Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài soạn Kế hoạch đổi mới phương pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.74 KB, 8 trang )

UBND TỈNH CAO BĂNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 31/KH- SGD&ĐT-GDTrH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao Bằng, ngày 27 tháng 12 năm 2010
KẾ HOẠCH
Triển khai chủ trương của Bộ GD&ĐT “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một
kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi tỉnh có một chương trình
đổi mới phương pháp dạy học”
Thực hiện công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo (GD&ĐT) về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học
năm học 2010 - 2011 trong đó Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị tổ chức đánh giá
một năm thực hiện chủ trương: "Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện
một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ
thể về đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi tỉnh có một chương trình đổi mới phương
pháp dạy học", Sở GD&ĐT Cao Bằng xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các đơn vị
tiếp tục thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT trong năm học 2010 - 2011 như sau:
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Căn cứ Nghị quyết 40 ngày 9/12/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Căn cứ Chỉ thị số
3399/CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng
tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục
chuyên nghiệp năm học 2010-2011; Căn cứ công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH
ngày 11/8/2010 của Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung
học năm học 2010 - 2011.
- Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Cao Bằng trong việc thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học (PPDH).
+ Thuận lợi: Cao Bằng trong những năm qua được Đảng và Nhà nước có


nhiều chủ trương quyết sách để phát triển giáo dục, ngành GD&ĐT luôn nỗ lực cố
gắng để tạo bước phát triển vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Mạng lưới trường lớp giáo dục trung học được phát triển với 225 trường ( trong đó
65 trường PTCS, 112 trường THCS , 10 trường DTNT huyện, 20 trường THPT, 1
trường THPT chuyên và 1 trường PT DTNT tỉnh). Quy mô giáo dục không ngừng
tăng lên và ngày càng được điều chỉnh theo hướng đồng bộ hóa, chuẩn hóa. Đội ngũ
giáo viên cấp THCS và THPT được củng cố, tăng cường theo hướng chuẩn hóa để
có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Công tác xã hội hóa giáo dục
được quan tâm đúng mức và đã phát huy hiệu quả đối với sự nghiệp giáo dục và đào
tạo.
1
+ Khó khăn: Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tuy đã đạt
được một số thành tựu song Cao Bằng vẫn là tỉnh nghèo điều đó ảnh hưởng đến việc
đầu tư cho giáo dục. Trường lớp, cơ sở vật chất nhất là các trường THCS tại các
huyện miền núi của tỉnh còn thiếu thốn. Công tác quản lí giáo dục vẫn còn một số
bất cập, việc thực hiện đổi mới PPDH ở một số nơi chưa trở thành hành động tự giác
của cán bộ, giáo viên hoặc còn mang nặng yếu tố hình thức và thiếu các điều kiện
thực hiện.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ
1. Mục đích
- Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo
viên và nhân viên trong Ngành nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông,
góp phần phát triển sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Cao Bằng.
- Giúp cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên trong Ngành nắm được yêu cầu và
cách thức thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá trên
cơ sở đó đó tạo bước chuyển mạnh mẽ và thực chất về công tác đổi mới PPDH,
phấn đấu đến khi kết thúc năm học 2010 - 2011 sẽ chấm dứt việc dạy học còn thông
qua đọc - chép ở cấp THCS, THPT. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin
trong quản lý và giảng dạy để góp phần thúc đẩy đổi mới PPDH.
- Đổi mới một cách thiết thực phương pháp dạy của thầy, phương pháp học

