Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tiem nang nang luong gio o Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.06 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIÓ Ở VIỆT NAM


<b>I. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.</b>


<i>1. Vị trí địa lý.</i>


Nước ta nằm ở phía đơng bán đảo Đơng Dương, ven biển Thái Bình Dương, kéo dài từ vĩ
độ 23o<sub>23’B – 8</sub>o<sub>27’B. Lãnh thổ nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc, phía đơng </sub>


giáp biển.


<i>2. Đặc điểm gió ở Việt Nam.</i>


Đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu nước ta là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Với vị trí
lãnh thổ nằm trên đường di chuyển của nhiều khối khí và đặc thù về vị trí địa lý như: bờ biển kéo
dài hơn 3000 km, nhiều hải đảo và cao nguyên kết hợp với sự chênh lệch khác nhau về các khu
vực, vùng khí hậu của Việt Nam tạo nên nhiều yếu tố tạo ra các nguồn gió có tốc độ lớn, đều và
phân bố quanh năm với tổng tiềm năng đạt 513.360MW. Có thể nói Việt Nam là quốc gia có
tiềm năng gió rất lớn (đạt mức khá trên thế giới).


- Cơng suất gió của các vùng trên lãnh thổ:


+ Bờ biển: Bắc bộ, Trung bộ: W: 800 - 1000 kWh/m2


+ Đồng bằng Bắc bộ: Theo chiều từ trung du ra biển: 250-800 (1000) kWh/m2


+ Trung du & núi thấp: W < 200 kWh/m2


+ Cao ngun thống gió W: 600 kWh/m2


+ Phía tây Quảng Nam, Quảng Ngãi: 300 kWh/m2



+ Đơng Nam bộ: 600 - 800 kWh/m2


+ Đồng bằng Nam bộ: 300 - 450 kWh/m2


+ Ngoài khơi: 500 - 600 kWh/m2


- Tốc độ gió trung bình ở độ cao 10 m tại một số địa phương Việt Nam.


<i>Địa Phương VTB (m/s) Địa Phương VTB (m/s)</i>


Lai Châu 2.9 Nha Trang 2.8
Lào Cai 4.2 Trường Sa 5.9
Hà Nội 2.0 Tp. Hồ Chí Minh 2.8
Đảo Cô Tô (QN) 4.2 Buôn Mê Thuột 3.3
Nam Định 3.8 Phú Quốc (KG) 6.2
Bạch Long Vĩ 7.1 Vũng Tàu 3.1
Phú Quý (BT) 6.5 Pleiku 2.8
Hòn Ngư (NA) 3.9 Rạch Giá (KG) 2.3
Hội An (QN) 6.0 Hòn Dấu (HP) 5.0
Khe Sanh (QT) 3.0 Quy Nhơn 4.9
Sơn Hải (NT) 7.0


- Từ số liệu trên ta nhận thấy tiềm năng năng lượng gió ở nước ta là rất lớn, lên càng cao thì tốc
độ gió càng cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Việt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ “tốt” đến “rất tốt” để xây
dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì diện tích này ở Campuchia là 0,2%, ở Lào là 2,9%, và ở Thái
Lan cũng chỉ là 0,2%.


<b>II. NĂNG LƯỢNG SẠCH MỘT XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA THẾ GIỚI </b>



<i>1. Vai trò của điện năng.</i>


Điện năng là một dạng năng lượng quan trọng nhất không thể thiếu trong cuộc sống của
lồi người tiến bộ. Điện năng có mặt khắp mọi nơi, gần như tham gia vào tất cả mọi lĩnh vực
như: sinh hoạt hằng ngày, hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội…. Chính vì nhu cầu to lớn đấy
mà ngành sản xuất điện không ngừng lớn mạnh và phát triển. Điện năng được sản xuất một cách
truyền thống từ các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện và hiện đại hơn là phong điện, pin mặt trời,
điện hạt nhân…


