Tải bản đầy đủ (.pdf) (446 trang)

Trường ý niệm cảm xúc trong tiếng việt (có so sánh với tiếng anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 446 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……….

PHẠM VĂN THỎA

TRƯỜNG Ý NIỆM CẢM XÚC TRONG TIẾNG VIỆT
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……….
PHẠM VĂN THỎA
TRƯỜNG Ý NIỆM CẢM XÚC TRONG TIẾNG VIỆT
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)

Chuyên ngành:

Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu

Mã ngành:

62220110
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Cơng Đức


Phản biện độc lập:
1. PGS.TS Phạm Văn Tình
2. PGS.TS Phạm Hùng Việt

Phản biện:
1. PGS.TS Phạm Hùng Việt
2. PGS.TS Đặng Ngọc Lệ
3. TS. Nguyễn Hồng Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS-TS Nguyễn Công Đức. Kết quả nghiên cứu được trình

bày trong luận án hồn tồn trung thực, khách quan, phù hợp với thực tiễn nghiên
cứu của chuyên ngành, và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tác giả

Phạm Văn Thỏa


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi bày tỏ lịng tri ân sâu sắc đối với Thầy hướng dẫn, PGS. TS
Nguyễn Cơng Đức, đã giúp đỡ và động viên tận tình trong tiến trình thực hiện và

chỉnh sửa luận án.
Tơi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô tại Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM, đã truyền đạt cho tôi kiến thức quan trọng và hứng
thú nghiên cứu khoa học
Nhân đây, tôi cảm ơn Ban lãnh đạo trường, phịng Sau Đại học, khoa Văn
học và Ngơn ngữ trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi cảm ơn sâu sắc các anh
chị em đồng nghiệp, bạn bè và những người thân trong gia đình đã động viên giúp
đỡ tôi trong thời gian qua.
TP.HCM, ngày 18 tháng 10 năm 2017
Người thực hiện

Phạm Văn Thỏa


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... vi
ABSTRACT ................................................................................................................. vii
TÓM TẮT .................................................................................................................... viii
DẪN NHẬP .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 8

3.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 8
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 9
4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 9
4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 10
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài ................................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ............................................................ 10
7. Bố cục luận án .......................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 14
1.1. Ý niệm và ý niệm cảm xúc .................................................................................... 14
1.2. Trường ý niệm cảm xúc ......................................................................................... 17
1.3. Nghiệm thân cảm xúc ............................................................................................ 25
1.4. Ánh xạ ẩn dụ cảm xúc ........................................................................................... 31
1.5. Phạm trù hóa .......................................................................................................... 36
1.6. Phạm trù ý niệm cảm xúc cơ bản trong tiếng Việt ................................................ 39
1.7. Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 42


iv
CHƯƠNG 2: TRƯỜNG Ý NIỆM CẢM XÚC TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC
ĐỘ NGHIỆM THÂN .................................................................................................. 44
2.1. Nghiệm thân sinh lý ............................................................................................... 44
2.1.1. Nghiệm thân cơ thể ............................................................................................. 44
2.1.2. Nghiệm thân tinh thần ........................................................................................ 67
2.2. Nghiệm thân nhận thức .......................................................................................... 74
2.3. Nghiệm thân văn hóa ............................................................................................ 91
2.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 107
Chương 3: TRƯỜNG Ý NIỆM CẢM XÚCTRONG TIẾNG VIỆT TRÊN GÓC
ĐỘ THUẬT NHỚ ẨN DỤ (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH) ........................... 109
3.1. Thuật nhớ 5 cảm xúc (Phụ lục 2.1)...................................................................... 109

3.1.1. CẢM XÚC LÀ BỆNH ..................................................................................... 110
3.1.2. CẢM XÚC LÀ LỬA ........................................................................................ 117
3.1.3. CẢM XÚC LÀ LÝ TRÍ KHƠNG BÌNH THƯỜNG ....................................... 121
3.1.4. CẢM XÚC LÀ NƯỚC ..................................................................................... 126
3.2. Thuật nhớ 4 cảm xúc (Phụ lục 2.2)...................................................................... 134
3.2.1. CẢM XÚC LÀ CON VẬT ............................................................................... 134
3.2.2. CẢM XÚC LÀ THỨC ĂN .............................................................................. 136
3.2.3. CẢM XÚC LÀ SIÊU NHIÊN .......................................................................... 139
3.2.4. CẢM XÚC LÀ KHÔNG GIAN ....................................................................... 142
3.3. Thuật nhớ 3 cảm xúc – CẢM XÚC LÀ VẬT THỂ (Phụ lục 1.3)....................... 149
3.4. Thuật nhớ 2 cảm xúc – CẢM XÚC LÀ SỰ SUY SỤP (Phụ lục 2.4) ................. 153
3.5. Thuật nhớ 1 cảm xúc (Phụ lục 2.5)...................................................................... 156
3.6. Đối chiếu thuật nhớ cảm xúc giữa tiếng Việt và tiếng Anh ................................ 168
3.7. Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 187
KẾT LUẬN................................................................................................................ 190
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................ 195
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 196
DANH MỤC NGUỒN NGỮ LIỆU ........................................................................... 204


v
BẢNG THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN (VIỆT – ANH) .................. 206
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 208


v

DANH MỤC VIẾT TẮT
Thuật ngữ
ADYN

NNHTN
TT – GT
YNCX
Tác phẩm ngữ liệu
AMDV
BDHS
BDMM
CHKN
CCBBDS
CCTDCNL
DACMH
DADVB
DADGABC
DAGMD
DAGMH
DAHQN
HHTC
HSMTT
DAHLA
DAKNTT
DALCC
DANCD
DANT
DANVTM
DANXT
NKDTT
DANCTS
NBCT
RNAU
TACBT

DATDDT
DAVTCC
DAXTLN

Ẩn dụ ý niệm
Ngơn ngữ học tri nhận
Thuộc tính và giá trị
Ý niệm cảm xúc
Ăn Mày Dĩ Vãng
Bắt Đền Hoa Sứ
Biển Đời Mênh Mơng
Cánh Hoa Kỉ Niệm
Câu chuyện buồn bên dịng sơng
Chuyện Cổ Tích Dành Cho Người Lớn
Cơn mưa hồng
Đêm vĩnh biệt
Đừng gọi anh bằng chú
Giấc mê đời
Giọt mưa hay giọt lệ tình
Hãy quên nhau
Hoa Hồng Trên Cát
Hồ Sơ Một Tử Tù
Hồn lá úa
Kỷ niệm tuổi thơ
Lần cuối cùng
Người cịn đó ta cịn đây
Người cịn đó ta cịn đây
Người về trong mơ
Người xa tơi
Nhật Ký Đặng Thùy Trâm