của trò, tạo nền tảng để có sự tiến bộ đích thực về chất lượng dạy - học tại đơn vị.
Đổi mới phải lấy hiệu quả làm định hướng và phải bắt đầu từ khát vọng hoàn thiện
tay nghề của giáo viên. Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học hiện có, tích cực
sưu tầm, mua sắm, tự làm các phương tiện thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập
được tốt hơn.
- Mỗi một giáo viên phải chủ động đổi mới PPDH của mình từ việc soạn bài
đến việc giảng dạy trên lớp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình
và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Nhiệm vụ
a. Đối với cán bộ quản lý giáo dục
Trong năm học 2010 - 2011 cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT, các trường
THPT, các phòng GD&ĐT và các trường THCS cần tập trung thực hiện tốt các công
việc sau:
- Tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về công tác chỉ đạo thực hiện việc
dạy học theo chương trình và hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng; thực
hiện đánh giá tiết dạy của giáo viên theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; tổ chức thực hiện
đánh giá chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên tại đơn vị mình.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, ngoại ngữ, tin học cho CBQL các cấp học. Cử
CBQL đi học tập và trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ quản lý ở trong nước
và nước ngoài theo kế hoạch của Bộ và Sở GD&ĐT.
- Cùng với tập thể đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện chủ trương đổi mới
PPDH của Bộ; đôn đốc cán bộ GV thực hiện kế hoạch và có những đánh giá kết quả
công bằng khách quan để định hướng hoạt động cho những năm học tiếp theo.
2
- Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Quản lý đầy đủ việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, tổ chức có hiệu quả
các hoạt động giáo dục. Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm theo đúng quy định.
- Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh theo chuẩn kiến thức,
kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo
viên và học sinh. Tập trung chỉ đạo và thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra

đánh giá, dạy học phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng; tạo ra sự chuyển
biến cơ bản về đổi mới đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới PPDH để góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tổ chức đánh giá một năm triển khai thực hiện chủ trương "Mỗi giáo viên,
cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản
lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi tỉnh có
một chương trình đổi mới phương pháp dạy học". Xây dựng và nhân rộng mô hình
nhà trường đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá tích cực và hiệu quả ở cấp
THCS, THPT.
+ Tiếp tục tăng cường kỉ cương, nền nếp trong quản lý dạy học, kiểm tra, đánh
giá thi cử. Tăng cường vai trò của Sở, phòng GD&ĐT trong quản lý việc thực hiện
chương trình giáo dục, chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị chi tiết, có chất lượng, phù hợp với
đặc điểm đơn vị để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
+ Tăng cường kỉ cương, nề nếp, thực hiện có hiệu quả phong trào "Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực", đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy
học, hình thức kiểm tra, đánh giá. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, phát
huy vai trò tích cực, tự giác, hứng thú học tập của học sinh, giáo dục thái độ, hành vi
ứng xử thân thiện giữa các thành viên trong đơn vị, uốn nắn thái độ, hành vi thiếu
văn hóa; ngăn ngừa bạo lực trong cơ sở giáo dục.
+ Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng và dự giờ
thăm lớp giáo viên; tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo
cấp tổ, cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
+ Chú trọng tổ chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng,
sáng kiến cải tiến; Các phòng GD&ĐT, các trường THPT tiếp tục phát động phong
trào giáo viên tự làm đồ dùng dạy học hoặc có thể có những cải tiến trong việc sử
dụng đồ dùng thiết bị dạy học đã được cấp phát, tổ chức thi ở cấp trường, cấp phòng
GD&ĐT để tiến tới tổ chức trưng bày, giới thiệu ở cấp phòng GD&ĐT, cấp tỉnh;
quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán ở đơn vị.
+ Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục: Triển khai thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha

mẹ học sinh ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT. Phối hợp chặt
chẽ với các ban ngành, tổ chức xã hội, với gia đình và cộng đồng để hưởng ứng
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
+ Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng
dạy, giáo dục của từng giáo viên trong trường.
3
+ Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng
giáo viên trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên
thực hiện đổi mới PPDH mang lại hiệu quả.
2. Đối với giáo viên
- Trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu
cầu đổi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
và khả năng tự học của học sinh. Quan tâm đến việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
trong việc thực hiện chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Biết cách thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm
thí nghiệm thực hành và tự làm đồ dùng dạy học.
- Mỗi giáo viên đều có ít nhất một đổi mới PPDH trên các mặt sau :
+ Đổi mới phương pháp dạy học: Tăng tính chủ động, thái độ học tập tích cực
của học sinh, khắc phục hoàn toàn kiểu dạy theo lối "đọc - chép". Dạy bám sát chuẩn
kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông. Thiết kế bài giảng khoa
học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; thiết kế câu hỏi hợp lý, tập
trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận
dụng sáng tạo của học sinh. Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá
giỏi và bồi dưỡng học sinh tham dự kì thi học sinh giỏi các cấp. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học. Chú trọng thực hành, thí nghiệm, rèn khả năng tự
học cho học sinh.
+ Đổi mới kiểm tra, đánh giá: Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động "Hai
không". Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra qua đó điều chỉnh hoạt động giảng
dạy và học tập. Nâng cao chất lượng đề kiểm tra, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng
của Chương trình giáo dục phổ thông với ba cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng sáng

