Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu bài 37 SH 11 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.89 KB, 4 trang )

Trường: THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tổ chuyên môn: Sinh – KTNN
GIÁO ÁN SINH HỌC 11

BÀI 37_SH 11: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG
VẬT
Tiết PPCT: 39 Chương III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
B./ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hữu Nghị MSSV: DSB 071118
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Kim Chung
Ngày: 14 tháng 01 năm 2011
I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1./ Kiến thức:
- Phân biệt được sinh trưởng và phát triển.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
- Phân biệt phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Lấy được các ví dụ về phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không
hoàn toàn.
- Nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái.
2./ Kỹ năng, kỹ xảo:
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích hình.
- Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân.
- Phát triển năng lực tư duy lý thuyết như phân tích, so sánh.
3./ Tư tưởng, tình cảm:
Hình thành ý thức đúng về sinh trưởng và phát triển ở động vật. Vận dụng vào quá trình chăn nuôi,
nghiên cứu cũng như trong việc tiêu diệt sâu bọ phá hại.
- 4./ Phương pháp:
- Vấn đáp tìm tòi bộ phận - Vấn đáp tái hiện
- Phương pháp trực quan - Phương pháp hoạt động nhóm
5./ Phương tiện dạy học:
- SGK, H 37.1, H 37.2, H37.3, H 37.4, H 37.5 phóng to, phiếu học tập,bảng phụ.


- Có thể sử dụng giáo án điện tử phục vụ giảng dạy.
II./TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1./ Ổn định lớp : ổn định lớp, kiểm tra sỉ số
2./ Kiểm tra bài cũ (5 phút):
a. Nhân tố chủ yếu chi phối sự ra hoa:
A. Tuổi cây B. Quang chu kì
C. Xuân hóa D. A, B và C
b. Quang chu kì là sự ra hoa phụ thuộc vào:
A. Độ dài ngày đêm C. Tuổi của cây
B. Độ dài ngày D. Độ dài đêm
c. Thời điểm ra hoa ở thực vật một năm có phản ứng quang chu kì trung tính được xác
định theo:
A. chiều cao của thân B. đường kính gốc
C. theo số lượng lá trên thân D. cả A, B và C
d. Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. Diệp lục b B. carotenoit
C. Phitocrom D. diệp lục a, b và phitocrom.
e. Xuân hóa là hiện tượng ra hoa phụ thuộc vào:
A. Độ dài ngày B. Tuổi cây
C. Nhiệt độ D. Quang chu kì
3./ Nội dung bài mới (35 phút):
 Hoạt động 1: Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được khái niệm sinh trưởng, phát triển.
- Biết được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái ở động
vật.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Vào bài: GV cho Hs nhận
xét sự thay đổi tự trứng ->
gà trưởng thành về kích

thước và khối lượng.
GV giới thiệu: quá trình
biến đổi từ trứng -> gà
trưởng thành là quá trình
sinh trưởng và phát
triển.Qua đó yêu cầu HS
nghiên cứu SGK trả lời
câu hỏi:
Thế nào là sinh trưởng
và phát triển ở động vật.
Cho ví dụ về sự sinh
trưởng và phát triển ở
động vật?
GV nhận xét, kết luận.
Nêu mối quan hệ giữa sinh
trưởng và phát triển?
GV dùng H 37.1, H37.2
giải thích cho HS hiểu
thêm về mối quan hệ giữa
sinh trưởng và phát triển.
GV đặt câu hỏi: biến thái
là gì?
GV: Sự phân chia theo
biến thái chủ yếu dựa vào
giai đoạn hậu phôi. Vậy
dựa vào biến thái phân ra
mấy kiểu phát triển ở động
vật?
GV nhận xét, bổ sung →
HS nhận xét: có sự tăng trưởng

về kích thước và khối lượng từ
trứng -> gà trưởng thành.
HS lắng nghe
HS nghe câu hỏi, tự tham khảo
SGK trả lời.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Quan hệ mật thiết:
ST tạo tiền đề cho PT, là thành
phần của PT.
PT thúc đẩy ST.
HS nghe câu hỏi, tự tham khảo
SGK trả lời.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG
VẬT:
 Sinh trưởng của cơ thể
động vật là quá trình tăng kích
thước của cơ thể do tăng số lượng
và kích thước tế bào.
VD: Trẻ sơ sinh khoảng 2- 3kg →
người trưởng thành khoảng 40- 60
kg.
 Phát triển của cơ thể động
vật là quá trình biến đổi bao gồm:
sinh trưởng, phân hóa tế bào và
phát sinh hình thái cơ quan cơ thể.
VD: Sự phát triển từ nòng nọc →
ếch con.
Ở người, các tế bào phôi biệt hoá

thành các tế bào của các cơ quan
khác nhau: tim, gan, phổi…
 Biến thái là sự thay đổi đột
ngôt về hình thái, cấu tạo và sinh lý
của động vật sau khi sinh ra hoặc
nở từ trứng ra.
* Các kiểu sinh trưởng:
- Sinh trưởng và phát triển không
qua biến thái.
- Sinh trưởng và phát triển qua
biến thái hoàn toàn.
* Sinh trưởng và phát triển qua
biến thái hoàn toàn.
* Sinh trưởng và phát triển
kết luận. không qua biến thái hoàn toàn.
 Hoạt động 2: Phát triển qua biến thái và phát triển không qua biến thái.
Mục tiêu:
- Phân biệt được sinh trưởng,phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
- Phân biệt sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Lấy được các ví dụ về sinh trưởng, phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn
toàn và không hoàn toàn.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
GV chia nhóm HS, phát phiếu
học tập, yêu cầu các nhóm dựa
váo SGK và quan sát h 37.1, h
37.2, h 37.3, h 37.4 để hoàn
thành phiếu học tập.
Các
kiểu
ST

