Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.09 KB, 72 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm xã hội.
Hành vi này không chỉ trực tiếp xâm phạm an toàn trật tự công cộng mà còn cản
trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều
tra, xử lý người phạm tội, gián tiếp khuyến khích người khác phạm tội, phạm tội
nhiều lần. Trong khi nghiên cứu các nội dung cơ bản của loại tội phạm này, hành
vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ít được nghiên cứu đầy đủ và cụ
thể, chưa thật chú ý tới bản chất của nó. Vì thế, việc xác định nguyên nhân và điều
kiện của tội phạm còn hạn chế chưa bám sát với thực tiễn xảy ra. Điều đó, ảnh
hưởng không nhỏ tới việc làm gia tăng tình hình tội phạm này, cũng như đề ra các
biện pháp phòng ngừa đối với tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Mặt khác, các sách báo, tài liệu còn chưa thật quan tâm tới tội phạm này hoặc
có quan tâm nghiên cứu nhưng rất ít. Trong khi đó, hành vi tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có lại đang diễn ra hằng ngày, vừa bí mật, vừa công khai
có thể rất đơn giản hoặc vô cùng tinh vi, phức tạp dưới mọi hình thức nhằm hợp
pháp hoá tài sản có được do thực hiện các hành vi phạm pháp để đưa ra thị trường
tiêu thụ. Hơn nữa, tính chất nguy hiểm của tội phạm này thể hiện ở việc nó có liên
quan mật thiết tới tội phạm “rửa tiền” (loại tội phạm mà hiện nay người ta đã phải
lên tiếng “báo động đỏ” về những con số tiền bị tẩy rửa khổng lồ trên thế giới). Vì
vậy, việc nghiên cứu tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trở nên cấp
thiết để đáp ứng với sự phát triển ngày càng gia tăng của loại tội phạm này cũng
như phù hợp hơn với pháp luật quốc tế.
Với tính chất nguy hiểm của nó như vậy, song các cơ quan tố tụng lại gặp
những vướng mắc trong cách hiểu và vận dụng điều luật khi xét xử do còn thiếu
văn bản hướng dẫn thi hành điều luật. Đây là một kẽ hở, để bọn tội phạm này lợi
dụng thực hiện tội phạm trốn tránh sự truy tố của pháp luật.
Vì vậy, để đáp ứng với yêu cầu mới của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm
nói chung, cũng như cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm về tiêu thụ tài sản do
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 1


Khóa Luận Tốt Nghiệp
người khác phạm tội mà có nói riêng, việc nghiên cứu loại tội phạm này là điều
cần thiết và hết sức cấp bách hiện nay. Và đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài
“Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn
huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các quy định của
pháp luật hình sự về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, giúp cho
việc nghiên cứu điều luật này được sâu hơn, từ đó rút ra được nguyên nhân và điều
kiện của tội phạm về tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trên cơ sở đó,
đề tài đưa ra dự báo diễn biến của tình hình tội phạm này trong tương lai từ đó có
kế hoạch phòng ngừa có hiệu quả cao nhất.
Cũng qua việc nghiên cứu tội phạm này, đề tài nhằm tìm ra những khó khăn,
vướng mắc làm cản trở công tác giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng
đồng thời đề tài đã đưa ra những quan điểm trong việc hoàn thiện công tác đấu
tranh với tội phạm tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có về mặt pháp lý.
Điều này tạo cơ sở quan trọng nhằm hạn chế tình hình tội phạm tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có tiến tới loại trừ hoàn toàn tội phạm này ra khỏi đời
sống xã hội.
3.Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Giúp chúng ta hiểu được những căn cứ, những quy luật
phát triển của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, là căn cứ để xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Nâng cao vai trò của Đảng và nhà nước trong việc tuyên
truyền giáo dục ý thức pháp luật cho người dân, từ đó rút ra được những bài học
kinh nghiệm trong quá trình xử lý, đấu tranh phòng chống tội tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có, là một nội dung cần thiết để nâng cao vai trò quản lý
của nhà nước, bảo vệ cuộc sống bình yên cho xã hội, để pháp luật đi sâu vào đời
sống của nhân dân. Nâng cao công tác xét xử của tòa án, để từ đó có phương
hướng hoàn thiện điều luật quy định về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội

SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 2
Khóa Luận Tốt Nghiệp
mà có.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy luật đặc thù của sự phát triển,
những thuộc tính chung, những biểu hiện quan trọng nhất của tội tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: đề tài được nghiên cứu trên cơ sở pháp luật
hình sự Việt Nam và các văn bản khác có liên quan. Đồng thời, đề tài được nghiên
cứu dựa trên số liệu về sự diễn biến của tình hình tội tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có ở địa bàn huyện từ năm 2005 đến năm 2008 nhằm, góp phần vào
việc tăng cường hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và
tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng trên địa bàn huyện.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp luận Mác Lê Nin: là phương pháp nghiên cứu nghiên cứu các
hiện tượng xã hội trong sự phát triển lịch sử cụ thể, trong mối liên hệ mật thiết với
những yếu tố quy định chúng và gắn liền với đời sống thực tế.
Đề tài đã sử dụng phương pháp luận Mác Lê Nin để nghiên cứu những vấn đề
cơ bản nhất của tội phạm này dưới góc độ tội phạm học, đồng thời sử dụng những
phương pháp đặc thù trong tội phạm học nhằm làm rõ nguyên nhân, điều kiện của
tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội, số lượng tội phạm ẩn, tội phạm
thống kê, thực trạng tình hình tội phạm (phương pháp thống kê, phương pháp phân
tích, tổng hợp). Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng phương pháp so sánh pháp luật để so
sánh các văn bản pháp luật khác nhau có quy định về tội tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có để so sánh, từ đó rút ra những điểm mới tiến bộ cũng như
những hạn chế của các văn bản pháp luật hiện hành.
6. Bố cục của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung được chia làm 3
chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 3
Khóa Luận Tốt Nghiệp
có theo pháp luật hình sự Việt Nam
Chương 2: Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên
địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Nguyên nhân và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
cuộc đấu tranh phòng chống tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 4
Khóa Luận Tốt Nghiệp
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỘI TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC
PHẠM TỘI MÀ CÓ