tạo, với các bài kiểm tra cuối kỳ, cuối năm dành tối thiểu 50% làm bài cho các nội
dung thông hiểu, vận dụng sáng tao từ đó bảo đảm dạy học sát đối tượng, khuyến
khích tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá
năng lực của bản thân. Tích cực tham khảo các tài liệu về kiểm tra đánh giá các môn
học kiểm tra, đánh giá.
+ Tích cực tham khảo các tài liệu về kiểm tra đánh giá các môn học, làm các đề
thi học sinh giỏi tỉnh, huyện, các đề tuyển sinh từ đó có thêm các kiến thức về ra đề.
Thực hiện đúng quy định của quy chế 40/2006/BGDĐT của Bộ GD&ĐTvề đánh giá,
xếp loại học sinh.
+ Đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD đổi mới kiểm tra đánh giá
theo hướng hạn chế yêu cầu học sinh chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến
thức, kỹ năng của môn học; ra đề mở để phát huy tính độc lập tự chủ sáng tạo của
học sinh.
3. Đối với tổ chuyên môn
+ Phải hình thành giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH.
+ Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ
chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần
4
cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh
nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
+ Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới
PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả.
4. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
+ Cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT về đổi mới PPDH cho
phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và tổ chức tổng kết thực tiễn, tiếp tục
phát triển lý luận về đổi mới PPDH.
+ Tổ chức bồi dưỡng (tập trung, từ xa, hướng dẫn giáo viên tự học, tư vấn
giúp đỡ qua thanh tra, kiểm tra ...) cho giáo viên về đổi mới PPDH, cung cấp những
nguyên tắc đổi mới PPDH.
+ Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán của từng bộ môn và đội ngũ cộng tác

viên thanh tra chuyên môn.
+ Giới thiệu các điển hình, chăm sóc các điển hình, tổ chức trao đổi, phổ biến
và phát huy tác dụng của các gương điển hình về đổi mới PPDH.
+ Huy động, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của địa phương, của ngành để tạo
điều kiện tốt nhất có thể nhằm hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới PPDH.
III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI, CHỈ TIÊU
1. Kế hoạch
Thời gian Nội dung công việc Điều
chỉnh
Tháng 8/2010 - Các đơn vị giáo dục họp quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp
trên, xây dựng và hoàn thiện kế hoạch.
- Tổ chức bồi dưỡng chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp, chuẩn
kiến thức kỹ năng cho CBQL, GV cấp THPT.
Tháng 9/2010 - Chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị đội ngũ cho Hội thi giáo viên dạy giỏi
cấp huyện trên tinh thần khuyến khích đổi mới PPDH, đổi mới
KTĐG, tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy - học.
- Chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị nội dung cho Hội thảo đổi mới
PPDH, đổi mới PPKTĐG các môn học cấp THCS, THPT.
Tháng 10/2010 - Chỉ đạo các trường THPT tổ chức hội thi GVDG cấp trường, các
phòng GD&ĐT tổ chức hội thi GVDG cấp trường, cấp huyện, thị.
- Chỉ đạo các đơn vị hoàn thiện tham luận tại Hội thảo đổi mới
PPDH, đổi mới PPKTĐG các môn Hóa THCS và công tác chủ
nhiệm.
- Chỉ đạo tổ chức ôn tập thi HSG lớp 12 cấp tỉnh, kiểm tra học kì I
tại các cơ sở giáo dục theo hướng phát huy tính độc lập, tư duy sáng
tạo của học sinh.
Tháng 11/2010 - Tổ chức Hội thảo đổi mới PPDH, đổi mới PPKTĐG các môn học
cấp THCS, THPT tại các đơn vị giáo dục
- Lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá việc soạn
và giảng dạy bài giảng điện tử và đánh giá một tiết dạy có đổi mới

PPDH, đổi mới KTĐG.
5

×