Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 146 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
<b>VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC</b> <b>DỰ ÁN PT GIÁO DỤC TRUNG HỌC</b>
<i><b>Người biên soạn: Nguyễn Văn Nghiệp</b></i>
<i><b>Nguyễn Trọng Thủy</b></i>
<i><b> Trần Văn thành</b></i>
<b>Danh mục các chữ viết tắt</b>
PPDH: phương pháp dạy học
KTĐG: kiểm tra đánh giá
KTKN: kiến thức, kĩ năng
THCS: Trung học cơ sở
CT-SGK: chương trình - sách giáo khoa
SGK: sách giáo khoa
<b>LỜI NÓI ĐẦU</b>
Để hiểu và vận dụng được chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo
dục phổ thơng mơn Vật lí cấp THPT trong quá trình dạy học theo ý kiến chỉ đạo
của Lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo, chúng tôi biên soạn Tài liệu tập huấn giáo
giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của
<i><b>Phần thứ nhất : Những vấn đề chung</b></i>
1. Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy
học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục
phổ thơng.
2. Khái qt về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình giáo dục phổ thơng.
<i><b>Phần thứ hai: Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng</b></i>
thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực
1. Những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy Vật lí cấp THPT hiện nay.
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện.
2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học và hướng dẫn thực hiện trong đổi
mới PPDH và kiểm tra đánh giá.
3. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
4. Qui trinh soạn bài vận dụng các kĩ thuật học tập tích cực và qui trinh soạn
câu hỏi KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
5. Thực hành đổi mới PPDH theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
6. Thực hành KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
<i><b>Phần thứ ba: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương</b></i>
kĩ năng của mơn học đã quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, biết vận
dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực một cách linh hoạt, có hiệu quả,
phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương để nâng
cao chất lượng giảng dạy, coi học sinh là trung tâm của sự nhận thức, khắc phục
tình trạng dạy học theo kiểu “thầy đọc, chị chép”, “học thuộc lịng mà khơng hiểu
bài”, khơng phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập và
kiểm tra...
Đây là tài liệu biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng tơi chân thành cảm ơn những ý kiến góp ý của bạn đọc và các đồng nghiệp.
<b>Phần thứ nhất</b>
<b>NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG</b>
<b>I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN</b>
<b>THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN</b>
<b>KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG </b>
<b>1. Mục tiêu tập huấn: Sau khi tập huấn, học viên sẽ đạt được:</b>
<i>a. Về kiến thức:</i>
- Hiểu được mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của từng chủ đề trong tài
liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ
thơng.
- Hiểu được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
- Biết được thực trạng của việc kiểm tra đánh giá hiện nay ở trường phổ
- Hiểu được mối liên hệ chương trình, sách giáo khoa trong việc dạy học và
kiểm tra đánh giá cũng như kế hoạch tập huấn và phương pháp tập huấn để triển
khai công tác tập huấn tại địa phương.
<i>b. Về kĩ năng:</i>
- Biết cách xác định được mức độ cần đạt được của từng đơn vị nội dung
kiến thức của các chủ đề bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo
dục phổ thơng để dạy học.
- Biết cách vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong việc
thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Biết cách biên soạn câu hỏi và bài tập, vận dụng vào kiểm tra, đánh giá
bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
- Biết cách lập kế hoạch tập huấn và vận dụng được phương pháp tập huấn
để triển khai công tác tập huấn tại địa phương.
- Tích cực, chủ động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, sự hợp tác trong đợt
tập huấn cũng như khi tổ chức lớp tập huấn tại địa phương.
- Tin tưởng vào việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, thay SGK
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tích cực, gương mẫu tuyên tuyền, vận động giáo viên, học sinh thực hiện
dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Tích cực vận dụng có hiệu quả, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học
tích cực, đổi mới kiểm tra, đánh giá trong việc dạy học và đánh giá bám sát chuẩn
kiến thức, kĩ năng.
<b>2. Nội dung tập huấn</b>
1. Giới thiệu nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học.
2. Hướng dẫn tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của mơn học
qua áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.
3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
4. Hướng dẫn tổ chức công tác tập huấn tại các địa phương.
<b>II. KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHUẨN</b>
<b>KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG</b>
<b>1. Lí do biên soạn tài liệu</b>
Chương trình GDPT đã được ban hành và triển khai đến tất cả các trường và
giáo viên phổ thông. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, một bộ phận giáo viên vẫn
chưa căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình, mà chủ yếu căn cứ vào
nội dung SGK dẫn đến quá tải về nội dung dạy học. Điều đó làm hạn chế đổi mới
về phương pháp dạy học. Tình trạng ơm đồm, quá tải về nội dung kiến thức vẫn
còn diễn ra trong các tiết dạy Vật lí ở trường phổ thơng.
Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên trong tổ bộ
môn cũng chưa thống nhất hoàn toàn trong việc kiểm tra nội dung kiến thức về
khối lượng cũng như mức độ kiến thức của các đơn vị kiến thức, kĩ năng.
Trong dự giờ thăm lớp, giáo viên bộ môn cũng như các cấp quản lí giáo dục
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, giáo viên cần được hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT trong quá trình dạy học và
kiểm tra đánh giá thống nhất trong các trường trung học phổ thơng.
<b>2. Mục đích biên soạn tài liệu </b>
- Khắc phục tình trạng dạy học chưa bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong
chương trình Giáo dục phổ thơng, tình trạng dạy học q tải về nội dung kiến thức.
- Giúp giáo viên kết hợp sử dụng có hiệu quả giữa Chương trình Giáo dục
phổ thơng, SGK, SGV và các loại tài liệu tham khảo.
- Tạo sự thống nhất về mức độ yêu cầu trong việc dạy học về kiến thức và kĩ
năng trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học.
- Là căn cứ để kiểm tra, đánh giá nội dung kiến thức về khối lượng cũng như
mức độ kiến thức của các đơn vị kiến thức, kĩ năng
<b>3. Cấu trúc tài liệu </b>
Tài liệu hướng dẫn có cấu trúc như sau:
<i><b>Phần thứ nhất : Những vấn đề chung</b></i>
1. Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy
học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục
phổ thơng.
2. Khái qt về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình giáo dục phổ thơng.
<i><b>Phần thứ hai: Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng</b></i>
1. Những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy Vật lí cấp THCS hiện nay.
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện.
2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học và hướng dẫn thực hiện trong đổi
mới PPDH và kiểm tra đánh giá.
3. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
4. Qui trinh soạn bài vận dụng các kĩ thuật học tập tích cực và qui trinh soạn
câu hỏi KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
5. Thực hành đổi mới PPDH theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
6. Thực hành KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Phần này được biên soạn theo các hoạt động học tập tích cực.
<i><b>Phần thứ ba: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương.</b></i>
<b>4. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu.</b>
<b>- Sử dụng kết hợp tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm</b>
tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thơng với
tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục
phổ thơng, Chương trình giáo dục phổ thông, Sách giáo khoa và các loại tài liệu
<b>Phần thứ hai</b>
<b>TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN</b>
<b>THỨC KỸ NĂNG THƠNG QUA CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC</b>
<b>Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG </b>
<b>A. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC </b>
<b>I. LÍ DO PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. </b>
1. Mục tiêu giáo dục thay đổi; Đổi mới chương trình SGK; Phương tiện phục
vụ giảng dạy thay đổi;
2. Đối tượng người dạy và người học khác so với trước đây;
3. Đánh giá hiệu quả của phương pháp đang làm để tìm ra phương pháp hiệu
quả hơn;
4. Sự phát triển không ngừng của PPDH;
5. Động lực bên trong :
+ Tri thức nhân loại không ngừng tăng, nhưng số năm học PT có hạn, do đó
phải nâng cao kĩ năng tự học;
+ Áp lực cạnh tranh, sự đòi hỏi về năng lực của người học khi bước vào cuộc
sống;
+ Khuyết điểm của ngày hơm nay có thể là sự duy trì q lâu những ưu điểm
<b>II. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC </b>
<b>1. Định hướng chung</b>
Phải tạo động lực đổi mới PPDH cho giáo viên, hoạt động đổi mới PPDH chỉ
có thể thành cơng khi giáo viên có động lực hành động và chuyển hóa được từ ý
chí trở thành tình cảm và tinh thần trách nhiệm đối với học sinh, đối với nghề dạy
học. Về chỉ đạo, cần thực hiện tốt một số công tác sau đây:
lý các trường học và từng giáo viên, không để giáo viên phải "đơn độc" trong việc
đổi mới PPDH.
- Hoạt động đổi mới PPDH của giáo viên phải có sự hỗ trợ thường xuyên của
đồng nghiệp thông qua dự giờ thăm lớp và cùng rút kinh nghiệm.
- Trong quá trình chỉ đạo đổi mới PPDH, cần nghiên cứu để tổ chức hợp lý
việc lấy ý kiến của học sinh về PPDH của thầy cơ giáo với tinh thần xây dựng.
- Q trình thực hiện đổi mới PPDH phải là quá trình hoạt động tự giác của
bản thân giáo viên và là phù hợp yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
- Cần tổ chức phong trào thi đua và có chính sách khen thưởng nhằm động
viên kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân tích cực và đạt hiệu quả trong hoạt động
đổi mới PPDH ở các trường, tổ chức nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân tiên
tiến trong phong trào đổi mới PPDH.
<b>2. Trách nhiệm của giáo viên và các cơ quan quản lý giáo dục </b>
<i><b>a. Trách nhiệm của giáo viên</b></i>
<i><b>Để đổi mới PPDH, mỗi giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:</b></i>
- Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, cách thức hướng dẫn học sinh lựa
chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên
môn phục vụ đổi mới PPDH.
- Biết những giáo viên dạy giỏi có PPDH tiên tiến ở địa phương và giáo viên
giỏi cùng môn để học hỏi kinh nghiệm ở trong trường và trường bạn.
- Nắm chắc điều kiện của trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới
PPDH (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo...).
- Biết và tranh thủ được những ai có thể giúp đỡ mình trong việc đổi mới
PPDH (đồng nghiệp, lãnh đạo tổ chuyên môn, lãnh đạo trường có tay nghề cao).
- Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây
dựng của học sinh về PPDH và giáo dục của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc
phục mặt yếu, tự tin, không tự ty hoặc chủ quan thỏa mãn.
- Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận
kiến thức và rèn luyện kĩ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học
tập.
<i><b>b. Trách nhiệm của tổ chuyên mơn</b></i>
- Phải hình thành giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH.
cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh
nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới
PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả.
<i><b>c. Trách nhiệm của hiệu trưởng</b></i>
- Phải phấn đấu làm người đi tiên phong về đổi mới PPDH.
- Kiên trì tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới PPDH.
- Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên đổi mới PPDH.
- Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng
dạy, giáo dục của từng giáo viên trong trường.
- Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng
giáo viên trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên
thực hiện đổi mới PPDH mang lại hiệu quả.
<i><b>d. Trách nhiệm của Sở GD&ĐT, Phịng GD&ĐT.</b></i>
- Cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đổi mới PPDH cho phù hợp
với điều kiện cụ thể của địa phương và tổ chức tổng kết thực tiễn, tiếp tục phát triển lý
luận về đổi mới PPDH.
- Tổ chức bồi dưỡng (tập trung, từ xa, hướng dẫn giáo viên tự học, tư vấn giúp
đỡ qua thanh tra, kiểm tra ...) cho giáo viên về đổi mới PPDH, cung cấp những
nguyên tắc đổi mới PPDH.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán của từng bộ môn và đội ngũ cộng tác
viên thanh tra chuyên mơn.
- Giới thiệu các điển hình, chăm sóc các điển hình, tổ chức trao đổi, phổ biến
và phát huy tác dụng của các gương điển hình về đổi mới PPDH.
- Huy động, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của địa phương, của ngành để tạo
điều kiện tốt nhất có thể nhằm hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới PPDH.
<b>3. Cơng việc của GV trước khi trình bày bài giảng</b>
<i><b>a. Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông </b></i>
- Nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu về thái độ của người học; nằm
vững nội dung SGK;
- Kĩ thuật sử dụng các phương pháp dạy học, nội dung dạy học có phù hợp hay
không phụ thuộc vào sự nghiên cứu kĩ lưỡng chương trình giáo dục phổ thơng (kĩ
năng được hình thành sau tri thức).
<b>+ Nhận biết : là nhớ lại các dữ liệu, thơng tin đã có trước đây, có nghĩa là có</b>
thể nhận biết thơng tin, tái hiện, ghi nhớ lại,... Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất
của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi
được đưa ra hoặc dựa trên thơng tin có tính đặc thù của một khái niệm, sự vật hiện
tượng.
<b>+ Thông hiểu: là khả năng nắm được, hiểu được, giải thích và chứng minh</b>
được các sự vật và hiện tượng Vật lí. Là mức độ cao hơn nhận biết, nhưng là mức
độ thấp nhất của việc thấu hiểu.
Có thể cụ thể hố mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu :
+ Diễn tả bằng ngơn ngữ cá nhân về khái niệm, tính chất của sự vật hiện
tượng.
+ Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng.
+ Lựa chọn, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào
đó.
+ Sắp xếp lại các ý trả lời theo cấu trúc lôgic.
<b>Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ</b>
thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả
năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp hay ý
tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
Có thể cụ thể bằng các yêu cầu sau đây:
- So sánh các phương án giải quyết vấn đề;
- Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được;
- Giải quyết được những tình huống mới bằng việc vận dụng các khái niệm,
biểu tượng, đặc điểm đã biết,...
- Khái quát hoá, trừu tượng hố từ tình huống quen thuộc, tình huống đơn lẻ
sang tình huống mới, tình huống phức tạp hơn.
<i><b>b. Sử dụng SGK</b></i>
- Nghiên cứu SGK, sử dụng SGK như là hình thức mơ tả chương trình, trong
giảng dạy khơng nên phụ thuộc vào SGK mà phụ thuộc vào chương trình nhiều
lớp. Trong quá trình thực hiện GV cần chú ý đến sự phân hố trình độ nhận thức
của HS giữa các lớp và giữa các vùng, miền để vận dụng cho linh hoạt.
- Nhiều GV hiện nay trong giảng dạy vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào SGK, cố
gắng dạy hết các mục trong SGK. Việc dạy học bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng
góp phần giảm tải kiến thức, vận dụng nội dung trong SGK linh hoạt hơn và mục
tiêu giáo dục vẫn đạt được.
<i><b>c. Sử dụng hồ sơ chuyên môn</b></i>
GV phải sử dụng hồ sơ chuyên mơn tích lại thành tư liệu chun mơn, khi
giảng dạy GV sử dụng để liên hệ vào bài giảng những kiến thức thực tế sinh động.
Thông thường hồ sơ chuyên môn gồm: các bài soạn hay của đồng nghiệp, sổ tích
luỹ, các bài báo có thơng tin về chun mơn, sách tham khảo chuyên môn, sách
tham khảo về phương pháp dạy học,... GV thường xuyên cập nhật thông tin, những
địa phương có điều kiện GV sử dụng một số trang web để cập nhật thông tin (một
số trang web tiêu biểu), biết lấy thông tin từ các nguồn học liệu mở.
<i><b>d. Chuẩn bị bài giảng</b></i>
- Giáo án: soạn bài chu đáo trước khi lên lớp, GV nhất thiết phải có giáo án
trên giấy, ngay cả khi sử dụng máy chiếu Projector (bài giảng điện tử). Giáo án
phải định lượng đủ kiến thức và có phương pháp, hệ thống câu hỏi, thông tin phản
hồi, các hoạt động của GV và HS phải được sắp xếp hợp lí, khoa học. Chuẩn bị hệ
thống câu hỏi phát huy trí lực và phù hợp với khả năng tiếp thu của HS, nhất là đối
với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới.
- Giáo án GV có thể chia thành các cột: 2, 3, 4,.. cột tuỳ thuộc vào ý tưởng của
- Đồ dùng dạy học: GV phải biết được bài dạy cần phải dùng các loại đồ dùng
dạy học gì , mượn ở đâu và chuẩn bị cách khai thác đồ dùng dạy học (thể hiện ở
giáo án).
<b>4. Tiến hành bài giảng</b>
<i><b>a. GV phải làm chủ lớp học, thiết lập bầu khơng khí thân thiện, tích cực, chủ</b></i>
động giải quyết mọi tình huống bất thường bảo đảm yêu cầu sư phạm. Rèn luyện
cho HS biết lựa chọn PPHT có hiệu quả, dạy học sát đối tượng (cấp, lớp, vùng,
miền), coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi, kiên trì giúp đỡ HS học lực yếu, kém.
<i><b>b. Cân đối giữa kiến thức và kĩ năng, điều quan trọng là phân tích lí giải để</b></i>
tìm ra nội dung kiến thức, hạn chế yêu cầu HS nhớ máy móc, tránh học vẹt và thói
quen lệ thuộc vào SGK, đây cũng là nội dung hết sức quan trọng trong đổi mới
PPDH.
- Sử dụng hợp lí SGK, khơng đọc chép, nhìn chép, hướng dẫn HS ghi theo
diễn đạt của GV, không để HS đọc SGK trả lời GV (HS dùng SGK trả lời GV thực
tế HS khơng hiểu gì mà chỉ phát thanh lại SGK). Trong khi giảng bài có những lúc
GV yêu cầu HS cất SGK, lúc này HS làm việc một cách độc lập và sáng tạo hơn.
- Trong quá trình giảng bài có những mục, tiểu mục GV có thể cho HS sử
dụng SGK tóm tắt nội dung và diễn đạt lại nội dung trên theo ý hiểu của HS.
- Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học, phương tiện trực
quan, phương tiện nghe nhìn, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Chống
<i><b>d. Hoạt động của GV và HS</b></i>
- Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, sử dụng tốt các phương pháp
dạy học đặc trưng của bộ mơn: phương pháp đọc - hiểu, phân tích, so sánh...
- GV sử dụng lời nói vừa mức cần thiết, dành thời gian cho HS phát biểu, bày
tỏ chính kiến (HS tự đánh giá: HS nhận xét HS phát biểu sau đó GV kết luận lại
cho chính xác), kết hợp với sử dụng sơ đồ hoá kiến thức, sử dụng sơ đồ để diễn đạt
thật ngắn gọn, rõ ràng, súc tích; ngơn ngữ chuẩn xác, trong sáng dễ hiểu; coi trọng
việc khuyến khích, động viên HS học tập; GV khơng nói bng lửng để HS đế
theo;
- Tổ chức các hoạt động tương tác, tổ chức hợp lí cho HS làm việc cá nhân,
theo nhóm. Việc tổ chức hoạt nhóm của HS cần chú ý đến nội dung bài học, đặc
điểm lớp học, trình độ HS, hiện nay nhiều GV lạm dụng hoạt động theo nhóm, hiệu
quả rất thấp thậm chí hiệu quả âm (nó được ví như những người cao và người thấp
cùng vác 1 cây gỗ);
- GV không sửa lỗi cho HS mà khai thác lỗi để HS khơng cịn mắc lại lỗi đó
(biết trả lời câu hỏi: Tại sao dẫn đến kết quả sai);
Ví dụ như: khi HS đặt câu sai, GV khai thác lỗi sai để cho HS biết tại sao lại
chọn sai.
<b>5. Nhận dạng dạy học tích cực.</b>
1. Nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, phát huy vai trị chủ
đạo tổ chức quá trình học tập cho HS. Bồi dưỡng tình cảm hứng thú, tinh thần chủ
động sáng tạo trong học tập, đảm bảo cân đối giữa kiến thức và kĩ năng;
3. Làm chủ lớp học, thiết lập bầu khơng khí thân thiện, tích cực và chủ động
trong mọi tình huống sư phạm.
4. Sử dụng SGK hợp lí, khơng đọc chép, hướng dẫn HS chỉ ghi theo diễn đạt
của GV, không để HS đọc SGK trả lời câu hỏi; sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy
học, ứng dụng công nghệ thông tin; làm đầy đủ các bài thực hành; làm rõ mối liên
hệ mạch dọc với các cấp lớp của môn học và quan hệ liên mơn;
5. Tích luỹ khai thác sử dụng hồ sơ chun môn, liên hệ thực tế sinh động để
làm sâu sắc thêm bài giảng (ví dụ phải thật sinh động và điển hình), giao bài tập
chủ đề cho HS thực hiện ở nhà, rèn luyện kĩ năng tự học;
6. GV sử dụng lời nói vừa mức cần thiết, kết hợp sử dụng sơ đồ để diễn đạt
thật ngắn gọn, ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu; coi trọng việc động viên khuyến khích
HS, tổ chức HS làm việc theo nhóm và cá nhân; tuyệt đối khơng nói bng lửng đề
HS đế theo;
7. Rèn luyện và lựa chọn PPDH có hiệu quả, dạy học sát đối tượng, coi trọng
bồi dưỡng HS giỏi, kiên trì giúp đỡ HS yếu kém;
8. GV nắm vững kĩ năng và kĩ thuật dạy học cần thiết để tiến hành bài dạy đạt
hiệu quả tối ưu (kĩ năng sử dụng phịng học bộ mơn, máy tính, thí nghiệm,..các kĩ
thuật : điều khiển nhóm, dạy học theo dự án, dạy học nêu vấn đề... ).
<b>6. Xây dựng một bài học theo PPDH tích cực</b>
1. Xây dựng kế hoạch bài học
a. Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái
độ trong chương trình
b. Nghiên cứu SGK và tài liệu liên quan để :
+ Hiểu chính xác đầy đủ nội dung bài học
+ Xác định mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát
triển ở HS
+ Xác định trật tự lôgic bài học
c. Xác định được khả năng đáp ứng và các nhiệm vụ nhận thức của HS:
+ Xác định được khả năng kiến thức HS đã có và cần có.
+ Dự kiến những khó khăn, tình huống có thể xảy ra và các phương án giải
quyết.
e. Xây dựng kế hoạch bài học: xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm vụ,
cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV
và học của HS.
2. Cấu trúc của một kế hoạch bài học
a. Mục tiêu bài học
- Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Các mục tiêu được biểu hiện bằng các động từ :
* Mục tiêu kiến thức gồm 6 mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân
* Mục tiêu về kĩ năng
Gồm hai mức độ làm được và thơng thạo
* Mục tiêu thái độ
Tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con người
toàn diện theo mục tiêu.
b. Chuẩn bị của GV và HS
- GV chuẩn bị các thiết bị dạy học, các phương tiện cần thiết.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, tài liệu, đồ dùng
dạy học,...).
c. Tổ chức các hoạt động dạy học
Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy-học cụ thể. Với mỗi hoạt
động cần chỉ rõ:
- Tên của hoạt động
- Mục tiêu hoạt động
- Cách tiến hành hoạt động
- Thời lượng để thực hiện hoạt động
- Kết luận của GV về : kiến thức, kĩ năng, thái độ, những sai sót thường gặp,...
d. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp
Xác định cho HS những việc cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng
cố và khắc sâu kiến thức, mở rộng kiến thức,...
<b>1. Vai trò của việc đổi mới KTĐG </b>
<i><b>a. Quan niệm về KTĐG:</b></i>
Trong quá trình dạy học, KTĐG là một hoạt động tất yếu, khơng thể thiếu.
Trong đó KT là hoạt động thu thập thông tin về mức độ thực hiện mục tiêu, từ đó
đánh giá hiệu quả hoạt động dạy và học. Căn cứ vào mục tiêu dạy học để quyết
định nội dung và hình thức KTĐG.
Do đó có thể quan niệm KTĐG như sau:
- KT là quá trình thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực
hiện mục tiêu dạy học; ĐG là xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục
tiêu dạy học; đánh giá đúng hay chưa phụ thuộc vào mức độ khách quan, chính xác
của KT;
- KTĐG phải căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu giáo dục,cụ thể là căn cứ
vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của học sinh đã được quy định
trong Chương trình giáo dục phổ thơng. KT và ĐG là 2 khâu trong một quá trình
thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học, trong đó KT là khâu
đi trước (khơng có KT thì khơng có căn cứ đánh giá);
- Kết quả ĐG là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng nâng cao
chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thơng qua việc đổi mới tối ưu hố PPDH
của GV và hướng dẫn HS biết tự ĐG để tối ưu hố PP học tập của mình.
- Đánh giá trong giáo dục có thể hiểu là : “Q trình thu thập và lí giải kịp
thời, có hệ thống thơng tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lượng
và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho
những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo”
- Đánh giá có thể là định tính (dựa vào các nhận xét) hoặc là định lượng (dựa
vào các chỉ số giá trị). Đánh giá có hai chức năng cơ bản : xác nhận đòi hỏi độ tin
cậy; xác nhận là kết quả của xác định trình độ đạt tới mục tiêu dạy học: xác định
khi kết thúc một giai đoạn học tập (1 bài, chương, chủ điểm...) HS đạt được mức
độ về kĩ năng và kiến thức. Điều khiển địi hỏi tính hiệu lực; điều khiển là phát hiện
lệch lạc và điều chỉnh lệch lạc: Phát hiện những mặt đã đạt được và chưa đạt được
so với mục tiêu, tìm hiểu khó khăn, vướng mắc, xác định ngun nhân và đề ra giải
pháp xử lí.
<i><b>b. Vai trị :</b></i>
- KTĐG là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức của
người học, điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới PPDH “ thi
sao học vậy”, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục
tiêu giáo dục.
+ Nắm được sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện
pháp giúp đỡ HS yếu và bồi dưỡng HS giỏi; có cơ sở thực tế để điều chỉnh và hồn
thiện q trình dạy học.
+ Giúp cho HS : biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra và
với yêu cầu của chương trình; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt
động của mình; phát triển kĩ năng tự đánh giá.
+ Giúp cho cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả dạy học (Tại chỉ thị số
47/2008/CT – BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 – 2009 có nêu năm học 2008 - 2009
<i>thực hiện 3 công khai trong các cơ sở giáo dục cơng lập và ngồi cơng lập để người</i>
học và xã hội giám sát, đánh giá: (1) công khai chất lượng đào tạo, (2) công khai các
điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, (3) cơng khai thu, chi tài chính, việc
cơng khai kết quả dạy học góp phần thực hiện thành cơng nhiệm vụ năm học này).
+ Giúp cho cán bộ quản lí giáo dục nắm được các thông tin cơ bản về thực
trạng dạy và học ở đơn vị để có sự chỉ đạo kịp thời, đúng hướng.
Do vậy đổi mới KTĐG là hết sức cần thiết trong quá trình triển khai đổi mới
chương trình giáo dục phổ thơng để đảm bảo và giữ vững quan điểm đổi mới giáo
dục phổ thông, đặc biệt tạo điều kiện thiết yếu cho việc đổi mới PPDH hướng vào
hoạt động học tích cực, chủ động có mục đích rõ ràng của người học. KTĐG kết
quả học tập là sự phân tích đối chiếu thơng tin về trình độ kĩ năng học tập của từng
HS so với mục tiêu dạy học được xác định.
Thực tiễn thông qua hội thảo “Đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH” ở các
địa phương đều làm rõ được vai trò việc đổi mới KTĐG.
<b>2. Thực trạng KTĐG ở giáo dục phổ thông</b>
<i><b>a. Thực trạng :</b></i>
- Trong thực tế hiện nay việc KT mơn học cịn thiên về kiểm tra học thuộc
lịng, kiểm tra trí nhớ một cách máy móc, đơn điệu, vụn vặt. Người ra đề ít hoặc
khơng chú ý đến các mức độ của đề ra nhằm mục đích cụ thể: Kiểm tra trí nhớ
(mức độ biết, tái hiện), hay kiếm tra trình độ hiểu, trình độ vận dụng kiến thức của
HS... nhằm phát triển năng lực gì ở HS. Đó là hệ quả của lối dạy học cũ, KTĐG
HS cịn chung chung, ít khai thác lỗi để rèn kĩ năng tư duy cho HS...một số lời phê
của GV thiếu thân thiện gây chán nản cho HS.
- Các kiến thức được KTĐG chủ yếu là kiến thức lí thuyết. Số câu hỏi về kĩ năng
ít được các địa phương quan tâm và cũng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu đề kiểm tra,
đề thi. Các kiến thức KTĐG chỉ gói gọn trong chương trình của môn học của một
lớp, kể cả việc thi hết cấp. Vì vậy khó đánh giá được mức độ hiểu và nắm vững các
kiến thức cần thiết, được học ở một cấp. Các dạng đề kiểm tra, hình thức KTĐG cịn
đơn điệu chưa thể hiện được sự thân thiện, tích cực trong KTĐG và học tập của HS;
chưa coi trọng việc đánh giá giúp đỡ HS học tập thông qua kiểm tra mà chỉ tập trung
chú ý vào việc cho điểm bài kiểm tra. Một số GV lạm dụng kiểm tra trắc nghiệm.
- Trong KTĐG mới chỉ tập trung vào việc GV đánh giá HS, ít tạo điều kiện
cho HS đánh giá lẫn nhau, HS tự đánh giá kết quả học tập của mình. Việc đánh giá
cịn mang nặng tính chủ quan do chưa có chuẩn chung quy định rõ mức độ cần đạt
được trong toàn quốc nên kết quả đánh giá giữa các GV, giữa các trường và các
tỉnh thường khác nhau.
- Cách đánh giá như hiện nay dẫn đến việc học tủ, học vẹt của HS. Kết quả đánh
giá chủ yếu nêu lên mức độ ghi nhớ bài của HS, khó đánh giá được trình độ tư duy,
khả năng phát triển trí tuệ cùng như năng lực vận dụng tri thức, kĩ năng của HS.
Cách đánh giá này gắn liền với PPDH thông báo, minh hoạ, với loại “sách giáo khoa
kín” chỉ nhằm cung cấp thơng tin một chiều từ thầy đến trò.
- Một bộ phận GV coi nhẹ KTĐG, do vậy trong các kì KT như bài cũ, 15 phút,
1 tiết việc ra đề còn qua loa, nhiều GV ra đề kiểm tra, thi với mục đích dễ chấm,
Qua tổng hợp các báo cáo Hội thảo tại Cần Thơ và Đà Lạt đa phần các địa
phương đều chỉ ra được các thực trạng về KTĐG hiện nay, những nhược điểm
của cách KTĐG hiện nay. Đây là dấu hiệu tích cực để thúc đẩy đổi mới PPDH và
đổi mới KTĐG trên phạm vi cả nước. Đã có GV và nhà trường tích cực đổi mới
và thu được kết quả tốt trong đổi mới KTĐG đồng bộ với đổi mới PPDH nhưng
chưa nhiều và chưa được các cấp quản lí giáo dục quan tâm khuyến khích và nhân
rộng điển hình (kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại Hội thảo đổi mới
KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí tại Cần Thơ)
<i><b>b. Nguyên nhân của những tồn tại trên :</b></i>
cụ đánh giá chưa đa dạng, thiếu sự phối hợp giữa kiểm tra bằng trắc nghiệm khách
quan và tự luận;
- Thói quen dạy học thụ động và nặng với đối phó thi cử; một bộ phận GV
trình độ cơng nghệ thơng tin cịn yếu.
- Một bộ phận GV chưa biết dấu hiệu và nguyên tắc của đổi mới KTĐG, coi
nhẹ việc KTĐG. Bệnh chạy theo thành tích, nâng tỉ lệ khá giỏi lên lớp của lớp mình,
khâu coi thi, KT cịn chưa làm trịn trách nhiệm, HS quay cóp, chép bài của nhau
cịn khá phổ biến,...
<b>3. Định hướng đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH </b>
<b>a. Nhận dạng dấu hiệu đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH</b>
Quá trình dạy học bao gồm các hoạt động giảng dạy và KTĐG kết quả học tập,
<b>. Thực hiện đúng, đủ quy định của Quy chế, tiến hành đủ số lần kiểm tra</b>
thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì; Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng
để ra đề kiểm tra, không sử dụng những nội dung xa lạ hoặc xa rời chương trình và
việc KTĐG. Xác định nội dung kiểm tra : dựa trên mục tiêu của từng bài học, từng
chương và tồn bộ chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học; đổi mới
phải được gắn với phong trào hai không và xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
<b>. Đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan công bằng, công minh,</b>
động viên tư duy sáng tạo, hướng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả học tập, tạo điều
kiện cho HS đánh giá lẫn nhau, phân biệt được đúng, sai và tìm ra nguyên nhân để
từ đó tác động trở lại đến PP học tập, rèn luyện kĩ năng tư duy;
<b>. Đánh giá một cách tồn diện cả lí thuyết, năng lực thực hành, lựa chọn tỉ lệ</b>
về kiến thức và kĩ năng phù hợp. Tuỳ theo mục đích đánh giá mà GV lựa chọn hình
thức KTĐG khác nhau (nói, viết, bài tập, phiếu hỏi, quan sát, các bài tập theo chủ
đề, kết hợp giữa kiểm tra tự luận và trắc nghiệm);
<b>. Đề KTĐG phải đảm bảo được sự phân hoá HS : HS có trình độ cơ bản, nâng</b>
cao, HS có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn. Kết hợp giữa đánh giá trong và
đánh giá ngoài, lấy ý kiến của đồng nghiệp, lấy đề kiểm tra từ bên ngoài để đánh
giá khách quan hơn.
<b>. Coi việc đánh giá là một công cụ học tập chứ không phải là cơng cụ đo</b>
này chính là chúng ta đang hướng tới phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”.
<b>. Coi trọng KTĐG kĩ năng diễn đạt các sự vật hiện tượng bằng lời nói, chữ</b>
viết, sơ đồ, biểu đồ, thực hành,...bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập cho HS
<b>b. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá</b>
<b>. Đảm bảo tính tồn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực,</b>
ý thức, thái độ, hành vi của học sinh.
. Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công
bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của học sinh, của các cơ sở
giáo dục.
