từ các tham tố xã hội ..97
3.2.3.1. Tuổi tác ..............................................................................................97
3.2.3.2. Trình độ học vấn ................................................................................99
3. 3. Tiểu kết ........................................................................................................100
KẾT LUẬN ............................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107
PHỤ LỤC ..............................................................................................................111


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Bên cạnh
người Việt, người Hoa đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát
triển của Thành phố. Người Hoa đã đặt chân đến vùng đất mới này hơn ba thế kỷ và
đã trở thành một thành phần dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong
quá trình cộng cư với các dân tộc khác nhau trên đất Nam Bộ nói chung, TP.HCM
nói riêng, người Hoa đã có những đóng góp vào cơng cuộc xây dựng và phát triển

đất nước. Kinh tế người Hoa chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế khu vực.
Trong quá trình sinh sống, bên cạnh việc giao lưu và trao đổi các giá trị văn
hóa, người Hoa cịn tiếp xúc và thụ đắc tiếng Việt. Đây là một hiện tượng phổ biến
ở những cộng đồng người Hoa đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và
TP.HCM nói riêng. Chính vì thế, một vấn đề khơng thể khơng bàn đến khi nghiên
cứu về người Hoa đó là việc sử dụng các ngơn ngữ trong giao tiếp. Hồng Tuệ đã
nhận định: “Ở Việt Nam, vấn đề nổi bật lên hiện nay không phải là sự tranh giành
lãnh thổ hay sự xung khắc tôn giáo, như ở Nam Tư cũ, và một số vùng của LBXV
cũ. Mà quan trọng, hết sức quan trọng đối với Việt Nam là sự phát triển đời sống xã
hội – văn hóa của các dân tộc thiểu số. Cho nên mặt ngôn ngữ cần được lưu
ý”[56;34].
Trong quá khứ, để quản lý người Hoa tại Việt Nam nói chung và ở TP.HCM
nói riêng, người Pháp đã chia người Hoa thành các bang dựa trên nhóm ngôn ngữ
sử dụng. Người Hoa ở TP.HCM gồm chủ yếu 5 nhóm địa phương đó là: Quảng
Đơng, Phúc Kiến, Triều Châu, Hẹ và Hải Nam. Mỗi nhóm địa phương đều có ngơn
ngữ riêng. Do trong q trình cộng cư, làm ăn sinh sống lâu dài với người Việt trên
lãnh thổ Việt Nam nên không tránh khỏi việc ảnh hưởng của tiếng Việt trong cộng
đồng người Hoa. Từ đó có thể thấy bức tranh ngôn ngữ của cộng đồng người Hoa
tại TP.HCM rất đa dạng và có nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu, nghiên cứu. Như
Trần Trí Dõi đã nhận định: “Ngôn ngữ của người Hoa ở Việt Nam rất đa dạng do họ
sử dụng những thổ ngữ khác nhau đưa từ Trung Quốc sang. Theo nghiên cứu bước
đầu, tiếng Hoa ở miền Bắc được chia thành hai vùng phương ngữ là Pạc Và và
1


Ngái. Ở những nơi khác, tiếng Hoa này hầu như chưa được nghiên cứu. Đây cũng là
một ngôn ngữ hiện chúng ta cịn biết rất ít về nó” [11; 55]. Từ những gợi ý đó cùng
với việc nhận thấy ngơn ngữ người Hoa tại TP. HCM nổi lên những vấn đề mà
chúng ta cần phải lý giải như:
- Trong các ngữ cảnh giao tiếp với các đối tượng khác nhau thì việc lựa chọn ngơn

ngữ có khác nhau hay khơng?
- Tại sao người Hoa lại sử dụng các ngôn ngữ khác nhau trong các bối cảnh giao
tiếp khác nhau? Việc sử dụng ngôn ngữ như thế thể hiện những đặc điểm gì của
cộng đồng?
- Tiếng Việt, tiếng Phổ thơng Trung Quốc và các ngơn ngữ địa phương có vai trị
như thế nào trong đời sống ngôn ngữ của cộng đồng người Hoa tại TP.HCM?
Để giải quyết những vấn đề trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Giao
tiếp song ngữ Hoa – Việt của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trên
ngữ liệu một số ngữ cảnh giao tiếp)” trên cơ sở các lý thuyết của Ngôn ngữ học
tiếp xúc và Ngôn ngữ học xã hội.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài nghiên cứu trên ba hướng chính, đó là: (1) các vấn đề về song ngữ và
tiếp xúc ngôn ngữ; (2) việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
và (3) nghiên cứu người Hoa.
* Các vấn đề về song ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ
Năm 1975, Bùi Khánh Thế đã cơng bố bài“Vai trị của ngôn ngữ trong sự
nghiệp phát triển kinh tế văn hóa ở các vùng dân tộc” trên tạp chí Dân tộc học, số 3
năm 1975. Bài viết đề cập đến vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ của các dân tộc miền núi
trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời tác giả đặt ra vấn đề cần tìm ra một ngơn ngữ
giao tiếp chung cho tất cả các dân tộc trong phạm vi quốc gia thống nhất. Từ đó, tác
giả khẳng định vai trị của ngơn ngữ trong sự nghiệp phát triển kinh tế văn hóa.
“Trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa ở các vùng dân tộc, ngơn ngữ có vai
trị rất quan trọng. Bởi vì, ngơn ngữ - đặc biệt, trong điều kiện xã hội của chúng ta
hiện nay – là cái địn bẩy có tác dụng mạnh mẽ đối với sự tiến bộ của dân tộc và đối
với việc nâng cao trình độ kinh tế, trình độ văn hóa của nhân dân” [47; 3]. Bùi
2


