Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tổ chức thực thi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của bộ lao động thương binh và xã hội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.27 KB, 6 trang )

TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Chính sách BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm hoàn
thiện từng bước và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người
dân khi hết tuổi lao động hoặc chết. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH ngày càng trở nên quan trọng trong việc phát triển xã hội
một cách bền vững.
Chính sách BHXH tự nguyện được triển khai từ năm 2008, đã tạo cơ hội cho
những người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được tham gia
BHXH tự nguyện để hưởng các chế độ hưu trí, tử tuất. Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn 8
năm thực hiện mới chỉ có khoảng 200 nghìn người lao động tham gia.
Cơng tác tổ chức thực thi chính sách BHXH tự nguyện có ảnh hưởng lớn đến kết
quả thực hiện chính sách và cơ quan Bộ LĐTBXH là cơ quan chịu trách nhiệm chủ chốt
trong triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện. Do đó, để đạt được mục tiêu tăng
số lượng người tham gia BHXH tự nguyện, cần phải nghiên cứu một cách khoa học công
tác tổ chức thực thi chính sách BHXH tự nguyện, nhằm xem xét quá trình thực hiện một
cách tồn diện từ đó rút ra điểm mạnh, hạn chế và đề xuất các giải pháp hồn thiện. Vì
vậy, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức thực thi chính sách bảo hiểm xã hội
tự nguyện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội” làm đề tài luận văn của mình.
Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về bảo hiểm xã hội tự nguyện, chính sách bảo
hiểm xã hội tự nguyện và tổ chức thực thi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của cơ
quan quản lý nhà nước cấp bộ về BHXH. Làm rõ vai trị của chính sách bảo hiểm xã hội
tự nguyện trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Đánh giá được thực trạng của việc tổ chức
thực thi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bộ LĐTBXH trong thời gian qua. Qua
đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện q trình tổ chức thực thi chính sách bảo hiểm
xã hội tự nguyện của Bộ LĐTBXH. Hoàn thiện từ khâu chuẩn bị triển khai chính sách,
chỉ đạo triển khai chính sách cho đến kiểm sốt sự thực hiện chính sách.


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chính sách bảo hiểm xã hội tự
nguyện của cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ về bảo hiểm xã hội tự nguyện


Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chính
sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ về bảo hiểm xã hội
tự nguyện.
Đầu tiên, ở mục 1.1 tác giả đã nêu khái quát về bảo hiểm xã hội tự nguyện,
khái niệm và đặc điểm bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tiếp đến ở mục 1.2 tác giả khái quát chính sách BHXH gồm khái niệm, đối
tượng, mục tiêu, nguyên tắc, các giải pháp chính sách BHXH tự nguyện. Trong phần
khái niệm tác giả đưa ra khái niệm chính sách BHXH tự nguyện, đây là một bộ phận
của chính sách BHXH, là một trong những cơng cụ để Nhà nước thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân;
chính sách bao gồm những quy định pháp lý như đối tượng tham gia, quyền và trách
nhiệm của người tham gia... và đối tượng tham gia chính sách là những người không
thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Tiếp theo, tác giả đề cập đến mục tiêu của chính
sách BHXH tự nguyện là nhằm đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện phân phối, phân phối
lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH, góp phần kích thích người lao động hăng
hái lao động tạo thu nhập để có thể tham gia BHXH tự nguyện. Về các giải pháp chính
sách BHXH tự nguyện gồm mức đóng BHXH tự nguyện, phương thức đóng BHXH tự
nguyện, mức hưởng BHXH tự nguyện, hồ sơ thủ tục về BHXH tự nguyện, xử lý vi phạm
về BHXH tự nguyện.
Những cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1 sẽ được tác giả sử dụng, xem xét
đánh giá thực trạng tổ chức thực thi chính sách BHXH tự nguyện của Bộ LĐTBXH ở
chương 2 và là cơ sở lý luận để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực
thi chính sách BHXH tự nguyện của Bộ LĐTBXH trong thời gian tới.
Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách bảo hiểm xã hội tự
nguyện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội


