Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Quản lý nhà nước của uỷ ban nhân dân các cấp về đăng ký khai sinh (từ thực tiễn một số tỉnh đồng bằng sông cửu long)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.7 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MAI CHI

QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SĨC VÀ NUÔI DƯỠNG
CỦA TRẺ EM KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SĨC VÀ NI DƯỠNG
CỦA TRẺ EM KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Phan Nhật Thanh
Học viên: Nguyễn Thị Mai Chi
Lớp: Cao học Luật, khóa 28

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi thơng tin trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2020
HỌC VIÊN

NGUYỄN THỊ MAI CHI


LỜI CẢM ƠN
Tác giả trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Phan Nhật Thanh,
cảm ơn sự hậu thuẫn và động viên của gia đình nội ngoại. Tác giả đã gặp rất nhiều
khó khăn khi thực hiện đề tài này, nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy, của gia đình, tác
giả cũng đã hồn thành nghiên cứu của mình. Cảm ơn q thầy cơ trường Đại học
Luật TP.HCM đã truyền dạy kiến thức và tâm huyết của mình trong suốt quá trình
tác giả theo học tại trường từ lúc học đại học cho tới tận bây giờ.


DANH MỤC VIẾT TẮT
Công ước Quốc tế về quyền trẻ em

CUQTE

Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ
em 2004

LBVCSGD 2004


Lao động thương binh xã hội

LĐTBXH

Ủy ban nhân dân

UBND


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Nhóm các trường hợp trẻ em không nơi nương tựa .................................... 11
Bảng 2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ <5 tuổi tại Việt Nam theo khu vực năm 2017...... 23
Bảng 3. Trách nhiệm tạo điều kiện vui chơi cho trẻ ................................................. 30
Bảng 4. Trách nhiệm giáo dục trẻ ............................................................................. 32
Bảng 5. Bảng so sánh chính sách trợ cấp xã hội đối với nhóm “trẻ em” và nhóm từ
16 tuổi trở lên ............................................................................................................ 55
Bảng 6. So sánh quyền được bảo vệ trong pháp luật hình sự giữa “trẻ em” và
“người chưa thành niên nhưng không phải là trẻ em” ............................................ 60
Bảng 7. Chương trình trợ giúp thường xuyên tại Việt Nam ..................................... 74


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN ĐƯỢC
CHĂM SĨC, NI DƯỠNG CỦA TRẺ EM KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA ..... 7
1.1. Khái niệm và đặc điểm về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em
không nơi nương tựa ............................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về trẻ em ............................................................ 7
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của trẻ em không nơi nương tựa ....................... 9
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm quyền được chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em

khơng nơi nương tựa. ..................................................................................... 13
1.2. Nội dung về quyền được chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em không nơi
nương tựa .............................................................................................................. 18
1.2.1. Quyền được sống chung với cha, mẹ .................................................... 18
1.2.2. Quyền được chăm sóc thay thế ............................................................. 20
1.2.3. Quyền được đáp ứng các điều kiện sinh hoạt cần thiết........................ 22
1.2.4. Quyền được chăm sóc sức khỏe ............................................................ 25
1.2.5. Quyền được bảo vệ khơng bị người chăm sóc xâm hại ........................ 27
1.2.6. Quyền được vui chơi ............................................................................. 29
1.2.7. Quyền được giáo dục ............................................................................ 32
1.3. Các yếu tố bảo đảm thực hiện quyền được chăm sóc, ni dưỡng của trẻ
em khơng nơi nương tựa ..................................................................................... 35
1.3.1. Bảo đảm bằng tư tưởng ........................................................................ 35
1.3.2. Bảo đảm bằng chính trị ........................................................................ 36
1.3.3. Bảo đảm bằng pháp luật ....................................................................... 38
1.3.4. Bảo đảm bằng kinh tế ........................................................................... 39
1.3.5. Bảo đảm xã hội ..................................................................................... 40
1.4. Các quy định của pháp luật hiện hành về quyền được chăm sóc ni
dưỡng của trẻ em không nơi nương tựa ............................................................ 40
1.4.1. Quy định về hỗ trợ và can thiệp đối với trẻ em không nơi nương tựa . 41


1.4.2. Quy định về thực hiện chăm sóc, ni dưỡng trẻ em không nơi nương
tựa ................................................................................................................... 41
1.4.3. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực chăm sóc, ni dưỡng trẻ em khơng nơi
nương tựa ....................................................................................................... 48
1.5. Vai trị, ý nghĩa của pháp luật về quyền được chăm sóc, ni dưỡng của
trẻ em không nơi nương tựa ............................................................................... 49
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 51
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, THỰC HIỆN QUY

ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SĨC, NI DƯỠNG TRẺ
EM KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN ...................................................................................................................... 52
2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về quyền được chăm sóc, ni dưỡng
của trẻ em không nơi nương tựa ........................................................................ 52
2.1.1. Về xác định độ tuổi của trẻ em ............................................................. 53
2.1.2. Về định nghĩa trẻ em không nơi nương tựa .......................................... 62
2.1.3. Về điều kiện để xác định trẻ em không nơi nương tựa ......................... 64
2.1.4. Về xác định điều kiện của người chăm sóc thay thế ............................. 65
2.1.5. Trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực trợ giúp xã hội .................. 68
2.2. Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật về quyền được chăm sóc,
ni dưỡng của trẻ em khơng nơi nương tựa.................................................... 69
2.2.1. Thực trạng thực hiện quyền được chăm sóc thay thế ........................... 69
2.2.2. Thực trạng thực hiện quyền được đáp ứng các điều kiện sinh hoạt thiết
yếu .................................................................................................................. 74
2.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả quyền được chăm sóc, ni
dưỡng của trẻ em khơng nơi nương tựa ............................................................ 78
2.3.1. Những biện pháp xã hội ........................................................................ 78
2.3.2. Những biện pháp pháp lý ...................................................................... 79
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 83
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ trái tim một người mẹ, tơi có nguyện vọng nghiên cứu về đề tài
này vì trước hết hi vọng những nghiên cứu của mình có thể góp phần giúp trẻ em