Khánh Thế cịn cơng bố bài“Một vài cứ liệu về song ngữ và vấn đề nghiên cứu song
ngữ ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Dân tộc học, số 1 năm 1978. Trong bài viết này,

tác giả đã miêu tả tình hình song ngữ của người Chàm tỉnh Ninh Thuận. Qua đó đưa
ra nhiều kết luận về nghiên cứu song ngữ.
Năm 1983, Phan Ngọc và Phạm Đức Dương đã viết cơng trình “Tiếp xúc
ngơn ngữ ở Đơng Nam Á”. Cơng trình đã đề cập đến những vấn đề cơ sở lý luận
của tiếp xúc ngơn ngữ.
Năm 1992, Hồng Tuệ đã cơng bố bài“Về vấn đề song ngữ” đăng trên tạp
chí Ngôn ngữ, số 3. Trong bài viết này, tác giả cho rằng song ngữ không chỉ là một
hiện tượng xã hội mà còn là một hiện tượng tâm lý. Bên cạnh tác giả còn đề cập đến
những trạng thái song ngữ đáng chú ý. Từ đó, đưa ra những lời khuyến cáo, đề nghị
cần phải chú ý đến ngôn ngữ của dân tộc.
Năm 1999, Nguyễn Văn Khang đã công bố cơng trình “Ngơn ngữ học xã hội
– những vấn đề cơ bản”. Tác giả đã trình bày những khái niệm cơ bản của Ngơn
ngữ học xã hội. Đó là cơ sở cho những người nghiên cứu Ngôn ngữ học xã hội sau
này.
Năm 2005, Nguyễn Kiên Trường đã chủ biên công trình “Tiếp xúc ngơn ngữ
ở Việt Nam”. Cơng trình đã tập hợp nhiều bài viết về tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam
nói chung và TP. HCM nói riêng.
Năm 2008, cơng trình “Những cơ sở của giáo dục song ngữ và vấn đề song
ngữ” của Colin Baker được dịch sang tiếng Việt. Trong cơng trình này, tác giả nói
đến hai vấn đề. Thứ nhất, bản chất cá nhân và bản chất xã hội của q trình song
ngữ. Thứ hai, chính sách giáo dục song ngữ và việc thực hành trong lớp. Đây là một
cơng trình giúp ích rất nhiều cho các nhà nghiên cứu Ngôn ngữ học tiếp xúc.
Năm 2011, Vương Tồn đã cơng bố cơng trình “Tiếng Việt trong tiếp xúc
ngôn ngữ từ giữa thế kỷ XX”. Tác giả đã miêu tả q trình tiếp xúc văn hóa và ngôn
ngữ ở Việt Nam từ giữa thế kỷ XX đến nay.
Năm 2013, Nguyễn Văn Khang dựa trên những lý thuyết của cơng trình
“Ngơn ngữ học xã hội – Những vấn đề cơ bản” (1999) tác giả đã công bố cuốn

3



“Ngơn ngữ học xã hội”. Cơng trình này được xem như là sự tiếp nối, hoàn chỉnh cả
về mặt lý thuyết và thực tế Ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam.
Đặc biệt, năm 2016 Bùi Khánh Thế công bố cơng trình “Ngơn ngữ học tiếp
xúc và tiếp xúc ngơn ngữ ở Việt Nam”. Cơng trình này tổng hợp những bài viết từ
năm 1973 cùa tác giả và các bản dịch của một số bài nghiên cứu về tiếp xúc ngơn
ngữ. Đây có thể nói là cơng trình sách đầu tiên mà thuật ngữ “Ngôn ngữ học tiếp
xúc” được dùng để đặt tên và cũng là cơng trình đầu tiên bàn sâu về các vấn đề lý
thuyết của Ngôn ngữ học tiếp xúc. Sách dày 348 trang, gồm 10 bài viết tiếng Việt, 3
bài viết tiếng Anh. Phần dịch bao gồm 5 bài của các tác giả nổi tiếng như: André
Martinet, V.Rozentsweig, Einar Haugen, U.Weinreich.
* Về nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Năm 1984, Viện Ngôn ngữ học công bố cuốn “Ngôn ngữ các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam và chính sách ngơn ngữ”. Cơng trình chia thành hai phần chính đó là
ngơn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và chính sách ngôn ngữ.
Năm 1993, Bùi Khánh Thế đã công bố bài“Ngơn ngữ văn hóa các dân tộc
thiểu số từ góc nhìn quan hệ ngơn ngữ ở Việt Nam” in trong cuốn Giáo dục ngơn
ngữ và sự phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phía Nam. Trong bài viết này, tác
giả đã xác định ở Việt Nam hiện nay có ba loại quan hệ ngơn ngữ là quan hệ ngữ
tộc, quan hệ loại hình và quan hệ khu vực. Ngồi ra, tác giả cịn bàn đến vấn đề giáo
dục ngơn ngữ.
Năm 1999, Trần Trí Dõi đã cơng bố cuốn “Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số Việt Nam”. Tác giả nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và những
chính sách liên quan đến ngơn ngữ.
Năm 2002, một cơng trình đã tập hợp các bài viết về mảng đề tài này và có
nhiều ảnh hưởng đến tình hình nghiên cứu ngơn ngữ các dân tộc thiểu số là
“Nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ những năm 90”.
Cơng trình đã tập hợp những bài nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành như
Vương Toàn, Bùi Khánh Thế, Lý Toàn Thắng, Nguyễn Văn Lợi, Trần Trí Dõi,….
Bên cạnh đó, cơng trình cịn liệt kê hàng trăm đề mục những bài viết nghiên cứu

ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (từ trang 172 đến 210). Từ đó có thể thấy việc nghiên

4


cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số đã được quan tâm từ lâu với số lượng bài viết
phong phú.
Năm 2015, trên tạp chí Ngơn ngữ số 8 và 9 đã cơng bố bài viết của Đồn
Văn Phúc với tựa đề “Nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong 30
năm qua”. Bài viết đã nêu ra kết quả đạt được trong việc nghiên cứu ngôn ngữ dân
tộc thiểu số ở Việt Nam trong 30 năm qua với thành tựu “đã có hơn 100 ngơn ngữ,
phương ngữ, thổ ngữ của ngôn ngữ DTTS thuộc tất cả các ngữ hệ hiện có ở Việt
Nam được điều tra, khảo sát” [39; 55]. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra một số hạn chế.
Từ đó, tác giả đưa ra những định hướng nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
* Về vấn đề nghiên cứu người Hoa
Vấn đề người Hoa ở Việt Nam nói chung và ở TP.HCM nói riêng từ trước
đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau.
Năm 1995, Phan Xuân Biên đã chủ nhiệm đề tài “Luận cứ khoa học cho việc
xác định chính sách đối với cộng đồng người Khơme và người Hoa ở Việt Nam”, đề
tài Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước. Ngay trong những trang đầu, tác giả đã xác
định một số nhiệm vụ nghiên cứu như: Vị trí của người Khơme và người Hoa trong
cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mối quan hệ giữa yếu tố tộc người và xã hội tộc
người. Các chính sách đối với người Hoa và người Khơme trong lịch sử và hiện tại.
Thực trạng hoạt động kinh tế, đời sống vật chất của cộng đồng người Khơme. Tiềm
năng kinh tế người Hoa. Và cuối cùng là đời sống văn hóa, tơn giáo tín ngưỡng,
giáo dục của người Hoa và người Khơme.
Năm 1997, Nghị Đồn (Trưởng ban Cơng tác người Hoa lúc bấy giờ) đã
cơng bố bài “Văn hóa người Hoa” đăng trong tạp chí Xưa và Nay, số 40B. Bài viết
cung cấp một cái nhìn khái quát về văn hóa người Hoa ở TP. HCM.
Năm 1998, NXB Giáo dục đã tái bản cơng trình“Gia Định thành thơng chí”

của Trịnh Hồi Đức. Cơng trình đã ghi chép vắn tắt các dữ liệu lịch sử, miêu tả các
cơ sở tín ngưỡng cùng tập tục tín ngưỡng của người Hoa ở Nam Bộ.
Năm 2004, Vũ Lê đã viết bài “Văn hóa người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh”.
Trong bài này, tác giả đã trình bày quá trình người Hoa gia nhập vào cộng đồng dân

5


tộc Việt Nam. Tiếp theo, tác giả trình bày văn hóa của người Hoa tại TP. HCM và
đặt văn hóa trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Năm 2005, Phan An đã cơng bố cơng trình “Người Hoa ở Nam Bộ”. Cơng
trình này được xem như bức tranh tổng quát về người Hoa tại TP.HCM. Mặc dù
viết về người Hoa ở Nam Bộ nói chung nhưng tác giả chủ yếu tập trung miêu tả
người Hoa ở TP.HCM về các mặt: lịch sử hình thành, dân cư, kinh tế, văn hóa, xã
hội, nguồn nhân lực,… Bên cạnh người Hoa ở TP. HCM, tác giả cũng khái quát về
người Hoa ở Sóc Trăng.
Năm 2007, Trần Hồng Liên đã cơng bố cơng trình “Góp phần tìm hiểu văn
hóa người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong cơng trình này, tác giả đã khái
quát về người Hoa ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tác giả
lần lượt trình bày về các vấn đề: giáo dục, tín ngưỡng tơn giáo, văn hóa nghệ thuật,
thể dục thể thao, y tế và chăm sóc sức khỏe của người Hoa.
Năm 2009, Đặng Thị Bích Phượng trong bài viết “Vài nét về hoạt động kinh
tế của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh” đã trình bày những nét đặc trưng của
cộng đồng người Hoa ở TP. HCM trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là mang
tính quốc tế, tư nhân và thị trường. Đồng thời, tác giả khái quát hoạt động kinh tế
của người Hoa trong hai dạng hoạt động chủ yếu: thứ nhất là hoạt động sản xuất
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thứ hai là thương mại và dịch vụ.
Năm 2012, NXB Chính trị Quốc gia đã xuất bản cơng trình “Người Hoa ở
Bình Dương” do Huỳnh Ngọc Đáng chủ biên. Cơng trình đã đề cập đến q trình
hình thành và phát triển của các nhóm cộng đồng người Hoa ở Bình Dương. Đồng

thời cơng trình cũng trình bày những hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của người
Hoa ở Bình Dương. Tuy cơng trình nghiên cứu về người Hoa ở Bình Dương nhưng
về lịch sử hình thành các nhóm cộng đồng thì người Hoa giữa hai tỉnh thành vẫn có
những nét tương đồng.
Liên quan đến vấn đề giáo dục của người Hoa, có các bài viết như “Về tình
hình giáo dục tiếng Hoa hiện nay trong cộng đồng người Hoa ở TP.HCM và một số
tỉnh Nam Bộ” của Phan Xuân Biên trong cuốn Giáo dục ngơn ngữ và sự phát triển
văn hóa các dân tộc thiểu số phía Nam do Mạc Đường chủ biên, NXB Khoa học xã

