Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Những điểm mới của luật lâm nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

TÀI LIỆU HỘI THẢO

NHỮNG ĐIỂM MỚI
CỦA LUẬT LÂM NGHIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH – 17/04/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI THẢO
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LÂM NGHIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH – 17/04/2019


MỤC LỤC
…….…….
STT

Chương trình Hội thảo

Trang


1

Một số điểm mới của Luật Lâm nghiệp – ThS.NCS. Võ Trung Tín,

Trang

Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

01

Chủ rừng, quyền sở hữu của chủ rừng theo Luật lâm nghiệp 2017

Trang

– ThS.NCS. Trần Thị Trúc Minh, Khoa Luật Thương mại, Trường

15

2

Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh
3

Những điểm mới về chính sách lâm nghiệp đối với đồng bào dân

Trang

tộc thiểu số - ThS. Bùi Thành Luân, Tòa án nhân dân Quận Gò

23


Vấp, TP. Hồ Chí Minh
4

Bàn về chính sách hợp tác quốc tế về lâm nghiệp theo Luật lâm

Trang

nghiệp 2017 – ThS. Đồn Thanh Vũ, Khoa Luật, Trường Đại học

35

Sài Gịn và ThS. Nguyễn Huyền Ly, Đại học Luật - Đại học Huế
5

Những điểm mới của Luật lâm nghiệp về giao đất, cho thuê đất

Trang

để trồng rừng – ThS.NCS Nguyễn Thị Kiều Oanh, Khoa Luật

41

Thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
6

Những điểm mới của Luật lâm nghiệp về giao đất, cho thuê đất để

Trang


trồng rừng – ThS. Ngô Gia Hoàng, Khoa Luật Thương mại,

48

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
7

Pháp luật về dịch vụ mơi trường rừng theo Luật lâm nghiệp Việt

Trang

Nam năm 2017 – ThS.NCS. Nguyễn Lâm Trâm Anh, Khoa Luật,

62

Trường Đại học Sài Gịn
8

Chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng từ thí điểm đến luật
hóa – ThS. Trương Chánh Đức, Học viện Chính trị Khu vực IV

9

Trang
72

Vấn đề dịch vụ môi trường rừng – nhìn từ góc độ Luật lâm nghiệp

Trang


và Nghị Định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số

83


điều của Luật lâm nghiệp – ThS.NCS. Phan Thị Kim Ngân, Khoa
Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
10

Những điểm mới của Luật lâm nghiệp về chính sách của nhà nước

Trang

về lâm nghiệp – ThS. Trần Linh Huân, Khoa Luật Thương mại,

95

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
11

Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững điểm mới cơ bản của Luật

Trang

lâm nghiệp năm 2017 – ThS. Phạm Thị Mai Trang, Khoa Pháp

107

luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội
12


Những điểm mới của Luật lâm nghiệp về chế biến và thương mại

Trang

lâm sản – ThS. Nguyễn Hoàng Phước Hạnh, Khoa Luật Thương

119

mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
13

Những điểm mới của Luật lâm nghiệp 2017 về chế biến và thương

Trang

mại lâm sản – Nguyễn Thanh Truyền và Bùi Thị Yến Trinh, Cao

129

học Luật Kinh tế khóa 30, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh


HỘI THẢO KHOA HỌC
“NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LÂM NGHIỆP”

Thời gian: 8h00 đến 11h30, thứ Tư, ngày 17 tháng 4 năm 2019
Địa điểm: Hội trường A.905 Trường Đại học Luật TP. HCM, số 2 Nguyễn Tất
Thành, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

7h45 – 8h00

Đăng ký đại biểu

8h00 – 8h10

Chào mừng các diễn giả và khách mời
Phát biểu khai mạc Hội thảo

8h10 – 8h15

PGS. TS. Hà Thị Thanh Bình
Trưởng Khoa Luật Thương Mại, Trường Đại học Luật TP. HCM

Phiên 1

Chủ tọa đồn:
- PGS. TS. Hà Thị Thanh Bình - Trưởng Khoa Luật Thương Mại,
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
- NCS. Võ Trung Tín – Phó Trưởng Bộ môn Luật Đất Đai - Môi
Trường, Khoa Luật Thương Mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh
- TS. Đặng Anh Quân - Khoa Luật Thương Mại, Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh

8h15 – 8h30

Chủ rừng, quyền sở hữu của chủ rừng theo Luật Lâm nghiệp 2017
NCS. Trần Thị Trúc Minh
Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh


8h30 – 8h45

Những điểm mới về chính sách lâm nghiệp đối với đồng bào dân tộc
thiểu số
ThS. Bùi Thành Luân
Tòa án nhân dân Quận Gò Vấp

8h45 – 9h00

Bàn về chính sách hợp tác quốc tế về lâm nghiệp theo Luật Lâm
nghiệp 2017
ThS. Đoàn Thanh Vũ
Khoa Luật, Trường Đại học Sài Gòn
ThS. Nguyễn Huyền Ly


Trường Đại học Luật, Đại học Huế
9h00 – 9h15

Những điểm mới của Luật Lâm nghiệp về giao đất, cho thuê đất để
trồng rừng
NCS. Nguyễn Thị Kiều Oanh
Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh

9h15 – 9h45

Thảo luận

9h45 – 10h00


Giải lao, chụp ảnh lưu niệm

Phiên 2

Chủ tọa đồn:
- PGS. TS. Hà Thị Thanh Bình - Trưởng Khoa Luật Thương Mại,
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
- NCS. Võ Trung Tín – Phó Trưởng Bộ mơn Luật Đất Đai - Môi
Trường, Khoa Luật Thương Mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh
- TS. Đặng Anh Quân - Khoa Luật Thương Mại, Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh

10h00 - 10h15

Chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng – Từ thí điểm đến luật
hóa
ThS. Trương Chánh Đức
Học viện Chính trị khu vực IV

Vấn đề dịch vụ mơi trường rừng – Nhìn từ góc độ Luật Lâm nghiệp
và Nghị Định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số
10h15 – 10h30 điều của Luật Lâm nghiệp
NCS. Phan Thị Kim Ngân
Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