<b>. Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức</b>
kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện học sinh, cơ sở giáo dục, đặc biệt là
phù hợp với mục tiêu theo từng mơn học.
. Đảm bảo u cầu phân hố: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng
lực nhận thức của học sinh, cơ sở giáo dục; cần đảm bảo dải phân hoá rộng đủ cho
phân loại đối tượng.
. Đảm bảo hiệu quả: đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá học sinh,
cơ sở giáo dục, thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra.
<b>c. Đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH</b>
KTĐG có tác dụng thúc đẩy q trình học tập phát triển khơng ngừng, từ
những thơng tin “ngược” HS tự đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng so với
mục tiêu đặt ra, từ đó HS tự hồn thiện các kiến thức, kĩ năng bằng việc nâng cao
tinh thần tự học, từ đó góp phần hình thành phương pháp tự học ở HS. Cũng nhờ
thơng tin ngược đó GV tự đánh giá q trình dạy học của mình để điều chỉnh cho
phù hợp và hoàn thiện hơn
KT nhằm trực tiếp đánh giá kết quả học tập của HS và cũng là đánh giá kết
quả dạy học của GV, nếu học không phải thực sự là tự học và dạy không phải là
dạy cách học cho HS, KTĐG không phù hợp với cách dạy và cách học thì kết quả
đạt được sẽ khơng cao. Khơng thể đổi mới tồn diện q trình dạy học nếu khơng
đặt Dạy-Học-Kiểm tra vào một q trình thống nhất.
Để đổi mới KTĐG GV cần xác định được công việc của mình trước khi KT và
xử lí kết quả sau KT: Trước khi ra đề KT GV cần nghiên cứu kĩ chương trình,
chuẩn kiến thức kĩ năng, nắm vững đặc điểm tình hình học tập của HS để yêu cầu
KTĐG khơng q khó, khơng q dễ và vẫn đảm bảo được mục tiêu của bài,
chương, mơn học. Xử lí kết quả sau kiểm tra, phân hố được trình độ HS, trên cơ
sở kết quả KT coi đó là thơng tin phản hồi để tác động trở lại quá trình dạy, học.
- Căn cứ vào công văn số 264/BGDĐT-GDTrH ngày 13 tháng 01 năm 2009
của Bộ Giáo dục và Đào tạo các địa phương đã tổ chức hội thảo, kết quả cụ thể
như sau:
- Để thúc đẩy đổi mới PPDH đa phần các tỉnh, thành phố đều thực hiện đổi
mới KTĐG theo hướng:
+ Đa dạng hóa các hình thức KTĐG sử dụng cả tự luận và trắc nghiệm khách
quan, phối hợp linh hoạt giữa hai hình thức đánh giá này. Một số tỉnh có thống kê
điều tra về cơ cấu tự luận, trắc nghiệm, tỉ lệ các mức độ nhận thức trong một đề KT
(An Giang, Bình Phước, Bình Định, Hồ Bình...). Một số tỉnh đã thống nhất và đưa
ra qui trinh biên soạn các loại đề kiểm tra.
+ Việc đánh giá không chỉ chú trọng đến kiến thức, đến sự ghi nhớ một cách
máy móc kiến thức mà đã đảm bảo được yêu cầu của dạy học của bộ môn gồm cả
kiến thức - kĩ năng – thái độ :
Về kiến thức: Phải xem xét mức độ thông hiểu của học sinh các dấu hiệu đặc
trưng của khái niệm, giải thích được các mối quan hệ, vận dụng tri thức để trình
bày, giải thích đặc điểm
Về kĩ năng đánh giá khả năng của học sinh về: Vẽ và phân tích biểu đồ, phân
tích xử lí, nhận xét số liệu, kĩ năng thực hành. Vận dụng kiến thức đã học để giải
thích một số hiện tượng, sự vật diễn ra xung quanh cuộc sống hàng ngày.
Về thái độ, cần xem xét mức độ thể hiện của học sinh: Sự tôn trọng, bảo vệ
thiên nhiên và các thành quả lao động của con người. Tích cực tham gia các hoạt
động có liên quan đến mơi trường.
Tuy nhiên việc triển khai đổi mới KTĐG ở các địa phương cịn chưa đồng bộ,
nhiều địa phương tính định hướng chưa rõ.
Việc xử lí kết quả sau kiểm tra để thúc đẩy đổi mới PPDH còn hạn chế, nhiều
địa phương chưa biết cách xử lí. Đa phần các địa phương chưa đề cập đến việc tăng
cường đánh giá ngoài, lấy đề KT của đồng nghiệp từ các trường ngoài để KTĐG.
Các mức độ nhận thức được thể hiện trong các đề KT chưa rõ ràng.
<b> C. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.</b>
<b>I. DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC.</b>
<b>1. Một số khái niệm liên quan đến dạy và học tích cực.</b>
Học tích cực Học tích cực là quá trình học có mục đích có sự tiếp thu
kiến thức. Tiếp thu kiến thức, học tập tương tác, và học tập
hợp tác là các phần của việc học tích cực
Nhiều khái niệm khác có thể tham khảo tại :
hl=en&rlz=1T4GGLL_en-
<b>GB&defl=en&q=define:Active+learning&ei</b>
<b>=UePTSp6GOdaGkQWFo6D5DQ&sa</b>
Tương tác trong
lớp học
Tương tác trong lớp học mơ tả hình thức hoặc nội dung của
hành vi hoặc tương tác xã hội trong lớp học. Cụ thể, đây là sự
tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh và giữa học
sinh với học sinh. Các yếu tố về giới, dân tộc cũng được tính
đến.
Học hợp tác Phương pháp học tập và dạy tập trung vào việc hợp tác, phối
hợp
Văn hoá Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
Là hành vi đối xử, nghệ thuật và niềm tin, thể chế và các
tác phẩm cũng như suy nghĩ của con người
Văn hoá là một khái niệm dễ bị hiểu nhầm và dung
nhầm, vì thế cần có sự giải thích rõ rang
Văn hố liên quan đến nhiều lĩnh vực cuộc sống :
Ngôn ngữ:; Nghệ thuật và khoa học; Suy nghĩ ; Tinh
thần; Hoạt động xã hội; Sự hợp tác: phạm vi quan hệ xã hội
gồm có việc cho và nhận, thương thảo, các qui định và nghi
lễ ngoại giao hoặc những tục lệ
Niềm tin, giá trị kinh nghiệm, và quan điểm hình thành nên
nhận thức và ứng xử. Nói cách khác một nhóm người có
chung lịch sử, tôn giáo, ngôn ngữ, tư tưởng, nghệ thuật, và
khoa học có thể được coi là có chung nền văn hố
Cơng bằng Cơng bằng có nghĩa là theo đúng lẽ phải, khơng thiên vị
Loại trừ Trong tình trạng bị loại trừ, loại ra, làm cho mất đi, gạt
riêng ra, khơng kể đến, khơng tính đến
Loại trừ có thể xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, ví
dụ, loại trừ về mặt ngôn ngữ, kinh tế, dân tộc…
nhiệm
Đánh giá cụ thể Được thiết kế đánh giá sao cho trả lời cụ thể học sinh về
Tập hợp thong tin về việc học tập của học sinh trong suốt
q trình của khố học hoặc chương trình học nhằm cải thiện
hoặc nâng cao kết quả học tập
Đánh giá được thiết kế nhằm đem đến cho giáo viên và
học sinh những phản hồi hiệu quả về việc đã học cái gì đề
việc học tiếp theo sẽ đạt được kết quả tốt hơn dựa trên thong
tin về những điểm yếu và điểm mạnh của học sinh.
Nhờ quan sát, giáo viên sẽ thấy được mực độ hiểu bài
hoặc khả năng hoàn thành bài tập của học sinh và xác định
xem có phần nào học sinh khơng hiểu hoặc khơng làm được.
Kết quả đầu ra này quyết định những bước tiếp theo trong
quá trình học và dạy. (xem Đánh giá tóm tắt)
Q trình hai chiều giữa giáo viên và học sinh nhằm
nâng cao, nhận ra và đáp ứng tốt việc học. Việc đánh giá
được cho là cụ thể khi những phản hổi từ các hoạt động học
tập thích ứng với việc dạy để đáp ứng nhu cầu học tập.
Những q trình có thể học sinh kiểm sốt được việc học của
bản thân họ.
Mục đích của việc đánh giá cụ thể nhằm nâng cao chất lượng
học chứ không phải việc phân cấp, phân lớp cho học sinh
Giới Khái niệm này liên quan đến tầm quan trọng và trách nhiệm
của nam và nữ trong gia đình, xã hội và nền văn hoá của
cả người học có cơ hội tham gia đầy đủ vào mọi các hoạt
động giáo dục, làm việc, giải trí, cộng đồng và trong gia đình
tiêu biểu cho hoạt động xã hội hàng ngày.
Hồ nhập là một cảm giác thuộc về một cái gì đó: cảm
giác được tơn trọng, được đánh giá mình là ai; cảm nhận một
mức hỗ trợ và sự tận tâm để một người có thể làm việc của
mình tốt nhất.
‘Hồ nhập’ giáo dục nhằm giải quyết sự đa dạng của học sinh
trong mơi trường giáo dục. Hồ nhập liên quan đến việc tạo
điều kiện tối đa cho việc học và việc tham gia vào việc học
của tất cả học sinh.
Học độc lập Học độc lập tập trung vào việc tạo cơ hội và kinh nghiệm
cần thiết cho học sinh để họ trở thành người học có năng lực,
tự lực, có động lực và học suốt đời.
Học độc lập là việc học trong đó người học, kết hợp với
các nguồn và những người khác liên quan, đưa ra những
Trong q trình này, những người học độc lập phát triển
giá trị, thái độ, kiến thức và kĩ năng cần thiết để đưa ra những
quyết định có trách nhiệm và hành động để giải quyết việc
học của chính họ. Học độc lập được tăng cường bằng việc tạo
ra cơ hội và kinh nghiệm kích thích động cơ học của người
học, kích thích sự tị mò, sự tự tin và sự tự lập của họ; việc
này dựa vào việc hiểu của người học về sở thích của chính họ
và việc đánh giá việc học vì lợi ích của chính họ.
Học độc lập là một phần của q trình học suốt đời, học liên
tục kích thích việc tư duy, đồng thời tăng cường sự phát triển
liên tục khả năng và sức mạnh của người học. ưu thế hơn việc
học thuộc sự kiện và kĩ năng, phương pháp học này khuyến
khích người học tự làm cho kiến thức mới có nghĩa đối với
họ dựa vào việc họ hiểu tại sao kiến thức mới liên quan đến
kinh nghiệm, sở thích và nhu cầu của chính họ và mối liên hệ
đó như thế nào.
Học tương tác Học tương tác mô tả phương pháp tiếp thụ thông tin
thông qua cách thức thực hành, tương tác. Việc này đối lập
với học thụ động, chỉ thơng qua quan sát một q trình học
hoặc chỉ nghe thông tin. Học tương tác là một phương pháp
phổ biến sử dụng trong môi trường giáo dục ngày nay, và
thường liên quan đến việc sử dụng máy tính và những trang
thiết bị khác.
Học tương tác: học trong sự tương tác với đồng nghiệp: trị
Cách học Cách học là cách thức tiếp cận học tập khác nhau. Chúng
liên quan đến cách học đặc biệt đến việc một cá nhân học có
hiệu quả. Hầu hết, mọi người thích cách học tương tác, tham
gia hoặc tiếp thu thông tin
Phương pháp học là sự ưu tiên khác nhau và những
phương pháp choo người học trong quá trình học tập
Cách học được ưa thích trong đó học sinh lĩnh hội, tổ chức và
ôn lại kiến thức. Những người khác có thể thích cách khác
chẳng hạn như học trực tiếp, học từ xa qua đài, học bằng cảm
xúc, học qua thực hành, hoặc bằng cách kết hợp tất cả những
phương pháp trên
Định hướng giới Về giới: Đây là một phương pháp dùng để phối hợp những
nhu cầu của nam và nữ cũng như những kĩ năng sẽ được hình
thành và thực hành về chính trị kinh tế và tơn giáo, và phạm
vi xã hội để cân bằng những lợi ích của nam và nữ. Bất bình
đẳng nên nhanh chóng mất đi. Các tổ chức với định hướng
giới trong các hoạt động của họ là có được văn hố tổ chức
đáp ứng giới. Đây là văn hố trong đó mọi người đáp lại một
cách chắc chắn đến những yêu cầu tổ chức mà họ thể hiện
các cam kết về bình đẳng giới trong các hoạt động hằng ngày
và sự tương tác với những người khác.
Dạy học vi mô Là một kĩ năng dùng cho các khố học ví dụ một phần
của bài học được dạy cho một số ít học sinh. Sự thay đổi của
dạy học vi mô là "dạy học lẫn nhau" trong đó "học sinh"
họ thể hiện giữa bạn bè và đồng nghiệp một phần kế hoạch
làm việc của họ với học sinh. Dạy học vi mô nhanh, hiệu quả,
vui và giúp cho giáo viên thoát khỏi sự bắt đầu bỡ ngỡ
Kết quả đầu ra Kết quả, tác động của các hoạt động. Các kết quả đầu ra
được đặt kế hoạch mong muốn đạt được. Những kết quả đầu
ra thực tế là kết quả và tác động thực.
Kết quả việc thực hiện dự án là một ví dụ. nó khơng giống
"đầu ra"
Đầu ra Kết quả trực tiếp của việc tương tác các thành phần đầu vào
và các quá trình; loại hình và số lượng của hàng hố và dịch
vụ có được từ một hoạt động, dự án hoặc chương trình
Tương đồng Sự đồng đẳng, ngang hàng với nhau
Tính bình đẳng thể hiện qua thực tế và số liệu đồng bộ
Người tham gia Người tham gia trong các hoạt động
Học tham gia Bất cứ q trình học nào khuyến khích việc tham gia tích cực
của nhiều người học
Học bị động Học sinh được đánh giá tham gia khoá học một cách bị
động khơng có bất kỳ sự chuẩn bị nào và không sẵn sàng để
nạp bất kỳ chút kiến thức nào. Ở những lớp học kiểu cũ, giáo
viên thường đọc bài cho học sinh chép một cách bị động như
Kiến thức đạt được khơng có bất kỳ sự cố gắng nào
Đánh giá trong
nhóm
Là việc đánh giá kết quả của học sinh, sản phẩm, quá
trình học tập của bạn cùng lớp.
Quá trình của kiểm tra cơng việc của người khác cần có
tiêu chuẩn và cấu trúc phản hồi
Là một phản hồi trong đó mỗi cá nhân làm việc một cách hợp
tác để đánh giá lẫn nhau
Học tập lẫn nhau gồm nhiều cách thức học tập, ví dụ một
người kèm một người, thuyết trình do các học sinh khá, tốt;
đến việc học sinh tự giúp nhau học, học nhóm tại thư viện
hoặc phịng chức năng, học ngồi trường, ngồi lớp.
Thời lượng nói
của người học
Mục đích của học tích cực là tăng thời lượng nói của người
học
(Học) tư duy Đề cập đến mức độ lớn hoặc sâu hơn của việc xử lý tài liệu
học. Đối lập với học không tư duy (non-reflective), tài liệu
Học vẹt Học vẹt là cách mà không hiểu về môn học hoặc chỉ tập
trung vào thuộc lòng. Việc thực hành của học vẹt là việc nhắc
đi nhắc lại. Ý tưởng mà một học sinh có thể nhớ lại ý nghĩa
của bài học nhanh là học sinh đó đọc đi đọc lại nội dung.
Là một cấp độ học tập mà học sinh có thể nhắc lại một điều
gì đã học chứ khơng cần hiểu hoặc có khả năng áp dụng điều
đã học
Đánh giá tổng
kết
Đánh giá ở phần kết mỗi buổi học nhằm kiểm tra kĩ năng và
kiến thức của học sinh. Kết quả đầu ra là yêu cầu cao nhất
suốt quá trình học tập của từng đơn vị học phần, từng môn
học và từng năm học
Thời lượng nói
của giáo viên
Một trong những mục đích của phương pháp học tích cực là
giảm thời lượng nói của giáo viên
Tư vấn nghề
nghiệp
Là quá trình mà giáo viên hoặc tư vấn viên giúp học sịnh
hiểu để lựa chọn một chương trình học, định hướng về nghề
nghiệp
Tư vấn về cơ hội nghề nghiệp: định hướng hoặc hướng
dẫn đi đến quyết định lựa chọn
Một tư vấn viên có thể giúp học sinh lập kế hoạch đạt
được những mục tiêu cũng như có được những hỗ trợ và
động viên
học sinh phát triển những mục tiêu nghề nghiệp. Thậm chí
nếu học sinh khơng nắm chắc mục tiêu của họ, tư vấn viên sẽ
kết hợp giúp đỡ học sinh trong việc quyết định học ở đâu và
xây dựng kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu
Phát triển
chuyên môn liên
tục
Cập nhật những kiến thức chuyên môn và nâng cao cạnh
tranh lành mạnh trong suốt q trình học tập và làm việc,
Phát triển chun mơn lien tục là lời cam kết luôn luôn cập
nhật, trau dồi và nâng cao kiến thức chuyên môn
Phát triển chun mơn liên tục là q trình hoặc hoạt
động trau dồi hoặc nâng cao khả năng chuyên môn thong qua
nâng cao kiến thức, kĩ năng và chất lượng cần thiết việc thực
Làm thế nào để duy trì chun mơn lien tục và mở rộng
kiến thức , phát triển kĩ năng , nâng cao chất lượng là yêu cầu
trong đời sống chuyên môn của giáo viên
Tóm lại, Phát triển chun mơn liên tục được coi là việc cập
nhật kiến thức, nâng cao năng lực chun mơn.
Người tư vấn n) người có kinh nghiệm và đáng tin cậy
(v) là giáo viên hoặc tư vấn viên. "Giáo sư đã giúp đỡ cô suốt
những năm học"; " Cô ấy là một giáo viên tốt nhưng ko thích
tư vấn, giúp đỡ"
Tư vấn Xây dựng mối quan hệ trong đó có sự tư vấn dày dạn kinh
nghiệm và hiểu biết giúp đỡ nhằm nâng cao năng lực cụ thể
Tâm lý học
đường
Yếu tố này trong giáo dục được miêu tả như là một phạm trù
bên cạnh việc học tập (ví dụ: hỗ trợ về tâm tư tình cảm hoặc
tâm lý…)
<b>2. Đặc trưng của dạy và học tích cực:</b>
- Dạy học thơng qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
- Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Dạy và học tích cực nhấn mạnh: Tính hoạt động cao của người học; Tính nhân
văn cao của giáo dục.
- Bản chất của dạy và học tích cực là : Khai thác động lực học tập của người học
để phát triển chính họ; Coi trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học,đảm bảo
cho họ thích ứng với đời sống xã hội.
<b>3. Ý tưởng cơ bản về dạy và học tích cực.</b>
Dạy và học tích cực thể hiện điều gì ?
Giáo viên - Học sinh: Tạo ra tác động qua lại trong mơi trường học tập an tồn.
Giảng viên/giáo viên:
- Thiết kế và tạo mơi trường cho phương pháp học tích cực.
- Khuyến khích, ủng hộ, hướng dẫn hoạt động của HS.
- Thử thách và tạo động cơ cho HS.
- Khuyến khích đặt câu hỏi và đặt ra những vấn đề cần giải quyết.
Giáo sinh/Học sinh:
- Chủ động trao đổi/xây dựng kiến thức.
- Khai thác, tư duy, liên hệ.
- Kết hợp kiến thức mới với kiến thức đã có từ trước.
<b>4. Năm yếu tố thúc đẩy dạy và học tích cực.</b>
1. Khơng khí và các mối quan hệ nhóm
• Xây dựng mơi trường lớp học mang tính kích thích (bàn ghế, trang trí trên
• Quan tâm tới sự thoải mái về tinh thần.
• Hỗ trợ cá nhân một cách tích cực.
• Tạo cơ hội để học sinh giao tiếp, thể hiện quan điểm, giá trị, mơ ước, chia sẻ
kinh nghiệm,.. và hợp tác trong các hoạt động tổ chức và học tập.
• Tạo ra mơi trường học tập thoải mái, không căng thẳng, không nặng lời,
không gây phiền nhiễu.
• Cho phép có các hoạt động giải trí nhẹ nhàng, truyện vui, đùa giỡn trong q
trình thực hiện nhiệm vụ.
2. Sự phù hợp với trình độ phát triển
• Tính tới sự khác biệt về trình độ phát triển của học sinh.
• Trình bày sáng rõ về những mong đợi của thày ở trò (nhất trí thoả thuận)
• Đưa ra các u cầu rõ ràng, tránh mơ hồ, đa nghĩa.
• Cho phép học sinh giúp đỡ lẫn nhau.
• Quan sát trẻ học tập để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng em.
• Dành thời gian đặt các câu hỏi yêu cầu trẻ động não và hỗ trợ từng học sinh.
• Tạo điều kiện trao đổi về nhiệm vụ với trẻ (vòng trịn đánh giá).
3. Sự gẫn gũi với thực tế:
• Nỗ lực gắn liền nội dung nhiệm vụ với các mối quan tâm của trẻ và thế giới
• Tận dụng mọi cơ hội có thể để tiếp xúc với vật thực/tình huống thực.
• Sử dụng các cơng cụ dạy học hấp dẫn (trình chiếu, video, tranh ảnh,…) để
“mang” học sinh lại gần đời sống thực tế.
• Giao các nhiệm vụ có ý nghĩa với trẻ, và là những nhiệm vụ vận dụng mơn
học.
• Khai thác những đề tài vượt lên trên những giới hạn của cácmôn học riêng rẽ.
4. Mức độ hoạt động:
• Hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi.
• Tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực.
• Tích hợp các hoạt động học mà chơi/các trò chơi giáo dục.
• Thay đổi xen kẽ các hoạt động và nhiệm vụ học tập.
• Tăng cường các trải nghiệm thành cơng.
• Tăng cường sự tham gia tích cực.
• Đảm bảo hỗ trợ đúng mức (học sinh hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ từ thày cơ).
• Đảm bảo đủ thời gian thực hành.
Mối quan hệ giữa các mức độ hỗ trợ của GV với nhu cầu của HS:
Hỗ trợ
Nhu cầu
Nhiều Ít Khơng có
Nhiều tích cực (bị bỏ rơi)
Ít Nhàm chán Cân bằng Tương tác
tích cực
Khơng có Tương tác
tiêu cực Nhàm chán Cân bằng
5. Phạm vi tự do sáng tạo:
- Trẻ có thường xuyên được lựa chọn hoạt động hay khơng?
- Trẻ có được lên kế hoach/đánh giá bài học, nhiệm vụ và hoạt động hay
không?
- Trong khuôn khổ một số nhiệm vụ nhất định, trẻ có được tự do xác định q
trình thực hiện và bản chất sản phẩm hay khơng?
- Trẻ có được giao nhiệm vụ trên cơ sở thực tiễn nhà trường và thực tế nhóm
hay khơng?
- Từ đó:
• Động viên khuyến khích trẻ tự mình giải quyết vấn đề.
• Đặt các câu hỏi mở, yêu cầu tự luận - thay vì các câu hỏi đóng mang tính
nhắc lại (cho phép trẻ đào sâu suy nghĩ sáng tạo).
• Tạo điều kiện và cơ hội để trẻ tham gia.
<b>II. MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.</b>
<b>1. CÁC KỸ THUẬT MANG TÍNH HỢP TÁC</b>
Các lí do áp dụng kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
Tăng cường hiệu quả học tập
Tăng cường trách nhiệm cá nhân
Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau
Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm
Một số kĩ thuật DH mang tính hợp tác: Kĩ thuật “Khăn trải bàn”; Kĩ thuật “Các
mảnh ghép”; Sơ đồ KWL và Sơ đồ tư duy.
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá
nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.
- Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa HS với HS.
<b>a. Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”</b>
• Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm).
• Mỗi người ngồi vào vị trí như vẽ trên tấm khăn phủ bàn trên đây.
• Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…).
• Viết vào ô đánh số của bạn những điều bạn thích về câu hỏi (chủ đề) và
những điều bạn khơng thích. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.
• Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời.
• Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ơ giữa tấm khăn trải bàn.
• Cả nhóm quyết định lựa chọn một câu hỏi/chủ đề nghiên cứu.
<b>b. Các nhiệm vụ trong nhóm</b>
Ý kiến chung của cả nhóm về
chủ đề
<b> 1</b>
<b>Viết ý kiến cá nhân</b>
<b> 4</b>
<b>Viết ý </b>
kiến cá
nhân
<b> 2</b>
<b>Viết ý </b>
kiến cá
<b> 3</b>
* Người quản gia:
• Bạn sẽ tìm hiểu xem nhóm cần những tài liệu gì và bạn có thể tìm những tài
liệu đó ở đâu.
• Bạn cần thu thập các tài liệu một cách nhanh chóng để nhóm có thể làm việc.
• Trong q trình nhóm làm việc, nếu cần tham khảo hoặc sử dụng thêm tài
liệu nào, bạn là người duy nhất được phép đi lấy nó.
• Khi nhiệm vụ của nhóm đã hồn thành, bạn sẽ nộp bài tập nhóm cho giáo
viên và trả các tài liệu đã lấy vào đúng chỗ ban đầu.
* Người cổ vũ:
• Bạn sẽ động viên tinh thần của nhóm trước khi bắt đầu làm việc. Ví dụ “Nào
các bạn, chúng ta bắt đầu nhé!”
• Khi một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, bạn sẽ khuyến khích họ, ví dụ
như “Hãy cố gắng lên, tơi biết bạn có thể làm được”.
• Khi cả nhóm đều gặp bế tắc, bạn có thể động viên tinh thần nhóm bằng
những câu nói khích lệ “ Chúng ta có thể làm được, hãy cùng nhau suy nghĩ để tìm
ra cách làm”
* Người giữ trật tự:
• Bạn sẽ đảm bảo sao cho các thành viên trong nhóm khơng thảo luận q to.
• Nếu các thành viên trong nhóm tranh luận gay gắt, bạn có thể u cầu họ nói
một cách nhẹ nhàng hơn.
• Nếu nhóm của bạn bị các nhóm khác làm ảnh hưởng, bạn có thể là đại diện
u cầu nhóm đó bình tĩnh và trật tự hơn.
* Người giám sát về thời gian:
• Bạn sẽ phụ trách việc theo dõi đồng hồ để biết thời gian làm việc của nhóm.
• Ngay từ khi bắt đầu làm việc, bạn sẽ thông báo với các thành viên thời gian
cho phép.
• Khi nhóm dành q nhiều thời gian cho một bài tập, bạn cần thông báo với
các thành viên trong nhóm, ví dụ như “Chúng ta phải chuyển sang câu hỏi khác
thơi, nếu khơng tồn bộ bài tập sẽ khơng thể hồn thành được”.
• Trong q trình thảo luận, bạn có thể thơng báo về thời gian cịn lại.
* Thư ký:
• Bạn sẽ chuNn bị bút và giấy trong q trình làm việc.
• Ghi lại những câu trả lời đã được thống nhất trong nhóm một cách cNn thận
và rõ ràng.
* Người phụ trách chung:
• Bạn cần theo dõi để các thành viên đều ở tập trung làm việc trong nhóm.
• Khi có thành viên nào trong nhóm thảo luận sang vấn đề khơng có trong bài
• Bạn cũng cần đảm bảo rằng khi một người trong nhóm trình bày thì các
thành viên cịn lại chú ý lắng nghe.
• Bạn tạo điều kiện cho tất cả thành viên trong nhóm đều được trình bày và
tham gia.
• Khi nhóm mất đi sự tập trung, bạn cần động viên họ tiếp tục.
<i><b>1.2. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”</b></i>
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các
nhóm nhằm:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
- Kích thích sự tham gia tích cực của HS nhằm: Nâng cao vai trị của cá nhân
trong q trình hợp tác (Khơng chỉ hồn thành nhiệm vụ ở Vịng 1 mà còn phải
truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hồn thành nhiệm vụ ở Vịng 2).
1
1 <sub>2</sub> <sub>3</sub>
<b>Vịng 1</b>
<b>Vịng 2</b>
1 1
1 1
2 2
2 2
3 3 3
3 <sub>3</sub>
<b>a. Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”</b>
Vịng 1:
• Hoạt động theo nhóm 3 người
• Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2:
nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C).
• Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong
nhiệm vụ được giao.
• Mỗi thành viên đều trình bày được nhóm đã tìm ra câu trả lời như thế nào.
Vịng 2:
• Hình thành nhóm 3 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1
người từ nhóm 3).
• Các câu trả lời và thơng tin của vịng 1 được các thành viên nhóm mới chia
• Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết.
• Lời giải được ghi rõ trên bảng.
<b>b. Bốn yếu tố chủ đạo trong kĩ thuật </b>
• Sự phụ thuộc tích cực.
• Trách nhiệm cá nhân.
• Tương tác trực tiếp.
• Nhiệm vụ yêu cầu động não.
<b>c. Ra nhiệm vụ “Mảnh ghép” như thế nào?</b>
• Lựa chọn một chủ đề thực tiễn.
• Xác định một nhiệm vụ phức hợp – bao gồm các phần khác nhau (để thực
hiện ở vịng 2).
• Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp (kiến thức,
kĩ năng, thơng tin, chiến lược).
• Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị (cho vịng 1). Xác định các yếu tố
hỗ trợ cần thiết để hồn thành thành cơng vịng 2.
<b>d. Vai trị – nhiệm vụ trong nhóm (ví dụ)</b>
<b>CHỦ ĐỘNG</b>
<b>TÍCH</b> <b>CỰC</b>
Thư kí: Ghi chép kết quả.
Phản biện: Đặt các câu hỏi phản biện.
Hậu cần: Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết.
Liên lạc với nhóm khác: Liên hệ với các nhóm khác.
Liên lạc với thày cô: Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp.
<b>e. Vùng hợp tác và các kĩ năng hợp tác:</b>
<b>f. Tình huống gặp phải</b>
Đọ sức - vạch ranh giới – yêu
cầu – tin tưởng vào quan điểm
bản thân - chỉ trích
Lãnh đạo-tổ chức-thuyết
phục khun nhủ-quan
tâm-khuyến khích-cảm thơng
Thể hiện sự thất vọng
&khơng hài lịng-im lặng –
rút lui - đứng bên lề-thu mình
Cởi mở-chấp nhận ý kiến phê
bình-lắng nghe-giữ đúng lời
đợi chờ-mềm dẻo
<b>PHẢN ĐỐI</b> <b><sub>HỢP TÁC</sub></b>
<b>THỤ ĐỘNG</b>
Liên tục đả kích
đàn áp người khác <sub>Hách dịch</sub>
Liên tục chỉ trích
Kẻ cả
Giảm thiểu
vai trị
của người
Khác
Quá phục tùng
<i><b>1.3. Sơ đồ KWL và Sơ đồ tư duy</b></i>
<i>1.3.1. Sơ đồ KWL</i>
<b>Phiếu - Sơ đồ KWL</b>
Chủ đề: ……….
Họ tên: ………
Ngày: ……….
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở
rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm.
Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng
cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Các nhánh chính lại được
phân chia thành các nhánh cấp 2, cấp 3,…Trên các nhánh, ta có thể thêm các hình
ảnh hay các kí hiệu cần thiết. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên
Ghi lại những điều bạn
học được
Tìm ra điều bạn đã biết
về một chủ đề
Tìm ra điều bạn muốn
biết về một chủ đề
kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi
sâu rộng mà các ý tưởng thông thường không thể làm được.
- Là một công cụ tổ chức tư duy.
- Là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thơng
tin ra ngồi bộ não.
- Là một phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả:
+ Bao quát được các ý tưởng
b. Sơ đồ tư duy giúp gì cho bạn?
- Sáng tạo hơn
- Tiết kiệm thời gian
- Ghi nhớ tốt hơn
- Nhìn thấy bức tranh tổng thể
- Tổ chức và phân loại
- ...
c. Cách tiến hành
- Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.
- Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/nội dung liên quan.
Vấn đề liên
quan
Vấn đề liên
quan
Vấn đề liên
quan
Vấn đề liên
quan
Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố/nội dung luôn được kết nối với nhau.
Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách
đầy đủ và rõ ràng
<b>2. HỌC THEO GĨC</b>
<i><b>2.1. Học theo góc là gì?</b></i>
Là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó học sinh thực hiện các
nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong khơng gian lớp học.
Là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định, cụ thể
Kích thích HS tích cực học thông qua hoạt động
Đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động
Mục đích là để học sinh được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua
mỗi hoạt động
<b> Ví dụ: 4 góc cùng thực hiện một nội dung và mục tiêu học tập nhưng theo</b>
các phong cách học khác nhau và sử dụng các phương tiện/đồ dùng học tập khác
nhau.
<i><b>2.2. Cơ hội cho HS:</b></i>
1. HS được lựa chọn hoạt động.
2. Các góc khác nhau – cơ hội khác nhau: Khám phá, Thực hành, Hành động,
…:
- Mở rộng, phát triển, sáng tạo (thí nghiệm mới, bài viết mới,…).
- Đọc hiểu các nhiệm vụ và các hướng dẫn bằng văn bản của GV.
- Cá nhân tự áp dụng.
3. Đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau.
<i><b>2.3 Ưu điểm của học theo góc</b></i>
Kích thích HS tích cực học tập thông qua hoạt động.
Tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái ở HS.
Học sâu & hiệu quả bền vững.
Tương tác mang tính cá nhân cao giữa thày và trị.
Hạn chế tình trạng học sinh phải chờ đợi.
Cho phép điều chỉnh HĐ dạy học sao cho phù hợp với trình độ và nhịp
độ học tập của HS (thuận lợi đối với HS).
Nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích cực.
Nhiều khả năng lựa chọn hơn.
Nhiều thời gian hướng dẫn cá nhân hơn.