<i>2. Thực trạng sản xuất điện hiện nay và nhu cầu phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam.</i>


Hiện nay toàn bộ điện năng ở Việt Nam được sản xuất từ các nhà máy thuỷ điện như: nhà
máy thuỷ điện Sơn La, Hồ Bình, Yaly, Thác Bà… và nhiệt điện như: nhà máy nhiệt điện Phả
Lại, ng Bí, Hải Phịng…Nhưng hiện nay việc sản xuất điện từ các nhà máy thuỷ điện và nhiệt
điện đang đứng trước rất nhiều khó khăn và gây ra nhiều tác động có hại tới mơi trường.


Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nguồn nước trên các sông ngày càng cạn kiệt và chế độ lại
bất thường, mùa thì khơ cạn, mùa thì dịng nước dữ dội gây lũ lụt nên không đảm bảo công suất
yêu cầu. Đặc biệt vào mùa khô rất nhiều nhà máy thuỷ điện khơng có đủ nước để hoạt động nên
dẫn tới thiếu điện. Và việc xây dựng nhà máy thuỷ điện rất tốn kém kinh phí và thời gian( từ vài
năm đến vài chục năm).


Nguồn nhiên liệu hóa thạch là nguồn tài nguyên không thể tái tạo và đang cạn kiệt dần.
Việc sử dụng nhiên liệu hố thạch, trong đó có các nhà máy nhiệt điện, hàng ngày đang thải vào
bầu khí quyển một lượng CO2 rất lớn. Tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân gây biến


đổi khí hậu tồn cầu trong đó có việc tăng nhiệt độ của trái đất và làm nước biển dâng cao, đe
doạ sự tồn vong và an ninh của nhiều quốc gia mà Việt Nam không là một ngoại lệ.



Sản xuất điện theo cách truyền thống đang lộ ra rất nhiều nhược điểm và hạn chế nên nhu
cầu phát triển năng lượng sạch ngày càng trở nên cấp thiết. Trong các công nghệ sản xuất năng
lượng sạch thì điện phong là cơng nghệ sản xuất điện từ năng lượng gió tỏ ra có rất nhiều ưu
điểm.Trong thời gian từ 10 – 20 năm tới, khi các dự án nhà máy điện đi vào hoạt động (kể cả nhà
máy điện nguyên tử công suất 4000MW) thì Việt Nam vẫn trong tình trạng thiếu điện, vì vậy các
dự án phát triển điện gió càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, góp phần đảm bảo
an ninh năng lượng quốc gia


Điện gió được xếp vào dạng năng lượng tái tạo, là năng lượng sạch, thân thiện và không
gây tác hại tới môi trường, khả năng vô tận và ổn định, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn năng
lượng, nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu máy ngày càng trở nên cạn kiệt.


<i>3. Năng lượng gió trên thế giới</i>

<i>.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trong đó, năng lượng gió được xem như là nguồn năng lượng dễ khai thác với công nghệ đơn
giản và chi phí đầu tư và vận hành tương đối thấp.


Theo tính tốn của các nhà nghiên cứu, năng lượng từ mặt trời đến trái đất vào khoảng
173.000 tỉ KW cịn năng lượng từ gió ước tính khoảng 3.500 tỉ KW. Trên toàn bộ bề mặt hành
tinh của chúng ta, năng lượng có thể khai thác được từ gió lớn hơn năng lượng tồn bộ các dịng
sơng từ 10 đến 20 lần.


Năng lượng gió đã được khai thác và ứng dụng từ rất lâu dùng để chạy bơm nước, thuyền
buồm. Các ‘‘cối xay gió’’ đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 12. Từ đó đến nay việc nghiên cứu và phát
triển công nghệ sử dụng năng lượng gió ngày càng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh cả về
số lượng lẫn chất lượng.