10h30 – 10h45

Những điểm mới của Luật Lâm nghiệp về chính sách của nhà nước

về lâm nghiệp
ThS. Trần Linh Huân
Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

10h45 – 11h15 Thảo luận
11h15 – 11h30 Phát biểu kết luận và bế mạc Hội thảo
PGS. TS. Hà Thị Thanh Bình
Trưởng Khoa Luật Thương Mại, Trường Đại học Luật TP. HCM


1

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LÂM NGHIỆP
ThS.NCS. Võ Trung Tín
Khoa Luật thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Ngày 15 tháng 11 năm 2017, Luật Lâm Nghiệp số 16/2017/QH14 đã được
Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông
qua, thay thế cho Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, với nhiều nội dung cụ
thể hơn. Luật này có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2019. Bài viết giới thiệu một số
điểm mới của Luật Lâm Nghiệp so với Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
Từ khóa: Lâm nghiệp, luật lâm nghiệp, điểm mới của Luật lâm nghiệp.
Abstract
The Law on Forestry No. 16/2017/QH14 was adopted by the National
Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in the 4th meeting session of term XIV,
November 15, 2017. The Law on Forestry is the replacement of the Law on Forest
Protection and Development 2004 with more specific provisions. The Law on
Forestry will come into effect on January 1, 2019. The article introduces several new
features of the The Law on Forestry with reference to the Law on Forest Protection
and Development 2004.

Keyword: Forestry, forestry law, new points of the Forest Law.
1. Sự cần thiết của việc ban hành Luật Lâm nghiệp
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc hội thơng qua tại kỳ họp thứ 6,
Khóa XI ngày 03/12/2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2005. Luật đã thể hiện
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong thời
kỳ đầu đổi mới đất nước. Sau hơn 10 năm thực hiện, Luật BV&PTR đã được triển
khai tích cực, đi vào cuộc sống, tạo khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hành vi xã hội trong
lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, thể hiện ở những mặt cơ bản sau:
Một là, Luật BV&PTR đã thể chế hóa các quan điểm phát triển lâm nghiệp
của Đảng, tạo chuyển biến quan trọng trong phát triển lâm nghiệp.
Hai là, trên cơ sở các quy định của Luật BV&PTR, các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ở Trung ương đã ban hành trên 100 văn bản quy phạm pháp luật để hướng
dẫn, quy định chi tiết thi hành luật, bao quát toàn diện về nhiều nội dung.


2

Ba là, trên cơ sở quy định về các nguyên tắc của Luật BV&PTR, Nhà nước đã
ban hành nhiều chính sách tác động tích cực đến bảo vệ, phát triển rừng, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế, sử dụng đất, rừng có hiệu quả hơn
Bốn là, cơng tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng đã có nhiều
chuyển biến tích cực, hệ thống tổ chức ngành lâm nghiệp từng bước được củng cố,
tăng cường; chuyển căn bản từ quản lý bằng mệnh lệnh hành chính sang chủ yếu sử
dụng công cụ pháp luật và các chính sách địn bẩy kinh tế gắn với quy hoạch, kế
hoạch, định hướng thị trường.
Tuy nhiên, quá trình thi hành Luật đã bộc lộ tồn tại, hạn chế như:
Một là, pháp luật BV&PTR và các pháp luật khác có liên quan quy định cịn
thiếu đồng bộ, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn, nhất là những quy định liên quan
đến quyền và nghĩa vụ của một số chủ thể quản lý rừng, về phân loại đất, phân loại
rừng, quản lý đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng, quản lý hệ thống bảo tồn thiên nhiên

là rừng đặc dụng,… thiếu thống nhất với một số Luật khác (như Luật Dân sự, Luật
Đa dạng sinh học 2008,...). Quốc hội Khóa 13 mới thông qua Hiến pháp năm 2013,
Luật Đất đai năm 2013, Luật Bảo vệ mơi trường năm 2014, trong đó có nhiều chế
định và quy định mới liên quan đến lâm nghiệp (quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng
rừng và thực hiện các quyền trong mối quan hệ với quyền sử dụng đất; các quy định
về môi trường trong quản lý lâm nghiệp…).
Hai là, Luật BV&PTR chưa quy định rõ, đầy đủ chuỗi sản xuất lâm nghiệp,
từ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đến khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh,
thương mại lâm sản, dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong hoạch định chính
sách, đầu tư phát triển, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và chưa đánh giá đúng thành
quả của ngành lâm nghiệp; rừng và đất lâm nghiệp chiếm tới trên 50% diện tích cả
nước, nhưng tổng giá trị GDP lâm nghiệp chỉ chiếm chưa đến 1% GDP quốc gia, một
phần là do không đưa giá trị chế biến lâm sản và dịch vụ môi trường rừng vào thành
quả của ngành lâm nghiệp.
Ba là, quy hoạch BV&PTR chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ với quy hoạch
sử dụng đất, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chưa sát với thực tế và thường
xuyên bị phá vỡ, việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch BV&PTR cịn sai mục đích,
kém hiệu quả; thanh tra, giám sát thi hành pháp luật chưa nghiêm, trong khi chế tài
xử lý vi phạm pháp luật về BV&PTR còn thiếu và chưa đủ mạnh để ngăn chặn các
hành vi vi phạm, nên tình trạng phá rừng, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép, lấn


