Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.01 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG TIỂU HẬU

TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN
DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CĨ
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN
DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CĨ
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn
Học viên: Lương Tiểu Hậu
Lớp: Cao học Luật Bình Thuận, Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài: “Tội chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo luật hình sự Việt
Nam” là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS. Phan Anh Tuấn. Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến,
quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thơng tin này đều được trích dẫn
nguồn cụ thể và chính xác. Các số liệu, thơng tin được sử dụng trong Luận văn là
hoàn toàn khách quan và trung thực.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Lương Tiểu Hậu

năm 2020


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
CQĐT

: Bộ luật hình sự
: Cơ quan điều tra

CSHS


: Chính sách hình sự

CTTP

: Cấu thành tội phạm

HĐTP

: Hội đồng thẩm phán

TANDTC

: Tòa án nhân dân Tối cao

TNHS
VKS

: Trách nhiệm hình sự
: Viện kiểm sát


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI “BIẾT RÕ TÀI SẢN LÀ DO NGƯỜI
KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ” TRONG TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU
THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ ............................... 8
1.1. Quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu định tội “Biết rõ tài sản
là do người khác phạm tội mà có” trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có .................................................................. 8

1.2. Một số vướng mắc về dấu hiệu định tội “Biết rõ tài sản là do người
khác phạm tội mà có” trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có .......................................................................................11
1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu định tội “Biết rõ tài
sản là do người khác phạm tội mà có” trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có ..........................................................18
Kết luận Chương 1 .............................................................................................22
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ
TRONG TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI
KHÁC PHẠM TỘI MÀ CĨ..............................................................................23
2.1. Quy định của pháp luật hình sự về giá trị tài sản do người khác phạm
tội mà có trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có ...........................................................................................................23
2.2. Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định về giá trị tài sản
do người khác phạm tội mà có trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có .......................................................................25
2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về giá trị tài sản
do người khác phạm tội mà có trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có .......................................................................32
Kết luận Chương 2 .............................................................................................37


KẾT LUẬN CHUNG .........................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong số các loại vi phạm pháp luật, tội phạm là loại vi phạm pháp luật có
tính chất nguy hiểm cao nhất, thể hiện ở việc nó xâm phạm nghiêm trọng đến các
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Do đó, đấu tranh, phịng ngừa tội phạm là
việc làm hết sức quan trọng để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền
bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo
vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội. Nhận thức được tầm quan trọng
của việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, Bộ luật Hình sự đã quy định mọi cơng
dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phịng, chống tội phạm.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn một số công dân đã thiếu ý thức thực
hiện nghĩa vụ công dân trong việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm; thay vào đó lại
gián tiếp tạo các điều kiện thuận lợi cho các đối tượng xấu thực hiện tội phạm
ngày càng nhiều thông qua hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có. Những người này đã vì những lợi ích vật chất nhất định để thực
hiện hành vi phạm pháp, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi phạm tội
thực hiện ngày càng phổ biến, gây ra rất nhiều khó khăn cho các cơ quan tiến hành
tố tụng trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi phạm tội. Chính vì lý
do đó, pháp luật hình sự nước ta đã quy định tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có” trong Bộ luật Hình sự để thể hiện thái độ nghiêm
khắc của Nhà nước trong việc đấu tranh với loại tội phạm phổ biến này.
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có lần
đầu tiên được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1985 (sửa đổi, bổ sung năm
1989, 1991, 1992, 1997) tại Điều 201, sau đó tiếp tục được ghi nhận tại Điều
250 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Hiện nay, Tội
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định
tại Điều 323 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Mặc dù
Bộ luật Hình sự đã quy định khung pháp lý khá rõ ràng về hành vi chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tuy nhiên những quy định
này vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định như một số dấu hiệu định tội còn



2
chưa rõ ràng, nhiều nội dung chưa được giải thích cụ thể nên chưa có cách hiểu
và áp dụng pháp luật thống nhất. Thực tiễn xét xử các vụ án về Tội chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cịn gặp nhiều khó khăn, có
nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định dấu hiệu “Tài sản do người khác
phạm tội mà có”, đồng thời chưa có tiêu chí cụ thể để đánh giá thế nào là “Biết
rõ tài sản do người khác phạm tội mà có”… nhiều khi các cơ quan tiến hành tố
tụng và Tịa án khơng đánh giá một cách đầy đủ các tình tiết liên quan đến vụ
án dẫn đến việc định tội danh và áp dụng hình phạt chưa thật sự phù hợp. Do
đó, việc nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn xét xử
về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là việc
làm hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay để kịp thời phát hiện những bất
cập và đề xuất các giải pháp để hồn thiện nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh,
phịng chống loại tội phạm này.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tội chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo luật hình sự Việt Nam”
để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, các đề tài nghiên cứu về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có đã được thực hiện khá nhiều vì hành vi này khá
phổ biến trong thực tế. Qua tra cứu, tác giả đã được tiếp cận một số cơng trình sau:
- Nhóm thứ nhất: Các giáo trình luật hình sự, sách có liên quan về tội tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như: (1) Võ Khánh Vinh (Chủ biên)
(2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội; (2) Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; (3) Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, NXB Cơng an nhân dân, Hà
Nội; (4) Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam - Phần Các tội phạm, NXB Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam,

