Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Luận văn ngành báo chí truyền hình thực tế cho nhóm đối tượng yếu thế trên sóng truyền hình tây nam bộ (khảo sát đài PTTH tiền giang, vĩnh long, đồng tháp)​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÂM KIM PHƢƠNG

TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
CHO NHĨM ĐỐI TƢỢNG YẾU THẾ
TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH TÂY NAM BỘ
(Khảo sát Đài PTTH Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Vĩnh Long-2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÂM KIM PHƢƠNG

TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
CHO NHĨM ĐỐI TƢỢNG YẾU THẾ
TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH TÂY NAM BỘ
(Khảo sát Đài PTTH Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp)

Chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng
Mã số: 8320101.01 UD
Chủ tịch hội đồng chấm luận văn


PGS. TS Vũ Văn Hà

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Oanh

Vĩnh Long-2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân, dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh. Các số liệu, thông tin và kết quả được
nêu trong luận văn rõ ràng và trung thực.
Tác giả luận văn

Lâm Kim Phƣơng



MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------- 5
1. Lý do chọn đề tài: -------------------------------------------------------------------- 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: --------------------------------------------------------- 6
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: ------------------------------------------------- 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------- 13
5. Phương pháp luận nghiên cứu ----------------------------------------------------- 13
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ------------------------------------------- 15
7. Kết cấu của luận văn ---------------------------------------------------------------- 15

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THTT VÀ NYT - 16
1.1. Khái quát về THTT --------------------------------------------------------------- 16
1.2. Khái quát về NYT ----------------------------------------------------------------- 20
1.3. Mối quan hệ giữa THTT và NYT tại Việt Nam ------------------------------ 26
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 --------------------------------------------------------------- 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH
TTHTT VỀ NYT TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH TÂY NAM BỘ HIỆN
NAY ---------------------------------------------------------------------------------------- 39
2.1. Tổng quan về Đài PTTH Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang ------------- 39
2.2 Định hướng phát triển chương trình thực tế về NYT của Đài PTTH Vĩnh
Long, Đồng Tháp, Tiền Giang -------------------------------------------------------- 44
2.3. Khái quát một số chương trình THTT về NYT trên sóng của truyền hình
Tây Nam bộ ----------------------------------------------------------------------------- 47
2.4. Về định dạng format, khung chương trình, phương thức sản xuất, nội dung
và hình thức thể hiện ------------------------------------------------------------------- 54
2.5. Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của các chương trình THTT
về NYT trên sóng truyền hình Tây Nam bộ ---------------------------------------- 66
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 --------------------------------------------------------------- 73
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH
THTT CHO NHĨM ĐỐI TƢỢNG YẾU THẾ TRÊN SĨNG TRUYỀN
HÌNH TÂY NAM BỘ ------------------------------------------------------------------ 74
1


3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển THTT ở các đài truyền hình khu
vực Tây Nam bộ ------------------------------------------------------------------------ 74
3.2. Bài học kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất chương trình THTT cho
NYT tại Việt Nam ---------------------------------------------------------------------- 75
3.4 Một số khuyến nghị đối với đài truyền hình địa phương khu vực Tây Nam
bộ ----------------------------------------------------------------------------------------- 87

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 --------------------------------------------------------------- 89
C. PHẦN KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------ 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------- 92
PHỤ LỤC --------------------------------------------------------------------------------- 92

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NXB

:

Nhà xuất bản

PTTH

:

Phát thanh truyền hình

ASXH

:

An sinh xã hội

THTT

:


Truyền hình thực tế

NYT

:

Người yếu thế

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê số tiền hỗ trợ của các chương trình THTT về NYT của
Đài PTTH Vĩnh Long đến năm 2019 -------------------------------------------- 49
Bảng 2.2: Số lượng chương trình truyền hình thực tế về người yếu thế sản
xuất trong năm ---------------------------------------------------------------------- 56
Bảng 2.3: Liệt kê các nguồn thực hiện các chương trình THTT về NYT của
Đài PTTH Vĩnh Long -------------------------------------------------------------- 61
Biểu đồ 2.4: Các yêu cầu cần có của một chương trình thực tế hấp dẫn ---- 63
Biểu đồ 2.5: Phương pháp đánh giá hiệu quả chương trình THTT --------------- 64
Bảng 2.6: Thời gian phản hồi comment trên fanpage của các đài PTTH
Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp --------------------------------------------- 65
Biểu đồ 2.7: Ưu điểm của THTT ------------------------------------------------ 67
Bảng 2.8: Lý do khán giả chưa hài lòng về CT thực tế NYT của PTTH Tiền
Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp --------------------------------------------------- 69
Biều đồ 2.9: Hạn chế của chương trình THTT về NYT của Đài PTTH Vĩnh
Long, Tiền Giang, Đồng Tháp ---------------------------------------------------- 71
Bảng 3.1: Phong cách THTT tại VTV 6 ---------------------------------------- 82
Biểu đồ 3.2: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình THTT ---------- 86


4


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cuộc sống hiện đại đem lại cho con người ngày nhiều tiện nghi sống nhưng
cũng đang đặt ra những vấn đề xã hội bức xúc: môi trường ô nhiễm, bệnh tật,
thiên tai, thất nghiệp, nghèo đói. Xã hội ngày nay đang rất quan tâm tới việc bảo
vệ những người bị tổn thương, thiệt thòi, người yếu thế (NYT) do hậu quả của
các nguy cơ này gây ra. Đại bộ phận các quốc gia trên thế giới đều tổ chức các
hoạt động, cơ chế, chính sách nhằm ngăn ngừa, quản lý những khó khăn, giúp
con người vượt qua khó khăn. Nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội
(Disadvantaged group) bao gồm người nghèo, người khuyết tật, người có hồn
cảnh khó khăn, nạn nhân chiến tranh, bệnh nhân nhiễm HIV, người thuộc cộng
đồng Đồng tính, song tính và chuyển giới... đang chịu sự kỳ thị và khả năng hòa
nhập xã hội.
Người yếu thế là đối tượng thụ hưởng của cac chương trình chính sách an
sinh xã hội. Đặc biệt, đối với hoạt động báo chí thì người yếu thế vừa là đối
tượng phản ánh vừa là đối tượng thụ hưởng, đóng góp và nhận đóng góp cho các
hoạt động nhân văn nhân đạo. Khu vực Tây bộ, người yếu thế còn mang đặc
điểm đặc thù do bị chi phối bởi các điều kiên tự nhiên xã hội nơi đây như hình
xâm ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long diễn biến nặng nề; lối sống lang bạt,
thương hồ sơng nước;.... Vì thế rào cản của người yếu ở khu vực Tây Nam bộ
ngày càng chịu nhiều thách thức hơn.
Vận dụng đặc điểm của Truyền hình thực tế (THTT) - một thể loại chương
trình truyền hình miêu tả chân thực những tình huống, hồn cảnh và sự kiện
không sắp đặt trước trong kịch bản, nhân vật chính trong THTT thường là những
người chưa nổi tiếng, một số đài truyền hình địa phương khu vực Tây Nam bộ đã
cho ra đời những chương trình THTT về nhóm đối tượng này. Thơng qua chương

