Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam á từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.69 MB, 173 trang )

Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Đông Á (bao gồm cả Đông Á và
Đông Nam Á) được đánh giá là một trong những khu vực phát triển năng động
nhất thế giới. Cùng với sự liên kết vốn có của các con “Rồng” Châu Á do
Nhật Bản dẫn đầu, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và gia tăng hợp tác
giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN trong thập niên
gần đây đã và đang thúc đẩy tiến trình nhất thể hoá khu vực, tạo tiền đề cho sự
hình thành cộng đồng Đông Á trong tương lai.
Quay trở lại với lịch sử, tại Đông Á từ thế kỷ XIV- XV diễn ra quá
trình tiếp xúc, hội nhập kinh tế- thương mại hết sức sôi động, nhất là giữa
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Cùng với người Nhật Bản, Ên Độ và
Arập họ đã lập nên hệ thống mậu dịch Châu Á không thua kém gì người Châu
Âu cùng thời. Sự sôi động đó được đánh dấu bởi những tuyến thương mại
quan trọng mới nối liền các châu lục, các nền văn hoá nh “Con đường tơ lụa
và gốm sứ trên biển” chạy dọc theo khu vực ven biển Đông Á, Đông Nam Á,
Nam Á ven Ên Độ Dương.
Điểm khởi đầu của con đường thương mại này là Trung Quốc và điểm
kết thúc là vùng Địa Trung Hải. Và từ khi tư bản phương Tây xâm nhập và
bành trướng tận Đông Á, thì con đường thương mại mới này được nối liền với
Tây Âu thông qua Châu Mỹ La Tinh (Mexico). Hơn nữa, mối quan hệ truyền
thống giữa Trung Quốc với các nước trong vùng đặc biệt là Đông Nam Á
được xác lập từ rất lâu trong lịch sử trên cơ sở quan niệm Hoa- Di. Đó là mối
quan hệ giữa “Thiên triều” với các nước “Chư hầu” thần thuộc của Trung
Quốc. Các “Chư hầu” xung quanh phải thực hiện chế độ “cống nạp” đối với
“Thiên triều”.
DUONG VAN HUY
1
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa


đầu thế kỷ XVII
Đặc biệt ở thế kỷ XV- XVII, dưới nền cai trị của nhà Minh, chính sách
độc quyền kiểm soát ngoại thương và mở rộng thương mại “triều cống” thông
qua chính sách “Hải cấm” và các chương trình “thám hiểm” ở nước ngoài của
Trung Quốc đã tạo nên tính đặc thù trong quan hệ Trung Quốc- Đông Nam Á
nói chung, mậu dịch nói riêng. Thêm vào đó, hệ luỵ của mối quan hệ trên đã
tác động nên cộng đồng người Hoa Đông Nam Á- mét trong những hạt nhân
chính thúc đẩy phát triển mậu dịch và bang giao quốc tế trong vùng, trước hết
là giữa Đông Nam Á và Trung Quốc.
Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Ngoại thương Trung Quốc
với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII”, với
mong muốn là góp phần làm sáng tỏ các mối quan hệ lịch sử, để từ đó có thể
rót ra một vài so sánh nhận xét.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận
Khoá luận nghiên cứu mối quan hệ ngoại thương của Trung Quốc với
khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII. Ở đây, Trung
Quốc và Đông Nam Á được là hai thực thể tương đối ổn định và tồn tại độc
lập có quan hệ phụ thuộc và tác động qua lại với nhau. Nhưng trong đề tài
này, chúng tôi coi Trung Quốc là chủ thể chính được đề cập nhiều hơn. Còn
khu vực Đông Nam Á bao gồm nhiều quốc gia hầu hết là thần thuộc và có mối
liên hệ lịch sử lâu đời, mật thiết với Trung Quốc. Phạm vi thời gian nghiên
cứu của đề tài này chủ yếu tập trung vào khoảng từ đầu thế kỷ XV cho đến khi
nhà Minh sụp đổ năm 1644.
3. Nhiệm vụ chủ yếu của khoá luận
DUONG VAN HUY
2
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
- Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chủ yếu tập trung xem xét
hai hình thức trong quan hệ ngoại thương của Trung Quốc với Đông Nam Á

