Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Câu hỏi ôn tập vấn đáp luật đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.94 KB, 102 trang )

HỆ THỐNG CÂU HỎI VẤN ĐÁP
ÔN TẬP MÔN LUẬT ĐẤT ĐAI
1.

Ngành Luật Đất đai có những phương pháp điều chỉnh nào? Hãy chỉ rõ những đặc

điểm của mỗi phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Đất đai?.......................................9
2.

Phân tích các nguyên tắc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện

hành? Đánh giá việc thực thi của người sử dụng đất đối với các nguyên tắc đó trên thực
tế? 10
3.

Phân tích nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp? Bằng các quy định

của pháp luật đất đai hiện hành, hãy chứng minh rõ những biểu hiện cụ thể của nguyên
tắc này? Anh (Chị) có nhận định, đánh giá gì về việc thực hiện nguyên tắc này trong
thời gian qua?.........................................................................................................................12
4.

Phân tích nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao?

Bằng các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, hãy chứng minh rõ những biểu hiện
cụ thể của nguyên tắc này?....................................................................................................15
5.

Phân tích nguyên tắc sử dụng đất: “Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng

mục đích sử dụng đất” theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành?”.......................16


6.

Phân tích nguyên tắc sử dụng đất: “Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và

không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất” theo quy định của
pháp luật đất đai hiện hành?.................................................................................................17
7.

Phân tích nguyên tắc sử dụng đất: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền và

nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định
của pháp luật khác có liên quan”..........................................................................................17
8.

Phân tích Điều 4 Luật Đất đai 2013: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước

là đại diện chủ sở hữu"..........................................................................................................20
9.

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu tồn bộ đất đai, Nhà nước có quyền gì đối với

đất đai? Anh (Chị) có nhận định gì về thực tiễn thực thi các quyền của Nhà nước đối với
đất đai trong thời gian qua?..................................................................................................21
10.

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu tồn bộ đất đai, Nhà nước có trách nhiệm gì

đối với đất đai? Anh (Chị) có nhận định gì về thực tiễn thực thi các trách nhiệm của
Nhà nước đối với đất đai trong thời gian qua?....................................................................22


1


11.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

hiện nay, duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện
chủ sở hữu là cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên, pháp luật cần phải tiếp tục có những chế
định mới được ban hành nhằm nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế chế độ sở hữu
này trong thời gian tới. Bằng kiến thức đã học và tích luỹ, Anh (Chị) hãy làm sáng tỏ
nhận định nêu trên.................................................................................................................24
12.

Vì sao trong bối cảnh đại đa số các quốc gia trên thế giới tư nhân hóa đất đai mà

Việt Nam vẫn kiên định xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại
diện chủ sở hữu? Hãy cho biết cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chế độ sở hữu toàn
dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay?....................................................................................26
13.

Nhà nước thực hiện quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai thông qua hệ thống

các cơ quan nhà nước như thế nào? Quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở
hữu được thể hiện như thế nào theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành?...........28
14.

Anh/chị hãy chỉ rõ mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và cơng khai hóa quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất? Pháp luật đất đai hiện hành có nhiều quy định thể hiện

những yêu cầu cụ thể về công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
tuy nhiên trên thực tế thực hiện chưa nghiêm túc và chưa hiệu quả vấn đề này. Bằng
kiến thức đã học và quan sát thực tiễn, anh chị hãy làm sáng tỏ vấn đề này...................29
15.

Hãy chỉ rõ những quy định nào của Luật Đất đai 2013 nhằm đảm bảo tính khả

thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giải quyết tình trạng quy hoạch treo, dự án
treo hiện nay? Phân tích cụ thể các quy định đó?...............................................................31
16.

Tại sao Luật Đất đai 2013 lại quy định: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước

khi phê duyệt phải được đưa ra tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Phân tích ý
nghĩa của những quy định này. Hãy nêu ý kiến cá nhân về việc thực hiện quy định này
trên thực tế thời gian qua?....................................................................................................33
17.

Bằng kiến thức đã học và tích lũy, Anh (Chị) hãy chỉ rõ vai trò của quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất đối với hoạt động quản lý nhà nước về đất đai? Tại sao Luật Đất đai
2013 lại quy định căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi
đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải dựa trên cơ sở "Kế hoạch sử dụng đất
hàng năm của UBND cấp huyện đã được phê duyệt"? Chỉ rõ quy định như vậy giải
quyết được tồn tại, vướng mắc gì trong thực tiễn thời gian qua?.....................................35
18.

Phân tích các căn cứ để Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp

luật đất đai hiện hành?..........................................................................................................36

2


19.

Chỉ rõ sự khác biệt giữa hình thức giao đất có thu tiền với hình thức cho th đất

theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành?.................................................................37
20.

Tại sao khoản 2 Điều 56 Luật Đất đai 2013 lại quy định: Lực lượng vũ trang

nhân dân sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp
với nhiệm vụ quốc phịng, an ninh thì chỉ được th đất trả tiền hàng năm mà không
được thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê? Phân tích mục đích, ý nghĩa
của quy định này.....................................................................................................................38
21.

Hãy phân tích những lợi thế và những bất lợi đối với nhà đầu tư khi thuê đất trả

tiền hàng năm và thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê. Hãy đưa ra 02
(hai) ví dụ thực tế để chứng minh về sự lựa chọn hình thức thuê đất phù hợp nêu trên
trong hoạt động đầu tư?........................................................................................................39
22.

Hãy chỉ rõ các phương thức tiếp cận đất đai của các chủ thể đầu tư trong nước và

các chủ thể đầu tư nước ngoài khi sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư theo quy
định của pháp luật đất đai hiện hành? Hãy đánh giá các quy định này dưới khía cạnh
triển khai trên thực tế?..........................................................................................................40

23.

Hãy phân tích các phương thức trao quyền sử dụng đất của Nhà nước cho người

sử dụng theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành?..................................................42
24.

Với tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang diễn ra

nhanh chóng hiện nay thì tất yếu dẫn đến một diện tích lớn đất nơng nghiệp sẽ được
Nhà nước quy hoạch chuyển sang mục đích phi nơng nghiệp để phục vụ cho các mục
đích nêu trên. Tuy nhiên, để diện tích đất nơng nghiệp khơng bị giảm sút nghiêm trọng,
đảm bảo tư liệu sản xuất cho người nông dân, tạo nguồn sống, việc làm ở các vùng nông
thôn, pháp luật đất đai hiện hành quan tâm, chú trọng tới việc bảo vệ nghiêm ngặt quỹ
đất nông nghiệp. Bằng kiến thức đã học và quan sát thực tiễn, Anh (Chị) hãy bình luận
nhận định nêu và cho biết rõ quan điểm của mình?...........................................................46
25.

Hãy chỉ rõ việc Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất có vai trị gì đối với

cơng tác quản lý nhà nước về đất đai? Cho ví dụ cụ thể để chứng minh?........................48
26.

Hãy phân tích các căn cứ để Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai

của người sử dụng đất? Việc đề ra các căn cứ đó có ý nghĩa gì đối với công tác quản lý
nhà nước về đất đai?..............................................................................................................49
27.