Tạo điều kiện cho HS tham gia hợp tác cùng học tập.
<i><b>2.4. Các bước dạy học theo góc</b></i>
Bước 1 : Lựa chọn nội dung bài học phù hợp.
Bước 2 : Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc.
Bước 3 : Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm
phương tiện/tài liệu (tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc; bản
hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bản hướng dẫn tự đánh giá,…).
Bước 4 : Tổ chức thực hiện học theo góc.
- HS được lựa chọn góc theo sở thích.
- HS được học ln phiên tại các góc theo thời gian quy định (ví dụ 10’ - 15’
tại mỗi góc) để đảm bảo học sâu.
Bước 5 : Tổ chức trao đổi/chia sẻ (thực hiện linh hoạt).
<i><b>2.5. Tiêu chí học theo góc</b></i>
1. Tính phù hợp.
Nhiệm vụ và cách tổ chức hoạt động học tập thực sự là phương tiện để đạt
mục tiêu, tạo ra giá trị mới chứ không chỉ là hình thức.
Nhiệm vụ giàu ý nghĩa, thiết thực, mang tính kích thích, thúc đẩy đối với
HS.
2. Sự tham gia.
Nhiệm vụ và cách tổ chức dạy học mang lại hoạt động trí tuệ ở mức độ cao.
HS tham gia vào hoạt động một cách chủ động, tích cực.
Biết áp dụng kiến thức vào thực tế.
3. Tương tác và sự đa dạng.
Tương tác giữa GV và HS, HS với HS được thúc đẩy đúng mức.
Tạo cơ hội cho HS áp dụng những kinh nghiệm đã có.
<i><b>2.6. Một số lưu ý.</b></i>
Chọn nội dung bài học phù hợp với đặc trưng của Học theo góc.
Đảm bảo cho HS thực hiện nhiệm vụ luân phiên qua các góc (Học sâu và
học thoải mái).
<b>3. HỌC THEO HỢP ĐỒNG.</b>
<i><b>3.1. Thế nào là Học theo hợp đồng?</b></i>
<i>Là cách tổ chức học tập, trong đó HS làm việc theo một gói các nhiệm vụ</i>
<i>trong một khoảng thời gian nhất định.</i>
• Là cách tổ chức mơi trường học tập, trong đó HS được giao 1 hợp đồng trọn
gói bao gồm các nhiệm vụ khác nhau: các nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự
chọn.
• Được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định (không nhất thiết chỉ
thực hiện trong tiết học).
• HS chủ động xác định thời gian và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ.
<i><b>3.2. Ưu điểm của học theo hợp đồng </b></i>
• Cho phép phân hố nhịp độ và trình độ của HS.
• Tăng cường tính độc lập của HS.
• Nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ học tập có kế hoạch.
• Cơ hội cho hướng dẫn cá nhân.
• Hoạt động phong phú hơn.
• Lựa chọn đa dạng hơn.
• Tránh chờ đợi.
• ...
<i><b> 3.3. Hạn chế của học theo hợp đồng</b></i>
• Các nhiệm vụ, tài liệu học tập phải được chuẩn bị trước
• Các tài liệu học tập phải được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của
từng học sinh
• Cả thày và trò đều cần một khoảng thời gian nhất định để làm quen với
phương pháp dạy và học mới.
<i><b>3.4. Các bước học theo hợp đồng</b></i>
Bước 2 : Xây dựng hợp đồng
Thiết kế văn bản hợp đồng
Thiết kế các nhiệm vụ/hoạt động bao gồm cả phương tiện, tài liệu (tư liệu
nguồn, bản hướng dẫn theo các mức độ hỗ trợ, đáp án,…)
Bước 3 : Tổ chức kí và thực hiện hợp đồng
Bước 4 : Tổ chức trao đổi/chia sẻ kết quả học tập
<i><b>3.5. Tiêu chí Học theo Hợp đồng</b></i>
a. Tính phù hợp
Các nhiệm vụ và cách tổ chức hoạt động học tập phải phù hợp với nội dung
bài học và phải thực sự là phương tiện để đạt mục tiêu, tạo ra giá trị mới chứ không
chỉ là hình thức.
Các nhiệm vụ giàu ý nghĩa, thiết thực, mang tính kích thích, thúc đẩy đối với
HS.
b. Sự tham gia
Nhiệm vụ và cách tổ chức dạy học mang lại hoạt động trí tuệ ở mức độ cao.
HS tham gia vào hoạt động một cách chủ động, tích cực.
Biết áp dụng kiến thức vào thực tế.
c. Tương tác và sự đa dạng
Học sinh có cơ hội được học tập với nhau và học tập lẫn nhau.
Tương tác giữa giáo viên và HS, HS với HS được thúc đẩy đúng mức.
Tạo cơ hội cho HS áp dụng những kinh nghiệm đã có.
<i><b>3.6. Hạn chế của học theo hợp đồng</b></i>
• Các nhiệm vụ, tài liệu học tập phải được chuẩn bị trước
• Các tài liệu học tập phải được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của
từng học sinh
• Cả thày và trị đều cần một khoảng thời gian nhất định để làm quen với phương
pháp dạy và học mới.
<i><b>3.7. Mục đích dạy học theo hợp đồng</b></i>
<i>a. Đa dạng hoá về: </i>
– Mức độ độc lập trong học tập
<i>b. Đa dạng các nhiệm vụ </i>
Bắt buộc – tự chọn (yêu cầu phải có trong hợp đồng)
Đóng – mở
Dựa trên các hoạt động học tập - vui chơi
Độc lập – có hướng dẫn
Cá nhân – hợp tác
<i><b>3.8. Lưu ý khi tổ chức Học theo hợp đồng</b></i>
Nội dung bài học phải phù hợp với đặc trưng của Học theo hợp đồng. (Nên
áp dụng trong các bài thực hành, ôn tập/luyện tập, …).
Nhiệm vụ bắt buộc phải căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng. Nhiệm vụ tự
chọn nhằm củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức/kĩ năng liên quan đến nội dung
bài học.
Thiết kế phiếu hỗ trợ có các mức độ khác nhau đáp ứng sự phân hố về trình
độ nhận thức của HS
Cần có thời gian nhất định để GV và HS làm quen với phương pháp dạy và
học này.
<b>*Ví dụ: </b>
NHIỆM VỤ: Hãy tính áp lực lên bàn tay phải khi em xách cặp sách ?
Tính diện tích tay cầm trong lịng bàn tay
Áp dụng cơng thức sau tính áp lực lên bàn tay, và cho kết quả tính bằng Pascal
Tưởng tượng bạn phải làm một bài tập tương tự một mình mà khơng được thày/cơ
giáo hỗ trợ.
Bạn cần gì để hồn thành bài tập? Bạn sẽ chuẩn bị làm bài tập như thế nào? Câu
hỏi nào bạn phải trả lời trước?
<b>*Phương pháp</b>
- Chuyển đổi trọng lượng thành Newton bằng cách nhân lên 10 lần (F =trọng
lượng x 10) Lực được thể hiện theo đơn vị Newton
Tính diện tích bề mặt tay cầm trong lòng bàn tay
- Đo chiều dài (= a) và chiều rộng (= b) tay cầm trong lịng bàn tay. Sử dụng đơn
vị (cm)
- Tính diện tích bề mặt (=A) tay cầm trong lịng bàn tay theo công thức:
S = a.b
Sử dụng đơn vị cm2<sub> : cm x cm = cm</sub>2
- Đổi diện tích thành m2
Chú ý: 1 cm2<sub> = 0,0001 cm</sub>2<sub> !!</sub>
Đưa kết quả tìm được vào cơng thức sau
(P = áp lực, tính bằng đơn vị Pasacl)
<b>4. DẠY HỌC THEO DỰ ÁN (Áp dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học dự án).</b>
<i> Hiện nay, dạy học dự án khơng cịn q xa lạ với giáo viên và học sinh.</i>
Quá trình thực hiện dự án là một cơ hội tốt để học sinh đề xuất các ý tưởng, kết
hợp các ý tưởng và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Do vậy, việc sử dụng sơ
đồ tư duy (trên giấy hoặc bằng phần mềm) là cần thiết để học sinh có thể thực hiện
thành cơng dự án.
<i><b>4.1. Cơ sở lí luận dạy học định hướng hành động nhận thức</b></i>
Chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học định hướng hành động nhận
thức là cơ sở cho việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học dự án.
<i><b>a. Cơ sở sinh lí thần kinh</b></i>
Những thành tựu nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, bộ não không
tư duy theo dạng tuyến tính mà bằng cách tạo ra những kết nối, những nhánh thần
kinh. Nhưng việc ghi chép tuần tự theo lối truyền thống với bút và giấy có dòng kẻ
đã khiến cho con người cảm thấy nhàm chán.
Từ trước đến nay cứu của Robert Ornstein và những cộng sự đã chỉ ra rằng
cổ áo) của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận
lợi để vỏ não phân tích, xử lí, rút ra kết luận hoặc xây dựng mơ hình về đối tượng
cần nghiên cứu.
<i><b>b. Cơ sở tâm lí học</b></i>
<i>* Vai trị của xúc cảm</i>
Xúc cảm đóng vai trị quan trọng trong việc học tập vì nó chi phối sự chú ý,
đến lượt mình, sự chú ý lại chi phối sự ghi nhớ [3]. Xét trên phương diện làm thoả
mãn nhu cầu cá nhân, có hai loại xúc cảm: xúc cảm âm và xúc cảm dương. Xúc
cảm âm được hình thành khi kết quả hành động khơng làm thoả mãn nhu cầu cá
nhân; xúc cảm âm có tác dụng ngăn cá nhân tiếp tục hành động vế phía đó. Xúc
cảm dương được hình thành khi kết quả của hành động thoả mãn nhu cầu cá nhân;
xúc cảm dương có tác dụng thúc đẩy hành động. Những hình ảnh sinh động, màu
sắc tươi sáng góp phần tăng cường xúc cảm dương.
Nếu các xúc cảm được duy trì trong thời gian dài, chúng tạo nên mong muốn
tự nguyện, thậm chí thành các thói quen hành động. Tư duy khơng khách quan, bởi
quyết định của con người để đưa ra hành động, bị điều khiển bởi nhu cầu, xúc cảm,
thói quen chủ quan. Ngược lại, tư duy có khả năng điều khiển các nhu cầu, xúc
cảm, thói quen hành động.
<i>* Vai trị của trực giác</i>
Trực giác đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo. Cơ sở của trực giác là trí
tưởng tượng khoa học. Trí tưởng tượng là khả năng tạo hình ảnh phản ánh đối
Khi ta suy nghĩ về một vấn đề gì đó, thơng tin được tích luỹ trong não một
cách dần dần. Bằng trí tưởng tượng của mình, con người xây dựng các sơ đồ, mơ
hình và tiến hành thao tác với các vật liệu ấy. Khi được những sự kiện mới làm nảy
sinh, kích thích, khơi gợi, những thông tin từ trong não bật ra tự nhiên và dễ dàng,
giúp con người phán đoán nhanh và cái mới xuất hiện. Những hình vẽ, kí hiệu, màu
sắc đóng vai trị quan trọng trong tưởng tượng vì chúng là những “vật liệu neo
thơng tin”, nếu khơng có chúng thì khơng thể tạo ra được sự liên kết giữa các ý
tưởng.
<i><b>c. Cơ sở lí luận dạy học</b></i>
- Mức độ thấp: Tư duy hình tượng sử dụng những đường cong, biểu đồ, màu
sắc, đồ thị, hình ảnh và hàng loạt các phương tiện khác để biểu diễn các mối tương
quan rất khó biểu diễn bằng lời. Kiểu tư duy này rất thường gặp ở học sinh Tiểu
học và Trung học cơ sở. Thí dụ, học sinh có thể vẽ sơ đồ thí nghiệm, vẽ sơ đồ cấu
trúc về mơ hình cần tìm trên giấy, sau đó tiến hành lắp ráp các dụng cụ hoặc chi tiết
theo sơ đồ rồi tiến hành thao tác với bộ dụng cụ thí nghiệm hoặc mơ hình đó.
- Mức độ cao: Tư duy mà khơng cần viết, vẽ hay nhìn một cái gì đó mà hồn
tồn tưởng tượng trong đầu. Thí dụ, học sinh có thể hình dung sơ đồ phương án thí
nghiệm về lực từ, mơ hình chng điện, rơle điện từ,…mà không cần thiết viết hay
vẽ ra giấy.
Tuy nhiên, không phải tình huống nào cũng có thể phân tích được bằng hình
tượng. Mặt khác, khi tư duy bằng hình tượng học sinh cũng gặp khó khăn khi phải
diễn đạt ý bằng ngơn ngữ. Giải pháp được đưa ra đó là cần phối hợp cả hai kiểu tư
duy: tư duy bằng hình tượng và tư duy ngơn ngữ.
<b>4.2. Sơ đồ tư duy trong dạy học dự án</b>
<i><b>a. Khái niệm dạy học dự án</b></i>
Dạy học dự án là dạy học trong hành động, trong đó học sinh chủ động tìm
hiểu và giành lấy kiến thức thông qua việc thực hiện các dự án. Các chủ đề trong
dạy học dự án chủ yếu liên quan đến đời sống hàng ngày của học sinh, có thể nằm
trong một mơn học hoặc liên mơn học. Dạy học dự án mở ra cơ hội cho học sinh
kết nối thông tin, phối hợp nhiều kĩ năng, giá trị và thái độ nhằm xây dựng kiến
thức và phát triển khả năng và thái độ học tập suốt đời.
Trong dạy học dự án, học sinh được tự do phát triển các ý tưởng, xây dựng mơ
hình và thiết kế, lắp đặt mơ hình vật chất hoặc tinh thần để giải quyết những vấn đề
thực tiễn. Từ đó, cùng với việc giành được kiến thức, các kĩ năng tư duy (đặc biệt
kĩ năng tư duy bậc cao) của học sinh cũng được phát triển. Hai loại tư duy quan
trọng của học sinh trong dạy học dự án đó là tư duy phân tích và tư duy sáng tạo.
Tư duy phân tích là đưa ra một tình huống, vấn đề, chủ đề hay quyết định để
từng bước kiểm tra cặn kẽ và logic. Kiểm nghiệm các luận điểm hoặc bằng chứng
hoặc đề xuất với các tiêu chuẩn mục tiêu.
Tư duy sáng tạo là tư duy để đưa ra những ý tưởng và sản phẩm mới. Phát hiện
ra một kiểu mẫu hoặc một mối quan hệ mới giữa các ý tưởng vốn khơng rõ ràng.
Tìm cách thức mới để đưa ra các ý tưởng. Kết hợp những ý tưởng hiện có để đưa ra
một ý tưởng mới tốt hơn.
* Học theo dự án có thể được áp dụng linh hoạt theo nhu cầu hoặc bối cảnh
của nhà trường trong giai đoạn hiện tại, song cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nội dung Trong phạm vi một môn học hoặc liên môn
Phân bổ thời gian Trong phân phối chương trình hoặc hoạt động
NGLL, ngồi giờ học…
Hình thức liên kết Trong trường hoặc giữa các trường
<i><b>* Thiết kế mục tiêu học tập ở cấp độ tư duy cao </b></i>
<b>Sử dụng thang Bloom (đã chỉnh sửa vào năm 2001)</b>
<b>*Các động từ chính tương ứng với 6 cấp độ tư duy:</b>
<b> Cấp độ tư duy</b> <b>Động từ chính</b>
1 Biết Xác định, mơ tả, vẽ, tìm, dán nhãn, kể, liệt kê, tìm
vị trí, ghi nhớ, đặt tên, thuộc lịng, nhận biết, lựa chọn,
thuật lại, viết,…
2 Hiểu Minh hoạ, diễn đạt lại, trình bày lại, tóm tắt, phân
biệt, giải thích, lập dàn ý, …
3 Áp dụng Lựa chọn, liên hệ, phân loại, thu thập, xây dựng,
phát hiện, diễn kịch, vẽ, thực hiện, triển khai, làm mơ
hình, sửa đổi, chuẩn bị, làm ra sản phẩm/sản xuất,
chứng minh, thực hành, sử dụng, …
Cấp độ
tư duy
Cấp cao
Cấp thấp
4 Phân tích Phân tích, phân loại, nghiên cứu, điều tra, so sánh,
đối chiếu, tách biệt, lựa chọn, phân biệt,…
5 Đánh giá Đánh giá, đề xuất, chứng minh, phê phán, xếp
loại, nhận xét, xem xét, kiểm tra, xếp hạng, quyết
định, …
6 Sáng tạo Tạo ra, bổ sung, xây dựng, soạn thảo, thiết kế,
sáng chế, phát triển, xây dựng giả thuyết, tưởng tượng,
phát minh, đổi mới, lập kế hoạch, dự đoán, đề xuất, …
<b>*Ví dụ. Thiết kế hướng dẫn HS Học theo Dự án</b>
<b>STT</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Mục tiêu</b>
1 hướng dẫn chọn chủ đềGiới thiệu PP Học theo dự án và
HS chọn chủ đề và xây dựng ý tưởng
(sơ đồ tư duy hoặc sơ đồ KWL)
2 Hướng dẫn HS lập kế hoạch <sub>vụ trong nhóm</sub>HS lập kế hoạch và phân chia nhiệm
3 Hướng dẫn HS thu thập thông tin HS biết cách thu thập và ghi chép<sub>thông tin từ nhiều nguồn</sub>
4 Hướng dẫn HS xử lý thông tin <sub>thông tin</sub>HS biết cách phân tích và tổng hợp
5
Hướng dẫn HS theo dõi q trình HS rà sốt lại mọi nhiệm vụ nhằm
kiểm tra tiến độ hoàn thành, xác định
vấn đề gặp phải và lên kế hoạch hoạt
động kế tiếp.
6
Hướng dẫn HS xây dựng sản
phẩm dự án
HS biết xây dựng và trưng bày/trình
bày sản phẩm với các hình thức đa
dạng
7 <sub>luận</sub>Hướng dẫn HS trao đổi, thảo <sub>trong quá trình thực hiện dự án</sub> HS chia sẻ những vấn đề gặp phải
9 Hướng dẫn HS trình bày kết quả <sub>HS nhóm khác nhận xét.</sub>HS biết trình bày kết quả trước lớp,
10 <sub>phản hồi</sub>Tổ chức đánh giá, tổng kết và<sub>phản hồi của bạn và GV.</sub>HS tự đánh giá và tiếp thu ý kiến
<i><b>* Vai trò của Giáo viên </b></i>
Là người tổ chức, hướng dẫn HS:
<b>Bước lập kế</b>
<b>hoạch</b>
Lựa chọn chủ đề theo sở thích
Xây dựng các vấn đề nghiên cứu cụ thể
Lập kế hoạch chi tiết về các nhiệm vụ học tập
Hoàn thiện kế hoạch dự án
<b>Bước thực</b>
<b>hiện dự án</b>
Tìm thơng tin có liên quan
Thiết kế phiếu khảo sát/câu hỏi phỏng vấn
Tổ chức khảo sát, phỏng vấn, làm thí nghiệm, quan sát...
Làm việc với tinh thần hợp tác
Duy trì nhiệt huyết
Xác nhận mối liên hệ giữa các dữ liệu
Lựa chọn và phân tích dữ liệu
<b>Bước Tổng</b>
<b>hợp kết quả</b>
Tổng hợp thông tin
Viết báo cáo hoặc xây dựng kết quả dự án
Thực hiện tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
Nhìn lại quá trình làm dự án
<b>Với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn - GV là:</b>
- Bạn đồng hành của HS
- Người trợ giúp
- …
<b>* Đánh giá dự án </b>
<b>Đánh giá</b> <b>Mục tiêu</b>
Truyền thống Sản phẩm cuối cùng của HS Cho điểm
Học theo dự án Qúa trình học tập của HS
Sản phẩm cuối cùng của HS
Xây dựng kiến thức, kĩ năng
hoặc thái độ
Cho điểm
<b>Mục đích chính của đánh giá là nâng cao chất lượng học tập và năng lực</b>
<b>của HS</b>
Có 3 loại hình đánh giá: Đánh giá về quá trình học tập; Đánh giá vì quá trình
<b>Đánh giá</b>
<b>Vì việc học</b> <b>Trong việc học</b> <b>Về việc học</b>
Đánh giá q trình, tiến bộ
của HS và cung cấp thơng tin
cho chương trình dạy học
Học sinh tham gia
tích cực vào q trình
đánh giá
Cho mục đích báo cáo và
giải trình
Đánh giá quá trình Đánh giá đồng
đẳng, tự đánh giá
Đánh giá kết quả
Thường đưa ra ý kiến phản hồi thay vì cho điểm
<b>Loại hình </b> <b>Mục đích</b> <b>Hình thức đánh giá</b>
Về việc học Đánh giá
kết quả
Kiểm tra
Vì việc học Đánh giá
quá trình
Phản hồi thường xuyên cho HS nhằm
duy trì sự tiến bộ
Trong việc học Tự đánh giá hoặc
đánh giá đồng đẳng
Khi tổ chức, hướng dẫn GV có thể lựa chọn kết hợp bất cứ loại hình
đánh giá nào.
Một trong những cách thức đánh giá hiệu quả là sử dụng bộ công cụ
đánh giá phù hợp với mục tiêu đánh giá (Đánh giá quá trình, đánh giá kết quả,
tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng)
Giới thiệu bộ công cụ đánh giá kết quả của nhóm học theo dự án (để tham khảo):
<b>Phiếu đánh giá trong học tập theo dự án</b>
<b>Nội dung</b> <b>Trên mức</b>
<b>đạt (7-10</b>
<b>điểm)</b>
<b>Đạt</b>
<b>(5-6 điểm)</b> <b>Dưới mức đạt<sub>(<5 điểm)</sub></b>
<b>Nhận xét</b>
<b>1</b> <b>Chủ đề</b>
<b>2</b> <b>Dữ liệu và nội<sub>dung</sub></b>
<b>3</b> <b>Giải thích</b>
<b>4</b> <b>Trình bày</b>
<b>5</b> <b>Tổ chức</b>
<b>6</b> <b>Hiểu</b>
<b>7</b> <b>Tính sáng tạo</b>
<b>8</b> <b>Tư duy tích cực</b>
<b>9</b> <b>Làm việc nhóm</b>
<b>1</b>
<b>0</b> <b>Ấn tượng chung</b>
<b>TỔNG</b>
<i><b>4.2.3. Một vài gợi ý về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học dự án</b></i>
<i><b>a. Pha lập kế hoạch dự án</b></i>
Xuất phát từ một chủ đề, học sinh cần mở rộng thành nhiều tiểu chủ đề để tìm
hiểu thơng tin. Các tiểu chủ đề là những giải pháp để thực hiện dự án. Mặt khác, nó
cũng cung cấp cho học sinh cách nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Vì vậy, khi
…). Kết thúc việc lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập là một sơ đồ tư duy của cả
nhóm.
<i><b>b. Pha tổng hợp kết quả</b></i>
* Xây dựng sản phẩm
Sáng tạo thực chất là việc kết hợp và sắp xếp các ý tưởng cũ theo một cách
thức mới. Trong dạy học các ứng dụng kĩ thuật của vật lí theo con đường sáng chế
địi hỏi học sinh cần tìm tịi sáng tạo để hồn thành một sản phẩm. Trong dạy học
dự án, sau khi lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ học tập và tiến hành nghiên
cứu, nhóm cần xây dựng sản phẩm là một mơ hình thí nghiệm hoặc mơ hình vật
chất kĩ thuật. Để thực hiện cơng việc đó, nhóm cần xác định vấn đề cần giải quyết
và lập kế hoạch giải quyết vấn đề đã đặt ra. Giai đoạn này, tư duy phân tích và tư
duy sáng tạo của học sinh được bộc lộ rõ. Để thực hiện được việc đó, sơ đồ tư duy
là một công cụ rất quan trọng. Sơ đồ tư duy là một “cỗ máy sản sinh ý tưởng” và
đường nối giữa các nhánh của sơ đồ cho phép học sinh kết hợp các ý tưởng với
nhau. Từ đó định hình một sản phẩm trong óc.
* Trình bày kết quả
Trong bài trình diễn đa phương tiện, mỗi nhóm cần truyền tải thơng tin tới các
nhóm khác và các giáo viên sao cho họ có thể hiểu và ghi nhớ chúng. Để bài trình
diễn hấp dẫn, khơng nên sử dụng những câu dài mà nên sử dụng các từ khoá, hình
ảnh, những sự liên kết và cả các yếu tố như màu sắc, hình dạng, kích thước sao cho
những điều quan trọng được làm nổi bật lên. Học sinh có thể sử dụng sơ đồ tư duy
để lập kế hoạch cho bài trình diễn đa phương tiện để nêu ra những thơng tin cơ bản
Để lập sơ đồ tư duy, học sinh cần hiểu rõ:
- Thính giả của họ là ai
- Họ mong muốn nhận được gì từ bài thuyết trình
- Họ sẽ phát biểu về vấn đề gì sau bài thuyết trình
Vẽ một sơ đồ tư duy với thính giả là trung tâm và tưởng tượng ra tất cả những
mong đợi của họ về bài thuyết trình. Các nhánh của sơ đồ tư duy là những mong
đợi đó. Trong sơ đồ tư duy cần có:
- Dữ kiện
- Những hình vẽ minh hoạ
- Nghiên cứu
* Nhìn lại q trình học tập
Trong khi một nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác theo dõi để đưa ra
những phản hồi và cho điểm sản phẩm của nhóm. Vì thế, họ cần ghi chép tóm tắt
những cơng việc nhóm khác đã làm, những ưu điểm, hạn chế về sản phẩm hay cách
trình bày. Từ đó, đề ra phương án trình bày của nhóm mình. Để hỗ trợ cho việc
theo dõi, các nhóm cần xây dựng sơ đồ tư duy.
<b>4.3. Ví dụ tham khảo lập sơ đồ tư duy trong dự án Tàu cao tốc (Úng dụng</b>
<b>của nam châm)</b>
<i><b>a. Lập kế hoạch dự án</b></i>
Ý tưởng ban đầu là thiết kế tàu cao tốc, nhóm sử dụng sơ đồ tư duy để triển
khai các tiểu chủ đề. Khi xây dựng sơ đồ tư duy, học sinh sử dụng kĩ thuật 5W1H
để không ngừng đặt ra các câu hỏi như:
+ Tàu cao tốc có lợi ích gì?
+ Lần đầu tiên xuất hiện khi nào?
+ Những kiến thức nào có liên
quan?
+ Làm thế nào có thể thiết kế tàu
cao tốc từ tàu điện đồ chơi?
+ Tàu cao tốc có cấu tạo như thế
nào?
+ Hoạt động của tàu cao tốc như
thế nào?
Câu trả lời cho các câu hỏi đó là các tiểu chủ đề: lợi ích, lịch sử, kiến thức vật
lí, thiết kế, cấu tạo, hoạt động. Mỗi tiểu chủ đề là một nhánh của sơ đồ tư duy.
Hoạt động của học sinh được minh hoạ trong sơ đồ tư duy (hình 1):
Mỗi tiểu chủ đề được giao cho một hoặc vài cá nhân thực hiện. Khi lập kế
hoạch dự án, những câu hỏi thường được đặt ra là: Ai sẽ đảm nhiệm cơng việc này?
Tìm kiếm thơng tin ở đâu? Có thể hợp tác với ai? Tại sao cần tìm hiểu vấn đề này?
Thực hiện công việc này như thế nào?
Từ đó, học sinh xây dựng được sơ đồ tư duy cho việc lập kế hoạch các nhiệm
a,
b)
Hình 2. Sơ đồ tư duy trong lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
<i><b>b. Thiết kế một sản phẩm</b></i>
Hình 3 là sơ đồ tư duy của một nhóm học sinh khi thiết kế tàu cao tốc:
- Để tàu chạy nhanh hơn thì việc tìm hiểu các lực tác dụng vào tàu là cần thiết
nên lực là một nhánh của sơ đồ.
- Tàu cao tốc là ứng dụng của từ trường (trong đó có nam châm) nên từ trường
là một nhánh của sơ đồ.
- Học sinh cần tìm ra phương án thiết kế tàu nên cấu tạo là một nhánh của sơ
đồ.
- Sau khi thiết kế, học sinh cần trình bày nguyên tắc hoạt động của tàu nên
hoạt động là một nhánh của sơ đồ.
Hình 3. Thiết kế tàu cao tốc
<i><b>c. Bài trình diễn đa phương tiện</b></i>
Hình 4 là sơ đồ tư duy của học sinh cho bài thuyết trình đa phương tiện.
- Vẽ một sơ đồ tư duy với hình ảnh trung tâm là tàu cao tốc.
- Để thu hút sự chú ý của thính giả thì hình ảnh là rất cần thiết nên hình ảnh là
một nhánh của sơ đồ.
- Bài thuyết trình cần nhấn mạnh những lợi ích của tàu cao tốc đối với môi
trường môi trường là một nhánh của sơ đồ.
- Phương án thuyết trình là một nhánh của sơ đồ.
Hình 4. Kế hoạch bài trình diễn đa phương tiện
<b>c. Sử dụng phần mềm Mindjet MindManager Pro 7 để lập sơ đồ tư duy</b>
- />+7/index.aspx
- />
<i><b> Ưu điểm của phần mềm</b></i>
Phần mềm MindManager Pro 7 có những ưu điểm sau:
- Có kho thư viện hình ảnh lớn nên hỗ trợ học sinh một cách có hiệu quả trong
việc thiết lập các sơ đồ tư duy về lập kế hoạch và báo cáo dự án.
- Dễ dàng chèn hình ảnh từ thư viện có sẵn hoặc từ tệp tin bên ngồi nên phù
hợp với những bài trình bày đa phương tiện.
- Khi trình diễn, có thể phóng to hay thu nhỏ hình ảnh trên các nhánh, tạo
thuận lợi cho sự theo dõi của thính giả.
- Có thể kết nối với nhiều chương trình ứng dụng khác nhau: Word, Exel,
Power Point,...tạo thuận lợi cho việc trình bày những dữ liệu, bảng biểu, đồ thị,...
- Có thể xuất tệp tin dưới nhiều định dạng khác nhau: Pdf, Image, Web, Power
Point, Word, hoặc gửi tới địa chỉ hộp thư điện tử,...
- Phím Brainstorming cho phép nhóm tiến hành kĩ thuật cơng não - một kĩ
thuật rất hiệu quả trong thảo luận nhóm.
- Cho phép đính kèm tệp tin hoặc tạo ra liên kết giữa một đối tượng trên sơ đồ
với đối tượng khác ở trong hoặc ở ngồi sơ đồ.
- Có thể tạo ra nhiều dạng sơ đồ khác nhau: sơ đồ thông thường, sơ đồ tổ chức,
sơ đồ cây, sơ đồ xương cá,...phù hợp với những mục đích khác nhau.
<b>Tóm lại: Dạy học dự án là một phương pháp dạy học mở. Tính mở của dạy</b>
học dự án thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Chủ đề của dự án khơng đóng khung ở nội dung sách giáo khoa mà liên quan
đến những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống và kĩ thuật.
- Việc thực hiện dự án đòi hỏi học sinh huy động kiến thức của nhiều môn học
khác nhau.
- Phương pháp đánh giá kết quả dự án đa dạng, phối hợp đánh giá quá trình và
đánh giá kết quả, trong đó coi trọng đánh giá q trình.
- Huy động những học sinh có trình độ nhận thức khác nhau, với các thiên
- Kết quả của dự án không đóng khung ở kiến thức mà nhấn mạnh đến các kĩ
năng và giá trị.
- Không gian là không giới hạn. Trái lại, có thể tiến hành trong lớp học, trong
phịng thí nghiệm, trong vườn trường, ngồi phạm vi lớp học,...
- Tư duy có tính mở. Từ một chủ đề, có thể mở rộng các ý tưởng, tạo ra cho
người học một không gian vô hạn để sáng tạo.
Do tính chất mở của dạy học dự án, nó giúp cho học sinh có điều kiện phát huy
tính sáng tạo trong việc tạo ra các ý tưởng và kết hợp các ý tưởng, tìm hiểu và xây
dựng kiến thức. Để có thể lập kế hoạch thực hiện dự án, tạo ra sản phẩm hay trình
bày sản phẩm của mình, học sinh cần thiết sử dụng sơ đồ tư duy. Vì vậy, trong dạy
học dự án, giáo viên cần thiết phải hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy (trên
giấy hoặc bằng phần mềm). Việc sử dụng phần mềm cũng khá đơn giản. Trong quá
trình thực hiện dự án, giáo viên có thể tập huấn học sinh sử dụng phần mềm trong
khoảng thời gian 45 phút để học sinh hiểu được tính năng và các thao tác chủ yếu
của phần mềm. Sau đó, học sinh có thể tự tìm hiểu các kĩ năng và thao tác khác với
phần mềm để sử dụng một cách có hiệu quả trong hoạt động nhận thức của bản
thân.
<b>5. KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI</b>
I. 10 kĩ năng nhỏ để hình thành năng lực ứng xử khi đưa ra câu hỏi cho HS
1. Dừng lại sau khi đặt câu hỏi
Mục tiêu :
- Tích cực hố suy nghĩ của tất cả HS
- Đưa ra các câu hỏi tốt hơn, hoàn chỉnh hơn
Tác dụng đối với HS :
- Dành thời gian cho HS suy nghĩ để tìm ra lời giải
Cách thức dạy học :
- Sử dụng “thời gian chờ đợi” (3-5giây) sau khi đưa ra câu hỏi
- Chỉ định một HS đưa ra câu trả lời ngay sau “thời gian chờ đợi”
2. Phản ứng với câu trả lời sai
Mục tiêu :
- Nâng cao chất lượng câu trả lời của HS
- Tạo ra sự tương tác cới mở
Khi GV phản ứng với câu trả lời sai của HS có thể xảy ra hai tình huống sau :
- Phản ứng tiêu cực : Phản ứng về mặt tình cảm, HS tránh khơng tham gia vào
hoạt động.
