Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Xung đột lợi ích giữa các cường quốc thực dân ở đông nam á (cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
----

NGUYỄN NGỌC BÍCH

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH GIỮA
CÁC CƯỜNG QUỐC THỰC DÂN
Ở ĐÔNG NAM Á
(CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC
MÃ NGÀNH: 60 31 50

Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐỖ THỊ HẠNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
----

NGUYỄN NGỌC BÍCH

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH GIỮA
CÁC CƯỜNG QUỐC THỰC DÂN
Ở ĐÔNG NAM Á
(CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX)


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC
MÃ NGÀNH: 60 31 50

Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐỖ THỊ HẠNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn đến:
-

Các Thầy, Cô Khoa Đông Phương học, Phịng Sau Đại học đã nhiệt tình
hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.

-

Các Thầy, Cô, Anh, Chị Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
TP.HCM, các bạn học viên cao học đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
học tập cũng như nghiên cứu.

-

Những người thân trong gia đình, chồng tôi và cả những đồng nghiệp đã
bên cạnh động viên, ủng hộ tơi trong suốt q trình nghiên cứu đề tài.

-

Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Đỗ Thị Hạnh đã

tận tình hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ và khuyến khích tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tơi xin chân thành cảm ơn tất cả.
Trân trọng!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 08 năm 2015

NGUYỄN NGỌC BÍCH


Ý KIẾN CỦA GV HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….



Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….


MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................. 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH ........................................................ 4
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 5
1. Lý do và mục đích lựa chọn đề tài .................................................................... 5
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 7
2.1 Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 7

2.2 Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 8
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 9
3.1 Ở trong nước............................................................................................... 9
3.2 Ở nước ngoài ............................................................................................ 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 13
4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 13
4.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 13
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ...................................................... 14
5.1 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14
5.2 Nguồn tư liệu ............................................................................................ 15
6. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 15
CHƯƠNG 1 XUNG ĐỘT LỢI ÍCH GIỮA CÁC CƯỜNG QUỐC THỰC DÂN
Ở ĐÔNG NAM Á (CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX): BỐI CẢNH,
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN ..................................................................... 17
1.1 Chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và vấn đề thị trường thuộc
địa ...................................................................................................................... 17
1.1.1 Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền trên thế giới (cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX)................................................................................................. 18
1.1.2 Chủ nghĩa tư bản độc quyền và vấn đề thị trường, thuộc địa .................. 22
1.1.3 Chủ nghĩa đế quốc hoàn tất sự phân chia thị trường và ưu thế của Anh,
Pháp ............................................................................................................... 26


2

1.2 Đông Nam Á trước sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc (cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX) ......................................................................................................... 32
1.2.1 Địa lý tự nhiên Đông Nam Á và những lợi ích chiến lược của các thế lực
đế quốc ........................................................................................................... 32
1.2.2 Đặc điểm lịch sử Đông Nam Á (đến cuối thế kỷ XIX) ............................. 37

1.2.3 Sự xâm nhập vào Đông Nam Á của tư bản phương Tây trước năm 1870 44
TIỂU KẾT ......................................................................................................... 52
CHƯƠNG 2 XUNG ĐỘT LỢI ÍCH GIỮA CÁC CƯỜNG QUỐC THỰC DÂN
Ở ĐÔNG NAM Á (CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU XX): DIỄN BIẾN, KẾT QUẢ
VÀ NHẬN ĐỊNH ................................................................................................. 54
2.1 Mâu thuẫn giữa Anh và Pháp ở vùng Thượng Miến ..................................... 54
2.1.1 Bối cảnh ................................................................................................. 54
2.1.2 Diễn biến................................................................................................ 58
2.1.3 Kết quả và nhận định ............................................................................. 69
2.2 Âm mưu và động thái của các cường quốc ở Siam ....................................... 71
2.2.1 Bối cảnh ................................................................................................. 71
2.2.2 Diễn biến................................................................................................ 73
2.2.3 Kết quả và nhận định ............................................................................. 91
2.3 Chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha và thuộc địa Philippines .............................. 95
2.3.1 Bối cảnh ................................................................................................. 95
2.3.2 Diễn biến................................................................................................ 99
2.3.3 Kết quả và nhận định ........................................................................... 105
TIỂU KẾT ....................................................................................................... 109
CHƯƠNG 3 HỆ QUẢ CỦA NHỮNG XUNG ĐỘT LỢI ÍCH GIỮA CÁC
CƯỜNG QUỐC ................................................................................................. 111
3.1 Những hệ quả của xung đột lợi ích giữa các cường quốc thực dân ở Đông
Nam Á ............................................................................................................. 111
3.1.1 Sự căng thẳng trong quan hệ quốc tế của thế giới và khu vực .............. 111
3.1.2 Sự thức tỉnh của nhân dân thuộc địa về phong trào giải phóng dân tộc 113
3.1.3 Bố trí lại các nguồn lực kinh tế trên phạm vi toàn cầu.......................... 116


3

3.2 Xung đột lợi ích giữa các cường quốc thực dân ở Đông Nam Á cuối thế kỷ

XIX đầu thế kỷ XX - Một vài so sánh .............................................................. 119
3.2.1 Nguyên nhân, điều kiện hình thành cạnh tranh xung đột ...................... 119
3.2.2 Đặc trưng, đặc điểm của các cuộc cạnh tranh xung đột lợi ích ............ 122
3.2.3 Mức độ mâu thuẫn và phương thức giải quyết xung đột của các cường
quốc .............................................................................................................. 125
3.2.4 Phạm vi không gian xung đột ............................................................... 127
3.3 Bài học kinh nghiệm từ những cuộc cạnh tranh xung đột lợi ích giữa các
cường quốc ...................................................................................................... 130
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 133
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 144


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Bảng 1.1: Diện tích và dân số thuộc địa của một số đế quốc từ 1876 đến 1914 ..... 26