Nữa cuộc tình sầu
Nỗi Buồn Chiến Tranh
Rừng Na uy
Thời ấy của bọn tơi
Tình đời đổi thay
Vết thương cuối cùng
Xin trả lại người


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Khung đại diện các mẫu trong phạm trù CHIM .................................................................... 20
Hình 1.2: Khung mạng lưới khơng gian tinh thần ................................................................................ 21
Hình 1.3: Khung 3 mức độ của phạm trù cảm xúc theo chiều ngang .................................................... 22
Hình 1.4: Khung 3 mức độ của phạm trù cảm xúc theo chiều thẳng đứng ........................................... 22
Hình 1.5: Khung liệt kê đặc điểm và khung trường ý niệm, (Barsalou, 1992:24)................................. 23
Hình 1.6: Khung miền nguồn chung của các phạm trù cảm xúc cơ bản trong tiếng Anh .................... 23
Hình 1.7: Khung đề xuất 1 cho trường ý niệm cảm xúc trong TV từ góc độ nghiệm thân ................... 24
Hình 1.8: Khung đề xuất 1 cho trường ý niệm cảm xúc trong TV từ góc độ thuật nhớ ........................ 25
Hình 1.9: Khung đề xuất 2 cho trường ý niệm cảm xúc trong TV từ góc độ nghiệm thân ................... 30
Hình 1.10: Khung sơ đồ ánh xạ phóng chiếu xuyên miền (Fauconnier, 1997:150) ............................ 31
Hình 1.11: Sơ đồ cấu trúc 3 mức độ của ẩn dụ, (Lakoff 1993:220) ...................................................... 35
Hình 1.12: Khung đề xuất 3 cho trường ý niệm cảm xúc trong TV từ góc độ nghiệm thân ................ 41
Hình 1.13: Khung đề xuất 2 cho trường ý niệm cảm xúc trong TV từ góc độ thuật nhớ ...................... 41
Hình 2.1: Khung phần nghiệm thân cơ thể trong trường ý niệm cảm xúc trong tiếng Việt

65

Hình 2.2: Khung nghiệm thân tinh thần thuộc trường ý niệm cảm xúc trong TV................................. 73

Hình 2.3: Khung nghiệm thân nhận thức thuộc trường ý niệm cảm xúc trong TV ............................... 90
Hình 2.4: Khung nghiệm thân văn hóa thuộc trường ý niệm cảm xúc trong TV ................................ 106
Hình 2.5: Khung nghiệm thân cơ thể phần thân thuộc trường ý niệm cảm xúc trong TV…. ............ 108

Hình 3. 1: Khung phạm trù miền nguồn 5 cảm xúc thuộc trường ý niệm cảm xúc trong tiếng Việt. . 134
Hình 3. 2: Khung phạm trù miền nguồn 4 cảm xúc thuộc trường ý niệm cảm xúc trong tiếng Việt .. 148
Hình 3. 3: Khung phạm trù miền nguồn 3 cảm xúc thuộc trường ý niệm cảm xúc trong tiếng Việt .. 152
Hình 3. 4: Khung phạm trù miền nguồn 2 cảm xúc thuộc trường ý niệm cảm xúc trong tiếng Việt .. 155
Hình 3. 5: Google Scholar đánh giá mức độ trích dẫn các cơng trình cùa Zotalt Kovecses. .............. 168
Hình 3. 6: Cấu trúc tôn ti của miền nguồn nước trong ý niệm buồn ................................................... 188

Hình 4.1: Cấu trúc tơn ti của trường ý niệm cảm xúc trong tiếng Việt từ góc độ thuật nhớ ............... 191
Hình 4. 2: Khung trường ý niệm cảm xúc trong tiếng Việt ................................................................. 193


vii

ABSTRACT
Cognitive linguistics is a modern school of linguistics as well as a field of
cognitive science, which focuses on the conceptual structure. Conceptual structure
of emotion is perceived and expressed on the foundation of embodiment which is
also the mental supply to metaphor. The dissertation has been built to clarify how
emotion is conceptualized accordingly to conceptual field in both aspects of
embodiment and cognitive metaphor and illustrate them in schema of frame.
Conceptual field of emotion is studied, categorized and structuralized on
embodiment of physiology, culture and cognition. Innovatively, the research has
also explored spiritual elements, which is hardly mentioned or found in recent
studies. Categorization and prototypical selection can also bring in correspondences
that work as sets of attribute – value and form subordinate categories. In turn,
subordinate categories together make basic categories which function as source

domains of metaphor mnemonics. Conceptual field of emotion in Vietnamese can
be described in five areas which are represented with five concentric circles.
In term of comparison and contrasting, the study shows both specificity and
universality as English and Vietnamese have source domains of their own as well
as share some source domains, on the other hand. Moreover, one phenomenon has
been found that one common cognitive point may appear in two different domain
in two languages.
Key words: conceptual field of emotion, conceptual structure, metaphorical
mnemonics, metaphor, embodiment


viii

TĨM TẮT

Ngơn ngữ học tri nhận là một trường phái hiện đại và cũng là một phân
ngành khoa học tri nhận tập trung vào nghiên cứu cấu trúc ý niệm. Cấu trúc ý niệm
cảm xúc được tri nhận và biểu đạt dựa trên nền tảng của nghiệm thân vốn dĩ là
nguồn cung ứng tư duy cho quá trình ẩn dụ. Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ
cách thức cảm xúc được ý niệm hóa theo cấp độ trường ý niệm trên cả 2 phương
diện nghiệm thân và ẩn dụ ý niệmvà mô tả cấp độ trường ý niệm dưới dạng khung
sơ đồ hình ảnh.
Trường ý niệm cảm xúc được nghiên cứu, phạm trù hóa và cấu trúc hóa dựa
trên nền tảng nghiệm thân sinh lý, nghiệm thân nhận thức và nghiệm thân văn hóa.
Điểm đáng chú ý là đề tài cũng nghiên cứu nghiệm thân tinh thần vốn dĩ rất khó tìm
trong các nghiên cứu liên quan. Thủ pháp phạm trù hóa và chọn lọc điển dạng giúp
cấu trúc hóa trường ý niệm cảm xúc bằng việc tìm ra các điểm tương ứng đóng vai
trị như những bộ thuộc tính – giá trị tạo nên phạm trù thứ cấp. Theo tuần tự, các
phạm trù thứ cấp kết hợp lại và hình thành nên phạm trù cơ bản đóng vai trò miền
nguồn trong thuật nhớ ẩn dụ. Trường ý niệm cảm xúc trong tiếng Việt được mô tả