khơng nơi nương tựa được chăm sóc ni dưỡng tốt hơn. Hai nữa là đề tài này có
nhiều vấn đề cần bàn luận phù hợp với định hướng nghiên cứu luận văn luật học
của tơi.
Chỉ cần là trẻ em thì đã được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia bảo vệ
chặt chẽ, chưa cần xét đến điều kiện hồn cảnh của từng em. Trong quyền con
người thì trẻ em cũng là một đối tượng đặc biệt, được xếp vào nhóm dễ bị tổn
thương vì những đặc trưng về thể chất và tinh thần, cần sự quan tâm, chăm sóc và
bảo vệ một cách hữu hiệu.
Như vậy, đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt lại càng cần nhà nước và xã
hội chú ý và trợ giúp nhiều hơn nữa vì các em “khơng đủ điều kiện thực hiện quyền
được sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, ni dưỡng, quyền học tập,
cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an
tồn hịa nhập gia đình, cộng đồng” (theo định nghĩa trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
của Luật trẻ em 2016).
Trẻ em không nơi nương tựa là một trong mười bốn đối tượng trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt được liệt kê trong Luật trẻ em 2016. Vì “hồn cảnh đặc biệt” của mình
mà các em trước hết cần tiếp cận quyền chăm sóc, ni dưỡng để đảm bảo được
phát triển bình thường, khỏe mạnh.
Từ sau khi phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (Convention on the
Rights of the Child-CRC) năm 1990, Việt Nam đã nhanh chóng nội luật hóa các
quy định của công ước vào các văn bản quy phạm pháp luật, khơng chỉ nằm trong
Hiến pháp và văn bản có nội dung chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
quyền trẻ em cịn được tính tới và nằm trong nội dung của pháp luật về hộ tịch, dân
sự, hình sự, y tế, giáo dục…Cùng với sự kiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em năm 1991 được ban hành thay thế cho Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em 1979, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã được tiếp cận và thụ hưởng các quyền
của mình một cách tốt hơn. Sau mười ba năm thi hành, Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em 1991 được thay thế bằng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
2004, và ngày nay là Luật trẻ em 2016, có hiệu lực từ ngày 01/6/2017. Kế thừa



2
thành tựu của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, Luật trẻ em 2016 đã
sửa đổi và bổ sung các nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm từng
bước bảo vệ và chăm sóc các em hữu hiệu hơn nữa.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số quy định pháp luật cản trở trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em khơng nơi nương tựa nói riêng tiếp cận quyền của
mình. Thực tế đó đặt ra u cầu cần thiết phải có sự nghiên cứu tồn diện, rõ ràng
và đề ra các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật trong đảm bảo quyền của
trẻ em không nơi nương tựa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền trẻ em là một nội dung quan trọng trong pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia. Ở nước ta, quyền trẻ em cũng được quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên, các
tác giả tập trung nghiên cứu quyền trẻ em nói chung hoặc ở những nội dung tư pháp
cho trẻ em mà chưa có nghiên cứu nào chuyên về quyền được chăm sóc, ni
dưỡng của trẻ em khơng nơi nương tựa, có thể kể đến:
1. Tăng Thị Thu Trang, Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ 2016
Nhận xét: luận án đã tiếp cận quyền của trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khá tồn
diện, tuy nhiên cơ sở tiếp cận chính của luận án là Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em
năm 2004, luật này hiện nay đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật trẻ em 2016.
2. Nguyễn Thị Xuân, Trợ giúp pháp lý đối với các nhóm xã hội dễ bị tổn
thương, Luận văn thạc sĩ 2014
Nhận xét: luận văn đề cập đến quá trình hình hình và phát triển hoạt động trợ
giúp pháp lý, thực tiễn trợ giúp pháp lý cho nhóm xã hội dễ bị tổn thương bao gồm:
phụ nữ, trẻ em và người lao động di cư có hồn cảnh khó khăn đến từ những vùng
nơng thơn ở Việt Nam tại Bình Dương. Luận văn đặt trọng tâm vào hoạt động trợ
giúp pháp lý và chỉ lướt qua đối tượng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt như một bộ
phận của nhóm xã hội dễ bị tổn thương mà thơi.
3. Nguyễn Quốc Song Tồn, Quyền trẻ em – những vấn đề lý luận và

thực tiễn , khóa luận tốt nghiệp 2010
Nhận xét: Khóa luận đã khái quát một số vấn đề lý luận về quyền trẻ em như:
lược sử hình thành quyền trẻ em, quy định quốc tế và Việt Nam về quyền trẻ em, thực
tiễn thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam thông qua các lĩnh vực: hình sự, chăm sóc y
tế, giáo dục, chính trị xã hội khác và bảo vệ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Từ đó tác


3
giả đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em. Tuy nhiên, tác giả
chỉ phân tích quyền trẻ em nói chung chứ chưa đi sâu vào đối tượng trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt, cũng như trong thực tiễn thực hiện quyền, tác giả không phân tích theo
hướng thực hiện từng quyền cụ thể của trẻ em được quy định trong Hiến pháp cũng
như luật pháp quốc tế như: quyền được chăm sóc y tế, quyền được có họ tên và quốc
tịch, quyền được tránh khỏi mọi hình thức bạo lực, ngược đãi, sao nhãng, lạm dụng,
quyền được bảo đảm chăm sóc ni dưỡng đầy đủ khi trẻ mất mơi trường gia đình…
4. Nguyễn Hồng Thế Anh, Bạo lực gia đình thực trạng và giải pháp,
khóa luận tốt nghiệp 2010
Nhận xét: Tác giả đã phân các khái niệm liên quan đến bạo lực gia đình và
tác động của nó tới các chủ thể của gia đình, trong đó có trẻ em. Cùng với những
phân tích của mình, tác giả đã chỉ ra sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới sự phát
triển của trẻ em
5. Ôn Tú Trân, Quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em, khóa luận tốt
nghiệp 2011
Nhận xét: Khóa luận đã khái quát quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em
nói chung trên cả khía cạnh pháp luật thực định và thực hiện pháp luật về chăm sóc
sức khỏe của trẻ em, chỉ ra những thiếu sót và phương hướng hồn thiện pháp luật.
Tuy nhiên khóa luận được hồn thành vào năm 2011, khi chưa có Luật trẻ em 2016,
đồng thời khóa luận cũng chưa đi sâu vào việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em có
hồn cảnh đặc biệt.
Trong bối cảnh Luật trẻ em 2016 mới được ban hành thì chưa có cơng trình