Hình 1.1: Các tuyến đường giao thương băng qua các eo đất trên bán đảo Mã Lai 33
Hình 1.2: Thuộc địa ở Đơng Nam Á vào năm 1895 .............................................. 50

Hình 2.1: Đồn đại biểu Miến Điện đến Paris năm 1883 ....................................... 61
Hình 2.2: Tàu của quân đội Anh cập bến Mandalay ngày 22-11-1885 và hai chiếc
tàu của vua Thibaw đã bị bỏ rơi ............................................................................. 68
Hình 2.3: Quân đội Miến Điện đầu hàng vào ngày 27-11-1885............................. 68
Hình 2.4: Kênh đào Kra dự kiến sẽ rút ngắn tuyến đường hàng hải từ Ấn Độ Dương
sang khu vực Thái Bình Dương. ............................................................................ 75
Hình 2.5: Những vùng lãnh thổ Siam đã nhượng cho Anh và Pháp cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX ....................................................................................................... 93
Hình 2.6: Chiến hạm Maine cập bến cảng Havana ngày 25-01-1898 .................. 101

Hình 2.7: Thuyền cứu hộ những người sống sót và xác tàu Maine đang chìm sau vụ
nổ ngày 15-02-1898 ............................................................................................. 101
Hình 2.8: Hiệp định Paris được ký kết ngày 12-8-1898 dưới sự chứng kiến của
Tổng thống Mỹ McKinley (người đứng sát bàn thứ năm từ bên phải sang) .......... 108

Hình 3.1: Bản đồ thuộc địa trên thế giới cho đến năm 1914 với các gam màu phân
chia theo đế quốc ................................................................................................. 117
Hình 3.2: Vị trí địa lý của vùng Thượng Miến .................................................... 128


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do và mục đích lựa chọn đề tài
Đơng Nam Á là một khu vực địa-chính trị vô cùng quan trọng không chỉ đối
với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà cả đối với các khu vực khác trên thế giới.
Với vị trí chiến lược là cửa khẩu nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, tài
nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, nền văn hóa đặc sắc thống nhất trong đa
dạng, Đơng Nam Á luôn là tâm điểm thu hút sự quan tâm của các nước lớn, đồng thời
cũng là miếng mồi ngon chịu sự dịm ngó xâu xé của các thế lực. Xuyên suốt chiều
dài lịch sử, khu vực Đông Nam Á đã chống chọi với rất nhiều làn sóng xâm lược của
những đế quốc hùng mạnh. Từ 1500 trước Công Nguyên, Đông Nam Á chịu sự cai
trị và ảnh hưởng văn hóa rất lớn từ người Hindus (Ấn Độ), đến thế kỷ XIII là sự xâm
lăng của đế quốc Mông Cổ rồi đến sự xâm nhập của Islam theo chân những thương
bn Ả Rập…
Tuy nhiên, một trong những làn sóng xâm lược được cho là mạnh mẽ nhất và
để lại nhiều tác động sâu sắc nhất tại khu vực đến tận ngày nay chính là làn sóng xâm
lược thuộc địa của các nước đế quốc thực dân phương Tây, mà đỉnh cao của nó là vào
khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Thế giới phương Tây những năm 1800 là những cường quốc tư bản chủ nghĩa

đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa
tư bản độc quyền – chủ nghĩa đế quốc. Đây là giai đoạn được V. Lenin đánh giá là
giai đoạn phát triển cao nhất và cũng là tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Những thành
tựu to lớn về khoa học-kỹ thuật trong giai đoạn này đã được ứng dụng một cách mạnh
mẽ vào sản xuất công nghiệp. Quá trình tập trung tư bản, tập trung sản xuất đã làm
cho nền kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng chưa từng có, kéo theo sự phát triển
của ngành tài chính-ngân hàng ở một số quốc gia phương Tây. Chính vì thế, một
trong những đặc trưng nổi bật nhất của thời kỳ này chính là việc xuất hiện những tập
đoàn tư bản độc quyền tư nhân, độc quyền nhà nước. Những tập đoàn độc quyền này
thao túng nền kinh tế cả về nguồn nguyên liệu, thị trường lẫn nguồn nhân công và hệ


6

thống giao thông vận tải. Sự cạnh tranh giữa các tập đồn khổng lồ này khơng cịn
đơn thuần là những q trình cạnh tranh giản đơn giữa cơng ty lớn và công ty bé, giữa
kỹ thuật mới tiên tiến và kỹ thuật cũ lạc hậu lỗi thời mà là sự nuốt chửng những công
ty vừa và nhỏ, những công ty khơng phải là độc quyền.
Q trình cạnh tranh khốc liệt giữa những tập đoàn độc quyền này đã gây ra
một hệ quả nghiêm trọng đến phần còn lại của thế giới, trong đó có khu vực Đơng
Nam Á. Sự phát triển của những tập đồn độc quyền ở chính quốc tất yếu sẽ dẫn đến
những nỗ lực để sử dụng quyền lực quốc gia gây sức ảnh hưởng ra bên ngồi, nhằm
kiểm sốt những phần khác nhau của thế giới. Sức mạnh của những tập đoàn độc
quyền biểu hiện ra thành sức mạnh của những cường quốc chinh phục những vùng
đất xa xơi màu mỡ. Họ tìm kiếm những vùng đất được cho là “kém văn minh hơn”,
họ vơ vét những nguồn tài nguyên khoáng sản, họ áp đặt những chính sách bất cơng
nhằm khai thác thị trường và họ sử dụng thuộc địa như là một biểu tượng sức mạnh
quốc gia của đế quốc.
Dưới áp lực của những làn sóng đó, Đơng Nam Á lần lượt trở thành thuộc địa
trong tay của đế quốc thực dân phương Tây. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hà Lan