đó là: Quan hệ thương mại cống nạp và quan hệ thương mại tự do.
- Bên cạnh việc tìm hiểu các hình thức trao đổi ngoại thương, chúng tôi
còn có mong muốn giải thích những yếu tố chính tác động đến quan hệ giữa
Trung Quốc- Đông Nam Á nói chung, mậu dịch nói riêng, đến những dịch
chuyển, thay đổi môi trường thương mại và dân cư trong khu vực, trong đó có
sự hình thành “Hệ thống mậu dịch Châu Á” và “Cộng đồng người Hoa ở
Đông Nam Á” thế kỷ XV- XVII.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đây là đề tài nghiên cứu lịch sử kinh tế và quan hệ quốc tế. Vì vậy,
chúng tôi đã trình bày vấn đề theo phương pháp phân tích lịch sử kết hợp với
lôgic, đối chiếu so sánh để rót ra được những kết luận. Ngoài ra, chúng tôi còn
sử dụng phương pháp hệ thống liên ngành, đa ngành, nhất là giữa lịch sử và
kinh tế chính trị học, cố gắng khai thác nhiều những sử liệu gốc. Từ đó, những
vấn đề được đưa ra giải quyết mang tính khách quan, toàn diện, có được
những nhận xét đúng đắn nhất về quan hệ ngoại thương giữa Trung Quốc với
Đông Nam Á.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và các nguồn tư liệu tham khảo
Quan hệ ngoại thương Trung Quốc với Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến
nửa đầu thế kỷ XVII là một trong những vấn đề hấp dẫn thu hút sự chú ý của
nhiều học giả trong nước và ngoài nước. Đối với một sinh viên như tôi chưa
được trải nghiệm nhiều trong nghiên cứu, nên cũng chưa có ngay một cái nhìn
tổng thể, sâu rộng về lịch sử nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên, bước đầu
chúng tôi được tiếp cận khá nhiều thông tin tư liệu, các công trình khoa học
DUONG VAN HUY
3
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
của một số học giả liên quan đến đề tài nghiên cứu như: China and the
Chinese Overseas của Wang Gung Wu; Southeast Asia in the Age of
Commerce 1450- 1680 của Anthony Reid; Vai trò của người Hoa trong nền

kinh tế các nước Đông Nam Á Trần Khánh v.v…
Bên cạnh đó, để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đã chú ý sử dụng một
số tư liệu quan trọng như Minh Sử, Trung Quốc thông sử, Lịch sử Đông Nam
Á, một số cuốn sách chuyên nghiên cứu về Hoa kiều, người Hoa v.v… kể cả
tiếng Việt lẫn tiếng Hán. Ngoài ra, còn có hệ thống những bài viết trên những
tạp chí khoa học, những công trình nghiên cứu khác có liên quan cũng được
khai thác nhiều để phục vụ cho khoá luận của mình.
6. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được chia làm 3 chương
chính sau:
Chương I: Khoá luận trình bày vế những tác động của bối cảnh quốc
tế khu vực và Trung Quốc đến ngoại thương của Trung Quốc.
- Về tác động bối cảnh quốc tế khu vực chủ yếu xem xét sự phát triển
của mậu dịch Châu Á ven biển, với sự lớn mạnh của hệ thống các thương
cảng, cùng với “con đường tơ lụa và gốm sứ trên biển” nối liền tuyến thương
mại Đông- Tây.
- Bối cảnh ở Trung Quốc, có sự ổn định về chính trị, kinh tế hàng hoá
phát triển, nội thương được mở rộng khai thông, kỹ thuật đóng tàu và hàng hải
đạt đến trình độ cao. Điều đó đã có tác dụng tạo được nền tảng và thúc đẩy
một nền ngoại thương phát triển.
Chương II: Khoá luận trình bày về sự phát triển của ngoại thương
Trung Quốc thời kỳ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Thời kỳ này được đánh giá là
“Thời đại hoàng kim thương mại trên biển của Trung Quốc”.
DUONG VAN HUY
4
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
Nội dung chính của chương này đề cập chủ yếu đến những vấn đề sau:
- Chỉ ra được cái nguyên nhân ra đời và thực thi của chính sách “Hải
cấm” cùng với hệ quả của nó đối với sự phát triển ngoại thương Trung Quốc

đương thời cũng như việc hình thành những nhóm cộng đồng người Hoa ở hải
ngoại.
- Sự phát triển của quan hệ thương mại Trung Quốc với Đông Nam Á:
Khoá luận chỉ ra được mối liên hệ truyền thống giữa Trung Quốc và khu vực
để thấy được tính thường xuyên liên tục và mang tính lịch sử trong hoạt động
thương mại giữa Trung Quốc và khu vực. Thấy được vai trò trung gian “kép”
của Ryukyu còng nh của Đông Nam Á trong quan hệ thương mại của Trung
Quốc với thế giới, khiến cho Trung Quốc không bị rơi vào thế cô lập với thế
giới bên ngoài. Hơn nữa, bảy lần Xuất Dương của Trịnh Hoà đã đánh dấu một
bước tiến vọt để Trung Quốc bước vào thời kỳ “Hoàng kim về thương mại
trên biển” cũng như đặt nền tảng cho sự hình thành những cứ điểm của những
cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á. Đặc biệt, trong quan hệ thương mại
Trung Quốc với Đông Nam Á thì sự hoạt động sôi nổi của cả hệ thống thương
mại quan phương- thương mại triều cống và hệ thống thương mại phi quan
phương- thương mại tự do đã làm nên sự hưng thịnh của ngoại thương Trung
Quốc đương thời.
Sự “đóng cửa” của Trung Quốc không phải là đoạn tuyệt hoàn với thế
giới bên ngoài mà là nhà nước muốn khống chế hoạt động thương mại trên
biển của người Hoa.
Chương III: Phần này chủ yếu trình bày sự tác động của ngoại thương
Trung Quốc đối với sự hình thành và hoạt động thương mại của những cộng
đồng người Hoa ở Hải ngoại, cũng như những tác động trong việc hình mở
rộng quan hệ kinh tế, chính trị và giao lưu văn hoá trong khu vực.
DUONG VAN HUY
5
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
CHƯƠNG I:
BỐI CẢNH QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ TRUNG QUỐC THỜI KỲ
TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XVII (HAY CÒN GỌI LÀ: “THỜI ĐẠI