Thế nào là đất sử dụng cho mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, cơng


cộng? Hãy chỉ rõ điều kiện tiên quyết nào để Nhà nước được quyền thu hồi đất của
3


người đang sử dụng đất để sử dụng cho mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia,
cơng cộng.................................................................................................................................50
28.

Hãy phân tích căn cứ để Nhà nước thu hồi đất sử dụng đất cho mục đích quốc

phịng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định tại
Điều 63 Luật Đất đai 2013? Giải thích rõ vì sao phải tn thủ căn cứ đó khi thu hồi đất?
51
29.

Tại sao phải minh bạch, cơng khai hóa trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái

đinh cư? Phân tích mục đích, ý nghĩa của quy định này....................................................52
30.

Hãy chỉ rõ mục đích và ý nghĩa của việc quy định: “Nhà nước quyết định thu hồi

đất, trưng dụng đất” theo quy định tại Điều 16 Luật Đất đai 2013?................................52
31.

Hãy phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về chính sách hỗ trợ khi

Nhà nước thu hồi đất để sử dụng cho mục đích quốc phịng an ninh? Anh (Chị) có nhận
xét, đánh giá gì về việc thực thi chính sách này trong thời gian qua?...............................53

32.

Thực trạng hiện nay người dân thường bất đồng và khiếu nại với các cơ quan

chức năng về tình trạng thu hồi đất còn nhiều khuất tất, ảnh hưởng tới đời sống của
người dân. Anh (Chị) hãy chỉ rõ những biểu hiện của những dạng sai phạm trong thu
hồi đất mà người dân khiếu nại và cho biết những nhận định, đánh giá của mình về vấn
đề đó?.......................................................................................................................................54
33.

Trường hợp nào Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất? Có trường

hợp nào khơng được bồi thường về đất nhưng được bồi thường về tài sản trên đất
không? Cho ví dụ cụ thể?......................................................................................................55
34.

Theo Luật đất đai 2013 thì những trường hợp nào Nhà nước thu hồi đất không được

bồi thường tài sản gắn liền với đất? Những trường hợp khơng được bồi thường về tài sản
có đương nhiên cũng không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi khơng? Vì sao?
57
35.

Anh (Chị) hãy chỉ rõ những tồn tại, bất cập và vướng mắc nổi cộm hiện nay trong

công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? Giải thích rõ nguyên
nhân của những tồn tại, bất cập, vướng mắc đó và cho một số đề xuất khắc phục?.......57
36.

Hãy phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về chính sách tái định cư khi


Nhà nước thu hồi đất ở. Anh (Chị) có nhận xét, đánh giá gì về việc thực thi chính sách
tái định cư trong thời gian qua và lý giải vì sao trong thời gian qua người có đất bị thu
hồi thường khiếu nại về vấn đề tái định cư?........................................................................59
4


37.

Hãy phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về chính sách bồi thường

khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp. Anh (Chị) có nhận xét, đánh giá gì về việc thực
thi chính sách bồi thường về đất nơng nghiệp trong thời gian qua và lý giải vì sao trong
thời gian qua người có đất nơng nghiệp bị thu hồi thường khiếu nại về vấn đề bồi
thường?...................................................................................................................................61
38.

Hãy phân tích các điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành để

Nhà nước xét và công nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân?................62
39.

Hãy phân tích các nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở

hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện
hành 64
40.

Hãy phân tích trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin


đất đai? Hãy nêu quan điểm cá nhân về việc thực thi trách nhiệm đó của Nhà nước
trong thực tế thời gian qua?..................................................................................................65
41.

Hãy chỉ rõ những nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện khi

được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất? Cho biết những thất thoát về nguồn thu cho ngân sách nhà nước ở nghĩa
vụ tài chính này xảy ra trên thực tế thế nào? Cho ví dụ chứng minh...............................66
42.

Hãy chỉ rõ những nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện khi

được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất? Cho biết những thất thốt về
nguồn thu cho ngân sách nhà nước ở nghĩa vụ tài chính này xảy ra trên thực tế thế nào?
Cho ví dụ chứng minh............................................................................................................67
43.

Hãy chỉ rõ mục đích và ý nghĩa của việc Nhà nước quyết định giá đất trong quản

lý nhà nước về đất đai?..........................................................................................................68
44.

Có những loại giá đất nào theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành? Phân

biệt giữa Bảng giá đất và Giá đất cụ thể?............................................................................70
45.

Pháp luật hiện hành quy định mấy loại giá đất? Phân tích cơ chế áp dụng giá đất


trong các trường hợp cụ thể thế nào?..................................................................................72
46.

Anh hay chị nhận xét gì về giá đất do nhà nước quy định và giá đất thị trường

trong trường hợp thu các nghĩa vụ tài chính từ người sử dụng đất cho ngân sách nhà
nước và trong việc áp giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất?
Hãy nêu các ví dụ cụ thể........................................................................................................72
47.

Nhà nước có những khoản thu tài chính nào từ đất đai? Hãy chỉ rõ những thất

thu trên thực tế thời gian qua khi thực hiện nguồn thu này..............................................74
5


48.

Vai trị của yếu tố cơng khai, minh bạch trong hoạt động quản lí nhà nước về đất

đai? 76
49.

Hãy chỉ rõ những đảm bảo của Nhà nước đối với người sử dụng đất? Hãy chỉ rõ

những kết quả tích cực và những hạn chế về việc thực hiện sự bảo đảm này của Nhà
nước đối với người sử dụng đất trong thực tế thời gian qua?............................................77
50.

Hãy phân tích sự bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất dưới khía


cạnh: Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng
đất? 78
51.

Hãy phân tích sự bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất trực tiếp sản

xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối có đất để sản xuất?........79
52.

Hãy chứng minh rằng, pháp luật đất đai qua các giai đoạn phát triển khác nhau

có xu hướng ngày càng quan tâm, chú trọng tới việc mở rộng các quyền của người sử
dụng đất...................................................................................................................................80
53.

Bằng các quy định của pháp luật hiện hành, hãy chỉ rõ: Quyền sử dụng đất của

những người sử dụng đất vừa mang tính phụ thuộc vào quyền sở hữu đại diện của Nhà
nước đối với đất đai, vừa mang tính độc lập trong quá trình khai thác, sử dụng đất.....81
54.

Bằng kiến thức đã học, Anh (Chị) hãy làm sáng tỏ nhận định sau đây: "Pháp luật

đất đai hiện hành quan tâm, chú trọng tới việc mở rộng các quyền cho các nhà đầu tư
trong nước và nước ngồi trong q trình sử dụng đất trên cơ sở của sự bình đẳng. Tuy
nhiên, việc thực thi các quyền đó trên thực tế của người sử dụng đất còn gặp rất nhiều
rào cản, vướng mắc"..............................................................................................................83
55.


