Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu tư vấn thiết kế các công trình đê điều tại ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.45 KB, 96 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn này là sản phẩm do tôi nghiên cứu và thực hiện.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa được ai cơng bố
trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thu thập tài liệu, nghiên cứu và thực hiện, đến nay luận văn thạc sỹ
quản lý xây dựng “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu tư vấn thiết kế các
cơng trình đê điều tại Ninh Bình” đã hồn thành đúng thời hạn và đảm bảo các yêu cầu
đề ra trong đề cương được duyệt.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo TS. Mỵ Duy Thành và PGS.TS Lê Kiều cùng các góp ý về chun
mơn của các thầy cơ trong khoa Cơng trình - Trường đại học thủy lợi và sự ủng hộ của
các lãnh đạo và đồng nghiệp tại Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Ninh Bình.
Tác giả bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Trường Đại học Thuỷ lợi đã đào tạo và quan
tâm tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn 2 thầy giáo là TS. Mỵ Duy Thành và PGS.TS Lê Kiều
đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu cần thiết cho tác giả hoàn
thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, Cán bộ cơng chức viên chức Chi cục Đê
điều và Phịng chống lụt bão Ninh Bình đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả


trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Do năng lực, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn khó tránh
khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến góp ý của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Hiền

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................3
4.1. Cách tiếp cận ............................................................................................................3
4.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................................3
6. Dự kiến kết quả đạt được.............................................................................................3
7. Nội dung của luận văn: ................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC GĨI THẦU TƯ
VẤN THIẾT KẾ CƠNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU ...............................................................5
1.1 Cơng tác Đê điều trong phát triển kinh tế, xã hội ................................................5
1.2 Công tác đấu thầu và quản lý đấu thầu trên thế giới ...........................................7

1.2.1 Quản lý đấu thầu của Nga ......................................................................................7
1.2.2 Quản lý đấu thầu của Hàn Quốc ............................................................................7
1.2.3 Quản lý đấu thầu của Campuchia ..........................................................................8
1.2.4 Quản lý đấu thầu của Ngân hàng thế giới (WB) ...................................................8
1.2.5 Quản lý đấu thầu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ................................11
1.3 Công tác đấu thầu và quản lý đấu thầu tại Việt Nam ........................................12
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển cơng tác đấu thầu ..........................................12
1.3.2 Những thay đổi trong Luật Đấu thầu năm 2013 ...................................................16
1.4 Công tác đấu thầu ở nước ta những năm gần đây .............................................19
1.4.1 Tình hình thực hiện cơng tác đấu thầu năm 2015 ................................................19
1.4.2 Nhận xét về công tác đấu thầu ..............................................................................22
Kết luận chương 1........................................................................................................25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC
TÁC ĐẤU THẦU CÁC GĨI THẦU TƯ VẤN THIẾT KẾ CƠNG TRÌNH ĐÊ
ĐIỀU .............................................................................................................................26
2.1 Hệ thống những cơ sở lý luận về công tác đấu thầu các gói thầu tư vấn thiết kế
cơng trình......................................................................................................................26
2.2 Khái qt chung về các cơng trình đê điều .........................................................28
iii


2.3 Đấu thầu và các hình thức lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế .......................... 31
2.3.1 Khái quát chung về đấu thầu ................................................................................ 31
2.3.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế .................................................. 33
2.4 Phương thức lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế ................................................. 35
2.4.1 Quy trình chi tiết đối với phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ................... 35
2.4.2 Quy trình chi tiết đối với phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ ..................... 36
2.5 Vai trị của cơng tác đấu thầu các gói thầu tư vấn thiết kế cơng trình ............ 37
2.5.1 Vai trò của đấu thầu đối với nhà thầu .................................................................. 37
2.5.2 Vai trò của đấu thầu đối với chủ đầu tư trong đấu thầu ....................................... 38

2.6 Vai trò của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án trong quản lý chất lượng đấu thầu
....................................................................................................................................... 38
2.6.1 Lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu .................................................................. 38
2.6.2 Tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu ................................................................ 39
2.6.3. Ký hợp đồng với nhà thầu và quản lý nhà thầu sau đấu thầu.............................. 39
2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu các gói thầu tư vấn thiết kế cơng
trình .............................................................................................................................. 39
2.7.1 Nhóm các nhân tố bên ngồi ............................................................................... 40
2.7.2 Nhóm các nhân tố bên trong ................................................................................ 41
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 44
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐẤU THẦU CÁC GÓI THẦU TƯ VẤN THIẾT KẾ CƠNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU
TẠI CHI CỤC ĐÊ ĐIỀU VÀ PHỊNG CHỐNG LỤT BÃO TỈNH NINH BÌNH 45
3.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Đê điều
và Phòng chống lụt bão ............................................................................................... 45
3.1.1 Chức năng............................................................................................................ 45
3.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn ....................................................................................... 45
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Đê điều và PCLB Ninh Bình được quy định cụ
thể như sau: ................................................................................................................... 45
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế..................................................................... 47
3.2 Cơng tác đấu thầu các gói thầu TVTK tại Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt
bão Ninh Bình những năm gần đây ........................................................................... 48
3.3 Thực trạng hoạt động đấu thầu một số gói thầu tư vấn thiết kế cơng trình đê
điều tại Chi cục đê điều và phịng chống lụt bão tỉnh Ninh Bình ........................... 51
3.3.1 Tư vấn khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn cơng trình nắn tuyến đê từ
Cầu Yên đến cống Ninh Phong đảm bảo cao trình chống lũ thay đoạn đê tả Vạc tương
iv


ứng K0+00-K0+835 ......................................................................................................51