nghiên cứu nào về quyền được chăm sóc ni dưỡng của trẻ em khơng nơi nương
tựa - thực trạng pháp luật hiện hành, cả trong quy định lẫn thực tiễn để có thể đánh
giá và tìm ra giải pháp hồn thiện.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm mục đích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến quyền
trẻ em nói chung và quyền chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em khơng nơi nương tựa
nói riêng. Trên cơ sở đó, đề tài đi vào tìm hiểu thực trạng các quy định pháp luật ở
nước ta trong việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ em khơng nơi nương tựa. Từ đó, đánh
giá về q trình thể chế hóa các cam kết quốc tế trong pháp luật của nước nhà, tìm
hiểu nguyên nhân của những tồn tại và đưa ra một số phương hướng, giải pháp
nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật tại Việt Nam.


4
Giả thiết đặt ra khi nghiên cứu đề tài: Trẻ em không nơi nương tựa được định
vị như thế nào? Thực trạng chăm sóc, ni dưỡng các em như thế nào? Chúng ta đã
làm tốt hay chưa? Nếu tốt rồi có thể tốt hơn nữa được hay khơng?
Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm sáng tỏ những giả thiết trên, cung cấp thông tin
khoa học cho những người làm công tác liên quan đến trẻ em, cho sinh viên tìm
hiểu về chính sách và thực hiện chính sách thực hiện quyền được chăm sóc, ni
dưỡng của trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, cụ thể là trẻ em không nơi nương tựa
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quyền được chăm sóc, ni dưỡng của nhóm trẻ em
khơng nơi nương tựa thể hiện trong các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam,
văn bản pháp lý của Quốc tế, của Nhà nước Việt Nam, các báo cáo của các tổ chức
có liên quan đến lĩnh vực chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em không nơi nương tựa.
Tác giả lựa chọn đối tượng này vì:
Một là, trẻ em khơng nơi nương tựa là một đối tượng hết sức đặc biệt vừa được
pháp luật về trẻ em nhận diện. Các em dù còn cha hoặc mẹ, hoặc còn cả hai nhưng
đều khơng có khả năng chăm sóc và ni dưỡng con của mình. Khác với trường hợp

trẻ em bị bỏ rơi, cha mẹ của các em thường không xác định được, do đó ngay từ khi
sinh ra các em đã khơng có mơi trường gia đình, cịn trẻ em khơng nơi nương tựa,
từng được cảm nhận sự chăm sóc, ni dưỡng của cha mẹ nhưng lại bị mất đi môi
trường này. Không phải ngẫu nhiên mà Công ước Quốc tế về quyền trẻ em đã nhắc đi
nhắc lại rằng: “để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được
lớn lên trong mơi trường gia đình, trong bầu khơng khí hạnh phúc, u thương và
cảm thông”. Hơn thế nữa, trẻ em không nơi nương tựa tuy có chung một đặc điểm là
khơng được hoặc khơng có điều kiện sống chung với cha mẹ, nhưng mỗi một nhóm
lại có những điểm khác nhau riêng rẽ. Ví dụ như, trẻ em đang sinh sống bình thường
cũng có thể rơi vào trường hợp trẻ em không nơi nương tựa nếu như cha mẹ các em
đột nhiên mất đi khả năng chăm sóc; trẻ em mồ cơi cha hoặc mẹ và người cịn lại
đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc khơng cịn
khả năng chăm sóc, ni dưỡng… (quy định tại Điều 5 Nghị định 56/2017/NĐ-CP).
Chính vì vậy, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh này nhiều nhất.
Hai là, tác giả chọn quyền được chăm sóc, ni dưỡng mà khơng phải các
quyền khác vì quyền được chăm sóc, ni dưỡng nằm trong nhóm “quyền sống
cịn”. Các em trước hết phải được sống, được ăn uống, chăm sóc y tế trước khi được


5
giáo dục hay vui chơi hay thụ hưởng các quyền khác. Đồng thời, chăm sóc và ni
dưỡng là một q trình dài cần được duy trì và thực hiện mỗi ngày trong suốt thời
gian các em còn được xác định là trẻ em, thậm chí ngay cả khi các em vượt qua
ngưỡng tuổi trẻ em (pháp luật Việt Nam quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi,
trong khi người chưa thành niên-dưới 18 tuổi vẫn là đối tượng cần cha mẹ trơng
nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành
niên – khoản 2 Điều 69 Luật Hơn nhân và giai đình 2014). Vì lý do hồn cảnh đặc
biệt của mình nên quyền chăm sóc và ni dưỡng của các em càng cần quan tâm
hơn so với các quyền khác.
Trong luận văn này, nhằm tiếp cận một cách thực tế và có hệ thống, tác giả sẽ

sử dụng mười hai trường hợp trẻ em không nơi nương tựa được Nghị định
56/2017/NĐ-CP liệt kê để phân tích đặc điểm của nhóm đối tượng này và các vấn
đề liên quan khác.
Về phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về chăm sóc và ni dưỡng trẻ em
khơng nơi nương tựa trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Trong đó, đề
tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc ghi nhận,
bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em nói chung và quyền của trẻ em khơng nơi
nương tựa nói riêng, cũng như thực trạng thực hiện các quy định pháp luật này.
Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài không đề cập đến kinh nghiệm bảo vệ
và chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt ở các nước trên thế giới, cũng như không
so sánh việc thực hiện quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em ở nước ta với các
quốc gia khác.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra trong quá trình nghiên
cứu luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của
Đảng cộng sản Việt Nam. Theo đó, người viết đặt các vấn đề về bảo vệ quyền được
chăm sóc và ni dưỡng của trẻ em không nơi nương tựa trong mối liên hệ, quan hệ
với nhau, không nghiên cứu một cách riêng lẻ đồng thời có sự so sánh với các quy
định đã hết hiệu lực cũng như sắp được áp dụng.