Bằng kiến thức đã học, Anh Chị hãy làm rõ nhận định sau đây: "Pháp luật đất

đai hiện hành thể hiện quan điểm bình đẳng về địa vị pháp lý của nhà đầu tư trong
nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc sử dụng đất tại Việt Nam để thực hiện các
hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, nhiều quy định vẫn cịn thể hiện sự bất bình đẳng, đang là
rào cản cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi sử dụng đất tại Việt Nam để
đầu tư"....................................................................................................................................84
56.

Phân tích các điều kiện cụ thể để các tổ chức trong nước được thực hiện các giao

dịch về quyền sử dụng đất?...................................................................................................86
57.

Phân tích các điều kiện cụ thể để hộ gia đình, cá nhân được thực hiện các giao

dịch về quyền sử dụng đất?...................................................................................................86

6


58.

Phân tích các điều kiện cụ thể để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và

người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng
đất? 87
59.

Hộ gia đình, cá nhân muốn sử dụng đất để xây dựng mơ hình kinh tế trang trại


có thể nhận quyền sử dụng đất dưới những hình thức nào?..............................................88
60.

Hãy chỉ ra sự khác nhau cơ bản về quyền của tổ chức trong nước được Nhà nước

cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê và quyền của tổ chức
trong nước được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm? Phân tích cơ sở
của việc xây dựng các quyền cụ thể cho các chủ thể sử dụng đất......................................88
61.

Việc quy định trong Luật Đất đai 2013 về quyền lựa chọn hình thức thuê đất trả

tiền hàng năm hoặc hình thức thuê đất trả tiền một lần cho toàn bộ quá trình thuê đất
của nhà đầu tư đối với Nhà nước khi thuê đất để thực hiện dự án đầu tư có ý nghĩa gì?
Cho ví dụ thực tế để chứng minh..........................................................................................89
62.

Hãy phân tích các căn cứ để xác định các loại đất? Bằng kiến thức đã tích lũy,

Anh (Chị) cho biết căn cứ nào là khó xác định nhất trên thực tế và giải thích vì sao?...90
63.

Hãy chỉ rõ mục đích và ý nghĩa của việc quy định thời hạn sử dụng đất dưới khía

cạnh quản lý nhà nước và dưới khía cạnh quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất?..91
64.

Hãy chỉ rõ mục đích và ý nghĩa của việc quy định hạn mức sử dụng đất dưới khía


cạnh quản lý nhà nước và dưới khía cạnh quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất?..92
65.

Hãy phân tích mục đích và ý nghĩa của việc quy định vấn đề hạn mức đất trong

nông nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành? Việc quy định như vậy có
là rào cản đối với người sử dụng đất trong việc tích tụ và tập trung đất nơng nghiệp để
phát triển mơ hình kinh tế trang trại hay khơng? Vì sao?.................................................93
66.

Có bao nhiêu loại hạn mức được áp dụng đối với đất nơng nghiệp? Phân tích mục

đích, ý nghĩa của quy định đối với từng loại hạn mức đất?...............................................94
67.

Đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích là gì? Ủy ban nhân dân cấp xã được

sử dụng đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích như thế nào?..................................96
68.

Đất chưa sử dụng gồm những loại đất gì? Cơ quan nhà nước nào có trách nhiệm quản

lý đối với đất chưa sử dụng?....................................................................................................97
69.

Phân tích quy định của pháp luật đất đai hiện hành về quản lý và sử dụng quỹ

đất dự phòng 5%?..................................................................................................................97

7



70.

Phân tích mục đích, ý nghĩa và các điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một

phần dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành?................................98
71.

Phân tích trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với

đồng bào dân tộc thiểu số? Hãy nêu quan điểm cá nhân về việc thực thi trách nhiệm đó
của Nhà nước trong thực tế thời gian qua?.........................................................................99
72.

Hãy chỉ ra những dạng tranh chấp đất đai điển hình xảy ra trên thực tế thời gian

qua và cho biết nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp đó?...............................................100
73.

Tại sao pháp luật đất đai hiện hành lại quy định cơ chế hòa giải tranh chấp đất

đai tại UBND xã, phường, thị trấn khi có tranh chấp đất đai xảy ra là yêu cầu bắt buộc
phải thực hiện?.....................................................................................................................102
74.

Hãy chỉ rõ các hành vi vi phạm hành chính của người sử dụng đất khi thực hiện

các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất? Cho ví dụ đối với từng hành vi vi phạm. Trên
thực tế cịn có hành vi vi phạm nào mà chưa được điều chỉnh trong pháp luật đất đai

hiện hành mà học viên biết?................................................................................................103
75.

Hãy chỉ rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình sử dụng đất đối với người

sử dụng đất? Hãy cho biết ý kiến của cá nhân về việc thực thi quy định này của người
sử dụng đất trong thực tế thời gian qua?...........................................................................104
76.

Vai trị hịa giải tranh chấp đất đai tại chính quyền xã, phường, thị trấn khi có

tranh chấp đất đai xảy ra? Anh Chị có nhận xét gì về hiệu quả của hịa giải tranh chấp
đất đai tại chính quyền xã, phường, thị trấn trong thời gian qua trên thực tế?............105
77.

Phân biệt giữa hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở với hòa giải tranh chấp đất đai

tại UBND xã, phường, thị trấn?..........................................................................................106
78.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được pháp luật quy định như thế nào? Phân

biệt hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn với hòa giải tiền tố tụng
đối với các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của hệ thống Tòa án nhân dân.. .107

1. Ngành Luật Đất đai có những phương pháp điều chỉnh nào? Hãy chỉ rõ
những đặc điểm của mỗi phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Đất
đai?
Có 2 phương pháp điều chỉnh ngành Luật đất đai, đó là:
8



-

Phương pháp hành chính – mệnh lệnh: đặc điểm là các chủ thể tham gia vào
QHPL này khơng có sự bình đẳng về địa vị pháp lý (đặc trưng ngành luật
hành chính). Cơ quan NN thay mặt NN thưc hiện quyền lực NN và các chủ
thể có quyền và nghĩa vụ thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh, khơng có quyền
thỏa thuận chỉ có thể thực hiện các phán quyết đơn phương từ NN. Tuy nhiên
vẫn có sự linh hoạt mềm dẻo. Ví dụ: khi giải quyết tranh chấp đất đai, chính
quyền địa phương vẫn tới tận nơi giáo dục, thuyết phục để tìm biện pháp hịa
giải, khi khơng thể hịa giải mới trực tiếp giải quyết và ban hành quyết định
hành chính. Các quyết định hành chính ban hành trong các trường hợp:
1. Quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất;
2. Quyết định hành chính về thu hồi đất;
3. Quyết định hành chính về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng loại
đất này sang loại đất khác;
4. Quyết định hành chính về việc cơng nhận quyền sử dụng đất;
5. Quyết định hành chính về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại quyết
định hành chính, hành vi hành chính về đất đai;
6. Quyết định xử lí vi phạm hành chính trong quản lí, sử dụng đất đai.
Các quyết định hành chính đều do các CQNN có thẩm quyền ban hành nhằm
xác lập, thay đổi hay chấm dứt một QHPL đất đai. Các chủ thể phải tuân thủ