là những đế quốc đặt chân sớm nhất đến Đông Nam Á (từ khoảng thế kỷ XVI, XVII).
Anh, Pháp và Mỹ là ba cường quốc đến sau tại khu vực này (từ cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX). Tuy đều có một mục đích chung là xâm chiếm và khai thác thuộc địa
nhưng những cường quốc này với sức mạnh và toan tính khác nhau, đã tạo ra những
thế trận giằng co, tranh giành khốc liệt trên địa bàn Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc ra thế giới không chỉ làm nảy sinh mâu
thuẫn giữa đế quốc với các dân tộc thuộc địa, mà nổi bật hơn cả chính là mâu thuẫn
giữa các đế quốc với nhau trong việc tranh giành thuộc địa. Có thể nói, Đơng Nam Á
cũng là một trong những địa bàn nóng bỏng về sự tranh chấp thuộc địa của các đế
quốc phương Tây. Những đế quốc hùng mạnh đến muộn hơn khơng bằng lịng với
những xếp đặt thuộc địa sẵn có. Do đó, ngồi việc ra sức chinh phục những thuộc địa
mới, họ cịn tìm cách chiếm đoạt những thuộc địa sáng giá từ tay những đế quốc khác.


7

Chính vì thế, mối quan hệ giữa các cường quốc thực dân ở Đông Nam Á vào giai
đoạn này là vơ cùng phức tạp. Nó có thể là mối quan hệ phối hợp về quân đội cùng
chống lại những làn sóng phản đối của các dân tộc thuộc địa, đơi khi nó là quan hệ
phịng thủ dè dặt về nguy cơ xâm chiếm các thuộc địa của nhau, có lúc là những hiệp
ước ràng buộc gây áp lực hoặc công khai phân chia biên giới thuộc địa. Xung đột lợi
ích của các cường quốc thực dân ở Đông Nam Á trong giai đoạn này chủ yếu xoay
quanh vấn đề tranh giành thuộc địa, nhưng nó khơng chỉ bị chi phối trong phạm vi
Đơng Nam Á mà cịn bởi các chiến trường khác như ngay tại chính quốc hay ở các
thuộc địa châu Phi, đặc biệt là ở Tây Á, Ấn Độ, Kênh đào Suez…
Chính những xung đột lợi ích về thuộc địa đã làm cho mối quan hệ giữa các
nước đế quốc và kể cả quan hệ giữa những chính quyền nhà nước thuộc địa trở nên
căng thẳng và phức tạp. Những quan hệ lợi ích đó đã xung đột với nhau như thế nào,
nguyên nhân của chúng từ đâu, các chính quyền Đơng Nam Á đã phản ứng ra sao
trước nạn thực dân, hệ quả chi phối đến quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á lúc bấy giờ

là gì… đều là những vấn đề rất đáng quan tâm. Với mục đích tìm hiểu và làm rõ các
vấn đề trên, chúng tơi chọn đề tài: “Xung đột lợi ích giữa các cường quốc thực dân
ở Đông Nam Á (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)” để thực hiện luận văn của mình.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu về những vấn đề lịch sử như chủ nghĩa thực dân, chiến tranh xâm
lược thuộc địa hay lịch sử các nước Đông Nam Á đều không phải là những chủ đề
mới mẻ. Tuy nhiên, việc khai thác nghiên cứu từ góc độ những mâu thuẫn xung đột
lợi ích của các cường quốc diễn ra tại khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn phát triển
mạnh mẽ nhất của chủ nghĩa tư bản hoàn toàn là những vấn đề mới. Từ việc tổng
hợp, phân tích các nguồn tư liệu, luận văn sẽ cố gắng trình bày, phân tích, lý giải, hệ
thống các mâu thuẫn xung đột lợi ích giữa các cường quốc thực dân phương Tây tại
khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Chính vì thế,
nếu thành cơng, đề tài này sẽ là một cơng trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học về


8

vấn đề mâu thuẫn xung đột của các đế quốc thực dân tại Đơng Nam Á, góp phần minh
chứng cho một trong các luận điểm của V. Lenin về bản chất của chủ nghĩa đế quốc.
Tuy chỉ phản ánh một khía cạnh, một mảng nhỏ trong bức tranh to lớn mn
màu của lịch sử thế giới nói chung hay bức tranh lịch sử Đơng Nam Á nói riêng,
nhưng đề tài này góp phần tái dựng lại một mảng vấn đề khá hấp dẫn về lịch sử quan
hệ giữa các cường quốc ở Đơng Nam Á thời cận đại, chính là xung đột lợi ích. Đặt
trọng tâm nghiên cứu là “xung đột lợi ích”, đề tài hứa hẹn sẽ đem lại một cái nhìn
tồn diện, đầy đủ nhất về bức tranh mâu thuẫn xung đột, quan hệ giữa các cường quốc
thực dân tại Đông Nam Á, cung cấp những chứng cứ lịch sử khá chi tiết về vấn đề
này, hy vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo tương đối có giá trị cho các độc giả,
những nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề mâu thuẫn xung đột lợi ích của các cường

quốc trong thời kỳ thuộc địa ở Đông Nam Á.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những mối quan hệ
của các cường quốc thực dân cũng như quan hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á trong
lịch sử. Ở đó có sự chi phối của những mưu toan và chiến lược về kinh tế lẫn chính
trị, sự tận dụng khơn ngoan những mâu thuẫn để gìn giữ nền độc lập cho đất nước,
những nỗ lực yếu ớt của các chính quyền phong kiến… Tất cả những điều đó đều ít
nhiều để lại những bài học kinh nghiệm quan trọng cho việc nghiên cứu phân tích
những sự kiện lịch sử đương đại, việc hoạch định những chính sách chiến lược cho
Việt Nam nói riêng và cho các nước Đơng Nam Á nói chung.
Trong bối cảnh những diễn biến phức tạp của vấn đề Biển Đông, vấn đề Kênh
đào Kra cũng như sự xuất hiện của hầu hết các cường quốc trên thế giới tại khu vực
như hiện nay, các nước Đông Nam Á hẳn phải xem xét đến những bài học kinh
nghiệm lịch sử mà giai đoạn thực dân đế quốc và những mâu thuẫn của nó là những
vấn đề không thể bỏ qua.