3

chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trái pháp luật còn diễn
ra phức tạp ở nhiều địa phương gây bức xúc trong xã hội và làm suy giảm tài nguyên
rừng, nhất là rừng tự nhiên.
Bốn là, các quy định về phát triển rừng chưa tạo ra được những bước tiến mới
trong kinh doanh rừng trồng; năng suất, chất lượng, giá trị rừng sản xuất vẫn còn
thấp, chủ yếu là trồng rừng gỗ nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản về nguyên liệu gỗ

lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, chưa đem lại hiệu quả kinh tế để có thể
giảm cách biệt thu nhập so với các cây trồng và ngành nghề khác; đa số người dân
làm nghề rừng còn nghèo, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng
thu nhập của nơng dân miền núi, nên chưa góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người làm nghề rừng..
Năm là, các quy định của pháp luật chưa làm rõ cơ chế thực hiện các quyền
định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu đối với rừng tự nhiên và
các quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khi được Nhà nước giao, cho thuê rừng
tự nhiên; nên chưa tạo điều kiện phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh và
thu hút mạnh mẽ đầu tư vào nghề rừng;cơ chế chính sách hưởng lợi từ rừng cịn nhiều
bất cập, chưa tính đến các giá trị dịch vụ môi trường rừng;
Sáu là, Luật chưa quy định toàn diện, đồng bộ hệ thống quản lý nhà nước về
lâm nghiệp, mới chỉ quy định được lực lượng Kiểm lâm, dẫn đến hệ thống tổ chức
quản lý ngành lâm nghiệp, tổ chức của lực lượng Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng ở
địa phương thiếu thống nhất, không phát huy được hiệu quả tổng hợp và phân định
rõ chức năng quản lý ngành lâm nghiệp trong một đầu mối.
Bảy là, Luật chưa quy định cụ thể về hệ thống tổ chức sản xuất và dịch vụ lâm
nghiệp cấp cơ sở. Các lâm trường quốc doanh trước đây, sau khi đã sắp xếp lại,
chuyển thành công ty lâm nghiệp, chưa có sự thay đổi căn bản về cơ chế quản lý,
quản trị doanh nghiệp, nhất là chưa tạo điều kiện để cơng ty phát huy tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh; phần lớn đất đai và rừng chưa được rà
soát, đo đạc trên thực địa, chưa lập bản đồ địa chính, diện tích đất được cấp sổ đỏ
chiếm tỷ lệ thấp, cịn có biểu hiện vi phạm pháp luật đất đai với nhiều hình thức khác
nhau; nhiều cơng ty lâm nghiệp hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của người
lao động thấp.
Tám là, Luật chưa có quy định cụ thể về chế biến và thương mại lâm sản, nhất
là cơ chế ưu đãi đầu tư và tín dụng cần thiết cho ngành chế biến gỗ và lâm sản, tạo


4


động lực phát triển rừng, phát triển nguồn nguyên liệu. Trên thực tế, quản trị doanh
nghiệp, công nghệ chế biến; chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh thấp; giá trị
gia tăng của lâm sản thấp; tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng. Mặc dù Việt
Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn trên thế giới, nhưng quy mô sản xuất
nhỏ, manh mún, chưa tổ chức liên kết theo chuỗi, kết cấu hạ tầng phục vụ chế biến yếu
kém; công nghệ và quản trị các doanh nghiệp vừa và nhỏ phổ biến còn lạc hậu, nên
hiệu quả của sản xuất lâm nghiệp thấp so với khu vực và thế giới. Năng suất lao động
trong chế biến lâm sản của Việt Nam chỉ bằng 50% so với Philipin, 40% so với Trung
Quốc và 20% so với bình quân các nước EU; chất lượng, mẫu mã sản phẩm kém cạnh
tranh. Thị trường trong nước chưa được quan tâm đúng mức, chưa hình thành hệ thống
phân phối lưu thông, thiếu gắn kết giữa nhà máy chế biến và vùng ngun liệu.
Chín là, Luật chưa có quy định cụ thể về khoa học và công nghệ; đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực, hợp tác, hội nhập quốc tế trong lâm nghiệp. Trên thực tế,
trình độ tay nghề lao động lâm nghiệp thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trồng rừng vẫn
chủ yếu là quảng canh. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào
sản xuất cịn nhiều bất cập. Cơng nghệ sinh học và cơng tác tạo giống chưa được ứng
dụng trên quy mô rộng.
Mười là, pháp luật BV&PTR còn những quy định chưa phù hợp hoặc thiếu cụ
thể với một số công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, dẫn đến việc
một số khó khăn, hạn chế trong thực thi và hội nhập kinh tế quốc tế1.
Tổng kết 12 năm thực hiện Luật BV&PTR năm 2004 cho thấy, từ khi có Luật,
rừng đã được bảo vệ và phát triển tốt hơn, đã đóng góp tích cực, có hiệu quả vào phát
triển kinh tế - xã hội nước nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì Luật
BV&PTR năm 2004 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế trong ngăn chặn tình trạng phá
rừng, suy giảm rừng tự nhiên, lấn chiếm đất rừng, sản xuất lâm nghiệp nhỏ lẻ hiệu
quả chưa cao, năng suất và giá trị gia tăng thấp, người trồng rừng và bảo vệ rừng có
cuộc sống cịn nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn để
nâng cao giá trị, hiệu quả quản lý rừng; thúc đẩy phát triển KT-XH, phát triển lâm
nghiệp, ngăn chặn tốt hơn tình trạng phá rừng; bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Báo cáo thuyết minh đề xuất lập dự án Luật Lâm nghiệp
thay thế Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
1


5

đổi khí hậu và bảo đảm quốc phịng, an ninh; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống người làm nghề rừng và xây dựng nông thôn mới2.
2. Bố cục
Luật Lâm nghiệp (sau đây gọi là Luật LN) gồm 12 Chương, 108 Điều. So với
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (sau đây gọi là Luật BV&PTR), Luật LN
tăng 4 Chương và 20 Điều3. Đây là sự thay đổi thứ tự theo tính ưu tiên và các nhóm
nội dung. Bố cục cụ thể của Luật LN như sau:
- Chương I. Những quy định chung, gồm 09 điều (từ Điều 01 đến Điều 09),
quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp;
chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp; phân loại rừng; phân định ranh giới rừng;
sở hữu rừng; chủ rừng; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp.
- Chương II. Quy hoạch lâm nghiệp, gồm 04 điều (từ Điều 10 đến Điều 13), quy
định về nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp; thời kỳ và nội dung quy hoạch
lâm nghiệp; lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp
cấp quốc gia; tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp.
- Chương III. Quản lý rừng, gồm 05 mục, 23 điều (từ Điều 14 đến Điều 36),
quy định về nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích
sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng; tổ chức quản lý rừng; quản lý rừng
bền vững; đóng, mở cửa rừng tự nhiên; điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến, cơ sở
dữ liệu rừng.
- Chương IV. Bảo vệ rừng, gồm 07 điều (từ Điều 37 đến Điều 43), quy định
về bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng; phòng cháy và chữa

cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của
chủ rừng; kiểm tra nguồn gốc lâm sản; trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân.
- Chương V. Phát triển rừng, gồm 08 điều (từ Điều 44 đến Điều 51), quy định
về phát triển giống cây lâm nghiệp; biện pháp lâm sinh; phát triển rừng đặc dụng;
phát triển rừng phòng hộ; phát triển rừng sản xuất; trồng cấy thực vật rừng, gây nuôi
phát triển động vật rừng; trồng cây phân tán; kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát
triển rừng.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2017), Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng (sửa đổi).
3
Luật BV&PTR có 8 Chương, 88 Điều.
2