6
Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng:
Phương pháp phân tích, phương pháp diễn dải: Những phương pháp này
được sử dụng phổ biến trong việc làm rõ các quy định của Nhà nước về chăm sóc
và ni dưỡng trẻ em không nơi nương tựa, tác giả đã vận dụng hai phương pháp
này để chỉ rõ những lĩnh vực cụ thể, đồng thời phân tích rõ lý do vì sao lại như vậy.

Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp này được
người viết vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật hiện hành có
hợp lý hay khơng, đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan so với quy định liên
quan hoặc pháp luật của các nước khác
6. Những điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận
Tác giả hi vọng rằng, kết quả nghiên cứu của tác giả sẽ đóng góp thêm các ý
tưởng mới để hồn thiện pháp luật và cơ chế thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc
của trẻ em khơng nơi nương tựa.


7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SĨC,
NI DƯỠNG CỦA TRẺ EM KHƠNG NƠI NƯƠNG TỰA
1.1. Khái niệm và đặc điểm về quyền được chăm sóc, ni dưỡng của trẻ
em khơng nơi nương tựa
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về trẻ em
1.1.1.1. Khái niệm “trẻ em”
Trẻ em là đối tượng được quan tâm và nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
khác nhau. Với mỗi ngành lại đưa ra những khái niệm khác nhau về trẻ em. Theo từ
điển tiếng Việt, trẻ em được hiểu là: trẻ là ở vào thời kỳ cịn ít tuổi, đang phát triển
mạnh, đang sung sức; “trẻ em” là những đứa trẻ (với hàm ý thân mật)1. Nếu như với
ngành y tế, sinh học, coi trẻ em là những người sở hữu “một cơ thể đang phát triển”,
“lớn lên về khối lượng và sự trưởng thành về chất lượng (sự hoàn thiện về chức
năng các cơ quan)” và chia thành 6 giai đoạn: 1. Phát triển trong tử cung. 2. Thời kỳ
sơ sinh. 3. Thời kỳ bú mẹ. 4. Thời kỳ răng sữa. 5. Thời kỳ thiếu niên. 6. Thời kỳ dậy
thì, tính từ khi cịn thai nhi tới tầm 18-20 tuổi.2 Với ngành xã hội học, trẻ em chính
là tương lai của xã hội và nhân loại. Về mặt pháp luật, “trẻ em” là đối tượng được
pháp luật bảo vệ, có độ tuổi xác định, khơng chỉ được hưởng trọn vẹn quyền con
người mà còn được hưởng một số quyền đặc thù khác. Trẻ em là khái niệm được sử

dụng cả trong pháp luật quốc tế và pháp luật tại Việt Nam. Điều 1 Luật trẻ em 2016
quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Đây cũng là điểm mới của Luật trẻ em 2016
so với Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 (LBVCSGD 2004). Trước đây
LBVCSGD 2004 quy định “Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam
dưới 16 tuổi”. Như vậy, Luật trẻ em 2016 đã mở rộng hơn đối tượng được bảo vệ,
không chỉ là công dân, mà bất kỳ người nào hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam, dưới
16 tuổi sẽ được pháp luật trẻ em bảo vệ theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013.
Tóm lại, trẻ em là người đang trong quá trình trưởng thành về mặt thể chất và
trí tuệ, và vì vậy là đối tượng có độ tuổi xác định được quy định trong pháp luật của
một quốc gia, được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục theo quy định của pháp luật quốc tế
và pháp luật quốc gia.
Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng & Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng, tr.1031.
“Các thời kỳ phát triển của trẻ em”, [ truy cập ngày 19/9/2020.
1
2


8
1.1.1.2. Đặc điểm về “trẻ em”
Như đã trình bày ở phần trên, trẻ em có đặc điểm nhận dạng phổ biến là theo
độ tuổi. Nhìn chung mỗi nước có quy định khác nhau về độ tuổi để được coi là trẻ
em. Độ tuổi bao nhiêu phụ thuộc vào sự phát triển về thể chất, tâm sinh lý của trẻ
em và vào điều kiện kinh tế, chính sách an sinh của quốc gia đó. Do đó, có những
quốc gia quy định độ tuổi thành niên sớm hơn hoặc trễ hơn 18 tuổi như được xác
định trong công ước về quyền trẻ em.
Tuy có những khác biệt như vậy nhưng trẻ em ở tất cả các quốc gia đều có đặc
điểm: về mặt thể chất đang phát triển, về mặt trí tuệ, tâm lý đang trưởng thành, về
mặt xã hội đang thích ứng, về mặt kinh tế không thuộc đối tượng lao động kiếm thu
nhập nuôi sống bản thân, cần được sự chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường,
xã hội và bảo vệ cả về mặt pháp lý. Điều này được nêu rõ trong Công ước Quốc tế về

quyền trẻ em (CUQTE): “Trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ cần được bảo
vệ, chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau
khi ra đời”. Cùng với tuyên bố này, CUQTE cũng liệt kê một số quyền cơ bản cần
được đáp ứng của trẻ em và tạo thành bốn nguyên tắc cơ bản xuyên suốt: 1. Không
phân biệt đối xử (Điều 2); 2. Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em (Điều 3). 3. Sự sống còn,
phát triển và bảo vệ trẻ em (Điều 6); 4. Sự tham gia của trẻ em (Điều 12).
Có thể phân loại trẻ em ra thành nhiều đối tượng tùy theo tiêu chí và mục đích
khác nhau như: theo độ tuổi, theo cấp học hoặc theo quy định của Luật trẻ em 2016,
phân trẻ em ra thành trẻ em bình thường và “trẻ em có hồn cảnh đặc biệt”. Theo đó,
tại khoản 10 Điều 4 Luật trẻ em 2016 định nghĩa: “Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt là
trẻ em khơng đủ điều kiện thực hiện quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được
chăm sóc, ni dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà
nước, gia đình và xã hội để được an tồn, hịa nhập gia đình, cộng đồng.” Đồng thời
luật cũng liệt kê mười bốn nhóm đối tượng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, bao gồm: 1.
Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ. 2. Trẻ em bị bỏ rơi. 3. Trẻ em không nơi nương tựa. 4.
Trẻ em khuyết tật. 5. Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS. 6. Trẻ em vi phạm pháp luật. 7.
Trẻ em nghiện ma túy. 8. Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập
giáo dục trung học cơ sở; 9. Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thầnh
do bị bạo lực; 10. Trẻ em bị bóc lột; 11. Trẻ em bị xâm hại tình dục; 12. Trẻ em bị
mua bán; 13. Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ
nghèo hoặc hộ cận nghèo; 14. Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định