THƯƠNG MẠI BIỂN ĐÔNG”).
1. Bối cảnh Châu Á ven Biển.
Thời kỳ thế kỷ XV- XVII, thế giới nói chung và khu vực Châu Á Thái
Bình Dương nói riêng đã diễn ra những sự chuyển biến quan trọng. Một thế
giới Phương Tây đang chuyển mình từ xã hội phong kiến sang một xã hội Tư
Bản Chủ Nghĩa; còn phương Đông hình thành một thị trường mậu dịch rộng
lớn phát triển sôi động do sự vươn lên mạnh mẽ của những quốc gia có nền
DUONG VAN HUY
6
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
kinh tế hàng hoá phát triển. Đây cũng là thời kỳ mà những mối liên hệ giữa
Phương Tây và Phương Đông trở lên thường xuyên liên tục hơn, sự giao lưu
tiếp xúc cũng diễn ra ngày càng sâu rộng hơn. Cũng từ đây tạo nên “thời đại
hoàng kim của thương mại Châu Á”, trong đó Trung Quốc đóng vai trò then
chốt của quá trình này.
Ở Châu Á, từ thời cổ đại và trung đại, ngoài những con đường giao
thương trực tiếp giữa các quốc gia, sớm hình thành hai hệ thống giao lưu kinh
tế, văn hoá lớn là “con đường tơ lụa trên bộ” và “con đường tơ lụa trên Biển”
sau có tên là “con đường tơ lụa và gốm sứ trên Biển”.
Theo sử sách Trung Quèc ghi chép, thì đến thời Đông Hán con đường
tơ lụa đã bành trướng qua hai lục địa dài tới 700 dặm suốt từ thủ đô Tây An
Trung Quốc sang Trung Á- Bắc Ên Độ qua Ba Tư đến vương triều Rô Ma. Nó
nối liền thung lũng sông Hoàng Hà với Địa Trung Hải. Thoạt tiên nó chỉ là
một con đường nhỏ, qua thời gian nó ngày càng được mở rộng và với nhiều
tên gọi khác nhau như “con đường triều đình”; “con đường thảo nguyên”;
“con đường sa mạc lớn”; “con đường phía bắc”,…
Song, con đường buôn bán trên bộ ngày càng trở nên nguy hiểm bởi
những toán cướp vũ trang ngày càng tổ chức hoàn hảo và tàn bạo. Vì vậy mà
con đường giao thương trên biển đã dần khẳng định vai trò ưu việt của nó.

Đến thế kỷ XIV, hoạt động buôn bán của con đường tơ lụa trên đất liền gần
nh chấm dứt. Nhưng khát vọng trao đổi của các nền văn hóa không gì có thể
ngăn cản được. Trong bối cảnh đó, “con đường tơ lụa trên biển” đứng ra đảm
nhiệm sứ mạng to lớn thay thế cho “con đường tơ lụa trên bộ”.
Với con đường thương mại trên biển này, cuộc gặp gỡ Đông- Tây mới
thực sự được mở rộng và nhộn nhịp tạo thành những hải trình ổn định cùng
với sự ra đời của hàng loạt các thương cảng. Hải trình của con đường này từ
điểm cực Tây của nó là Rô Ma qua hải cảng vùng Trung Cận Đông như: Al
DUONG VAN HUY
7
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
Tus, Fustat, Cai Rô,… men xuống eo Malacca để vòng vào vùng biển Thái
Bình Dương. Ngoài đường Biển, hàng hoá còn được vận chuyển thông qua eo
biển Malacca, mà trung chuyển theo đường bộ ở phía gần eo biển qua cảng
Kokhokao- vùng cực Nam Thái Lan ngày nay, rồi lại được chuyển xuống các
con tàu đang đợi ở vùng biển phía Đông. Sau khi vượt qua eo Malacca hay
Kokhokao, con đường chia làm hai ngả. Một ngả men theo vùng biển Việt
Nam qua các cảng: Côn Đảo- Cù Lao Chàm- Hội An- vào vùng biển Đông rồi
qua nam Nhật Bản. Ngả thứ hai, đi vào quần đảo Indonesia, Philippines, rồi
ngược vùng phía Nam Trung Quốc để tới Nam Nhật Bản- cảng Hakata trên
đảo Kyushyu được coi là điểm tận cùng phía Đông của con đường này.
Căn cứ vào những ghi chép trong thư tịch của nhiều nước đã cho thấy
mặt hàng chính của con đường này không chỉ là tơ lụa mà còn có hương liệu
và gốm sứ từ Đông mang sang Tây để đổi lấy vàng bạc, đá quý, thuỷ tinh,…
Vì thế, đã có người cho rằng, cần phải đặt tên lại cho con dường này là “con
đường gốm sứ” hay “con đường hương liệu”. Do thách thức khắc nhiệt của
thời gian, nên hàng hoá được vận chuyển trên con đường tơ lụa trên biển đã bị
mất hầu hết dấu vết ngoại trừ gốm sứ
(1)