Theo thống kê, đến cuối năm 2004 tổng công suất lắp đặt tại các nhà máy phát điện bằng
tua bin gió trên thế giới là 47.912 MW, gấp hơn 4 lần tổng công suất lắp đặt của các nhà máy
điện ở Việt Nam hiện nay. Giá trị này tăng 19% so với năm 2003. Như vậy việc sử dụng năng


lượng gió đã được đã được khoa học chứng minh và khẳng định bằng thực tế phát triển với tốc
độ rất nhanh của các tua bin gió được lắp đặt trên thế giới.


<b>III.</b> <b>MÁY PHÁT ĐIỆN LỢI DỤNG SỨC GIĨ VÀ CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐIỆN </b>
<b>PHONG.</b>


<i>1. Giới thiệu về máy phát điện lợi dụng sức gió( tuabin gió).</i>


Máy phát điện lợi dụng sức gió gọi tắt là tuabin gió hay trạm điện phong là máy phát điện
lợi dụng sức gió để làm quay tuabin và tuabin sẽ phát ra dịng điện.


Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại tuabin gió nhưng có hai loại chủ yếu được dùng
rộng rãi là tuabin gió trục ngang và tuabin gió trục đứng. Tuabin trục ngang gồm một máy phát
điện có trục quay nằm ngang, với rotor (phần quay) ở giữa, liên hệ với một hệ thống có 2- 3 cánh
quạt hoạt động theo chiều gió với bề mặt cánh quạt hướng về chiều gió đang thổi, máy phát điện
được đặt trên một tháp cao hình cơn.


Tuabin trục đứng gồm một


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Các trạm phong điện có thể phát điện khi tốc độ gió từ 3 m/s (11 km/h), và tự ngừng phát điện
khi tốc độ gió vượt quá 25 m/s (90 km/h). Tốc độ gió hiệu qủa từ 10 m/s tới 17 m/s, tùy theo
từng thiết bị phong điện.


Ưu điểm dễ thấy nhất của phong điện là không tiêu tốn nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi
trường như các nhà máy nhiệt điện, dễ chọn địa điểm và tiết kiệm đất xây dựng.Các trạm phong
điện có thể đặt gần nơi tiêu thụ điện, như vậy sẽ tránh được chi phí cho việc xây dựng đường dây
tải điện.


Trạm phong điện có thể lắp đặt ở tất cả mọi nơi từ đồng bằng, miền núi, dọc theo bờ biển hay cả
ngoài hải đảo. Tuy nhiên cũng cần lựa chọn địa điểm phù hợp để có tốc độ gió thuận lợi cho


tuabin hoạt động đạt công suất thiết kế và đảm bảo an toàn( tránh các tác động của thiên tai như
bão, sóng thần).


<i>2. Cấu tạo tuabin gió trục ngang.</i>


+ Bao gồm các phần chính sau đây:


- Anemometer: Bộ đo lường tốc độ gió và truyền dữ liệu tốc độ gió tới bộ điểu khiển.
- Blades: Cánh quạt. Gió thổi qua các cánh quạt và là nguyên nhân làm cho các cánh quạt
chuyển động và quay.


- Brake: Bộ hãm (phanh). Dùng để dừng rotor trong tình trạng khẩn cấp bằng điện, bằng sức
nước hoặc bằng động cơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Gear box: Hộp số. Bánh răng được nối với trục có tốc độ thấp với trục có tốc độ cao và tăng
tốc độ quay từ 30 đến 60 vòng/ phút lên 1200 đến 1500 vòng/ phút, tốc độ quay là yêu cầu của
hầu hết các máy phát điện sản xuất ra điện. Bộ bánh răng này rất đắt tiền nó là một phần của bộ
động cơ và tuabin gió.