bằng sơ đồ hình ảnh.
Đối vấn đề so sánh – đối chiếu, kết quả nghiên cứu cho thấy cả tính khu biệt
lẫn tính phổ quát giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong việc mội ngơn ngữ có những
phạm trù miền nguồn riêng và, ở góc độ khác, việc chia sẻ miền nguồn chung. Hơn
nữa, hiện tượng điểm nhận thức chung xuất hiện ở những miền nguồn khác nhau
trong hai ngôn ngữ.
Thuật ngữ then chốt: trường ý niệm cảm xúc, cấu trúc ý niệm, thuật nhớ ẩn dụ, ẩn
dụ, nghiệm thân


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ học tri nhận (NNHTN) không những là một trường phái ngôn ngữ
học hiện đại và phân ngành khoa học tri nhận mà còn là một phương pháp giúp các
nhà nghiên cứu và những ai quan tâm tiếp cận gần hơn mối liên hệ giữa tư duy và
ngôn ngữ. Khi được đặt cạnh các vấn đề tư duy, ngơn ngữ khơng cịn là những dấu
hiệu hay cái biểu đạt mang tính võ đốn. Từng từ trong kho từ vựng của một sinh
ngữ đều có thể chỉ dấu đi đến một cấu trúc tư duy rộng lớn. Để mơ tả hay mơ hình
hóa các cấu trúc tư duy đó, các nhà NNHTN đã và đang vận dụng kiến thức khoa
học liên ngành từ triết học, tâm lý học, văn hóa học…cùng với việc sử dụng ngôn
ngữ như là công cụ biểu đạt.
Nhiệm vụ của NNHTN là tìm ra các cấu trúc ý niệm trên cơ sở của ngơn
ngữ. Thực hiện được nhiệm vụ đó, phân ngành ngơn ngữ học tương đối mới này có
phương pháp nghiên cứu phù hợp riêng – phương pháp NNHTN. Các vấn đề cốt lõi
trong phương pháp NNHTN là ý niệm và cấu trúc của nó. Theo kết quả nghiên cứu
hiện có, ý niệm khơng đơn thuần là khái niệm mô tả sơ khởi các đặc điểm dễ nhận
biết của các hiện tượng, sự vật… mà là một hệ thống cấu trúc có tơn ti chứa đựng
các mối quan hệ phức tạp. Để mơ hình hóa các ý niệm các nhà NNHTN sử dụng

một số thuật ngữ có liên quan mật thiết với triết học và tâm lý học như khung,
khung tri nhận, mô thức tri nhận, mô thức tri nhận lý tưởng, sơ đồ hình ảnh, đại
diện tinh thần, khơng gian tinh thần…. Những thuật ngữ này có thể khác nhau về
tên gọi và một số đặc điểm nhưng đều lấy cấu trúc tư duy làm cốt lõi và hướng đến
nghiên cứu cấu trúc ý niệm. Trường ý niệm, vốn dĩ được sử dụng từ lâu trong triết
học và tâm lý học và trong toán học gần đây, vẫn chưa được vận dụng rộng rãi vào
trong ngôn ngữ học. Tuy vậy, để đạt được một cái nhìn tổng quát và có hệ thống


2
của tất cả các hiện tượng và sự việc, trường ý niệm tỏ ra rất cần thiết với tính năng
mơ tả cấu trúc và thể hiện đầy đủ các mối quan hệ trong không gian tinh thần.
Phương pháp NNHTN trong tam giác ngơn ngữ - văn hóa – tư duy, đặt
phương thức tư duy ẩn dụ và hoán dụ làm trung tâm, đóng vai trị quan trọng trong
nghiên cứu các vấn đề trừu tượng nói chung và cảm xúc nói riêng. Nhờ vào cơ chế
ánh xạ (đặc biệt là ánh xạ ẩn dụ) mà con người có tích lũy kinh nghiệm, hiểu và
biểu đạt được cảm xúc thông qua ngôn ngữ. Ánh xạ xuyên miền (ẩn dụ) trên cơ sở
của nghiệm thân là cơ chế tư duy chủ yếu trong quá trình hiểu và biểu đạt thế giới
cảm xúc của con người.
Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết trường ý niệm vào nghiên cứu cấu trúc
cảm xúc trong tiếng Việt. Đối tượng trung tâm của nghiên cứu này là ẩn dụ ý niệm
(ADYN) bao gồm nền tảng nghiệm thân và mơ hình ẩn dụ (thuật nhớ ẩn dụ). Kết
quả nghiên cứu được mong đợi mang lại một cái nhìn bao quát và có hệ thống về
cơ chế tri nhận cảm xúc trong tiếng Việt. Để đạt được kết quả mong đợi đó,
phương pháp NNHTN với thủ pháp đặc thù phạm trù hóa và chọn lọc điển dạng
đóng vai trị trung tâm. Cấu trúc ý niệm cảm xúc trong tiếng Việt được xây dựng và
mơ hình hóa ở mức độ trường từ hai góc độ: nghiệm thân và thuật nhớ ẩn dụ. Đánh
giá cảm xúc dưới góc độ nghiệm thân giúp nhận biết rõ hơn cơ chế tri nhận của con
người đối với cảm xúc. Các mơ hình ẩn dụ hay thuật nhớ sẽ giúp làm rõ hơn cơ chế
tri nhận cảm xúc.


2. Lịch sử nghiên cứu
Trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và cảm xúc, Wierzbicka (1990) nêu ra
phương thức và tiến trình xác lập mối quan hệ giữa ngơn ngữ và cảm xúc cũng như
những vấn đề liên quan đến mơi trường hình thành nên mối quan hệ đó. Theo
Wierzbicka (1990), mối quan hệ giữa cảm xúc và văn hóa là khơng thể tách rời và
được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ gắn liền với từng nền văn hóa khác nhau.