1.1. Khái niệm về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1.1.1 Khái niệm về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
theo pháp luật hình sự Việt Nam
Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, những hành vi này không chỉ trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng, an toàn xã
hội mà còn cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc điều tra, xử lý người phạm tội, gián tiếp khuyến khích người khác phạm
tội, phạm tội nhiều lần [4, 23]. Do vậy theo luật hình sự Việt Nam, hành vi này
được coi là tội phạm từ rất sớm. Công ước của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội
phạm có tổ chức, mafia thì tài sản được định nghĩa như sau: “Tài sản là mọi của
cải dù là vật chất hay phi vật chất, động sản hay bất động sản, hữu hình hay vô
hình và các văn bản hay văn kiện pháp lý là bằng chứng cho việc sở hữu hoặc lợi
ích cho những của cải đó”. Còn tài sản do người khác phạm tội mà có là “bất cứ
tài sản nào bắt nguồn hay có được một cách trực tiếp hay gián tiếp từ việc phạm
tội” [14, 2]

Ở Việt Nam, tài sản để thục hiện hành vi tiêu thụ ở đây bao gồm: “vật, tiền,
giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [6, 83]. Như vậy, đối tượng của tội tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có chỉ có thể là tài sản. Tài sản do người khác
phạm tội mà có, có thể là tài sản của Nhà nước, của tổ chức, hoặc của công dân.
[16, 446] Người tiến hành hoạt động tiêu thụ ở đây rất đa dạng thể hiện dưới các
hình thức khác nhau nhằm thu lợi bất chính. Tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có là hành vi mua, trao đổi, nhận hoặc giúp cho việc mua bán, trao đổi tài
sản mình biết rõ là tài sản do hành vi phạm tội của người khác mà có (do trộm cắp
tài sản, cướp tài sản…)[34,764]. Hành vi phạm tội của người khác đó có thể là bất
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 5
Khóa Luận Tốt Nghiệp
kỳ tội phạm nào đựơc quy định trong BLHS mà kết quả trực tiếp của nó là chủ thể
có được tài sản một cách bất hợp pháp. Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội ở tội này được thực hiện không có sự hứa hẹn trước với người có tài sản
do phạm tội mà có. Do vậy, hành vi tiêu thụ không có tác động đến việc thực hiện
tội phạm của người có tài sản do phạm tội mà có. Đây là điểm khác so với hành vi
giúp sức trong đồng phạm. Hành vi có hứa hẹn trước có tác động đến việc thực
hiện tội phạm do đó được coi là hành vi giúp sức trong đồng phạm.
1.1.2. Vài nét về sự hình thành của tội tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có
1.1.2.1. Dưới chế độ phong kiến đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945
Ở thời kỳ này pháp luật nước ta phải kể đến bộ luật Hồng Đức hay còn gọi là
Quốc triều hình luật. Mặc dù chưa có định nghĩa pháp lý về tội tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có, nhưng bộ luật đã đề cập loại tội phạm này tại nhiều
điều luật. Điều 294 Quốc triều hình luật quy định: “Giữa ban ngày ăn cắp vặt cũng
xử tội đồ, đã lấy được của thì phải bồi thường một phần tang vật. Những kẻ chứa
chấp thì bị buộc tội nhẹ hơn một bậc và bắt bồi thường một phần ba tang vật. Kẻ
biết việc mà không cáo giác bị tội nhẹ hơn hai bậc”. Trong điều luật này hành vi
tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được các nhà làm luật đánh giá là ít
nguy hiểm hơn so với tội không tố giác tội phạm. Hành vi chứa chấp và tiêu thụ

thường gắn liền với nhau.
Quốc triều hình luật còn đề cập tới tội phạm này tại điều 460: “Những kẻ
nhận tài vật của kẻ ăn trộm, thay đổi hình dạng rồi đem bán thì xử nhẹ hơn tội ăn
trộm một bậc. Nếu vì nhầm mà nhận những đồ vật ấy, thì chỉ phạt 60 trượng, biếm,
biếm hai tư. Nếu không biết mà mua những đồ vật ấy, thì truy số tiền mua ở người
bán, còn đồ vật thì được trả lại cho chủ mất”. Như vậy tại điều luật này, người mua
phải đồ gian nhưng ngay tình thì được lấy lại số tiền đã mua ở người bán còn đồ
gian thì được trả lại cho người mất trộm. Đây là quy định hợp lý thể hiện trình độ
lập pháp rất cao của bộ luật Hồng Đức. Ngay từ rất sớm, tội tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có đã được các nhà làm luật phong kiến đưa vào và xử
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 6
Khóa Luận Tốt Nghiệp
phạt nghiêm khắc không thua kém những người có hành vi trộm cắp.
Tại khoản 6, điều 351, Hoàng Việt hình luật cũng đề cập tới tội tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có song song với các hành vi chứa chấp: “người
nào tri tình mà oa trữ một phần hay toàn phần của trộm cướp hoặc của lừa gạt
hoặc của gì do phạm tội đại hình mà lấy được, thì người oa trữ sẽ bị phạt một nửa
tội danh mà luật đã định phạt về tội đại hình ấy và về trọng hình trong tội đại hình
ấy mà người oa trữ đã tri tình. Tuy nhiên nếu tội danh ấy là tử hình hay khổ sai
chung thân, thì người oa trữ sẽ bị phạt khổ sai từ 6 năm đến 20 năm”.
Từ những quy định trên, có thể thấy tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có đã được Hoàng Việt hình luật đề cập rất cụ thể. Theo bộ luật, loại tội
phạm này không chỉ liên quan tới tội trộm cắp như trong Quốc triều hình luật, mà
còn có thể liên quan tới tội phạm khác. Mặc dù trong điều luật chưa đề cập khá cụ
thể về định nghĩa pháp lý của tội này nhưng đây có thể xem là bước tiến bộ đáng
kể trong kỹ thuật lập pháp hình sự đối với tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có trong Hoàng Việt hình luật.
1.1.2.2. Từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1985
Nhà nước luôn coi hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là
tội phạm.