<b> - Generator: Máy phát. Phát ra điện</b>


<b> - High - speed shaft: Trục truyền động của máy phát ở tốc độ cao .</b>
<b> - Low - speed shaft: Trục quay tốc độ thấp .</b>


- Nacelle: Vỏ. Bao gồm rotor và vỏ bọc ngoài, toàn bộ được dặt trên đỉnh trụ và bao gồm các
phần: gear box, low and high - speed shafts, generator, controller, and brake. Vỏ bọc ngoài dùng
bảo vệ các thành phần bên trong vỏ. Một số vỏ phải đủ rộng để một kỹ thuật viên có thể đứng
bên trong trong khi làm việc.


- Pitch: Bước răng. Cánh được xoay hoặc làm nghiêng một ít để giữ cho rotor quay trong gió


khơng q cao hay quá thấp để tạo ra điện.


<b> - Rotor: Bao gồm các cánh quạt và trục.</b>


- Tower: Trụ đỡ Nacelle. Được làm bằng thép hình trụ hoặc thanh dằn bằng thép. Bởi vì tốc độ
gió tăng lên nếu trụ càng cao, trụ đỡ cao hơn để thu được năng lượng gió nhiều hơn và phát ra
điện nhiều hơn.


<b> - Wind vane: Để xử lý hướng gió và liên lạc với "yaw drive" để định hướng tuabin gió.</b>
<b> - Yaw drive: Dùng để giữ cho rotor luôn luôn hướng về hướng gió chính khi có sự thay đổi </b>


hướng gió.


- Yaw motor: Động cơ cung cấp cho "yaw drive" định được hướng gió.
<i>3. Tháp đỡ. </i>


Vì tốc độ gió tăng ở trên cao, nên tuabin được gắn trên tháp cao giúp cho tuabin sản xuất
được nhiều điện. Tháp cũng đưa tuabin lên cao trên các luồng xốy khơng khí có thể có gần mặt
đất do các vật cản trở khơng khí như đồi núi, nhà, cây cối. Một nguyên tắc chung là lắp đặt một
tuabin gió trên tháp với đáy của cánh rotor cách các vật cản trở tối thiểu 9m, nằm trong phạm vi
đường kính khoảng 90m của tháp. Số tiền đầu tư tương đối ít trong việc tăng chiều cao của tháp
có thế đem lại lợi ích lớn trong sản xuất điện. Ví dụ, để tăng chiều cao tháp từ 18m lên 33m cho
máy phát 10kW sẽ tăng tổng chi phí cho hệ thống 10%, nhưng có thể tăng lượng điện sản xuất
29%.


+ Có 2 loại tháp cơ bản: loại tự đứng và loại giăng cáp


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Hầu hết hệ thống điện gió cho hộ gia đình thường sử dụng loại giăng cáp. Tháp loại giăng
cáp có giá rẻ hơn, có thể bao gồm các phần giàn khung, ống (ống lớn hoặc nhỏ tùy thiết kế) và
cáp. Các hệ thống treo dễ lắp đặt hơn hệ thống tự đứng. Tuy nhiên do bán kính treo phải bằng


1/2 hoặc 3/4 chiều cao tháp, nên hệ thống treo cần đủ chỗ trống để lắp đặt. Mặc dù loại tháp có
thể nghiêng xuống được có giá đắt hơn, nhưng chúng giúp cho khách hàng dễ bảo trì trong
trường hợp các tuabin nhẹ, thường là 5kW hoặc nhỏ hơn.


<i>4. Nguyên lý hoạt động của tuabin gió.</i>


Wind vane đo hướng gió và liên lạc với Yaw drive để định hướng gió, ln giữ cho rotor
<b>hướng về hướng gió chính. Anemometer đo tốc độ gió và truyền tín hiệu về bộ điều khiển</b>
Controller, bộ điều khiển sẽ khởi động động cơ khi tốc độ gió trong khoảng từ 3- 25 m/s. Rotor
hướng về hướng gió chính và gió làm cho cánh quạt quay, cánh quạt được nối với trục có tốc độ
thấp, trục này lại được nối với trục có tốc độ cao của máy phát thơng qua hộp số. Tại hộp số tốc
độ quay được tăng nhanh từ 30- 60 vòng/phút lên 1200- 1500 vòng/phút với tốc độ này máy phát
sẽ phát ra dịng điện. Khi gió khơng ổn định thì các bước răng(Pitch) được xoay hay làm nghiêng
để rotor quay không quá nhanh hoặc quá chậm để máy phát có thể phát ra dịng điện.