6

- Chương VI. Sử dụng rừng, gồm 14 điều, 04 mục (từ Điều 52 đến Điều 65),
quy định về sử dụng rừng đặc dụng; sử dụng rừng phòng hộ; sử dụng rừng sản xuất;
dịch vụ môi trường rừng.
- Chương VII. Chế biến và thương mại lâm sản, gồm 07 điều, 02 mục (từ Điều
66 đến Điều 72), quy định về chế biến lâm sản; thương mại lâm sản.
- Chương VIII. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, gồm 17 điều, 04 mục (từ
Điều 73 đến Điều 89), quy định về quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng; quyền và
nghĩa vụ chung của chủ rừng là ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng
hộ; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức kinh tế; quyền và nghĩa vụ của chủ
rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là
đơn vị vũ trang; tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
- Chương IX. Định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp, gồm 06 điều,

02 mục (từ Điều 90 đến Điều 95), quy định về định giá rừng trong lâm nghiệp; đầu
tư và tài chính trong lâm nghiệp.
- Chương X. Khoa học và cơng nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp, gồm 04
điều (từ Điều 96 đến Điều 99), quy định về hoạt động khoa học và cơng nghệ về lâm
nghiệp; chính sách khoa học và công nghệ về lâm nghiệp; hoạt động hợp tác quốc tế
về lâm nghiệp; chính sách hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
- Chương XI. Quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm, gồm 07 điều, 02
mục (từ Điều 100 đến Điều 106), quy định về quản lý nhà nước về lâm nghiệp; kiểm
lâm.
- Chương XII. Điều khoản thi hành, gồm Điều 107 và Điều 108, quy định về
hiệu lực thi hành; quy định chuyển tiếp.
4 Chương mới được bổ sung trong Luật LN so với Luật BV&PTR gồm: Chế
biến, và thương mại lâm sản (Chương VII); Định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm
nghiệp (Chương IX); Khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp (Chương
X); Quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm (Chương XI).
3. Một số nội dung mới và sửa đổi
- Về phạm vi điều chỉnh và tên gọi của Luật
Phạm vi điều chỉnh của Luật LN được mở rộng đáng kể. Nếu như Luật
BV&PTR quy định phạm vi điều chỉnh là “quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng;


7

quyền và nghĩa vụ của chủ rừng”4 thì Luật LN còn quy định thêm “chế biến và
thương mại lâm sản”5. Từ đó, Luật LN đã có thêm 1 Chương riêng quy định về vấn
đề này. Nội dung “quyền và nghĩa vụ của chủ rừng” không quy định trong phạm vi
điều chỉnh của Luật LN như Luật BV&PTR, điều này phù hợp bởi lẽ các quy định về
“quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng” đã bao hàm quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể, trong đó có chủ rừng.
Tên gọi của Luật được thay đổi từ Luật BV&PTR thành Luật LN. Lý giải điều

này, Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật BV&PTR (sửa đổi) cho rằng
qua, qua hơn 13 năm thực thi Luật, bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến
nay tỷ lệ che phủ rừng nước ta đã không ngừng nâng cao và đạt trên 41% là ở mức
cao của thế giới. Lâm nghiệp Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật với sản
lượng gỗ rừng trồng đạt 17,3 triệu m3 (2016), xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ và lâm
sản ngoài gỗ tới trên 100 nước và vùng lãnh thổ với kim ngạch từ 2,8 tỷ USD (2008)
lên 7,3 tỷ USD (2016) đã đưa nước ta trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất
khẩu các mặt hàng này6. Vì vậy, bên cạnh việc bảo vệ và phát triển rừng, phát triển
kinh tế lâm nghiệp theo chuỗi giá trị là yêu cầu cấp thiết, là xu hướng phát triển tiến
bộ và hiện đại nên phạm vi điều chỉnh của Luật sửa đổi lần này đã quy định điều
chỉnh toàn bộ các hoạt động từ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng đến chế
biến và thương mại lâm sản; đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý hoạt động lâm nghiệp
theo chuỗi giá trị để thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008
của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X là: “...Phát triển lâm nghiệp toàn diện
từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo
vệ môi trường cho du lịch sinh thái…”7.
- Về giải thích từ ngữ
Điều 2 Luật LN về giải thích từ ngữ đã bổ sung và bỏ bớt một số thuật ngữ.
Đáng chú ý là bổ sung hai thuật ngữ “lâm nghiệp” và “hoạt động lâm nghiệp” nhằm
cụ thể hóa phạm vi điều chỉnh của Luật LN. Thuật ngữ “lâm nghiệp” được hiểu như
là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế

Điều 1 Luật BV&PTR.
Điều 1 Luật LN.
6
Xem thêm Báo cáo số 194/BC-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 22/10/2018 về giải trình,
tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật BV&PTR (sửa đổi).
7
Nghị quyết số: 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ Bảy ban chấp hành trung ương khóa X về nơng
nghiệp, nơng dân và nơng thôn.