9
được cha mẹ hoặc khơng có người chăm sóc. Theo thời gian và tình hình kinh tế-xã
hội, đối tượng được đánh giá và được xếp vào trường hợp “trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt” cũng thay đổi. Cụ thể, Luật trẻ em 2016 đã bỏ các trường hợp: trẻ em là nạn
nhân của chất độc hóa học; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với
chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang được quy định trong
LBVCSGD 2004 và bổ sung thêm các trường hợp: trẻ em không nơi nương tựa, trẻ

em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; trẻ em
bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; trẻ em bị bóc lột; trẻ
em bị mua bán; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc
hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được
cha mẹ hoặc khơng có người chăm sóc.
Cùng với việc phân loại trẻ em thành trẻ em bình thường và trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt, Luật trẻ em 2016 cũng chú trọng tới nhóm đối tượng trẻ em này hơn
và trong những điều khoản về thực hiện quyền của trẻ em ln có quy định riêng
dành cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Khơng chỉ có những quy định về chăm sóc,
bảo vệ, tái hịa nhập, Luật trẻ em cịn có những quy định phòng tránh, can thiệp và
an sinh xã hội nhằm tránh trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của trẻ em không nơi nương tựa
1.1.2.1. Khái niệm trẻ em không nơi nương tựa
Theo từ điển tiếng Việt, “nương tựa” có nghĩa là dựa vào để sống, để tồn tại3.
Theo định nghĩa này, những chủ thể phải tìm nơi nương tựa khơng thể tự sống độc
lập, mà cần phải dựa vào, tìm kiếm sự giúp đỡ từ chủ thể khác.
“Không nơi nương tựa” là một cụm từ đã xuất hiện từ lâu trong các văn bản quy
phạm pháp luật nước ta, đặc biệt trong pháp luật về trợ cấp xã hội hay cứu trợ xã hội.
Tuy nhiên, trước đây, vào những năm 2000, “không nơi nương tựa” xuất hiện nhiều
hơn trong các quy định về người già hoặc người tàn tật. Cụ thể, tại Nghị định
07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội, quy định: “Người già cô đơn không nơi
nương tựa là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân. Người gia cịn vợ hoặc chồng
nhưng già yếu, khơng có con, cháu, người thân thích để nương tựa, khơng có nguồn thu
nhập. Trường hợp là phụ nữ cô đơn không nơi nương tựa, khơng có nguồn thu nhập, từ
đủ 55 tuổi trở lên, hiện đang được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội vẫn tiếp tục được
hưởng;” và “Người tàn tật nặng khơng có nguồn thu nhập và khơng có nơi nương tựa;
3

Hoàng Phê (Chủ biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, tr.748.



10
người tàn tật nặng tuy có người thân thích nhưng họ già yếu hoặc gia đình nghèo khơng
đủ khả năng kinh tế để chăm sóc;”. Mặc dù khơng nêu rõ định nghĩa khơng nơi nương
tựa là gì, hoặc như thế nào là khơng nơi nương tựa, nhưng có thể nhìn thấy điểm chung
trong hai quy định trên là: “khơng có người thân thích”, “khơng có nguồn ni dưỡng”,
“khơng có đủ điều kiện kinh tế để chăm sóc”. LBVCSGD 2004 quy định trẻ em mồ côi
không nơi nương tựa là một trong những đối tượng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt cần
các cơ quan chức năng quan tâm nhưng với ý nghĩa phân biệt giữa trẻ em mồ cơi
nhưng có nơi nương tựa với trẻ em mồ cơi khơng có nơi nương tựa. Đồng thời tại Nghị
định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội
đối với đối tượng bảo trợ xã hội quy định về liệt kê các đối tượng được hưởng trợ cấp
thường xuyên của Nhà nước liệt kê các trường hợp trẻ em được hưởng chế độ như: trẻ
em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có cha mẹ bị mất tích… nhưng khơng liệt kê trẻ em
khơng nơi nương tựa. Kế thừa và ráp nối những thiếu sót và chênh lệch trên, Luật trẻ
em 2016 đã chính thức quy định trẻ em không nơi nương tựa là một trong mười bốn
trường hợp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và Nghị định 56/2017/NĐ-CP đã liệt kê các
trường hợp trẻ em không nơi nương tựa như sau:
“Điều 5. Trẻ em không nơi nương tựa
1. Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người cịn lại mất tích theo quy định của
pháp luật.
2. Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người cịn lại đang hưởng chế độ chăm sóc,
ni dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không cịn khả năng chăm sóc, ni dưỡng.
3. Trẻ em mồ cơi cha hoặc mẹ và người cịn lại đang chấp hành án phạt tù tại
trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở
cai nghiện bắt buộc.
4. Trẻ em có cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật.
5. Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn
lại đang hưởng chế độ chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.
6. Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn

lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào
cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
7. Trẻ em có cả cha và mẹ khơng cịn khả năng chăm sóc trẻ em.
8. Trẻ em có cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở
trợ giúp xã hội.