trình, các đài truyền hình mong muốn lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho những
NYT, mặt khác đóng góp vào cơng tác ASXH tỉnh nhà và phục vụ nhiệm vụ
tuyên truyền của báo chí địa phương đối với chủ trương chính sách An sinh xã

5


hội (ASXH ) của Đảng và nhà nước. Vừa tạo nên hiệu quả sâu rộng về mặt tuyên
truyền và nâng cao đời sống tinh thần giải trí cho cơng chúng, các chương trình
về từ thiện nhân đạo cho đối tươg yếu thế của truyền hình Tây Nam bộ cịn
mang lại những lợi ích kinh tế nhất định cho các cơ quan truyền hình.
Tuy gặt hái nhiều thành cơng nhưng các THTT cho người yếu thế trên sóng
truyền hình khu vực Tây Nam bộ cũng gặp nhiều khó khăn hạn chế trong cách
thức thực hiện dẫn đến chất lượng nội dung hình thức tác phẩm chưa đuọc đồng
đều như mong muốn. Qua khảo sát 3 đài truyền hình PTTH Vĩnh Long, Tiền
Giang, Đồng Tháp thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019, luận văn hy vọng
làm rõ thực trạng sản xuất của các chương trình THTT khu vực Tây Nam bộ
trong việc phản ánh về NYT, đồng thời nêu lên các giải pháp và khuyến nghị
nhằm nâng cao chất lượng sản xuất các chương trình này ngày một tốt hơn. Với
tầm quan trọng và ý nghĩa cấp thiết như vậy nên tơi chọn đề tài “Truyền hình
thực tế dành cho nhóm đối tượng người yếu thế trên sóng truyền hình khu vực
Tây Nam bộ” để thực hiện luận văn thạc sỹ báo chí của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Truyền hình thực tế dành cho nhóm đối
tượng người yếu thế trên sóng truyền hình khu vực Tây Nam bộ”, tác giả nhận
thấy vấn đề liên quan đã được trình bày trong các sách, giáo trình, cũng như các
bài viết, bài báo và luận văn, luận án. Cụ thể:
- Nghiên cứu về lĩnh vực báo chí, truyền hình, thể loại báo chí, truyền hình
thực tế, tác phẩm báo chí, kỹ năng tác nghiệp:
+ Giáo trình "Báo chí truyền hình" của tác giả PGS. TS. Dương Xuân Sơn

(Biên soạn), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009, nội dung trình bày các
vấn đề của báo chí truyền hình như: vị trí, vai trị, lịch sử ra đời phát triển của
truyền hình, khái niệm, đặc trưng, nguyên lý của truyền hình, chức năng xã hội
của truyền hình, kịch bản và kịch bản truyền hình, quy trình sản xuất chương
trình truyền hình, các thể loại báo chí truyền hình, các thuật ngữ truyền hình,…;
+ Sách "Chính luận Truyền hình, lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm"
của tác giả PGS. TS. Nguyễn Ngọc Oanh, NXB Thông Tấn năm 2014, nội dung
6


đề cập về loại tác phẩm chính luận nói chung; Về thể loại bình luận, đàm luận
trên truyền hình, những đặc trưng sáng tạo tác phẩm; Về vai trò của bình luận
viên, cách thức tổ chức sáng tạo tác phẩm, tổ chức sản xuất chương trình; Về quy
trình sáng tạo tác phẩm bình luận truyền hình; Về việc sử dụng hình ảnh và viết
lời bình cho tác phẩm,… Ngồi ra sách cịn đi sâu phân tích các kỹ năng tác
nghiệp của nhà báo, phóng viên, biên tập viên truyền hình,…; Tài liệu này giúp
tác giả thêm kiến thức về quy trình sản xuất chuẩn dành cho tác phẩm báo hình
và các kỹ năng tác nghiệp cần thiết cho phóng viên truyền hình.
+ Sách "Truyền thơng - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản", PGS. TS. Nguyễn
Văn Dững (Chủ biên) và PGS. TS. Đỗ Thị Thu Hằng, NXB Thông tin và Truyền
thông, năm 2018 bàn về vấn đề kỹ năng tác nghiệp của nhà báo cho rằng
“Truyền hình nước ta những năm gần đây phát triển chưa từng có, với khuynh
hướng mơ hình khác nhau đang hình th nh n n th trư ng truyền thơng - truyền
hình khá đa

ng, phong ph , c h i chia đều cho t t c , đ trôi qua cái th i k

ao c p n ng nề v đang phát triển th o xu hướng x h i hố khơng ch trong
lĩnh vực s n xu t chư ng trình. Truyền hình truyền thông công ngh s trong th
giới đang


l m ph ng đ v đang đ m l i những th nh công vư t tr i về công

ngh c ng như đa

ng hố s n ph m truyền hình v quan tr ng h n, đang đ m

l i l i ch thi t thực trong quá trình đáp ng tho m n nhu cầu thông tin gi i tr
ng y c ng cao của công ch ng x h i”. Tài liệu này là cơ sở lí luận để tác giả
phát triển về quy trình sản xuất của truyền hình hiện đại ngày nay, cần có những
phương thức sản xuất mới để đáp ứng nhu cầu thơng tin giải trí ngày càng cao
của công chúng.
+ Sách "Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí xuất bản - Bộ thơng
tin truyền thơng", nhóm tác giả TS. Hà Huy Phượng, ThS. Đinh Ngọc Sơn, ThS.
Vũ Thuý Bình, ThS. Lê Thanh Xuân, ThS. Đỗ Phan Ái, ở trang 184 khi đề cập
đến đặc điểm tác phẩm báo chí truyền hình nhóm tác giả có thống nhất nhận
định: “T nh xác thực của hình nh:

ình nh của tác ph m áo ch truyền hình

ln đ t t nh sự th t l n h ng đầu.
chuy n

i c nh quay m i nhân v t m i câu

đều có đ a ch th t trong cu c s ng.

quay sai sự th t, óp m o

u phóng vi n


n ựng c nh

n ch t thì đó l vi ph m v o đ o đ c nghề nghi p
7


ngư i l m áo.