.
Có thể nói, trước thời Đường (618- 907), các tuyến buôn bán quốc tế đã
được xác lập và chúng đặt cơ sở cho sự hình thành “con đường tơ lụa trên
biển” sau này chạy xuyên qua nhiều quốc gia Đông Nam Á. Từ thế kỷ VI, các
thương nhân Tây Á đã thay thế người Ên Độ trong quan hệ thương mại ở Biển
Đông. Sự thay thế đó, cùng với một nguyên nhân nội tại khác khiến cho một
số vương quốc như: Cham Pa, Fu Nam, Srivijaya, Sailendra, … đã từng một
thời phát triển phồn thịnh đã phải suy tàn. Nhưng thế kỷ VIII, các thương nhân
người Hoa bắt đầu thâm nhập mạnh vào khu vực Đông Nam Á và lại thay thế
dần các thương nhân Tây Á. Do đó, Đông Nam Á với lợi thế là eo biển
Malacca, đã trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá giữa hai khu vực
DUONG VAN HUY
8
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
Đông Bắc Á và Tây Á. Quá trình thâm nhập trực tiếp của người Hoa đã đẩy
vai trò thương mại của các nước Đông Nam Á xuống vị trí thứ yếu và thụ
động. Nhiều cảng thị thực tế chỉ là các trung tâm buôn bán địa phương, nơi
lưu trú thu gom, cung cấp hàng hoá cho các thuyền buôn ngoại quốc do
thương nhân Hoa kiều chi phối
(2)
.
Có thể xem nh kẻ thống trị “con đường tơ lụa trên Biển” thế kỷ IX- X là
các thương nhân Nam Trung Hoa và thương nhân A Rập. Đặc biệt là các
thương nhân Trung Hoa, họ tăng cường các hoạt động buôn bán ở vùng biển
Đông Nam Á, Do vậy, thuyền buôn của các nước vùng Tây Á không cần phải
đến Trung Quốc, họ chỉ cần đến một số cảng vùng Đông Nam Á là có thể mua
được hàng hoá của Trung Quốc. Điều đó khiến cho khu vực Đông Nam Á dần
nóng lên bởi các chuyến thương mại từ Trung Quốc đến đây và từ đây sang
khu vực Ên Độ Dương.

Bản đồ con đường tơ lụa gốm sứ xuyên Đại Dương
DUONG VAN HUY
9
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
Các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương từ lâu trong lịch sử đã có
mối liên hệ mật thiết với nhau bằng các luồng thương mại, tiếp xúc ngoại giao
và văn hoá. Ýt ra là từ thời Đường, Tống, buôn bán dọc theo bờ biển các tỉnh
Đông Nam Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, với các đảo phía Nam
Nhật Bản phát triển khá mạnh mẽ. Từ thời đó đã hình thành nên hai kênh buôn
bán, trao đổi hàng hoá: Một là, trao đổi hàng hóa chính thức thông qua các
phái đoàn của chính phủ với nhau, trong lịch sử thường gọi là “Buôn bán cống
nạp”. các nước láng giềng như Triều Tiên, Myanmar, Siam, Việt Nam, đảo
Okinawa của Nhật Bản có trao đổi quan hệ chính thức với Trung Quốc; Kênh
trao đổi thứ hai là “buôn bán không chính thức”, thường do các tư nhân làm ăn
với nhau, phần lớn nhà nước không kiểm soát được. Từ hai kênh trao đổi hàng
hoá trên mà cư dân ven biển các nước nh Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản
và các nước Đông Nam Á có cơ hội nhiều hơn để hiểu biết lẫn nhau
(3)
.
Mặt khác, thế kỷ XI, ở Châu Âu kinh tế công thương nghiệp phát triển
đã tạo ra nhiều hàng hoá làm nảy sinh nhu cầu tìm thị trường ngoài Châu Âu
để trao đổi. Gia vị, tơ lụa, dầu thơm từ các nước Cận Đông được thương nhân
mang đến. Nhiều trung tâm thương nghiệp dần được hình thành tại những đầu
mối giao thông nằm ngoài các lãnh địa phong kiến. Nhiều tầng lớp thị dân mới
và đội ngũ thương nhân đã gắn mình với sứ mạng quốc tế, họ năng động
chuyển hành hoá từ các nước Phương Đông: Trung Quèc, Ên Độ, Indonesia,
… sang vùng Cận Đông, qua Ai Cập, Bắc Phi, đến Châu Âu. Địa Trung Hải
không chỉ trở thành nơi gom lưu hành hoá mạnh nhất, mà còn là nơi luân
chuyển lao động, khách lữ hành lớn nhất thế giới hồi đó. Hơn nữa, từ năm