11
9. Trẻ em có cả cha và mẹ đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang
chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
10. Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, ni dưỡng tại
cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam
hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
11. Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em.
12. Trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyền làm cha mẹ hoặc tạm thời cách
ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật.
Với cách liệt kê như trên, Nghị định 56/2017/NĐ-CP đã kết nối và lấp kẽ hở
giữa pháp luật về trẻ em với pháp luật về trợ cấp xã hội.
Trong luận văn này, nhằm tiếp cận một cách thực tế và có hệ thống, tác giả sẽ
sử dụng mười hai trường hợp trẻ em không nơi nương tựa được Nghị định
56/2017/NĐ-CP liệt kê để phân tích đặc điểm của nhóm đối tượng này và các vấn
đề liên quan khác.
1.1.2.2. Đặc điểm trẻ em không nơi nương tựa
Như đã đề cập ở trên, có mười hai trường hợp trẻ em được xác định là trẻ em
không nơi nương tựa. Tựu chung mười hai trường hợp này được chia làm hai nhóm
tại Bảng 1:
Bảng 1. Nhóm các trường hợp trẻ em khơng nơi nương tựa
Nhóm 1


Nhóm 2

(Khơng có điều kiện sống chung với (Có điều kiện sống chung với cha mẹ
cha mẹ và cha mẹ khơng có khả năng nhưng cha mẹ khơng có khả năng
ni dưỡng con)
ni dưỡng con)
- Trẻ em mồ cơi cha hoặc mẹ và
- Trẻ em có cả cha và mẹ khơng
người cịn lại mất tích theo quy định của cịn khả năng chăm sóc trẻ em.
pháp luật.
- Trẻ em có cả cha và mẹ đang
- Trẻ em mồ cơi cha hoặc mẹ và hưởng chế độ chăm sóc, ni dưỡng tại
người cịn lại đang hưởng chế độ chăm cơ sở trợ giúp xã hội.
sóc, ni dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã
- Trẻ em sống trong gia đình có cả
hội hoặc khơng cịn khả năng chăm sóc, cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em.
nuôi dưỡng.


12
- Trẻ em mồ cơi cha hoặc mẹ và
người cịn lại đang chấp hành án phạt tù
tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết
định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ
sở cai nghiện bắt buộc.
- Trẻ em có cả cha và mẹ mất tích
theo quy định của pháp luật.
- Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo
quy định của pháp luật và người còn lại
đang hưởng chế độ chăm sóc, ni

dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.
- Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo
quy định của pháp luật và người còn lại
đang chấp hành án phạt tù tại trại giam
hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào
cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện
bắt buộc.
- Trẻ em có cả cha và mẹ đang chấp
hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang
chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo
dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng
chế độ chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở
trợ giúp xã hội và người còn lại đang
chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc
đang chấp hành quyết định đưa vào cơ
sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện
bắt buộc.
Từ cách phân chia này có thể rút ra được hai đặc điểm về trẻ em không nơi
nương tựa, đó là: cha mẹ khơng có khả năng ni dưỡng con và tình trạng khơng có
khả năng ni dưỡng mang tính chất tạm thời, có giai đoạn và có thể lập đi lập lại.
Để đánh giá khả năng nuôi dưỡng của cha mẹ với con cái, các nhà làm luật
đã dựa vào việc cha mẹ có thể đáp ứng các điều kiện như: sự hiện diện bên con cái,


13
khả năng lao động tìm thu nhập, sức khỏe của cha mẹ, khả năng nhận thức về chăm
sóc và ni dưỡng con cái. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cha mẹ mất đi một
trong các điều kiện trên. Đó có thể là các sự kiện pháp lý như: chết, mất tích, bị
giam giữ, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bệnh tật dẫn đến khơng cịn đủ sức

khỏe để kiếm thu nhập hoặc thậm chí tự chăm sóc bản thân mình.
Tính chất tạm thời, có giai đoạn và có thể lập đi lập lại của trẻ em khơng nơi
nương tựa thể hiện ở chỗ, khi khơng cịn hội đủ các điều kiện được liệt kê, các em
có thể khơng cịn “được” xác định là trẻ em khơng nơi nương tựa – trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt nữa. Hay nói cách khác, vì điều kiện tác động bên ngoài, các em phải
phụ thuộc vào hoàn cảnh của cha mẹ. Ví dụ, năm 2017, A được 12 tuổi. Mẹ của A
mất sớm, cha A vì nghiện ngập nên bị đưa vào cơ sở cai nghiện từ tháng 7/2017 tới
tháng 9/2019. Nhà A khơng cịn ai, ơng bà nội ngoại đều đã mất, A khơng có anh
chị em. Như vậy từ tháng 7/2017 tới tháng 9/2019, A được xác định là trẻ em không
nơi nương tựa theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 56/2017/NĐ-CP. Từ tháng 9/2019 trở
đi, khi cha A được trở về, A sẽ khơng cịn “được” xác định là trẻ em không nơi
nương tựa và sẽ không còn được hưởng các quyền lợi dành cho trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt nữa. Nhưng việc cha A trở về khơng có nghĩa là A thốt khỏi nguy cơ lại
rơi vào trường hợp này. Bởi khơng có gì đảm bảo rằng trong những năm tiếp theo,
cha A sẽ không tái nghiện và lại bị đưa vào cơ sở cai nghiện hoặc không bị giam
giữ do phạm tội. Hơn nữa, khi A được 16 tuổi, A khơng cịn được pháp luật trẻ em
bảo vệ, nếu cha A lại tiếp tục phải đi cai nghiện, A sẽ không được hưởng “chăm sóc
thay thế” do khơng A khơng cịn là trẻ em. Nếu A muốn tiếp tục đi học, A phải tự
kiếm sống. Đây là một đặc điểm quan trọng, tạo nên sự khác biệt trong việc thực
hiện quyền chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em không nơi nương tựa, mà tác giả sẽ
phân tích nhiều hơn ở phần sau.
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm quyền được chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em
khơng nơi nương tựa.
1.1.3.1. Khái niệm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em không nơi
nương tựa
“Quyền” là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật
công nhận và bảo đảm thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó, cá nhân được
hưởng, được làm, được địi hỏi mà khơng ai được ngăn cản, hạn chế.4
4


Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa và NXB Tư pháp, tr.648.