9

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình tìm hiểu về đề tài, tôi nhận thấy một số học giả trong và ngồi
nước đã có những cơng trình nghiên cứu có liên quan. Đó là những cơng trình nghiên
cứu về lịch sử khu vực Đơng Nam Á, trong đó có nhắc đến sự xung đột, cạnh tranh
của các đế quốc thực dân tại khu vực này trong thời kỳ thuộc địa; hoặc là những bài
chuyên khảo về một đế quốc thực dân hùng mạnh với hệ thống thuộc địa rộng lớn
trong đó có Đơng Nam Á; hoặc là những bài báo về sự tranh giành thuộc địa tại một
quốc gia – vùng lãnh thổ nào đó tại Đơng Nam Á. Hiện chưa có những cơng trình
nghiên cứu tổng hợp, đem lại một bức tranh toàn diện về mối quan hệ lợi ích căng
thẳng giữa các cường quốc thực dân phương Tây ở khu vực này trong giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, từ nhiều góc nhìn và quan điểm khác

nhau, các tác giả đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú và giá trị.
3.1 Ở trong nước
Các học giả trong nước có những bài viết phân tích rất sâu sắc về chủ nghĩa
đế quốc và bản chất của nó, góp phần làm rõ thêm về giai đoạn chuyển tiếp từ chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền – đế quốc chủ nghĩa.
Đó là những bài viết của tác giả Bùi Ngọc Chưởng có nhan đề “Bản chất, đặc điểm
và địa vị lịch sử của chủ nghĩa đế quốc” đăng trên Tạp chí Cộng sản số 375, xuất bản
vào năm 1987; hay bài viết của tác giả Vương Diệc Nam “Độc quyền xuyên quốc gia
– giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản” đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị
số 294, xuất bản năm 2002.
Về lịch sử Đơng Nam Á thì có khá nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, tuy
nhiên tác phẩm có sự phân tích sâu sắc về bối cảnh từng quốc gia Đơng Nam Á, cũng
như có nhắc đến cơng cuộc xâm lược thơn tính các nước Đơng Nam Á của thực dân
Âu-Mỹ vào thời kỳ này chính là tác phẩm “Lịch sử Đông Nam Á” của ba tác giả
Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình và Trần Thị Vinh (do GS. Lương Ninh chủ biên), xuất
bản năm 2006, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. Nói về quan hệ bang giao giữa các
nước Đơng Nam Á trong thời kỳ thuộc địa có tác phẩm “Việt Nam – Đông Nam Á:


10

quan hệ lịch sử văn hóa” của Viện Nghiên cứu Đơng Nam Á, nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 1995; hay tác phẩm “Lịch sử bang giao Việt Nam –
Đông Nam Á: trước công nguyên đến thế kỷ XIX” của tác giả Phan Lạc Tuyên, do
Viện Đào tạo Mở rộng Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1993.
Cơng trình nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Thủy với sự hướng dẫn của GS.
Lương Ninh vào năm 2009 “Q trình xâm nhập Đơng Nam Á của Công ty Đông Ấn
Anh từ đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX” phân tích khá rõ về quá trình bành trướng của
các Cơng ty Đơng Ấn Anh với mưu đồ xâm lược Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phân
tích này chỉ tập trung vào các Cơng ty Đơng Ấn của Anh và không nhấn mạnh đến

những xung đột giữa các cường quốc tại đây.
Một cơng trình khơng thể không nhắc đến khi bàn về vấn đề thuộc địa ở Đơng
Nam Á, về Thái Lan với chính sách ngoại giao khơn khéo và sự giằng co toan tính
của các đế quốc trên mảnh đất này chính là đề tài Tiến sĩ của tác giả Đào Minh Hồng
về “Thái Lan trước ngưỡng cửa xâm lược của chủ nghĩa thực dân”. Trong q trình
phân tích sự đối mặt của Siam trước sự bành trướng xâm lược của đế quốc thực dân
phương Tây, tác giả đã cho thấy một bức tranh xung đột lợi ích dữ dội của các đế
quốc trên đất Thái, cụ thể là những mâu thuẫn, những dàn xếp gay gắt giữa Anh và
Pháp. Tài liệu này chủ yếu phân tích những thế mạnh về chiến lược, chính sách ngoại
giao đi đến giữ vững nền độc lập của Siam trong cuộc cạnh tranh giữa các đế quốc,
chưa cung cấp nhiều thông tin minh chứng cho sự mâu thuẫn xung đột giữa các đế
quốc ở những khu vực khác của Đơng Nam Á.
Nhìn chung, các học giả trong nước đã thể hiện sự quan tâm khá sâu sắc về
vấn đề đế quốc thực dân, lịch sử quá trình xâm lược thuộc địa ở Đơng Nam Á. Tuy
nhiên, chưa có những cơng trình nghiên cứu trực diện, chính thức, mang tính tồn
diện về các xung đột lợi ích của các cường quốc thực dân tại Đông Nam Á trong thời
kỳ này.


11

3.2 Ở nước ngồi
Các học giả nước ngồi có nhiều sự quan tâm hơn về vấn đề xung đột lợi ích
giữa các cường quốc thực dân trong quá trình phân chia thuộc địa ở Đông Nam Á.
Các tác giả đã có những cơng trình trực tiếp nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên vẫn
là những cơng trình hoặc là đứng từ góc độ của một đế quốc để phân tích về xung
đột, hoặc là một sự bao quát những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tranh giành
thuộc địa trên khắp các châu lục. Tuy nhiên, các cơng trình này đã đem lại một cái
nhìn tổng quan, những nguyên nhân và hệ quả xuyên suốt cho những sự kiện xảy ra
ở Đơng Nam Á.