ây c ng l đ c điểm để phân i t sự khác nhau giữa tác ph m

áo ch truyền hình v tác ph m đi n nh.”. Tài liệu này là cơ sở lí luận để đề
cập phân tích q trình lao động sáng tạo trong tác phẩm báo chí THTT. D là
phương thức sản xuất mới nhưng cũng phải dựa trên đặc điểm thể loại báo chí
nói chung và qui trình sản xuất của tác phẩm báo chí truyền hình nói riêng.
+ Sách "Cơ Sở Lý Luận Báo chí Truyền thơng" của nhóm tác giả Dương
Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà
Nội, năm 2007, nội dung cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống khái niệm
cơ bản của lý luận báo chí, như khái niệm đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động
của báo chí, đối tượng, cơng chúng và cơ chế tác động của báo chí trong đó có
báo chí truyền hình, các chức năng và nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí,
về chủ thể hoạt động báo chí,…; Ở trang 52, 53, bàn về tác ph m truyền hình
“Tác ph m

i áo, chư ng trình phát thanh hay truyền hình

o nh

áo chu n


s n v đư c in tr n áo hay phát tr n đ i phát thanh, vô tuy n truyền hình mới
ch có thể x m x t về ch t lư ng của thông tin tiềm năng đ i với cơng ch ng vì
chưa i t ch ng có đư c ti p nh n hay khơng

iều đó nh c nh những ngư i

l m cơng tác áo ch ph i quan tâm đ n hi u qu của chư ng trình”. Tài liệu
này giúp tác giả nghiên cứu để dẫn dắt sự cần thiết phải nâng chất lượng truyền
hình từ nhu cầu của cơng chúng.
+ Sách "Cơng chúng Truyền hình Việt Nam", tác giả Tiến sĩ Trần Bảo
Khánh, NXB Thông Tấn, Hà Nội năm 2011, nội dung cuốn sách đã giúp đọc giả
hiểu rõ hơn những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của công chúng truyền hình Việt
Nam, với những nội dung: về cơng chúng truyền hình Việt Nam, cơng chúng
truyền hình Việt Nam nhìn từ góc độ xã hội học, đặc điểm tâm lý tiếp nhận thơng
tin của cơng chúng truyền hình Việt Nam hiện nay, đặc điển trong xử lý thông tin
truyền hình, cho đến xu hướng thay đổi của cơng chúng và những đề xuất hướng
phát triển của truyền hình trong giai đoạn tới,…
+ Sách "Những vấn đề của báo chí hiện đại" của TS. Hồng Đình Cúc- TS.
Đức Dũng, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, năm 2007, ở trang 274, tác giả nhận
diện lại hệ thống thể loại báo chí ở nước ta như sau: “ ới tư cách l hình thái
th c x h i đ c th , áo ch ph n ánh thực t i khách quan thơng qua các hình
8


th c thể lo i tư ng đ i n đ nh v những h nh th c chưa n đ nh, thư ng đư c
g i chung l “các

ng

i thơng tin, ph n ánh áo ch ”, cịn những hình th c


tư ng đ i n đ nh đư c g i l các thể lo i ho c thể t i trong m t h th ng. ói
cách khác n u trong s các tác ph m áo ch đu c đăng t i tr n áo ch nói
chung, khơng ph i tác ph m n o c ng thể hi n rõ r ng ti u ch của thể lo i”.
Như vậy, có thể thấy THTT (reality television) khơng phải là một thể loại
truyền hình mà là một phương thức làm truyền hình theo hướng mới mẻ và hiện
đại khi vận dụng được đặc điểm tính chân thực và sinh động, phương thức này có
nhiều điểm khác với cách làm truyền thống vốn nặng về dàn dựng, sắp xếp và có
sự can thiệp sâu của những người thực hiện. THTT nằm trong xu hướng phát
triển của báo chí hiện đại, trong đó có truyền hình hiện đại. Đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu như:
+ Sách "Cơ sở lý luận báo chí" của tác giả Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), nhà
xuất bản văn hố thơng tin 1992, ở trang 199, tác giả đề cập đến truyền hình hiện
đại như sau: “

ng hình nh có m u s c k t h p c ng âm thanh với những cung

c, âm đi u đa

ng, truyền hình có kh năng t o n n nhữngc m giác chân

th t, đầy đủ cho cơng ch ng.

ó l điều ki n t t cho ngư i x m truyền hình ti p

nh n thông tin nh n th c những giá tr tinh thần của tác ph m ngh thu t, các
ho t đ ng văn hố. Truyền hình tr th nh m t lo i nh hát, qu ng trư ng công
ân, trư ng h c nhân ân, ngư i hướng
ti n ngh ng i, gi i tr có s c h p


n văn hoá đ i ch ng, th nh phư ng

n lớn đ i với các tầng lớp nhân ân”. Tài

liệu này sẽ là cơ sở lí luận về báo chí nói chung và truyền hình nói riêng để tác
giả làm nền tảng phân tích thể loại báo chí truyền hình.
+ PGS.TS. Đức Dũng, năm 2008, trong sách "Nhận diện hệ thống thể loại
báo chí ở nước ta", nêu nhận định: “ ần ch

r ng từ trước đ n nay l thuy t

áo ch không nghi n c u những tác ph m không thể hi n rõ đ c điểm thể lo i
m c

ch ng v n chi m v tr áp đ o trong s các tác ph m áo ch ”. Điều này

cho thấy sự cần thiết bổ sung lý thuyết cách thức sản xuất chương trình THTT,
bởi lẽ THTT đang chiếm vị trí áp đảo trong truyền hình hiện nay.
+ Sách "Báo chí thế giới, xu hướng phát triển" của PGS TS Đinh Thị Thúy
Hằng, Nhà xuất bản thông tấn, năm 2008. Tài liệu này có góc nhìn khái qt về
9