1275, Marco Polo sang Trung Quèc bằng đường bộ và vào năm 1292 trở về
bằng đường biển qua Đông Nam Á. Và đến những năm cuối thế kỷ XIII, đầu
thế kỷ XIV, nhiều giáo sỹ phương Tây nh John Monte Carvino, Franciscan
DUONG VAN HUY
10
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
Odric,… qua Ên Độ, Đông Nam Á hay Trung Quèc bằng đường biển qua vịnh
Ba Tư.
Vào thế kỷ XV, tầng lớp tư sản Châu Âu đã ủng hộ nhà vua tiêu diệt
các lãnh chúa địa phương xoá bỏ các lãnh địa để thành lập một vương quyền
thống nhất, tạo điều kiện cho thị trường toàn quốc ra đời. Đến cuối thế kỷ là
thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa Tư Bản và phát triển của sức sản
xuất Tư Bản chủ nghĩa. Lúc bấy giờ con đường buôn bán Châu Âu, Địa Trung
Hải với phương Đông bị Thổ Nhĩ Kỳ, A Rập và Ý khống chế, những thương
nhân khát hàng phương Đông nhờ thừa hưởng một số kiến thức địa lý của Hy
Lạp cổ đại, nhờ ứng dụng địa bàn Trung Quốc do người A Rập truyền sang
cùng với kỹ thuật đóng tàu và đi biển phát triển mạnh đã mạo hiểm đi về
phương Đông đến với các nước như Trung Quốc, Ên Độ, các đại lục bắt đầu
lộ ra trước mặt các nhà du hành Đại Dương. Những phát kiến địa lý đó đã mở
đầu kỷ nguyên hàng hải của nhân loại, đã dẫn giai cấp Tư sản Châu Âu và chủ
nghĩa Tư Bản bắt đầu đi khắp thế giới.
Đầu thế kỷ XV, con đường biển từ Đại Tây Dương qua bờ biển Châu
Phi sang Ên Độ Dương, Thái Bình Dương dần được khám phá và thiết lập.
Người Ý rồi sau là người Bồ Đào Nha đã có những cuộc thám hiểm dọc theo
bờ biển Châu Phi trên Đại Tây Dương. Họ đã đến bờ biển Guinec, Congo và
năm 1486 đã đến mũi cực nam Châu Phi, mũi bão táp sau đó là mũi hảo vọng.
Đến cuối thế kỷ XV, nhà hàng hải và thám hiểm Bồ Đào Nha Vasco Da Gama
lần đầu tiên (năm 1497) thực hiện một chuyến vượt biển qua mũi Hảo Vọng
sang đến Calicut trên biển Malaba của Ên Độ, phát hiện con đường biển nối

liền Đại Tây Dương qua Châu Phi với Ên Độ Dương và Thái Bình Dương.
Trong Lúc đó, ở Đông Bắc Á ®Çu thế kỷ XV, triều Minh (1368- 1644)
cũng phái nhà hàng hải nổi tiếng Trịnh Hoà tổ chức thám hiểm vùng biển Tây
Dương. Từ năm 1405 đến năm 1433, trong vòng 27 năm, Trịnh Hoà cùng hạm
DUONG VAN HUY
11
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
đội của ông đã 7 lần vượt biển, qua các nước Đông Nam Á, sang Ên Độ và
vịnh Ba Tư, Hång H¶i, các nước A Rập rồi theo bờ Biển Đông Phi đến tận
Mozambique. Cuộc vượt biển thành công chứng tỏ kỹ thuật đóng tàu và trình
độ hàng hải cao của văn minh Trung Quốc đương thời. Đồng thời phản ánh
những kiến thức và và kinh nghiệm đã tích luỹ trên cơ sở những hoạt động của
“con đường tơ lụa trên biển”. Đấy chính là hệ thống thương mại Châu Á đã
tồn tại và phát triển trước khi chủ nghĩa thực dân phương Tây bành trướng
sang phương Đông.
Với những cuộc phát kiến địa lý và thám hiểm đó, “con đường tơ lụa
trên biển” nối liền Đông Nam Á với Nam Á đến Tây Á và phát triển thành con
đường hàng hải nối ba đại Dương, mở ra “thời đại thương mại”, thời đại hình
thành và phát triển của hệ thống thương mại thế giới. Qua con đường này, các
nước phát triển của Tây Âu từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, rồi Hà Lan, Anh,
Pháp tràn sang phương Đông, vừa truyền bá đạo Thiên Chúa vừa buôn bán và
thâm nhập vào các nước phương Đông.
Từ thế kỷ XIV- XV trở đi, buôn bán quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á và
Đông Nam Á ven biển trở nên sôi động, bởi không chỉ tăng nhanh chóng về
quy mô hàng hoá, số lượng các thuyền buôn và các nhà buôn trong vùng, mà
còn diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà buôn Trung Quốc, Nhật
Bản với các thương gia Ên Độ, A Rập. Từ thời gian này các nhà buôn Đông
Bắc Á và Đông Nam Á, trước hết là người Trung Hoa, Nhật Bản, Java đã
chiếm được thế độc quyền thương mại trên biển ngay từ tây người Ên Độ và A