Cơng trình thứ nhất có thể kể đến là bài nghiên cứu của học giả Linden A.
Mander có nhan đề “The British Commonwealth and Colonial Rivalry in Southeast
Asia” được đăng trên tạp chí University of California Press số ra vào tháng 3 năm
1947. Đây có thể được xem là một tác phẩm bao quát được những mối quan hệ lợi
ích bị xung đột giữa các cường quốc thực dân ở Đông Nam Á trong giai đoạn này.
Bởi lẽ đế quốc thực dân Anh là một trong những đế quốc hùng mạnh vào bậc nhất và
nắm giữ nhiều thuộc địa nhất lúc bấy giờ, cho nên mâu thuẫn và những cuộc xung
đột liên quan đến đế quốc Anh cũng bao trùm khá rộng.
Trong bài chuyên khảo đăng trên tạp chí Cambridge University Press của học
giả Robert Phillipson về vấn đề chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân “Imperialism
and Colonialism”, tác giả có nhắc đến những mâu thuẫn xung đột giữa các cường
quốc hàng đầu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, do chủ đề của
bài viết là về chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới nên phần
phân tích mâu thuẫn xung đột thuộc địa ở Đơng Nam Á có phần chưa sâu sắc.
Trong phần Đơng Nam Á và Trung Đông của bài viết “European rivalries and
the Formation of British Empire” của Sarah Clark đăng trên trang Yahoo Voices ngày
28-6-2009, tác giả đã nêu rõ toàn cảnh những quan hệ xung đột của các cường quốc
trong khu vực, trong đó nổi bật nhất là mâu thuẫn giữa hai cường quốc lớn Anh và
Pháp.


12

Đăng trên tạp chí Xã hội Siam, tác giả Chandran Jeshurun có bài viết “The
Anglo-French Declaration of January 1896 and The Independence of Siam” xuất bản
năm 1970. Bài viết là một cơng trình tổng hợp các ghi chép về những phát ngơn của
các nhà ngoại giao, các nhân vật chính trị của Anh, Pháp, Siam. Qua đó, khắc họa
khá rõ nét những mâu thuẫn xung đột, chiến lược giằng co giữa các bên trong quá
trình đàm phán thương lượng hình thành khu vực “nước đệm” của Siam. Tuy nhiên,
bài viết nghiên cứu theo góc độ nhấn mạnh vai trị của Tuyên bố chung giữa Anh và

Pháp vào tháng 01-1896 đối với nền độc lập của Siam, chưa khai thác những mâu
thuẫn xung đột ở những khía cạnh khác trong quan hệ tay ba giữa Anh - Siam - Pháp.
Cơ sở lý thuyết về chủ nghĩa đế quốc được các học giả quan tâm nghiên cứu
nhiều hơn. Những cơng trình này ngồi việc cung cấp cơ sở lý thuyết chính thống về
chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân còn đem lại những quan điểm phê phán bình
luận vơ cùng phong phú về bản chất, đặc điểm cùng tiến trình phát triển của chủ nghĩa
đế quốc, thực dân.
Tác phẩm kinh điển nổi tiếng của V.I. Lenin “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột
cùng của chủ nghĩa tư bản”, do nhà xuất bản Sự thật Hà Nội xuất bản năm 1978. Một
quyển sách của tác giả F.Lee Benns “European History since 1870” được xuất bản
năm 1944 mô tả khá chi tiết về lịch sử các nước châu Âu từ năm 1870, khái quát khá
rõ nét và đầy đủ về giai đoạn đế quốc chủ nghĩa của phương Tây. Một cơng trình
nghiên cứu lịch sử khác của trường Tamaqua Area School District ở Mỹ về thời đại
của chủ nghĩa đế quốc “The Age of Imperialism” đã phân tích khá chi tiết về quá trình
xâm lược thuộc địa cùng những mâu thuẫn xung đột của đế quốc thực dân tại khu vực
Đơng Nam Á.
Nói tóm lại, đây là đề tài được nhắc đến rải rác trong khá nhiều các cơng trình
nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do trọng tâm nghiên cứu
khơng phải về xung đột lợi ích giữa các cường quốc thực dân ở Đông Nam Á nên các
mảng vấn đề vẫn cịn rời rạc, các phân tích đánh giá có phần chưa sâu sắc và chi tiết,
chưa đem lại một cái nhìn tồn diện về các xung đột lợi ích và những ảnh hưởng của


13

nó tại khu vực này. Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống những nguồn tư liệu; phân tích,
đánh giá những sự kiện lịch sử, đề tài sẽ đem lại một cái nhìn tồn diện hơn khi phân
tích vào trọng tâm đề tài.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung vào những quan hệ lợi ích của sáu cường quốc thực dân
Âu - Mỹ có mặt tại Đơng Nam Á vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chính là: Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và Mỹ. Từ đó, xem xét phân tích đến
những mâu thuẫn, những xung đột trong q trình cạnh tranh giành thuộc địa ở Đơng
Nam Á. Đó được xem là trọng tâm, nội dung chính cần nghiên cứu của đề tài.
Mặc dù vào thời điểm này cũng có sự xuất hiện của một số cường quốc khác
tại khu vực như Nga, Nhật, Đức… với nhiều mưu toan, động thái tranh giành thuộc
địa nhưng có phần cịn mờ nhạt và khơng gây ra những ảnh hưởng đáng kể trong quan
hệ xung đột giữa các cường quốc ở Đông Nam Á trong giai đoạn này. Đồng thời, với
phạm vi tương đối hạn chế về tư liệu, luận văn sẽ chỉ tập trung vào sáu cường quốc
thực dân lớn đã nêu trên.
Qua đó, những nội dung cơ sở tiền đề như bản chất của chủ nghĩa đế quốc,
những biến chuyển trong giai đoạn này so với giai đoạn tự do cạnh tranh, những nhân
tố tiền đề làm nên mâu thuẫn giữa các cường quốc, phản ứng của các bên cũng như
của chính quyền và nhân dân thuộc địa… cũng sẽ được tác giả cố gắng làm rõ trong
luận văn.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về những xung đột lợi ích giữa các cường quốc thực dân
xoay quanh vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á trong giai đoạn lịch sử nhất định là từ
cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, tức giai đoạn phát triển bành trướng mạnh mẽ
nhất của chủ nghĩa đế quốc.