3
Wiezbicka (1990) đưa ra một số khuyến nghị đối với việc nghiên cứu cảm
xúc từ góc độ ngơn ngữ. Trên hết nghiên cứu ngôn ngữ cảm xúc không được tách
rời khỏi văn hóa. Điều thú vị Wierzbicka (1990) nhìn thấy tầm quan trọng của cộng
đồng ngôn ngữ đối với việc hiểu và nghiên cứu ngôn ngữ cảm xúc. Theo tác giả
này, từ emotion trong tiếng Anh, hiện trở thành thuật ngữ được sử dụng như một
phần trong hệ siêu ngôn ngữ chỉ cảm xúc, xuất phát từ ngôn ngữ của lớp người
bình dân (folk people). Theo Wierzbicka (1990), cảm xúc là nơi biểu hiện các mối
quan hệ chồng chéo từ góc độ sinh học và giải phẫu học: “Một cảm xúc là một
‘phản ứng-cấu trúc’ di truyền liên quan đến những thay đổi cơ bản của cơ địa nhìn
chung, đặc biệt ở hệ thống nội tạng và các tuyến (visceral and glandular system)”.
[98:1]
Trong tiến trình xác lập định nghĩa hay khái niệm thực chất hơn đối với cảm
xúc, Wierzbicka (1992) vượt ra khỏi những định nghĩa thơng thường vốn có của từ
điển khi cho rằng diễn đạt cảm xúc ở các ngơn ngữ khác nhau sẽ khơng giống nhau.
Vì lí do đó, định nghĩa hiện nay về cảm xúc vốn dĩ chỉ dựa trên tiếng Anh sẽ không
xác đáng khi áp dụng cho ngôn ngữ khác. Wierzbicka (1992) xem trọng mối quan
hệ đặc thù của văn hóa đối với mọi hình thức diễn đạt, hiểu và mơ tả cảm xúc. Hơn
nữa, để mơ tả cảm xúc một cách chính xác, bên cạnh yếu tố văn hóa, cần đặt chúng
trong mối liên hệ trong tiến trình diễn ra cảm xúc, hay các kịch bản cảm xúc
(Wierzbicka, 1992)

George Lakoff là một trong những học giả có ảnh hưởng nhiều nhất đối với
vấn đề nghiên cứu cảm xúc theo hướng tri nhận. Những ý tưởng và kết luận mang
tính hệ thống về cấu trúc ý niệm, cấu trúc ADYN và nhiều vấn đề liên quan của
Lakoff đã dẫn đến kết quả là vấn đề YNCX, vốn dĩ được xem là yếu tố phụ cả
trong chuyên ngành tâm lý và ngôn ngữ học tâm lí, nay thu hút được rất nhiều sự
quan tâm. Dựa trên lý thuyết về ẩn dụ ý niệm (ADYN) do George Lakoff và Mark
Johnson (1980) khởi xướng, các nhà ngôn ngữ học và một số người quan tâm tiến


4
hành nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến YNCX hoặc những vấn
đề xung quanh nó. Điều đáng nói, cảm xúc hay cụ thể hơn là ý niệm tình yêu là
điểm khởi đầu cho một loạt các lý thuyết về tri nhận nói chung và ẩn dụ nói riêng.
Lakoff đã thừa nhận rằng việc động viên một học viên nữ đang khóc vì phải chia
tay với người u khởi đầu cho thuyết ADYN của ơng 1. Điều đó được thể hiện
trong các bài viết hoặc cơng trình của George Lakoff nơi mà YNCX được xem là
nguồn cảm hứng, là nguồn dữ liệu để chứng minh cho các thuyết về tri nhận và ẩn
dụ (Lakoff & Johnson, 1980), (Lakoff, 1986), (Lakoff, 1993). Trong đó đặc biệt
phải kể đến việc xây dựng được lý thuyết về hình ảnh tư duy (Lakoff, 1986). Phần
lớn lý thuyết này được minh họa bởi các mơ hình ẩn dụ cảm xúc như LOVE IS A
JOURNEY. Dựa vào các điểm tương ứng giữa miền nguồn là cuộc hành trình và
miền đích là tình u, Lakoff đi đến những kết luận có giá trị về mối quan hệ giữa
quy ước mang tính ngơn ngữ và quy ước mang tính tư duy. Lakoff (1986), xuất
phát từ những phát hiện trên, đã phần nào làm rõ được cấu trúc ánh xạ bản thể
trong ADYN. Tương tự, Lakoff (1998) một lần nữa xem ngôn ngữ cảm xúc được
biểu đạt qua các mơ hình ẩn dụ là cơng cụ để xây dựng thuyết đương đại về ẩn dụ
(the contemporary theory of metaphor). Trong thuyết đương đại về ẩn dụ, Lakoff
(1993) đưa ra nhiều vấn đề cụ thể của ADYN như miền kinh nghiệm, tính quy ước
tư duy trong ẩn dụ, các mức độ của ẩn dụ và một số điểm quan trọng khác. Nghiên
cứu điển hình về cảm xúc từ góc độ NNHTN được Lakoff đồng tiến hành với

Kovecses và cơng trình được cơng bố vào năm 1987. Trong cơng trình đó, Lakoff
& Kovecses (1987) xây dựng một cách hệ thống cấu trúc của ý niệm ANGER trong
tiếng Anh. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tồn tại trong cấu trúc ý niệm ANGER
là hệ thống ADYN với các hình thức ẩn dụ chính (primary metaphor), ẩn dụ thứ
cấp (secondary metaphor) và rất nhiều ẩn dụ bổ trợ nhưng nằm ngồi hệ thống ẩn
dụ chính. Tính sản sinh của ADYN cũng được chứng minh trong nghiên cứu này,