Rập. Tuy vậy, dòng chảy thương mại từ phía Ên Độ Dương không ngừng đổ
về khu vực này. KÕt Qu¶ của sự sôi động trên đã tạo dựng nên “hệ thống mậu
dịch Châu Á” hay “kỷ nguyên thương mại Châu Á”
(4)
. Cũng có thể gọi nh cách
gọi của Anthony Reid về thời kỳ này là “thời kỳ hoàng kim của hoạt động
thương mại Đông Nam Á 1450- 1680”.
DUONG VAN HUY
12
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
Từ thế kỷ XIV, nhà Minh Trung Quèc thực hiện chính sách “Hải cấm”
(năm 1371), tình hình đó đã tạo điều kiện cho nạn cướp Biển và vô số tổ chức
buôn lậu trên biển. Một số Hoa thương trên không được quyền trở lại Trung
Hoa lục địa, phải cư trú vĩnh viễn ở nước ngoài đã nói lên sự nhộn nhịp của
thương mại Châu Á trước khi chủ nghĩa thực dân phương Tây đến. Năm 1567,
Trung Quèc bãi bỏ “Hải cấm”, cho thương nhân xuất Dương ra nước ngoài,
nhưng vẫn cấm giao dịch trực tiếp với Nhật Bản một số hàng chủ yếu là
nguyên liệu. Tình hình đó đã dẫn đến việc Mạc Phủ thực hiện chủ trương
“Châu Ên thuyền” (Shuinsen- năm 1592), cấp giấy phép cho thuyền Nhật Bản
xuống các nước Đông Nam Á buôn bán và thu mua hàng của Trung Quốc từ
các nước này làm cho hoạt động thương mại ở các nước phương Đông sôi
động hẳn lên. Nhu cầu về Đồng, Bạc, vũ khí của Trung Quốc và thị trường
Đông Nam Á đã có Nhật Bản cung cấp. Hạt tiêu, đường, tơ lụa, văn hoá phẩm
và sản phẩm nhiệt đới mà thương nhân Nhật Bản và nhiều thương nhân khác
đang chờ thì thương nhân Trung Quèc và các nước Đông Nam Á mang đến.
Điều này đã tạo nên tuyến thương mại Bắc- Nam cùng với tuyến thương mại
Đông- Tây
(5)
.

Sự thâm nhập của phương Tây vào thị trường khu vực đã khiến cho
hoạt động thương mại vùng này có bộ mặt mới. Sau khi chiếm Manila (năm
1571), người Tây Ban Nha đã biến thành phố này thành một thị trường nối
thông vùng Nam Trung Quốc với Thái bình Dương. Toàn bộ Đông Nam Á trở
thành một khu vực thị trường đầu tiên nối thông hai thế giới Đông- Tây
(6)
. Sau
phát kiến địa lý thì sự xuất hiện ngày càng nhiều và thường xuyên của các
thương thuyền phương Tây có những tác động mạnh mẽ đến quan hệ giữa các
nước trong khu vực. Việc tìm đường đÕn Ên Độ Dương năm 1498, và lập cứ
điểm ở Goa vào năm 1510, Bồ Đào Nha đã sớm có kế hoạch xâm nhập vào thị
trường Đông Nam Á. Năm 1511, Bồ Đào Nha xâm chiếm Malacca, một
DUONG VAN HUY
13
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
vương quốc chịu ảnh hưởng nhiều của Hồi giáo. Cuộc xâm lược này là sự
khởi đầu của hàng loạt những hành động tranh giành ảnh hưởng, cướp đoạt
của các nước phương Tây đối với nhiều dân tộc ở Châu Á nói chung và Đông
Nam Á nói riêng
(7)
. Sau sự kiện này hầu hết các thương nhân Hồi giáo không
muốn đi qua eo Malacca để tránh những cuộc giao tranh trên biển. Họ đến
Java bằng các đường dọc theo bờ biển phía Tây đảo Sumatra, sau đó qua eo
Sunda. Vì vậy mà Ache (địa điểm nằm ở phía bắc đảo Sumatra) nhanh chóng
phát triển thành một thị trường buôn bán giữa Ên Độ Dương và vùng eo
Sunda. Các cảng thị dọc theo bán đảo Malacca nh Kedah dần dần tàn lụi.
Công ty Đông Ên Hà Lan (VOC)
(8)
cũng đã vào Đông Nam Á bằng con đường