14

Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài là ở khu vực Đông
Nam Á, bao gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Vào khoảng thời
gian cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một số quốc gia Đông Nam Á khơng có tên gọi
như tên quốc gia hiện nay, kể cả đường biên giới quốc gia cũng có sự khác biệt so

với quốc gia hiện tại. Những điều này sẽ được trình bày rõ trong Phụ lục của luận
văn.
Tuy nhiên, trong q trình phân tích các nhân tố tiền đề dẫn đến mâu thuẫn
xung đột của các cường quốc thực dân trong khu vực Đông Nam Á, đề tài không thể
không đề cập đến những căn nguyên từ những địa bàn khu vực khác hoặc ở những
giai đoạn lịch sử khác.

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, đây là một đề tài nghiên cứu về những khía cạnh khá
mới về một vấn đề lịch sử, nên các lý luận trong bài hoàn toàn dựa trên việc tổng hợp
phân tích những cứ liệu lịch sử, kế thừa có chọn lọc những quan điểm có giá trị xoay
quanh vấn đề này.
Đối với những vấn đề cơ sở lý thuyết như “chủ nghĩa tư bản”, “chủ nghĩa đế
quốc”, “chủ nghĩa thực dân”, tác giả dựa trên quan điểm, phương pháp luận của Chủ
nghĩa Marx-Lenin làm chính thống.
Để đưa ra được những nhận định đánh giá đúng đắn khách quan về xung đột
lợi ích của các đế quốc thực dân ở khu vực Đơng Nam Á thời kỳ này, cần có cái nhìn
tồn diện trong mối liên hệ phối hợp của nhiều ngành. Chính vì thế, phương pháp liên
ngành được đặc biệt chú ý và sử dụng xuyên suốt luận văn. Trong đó, phương pháp
nghiên cứu của ngành Lịch sử, đặc biệt là lịch sử quan hệ quốc tế được xem là phương
pháp chính yếu – nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các quốc gia, dân tộc trên thế
giới, cụ thể trong đề tài là mối quan hệ giữa các cường quốc thực dân với nhau và với
các thuộc địa; sự phát triển của các sự kiện, biến cố lịch sử theo thời gian. Bên cạnh
đó, những phương pháp nghiên cứu của Chính trị học, Văn hóa học… cũng là những


15

phương pháp phối hợp cần thiết nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các cường quốc, giữa

các nước thuộc địa cũng như lý giải được những đối sách, động thái phản ứng của
các nước. Trong đó cụ thể là các phương pháp như: tổng hợp tư liệu, phương pháp
lịch sử - logic, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống…
đã được tác giả sử dụng xuyên suốt quá trình làm luận văn.
5.2 Nguồn tư liệu
Các nguồn tư liệu tác giả sử dụng bao gồm: sách tham khảo, chun luận, giáo
trình, các bài báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu, các luận văn, luận án, bài phê
bình trên Internet,... của các tác giả trong và ngồi nước.
Tuy nhiên, do khả năng ngơn ngữ cịn hạn chế, nên tác giả chỉ có thể tiếp cận
và tham khảo các tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh cho luận văn của mình.

6. Bố cục của luận văn
Ngồi Phần mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn gồm
ba chương với những nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: XUNG ĐỘT LỢI ÍCH GIỮA CÁC CƯỜNG QUỐC THỰC DÂN
Ở ĐÔNG NAM Á (CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX): BỐI CẢNH,
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN
Chương này gồm hai mục lớn trình bày về bối cảnh lịch sử của chủ nghĩa tư
bản phương Tây và khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, qua đó phân tích rõ những nguyên nhân, điều kiện hình thành làm phát sinh
xung đột lợi ích giữa các cường quốc ở Đơng Nam Á. Giải quyết được tất cả những
vấn đề nêu trên sẽ giúp trả lời cho câu hỏi: Tại sao xung đột lợi ích giữa các cường
quốc lại diễn ra tại khu vực Đơng Nam Á.
Chương 2: XUNG ĐỘT LỢI ÍCH GIỮA CÁC CƯỜNG QUỐC THỰC DÂN
Ở ĐÔNG NAM Á (CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX): DIỄN BIẾN, KẾT
QUẢ VÀ NHẬN ĐỊNH


16


Chương này gồm ba mục trình bày về sự cạnh tranh thuộc địa và những xung
đột lợi ích nảy sinh giữa các đế quốc lớn ở Đông Nam Á. Sử dụng phương pháp trình
bày một vấn đề lịch sử, tác giả sẽ lần lượt cho thấy những sự kiện làm bùng nổ bắt
đầu xung đột; diễn biến của xung đột bao gồm những phương sách, chiến lược của
các đế quốc và kết quả của tranh chấp xung đột đó.
Chương 3: HỆ QUẢ CỦA NHỮNG XUNG ĐỘT LỢI ÍCH GIỮA CÁC
CƯỜNG QUỐC
Tuy đều có mục đích chung là xâm chiếm và khai thác thuộc địa, những mỗi
cường quốc thực dân với sức mạnh và toan tính khác nhau, đã thực hiện những
phương sách chiến lược vô cùng khác nhau, từ quá trình thăm dị tiếp cận và xâm
lược thuộc địa đến quá trình cạnh tranh xung đột để gìn giữ và mở rộng thuộc địa đó.
Phần thứ nhất của chương này sẽ trình bày những hệ quả tác động mà cuộc cạnh tranh
xung đột lợi ích phức tạp giữa các cường quốc thực dân đã mang lại không chỉ đối
với các nước trong khu vực Đơng Nam Á, mà cịn đối với quan hệ giữa các nước đế
quốc và quan trọng hơn hết là đối với quan hệ quốc tế trên thế giới lúc bấy giờ. Nó
góp phần hình thành một trong những nguyên nhân cho cuộc Chiến tranh thế giới lần
thứ nhất.
Qua đó, tác giả đi vào so sánh một số đặc điểm về ngun nhân hình thành,
tính chất mức độ của các cuộc cạnh tranh đế quốc cũng như rút ra những bài học kinh
nghiệm về bản chất của đế quốc, về chính sách đối ngoại mở cửa cải cách kinh tế, xã
hội của Siam cũng như liên hệ đến các vấn đề của khu vực hiện nay.