- Phản ứng tích cực : HS cảm thấy mình được tơn trọng, được kích thích phấn
chấn và có thể có sáng kiến trong tương lai.
Cách thức dạy học :
- Quan sát các phản ứng của HS khi bạn mình trả lời sai (sự khác nhau của
từng cá nhân)
- Tạo cơ hội lần thứ hai cho HS trả lời bằng cách : khơng chê bai, chỉ trích
hoặc phạt để gây ức chế tư duy của các em.
- Sử dụng một phần câu trả lời của HS để khuyến khích HS tiếp tục thực hiện .
3. Tích cực hoá với tất cả HS
Mục tiêu :
- Tăng cường sự tham gia của HS trong quá trình học tập
- Tạo sự công bằng trong lớp học
Tác dụng đối với HS :
- Phát triển được ở HS những cảm tưởng tích cực như HS cảm thấy “những
việc làmđó dành cho mình”
- Kích thích được các HS tham gia tích cực vào các hoạt động học tập
Cách thức dạy học :
- GV chuẩn bị trước bảng các câu hỏi, và nói với HS : tất cả các em sẽ được
gọi để trả lời câu hỏi
- Gọi HS mạnh dạn và HS nhút nhát phát biểu
- Tránh làm việc chỉ trong một nhóm nhỏ
- Có thể gọi cùng một HS vài lần khác nhau
4. Phân phối câu hỏi cho cả lớp
Mục tiêu :
Tác dụng đối với HS :
- Chú ý nhiều hơn các câu trả lời của nhau
- Phản ứng với câu trả lời của nhau
- HS tập trung chú ý thamgia tích cực vào việc trả lời câu hỏi của GV
Cách thức dạy học :
- GV cần chuNn bị trước và đưa ra những câu hỏi tốt (là câu hỏi mở, có nhiều
cách trả lời, có nhiều giải pháp khác nhau ; câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, xúc tích).
Giọng nói của GV: phải đủ to cho cả lớp nghe thấy.
- Khi hỏi HS, trong trường hợp là câu hỏi khó nên đưa ra những gợi ý nhỏ.
- Khi gọi HS có thể sử dụng cả cử chỉ
- GV cố gắng hỏi nhiều HS cần chú ý hỏi những HS thụ động và các HS ngồi
khuất phía dưới lớp.
5. Tập trung vào trọng tâm
Mục tiêu :
- Giúp HS hiểu được trọng tâm của bài học thông qua việc trả lời câu hỏi
- Cải thiện tình trạng HS đưa ra câu trả lời “Em không biết” hoặc câu trả lời
không đúng.
Tác dụng đối với HS :
- HS phải suy nghĩ, tìm ra các sai sót hoặc lấp các “chỗ hổng” của kiến thức.
- Có cơ hội tiến bộ.
- Học theo cách khám phá “từng bước một”.
Cách thức dạy học :
- GV chuNn bị trước và đưa ra cho HS những câu hỏi cụ thể, phù hợp với
những nội dung chính của bài học.
- Đối với các câu hỏi khó, có thể đưa ra cả những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời.
- Trường hợp nhiều HS không trả lời được, GV nên tổ chức cho HS thảo luận
nhóm.
- GV dựa ào một phần nào đó câu trả lời của HS để đặt tiếp câu hỏi. Tuy nhiên
cần tránh đưa ra các câu hỏi vụn vặt, khơng có chất lượng.
6. Giải thích.
Mục tiêu :
- Nâng cao chất lượng của câu trả lời chưa hoàn chỉnh
Tác dụng đối với HS :
- Đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh hơn
- Hiểu được ý nghĩa của câu trả lời, từ đó hiểu được bài
Cách thức dạy học :
GV có thể đặt ra các câu hỏi yêu cầu HS đưa thêm thông tin.
7. Liên hệ.
Mục tiêu :
- Nâng cao chất lượng cho các của câu trả lời chỉ đơn thuần trong phạm vi kiến
Tác dụng đối với HS :
- Giúp HS có thể hiểu sâu hơn bài học thông qua việc liên hệ với các kiến thức
khác.
Cách thức dạy học :
Yêu cầu HS liên hệ các câu trả lời của mình với những kiến thức đã học của
mơn học và những mơn học có liên quan.
8. Tránh nhắc lại câu hỏi của mình.
Mục tiêu :
- Giảm “thời gian GV nói”
- Thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS
Tác dụng đối với HS :
- HS chú ý nghe lời GV nói hơn.
- Có nhiều thời gian để HS trả lời hơn.
Chuẩn bị trước câu hỏi và có cách hỏi rõ ràng xúc tích, áp dụng tổng hợp các
kĩ năng nhỏ đã nêu trên.
9. Tránh tự trả lời câu hỏi của mình đưa ra.
Mục tiêu :
- Tăng cường sự tham gia của HS.
- HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập như suy nghĩ để giải bài tập,
thảo luận, phát biểu để tìm kiếm tri thức,...
- Thúc đẩy sự tương tác HS với GV, HS với HS.
Cách thức dạy :
- Tạo ra sự tương tác giữa GV với HS làm cho giờ học khơng bị đơn điệu. Nếu
có HS nào đó chưa rõ câu hỏi, GV cần chỉ định một HS khác nhắc lại câu hỏi.
- Câu hỏi phải dễ hiểu, phù hợp với trình độ HS, với nội dung kiến thức bài
học. Đối với các câu hỏi yêu cầu HS trả lời về những kiến thức mới thì những kiến
thức đó phải có mối liên hệ với với những kiến thức cũ mà HS đã được học hoặc
thu được từ thực tế cuộc sống.
10. Tránh nhắc lại câu trả lời của HS.
Mục tiêu :
- Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa HS với HS, tăng cường tính độc lập
của HS.
- Giảm thời gian nói của GV.
Tác dụng đối với HS :
- Phát triển khả năng tham gia vào hoạt động thảo luận và nhận xét các câu trả
lời của nhau.
- Thúc đẩy HS tự tìm rs câu trả lời hoàn chỉnh.
- Để đánh giá được câu trả lời của HS đúng hay chưa đúng, GV nên chỉ định
các HS khác nhận xét về câu trả lời của bạn, sau đó GV kết luận.
(6 kĩ năng nhỏ để hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận thức theo hệ thống
phân loại các mức độ câu hỏi của Bloom)
1. Câu hỏi “biết”.
Mục tiêu : Câu hỏi “biết” nhằm kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ kiện, số liệu,
tên người hoặc địa phương, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm...
Tác dụng đối với HS : Giúp HS ôn lại được những gì đã biết, đã trải qua.
Cách thức dạy học : Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các từ, cụm từ
sau đây : Ai...? Cái gì...? Ở đâu...? Thế nào...? Khi nào...? Hãy định nghĩa....; Hãy
mô tả ...; Hãy kể lại....
2. Câu hỏi “hiểu”.
Mục tiêu : Câu hỏi “hiểu” nhằm kiểm tra HS cách liên hệ, kết nối các dữ kiện,
số liệu, các đặc điểm ... khi tiếp nhận thông tin.
Tác dụng đối với HS :
- Giúp HS có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học.
- Biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện ... trong bài học
Cách thức dạy học : Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các cụm từ sau
3. Câu hỏi “áp dụng”
Mục tiêu : Câu hỏi “áp dụng” nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông
tin đã thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm ...) vào tình huống mới.
Tác dụng đối với HS :
- Giúp HS hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật.
- Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Cách thức dạy học :
- Khi dạy học GV cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ, giúp
HS vận dụng các kiến thức đã học.
- GV có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để HS lựa chọn một câu trả lời đúng.
Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một q trình tích cực.
4. Câu hỏi “phân tích”
Tác dụng đối với HS : Giúp HS suy nghĩ, có khả năng tìm ra được các mối
quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, do đó
phát triển được tư duy logic.
Cách thức dạy học :
- Câu hỏi phân tích thường địi hỏi HS phải trả lời : Tại sao ? (khi giải thích
ngun nhân). Em có nhận xét gì ? (khi đi đến kết luận). Em có thể diễn đạt như
- Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.
5. Câu hỏi “tổng hợp”.
Mục tiêu : Câu hỏi “tổng hợp” nhằm kiểm tra khả năng của HS có thể đưa ra
dự đốn, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
Tác dụng đối với HS : Kích thích sự sáng tạo của HS hướng các em tìm ra
nhân tố mới,...
Cách thức dạy học :
- GV cần tạo ra những tình huống, những câu hỏi, khiến HS phải suy đốn, có
thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình.
- Câu hỏi tổng hợp địi hỏi phải có nhiều thời gian chuẩn bị.
6. Câu hỏi “đánh giá”.
Mục tiêu : Câu hỏi “đánh giá” nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự
phán đoán của HS trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện
tượng,... dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.
Tác dụng đối với HS : Thúc đẩy sự tìm tịi tri thức, sự xác định giá trị của HS.
Cách thức dạy học : GV có thể tham khảo một số gợi ý sau để xây dựng các
câu hỏi đánh giá : Hiệu quả sử dụng của nó thế nào ? Việc làm đó có thành cơng
khơng ? Tại sao ?
<b>Chương II. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ ĐỔI MỚI PPDH VÀ DỔI MỚI</b>
<b>KTĐG THEO CHUẨN KTKN</b>
Thời gian <b><sub>Buổi sáng</sub></b> <b>NỘI DUNG</b> <b><sub>Buổi chiều</sub></b>
Ngày thứ
nhất Mục tiêu, nội dung đợt tập huấn
Tìm hiểu thực trạng và lí do
phải hướng dẫn dạy học và
kiểm tra đánh giá theo chuẩn
kiến thức kĩ năng
Cấu trúc của tài liệu hướng dẫn
thực hiện chuẩn KTKN
Các kĩ thuật dạy học tích cực và
vận dụng dạy học tích cực ở
trường THCS
Ứng dụng CNTT và sử dụng
TBDH ở trường THCS
Ngày thứ hai Tìm hiểu qui trình soạn giáo án
và qui trình soạn câu hỏi kiểm
tra đánh giá theo chuẩn KT –
KN.
Thực hành soạn bài và viết câu
hỏi theo chuẩn KT - KN
Ngày thứ ba Báo cáo sản phẩm - thảo luận Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại
địa phương
<b>BÀI 1. MỤC TIÊU CỦA ĐỢT TẬP HUẤN.</b>
<b>ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ</b>
Thòi gian:
Thời lượng: 360 phút
<i><b>1. Mục tiêu: - Học viên hiểu được mục tiêu của của đợt tập huấn.</b></i>
- Hiểu được tại sao cần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm
tra đánh giá. Những dấu hiệu nhận biết về bài dạy áp dụng phương pháp dạy học
tích cực. Những tiêu chí cơ bản về đổi mới KTĐG.
- Cân nhắc những khả năng và lí do điều chỉnh tài liệu hiện có để tăng
cường học tích cực
<i><b>2. Kết quả mong đợi: Các học viên tham gia sẽ:</b></i>
- Vận dụng phương pháp học tích cực vào bài đọc sẵn có.
- Cân nhắc vận dụng phương pháp học tích cực rộng hơn.
- Điều chỉnh tài liệu THCS mơn vật lí theo cách tương tự.
<i><b>3. Phương pháp đánh giá: Giám sát hoạt động nhóm, thảo luận chung, tài liệu của</b></i>
<i><b>4. Tài liêu/Thiết bị cần thiết: Tờ rơi phát tay, giấy A</b></i>o; bút dạ hay bất cứ tài liệu
hay thiết bị gì cần sử dụng để kiểm tra “câu trả lời” mà người tham gia lựa chọn.
<b>A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG</b>
<b>Tgian</b> <b>Hoạt đông của BC </b>
<b>viên</b>
<b>Hoạt động của học </b>
<b>viên</b>
<b>Ghi chú</b>
<i><b>HOẠT ĐỘNG 1 Mục tiêu của đợt tập huấn </b></i>
<b> Kĩ thuật KWL</b>
Thời lượng : 45 phút
5 Chào hỏi, nói qua về
mục đích của buổi làm
việc
Chia nhóm thành từ 5-6
người
Chào hỏi
Chia nhóm
Thành phần ban
quản lí lớp
Chú ý về giới.
5 Phát tài liệu
Hướng dẫn nhiệm vụ
cho học viên
Kiểm tra đảm bảo
người tham gia hiểu
được họ cần làm gì.
Thơng báo thời gian
cho giai đoạn này là 20
phút.
Nhận phiếu số 1
Đọc hướng dẫn, yêu
cầu giải thích nếu cần
Giai đoạn cấu trúc
lại bài
(Mục tiêu của đợt
tập huấn)
5 Giám sát các nhóm, trả
lời các yêu cầu đặt ra
(không đưa ra câu trả
lời) đưa ra gợi ý nếu
cần, tham gia vào các
cuộc thảo luận.
Từng học viên đọc tài
Khi hoàn thành , yêu
cầu báo cáo viên câu trả
lời. So sánh
Người hướng dẫn có
thể tham gia vào bất
cứ cuộc thảo luận
của nhóm nào với tư
cách là một thành
viên hoặc người
hướng dẫn chứ
không phải là giảng
viên.
10 Khi gần như tất cả
những người tham gia
hoàn thành nhiệm vụ,
ổn định nhóm, trả lời
câu hỏi.
Đưa ra câu hỏi, trả lời
nếu họ biết câu trả lời
hoặc có ý kiến khác
đoạn thảo luận/câu hỏi..
thảo luận câu trả lời cho
các câu hỏi đề ra.
Ghi chép lại nếu cần.
Yêu cầu người hướng
dẫn những điểm chưa
rõ.
15 Ổn định nhóm và thảo
luận câu trả lời
Ghi lại các câu trả lời
(giấy, bảng, máy
tính…)
Trả lời câu hỏi, nhận
xét phần trả lời của
những người tham gia
khác hoặc nhận xét về
người hướng dẫn.
Ghi lại những câu trả
lời bạn chưa tìm ra.
Hồn thành phiếu số 2
<i><b>HOẠT ĐỘNG 2 </b></i>
<b>Kĩ thuật hoàn chỉnh văn bản – điền từ khuyết thiếu</b>
Thời lượng: 45 phút
5 Phát tài liệu Đưa ra đáp
án phiếu số 1 đó chính
là phiếu số 2
Hướng dẫn nhiệm vụ
cho học viên.
Kiểm tra đảm bảo
người tham gia hiểu
được họ cần làm gì.
Thơng báo thời gian
cho giai đoạn này là 20
phút.
Nhận phiếu số 2
Đọc hướng dẫn, yêu
cầu giải thích nếu cần
Giai đoạn cấu trúc
lại bài
10 Giám sát các nhóm, trả
lời các yêu cầu đặt ra
(không đưa ra câu trả
Từng học viên đọc tài
liệu, sau đó… theo các
hướng khác (thảo luận
nhóm, so sánh câu trả
lời…)
Khi hoàn thành , yêu
cầu báo cáo viên câu trả
lời. So sánh kết quả của
phiếu số 1 và nội dung
phiếu số 2
đoạn thảo luận/câu hỏi..
Yêu cầu người tham gia
xem câu hỏi và trả lời
theo nhóm
thảo luận câu trả lời cho
các câu hỏi đề ra.
Ghi chép lại nếu cần.
Yêu cầu người hướng
dẫn những điểm chưa
rõ.
15 Ổn định nhóm và thảo
Ghi lại các câu trả lời
(giấy, bảng, máy
tính…)
Xung phong trả lời câu
hỏi, nhận xét phần trả
lời của những người
tham gia khác hoặc
nhận xét về người
hướng dẫn.
Ghi lại những câu trả
lời bạn chưa tìm ra.
Tài liệu hoàn chỉnh
được chiếu trên máy
chiếu
<b>Hoạt động 3: Đổi mới phương pháp dạy học</b>
<b>Kĩ thuật phân tích bức tranh </b>
Thời lượng: 45 phút
5 <i>Phát tài liệu: Sắp xếp 6</i>
<i>bức tranh theo thứ tự</i>
<i>học tích cực từ 1 đến 6 </i>
(Phiếu học tập số 3)
Thông báo thời gian
cho giai đoạn này là
phút.
Đọc hướng dẫn, yêu
cầu giải thích nếu cần
Tài liệu bản pho to
10 Giám sát các nhóm, trả
lời các yêu cầu đạt ra
(không đưa ra câu trả
lời) đưa ra gợi ý nếu
cần, tham gia vào các
cuộc thảo luận.
Thảo luận nhóm Người hướng dẫn có
thể tham gia vào bất
cứ cuộc thảo luận
của nhóm nào với tư
cách là một thành
viên hoặc người
hướng dẫn chứ
không phải là giảng
viên.
<i>Đảm bảo không trả</i>
<i>lời những câu hỏi sẽ</i>
<i>được thảo luận</i>
những nhóm tham gia
hồn thành nhiệm vụ-
ổn định nhóm. Yêu cầu
các nhóm trả lời câu
hỏi.
Nhóm khác chú ý để so
sánh
Xung phong trả lời câu
hỏi, nhận xét phần trả
lời của những người
tham gia khác hoặc
nhận xét về người
hướng dẫn.
Ghi lại những câu trả
lời bạn chưa tìm ra.
<i>tinh thần xung</i>
<i>phong</i>
15 Thảo luận câu trả lời
Ghi lại các câu trả lời
(giấy, bảng, máy
tính…)
Ghi chép lại nếu cần.
Yêu cầu người hướng
dẫn những điểm chưa
rõ.
Khơng có đáp án nào
đúng hay sai với
phần lớn câu trả lời
Hầu hết câu trả lời
đều là của bản thân
người tham gia,
không phải từ người
dạy. Một số đáp án
được cung cấp dưới
đây nhưng chỉ cung
cấp những đáp án
này trong trường hợp
không ai đưa ra được
câu trả lời nào
5 Tổng kết, giao nhiệm
vụ
Phát theo nhóm học
viên câu chuyện
(Các em giỏi quá)
<b>Hoạt động 4: Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá</b>
Kĩ thuật hoạt động độc lập – tóm tắt những nội dung chính cần thiết liên quan tới
Thời lượng: 90 phút
45 Phát tài liệu Đổi mới
phương pháp dạy học
và kiểm tra đánh giá
Nhận tài liệu - tự
nghiên cứ tài liệu
Ghi chép lại những
điểm chính cần thiết
cho công việc của bản
thân
Thảo luận chung tại
lớp
theo câu hỏi
Đặt câu hỏi gợi mở để
lắng nghe ý kiến nhận
xét của giao viên,
những khúc mắc, tình
huống thường gặp mà
họ thường chưa có câu
trả lời.
Hướng dẫn thảo luận và
Trình bày những nội
dung chính đã đọc
được.
Đặt câu hỏi thắc mắc
cho Báo cáo viên và lớp
học.
Tổng kết
<b>B. TÀI LIỆU </b>
<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Sơ đồ KWL)</b>
Nhiệm vụ:
Với tiêu đề của đợt tập huấn là
<i>kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thơng mơn vật lí cấp THCS, thầy</i>
<i>cơ muốn biết điều gì trong đợt tập huấn</i>
Chủ đề: Mục tiêu của đợt tập huấn
Họ tên: ………
Ngày: ………..……….
Đáp án: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
<b>Mục tiêu tập huấn.</b>
Sau khi tập huấn, học viên sẽ đạt được:
<i>a. Về kiến thức:</i>
- Hiểu được mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của từng chủ đề trong tài
liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ
thơng.
- Hiểu được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
- Biết được thực trạng của việc kiểm tra đánh giá hiện nay ở trường phổ
- Hiểu được mối liên hệ chương trình, sách giáo khoa trong việc dạy học và
kiểm tra đánh giá cũng như kế hoạch tập huấn và phương pháp tập huấn để triển
khai công tác tập huấn tại địa phương.
<i>b. Về kĩ năng:</i>
- Biết cách xác định được mức độ cần đạt được của từng đơn vị nội dung
kiến thức của các chủ đề bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo
dục phổ thơng để dạy học.
- Biết cách vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong việc
thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Biết cách biên soạn câu hỏi và bài tập, vận dụng vào kiểm tra, đánh giá
bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thơng.
- Biết cách lập kế hoạch tập huấn và vận dụng được phương pháp tập huấn
để triển khai công tác tập huấn tại địa phương.
<i>c. Về thái độ</i>
- Tích cực, chủ động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, sự hợp tác trong đợt
tập huấn cũng như khi tổ chức lớp tập huấn tại địa phương.
- Tin tưởng vào việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, thay SGK
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tích cực vận dụng có hiệu quả, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nhiệm vụ: Hãy phân tích búc tranh dưới đây
Nội dung thảo luận nhóm:
1. Phân tích bức tranh
2. Trả lời câu hỏi tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học?
3. Tại sao phải đổi mới kiểm tra đánh giá?
Nghe
5%
Đọc
Nghe nhìn
Chứng minh
Thảo luận nhóm
Vận dụng/ làm
Giải thích với những người khác
10%
20%
30%
50%
75%
90%
GV = người cung cấp thơng
GV = người
điều chỉnh
Mơ hình chuyển đổi
<b>BÀI 2. NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN</b>
<b>THỨC, KĨ NĂNG. MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC. </b>
<b>ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC</b>
Thời gian:
Thời lượng: 180 phút
1. Mục tiêu:
- Biết được cấu trúc của tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
- Biết khai thác chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ
thơng cấp THCS và tìm ra đựơc sự khác nhau giữa SGK và chương trình.
- Hiểu được một số kĩ thuật dạy học tích cực
- Biết khai thác và sử dụng phần mềm scrach và một số trang wed phục vụ
dạy học trên mạng Internet.
2. Kết quả mong đợi: Các học viên tham gia sẽ
- Khai thác được chuẩn kiến thức kĩ năng mơn Vật lí cấp THCS để dạy học.
- Cân nhắc để vận dụng một số kĩ thuât học tích cực rộng hơn cho bài dạy
Vật lí.
- Biết ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài học.
- Điều chỉnh việc dạy học theo chuẩn KTKN của chương trình giáo dục phổ
thơng mơn vật lí cấp THCS.
3. Phương pháp đánh giá: Giám sát hoạt động nhóm, thảo luận tài liệu của người
tham gia.
4. Tài liệu/Thiết bị cần thiết: Máy chiếu, SGK, SGV, Chương trình, và các đồ dùng
phục vụ cho hoạt đọng nhóm.
A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
<b>Tgian Hoạt đông của báo </b>
<b>cáo viên</b>
<b>Hoạt động của học </b>
<b>viên</b>
<b>Ghi chú</b>
5 Chia nhóm thành từ 5-6
người
Chia nhóm
Phân cơng: nhóm
trưởng, thư kí, liên lạc.
Đảo nhóm
<b>HOẠT ĐỘNG 1</b>
<i> Sử dụng sơ đồ tư duy để nghiên cứu tài liệu hướng dẫn chuẩn KTKN. </i>
45 phút
15 Phát phiếu học tập số 1
Hướng dẫn nhiệm vụ
<i>-mỗi nhóm sẽ nghiên cứu</i>
<i>một nhánh của sơ đồ tư</i>
<i>duy.</i>
Đọc hướng dẫn, u cầu
giải thích nếu cần.
Nhóm 1: trả lời câu hỏi
WHY ? Tại sao phải thực
hiện?
<i>Phát tài liệu 1, 2, 3</i>
1. Cấu trúc Hướng dẫn
thực hiện Chuẩn kiến
thức, kĩ năng.
2. Ý nghĩa tài liệu
HDTH chuẩn KTKN.
3. Những điểm cần lưu
ý khi sử dụng tài liệu.
Thông báo thời gian cho
giai đoạn này là 15 phút.
Nhóm 3: trả lời câu hỏi
WHERE Ở đâu ra?
Nhóm 4: trả lời câu hỏi
HOW Thực hiện như thế
nào?
Nhóm 5: trả lời câu hỏi
WHO
Ai thực hiện?
Ai kiểm tra?
Nhóm 6: trả lời câu hỏi
WHEN
Ban hành khi nào? Thời điểm
thực hiện , sửa đổi?
15 Giám sát các nhóm, trả
lời các yêu cầu đạt ra
<i>(không đưa ra câu trả</i>
<i>lời) đưa ra gợi ý nếu</i>
cần, tham gia vào các
cuộc thảo luận.
Từng học viên độc lập
trả lời câu hỏi - thảo
luận nhóm, so sánh câu
trả lời, lựa chọn người
báo cáo….
Khi gần như tất cả
những người tham gia
hoàn thành nhiệm
vụ-ổn định nhóm. Hướng
tới câu trả lời của các
nhóm
Lần lượt các nhóm trả
lời
Các nhóm khác đưa ra
<i>Đảm bảo không trả lời</i>
<i>những câu hỏi sẽ được</i>
<i>thảo luận trong giai</i>
<i>đoạn tiếp theo.</i>
Hướng chú ý đến giai
đoạn thảo luận/câu hỏi..
Yêu cầu người tham gia
xem câu hỏi và trả lời
theo nhóm
Làm việc theo nhóm.
thảo luận câu trả lời cho
các câu hỏi đề ra.
Ghi chép lại nếu cần.
15 Ổn định nhóm và thảo
luận câu trả lời
Ghi lại các câu trả lời
(giấy, bảng, máy tính…)
Tổng kết lại các ý chính
Xung phong trả lời câu
hỏi nhận xét phần trả lời
Khơng có đáp án nào
đúng hay sai với phần
lớn câu trả. Hầu hết câu
trả lời đều là của bản
thân người tham gia,
không phải từ người dạy.
<b>HOẠT ĐỘNG 2. Nghiên cứu khái niệm dạy và học tích cực</b>
<i><b>Kĩ thuật: khăn trải bàn</b></i>
Thời lượng: 45 phút
Hướng dẫn nghiên cứu
phần C trong tài liệu
(Một số khái niệm và
dạy và học tích cực.)
phần Một số khái niệm
và dạy và học tích cực
Chất vấn nếu có
Ghi chép lại những nội
dung cần lưu ý
15 Trao đổi - Ghi lại phản
hồi từ các học viên
<b>HOẠT ĐỘNG 3. Nghiên cứu kĩ thuật dạy và học tích cực và một số điểm lưu</b>
ý khi sử dụng
<i><b>Kĩ thuật: khăn trải bàn, thuyết trình, nghiên cứu độc lập</b></i>
Thời lượng: 45 phút
20’ Phát phiếu học tập số
3,4,5,6,7
Hướng dẫn học viên
nghiên cứu phần II Một
số kĩ thuật dạy học tích
cực, thuộc phần C trong
tài liệu.
Học viên phân công cá
nhân trong nhóm chịu
trách nhiệm nghiên cứu
một phần trong nhiệm
vụ được giao để thảo
luận
Nhóm 1 nhận phiếu số 3
Nhóm 1 nhận phiếu số 4
Nhóm 1 nhận phiếu số 5
25’ Thảo luận chung
Bổ sung nhưng ý thiếu
Ghi lại những điều cần
bổ sung.
Đại diện các nhóm trình
bày và các thành viên
khác theo dõi và bổ
sung
15’ <b>kĩ thuật dạy và học tích cực và một số điểm lưu ý khi sử dụng</b>
<b> Một số kĩ thuật dạy </b>
<b>học</b>
<b>Mục đích</b> <b>Lưu ý khi sử dụng</b>
1. Kĩ thuật cắt ghép Phát triển kĩ năng thao
tác, phát triển tư duy
nhìn nhận vấn đề nhanh
- Khi nội dung của nhiều
phần có sự tương đồng
và người học phải đọc để
lắp ghép câu cho lô gic
- Nội dung khó có thể
không thay đổi được
2. Kĩ thuật hình ảnh Phát triển tư duy phân
tích, tổng hợp, trí tưởng
tượng
Có thể những đáp án mở
nhưng chủ yếu người học
nắm bắt được bức ảnh
quan trọng nhất
có thể sử dụng khơng?
Có. Ví dụ: thấu kính, các
dụng cụ điện có thể xắp
xếp theo nhóm dụng cụ)
3. Kĩ thuật đặt tiêu đề
cho bài khoá
Người học nắm được
nội dung chính của bài
khố và phát triển tư
duy tổng hợp
Đáp án chỉ cần tương đối
chính xác, nhưng người
học sẽ nắm được nội
dung chính của bài khố
sung vốn từ
Không nên xố q
nhiều, nên xố những từ
có nội dung của cơ bản
của bài (nếu có thể nên
xố để sao cho khi ghép
những tư đã xoá thành
câu hay thành một bài
thơ hoặc mang nội dung
chính của bài khố, hoặc
câu chuyện vui hay một ý
nghĩa nào đó mà gây
được một ấn tượng về bài
học)
5. Kĩ thuật đặt câu hỏi Phát triển tư duy của
người học, khai thác
được những ý tưởng
của người học.
<i>(Người học đi tìm</i>
<i>những cái chưa biết để</i>
<i>trở thành những cái đã</i>
<i>biết.</i>
<i>Người dạy từ những cái</i>
<i>đã biết để tìm những</i>
Câu hỏi là câu hỏi mở
Đáp án nào cũng đúng
chỉ có đáp án nào hay
nhất mà thôi
6. Kĩ thuật chia nhóm,
đảo nhóm
Để khơng bị mỏi mệt,
không bị căng thẳng
trong giờ học, đổi
hướng nhìn, được làm
quen giao lưu, thân
thiện bạn bè và kích
thích người học thể hiện
mình với ngưòi khác
giới….
7. Kĩ thuật sử dụng các
thiết bị
(Tranh ảnh, bản đồ,
dụng cụ, thí nghiệm,
máy chiếu, bảng, phiếu
học tập,...)
Gây được hứng thú cho
Áp dụng vào thời điểm
nào trong quá trình lên
lớp cho hợp lí nhất mà
không bị cho là lạm dụng
8. Kĩ thuật tự nghiên
cứu (sử dụng câu
truyện)
Phát huy được tính tự
nghiên cứu, phát triển
Văn hóa đọc cho người
học
Những vấn đề tế nhị,
những kiến thức ngoài
nội dung cần đạt được
(phần, bài đọc thêm, mở
rộng kiến thức,…)
9. Kĩ thuật thuyết trình,
giảng giải
Người học hiểu biết
thêm và nắm bắt được
nhanh về những vấn đề
- Những vấn đề đã được
đúc kết qua kinh nghiệm
hoặc vượt qua tầm tư duy
của người học
- Thời lượng để giành
cho người báo cáo quá ít
10. Kĩ thuật làm việc
theo nhóm
Trao đổi, chia sẻ thơng
tin, kiến thức, người
học tự dạy nhau và đánh
giá lẫn nhau, đồng
thống nhất nhất quan
điểm trong một
nhóm…..
Khơng nên để một người
thường xuyên phát biểu
trong 1 nhóm, để phát
huy tính tự tin trình bày
trước đám đơng của
người học (phát triển kĩ
năng giao tiếp)
Tổng kết hoạt động
25’ <b>HOẠT ĐỘNG 4. Giới thiệu một số phần mềm dạy học và một số trang wed</b>
<i><b>Kĩ thuật: thuyết trình </b></i>
Thời lượng: 30 phút
Phát phiếu học tập số 8 Nhận tài liệu nghiên
cứu theo sự hướng dẫn
của giáo viên.
Thực hiện công việc
Hướng dẫn thảo luận
nhóm
Ghi lai những gì cần
thiết để bổ sung tài liệu
Trình bày của các nhóm
Đưa ra phần mền scrach
và trang wed
<b>B. TÀI LIỆU </b>
<b> PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: </b>
Nhiệm vụ: Nghiên cứu chuẩn KTKN theo sơ đồ tư duy dưới đây.
4. Tại sao phải dạy học và KTĐG theo chuẩn KTKN?
TÀI LIỆU 1:
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Tại sao phải có Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng?
Hiện nay người dạy đang quá phụ thuộc vào SGK; không biết đến chuẩn
kiến thức, kĩ năng; không biết mục tiêu của bài học trong SGK; đặc biệt khơng biết
vận dụng chương trình để truyền tải kiến thức tới người học. Từ đó dẫn đến sự quá
tải về kiến thức trên lớp cho người học (xã hội lên tiếng) dẫn đến chất lượng học
không cao.
2. Cấu trúc Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng:
(SGK là một hình thức thể hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng)
- HDTHCKTKN biên soạn dựa trên Chương trình Giáo dục Phổ thơng để
hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng của cho từng chương, từng bài cụ thể.
- HDTHCKTKN thể hiện trọng tâm từng chương, từng bài từng phần trong
bài và đó là một chuỗi lôgic.
Chuẩn
KTKN
Thực hiện như thế nào?
HOW
Tại sao phải thực hiện?
WHY
Chuẩn là gì? Cấu trúc
như thế nào?
WHAT
Ở đâu ra?
WHERE
Ban hành khi nào? Thời
điểm thực hiện, sửa đổi?
WHEN
Ai thực hiện?
- HDTHCKTKN hướng dẫn cho người dạy và cả người học nắm được nội
dung quan trọng và cơ bản nhất của bộ môn.
3. Ý nghĩa HDTHCKTKN:
- Giúp giáo viên có thêm tài liệu để tham khảo.
- Giúp giáo viên định hướng những nội dung chính cần truyền tải đến cho
người học trên diện rộng, từ đó sáng tạo để tổ chức các hoạt động cho học sinh tự
vươn lên để nắm bắt tri thức khoa học.
- Giúp cho tập thể giáo viên định hướng nhanh và rõ ràng hơn trong dạy học.
- Là căn cứ để ra đề kiểm tra đánh giá người học và là cơ sở giúp cơ quan
quản lí có căn cứ để đánh giá chất lượng dạy và học.