Sunda. Họ xây dựng Batavia thành một trung tâm thương mại liên thế giới vào
thế kỷ XVII
(9)
.
Malacca vốn là một trung tâm có vị trí quan trọng vào bậc nhất trong hệ
thống thương mại quốc tế giữa phương Đông và phương Tây. Việc chiếm
Malacca, đồng nghĩa với việc Bồ Đào Nha trấn giữ con đường thương mại
quốc tế giữa phương Đông và phương Tây. Bồ Đào Nha đã sớm biến nơi đây
thành cứ điểm để thâm nhập vào các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Từ
Malacca, thương nhân Bồ Đào Nha đã đến một số quốc gia Đông Nam Á và
cuối cùng đã bỏ neo ở Ma Cao và cảng Ninh Ba miền Nam Trung Quốc. Từ
Ma Cao, Bồ Đào Nha muốn tiếp tục mở rộng ảnh hưởng và chiếm lĩnh thị
trường Đông Bắc Á.
Trên những cơ sở mang tính đột phá của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha,
các nước phương Tây khác nh Hà Lan, Anh, Pháp,… đã lần lượt đến Đông
Nam Á và họ đã thiết lập lên các cơ sở Bantam và Batavia thuộc đảo Java.
Đây thực sự là những cứ điểm quan trọng nhất của Hà Lan ở phương Đông
trong nhiều thế kỷ. Năm 1596, lần đầu tiên Hà Lan bắt đầu có sự quan tâm đặc
biệt đến việc thiết lập quan hệ buôn bán với các quốc gia ở Viễn Đông.
DUONG VAN HUY
14
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
Việc thiết lập những cứ điểm thương mại và quân sự của phương Tây ở
Đông Nam Á đã khiến cho quan hệ hải thương ở khu vực này chuyển sang
một thời kỳ mới. Trong những nỗ lực nhằm thâu tóm và độc quyền buôn bán
hương liệu, người Châu dù cố tình hay không cũng đã làm đảo lộn mọi mặt
của vùng buôn bán Đông Nam Á truyền thống, và hoạt động thương mại, có
thể nói đã chuyển hoàn toàn sang một kỷ nguyên mới.
Đối với các thương nhân phương Tây, thị trường Trung Quèc luôn là

mối quan tâm hàng đầu trong những chuyến thương mại sang phương Đông.
Cho nên, từ khi thương nhân phương Tây xuất hiện ở đây, sự cạnh tranh trong
hoạt động thương mại giữa các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản, Ên Độ và
thương nhân phương Tây diễn ra gay gắt. Cũng chính vì vậy mà các tuyến
thương mại được phân công rõ ràng, hoạt động thương mại trở lên nhộn nhịp
hơn bao giờ hết. Tuyến thương mại Đông- Tây được nối liền và mang tính
chất liên tục. Hai thị trường lớn nhất thế giới lúc đó được thông suốt với nhau
bằng tuyến thương mại ven Thái Bình Dương qua Ên Độ Dương.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng từ thế kỷ XIV- XV, song song với cạnh
tranh thương mại, tại khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á ven biển còn diễn
ra quá trình tranh chấp dữ dội và phân chia ảnh hưởng của các tôn giáo và hệ
tư tưởng lớn của thế giới như Hin Đu giáo, Islam giáo, Khổng Giáo và từ đầu
thế kỷ XVI là Thiên Chúa giáo. Kết quả là các tôn giáo lớn đã lập được thế
vững bền và dần trở thành một bộ phận của đời sống văn hoá của các dân tộc,
đặc biệt là Đông Á và Đông Nam Á ven biển
(10)
.
Thông qua tiếp xúc và giao lưu kinh tế, văn hoá vật chất cũng như tinh
thần của phương Tây không những ngày một có chỗ vững bền trong đời sống
xã hội của khu vực mà mối quan hệ sẵn có của các nước Đông Bắc Á và Đông
Nam Á ngày càng trở nên mật thiết gắn bó hơn
(11)
. Đặc biệt là hệ thống thuộc
địa của Bồ Đào Nha, sau đó là Tây Ban Nha đã thiết lập nên “con đường tơ
DUONG VAN HUY
15
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
lụa trên biển” nối liền Đông và Đông Nam Á với Châu Mỹ La Tinh và Châu
Âu, mà Manila thuộc đảo Luzon của Phlippines là điểm tập kết, trung chuyển

chính, từ nơi đây tơ lụa Trung Quốc, Nhật Bản, Ên Độ, hương liệu từ
Indonesia v.v… được chuyển đến, rồi đưa sang Châu Âu qua điểm trung
chuyển thứ hai là Mexico và cũng từ Manila, các hàng hóa Châu Âu được
phân phối ra các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á
(12)
.
Làm nên “kỷ nguyên thương mại Châu Á” thế kỷ XV- XVII phải kể vai
trò chi phối của Trung Quèc, còng nh đội ngũ thương nhân Trung Quèc- lực
lượng quan trọng nhất tạo nên sự phồn thịnh của nền thương mại khu vực.
2. Tình hình phát triển của Trung Quốc từ thế kỷ XV- nửa đầu thế kỷ
XVII.
2.1. Ổn định kinh tế, chính trị- xã hội Trung Quốc.
Năm 1368, nhà Minh được thành lập thay thế nhà Nguyên- một vương
triều ngoại phiên đến thống trị Trung Hoa, giành lại giang sơn cho “người
Hán”. Sau khi lên ngôi, Chu Nguyên Chương (tức Minh Thái Tổ) tiếp tục tiêu
diệt những thế lực cát cứ còn sót lại của nhà Nguyên, thống nhất đất nước, mặt
khác ổn định tình hình kinh tế, chính trị và xã hội Trung Quốc, đi đến xây
dựng một chính quyền phong kiến trung ương tập quyền đủ mạnh để cai trị đất
nước, phát triển kinh tế. Triều Minh là một trong những triều đại hưng thịnh
nhất Trung Quốc, với nền kinh tế hàng hoá phát triển, quan hệ ngoại giao
được mở rộng hơn bao giờ hết, với mạng lưới “chư hầu thần thuộc” dày đặc.
Khi nhà Minh mới thành lập, do hậu quả của chính sách cai trị của triều
Nguyên và gần hai chục năm chiến tranh, nền kinh tế Trung Quốc bị phá hoại
nghiêm trọng, đời sống nhân dân rất khốn khổ.
DUONG VAN HUY
16
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
Trước tình hình Êy, Minh Thái Tổ thực hiện chính sách nới lỏng sức
dân. Ông đã nhận thức được rằng: “thiên hạ mới định, tài lực trăm họ còn khó