3.3.2 Gói thầu tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi cơng – tổng dự tốn, cơng trình: Xử
lý cấp bách sự cố sạt lở kè Đầu Trâu đoạn từ K45+350 - K46+950, xã Khánh Cường,
huyện Yên Khánh; kè Hồi Thuần đoạn từ K66+840 – K67+600, xã Kim Định, huyện
Kim Sơn; kè cầu Hội, xã Yên Thái, huyện n Mơ .....................................................57
3.3.3 Gói thầu Tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cơng trình xử lý khẩn cấp sự cố đê
điều tuyến đê hữu sông Đáy, đoạn K63+050 ÷ K63+350, xã Chất Bình, huyện Kim
Sơn .................................................................................................................................62
3.4 Đánh giá chung về hoạt động đấu thầu tại Chi cục đê điều và phịng chống lụt
bão tỉnh Ninh Bình ......................................................................................................65
3.4.1 Những tồn tại trong việc thực hiện công tác đấu thầu .........................................65
3.4.2 Những kết quả đạt được ......................................................................................67
3.5 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu thầu các gói thầu
tư vấn thiết kế cơng trình đê điều tại Chi cục đê điều và phịng chống lụt bão tỉnh
Ninh Bình......................................................................................................................68
3.5.1 Giải pháp về cơ cấu, tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực của cán bộ quản lý 68
3.5.2 Thuê tổ chuyên gia xét thầu chuyên nghiệp hoặc thêm chuyên gia tham gia cùng
Tổ chuyên gia xét thầu của các ban QLDA ...................................................................72
3.5.3 Lựa chọn hình thức đấu thầu ...............................................................................73
3.5.4. Thực hiện tốt trách nhiệm của bên mời thầu với nhà thầu ..................................75
3.5.5 Nâng cao trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện gói thầu .....................76
3.5.6 Xây dựng quy trình cụ thể cho cơng tác đấu thầu gói thầu tư vấn ......................76
3.5.7 Hồn thiện một số nội dung trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu .............79
3.5.8 Quản lý hợp đồng sau đấu thầu ...........................................................................82
Kết luận chương 3........................................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................84
1. Kết luận......................................................................................................................84
2. Kiến nghị ...................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................87

v



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Cống Càn Cụt huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình .......................................... 30
Hình 2.2: Đê biển Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định .......................................................... 30
Hình 2.3: Đê sơng Đáy - tỉnh Ninh Bình....................................................................... 31

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê các gói thầu theo mục đích sử dụng vốn ......................................20
Bảng 1.2: Thống kê các gói thầu theo hình thức lựa chọn nhà thầu .............................21
Bảng 3.1 Thống kê các gói thầu TVTK của các dự án từ năm 2013 đến nay tại Chi cục
ĐĐ & PCLB Ninh Bình ................................................................................................49
Bảng 3.2 Bảng tóm tắt quá trình đấu thầu TVTK dự án cầu Yên – cống Ninh Phong .53
Bảng 3.3 Đánh giá tính hợp lệ của HSDT gói thầu TVTK dự án .................................54
kè cầu Yên – cống Ninh Phong .....................................................................................54
Bảng 3.4 Bảng đánh giá kỹ thuật với gói thầu TVTK...................................................77

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP

Chính Phủ

TTg


Thủ tướng

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

Bộ KH-ĐT

Bộ Kế hoạch-Đầu tư

EPC

Gói thầu Thiết kế, Mua sắm và xây dựng



Quyết định

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

TT-BKH

Thơng tư-Bộ Kế hoạch

TT-BXD

Thơng tư-Bộ Xây dựng


TTLT

Thông tư liên tịch

UBND

Ủy ban Nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSYC

Hồ sơ yêu cầu

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSĐX

Hồ sơ đề xuất

TVTK


Tư vấn thiết kế

ĐĐ&PCLB

Đê điều và phòng chống lụt bão

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

TS

Tiến sỹ

GS.TS

Giáo sư, Tiến sỹ

QH11

Quốc hội khóa 11

QH13

Quốc hội khóa 13

QLDA

Quản lý dự án


USD

Đô la Mỹ

VAT

Thuế Giá trị gia tăng

VNĐ

Việt Nam đồng

NSNN

Ngân sách nhà nước

TVXD

Tư vấn xây dựng

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí là điểm mút
của cạnh đáy tam giác châu thổ sơng Hồng. Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng
cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu
kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng
đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của tỉnh Ninh

Bình là các ngành cơng nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch. Trong giai đoạn phát triển
kinh tế xã hội, Ninh Bình xác định phát triển du lịch là động lực phát triển kinh tế chủ
đạo của tỉnh, với đặc thù du lịch gắn liền với sông nước, khai thác cảnh quan tự nhiên.
Với đặc thù vị trí địa lý nằm ở hạ lưu các dịng sơng và có địa hình phức tạp, do Ninh
Bình thường xuyên bị đe dọa và chịu ảnh hưởng của lũ trên các sơng Hồng Long,
sơng Đáy, lũ sơng Hồng phân sang sông Đáy qua sông Đào Nam Định, ngồi ra cịn bị
ảnh hưởng lũ do mưa nội đồng và bão biển. Trong giai đoạn hiện nay, khí hậu có
nhiều sự thay đổi bất thường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng cường ảnh hưởng của lũ tác
động xấu đến đời sống dân sinh, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình. Do đó,
cơng tác Đê điều và phòng chống lụt bão cần phải được chú trọng quan tâm hơn nữa,
từ công tác quy hoạch, dự báo tác động đến đầu tư xây dựng các cơng trình đê điều,
khai thác quản lý sử dụng cơng trình.
Trong cơng tác Đê điều và phịng chống lụt bão, Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn có vai trị tham mưu chính cho UBND tỉnh Ninh Bình. Chi cục Đê điều và Phịng
chống lụt bão là đơn vị trực thuộc Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Ninh Bình
có vai trị trực tiếp trong cơng tác quản lý nhà nước tồn bộ hệ thống đê điều, lập các
dự án tu bổ, nâng cấp bảo vệ đê điều, phòng chống lụt bão. Với nhiệm vụ được giao,
Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão đã được các cấp quan tâm, tạo điều kiện để
Chi cục hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Do đặc thù đó, Chị cục đại diện chủ đầu tư
trực tiếp thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơng trình đê điều. Cơng tác quản lý dự
án ln được đề cao, đảm bảo các trình tự, thủ tục tuân theo quy định pháp luật hiện