thực tiễn phát triển báo chí hiện nay trên thế giới, các nước Châu Á trong đó có
thực tiển phát triển của truyền hình. Ở trang 136, 137 đề cập đến sự phát triển
của truyền hình số, tác giả cho rằng: “ ơng ch ng ng y c ng có nhiều sự lựa
ch n v ti p c n l cho h tr n n khó t nh h n, ch n l c h n khi n các c quan
thông t n áo ch ng y c ng ph i đ i m t với thách th c

m t th phần v


o

đó m t ngu n thu qu ng cáo. Trước tình hình đó các c quan áo ch ph i t nh
đ n vi c s n xu t n i ung ph h p với th trư ng, t c l các n i ung th o th
hi u của ngư i ti u th s n ph m v các nh qu ng cáo.
t :

i li n h giữa 3 nhân

i ung, ngư i ti u th , v qu ng cáo tr n n ch t ch h n ao gi h t.”.
- Nghiên cứu về đối tượng người yếu thế, một số sách, giáo trình, bài báo như:
+ Bài báo “Về thuật ngữ an sinh xã hội”, Đặng Đức San", Tạp chí khoa học

Kinh tế - Luật , số 1/2002 viết rằng : “Ở Việt Nam, thuật ngữ “an sinh xã
hội” được xuất hiện vào những năm 70 trong một số cuốn sách nghiên cứu về pháp
luật của một số học giả Sài Gòn. Sau năm 1975, thuật ngữ này được dùng nhiều hơn
và đặc biệt là từ những năm 1995 trở lại đây nó được dùng rộng rãi hơn. Tuy vậy, từ
tiếng Anh (Social Security) mỗi người lại sử dụng thành những từ khác nhau (mặc
dù nội dung đều hiểu như nhau) do đó ta thấy xuất hiện các thuật ngữ: “an sinh xã
hội”, “an toàn xã hội”, “an ninh xã hội”, “bảo đảm xã hội”…
+ Sách "Introduction to social welfare and social Work - Nhập môn ASXH
và công tác xã hội", của B. R. Compton (1980) chỉ ra rằng: Ngày nay ASXH
không chỉ được xem là cách giải quyết các vấn đề tiêu cực của xã hội, mà còn hết
sức thiết yếu trong phát triển xã hội. Nghĩa là chất lượng cuộc sống ngày càng
được nâng cao, cá nhân không những phải được đáp ứng các nhu cầu căn bản mà
còn cần được phát huy tối đa và hòa nhập một cách tốt đẹp vào xã hội.”
+ Giáo trình "Luật An Sinh Xã Hội", Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội, 2005
cung cấp hệ thống lý luận các khái niệm và nguyên tắc cơ bản về an sinh xã hội,
pháp luật ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội. Tài liệu cung cấp kiến thức về vấn đề

ASXH là một chủ trương của Đảng, một biện pháp của chính sách xã hội và là
một trong những chỉ báo quan trọng về định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường mà đối tượng của nó là những
người gặp rủi ro, bất trắc trong cuộc sống.
10


+ Sách “Thích ứng xã hội của các nhóm xã hội người yếu thế ở nước ta hiện
nay” của GS.TS Vũ Dũng, NXB Từ Điển Bách Khoa, đã bàn khá cụ thể về nhóm
đối tượng NYT và cách thích ứng với xã hội của nhóm đối tượng đặc biệt. Các
khái niệm cơ bản về NYT trong cuốn sách giúp tác giả có cái nhìn tổng quan đầu
tiên về nhóm đối tượng trung tâm của đề tài. Ngoài ra, các nội dung liên quan tới
NYT trong cuốn sách cũng là nguồn tài liệu hữu ích để người nghiên cứu hiểu rõ
hơn về tình hình thực tế, đặc điểm, rào cản mà NYT gặp phải.
+ Một số Luận văn nghiên cứu về người yếu thế như: “Vấn đề người khuyết
tật qua sự phản ánh của báo chí hiện nay” của tác giả Vũ Thị Thu Ngà; Luận văn
“Chương trình dân tộc và miền núi trên sóng đài truyền hình Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Trí Nhiệm, Phạm Ngọc Bách ; Luận văn “Nâng cao chất lượng báo
in phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số” của tác giả Lữ Thị Ngọc; "Hiệu quả xã hội
của chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh VTV1 hiện nay" của
tác giả Nguyễn Tôn Nam;v.v...
Ngồi ra cịn có các tài liệu như: Nghị quyết hội nghị Trung ương; Quan
điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tư tưởng, lý luận và quản lý Báo chí
trong giai đoạn mới; Văn kiện Đại hội Đảng các khóa, các văn bản quy định,
hướng dẫn, nghiên cứu khoa học về báo chí; Các văn bản pháp luật về chính sách
hỗ trợ đối với người nghèo và bảo trợ, cứu trợ xã hội. Bài viết “Nhà nước Việt
Nam với cơng tác hỗ trợ nhóm người yếu thế” của PGS.TS Phạm Văn Quyết
(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) và Phạm Anh Tuấn
(Trường Đại học Y tế công cộng), đăng Kỷ Yếu hội thảo ngày cơng tác xã hội
Thế giới năm 2012; "Vai trị của báo chí Việt Nam với NYT", TS. Bùi Chí