Dịng điện sinh ra được hoà vào lưới điện hay được sạc vào ắc- quy.
- Các bộ phận điều khiển và truyền tải điện.


+ Bộ điều khiển sạc bình ắc quy.


Bộ phận này có nhiệm vụ chính là nạp điện cho hệ thống bình ắc quy và kiểm sốt tình trạng q
tải khi hệ thống bình ắc quy đầy. Nếu trường hợp quá tải xãy ra, bộ điều khiển này tự động
chuyển lượng điện năng thừa này sang bộ phận xả điện .


+ Bộ phận xả điện.


Bộ phận này có nhiệm vụ tiêu thụ lượng điện năng thừa từ bộ điều khiển sạc bình ắc quy. Nó
thực chất là một thiết bị điện trở đốt nóng trong khơng khí hay đun sơi nước .


+ Hệ thống bình ắc quy.



Gồm nhiều bình ắc quy khô nối tiếp nhau dùng để dự trữ nguồn điện 1 chiều. Mỗi khi tuabin gió
khơng hoạt động hay hoạt động yếu, hệ thống này sẽ cung cấp điện cho bộ phận chuyển đổi dòng
điện 1 chiều (DC) ra dòng điện xoay chiều (AC). Bình ắc quy thường dùng loại ắc quy khơ dễ
bảo quản, bảo trì, an tồn hơn mặc dầu giá trị bình nhiều hơn ắc quy nước. Số bình ắc quy phụ
thuộc vào bộ chuyển đổi điện DC ra AC . Dung lượng bình ắc quy thơng dụng là 200Ah .


+ Hệ thống hiển thị.


Thiết bị này đo đạc và hiển thị tình trạng gió, sản lượng điện đã và đang cung cấp, được sử dụng
thể hiện trên mặt hiển thị.


+ Tủ điện 1 chiều.


Đây là thiết bị bảo vệ dòng điện 1 chiều cung cấp từ tuabin gió đến bộ chuyển đổi điện 1chiều
(DC) ra điện xoay chiều (AC). Thiết bị bảo vệ này cho phép tự động ngắt kết nối dịng điện
từ hệ thống bình ắc quy khi có sự cố về điện.


+ Bộ chuyển đổi điện DC ra AC.


Bộ phận này có nhiệm vụ chuyển đổi dịng điện 1 chiều từ hệ thống bình ắc quy sang điện


xoay chiều dưới dạng sóng sin ,cos chuẩn thông thường như điện lưới 220V hay 110V tuỳ theo
từng quốc gia. Bộ chuyển đổi này phải có cơng suất phù hợp hệ thống tuabin gió tương ứng.


+Bảng điện xoay chiều.


Tất cả các thiết bị điện dân dụng đều kết nối vào hệ thống tuabin gió thơng qua bảng điện
xoay chiều này. Trong bảng điện này bao gồm các cầu chì bảo vệ tự động nhằm bảo vệ hệ thống
điện xoay chiều với bộ phận chuyển đổi điện DC ra AC.



+ Máy phát điện dự phòng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Ở hệ thống nối với mạng điện lưới, chỉ một thiết bị cần thêm đó là bộ biến điện làm cho
cơng suất tuabin phù hợp với mạng điện. Thông thường ắc quy khơng cần thiết đối với hệ thống
này.