1


hành, nhưng đồng thời đạt hiệu quả công việc cao nhất. Các dự án đầu tư xây dựng
cơng trình đê điều trên địa bàn tỉnh đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật cao, phức tạp do thực
hiện những chức năng rất cấp thiết như hệ thống đê biển Bình Minh, các dự án phân
lũ, chậm lũ vùng huyện Nho Quan, Gia Viễn, đê kết hợp đường du lịch Bái Đính –
Kim Sơn,… Để đảm các cơng trình đê điều đạt hiệu quả chất lượng tối ưu, thì cơng tác

lựa chọn các nhà thầu tư vấn thiết kế có vai trị quan trọng. Trong những giai đoạn
vừa qua, công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế cũng đã đảm bảo những
quy định pháp luật. Tuy nhiên, khi vai trò của hệ thống đê điều ngày càng quan trọng
hơn, trước những biến đổi khí hậu gây thời tiết nguy hiểm thì u cầu cơng tác đấu
thầu lựa chọn nhà thầu đảm bảo năng lực thiết kế các công trình đê điều cần phải được
nâng cao, đạt hiệu quả tốt nhất về tiến độ, chất lượng đấu thầu, lựa chọn được những
đơn vị tư vấn có chất lượng tốt nhất. Hiện tại, hệ thống văn bản quản lý nhà nước về
cơng tác đấu thầu đã có nhiều sự thay đổi tại Luật Đấu thầu 2013, Luật Xây dựng
2014, Luật Đầu tư công,.... tác động không nhỏ tới công tác đấu thầu tại Chi cục Đê
điều và Phòng chống lụt bão Ninh Bình.
Đề áp dụng kiến thức đào tạo vào thực tiễn, nâng cao năng lực của học viên trong cơng
tác chun mơn tại Chi cục Đê điều và Phịng chống lụt bão Ninh Bình, học viên chọn
đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu tư vấn thiết kế các cơng
trình đê điều tại Ninh Bình”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu các gói thầu tư vấn thiết kế cơng trình
đê điều tại Chi cục Đê điều và Phịng chống lụt bão Ninh Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý đấu thầu các gói thầu tư vấn thiết kế cơng
trình đê điều tại Chi cục Đê điều và Phịng chống lụt bão Ninh Bình.
b. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tồn bộ q trình đấu thầu, từ các bước
đề nghị phê duyệt đấu thầu đến khi phê duyệt nhà thầu trúng thầu, thương thảo và ký
kết hợp đồng các gói thầu tư vấn thiết kế cơng trình đê điều tại Chi cục Đê điều và
Phịng chống lụt bão Ninh Bình.

2


4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở lý
luận về khoa học quản lý xây dựng và những quy định hiện hành của hệ thống văn bản
pháp luật trong lĩnh vực này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung
nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam, đó là: Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế;
Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích kế thừa nghiên cứu đã có; và một số phương
pháp kết hợp khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về công tác đấu thầu lựa chọn
nhà thầu tư vấn thiết kế các dự án đầu tư xây dựng cơng trình đê điều; đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế tuân thủ
theo các quy định pháp luật hiện hành và yêu cầu thực tiễn.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các giải pháp đề xuất, đóng góp thiết thực
nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác đấu thầu các gói thầu tư vấn thiết kế cơng trình đê
điều tại Chi cục Đê điều và Phịng chống lụt bão Ninh Bình.
6. Dự kiến kết quả đạt được
- Phân tích thực trạng cơng tác đấu thầu đối với các gói thầu tư vấn thiết kê cơng trình
đê điều, qua đó phân tích, đánh giá, đưa ra mặt cịn tồn tại và hạn chế của cơng tác đấu
thầu.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi và phù hợp
với điều kiện thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu các gói thầu tư vấn thiết
kế cơng trình đê điều tại Chi cục Đê điều và Phịng chống lụt bão Ninh Bình.

3


7. Nội dung của luận văn:

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và kiến nghị. Nội dung luận văn dự kiến gồm 3 chương nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan về cơng tác đấu thầu các gói thầu tư vấn thiết kế cơng trình đê
điều
Chương 2: Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý trong công tác quản lý đấu thầu các gói
thầu tư vấn thiết kế cơng trình đê điều
Chương 3: Đề xuất một giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác đấu thầu các gói thầu
tư vấn thiết kế cơng trình đê điều tại Chi cục Đê điều và Phịng chống lụt bão Ninh
Bình

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CÁC GĨI THẦU
TƯ VẤN THIẾT KẾ CƠNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU
1.1 Cơng tác Đê điều trong phát triển kinh tế, xã hội [1]
Việt Nam là nước có nền kinh tế nơng nghiệp, độc canh lúa nước. Vì thế nền kinh tế
nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thời tiết khí hậu ơn hịa thì đó là
mơi trường thuận lợi để nông nghiệp phát triển nhưng khi gặp những thời kỳ thiên tai
khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống
của nhân dân, đặc biệt đối với sự phát triển của cây lúa, bởi vì lúa là một trong những
mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Vì vậy mà hệ thống thuỷ lợi có vai trị tác động rất lớn
đối với nền kinh tế của đất nước như:
- Tăng diện tích canh tác cũng như mở ra khả năng tăng vụ nhờ chủ động về nước, góp
phần tích cực cho cơng tác cải tạo đất;
- Nhờ có hệ thống thuỷ lợi mà có thể cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế về
nước tưới tiêu cho nông nghiệp, đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa
kéo dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến. Mặt
khác nhờ có hệ thống thuỷ lợi cung cấp đủ nước cho đồng ruộng từ đó tạo ra khả năng
tăng vụ, vì hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 lên đến 2-2,2 lần đặc biệt có nơi
tăng lên đến 2,4-2,7 lần. Nhờ có nước tưới chủ động nhiều vùng đã sản xuất được 4

vụ. Trước đây do hệ thống thuỷ lợi ở nước ta chưa phát triển thì lúa chỉ có hai vụ trong
một năm. Do hệ thống thuỷ lợi phát triển hơn trước nên thu hoạch trên 1 ha đã đạt tới
60-80 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa 2 vụ chỉ đạt trên dưới 10 triệu đồng. Hiện
nay do có sự quan tâm đầu tư một cách thích đáng của Đảng và Nhà nước nên đã tạo
cho ngành thuỷ lợi có sự phát triển đáng kể và góp phần vào vấn đề xố đói giảm
nghèo, đồng thời cũng tạo ra một lượng lúa xuất khẩu lớn và hiện giờ nước ta đang
đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo…Ngồi ra, nhờ có hệ thống thuỷ lợi
cũng góp phần vào việc chống hiện tượng sa mạc hố;
- Tăng năng suất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nơng nghiệp, giống lồi cây
trồng, vật ni, làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu vực;