6


hội phát hành năm 1993. Trần Hồng Liên cũng đã có bài nghiên cứu về “Sự nghiệp
giáo dục trong cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh” đăng trên tạp chí
Dân tộc học, số 5 năm 2006. Trong bài viết, tác giả đã khái quát về tình hình giáo
dục trong cộng đồng người Hoa ở TP. HCM trước Đổi mới. Đồng thời, tác giả cũng
phân tích những nguyên nhân có liên quan đến tình hình giáo dục của người Hoa
trước Đổi mới. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày thực trạng giáo dục của người
Hoa tại TP. HCM (tính đến năm 2006) và đưa ra những định hướng phát triển giáo
dục trong tương lai.
Liên quan đến việc nghiên cứu ngơn ngữ của người Hoa, hiện nay có một
luận án tiến sĩ của Hoàng Quốc với đề tài“Những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội
của hiện tượng song ngữ tại An Giang (trên cứ liệu cảnh huống song ngữ Việt –
Hoa)” bảo vệ năm 2009 tại Viện Ngôn ngữ học, cùng với những bài viết đăng trên
tạp chí chuyên ngành đã đề cập đến vấn đề ngôn ngữ của người Hoa tại An Giang.
Tác giả đã trình bày những cơ sở lý luận của Ngôn ngữ học xã hội, khái quát về
người Hoa ở Nam Bộ và người Hoa ở An Giang. Tác giả miêu tả năng lực ngơn ngữ
và tình hình sử dụng ngơn ngữ của người Hoa trong giao tiếp. Cuối cùng, tác giả
trình bày những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của học sinh người Hoa và thái độ
ngôn ngữ của học sinh và phụ huynh đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà

trường. Đây là một cơng trình có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu ngôn
ngữ người Hoa tại Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng. Năm 2015, tác giả dựa
trên những thành công từ luận án tiến sĩ đã cơng bố cơng trình “Cảnh huống song
ngữ Việt - Hoa tại đồng bằng sông Cửu Long” (266 trang). Đây có thể nói là cơng
trình đầu tiên, dày dặn, dành tất cả nội dung cho vấn đề ngôn ngữ của người Hoa ở
Việt Nam. Cơng trình gồm 5 chương. Chương 1 nói về các vấn đề liên quan đến
song ngữ. Chương 2 nói về bức tranh tổng quát về người Hoa và tiếng Hoa ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Chương 3 nói về đặc điểm sử dụng ngơn ngữ của người Hoa
ở An Giang. Chương 4 nói về đặc điểm sử dụng ngơn ngữ của người Hoa ở Sóc
Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu. Chương 5 nói về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ và
thái độ của người Hoa đối với việc học tập ngôn ngữ trong nhà trường.

7


Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến những hướng
nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu
tình hình giao tiếp song ngữ Hoa – Việt của người Hoa trên địa bàn TP.HCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm “người Hoa” theo tinh thần
của Chỉ thị số 62 – CT/TW ngày 8 tháng 11 năm 1995 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam. Người Hoa ở Việt Nam đó là “những người gốc Hán và
những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hóa di cư sang Việt Nam
và con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc tịch Việt Nam,
nhưng vẫn cịn giữ những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục tập
quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa” [2; 612]. Để phù hợp với tên
đề tài, luận văn đi sâu vào nghiên cứu tình hình sử dụng ngơn ngữ của người Hoa
trên địa bàn TP.HCM trong các lĩnh vực giao tiếp. Đối với các ngôn ngữ của người
Hoa ở TP. HCM được khảo sát trong nghiên cứu, ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ giao

tiếp chung trong xã hội mà người Hoa với tư cách là một bộ phận trong cộng đồng
các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam vẫn sử dụng trong giao tiếp thì người Hoa cịn
sử dụng tiếng Phổ thông Trung Quốc và các tiếng địa phương khác như: tiếng
Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và tiếng Hẹ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Như tên đề tài đã nêu, chúng tơi đi sâu vào miêu tả tình hình song ngữ Hoa –
Việt của người Hoa tại TP.HCM. Cụ thể, chúng tôi khảo sát những nơi nhiều người
Hoa tập trung sinh sống tại quận 5, 6, 8, 10 và 11. Để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu,
chúng tơi tìm hiểu việc giao tiếp song ngữ dựa trên những ngữ cảnh trong bốn lĩnh
vực giao tiếp cơ bản và quan trọng là (1) gia đình, hàng xóm; (2) kinh doanh, bn
bán; (3) hành chính và (4) giáo dục. Từ đó, luận văn mơ tả góc nhìn bao qt về vấn
đề tiếp xúc ngôn ngữ của người Hoa tại TP.HCM.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu chính như: miêu tả, điều tra bảng hỏi, điền dã ngôn ngữ học và so sánh.