4
5


8

biến và thương mại lâm sản8, “Hoạt động lâm nghiệp” được hiểu là một hoặc nhiều
hoạt động liên quan đến ngành này9. Luật LN bổ sung hai thuật ngữ nêu trên nhằm
mục đích điều chỉnh theo hướng liên kết chuỗi, tạo ra rừng, sản xuất và cung cấp lâm
sản đáp ứng cho nền kinh tế và xã hội. Luật BV&PTR chỉ chú trọng quản lý và bảo
vệ, phát triển rừng nhưng Luật LN đã mở rộng đến vấn đề thương mại lâm sản. Đặc
biệt là việc thể chế hóa xây dựng chiến lược phát triển kinh tế rừng trong bối cảnh
hội nhập sâu sắc hơn.
Định nghĩa về “rừng” được diễn đạt cụ thể hơn theo hướng xác định theo 3
tiêu chí: diện tích; chiều cao cây; độ tàn che. Nhiều thuật ngữ khác lần đầu tiên được
ghi nhận trong Luật LN như: “rừng tín ngưỡng”, “giá trị rừng”, “giá trị quyền sử dụng
rừng”, “mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng”, “dịch vụ môi trường rừng”…
nhằm bổ sung thêm các chế định mới.
- Về sở hữu đối với rừng
Nếu như Luật BV&PTR chỉ xác định quyền của Nhà nước đối với rừng, chủ
rừng chỉ có quyền sử dụng, sở hữu rừng khi được Nhà nước trao và công nhận thông
qua quy định về quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng10 thì Luật LN đã quy định
hai nhóm hình thức sở hữu rừng bao gồm: (i) rừng sở hữu toàn dân do Nhà nước là
đại diện chủ sở hữu, bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ,
rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở
hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật và (ii) rừng sở hữu của tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Theo đó, rừng sản xuất là rừng trồng được đầu
tư từ các tổ chức, cá nhân, ai là người đầu tư thì sẽ là chủ sở hữu của rừng. Bên cạnh
đó, rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo
quy định của pháp luật cũng thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng

đồng dân cư11. Việc quy định rõ các hình thức sở hữu rừng nhằm thừa nhận thành
quả lao động, kết quả đầu tư của người làm nghề rừng; tạo động lực khuyến khích tổ
chức, cá nhân đầu tư vào rừng nghèo và hưởng lợi từ rừng; bảo đảm quản lý rừng tốt
hơn, hiệu quả hơn. Từ quan điểm về quyền sở hữu như vậy, một loạt chế định khác

Khoản 1 Điều 3, Luật LN.
Khoản 2 Điều 3 Luật LN.
10
là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với
rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp
luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan (khoản 5 Điều 3 Luật
BV&PTR).
11
Điều 7 Luật LN.
8
9


9

từ quản lý cho tới chế độ chính sách đối với các chủ rừng sẽ phải thay đổi trong Luật
LN.
- Về quy hoạch lâm nghiệp quốc gia
Luật LN thay thế Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở 4 cấp bằng quy hoạch
lâm nghiệp quốc gia. Theo Luật BV&PTR, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được
lập ở 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã. Luật LN đã có thay đổi rất cơ bản là thay
thế quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở 4 cấp bằng quy hoạch lâm nghiệp quốc gia.
Theo đó, quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể
quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc
gia12. Điều này hoàn toàn phù hợp với Luật Quy hoạch năm 201713. Luật LN đã quy

định các nội dung quy hoạch lâm nghiệp, trong đó có các nội dung về định hướng
phát triển 3 loại rừng, kết cấu hạ tầng lâm nghiệp và phát triển thị trường, vùng
nguyên lệu, chế biến lâm sản. Do đặc thù của ngành nên trong Luật Lâm nghiệp đã
có các quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung quy hoạch; trách nhiệm lập, lấy ý
kiến, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp quốc gia14.
- Về chế biến, và thương mại lâm sản
Luật LN dành hẳn một Chương quy định về chế biến và thương mại lâm sản.
Luật BV&PTR chỉ quy định đến hình thành rừng, tức là từ quản lý đến bảo vệ, phát
triển rừng. Luật LN đã mở rộng đến các lĩnh vực chế biến và thương mại, khoa học
công nghệ, hợp tác quốc tế, coi lâm nghiệp là một ngành kinh tế - xã hội… Luật LN
đã khẳng định lâm nghiệp là ngành kinh tế - xã hội có liên kết theo chuỗi giá trị sản
phẩm lâm nghiệp, từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đến chế biến và thương
mại lâm sản; khẳng định ngành lâm nghiệp vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế, vừa phát huy giá trị xã hội là thích ứng với biến đổi khí hậu với địi hỏi phải quản
lý bền vững. Với những quy định của Luật LN, chúng ta có thể hiểu, lâm nghiệp là
một ngành kinh tế - xã hội đặc thù, gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất
hàng hóa và dịch vụ liên quan đến rừng.
Khoản 2 Điều 10 Luật LN.
Luật Quy hoạch năm 2017 quy định: “Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, mang tính
chiến lược theo hướng phân vùng và liên kết vùng của lãnh thổ bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển
và vùng trời; hệ thống đô thị và nông thôn; kết cấu hạ tầng; sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; phịng,
chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế” (khoản 2
Điều 3). “Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia
về phân bổ và khoanh vùng đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cơ sở tiềm năng đất đai
(khoản 4 Điều 3).
14
Xem các Điều 11, 12, 13 Luật LN.
12
13



10

Luật LN đã quy định rõ chính sách phát triển lâm sản theo hướng hỗ trợ doanh
nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý
rừng bền vững, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công
nghệ cao, công nghệ mới và các giải pháp tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị gia tăng,
ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản.
Luật LN cũng quy định việc chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm và mẫu vật các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng
hoang dã nguy cấp thuộc các phụ lục của Công ước CITES15. Quy định việc xây dựng
và vận hành hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; ban hành tiêu chí, quy trình,
thủ tục, thẩm quyền phân loại doanh nghiệp khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến
và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Quy định về chính sách phát triển thị trường lâm
sản.
- Về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luật LN cụ thể hóa hơn chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Bên
cạnh những chính sách chung đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp,
Luật LN đã quy định rõ đối với đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số là: “Nhà nước
bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào
rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp;
được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng;
được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ”16.
Điều này thể hiện sự quan tâm của Ban soạn thảo và Quốc hội đối với đồng bào dân
tộc thiểu số. Xuất phát từ thực tiễn, nước ta có ¾ diện tích tự nhiên đất liền là đồi núi,
đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của hơn 14 triệu đồng bào các dân tộc thiểu số,
những người sống gắn bó với rừng và tạo thu nhập chủ yếu từ nghề rừng, từ sản xuất
nương rẫy17. Vì vậy, phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số là những cử tri có ảnh hưởng
sâu sắc từ sự điều chỉnh của Luật. Quy định của Luật LN về nội dung này là bước
tiến quan trọng để đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện quyền và nghĩa vụ của

mình đối với quá trình quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương
mại lâm sản.
Công ước quốc tế 1973 về bn bán các lồi động, thực vật hoang dã nguy cấp, được ký kết năm 1973, có
hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 1975 (Việt Nam tham gia Công ước năm 1994).
16
Khoản 6 Điều 4 Luật LN.
17
Báo cáo của Hội đồng dân tộc Số: 396/BC-HĐDT14 ngày 31/10/2017 về Kết quả giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền
núi giai đoạn 2006 – 2016.
15