1

/>

5
theo đó hình thức sản sinh của ADYN xuất phát từ hiện tượng kéo theo của ẩn dụ
(Lakoff & Kovecses, 1987).
Zotalt Kovecses là một trong học giả chú tâm nhiều đến YNCX trên góc độ
NNHTN nói chung và ADYN nói riêng và cũng là một trong những nhà nghiên
cứu chịu ảnh hưởng rất lớn các lý thuyết về ẩn dụ và tri nhận của George Lakoff.
Ngồi cơng trình kết hợp với George Lakoff vừa nêu, Kovecses có nhiều cơng trình
mang tính ứng dụng tập trung vào YNCX (Kovecses, 1986, 1990, 2000a,b, 2004,
2007, 2008, 2010)
Việc đưa lý thuyết về ADYN vào nghiên cứu thực tế có thể tìm thấy trong
cơng trình Metaphor: A Practical Introduction (Kovecses, 2010). Ngoài các vấn đề
liên quan đến lý thuyết về ADYN như miền ý niệm (nguồn, đích), thực tế phi ngơn
ngữ, bản chất ánh xạ ẩn dụ, mô thức tri nhận, nghiệm thân, kéo theo…., Kovecses
(2010) nêu các vấn đề thực tế nghiên cứu như ẩn dụ/hốn dụ trong nghiên cứu ngơn
ngữ, ẩn dụ trong diễn ngơn, vấn đề ẩn dụ/hốn dụ và thành ngữ v.v. Kovecses
(2010) xem các mơ hình ẩn dụ YNCX là nguồn minh chứng chính cho lý thuyết
của mình. Đặc biệt, YNCX được xem là ý niệm chiếm ưu thế (superior) trong các ý
niệm miền đích (ý niệm tương đối trừu tượng) mang tính phổ quát của con người.
Một số nghiên cứu còn lại của Kovecses tập trung vào nghiên cứu YNCX từ

các góc độ: quan hệ giữa ngơn ngữ và cảm xúc, cấu trúc YNCX, tính phổ quát và
tính đặc thù/riêng biệt v.v… Kovecses (1986) nghiên cứu các cấu trúc ý niệm xung
quanh các ý niệm ANGER, PRIDE và LOVE. Trong nghiên cứu này Koveses nhấn
mạnh tầm quan trọng của lí thuyết về ẩn dụ của Lakoff & Johson (1980). Đi sâu
vào bản chât, Kovecses (1986) cho rằng ADYN là công cụ cho việc hiểu và sáng
tạo ý niệm hơn là để mơ tả nó. Kovecses (1986) xây dựng nên cấu trúc YNCX với
3 thành phần chính: ẩn dụ, hốn dụ và các ý niệm liên quan (related concepts).
Kovecses (2007) mở đầu cho nghiên cứu về Ngôn ngữ và YNCX (Language and
Emotion Concepts) bằng việc nêu ra điểm: quan hệ giữa từ và cảm xúc, quan hệ


6
giữa nghĩa và cảm xúc, và các vấn đề liên quan đối với việc nghiên cứu YNCX.
Trong nghiên cứu này, tác giả cũng thảo luận tương đối đầy đủ các vấn đề như tính
giá trị, tính phổ quát của điển dạng cảm xúc….và vai trị của ẩn dụ và hốn dụ đối
với việc hiểu YNCX nói riêng và nhận thức thế giới nói chung. Một trong những
điều quan tâm lớn nhất của Kovecses là YNCX và các thành tố bên trong của nó
(ẩn dụ, hốn dụ, các vấn đề liên quan) mang tính phổ qt hay đặc thù văn hóa
(Kovecses, 2000, 2004,và 2008).
Hiện đã có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu về YNCX trong từng ngôn ngữ.
Trên cơ sở lý thuyết về NNHTN nói chung và ADYN nói riêng, ngơn ngữ cảm xúc
ở nhiều ngôn ngữ khác nhau đã được khám phá từ đó đưa ra những vấn đề mới một
mặt củng cố lí thuyết về ẩn dụ của Lakoff, Kovecses và các đồng sự và mặt khác,
làm rõ tính khu biệt do yếu tố văn hóa quy ước. King (1989) nghiên cứu cấu trúc
YNCX của tiếng Trung Quốc và kết quả của cơng trình này là xây dựng kịch bản
của từng YNCX trong tiếng Trung Quốc, đồng thời tìm thấy vấn đề cốt lõi trong
YNCX của tiếng Trung Quốc và cách thức mà người Trung Quốc tri nhận về cảm
xúc. Theo King (1989), người Trung Quốc xem cảm xúc là một dạng năng lượng
hay khí (qi) chuyển động trong cơ thể. Matsuki (1995) nghiên cứu về ADYN giận
trong tiếng Nhật và cho thấy mô thức tri nhận cảm xúc giận trong tiếng Nhật khác

với mơ thức đó trong tiếng Anh. Tiến trình giận trong tiếng Nhật bao gồm ba giai
đoạn: trước hết giận xuất hiện ở phần bụng (hara), sau đó là đến ngực (mune) và
cuối cùng lên đến đầu (atama). Gần đây, dưới sự hướng dẫn của Zotalt Kovecses,
Esenova (2011) tiến hành nghiên cứu các ý niệm giận, sợ và buồn trong tiếng Anh.
Điều đặc biệt, Esenova (2011) tìm ra một số điểm tương đối mới so với những
nghiên cứu cùng vấn đề trước đó. Trong số những điều mới là giọng nói cũng có
thể là yếu tố chứa đựng cảm xúc (bổ sung cho quan điểm tồn tại rất lâu trước đó: cơ
thể là vật chứa cảm xúc trên quan điểm vật chứa). Esenova (2011) cũng bổ sung rất
nhiều ý niệm khác nhau như màu sắc, chất tinh khiết, hợp chất, thức ăn trộn, kẻ thù
giấu mặt, động vật… vào tổ hợp miền nguồn của ánh xạ YNCX.