17

CHƯƠNG 1
XUNG ĐỘT LỢI ÍCH GIỮA CÁC CƯỜNG QUỐC THỰC DÂN
Ở ĐÔNG NAM Á (CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX):
BỐI CẢNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN


1.1 Chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và vấn đề thị trường
thuộc địa
Mâu thuẫn, xung đột là những vấn đề thường xuyên xảy ra trong lịch sử quan
hệ quốc tế của nhân loại. Chúng là những tác nhân vơ cùng quan trọng, ảnh hưởng
đến cả chính sách đối nội lẫn đối ngoại của mỗi quốc gia. Chính vì thế, các vấn đề về
mâu thuẫn, xung đột lợi ích, đặc biệt là xung đột trong quan hệ quốc tế đã được khá
nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Do đó, để hiểu được những xung đột lợi ích giữa
các cường quốc thực dân ở Đông Nam Á giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
trước hết khơng thể khơng tìm hiểu khái qt về nội hàm khái niệm “xung đột trong
quan hệ quốc tế”.
Trên cơ sở chọn lọc, phân tích, đánh giá các khái niệm về xung đột trong bài
viết “Khái niệm và cơ sở của xung đột trong quan hệ quốc tế”, tác giả Hoàng Khắc
Nam đã đúc kết khái niệm xung đột trong quan hệ quốc tế như sau: “Xung đột quốc
tế là một tình trạng xã hội nảy sinh khi hai hay nhiều chủ thể quan hệ quốc tế có mục
đích, nhận thức hay hành vi mâu thuẫn với nhau trong cùng một vấn đề liên quan”[17,
206]. Khái niệm nàynhấn mạnh được tính chất xã hội của xung đột, đồng thời bao
hàm đầy đủ các yếu tố làm nảy sinh xung đột. Trong quan hệ quốc tế, sự tương tác
giữa các chủ thể quan hệ quốc tế không chỉ bị chi phối bởi mục đích mà cịn bởi cả
nhận thức và hành vi. Ba yếu tố này vừa tương tác chặt chẽ, vừa có sự độc lập nhất
định với nhau, đều phản ánh một điểm chung là tính mâu thuẫn – một điều kiện tất
yếu làm nảy sinh xung đột. Không chỉ sự trái ngược đến mức đối chọi gay gắt mới
được xem là mâu thuẫn mà đơn giản sự không giống nhau về mục đích, nhận thức và


18

hành vi cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa các chủ thể. Do đó, khơng phải xung đột
nào cũng dẫn đến việc sử dụng bạo lực và chiến tranh. Nó phụ thuộc vào tính chất và
mức độ mâu thuẫn.
Xung đột lợi ích giữa các cường quốc thực dân ở Đông Nam Á vào giai đoạn

cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cũng khơng nằm ngồi phạm vi khái niệm nêu trên.
Nó có những bối cảnh, tiền đề làm nguyên nhân phát sinh xung đột; cũng trải qua các
giai đoạn, mức độ mâu thuẫn khác nhau; và những phương thức chiến lược giải quyết
xung đột của các cường quốc thực dân cũng đa dạng khác nhau. Tất cả đã tạo nên
một bức tranh sống động về quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn
này.
1.1.1 Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền trên thế giới (cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX)
Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội toàn châu Âu, cuộc Cách mạng
khoa học - kỹ thuật cuối thế kỷ XIX đã thực sự đưa thế giới bước vào thời đại cơng
nghiệp hóa và tạo nên một điểm nhấn mạnh mẽ trong lịch sử thế giới cận đại. Những
tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật của cuộc Cách mạng đã tạo nên những bước nhảy
vọt đáng kể trong sản xuất công nghiệp. Các nguồn năng lượng mới như than đá, hơi
nước và sau này là điện đã nhanh chóng thay thế sức lao động của con người, cho
phép vận hành những dây chuyền sản xuất với quy mô lớn. Việc ứng dụng khoa học
kỹ thuật vào ngành luyện kim làm cho sản lượng sắt, thép tăng lên nhanh chóng, được
sử dụng rộng rãi trong chế tạo máy móc, đường ray, tàu biển, các cơng trình xây
dựng; kéo theo sự ra đời của những khu chế xuất, những cơng xưởng cơ khí khổng
lồ. Hệ thống đường sắt và thông tin điện thoại rộng khắp đất nước làm rút ngắn
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, mở rộng nhu cầu thị trường, dẫn đến gia
tăng nhu cầu máy móc và sản xuất. Có thể nói, qua hai cuộc Cách mạng Công nghiệp1,

1

Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất từ cuối thế kỷ XVIII đem lại sự phát triển trong các ngành dệt, đường

sắt, sắt và than đá. Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai từ sau 1870 là cuộc cách mạng của thép, điện, hóa chất,
dầu mỏ dẫn đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực công nghiệp mới.