8


Phương pháp miêu tả: chúng tôi nghiên cứu tư liệu (sách, bài viết, bài
báo,…) liên quan đến người Hoa ở TP.HCM và tham khảo các cơng trình nghiên
cứu trước đây nhằm mục đích tìm hiểu về kinh tế - văn hóa – xã hội của người Hoa
và tìm hiểu cơ sở lý thuyết của Ngôn ngữ học tiếp xúc và Ngôn ngữ học xã hội.
Phương pháp điều tra bảng hỏi: Để thu thập thơng tin có thể xử lý dữ liệu
trên máy tính, Bảng hỏi về sử dụng ngơn ngữ của người Hoa tại TP.HCM đã được
sử dụng với nội dung và cấu trúc gồm: (1) Thông tin cá nhân; (2) Tự đánh giá khả
năng các ngôn ngữ và (3) Tình hình sử dụng các ngơn ngữ. Số lượng mẫu là thơng
tín viên được khảo sát là 450 người Hoa với sự lựa chọn theo tỷ lệ nhóm địa
phương. Hiện nay, do chưa có số liệu thống kê chính xác về số lượng người Hoa
sinh sống trên địa bàn TP.HCM nên chúng tôi lựa chọn mẫu theo tỷ lệ ước chừng

do Ban Dân tộc TP.HCM cung cấp (qua gặp mặt tháng 06 năm 2016). Kết quả 450
bảng hỏi này thực tế là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và
Công nghệ TP.HCM về “Thực trạng sử dụng ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ của
người Hoa ở TP.HCM hiện nay” do TS.Đinh Lư Giang, giáo viên hướng dẫn của
chúng tôi, làm chủ nhiệm. Và bản thân chúng tôi cũng tham gia vào khảo sát như
một thành viên và phụ trách nhập liệu vào SPSS. Việc sử dụng kết quả khảo sát trên
đã được sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài, và trên thực tế, luận văn này là một sản
phẩm đào tạo mà Sở Khoa học và Công nghệ yêu cầu đối với các sản phẩm của đề
tài. Tình hình phân bố mẫu thu thập từ 450 bảng hỏi được thể hiện ở các bảng dưới
đây:

Nam
Nữ

Bảng 0.1: Thông tin mẫu khảo sát theo giới tính
Giới tính
Số lượng
Tỷ lệ %
199
44.2
251
55.8
Tổng
450
100

Bảng 0.2: Thơng tin mẫu khảo sát theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Số lượng
Tỷ lệ %

Từ 8 đến 22 tuổi
82
18.2
Từ 23 đến 50 tuổi
195
43.3
Từ 51 tuổi trở lên
173
38.5
Tổng
450
100
9


Bảng 0.3: Thông tin mẫu khảo sát theo các ngôn ngữ địa phương
Các ngôn ngữ địa phương
Số lượng
Tỷ lệ %
Quảng Đông
228
50.7
Triều Châu
137
30.4
Phúc Kiến
67
14.9
Hakka
10

2.2
Hải Nam
8
1.8
Tổng
450
100
Bảng 0.4: Thông tin mẫu khảo sát theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn
Số lượng
Tỷ lệ %
Mù chữ
22
4.9
Tiểu học
127
28.2
Trung học cơ sở
125
27.8
Trung học phổ thông
97
21.6
Cao đẳng, Đại học
71
15.8
Sau Đại học
8
1.8
Tổng

450
100
Bảng 0.5: Thông tin mẫu khảo sát theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Số lượng
Tỷ lệ %
Đang đi học
70
15.6
Giáo viên, quản lý giáo dục
6
1.3
Công nhân, lao động đơn giản
88
19.6
Tư chức
51
11.3
Kinh doanh, buôn bán
74
16.4
Công chức
11
2.4
Nội trợ
76
16.9
Thất nghiệp, nghề nghiệp
không ổn định
23

5.1
Đã nghỉ hưu
51
11.3
Tổng
450
100
Phương pháp điền dã ngôn ngữ học: Trong phương pháp này, chúng tôi tiến
hành khảo sát tại các địa phương và sử dụng thủ pháp quan sát – tham dự. Đây là
một phương pháp bắt buộc người nghiên cứu phải cùng tham gia sinh hoạt với
người Hoa trong những lĩnh vực giao tiếp khác nhau. Dữ liệu thu thập được chủ yếu
10


qua ghi nhận, nhật ký điền dã và phỏng vấn sâu sẽ góp phần làm sáng tỏ những
thơng tin có được trong q trình điều tra bảng hỏi. Từ đó làm cơ sở để đưa ra
những kết luận chính xác và khách quan nhất.
Phương pháp so sánh: Luận văn so sánh việc sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt,
tiếng địa phương và tiếng Phổ thông Trung Quốc) trong giao tiếp của các nhóm
người Hoa (Quảng Đơng, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hakka) để thấy được
những nét tương đồng, khác biệt. Đồng thời, luận văn còn so sánh việc sử dụng
ngơn ngữ trong các lĩnh vực giao tiếp (gia đình, hàng xóm; kinh doanh, bn bán;
hành chính; giáo dục) để từ đó khẳng định vị thế của từng ngơn ngữ trong đời sống
của người Hoa trên địa bàn TP.HCM hiện nay.
5. Ý nghĩa của đề tài
Về ý nghĩa khoa học: Kết quả khảo sát việc giao tiếp song ngữ Hoa – Việt
của người Hoa tại TP.HCM sẽ góp phần củng cố những lý thuyết về Ngôn ngữ học
tiếp xúc và Ngơn ngữ học xã hội. Ngồi ra, luận văn thấy được sự phân công chức
năng của ngôn ngữ trong cộng đồng song ngữ. Từ đó, định hướng cho việc nghiên
cứu ngôn ngữ học của các dân tộc thiểu số sau này.

Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn mơ tả tình hình giao tiếp song ngữ Hoa –
Việt của người Hoa tại TP.HCM trên ngữ liệu một số ngữ cảnh giao tiếp. Qua đó rút
ra được những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giao tiếp song ngữ dưới góc nhìn
của Ngơn ngữ học xã hội. Đồng thời khẳng định được vị trí và chức năng của tiếng
Việt trong q trình hình thành và phát triển đất nước giữa các dân tộc Việt Nam,
như nhận định của Bùi Khánh Thế: “Ta đều biết một trong những chức năng của
ngôn ngữ dân tộc, nhất là ngôn ngữ dân tộc trong thời kỳ dân tộc hình thành, là liên
kết nội bộ cộng đồng dân tộc.[…] tiếng Việt mãi mãi là ngôn ngữ thống nhất từ Bắc
chí Nam, mãi mãi là tiếng nói thân thuộc, thống nhất của toàn thể cộng đồng dân tộc
Việt Nam thống nhất” [48; 49]. Bên cạnh đó, luận văn cịn thấy được quá trình hình
thành và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng người Hoa trong quá trình
hội nhập và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam. Ngồi ra, việc nghiên cứu này hướng
đến góp phần cho Nhà nước có thái độ, chính sách phù hợp về vấn đề ngôn ngữ một trong những vấn đề nóng bỏng trong quốc gia đa dân tộc.

11


6. Bố cục luận văn
Ngoài chương mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài chúng
tôi thực hiện thành 3 chương dưới đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương này luận văn trình bày những cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
Đồng thời giới thiệu những nét khái quát về kinh tế, văn hóa, xã hội và ngơn ngữ
của người Hoa tại TP.HCM.
Chương 2: Giao tiếp song ngữ trong lĩnh vực gia đình, hàng xóm và kinh
doanh, bn bán của người Hoa tại TP.HCM
Luận văn bố cục hai lĩnh vực gia đình, hàng xóm và kinh doanh bn bán
cùng chương, bởi lẽ đây là hai lĩnh vực có yếu tố tương đồng, cùng là những lĩnh
vực giao tiếp thường xảy ra hàng ngày và mang tính phổ biến. Chương này luận văn
trình bày tình hình giao tiếp ở hai lĩnh vực gia đình, hàng xóm và kinh doanh, bn

bán. Bên cạnh đó, luận văn đi sâu vào phân tích kết quả khảo sát tình hình sử dụng
ngơn ngữ của người Hoa tại TP.HCM của từng lĩnh vực ở hướng góc độ tình huống
và đối tượng giao tiếp.
Chương 3: Giao tiếp song ngữ trong lĩnh vực hành chính và giáo dục của người
Hoa tại TP.HCM
Luận văn bố cục hai lĩnh vực hành chính và giáo dục cùng chương, bởi lẽ
việc sử dụng ngôn ngữ ở hai lĩnh vực này có sự phụ thuộc bởi các quy ước xã hội.
Chương này luận văn trình bày tình hình giao tiếp ở hai lĩnh vực hành chính và giáo
dục. Bên cạnh đó, luận văn đi sâu vào phân tích kết quả khảo sát tình hình sử dụng
ngôn ngữ của người Hoa tại TP.HCM của từng lĩnh vực ở hướng góc độ tình huống
và đối tượng giao tiếp.

12


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Ngôn ngữ học tiếp xúc và các hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ
1.1.1.1. Hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ
Khi các ngôn ngữ hành chức trong xã hội thì ngơn ngữ có nhiều lý do để tiếp
xúc với nhau. Tiếp xúc ngôn ngữ trước hết xảy ra ở một số cá nhân đơn lẻ với tư
cách là thành viên cộng đồng, sau đó có thể sẽ diễn ra ở bình diện rộng hơn là tồn
xã hội. Trong bài viết “Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu gốc Hán”,
Bùi Khánh Thế đã trích dẫn khái niệm về tiếp xúc ngôn ngữ của O.S.Akhmanova:
Tiếp xúc ngôn ngữ là “sự tiếp giao nhau giữa các ngôn ngữ do những hoàn cảnh
cận kề nhau về mặt địa lý, tương liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các
cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau” [12].
Tiếp xúc ngơn ngữ cịn được hiểu là “sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn
ngữ tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ.

Những điều kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ được quy định bởi nhu cầu cần
thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và
ngơn ngữ do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… thúc đẩy” [13].
“Sự tiếp xúc này có thể là trực tiếp, tức là do tình hình cộng cư của những tập thể
người nói các thứ tiếng khác nhau trên cùng khu vực địa lý, cũng có thể là gián tiếp,
tức là qua con đường văn tự”[53; 154]. Khi hai hoặc hơn hai ngơn ngữ tiếp xúc với
nhau thì sẽ để lại những ảnh hưởng, hệ quả. Nói đến hệ quả của sự tiếp xúc ngơn
ngữ thì ta hay bàn đến hướng ảnh hưởng ngôn ngữ, tức là ngôn ngữ nào sẽ ảnh
hưởng đến ngơn ngữ nào, hay nói cách khác là hướng tác động giữa các ngôn ngữ.
Về lý thuyết khi hai ngơn ngữ tiếp xúc với nhau thì sự ảnh hưởng thường xảy ra ở
cả hai chiều, có chiều đi, có chiều lại, có chiều mạnh, có chiều yếu, hai bên tương
hỗ, tác động đến nhau. Khi người Hoa sống tại TP.HCM tiếp xúc với người Việt thì
người Hoa sẽ học được những từ mới mà trong ngôn ngữ người Hoa trước đây chưa
có như: nước mắm, bánh ướt,… Hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ dựa trên những nhân
tố sau:

13


Một là dựa trên nhân tố xã hội. Nguyễn Văn Khang (2006) nhận định rằng:
Khi hai dân tộc nói hai ngơn ngữ khác nhau mà có tiếp xúc với nhau thì xu hướng
chung là:
- Ngơn ngữ của dân tộc có sức mạnh về kinh tế, chính trị cao hơn sẽ ảnh hưởng đến
ngơn ngữ của dân tộc có sức mạnh về kinh tế, chính trị thấp hơn.
- Ngơn ngữ của dân tộc có trình độ văn hóa cao hơn sẽ ảnh hưởng đến ngơn ngữ của
dân tộc có trình độ văn hóa thấp hơn (thường qua các kênh giáo dục, văn hóa nghệ
thuật, văn học…)
- Ngơn ngữ có số lượng người nói đơng hơn sẽ ảnh hưởng tới ngơn ngữ có số lượng
người nói ít hơn.[26; 148]
Hai là dựa trên nhân tố ngôn ngữ, nghĩa là bản thân ngôn ngữ cũng đóng vai

trị quyết định hệ quả của tiếp xúc ngơn ngữ:
- Hai ngơn ngữ có quan hệ gần gũi hoặc cùng, gần nhau về loại hình thì quá trình
ảnh hưởng, vay mượn diễn ra dễ dàng hơn.
- Ngôn ngữ có chữ viết ảnh hưởng ngơn ngữ khơng hoặc chưa có chữ viết.
Tóm lại, hiện tượng tiếp xúc ngơn ngữ là hiện tượng các cộng đồng nói
những thứ tiếng khác nhau sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau. Việc nghiên
cứu song ngữ không thể không đề cập đến những vấn đề lý luận của tiếp xúc ngôn
ngữ. Bởi vì đây là hệ thống lý luận góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc, sự phát triển
và bản chất của hiện tượng song ngữ.
1.1.1.2. Trạng thái song ngữ cá nhân
Song ngữ theo cách hiểu chung nhất là hiện tượng một người có thể sử dụng
hai hoặc trên hai ngơn ngữ. Khi nói đến song ngữ, điều cần phải nghĩ đến đầu tiên là
năng lực sử dụng hai hay trên hai ngôn ngữ của cá nhân song ngữ. Vậy câu hỏi đặt
ra là: Khả năng sử dụng hai hay trên hai ngơn ngữ đến mức độ nào thì được coi là
người song ngữ? Theo quan điểm của một số tác giả thì người song ngữ là người
biết hai hoặc trên hai ngơn ngữ hồn tồn như nhau, có khả năng sử dụng thành
thạo, thuần thục hai ngơn ngữ đó. Tuy nhiên, trong thực tế thì rất ít người song ngữ
đạt được mức độ này. Ngay cả đối với những người đơn ngữ thì đơi khi cũng chưa
nắm vững ngơn ngữ của dân tộc mình. Dựa vào mức độ song ngữ có thể phân chia

14


khả năng song ngữ của người song ngữ thành hai loại lớn đó là: song ngữ cân bằng
và song ngữ không cân bằng.
Song ngữ cân bằng là khả năng sử dụng ngôn ngữ của người song ngữ thành
thạo đến mức có thể sử dụng một cách thuần thục cả hai ngôn ngữ mà không cần
dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Colin Baker trong “Những cơ sở của
giáo dục song ngữ và vấn đề song ngữ” đã nhận định song ngữ cân bằng là “song
ngữ thường hướng đến một nhóm song ngữ cụ thể mà năng lực ngơn ngữ của họ ở

cả hai ngôn ngữ đều phát triển cao như nhau. Một người mà ở cả hai ngôn ngữ gần
như lưu lốt ngang nhau trong những tình huống giao tiếp đa dạng” [7; 37]. Đây là
kiểu song ngữ lý tưởng, bởi vì khi đạt đến trình độ này thì người song ngữ sẽ cảm
thấy dễ dàng, thoải mái trong việc chuyển đổi sử dụng hai ngôn ngữ. Ở đây, chúng
tôi không đi sâu cũng như không đưa ra những tiêu chí để đánh giá thế nào là thành
thạo, thế nào là thuần thục. Như Colin Baker từng nhận định: “Dựa trên cái gì để
đánh giá là “bình thường”, là “thành thạo”, là “có khả năng”, là “lưu lốt” hay là
“có năng lực” [7; 38]. Chính vì vậy đây là một sự đánh giá, phân loại còn nhiều
điểm chưa rõ ràng. Song ngữ không cân bằng là trong từng phạm vi cơ bản, người
sử dụng có thể trình bày được ý nghĩ của mình mà người khác hiểu được, thụ cảm
được, đồng thời lại có thể hiểu được điều người khác trình bày bằng hai ngơn ngữ
đó. So với song ngữ cân bằng thì trình độ song ngữ của người song ngữ khơng cân
bằng thấp hơn nhiều. Đây chính là hiện tượng song ngữ phổ biến. Nếu như ở song
ngữ cân bằng thì người song ngữ thành thạo, thuần thục hai ngơn ngữ thì ở song
ngữ khơng cân bằng người song ngữ bị hạn định bởi một số yếu tố nên không thành
thạo hay thuần thục hai ngôn ngữ. Liên quan đến song ngữ khơng cân bằng thì cịn
nhiều việc đáng bàn đến. Chẳng hạn, có những người song ngữ vừa có khả năng nói
vừa có khả năng viết nhưng có những người chỉ có khả năng nói, cịn khả năng viết
thì có khi chỉ biết một vài từ cơ bản, thậm chí là mù chữ.
Tuy nhiên, những nhận định về hiện tượng song ngữ cũng như việc phân
chia người song ngữ ra làm hai loại chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn, một người
Hoa sống tại TP.HCM vừa nói được tiếng mẹ đẻ (trong gia đình), vừa nói được
tiếng Việt (trong giao tiếp với người Việt hoặc người Hoa không biết tiếng mẹ đẻ