TP.HCM; (5) Phạm Văn Beo (2012), Luật hình sự Việt Nam (quyển 2 phần các
tội phạm), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; (6) Phạm Văn Beo (2013), Luật
hình sự Việt Nam (quyển 1 phần chung), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; (6)


3
Đinh Văn Quế (2012), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm)
– Tập 9, NXB TP.Hồ Chí Minh,...
Những giáo trình, sách nêu trên có nội dung chủ yếu chỉ dừng lại ở việc
phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có, lý luận chung về định tội danh. Đây là tài liệu quan trọng cho luận văn tham
khảo khi nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý, lý luận về định tội danh đối với tội
tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo Luật hình sự Việt Nam.
- Nhóm thứ hai, các luận văn Thạc sĩ Luật học có liên quan đến đề tài có
thể kể đến như: (1) Huỳnh Minh Ân (2011), Phòng ngừa tội chứa chấp hoặc
tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn tỉnh Long An, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; (2) Lê Minh
Phước (2011), Định tội danh đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh năm 2011; (3) Quách Hữu Thái
(2011), Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo
luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Tp.
Hồ Chí Minh ...
- Nhóm thứ ba, các bài báo khoa học có liên quan đến đề tài có thể kể
đến như: (1) Nguyễn Văn Vương (2003), “Một số vướng mắc khi áp dụng
Điều 104 và 250 Bộ luật hình sự”, Tịa án nhân dân, Số 7, tr. 19-20; (2) Lê
Văn Luật (2004), “Bàn về điều 250 bộ luật Hình sự”, Tịa án nhân dân, Số 11,
tr. 25-27; (3) Phạm Văn Báu (2004), “Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam”, Luật học, Số 5, tr.37; (4) Mai Bộ (2006), “Bàn về hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có trong Bộ luật Hình sự năm 1999”, Kiểm sát, Số

20, tr.30-35; (5) Đỗ Việt Cường, Trần Hưng Bình (2007), “Những vướng mắc
trong nhận thức và áp dụng quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự về tội tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, Kiểm sát, Số 22, tr. 39 – 42; (6)
Thái Chí Bình (2012), “Bàn thêm về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có”, Nghiên cứu lập pháp, Số 24(232), tr.29-36; (7)
Thái Chí Bình (2012), “Một vài ý kiến về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có”, Tịa án nhân dân, Số 20, tr1-10; (8) Đặng Thị


4
Tuyết Nhung (2013), “Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có”, Tịa án nhân dân, Số 14, tr.27-29; (9) Phùng Đức Khương
(2013), “Những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng điểu 250 Bộ luật hình
sự về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, Kiểm sát, Số 7,
tr.46-47; (10) Vũ Thành Long (2013), “Thực tiễn định tội danh "Chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" theo điều 250 Bộ luật
hình sự”, Kiểm sát, Số 13, tr.28-31; (11) Bùi Văn Thành (2015), “Một số kiến
nghị hoàn thiện tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có”, Khoa học Kiểm sát, Số 02 (06), tr. 50 – 52; (12) Vũ Thị Thùy Dung
(2015), “Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Hình
sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”,
Thanh tra, Số 08, tr. 71 – 72; (13) Trần Thị Ngọc Hiếu (2016), “Tội chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo luật hình sự
Việt Nam”, Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề tháng 9, tr. 9-12, 19; (14)
Trương Văn Anh (2017), “Giải pháp hoàn thiện quy định hoạt động tố tụng
hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”,
Thanh tra, Số 08, tr. 29 – 31; (15) Đỗ Nam Trung (2020), “Tội chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có - vướng mắc và kiến nghị
hồn thiện”, Tịa án nhân dân, Số 2, tr. 11 – 14…
Đa số cơng trình nghiên cứu này đều sử dụng các quy định pháp luật điều

chỉnh về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
trước thời điểm Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu
lực thi hành nên nhiều nội dung đã khơng cịn phù hợp, đồng thời chưa cập
nhật các nội dung mới được quy định mới. Bên cạnh đó, các cơng trình đã cơng
bố mới chỉ tập trung phân tích, đánh giá một vài nội dung nhỏ liên quan đến
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như chỉ ra
một số bất cập về pháp luật và thực tiễn áp dụng, đưa ra bình luận về các dấu
hiệu định tội của tội danh này… chứ chưa đánh giá một cách đầy đủ và toàn
diện các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về tội phạm này, đặc biệt là các
dấu hiệu định tội khi xét xử các vụ án về tội danh này. Vì thế, trong điều kiện
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mới có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2018, đề tài “Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người