5


- Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là những vùng
khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành
khác như công nghiệp, thuỷ sản, du lịch,...;
- Tạo cơng ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết nhiều
vấn đề xã hội, khu vực do thiếu việc làm, do thu nhập thấp. Từ đó góp phần nâng cao
đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh tế và chính trị trong cả
nước;
- Trong cơng tác thủy lợi thì cơng tác xây dựng, nâng cấp, tu bổ hệ thống đê điều đặc
biệt được chú trọng vì vai trị to lớn của nó với sự phát triển nơng nghiệp, phòng chống
thiên tai cũng như quốc phòng an ninh của đất nước. Nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa và gần một trong năm trung tâm bão lớn nhất của thế giới, hàng năm Việt Nam
phải chịu hàng chục cơn bão lớn, thông thường bão đều kèm theo mưa lớn gây nên
những thiệt hại lớn về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp;
+ Ở miền Bắc và khu Bốn cũ để chống bão lụt, ngăn nước biển dâng từ xa xưa ông cha
ta đã đắp đê, làm kè nhưng mức đảm bảo không cao. Chỉ riêng năm 1945 hệ thống đê
sơng Hồng đã có 79 đoạn bị vỡ, đê khu 4 cũ cũng ln trong tình trạng khơng an tồn.

Từ năm 1956 đến nay, hệ thống đê sơng ln được củng cố. Cùng với các giải pháp
điều tiết hồ chứa khi có mùa lũ và chỉ đạo phịng chống lụt bão kịp thời, đã góp phần
bảo vệ dân cư, mùa màng, hạn chế được nhiều thiệt hại bởi thiên tai.
+ Hằng năm, đồng bằng sơng Cửu Long có khoảng 1,4 triệu ha bị ngập lụt vào năm lũ
nhỏ, gần 1,9 triệu ha vào năm lũ lớn và có đến 700 nghìn ha bị mặn xâm nhập. Từ sau
năm 1975 đã đắp hệ thống bờ bao ngăn lũ sớm, hạn chế xâm nhập mặn và nhiều cơng
trình thốt lũ, hệ thống đê biển cũng từng bước được xây dựng ở nhiều địa phương,
nhờ vậy đã bảo vệ được hầu hết diện tích gieo trồng lúa hè thu ở vùng lũ và lúa đông
xuân ở vùng trũng, không bị lũ sớm đe dọa và nước biển xâm nhập.
Vì vậy có thể nói thuỷ lợi có vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân dân,
nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị. Tuy nó khơng mang lại lợi nhuận
một cách trực tiếp nhưng nó đã mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển
ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho
6


nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
1.2 Công tác đấu thầu và quản lý đấu thầu trên thế giới [2]
Công tác quản lý đấu thầu trên thế giới được nghiên cứu ở một số quốc gia, tổ chức
quốc tế thông qua các tài liệu thu thập được về công tác quản lý đấu thầu đã triển khai
thực hiện tại một số quốc gia trên thế giới có điều kiện kinh tế xã hội, chính trị gần
giống với Việt Nam và tại một số tổ chức quốc tế.
1.2.1 Quản lý đấu thầu của Nga
Ở Nga, để quản lý hoạt động đấu thầu, Tổng thống Nga ban hành Nghị định kèm theo
quy chế đấu thầu về mua sắm hàng hố, xây lắp cơng trình, dịch vụ cho các nhu cầu
quốc gia. Một trong những kinh nghiệm tổng quan chi phí hoạt động đấu thầu của
nước Nga là sự phù hợp cao của quy chế đấu thầu quốc tế. Nó đảm bảo cho các hoạt
động đấu thầu quốc tế diễn ra ở nước Nga không phải tốn nhiều công sức vào việc
nghiên cứu tìm hiểu các quy định của các tổt chức quốc tế trước khi tiến hành chúng.

Do vậy, đây là một trong những căn cứ quan trọng góp phần thực hiện một trong
những yêu cầu của nâng cao chất lượng đấu thầu là tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng tốt
nhất các yêu cầu của chủ đầu tư và tạo sự dễ dàng cho quá trình thực hiện.
Cơ chế quản lý, giám sát, xử phạt nghiêm minh các hành vi tiêu cực trong các hoạt
động đấu thầu ở nước Nga đảm bảo chấm dứt tình trạng lạm dụng quyền lực của các
quan chức chính phủ trong việc đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp và dịch vụ cho
các nhu cầu quốc gia. Có thể nói, ở Nga, chính sách xử phạt thích đáng những cá nhân,
tổ chức vi phạm quy chế đấu thầu đã thúc đẩy việc thực hiện các u cầu cơng bằng,
bình đẳng trong đấu thầu; hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng thiếu minh bạch,
thiếu vô tư của những người làm công tác xét thầu. Đây là một kinh nghiệm quý báu
chúng ta có thể nghiên cứu học tập để nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng nói
chung và các cơng trình giao thơng nói riêng
1.2.2 Quản lý đấu thầu của Hàn Quốc
Theo quy định của Hàn Quốc, “Luật hợp đồng” mà trong đó Nhà nước là bên tham gia
là luật điều chỉnh các hoạt động đấu thầu. Luật này quy định những nguyên tắc cơ bản

7


và thủ tục mua sắm công. Trên cơ sở luật đó Tổng thống, Thủ tướng ban hành các
hướng dẫn để thực hiện. Bộ Kinh tế và Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn chi tiết việc
thực hiện.
Hệ thống mua sắm của Hàn Quốc là hệ thống tập trung thống nhất cao. Hàn Quốc có
một cơ quan tập trung có tên viết tắt là Sarok có một số lượng cán bộ chuyên gia lớn
lên tới hàng ngàn người có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đấu thầu tất cả các nhu cầu
mua sắm công lớn của đất nước. Tuy nhiên, những nhu cầu mua sắm có giá trị nhỏ
cũng được phân cấp. Có thể nói nhiều nhà thầu Việt Nam đang có kỳ vọng đề nghị
Chính phủ xem xét áp dụng kinh nghiệm này, vì việc tổ chức đấu thầu rất phân tán
hiện nay ở nước ta có thể đã đẩy hoạt động này đi theo chiều hướng tạo thuận lợi cho
các tệ nạn phát sinh như cục bộ, địa phương chủ nghĩa, áp dụng thiếu thống nhất, thiếu