Trung, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; "Thích ứng về mặt nhận
thức của các nhóm NYT", tác giả Mỹ Hạnh; "Người nghèo ở nông thôn và
Chương trình quốc gia chống nghèo đói", Bùi Ngọc Trình, Tạp chí Cộng sản, số
4/1991, tr 23-25; "Vấn đề nghèo đói ở nơng thơn Việt Nam", Nguyễn Hữu Dũng,
Tạp chí Lao động Xã hội, số 8/92- tr 3-4.
Những nghiên cứu trên đây phần nào đã làm sáng tỏ những vấn đề của báo
chí hiện đại và xu hướng truyền hình hiện đại nói riêng, cụ thể là xu hướng
THTT. Nhưng những đề tài hoặc nghiên cứu trên chủ yếu tập trung tìm hiểu hoặc
11


về THTT, hoặc về nhóm NYT, chưa bàn hoặc chưa bàn chưa sâu về phong cách
THTT cho NYT. Đặc biệt, tại khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long chưa có
nghiên cứu nào thấu đáo về thực trạng, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng cách thức sản xuất chương trình THTT dành cho nhóm đối
tượng này.
Trên tinh thần kế thừa thành tựu của những nghiên cứu trước và quá trình
khảo sát thực tế được coi là nguồn dữ liệu quan trọng để hình thành nội dung
luận văn này, tác giả tổng hợp lại để thấy vai trị và tác động của các chương
trình THTT với NYT ra sao, nhu cầu và mong muốn của NYT với các chương
trình này như thế nào. Qua đó, đưa ra giải pháp để cải thiện chất lượng các
chương trình, từ đó có thêm một kênh thơng tin để nghiên cứu ứng dụng vào thực
tiễn tại đài PTTH Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp và các đài PTTH khu vực
Tây Nam bộ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
3.1. M c đ ch nghi n c u :
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến chương
trình THTT và đối tượng NYT, luận văn khảo sát thực trạng và đánh giá về cách
thức sản xuất của một số chương trình THTT cho NYT của đài PTTH tỉnh Tiền
Giang, PTTH Vĩnh Long, PTTH Đồng Tháp. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm

góp phần nâng cao chất lượng chương trình này ở các đài truyền hình địa phương
Tây Nam bộ. Ngồi ra, luận văn cịn nêu lên khuyến nghị phát triển của thể loại
này đối với các đài truyền hình địa phương thời gian tới.
3.2. Nhi m v nghiên c u
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan tới đề tài như “Người yếu thế”,
“Truyền hình thực tế” và phương thức tác động của chương trình đối với nhóm
đối tượng NYT.
- Khảo sát thực trạng sản xuất chương trình THTT cho NYT tại đài PTTH
Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp từ tháng 6/2018 đén tháng 6/2019.

12


- Phân tích thành cơng, hạn chế về mặt chất lượng của các chương trình
THTT cho NYT của đài PTTH Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp.
- Tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm phát huy những mặt ưu điểm
và khắc phục hạn chế trong việc sản xuất chương trình THTT về NYT tại đài
PTTH Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp. Từ đó khuyến nghị đề xuất đến các
đài truyền hình địa phương khu vực Tây Nam bộ nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng các chương trình này thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

i tư ng nghiên c u: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này

là chương trình THTT dành cho NYT của một số đài phát thanh truyền hình địa
phương khu vực Tây Nam bộ.
4.2. Ph m vi nghiên c u: Phạm vi nghiên cứu là các chương trình
THTT về NYT của đài truyền hình 3 tỉnh: Tiền Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long,

từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019. Đây không phải giai đoạn đỉnh cao của phong
cách chương trình thực tế format thuần Việt có ý nghĩa nhân văn và tác động xã
hội, nhưng do điều kiện và thời gian nghiên cứu nên tác giả đã chọn một số
chương trình tiêu biểu giai đoạn gần với thời gian thực hiện đề tài, từ 6/2018 đến
6/2019. Đây cũng là giai đoạn có nhiều chuyển biến trong nội dung, phương thức
sản xuất chương trình khi mà chương trình THTT dành cho NYT dần đi vào
thoái trào, cần sự cải cách mạnh mẽ để giữ chân khán giả của các đài truyền hình
Tây Nam bộ nói chung và 3 đài trong diện khảo sát nói riêng.
5. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước về báo chí và sự nghiệp thơng tin đại chúng. Lịch sử hình
thành và phát triển của truyền hình các tỉnh khu vực Tây Nam bộ. Trong quá
trình nghiên cứu, luận văn kế thừa một cách có chọn lọc những nghiên cứu khoa
học trong nước và quốc tế có liên quan đến đề tài. Luận văn sử dụng một số
phương pháp thu thập thông tin sau đây:
- Phư ng pháp nghi n c u tài li u: Được tiến hành đối với các cơng trình
khoa học lí luận về truyền hình của các tác giả trong và ngồi nước đã cơng bố
13


(sách chuyên ngành, bài báo, bài tham luận, bài phân tích, các website chính thức
của các dự án, bộ ban ngành liên quan…). Phương pháp này được sử dụng với
mục đích khái quát, bổ sung hệ thống lí thuyết về truyền hình nói chung và hoạt
động sản xuất chương trình THTT cho nhóm đối tượng NYT nói riêng. Đây
chính là những lí thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra
những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
- Phư ng pháp th ng kê - so sánh: Được sử dụng Phương pháp này dựa chủ
yếu vào các báo cáo thống kê định kỳ, nhằm xác định tần số xuất hiện, chất lượng
những chương trình THTT cho NYT trên sóng truyền hình Tây Nam bộ từ tháng

6/2018 đến tháng 6/2019. Từ đó, lấy các dữ liệu làm luận điểm, luận cứ để phân
tích, đánh giá và tổng hợp chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân.
- Phư ng pháp điều tra xã h i h c:
+ Khảo sát mỗi tỉnh 150 cơng chúng, trong đó có 50% cơng chúng nơng
thơn, 50% công chúng thành thị. Cụ thể chọn mẫu là thanh thiếu niên từ 18 đến
35 tuổi, phụ nữ từ 40 đến 60 tuổi, nam giới từ 40 đến 60 tuổi.
+ Khảo sát 50 phiếu cho thành viên ekip thực hiện của mỗi đài. Cụ thể
chọn mẫu phóng viên, biên tập viên, quay phim đạo diễn, kỹ thuật âm thanh, kỹ
thuật hình ảnh, ánh sáng, thư ký ... của các phịng ban sản xuất chương trình,
chuyên mục, chuyên đề.
+ Khảo sát chuyên gia mỗi đài 10 phiếu. Cụ thể chọn mẫu là Ban Giám
đốc, lãnh đạo các phịng ban, các phóng viên biên tập viên đạo diễn chủ chốt về
việc thu thập thông tin viết bài và việc phương thức sản xuất chương trình THTT
cho NYT trên sóng truyền hình Tây Nam bộ.
- Phư ng pháp phỏng v n sâu: Phỏng vấn trực tiếp và gửi câu hỏi phỏng
vấn mở cho các chun gia trong lĩnh vực báo chí truyền thơng, các cán bộ lãnh
đạo quản lý các đài truyền hình khu vực Tây Nam bộ và các phóng viên có liên
quan (20 phiếu) nhằm thu thập ý kiến đánh giá của cá nhân xung quanh vấn đề
nghiên cứu.
- Phư ng pháp th o lu n nhóm: Thảo luận nhóm với êkíp sản xuất tại 3
đài trong diện khảo sát về cách thức sản xuất, ưu điểm và hạn chế của quá trình