Thời kỳ đầu, tại sắc lệnh số 26/SL ngày 25 tháng 2 năm 1946 trừng trị
nghiêm khắc những kẻ phá hoại cầu cống, đường giao thông, dây điện thoại… đã
đề cập tới tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau: “những kẻ oa
trữ các dây điện thoại hay dây điện tín cũng bị phạt như những kẻ ăn trộm các đồ
vật ấy”. Trong quy định này phạm vi đồng phạm được quy định rộng, bao gồm cả
hành vi oa trữ, tức là hành vi tiêu thụ và chứa chấp tài sản do người khác phạm tội
mà có, không phân biệt có hứa hẹn trước hay không.
Có thể thấy rằng, luật cũng chưa quy định tội tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có thành tội danh riêng mà coi việc xử phạt người có hành vi này như
là người chính phạm, không phân biệt giữa hành vi oa trữ là đồng phạm nếu có hứa
hẹn trước với hành vi oa trữ không phải là đồng phạm mà là tội danh riêng biệt nếu
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 7
Khóa Luận Tốt Nghiệp
không có sự hứa hẹn trước [33, 7].
Để quy định cụ thể hơn về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có, Nhà nước đã ban hành pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ
nghĩa tại điều 17 và pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công
dân tại điều 13 (ban hành vào ngày 21 tháng 10 năm 1970). Trong các văn bản này
thì tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có mới được quy định thành
chương riêng.
Nhưng theo hai pháp lệnh này, tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có có khách thể là quan hệ sở hữu và được xếp vào nhóm tội cố ý trực tiếp xâm hại
tới tài sản. Hơn nữa, trong các pháp lệnh đó cũng chưa có sự phân biệt giữa hành
vi tiêu thụ và hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có là tội phạm
độc lập nếu không có sự hứa hẹn, thỏa thuận trước giữa những người chứa chấp,
tiêu thụ với những người có tài sản do chiếm đoạt mà có. Sự phân biệt hành vi
chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cấu thành tội độc lập với
hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có cấu thành
hành vi đồng phạm được thể hiện trong văn bản giải thích luật liên nghành của Tòa
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an [29, 207]

1.1.2.3. Từ năm 1985 đến trước khi BLHS năm 1999 có hiệu lực
Trong BLHS năm 1985, tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
được quy định thành tội danh riêng tại điều 201. Điều luật này quy định phạm vi
áp dụng rộng hơn so với hai pháp lệnh được ban hành ngày 20 tháng 10 năm 1970,
không chỉ với tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản riêng của công dân mà còn cả
những tài sản khác, không chỉ tiêu thụ cho người phạm tội xâm phạm tài sản xã hội
chủ nghĩa và người xâm phạm tài sản riêng của công dân mà cho tất cả các hành vi
phạm tội. Điều luật này quy định như sau:
“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản biết rõ
là do người khác phạm tội mà có thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm .
2. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.
a. Có tổ chức
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 8
Khóa Luận Tốt Nghiệp
b. Tài sản có số lượng hoặc có giá trị lớn
c. Tái phạm nguy hiểm”.
Ngoài ra theo các khoản 2, 3 điều 218 BLHS năm 1985 người phạm tội tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có còn có thể bị quản chế hoặc cấm cư trú
từ 1 năm hoặc 5 năm, bị phạt tiền từ một ngàn đồng đến 50 ngàn đồng và có thể bị
tịch thu một phần tài sản. Từ đây, tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
không còn được coi là tội cố ý trực tiếp xâm phạm quyền sở hữu tài sản mà là tội
xâm phạm trật tự công cộng có khách thể trực tiếp là trật tự công cộng.
BLHS cũng phân biệt trường hợp chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có cấu thành tội độc lập với trường hợp chứa chấp, tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có cấu thành hành vi đồng phạm bằng việc quy định:
“Người nào không hứa hẹn trước…”. BLHS cũng không giới hạn đối tượng của tội
phạm này như trong pháp lệnh 1 và 2 (được ban hành ngày 20 tháng 10 năm 1970)
mà mở rộng đối tượng của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có,
không chỉ là tài sản bị chiếm đoạt mà còn là tài sản do người khác phạm bất cứ tội
gì mà có.

Trong lần sửa đổi bổ sung BLHS năm 1985 (lần thứ 2 năm 1991), quy định
về hình phạt của tội này đã được sửa đổi theo hướng phân hóa trách nhiệm hình sự
một cách rõ hơn. Cụ thể, điều 201 được cấu tạo bởi ba khung hình phạt, trong đó
có một số tình tiết định khung tăng nặng được quy đinh bổ sung thêm. Đồng thời,
hình phạt tiền là hình phạt bổ sung thay đổi từ một nghìn đồng đến năm mươi
nghìn đồng thành từ 1 triệu đồng tới 50 triệu đồng.
Như vậy, BLHS năm 1985 đã có một số điểm tiến bộ sau:
-Thứ nhất, tội danh tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật
hình sự sửa đổi có tính khái quát cao hơn, nội hàm rộng, chính xác hơn.
-Thứ hai, thể hiện sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật, tạo điều kiện
cá thể hóa trong áp dụng luật
1.1.2.4. Từ năm 1999 cho tới nay
Kế thừa những điểm lập pháp tiến bộ của BLHS năm 1985, hiện nay tội tiêu
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 9
Khóa Luận Tốt Nghiệp
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại điều 250 của BLHS
năm 1999 và nằm trong chương XIX về các tội phạm xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng:
"Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do
người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:
a) Có tổ chức.
b) Có tính chất chuyên nghiệp.
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn.
d) Thu lợi bất chính.
e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm
đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn.
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn.
b) Thu lợi bất chính đặc biệt.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu
đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."
Như vậy, so với quy định tại điều 201 BLHS năm 1985 tội tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có được quy định tại điều 250 bộ luật hình sự năm 1999
có những điểm sửa đổi và bổ sung như sau:
-Về cơ cấu, ngoài hình phạt bổ sung, điều 250 BLHS năm 1999 cấu tạo thành
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 10
Khóa Luận Tốt Nghiệp
4 khoản tương ứng với 4 khung hình phạt (Điều 201 có 3 khoản).
-Bổ sung các tình tiết “tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn, đặc biệt lớn,
thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” là yếu tố khung hình phạt; bỏ tình tiết
“tài sản, vật phạm pháp có số lượng lớn, phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt
nghiệm trọng” là yếu tố định khung hình phạt.
-Bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính quy định tại khoản 1 của điều luật
và tăng mức hình phạt cải tạo không giam giữ lên ba năm; hình phạt bổ sung được
quy định trong một điều luật và tăng mức phạt từ một triệu đến năm triệu lên từ ba
triệu đến ba mươi triệu và bổ sung hình phạt tịch thu toàn bộ tài sản mà BLHS năm
1985 chỉ quy định tịch thu một phần tài sản.
Ngoài ra, quy định của BLHS năm 1999 có một số điểm mới sau đây:
Thứ nhất: tại khung cơ bản, có bổ sung thêm hình phạt tiền từ 5 triệu đồng
đến 50 triệu đồng, nâng mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm và nâng
mức khởi điểm của hình phạt tù có thời hạn lên 6 tháng.