-

nếu không sẽ bị coi là VPPL và bị cưỡng chế xử lí theo luật.
Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận: Phương pháp đặc trưng của ngành luật
dân sự, tuy nhiên trong ngành luật Đất đai người sử dụng không đồng thời là
chủ sở hữu nên các chủ thể có quyền thỏa thuận trên tinh thần hợp tác để thực

hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa
kế, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn liên doanh, trên cơ sở các quyền được NN
mở rộng và bảo hộ. Đặc điểm cơ bản là chủ thể có quyền tự do giao kết, thực

hiện các giao dịch dân sự về đất đai phù hợp với quy định PL.
2. Phân tích các nguyên tắc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai
hiện hành? Đánh giá việc thực thi của người sử dụng đất đối với các
nguyên tắc đó trên thực tế?
Có 5 nguyên tắc:
1. Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu
Trong thời kỳ trước năm 1959, có 2 hình thức sở hữu về đất đai: sở hữu nhà
nước và sở hữu tư nhân. Giai đoạn 1959 - 1980, tồn tại chủ yếu 3 hình thức sở
9


hữu về đất đai là Nhà nước, tập thể và tư nhân. Từ năm Hiến pháp 1980 đến
nay, quy định một hình thức sở hữu về đất đai là sở hữu toàn dân. Như vậy
Việt Nam tách bạch giữa hai khái niệm: chủ sở hữu và chủ sử dụng trong
quan hệ đất đai. Ở Việt Nam tuy đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà
nước là người đại diện chủ sở hữu, vì vậy nhà nước có quyền xác lập hình thức
pháp lí cụ thể đối với người sử dụng đất. Đất đai ở VN là tài nguyên quốc gia
nhưng NN cũng chủ trương xác định giá đất làm cơ sở cho việc lưu chuyển
quyền sử dụng đất trong đời sống xã hội. Đất đai hiện nay được quan niệm là
một hàng hóa đặc biệt, được lưu chuyển đặc biệt trong khuôn khổ quy định PL.
2. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và
pháp luật
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 54 Hiến pháp 2013 và Chương 2
Luật Đất đai 2013. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai, là người xây dựng
chiến lược phát triển, quy hoạch sử dụng đất và phê duyệt các chương trình

quốc gia về sử dụng khai thác các nguồn tài nguyên. Có thể thấy, nguồn tài
nguyên đất đai là hữu hạn mà nhu cầu xã hội ngày càng gia tăng, do đó Nhà
nước khơng thể để các nhu cầu phát triển một cách tự phát mà phải có kế hoạch
điều tiết nó để phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác quy
hoạch phải luôn đi trước làm tiền đề cho quá trình xây dựng chiến lược khai
thác, sử dụng đất đai. Điều này thể hiện qua Luật đất đai 2013 với 17 điều luật
cụ thể về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai.
3. Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp
Việt Nam là nước có bình qn đầu người về đất nơng nghiệp thuộc loại thấp
trên thế giới. Vì vậy để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vấn đề bảo vệ và
phát triển quỹ đất nơng nghiệp có vai trị vơ cùng quan trọng trong bảo vệ và
-

phát triển đất nước. Pháp luật đất đai thể hiện nguyên tắc này như sau:
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông, lâm nghiệp, nuôi

-

trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất.
Đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích nơng
nghiệp trong hạn mức sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu
sử dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả
tiền sử dụng đất.

10


-

Việc chuyển mục đích từ đất nơng nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác

hoặc từ loại đất khơng thu tiền sang có thu tiền phải đúng quy hoạch và kế
hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (LDD Điều 57).
Khi chuyển sang mục đích khác, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất

-

theo quy định chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
Nhà nước có quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúa nước và điều kiện
nhận chuyển nhượng đất trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển
mục đích từ loại đất này sang sd vào mục đích khác khi chưa có sự đồng ý của

-

cơ quan NN có thẩm quyền.
Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân khai hoang, phục hóa lấn

-

biển, phủ xanh đất trống, đồi trọc sử dụng vào mục đích nơng nghiệp.
Nghiêm cấm mở rộng một cách tùy tiện các khu dân cư từ đất nông nghiệp,
hạn chế việc lập vườn từ đất trồng lúa.
4. Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lí và tiết kiệm
Tuy quỹ đất của VN không lớn nhưng hiện nay cịn khoảng 30% diện tích đất
tự nhiên chưa được sử dụng thì chúng ta cịn đang lãng phí tài ngun đất đai.
Hiện nay, tại một số tỉnh phía Nam có diện tích đất trồng lúa nước khơng mang
lại hiểu quả trong khi đó nếu sử dụng để ni trồng thủy sản lại mang lại lợi
nhuận lớn cho người sản xuất nơng nghiệp Do đó việc chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật ni phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng là rất
quan trọng, cần sự can thiệp của chính quyền địa phương trong việc làm quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lí.

5. Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai
Đất đai có đời sống sinh học riêng của nó, con người nên biết tận dụng khai
thác nó với tư thế làm chủ, khơng chỉ khai thác mà cịn nên biết bồi bổ để sử

dụng lâu dài.
3. Phân tích nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp? Bằng các
quy định của pháp luật đất đai hiện hành, hãy chứng minh rõ những biểu
hiện cụ thể của nguyên tắc này? Anh (Chị) có nhận định, đánh giá gì về
việc thực hiện nguyên tắc này trong thời gian qua?
Việt Nam hiện nay có trên 70% người dân hoạt động liên quan đến nơng
nghiệp, nhưng tính bình qn đất nông nghiệp trên đầu người của Việt Nam lại
thuộc hàng thấp nhất của thế giới. Bên cạnh đó tốc độ đơ thị hóa và cắt đất cho
các khu cơng nghiệp, khu vui chơi, giải trí đã làm quỹ đất nơng nghiệp giảm
11


dần, nên việc đặt ra nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nơng nghiệp cũng chính
là bảo đảm cho sinh kế của hơn 90 triệu người dân. Chính vì vậy, Chính phủ đã
đặt ra mục tiêu đến năm 2030 phải giữ được tối thiểu 3,8 triệu ha trồng lúa để
bảo đảm an ninh lương thực cho quốc gia.
Về nội dung, tính ưu tiên khơng chỉ dừng ở bảo đảm số lượng diện tích đất
nơng nghiệp mà cịn ưu tiên nâng cao chất lượng đất để nâng dần hiệu quả sử
dụng đất;
Nguyên tắc này đã được Luật Đất đai 2013 thể chế hóa trong các nội dung như
sau:
Thứ nhất, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi đất nông nghiệp
sang sử dụng với mục đích khác. Cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước đã thúc đẩy người sử dụng đất chuyển đất nông nghệp sang các mục đích
sử dụng khác (Khoản 1 Điều 58 LĐĐ năm 2013). Đây là một trong những
nguyên nhân khiến cho quỹ đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại. Khi