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Theo các cấp mức độ: Biết, Hiểu, Vận dụng (VD1, VD2) theo tỉ lệ %; tỉ lệ % cấp
mức độ phải dựa trên đặc điểm của vùng, miền và loại hình lớp
TÀI LIỆU 2
<b>MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG </b>
1. Phần “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” của tài liệu này được trình
bày theo từng lớp và theo các chương. Mỗi chương đều gồm hai phần là :
a) Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình : Phần này nêu lại nguyên văn các
chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được quy định trong chương trình hiện hành tương ứng
đối với mỗi chương.
b) Hướng dẫn thực hiện : Phần này chi tiết hoá các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã
nêu ở phần trên dưới dạng một bảng gồm có 4 cột và được sắp xếp theo các chủ đề
của môn học. Các cột của bảng này gồm :
- Cột thứ nhất (STT) ghi thứ tự các đơn vị kiến thức, kĩ năng trong mỗi chủ đề.
- Cột thứ hai (Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình) nêu lại các chuẩn
kiến thức, kĩ năng tương ứng với mỗi chủ đề đã được quy định trong chương trình
hiện hành.
- Cột thứ ba (Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN) trình bày nội dung chi
tiết tương ứng với các chuẩn kiến thức, kĩ năng nêu trong cột thứ hai. Đây là phần
- Cột thứ tư (Ghi chú) trình bày những nội dung liên quan đến những chuẩn
kiến thức, kĩ năng được nêu ở cột thứ ba. Đó là những kiến thức, kĩ năng cần tham
khảo vì chúng được sử dụng trong SGK hiện hành khi tiếp cận những chuẩn kiến
thức, kĩ năng quy định trong chương trình, hoặc đó là những ví dụ minh hoạ, những
điểm cần chú ý khi thực hiện.
2. Đối với các vùng sâu, vùng xa và những vùng nơng thơn cịn có những khó
khăn, GV cần bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình chuẩn, khơng
u cầu HS biết những nội dung về chuẩn kiến thức, kĩ năng khác liên quan có
trong các tài liệu tham khảo.
Ngược lại, đối với các vùng phát triển như thị xã, thành phố, những vùng có
điều kiện về kinh tế, văn hố xã hội, GV cần linh hoạt đưa vào những kiến thức,
kĩ năng liên quan để tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực.
Trong q trình vận dụng, GV cần phân hố trình độ HS để có những giải pháp
tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS.
Trên đây là những điểm cần lưu ý khi thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng. Sở
Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THCS tổ chức cho tổ chuyên mơn rà
sốt chương trình, khung phân phối chương trình của Bộ, xây dựng một khung
giáo án chung cho tổ chuyên mơn để từ đó các GV có cơ sở soạn bài và nâng
cao chất lượng dạy học.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.
<b>HỢP ĐỒNG HỌC TẬP</b>
<b> Thời gian</b>nhận hợp đồng ……… ………..………….. Nhóm………
Thời gian nhận hoàn thành hợp đồng ……….
<b>Nhiệm vụ cần phải làm bắt buộc</b>
T
T
Nhiệm vụ Nguồn
tài liệu
Hình
thức
lviệc
Sự trợ
giúp
Địa
điểm
Hồn
thành
1 Trong số những Kniệm về
dạy và học tích cực thì ta cần
của dạy và học tích cực
3 Ý tưởng cơ bản về dạy và học
tích cực
4 Năm yếu tố thúc đẩy dạy và
học tích cực
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.
Nhiệm vụ:
Trình bày một cách tóm tắt về các kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4.
Nhiệm vụ:
Trình bày một cách tóm tắt về các kĩ thuật dạy học theo góc
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5.
Nhiệm vụ:
Trình bày một cách tóm tắt về các kĩ thuật dạy học theo hợp đồng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6.
Nhiệm vụ:
Trình bày một cách tóm tắt về các kĩ thuật dạy học theo dự án
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7.
Nhiệm vụ:
Trình bày một cách tóm tắt về rèn kĩ năng đặt câu hỏi
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8.
Nhiệm vụ:
1. Hãy liệt kê những trang Wed và phần mền mà thầy cơ đã sử dụng vào
dạy học.
2. Theo thầy cơ thì thế nào là một bài giảng có ứng dụng cơng nghệ thơng
tin?
<b>BÀI 3. TÌM HIỂU QUI TRÌNH SOẠN GIÁO ÁN VÀ QUI TRÌNH SOẠN</b>
<b>CÂU HỎI KIỂM TRA THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG</b>
Thời lượng: 180 phút
1. Mục tiêu:
- Biết tự khai thác chuẩn KTKN trong chương trình giáo dục phổ thơng cấp
THCS và SGK để hình thành nội dung kiến thức chính của bài học.
- Biết áp dụng những kĩ thuật dạy học tích cực để soạn bài lên lớp theo theo
chuẩn KTKN.
- Biết ra câu hỏi kiểm tra theo chuẩn kiến thức, thức kĩ năng.
2. Kết quả mong đợi: Các học viên tham gia sẽ
- Có khả năng khai thác chuẩn KTKN, SGK, các thiết bị dạy học, kĩ thuật dạy
học tích cực,...để truyền tải kiến thức đến HS.
- Định hướng, cân nhắc vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực cho từng loại bài
dạy Vật lí.
- Điều chỉnh tài liệu THCS mơn vật lí theo cách tương tự.
3. Phương pháp đánh giá: Giám sát hoạt động nhóm, thảo luận chung, tài liệu của
người tham gia
4. Tài liệu/Thiết bị cần thiết: Máy chiếu, SGK, SGV, Chương trình,...
<b>A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG</b>
Tgian Hoạt đông của báo cáo
viên
Hoạt động của học viên Ghi chú
Chia nhóm
<b>HOẠT ĐỘNG 1. Nghiên cứu chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình</b>
Kĩ thuật
Kĩ thuật: XYZ
– 6 cho các nhóm, nêu
u cầu
Vịng 1. các nhóm tương
ứng với số
Nhận tài liệu nghiên
cứu theo sự hướng dẫn
của giáo viên
Thực hiện cơng việc
Nhóm 1 phiếu số 1(LT)
Nhóm 2 ph số 2(TH)
Nhóm 3 phiếu số 3
(LT+TH)
Nhóm 4 phiếu số 4 (BT)
Nhóm 5 phiếu số 5(ƠT)
Nhóm 6 phiếu số 6(KT)
35 Vịng 2. đảo nhóm –
hình thành nhóm mới
(mỗi một nhóm 1 người)
Hướng dẫn thảo luận
Lần lượt các thành viên
nhóm
Ghi lai những gì cần
thiết để bổ sung tài liệu
nghe.
Các thành viên khác
góp ý bổ sung để hồn
chỉnh
15 Đưa ra đáp án So sánh và nhận xét sự
khác nhau giữa SGK và
Chương trình đồng thời
đề ra phương án dạy
học
10’ Một số lưu ý trong tài
liệu chuẩn KTKN
(chương trình, SGK)
<b>HOẠT ĐỘNG 2</b>
<i> Thảo luận câu hỏi: Phân tích giáo án, đề kiểm tra của một giáo viên và cho </i>
<i>nhận xét. </i>
Kĩ thuật: Kĩ thuật XYZ
Thời lượng : 90 phút
10’ Phát phiếu học tập số 7,
8, 9, 10, 11, 12 cho các
nhóm.
Hướng dẫn nhiệm vụ
Thông báo thời gian cho
giai đoạn này là 15 phút.
Đọc hướng dẫn, u cầu
giải thích nếu cần
Phân cơng nhiệm vụ của
các thành viên trong
nhóm
30’ Giám sát các nhóm, trả
lời các yêu cầu đạt ra
<i>(không đưa ra câu trả</i>
<i>lời) đưa ra gợi ý nếu</i>
cần, tham gia vào các
cuộc thảo luận.
Từng học viên trả lời
Mỗi thành viên trong
nhóm sẽ chịu trách nhiệm
một phần câu hỏi thảo
luận
Khi gần như tất cả
những người tham gia
hoàn thành nhiệm
vụ-ổn định nhóm. Hướng
tới câu trả lời của các
nhóm
Đưa ra câu hỏi, trả lời
nếu họ biết câu trả lời
hoặc có ý kiến khác
<i>Đảm bảo không trả lời</i>
<i>những câu hỏi sẽ được</i>
<i>thảo luận trong giai đoạn</i>
<i>tiếp theo.</i>
Hướng chú ý đến giai
đoạn thảo luận/câu hỏi..
Yêu cầu người tham gia
xem câu hỏi và trả lời
Làm việc theo nhóm.
thảo luận câu trả lời cho
các câu hỏi đề ra.
Ghi chép lại nếu cần.
Yêu cầu người hướng
dẫn những điểm chưa
rõ.
dẫn chứ không phải là
giảng viên.
45 Ổn định nhóm và thảo
luận câu trả lời
Ghi lại các câu trả lời
(giấy, bảng, máy tính…)
Xung phong trả lời câu
hỏi nhận xét phần trả lời
của những người tham
gia khác hoặc nhận xét
về người hướng dẫn.
Ghi lại những câu trả lời
mà bạn chưa tìm ra.
5’ Giao nhiệm vụ Các nhóm soạn bài lên
lớp áp dụng kĩ thuật dạy
học tích cực và theo
chuẩn KTKN (các bài
trên)
<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 </b>
Nhiệm vụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV,... để viết tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn KTKN về bài lí thuyết – lớp 8
<b>2. TỐC ĐỘ</b>
<i><b>STT</b></i>
<i><b>Chuẩn kiến thức,</b></i>
<i><b>kĩ năng quy định</b></i>
<i><b>trong chương trình</b></i>
<i><b>Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn</b></i>
<i><b>kiến thức, kĩ năng </b></i> <i><b>Ghi chú </b></i>
<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 </b>
Nhiệm vụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV,... để viết tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn KTKN về bài thực hành lớp7
<b>25. THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN</b>
<b>MẠCH NỐI TIẾP</b>
<i><b>STT</b></i>
<i><b>Chuẩn kiến thức, kĩ</b></i>
<i><b>năng quy định trong</b></i>
<i><b>chương trình</b></i>
<i><b>Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn</b></i>
<i><b>kiến thức, kĩ năng</b></i> <i><b>Ghi chú</b></i>
Nhiệm vụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV,... để viết tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn KTKN về bài lí thuyết + thực hành – lớp 6
<b>1. ĐO ĐỘ DÀI</b>
<i><b>Stt</b></i>
<i><b>Chuẩn kiến thức, kĩ</b></i>
<i><b>năng quy định trong</b></i>
<i><b>chương trình</b></i>
<i><b>Mức độ thể hiện cụ thể của</b></i>
<i><b>chuẩn kiến thức, kĩ năng</b></i> <i><b>Ghi chú</b></i>
<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 </b>
Nhiệm vụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV,... để viết tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn KTKN về tiết bài tập – LỚP 9
BÀI 11. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ƠM VÀ CƠNG THỨC TÍNH ĐIỆN
TRỞ CỦA DÂY DẪN
<i><b>Stt</b></i>
<i><b>Chuẩn kiến thức, kĩ</b></i>
<i><b>năng quy định trong</b></i>
<i><b>chương trình</b></i>
<i><b>Mức độ thể hiện cụ thể của</b></i>
<i><b>chuẩn kiến thức, kĩ năng</b></i> <i><b>Ghi chú</b></i>
<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 </b>
Nhiệm vụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV,... để viết tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn KTKN về bài ơn tập chương lớp 7
BÀI 11. ƠN TẬP CHƯƠNG 2. ÂM HỌC
<i><b>Stt</b></i>
<i><b>Chuẩn kiến thức, kĩ</b></i>
<i><b>năng quy định trong</b></i>
<i><b>chương trình</b></i>
<i><b>Mức độ thể hiện cụ thể của</b></i>
<i><b>chuẩn kiến thức, kĩ năng</b></i> <i><b>Ghi chú</b></i>
<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 </b>
Nhiệm vụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV,... để viết tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn KTKN về bài kiểm tra học kì I lớp 7
<i><b>Stt</b></i>
<i><b>Chuẩn kiến thức, kĩ</b></i>
<i><b>năng quy định trong</b></i>
<i><b>chương trình</b></i>
<i><b>Mức độ thể hiện cụ thể của</b></i>
<i><b>chuẩn kiến thức, kĩ năng</b></i> <i><b>Ghi chú</b></i>
<b>ĐÁP ÁN</b>
<b>Đáp án. PHIẾU HỌC TẬP SỐ1 </b>
Nhiệm vụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV,... để viết tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn KTKN về bài lí thuyết – lớp 8
<b>2. TỐC ĐỘ</b>
<i><b>STT</b></i> <i><b>Chuẩn kiến thức,</b><b>kĩ năng quy định</b></i>
<i><b>trong chương trình</b></i>
<i><b>Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn</b></i>
<i><b>kiến thức, kĩ năng </b></i> <i><b>Ghi chú </b></i>
1 Nêu được ý
nghĩa của tốc độ
là đặc trưng cho
sự nhanh, chậm
của chuyển động.
Nêu được đơn vị
đo của tốc độ.
<b>[NB]. Nêu được:</b>
- Tốc độ cho biết mức độ nhanh
hay chậm của chuyển động và
được xác định bằng độ dài quãng
đường đi được trong một đơn vị
thời gian.
- Cơng thức tính tốc độ là v s<sub>t</sub>
, trong đó, v là tốc độ của vật, s
là quãng đường đi được, t là thời
gian để đi hết quãng đường đó.
- Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào
đơn vị đo độ dài và đơn vị đo
Học sinh đã biết ở lớp
5
2 Vận dụng được
công thức tính
tốc độ v s<sub>t</sub> <sub>.</sub>
<b>[VD]. Làm được các bài tập áp</b>
dụng công thứcv s<sub>t</sub> <sub>, khi biết</sub>
trước hai trong ba đại lượng và
tìm đại lượng cịn lại.
Hải Phịng dài 108km.
Tính tốc độ của ơ tơ ra
km/h, m/s.
<b>Đáp án. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 </b>
Nhiệm vụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV,... để viết tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn KTKN về bài thực hành lớp7
<b>25. THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI</b>
<b>VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP</b>
<i><b>ST</b></i>
<i><b>T</b></i>
<i><b>Chuẩn kiến</b></i>
<i><b>thức, kĩ năng</b></i>
<i><b>quy định trong</b></i>
<i><b>chương trình</b></i>
<i><b>Mức độ thể hiện cụ thể của</b></i>
<i><b>chuẩn kiến thức, kĩ năng</b></i> <i><b>Ghi chú</b></i>
1 Mắc được mạch
điện gồm hai
bóng đèn nối tiếp
và vẽ được sơ đồ
tương ứng.
<b>[VD]. </b>
<b> - Mắc</b>
được
mạch
điện nối
tiếp
gồm hai
bóng đèn, khóa K, một nguồn
- Vẽ được sơ đồ của mạch
điện đã mắc bằng các kí hiệu
đã biết.
2 Xác định được
bằng thí nghiệm
mối quan hệ giữa
các cường độ
dòng điện, các
hiệu điện thế
trong đoạn mạch
nối tiếp.
<b>[VD]. </b>
- Xác định được bằng thí
nghiệm mối quan hệ giữa các
cường độ dòng điện trong đoạn
mạch nối tiếp. Cụ thể:
+ Mắc ampe kế lần lượt (hoặc
đồng thời 3 ampe kế) vào các
vị trí 1, 2, 3 trên sơ đồ để đo
cường độ dòng điện I1, I2, I3:
Chỉ xét đoạn mạch gồm
hai bóng đèn (điện trở)
mắc nối tiếp.
+
K
+ Rút ra nhận xét
I1 = I2 = I3.
- Xác định được bằng thí
nghiệm mối quan hệ giữa các
hiệu điện thế trong đoạn mạch
nối tiếp. Cụ thể:
+ Mắc vôn kế lần lượt (hoặc
đồng thời 3 vơn kế) vào các vị
trí 12, 23, 31 trên sơ đồ để đo
hiệu điện thế U13, U12, U23:
+ Rút ra nhận xét: U13 = U12
+ U23
2 Nêu mối quan hệ
giữa các cường
độ dòng điện, các
hiệu điện thế
trong đoạn mạch
nối tiếp.
<b>[VD]. Nêu được trong đoạn</b>
mạch nối tiếp:
Dịng điện có cường độ như
nhau tại các vị trí khác nhau
của mạch.
I1 = I2 = I3.
Hiệu điện thế giữa hai đầu
đoạn mạch bằng tổng các hiệu
điện thế trên từng phần đoạn
mạch.
U13 = U12 + U23
Chỉ xét đoạn mạch gồm
hai bóng đèn (điện trở)
mắc nối tiếp.
<b>Đáp án. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 </b>
Nhiệm vụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV,... để viết tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn KTKN về bài lí thuyết + thực hành – lớp 6
A
+
K
1
Vị trí
1
Vị trí 2
Vị trí
3
V
+
K
-Đ
2
Đ<sub>1</sub>
<b>1. ĐO ĐỘ DÀI</b>
<i><b>Stt</b></i>
<i><b>Chuẩn kiến thức, kĩ</b></i>
<i><b>năng quy định trong</b></i>
<i><b>chương trình</b></i>
<i><b>Mức độ thể hiện cụ thể của</b></i>
<i><b>chuẩn kiến thức, kĩ năng</b></i> <i><b>Ghi chú</b></i>
1 Nêu được một số
dụng cụ đo độ dài
với GHD và
ĐCNN của chúng.
<b>[NB]. Nêu được:</b>
- Một số dụng cụ đo độ
dài là thước dây, thước
cuộn, thước mét, thước kẻ.
- Giới hạn đo (GHĐ) của
thước là độ dài lớn nhất ghi
trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất
(ĐCNN) của thước là độ dài
giữa hai vạch chia liên tiếp
trên thước.
Giáo viên hướng dẫn học
sinh ôn tập những kiến thức
đã học ở lớp dưới:
Đơn vị đo độ dài trong hệ
thống đơn vị đo lường hợp
pháp của Việt Nam là mét,
kí hiệu là m.
Đơn vị đo độ dài lớn hơn
mét là kilômét (km) và nhỏ
hơn mét là đềximét (dm),
centimét (cm), milimét
(mm).
1 km = 1000 m
1 m = 10 dm
1 m = 100 cm
1 m = 1000 mm
Ngoài ra, GV cần giới
thiệu cho HS biết đơn vị đo
độ dài còn được dùng là
inch:
1 inch = 2,54 cm
2 Xác định được
GHĐ, ĐCNN của
dụng cụ đo độ dài.
<b>[TH]. Xác định được GHĐ,</b>
ĐCNN của thước mét,
Từ khái niệm GHĐ và
ĐCNN, GV cho HS quan
sát thực tế tranh ảnh, hình
vẽ hoặc cụ thể một thước đo
độ dài để HS xác định GHĐ
và ĐCNN của thước đo.
3 Xác định được độ
dài trong một số
tình huống thơng
thường.
<b>[VD]. Đo được độ dài của</b>
bàn học, kích thước của
cuốn sách, độ dài sân
trường theo đúng cách đo.
Cách đo độ dài:
+ Ước lượng độ dài cần
đo để lựa chọn thước đo
Chỉ dùng các đơn vị hợp
pháp do Nhà nước quy định.
Lưu ý:
thích hợp,
+ Đặt thước và mắt nhìn
đúng cách,
+ Đọc, ghi kết quả đo
đúng quy định.
Nếu chọn dụng cụ đo có
ĐCNN q lớn so với giá trị
cần đo thì có thể khơng đo
được hoặc giá trị đo được sẽ
có sai số lớn.
Kết quả đo được ghi tới
ĐCNN của thước đo. Khi
mép đo cuối của vật không
thật trùng với vạch chia của
thước đo thì ghi giá trị của
vạch gần nhất.
<b>Đáp án. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 </b>
Nhiệm vụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV,... để viết tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn KTKN về tiết bài tập – LỚP 9
BÀI 11. BÀI TẬP VÂJN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM VÀ CƠNG THỨC TÍNH
ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN
<i><b>Stt</b></i>
<i><b>Chuẩn kiến thức, kĩ</b></i>
<i><b>năng quy định trong</b></i>
<i><b>chương trình</b></i>
<i><b>Mức độ thể hiện cụ thể của</b></i>
<i><b>chuẩn kiến thức, kĩ năng</b></i> <i><b>Ghi chú</b></i>
<b>Khơng có tiết bài tập trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN</b>
<b>Đáp án. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 </b>
Nhiệm vụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV,... để viết tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn KTKN về bài ôn tập chương lớp 7
BÀI 11. ÔN TẬP CHƯƠNG 2. ÂM HỌC
<i><b>Stt</b></i>
<i><b>Chuẩn kiến thức, kĩ</b></i>
<i><b>năng quy định trong</b></i>
<i><b>chương trình</b></i>
<i><b>Mức độ thể hiện cụ thể của</b></i>
<i><b>chuẩn kiến thức, kĩ năng</b></i> <i><b>Ghi chú</b></i>
<b>Khơng có tiết ơn tập trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN</b>
Nhiệm vụ: Dựa vào chuẩn KTKN, SGK, SGV,... để viết tài liệu Hướng dẫn thực
hiện chuẩn KTKN về bài kiểm tra học kì I lớp 7
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 7
<i><b>Stt</b></i>
<i><b>Chuẩn kiến thức, kĩ</b></i>
<i><b>năng quy định trong</b></i>
<i><b>chương trình</b></i>
<i><b>Mức độ thể hiện cụ thể của</b></i>
<i><b>chuẩn kiến thức, kĩ năng</b></i> <i><b>Ghi chú</b></i>
<b>Khơng có tiết kiểm tra trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN</b>
<b>Tài liệu hoạt động 2</b>
<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 (nhóm 1) </b>
Nhiệm vụ: Phân tích giáo án dưới đây của một giáo viên tỉnh Bắc Giang và cho
nhận xét.
<b> Bµi 2: VËn tèc</b>
tiết 2 theo phân phối chương trình.
---I- mục tiêu bài dạy:
<b>1- kiến thức: </b>
- biết đọc vận tốc là gì.
- biết đọc cơng thức tính vận tốc.
- biết đọc các đơn vị chính của vận tốc.
<b>2- kĩ năng: </b>
- so sánh được quãng đường chuyển động trong một giây của một chuyển
động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
- đổi các đơn vị vận tốc.
- vận dụng thành thạo cơng thức tính vận tốc để tính quãng đường, thời gian
của chuyển động.
<b>3- thái độ: rèn luyện tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập.</b>
II- chuẩn bị:
<b>1- giáo viên: </b>
- bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 2.1 sgk
- tranh vẽ phóng to hình 2.2 sgk, tốc kế thực (nếu có)
<b>2- học sinh: kẻ sẵn bảng 2.1 và 2.2 vào vở.</b>
<i><b>3- gợi ý ứng dụng cntt: các đoạn video về chuyển động của một số phương tiện có</b></i>
gắn tốc kế.
<b>4- Néi dung ghi b¶ng:</b>
<b>i - vận tốc là gì?</b>
- độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh chậm của chuyển động.
- độ lớn của cận tốc được tính bằng độ dài quảng đường đi được trong một
đơn vị thời gian.
<b>ii- cơng thức tính vận tốc:</b>
trong đó:
<b>iii- đơn vị vận tốc:</b>
- phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
- đơn vị hợp pháp thời gian là m/s và km/h.
iii- tổ chức các hoạt động học tập
<i><b>hoạt động 1: (phút) kiểm tra bài cũ - tổ chức tình hình học tập</b></i>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- 1 hs trả lời câu hỏi:
<i>+ chuyển động cơ học là gì? vật</i>
<i>đứng yên là như thế nào, lấy ví dụ và nói</i>
<i>rõ vật được chọn làm mốc? </i>
+ chữa bài tập số .... (sgk)
- 1 hs trả lời câu hỏi:
<i>+ tính tương đối của chuyển động và</i>
<i>đứng n là gì?</i>
+ lấy ví dụ và nói rõ vật làm mốc của
bài tập số ... (sgk)
- hs khác nhận xét và chữa bài vào vở
nếu sai.
- quan sát hình 2.1 và dự đốn:
<i>+ trong các vận động viên chạy đua từ</i>
<i>đó dựa vào yếu tố nào là ta nhận biết</i>
<i>được vận động viên chạy nhanh, chậm?</i>
- nêu câu hỏi.
- gọi 2 hs lên bảng.
- nêu câu hỏi tình huống.
<i><b>hoạt động 2: (10 phút) tìm hiểu về vận tốc</b></i>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- thảo luận nhóm:
+ cùng chạy 60 m, ai chạy mất ít thời
gian hơn thì chạy nhanh hơn. như vậy
hùng nhất, bình nhì, an ba, việt tư, cao
năm.
- so sánh quãng đường đi được trong
cùng một đơn vị thời gian.
- tính quãng đường đi được trong 1s và
- nêu ý kiến, hướng dẫn hs thảo luận
nhóm trả lời câu c1, c2.
t
s
v v: là vận tốc
s: là quãng đường đi được
ghi vào bảng.
(2) chậm
(3) độ dài đường đi được
(4) đơn vị.
- nêu câu hỏi: dùng từ thích hợp điền
vào chỗ trống câu c3.
<i><b>hoạt động 3: (5 phút) lập cơng thức tính vận tốc</b></i>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- hs thảo luận đưa ra cơng thức:
trong đó: v: là vận tốc
s: là quãng đường đi được
t: là thời gian đi hết quãng
đường đó
- nêu câu hỏi:
<i>+ từ kết quả trên hãy lập cơng</i>
<i>thức để tính độ lớn của vận tốc, nghĩa</i>
<i>là tính quãng đường đi được trong 1</i>
<i>giây (một đơn vị thời gian) biết thời</i>
<i>gian t giây, quãng đường s?</i>
<b>hoạt động 4: (5 phút) xét đơn vị vận tốc</b>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- hs làm câu c4 (cá nhân)
- 1 hs đọc kết quả câu c4: m/s; m/phút;
km/h; km/s; cm/s
- hs tính bằng cách đổi vận tốc:
1km/h = ? m/s
- cả lớp cùng đổi: 3m/s = ? km/h.
- đơn vị vận tốc phụ thuộc đơn vị
chiều dài quãng đường đi được và thời
gian đi hết quãng đường đó.
- đơn vị chính là m/s và km/h.
<i><b>hoạt động 5: (2 phút) nghiên cứu tốc kế</b></i>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- quan sát ảnh chụp hoặc đoạn phim, trả
lời câu hỏi:
<i>+ tốc kế dùng để làm gì? nêu cách</i>
<i>đọc tốc kế?</i>
- nêu được: tốc kế là dụng cụ đo vận tốc.
- treo tranh tốc kế của xe máy (hoặc
đoạn băng quay số chỉ tốc kế).
- giới thiệu nguyên lý hoạt động của
tốc kế.
<i><b>hoạt động 6: (12 phút) củng cố, vận dụng</b></i>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- đọc nội dung câu c5, thảo luận trả lời.
+ c5:
a) ý nghĩa các con số:
36km/h ; 10,8km/h ;
10m/s
b) so sánh:
- nếu đổi về đơn vị m/s
10m/s
3600s
36000m
1h
36km
v<sub>1</sub> (1)
- nêu yêu cầu thực hiện câu c5.
- hướng dẫn từ (3) có thể đổi 10m/s
= ? km/h so sánh với 2 chuyển động
trên.
m/s
3
3600s
10800m
1h
10,8km
v<sub>2</sub> (2)
v3 = 10m/s (3)
- chuyển động (1) và (3) nhanh hơn
chuyển động (2).
- hs thực hiện tóm tắt theo trợ giúp của
gv, sau đó tính.
s
...m/
1,5h
v<sub>1</sub>
s
...m/
1,5.3600s
81000m
t
s
v<sub>2</sub>
- tự tóm tắt làm câu c7, c8 vào vở.
- 2 hs lên trình bày lên bảng.
- hs so sánh kết quả và nhận xét.
- gọi hs đọc câu c6.
- hướng dẫn hs tóm tắt.
<i>+ so sánh số đo v1 và v2?</i>
- tương tự làm câu c7, c8
<b>hoạt động 7: (2 phút) hướng dẫn về nhà</b>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- học thuộc phần ghi nhớ.
- đọc phần có thể em chưa biết.
- làm các bài tập 2.1 đến 2.5 (sbt-t).
- giao bài tập về nhà cho hs.
iv- rút kinh ngiệm
<i>(cách thực tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, lưu ý những sai sót mà học</i>
<i>sinh thường mắc phải)</i>
<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8 (nhóm 2) </b>
Nhiệm vụ: Phân tích giáo án dưới đây của một giáo viên tỉnh Bắc Giang và cho
nhận xét.
<i><b>Bài 27: Thực hành Đo cờng độ dòng điện </b></i>
<i><b>và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp</b></i>
TiÕt 31 theo ph©n phèi chơng trình
I- Mục tiêu bài dạy
<b>1- Kiến thức: </b>
- Nm đợc cách mắc nối tiếp hai bóng đèn.
- Thực hành đo và phát hiện đợc quy luật về cờng độ dòng điện và hiệu điện
thế trong mạch điện mắc nối tiếp hai bóng đèn.
<b>2- Kĩ năng: </b>
<b>- Mắc mạch điện gồm các vật dÉn m¾c nèi tiÕp.</b>
- Sử dụng ampe kế đo cờng độ dịng điện và vơn kế đo hiệu điện thế.
<b>3- Thái độ: </b>
- Cẩn thận, trung thực, tích cực, an tồn trong việc tiến hành thí nghiệm, có
tinh thần hợp tỏc trong hot ng nhúm.
- Biết gắn lý thuyết vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
<i><b>II- Chuẩn bị </b></i>
- Phiếu học tập cho mỗi nhóm.
- Nội dung phiếu học tập:
<b>Trả lời câu hỏi:</b>
<b>Câu 1: </b>
<i>o cng dòng điện bằng ...</i>
<i>Đơn vị của cờng độ dòng điện là ..., kí hiệu là ...</i>
<i>Mắc ... ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt (+) của ampe kế đợc</i>
<i>mắc v phớa cc ... ca ngun in.</i>
<b>Câu 2: </b>
<i>Đo hiệu điện thế bằng ...</i>
<i>Đơn vị của hiệu điện thế là ..., kÝ hiƯu lµ ...</i>
<i>Mắc hai chốt của vơn kế ... vào hai điểm của mạch để đi hiệu điện</i>
<i>thế giữa hai điểm đó, sao cho chốt (+) của nú c ni v phớa cc ...</i>
<i>ca ngun in.</i>
- Đáp ¸n phiÕu häc tËp:
<b>C©u 1: </b>
+ ampe kÕ
+ ampe; A
+ nối tiếp; dơng (+)
<b>Câu 2: </b>
+ vôn kế
+ vôn; V
+ song song; dơng (+)
<b>2- Học sinh: </b>
<b>* Mỗi nhóm: </b>
- 1 nguồn điện 3V hoặc 6V.
- 1 ampe kế có GHĐ 0,5A và ĐCNN 0,01A.
- 1 vôn kế có GHĐ 3V và ĐCNN 0,1V.
- 2 búng ốn pin lắp sẵn vào đế đèn, cùng loại nh nhau.
- 7 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện (mỗi đoạn dài 30cm)
* Mỗi HS: 1 báo cáo thực hành (mẫu SGK-T78)
<b>3- Gỵi ý øng dơng CNTT: hình ảnh, đoạn video về mạch điện nối tiếp, mô tả cách</b>
tin hnh thớ nghim o cng dũng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch gồm
hai bóng đèn mắc nối tiếp...
4- Néi dung ghi b¶ng:
<b>Tiết 31: Thực hành Đo cờng độ dòng điện </b>
<b>và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp</b>
<b>I- Chuẩn bị (SGK-T76)</b>
<b>II- Néi dung thùc hµnh</b>
<i><b>1- Mắc nối tiếp hai bóng đèn</b></i>
<i><b>2- Đo cờng độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp</b></i>
* Trong đoạn mạch nối tiếp, dịng điện có cờng độ nh nhau tại các vị trí
khác nhau của mạch: I1 = I2 = I3
<i><b>3- Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp</b></i>
* Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu
mạch điện bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U13 = U12 + U23
<b>III- Tổ chức các hoạt động học tập</b>
<i><b>Hoạt động của HS</b></i> <i><b>Trợ giúp của GV</b></i>
- NhËn phiÕu häc tËp, tr¶ lời các câu
hỏi trong phiếu.
- Nhận xét câu trả lời cđa b¹n.
- Trả lời câu hỏi để dẫn tới vấn đề cần
nghiên cứu:
<i>+ ThÕ nµo là mạch điện gåm hai</i>
<i>bóng đèn mắc nối tiếp?</i>
<i>+ Đối với đoạn mạch có hai bóng</i>
<i>đèn mắc nối tiếp thì cờng độ dịng điện</i>
<i>qua mỗi đèn có quan hệ gì với cờng độ</i>
<i>dòng điện qua đoạn mạch?</i>
<i>+ Đối với mạch điện gồm hai bóng</i>
<i>đèn mắc nối tiếp thì hiệu điện thế giữa</i>
<i>hai đầu mỗi đèn có quan hệ thế nào</i>
<i>với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn</i>
<i>mạch?</i>
- Phát phiếu học tập và giao việc cho
HS.
- Đặt câu hái t×nh huèng.
<b>Hoạt động 2: (5 phút) Nhận dụng cụ, tìm hiểu cách tiến hành</b>
<i><b>Hoạt động của HS</b></i> <i><b>Trợ giỳp ca GV</b></i>
- Nêu các dụng cụ cần thiết.
- Nhận dụng cụ và tìm hiểu cách dùng
các dụng cụ.
- Tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm
trong SGK.
- Cho HS nêu c¸c dơng cơ thÝ nghiƯm.