14
Theo từ điển Tiếng Việt, “chăm sóc” là “việc một người cung cấp những thứ
cần thiết cho người khác, nhằm tạo điều kiện để duy trì và phát triển cuộc sống của
người đó”. Ni dưỡng là “ni nấng và chăm chút cho sự tồn tại khỏe mạnh và
phát triển nói chung. Bên cạnh đó, ni nấng là ni dưỡng với sự chăm sóc ân cần
và chu đáo. Từ đó, có thể hiểu rằng “nuôi dưỡng trẻ em” là việc săn sóc chu đáo cả
về mặt tinh thần và thể chất, dành cho trẻ em tình cảm yêu thương, chở che. Nuôi
dưỡng trẻ em không dừng lại ở việc cung cấp vật chất (ăn, mặc, ở) mà còn là việc
giáo dục và hình thành nhân cách, tư tưởng, đạo đức, tạo ra những yếu tố tiên quyết,
nền tảng cho sự phát triển tính cách và tương lai sau này của các em.
“Được chăm sóc, ni dưỡng” là quyền của mọi trẻ em. Nó quan trọng tới mức
từ CUQTE tới nội luật của các quốc gia đều ghi nhận. Thậm chí, từ trước khi gia
nhập CUQTE, các quốc gia cũng đã ghi nhận quyền này dưới các dạng nghĩa vụ của
cha mẹ và các thành viên trong gia đình đối với trẻ em. Khi được sinh ra đời, các em
nghiễm nhiên được thụ hưởng sự chăm sóc, ni dưỡng khơng chỉ của cha mẹ, gia
đình, mà cịn là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội. Một đứa trẻ có thể bị chết nếu bị
bỏ đói, bỏ rơi, bỏ mặc. Nếu nhà nước không can thiệp bằng pháp luật, ghi nhận quyền
được chăm sóc, ni dưỡng này mà chỉ can thiệp bằng các biện pháp khác như tuyên
truyền, giáo dục tư tưởng, văn hóa – truyền thống – đạo đức thì sẽ khơng gây được
hiệu ứng mạnh, khơng mang tính chất bắt buộc và sẽ khơng đạt được các thành tựu
trong chăm sóc trẻ em như hiện nay. Bằng các quy định cụ thể của pháp luật, Nhà
nước nghiêm cấm cha mẹ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 Bộ luật hình sự
2015); Cha mẹ, người chăm sóc bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em (khoản 9, Điều 4 Luật Trẻ em
2016). Trong gia đình, các thành viên gồm cha, mẹ, ơng, bà đều có nghĩa vụ chăm
sóc trẻ em ngay cả khi cha mẹ đã ly hôn (Điều 103, Điều 82, Điều 71 Luật Hơn nhân
và gia đình 2014). Trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi mà không xác định được cha mẹ,
Nhà nước vẫn có trách nhiệm phải đảm bảo thực hiện quyền chăm sóc, ni dưỡng

và các quyền khác của các em. Mặc dù theo định nghĩa về “Quyền”, một số trẻ em,
đặc biệt ở độ tuổi dưới 5 tuổi chưa thể nhận thức về quyền của mình để có thể chủ
động “địi hỏi” được nhận quyền, nhưng khơng vì hạn chế về nhận thức cũng như khả
năng diễn đạt bằng lời nói, chữ viết mà quyền của trẻ em bị hạn chế, bị bỏ qua.
Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em là một nội dung trong nội hàm
quyền có mức sống thích đáng nêu ở Điều 25 Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người 1948 (Universal Declaration of Human Rights). Theo đó, “mọi người có


15
quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức khỏe và sự yên vui
của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ
xã hội cần thiết”. Quyền được chăm sóc, ni dưỡng khơng chỉ bao gồm các khía
cạnh về thể chất như ăn no mặc ấm, tiếp cận nước sạch, nhà cửa, môi trường an tồn
mà cịn bao gồm bao gồm cả khía cạnh về tinh thần, sự yêu thương và cảm thông
giữa các thành viên với nhau trong gia đình, bao gồm cả gia đình thay thế hay mơi
trường chăm sóc thay thế và tạo môi trường thuận lợi để phát triển các mối quan hệ
xã hội của trẻ em. Tại Điều 15, Luật trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được chăm
sóc, ni dưỡng để phát triển tồn diện” và khoản 2 Điều 4 Luật trẻ em cũng quy
định “Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí
tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em”.
Đối với trẻ em khơng nơi nương tựa, vì bị mất đi nguồn ni dưỡng chính
một cách thụ động, một cách đột ngột, khơng có lựa chọn nào khác, các em buộc
phải nương nhờ một chủ thể khác khơng phải cha mẹ. Vì vậy, việc được hưởng,
được địi hỏi quyền chăm sóc và nuôi dưỡng cần được thực hiện cấp bách hơn bao
giờ hết. Nếu may mắn còn người thân, họ hàng thân thích, các em sẽ khơng bơ vơ,
vẫn có người thương xót và để ý đến các em và thay mặt các em để thực hiện các
thủ tục cần thiết nhằm bảo vệ và chăm sóc các em. Nhưng nếu khơng cịn người
thân nào, hoặc các em lâm vào hồn cảnh không nơi nương tựa quá đột ngột như
cha mẹ mất tích do thiên tai thì tự các em khơng thể nghĩ ra cách để được bảo vệ

một cách nhanh chóng nếu khơng được cung cấp thơng tin từ trước.
Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không nơi nương tựa cũng đặc biệt hơn việc
chăm sóc, ni dưỡng trẻ em khác vì các em vốn dĩ vẫn còn cha hoặc mẹ, nhưng vì
hồn cảnh, các em phải xa những người sinh thành này và các em phải/được tiếp
nhận việc chăm sóc thay thế. Như vậy, quyền chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em
không nơi nương tựa được thực hiện theo bốn bước, thực hiện lần lượt các bước như
sau: Bước 1. Nhận diện trẻ em thuộc trường hợp không nơi nương tựa. Bước 2: Tìm
nơi chăm sóc thay thế phù hợp. Bước 3: Giao trẻ em cho nơi chăm sóc thay thế. Bước
4: Thực hiện chăm sóc, ni dưỡng tại nơi chăm sóc thay thế. Ngay tại bước 2, một
số trường hợp các em vẫn còn cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ, do đó, cần cân nhắc
đến việc lựa chọn nơi chăm sóc thay thế phù hợp trên cơ sở tính đến và có thứ tự ưu
tiên đối với các ngun tắc “vì lợi ích tốt nhất của trẻ em”, “quyền được sống chung
với cha mẹ”, “quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ”. Điều 7 CUQTE, Ủy ban quyền