5
khác phạm tội mà có theo luật hình sự Việt Nam” là một đề tài còn nhiều vấn
đề cần tiếp tục nghiên cứu và có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá những bất cập,
vướng mắc khi áp dụng trong thực tiễn quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có, đề tài sẽ đưa ra những kiến nghị hồn
thiện quy định pháp luật hình sự về tội này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đặt ra và
giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có.
- Chỉ ra những vướng mắc, hạn chế trong việc quy định và áp dụng các
quy định của luật hình sự về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có.
- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về Tội chứa

chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là Tội
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại
Điều 323 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có trên phạm vi cả nước.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các vụ án Tội chứa chấp hoặc tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có từ năm 2015 đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là phép biện chứng
duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
đấu tranh phòng, chống tội phạm.


6
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm giải
quyết các mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, đó là:
- Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp là hai phương pháp chủ
đạo, được sử dụng để phân tích các vấn đề lý luận cũng như quy định của pháp
luật liên quan Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có;
tổng hợp, phân tích các vấn đề pháp lý có liên quan từ thực tiễn áp dụng pháp
luật. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm tắt nội dung của
mỗi chương và đưa ra kết luận chung cho toàn luận văn.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh cách áp dụng pháp luật
hình sự liên quan đến Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có để từ đó chỉ ra những điểm không thống nhất trong việc áp dụng các
dấu hiệu định tội của tội này trong các bản án.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng để tập hợp các quy định pháp luật

có liên quan cũng như các số liệu, báo cáo, vụ việc từ thực tiễn xét xử đối với
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có làm cơ sở dữ
liệu để phân tích, đánh giá một cách tồn diện các vấn đề pháp lý và thực tiễn về
trách nhiệm hình sự đối với tội danh này.
- Phương pháp bình luận án được sử dụng để bình luận các bản án trong
thực tiễn xét xử vào nội dung đề tài nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến Tội chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có ý nghĩa hết sức quan
trọng và cần thiết trong việc đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này.
Về lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, hoàn thiện các
quy định pháp luật về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có. Bên cạnh đó, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cần thiết cho các nhà
khoa học, các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành luật hình sự và những
người làm cơng tác thực tiễn như luật sư, kiểm sát viên, điều tra viên... Những
kiến nghị của luận văn sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả áp dụng
các quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có trong thực tế.


7
7. Cơ cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
có hai chương:
Chương 1: Dấu hiệu định tội “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội
mà có” trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Chương 2: Giá trị tài sản do người khác phạm tội mà có trong Tội chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.



8
CHƯƠNG 1
DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI “BIẾT RÕ TÀI SẢN LÀ DO NGƯỜI KHÁC
PHẠM TỘI MÀ CÓ” TRONG TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ
TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CĨ
1.1. Quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu định tội “Biết rõ tài
sản là do người khác phạm tội mà có” trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có
Hiện nay, Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có được quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) như sau:
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ
là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới
300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10
năm đến 15 năm:



9
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc tồn bộ tài sản.
Phân tích quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có, hiện nay ngồi quy định tại Điều 323 BLHS năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) có thể rút ra các dấu hiệu định tội của tội phạm này như sau:
- Khách thể trực tiếp của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có là trật tự cơng cộng, trật tự trị an xã hội. Đối tượng tác
động của tội phạm này là tài sản do người khác phạm tội mà có.
- Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi không hứa hẹn
trước mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản mà mình biết rõ là do người khác phạm
tội mà có. “Chứa chấp tài sản” là một trong các hành vi sau đây: cất giữ, che
giấu, bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che dấu, bảo
quản tài sản đó. Cịn “Tiêu thụ tài sản” là một trong các hành vi sau đây: mua,
bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận
tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó1.
Tội phạm này có cấu thành hình thức. Tội phạm hồn thành khi người
phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên.
- Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
- Người phạm tội có lỗi cố ý. Họ nhận thức rõ tài sản là do người khác
phạm tội mà có mà vẫn thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản này và
không hứa hẹn, bàn bạc hoặc thỏa thuận trước với người có tài sản do phạm tội
mà có. Nếu người phạm tội hứa hẹn trước về việc chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có thì bị coi là đồng phạm với người phạm tội đó.
Người thực hiện tội phạm này phải “Biết rõ” tài sản mà mình chứa chấp

hoặc tiêu thụ có nguồn gốc là “Tài sản do người khác phạm tội mà có”. “Biết rõ
1

Khoản 1, 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09.