Thứ hai: tiếp tục phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật bằng việc quy định
ba khung hình phạt tăng nặng, trong đó có quy định các tình tiết tăng nặng định
khung hình phạt củ thể như: có tổ chức, có tính chuyên nghiệp, tài sản, vật phạm
pháp có giá trị lớn, thu lợi bất chính lớn; tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt
lớn, thu lợi bất chính có giá trị đặc biệt lớn.
Thứ ba, quy định thêm hình phạt bổ sung để tăng mức trừng phạt, răn đe đối
với loại tội phạm này.
1.2. Dấu hiệu pháp lý về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có theo quy định của BLHS năm 1999
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình
sự, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý”
[8,19]và “chỉ người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự quy định thì mới coi
là tội phạm…”[8,15].
Khi xem xét một hành vi vi phạm pháp luật có phải là tội phạm hay không
chúng ta phải xem xét một cách tổng thể các yếu tố cấu thành tội phạm, tội phạm
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 11
Khóa Luận Tốt Nghiệp
là tổng hợp thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan gồm những bộ
phận cấu thành chúng. Cấu thành tội phạm được tạo thành tổng hợp các dấu hiệu
pháp lý đặc trưng: mặt khách quan, khách thể, chủ thể, mặt chủ quan. Những dấu
hiệu của của cấu thành tội phạm là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp
luật nào đó có phải là tội phạm hay không, để từ đó làm cơ sở pháp lý để truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội.
1.2.1. Khách thể của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
“Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
và bị các hành vi phạm tội xâm hại đến”. [17, 79] Khách thể trực tiếp của tội tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là trật tự quản lí nhà nước đối với tài sản
do phạm tội mà có. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, tội phạm này lại chủ yếu xâm
phạm đến hoạt động điều tra, thu hồi tài sản có nguồn gốc do phạm tội mà có.
Nhiều trường hợp hành vi tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có đã gây ảnh hưởng đến

việc điều tra phát hiện tội phạm, tạo điều kiện khuyến khích những người khác đi
vào phạm tội, có trường hợp làm cho việc điều tra phát hiện bị bế tắc phải tạm đình
chỉ hoặc đình chỉ điều tra vì không thu hồi được tài sản do phạm tội mà có.
1.2.2. Mặt khách quan của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài
thế giới khách quan bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội,
mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, công cụ phương tiện, phương pháp thủ đoạn,
hoàn cảnh, địa điểm phạm tội.
1.2.2.1. Hành vi khách quan
Tội phạm này quy định hai hành vi phạm tội khác nhau nhưng lại có liên
quan với nhau, đó là hành vi chứa chấp và hành vi tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có. Vì vậy, khi xác định tội danh (định tội) cần chú ý: nếu người
phạm tội chỉ thực hiện hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có
hoặc chỉ thực hiện hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì chỉ
định tội “chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có” hoặc tội “tiêu thụ tài
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 12
Khóa Luận Tốt Nghiệp
sản do người khác phạm tội mà có” chứ không định tội như điều luật quy định
“chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có”. Nếu người phạm tội thực
hiện cả hai hành vi chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì
định tội là “chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Chúng ta
cần phân biệt rõ hai loại hành vi này để xác định rõ trách nhiệm pháp lý.
Thứ nhất là đối với hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.
Đây là trường hợp biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn
cất giữ, bảo quản. Việc cất giữ, bảo quản có thể ở bất cứ địa điểm nào; có trường
hợp chỉ cất giữ trong túi áo, túi quần hoặc trong người. Nếu tài sản do người khác
phạm tội mà có lại là đối tượng phạm tội của tội phạm khác thì người có hành vi
chứa chấp tài sản đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà bộ
luật hình sự quy định đối với hành vi tang trữ các loại tài sản đó.

Ví dụ: Đào Thị L biết rõ Nguyễn Văn T trộm cắp được một gói thuốc phiện
có trọng lượng 0.5kg. T nhờ L giữ hộ khi nào cần T sẽ lấy. Khi cơ quan điều tra
khám nhà L vì L có hành vi tổ chức đánh bạc thì phát hiện 0,5 kg thuốc phiện. L
khai của T gửi. Hành vi cất giữ 0.5 kg thuốc phiện của Đào Thị L là hành vi chứa
chấp tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng L không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội này mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất
ma túy qui định tại điều 194 BLHS năm 1999.
Thứ hai là hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đây là
trường hợp biết rõ tài sản có được là tài sản do người phạm tội nhưng vẫn nhận
hoặc mua để dùng, nhận để bán lại hoặc giới thiệu để người khác mua, chuyển tài
sản đó cho người khác theo yêu cầu của người phạm tội…Cũng như đối với trường
hợp chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có, nếu người phạm tội có hành
vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tài sản đó là đối tượng của tội
phạm khác thì người có hành vi tiêu thụ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
tương ứng theo quy định của BLHS.
Ví dụ: Bùi Văn H là thủ kho vật liệu nổ của công ty Z175 đã lấy thuốc nổ
trong kho đem gạ bán cho Đỗ Trung Q. Q biết rõ thuốc nổ mà H gạ bán cho mình
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 13
Khóa Luận Tốt Nghiệp
là thuốc nổ do H chiếm đoạt nhưng vẫn mua. Hành vi tiêu thụ thuốc nổ do H phạm
tội mà có của Q sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “mua bán trái phép vật
liệu nổ” qui định tại điều 232 bộ luật hình sự.
Dù là tội chứa chấp hay tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, thì
người chứa chấp hoặc tiêu thụ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này
nếu họ không hứa hẹn trước. Nếu người có hành vi hoặc tiêu thụ có hứa hẹn trước
với người phạm tội thì họ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà
người phạm tội thực hiện để có tài sản mà họ tiêu thụ.
Việc xác định có sự hứa hẹn trước hay không hứa hẹn trước của người tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong một số trường hợp rất khó. Trước
năm 1989, người tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tuy không hứa hẹn