14


thực hiện chương trình THTT về đối tượng NYT. Từ đó rút ra kinh nghiệm sản
xuất chương trình THTT cho NYT hiệu quả.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung lý luận
về phương thúc sản xuất để nâng cao chất lượng chương trình THTT các đài

PTTH khu vực Tây Nam bộ nói chung và chương trình THTT cho NYT tại ba
đài diện khảo sát nói riêng.
- Về thực tiễn: Nhận diện rõ hơn quan niệm về THTT, nhìn nhận những
thành cơng và hạn chế của các chương trình THTT về NYT tại các đài PTTH khu
vực Tây Nam bộ. Vận dụng kết quả nghiên cứu để góp phần bổ sung, hồn thiện
cách thức sản xuất chương trình THTT nhằm phát huy những mặt ưu điểm và
khắc phục những mặt còn hạn chế của các chương trình này tại các 3 đài PTTH
trong diện khảo sát. Từ đó giúp các đài PTTH khu vực Tây Nam Bộ nâng cao
hiệu quả thông tin, tuyên truyền, nâng vị thế của các Đài trong lịng cơng chúng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về THTT và NYT
Chương 2: Thực trạng hoạt động của các chương trình truyền hình thực tế
trên sóng truyền hình khu vực Tây Nam bộ
Chương 3: Giải phap nâng cao chất lượng chương trình THTT cho NYT
trên sóng truyền hình khu vực Tây Nam bộ

15


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH
THỰC TẾ VÀ NGƢỜI YẾU THẾ
1.1. Khái quát về truyền hình thực tế
1.1.1. Khái niệm truyền hình thực tế
Với tư cách là một xu hướng phát triển tất yếu của báo chí hiện đại nói
riêng và ngành cơng nghiệp truyền thơng nói chung, nhìn vào bức tranh tồn
cảnh truyền hình hiện nay có thể thấy THTT (Reality Television) đang chiếm
một ưu thế khá lớn về thời lượng lên sóng, thể loại chương trình và đối tượng

cơng chúng tiếp nhận. Những yếu tố mới lạ, hấp dẫn, tính tương tác cao, sự gia
tăng quyền lực của khán giả trong các chương trình THTT... là các ưu điểm làm
nên sức hút của phương thúc làm tuyền hình này.
THTT đang là một xu hướng phổ biến và được đặc biệt ưa chuộng trên tồn
thế giới. THTT thành cơng bởi nó ra đời và vận dụng được những kỹ thuật công
nghệ truyền hình mới nhất, những tư duy mới về xã hội hóa trong sản xuất truyền
hình. Và vì thế, THTT được xem là một hướng đi tích cực và đúng đắn của
ngành truyền hình. Có thể nói, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu của
khán giả đã khiến ngành cơng nghiệp dịch vụ truyền hình thay đổi không ngừng.
Sự xuất hiện của mạng internet, đã gây ra những xáo trộn đối với các loại hình
báo chí khác. Sự ưu việt của báo mạng điện tử đã giúp loại hình này lên ngơi và
đẩy những loại hình báo chí khác rơi vào khủng hoảng. Một trong những giải
pháp khả thi để truyền hình giữ được tầm ảnh hưởng của mình đó là tiếp cận
khán giả qua internet. Bên cạnh bắt tay với internet để tự cứu chính mình, đổi
mới các chương trình truyền hình và cho ra đời nhiều phương thức sản xuất mới
hơn, gia tăng tính tươngtác với khán giả là một số các giải pháp để các đài truyền
hình thu hút khán giả.
THTT, loại hình truyền hình đang được các nhà đài từ quốc gia đến địa
phương gắn nhãn để đặt tên cho một số chương trình truyền hình của mình hiện
nay. Vậy, THTT (Reality Television) là gì?
Tìm hiểu thuật ngữ Reality Television (Reality TV), tác giả đã tiếp cận
được với rất nhiều định nghĩa từ trong và ngoài nước.
16


Có rất nhiều nghiên cứu của thế giới về THTT rất có giá trị, như sách
"Audiences and Popular Factual Television" của tác giả Annette Hill, tác giả
Deboral Jermyn và Su Holmes có sách "Understanding Reality TV", sách
"Reailty TV: Remaking Television Culture" của Susan Murray... Đa số các nhà
nghiên cứu thế giới đều đồng tình rằng THTT là một thể loại chương trình truyền

hình miêu tả chân thực những tình huống, hồn cảnh và sự kiện khơng sắp đặt
trước trong kịch bản. Nhân vật chính trong THTT thường là những người ít nổi
tiếng hoặc khơng nổi tiếng. THTT khơng chỉ có sự ung rhộ đơng đảo từ phía
cơng chúng mà cịn đem lại lợi nhuận khổng lồ cho nhà đài, công ty truyền thơng
hay các tập đồn kinh tế. Xuất hiện đúng thời điểm và có hướng đi đúng đắn đã
mang lại thành cơng cho THTT.
Cịn trong từ điển Tiếng Việt của NXB từ điển Bách Khoa, định nghĩa thuật
ngữ “thực tế” là những cái hiện tồn tại trước mặt có thể thấy và kiểm soát được.
Quan điểm của đài truyền hình Việt Nam để phát triển truyền hình thực
tế cho đài, thì dựa vào nội dung tập huấn của Đài truyền hình Việt Nam với
Đài truyền hình Cfi- Cộng hồ Pháp thì: THTT là chương trình đưa con người
thật vào một hoàn cảnh được dàn dựng, hiệu quả cuối c ng là cảm xúc thực.
Tác giả Nguyễn Thị Hằng trong Luận văn Nghiên cứu THTT ở Việt Nam
đề xuất khái niệm: “ hư ng trình truyền hình thực t l các chư ng trình đề cao
t nh tr i nghi m, mi u t thực những tình hu ng, ho n c nh v sự ki n không hề
s p đ t trước trong k ch
trước v r t h p

n.