7
Ở khía cạnh tương đồng và dị biệt của YNCX giữa các ngôn ngữ, trên cơ sở
lý thuyết nghiệm thân và mô thức ADYN, rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện các
cơng trình nghiên cứu đối chiếu. Thật ra, việc đối chiếu vẫn thường được tiến hành
phần nào trong một số cơng trình vừa thảo luận trên. Các cơng trình thực đối chiếu
gần đây phải kể đến các nghiên cứu giữa tiếng Trung Quốc và tiếng Anh như Liu
& Zhao (2013)- nghiên cứu ý niệm vui và ý niệm buồn, Chen (2010a) – nghiên cứu
ý niệm giận, Chen (2010b) – nghiên cứu ẩn dụ của ý niệm hạnh phúc …; giữa tiếng
Ba Tư và tiếng Anh như Mashak (2012) – đối chiếu YNCX trên cơ sở của ADYN
đối với 5 loại cảm xúc: hạnh phúc, buồn, sợ và yêu, Moradi & Mashak (2013) –
nghiên cứu đối chiếu ý niệm buồn; giữa tiếng Lithuanian và tiếng Anh như
Žemliauskaitė (2005) – nghiên cứu đối chiếu và dịch thuật đối với ý niệm giận,
Baraukaite (2005) – ý niệm buồn.
Khuynh hướng nghiên cứu đối chiếu ngơn ngữ trên từ góc độ NNHTN nói
chung và ADYN nói riêng cũng được các nhà nghiên cứu ngơn ngữ Việt Nam quan
tâm. Trần Văn Cơ (2006, 2009) có nhiều nỗ lực bao quát phân ngành NNHTN và
ADYN. Mặc dù cảm xúc không phải là đối tượng nghiên cứu chính, nhưng tác giả
đã khơng ít lần đề cập đến YNCX (Trần Văn Cơ 2009, tr.114, 115, 176, 193-197,

202, 235-238]. Đặc biệt Trần Văn Cơ (2006) đã dành hẳn một chương để nói về
cảm xúc và các mơ hình cảm xúc. Tác giả đúc kết có hệ thống những nghiệm giải
và kết luận về YNCX từ các học giả khác. Bên cạnh đó, Trần Văn Cơ (2006) cũng
có đánh giá riêng về cảm xúc trong tiếng Việt qua các nhận định về 2 ý niệm bán
phần: nỗi và niềm (Trần Văn Cơ 2006, tr.327-357]). Đối chiếu YNCX trên cơ sở
của ADYN cũng được quan tâm rất nhiều thời gian gần đây. Trong lĩnh vực này,
các tác giả chủ yếu đối chiếu YNCX giữa tiếng Việt với tiếng Anh. Trong luận án
tiến sĩ của mình, Trần Bá Tiến (2011) tiến hành đối chiếu YNCX tiếng Việt với
tiếng Anh trên cơ sở ngữ liệu là các thành ngữ chỉ cảm xúc. Bùi Khánh Ly (2012)
đối chiếu các ẩn dụ YNCX tiêu cực (buồn, giận và sợ), đồng thời đề nghị một số


8
giải pháp đáng quan tâm đối với dịch thuật, giao tiếp quốc tế và giảng dạy ngoại
ngữ cho nhóm YNCX này, v.v…
Trở lại vấn đề trường ý niệm, có thể nói đây là vấn đề tương đối mới bởi lẽ
cho đến thời điểm hiện tại chưa có một cơng trình nào trong nước hoặc trên thế giới
nghiên cứu cấu trúc tri nhận cảm xúc trên góc độ trường ý niệm. Bản thân thuật
ngữ trường ý niệm cũng chỉ xuất hiện trong triết học - Plato (1978), toán học –
Vergnaud (1996, 2009, 2013) và tâm lý học - Barsalou (1992). Tuy vậy, theo
Barsalou (1992), việc đánh giá và mô tả cấu trúc tri nhận cảm xúc trên góc độ
trường ý niệm là hoàn toàn khả thi. Các lý do quan trọng đi đến xác định vừa nêu
bao gồm (1) tính tương cận và hỗ trợ lẫn nhau giữa triết học, tâm lý học và ngôn
ngữ học trên cơ sở ý nghĩa và mục đích chung trong việc nghiên cứu cấu trúc tri
nhận về con người và thế giới, và (2) lý thuyết và ứng dụng của Lakoff (1993),
Ungerer & Schmid (2001), Kovecses (2000, 2010) v.v… mang tính tiền đề của
NNHTN đối với cảm xúc đều liên quan đến các mối quan hệ tôn ti trong cấu trúc tri
nhận cảm xúc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu cấu trúc trường ý niệm cảm xúc ở 2 góc độ nghiệm thân
và thuật nhớ ẩn dụ. Ở góc độ nghiệm thân, các phạm trù cơ bản bao gồm nghiệm
thân sinh lý, nghiệm thân nhận thức, và nghiệm thân văn hóa. Mỗi phạm trù cơ bản
đó sẽ được xác lập bởi các phạm trù sơ cấp bao gồm các bộ thuộc tính – giá trị (TTGT) nhằm mô tả phần nào cơ chế tri nhận và biểu đạt cảm xúc của người Việt
thông qua ngôn ngữ. Thuật nhớ ẩn dụ được sắp xếp theo đặc điểm miền nguồn và
phạm trù hóa theo phạm trù cơ sở dựa trên tiêu chí số lượng miền nguồn tham gia
trong quá trình nhận thức cảm xúc. Trên cơ sở vừa nên, mục đích cốt yếu của


9
nghiên cứu là mơ hình hóa cấu trúc ý niệm cảm xúc trong tiếng Việt từ góc độ ẩn
dụ ý niệm theo dạng khung. Từ cứ liệu có được của 2 vấn đề vừa nêu, luận án đối
chiếu việc tri nhận và biểu đạt cảm xúc từ góc độ thuật nhớ ẩn dụ cảm xúc giữa
tiếng Việt và tiếng Anh.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phạm trù hóa và thiết lập cấu trúc ý niệm cảm xúc ở mức độ trường ý niệm
là nhiệm vụ chính cần đạt được của luận án. Tiến trình hệ thống hóa được thực hiện
ở góc độ nghiệm thân và thuật nhớ ẩn dụ. Theo đó, nghiệm thân là nền tảng của tri
nhận và biểu đạt ý niệm cảm xúc và thuật nhớ ẩn dụ là cấu trúc được truy xuất từ
quá trình nghiệm thân. Lý thuyết về trường ý niệm được xử dụng nhằm thiết lập và
định hình cấu trúc ý niệm trong khơng gian tinh thần cảm xúc và được sơ đồ hóa
dưới dạng hình ảnh của khung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Cấu trúc YNCX (bao gồm các phạm trù YNCX thành phần) là đối tượng
nghiên cứu chính, theo đó nền tảng của nhận thức YNCX (nghiệm thân) và mơ
hình của cấu trúc ý niệm (thuật nhớ ẩn dụ) là những vấn đề trọng tâm. Nghiệm
thân, bao gồm nghiệm thân sinh lý, nghiệm thân nhận thức và nghiệm thân văn hóa,
được đánh giá dựa trên mối quan hệ giữa nhận thức với phản ứng của cơ thể đối với

tác động của cảm xúc và thế giới khách quan trên nguyên lý ADYN. Thuật nhớ ẩn
dụ là phương thức mô hình hóa các cấu trúc YNCX dựa trên cấu trúc miền nguồn.
Chất liệu thể hiện nguyên lý ADYN và cấu trúc miền nguồn là các điểm nhận thức
được đại diện bởi tổ hợp từ vừng trích xuất từ những phát ngôn cảm xúc tương ứng.