nhất quán giữa các địa phương, các ngành.
1.2.3 Quản lý đấu thầu của Campuchia
Campuchia là một nước có diện tích nhỏ, ở cạnh nước ta đã có những bước phát triển
vượt bậc trong thời gian qua. Hơn nữa, Campuchia vừa mới gia nhập Tổ chức thương
mại Thế giới (WTO), do vậy nghiên cứu Quy chế đấu thầu của Campuchia cũng có ý
nghĩa đối với Việt Nam. Cũng dễ nhận thấy rằng, Quy chế quản lý đấu thầu Nhà nước
của Campuchia khá đơn giản, ngắn gọn. Nó chỉ bao gồm 9 điều với độ dài không quá
10 trang khổ giấy A4, quy chế này quy định một cách khái quát các hình thức đấu
thầu, quy trình đấu thầu tổng quát và quản lý, giám sát hoạt động đấu thầu. Việc tổ
chức đấu thầu ở Campuchia được tiến hành một cách tập trung thông qua một Hội
đồng. Có thể nói rằng, tính đơn giản, gọn nhẹ và tập trung là điểm nổi bật trong Quy
chế Đấu thầu xây dựng ở Campuchia. Điều này giải thích tại sao, các quy chế quản lý
của Campuchia mặc dù rất đơn giản nhưng hiệu lực rất cao.
1.2.4 Quản lý đấu thầu của Ngân hàng thế giới (WB)
Ngân hàng Thế giới là một tổ chức quốc tế quản lý các khoản cho vay với 185 nước
thành viên. Để quản lý các hoạt động mua sắm, Ngân hàng Thế giới ban hành hai văn
bản quy định riêng rẽ. Những quy định này được các nhà lập pháp Việt Nam tham
khảo nhiều trong quá trình xây dựng quy chế đấu thầu và điều hành hoạt động đấu

8


thầu ở Việt Nam từ những ngày đầu tiên cho đến bây giờ. Hai quy định riêng rẽ đó
gồm:
– Hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD (Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế
và tín dụng IDA (Hiệp hội Phát triển quốc tế) của Ngân hàng Thế giới đối với hàng
hoá và xây lắp;
– Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về tuyển dụng chuyên gia tư vấn.
Việc ban hành riêng rẽ hai loại hoạt động đấu thầu có nhiều điểm riêng biệt của Ngân
hàng Thế giới cũng là một trong những kinh nghiệm đầu tiên có thể xem xét trong điều

kiện của nước ta vì những quy định về đấu thầu của nước ta hiện nay quá dài, hơn nữa
các quy định đó lại thay đổi thường xuyên nên có thể gây nhiễu khi áp dụng.
Kinh nghiệm thứ hai có thể xem xét trong bối cảnh của nước ta là việc quy định rõ tính
hợp lệ của Nhà thầu. Một trong những nhân tố quan trọng để Nhà thầu được phép
tham dự thầu với tư cách một Nhà thầu độc lập là nó phải tự chủ về tài chính. Có như
vậy các Nhà thầu khi tham gia đấu thầu mới tránh được sự chỉ đạo, điều hành của các
cơ quan quản lý trực tiếp hoặc tránh bị lệ thuộc vào một cấp quản lý nhất định. Điều
này đặt ra câu hỏi lớn ở Việt Nam là các Công ty, doanh nghiệp trực thuộc ngành của
một Bộ chủ quản có được tham gia đấu thầu các gói thầu do các Bộ đó tổ chức, giám
sát, quản lý hay khơng? Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm u cầu vơ
tư, cơng bằng, bình đẳng giữa các Nhà thầu.
Ngân hàng Thế giới quy định rõ các hình thức đấu thầu gồm đấu thầu cạnh tranh Quốc
tế (ICB) và các cách mua sắm khác, như Đấu thầu Quốc tế hạn chế (LIB), Đấu thầu
cạnh tranh trong nước (NCB), Chào hàng cạnh tranh (Quốc tế và Trong nước); Hợp
đồng trực tiếp hoặc tự làm. Việc lựa chọn hình thức nào phải trên nguyên tắc đảm bảo
phát huy khả năng có cạnh tranh đủ rộng về giá, gồm các Nhà thầu có đủ khả năng kết
hợp, kinh tế và hiệu quả. Các hình thức đấu thầu được áp dụng cho từng gói thầu được
xác định theo thoả thuận giữa ngân hàng và bên vay.
Kinh nghiệm thứ ba có thể học tập từ quy định cũng như thực hành đấu thầu của Ngân
hàng Thế giới yêu cầu việc đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) phải thông báo mời thầu

9


công khai trên tờ báo “Kinh doanh phát triển” của Liên Hợp Quốc (Development
Business). Ngân hàng Thế giới quy định: việc thông báo đúng lúc về các cơ hội đấu
thầu cực kỳ quan trọng trong đấu thầu cạnh tranh. Đối với các dự án mua sắm theo thể
thức ICB, bên vay phải chuẩn bị và nộp cho Ngân hàng một dự thảo Thông báo chung
về mua sắm (General Procurement Notice). Ngân hàng sẽ thu xếp việc đăng thơng báo
đó trên báo Kinh doanh Phát triển của Liên hợp quốc.

Hướng dẫn này còn quy định rõ: “Mọi người dự thầu đều phải được cung cấp những
thông tin như nhau và phải cùng được bảo đảm cơ hội bình đẳng trong việc nhận thông
tin bổ sung kịp thời. Bên vay phải tạo điều kiện thuận lợi cho những người có thể dự
thầu đến thăm địa điểm dự án”.
Ngân hàng Thế giới cũng yêu cầu tránh nói đến tên nhãn hiệu trong hồ sơ mời thầu để
tăng cường tính cạnh tranh trong đấu thầu:” Yêu cầu kỹ thuật phải dựa trên cơ sở các
đặc tính kỹ thuật và hoặc yêu cầu về tính năng sử dụng. Cần tránh nói đến các tên nhãn
hiệu, số catalo hoặc các cách phân loại tương tự. Nếu cần phải trích dẫn tên nhãn hiệu
hoặc số catalo của một nhà sản xuất nào đó thì mới nêu rõ và đầy đủ u cầu kỹ thuật
được thì phải, nói thêm “hoặc tương đương sau đó”.
Những quy định rõ ràng về ngôn ngữ sử dụng, đồng tiền sử dụng và cách quy đổi từ
các loại đồng tiền khác nhau về một đồng tiền chung theo tỷ giá hối đoái do cơ quan
nào phát hành và thời điểm xác định tỷ giá chung là cơ sở thống nhất cho việc đánh giá
các hồ sơ dự thầu. Đây được xem là nhân tố quan trọng trong việc bảo đảm tính cơng
bằng, minh bạch và hiệu quả.
Tiêu chuẩn lựa chọn Nhà thầu trúng thầu để trao hợp đồng dựa trên tiêu chuẩn năng
lực và có đơn dự thầu được xác định là: về cơ bản đáp ứng hồ sơ mời thầu và có giá
chào thầu được đánh giá là có chi phí thấp nhất”. Người dự thầu sẽ khơng bị địi hỏi
phải chịu trách nhiệm về các công việc không mâu thuẫn nêu trong hồ sơ mời thầu hay
buộc phải sửa đổi đơn dự thầu khác đi so với khi nộp lúc đấu thầu như là một điều
kiện để được trúng thầu.
Trong quy định của mình, Ngân hàng Thế giới cũng dành một chương mục cho việc
quy định ưu đãi đối với Nhà thầu trong nước và hàng hoá sản xuất trong nước. Theo
10