- Ph¸t dơng cơ cho c¸c nhóm.
- Nêu yêu cầu.
<b>Hot ng 3: (5 phỳt) Tho lun phơng án thí nghiệm</b>
<i><b>Hoạt động của HS</b></i> <i><b>Trợ giúp của GV</b></i>
- Thảo luận các bớc thực hành:
<i><b>1- Mc ni tip hai bóng đèn</b></i>
- Quan sát hình 27.1a và 27.1b
(SGK-T76, 77) để nhận biết mạch điện gồm
- Mắc mạch điện theo hình 27.1a và vẽ
sơ đồ mạch điện này.
<i><b>2- Đo cờng độ dòng điện đối với đoạn</b></i>
<i><b>mạch nối tiếp</b></i>
- Đóng cơng tắc, đọc và ghi giá trị I1
- Mắc ampe kế vào vị trí 2, 3, đọc và
ghi các giá trị I2, I3 tơng ứng.
- Rót ra nhËn xÐt.
<i><b>3- Đo hiệu điện thế đối với đoạn</b></i>
<i><b>mạch nối tiếp </b></i>
- Vẽ sơ đồ mạch điện hình 27.2
(SGK-T77)
- Mắc vơn kế vào hai điểm 1 và 2, đọc
và ghi giá trị U12
- Mắc vôn kế vào hai điểm 2, 3 và hai
điểm 1, 3, đọc và ghi giá trị U23 và U13
t¬ng øng.
- Rót ra nhËn xÐt.
- Nhãm trëng giao viƯc trong nhóm.
- Cho các nhóm thảo luận các bớc tiến
hành.
- nghị HS đóng cơng tắc 3 lần, ghi
lại 3 giá tr tng ng I1', I1'', I1''' v tớnh
giá trị trung bình
3
I
I
I
I
'''
1
''
1
'
1
1
- Tơng tự, với ampe kế mắc vào vị trÝ 2
vµ 3.
- Đề nghị HS đóng cơng tắc 3 lần, ghi
lại 3 giá trị tơng ứng U12', U12'', U12''' v
tính giá trị trung b×nh
3
U
U
U
U
'''
12
''
12
'
12
12
<b>Hoạt động 4: (25 phút) Thực hành</b>
<i><b>Hoạt động của HS</b></i> <i><b>Trợ giúp của GV</b></i>
- Các nhóm tiến hành thực hành theo
các bớc đã nêu.
- Ghi kết quả vào báo cáo.
- Thảo luận, rút ra nhận xÐt.
- Kiểm tra, theo dõi, hớng dẫn các
nhóm thực hành đo đến đâu ghi ngay
kết quả đến đó.
- Lu ý: cần kiểm tra mạch điện trớc khi
đóng cơng tắc.
<b>Hoạt động 5: (5 phút) Kết thúc</b>
<i><b>Hoạt ng ca HS</b></i> <i><b>Tr giỳp ca GV</b></i>
- Cá nhân HS hoàn thành báo cáo và
nộp, thu dọn dụng cụ.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận
xét kết quả và rót ra kÕt luËn.
- Phát biểu các kết luận thu đợc.
- Nêu thắc mắc (nếu có).
- Nghe GV nhận xét để rút kinh
nghiệm.
- Nhận báo cáo, thu dọn đồ dùng.
- Cho HS thảo luận nhóm kết quả.
- Giải đáp thắc mắc.
- Nhận xét kết quả, đánh giá về ý thức
IV- Rót kinh ngiƯm
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS về nhà chuẩn bị báo cáo thực hành (Mẫu SGK-T81).
- Làm bài tập 27.1 đến 27.4 (SBT-T28)
<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9 (nhóm 3)</b>
Nhiệm vụ: Phân tích giáo án dưới đây của một giáo viên tỉnh Bắc Giang và cho
nhận xét.
<b>Bài 1: ĐO ĐỘ DÀI</b>
tiết 1 theo phân phối chương trình
I- MỤC TIÊU BÀI DẠY.
<b>1- kiến thức: </b>
- biết cách xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo.
<b>2- kĩ năng: </b>
- biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
- đo độ dài trong một số tình huống thơng thường.
<b>3. thái độ: </b>
- rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II- CHUẨN BỊ.
<b>1- Giáo viên: </b>
- tranh vẽ to một thước kẻ có ghđ 20cm và đcnn 2mm.
<i>- bảng phụ bảng 1.1: bảng kết quả đo độ dài (sgk-t8).</i>
- phiếu học tập cho mỗi nhóm.
<i><b>câu 1: giới hạn đo của thước là:</b></i>
a. độ dài nhỏ nhất giữa hai vạch chia trên thước.
b. độ dài lớn nhất giữa hai vạch chia trên thước.
c. độ dài lớn nhất có thể đo được bằng thước.
d. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
<i><b>câu 2: trong các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân</b></i>
<i>trường em?</i>
a. thước cuộn có ghđ 5m và đcnn 5mm.
b. thước thẳng có ghđ 1m và đcnn 1mm.
c. thước dây có ghđ 150cm và đcnn 1mm.
d. thước thẳng có ghđ 1m và đcnn 1cm.
<i><b>câu 3: nên chọn thước nào sau đây để đo chu vi miệng cốc? </b></i>
a. thước thẳng có ghđ 1,5m và đcnn 1cm.
b. thước kẻ có ghđ 30cm và đcnn 1mm.
c. thước dây có ghđ 1m và đcnn 1mm.
d. thước thẳng có ghđ 1m và đcnn 1mm.
<i><b>câu 4: trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để:</b></i>
a. chọn thước có ghđ lớn hơn độ dài cần đo để chỉ đo một lần.
b. chọn thước có ghđ nhỏ hơn độ dài cần đo để chỉ đo nhiều lần.
c. chọn thước có ghđ bằng độ dài cần đo.
d. chọn thước phù hợp nhằm tránh sai số trong khi đo.
- đáp án - biểu điểm phiếu học tập:
<b>câu 1 (2,5 điểm): b</b>
<b>câu 2 (2,5 điểm): a </b>
<b>câu 3 (2,5 điểm): c</b>
<b>câu 4 (2,5 điểm): d</b>
<b>2- học sinh: mỗi nhúm : </b>
- 1 thước kẻ có đcnn đến mm
- 1 thước dây hoặc thước mét có đcnn đến 0,5cm
- 1 bảng 1.1: bảng kết quả đo độ dài
<b>3- gợi ý ứng dụng cntt: hỡnh ảnh, đoạn video về một số vật cần đo độ dài và các</b>
loại thước đo thường sử dụng trong đời sống. giới thiệu về đơn vị: inch, hải lý...
<b>4- nội dung ghi bảng:</b>
<b>tiết 1: đo độ dài</b>
<b>i- đơn vị đo độ dài</b>
<i><b>1- ễn lại một số đơn vị đo độ dài</b></i>
- đơn vị đo độ dài: mét (m)
<i><b>2- ước lượng độ dài</b></i>
<b>ii- đo độ dài</b>
<i><b>1- tỡm hiểu dụng cụ đo dộ dài</b></i>
<i><b>2- đo độ dài</b></i>
a- chuẩn bị
b- tiến hành đo
III- Tổ chức các hoạt động học tập
<i><b>hoạt động 1: (3 phút) tổ chức tình huống học tập </b></i>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- nghe gv đặt vấn đề.
- trả lời câu hỏi.
<i>+ tại sao đo độ dài của cùng một đoạn</i>
- dự đoán câu trả lời:
+ gang tay của hai chị em khụng giống
nhau.
+ độ dài gang tay trong mỗi lần đo khác
nhau, cách đặt tay khơng chính xác.
+ đếm số gang tay đo được khơng chính
xác.
- cho hs quan sát tranh vẽ
(sgk-t6)
- đặt câu hỏi:
<b>hoạt động 2: (10 phút) ễn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài</b>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
<i>- trả lời câu hỏi: hóy nờu những đơn vị đo</i>
<i>chiều dài mà em biết?</i>
- trả lời câu c1.
- hs từng bàn ước lượng 1m trên mép bàn.
- dùng thước để kiểm tra.
- cỏ nhõn hs thực hiện câu c3.
- ghi nhớ thêm một số đơn vị đo độ dài khác:
1 inh (inch) = 2,54 cm.
1 ft (foot) = 30,48 cm.
1 dặm =
1 hải lý =
- đặt câu hỏi.
- cho hs thực hiện trả lời câu hỏi
c1.
- yêu câuhs thực hiện c2.
- có thể thông báo: kết quả ước
lượng và kết quả kiểm tra càng
nhỏ thỡ khả năng ước lượng càng
tốt.
- giới thiệu thêm một số đơn vị
đo độ dài của anh.
<b>hoạt động 3: (8 phút) tìm hiểu dụng cụ đo độ dài </b>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- quan sỏt hỡnh vẽ 1.1 (sgk-t7) và trả lời câu
c4.
- trả lời câu hỏi:
<i>+ hóy cho biết sự khỏc nhau giữa cỏc loại</i>
<i>thước trên? </i>
<i>+ ghđ và đcnn của một thước là gỡ?</i>
- yêu câu hs trả lời câu c4.
- sau khi hs trả lời gv đưa ra các
loại thước vừa nêu.
- đặt câu hỏi.
- trả lời nhanh các câu c5, c6, c7.
thước.
- yêu cầu hs trả lời c5, c6, c7.
<b>hoạt động 4: (15 phút) đo độ dài </b>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- tiếp thu nhiệm vụ cần nghiện cứu: đo chiều
dài bàn học và bề dày cuốn sách vật lý 6.
- tỡm hiểu dụng cụ thực hành.
<i>- trả lời câu hỏi: ta cần tiến hành đo theo</i>
<i>những bước nào?</i>
- thảo luận các bước tiến hành:
+ ước lượng độ dài.
+ xác định ghđ và đcnn.
+ tiến hành đo 3 lần và tính giá trị trung
bỡnh.
- phân cơng nhau tiến hành thực hành đo và
ghi kết quả.
- Báo cáo kết quả của nhóm
- thảo luận kết quả thực hành.
- nờu yờu cầu.
- treo bảng 1.1 (sgk-t8) hướng
dẫn hs đo độ dài và ghi kết quả.
- chia nhóm, phát dụng cụ thực
hành.
- đặt câu hỏi.
- quan sát và hướng dẫn các
nhóm thực hiện.
- điều khiển hs thảo luận và nhận
xột.
<b>hoạt động 5: (7 phút) củng cố, vận dụng </b>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- đọc phần ghi nhớ trong sgk.
- nhận phiếu học tập, trả lời cỏc câu hỏi trong
phiếu.
- tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết quả
của bạn.
- phỏt phiếu học tập và giao việc
cho hs.
- nêu đáp án, biểu điểm cho hs tự
chấm kết quả lẫn nhau.
<b>hoạt động 6: (2 phút) hướng dẫn về nhà</b>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- học bài và làm bài tập 2.1, 2.3, 2.4,
- giao bài tập về nhà cho hs.
IV- Rút kinh ngiệm
- gv nhận xét, đánh giá giờ học.
<b>bài 2: đo độ dài (tiếp theo)</b>
tiết 2 theo phân phối chương trỡnh
i- mục tiấu bÀi dạy
biết đo độ dài trong một số tỡnh huống thụng thường theo quy tắc đo bao gồm:
- ước lượng chiều dài cần đo.
- chọn thước đo thích hợp.
- xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước.
- đặt thước đo đúng.
- đặt mặt để nhỡn và đọc kết quả đo đúng.
- biết tớnh giỏ trị trung bỡnh cỏc kết quả đo.
<b>2- kĩ năng: đo độ dài trong một số tỡnh huống thụng thường theo quy tắc đo.</b>
<b>3. thái độ: rèn luyện tính cẩn thận, trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.</b>
ii- chuẩn bị
<b>1- giỏo viờn: </b>
- tranh vẽ to hỡnh 2.1, 2.2, 2.3 (sgk-t10).
- phiếu học tập cho mỗi nhúm.
- nội dung phiếu học tập:
<i><b>Câu 1: để làm giảm sai số trong khi đo độ dài của một vật, ta phải:</b></i>
a. ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
b. đặt thước dọc theo độ dài cần đo và một đầu của vật đúng vạch số 0 của
thước.
c. đặt mắt nhỡn theo hướng vng góc với cạnh thước.
d. thực hiện cả a, b và c.
<i><b>Câu 2: một bạn dùng thước đo độ dài có đcnn là 1cm để đo chiều dài bàn học.</b></i>
<i>trong các cách ghi kết quả sau, cách ghi nào đúng?</i>
a. 1,2m b. 12dm c. 120cm d. 120,0cm
<i><b>Câu 3: một bạn đo độ dài một vật là 50,1cm. đcnn của thước dùng để đo là: </b></i>
<b>a. 0,1cm b. 1cm c. 0,2cm d. 0,05cm </b>
<b>câu 4: (bài 1-2.10/sbt-t6)</b>
* trả
lời: ...
.
- đáp án - biểu điểm phiếu học tập:
<b>Câu 1 (2 điểm): d</b>
<b>Câu 2 (2,5 điểm): c </b>
<b>Câu 3 (2,5 điểm): a</b>
<b>Câu 4 (3 điểm): đặt 2 vỏ bao diêm tiếp xúc với hai bên quả bóng bàn và song</b>
song với nhau. dùng thước đo khoảng cách giữa hai bao diêm.
<b>2- học sinh: mỗi nhúm: </b>
- 1 quả búng bàn
<b>3- gợi ý ứng dụng cntt: hỡnh ảnh, đoạn video về một số nguyên nhân dẫn tới sai</b>
số trong khi đo và cách khắc phục. đoạn video mô tả cách đo độ dài rất lớn (khoảng
cách từ trái đất đến mặt trời)
4- nội dung ghi bảng:
<b>tiết 2: đo độ dài (tiếp theo)</b>
<b>I- cách đo độ dài</b>
<i><b>1- trả lời câu hỏi</b></i>
<i><b>2- rút ra kết luận</b></i>
+ c6: a) (1): độ dài
b) (2): ghđ
(5): ngang bằng với
d) (6): vuụng gúc
e) (7): gần nhất
<b>II- vận dụng</b>
iii- tổ chức các hoạt động học tập
<b>hoạt động 1: (5 phút) kiểm tra bài cũ</b>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
<i>- 1 hs trả lời câu hỏi: kể tên dụng cụ đo</i>
<i>độ dài và đơn vị đo độ dài hợp pháp là</i>
<i>đơn vị nào?</i>
+ chữa bài tập 1-2.1 (sbt-t4)
<i>- 1 hs trả lời câu hỏi: ghđ và đcnn của</i>
<i>thước đo là gỡ?</i>
+ chữa bài tập 1-2.3 (sbt-t4)
- hs ở dưới lớp theo dừi và nhận xột, sửa
chữa vào vở nếu sai.
- gv đặt câu hỏi.
- gọi 2 hs lờn bảng trả lời câu hỏi và
làm bài tập
- cho hs nhận xột và sửa chữa.
<b>hoạt động 2: (15 phút) thảo luận về cách đo độ dài </b>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- thảo luận nhóm để trả lời câu c1 đến
c5.
- đại diện nhóm trỡnh bày câu trả lời
theo sự điều khiển của gv.
- nghe gv đánh giá kết quả ước lượng độ
dài câu c1.
- trả lời câu hỏi:
<i>+ em đó chọn dụng cụ đo nào? tại</i>
<i>sao?</i>
<i>+ em đặt thước đo như thế nào?</i>
- yêu câuhs nhớ lại phần thực hành đo
độ dài, thảo luận theo nhóm để trả lời
- đánh giá kết quả ước lượng.
<i>- cú thể hỏi: tại sao không dùng thước</i>
<i>+ em đặt mắt nhỡn như thế nào để</i>
<i>đọc kết quả đo?</i>
<i>+ nếu đầu cuối của vật không ngang</i>
<i>bằng với vạch chia thỡ đọc kết quả đo</i>
<i>như thế nào?</i>
- thống nhất câu trả lời.
- nhận xột câu trả lời.
<b>hoạt động 3: (8 phút) hướng dẫn hs rút ra kết luận </b>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- cỏ nhõn hs hoàn thành câu c6
- thảo luận toàn lớp để thống nhất kết
quả và ghi vở.
- nêu quy tắc đo độ dài.
- cho hs làm câu c6.
- điều khiển hs thảo luận nhóm để rút
ra kết luận.
<b>hoạt động 4: (7 phút) vận dụng </b>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- quan sỏt hỡnh 2.1, 2.2, 2.3 và làm câu
c7, c8, c9.
- đại diện hs trả lời trước lớp.
- hs khỏc nhận xột và trả lời bổ sung nếu
cần thiết.
- lần lượt treo tranh vẽ hỡnh 2.1, 2.2,
2.3 yêu câuhs làm câu c7, c8, c9.
- cho hs trả lời và thống nhất kết quả.
<b>hoạt động 5: (8 phút) củng cố </b>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- đọc phần ghi nhớ trong sgk.
- nhận phiếu học tập, trả lời cỏc câu hỏi
trong phiếu.
- cú thể làm thớ nghiệm minh hoạ bài
1-2.10 (sbt-t6)
- tự đánh giá kết quả qua việc chấm kết
quả của bạn.
- phỏt phiếu học tập và giao việc cho
hs.
- hướng dẫn hs làm thí nghiệm.
- nêu đáp án, biểu điểm cho hs tự
chấm kết quả lẫn nhau.
<b>hoạt động 6: (2 phút) hướng dẫn về nhà</b>
<i><b>hoạt động của hs</b></i> <i><b>trợ giúp của gv</b></i>
- học bài và làm bài tập 2.1, 2.3,
1-2.4, 1-2.5, 1-2.6 (sbt-t4, 5).
- làm câu c10 và đọc phần có thể em
chưa biết.
- mỗi nhóm chuẩn bị 2 khăn khô.
- kẻ bảng kết quả đo thể tích chất lỏng
(sgk-t14)
- giao bài tập về nhà cho hs.
- gv nhận xét, đánh giỏ giờ học.
<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 10 (nhóm 4) </b>
Nhiệm vụ: Phân tích giáo án tiết bài tập – lớp 9 dưới đây của một giáo viên tỉnh
Bắc Giang và cho nhận xét.
<b>Bài 11: Bài tập vận dụng định luật ôm </b>
<b>và cơng thức tính điện trở của dây dẫn</b>
I- Mơc tiªu bài dạy
<b>1- Kin thc: Vn dng nh lut ễm v cơng thức điện trở của dây dẫn để</b>
tính đợc các đại lợng có liên quan đối với đoạn mạch gồm nhiều
nhất là 3 điện trở mắc nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp.
<b>2- Kĩ năng: Giải bài tập đối với đoạn mạch.</b>
<b>3- Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc, tự giác, cú tinh thn hp tỏc theo nhúm.</b>
II- Chuẩn bị
<b>1- Giáo viên: - Nội dung bài tập</b>
- Đèn chiếu (hoặc bảng phụ)
- Phiếu học tập cho mỗi nhóm.
- Nội dung phiếu häc tËp:
<i><b>Câu 1: Hai bóng đèn có điện trở 6Ω và 24Ω mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện</b></i>
A. 5,4V vµ 6,6V B. 4,8V vµ 7,2V C. 3,6V vµ 8,4V D. 2,4V vµ
9,6V
<i><b>Câu 2: Hai điện trở R1 = 20Ω và R2 = 5Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có</b></i>
<i>hiệu điện thế 6V thì cờng độ dịng điện qua mạch chính là:</i>
A. 0,24A B. 1,5A C. 0,3A D. 1,2A
<i><b>Câu 3: Một ấm điện hoạt động bình thờng ở hiệu điện thế 220V và cờng độ qua ấm</b></i>
<i>là 5A. Biết dây điện trở của ấm làm bằng nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6Ω.m, tiết</i>
<i>diện 2mm2<sub>. Chiều dài của dây điện trở trên là: </sub></i>
A. 200m B. 220m C. 250m D. 280m
- Đáp án - biểu ®iĨm phiÕu häc tËp:
<b>C©u 1 (3 ®iĨm): D</b>
<b>C©u 2 (3 ®iĨm): B</b>
<b>C©u 3 (4 ®iĨm): B</b>
<b>2- Häc sinh: giÊy trong, bút dạ (hoặc bảng)</b>
<b>3- Gợi ý ứng dụng CNTT: hình ảnh, đoạn video về một số loại mạch điện. </b>
<b>4- Néi dung ghi b¶ng:</b>
<b>Tiết 11: Bài tập vận dụng định luật ơm </b>
<b>và cơng thức tính điện trở của dõy dn</b>
<b>I- Lý thuyt</b>
<i><b>1- Định luật Ôm: </b></i>
R
U
I
<i><b>2- Điện trở của dây dẫn: </b></i>
S
l
.
R
<b>II- Bài tập </b>
<i><b>1- Bài 1 (SGK-T32)</b></i>
<i><b>2- Bµi 2 (SGK-T32)</b></i>
<i><b>3- Bµi 3 (SGK-T33)</b></i>
<b>Hoạt động 1: (6 phút) Kiểm tra bài cũ - Ôn lại những kiến thức có liên quan đến</b>
bài mới
<i><b>Hoạt động của HS</b></i> <i><b>Trợ giúp của GV</b></i>
<i>- 1 HS tr¶ lời câu hỏi: Phát biểu và viết</i>
<i>h thc nh luật Ôm?</i>
<i>- 1 HS trả lời câu hỏi: BiÕn trë lµ g×?</i>
<i>Biến trở dùng để làm gì? Viết cơng thức</i>
<i>tính điện trở của dây dẫn?</i>
- 1 HS chữa bài tập 10.2 (SBT-T15):
a) Điện trở lớn nhất của biến trở: 50Ω
Cờng độ dòng điện lớn nhất mà biến trở
chịu đợc: 2,5A
b) Umax = Imax.Rmax = 2,5.50 = 125V
c) TiÕt diƯn d©y dÉn:
6
6 <sub>1</sub><sub>,</sub><sub>1</sub><sub>.</sub><sub>10</sub>
50
50
.
10
.
1
,
1
R
l
ρ.
S<sub></sub> <sub></sub> <sub></sub> <sub>m</sub>2<sub>=1,1</sub>
mm2
- C¸c HS kh¸c nhận xét và sửa chữa.
- GV t cõu hi.
- Gọi HS nhËn xÐt.
<b>Hoạt động 2: (10 phút) Giải bài 1</b>
<i><b>Hot ng ca HS</b></i> <i><b>Tr giỳp ca GV</b></i>
- Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài.
- Phân tích đầu bài. Trả lời câu hỏi:
<i>+ Ta ỏp dng cụng thc no để tính</i>
<i>điện trở của dây nicrom?</i>
<i>+ Cần vận dụng cơng thức nào để tính</i>
<i>cờng độ dịng điện qua dây dẫn?</i>
- Suy nghĩ tìm cách giải và làm vào giấy
trong (hoặc b¶ng phơ)
- Thảo luận kết quả và đối chiếu với đáp
án để thống nhất kết quả.
- Dùng đèn chiếu chiếu u bi.
- Gợi ý HS phân tích đầu bài và tìm
cách giải.
- T chc HS tho lun kt qu, chiu
ỏp án lên bảng.
<b>Hoạt động 3: (11 phút) Giải bài 2</b>
<i><b>Hot ng ca HS</b></i> <i><b>Tr giỳp ca GV</b></i>
- Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài.
- Trình bày cách giải.
- Suy nghĩ tìm cách giải và làm vào giấy
trong (hoặc b¶ng phơ)
- Thảo luận kết quả và đối chiếu với đáp
án để thống nhất kết quả.
- Dùng đèn chiếu chiếu đầu bài.
- Yêu cầu HS tìm cách giải.
- NÕu HS gặp khó khăn GV gợi ý:
<i>+ Búng đèn và biến trở mắc với</i>
<i>nhau nh thế nào?</i>
<i>+ Đèn sáng bình thờng thì cờng độ</i>
<i>dịng điện qua đèn và biến trở bằng</i>
<i>bao nhiêu?</i>
<i> + Dựa vào cơng thức nào để tính</i>
<i>điện trở tơng đơng? </i>
- Tổ chức HS thảo luận kết quả, chiếu
đáp án lên bảng.
<b>Hoạt động 4: (11 phút) Giải bài 3</b>
<i><b>Hoạt động của HS</b></i> <i><b>Tr giỳp ca GV</b></i>
- Đọc đầu bài và tóm tắt đầu bài.
- Phân tích mạch điện.
- Suy nghĩ tìm cách giải và làm vào giấy
- Dựng ốn chiu chiu u bi.
trong (hoặc bảng phụ)
- Tho luận kết quả và đối chiếu với đáp
án để thống nht kt qu.
- Nếu HS gặp khó khăn GV có thĨ gỵi
ý:
<i>+ Hai đèn mắc với nhau nh th</i>
<i>no?</i>
<i>+ Điện trở của dây nối tính theo</i>
- Tổ chức HS thảo luận kết quả, chiếu
đáp án lên bảng.
- GV có thể liên hệ về độ giảm thế
trên đờng dây.
<b>Hoạt động 5: (6 phút) Củng cố, vận dụng</b>
<i><b>Hoạt động của HS</b></i> <i><b>Trợ giúp của GV</b></i>
- NhËn phiÕu häc tập, trả lời các câu hỏi
trong phiếu.
- T ỏnh giỏ kết quả qua việc chấm kết
quả của bạn.
- Ph¸t phiÕu häc tËp vµ giao viƯc cho
HS.
- Nêu đáp án, biểu điểm cho HS tự
chấm kết quả lẫn nhau.
<b>Hoạt động 6: (1 phút) Hớng dẫn về nhà</b>
<i><b>Hoạt động của HS</b></i> <i><b>Trợ giúp của GV</b></i>
- Học bài và làm bài tập 11.1 đến 11.4
(SBT-T17, 18). - Giao bµi tËp vỊ nhµ cho HS.
IV- Rót kinh ngiƯm
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 11 (nhóm 5)</b>
Nhiệm vụ: Phân tích giáo án Ơn tập học kì I – lớp 8 dưới đây của một giỏo viờn
tnh Bc Giang v cho nhn xột.
<i><b>Bài: ôn tập</b></i>
Tiết 17 theo phân phối chơng trình
I- Mục tiêu bài d¹y
<b>1- KiÕn thøc: </b>
- Ơn tập, hệ thống hố kiến thức cơ bản đã học về lực đẩy ác-si-mét, sự ni,
cụng c hc, nh lut v cụng.
<b>2- Kĩ năng: </b>
- Luyện cho HS có kỹ năng khái quát hoá, tổng hợp hoá kiến thức.
- Vn dng kin thc làm bài tập và giải thích các hiện tợng vật lí thực tế.
<b>3- Thái độ: </b>
- CÈn thËn, nghiªm túc, có ý thức tự giác, yêu thích môn học.
<b>II- ChuÈn bÞ </b>
<b>1- Giáo viên: </b>
- Nội dung ôn tập.
- Đèn chiếu (hoặc bảng phụ).
- Phiếu học tập cho mỗi nhóm.
- Nội dung phiếu học tập:
<i><b>Câu 1: Lực đẩy ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?</b></i>
C. Trọng lợng riêng cđa chÊt láng vµ thĨ tÝch cđa chÊt láng.
D. Träng lợng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật
chiếm chỗ.
<i><b>Cõu 2: Khi mt vt nổi trên mặt chất lỏng thì cờng độ của lực y ỏc-si-một</b></i>
<i>bng:</i>
A. trọng lợng của phần vật chìm trong nớc.
B. trọng lợng của phần vật nổi trên mặt nớc.
C. trọng lợng của vật.
D. trọng lợng của phần chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật.
<i><b>Câu 3: Trờng hợp nào dới đây trọng lực của vật không thực hiện công cơ học?</b></i>
A. Vật rơi từ trên cao xuống.
B. Vật đợc ném lên theo phơng thẳng đứng .
C. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.
D. Vật trợt trờn mt phng nghiờng.
<i><b>Câu 4: Trong các trờng hợp sau đây, trờng hợp nào không có công cơ học?</b></i>
A. Ngời lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
B. Một ngời đang cố sức đẩy hịn đá nhng khơng đẩy nổi.
C. Ngời cơng nhân đang đẩy xe gng làm xe chuyển động.
D. Ngời thợ xây đang dùng ròng rọc kéo xô vữa lên cao.
<i><b>Câu 5: Câu nào sau đây nói về máy cơ đơn giản là đúng?</b></i>
A. Đợc lợi bao nhiêu lần về lực thì đợc lợi bấy nhiêu lần về đờng đi.
B. Đợc lợi bao nhiêu lần về lực thì đợc lợi bấy nhiêu lần về cơng.
C. Đợc lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về công.
D. Đợc lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đờng đi.
<i><b>Câu 6: Một máy kéo thực hiện một công là 75kJ làm một vật chuyển dời đợc một</b></i>
<i>đoạn 50m (bỏ qua ma sát), lực kéo của máy là: </i>
A. 1500J. C. 15000J.
B. 1500N. D. 15000N.
- Đáp án phiếu học tập:
<b>Câu 1: D </b>
<b>C©u 2: C </b>
<b>C©u 3: C </b>
<b>C©u 4: B </b>
<b>C©u 5: D </b>
<b>C©u 6: B </b>
<b>2- Học sinh: </b>
- ôn tập kiến thức
- Bút dạ, giấy trong (hoặc bảng)
<b>3- Gi ý ng dng CNTT: S tổng hợp các kiến thức cơ bản đã học. </b>
<b>4- Ni dung ghi bng:</b>
<b>Tiết 17: ôn tập</b>
<b>I- Ôn tập</b>
<b>II- Vận dơng</b>
<i><b>1- Bµi tËp 1</b></i>
<i><b>2- Bµi tËp 2</b></i>
<i><b>3- Bµi tËp 3</b></i>
III- Tổ chức các hoạt động học tập
<b>Hoạt động 1: (10 phút) Ôn tập một số kiến thức cơ bản</b>
<i><b>Hoạt động ca HS</b></i> <i><b>Tr giỳp ca GV</b></i>
- Lần lợt trả lời câu hỏi của GV:
<i>1) Một vật nhúng chìm trong chất lỏng</i>
<i>chịu tác dụng của lực đẩy ác-si-mét có</i>
<i>phơng, chiều nh thÕ nµo? </i>
<i>2) Lực đẩy ác-si-mét phụ thuộc vào</i>
<i>những yếu tố nào? </i>
<i>3) Nêu điều kiện để vật nhấn trong chất</i>
<i>lỏngt nổi lên, lơ lửng và chìm xuống? </i>
<i>4) Khi nào lực mới có cơng cơ học? </i>
<i>5) Viết cơng thức tính cơng của lực? Giải</i>
<i>thích rõ từng đại lợng và chỉ rõ đơn vị</i>
<i>các đại lợng trong công thức?</i>
<i>6) Phát biểu nh lut v cụng?</i>
- HS khác có thể sửa chữa (nếu cần thiết).
- Cho HS nhận xét trả lời bổ sung
nÕu cÇn thiÕt.
<b>Hoạt động 2: (8 phút) Vận dụng trả lời câu hỏi</b>
<i><b>Hoạt động của HS</b></i> <i><b>Trợ giúp của GV</b></i>
- Nhận phiếu học tập.
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi trong
phiếu bài tập.
- Thảo luận trả lời bæ sung.
- Phát phiếu học tập và đề nghị HS
thảo luận để trả lời các câu hỏi.
- Chiếu đáp án cho HS đối chiếu
<b>Hoạt động 3: (25 phút) Giải bài tập</b>
<i><b>Hoạt động của HS</b></i> <i><b>Trợ giúp của GV</b></i>
<i><b>1- Bµi tËp 1:</b></i>
- Đọc đầu bài, suy nghĩ để trả lời cõu hi.
- Thảo luận, trả lời:
+ Thể tích phần chìm: Vch×m = VvËt - Vnỉi
+ Khi vật đứng n: P = FA
dvật.Vvật = dnớc.Vchìm
- Làm bài tập 1 ra giấy trong (hoặc bảng
phụ).
- Tho lun thng nhất kết quả.
<i><b>2- Bµi tËp 2:</b></i>
- Đọc đầu bài, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- Th¶o luËn, tr¶ lêi:
+ FA = d.V
+ F = P - FA
<i>- Chiếu đầu bài 1: Một vật đặc có</i>
<i>thể tích 40cm3<sub> đợc thả vào một bể </sub></i>
<i>n-ớc, ngời ta đo đợc phần nổi lên trên</i>
<i>mặt nớc có thể tích 37,6cm3<sub>. Hỏi</sub></i>
<i>trọng lợng riêng của vật đó là bao</i>
<i>nhiêu?</i>
- Híng dÉn HS lµm:
<i>+ ThĨ tÝch phần chìm là bao</i>
<i>nhiêu?</i>
<i>+ Khi vật đứng yên trên mặt nớc</i>
<i>thì quan hệ giữa P và FA nh thế</i>
<i>nào?</i>
- Tổ chức cho HS thảo luận kết quả
và chiếu đáp án cho HS đối chiếu.
<i>- Chiếu đầu bài 2: Một miếng sắt có</i>
<i>thể tích 2dm3<sub> đợc treo bằng một lị</sub></i>
<i>xo ở trong nớc. Biết trọng lợng riêng</i>
<i>của nớc và của thép là 10000N/m3</i>
<i>và 78000N/m3<sub>. Tính:</sub></i>
<i>a. §é lín cđa lùc ®Èy ác-si-mét</i>
<i>tác dụng lên miếng sắt.</i>
<i>b. ln ca lực kéo dãn lò xo.</i>
<i>c. Nếu miếng sắt đợc treo ở những</i>
<i>độ sâu khác nhau, thì các kết quả</i>
<i>tính đợc ở trên có gì thay đổi</i>
<i>khơng? Tại sao?</i>
- GV cã thĨ gỵi ý:
- Làm bài tập 2 ra giấy trong (hoặc bảng
phụ).