chuyển đổi đất nơng nghiệp sang sử dụng với mục đích khác thì dẫn tới một
loạt các hệ quả như lao động nơng thơn mất việc, quyền và lợi ích chính đáng
của một bộ phận dân cư khơng được đảm bảo. Tình trạng tranh chấp đất đai,
khiếu nại tố cáo ở nhiều địa phương chưa được giải quyết thỏa đáng. Chính vì
lẽ đó luật đất đai khẳng định nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất
nông nghiệp, nhấn mạnh việc hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng
với mục đích khác. Đất nơng nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng không được
chuyển qua sử dụng với mục đích khác theo quy định tại điểm b khoản 3 điều
131 LĐĐ năm 2013. Đất trồng lúa theo quy định tại Khoản 3 điều 134 LĐĐ
năm 2013 hạn chế chuyển sang sử dụng với mục đích phi nơng nghiệp.
Thứ hai, đối với hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
được nhà nước giao đất nông nghiệp sử dụng trong hạn mức thì khơng
phải nộp tiền sử dụng đất quy định tại Điều 54 Luật Đất đai 2013 và Khoản
3 Điều 1 Nghị quyết 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn,
giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nội dung này thể hiện được sự quan tâm
của nhà nước trong việc khuyến khích người sử dụng đất sử dụng đất nông
nghiêp vào sản xuất. Ở nước ta đất nông nghiệp sử dụng với quy mô không
giống nhau ở từng địa phương, có thể tập trung hoặc manh mún. Do đó việc
12


quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp không phải nộp tiền sử dụng (Điều
129 Luật Đất đai năm 2013) có ý nghĩa rất cần thiết, tạo cho người sử dụng
đất tâm lý tốt, khuyến khích được việc tăng gia sản xuất. Đối với đất thu hồi vì
mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích cộng
đồng thì được bồi thường chi phí đầu tư (Điều 76, Điều 77 Luật Đất Đai năm
2013), chính sách hỗ trợ của nhà nước khi thu hồi đất (Điểm b Khoản 2 Điều
83 Luật Đất đai 2013).
Thứ ba, không được tùy tiện mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp,
hạn chế việc lập mới trên đất trồng lúa (Khoản 4 Điều 143 Luật Đất đai

2013). Chỗ ở cho người dân nông thôn cần phải tận dụng khu dân cư sẵn có,
hạn chế mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp. Thực tiễn cho thấy, nước ta
là một nước đang phát triển và đang trên đà cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa,
việc lấn chiếm đất sử dụng cho nông nghiệp để sử dụng cho mục đích xây dựng
các cơng trình đơ thị là khơng tránh khỏi.
Thứ tư, là Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích và tạo điêu kiện
cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức khai hoang, phục hóa, lấn biển,... để
mở rộng diện tích đất nơng nghiệp. Nội dung này được quy định tại Khoản 2
Điều 9 Luật Đất đai năm 2013 như sau:“Nhà nước có chính sách khuyến
khích người sử dụng đất đầu tư lao động ,vật tư tiền vốn và thành tựu khoa học
công nghệ vào các việc sau đây: Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích
đất trống đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo đúng quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất”. Quyền lợi người đi khai hoang đã được quy định
tại các văn bản hướng dẫn thi hành như theo Điều 97 Nghị Định 181 /2004/
NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 và sau đó khi Luật đất đai 2013
có hiệu lực thi hành thì quyền lợi của người đi khai hoang được kế thừa và quy
định chặt chẽ hơn tại Điều 22 Nghị Định 43/2014/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành
luật Đất đai 2013. Thông qua những quy định này cho thấy nhà nước rất quan
tâm, khuyến khích mở rộng diện tích đất nơng nghiệp là giải pháp thiết thực,
phù hợp tình hình hiện nay.
Ngồi những nội dung cơ bản trên Nhà nước cịn có những quy định riêng về
chính sách bảo vệ đất trồng lúa, quy định cụ thể tại khoản 3 điều 134 Luật
Đất đai năm 2013. Miễn giảm tiền sử dụng đất tiền thuê đất đối với hộ gia
13


đình cá nhân, là dân tộc thiểu số sử dụng đất để sản xuất nơng nghiệp. Khuyến
khích sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối để sản xuất muối quy
định tại khoản 3 điều 138 Luật Đất đai năm 2013,...
* Đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này:

Trước hết, nhờ nguyên tắc nên nước ta hạn chế việc chuyển đổi đất nơng
nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác. Tăng thêm được vốn đất nơng
nghiệp nhờ các chính sách như khai hoang… cũng nhờ đó nên làm tăng số
lượng lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước cho dân cư cũng
như đạt được những chỉ tiêu về xuất khẩu hàng năm.
Bên cạnh việc tăng tổng lượng lương thực thực phẩm phần tạo điều kiện có
việc làm cho người dân nông thôn.
Và cuối cùng, việc bảo vệ phát triển quỹ đất nơng nghiệp phần góp phần phủ
xanh đất trống đồi trọc giúp cải thiện, bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, q trình đơ thị hóa khiến nhiều hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển
đất nơng nghiệp thành đất ở. Nhiều khu dân cư hình thành do quá trình tự
chuyển đổi đất nơng nghiệp, các cấp chính quyền khơng quản lý được quỹ
đất nơng nghiệp cịn trong các khu dân cư.
Khi thực hiện dự án không thu hồi hết diện tích đất nơng nghiệp, phần diện
tích đất nơng nghiệp cịn lại khơng đủ đảm bảo tiêu chuẩn canh tác. Các dự án
được giao đất chậm đầu tư, bỏ hoang hóa.
Ngồi ra, quy hoạch khơng mang tính đồng bộ, quản lý nhà nước đất đai
lỏng lẻo, thời gian dài bng lỏng quản lý khiến cho tình trạng sử dụng đất trái
pháp luật gia tăng.
4. Phân tích nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh
tế cao? Bằng các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, hãy chứng
minh rõ những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này?
* Phân tích nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh
tế cao
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 6 Luật đất đai 2013
- VN vốn đất k lớn, nhìn vào cơ cấu sử dụng đất hiện nay (đất chưa sử dụng
chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên) => cịn lãng phí trong việc khai thác, sử dụng
tiền năng đất đai.

14



=> Với q trình phát triển đất nước, cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cần đi trc 1 bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu
quả KT cao.
- Hiện nay, ở nhiều tỉnh phía nam có diện tích đất trồng lúa nc k mang lại hiệu
quả KT cao, trong khi đó nếu sử dụng để ni trồng thủy sản sẽ mang lại lợi nhuận
lớn cho ng sản xuất NN và cho nhu cầu xuất khẩu
=> phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đk TN, khí hậu và
thổ nhưỡng của từng vùng để khai thác đất đai có hiệu quả.
- Từ thực tế đó, cần hiểu việc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm trên tinh thần
tận dụng mọi diện tích sẵn có dùng đúng vào mục đích quy định theo quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất đc phê duyệt.
* Biểu hiện cụ thể của nguyên tắc trong pháp luật đất đai
(1) LDĐ 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất (Điều 6)
=>Việc quy định thành các nguyên tắc sử dụng đất cho thấy các tiêu chí này sẽ
được áp dụng đối với mọi TH thực hiện các hoạt động liên quan tới đất đai.
Thông qua các nguyên tắc này, Nhà nước nhấn mạnh, đề cao việc sử dụng đất
đúng quy hoạch, kế hoạch nhằm mang lại lợi ích và hiệu quả kinh tế cao nhất.
(2)Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư vào đất đai
(Điều 9)
(3) Phân loại đất theo mục đích sử dụng (Điều 10)
(4) Có các quy định về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Đ.35 – Đ.51)
5. Phân tích nguyên tắc sử dụng đất: “Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất và đúng mục đích sử dụng đất” theo quy định của pháp luật đất đai
hiện hành?”