Ngân hàng Thế giới, Đối với hợp đồng xây dựng được trao trên cơ sở ICB, khi được
Ngân hàng đồng ý, các bên vay trong điều kiện đủ tiêu chuẩn hợp lệ có thể dành một
mức ưu đãi 7,5% cho các Nhà thầu trong nướ. Điều đó có nghĩa là cộng thêm 7,5%
vào giá dự thầu của Nhà thầu nước ngồi, với điều kiện các Nhà thầu trong nước có sở

hữu trong nước chiếm đa số.
Ngân hàng Thế giới quy định rõ chính sách của Ngân hàng đối với những mua sắm sai
quy định và gian lận tham nhũng trong đấu thầu. “Chính sách của Ngân hàng là huỷ bỏ
phần vốn vay phân bổ cho những hàng hố và cơng trình xây lắp đã mua sắm sai quy
định”.
Chính sách của Ngân hàng Thế giới là rất rõ ràng đối với hành động gian lận và tham
nhũng, ví dụ:
a. Ngân hàng sẽ bác bỏ đề nghị trao hợp đồng nếu Ngân hàng xác định được rằng
người dự thầu được kiến nghị để trao hợp đồng có hành vi tham nhũng hoặc gian lận
trong khi cạnh tranh giành hợp đồng đó;
b. Ngân hàng sẽ huỷ bỏ phần vốn vay đã phân cho hợp đồng hàng hố hoặc cơng trình
nếu bất kỳ khi nào xác định được rằng đại diện của Bên vay hoặc người hưởng lợi từ
vốn vay có hành động tham nhũng hoặc gian lận trong quá trình mua sắm hoặc thực
hiện hợp đồng mà Bên vay khơng có hành động kịp thời và phù hợp để chấn chỉnh tình
hình thoả mãn được yêu cầu của Ngân hàng.
1.2.5 Quản lý đấu thầu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Cũng giống như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng có hai
quy định riêng rẽ cho hai lĩnh vực mua sắm là tuyển dụng tư vấn và mua sắm (hàng
hố và cơng trình xây lắp).
Ngân hàng Phát triển châu Á cũng quy định các hình thức mua sắm gồm: Đấu thầu
cạnh tranh Quốc tế rộng rãi (ICB) và các hình thức mua sắm khác như Chào hàng cạnh
tranh Quốc tế (International Shopping), Đấu thầu cạnh tranh trong nước (LCB), Đấu
thầu hạn chế (Limited Tendenring or Repeat Order), mua sắm trực tiếp. Theo quy định
của Ngân hàng Phát triển châu Á việc áp dụng hình thức mua sắm nào đó đều phải

11


được sự chấp thuận của Ngân hàng. Đây là một trong những ràng buộc đảm bảo cho
việc sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á được xem là cách kỹ lưỡng

trước khi công khai.
Cũng giống như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á cũng quy định rõ
việc chống tham nhũng và gian lận trong đấu thầu. Ngân hàng Phát triển châu Á cũng
sẽ từ chối trao hợp đồng nếu bị phát hiện có hành động tham nhũng và gian lận trong
quá trình cạnh tranh giành hợp đồng. Ngân hàng Phát triển châu Á cũng đình chỉ cấp
vốn đối với phần vốn vay đã phân bổ cho hợp đồng ở bất kỳ thời gian nào phát hiện ra
có tham nhũng và gian lận trong suốt quá trình mua sắm và thực hiện hợp đồng xây
dựng cơng trình sau khi đã nhận được ý kiến góp ý của Ngân hàng nhưng vẫn khơng
có gì thay đổi nhằm đáp ứng những đòi hỏi của Ngân hàng. Ngân hàng cũng sẽ thực
hiện việc tuyên bố công khai danh tính của các cơng ty khơng đủ tư cách hợp lệ vĩnh
viễn hoặc trong một thời hạn về thời gian nhất định.
Khác với Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á khơng có chương trình
mục riêng cho việc thực hiện ưu đãi đối với Nhà thầu trong nước khi tham gia đấu
thầu, nhưng việc ưu đãi các Nhà thầu vẫn được áp dụng cho từng trường hợp và được
quy định rõ trong Hồ sơ mời thầu của các trường hợp đó.
Về quảng cáo và thơng báo mới thầu phải đảm bảo cơ hội cạnh tranh cho các Nhà thầu
thuộc tất cả các nước thành viên của ADB và do đó phải được thu xếp để đăng tải cơng
khai trên tạp chí “Cơ hội kinh doanh ADB” của Ngân hàng (ADB business
Opportunties) cũng giống như một tờ báo lưu hành rộng rãi trong nước của Bên vay (ít
nhất trên một tờ báo tiếng Anh, nếu có).
1.3 Cơng tác đấu thầu và quản lý đấu thầu tại Việt Nam
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển cơng tác đấu thầu [3]
Quá trình hình thành và phát triển đấu thầu ở nước ta gắn liền với quá trình phát triển
của nền kinh tế. Trước năm 1945, Việt Nam còn là nước thuộc địa, nền kinh tế và các
chính sách do chính phủ Pháp quản lý và chi phối. Từ năm 1945 sau khi giành được
độc lập và thành lập nước, nền kinh tế của Việt Nam đã hình thành và bước đầu phát
triển, tuy nhiên từ năm 1946 đến năm 1954 đất nước trong giai đoạn kháng chiến