- Thảo luận để thống nhất kết quả.
<i><b>3- Bµi tËp 3:</b></i>
- Đọc đầu bài, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- Thảo luận câu trả lời:
+ Công dùng đa vật lên cao: A = P.h
+ ChiỊu dµi của mặt phẳng nghiêng:
F
A
l
- Làm bài tập 3 ra giấy trong (hoặc bảng
phụ).
- Tho lun thng nht kt qu.
<i>theo công thức nào?</i>
<i>+ Độ lớn lực kéo của lò xo tÝnh</i>
<i>thÕ nµo?</i>
- Tổ chức cho HS thảo luận kết quả
và chiếu đáp án cho HS đối chiếu.
<i>- Chiếu đầu bài 3: Ngời ta dùng lực</i>
<i>kéo 125N để đa một vật có khối </i>
<i>l-ợng 50kg lên cao 2m bằng mặt</i>
<i>phẳng nghiêng.</i>
<i>a. Tính cơng phải dùng để đa vật</i>
<i>lên cao.</i>
<i>b. Tính chiều dài của mặt phẳng</i>
<i>nghiêng.</i>
- Hớng dẫn HS làm.
- Tổ chức cho HS thảo luận kết quả
và chiếu đáp án cho HS đối chiếu.
<b>Hoạt động 4: (2 phút) Hớng dẫn về nhà</b>
<i><b>Hoạt động của HS</b></i> <i><b>Trợ giúp của GV</b></i>
- ¤n tËp kiÕn thøc.
- Chn bÞ kiĨm tra häc kú I. - Nhắc nhở HS về nhà chuẩn bị ôntập tèt.
IV- Rót kinh ngiƯm
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 12 (nhóm 6)</b>
Nhiệm vụ: Phân tích Đề kiểm tra học kì I – lớp 8 dưới đây và cho nhận xét.
Híng dÉn chÊm ®iĨm bài kiểm tra chất lợng học kỳ I
<i><b>Năm học 2007 - 2008</b></i>
<b>M«n: VËt lÝ líp 8</b>
---Phần I: ( 3 điểm) Chọn đúng mỗi câu cho 0,5 điểm:
<b>C©u 1</b> <b>C©u 2</b> <b>C©u 3</b> <b>C©u 4</b> <b>C©u 5</b> <b>C©u 6</b>
<b>C</b> <b>D</b> <b>B</b> <b>A</b> <b>A</b> <b>D</b>
<b>Phần II: (2 điểm). Chọn đúng từ hay cụm từ để đợc mỗi câu đúng - cho 0,5 im:</b>
<b>Câu 7- </b> (1) càng lớn (2) càng nhỏ
<b>Câu 8- </b> (3) mäi ph¬ng (4) mäi vËt
<b>Câu 9- </b> (5) thẳng đứng từ dới lên (6) của khối chất lỏng
<b>C©u 10- </b> (7) hai lực cân bằng (8) quán tính
<b>Phần III: </b>
<b>Câu 11: (2,5 điểm).</b>
<i><b>Túm tt u bi, tớnh c:</b></i>
a) Thời gian của lợt đi:
t1 = S/v1 = 900/2,5 = 360s (1 điểm)
b) Thời gian lợt về:
VËn tèc trung b×nh cđa lợt về là:
v2 = s/t2 = 900/450 = 2m/s.(0,5 ®iĨm)
c) Vận tốc trung bình của ca nơ trên cả quãng đờng là:
v = 2s/t = 2.900/810 = 2,2m/s (0,5 điểm)
<b>Câu 12: (2,5 điểm).</b>
<i><b>Túm tt u bi, tớnh c:</b></i>
a) Độ lớn của lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng thép.
FA = d.V = 10000.0,002 = 20N. (1 điểm)
b) Lực tác dụng lên lò xo:
F = P - FA = 78000.0,2 - 20 = 136N. (1 ®iĨm)
c) Các kết quả tính ở trên khơng thay đổi, vì FA và P khơng ph thuc vo
sâu. (0,5 điểm)
<i><b>---* Ghi chỳ: Bi gii sai mà kết quả đúng không cho điểm, bài giải đúng theo cách khác vẫn cho</b></i>
®iĨm tèi ®a.
<i><b>Tài kiệu tham khảo.</b></i>
<b>CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO CHUẨN KTKN MÔN VẬT LÍ 8</b>
<b>VẬT LÍ LỚP 8 - HỌC KÌ I</b>
<b>I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP </b>
<b>8.1.1.1. Một vật được coi là đứng n so với vật mốc khi</b>
A. vật đó khơng chuyển động.
B. vật đó khơng dịch chuyển theo thời gian.
C. vật đó khơng thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.
D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi.
<b>8.1.1.2. Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm (...) trong câu sau:</b>
a) Khi vị trí của một vật...(1)... theo thời gian so với vật mốc, ta nói vật ấy
đang chuyển động so với ...(2)... đó.
b) Khi...(3)... của một vật khơng thay đổi so với vật mốc, ta nói vật ấy
đang...(4)... so với vật mốc đó.
<b>8.1.2.1. Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng là</b>
A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền.
<b>8.1.2.2. Đoàn tàu chở khách đang chuyển động được coi là đứng yên so với</b>
A. người lái tàu.
B. kiểm soát viên đang đi kiểm tra.
C. hàng cây hai bên đường.
D. ô tô chuyển động theo hướng ngược lại.
<b>8.1.3.1. Độ lớn của tốc độ cho biết</b>
A. quãng đường chuyển động dài hay ngắn
B. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
C. thời gian chuyển động dài hay ngắn
D. quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động.
<b>8.1.3.2. Tốc độ không có đơn vị là</b>
A. km/h. B. m/s.
C. km/phút. D. km.
<b>8.1.4.1. Trong những câu phát biểu dưới đây, câu phát biểu đúng là:</b>
A. Tốc độ trung bình trên những đoạn đường khác nhau thường có giá trị khác
nhau.
B. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường bằng trung bình cộng của vận tốc trung
bình trên mỗi đoạn đường liên tiếp.
C. Tốc độ trung bình khơng thay đổi theo thời gian.
D. Tốc độ trung bình cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động đều.
<b>8.1.4.2. Một học sinh đi từ nhà đến trường mất 10 phút. Đoạn đường từ nhà đến</b>
trường dài 1,5 km.
a. Có thể nói học sinh đó chuyển động đều được khơng?
b. Tính tốc độ của chuyển động? Tốc độ này gọi là Tốc độ gì?
<b>8.1.5.1. Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động khơng đều là</b>
A. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
B. Chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
C. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất.
D. Chuyển động của kim phút đồng hồ.
<b>8.1.5.2. Chuyển động không đều là</b>
A. chuyển động của một vật đi được những quãng đường khác nhau trong những
khoảng thời gian bằng nhau.
B. chuyển động của một vật có tốc độ khơng đổi theo thời gian
D. chuyển động của một vật đi được những quãng đường khác nhau trong những
khoảng thời gian khác nhau.
<b>8.1.6.1. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển</b>
động hết quãng đường 0,2km là
A. 50s B. 25s
C. 10s D. 40s
<b>8.1.6.2. Một xe máy khởi hành từ A lúc 7 giờ đến B lúc 9 giờ 12 phút. Nếu coi</b>
chuyển động của xe máy là đều và vận tốc của xe máy là 45km/h thì quãng đường
từ A đến B dài bao nhiêu km?
<b>8.1.7.1. Để xác định được tốc độ trung bình của một vật chuyển động ta cần</b>
A. đo được quãng đường mà vật chuyển động được trên từng đoạn đường.
B. đo được thời gian để vật chuyển động hết mỗi quãng đường đó.
C. lấy tổng quãng đường đi được chia cho tổng thời gian để đi hết các quãng đường
đó.
D. thực hiện tất cả các bước tiến hành trên
<b>8.1.7.2. Cứ sau 20s người ta lại ghi lại quãng đường chạy được của một vận động</b>
viên điền kinh chạy 1000m thu được kết quả như sau:
Thời
gian
(s)
0 20 40 60 80 100
Quãng
đường
(m)
0 140 340 428 51<sub>6</sub> 604
a) Tính tốc độ trung bình của vận động viên trong mỗi khoảng thời gian. Có nhận
xét gì về chuyển động của vận động viên trong cuộc đua?
b) Tính tốc độ trung bình của vận động viên trên cả quãng đường ra m/s và km/h?
<b> 8.1.8.1. Một người đi xe đạp trong một nửa quãng đường đầu với tốc độ v</b>1 =
12km/h và nửa quãng đường còn lại với tốc độ v2 = 20km/h. Tốc độ trung bình của
người đó trên cả qng đường là
A. 15km/h B. 16km/h C. 11km/h D. 14km/h.
<b>8.1.8.2. Một người đi xe đạp trên một đoạn đường dài 1,2km hết 6 phút. Sau đó</b>
người đó đi tiếp một đoạn đường 0,6km trong 4 phút rồi dừng lại. Tính tốc độ trung
bình của người đó ứng với từng đoạn đường và cả đoạn đường?
A. không thay đổi.
B. tăng dần.
C. giảm dần.
D. có thể tăng dần và cũng có thể giảm.
<b>8.2.1.2. Tác dụng của lực đã làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật khi</b>
A. đá quả bóng lăn trên sân cỏ
B. quả bóng sau khi đập vào bức tường
<b>8.2.2.1. Lực là đại lượng véctơ vì</b>
A. lực có độ lớn, phương và chiều
B. lực làm cho vật bị biến dạng
C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ
D. lực làm cho vật chuyển động
<b>8.2.2.2. Tại sao nói lực là đại lượng véc tơ?</b>
<b>8.2.3.1. Cặp lực gồm hai lực cân bằng là</b>
A. Hai lực cùng cường độ của hai người đang kéo một chiếc xe chuyển động đều.
B. Lực kéo thùng nước của tay và trọng lực của thùng nước tác dụng lại tay khi
thùng nước được kéo lên nhanh dần.
C. Lực kéo khúc gỗ của một người và lực ma sát của khúc gỗ khi nó chuyển động
thẳng đều trên mặt bàn.
D. Lực mà sợi dây chun tác dụng vào tay ta và lực mà tay ta tác dụng vào dây chun
khi ta kéo căng dây.
<b>8.2.3.2. Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng, kết luận</b>
đúng là
A. Vật chuyển động với tốc độ tăng đần.
B. Vật chuyển động với tốc độ giảm dần.
C. Hướng chuyển động của vật thay đổi.
D. Vật vẫn giữ nguyên tốc độ như ban đầu
<b>8.2.4.1. Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm (...) trong các câu sau</b>
a. Tính chất của mọi vật bảo tồn ...(1)... của mình khi không chịu lực nào tác
dụng hoặc khi chịu ...(2)... của những lực cân bằng nhau gọi là quán tính.
b. Dưới tác dụng của các lực ...(3)..., một vật đang đứng yên sẽ đứng yên,
đang chuyển động sẽ tiếp tục ...(4)... thẳng đều. Chuyển động này được gọi là
chuyển động theo ...(5)...
A. Chuyển động của ô tô đang chạy trên đường.
B. Chuyển động của dòng nước chảy trên sông.
C. Chuyển động của một vật được thả rơi từ trên cao xuống.
D. Chuyển động của người đang đi xe đạp ngừng đạp, nhưng xe vẫn chuyển động
về phía trước.
<b>8.2.5.1. Khi viên bi lăn trên mặt sàn, viên bi lăn chậm dần rồi dừng lại là do</b>
A. Ma sát nghỉ.
B. Ma sát trượt
C. Ma sát lăn
D. Cả ba loại trên
<b>8.2.5.2. Lực ma sát trượt đã xuất hiện khi</b>
A. quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
B. quả bóng lăn trên sân bóng.
C. hộp bút nằm yên trên mặt bàn nghiêng.
D. hòm đồ bị kéo lê trên mặt sàn.
<b>8.2.5.3. Trong các trường hợp dưới đây, loại lực ma sát nào đã xuất hiện?</b>
a) Kéo một hộp gỗ trượt trên bàn.
b) Đặt một cuốn sách lên mặt bàn nằm nghiêng so với phương ngang, cuốn sách
vẫn đứng yên.
c) Một quả bóng lăn trên mặt đất.
<b>8.2.6.1. Trên hình vẽ người ta biểu diễn lực tác dụng lên vật theo tỉ xích 0,5cm ứng</b>
với 5N. Câu mơ tả đúng là
A. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 2,5N
B. Lực có phương từ trên xuống, chiều thẳng đứng, độ lớn 15N.
C. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 25N.
D. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 15N.
<b>8.2.6.2. Hãy biểu diễn các lực 8N và 5N có cùng điểm đặt nhưng các lực lần lượt</b>
theo phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái và theo phương thẳng đứng, chiều
từ dưới lên. Tỉ xích 0,5cm ứng với 1N.
<b>8.2.7.1. Hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị</b>
nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe
A. đột ngột giảm vận tốc.
B. đột ngột tăng vận tốc.
C. đột ngột rẽ sang trái.
D. đột ngột rẽ sang phải.
<b>8.2.7.2. Khi xe đang chuyển động nhanh, nếu phanh để xe dừng lại đột ngột thì</b>
hành khách ngồi trên xe có xu hướng bị ngã chúi về phía trước. Hãy giải thích tại
sao?
<b>8.2.8.1. Phương án có thể giảm được ma sát là</b>
A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc.
B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc.
D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc.
<b>8.2.8.2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào làm tăng ma sát, trường hợp nào</b>
làm giảm ma sát: xẻ rãnh trên bánh xe, rắc cát trên đường ray tàu hoả vào trời mưa,
<b>bôi dầu mỡ vào các chi tiết máy, lắp ổ trục, ổ bi trong máy móc?</b>
<b>8.3.1.1. Áp lực là</b>
A. lực tác dụng lên mặt bị ép.
B. lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.
C. trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng.
D. lực tác dụng lên vật.
<b>8.3.2.1. Áp suất khơng có đơn vị đo là</b>
A. Paxcan
B. N/m2
C. N/cm2
D. N/m3
<b>8.3.2.1. Tại sao khi lặn người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn?</b>
A. Vì khi lặn sâu, lực cản rất lớn.
B. Vì khi lặn sâu, nhiệt độ rất thấp.
C. Vì khi lặn sâu, áp suất rất lớn.
D. Vì khi lặn sâu, cơ thể dễ dàng di chuyển trong nước.
<b>8.3.2.2. Đổ đầy nước vào một cái cốc, sau đó đặt một tờ giấy lên miệng cốc để giấy</b>
tiếp xúc với mặt nước. Cầm cốc lật ngược để miệng cốc xuống phía dưới thì thấy
nước khơng bị chảy ra ngồi. Hãy giải thích tại sao?
<b>8.3.3.1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm (...) trong câu sau:</b>
Trong một chất lỏng đứng yên, ...(1)... tại những điểm trên cùng một mặt
phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu h) có ...(2)... như nhau.
<i><b>8.3.3.2. Chỉ ra câu phát biểu sai?</b></i>
A. Trong cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt
phẳng nằm ngang đều bằng nhau.
C. Trong chất lỏng, càng xuống sâu, áp suất càng tăng.
D. Chân đê, chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập.
<b>8.3.3.1. Đối với bình thơng nhau, kết luận khơng đúng là</b>
A. Tiết diện của các nhánh bình thơng nhau phải bằng nhau.
B. Trong bình thơng nhau có thể chứa một hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
C. Bình thơng nhau là bình có hai hoặc nhiều nhánh thơng nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất đứng yên, các mực chất lỏng ở các
nhánh luôn ở cùng một độ cao.
<b>8.3.3.2. Đối với bình thơng nhau, mặt thống của các nhánh ở cùng một độ cao khi</b>
A. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.
B. tiết diện của các nhánh phải bằng nhau.
C. tiết diện các nhánh khác nhau thì chứa các chất lỏng khác nhau.
D. độ cao của các nhánh phải bằng nhau
<b>8.3.5.1. Máy nén thủy lực được cấu tạo dựa trên </b>
A. sự truyền áp suất trong lỏng chất lỏng
B. sự truyền áp suất trong lòng chất khí
C. sự truyền lực trong lịng chất lỏng
D. ngun tắc bình thơng nhau
<b>8.3.5.2. Nêu cấu tạo và hoạt động của máy nén thủy lực?</b>
<b>8.3.6.1. Móc một quả nặng vào lực kế, số chỉ của lực kế 20N. Nhúng chìm quả</b>
nặng đó vào trong nước thì số chỉ của lực kế
A. tăng lên. C. không thay đổi.
B. giảm đi. D. chỉ số 0.
<b>8.3.6.2. Nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn nâng vật ở trên khơng khí?</b>
<b>8.3.7.1. Tàu to, tàu nặng hơn kim. </b>
<b>Thế mà tàu nổi, kim chìm, tại sao?</b>
A. Do lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên tàu lớn hơn trọng lượng riêng của tàu.
B. Do lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên tàu lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
C. Do lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên tàu lớn hơn trọng lượng của tàu.
D. Do lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên tàu nhỏ hơn trọng lượng của tàu.
<b>8.3.7.2. Tại sao một lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước lại chìm cịn gấp</b>
thành thuyển thả xuống nước lại nổi?
<b>8.3.8.1. Một bánh xe xích có trọng lượng 45000N, diện tích tiếp xúc của các bản</b>
a) Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất.
b) Hãy so sánh áp suất của xe lên mặt đất với áp suất của một người nặng 65kg có
diện tích tiếp xúc hai bàn chân lên mặt đất là 180cm2<sub>. Lấy hệ số tỷ lệ giữa trọng</sub>
lượng và khối lượng là 10.
<b>8.3.8.2. Một vật khối lượng 4kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp</b>
xúc của vật với mặt bàn là 60cm2<sub>. Tính áp suất tác dụng lên mặt bàn.</sub>
<b>8.3.9.1. Một thùng cao 80cm đựng đầy nước, tính áp suất tác dụng lên đáy thùng và</b>
một điểm cách đáy thùng 20cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3<sub>.</sub>
<b>8.3.9.2. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết rằng trọng lượng</b>
riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3<sub>.</sub>
a) Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu?
b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu
là bao nhiêu? Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc đó là bao nhiêu?
<b>8.3.10.1. Một vật có khối lượng 682,5g làm bằng chất có khối lượng riêng</b>
10,5g/cm3<sub> được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là</sub>
10000N/m3<sub>. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là bao nhiêu?</sub>
<b>8.3.10.2. Một cục nước đá có thể tích 360cm</b>3<sub> nổi trên mặt nước. Tính thể tích của</sub>
phần cục đá ló ra khỏi mặt nước biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3<sub>,</sub>
trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3<sub>.</sub>
<b>8.3.11.1. Trình bày phương án và các bước tiến hành thí nghiệm để nghiệm lại lực</b>
đẩy ác si mét
<b>8.3.11.2. Bằng những dụng cụ: Lực kế, bình nước (nước dùng</b> trong bình có khối
lượng riêng D0). Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của một vật bằng
kim loại có hình dạng bất kỳ.
<b>8.4.1.1. Công cơ học được thực hiện khi</b>
A. Chiếc máy cày đang cày đất trồng trọt.
B. Cô phát thanh viên đang đọc tin tức.
C. Một chiếc xe đang dùng và tắt máy.
D. Học sinh đang nghe giảng bài trong lớp.
<b>8.4.1.2. Công cơ học không được thực hiện khi</b>
A. người lực sĩ cử tạ đỡ quả tạ ở tư thế đứng thẳng
B. Kéo một thùng nước từ dưới giếng lên
C. Đưa một xô vữa từ dưới đất lên trên tầng
D. Đưa một phi xăng từ đất lên sàn xe ô tô
A. A = P.t
B. A = F.s
C. A = F.v
D. A = F/s
<b>8.4.2.2. Công cơ học không sử dụng đơn vị là</b>
A. Jun (J)
B. kilô Jun (kJ)
C. Niu tơn nhân m (N.m)
D. Oát (W)
<b>8.4.3. 1. Khi sử dụng các máy cơ đơn giản nếu </b>
A. được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về đường đi và được lợi
hai lần về cơng.
B. được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về công.
C. được lợi bao nhiêu lần về đường đi thì được lợi bấy nhiêu lần về cơng.
D. được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi không cho lợi
<b>8.4.3.2. Một người thợ xây nhận thấy khi đứng trên gác kéo trực tiếp một xơ vữa</b>
lên thì khó hơn khi đứng dưới đất dùng ròng rọc cố định đưa xơ vữa lên. Vậy tác
dụng của dịng rọc cố định là
A. giúp ta lợi về lực.
B. giúp ta lợi về công.
C. giúp ta đổi hướng của lực tác dụng.
D. giúp ta lợi về đường đi.
<b>8.4.4.1. Công suất được xác định bằng</b>
A. lực tác dụng trong một giây.
B. công thức P = A.t.
C. công thực hiện được trong một giây
D. công thực hiện được khi vật dịch chuyển được một mét
<b>8.4.4.2. Phát biểu định nghĩa, viết công thức tính cơng suất và đơn vị cơng suất?</b>
<b>8.4.5.1. Số ghi cơng suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết</b>
A. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó.
<b>8.4.5.2. Nói cơng suất của máy là 1000W. Em hiểu như thế nào?</b>
<b>8.4.6.1. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì</b>
A. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn.
B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn.
C. Vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn.
D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau.
<b>8.4.6.2. Động năng là gì? Động năng phụ thuộc vào yêu tố nào? </b>
<b>8.4.7.1. Thế năng của một vật càng lớn khi</b>
A. Khối lượng của vật càng lớn và ở độ cao càng lớn
B. Khi vật chuyển động càng nhanh
D. Khi lực tác dụng vào vật càng lớn
C. Khi vật sinh công càng lớn
<b>8.4.7.2. Thế năng là gì? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào?</b>
<b>8.4.8.1. Vật khơng có thế năng là</b>
<b>A. Chiếc cung đã được giương.</b>
B. Xe đạp đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang.
C. Lò xo bị nén.
D. Lò xo bị kéo giãn
<b>8.4.8.2. Một mũi tên được bắn đi từ một cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên</b>
<b>hay của cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào? </b>
<b>8.4.9.1. Trong các nhận xét sau, nhận xét đúng là:</b>
A. Trong quá trình cơ học, động năng của các vật được bảo tồn.
B. Trong q trình cơ học, cơ năng của các vật được bảo toàn.
C. Trong quá trình cơ học, thế năng hấp dẫn của các vật được bảo tồn.
D. Trong q trình cơ học, thế năng đàn hồi của các vật được bảo toàn.
<b>8.4.9.2. Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm (...)</b>
Trong q trình cơ học, ...(1)... và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau nhưng
cơ năng được ....(2)...
<b>8.4.10.1. Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20dm xuống đất. Tính cơng</b>
của trọng lực?
<b>8.4.10.2.Một đầu máy xe lửa kéo các toa bằng lực F = 7500N. Tính cơng của lực</b>
<b>8.4.11.1. Một công nhân khuân vác trong 2 giờ được 48 thùng hàng, mỗi thùng</b>
hàng phải tốn một cơng là 15000J. Tính cơng suất của người cơng nhân đó?
<b>8.4.11.2. An thực hiện được một cơng 36kJ trong 10 phút. Bình thực hiện được một</b>
cơng 42kJ trong 14 phút. Ai làm việc khoẻ hơn?
<b>II. HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN.</b>
<b>8.1.1.1. Hướng dẫn: Một vật không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc thì</b>
ta nói vật đứng yên so với vật mốc.
<b>Chọn đáp án: C</b>
<b>8.1.1.2. Hướng dẫn:</b>
<i><b>a. Khi vị trí của một vật thay đổi theo thời gian so với vật mốc, ta nói</b></i> vật ấy đang
<i><b>chuyển động so với vật mốc đó.</b></i>
<i><b>b. Khi vị trí của một vật khơng thay đổi so với vật mốc, ta nói </b></i>vật ấy <i><b>đang đứng</b></i>
<i><b>yên so với vật mốc đó.</b></i>
<b>Đáp án: </b>
a. (1): Thay đổi; (2): vật mốc
b. (3): vị trí; (4): đứng yên
<b>8.1.2.1. Đáp án: A</b>
<b>8.1.2.2. Đáp án: A</b>
<b>8.1.3.1. Hướng dẫn: Độ lớn của tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của</b>
chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị
thời gian.
<b>Chọn đáp án B</b>
<b>8.1.3.2. Hướng dẫn: Đơn vị đo tốc độ dược xác định bằng đơn vị độ dài trên đơn</b>
vị thời gian
<b>Chọn đáp án D</b>
<b>8.1.4.1 Hướng dẫn: Tốc độ trung bình của một chuyển động khơng đều trên một</b>
quãng đường được tính bằng độ dài quãng đường đó chia cho thời gian để đi hết
quãng đường đó. do đó, trong chuyển động khơng đều trên các đoạn đường khác
nhau thì tốc độ trung bình có giá trị khác nhau
<b>Chọn đáp án A.</b>
<b>8.1.4.2. Hướng dẫn:</b>
a. Không thể kết luận được chuyển động của học sinh là chuyển động đều vì chưa
biết trong thời gian chuyển động, vận tốc có thay đổi hay khơng.
4,5km/h
h
3
1
1,5km
t
S
V
Tốc độ chuyển động của học sinh là tốc độ trung bình.
<b>8.1.5.1. Hướng dẫn: Chuyển động khơng đều là chuyển động mà tốc độ thay đổi</b>
theo thời gian. Khi xe đạp xuống dốc thì tốc độ của xe đạp tăng dần.
<b>Chọn đáp án A.</b>
<b>8.1.5.2. Hướng dẫn: Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ không thay đổi</b>
theo thời gian.
<b>Chọn đáp án B</b>
<b>8.1.6.1. Hướng dẫn: Đổi 0,2km = 200m và thay số vào công thức t = s/v = 200/5 =</b>
20s.
<b>Chọn đáp án D </b>
<b>8.1.6.2. Hướng dẫn: </b>
Thời gian xe máy đi từ A đến B là:
t = t2 - t1 = 9h 12ph - 7h = 2h 12ph = <sub>5</sub>
11
h
Quãng đường từ A đến B là:
s = v.t = 45.
5
11
= 99 km
<b>8.1.7.1. Đáp án D</b>
<b>8.1.7.2. Đáp án</b>
<b>a. Tốc độ trung bình của vận động viên trong mỗi khoảng thời gian</b>
Thời
gian
(s)
0 20 40 60 80 100
Quãn
g
đườn
g (m)
0 14<sub>0</sub> 34<sub>0</sub> 428 51<sub>6</sub> 604
v
(m/s) 0 7 10 4,4 4,4 4,4
b. Tốc độ trung bình của vận động viên trên cả quãng đường: VTB = 6,04m/s
<b>8.1.8.1. Hướng dẫn: Vận dụng công thức</b>
15km/h
v
v
v
2v
2v
2v
s
t
t
S
S
t
tb
v
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
S
S
S
<b>Chọn đáp án A</b>
<b>8.1.8.2. </b>
Đổi: t1 = 6ph = <sub>10</sub>
1
h; t2 = 4ph = <sub>15</sub>
1
h
Tốc độ trung bình trên quãng đường đầu là:
12
10
1
2
,
1
t
tb1 <sub>km/h</sub>
Tốc độ trung bình trên quãng đường sau là:
9
15
1
6
,
0
t
s
v
2
2
tb2 <sub>km/h</sub>
Tốc độ trung bình trên cả đoạn đường là:
10,8
15
1
10
<i><b>8.2.1.1. Hướng dẫn: Khi có lực tác dụng lên vật thì tốc độ của vật thay đổi (có thể</b></i>
tăng hoặc giảm).
<b>Chọn đáp án D</b>
<b>8.2.1.2. Hướng dẫn: quả bóng sau khi đập vào bức tường bị bật trở lại, lúc đó tốc</b>
độ và hướng chuyển động của quả bóng đã thay đổi dưới tác dụng lực của bức
tường vào quả bóng
<b>Chọn đáp án B.</b>
<b>8.2.2.1. Hướng dẫn: Một đại lượng véctơ là đại lượng có độ lớn, phương và chiều,</b>
nên lực là đại lượng véctơ.
<b>Chọn đáp án A</b>
<b>8.2.2.2. Hướng dẫn: Một đại lượng véctơ là đại lượng có độ lớn, phương và chiều,</b>
lực là đại lượng có đầy đủ các yếu tố như trên vậy lực là đại lượng véctơ.
<b>8.2.3.1. Hướng dẫn: Một vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi chịu tác</b>
dụng của hai lực cân bằng.
<b>Chọn đáp án C</b>
<b>8.2.3.2. Hướng dẫn: Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên</b>
<b>Chọn đáp án D</b>
a) (1). tốc độ
(2). tác dụng
b) (3). cân bằng
(4). chuyển động
(5). quán tính
<b>8.2.4.2. Hướng dẫn: Khi người đang đi xe đạp ngừng đạp, nhưng xe vẫn chuyển</b>
động về phía trước vì mọi vật đề có tính chất bảo tồn tốc độ của nó, hay nói cách
khác mọi vật đều có quán tính.
<b>Chọn đáp án D</b>
<b>8.2.5.1. Hướng dẫn: Lực ma sát xuất hiện khi một vật chuyển động lăn trên một</b>
vật khác và cản lại chuyển động ấy.
<b>Chọn đáp án C</b>
<b>8.2.5.2. Hướng dẫn: Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên</b>
mặt một vật khác và cản lại chuyển động ấy.
<b>Chọn đáp án D</b>
<b>8.2.5.3. Hướng dẫn:</b>
a) Khi kéo hộp gỗ trượt trên mặt bàn, giữa mặt bàn và hộp gỗ xuất hiện lực ma sát
trượt.
b) Cuốn sách đặt trên mặt bàn nghiêng so với phương ngang, cuốn sách đứng yên
thì giữa cuốn sách với mặt bàn xuất hiện ma sát nghỉ.
c) Khi quả bóng lăn trên mặt đất, giữa mặt đất và quả bóng có lực ma sát lăn.
<b>8.2.6.1. Hướng dẫn: Biểu diễn véctơ lực bằng một mũi tên có:</b>
+ Gốc là điểm đặt của lực tác dụng lên vật.
+ Phương chiều trùng với phương chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
<b>Chọn đáp án D</b>
<b>8.2.6.2. Hướng dẫn</b>
2
O
<b>8.2.7.1. Hướng dẫn: Khi xe đang chuyển động nhanh, người ngồi trên xe chuyển</b>
động cùng với xe. Khi xe đột ngột rẽ sang phải, chân người ngồi trên xe chuyển
động cùng với sàn xe, mặt khác do quán tính mà phần phía trên của người vẫn có
<b>Chọn đáp án D</b>
<i><b>8.2.7.2. Hướng dẫn: Khi xe đang chuyển động nhanh, người ngồi trên xe chuyển </b></i>
động cùng với xe. Khi phanh làm cho xe dừng lại đột ngột, chân người ngồi trên xe
dừng lại cùng với sàn xe, mặt khác do quán tính mà phần phía trên của người vẫn
có xu hướng chuyển động tới trước với tốc độ như cũ, kết quả là thân người có xu
hướng bị ngã về phía trước.
<b>8.2.8.1. Hướng dẫn: Để làm giảm ma sát có hại ta thường xuyên bôi trơn dầu mỡ</b>
ở những bộ phận chuyển động, tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc.
<b>Chọn đáp án C</b>
<b>8.2.8.2. Đáp án</b>
+ Tăng ma sát: xẻ rãnh trên bánh xe, rắc cát trên đường ray tàu hoả vào trời mưa.
+ Giảm ma sát: bôi dầu mỡ vào các chi tiết máy, lắp ổ trục, ổ bi trong máy móc.
<b>8.3.1.1. Hướng dẫn: Áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.</b>
<b>Chọn đáp án B</b>
<b>8.3.2.1. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Đơn vị của áp</b>
suất là Pa (1pa = 1N/m2<sub>)</sub>
<b>Chọn đáp án D</b>
<b>8.3.2.1. Hướng dẫn: Chất lỏng gây áp suất lên đáy bình thành bình và mọi vật</b>
nhùng trong lịng nó, nên khi người thợ lặn phải mặc áo lặn vì khi càng xuống sâu,
áp suất chất lỏng càng lớn
<b>Chọn đáp án C</b>
<b>8.3.2.2. Đáp án</b>
Do áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy, gây ra một áp lực tác dụng vào nước từ
phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước, làm cho nước không chảy ra khỏi
cốc.
<b>8.3.3.1. Đáp án</b>
(1). áp suất
(2). độ lớn
<b>8.3.3.1. Hướng dẫn: Đối với bình thông nhau tiết diện của các nhánh không cần</b>
phải bằng nhau
<b>Chọn đáp án A </b>
<b>8.3.3.2. Hướng dẫn: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất đứng yên, các</b>
mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.
<b>Chọn đáp án A</b>
<b>8.3.5.1. Đáp án A</b>
<i>Cấu tạo: Máy nén thủy lực gồm 2 nhánh có tiết diện khác nhau nối thơng đáy với</i>
nhau mỗi nhánh chứa 01 pít tơng.
<i>Ngun tắc hoạt động: Khi ta tăng áp suất chất lỏng ở pít-tơng A bằng cách nén </i>
pít-tơng A, thì độ tăng áp suất này truyền nguyên vẹn qua chất lỏng đến pít tơng B,
làm pít-tơng B chuyển động đi lên.
<b>8.3.6.2. Đáp án B</b>
<b>8.3.6.2. Đáp án:</b>
Một vật nhúng trong lòng chất lỏng bị chất lỏng đẩy với một lực thẳng đứng từ
<b>dưới lên trên. Do đó, khi nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn nâng vật ở trên </b>
khơng khí.