trước nhưng cứ tiêu thụ nhiều lần của một người phạm tội thì bị coi là đồng phạm
với người phạm tội.
Như vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh người có hành vi
chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có phải là người không hứa
hẹn trước với người khác do phạm tội mà có tài sản đó. Nếu có căn cứ xác định
người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có lại là người đã hứa
hẹn trước với người khác do phạm tội mà có được tài sản đó thì người có hành vi
tiêu thụ tài sản đó là đồng phạm với người do phạm tội mà có được tài sản đó
(người khác phạm tội gì thì người tiêu thụ tài sản phạm tội đó).
1.2.2.2 Hậu quả
Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không quy định hậu quả
gây ra do hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là yếu tố định tội
hoặc định khung hình phạt. Tuy nhiên, nếu hậu quả do hành vi tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có gây ra cấu thành tội phạm độc lập thì người phạm tội
còn bị truy cứu về các tội phạm tương ứng.
1.2.2.3 Các dấu hiệu khách quan khác
Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không quy định thêm các
dấu hiệu khách quan khác là yếu tố cấu thành tội phạm hoặc là yếu tố định khung
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 14
Khóa Luận Tốt Nghiệp
hình phạt. Tuy nhiên, khi xác định hành vi tiêu thụ trong một số trường hợp cần
chú ý: nếu người khác tuy có hành vi phạm tội nhưng hành vi đó chưa tới mức bị
truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có cũng chưa cấu thành tội phạm.
Ví dụ: Hồ Trung H trộm cắp được một chiếc xe đạp Trung Quốc trị giá
460.000 đồng đem bán cho Trần Thị D chuyên bán buôn xe đạp cũ lấy 200.000
đồng. D biết chiếc xe đạp mà H bán cho mình là do H trộm cắp nhưng vẫn mua.
Sau một thời gian, H bị bắt vì hành vi trộm cắp xe máy, H khai đã bán cho D chiếc
xe đạp trộm cắp trước đó. Cơ quan điều tra đến thu hồi chiếc xe đạp trả lại cho
người bị mất nhưng không khởi tố Trần Thị D về tội tiêu thụ tài sản do người khác

phạm tội mà có. Bởi vì nếu chỉ tính hành vi trộm cắp xe đạp của H thì chưa đủ cấu
thành tội phạm vì chiếc xe trị giá chưa đến 500.000 đồng và trước khi H thực hiện
hành vi trộm cắp chiếc xe đạp thì H cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi
chiếm đoạt hoặc chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, hành vi trộm
cắp xe đạp của H cũng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng.
1.2.3. Chủ thể của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
“Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt một độ
tuổi nhất định và đã thực hiện một hành vi phạm tội” [26,33]. Trong đó, năng lực
trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi ấy. Còn độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 12
BLHS năm 1999:
“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”
Như vậy, chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình
sự, từ đủ 16 tuổi trở lên, đã thực hiện hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có. Ngoài ra, đối với trường hợp người thực hiện hành vi tiêu thụ ở độ tuổi
từ đủ 14 đến 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 15
Khóa Luận Tốt Nghiệp
1.2.4. Mặt chủ quan của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm. Đó là những biểu
hiện về mặt tâm lý của người phạm tội, khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm
lỗi, động cơ, mục đích.
1.2.4.1. Dấu hiệu lỗi
“Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý
hoặc vô ý”.[17,128]

Người phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thực hiện hành
vi của mình là do cố ý, tức biết rõ tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do người khác
phạm tội mà có. Nếu vì một lý do nào đó mà họ không biết thì hành vi tiêu thụ tài
sản đó không bị coi là hành vi phạm tội.
Việc xác định người tiêu thụ tài sản có biết rõ là do người khác phạm tội mà
có hay không là một vấn đề khó, vì họ không bao giờ tự nhận mình biết rõ tài sản
mà họ tiêu thụ là do người khác phạm tội mà có và thường khai rằng, nếu biết đó là
của gian thì không bao giờ tiêu thụ cả. Vì vậy, để xác định người có hành vi tiêu
thụ tài sản có biết rõ là do người khác phạm tội mà có hay không phải căn cứ vào
các tình tiết khách quan mà đặc biệt là nhân thân và mối quan hệ giữa họ với người
có tài sản do phạm tội mà có. Thông thường để xác định người tiêu thụ tài sản có
biết rõ là tài sản do người khác phạm tội mà có phải căn cứ vào việc giao dịch giữa
người tiêu thụ với người có tài sản.
Ví dụ: Lê Văn Kính biết Vũ Quốc Huy là con bạc đã nhiều lần đem xe đạp
đến bán cho mình, Kính biết những chiếc xe đạp mà Huy bán cho mình là do đánh
bạc mà có. Ngày 20-10-2007 Vũ Quốc Huy đem một xe máy đến nhờ Kính bán
hộ; tuy không hỏi nhưng Kính biết rõ chiếc xe máy mà Huy nhớ mình bán hộ là do
đánh bạc mà có nên nhận lời với Huy là cứ để đấy có ai mua thì bán hộ. Sau khi vụ
án đánh bạc và tổ chức đánh bạc bị phát hiện, theo lời khai của Huy, cơ quan điều
tra đến thu hồi chiếc xe máy mà Huy nhờ Kính bán hộ thì Kính khai rằng không
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 16
Khóa Luận Tốt Nghiệp
biết xe do Huy phạm tội mà có. Tuy nhiên, căn cứ vào mối quan hệ giữa Kính và
Huy, cơ quan điều tra vẫn kết luận Kính biết rõ chiếc xe máy mà Huy nhờ Kính
bán là tài sản do Huy phạm tội mà có.
Điều luật quy định "biết rõ là do người khác phạm tội mà có" nhưng không vì
thế mà cho rằng, người tiêu thụ tài sản phải biết người phạm tội là ai và họ phạm
tội gì, mà chỉ cần biết rõ tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do người khác phạm tôi
mà có.
Nhà làm luật quy định "do người khác phạm tội "mà không quy định "do