i ung các chư ng trình khơng thể ự đốn

n khán gi ”. [15, tr.12]

Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về THTT. Tác giả xin đúc kết lại
một số cách hiểu về THTT như sau:
Th nh t: THTT là phương thức làm chương trình truyền hình sử dụng
camera ghi lại những tình huống, hồn cảnh và sự kiện thật, ít sắp đặt trước trong
kịch bản. Những nhân vật (người tham gia) thường là những người bình thường,
chọn ngẫu nhiên, không bị chi phối bởi thao tác ghi hình, thậm chí khơng biết

mình đang bị ghi hình. Mỗi chương trình THTT có cách tiếp cận nhân vật, lên kế
hoạch kịch bản và tổ chức ê kíp sản xuất ph hợp với điều kiện của mình.

17


Th hai: Trong truyền hình, tính thực tế đã có đôi chút biến đổi. THTT
cũng hiểu là những cái đang diễn ra một cách tự nhiên, nhưng nó ln được
chỉnh sửa cắt xén theo ý đồ và mục đích của những người thực hiện chương
trình, nghĩa là phải có kịch bản chương trình và tn thủ có yếu tố để tạo sự hoàn
hảo theo cách tự nhiên và chân thật nhất trước khi lên sóng. Các chương trình
THTT thực chất là mang lại tính tự nhiên và khai thác sâu hơn những cảnh hậu
trường nên có sự dàn dựng biên tập là không thể tránh khỏi.
Th

a: Cần thay đổi quan niệm về THTT hiện nay ở Việt Nam. THTT có

thể có ở tất cả ở các thể loại truyền hình, chứ khơng thể chỉ nói đến THTT là chỉ
nói đến chương trình giải trí, game shows mà chương trình THTT có ở hầu hết
các chương trình truyền hình mang tính chính luận (thời sự, phim tài liệu, ký
sự…) các chương trình du lịch, khám phá mang tính trải nghiệm.
1.1.2 Phân loại truyền hình thực tế tại Việt Nam
Trên thế giới THTT có nhiều hình thức phong phú, tiêu biểu như: phong
cách Tư liệu (Documentary style), phong cách Thi thố (Elimination), phong cách
Tìm

nghề

(Job


search),

phong

cách

Vượt

lên

chính

mình

(Selfimprovement/makeover), phong cách Trị chuyện (Talk show), phong cách
Giấu máy (Hidden cameras), phong cách Chơi khăm (Hoaxes)…. Tại Việt Nam
đã có một số đơn vi nghiên cứu học tập những khung (format) chương trình
THTT của nước ngồi để xây dựng những chương trình THTT của Việt Nam.
Đặc biệt VTV3 có nhiều thể nghiệm và áp dụng thành cơng nhiều format chương
trình THTT. Chính thức xuất hiện là chương trình THTT h i nghi p lên sóng
VTV3 lần đầu tiên năm 2005.

h i nghi p được coi là show THTT tiên phong,

là cơ hội để các bạn trẻ trải nghiệm những khó khăn, thách thức trong cơng việc.
Ngay lập tức, chương trình này đã thu hút một lượng lớn khán giả xem mỗi tuần.
Khơng lâu sau đó, nhiều chương trình THTT khác được sản xuất theo dạng thức
này như: Ph nữ th k 21,

nh trình k t n i trái tim, ư t l n ch nh mình… Sự


bão hịa của gameshows (trị chơi truyền hình) chính là điều kiện để THTT kh ng
định ưu thế của mình, đem đến một luồng gió mới khiến khán giả thích thú khi
theo dõi, thay vì xem các chương trình đơn điệu, lặp đi lặp lại về nội dung câu
chuyện, nay công chúng đã có thể c ng trải nghiệm khóc, c ng cười, thấy được
18


cuộc sống sinh động hiện ra trước mắt, được sống c ng với cảm xúc chân thật
của các nhân vật. Và hiện nay chính là thời điểm THTT b ng nổ ở Việt Nam, với
số lượng chương trình lớn, chiếm dung lượng đáng kể trong các khung giờ phát
sóng và lôi cuốn trái tim hàng triệu khán giả hồi hộp theo dõi diễn biến của mỗi
chương trình. Các cuộc thi: Người mẫu Việt Nam

i t am’s

xt Top Model

(VTV3), Hot V Model (RealTV), Tơi chưa từng (HTV7)… ln là những chương
trình có sức nóng hiện nay với các bạn trẻ. Các chương trình THTT có ý nghĩa
nhân đạo xã hội như ư t l n ch nh mình, Chuy n x nhân ái,
âng ước đ n trư ng, Thần T i Gõ

ái m nghĩa tình,

ửa… nhận được sự ủng hộ tinh thần và

vật chất nhiệt tình của các nhà tài trợ và khán giả.
Điều nhiều người hay nhầm lẫn lâu nay là đồng nhất các chương trình giải trí
theo phương thức mới chính là THTT. Nhưng trên thế giới cũng như ở Việt Nam,

phương thức THTT được áp dụng cho rất nhiều thể loại như tin tức, phóng sự, tọa
đàm, trị chơi, phim tài liệu… Quan sát các chương trình truyền hình được gọi là
thực tế, được sản xuất và phát sóng trên một số đài truyền hình ở Việt Nam như:
phóng sự, ký sự, tài liệu cho thấy rằng chương trình THTT khơng phải là một thể
loại chương trình truyền hình mà đó là một cách thức thể hiện chương trình với
mục tiêu hướng tới tính chân thực, như đang chứng kiến các diễn biến chuyển tải
đến cho công chúng một cách sinh động. Do đó “THTT” là cách gọi chung như
tin THTT, phóng sự THTT, gameshows THTT… Trong khn khổ luận văn này,
tác giả tạm chia hai nhánh lớn của THTT tại Việt Nam như sau:
THTT game show: Là nhóm các chương trình thiên về tạp kỹ, trình diễn sân
khấu gồm có các chương trình như: Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Việt Nam’s
got talent), Thần tượng âm nhạc Việt Nam (Việt Nam’s Idol), Người mẫu Việt
Nam (Viet Nam Next top Model), Cặp đơi hồn hảo, Bước nhảy hồn vũ, Giọng
hát Việt (The Voice)…
THTT tr i nghi m: Là nhóm các chương trình thiên về tính trải nghiệm,
khám phá, gồm các chương trình như: Sống khác, Lựa chọn của tôi, Con đã lớn
khôn, Cuộc đua kỳ thú, S Việt Nam, Khám phá Miền Sông nước, Trái tim nhân
ái, Ký sự rẻo cao Tây Bắc, Ký sự rẻo đôi, Về miền đất Quảng… Một số đài
truyền hình địa phương khu vực Tây Nam bộ như Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng
19