10
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Cấu trúc YNCX với các phạm trù YNCX cơ bản được phạm trù hóa và cấu
trúc hóa từ nhiều góc độ khác nhau. Khơng mơ tả YNCX ở tất cả các khía cạnh đó,
nghiên cứu tập trung vào phương thức ý niệm hóa và cấu trúc mơ hình ẩn dụ của
cảm xúc. Quan hệ giữa các YNCX trên cơ sở tương đồng về phương thức và mơ
hình cấu trúc được phân tích và đánh giá, từ đó mơ hình hóa trường ý niệm cảm
xúc.
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Tính mới của luận án là ứng dụng lý thuyết về trường ý niệm vào nghiên cứu
ngôn ngữ và làm rõ sự tồn tại của trường ý niệm cảm xúc vốn dĩ còn khá mới mẽ
trong khoa học ngôn ngữ hiện tại. Để thực hiện cơng việc đó, chúng tơi hệ thống
hóa và cụ thể hóa cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu ý niệm nói chung và
YNCX nói riêng trên cơ sở ADYN. Về mặt thực tiễn, luận án cụ thể hóa lý thuyết
về NNHTN (bao gồm các vấn đề phạm trù hóa, ý niệm, nghiệm thân, ẩn dụ, ánh
xạ…) vào việc nghiên cứu cảm xúc trong tiếng Việt. Đồng thời cũng cụ thể hóa
mối quan hệ giữa nghiệm thân và ẩn dụ trong tiến trình ý niệm hóa cảm xúc. Về
mặt thực tiễn, luận án mơ hình hóa phương thức nhận thức và cấu trúc YNCX trên
phương diện nghiệm thân và thuật nhớ ẩn dụ và xác định sự tồn tại của trường
YNCX trong tiếng Việt dựa trên mối quan xuất phát từ phương thức nhận thức và
mơ hình ý niệm của YNCX.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
Phương thức tiếp cận NNHTN được áp dụng vào nghiên cứu. Đặc trưng ứng
dụng phương thức tiếp cận NNHTN trong nghiên cứu này là tổ chức các phạm trù

và mơ hình hóa cấu trúc trường YNCX. Bên cạnh nghiên cứu các vấn đề thuộc nền
tảng tri nhận như nghiệm thân, ẩn dụ, hoán dụ … phương thức tiếp cận NNHTN


11
tập trung nghiên cứu các yêu tố trong cấu trúc trường ý niệm như các phạm trù chỉ
cấp độ: phạm trù thượng cấp, phạm trù cơ bản, phạm trù sơ cấp …cũng như thuộc
tính – giá trị của phạm trù sơ cấp.
Thủ pháp đặc thù của phương thức tiếp cận NNHTN là phạm trù hóa và
chọn lọc điển dạng (Barsalou, 1992), vốn được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu
về YNCX. Phạm trù hóa và chọn lọc điển dạng là sắp xếp các thuộc tính giống
nhau của một ý niệm trong cùng không gian tinh thần. Phương thức biểu đạt cấu
trúc các thuộc tính đồng dạng là sử dụng trường từ vựng (từ và tổ hợp từ).
Để thực hiện phạm trù hóa và chọn lọc điển dạng, một số phương pháp ngôn
ngữ học truyền khác cũng được sử dụng. Phương pháp phân tích được sử dụng để
đánh giá nội hàm của từng thuộc tính (từ/tổ hợp từ), từng phạm trù hoặc ý niệm (cơ
bản). Phương pháp tổng hợp được sử dụng để dánh giá tính cấu trúc và các mối
quan hệ trong mỗi kết cấu. Phương pháp miêu tả được sử dụng để mô tả cấu trúc ý
niệm cảm xúc và được mơ hình hóa dưới dạng khung. Thủ pháp thống kê được sử
dụng để tính tốn tính đậm đặc (ít/nhiều) của các thuộc tính trong các khơng gian
tinh thần thuộc ý niệm. Phương pháp đối chiếu được sử dụng cho việc tìm hiểu sự
tương đồng và khác biệt trong tri nhận và biểu đạt YNCX giữa tiếng Việt và tiếng
Anh trên góc độ thuật nhớ ẩn dụ.
Nguồn ngữ liệu bao gồm 3054 tổ hợp từ vựng biểu đạt cảm xúc tiếng Việt
được trích xuất từ kho ngữ liệu từ điển và 3497 lượt phát ngơn trích ra từ 11 tiểu
thuyết, 1 nhật ký, và 17 bài hát. Ngữ liệu được chọn lọc nhằm mục đích đảm bảo
tính đa dạng về ngữ dụng và thể hiện sự tương quan hài hịa giữa ngơn ngữ đời
thường và ngơn ngữ thơ ca.