<i>5. Tính tốn sản lượng điện được sản xuất từ tuabin gió.</i>


Cơng thức sau cung cấp các nhân tố quan trọng đối với việc vận hành tuabin gió. Lưu ý rằng tốc
độ gió V có lũy thừa bậc 3. Điều này có nghĩa khi tăng tốc độ gió rất ít sẽ làm tăng cơng suất
tuabin rất nhiều. Điều đó giải thích tại sao tháp cao hơn sẽ tăng hiệu quả của tuabin do tăng tốc
độ gió (điều đó được thể hiện trong sơ đồ độ cao và tăng tốc độ gió). Cơng thức để tính cơng suất
tuabin gió là:


<b>Cơng suất P= ( k* Cp*  *A *V3)/ 2</b>


Trong đó:


<b>K = 0.000133 là một hằng số để tính cơng suất bằng KW.</b>


Cp: hệ số công suất cực đại, trong khoảng từ 0.25 đến 0.45 (theo lý thuyết là 0.59).


 : mật độ không khí.


A: diên tích qt của cánh quạt.
V: vận tốc gió, mét/ giờ.


<b>Diện tích quét của cánh quạt A, quan trọng vì rotor là phần tuabin hứng năng lượng gió. Vì vậy</b>
<b>rotor (cánh quạt) càng lớn, năng lượng gió càng được hứng nhiều. Mật độ khơng khí ρ thay đổi ít</b>


khi nhiệt độ thay đổi và độ cao.


Mặc dù tính tốn cơng suất gió minh họa cho tầm quan trọng của tuabin gió, thơng số
quan trọng nhất của sự vận hành của tuabin gió là sản lượng điện hàng năm. Sự khác nhau giữa
điện lượng và công suất điện, điện lượng được đo bằng kWh là lượng điện tiêu thụ; công suất
điện đo bằng kW là công suất điện tiêu thụ. Lượng điện tiêu thụ hàng năm kWh/năm là cách tốt
nhất để xác định cụ thể tuabin và tháp sẽ sản xuất đủ điện đáp ứng nhu cầu hay khơng.


Để có ước lượng sơ bộ về vận hành của tuabin gió riêng biệt, sử dụng công thức dưới
đây:


<b>AEO = 0.01328 </b><i>D V</i>2 3


Trong đó:


AEO = Lượng điện tiêu thụ hàng năm (kWh/năm).
D = đường kính rotor (feet), 1feet = 0,3048 m.
V = vận tốc gió trung bình hàng năm (mph).
<i>6. Lắp đặt tuabin gió.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Chú ý: Obstruction of the Wind by a Building or Tree of Height : Chiều cao vật cản như nhà cửa,
cây cối. Region of highly turbulent flow<i><b> : </b></i>Vùng ảnh hưởng gió cuộn nhiều nhất.


Hệ thống cấp điện là độc lập hay nối với mạng điện, cũng cần phải cân nhắc chiều dài
dây dẫn nối tuabin và tải (nhà, ắc quy, bơm nước…). Một lượng điện đáng kể có thể bị hao hụt
dođiện trở dây dẫn – dây càng dài, hao hụt càng lớn. Sử dụng nhiều dây và dây lớn hơn sẽ tăng
chi phílắp đặt. Tổn hao đường dây lớn hơn khi dùng dòng DC thay vì dùng dịng xoay chiều AC.
Dođó nếu chạy dây dài, thì cần chuyển từ dịng DC sang AC.


Tuabin gió có cấu tạo khơng q phức tạp nên lắp ráp không mất quá nhiều thời gian và


việc kiểm tra các thông số kỹ thuật, bảo dưỡng cần thực hiện định kỳ, với trạm phong điện trục
ngang mỗi tháng một lần, với trạm trục đứng chỉ cần mỗi năm một lần. Ta nhận thấy khơng nhà
máy điện nào có thể xây dựng nhanh và cần ít nhân cơng vận hành như phong điện.


<i>7. Tính kinh tế của điện phong.</i>


- Chi phí để xây dựng một trạm phong điện gồm :


+ Chi phí cho máy phát điện và các cánh đón gió chiếm phần chủ yếu. Có nhiều hãng sản
xuất các thiết bị này, nhưng với giá bán và chất lượng kỹ thuật rất khác nhau.