12



chống Pháp, thời kỳ này nền kinh tế còn ở trong giai đoạn sơ khai, chưa có cơ sở hạ
tầng cho nền kinh tế và chưa có hoạt động đấu thầu.
Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975: Trong giai đoạn này, kinh tế miền Bắc phát
triển bình quân năm là 6% (GDP đầu người bình quân năm tăng khoảng 3%). Do chiến
tranh lan rộng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Kinh tế trong thời gian này tập trung
phục vụ cho chiến trường với nhiệm vụ giải phóng đất nước. Trong cơ chế kế hoạch
hóa tập trung của nhà nước theo các kế hoạch kinh tế 5 năm, Nhà nước chỉ định cho
các đơn vị thực hiện xây lắp tuỳ theo kế hoạch mà Nhà nước đề ra hoặc căn cứ vào
mối quan hệ giữa các đơn vị đó với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không qua
đấu thầu. Với cơ chế này, không tồn tại khái niệm cạnh tranh trong tất cả các ngành,
lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và trong hoạt động đầu tư xây dựng nói riêng, từ đó
tạo ra nhiều tiêu cực, sai lầm gây thất thoát lớn cho xã hội.
Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1986: Đường lối kinh tế chủ đạo của thời kỳ này là
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa
của nhân dân lao động. Thời kỳ này được nhắc đến với danh từ "bao cấp". Nền kinh tế
hoạt động theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa. Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt
động kinh tế, các xí nghiệp nhà máy cứ theo kế hoạch nhà nước mà làm. Thành phần
kinh tế tư nhân bị cấm. Nông dân làm việc trong các hợp tác xã. Kinh tế giai đoạn này
rất khó khăn, trì trệ và rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Trong thời gian này khơng có
các hoạt động đấu thầu trong nền kinh tế.
Từ năm 1986 đến nay: Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ
chế thị trường, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bắt đầu được tạo điều kiện
phát triển. Khái niệm cạnh tranh trở nên thông dụng, trong hoạt động đầu tư xây dựng,
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trước pháp
luật, đều có cơ hội tham gia xây dựng các cơng trình ngang nhau nên giữa các doanh
nghiệp luôn tồn tại sự cạnh tranh. Nền kinh tế càng phát triển thì mức độ cạnh tranh
càng gay gắt. Đứng trước thực tế đó, hoạt động đấu thầu đã xuất hiện và tạo ra môi
trường cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp xây dựng có cơ hội được thể hiện
mình một cách tốt nhất. Ở các nước phát triển, đấu thầu đã được áp dụng từ lâu và

mang lại hiệu quả to lớn, còn ở Việt Nam hình thức này cịn rất mới. Để tạo ra môi
13


trường pháp lý nhằm tăng cường hiệu quả của hình thức đấu thầu, cùng với việc tổ
chức thực hiện, các văn bản có tính quy chế được xây dựng, bổ sung và sửa đổi ngày
càng hoàn thiện.
- Hệ thống các văn bản của nhà nước liên quan đến đấu thầu:
+ Trước những năm 1990, trong các văn bản quản lý đầu tư xây dựng đã xuất hiện “
Quy chế đấu thầu trong xây dựng” nhưng chưa rõ ràng;
+ Năm 1990, Bộ xây dựng ban hành Quy chế đấu thầu trong xây dựng tại Quyết định
số 24/BXD-VKT ngày 12/ 2/1990. Văn bản này được coi là Quy chế đấu thầu đầu
tiên, trong đó quy định tất cả cơng trình xây dựng nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân
sách và hợp tác xã đều phải thực hiện đấu thầu;
+ Tháng 3/1994- Bộ Xây dựng ban hành “ Quy chế đấu thầu xây lắp” tại Quyết định
số 06/BXD-VKT thay cho Quyết định số 24/BXD-VKT. Theo đó quy định tất cả cơng
trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước đều phải thực hiện đấu thầu;
+ Ngày 16/4/1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 183/TTg về Thành lập Hội
đồng quốc gia xét chọn đơn vị trúng thầu các dự án đầu tư lớn. Theo quyết định này,
các dự án dùng vốn Nhà nước (bao gồm Ngân sách cấp, vốn vay, vốn viện trợ, vốn
Nhà nước ở các doanh nghiệp) đều phải qua đấu thầu, kết quả đấu thầu có vốn đầu tư
trên 10 triệu USD phải thông qua Hội đồng xét thầu quốc gia thẩm định để trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt;
+ Năm 1996, Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định số 43/NĐ-CP
ngày 16/7/1996. Văn bản này mang tính pháp lý cao hơn và phạm vi điều chỉnh rộng
hơn, theo đó, “gói thầu” lần đầu tiên đã trở thành đối tượng quản lý của cơng tác đấu
thầu. Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ đã được thay thế bằng Nghị định số 88/NĐCP ngày 1/9/1999 và Nghị định này đã được bổ sung, sửa đổi bởi Nghị định số
14/NĐ-CP ngày 5/5/2000. Từ năm 1999 đến năm 2003, công tác đấu thầu được điều
chỉnh chủ yếu bằng Nghị định số 88/NĐ-CP và Nghị định số 14/NĐ- CP, so với cơ
chế cũ thì nhiều vấn đề đã sáng tỏ hơn, phương pháp đánh giá để đấu thầu đã khoa học

hơn, chuẩn mực hơn;

14


+ Năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 12/6/2003 sửa đổi bổ
sung Nghị định số 88/NĐ-CP và Nghị định số 14/NĐ-CP. Với 45% số điều bổ sung
Nghị định 88/CP và 13% số điều sửa đổi bổ sung, Nghị định 14/NĐ-CP đã tăng cường
tính cạnh tranh, cơng bằng, minh bạch trong đấu thầu, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự
án, tăng cường một bước công tác thanh tra quản lý hoạt động đấu thầu và thực hiện
hợp đồng, nâng cao công tác quản lý thông tin về đấu thầu và Nhà thầu;
+ Với những quy chế, quy định về Đấu thầu trong xây dựng được nói ở trên, vẫn chưa
bao quát được hết được khối lượng cơng việc, tình huống xảy ra trong hoạt động đấu
thầu và trách nhiệm, biện pháp xử lý các tình huống xảy ra trong đấu thầu. Ngày 29
tháng 11 năm 2005 tại kỳ họp Quốc hội khóa XI năm 2005 đã thống nhất ban hành
Luật đấu thầu là bước tiến quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đấu thầu, tạo
tiền đề cho hoạt động đấu thầu ngày càng phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu. Cùng
với việc ban hành Luật đấu thầu, nhà nước cũng đã ban hành Nghị định 111/2006/NĐCP ngày 29/9/2006, Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008, Nghị định
85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về việc Hướng dẫn thi hành Luật đấu
thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
+ Để phù hợp tình hình thực tế ngày 19 tháng 6 năm 2009 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội
khóa XII đã thông qua sửa đổi bổ sung Luật đấu thầu năm 2005;
+ Tại kỳ họp thứ 6 ngày 26/11/2013 Quốc hội khóa XIII đã thống nhất ban hành Luật
đấu thầu số 43/2013/QH13. Theo đó, Luật đấu thầu năm 2013 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/7/2014. Luật này gồm 13 chương với 96 điều được xây dựng trên cơ sở sửa
đổi toàn diện Luật đấu thầu năm 2005, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật
liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009. Luật đấu thầu năm 2013 có 10 điểm
mới căn bản là: Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đấu thầu; Quy định phương
pháp đánh giá hồ sơ dự thầu; Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong nước; Mua sắm
tập trung; Mua thuốc, vật tư y tế; Lựa chọn nhà đầu tư; Hợp đồng trong đấu thầu; Phân