15



6. Phân tích nguyên tắc sử dụng đất: “Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi
trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng
đất” theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành?

7. Phân tích nguyên tắc sử dụng đất: “Người sử dụng đất được thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của
Luật này và quy định của pháp luật khác có liên quan”
* Bên cạnh việc quy định đảm bảo cho NSD Đất, Luật đất đai năm 2013 còn
xác định các nguyên tắc sử dụng đất tại Điều 6 nhằm định hướng cho việc sử
dụng đất, tránh tình trạng sử dụng đất bừa bãi, lãng phí, sai mục đích,... gây
thiệt hại đến tài nguyên đất đai. Luật Đất đai năm 2013 ghi nhận “NSD đất
được thực hiện ... có liên quan” là một nguyên tắc sử dụng đất tại khoản 3 Điều
6.
* Hình thức sở hữu duy nhất về đất đai tại VN là sở hữu toàn dân về đất đai do
NN là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà giao cho
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài qua các hình thức
như giao đất, cho thuê đất,... và họ trở thành chủ thể có quyền sử dụng đất
16


* Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu,
Nhà nước thống nhất quản lý, các cơ quan cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia
đình sử dụng đất khơng được sở hữu đất đai mà chỉ được quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng đất này là do Nhà nước trao quyền hoặc công nhận. Khi được
Nhà nước trao quyền hoặc cơng nhận, người sử dụng đất sẽ có các quyền năng
và nghĩa vụ tương ứng, với mỗi loại đất khác nhau thì chế độ quản lý, sử dụng
khác nhau, do vậy khi nhà nước trao quyền sử dụng đất thì gắn với thời hạn
nhất định, chẳng hạn đối với loại đất ở thường giao sử dụng ổn định, lâu dài,
đối với các loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thì
thường giao có thời hạn.

=> Do vậy, các quyền năng và nghĩa vụ mà người sử dụng đất chỉ được thực
hiện trong thời hạn pháp luật cho phép sử dụng đất
* Theo quy định của LĐĐ năm 2013, người sử dụng đất sẽ có các quyền chung
như: Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất; được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên
đất,...
- Bên cạnh các quyền chung, thì người sử dụng đất được thực hiện pháp luật
cho phép thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật về dân sự, pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh
bất động sản - người sử dụng đất được phép chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Tuy
nhiên, không phải trường hợp nào người sử dụng đất cũng được phép thực hiện
các giao dịch nêu trên mà chỉ khi đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định
thì mới được thực hiện các giao dịch này
- Tuy nhiên, các quyền năng của chủ sử dụng đất không phải là các quyền tuyệt
đối, các chủ sử dụng đất chỉ được phép thực hiện các quyền năng mà pháp luật
cho phép, việc thực hiện không đúng hoặc vượt quá giới hạn pháp luật cho
phép đều vi phạm pháp luật. LĐĐ năm 2013 quy định chủ sử dụng đất không
thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng
đất là hành vi bị nghiêm cấm (khoản 4 Điều 12). Ví dụ: pháp luật quy định tổ
chức kinh tế được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất được
giao, đất thuê trả tiền một lần nhưng không cho phép chuyển nhượng quyền sử
17


dụng đất đối với đất được thuê trả tiền thuê đất hằng năm, do đó trường hợp tổ
chức được thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm thực hiện việc chuyển nhượng
quyền sử dụng đất này sẽ không được pháp luật cho phép.
* Pháp luật quy định người sử dụng đất có quyền nhưng cũng đồng thời quy
định người sử dụng đất phải có trách nhiệm đối với việc sử dụng đất của mình,

nói cách khác là người sử dụng đất có nghĩa vụ đối với việc sử dụng đất (như
nghĩa vụ sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, thực hiện các biện
pháp bảo vệ đất,...) , việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
bị pháp luật nghiêm cấm.
- Điều 12 LĐĐ năm 2013 quy định một số hành vi cấm đối với chủ sử dụng đất
khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về nghĩa vụ của
người sử dụng đất như sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất
mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (khoản 6), khơng thực
hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (khoản
7), không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai khơng chính xác theo
quy định của pháp luật (khoản 9).
- Pháp luật có những biện pháp xử lý cụ thể đối với hành vi không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của người sử dụng đất, ví dụ: chủ sử dụng
đất có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký đất đai
(Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP).
* Ý nghĩa:
- Nguyên tắc này định hướng cho chủ sử dụng đất biết được pháp luật cho phép
họ được hưởng những quyền lợi cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ mà pháp
luật buộc họ phải thực hiện. Từ đó giúp chủ thể có thể định hướng việc sử dụng
đất của mình, trong quá trình sử dụng đất, họ sẽ thực hiện các quyền năng của
mình và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ khi những quyền lợi
chính đáng của mình bị xâm hại đồng thời họ cũng định hình được những trách
nhiệm, nghĩa vụ
8. Phân tích Điều 4 Luật Đất đai 2013: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu".
Khởi nguồn, bản chất và cơ sở của Điều 4
* Khởi nguồn:
Trong thời kỳ trước năm 1959, có 2 hình thức sở hữu về đất đai: sở hữu nhà
nước và sở hữu tư nhân. Giai đoạn 1959 - 1980, tồn tại chủ yếu 3 hình thức sở
18



hữu về đất đai là Nhà nước, tập thể và tư nhân. Từ năm Hiến pháp 1980 đến
nay, quy định một hình thức sở hữu về đất đai là sở hữu toàn dân thể hiện qua
Điều 19 Hiến pháp 1980, Điều 17 Hiến pháp 1992 và Điều 53 Hiến pháp 2013
và cả Điều 4 LDD 2013.
* Bản chất: của điều 4 chính là quốc hữu hóa đất đai.
* Cơ sở:
Sự khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân dựa trên những cơ sở thực tiễn
chủ yếu sau đây:
1. Về mặt chính trị
Vốn đất đai q báu do cơng sức, mồ hội xương máu của bao thế hệ người Việt
Nam tạo lập nên, do đó nó phải thuộc về tồn thể nhân dân. Hơn nữa, trong
điều kiện mở cửa, chủ động hội nhập từng bước và vững chắc vào nền kinh tế
khu vực thì việc xác lập hình thức sở hữu toàn dân về đất đai là một trong
những phương thức nhằm góp phần củng cố và bảo vệ vững chắc nền độc lập
dân tộc.
2. Về phương diện lịch sử
Từ xa xưa nước ta đã tồn tại hình thức quốc hữu hóa đất đai mà căn ngun của
nó là cơng cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giành và giữ nền độc lập dân tộc.
Việc quốc hữu hóa đất đai cũng để nhà nước phong kiến có thể huy động sức
mạnh toàn dân vào việc đắp đê, kiến thiết đất nước.
3. Về thực tế trong công tác quy hoạch
Hiện nay nước ta còn hơn 4.5 triệu ha đất tự nhiên chưa sử dụng, việc xác lập
đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu để quản lý sẽ
giúp Nhà nước có thể thống nhất trong cơng tác quản lí xây dựng quy hoạch sử
dụng đất đai theo định hướng phát triển chung nhằm quản lí chặt chẽ và đưa
diện tích đất chưa sử dụng vào khai thác và sử dụng hợp lí.
4. Về tính ổn định của hình thức sở hữu tồn dân
Việc duy trì và củng cố hình thức sử hữu tồn dân về đất đai trong giai đoạn