<b>8.3.7.1. Hướng dẫn: Một vật nhùng trong lịng chất lỏng, vật nổi khi lực đẩy ác si</b>
mét tác dụng lên vật lớn hơn trọng lương riêng của vật.
<b>Chọn đáp án C</b>
<b>8.3.7.2. Hướng dẫn: Lá thiếc mỏng vo tròn lại, thả xuống nước chìm vì trọng </b>
lượng riêng của lá thép lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Khi lá thiếc đó gấp
thành thuyền thả xuống nước lại nổi, vì trọng lượng riêng trung bình của thuyền
nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước (thể tích của thuyền lớn hơn rất nhiều lần thể
tích của lá thiếc vo tròn nên dtb thuyền < dnước)
<b>8.3.8.1. Đáp án:</b>
a) Áp lực của xe tác dụng lên mặt đất là: F1 = P1 = 45000N.
Áp suất do xe tác dụng lên mặt đường coi như nằm ngang là:
2
1
1
1 36000N/m
25
,
1
45000
S
F
p
b) Đổi S2 = 180cm2 = 0,018m2
Trọng lượng của người đó là: P2 = 10.m2 = 10.65 = 650N.
Áp lực của người lên mặt đất là: F2 = P2 = 650N.
Áp suất do người tác dụng lên mặt đất là: 2
2
2
2 36111,1N/m
018
,
0
650
S
F
Ta thấy: p2 > p1.
<b>8.3.8.2. Đáp án:</b>
Áp lực tác dụng lên mặt bàn đúng bằng trọng lượng của vật:
F = P = 10.m = 10.4 = 40 N
Áp suất tác dụng lên mặt bàn:
4 2
4 <sub>3</sub>.10 N/m
2
60.10
40
S
F
p
<b>8.3.9.1. Đáp án</b>
Đổi: h = 80cm = 0,8m; h'<sub> = 20cm = 0,2m</sub>
Áp dụng công thức p = d.h.
Áp suất tác dụng lên đáy thùng là: p = d.h = 10000.0,8 =
8000 N/m2<sub>.</sub>
Áp suất tác dụng lên điểm cách đáy thùng 20 cm là:
pA = d.hA = d.(h - h') = 10000.(0,8 - 0,2) = 10000.0,6 = 6000 N/m2.
<b>8.3.9.2. Đáp án</b>
a) Áp suất tác dụng lên thân tàu ở độ sâu 180m là:
p = h.d = 180.10300 = 1854000 N/m2
b) Nếu tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng của áp suất là:
p = h.d = 30.10300 = 309000 N/m2
Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc này là:
p'<sub> = p + p = 1854000 + 309000 = 2163000 N/m</sub>2
<b>8.3.10.1. Đáp án</b>
Thể tích của vật:
Từ V <sub>D</sub>m
V
m
D ; thay số: 65cm3 0,000065m3
10,5
682,5
V
Vật nhúng chìm hồn tồn trong nước nên thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
bằng thể tích của vật.
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật:
FA = dnước.V = 10000.0,000065 = 0,65N
<b>8.3.10.2. Đáp án</b>
Khối lượng của cục nước đá: m = D.V = 0,92.360 = 331,2g = 0,3312kg
Trọng lượng của cục nước đá: P = 10.m = 10.0,3312 = 3,321N
Khi cục đá nổi, trọng lượng của vật bằng lực đẩy Ác-si-mét: P = FA = d'.V'
3
3
'
' <sub>0,0003312</sub><sub>m</sub> <sub>331,2</sub><sub>cm</sub>
10000
3,312
d
P
V
Thể tích phần cục nước đá ló ra khỏi mặt nước:
Vnôi = V - V' = 360 - 331,2 = 28,8cm3
<b>8.3.11.1. Đáp án (SGK)</b>
A
h<sub>A</sub>
<b>8.3.11.2. Để xác định khối lượng riêng của vật bằng kim loại ta cần biết khối lượng</b>
m và thể tích V của nó:
Dùng lực kế xác định được trọng lượng P1 của vật trong khơng khí và P2 trong
nước. Hiệu hai trọng lượng này đúng bằng lực đẩy ác - si - mét tác dụng lên vật
nhúng trong nước:
FA = P2 - P1.
Mặt khác: FA = V.d0 (d0 là trọng lượng riêng của nước).
Chú ý d0 = 10D0 nên lực đẩy ác - si - mét FA = 10VD0.
=> V = FA/10D0.
Khối lượng riêng của vật: M = m/V = P1D0/(P1 - P2)
<b>8.4.1.1. Hướng dẫn: Điều kiện để có cơng cơ học: Có lực tác dụng vào vật và</b>
quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.
<b>Chọn đáp án A</b>
<b>8.4.1.2. Hướng dẫn: Điều kiện để có cơng cơ học: Có lực tác dụng vào vật và</b>
qng đường vật dịch chuyển theo phương của lực, nếu thiếu một trong 2 yếu tố
này thì khong có cơng cơ học
<b>Chọn đáp án A</b>
<b>8.4.2.1. Đáp án B</b>
<b>8.4.2.2. Đáp án D</b>
<b>8.4.3.1. Hướng dẫn: Khi sử dụng các máy cơ đơn giản nếu được lợi bao nhiêu lần</b>
về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Không cho lợi về cơng.
<b>Chọn đáp án D</b>
<b>8.4.3.2. Hướng dẫn: Rịng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không</b>
được lợi vệ công
<b>Chọn đáp án C</b>
<b>8.4.4.1. Hướng dẫn: Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một</b>
đơn vị thời gian.
<b>Chọn đáp án C</b>
<b>8.4.4.2. Đáp án</b>
+ Định nghĩa: Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị
thời gian.
+ Công thức: P A<sub>t</sub> ; trong đó: P là cơng suất; A là công thực hiện (J); t là thời
gian thực hiện công (s).
1 W = 1 J/s (jun trên giây)
1 kW (kilơốt) = 1 000 W
1 MW (mêgaoát) =1 000 000 W
<b>8.4.5.1. Hướng dẫn: Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho</b>
biết cơng suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó.
<b>Chọn đáp án A</b>
<b>8.4.5.2. Nói cơng suất của máy là 1000W, nghĩa là máy đó có khả năng thực hiện</b>
được một cơng là 1000J trong thời gian 1s.
<b>8.4.6.1. Hướng dẫn: Động năng phụ thuộc vào khối lượng và tốc độ của vật.</b>
<b>Chọn đáp án C</b>
<b>8.4.6.2. Đáp án:</b>
- Động năng là năng lượng của một vật có được do chuyển động.
- Động năng phụ thuộc vào khối lượng và tốc độ chuyển động của vật: Vật có khối
lượng càng lớn và tốc độ của vật càng lớn thì động năng của vật càng lớn và ngược
lại.
<b>8.4.7.1. Hướng dẫn: Thế năng được xác định bởi độ cao của vật so với mặt đất gọi</b>
là thế năng hấp dẫn. Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và
mốc tính độ cao.
<b>Chọn đáp án A</b>
<b>8.4.7.2. Đáp án</b>
+ Thế năng là năng lượng của một vật có được khi có sự chênh lệch độ cao giữa
vật so với mặt đất hoặc giữa các phần của vật.
+ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của vật và độ cao của vật so với mặt
đất (gốc thế năng)
<b>8.4.8.1. Đáp án B</b>
<b>8.4.8.2. Đáp án</b>
Mũi tên chuyển động là nhờ năng lượng của cánh cung, vì cánh cung bị uốn cong
có khả năng thực hiện một cơng. Đó là thế năng đàn hồi.
<b>8.4.9.1. Hướng dẫn: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển</b>
hố lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
<b>Chọn đáp án B</b>
<b>8.4.9.2. Đáp án</b>
<b>8.4.10.1. Đáp án</b>
Trọng lực tác dụng lên vật là: P = 10m = 10.0,5 = 5(N)
Công của trọng lực là: A = P.h = 5.0,2 = 0,1(J)
<b>8.4.10.2. Đáp án</b>
đổi 8km = 8000m
Công của lực kéo: A = F.s = 7500.8000 = 60000000J = 60000kJ.
<b>8.4.11.1. Đáp án</b>
Công của người công nhân cần thực hiện là: A = n.A1 = 48.15000 = 720000J
Cơng suất của người cơng nhân đó là: 100W
7200
720000
t
A
P
<b>8.4.11.2. Đáp án</b>
Công suất làm việc của An: 60W
600
36000
t
A
P
1
1
1
Cơng suất làm việc của Bình: 50W
840
42000
t
A
P
2
2
2
Ta thấy P1 > P2 An làm việc khoẻ hơn Bình.
<b>BÀI 5. THỰC HÀNH ÁP DỤNG HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ</b>
<b>CẤP THCS</b>
Thời gian:
Thời lượng: 180 phút
1. Mục tiêu: - Biết soạn giảng bài học lên lớp bám sát chuẩn kĩ năng và vận dụng
phương pháp học tích cực.
- Biết sử dụng và khai thác hiệu quả SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng,
chương trình, các thiết bị (thí nghiệm, bảng, máy chiếu,...) và vận dụng được
phương pháp học tích cực để soạn bài và tổ chức các hoạt động trên lớp cho học
- Thống nhất được cách dạy một số dạng bài cụ thể.
2. Kết quả mong đợi: Các học viên tham gia sẽ
- Vận dụng phương pháp học tích cực vào bài soạn bám sát chuẩn kiến thức kĩ
năng.
- Cân nhắc vận dụng phương pháp Học tích cực rộng hơn.
- Điều chỉnh tài liệu THCS mơn vật lí.
3. Phương pháp đánh giá: Giám sát hoạt động nhóm, thảo luận chung, tài liệu của
<i>người tham gia Chú ý về bài lí thuyết, bài có thí nghiệm, bài tập, bài thực hành...</i>
4. Tài liệu/Thiết bị cần thiết: Máy chiếu, bảng, phấn, SGK, Chương trình, tài liệu
hươngs dẫn thực hiện chuẩn KTKN
<b>A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG</b>
<b>Tgian Hoạt động của báo cáo </b>
<b>viên</b>
<b>Hoạt động của học </b>
<b>viên</b>
<b>Ghi chú</b>
<b>Hoạt động chung: Làm việc theo nhóm</b>
Khơng thay đổi nhóm
học tập
Nêu mục đích buổi làm
việc, hướng dẫn thảo
luận nhóm
Chia nhóm theo đơn vị
15 Giám sát các nhóm, trả
lời các yêu cầu đặt ra
(không đưa ra câu trả lời)
đưa ra gợi ý nếu cần.
Thảo luận nhóm,thống
nhất phương án trả lời,
cử người trình bày
5 Tham gia hoạt động của
các nhóm
(Thảo luận nhóm, so
sánh câu trả lời, lựa
chọn người báo cáo….)
(tài liệu hoàn chỉnh có thể là
bản pho to, hoặc là trang rời
trong tập tài liệu bồi dưỡng,
hoăc dán trên tường, máy
chiếu…)
5 Khi gần như tất cả những
Đưa ra câu hỏi, trả lời
nếu họ biết câu trả lời
hoặc có ý kiến khác
Đảm bảo không trả lời những
câu hỏi sẽ được thảo luận
trong giai đoạn tiếp theo.
30 Hướng chú ý đến giai
đoạn thảo luận/câu hỏi..
Yêu cầu người tham gia
xem câu hỏi và trả lời
Làm việc theo nhóm.
thảo luận câu trả lời cho
các câu hỏi đề ra.
Ghi chép lại nếu cần.
theo nhóm (mỗi nhóm có
3 phút để trình bày)
u cầu người hướng
dẫn những điểm chưa
rõ.
hướng dẫn chứ không phải là
giảng viên.
30 Ổn định nhóm và thảo
luận câu trả lời
Ghi lại các câu trả lời
(giấy, bảng, máy tính…)
Ghi lại những câu trả lời
bạn chưa tìm ra.
Thống nhất qui trình
soạn bài lên lớp
Hầu hết câu trả lời đều là của
bản thân người tham gia,
không phải từ người dạy.
10 Thông báo rằng trong
giai đoạn hiện nay hãy
thực hiện theo HDTH
CKTKN
Cóp tài liệu
Tổng kết, giao nhiệm vụ
<b>B. TÀI LIỆU - ĐÁP ÁN </b>
<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.</b>
TÊN BÀI
1. Mục tiêu:
2. Kết quả mong đợi:
3. Phương pháp đánh giá:
4. Tài liêu/Thiết bị cần thiết:
<i><b>T gian Hướng dẫn mức</b></i>
<i><b>độ thể hiện cụ</b></i>
<i><b>thể và cấp mức</b></i>
<i><b>độ của CKTKN </b></i>
<i><b>Hoạt động của người dạy</b><b> Hoạt động của người học</b></i>
<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. </b>
<b>Thảo luận: </b>Thầy, cô hãy phân tích và cho nhận xét về các bài soạn áp dụng
phương pháp dạy học tích cực dưới đây.
<b>BÀI 5. ĐOẠN MẠCH SONG SONG</b>
MƠN VẬT LÍ LỚP 9 (NĂM HỌC 2007 -2008)
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung
Đơn vị: Trường THCS Hợp Giang – Thị xã Cao Bằng – Tỉnh Cao Bằng
<b>Những kiến thức học sinh đã biết</b> <b>Những kiến thức mới trong bài học </b>
<b>cần được hình thành</b>
<b>- Định luật Ôm: I= U/R</b>
- Cđdđ trong đoạn mạch mắc song song:
I= I1 + I2
- Hiệu điện thế: U = U1 + U2
<b>- Điện trở tương đương gồm hai điện trở</b>
mắc song song: Rtđ = 1/R1 +1/R2
- Cđdđ chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ
nghịch với điện trở đó: I1/ I2 = R2/R1
<b>I. MỤC TIÊU</b>
1. Kiến thức:
Suy luận để xây dựng được công thức điện trở tương đương của đoạn mạch gồm
hai điện trở mắc song song: Rtđ = 1/R1 +1/R2 và hệ thức I1/ I2 = R2/R1 từ những kiến
thức đa học.
<i><b>2. Kĩ năng: Mơ tả được cách bố trí và làm thí nghiệm kiểm tra lại kiến thức suy </b></i>
<i><b>ra từ lí thuyết dối với đoạn mạch mắc song song.</b></i>
3. Thái độ:
Có ý thức hợp tác trong nhóm khi làm thí nghiệm, thỏa luận.
<i><b>Giải thích được một số hiện tượng thực tế và giải bài tập về đoạn mạch song </b></i>
<i><b>song</b></i>
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học
*Giáo viên: - Chuẩn bị cho cả lớp : máy chiếu, phông, giấy trong, bút dạ, phiếu
học tập, hợp đồng học tập.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
+ 3 điện trở mẫu (trong đó có một điện trở là điện trở tương đương của hai điện
trở kia, một công tắc, một nguồn điện 6 – 12 V, một ampe kế có GHĐ 1,5A và
ĐCNN 0,5A; một vơn kế có GHĐ 12v VÀ đcnn 0,5V; 7 đoạn dây nối mối đoạn
dài 30 cm; một bảng điện.
+ Bút phớt, giấy Ao , thước , SGK Vật lí 7,9.
* Học sinh: Kế hoạch thực hiện hợp đồng, đọc trước bài 5: Đoạn mạch song
song.
2. Phương pháp: học theo góc, học theo hợp đồng, thực nghiệm, vấn đáp, tìm tịi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh
10’ <sub>Đặt vấn đề: Nghiệm thu hợp</sub>
đồng của 4 bài tập bắt buộc và
4 bài tập tự chọn của các
nhóm dưới hình thức đại diện
mỗi nhóm lên trình bày hợp
đồng
4 bản kế
hoạch
thực hiện
hợp đồng
Mời các nhóm lên dán hợp
đồng lên bảng
Thực hiện Máy
chiếu,
giấy
trong
1+2
u cầu nhóm 1 lên trình bày
– nhóm 3 nhận xét
Khác bài tập tự
chọn
u cầu nhóm 2 lên trình bày
– nhóm 4 nhận xét
Khác bài tập tự
chọn
Tuyên dương các nhóm
Đặt câu hỏi: ...Hãy nêu các
công thức tính I,U,Rtđ của
đoạn mạch mắc nối tiếp
Vào bài mới
I = I1 = I2
U = U1 + U2
R = R1 + R2
U1/ U2 = R1/ R2
Ghi vở bài mới
12’ <sub>Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn mạch mắc song song</sub>
I. Cđ dđ,
Hđt của
đoạn mạch
mắc song
song
Giao nhiệm vụ cho các góc
đọc, góc mơn học, góc mĩ
thuật, góc thảo luận
Đại diện nhóm lên
nhận nhiệm vụ theo
các góc
Yêu cầu các nhóm nghiêm cứu
khoảng 3-4 phút sau đó thỏa
luận và ghi ý kiến chung vào
giấy Ao
Làm việc theo góc
học tập
Giám sát, theo dõi các góc học
tập
u cầu góc đọc lên trình bày
sản phẩm
Góc đọc trình bày
sản phẩm, các góc
khác theo dõi
Yêu cầu góc mơn học lên trình
bày sản phẩm
Góc mơn học trình
bày sản phẩm, các
góc khác theo dõi
Tìm ra kiến thức trọng tâm của
bài
Các nhóm khác
nhận xét
chiếu,
giấy
trong 5
Hoạt động 3 : vận dụng
10’ Bài 1 Làm bài 1 theo kĩ thuật khăn
phủ bàn (giới thiệu kĩ thuật
khăn phủ bàn cho HS)
HS đọc bài 1 Máy
chiếu,
giấy
trong 7
Theo dõi quan sát hoạt động
của các nhóm và trợ giúp nếu
cần
Nghiên cứu bài 1:
- HS làm việc cá
nhân
Mời các nhóm lên dán sản
phẩm trên bảng và lần lượt
trình bày
Đại diện nhóm trình
bày các nhóm khác
theo dõi và nhận xét
Nhận xét, đánh giá kết quả
8’ Bài 2 Chiếu bài 2, dùng kĩ thuật cắt
mảnh ghép
Vịng 1: Mỗi nhóm một nhiệm
vụ
Vịng 2: Ghép nhóm mới
Mỗi HS thực hiện
nhiệm vụ vịng 1
Ghép nhóm mới và
hồn thành bài 2
vào giấy Ao
Đại diện một nhóm
lên trình bày
Các nhóm khác
nhận xét
Máy
chiếu,
giấy
trong 8
Lưu ý: bài 2 các điện trở được
mắc hỗn hợp, nên cần chú ý
khi tính tốn.
2’ Trong thực tế các thiết bị điện
trong gia đình thường được
mắc nối tiếp hay song song?
Tại sao?
Mắc song song, vì
khi một thiết bị bị
hỏng thì các thiết bị
khác khơng bị ảnh
hưởng
Nếu có hai bóng đèn có hiệu
điện thế 110V, nếu mắc vào
hiệu điện thế 220V thì mắc
sáng bình thường? bóng đèn sáng bình
thường.
3’ Bài học hôm nay cần nắm
được những nội dung cơ bản
nào?
Các công thức tính
cđ dđ, hđt và điện
trở tương đương
của đoạn mạch mắc
song song.
Bài tập về nhà
<b>Phụ lục 1:</b>
<b>A. BÀI TẬP BẮT BUỘC</b>
<b>Bài 4.1(SBT-7)</b>
Hai điện trở R1 , R2 và ampe kế mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm AB.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện.
b) Cho R1 = 5 (ôm) và R2 = 10 (ôm), ampe kế chỉ 0,2A. Tính hiệu điện thế của
đoạn mạch AB theo hai cách?
<b>Bài 4.3(SBT-7)</b>
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó R1 = 10 (ơm); R2 = 20 (ơm), UAB =
12V
a) Tính chỉ số của ampe kế và vơn kế
b) Chỉ với hai điện trở trên đây, nêu hai cách làm tăng cường độ dòng ddienj
trong mạch lên gấp 3 lần (có thể thay đổi UAB)
<b>Bài 4.5(SBT-8)Ba điện trở có các giá trị là 10 (ơm), 20 (ơm), 30 (ơm). Có thể mắc</b>
các điện trở này như thế nào vào mạch ddienj có hiệu điện thế 12V để có cường độ
0,4A. Vẽ sơ đồ mạch điện đó.
<b>Bài 4.7(SBT-8)</b>
Ba điện trở R1 = 5 (ôm); R2 = 10 (ôm); R3 = 15 (ôm) được mắc nối tiếp nhau vào
hiệu điện thế 12V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
<b>B. BÀI TẬP TỰ CHỌN</b>
<b>Bài 1. Có 10 điện trở bằng nhau và mỗi chiếc có điện trở băng 2 (ơm) được mắc</b>
nối tiếp nhau. Hãy tính điện trở tương đương của của 10 điện trở đó.
<b>Bài 2. Hai đèn Đ</b>1 và Đ2 giống nhau có hiệu điện thế định mức là 6V được mắc vào
<b>Bài 3. Cho hai điện trở R</b>1 = 2 (ôm); R2 = 3 (ôm) mắc nối tiếp. Biết hiệu điện thế
giữa hai đầu điện trở R1 = 3V. Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2.
<b>Bài 4. Đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu các điện trở R</b>1 và R2= 5R1. Dòng
điện đi điện trở nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Yêu cầu: - Mỗi nhóm chọn 2 bài tập bắt buộc và 1 bài tập tự chọn
- Thảo luận trong nhóm
- Trình bày kế hoạch hợp đồng trên giấy Ao
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
<b>Phụ lục 2. HỢP ĐỒNG HỌC TẬP </b>
<b> Thời gian</b> nhận hợp đồng ……… ………..………….. Nhóm………
Thời gian nhận hoàn thành hợp đồng ……….
<b>Nhiệm vụ càn phải làm bắt buộc</b>
Tg Nhiệm vụ Nguồn tài
liệu
Hình thức
làm việc
Sự trợ
giúp
Địa điểm Hoàn
thành
1. Nghiên
cứu các
bài tập
SGK VL
7
Cá nhân Lớp học
2. Lựa
chọn bài
tập
3. Thiết kế
bài
SGK VL
9
Nhóm
4. Trình
bày sản
Bên giao khoán Bên thực hiện
<b>Phụ lục 3</b>
<b>Đoạn mạch nối tiếp</b> <b>Đoạn mạch song song</b>
I = I1 = I2 I = I1 + I2
U = U1 + U2 U = U1 = U2
R = R1 + R2 1/ Rtđ = 1/ R1 + 1/R2
U1/ U2 = R1/ R2 I1/ I2 = R2/ R1
Phụ lục 4
1 I = I1 + I2
2 U = U1 = U2
3 1/ Rtđ = 1/ R1 + 1/R2
4 I1/ I2 = R2/ R1
<b>Phụ lục 5 </b>
<b>Phiếu học tập số 2</b>
<b>Bài 1: Cho 2 điện trở R</b>1 = R2 = 30 (ôm) được mắc như sơ đồ hình vẽ.
a) tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó.
b) Nếu mắc thêm một điện trở R3 = 30 ơm song song vào đoạn mạch trên thì
điện trở tương đương của đoạn mạch mới bằng bao nhiêu?
c) So sánh điện trở tương đương của đoạn mạch đó với mỗi điện trở thành
phần.
d) Nếu có n điện trở bằng nhau và mắc song song với nhau thì điện trở tương
đương tính như thế nào?
Nhiệm vụ:
- Nhóm trưởng đọc đầu bài cho cả nhóm nghe
- Mỗi thành viên trong nhóm sẽ lựa chọn các ý trong bài (hoặc nhóm trưởng
chỉ định)
- Mỗi cá nhân làm việc tại mỗi góc của khăn phủ bàn (khoảng 3-5’)
- Thảo luận chung và ghi kết quả vào giữa khăn (giấy Ao)
<b>Phụ lục 6C</b>
<b>Phiếu học tập số 2</b>
<b>Vòng 1: (nhiệm vụ A)</b>
<b>Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ, biết: R</b>1 = 10 ơm; R2 = R3 = 20 ơm; UAB = 6V
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB?
<b>Phiếu học tập số 3</b>
<b>Vòng 1: (nhiệm vụ B)</b>
<b>Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ, biết: R</b>1 = 10 ơm; R2 = R3 = 20 ơm; UAB = 6V
b) Tính cường độ dòng điện đi qua mỗi điện trở.
<b>Phiếu học tập số 4</b>
<b>Vòng 1: (nhiệm vụ C)</b>
<b>Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ, biết: R</b>1 = 10 ơm; R2 = R3 = 20 ơm; UAB = 6V
c) tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
<b>Phiếu học tập số 5</b>
<b>Vòng 1: (nhiệm vụ D)</b>
d) Nếu dùng 1 dây dẫn có điện trở khơng đáng kể để mắc vào 2 điểm A và C thì
lúc đó điện trở của đoạn mạch AB là bao nhiêu?
<b>Phụ lục 7</b>
<b>GHI NHỚ</b>
Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì:
1. Cường độ dịng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy
2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu
mỗi mạch rẽ: U = U1 = U2
3. Điện trở tương đương được tính theo cơng thức: 1/ Rtđ = 1/ R1 + 1/R2
4. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó:
I1/I2 = R2/R1
<b>Phần thứ ba</b>
<b>PHƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG</b>
<b>I. Những hướng dẫn triển khai tập huấn</b>
- Nội dung và hình thức tập huấn ở các địa phương cần tiến hành như Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã tập huấn cho giáo viên cốt cán.
- Cần nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng
- Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn (thời gian, địa điểm, số
lượng, yêu cầu)
- Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thơng qua các mẫu phiếu
thăm dị, khảo sát ( trước và sau đợt bồi dưỡng)…
- Tăng cường tính thực hành trong đợt tập huấn.
- Phát huy tính chủ động sáng tạo của GV trong đợt tập huấn.
- Cuối cùng GV biết nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng và biết dạy học, kiểm
tra đánh giá theo chuẩn.
Toàn bộ tài liệu của Bộ mà trang bị cho HV là những tài liệu để tập huấn.
Căn cứ vào tài liệu này, HV vận dụng cho phù hợp với từng địa phương của
mình.Cụ thể:
<i>1. Đối với cán bộ quản lí.</i>
- Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thơng của Đảng, Nhà nước;
nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản
chỉ đạo của Ngành trong chương trình SGK. PPDH, sử dụng phương tiện, thiết bị
dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương
trình GDPT, đồng thời tích cực đổi mới PPDH.
- Có biện pháp quản lí và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả; thường
xuyên kiểm tra đánh giá, thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng dạy học
bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời tích cực đổi mới PPDH.
- Động viên khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời
phê bình những GV chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá tải do không bám sát
Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
<i>2. Đối với giáo viên</i>
- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các
yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Khơng q tải và q lệ thuộc hồn
tồn vào SGK, khơng cố dạy hết tồn bộ nội dung SGK
- Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ
thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của
học sinh.
- Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm
vững, hiểu được những yêu về kiến thức, kĩ năng.
- Đa dạng hố các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS
qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương
trình Giáo dục phổ thơng.
- Trong việc dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng việc sử
dụng hiệu quả các thiết bị dạy học; đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học một cách hợp lí.
<b>II. Kế hoạch tập huấn tại địa phương (Bản tham khảo)</b>
<b>KẾ HOẠCH</b>
<b>BỒI DƯỠNG GVCC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KT, KN ĐỂ </b>
<b>ĐMKTĐG VÀ ĐMPPDH TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÍ THCS</b>
(Thời gian 3 ngày)
Ngày thứ nhất:
<i><b>Thời</b></i>
<i><b>gian</b></i>
<i><b>Nội dung</b></i> <i><b>Phương</b></i>
<i><b>pháp</b></i>
<i><b>Người thực</b></i>
<i><b>hiện</b></i>
<i><b>Điều kiện vật chất</b></i>
Sáng
Tìm hiểu Mục tiêu,
nội dung đợt tập huấn
Thực trạng và lí do
phải hướng dẫn dạy
học và kiểm tra đánh
giá theo chuẩn kiến
thức kĩ năng
<i> (Sử dụng các kĩ </i>
<i>thuật học tập tích </i>
<i>cực)</i>
Nêu vấn đề
bằng cách
đặt câu hỏi.
Chia nhóm
thảo luận,
vấn đáp.
Giảng viên
Chiều Cấu trúc của tài liệu
hướng dẫn thực hiện
chuẩn KTKN
Các kĩ thuật dạy học
tích cực và vận dụng
dạy học tích cực ở
trường THCS
Ứng dụng CNTT và
sử dụng TBDH ở
trường THCS
<i> (Sử dụng các kĩ </i>
<i>thuật học tập tích </i>
<i>cực)</i>
CT VL THCS
Ngày thứ hai
<i><b>Thời</b></i>
<i><b>gian</b></i>
<i><b>Nội dung</b></i> <i><b>phương</b></i>
<i><b>pháp</b></i>
<i><b>Người thực</b></i>
<i><b>hiện</b></i>
<i><b>Điều kiện vật chất</b></i>
Sáng
Tìm hiểu qui trình
soạn giáo án và qui
trình soạn câu hỏi
kiểm tra đánh giá theo
chuẩn KT – KN.
<i> (Sử dụng các kĩ </i>
<i>thuật học tập tích </i>
<i>cực)</i>
Nêu vấn đề
bằng cách
đặt câu hỏi.
Chia nhóm
thảo luận,
vấn đáp.
Giảng viên
Các nhóm
Học viên
Phô tô tài liệu
SGK VL THCS
CT VL THCS
Chiều
Thực hành: soạn bài
và viết câu hỏi theo
chuẩn KT - KN
<i> (Sử dụng các kĩ </i>
<i>thuật học tập tích </i>
<i>cực)</i>
Nêu vấn đề
bằng cách
đặt câu hỏi.
Chia nhóm
thảo luận,
vấn đáp.
Giảng viên
Các nhóm
Học viên
Projector
Các slide
Phô tô tài liệu
SGK VL THCS
CT VL THCS
Ngày thứ ba
<i><b>Thời</b></i>
<i><b>gian</b></i>
<i><b>Nội dung</b></i> <i><b>phương</b></i>
<i><b>pháp</b></i>
<i><b>Người thực</b></i>
<i><b>hiện</b></i>
<i><b>Điều kiện vật chất</b></i>
Sáng
Thực hành: soạn bài
và viết câu hỏi theo
chuẩn KT - KN
<i> (Sử dụng các kĩ </i>
<i>thuật học tập tích </i>
<i>cực)</i>
Nêu vấn đề
bằng cách
đặt câu hỏi.
Chia nhóm
thảo luận,
vấn đáp.
Giảng viên
Các nhóm
Học viên
Projector
Các slide
Giấy A4, A0
Bút dạ
Chiều
Thực hành: KTĐG
kết quả học tập của
HS theo chuẩn
KTKN CT-SGK
(Biên soạn và sử
dụng câu hỏi và bài
tập bám sát chuẩn
KTKN)
Hướng dẫn tổ chức
tập huấn tại địa
phương
<i>(Sử dụng các kĩ thuật</i>
Tổng kết lớp học
Nêu vấn đề
bằng cách
đặt câu hỏi.
Chia nhóm
thảo luận,
vấn đáp.
Giảng viên
Các nhóm
Học viên
Projector
Các slide
Giấy A4, A0
Bút dạ
Phô tô tài liệu
SGK VL THCS
CT VL THCS
MỤC LỤC
<b>Trang</b>
Lời nói đầu
<b>Phần thứ nhất: Những vấn đề chung</b>
<b>I. Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện</b>
<b>dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của</b>
<b>chương trình giáo dục phổ thơng</b>
<b>II.Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức,</b>
<b>kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thơng</b>
1. Lí do biên soạn tài liệu
2. Mục đích biên soạn tài liệu
3. Cấu trúc tài liệu
4. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu
<b>Phần thứ hai: Tổ chức dạy học và kiếm tra đánh giá theo chuẩn</b>
<b>kiến thức, kĩ năng thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực</b>
<b>Chương I. Những vấn đề chung</b>
<b>A. Đổi mới phương pháp dạy học </b>
I. Lí do phải đổi mới phương pháp dạy học
II. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
<b>B. Đổi mới kiểm tra đánh giá</b>
I. Vai trò và thực trạng của kiểm trá đánh giá
II. định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương
pháp dạy học
<b>C. Một số khái niệm và kĩ thuật dạy học tích cực</b>
I. Dạy và học tích cực
1. Một số khái niệm liên quan đến dạy và học tích cực.
2. Đặc trưng của dạy và học tích cực:
3. Ý tưởng cơ bản về dạy và học tích cực.
4. Năm yếu tố thúc đẩy dạy và học tích cực.
II. Một số kĩ thuật dạy học tích cực.
1. Các kĩ thuật mang tính hợp tác
2. Học theo góc
3. Học theo hợp đồng
4. Dạy học theo dự án
5. Kĩ năng đạt câu hỏi
<b>Chương II. Những hoạt động cụ thể đổi mới PPDH và KTĐG theo </b>
<b>chuẩn KTKN</b>
1. Tìm hiểu thực trạng và lí do phải hướng dẫn dạy học và kiểm tra
đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Cấu trúc của tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng
Các kĩ thuật dạy học tích cực và vận dụng dạy học tích cực ở trường
Ứng dụng CNTT và sử dụng TBDH ở trường THCS
3. Qui trinh soạn bài vận dụng các kĩ thuật học tập tích cực và qui
trinh soạn câu hỏi KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
<b>Phần thứ ba: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương</b>
<b>I. Những hướng dẫn triển khai tập huấn</b>
<b>II. Kế hoạch tập huấn tại địa phương (Bản tham khảo)</b>
Mục lục
Tài liệu tham khảo
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
[1] Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Vật lí của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006.
[2] Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2009-2010 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
[3] Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu bồi dưỡng thay sách mơn Vật lí cấp
trung học. Nhiều tác giả. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.