cấp trong đấu thầu; Giám sát về đấu thầu; Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.

15


1.3.2 Những thay đổi trong Luật Đấu thầu năm 2013 [4]
Công tác đấu thầu khi mới được triển khai trong thời gian kéo dài nhưng đã đạt được
những thành tựu đáng khích lệ đặc biệt là khi Luật đấu thầu 2013 ra đời cùng với Nghị
định 64 năm 2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số luật đấu thầu thì các hoạt
động đấu thầu trong nước đã tương đối có trật tự và hiệu quả đáng kể, cũng như cơ bản
tiệm cận với thông lệ quốc tế và phù hợp với tiến trình cải cách lĩnh vực mua sắm cơng
tại Việt Nam. Cụ thể:
Nâng cao tính minh bạch trong hoạt động đấu thầu. Luật Đấu thầu 2013 là một
trong các đạo luật có nhiều tiến bộ nhất tại Việt Nam hiện nay, khi lần đầu tiên các quy
định về đấu thầu ở nhiều lĩnh vực khác được quy về một mối thống nhất trong Luật
này. Quy trình tổ chức đấu thầu đã được “mẫu hóa”, được các nhà đầu tư và chuyên
gia tư vấn đánh giá rất cao, bởi vì, điều này sẽ khơng gây lúng túng cho các bên liên
quan khi tham gia đấu thầu, khách quan hơn trong quá trình triển khai thực hiện; nâng
cao được tính minh bạch trong cơng tác đấu thầu, tạo dựng niềm tin cho nhà thầu
ngoại khi đầu tư vào Việt Nam tăng.
Thực vậy, Luật Đấu thầu 2013 đã cơ bản giải quyết được những bất cập của hệ thống
pháp luật về đấu thầu trước đó, tiệm cận với những thơng lệ quốc tế, đưa công tác tổ
chức đấu thầu đạt hiệu quả cao, hạn chế những rủi ro có khả năng xảy ra trong các dự
án quy mô lớn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham
gia. Quan trọng hơn là trong quy trình lựa chọn nhà thầu, Luật Đấu thầu 2013 đã quy
định rất rõ về việc thương thảo hợp đồng, giúp cho bước thương thảo hợp đồng thực
sự có ý nghĩa. Cụ thể là quy định này được xem như là một bước quan trọng phải được
thực hiện trước khi trình, thẩm định, phê duyệt và cơng khai kết quả lựa chọn nhà thầu
và có tác dụng hồn tất q trình mời thầu, chào thầu vốn được coi là dự thảo hợp
đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu;

Khắc phục nhiều lỗ hổng trong hoạt động đấu thầu. Thực tế trước đây, Luật Đấu
thầu năm 2005 đã từng quy định, bước thương thảo, hoàn thiện hợp đồng sẽ được thực
hiện sau khi phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu. Trường hợp việc thương thảo,
hồn thiện hợp đồng khơng thành thì chủ đầu tư xem xét, lựa chọn nhà thầu xếp hạng

16


tiếp theo; trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng khơng đáp ứng u cầu thì
xem xét xử lý tình huống theo quy định. Tuy nhiên, khảo sát thực tiễn hoạt động đấu
thầu tại nhiều đơn vị thời gian qua đã cho thấy, do việc thương thảo, hoàn thiện hợp
đồng được thực hiện sau khi phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu nên trong nhiều
trường hợp, thủ tục này chỉ được tiến hành một cách hình thức để hoàn thiện thủ tục
trong đấu thầu. Nhiều chủ đầu tư không tổ chức nghiêm túc, đầy đủ quy trình việc
thương thảo, hồn thiện hợp đồng. Thậm chí, có những đơn vị không tiến hành thương
thảo, mà chỉ xin mẫu biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để điền cho đủ thủ
tục.
Về phía nhà thầu, nhiều trường hợp do có tâm lý “cầm chắc” đã trúng thầu rồi, nên
không coi trọng, không hợp tác khi thương thảo hợp đồng. Minh chứng là rất nhiều gói
thầu đã thực hiện trong các năm qua cho thấy, giá trúng thầu cũng là giá của hợp đồng
khi ký kết nên việc thương thảo hợp đồng gần như khơng có giá trị. Ngồi ra, việc
thương thảo hợp đồng không được tiến hành nghiêm túc cũng rất dễ gây ra tình trạng
những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, chưa thống nhất giữa hồ
sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu; giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu…
không được phát hiện, thương thảo, thống nhất trước khi ký kết hợp đồng, có thể dẫn
đến nảy sinh các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm, quyền lợi hợp
pháp của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng...
Trên cơ sở khảo sát thuận lợi và khó khăn của hoạt động đấu thầu thời gian qua, Luật
Đấu thầu năm 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã có những giải
pháp khắc phục tình trạng nêu trên, với tinh thần phải thương thảo hợp đồng xong dứt

điểm mới trình, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Cụ thể, tại Điều 38
Luật Đấu thầu 2013 quy định: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi,
đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa
chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định, phê
duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hồn thiện, ký kết hợp đồng. Với các
hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, việc thương thảo
hợp đồng cũng đều phải tiến hành trước khi trình, thẩm định, phê duyệt và cơng khai
kết quả lựa chọn nhà thầu.

17


×