hiện nay còn căn cứ vào lí do thực tiễn là trong q trình quản lí và sử dụng đất
đai, chế độ sở hữu toàn dân đã duy trì ổn định trong thời gian khá dài (30 năm)
do đó nếu thay đổi hình thức khác thì sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong lĩnh vực đất
đai, làm tăng tính phức tạp của các quan hệ đất đai, dẫn đến sự mất ổn định về
chính trị - xã hội.

19


9. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu tồn bộ đất đai, Nhà nước có quyền gì
đối với đất đai? Anh (Chị) có nhận định gì về thực tiễn thực thi các quyền
của Nhà nước đối với đất đai trong thời gian qua?
Là đại diện chủ sở hữu tồn bộ đất đai, nên nhà nước có đầy đủ quyền năng về sử
dụng đất được quy định và hướng dẫn chi tiết tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày
29/11/2013 thay thế Luật đất đai số 13/2003/QH11:
Quyền của NN với tư cách là đại diện CSH toàn bộ đất đai (Đ13 => 21)
Quyền chiếm hữu đất đai



o

Cơ sở xác lập quyền SD và quyền định đoạt đất đai

o

Có tính vĩnh viễn: NN không bao giờ mất đi quyền chiếm hữu đất đai dù đã
giao cho bất cứ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào sử dụng ổn định lâu dài
Có tính trọn vẹn: NN chiếm hữu tồn bộ đất đai trong phạm vi lãnh thổ quốc


o

gia (đất liền, hải đảo, vùng đất ngập nước thuộc khu vực lãnh hải)
Có tính gián tiếp, khái quát

o

Quyền SD đất đai: Là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai =>



Phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT - XH của đất nước




Hình thức thực hiện quyền
o

Quyết định QH, KH SDĐ

o

Quyết định mục đích SDĐ

o

Quy định hạn mức, thời hạn SDĐ

o


Quyết định giá đất

o

Quyết định chính sách tài chính về đất đai

o

Quy định quyền và nghĩa vụ của NSDĐ

Gián tiếp

Quyền định đoạt đất đai




Là quyền quyết định số phận pháp lí của đất đai



Hình thức thực hiện quyền


Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất



Quyết định trao quyền sử dụng đất cho NSDĐ


* Thực tiễn thực thi các quyền của NN đối với đất đai trong thời gian qua
20


10. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu tồn bộ đất đai, Nhà nước có trách
nhiệm gì đối với đất đai? Anh (Chị) có nhận định gì về thực tiễn thực thi
các trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai trong thời gian qua?
Trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai được quy định tại Chương 2 Mục 2
Luật đất đai 2013 từ điều 22 đến điều 28, nội dung cụ thể như sau:


Nội dung QL đất đai (Đ22)



Hệ thống QL đất đai được xây dựng từ TW đến ĐP (Đ23, 24, 25 + NĐ43)


TW: CP => Thống nhất QLNN về đất đai trong cả nước (+ Bộ, CQ ngang
bộ hỗ trợ)




Bộ TN&MT (CQ QLNN về đất đai ở TW)

Cấp tỉnh: UBND tỉnh => => QLNN về đất đai trong tỉnh



Sở TN&MT (CQ QLNN về đất đai cấp tỉnh)


VP đăng ký đất đai (ĐV sự nghiệp công lập trực thuộc Sở): Đăng ký
ĐĐ, nhà ở, TS khác gắn liền với đất; XD, QL, cập nhật, chỉnh lý
thống nhất hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu ĐĐ; thống kê, kiểm kê đất
đai; cung cấp thông tin đất đai



Cấp huyện: UBND huyện => => QLNN về đất đai trong huyện




Phòng TN&MT (CQ QLNN về đất đai cấp huyện)

Cấp xã: UBND xã => => QLNN về đất đai trong xã


Cơng chức địa chính



Trách nhiệm bảo đảm quyền của NSDĐ (Đ26)



Trách nhiệm của NN về đất ở, đất SX nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc
thiểu số (Đ27)

21




Đồng bào dân tộc thiểu số = Đối tượng đặc biệt; thường phân bố ở những khu
vực điều kiện KT cịn khó khăn (Biên giới => Ý nghĩa quan trọng)



Sự hỗ trợ thể hiện ở 2 khía cạnh


Tạo điều kiện về đất: Được ưu tiên trong việc giao, cho thuê đất nơng
nghiệp nếu khơng có/thiếu đất SX ở ĐP (K2, Đ133)



Tạo điều kiện về nghĩa vụ tài chính trong quá trình SDĐ: Miễn, giảm tiền
SDĐ, tiền thuê đất (Đ110)

Trách nhiệm của NN trong XD, cung cấp thông tin ĐĐ (Đ28)




(NĐ43) Cơng khai điện tử




Số hóa thơng tin => QL + SD khoa học và dễ dàng hơn

* Thực tiễn thực thi các trách nhiệm của NN đối với đất đai trong thời gian qua
NN đã xây dựng hệ thống QLNN về đất đai từ TW đến ĐP; triển khai thực hiện



các nội dung QLNN về đất đai


Còn hạn chế trong công tác quản lý


Giao đất không qua đấu thầu (trong trường hợp bắt buộc phải đấu thầu –
Đ118) => Thất thoát nghiêm trọng nguồn thu NSNN (VD: Đến 12/2016,
UBND tỉnh Bắc Giang đã sai phạm khi giao đất để thực hiện 5 dự án
không thông qua đấu giá + “cho mượn” hơn 17.000m2 đất để làm sân golf)



Còn lỗ hổng trong truy thu thuế => Thất thu NSNN (VD: Tự khai báo
QSD đất là tài sản duy nhất => Trốn thuế)

Các quyền của NSDĐ đã có sự mở rộng; được đảm bảo tương đối đầy đủ




Sai phạm (nghiêm trọng) => Không đảm bảo quyền của NSDĐ => Khiếu nại,
tố cáo, tranh chấp (VD: Sai phạm về thu hồi, bồi thường trong vụ việc khiếu

nại của công dân khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, Tp. HCM)



Dù có nhiều chương trình dự án thực hiện các chính sách có liên quan đến hỗ
trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nhưng do
nguồn lực rất hạn chế nên hầu hết các mục tiêu khơng hồn thành