phạm tội" là bảo đảm tính chuẩn xác. Vì nếu chỉ nói do phạm tội là chưa đủ vì
hành vi phạm tội có thể do một tổ chức, cơ quan thực hiện. Mà theo quy định của
BLHS Việt Nam thì không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cơ quan, tổ chức.
Vì vậy, nếu người tiêu thụ tài sản không do người khác phạm tội mà có thì cũng
không bị coi là hành vi phạm tội.
1.2.4.2. Động cơ phạm tội
“Là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố
ý”. [17,144]
Động cơ phạm tội của loại tội phạm về tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có ở đây là động cơ vụ lợi.
Mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này
1.3. Đường lối xử lý tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1.3.1. Đường lối xử lý tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
theo khoản 1, 2, 3, 4 điều 250 BLHS năm 1999
Để cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm này có hiệu quả, góp phần làm hạn
chế và tiến tới loại bỏ dần nó ra khỏi đời sống xã hội và thể hiện tinh thần chủ
động phòng ngừa tội phạm. BLHS năm 1999 đã đưa ra đường lối xử lý tội tiêu thụ
tài sản do người khác phạm tội mà có qua 4 khung hình phạt cơ bản và 1 khung
hình phạt bổ sung. Cụ thể:
- Theo quy định tại khoản 1 điều 250 BLHS, thì người phạm tội tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng,
phạt cảnh cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến ba năm,
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 17
Khóa Luận Tốt Nghiệp
là tội phạm ít nghiêm trọng. Đây là trường hợp phạm tội không có tình tiết tăng
nặng.
Khi quyết định hình phạt, nếu người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có
tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể
được áp dụng hình phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ: nếu có nhưng mức độ
giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến 3 năm tù.

- Theoquy định tại khoản 2 điều 250 BLHS năm 1999 thì người phạm tội bị
phạt tù từ 2 năm đến 7 năm áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp có
một trong các tình tiết định khung tăng nặng: có tổ chức, có tính chuyên nghiệp.
Đây là tội phạm nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trong
các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ,
không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể,
thì có thể được áp dụng hình phạt dưới 2 năm tù hoặc được chuyển sang hình phạt
cải tạo không giam giữ; nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều
luật và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng
mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến 7 năm tù.
- Theo quy định tại khoản 3 điều 250 BLHS năm 1999 thì người phạm tội bị
phạt tù từ 5 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp có
một trong các tình tiết định khung tăng nặng ở khoản 3 điều 250: có tài sản, vật
phạm pháp có giá trị rất lớn, thu lợi bất chính lớn. Đây là tội phạm rất nghiêm
trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trong
hai trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ,
không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể,
thì có thể được áp dụng hình phạt dưới 5 năm năm tù nhưng không được dưới 2
năm tù. Nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật hoặc tuy
chỉ thuộc một trường hợp nhưng tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 của
điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có
nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bi phạt đến 10 năm tù.
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 18
Khóa Luận Tốt Nghiệp
- Theo quy định tại khoản 4 điều 250 BLHS năm 1999 thì người phạm tội tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm áp dụng
đối với trường hợp tài sản vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn, thu lợi bất chính
đặc biệt lớn. Đây là tội phạm rất nghiêm trọng.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trong hai
trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ,
không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể,
thì có thể được áp dụng hình phạt dưới 7 năm tù nhưng không được dưới 5 năm tù.
Nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật hoặc tuy chỉ thuộc
một trường hợp nhưng tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3 của
điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có
nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến 15 năm tù.
- Ngoài hình phạt chính, người phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm
tội mà có còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến 30 triệu đồng, tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
Khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội cần
chú ý chỉ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung nếu không áp dụng hình phạt
tiền là hình phạt chính.
1.3.2. Tình tiết định khung tăng nặng
1.3.2.1. Có tổ chức
Cũng như trường hợp phạm tội có tổ chức khác, phạm tội tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có tổ chức là trường hợp có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành,
người xúi giục, người giúp sức.
Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có tổ chức thường được biểu
hiện như: chuẩn bị kho, bãi chứa hàng, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, làm giả giấy tờ,
mua hoá đơn, chứng từ, mua chuộc cán bộ có chức vụ quyền hạn để tiêu thụ tài sản
dễ dàng…
1.3.2.2. Có tính chất chuyên nghiệp
Cũng tương tự như trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khác, tiêu
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 19
Khóa Luận Tốt Nghiệp
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có tính chất chuyên nghiệp là thể hiện ở
chỗ người phạm tội lấy việc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là

nguồn sống chính cho mình.
1.3.2.3. Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn, rất lớn, đặc biệt lớn
- Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn
Đây là trường hợp người phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có mà tài sản họ tiêu thụ có giá trị lớn.
- Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm c,
khoản 2 của điều luật, chỉ khác là tài sản, vật phạm pháp mà người phạm tội tiêu
thụ có giá trị rất lớn.
- Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm c
khoản 2, điểm a khoản 3 của điều luật, chỉ khác là tài sản, vật phạm pháp mà người
phạm tội tiêu thụ có giá trị đặc biệt lớn.
1.3.2.4. Thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn
- Thu lợi bất chính lớn
Trường hợp phạm tội này có thể coi tương tự như trường hợp phạm tội có tổ
chức đánh bạc hoặc gá bạc thu lợi bất chính lớn nên có thể vận dụng Nghị Quyết
số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 của hội đồng thẩm phán toà án
nhân dân tối cao hướng dẫn trường hợp thu lợi bất chính đối với tội tổ chức đánh
bạc hoặc gá bạc. Cụ thể là thu lợi bất chính do hành vi tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có từ 5 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng là thu lợi bất chính
lớn.
- Thu lợi bất chính rất lớn
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d
khoản 2 của điều luật, chỉ khác là do chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có mà người phạm tội thu lợi bất chính rất lớn.
Được coi là thu lợi bất chính rất lớn do hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có từ 15 triệu đồng đến dưới 45 triệu đồng.
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 20
Khóa Luận Tốt Nghiệp