Tháp thời gian qua đã gây được nhiều tiếng vang khi cho ra đời một loạt các
chương trình truyền hình nhân đạo xã hội cho nhóm NYT như người nghèo,
người khuyết tật, người mắc bệnh nan y, người già neo đơn, học sinh nghèo hiếu
học… như Chắp cánh ước mơ, Thần Tài Gõ Cửa, Chuyến Xe nhân ái, Nâng bước
đến trường, Mái ấm nghĩa tình, Nhịp cầu thân ái, Địa chỉ nhân đạo… cũng được
xếp vào nhóm trải nghiệm này. Đây là nhóm chương trình THTT có tính nhăn
văn cao khi trao đi "cầu câu" giúp NYT có thể tự lập và vươn lên trong đời sống,
khác với các chương trình từ thiện nhân đạo, chỉ có tính chất hỗ trợ. Có thể nói

đây là một nhánh THTT tạo được hiệu ứng xã hội tốt khi phản ánh nhiều tấm
gương nghị lực sống cảm động, huy động được đông đảo sức người sức của đóng
góp vào cơng tác an sinh.
Ngồi ra cịn có thể chia các chương trình THTT theo một số cách như
thuần Việt và không thuần Việt, chương trình xã hội hố hay khơng xã hội hố,
cịn dựa vào tính định kỳ thì có THTT có tính khn mẫu, định kỳ, thực hiện
theo series và THTT thực hiện độc lập, khơng định kỳ.… Nhìn chung có thể thấy
thế giới đang có nhiều cách phân loại tuỳ theo quan điểm. Tuy nhiên, để giúp
cho khán giả và những nhà nghiên cứu có cơ sơ dữ liệu phong phú khi tìm hiểu
về THTT thì tác giả chọn cách phân loại theo hình thức, theo thể loại báo chí và
phương thức sản xuất.
1.2. Khái quát về NYT
1.2.1. Một số khái niệm về NYT
Trong cuộc sống, để thoả mãn nhu cầu tối thiểu, con người phải lao động
sản xuất để có thu nhập. Tuy vậy, không phải lúc nào người lao động cũng đảm
bảo duy trì được việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định. Đó là những lúc
gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động dẫn đến bị mất hoặc giảm việc
làm. Hơn nữa, hoạt động lao động sản xuất của con người còn bị phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên, môi trường, xã hội. Mặt khác Việt Nam trải qua hai cuộc
chiến tranh khốc liệt, số lượng nạn nhân do chiến tranh để lại còn rất lớn. Vì thế
trong xã hội xuất hiện một nhóm người mà ở đó họ bị từ chối việc tiếp cận và sử
dụng các nguồn lực mà bản thân họ khơng có hoặc các phương tiện được cho là hữu
ích với đa số các nhóm xã hội tương tự khác, bao gồm quyền tự chủ, trách nhiệm,
20


lòng tự trọng, quyền được sự hỗ trợ của cộng đồng, y tế, giáo dục, thông tin, việc
làm, vốn và hệ thống hỗ trợ khác. Đối tượng này gọi là nhóm NYT thiệt thịi.
Theo phân loại của T ch c Y t th giới (WHO) năm 1980, thì "yếu thế tàn tật" được phân theo 3 thể dạng sau: T n thư ng đó là các cơ quan hoặc các
chức năng của con người về mặt sinh học gặp tình trạng khuyết tật, tàn tật;

ch : đó là các khả năng của con người bị hạn chế; Sự

n

t l i đó là tổng thể

nguyên nhân và hậu quả của sự tàn tật, nó tác động trực tiếp lên từng cá nhân và
xã hội.
Trong Pháp l nh về ngư i t n t t của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước
Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì quy định về người khuyết tật là: “ gư i
khi m khuy t m t hay nhiều
những

ph n c thể ho c ch c năng iểu hi n ưới

ng t t khác nhau, l m suy gi m kh năng ho t đ ng, khi n cho lao

đ ng, h c t p g p nhiều khó khăn”.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngơn ngữ và Văn hóa Việt Nam,
NXB VHTT, năm 1998, thì

huy t có nghĩa là thiếu và khơng đầy đủ; T t là

trạng thái khơng bình thường ở bộ phận cơ thể do bẩm sinh hoặc hậu quả của tai
nạn, bệnh trạng gây nên.
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, nhóm NYT trong xã hội bao gồm
người nghèo, người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, phụ nữ, trẻ em, người cao
tuổi và người khuyết tật. Cụ thể, thuật ngữ “nhóm NYT/ thiệt thịi”
(Disadvantaged groups) đã được sử dụng như một tính từ để mơ tả chất lượng
của nhóm NYT/ thiệt thịi và nhiều trường hợp được sử dụng như một động từ,

để chỉ quá trình mà trong đó hành vi xã hội của nhóm đặc biệt này được thực
hiện theo cách hồn tồn “bất lợi”.
Cịn theo xác định của UNESCO thì nhóm NYT/thiệt thịi bao gồm: những
người ăn xin, nạn nhân của các loại tội phạm, người tàn tật, thanh thiếu niên có hồn
cảnh khó khăn, nhóm giáo dục đặc biệt, người cao tuổi, người nghèo, t nhân, gái
mại dâm, người thất nghiệp, người lang thang cơ nhỡ. Ngpoài ra, những người tị
nạn, người bị xã hội loại trừ vẫn được kể đến. Theo cách xác định này thì người
nghèo, người thất nghiệp cũng được coi thuộc nhóm NYT/ thiệt thịi.

21


×