15


hoặc tiếng Phổ thơng Trung Quốc) và có thể vừa nói được tiếng Phổ thơng Trung
Quốc (trong cơng việc), và có thể cũng nắm rõ văn tự của những ngơn ngữ ấy (được
học qua gia đình và nhà trường). Tuy nhiên cần phân biệt họ với những người mặc

dù nói được các ngôn ngữ kể trên trên nhưng không biết sử dụng văn tự của chúng.
Vì vậy Nguyễn Văn Khang (1999) đã nhấn mạnh “nếu như muốn phân loại một
cách thỏa đáng trình độ song ngữ của người song ngữ phải tính đến hàng loạt các
yếu tố, trong đó khơng thể khơng kể đến là: (1) tính độc lập của các mã ngôn ngữ;
(2) khả năng chuyển đổi tự do của các mã ngơn ngữ; (3) trình độ sử dụng thuần thục
của các ngôn ngữ; (4) chức năng sử dụng của hai ngơn ngữ v.v…” [23; 42].
1.1.1.3. Tình hình song ngữ xã hội
Khi nói đến song ngữ thì người ta thường nghĩ đến một cá nhân sử dụng
đồng thời hai ngôn ngữ trong giao tiếp. Tuy nhiên, nếu một cá nhân song ngữ có thể
khơng sống trong mơi trường song ngữ xã hội thì giao tiếp song ngữ sẽ bị hạn chế.
Ví dụ người Hoa sống tại TP. HCM là người song ngữ (vừa sử dụng tiếng Việt, vừa
sử dụng tiếng mẹ đẻ) nhưng khi đến Bình Thuận sống và tại Bình Thuận khơng ai
sử dụng tiếng Hoa thì tại đó họ sẽ khơng giao tiếp song ngữ. Chính vì vậy, khi nói
đến song ngữ thì cần phải nói đến song ngữ xã hội. Cho nên ngôn ngữ học xã hội
khi nhìn nhận hiện tượng song ngữ khơng chỉ ở cá nhân song ngữ mà quan trọng
hơn đó là song ngữ xã hội hay cộng đồng song ngữ. Xã hội song ngữ chỉ có thể hình
thành và tồn tại khi có các cá nhân song ngữ tương tác với nhau. Vậy nên song ngữ
xã hội chính là hiện tượng trong một cộng đồng xã hội sử dụng hai hoặc trên hai
ngôn ngữ để giao tiếp.
1.1.1.4. Hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ
Theo Đinh Lư Giang trong bài tham luận phát biểu tại Hội thảo giới thiệu
cơng trình nghiên cứu “Ngơn ngữ học tiếp xúc và tiếp xúc ngôn ngữ tại Việt Nam”
nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh của GS.TS.NGND. Bùi Khánh Thế, các hệ quả của
tiếp xúc ngôn ngữ bao gồm: Ở bình diện cá nhân có các hệ quả như trạng thái song
ngữ, thái độ ngôn ngữ, chiến lược chọn mã, mã và biến thể, tình trạng chuyển mã,
giao thoa. Ở bình diện cộng đồng có các hệ quả như biến đổi ngôn ngữ (phát triển,

16



lụi tàn), liên minh hay phân tách ngôn ngữ, cộng đồng song/đa ngữ; hình thành
ngơn ngữ hỗn hợp, chính sách và luật hóa phân cơng chức năng.
* Hiện tượng chuyển mã
Một hiện tượng cũng đáng chú ý khi nghiên cứu về giao tiếp trong xã hội
song ngữ là hiện tượng chuyển mã. Theo Nguyễn Văn Khang (2013) thì “chuyển
mã là việc sử dụng hai hay trên hai biến thể ngôn ngữ trong một lần đối thoại” [27;
379]. Hiện có các cách phân loại khác nhau về chuyển mã trong giao tiếp. Cách
phân loại thứ nhất: chuyển mã tình huống và chuyển mã ẩn dụ. Cách phân loại thứ
hai: chuyển mã không đánh dấu, chuyển mã đánh dấu và chuyển mã thăm dị. Cũng
theo Nguyễn Văn Khang (2013) thì chuyển mã có thể do cố ý hoặc vơ tình nhưng
ngun nhân chủ yếu của chuyển mã là:
Thứ nhất, chuyển mã nhằm nhấn mạnh nội dung mà người nói muốn thể
hiện.
Thứ hai, chuyển mã nhằm làm nổi bật chủ đề, một bộ phận nào đó trong phát
ngơn thơng qua chuyển mã mà trở nên tiêu điểm, trở thành trọng tâm ngữ nghĩa của
cả câu.
Thứ ba, chuyển mã nhằm làm rõ hơn, tức là, người nói muốn lặp lại tin tức
đã biết sau đó thêm tin tức mới.
Thứ tư, làm tan mối nghi ngờ hoặc hiểu sai, làm cho hiểu đúng.
Thứ năm, khi khơng muốn cho những người khác đang có mặt ở đó biết nội
dung đang trao đổi thì có thể dùng ngơn ngữ mà những người khác đang có mặt ở
đó khơng biết để giao tiếp.
Thứ sáu, khi cảm thấy khó nói ra điều muốn nói.
Thứ bảy, chuyển mã như là sự khoe khoang hay tỏ vẻ về việc bản thân biết
thêm một ngoại ngữ hay biết nhiều ngoại ngữ.
Thứ tám, chuyển mã là do thói quen.
Cuối cùng, chuyển mã xảy ra ở những người đa ngữ khi bàn về một chủ đề
nào đó do nghĩ khơng ra hoặc thiếu phương thức biểu đạt thỏa đáng mà chuyển sang
dùng một ngôn ngữ khác.


17


×