19

thế giới phương Tây đã chứng kiến một bước chuyển rõ rệt từ một nền kinh tế dựa
trên nông nghiệp và sản xuất thủ công sang một nền kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất
máy móc và những nhà máy công nghiệp.
Nếu như cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất (từ giữa thế kỷ XVIII) đã
khẳng định vai trị thống trị của Anh về sức mạnh cơng nghiệp, đặc biệt là ngành cơng
nghiệp vải sợi, thì cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai với một điểm mốc quan
trọng là năm 1870 đã đánh dấu sự thay đổi vị trí dẫn đầu thế giới từ Anh sang các
cường quốc trẻ như Mỹ, Đức. Sự xuất hiện của thép cùng với hệ thống nhà máy thủy
điện đầu tiên ở châu Âu đã chấm dứt vai trò thống trị của than đá, mở ra một thời kỳ
mới - thời kỳ cơng nghiệp hóa. Đến đầu những năm 1890, q trình cơng nghiệp hóa
đã trở nên phổ biến trong một số lĩnh vực cơng nghiệp nhất định, dẫn đến sự hình
thành những tập đồn cơng nghiệp khổng lồ với lợi ích ngày càng gia tăng trên phạm
vi toàn cầu. Ở cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai, Đức và Mỹ do thừa hưởng
những thành quả phát minh và kinh nghiệm từ các nước đã vươn lên dẫn đầu thế giới
về công nghiệp. Sản phẩm công nghiệp của Đức từ năm 1880 đến 1900 tăng vượt
Anh và Pháp gấp nhiều lần. Mỹ trở thành quốc gia đứng đầu trong ngành công nghiệp
sắt thép vào năm 1900.[24, 246]
Tóm lại, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã
thúc đẩy nền sản xuất phát triển nhanh chóng, đánh dấu một bước tiến mới cực kỳ
quan trọng của thế giới tư bản phương Tây. Máy móc đã giúp cho sự gia tăng mạnh
mẽ về quy mô sản xuất và trình độ chun mơn hóa trong cơng nghiệp, dẫn đến việc
tập trung sản xuất và tích lũy tư bản. Điều này vừa thể hiện tính quy luật khách quan,
vừa là bước tiến tích cực phát triển đi lên của chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, nó cũng
làm thay đổi tương quan sức mạnh công nghiệp của các cường quốc tư bản hàng đầu
lúc bấy giờ. Những thay đổi ấy không đơn thuần cho thấy sự phát triển của những
cường quốc trẻ mà còn báo hiệu những cạnh tranh, xung đột xa hơn trong tương lai
giữa các nước lớn. Điểm mốc ba mươi năm cuối của thế kỷ XIX cũng đánh dấu sự
chấm dứt của thời kỳ “chủ nghĩa tư bản tiến bộ” kéo dài hàng thế kỷ, và một giai đoạn

mới – giai đoạn tổng khủng hoảng sâu sắc của chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu.


20

Q trình tập trung sản xuất và tích lũy tư bản cao độ đã dẫn đến sự hình thành
các tổ chức cơng ty độc quyền. Các xí nghiệp có quy mơ tương đối lớn, trong q
trình cạnh tranh đã hợp tác cùng sản xuất, hay thỏa hiệp với nhau về việc định giá
hàng hóa và phạm vi thị trường. Chúng hình thành những tổ chức độc quyền đa dạng
về hình thức lẫn lĩnh vực hoạt động. Những tổ chức này có mặt khắp nơi trong thế
giới tư bản chủ nghĩa, thường được gọi bằng những cái tên như: cartel, trust,
syndicate và consortium. Rõ ràng là khi phát triển đến giai đoạn này, tương quan cũ
đã tỏ ra lỗi thời, chủ nghĩa tư bản tự thân nó phải thích nghi với những điều kiện mới.
Những phương thức cạnh tranh và tổ chức quản lý kinh doanh theo kiểu cũ đã được
thay thế bằng sự chạy đua về kỹ thuật sản xuất, hợp tác để định giá hàng hóa và chia
sẻ thị trường tiêu thụ. Khi đó, q trình cạnh tranh khơng cịn mang tính tự do, mà là
q trình “cá lớn nuốt cá bé”, sản xuất lớn nuốt sản xuất nhỏ diễn ra đầy rẫy những
bạo lực, dối trá và thủ đoạn. Ngoài những thua kém về kỹ thuật sản xuất, rất nhiều xí
nghiệp cơng ty nhỏ bị chèn ép về thị trường tiêu thụ và giá cả. Hậu quả là hầu hết các
doanh nghiệp nhỏ không tham gia vào guồng máy của những tập đoàn độc quyền lớn
đều bị rơi vào khủng hoảng và phá sản. Ở Anh, số vụ phá sản tăng lên từ 7.490 vụ
năm 1873 lên 13.130 vụ năm 1879. Ở Pháp, năm 1882, có khoảng 7.000 xí nghiệp
phải đóng cửa. Giá cả giảm xuống liên tục nhưng cũng khơng thể kích cầu vì cơng
nhân thất nghiệp quá cao: từ năm 1873 đến 1896, giá bán buôn giảm 32% ở Anh,
40% ở Đức, 43% ở Pháp và 45% ở Hoa Kỳ.[13, 209]
Xét đến cùng, dù có khác nhau về tên gọi và hình thức hoạt động thì các tổ
chức độc quyền này nhìn chung là sự tăng trưởng, phát triển, một trình độ mới về quy
mơ tổ chức sản xuất, đem lại một sức mạnh phát triển nhảy vọt cho nền kinh tế tư
bản. Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực, tổ chức độc quyền đã làm nảy sinh một hệ
quả nghiêm trọng – tính chất lũng đoạn. Vốn bản chất mối quan hệ giữa giai cấp tư

sản và vô sản trong chủ nghĩa tư bản đã là quan hệ bóc lột. Càng lũng đoạn thị trường,
lũng đoạn giá cả thì giới tư bản càng bóc lột, tước đoạt nhân dân lao động nhiều hơn.
Người dân lao động càng cùng khổ thì sức mua hàng hóa giảm đi, thị trường tiêu thụ
càng khan hiếm.


×