10
tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài
sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc
mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi
phạm tội. Nếu người phạm tội không biết hoặc không rơi vào các trường hợp
buộc phải biết nguồn gốc của tài sản là do người khác phạm tội mà có thì hành vi
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản này cũng không cấu thành Tội chứa chấp hoặc
tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có mà có.
Động cơ và mục đích phạm tội khơng phải là dấu hiệu định tội.
Như vậy, để cấu thành Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có địi hỏi người thực hiện hành vi phạm tội phải “Biết rõ tài sản là
do người khác phạm tội mà có”. Điều này được hiểu là để truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có thì phải chứng minh được người này “Biết rõ” tài sản mà mình
chứa chấp hoặc tiêu thụ là do người kia phạm tội mà có, nghĩa là người này buộc
phải biết hoặc có đủ điều kiện để biết; cịn nếu như họ khơng biết (khơng buộc
phải biết) tài sản do người khác phạm tội mà có thì cũng không cấu thành tội này.
Khi biết tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng người phạm tội vẫn
chứa chấp, tiêu thụ tài sản đó thì lỗi của người này là lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là
thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội khi thực hiện hành vi chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là họ nhận thức rõ hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng họ
mong muốn cho hậu quả xảy ra. Còn nếu như người này khi thực hiện hành vi
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, họ lại nhận thức

được hành vi của mình là nguy hiểm nhưng không mong muốn cho hậu quả xảy
ra mà có ý để mặc hậu quả xảy ra (lỗi cố ý gián tiếp) hoặc tin hậu quả không xảy
ra (lỗi vô ý do quá tự tin); hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây
ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu
quả đó (lỗi vơ ý do cẩu thả) thì người này sẽ khơng bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội này.
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) khơng có bất cứ văn bản
nào hướng dẫn chi tiết về các dấu hiệu định tội của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ


11
tài sản do người khác phạm tội mà có, điều này ít nhiều gây ra những khó khăn
nhất định cho quá trình áp dụng pháp luật khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với tội danh này trong thực tế.
Theo Từ điển Tiếng Việt, biết là “Có ý niệm về người, vật hoặc điều gì đó,
để có thể nhận ra được hoặc có thể khẳng định được sự tồn tại của người, vật
hoặc điều ấy” hay “Nhận rõ được thực chất hoặc giá trị để có được sự đối xử
thích đáng”2. Từ đó có thể hiểu, người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản
“Biết rõ là do người khác phạm tội mà có” là việc một người khi thực hiện hành
vi chứa chấp, tiêu thụ đã có sự đánh giá của riêng bản thân về tài sản mà mình
chứa chấp, tiêu thụ và nhận biết được đó là tài sản do phạm tội mà có, nhưng vì
lý do nào đó vẫn thực hiện hành vi chứa chấp, tiêu thụ3.
Thực tiễn xét xử hiện hành vẫn tiếp tục áp dụng hướng dẫn của Thông tư
liên tịch số 09 hướng dẫn Điều 250 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm
2009) trước đây để làm cơ sở xác định các vấn đề pháp lý có liên quan đến Tội
chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Về dấu hiệu định tội “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có”,
Thơng tư liên tịch số 09 hướng dẫn như sau: “Biết rõ tài sản là do người khác
phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ
người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng

tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội4. Tuy nhiên, Thông
tư liên tịch số 09 được ban hành để hướng dẫn Điều 250 BLHS năm 1999 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009) nên khơng cịn hiệu lực áp dụng, một số nội dung khơng
cịn phù hợp với thực tiễn xét xử theo quy định mới tại Điều 323 BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
1.2. Một số vướng mắc về dấu hiệu định tội “Biết rõ tài sản là do
người khác phạm tội mà có” trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có
- Thứ nhất, xác định thời điểm người thực hiện hành vi chứa chấp, tiêu thụ
“Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có”
Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, tr. 64-65.
Thái Chí Bình (2012), “Bàn thêm về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 24(232), tr.34.
4
Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 09.
2
3


12
- Vụ án thứ nhất:
Bản án hình sự sơ thẩm số 49/2018/HS-ST do Tòa án nhân dân huyện H,
tỉnh Long An xét xử ngày 23/11/2018 có nội dung như sau:
Theo lời khai của Trần Minh T, vào khoảng tháng 8/2018, Nguyễn Văn
M.E (bạn học của Trần Minh T) nhờ T chạy xe thay cho M.E để đi giao tại các
địa điểm M.E thông báo, T đồng ý. T hỏi quá trình chạy xe và tiền cơng vận
chuyển. M.E cho số điện thoại 01266.xxx.109 của người thuê ở AS -Thành phố
Hồ Chí Minh, khơng nói tên,chỉ nói liên lạc sẽ có xe chạy. T liên lạc và được một
thanh niên thỏa thuận trả tiền công mỗi chuyến là 400.000 đồng, khi có xe sẽ
liên lạc để T đến lấy và đem đi giao, T đồng ý.