Người dân cịn gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin về QH, KH SDĐ, thông
tin dự án đầu tư, SDĐ trên địa bàn

22


Việc thống kê và xây dựng các cơ sở dữ liệu ĐĐ cịn khá thủ cơng, chưa tối ưu



hóa được năng suất và hiệu quả tìm kiếm; Các thơng tin kiểm định chưa thật sự
sát sao và chính xác, mất khá nhiều thời gian tra cứu
11. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên, pháp
luật cần phải tiếp tục có những chế định mới được ban hành nhằm nâng
cao hiệu quả thực thi trên thực tế chế độ sở hữu này trong thời gian tới.
Bằng kiến thức đã học và tích luỹ, Anh (Chị) hãy làm sáng tỏ nhận định
nêu trên.
CƠ SỞ LÝ LUẬN: Học thuyết Mác Lê-nin về quốc hữu hóa đất đai: Quốc




hữu hóa đất đai là con đường phát triển tất yếu trong tiến trình phát triển của
lồi người


Xét khía cạnh kinh tế: Quốc hữu hóa đất đai có lợi hơn duy trì sở hữu tư nhân
về đất đai


Con người ln có nhu cầu cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, ấm no



Để thỏa mãn nhu cầu => Đưa máy móc, phương tiện SX hiện đại vào SX
nơng nghiệp => Địi hỏi đất đai phải tích tụ thành những vùng rộng lớn




Sở hữu tư nhân về đất đai làm đất đai bị chia nhỏ

Xét nguồn gốc phát sinh: Đất đai do tự nhiên tạo ra, có trước con người


Mọi người có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, SD đất đai để ni
sống bản thân mình + nghĩa vụ cải tạo, giữ gìn, làm cho đất tốt lên để
truyền lại cho thế hệ tương lai





1 (nhóm) người trong XH tìm cách biến đất đai làm sở hữu riêng = Vô lý

Phương thức SX TBCN trong nông nghiệp: Muốn có lợi nhuận tối đa, nhà tư
bản tìm cách cải tiến máy móc, kéo dài thời gian lao động và tìm cách bớt
xén tiền cơng của người CN


Lợi nhuận dựa trên việc bóc lột SLĐ của cơng nhân và khai thác đất đai
quá mức => Nguy cơ cạn kiệt



Hình thức sở hữu tư nhân về đất đai tạo điều kiện để nhà tư bản khai thác
SLĐ của CN và khai thác quá mức tiềm năng của đất đai
23


CƠ SỞ THỰC TIỄN




Đất đai là thành quả cách mạng, kết quả đấu tranh chống ngoại xâm, khai phá,
bồi bổ, cải tạo, giữ gìn đất đai


Trải qua hàng nghìn năm, các thế hệ VN đã đổ bao xương máu, mồ hơi,

cơng sức mới có đượcc vốn đất đai như ngày nay




Đất đai không phải của riêng mà là của chung, do NN thống nhất quản lý

VN = nước nông nghiệp; có khoảng 70% dân số là nơng dân, diện tích đất canh
tác bình quân đầu người vào loại thấp trên thế giới


Để QL và bảo vệ chặt chẽ vốn đất nông nghiệp => Cần xác định đất đai
thuộc sở hữu tồn dân do NN thống nhất QL



Cịn gần 1 nửa diện tích đất tự nhiên chưa sử dụng


Muốn đưa vào SD => Nguồn vốn ban đầu rất lớn=> Chỉ NN mới có đủ
khả năng và điều kiện



Xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà NN là đại diện => NN chủ
động trong việc lập QH, KH SDĐ, đầu tư nguồn vốn



Chế độ SH toàn dân về đất đai đã hình thành qua 4 thập kỷ; các QH về QL,

SDĐ được xác lập dựa trên chế độ sở hữu đất đai này mang tính ổn định


Đất đai là vấn đề nhạy cảm, có ảnh hưởng đến CT, KT, XH



Việc thay đổi chế độ sở hữu gây ra những xáo trộn khơng cần thiết, thậm
chí làm mất tính ổn định

PL cần phải tiếp tục có những chế định mới được ban hành nhằm nâng cao hiệu
quả thực thi trên thực tế chế độ SH này


VBPL đều dừng lại ở quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do NN đại diện
chủ SH, tuy nhiên trên thực tế NN không trực tiếp chiếm hữu, SDĐ mà giao đất,
cho thuê đất, cơng nhận QSDĐ…



Trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, khi
chúng ta nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vai trò của đất đai là 1 trong
những nguồn lực chủ yếu, nguồn vốn to lớn để phát triển đất nc, cùng với những
đòi hỏi của việc quản lý đất đai trong nền KT thị trường đặt ra sự cần thiết phải
phân tích, đánh giá 1 cách sâu sắc và tồn diện vấn đề sở hữu toàn dân về đất
đai
24


Hạn chế của SH toàn dân đối với đất đai:





Toàn dân là 1 khái niệm chính trị, khơng phải chủ thể của QHPL đất đai
nhưng lại là chủ thể của QSH đất đai


PL quy định cho NSDĐ các quyền mang tính chất định đoạt của CSH
nhưng khơng quy định cho tồn dân

12. Vì sao trong bối cảnh đại đa số các quốc gia trên thế giới tư nhân hóa đất
đai mà Việt Nam vẫn kiên định xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất
đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu? Hãy cho biết cơ sở lý luận và
thực tiễn để xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện
nay?
Trên nhiều phương diện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phù hợp với bối cảnh và
định hướng phát triển của Việt Nam hiện nay, do đó Việt Nam vẫn kiên định với chế
độ này. Để có một cái nhìn tồn diện, cần xét trên hai phương diện là cơ sở lý luận và
cơ sở thực tiễn:
* Cơ sở lý luận:
Học thuyết Mác Lê-nin về quốc hữu hóa đất đai: Quốc hữu hóa đất đai là con



đường phát triển tất yếu trong tiến trình phát triển của lồi người


Xét khía cạnh kinh tế: Quốc hữu hóa đất đai có lợi hơn duy trì sở hữu tư nhân
về đất đai



Con người ln có nhu cầu cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, ấm no



Để thỏa mãn nhu cầu => Đưa máy móc, phương tiện SX hiện đại vào SX
nơng nghiệp => Địi hỏi đất đai phải tích tụ thành những vùng rộng lớn




Sở hữu tư nhân về đất đai làm đất đai bị chia nhỏ

Xét nguồn gốc phát sinh: Đất đai do tự nhiên tạo ra, có trước con người


Mọi người có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, SD đất đai để ni
sống bản thân mình + nghĩa vụ cải tạo, giữ gìn, làm cho đất tốt lên để
truyền lại cho thế hệ tương lai




1 (nhóm) người trong XH tìm cách biến đất đai làm sở hữu riêng = Vô lý

Phương thức SX TBCN trong nơng nghiệp: Muốn có lợi nhuận tối đa, nhà tư
bản tìm cách cải tiến máy móc, kéo dài thời gian lao động và tìm cách bớt
xén tiền công của người CN
25



×