12
7. Bố cục luận án
Với tổng số 196 trang, chính văn luận án có 5 phần chính bao gồm: dẫn nhập
(13 trang), chương 1: cơ sở lý luận (31 trang), chương 2: trường YNCX tiếng Việt
từ góc độ nghiệm thân (65 trang), chương 3: trường YNCX tiếng Việt trên góc độ
thuật nhớ ẩn dụ (82 trang ), và kết luận (5 trang).
Điểm quan trọng trong phần dẫn nhập là lịch sử vấn đề - lược lại các vấn đề
liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với cảm xúc, mối quan
hệ mật thiết giữa NNHTN và cảm xúc, và việc ứng dụng lý thuyết NNHTN vào
nghiên cứu YNCX. Các nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ dưới góc độ tri nhận luận
cũng được điểm qua nhằm làm rõ thêm mức độ phổ biến của việc nghiên cứu và
ứng dụng lý thuyết chuyên ngành ngôn ngữ học mới này. Kết quả phân tích các vấn
đề vừa nêu làm nổi bật tính mới và cần thiết của việc nghiên cứu YNCX dưới góc
độ trường ý niệm.
Chương 1 (cơ sở lý luận) bao gồm các vấn đề lý thuyết quan trọng phục vụ
cho phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu: YNCX, nghiệm thân, phạm
trù hóa, ánh xạ, ẩn dụ và hoán dụ. Lý thuyết về trường ý niệm, vốn dĩ chủ yếu xuất
hiện trong triết học và tâm lý học, được thảo luận và đánh giá cho việc ứng dụng
vào nghiên cứu YNCX. Hai vấn đề cốt yếu liên quan đến cấu trúc trường YNCX
được thảo luận là nghiệm thân và ánh xạ ẩn dụ (thuật nhớ ẩn dụ).
Chương 2 (trường ý niệm cảm xúc trong tiếng Việt từ góc độ nghiệm thân)
tập trung mơ hình hóa cấu trúc YNCX từ góc độ nghiệm thân. Các phạm trù
nghiệm thân cơ bản bao gồm nghiệm thân sinh lý, nghiệm thân nhận thức, và
nghiệm thân văn hóa. Phạm trù nghiệm thân sinh lý, với 2 phạm trù thành phần
nghiệm thân cơ thể và nghiệm thân tinh thần, mơ hình hóa không gian tinh thần cấu
trúc nhận thức và đánh giá tác động của cảm xúc đối với các bộ phận cơ thể và tinh
thần. Trong phạm trù nghiệm thân nhận thức, cấu trúc nhận thức cảm xúc được


13

nhận diện từ góc độ tính hữu hình thơng qua các đặc điểm của không gian và thực
thể. Nghiệm thân văn hóa cụ thể hóa mơ hình nhận thức cảm xúc thông qua các đặc
điểm của thực thể liên quan trực tiếp đến cuộc sống con người như môi
trường/không gian sống, lửa, nước
Chương 3 (trường ý niệm cảm xúc trong tiếng Việt trên góc độ thuật nhớ ẩn
dụ- có so sánh với tiếng Anh) tổ chức cấu trúc dựa trên ẩn dụ cảm xúc đã được mơ
hình hóa dưới dạng thuật nhớ. Cấu trúc YNCX trong phần này được sắp xếp theo
mức độ từ đậm (tập trung nhiều thuộc tính) đến nhạt hơn (tập trung ít thuộc tính).
Cụ thể, các ý niệm miền nguồn được sắp xếp theo tiêu chí giảm dần trong mức xuất
hiện ở các YNCX cơ bản. Trên cơ sở kết quả có được của việc đánh giá về nghiệm
thân và thuật nhớ, việc đối chiếu nhận thức YNCX giữa tiếng Việt và tiếng Anh
được tiến hành trên cơ sở phạm trù miền nguồn của YNCX giữa 2 ngôn ngữ.
Phần kết luận tổng hợp và đánh giá cơng trình ở góc độ đóng góp về mặt lý
thuyết, thực tiễn và ứng dụng.
Bên cạnh đó, luận án cịn có 225 trang phụ lục bao gồm Phụ lục 1 là tập hợp
các tổ hợp từ phục vụ cho việc xác định số lượng ý niệm cảm xúc cơ bản trong
tiếng Việt và Phụ lục 2 là phát ngôn hoặc tổ hợp phát ngôn chứa đựng các tổ hợp từ
diễn đạt miền nguồn cho các ý niệm cảm xúc.


14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ngôn ngữ học tri nhận được đánh giá là một phân ngành khoa học tri nhận
bên cạnh triết học, tâm lý học, nhân học… với vấn đề cốt lõi là đi sâu vào nghiên
cứu cấu trúc ý niệm vốn dĩ là điểm giao của văn hóa, ngơn ngữ và tư duy. Cấu trúc
ý niệm tồn tại trong không gian tinh thần và diễn tiến theo sự vận động của tư duy.
Theo Lakoff & Johnson (1980), ẩn dụ ý niệm là quy trình và phương thức tư duy
con người vận dụng để cấu trúc ý niệm và nền tảng cho quy trình và phương thức
đó là nghiệm thân. Tiến trình cấu trúc ý niệm cịn được xác định diễn ra theo cơ chế
phạm trù hóa vốn dĩ tạo nên những miền khác nhau trong một không gian tinh thần

tổng thể. Phần cơ sở lý luận của luận án tập trung thảo luận một số vấn đề lý thuyết
liên quan trực tiếp đến các vấn đề vừa nêu nhằm phục vụ cho nghiên cứu hiện tại.
Các vấn đề lý thuyết bao quát bao gồm ý niệm và ý niệm cảm xúc, trường ý niệm
cảm xúc, phạm trù hóa. Một số vấn đề khác mang tính cấu trúc và bản chất của tri
nhận ý niệm như nghiệm thân, ánh xạ ẩn dụ cũng được đề cập. Điểm đáng chú ý
trong chương 1 là vấn đề liên quan đến số lượng phạm trù cảm xúc cơ bản trong
tiếng Việt và các khung đề xuất cho trường ý niệm cảm xúc trong tiếng Việt.

1.1. Ý niệm và ý niệm cảm xúc
Ý niệm chứa đựng trong nó hệ thống các cấu trúc mang tính tinh thần. Ý
niệm khơng đơn thuần là khái niệm bởi ngồi chức năng mơ tả dựa vào một số điển
dạng của sự vật hay sự tình của khái niệm, ý niệm còn bao gồm các yếu tố liên
quan đến văn hóa, tập quán, tinh thần, sự đánh giá chủ quan. Đối với khía cạnh văn
hóa, Stepanov (1975) cho rằng ý niệm là “một khối kết đông văn hóa”. Đây là một
cách mơ tả mang tính ẩn dụ đối với ý niệm. Khối kết đơng ấy hình ảnh như thế nào,
kích thước ra làm sao và đặc biệt có tính chất gì là điều khơng thể trả lời trong một
phát ngôn. Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa ý niệm và khái niệm có thể được rõ phần
nào qua ví dụ của ‘nhà’ mà Trần Văn Cơ (2006) đã phân tích. Khái niệm nhà mang


×