+ Chi phí cho bộ ổn áp và hịa mạng, tự động đưa dòng điện về điện áp và tần suất với
mạng điện quốc gia.


+ Chi phí cho ắc-quy, bộ nạp và thiết bị đổi điện từ ắc-quy trở lại điện xoay chiều. Các bộ
phận này chỉ cần cho các trạm hoạt động độc lập.


+ Chi phí cho phần tháp hoặc trụ đỡ tùy thuộc chiều cao trụ, trọng lượng thiết bị và các
điều kiện địa chất cơng trình. Phần tháp có thể sản xuất tại Việt Nam để giảm chi phí. Với các
trạm phong điện đặt trên nóc nhà cao thì chi phí này hầu như khơng đáng kể.


+ Chi phí cho việc vận chuyển tới nơi xây dựng và công việc lắp đặt trạm. Chi phí này ở
Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với các nước khác, đặc biệt nếu xây dựng ở vùng ven biển, ven
sông hoặc dọc theo các tuyến đường sắt.


- So sánh chi phí đầu tư giữa phong điện và thuỷ điện.


Tồn bộ chi phí cho một trạm phong điện 4800 kW khoảng 3.75 triệu USD.


Với 500 trạm phong điện loại 4800 kW sẽ có công suất 2,4 triệu kW, bằng công suất nhà máy


thủy điện Sơn La, tổng chi phí sẽ là :


500 x 3.75 triệu USD = 1.875 tỷ USD


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Giá thành một kWh điện trong 10 năm đầu có thể tính như sau:


Sản lượng điện của trạm trong 1 năm là : 4800kW x 2200 giờ = 10 560 000 kWh
(ở đây tính trạm chỉ đủ gió để hoạt động 2200 giờ - khoảng 1/4 thời gian một năm)
Một trạm 4800 kW trong 10 năm có sản lượng điện là 105 600 000 kWh.


Chi phí để xây dựng trạm là: 3.75 triệu USD
Chi phí duy tu bảo dưỡng trong 10 năm là : 300 000 USD
Tồn bộ chi phí trong 10 năm đầu là: 4.05 triệu USD
Chi phí cho 1 kWh là :


4 050 000 : 105 600 000 = 0.038 USD
Tính ra tiền Việt Nam với tỷ giá 19 000 đồng/ USD:


0.038 x 19 000 = 722 đồng/ kWh.


+ Giá thành 1 kWh điện trong 10 năm tiếp theo:


Mười năm tiếp theo chỉ phải chi cho việc duy tu bảo dưỡng, giá thành sẽ là :
<b>300 000 : 105 600 000 kWh = </b> 0.0028 USD/ kWh
Tính ra tiền Việt Nam : 0.0028 x 19 000 = 53.2 đồng/ kWh.


<i>Tính đến nay chưa có cơng nghệ nào sản xuất điện giá rẻ như phong điện.</i>


Tính với giá điện bình quân ở Việt Nam hiện nay là 1200 đồng / 1 kWh
tương đương 0.063 USD) sau 6 năm, sản lượng điện của trạm có trị giá là :



6 x 10 560 000 x 0,063 = 3 991 680 USD <sub>4 triệu USD</sub>


Giá trị sản lượng này lớn hơn chi phí xây dựng 1 trạm 4800 kWh cùng với chi phí bảo dưỡng
máy trong 6 năm. Như vậy chỉ cần 6 năm đã thu hồi toàn bộ vốn đầu tư xây dựng trạm phong
điện. Sau khi đã thu hồi đủ vốn, chi phí hàng năm chỉ cịn rất nhỏ so với lợi tức do trạm phong
điện mang lại.