11

Chính sách này đã khẳng định việc bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số,
cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để
sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp. Nội dung này được cụ thể hóa trong Điều
14, Chương III của Luật LN. Theo đó, nguyên tắc khi tiến hành giao rừng thì các cơ
quan chức năng phải “ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập qn, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống
gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật”. Đây
là vấn đề mà cử tri, đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm. Cùng với đó, quyền của chủ
rừng là chủ sở hữu, quyền chủ rừng được giao quản lý hợp pháp theo quy định, sẽ
được thực hiện, đảm bảo sự chủ động trong việc sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết
hợp, được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng...
Cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống gắn với rừng từ ngàn đời, có những
bản sắc văn hóa và phong tục tập quán riêng, theo từng vùng. Trong đó, nhiều tập tục
có giá trị rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy rừng. Thấy được giá trị của vấn đề
này đối với công tác bảo vệ rừng và đối với đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào,

Luật LN cũng quy định rất rõ về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số là được
thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ. Tại điểm
d khoản 2 Điều 5 của Luật LN quy định rừng tín ngưỡng là một trong những loại
rừng đặc dụng, để có cơ chế bảo tồn đặc biệt. Cũng tại khoản 8 Điều 14 của Luật LN
quy định nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác, thu hồi rừng thì phải tơn trọng không gian sinh tồn, phong tục, tập
quán của cộng đồng dân cư. Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại Điều 94
của Luật LN cũng quy định rất cụ thể việc Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư cho
các hoạt động hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu
số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nơng
thơn mới.
- Về nguồn lực tài chính trong lâm nghiệp
Về cơ bản, nội dung này được kế thừa từ Luật BV&PTR. Tuy nhiên, để tạo
nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính trong lâm nghiệp, Luật LN
quy định nguồn lực tài chính này đa dạng hơn. Nếu như Luật BV&PTR quy định
nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng từ ngân sách nhà nước cấp; nguồn tài
chính của chủ rừng và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác đầu tư bảo vệ và phát triển
rừng và quỹ bảo vệ và phát triển rừng thì Luật LN quy định nguồn lực tài chính trong


12

lâm nghiệp bao gồm các nguồn từ ngân sách nhà nước; đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài
trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; thu từ khai thác lâm sản; cho thuê
rừng, đất rừng; thu từ thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích khác; thu từ dịch vụ môi trường rừng và cho thuê
môi trường rừng; vốn tín dụng từ tổ chức tài chính trong nước và nước ngồi và các
nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật18. Đáng kể, việc Luật LN ghi nhận
chính thức dịch vụ mơi trường rừng như một nguồn tài chính trong lâm nghiệp là quy
định rất phù hợp. Đó là việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp

ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân, bao gồm các loại dịch vụ như
bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng suối; điều tiết và
duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; hấp thụ và lưu giữ các bon của
rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy
thối rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; bảo vệ cảnh quan tự
nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du
lịch; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn
nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản19. Việc quy định chi trả dịch vụ Môi trường
rừng trong Luật LN giúp hình thành quan hệ kinh tế giữa người sử dụng các dịch vụ
môi trường rừng trả tiền cho người cung ứng dịch vụ môi trường rừng, xem rừng như
yếu tố mơi trường, một loại hàng hóa đặc biệt khi khai thác cần phải trả tiền. Điều
này hoàn toàn phù hợp với pháp luật các nước liên quan đến nguyên tắc người gây ô
nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên phải trả tiền.
- Về quản lý nhà nước về lâm nghiệp và và kiểm lâm
Đối với quản lý nhà nước về lâm nghiệp, Luật LN bổ sung quy định về nguyên
tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp 20, quy định cụ thể về
trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp21. Theo đó, vai trị quản lý chun ngành về lâm nghiệp
được giữ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như Luật BV&PTR, mặc dù
cũng từng có ý kiến về việc chuyển thẩm quyền này cho Bộ Tài nguyên và Môi

Điều 92 Luật LN.
Xem thêm Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng.
20
Điều 100 Luật LN.
21
Điều 101, 102 Luật LN.
18
19



13

trường22. Luật LN quy định các bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý
nhà nước về lâm nghiệp.
Luật LN quy định cụ thể hơn về cơ quan Kiểm lâm, trong đó làm rõ chức năng
của kiểm lâm không chỉ dừng lại ở việc quy định đây là lực lượng chuyên trách của
Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo
vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng như Luật BV&PTR
mà còn là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng23. Theo đó, hệ
thống cơ quan kiểm lâm được tổ chức ở Trung ương và Tỉnh (Luật BV&PTR còn tổ
chức ở cấp Huyện). Luật LN quy định Kiểm lâm được tổ chức ở cấp huyện trên cơ
sở yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm
nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, chế biến và
thương mại lâm sản tại địa phương24. Sự thay đổi này là phù hợp nhằm Luật hóa các
quy định đã áp dụng trong thực tiễn của Chính phủ được ban hành trước đó25.
Tài liệu tham khảo
[1] Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
[2] Luật Lâm nghiệp năm 2017.
[3] Luật Quy hoạch năm 2017.
[4] Nghị định 39-CP ngày 18/5/1994 về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn
của Kiểm lâm.
[5] Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về tổ chức và hoạt động của Kiểm
lâm.
[6] Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ mơi
trường rừng.
[7] Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số: 26-NQ/TW

ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ Bảy, khóa X về nơng nghiệp, nơng dân và nơng thôn.
Về vấn đề này, trong một số bài viết trước đây, chúng tôi từng đề cập cần nghiên cứu chuyển thẩm quyền
quản lý chuyên ngành về tài nguyên thiên nhiên cho Bộ Tài ngun và Mơi trường, trong đó có rừng để đảm
bảo tính thống nhất của mơi trường. Hiện nay, tài nguyên đất, nước và khoáng sản do Bộ Bộ Tài ngun và
Mơi trường quản lý chun ngành; cịn rừng và nguồn lợi thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thông quản lý.
23
Điều 103 Luật LN.
24
Điều 105 Luật LN.
25
Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về tổ chức và hoạt động của Kiểm
lâm. Trước đó là Nghị định 39-CP ngày 18/5/1994 về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm.
22


14

[8] Hội đồng dân tộc, Báo cáo số: 396/BC-HĐDT14 ngày 31/10/2017 về Kết quả
giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư
và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2006 – 2016.
[9] Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2017), Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự
án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).
[10] Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 194/BC-UBTVQH14 ngày 22/10/2018
về giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).


15

CHỦ RỪNG, QUYỀN SỞ HỮU CỦA CHỦ RỪNG THEO LUẬT

LÂM NGHIỆP 2017
ThS.NCS. Trần Thị Trúc Minh
Khoa Luật Thương mại – Trường Đại học Luật TP.HCM
Tóm tắt
Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Lâm nghiệp năm 2017 là sở
hữu rừng, liên quan đến chủ rừng, quyền sở hữu rừng, quyền hưởng dụng rừng được
đánh giá sẽ tác động đến sự thay đổi của nhiều chế định của Luật Lâm nghiệp, làm
thay đổi diện mạo ngành kinh tế đặc thù. Bài viết đề cập đến những điểm mới của
chủ rừng, quyền sở hữu của chủ rừng, đồng thời có một số ý kiến trao đổi về một số
nội dung về quyền sở hữu, quyền hưởng dụng của chủ rừng.
Từ khóa: chủ rừng, quyền sở hữu, luật lâm nghiệp.
Abstract
One of the important new points of the Forestry Law of 2017 is that forest
ownership, related to forest owners, forest ownership, forest tenure is assessed will
affect the change of many of Lam's regulations. career, changing the face of a
particular economic sector. The article mentions new points of forest owners,
ownership of forest owners, and has some opinions on some contents of ownership
and tenure rights of forest owners.
Keyword: forest owners, property rights, forestry law.
1. Những điểm mới của chủ rừng, quyền sở hữu của chủ rừng
1.1. Chủ rừng
Luật Lâm nghiệp 2017 đã mở rộng đối tượng chủ rừng, đồng thời không tiếp
tục quy định “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là chủ rừng.
Kế thừa quy định của Luật Bảo vệ & Phát triển rừng 2004, Luật Lâm nghiệp
2017 bổ sung và hoàn chỉnh định nghĩa về chủ rừng. Theo Khoản 9 Điều 2 Luật Lâm
nghiệp 2017 quy định: “Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự
phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định
của pháp luật”.



16

Theo Điều 8 Luật Lâm nghiệp năm 2017, chủ rừng bao gồm: “ (1) Ban quản
lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ; (2) Tổ chức kinh tế bao gồm doanh
nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và
hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này;
(3) Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị
vũ trang); (4) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm
nghiệp; (5) Hộ gia đình, cá nhân trong nước; (6) Cộng đồng dân cư; (7) Doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất”.
Như vậy, quy định về chủ rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017 có
hai điểm mới như sau:
Thứ nhất, “cộng đồng dân cư” lần đầu tiên được công nhận là chủ rừng. Đây
được coi là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng, hướng
tới bảo vệ bền vững các khu rừng tự nhiên và góp phần cải thiện sinh kế cộng đồng.
Bởi lẽ, quản lý rừng cộng đồng đang trở thành một trong những phương thức quản lý
rừng phổ biến ở Việt Nam. Rừng cộng đồng gắn liền với sinh kế và nền tảng cuộc
sống văn hóa xã hội của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Thứ hai, “người Việt Nam định cư ở nước ngồi” khơng cịn được cơng nhận
là chủ rừng. Quy định này trong giai đoạn góp ý dự thảo Luật Lâm nghiệp đã có hai
quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng không tiếp tục quy định “người Việt Nam định
cư ở nước ngoài” là chủ rừng với lý do quỹ rừng của nước ta cịn rất ít (khoảng 2,7
triệu ha), trong khi nhu cầu được giao đất, cho thuê đất của người dân địa phương là
lớn nên cần ưu tiên giao cho người dân tại chỗ để phát triển sản xuất, bảo đảm việc
làm, ổn định đời sống người dân nơi có rừng26 .
Quan điểm thứ hai khơng đồng tình với quan điểm thứ nhất, giữ nguyên quy
định người Việt Nam định cư ở nước ngoài là chủ rừng theo Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng 2004 vì theo Điều 56 Luật Đất đai 2013, chủ thể này được nhà nước cho

thuê đất có thu tiền thuê đất hằng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian
thuê để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ... 27
Anh Phương, Người Việt Nam định cư ở nước ngồi và nhóm hộ gia đình khọng được giao làm chủ rừng,
truy cập ngày 29/3/2019.
27
Trường Sơn, Cân nhắc về quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài là chủ rừng,
/>truy cập ngày 29/3/2019.
26