Khoảng 04 giờ 30 phút, ngày 20/9/2018, T điện thoại nhờ Nguyễn Văn Đ
chở đến bến xe HN .T đi xe buýt đến bến xe AS. Đến nơi, T điện thoại cho người
thanh niên thuê chạy xe. Người này bảo T liên lạc số điện thoại 01652.xxx.141,
người tên M sẽ dẫn T đi nhận xe. Sau khi liên lạc, M đến chở T đến bãi xe cách
Bến xe AS khoảng 200 mét, M đưa thẻ giữ xe và 400.000 đồng tiền công vận
chuyển, bảo T vào bãi lấy xe mô tô loại Winner màu đen, biển số 93E1-xxx.03,
chìa khóa cắm sẵn trong ổ khóa. T nhận xe điều khiển về huyện H, đến ngã ba
OT, thuộc xã MTB, phát hiện lực lượng Công an, T điều khiển xe ngược về
hướng cầu KT, đến đoạn giao nhau giữa đường 838 với đường T19 thuộc ấp 5,
xã MTB thì bị bắt quả tang cùng tang vật.
* Phần nhận định của Bản án:
Khoảng 09 giờ 45 phút, ngày 20/9/2018, Trần Minh T điều khiển xe mô tô
nhãn hiệu Honda, loại Winner, màu đen, biển số 93E1-xxx.03, do người khác
phạm tội mà có, từ ngã tư AS, Thành phố Hồ Chí Minh về xã MQT, huyện H,
tỉnh Long An tiêu thụ, trên đường vận chuyển đến địa phận ấp 5 xã MTB, huyện
H thì bị lực lượng Cơng an huyện H kiểm tra, bắt quả tang; Giá trị xe được xác
định là 38.000.000 đồng.
Sau khi được lực lượng Công an cho biết xe máy nhãn hiệu Honda, loại
Winner, màu đen, biển số 93E1-xxx.03 mà T nhận vận chuyển là tài sản do
người khác phạm tội mà có thì T mới biết được đó là xe máy do người khác
phạm tội mà có. Trên cơ sở đấu tranh, T đã thừa nhận hành vi phạm tội.


13
Tại phiên toà, bị cáo T khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Lời khai của
bị cáo phù hợp khách quan với Biên bản bắt người phạm tội quả tang lập lúc
09 giờ 45 phút ngày 20/9/2018, lời khai người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
cùng các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tịa.
Bị cáo T đủ lý trí và năng lực để nhận thức được hành vi “Tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có” là vi phạm pháp luật, nhưng vẫn thực hiện với

lỗi cố ý; Đã đủ căn cứ kết luận hành vi của bị cáo T phạm vào tội “Tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có”, tội phạm và hình phạt được quy định tại
khoản 1 Điều 323 Bộ luật hình sự năm 2015.
...
Đối với: Nguyễn Văn M.E đã bỏ địa phương đi, không xác định được chỗ ở,
không làm việc được; Người giao xe, người nhận xe do bị cáo T khai ra, không
xác định được nhân thân, lai lịch, nơi ở, không mời làm việc được. Những lần vận
chuyển xe khác do bị cáo T khai nhận, không xác định được bị hại, khơng thu
được vật chứng; Ngồi lời khai của bị cáo T, khơng cịn tài liệu, chứng cứ nào
khác làm căn cứ để thẩm tra, xác minh, nên không đề cập trong vụ án này là phù
hợp. Nhằm tránh bỏ lọt tội phạm, kiến nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an
huyện H tiếp tục xác minh làm rõ, xử lý sau theo qui định của pháp luật.
* Phần Quyết định của bản án
1. Căn cứ: khoản 1 Điều 323, điểm i, s khoản 1 Điều 51, Điều 32, Điều 35,
các Điều 46, 47 và 48 của Bộ luật Hình sự năm 2015; Các Điều 106, 135, 136,
299 và 326 của Bộ luật Tố tụng Hình sự và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14
ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn,
giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tịa án;
2. Tun bố: Bị cáo Trần Minh T phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có”.
3. Xử phạt tiền đối với bị cáo Trần Minh T 15.000.000 đồng (mười lăm
triệu đồng).
* Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra từ vụ án:
Khi đánh giá lỗi có “Biết rõ tài sản do người khác phạm tội mà có” hay
khơng phải căn cứ vào thời điểm mà người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ nhận