Ở chương này, trước khi phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách bảo hiểm
xã hội tự nguyện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tác giả đã trình bày giới
thiệu sơ lược về Bộ LĐTBXH, các đơn vị trực thuộc để hiểu cụ thể chức năng nhiệm vụ

của Bộ LĐTBXH, cơ cấu tổ chức và chức năng các đơn vị trực thuộc. Mục 2.2 tác giả
nêu rõ về chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện ở Việt Nam bao gồm: mục tiêu
chính sách BHXH tự nguyện, đối tượng chính sách BHXH tự nguyện, các giải pháp cơ
bản của chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Phần chính của chương 2 tác giả đi sâu
phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bộ
LĐTBXH ở mục 2.3.
Trong mục 2.3 tác giả phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách BHXH tự
nguyện của Bộ LĐTBXH. Cụ thể:
- Thực trạng chuẩn bị triển khai chính sách BHXH tự nguyện của Bộ LĐTBXH
gồm: Thực trạng bộ máy tổ chức thực thi chính sách; thực trạng lập kế hoạch triển khai
chính sách; thực trạng ban hành văn bản hướng dẫn triển khai chính sách; thực trạng tập
huấn chính sách BHXH tự nguyện.
- Thực trạng chỉ đạo triển khai chính sách BHXH tự nguyện của Bộ LĐTBXH
gồm: thực trạng truyền thông và tư vấn; thực trạng triển khai các kế hoạch; thực trạng
vận hành ngân sách; thực trạng phối hợp; thực trạng xây dựng và vận hành hệ thống dịch
vụ hỗ trợ.
- Thực trạng kiểm soát sự thực hiện chính sách BHXH tự nguyện của Bộ
LĐTBXH gồm: thực trạng xây dựng hệ thống thông tin phản hồi; thực trạng giám sát và
đánh giá; thực trạng đề xuất đổi mới chính sách.
Từ phân tích thực trạng bên trên, tác giả đã đưa ra đánh giá tổ chức thực thi chính
sách BHXH tự nguyện của Bộ LĐTBXH tại mục 2.4, luận văn chỉ rõ những điểm mạnh
và hạn chế trong tổ chức thực thi chính sách BHXH tự nguyện của Bộ LĐTBXH. Đồng
thời luận văn chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, từ đó cần phải khắc phục kịp thời
trong thời gian tới để hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách BHXH tự nguyện của Bộ
LĐTBXH.
Những điểm mạnh của tổ chức thực thi chính sách BHXH tự nguyện của Bộ


LĐTBXH thể hiện ở các điểm sau:
- Bộ LĐTBXH đã xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH tự

nguyện tương đối hiệu quả.
- Lãnh đạo Bộ LĐTBXH nêu cao sự quyết tâm và quyết liệt trong công tác chỉ đạo
thực thi các kế hoạch và giải pháp nhằm thực thi hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện.
- Các đơn vị tham mưu trong quá trình tổ chức thực thi chính sách BHXH tự
nguyện đã tham mưu khá toàn diện cho Lãnh đạo Bộ trong quá trình lập kế hoạch và triển
khai chính sách BHXH tự nguyện.
- Công tác tuyên truyền đã được quan tâm, tạo sự đồng thuận và tích cực hưởng
ứng của các cấp, các ngành trong các hoạt động tổ chức thực hiện chương trình.
Bên cạnh đó, vẫn cịn những hạn chế trong tổ chức thực thi chính sách BHXH tự
nguyện của Bộ LĐTBXH:
- Năng lực thực thi chính sách của cán bộ, cơng chức Bộ LĐTBXH cịn hạn chế.
Đa phần đội ngũ cán bộ công chức đều chưa được đào tạo chuyên sâu mà chủ yếu là tập
huấn các lớp vận hành ngắn hạn.
- Việc lập kế hoạch, tổng hợp kế hoạch và thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch
vẫn cịn mang tính hình thức.
- Việc xây dựng kế hoạch mục tiêu thực thi chính sách chưa sát với thực tiễn dẫn
đến chưa đạt được mục tiêu kế hoạch đã đặt ra.
- Công tác thông tin, truyền thông của Bộ LĐTBXH về chính sách BHXH tự
nguyện chưa được thực hiện thường xuyên và liên tục.
- Công tác tập huấn triển khai thực hiện chính sách chưa được tổ chức thường
xuyên.
- Việc phân bổ kinh phí thực hiện triển khai chính sách còn thiếu, chậm.
- Sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan tại Bộ LĐTBXH trong tổ chức thực
hiện chương trình đơi khi cịn chưa thực sự chặt chẽ.