17

Như vậy, Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 có hay không sự xung đột với Điều
56 Luật Đất đai 2013?
1.2. Quyền sở hữu rừng của chủ rừng
Thứ nhất, Luật lâm nghiệp đã xác định cụ thể về sở hữu rừng. Điều 7 Luật
Lâm nghiệp 2017 quy định:
“1. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao
gồm:
a) Rừng tự nhiên;
b) Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;
c) Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển
quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là
rừng trồng bao gồm:
a) Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;
b) Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác
theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, Luật Lâm nghiệp 2017 quy định hai nhóm hình thức sở hữu rừng là:
Rừng sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và rừng sở hữu của tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Quy định này chính thức ghi nhận ba
hình thức sở hữu đối với rừng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015: rừng thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, rừng thuộc sở hữu riêng của tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân và rừng thuộc sở hữu chung của cộng đồng dân cư.
Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai chế độ sở hữu rừng: công hữu (sở hữu nhà
nước, sở hữu tập thể) và tư hữu (sở hữu tư nhân) dưới nhiều mơ hình sở hữu khác
nhau. Mơ hình phổ biến nhất là thừa nhận nhiều hình thức sở hữu ở những quốc gia
có diện tích rừng lớn hàng đầu thế giới như Mỹ, Canada, Brazil, Argentina, Trung
Quốc, Autralia, Ấn Độ, ... đều quy định rừng thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân28. Ví
dụ quy định của Trung Quốc về sở hữu rừng khá tương đồng với pháp luật Việt Nam.
Luật Lâm nghiệp của Trung Quốc ban hành năm 1984 (sửa đổi năm 1998) quy định
rừng thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân, nhưng phải đăng ký

28

Phụ lục 2- Thống kê số liệu sở hữu rừng theo hai hình thức của 24 trên 30 quốc gia có diện tích rừng lớn
nhất trên thế giới- Andry White & Alejandra Martin (2002), Who owns the world’s forest? - Forest tenue and
public forests in transition, USA, pp 5 (phụ lục 2).


18

với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
rừng và quyền sử dụng rừng29. Bên cạnh đó, mơ hình chỉ thừa nhận hình thức sở hữu
nhà nước đối với rừng ý nghĩa là hình thức sở hữu duy nhất như Liên bang Nga,
Indonesia, Myanmar, Cộng hịa Trung Phi30. Ví dụ Bộ luật về rừng của Liên bang
Nga, “Quyền sở hữu của các khối rừng: (1) Các khối rừng trong thành phần của quỹ
đất rừng sẽ thuộc quyền sở hữu của liên bang; (2) Các hình thức sở hữu các khối rừng
trong thành phần đất thuộc về đất khác các hạng mục sẽ được xác định phù hợp với
pháp luật đất đai”31. Rừng có thể thuộc quyền sở hữu tiểu bang, thành phố hoặc liên

bang32. Nhìn chung, rừng thuộc về sở hữu nhà nước. Rừng có thể được tư nhân hóa
nếu nó được trồng trên đất được phân loại là đất của thị xã hoặc đất nông nghiệp. Tuy
nhiên, đây là một phần diện tích rất nhỏ trong tổng diện tích rừng của Liên bang
Nga33.
Như vậy, Việt Nam là quốc gia theo mô hình phổ biến nhất là quy định nhiều
hình thức sở hữu rừng. Mặt khác, việc quy định rõ các hình thức sở hữu rừng liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân; tạo động lực khuyến khích tổ chức,
cá nhân đầu tư vào rừng và hưởng lợi từ rừng; bảo đảm quản lý rừng tốt hơn, hiệu
quả hơn34.
Thứ hai, phạm vi sở hữu mà Nhà nước với tư cách đại diện sở hữu toàn dân
được xác định trong giới hạn khá rõ ràng, gồm có: rừng tự nhiên; rừng trồng do Nhà
nước đầu tư toàn bộ và rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường
hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật. Điều này
dường như Luật Lâm nghiệp “thu hẹp” phạm vi sở hữu đã được quy định trong Luật
Bảo vệ & Phát triển rừng năm 2004? (khơng có động vật rừng sống tự nhiên, hoang
dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng). Tuy nhiên, Điều 3 Luật Lâm nghiệp
2017 đã giải thích như sau:
29

Article 3 The Forest Law of the People's Republic of China (1998),
truy cập ngày
30/2/2019.
30
Phụ lục 2- Thống kê số liệu sở hữu rừng theo hai hình thức của 24 trên 30 quốc gia có diện tích rừng lớn
nhất trên thế giới- Andry White & Alejandra Martin (2002), Who owns the world’s forest? - Forest tenue and
public forests in transition, USA, pp 5 (phụ lục 2).
31
Article 8 The Forest Code of The Russian Federation, 2006,
32
Article 71 The Forest Code of The Russian Federation, 2006,

truy cập ngày 30/3/2019.
33
Nguyễn Thanh Huyền, Pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, trang 122.
34
Chính phủ, Tờ trình số 68/TTr-CP của Chính phủ ngày 01/3/2017 về Dự án Luật bảo vệ & Phát triển rừng
(sửa đổi).


19

“Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, ...và
các yếu tố môi trường khác ...”
“Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự
nhiên trên một phạm vi địa lý nhất định”.
Vì vậy, phạm vi sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện vẫn mang tính tuyệt
đối (như quy định của Luật Bảo vệ & Phát triển rừng 2004).
Tác giả cho rằng, quy định về sở hữu rừng của Luật Lâm nghiệp 2017 đã kế
thừa và ít thay đổi về nội hàm, ý nghĩa của quy định trừ quy định hoàn toàn mới về
sở hữu chung của chủ rừng là cộng đồng dân cư.
Thứ ba, về quyền sở hữu, theo Khoản 10 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy
định: “Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác
gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng
rừng”.
Mặc dù về câu chữ, định nghĩa quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không
thay đổi, Luật Lâm nghiệp 2017 quy định quyền sở hữu của các chủ rừng thông qua
chế định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng như sau:
(i)
Tổ chức kinh tế trong nước được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất;

giao đất để trồng rừng phòng hộ bằng vốn tự đầu tư, cho thuê đất để trồng rừng sản
xuất bằng vốn tự đầu tư;
(ii)
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng;
cho thuê rừng sản xuất; giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ; cho thuê đất
để trồng rừng sản xuất;
(iii) Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng, rừng phịng
hộ và rừng sản xuất;
(iv) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất
để trồng rừng.
Tuy nhiên, về quyền sử dụng, Luật Lâm nghiệp 2017 đã bổ sung thêm nhiều
quyền sử dụng cho nhiều chủ rừng cụ thể như:
(i)
Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có quyền hưởng chính sách
đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; cho thuê môi trường rừng;
hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương án
quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.


×