14
biết. Theo đó, thời điểm đánh giá là thời điểm khi người có hành vi chứa chấp,
tiêu thụ thực hiện hành vi chứ khơng phải thời điểm trong q trình điều tra, truy

tố, xét xử (sau khi hành vi chứa chấp, tiêu thụ được thực hiện). Hiện nay, trong
một số vụ án, do ngại trách nhiệm (sợ khởi tố, truy tố, xét xử sai) cũng như
không hiểu rõ quy định của pháp luật nên có cơ quan, người tiến hành tố tụng
dựa theo sự “thừa nhận” của người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ về việc họ có
biết hay không biết tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ do người khác phạm tội mà
có để quyết định có khởi tố, truy tố hay không. Việc đánh giá như vậy là sai lầm.
Trong những trường hợp người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có khơng thừa nhận việc biết tài sản đó là do phạm tội mà có
thì cần phân tích hành vi của họ trên cơ sở đánh giá các yếu tố liên quan đến
nhân thân của họ (tuổi đời, trình độ học vấn, tiền án, tiền sự, sức khỏe…), mối
quan hệ giữa họ với người phạm tội, môi trường sống, làm việc, thời điểm, hoàn
cảnh họ thực hiện hành vi chứa chấp, tiêu thụ… để đánh giá có thực họ không
biết tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ khơng phải do phạm tội mà có hay khơng.
Điều đó có nghĩa, khi chứng minh lỗi của người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ
phải xuất phát từ lỗi của họ khi thực hiện hành vi, chứ không phải xuất phát từ
sự nhìn nhận của họ. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy có trường hợp cơ quan
tiến hành tố tụng đã nhận định sai thời điểm người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ
tài sản “Biết rõ tài sản do người khác phạm tội mà có” nên khi định tội danh có
phần áp đặt, khơng phù hợp với ngun tắc suy đốn vơ tội trong BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Phân tích nội dung của vụ án này có thể thấy điểm bất hợp lý ở chỗ cơ
quan tiến hành tố tụng huyện H, tỉnh Long An chỉ dựa vào lời khai của Trần
Minh T để làm chứng cứ khởi tố, truy tố và xét xử T về Tội tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có mà khơng phân tích, đánh giá một cách khách quan
các tình tiết xảy ra trên thực tế để định tội danh đối với T. Điều đáng nói ở chỗ
thời điểm T biết được xe máy nhãn hiệu Honda, loại Winner, màu đen, biển số
93E1-xxx.03 mà T nhận vận chuyển là tài sản do người khác phạm tội mà có là
sau khi bị bắt. Trước khi bị bắt T chỉ biết thực hiện giao kèo với M.E đi vận
chuyển xe đến địa điểm thông báo để được nhận thù lao. Thực ra đây chỉ là một
quan hệ pháp luật dân sự thuần túy vì T khơng biết được xe máy do mình vận

chuyển có nguồn gốc do người khác phạm tội mà có. Như vậy, đối chiếu với quy


15
định của pháp luật về dấu hiệu “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà
có”, việc truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có” đối với T trong vụ án này là chưa chính xác, khơng đánh giá
đúng nhận thức của T đối với hành vi phạm tội của mình.
Vướng mắc được đặt ra từ vụ án này là cần phải hướng dẫn để xác định
thời điểm người thực hiện hành vi chứa chấp, tiêu thụ “Biết rõ tài sản là do
người khác phạm tội mà có” trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có.
- Thứ hai, về nội dung của dấu hiệu “Biết rõ tài sản là do người khác
phạm tội mà có”.
- Vụ án thứ hai:
Bản án hình sự phúc thẩm số 232/2020/HS-PT ngày 18/5/2020 của Tòa án
nhân dân TP. Hồ Chí Minh.5
* Nội dung vụ án:
Vào khoảng 04h00' ngày 01/9/2019, T nhận được điện thoại của một
người thanh niên (chưa rõ lai lịch) nói T đến khu vực cầu vượt LX thuộc phường
F, quận TĐ nhận xe gắn máy do trộm cắp mà có đem về Long An giao qua biên
giới, T sẽ được trả công 1.000.000 đồng, T đồng ý.
Sau đó, T đi xe khách từ Tây Ninh đến cầu vượt LX và thuê xe ôm chở vào
hẻm phía sau bãi container trên Quốc lộ 1A, khu phố 3, phường F, quận TĐ
nhận 01 xe mô tô Yamaha Exciter (không biển số) của một thanh niên chờ sẵn.
Sau khi nhận xe do xe khơng có biển số nên T mang xe gửi vào bãi xe siêu thị
Coop-Xtra - tại số 934 Quốc lộ 1, khu phố 4, phường G, quận TĐ. Đến 14h00'
ngày 02/9/2019, T thuê C là xe ôm chở đến siêu thị lấy xe. Khi T dẫn xe ra ngồi
thì bị Cơng an phường G, quận TĐ phát hiện, kiểm tra đưa về trụ sở làm việc.
Qua xác minh, xe mô tô Yamaha Exciter, số khung: 1010JY092352, số

máy: G3D4E858786, có biển số là 76G1-361.22, thuộc sở hữu của ông B. Ngày
31/8/2019, ông B để xe tại phòng trọ số 49 Đường số 1, khu ST, khu phố TN,
5

Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2020), Bản án hình sự phúc thẩm số 232/2020/HS-PT ngày 18/5/2020,
nguồn: (truy cập ngày: 15/8/2020)


16
phường DA, thị xã DB, tỉnh D thì bị mất trộm xe. Cơ quan điều tra đã giao xe
mô tô nêu trên cho Công an thị xã DB, tỉnh D điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Ngày 10/9/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã DB, tỉnh D đã khởi
tố vụ án “Trộm cắp tài sản”.
Tại Cơ quan điều tra, T đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như trên.
C là xe ôm được T thuê chở đi nhưng không biết việc T đi tiêu thụ tài sản do
phạm tội mà có nên Cơ quan điều tra không xử lý đối với C.
Tại bản kết luận định giá tài sản số 1717/BBĐG-HĐĐGTS ngày
12/9/2019 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự quận Thủ Đức,
kết luận: xe Yamaha Exciter số khung: 1010JY092352, số máy: G3D4E858786,
khơng có biển số trị giá 45.000.000 đồng.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 43/2020/HSST ngày 28/02/2020 của Tòa án
nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đã tuyên xử:
Tuyên bố bị cáo T phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.
* Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra từ vụ án:
Trong vụ án này, bị cáo T chỉ biết ngưởi thanh niên (khơng rõ lai lịch) nói
là muốn bán xe trộm cắp được (theo lời khai của T) nhưng khơng biết thanh niên
đó thực hiện hành vi trộm cắp tài sản như thế nào? Có đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự hay khơng? Có thật là xe máy do trộm cắp được hay không?
Về vấn đề này, hiện nay có hai quan điểm khác nhau liên quan đến việc xác
định nội dung của dấu hiệu “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có”.

Quan điểm thứ nhất cho rằng “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội
mà có” là việc người thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản biết được
đầy đủ thông tin về các yếu tố cấu thành tội phạm làm phát sinh tài sản đó như
người thực hiện hành vi phạm tội để có tài sản là ai? Độ tuổi bao nhiêu? Hành vi
phạm tội để có tài sản đã thực hiện là gì? Người đó phạm tội nào? Nếu không
biết đầy đủ các thông tin này thì khơng đủ cơ sở để xác định người chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có”.
Quan điểm thứ hai cho rằng người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản “Biết rõ
tài sản là do người khác phạm tội mà có” nếu ý thức chủ quan của họ biết được


17
nguồn gốc của tài sản do mình chứa chấp hoặc tiêu thụ là do người khác thực
hiện hành vi phạm tội mà có; khơng cần quan tâm người thực hiện hành vi chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản biết hay khơng biết về các tình tiết, dấu hiệu liên quan
đến hành vi phạm tội để tạo ra tài sản đó. Quan điểm này được áp dụng khá phổ
biến trong thực tiễn.
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng
cũng chưa chú trọng việc xác định chính xác đối tượng tác động của tội phạm
này, chỉ cần chứng minh người chứa chấp, tiêu thụ tài sản mà biết là tài sản đó
do người khác phạm tội mà có, trị giá tài sản chiếm đoạt thỏa mãn giá trị định
lượng quy định tại các tội phạm tương ứng thì đã truy tố, xét xử đối với người
thực hiện hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản đó về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có mà khơng cần quan tâm đến người chiếm
đoạt tài sản có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc có năng lực chịu trách
nhiệm hình sự hay khơng, tức là khơng cần chứng minh hành vi của người chiếm
đoạt tài sản có cấu thành tội phạm hay không. Thực tiễn định tội danh xử lý vấn
đề này theo hướng chỉ cần chứng minh tài sản được chứa chấp, tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có, cịn cụ thể người phạm tội đó có nhân thân như
thế nào khơng địi hỏi phải chứng minh6.