Thời gian thu hồi vốn còn phụ thuộc các yếu tố khác liên quan tới sản lượng điện thực tế của
trạm. Trên đây tính với trạm hoạt động 2200 giờ/năm nhưng trên thực tế tiềm năng gió ở Việt
Nam có thể đảm bảo cho tuabin hoạt động với cơng suất lớn hơn nên có thể thu hồi vốn nhanh
hơn. Sản lượng của trạm phong điện phụ thuộc vào lượng gió tại địa điểm đặt trạm và tính năng
thiết bị. Máy phát phong điện của các nhà sản xuất khác nhau có thể cùng cơng suất danh định
như nhau nhưng sản lượng điện rất khác nhau.


<b>IV. CÁC TRẠM ĐIỆN NĂNG LƯỢNG GIÓ ĐÃ & ĐANG XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM.</b>


<b>- Tháng 12/2006, Viện Cơ học đã lắp một trạm phát điện năng lượng gió và mặt trời tại Cù Lao </b>
Chàm, Hội An, Quảng Nam có cơng suất thiết kế là 1,5KW lắp đặt ở độ cao 10-15m. Theo khảo
sát của Viện cơ học vận tốc gió ở Cù Lao Chàm trung bình là 9- 10m/giây rất thuận lợi cho việc
hoạt động tuabin gió. Theo ước tính ban đầu, người dân sẽ chỉ phải trả 2000 – 2500 VND cho
mỗi KW/h và có thể thấp hơn nếu có sự hỗ trợ của Nhà Nước.


<b>- Nhà máy điện gió Phương Mai ở Bình Định phục vụ cho Khu kinh tế Nhơn Hội. Tổng đầu tư </b>
giai đoạn 1 cho 50MW điện là 65 triệu USD và giá bán điện dự kiến là 45USD/MW/H. Tiếc rằng
tiến độ xây dựng nhà máy quá chậm chạp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>tiếp tục xây thêm nhà máy 7MW tại mũi Cá Mập do tập đoàn AEROGIE.PLUS của Thuỵ Sĩ làm </b>
chủ đầu tư.



<b>- Dự án phong điện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận Nhà máy được xây dựng trên diện tích 23ha,</b>
trong giai đoạn 1 Nhà máy sẽ sản xuất và lắp ráp 48 tuabin loại 1.5MW chiều cao cột 85m,
đường kính cánh quạt 77 m, với tổng cơng suất 72 MW. Giai đoạn 2 sẽ sản xuất 48 tuabin loại
2,5 MW nâng tổng công suất của Nhà máy lên 192MW. Với công suất lắp đặt như dự án thì đây
là dự án phong điện lớn nhất Đơng Nam Á.


Được Fuhrlaender CHLB Đức một hãng chế tạo thiết bị phong điện nổi tiếng thế giới cung cấp
thiết bị, cán bộ, kỹ sư và chuyên gia của Công ty cổ phần phong điện Fuhrlaender Việt Nam lắp
đặt, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 lớn tới 816 tỷ đồng.


Những tuabin gió đầu tiên tại Ninh Thuận


<b>V. YÊU CẦU VỀ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ.</b>


Trong bối cảnh như hiện nay, điện gió càng trở nên ưu việt hơn bao giờ hết. Nhận thức được tầm
quan trọng của năng lượng tái tạo nói chung và điện gió nói riêng, Nhà nước đã có nhiều chủ
trương, chính sách nhằm khuyến khích phát triển lĩnh vực năng lượng này.


Tuy nhiên những chính sách ban hành trong thời gian qua chưa đủ mạnh, chưa thực sự hấp dẫn
các nhà đầu tư cả trong và ngồi nước.


Vì vậy cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành một khung pháp lý với cơ chế đặc thù cho phát
triển năng lượng tái tạo trong đó có điện gió. Có như vậy mới hy vọng đưa điện gió phát triển lên
một tầm cao hơn với mục tiêu đến năm 2020 điện gió chiếm 3 – 5% trong tổng cơ cấu điện của
Việt Nam.


<i>Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2010</i>


Nhóm thực hiện: Nguyễn Công Minh
Bùi Thanh Tâm



</div>

<!--links-->

×