- Nguồn thơng tin từ các báo cáo cịn hạn chế, đơi khi chưa chính xác.
- Cơng tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên và liên tục.
Việc đánh giá những điểm mạnh và hạn chế trong tổ chức thực thi chính sách
BHXH tự nguyện là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp ở chương 3.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách BHXH tự
nguyện đến năm 2020
Trong chương 3 tác giả đã nêu quan điểm, mục tiêu và phương hướng hồn thiện
tổ chức thực thi chính sách BHXH tự nguyện từ nay đến năm 2020; đưa ra một số giải
pháp hồn thiện tổ chức thực thi chính sách BHXH tự nguyện như sau :
Thứ nhất, hoàn thiện chuẩn bị triển khai chính sách: hồn thiện bộ máy tổ chức
thực thi chính sách BHXH tự nguyện, nâng cao năng lực của cán bộ công chức; xây dựng
kế hoạch triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cần căn cứ vào thực trạng, nhu
cầu của người dân và phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; xây dựng kế hoạch truyền thông
tổng thể, căn cứ vào kế hoạch này các đơn vị có liên quan có kế hoạch phối hợp trong
hoạt động tuyên truyền một cách thống nhất; hoàn thiện cơng tác xây dựng văn bản; hồn
thiện cơng tác tập huấn triển khai chính sách BHXH tự nguyện.
Thứ hai, hồn thiện chỉ đạo thực thi chính sách: Hồn thiện cơng tác phổ biến,
tuyên truyền pháp luật, đẩy mạnh công tác phổ biến, tun truyền pháp luật có vai trị rất
quan trọng, nâng cao hiểu biết, nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân; hồn thiện cơng tác
phối hợp triển khai chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; Bộ LĐTBXH cần xây dựng
một hệ thống thông tin đầy đủ, đa dạng và đảm bảo về chất lượng.
Thứ ba, hoàn thiện kiểm tra sự thực hiện chính sách: cơng tác giám sát thực hiện
các chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cần được tổ chức thường xuyên hơn ở các cấp,
các nội dung thực hiện của chính sách, gắn với sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong tổ
chức triển khai thực hiện chương trình; hồn thiện một số nội dung chính sách bảo hiểm
xã hội tự nguyện như quy định mức đóng thấp hơn, quy định phương thức đóng linh hoạt
hơn.
Kết luận


BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng đã thể hiện sự quan tâm của đảng
và nhà nước ta đối với cuộc sống của người lao động, là chính sách hết sức nhân văn, bảo
đảm tương trợ cho người người lao động khi họ khơng cịn đủ khả năng lao động và đồng
thời thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với người cao tuổi góp phần quan trọng trong

việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Chính phủ.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là để xác định khung lý thuyết nghiên cứu, hoàn
thiện về mặt nhận thức và lý luận chung về tổ chức thực thi chính sách BHXH tự nguyện
của cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ về BHXH tự nguyện; phản ánh thực trạng tổ chức
thực thi chính sách BHXH tự nguyện của Bộ LĐTBXH, đánh giá những điểm mạnh và
hạn chế từ đó tìm ra các giải pháp để hồn thiện tổ chức thực thi chính sách BHXH tự
nguyện của bộ LĐTBXH.
Về mặt cơ sở lý luận, đề tài đã khái quát hệ thống hóa lý luận về bảo hiểm xã hội
tự nguyện, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện và tổ chức thực thi chính sách bảo hiểm
xã hội tự nguyện của cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ về BHXH. Làm rõ vai trị của
chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trong việc đảm bảo an sinh xã hội.
Về mặt thực tiễn, đề tài đã đánh giá được thực trạng của việc tổ chức thực thi
chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bộ LĐTBXH trong thời gian qua. Qua đó đề
xuất các giải pháp nhằm hồn thiện q trình tổ chức thực thi chính sách bảo hiểm xã hội
tự nguyện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hoàn thiện từ khâu chuẩn bị triển
khai chính sách, chỉ đạo triển khai chính sách cho đến kiểm sốt sự thực hiện chính sách.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực song đây là đề tài có nhiều nội dung phức
tạp và mới mẻ, do khn khổ thời gian có hạn, điều kiện cơng tác và khả năng tiếp cận
cịn hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các độc giả quan tâm đến vấn
đề này để tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh hơn.



×