16
trẻ em xác định, việc tơn trọng vai trị của cha mẹ bao gồm nghĩa vụ không cách ly trẻ
em khỏi cha mẹ, trừ khi việc cách ly như thế đem lại lợi ích tốt nhất cho trẻ, bởi trẻ
em đặc biệt dễ bị tổn thương khi bị tách ly khỏi cha mẹ. Đồng thời, tại bước 2 này
cũng cần có sự giám sát khơng chỉ từ cơ quan chức năng (thuộc nhánh hành pháp),
chính quyền địa phương mà cịn từ cơ quan tư pháp để đảm bảo việc tách trẻ em ra
khỏi mơi trường gia đình được thực hiện đúng đắn và nghiêm túc.
Chăm sóc và ni dưỡng trẻ em không nơi nương tựa phải phù hợp với
nguyên tắc “lợi ích tốt nhất của trẻ em”. “Lợi ích tốt nhất cho trẻ em” được nhắc tới
tại một số điều của CUQTE: trẻ em bị cách ly khỏi cha mẹ (điều 9); trách nhiệm của
cha mẹ (Điều 18); sắp xếp nuôi dưỡng (Điều 20); nhận con nuôi (Điều 21); bị tước
quyền tự do (Điều 37); và tư pháp người chưa thành niên (Điều 40). Tuy nhiên, “lợi
ích tốt nhất cho trẻ em” được trình bày rõ ràng nhất tại khoản 1, Điều 3 CUQTE:
Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em, dù do các cơ quan phúc lợi xã
hội cơng cộng hay tư nhân, tịa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập

pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu.
Nguyên tắc này được thể hiện ở các yêu cầu đối với việc chăm sóc thay thế được
quy định tại Điều 60 Luật trẻ em 2016:
“Điều 60. Các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế
1. Phải dựa trên nhu cầu, hồn cảnh, giới tính, dân tộc, tơn giáo, ngơn ngữ
của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em.
2. Bảo đảm an toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ
em với người chăm sóc trẻ em.
3. Phải dựa vào ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ
tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên
phải lấy ý kiến của trẻ em.
4. Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp
trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau.
5. Bảo đảm duy trì liên hệ, đồn tự giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên
khác trong gia đình khi đủ điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đồn tụ khơng bảo
đảm sự an tồn, khơng vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Tóm lại, quyền được chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em khơng nơi nương tựa
là quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức khỏe và sự yên


17
vui của bản thân về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội
cần thiết để có thể phát triển một cách tồn diện và được đảm bảo về mặt pháp lý.
Nhà nước, gia đình và xã hội có trách nhiệm thực hiện quyền này để đảm bảo không
một trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.
1.1.3.2. Đặc điểm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em không nơi
nương tựa
Dù tiếp cận ở góc độ quyền tự nhiên (natural rights) hay quyền pháp lý (legal
rights). Quyền trẻ em mà cụ thể ở đây là quyền được chăm sóc và ni dưỡng là
một bộ phận của quyền con người (các quyền do nhà nước xây dựng và pháp điển

hóa vào các quy phạm pháp luật). Do đó ngồi các đặc điểm chung của quyền con
người như tính phổ biến, tính khơng thể khoan nhượng, tính khơng thể phân chia,
tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau thì quyền được chăm sóc và ni dưỡng của trẻ
em khơng nơi nương tựa cịn có những đặc điểm riêng sau:
Về đối tượng của quyền: đối tượng của quyền được chăm sóc và ni dưỡng
chính là sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và các vấn đề tổng hòa khác (sự hòa
nhập, cơ hội vui chơi, cơ hội giao tiếp với xã hội…) để trẻ em khơng nơi nương tựa
có thể phát triển một cách tồn diện.
Về chủ thể của quyền: là một trong những nhóm yếu thế, trẻ em không nơi
nương tựa xuất thân trong những hồn cảnh éo le. Khơng kể đến các trường hợp cha
mẹ là người bình thường nhưng đã mất hoặc mất tích, mất khả năng tạo thu nhập,
các trường hợp còn lại thường là cha mẹ bị giam giữ do phạm tội, hoặc nghiện ngập
phải vào cơ sở cai nghiện, hoặc chưa đủ nhận thức đã làm cha mẹ (cha mẹ đều là trẻ
em). Có thể thấy những trường hợp này, cha mẹ có nhân thân khơng tốt, trẻ em có
nguy cơ phải sống và được dạy dỗ trong mơi trường có nguy cơ cao, dễ bị tổn
thương, bị bạo hành, bị lôi kéo, bị lạm dụng từ trước khi được nhận diện là trẻ em
không nơi nương tựa. Do đó, việc chăm sóc, ni dưỡng các em cũng gặp rất nhiều
khó khăn do các em có thể đã bị tổn thương, xâm hại từ trước.
Về chủ thể thực hiện quyền: Khác với thực hiện quyền chăm sóc, ni dưỡng
trẻ em có hồn cảnh bình thường, chủ thể thực hiện quyền chăm sóc, ni dưỡng
của trẻ em khơng nơi nương tựa được quyết định và thực hiện trước hết từ Nhà
nước, sau mới đến gia đình và xã hội. Vì mất đi mơi trường gia đình, ngay khi trẻ
em được nhận diện là đối tượng trẻ em không nơi nương tựa, các em sẽ được Nhà
nước bảo vệ bằng các cấp độ hỗ trợ và can thiệp. Sau đó, Nhà nước phải theo dõi,


×