&PT
Không
qua
biến
thái
Biến
thái
hoàn
toàn
Biến
thái
không
hoàn
toàn
Đại
diện
Các
giai
đoạn
ST-
PT
Đặc
điểm
GV phân tích H 37.2, H 37.3,
H 37.4 để giúp HS hiểu rõ
thêm về quá trình sinh trưởng
và phát triển ở động vật.
Qua phiếu học tập cho HS phát
biểu khái niệm phát triển của
động vật không qua biến thái,

biến thái hoàn toàn và không
hoàn toàn.
HS tách nhóm theo yêu cầu
của GV, nhận phiếu học tập,
thảo luận để hoàn thành, cử
đại diện trình bày.
Các nhóm còn lại nhận xét,
bổ sung.
HS chú ý lắng nghe, trả lời
câu hỏi mở của GV.
HS trả lời câu hỏi
II./ PHÁT TRIỂN KHONG
QUA BIẾN THÁI:
Ở đa số động vật có xương
sống và nhiều loài động vật
không xương sống
VD: người - gồm 2 giai đoạn:
- phôi thai
- sau khi sinh.
1. Giai đoạn phôi thai.
- Diễn ra trong tử cung người mẹ.
- Hợp tử phân chia nhiều lần hình
thành phôi.
- Các tế bào của phôi phân hóa
và tạo thành các cơ quan kết quả
là hình thành thai nhi.
2. Giai đọan sau khi sinh:
Con sinh ra có đặc điểm hình
thái và cấu tạo tương tự như
người trưởng thành.

III./ PHÁT TRIỂN QUA
BIẾN THÁI:
1./ Phát triển qua biến thái
hoàn toàn:
- Gặp ở đa số côn trùng (bướm,
ruồi...) và lưỡng cư.
- Phát triển qua biến thái là sự
phát triển mà:
- Con non ( ấu trùng ) có hình
dạng, cấu tạo và sinh lý rất khác
với con trưởng thành.
- Trải qua giai đoạn trung gian
(ở côn trùng là nhộng ) con non
biến đổi thành con trưởng thành.
2./ Phát triển qua biến thái không
hoàn toàn:
- Ở các loài: bọ ngựa, châu chấu,
- Ở các loài: bọ ngựa, châu chấu,


tôm, cua, ve sầu, gián…
tôm, cua, ve sầu, gián…
-
Con non (ấu trùng) có hình
Con non (ấu trùng) có hình
thái, cấu tạo, sinh lí gần giống
thái, cấu tạo, sinh lí gần giống
với con trưởng thành.Con non
với con trưởng thành.Con non
trải qua nhiều lần lột xác sẽ thành

trải qua nhiều lần lột xác sẽ thành


con trưởng thành.
con trưởng thành.
4./ Củng cố (5 phút):
Cho HS trả lời câu hỏi SGK:
- Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành
thường không gây hại cho cây trồng?
- Phát triển ở ếch thuộc biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn. Vì sao?
5./ Dặn dò:
- Học bài 37 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài 38: “ Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật”.

Châu Thành, ngày 14 tháng 01 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn giảng dạy duyệt Người soạn
Võ Thị Kim Chung Nguyễn Hữu Nghị
Các kiểu
ST &PT
Không qua biến thái Biến thái hoàn toàn Biến thái không hoàn toàn
Đại diện
ĐVCXS và một số
ĐVKXS.
VD: người, gà...
Côn trùng, lưỡng cư.
VD: bướm, ruồi, ong...
Một số loài côn trùng.
VD: châu chấu, cào cào, tôm,
cua...
Các giai

đoạn sinh
trưởng và
phát triển
- Giai đoạn phôi thai:
Diễn ra trong tử cung
người mẹ.
Hợp tử
Giai đoạn sau sinh:
Trẻ sơ sinh người lớn
- Giai đoạn phôi: Hợp
tử phân chia nhiều lần
để tạo phôi. Các tế bào
của phôi phân hóa tạo
thành các cơ quan của
sâu bướm.
- Giai đoạn hậu phôi:
Sâu bướm nhộng
bướm
- Giai đoạn phôi: Hợp tử
phân chia nhiều lần để tạo
phôi. Các tế bào của phôi
phân hóa tạo thành các cơ
quan của ấu trùng.
- Giai đoạn hậu phôi:
Ấu trùng lột xác ấu trùng
lột xác con trưởng thành
(n lần)
Đặc điểm
- Con non có đặc điểm
hình thái, cấu tạo và sinh

lý tương tự con trưởng
thành.
- Không trãi qua biến thái
- Con non có đặc điểm
hình thái, cấu tạo và
sinh lý khác nhau giữa
các giai đoạn và khác
với con trưởng thành.
- Trãi qua lột xác
- Có đặc điểm hình thái, cấu
tạo và sinh lý gần giống con
trưởng thành.
- Con non phát triển chưa
hoàn thiện, phải trãi qua
nhiều lần lột xác mới biến
đổi thành con trưởng thành.

×