Để hướng dẫn cụ thể hơn về dấu hiệu “Biết rõ tài sản là do người khác
phạm tội mà có” trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có, trong Cơng văn số 1620/VKSTC-V2 ngày 05/5/2016 gửi Tổng cục
Cảnh sát – Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có ý kiến về việc giải
quyết vụ án chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và sửa
đổi Thơng tư liên tịch số 09 như sau: “Đồng nhất với ý kiến của Tòa án nhân
dân tối cao tại Công văn số 100/TANDTC-PC ngày 12/4/2016 gửi Bộ Công an
là: Theo quy định của Điều 250 BLHS năm 1999 và Khoản 1, Khoản 2 Thông tư
liên tịch số 09/2011 thì cấu thành cơ bản tội phạm này về ý thức chủ quan thì chỉ
bắt buộc người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết tài sản đó do người
khác thực hiện hành vi phạm tội mà có, mà khơng buộc người tiêu thụ, chứa
chấp phải biết rõ ai là người đã trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội để có được
Lê Minh Phước (2011), Định tội danh đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.39.
6


18
tài sản đó và họ đã bị xử lý hình sự hay chưa. Do đó, nếu có đủ chứng cứ chứng
minh được ý thức chủ quan của người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ biết rõ các
tài sản mà họ chứa chấp, tiêu thụ do người khác phạm tội mà có thì có đủ căn cứ
để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ về tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có” theo Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 1999
(Điều 323 Bộ luật Hình sự năm 2015)”. Tuy nhiên, cơng văn này chỉ là một văn
bản hành chính thơng thường, không phải là văn bản hướng dẫn áp dụng pháp
luật của TANDTC nên khơng có tính pháp lý và bắt buộc chung để áp dụng
trong quá trình xét xử các vụ án liên quan đến Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có nói chung và việc xác định dấu hiệu “Biết rõ
tài sản là do người khác phạm tội mà có” nói riêng. Do vậy, cần ban hành văn
bản sửa đổi quy định của Thông tư liên tịch số 09 để vừa bảo đảm nguyên tắc

hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật vừa phù hợp với những nội dung mới
của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy
định tại Điều 323 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Như vậy, từ vụ án nêu trên vướng mắc đặt ra cần giải quyết là: để áp dụng
dấu hiệu “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” thì có đòi hỏi người
thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản biết được đầy đủ thông tin về
các yếu tố cấu thành tội phạm làm phát sinh tài sản đó hay khơng? Chẳng hạn:
người thực hiện hành vi phạm tội để có tài sản là ai? Độ tuổi bao nhiêu? Hành vi
phạm tội để có tài sản đã thực hiện là gì? Người đó phạm tội nào? Nếu khơng
biết đầy đủ các thơng tin này thì có được áp dụng tình tiết “Biết rõ tài sản là do
người khác phạm tội mà có” để truy cứu một người về tội chứa chấp hoặc tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hay khơng?
1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu định tội “Biết rõ
tài sản là do người khác phạm tội mà có” trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có
Tại Mục 1.2 của Luận văn, trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng dấu hiệu
định tội “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” trong Tội chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong các vụ án cụ thể đã chỉ
ra một số vướng mắc sau:


19
- Thứ nhất, cần phải hướng dẫn để xác định thời điểm người thực hiện
hành vi chứa chấp, tiêu thụ “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có”
trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
- Thứ hai, để áp dụng dấu hiệu “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội
mà có” thì có địi hỏi người thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản biết
được đầy đủ thông tin về các yếu tố cấu thành tội phạm làm phát sinh tài sản đó
hay không? Nếu không biết đầy đủ các thông tin này thì có được áp dụng tình
tiết “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” để truy cứu một người về

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hay khơng?
* Nguyên nhân của các vướng mắc nêu trên xuất phát từ các lý do sau:
- Thứ nhất, quy định của Bộ luật hình sự về các dấu hiệu pháp lý “Biết rõ
tài sản là do người khác phạm tội mà có” của Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có – có nội hàm gồm các khái niệm: “Biết rõ”, “Do
người khác phạm tội mà có” có tính khái qt cao, đa nghĩa dẫn nhiều cách hiểu
khác nhau trong quá trình áp dụng.
- Thứ hai, văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật không còn hiệu lực và
chưa đầy đủ các nội dung liên quan đến các vướng mắc.
Khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp
luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. Hiện
nay, BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã chấm dứt hiệu lực và bị
thay thế bởi BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nên các văn bản
hướng dẫn chi tiết thi hành như Thông tư liên tịch số 09 cũng cần phải được thay
thế cho phù hợp với các quy định mới cũng như thực tiễn đấu tranh, phòng
chống tội phạm.
Mặc khác những vướng mắc có tính chi tiết như trên chưa được hướng dẫn
nào của TANDTC.
Do vậy, để nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về dấu hiệu định tội “Biết
rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” trong Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có, tác giả kiến nghị:


×