- Thu lợi bất chính đặc biệt lớn
Trường hợp phạm tội ngày cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d
khoản 2, điểm b khoản 3 của điều luật, chỉ khác là do chứa chấp, tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có mà người phạm tội thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
Được coi là thu lợi bất chính đặc biệt lớn do hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có từ 45 triệu đồng trở lên.
1.3.2.5. Tái phạm nguy hiểm
Tương tự như trường hợp tái phạm nguy hiểm đối với người phạm tội với
người phạm các tội khác, người phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là người đã bị kết án về tội rất nghiêm
trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 điều 250 bộ luật hình sự hoặc đã tái phạm,
chưa được xoá án tích mà lại phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có.
Như vậy, người phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm chỉ có thể là trường hợp tái phạm, chưa
được xoá án tích mà lại phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có, vì nếu đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội thuộc quy định tại khoản 3
điều 250 BLHS năm 1999 thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo khoản 3 của điều luật.
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 21
Khóa Luận Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN TỘI TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI
MÀ CÓ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN
2.1. Tình hình tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa
bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An
2.1.1. Vài nét về tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở huyện Diễn Châu
tỉnh Nghệ An

Diễn Châu là một huyện ven biển thuộc tỉnh Nghệ An với diện tích là 304,92
km, dân số 218.227 người. Huyện Diễn Châu có một thị trấn và 38 xã. Diễn Châu
là một mảnh đất lịch sử có kênh nhà Lê, sông Bùng và đường sắt Bắc Nam. Huyện
Diễn Châu cách thủ đô Hà Nội 270 km, cách thành phố Vinh 40 km.
Diễn Châu có điều kiện giao thông hết sức thuận lợi tạo điều kiện cho huyện
phát triển kinh tế xã hội. Bao gồm: đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Đối với
mạng lưới đường bộ, Diễn Châu có 30 km quốc lộ 1A đi qua từ đầu đến cuối
huyện; có quốc lộ 7A bắt đầu từ ngã tư Diễn Châu nối liền với nước bạn Lào thông
qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo; có tỉnh lộ 38 nối ngã ba Chợ Si với trung tâm
huyện Yên Thành và một hệ thống nông thôn được nhựa hoá nối liền các xã với
nhau.
Những lợi thế về giao thông không chỉ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi
lại, thông thương, trao đổi hàng hoá mà còn giúp Diễn Châu tiếp cận được một
khối lượng thông tin lớn, mới mẻ về tình hình trong nước và quốc tế một cách
nhanh nhất. Nhưng bên cạnh đó cũng là thách thức lớn của huyện trong việc ngăn
ngừa tội phạm du nhập vào địa bàn huyện.Với tổng diện tích tự nhiên 30,49 km2
gồm có núi - rừng - sông - biển, có đồng bằng, Diễn Châu có đủ điều kiện để phát
triển nông-lâm-ngư, diêm nghiệp. Diễn Châu được biết đến là một trong những địa
phương có sản lượng lạc, vừng lớn nhất trong cả nước, có tiềm năng đánh bắt, nuôi
trồng thuỷ - hải sản nhất, nhì tỉnh Nghệ An.
Bên cạnh đó, các nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cũng
phát triển hết sức phong phú, đa dạng. Nghề đánh bắt hải sản ở tất cả các xã ven
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 22
Khóa Luận Tốt Nghiệp
biển, nghề luyện quặng sắt và nghề rèn ở khe Lậm, nghề đúc ở Diễn Thành, nghề
đóng thuyền ở Thanh Bích, nghề chế biến nước mắm Vạn Phần ở Diễn Ngọc nghề
dệt vải tơ lụa Phương Lịch… cũng được qua tâm, đầu tư phát triển
Đa số người dân ở đây kiếm sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản, còn lại là
phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trình độ dân trí ngày càng
được nâng cao, tỷ lệ phổ cập tiểu học khá, huyện Diễn Châu đang thực hiện việc

xóa mù chữ cho trẻ em đặc biệt là những trẻ em ở vùng sông nước ít khi được đến
trường.
Tuy nhiên, huyện Diễn Châu vẫn còn có những khó khăn:
Lẽ thường thuận lợi đi liền với khó khăn, thời cơ đi đôi với thách thức, Diễn
Châu cũng không nằm ngoài cái lẽ thường đó. Diễn Châu là huyện đồng bằng ven
biển, địa hình hẹp về chiều ngang. Bởi vậy, nếu mưa lớn thì lũ lụt sẽ đến nhanh,
gây ngập úng trên diện rộng làm thiệt hại về kinh tế, hoa màu. Mặt khác, lũ lụt
thường xuyên cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ phì nhiêu của đất, làm cho đất mất
màu hay sự nhiễm mặn do ảnh hưởng của thuỷ triều nước lợ.
Đa số người dân ở đây kiếm sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản, còn lại là
phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu nhập bình quân đầu
người còn thấp, hộ nghèo vẫn còn nhiều. Trình độ dân trí còn thấp, số trẻ em bỏ
học, trốn học, thất học còn diễn ra khá phổ biến, ý thức pháp luật của người dân
còn kém, nhiều người còn trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho tội phạm làm cho tỷ
lệ người phạm có chiều hướng tăng. Tỷ lệ người không có việc làm, thất nghiệp và
kéo theo đó là các tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng gia tăng. Đây là một thách
thức của huyện trong việc đảm bảo phát triển kinh tế xã hội đi đôi với việc ngăn
chặn những mặt trái của nó.
Một số doanh nghiệp nhỏ nằm trên địa bàn huyện đi vào hoạt động sản suất
kinh doanh đạt doanh thu chưa cao, nhiều sản phẩm truyền thống như: chế biến
đông lạnh, các loại nông sản, nước mắm, sản xuất muối…chưa tìm được thị trường
tiêu thụ ổn định. Sản xuất công nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp
sản xuất ổn định trên địa bàn còn ít nhiều tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Cơ sở hạ
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 23
Khóa Luận Tốt Nghiệp
tầng chưa được đầu tư so với tốc độ phát triển hiện nay của huyện. Giá trị sản xuất
nông nghiệp đạt thấp hơn so với cùng kỳ 8,4% . Sản lượng lúa cả năm bằng 81,8
%; ngô bằng 72,2%. Chăn nuôi tăng chậm, vẫn để xẩy ra dịch cúm gia cầm ở một
số xã trong huyện. [3, 2]
2.1.2. Tình hình tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên

địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An
Gần đây, sự gia tăng của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã
gây ảnh hưởng xấu và nguy hiểm tới tình hình trật tự công cộng trên địa bàn
huyện. Tính từ năm 2005 đến năm 2008, sự gia tăng của các tội phạm về xâm
phạm sở hữu đã kéo theo sự phát triển của tội phạm này. Theo số liệu của cơ quan
cảnh sát điều tra về trật tự xã hội công an huyện Diễn Châu thì trong khoảng 4 năm
trở lại đây (từ năm 2005 đến năm 2008), cứ mỗi lần triệt phá các ổ nhóm trộm cắp
tài sản thì lại khám phá ra các đường dây tiêu thụ của chúng. Trong 125 vụ án về
các tội xâm phạm sở hữu, thì Viện kiểm sát truy tố tới 15 vụ án về tội tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có.
Do ý thức pháp luật kém nên tình trạng người dân mua đồ gian vẫn còn
nhiều, có người biết rõ tài sản do phạm pháp nhưng vẫn đồng ý mua vì tham lợi.
Một số đồ như quạt điện, phích nước, bàn là,… trị giá 400 ngàn đồng nếu trong
trường hợp này bị phát hiện sẽ bị xử lý theo điều 18 nghị định số 150/2005/NĐ-
CP. Còn những tài sản có giá trị lớn hơn như máy tính xách tay, xe máy, vàng,
điện thoại di động … nếu trong trường hợp bị phát hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo điều 250 BLHS năm 1999. Hầu hết những tài sản này, người tiêu thụ
có thể mua với giá thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường do vậy những kẻ hám
lợi sẵn sàng phạm pháp gián tiếp tiếp tay cho loại tội phạm này phát triển.
Một tình trạng khá phổ biến diễn ra trên địa bàn huyện Diễn Châu đó là việc
tiêu thụ chó có nguồn gốc bất minh không được kiểm soát chặt chẽ. Số chó sau khi
trộm được, các đối tượng chủ yếu bán cho các chủ cửa hàng bán thịt chó, (một số
khác bán cho người dân và cửa hàng chó cảnh). Đối với các vụ án trộm chó khi đã
bắt được và qua đấu tranh đối tượng khai bán chó cho một cửa hàng bán thịt chó
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 24
Khóa Luận Tốt Nghiệp
nào chẳng hạn. Cơ quan điều tra làm việc với người mua đó nhưng rất khó làm rõ
nhận thức của người mua chó rằng nếu biết con chó đó là do ăn trộm được mà vẫn
mua thì sẽ bị xử lý theo pháp luật (tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có ). Phần lớn những người mua con chó trộm cắp được cũng tìm cách đối phó khi

bị đối tượng khai ra, vì lúc mua chỉ có một người mua người bán (một chứng một
cung) không có người thứ ba. Và một vấn đề nữa là các đối tượng trộm cắp chó
mang đi bán không bao giờ nói đây là con chó trộm cắp được. Chính vì vậy không
thể xử lý đối tượng tiêu thụ được.
Việc hình thành ổ nhóm tiêu thụ nhằm hợp thức hóa xe gian cũng khá phổ
biến, các đối tượng không chỉ liên kết nhỏ hẹp ở địa bàn huyện mà còn có sự tham
gia của các đối tượng ở tỉnh khác. Điển hình như vụ án Nguyễn Văn Hiếu cùng
đồng bọn đang được viện kiểm sát truy tố về tội trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản
do người khác phạm tội mà có. Ngoài ra, việc tiêu thụ tài sản có nguồn gốc không
rõ ràng ở các cửa hàng bán phụ tùng xe máy, ô tô cũng đang khiến các cơ quan có
thẩm quyền nhức nhối và khó xử lý (đây chính là nơi tiêu thụ đồ trộm cắp phụ tùng
xe máy ô tô là nhiều nhất). Trong 3 năm gần đây, nếu điểm lại các vụ án về tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, có rất ít vụ việc xảy ra tại khu vực buôn
bán hàng phụ tùng xe các loại .Vì vậy, phụ tùng ô tô xe máy ăn cắp được bán công
khai.
Qua thực tế diễn biến tình hình tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có trên địa bàn huyện Diễn Châu, chủ yếu là các hình thức tiêu thụ nhỏ và vừa, có
thể thấy các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội thường rất tinh vi và ít khi bị
phát hiện. Hiện tượng người dân mua đồ gian vẫn còn nhiều vì ham rẻ, lợi nhuận
cao nên họ đã bất chấp. Các lực lượng trinh sát của cơ quan công an còn mỏng,
chưa có thể xử lý được hết các hành vi phạm tội cũng như ngăn chặn các loại tội
phạm có tính chất “nguồn” liên quan đến hành vi tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có. Vì thế cho nên, cần sự phối hợp của tất cả người dân với cơ quan
có thẩm quyền để hạn chế bớt loại tội phạm này xảy ra.
SVTH: Nguyễn Thị Lan Anh 25

×