khăn, giống như con chim mới tập bay, không thể nhổ lông nó, như cây mới
trồng, không thể lay gốc nó mà phải nâng niu nuôi dưỡng”, hay “nếu đi nhanh
thì ngã, cung dương quá mạnh thì gãy, dân bức quá thì loạn, đạo của kẻ bề
trên là việc chính trị phải rộng rãi, vả lại rộng rãi thì được dân, không rộng
rãi thì mất,…”. Chính vì vậy mà trong vòng 30 năm đầu thời Minh, kinh tế
được khôi phục nhanh chóng và từng bước đầu phát triển, ruộng đất cấy, sản
lượng lương thực v.v…đều tăng nhanh, tình hình chính trị được ổn định, đời
sống nhân dân được nâng cao.
Mặt khác, là một ông vua phong kiến, Minh Thái Tổ rất quan tâm đến
việc xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Trong hai
năm 1379 và 1380, Minh Thái Tổ liên tiếp giết Hữu thừa tướng Uông Quảng
Dương và Tả thừa tướng Hồ Duy Dung, rồi quyết định bỏ chức Tả, Hữu thừa
tướng để tập trung mọi quyền hành vào tay Hoàng Đế.
Minh Thái Tổ cũng ban cấp nhiều ruộng đất cho những người trong
hoàng tộc và các công thần, lập Quốc Tử Giám ở trung ương và các trường
Phủ học, Châu học ở địa phương nhằm xây dựng tầng lớp địa chủ mới làm chỗ
dựa, và đào tạo nhân tài mới phục vụ cho chính quyền.
Những chính sách nói trên đã đặt cơ sở cho sự cường thịnh của triều
Minh trong nửa đầu thế kỷ XV, đặc biệt là thời kỳ Minh Thành Tổ (1403-
1424, niên hiệu Vĩnh Lạc). Thời kỳ Vĩnh Lạc là thời kỳ phát triển cường thịnh
nhất của triều Minh. Trong thời gian trị vì của mình, Thành Tổ tiếp tục thi
hành những chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, đồng thời tìm mọi cách
làm suy yếu, thậm chí thu hồi tước phong của các vương để tăng cường chế độ
trung ương tập quyền.
DUONG VAN HUY
17
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
Có thể nói, chính sách đối nội của triều Minh là khoan sức dân để phát
triển kinh tế, đặc biệt kinh tế hành hóa. Thực hiện kiềm chế các thế lực phong

kiến có khả năng cát cứ, tập trung quyền hành vào trong tây nhà nước mà
đứng đầu là vua.
Đối ngoại, nhà Minh thực hiện chính sách “Cận công, viễn giao”, “dĩ
Di trị Di”. Thời Minh Thành Tổ, ông 5 lần đem quân đánh người Tác Ta và
người Oi Rát, hai chi nhánh của tộc Mông Cổ, mua chuộc họ và xúi giục họ
đánh lẫn nhau. Ông còn hết sức lôi kéo sự thần phục của tộc Nữ Chân. Kết
quả đó có lúc thủ lĩnh các tộc Tác Ta, Oi Rát, Nữ Chân tạm thời quy phục,
nhưng quan hệ Êy không bền chặt, trái lại sau đó đã trở thành mối đe doạ lớn
đối với Trung Quốc trong một thời gian dài. Cũng chính vì để được thuận lợi
hơn trong các hoạt động quân sự ở phía Bắc, nên năm 1421, Minh Thành Tổ
dời đô lên Bắc Kinh.
Ngoài ra, Minh Thành Tổ còn nhiều lần cử sứ giả đến các nước Đông
Nam Á Nam Á, Tây Á để phô trương sự giầu mạnh của Trung Quèc và lôi kéo
các nước ở vùng này thần phục nhà Minh. Trong những hoạt động ngoại giao
đó, rầm rộ nhất là những chuyến xuất Dương của Trịnh Hoà xuống các nước
ven biển phía nam từ năm 1405 đến năm 1433.
Đối với Đại Việt, nhà Minh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược
vào năm 1406 và kéo dài cuộc chiến tranh đó đến năm 1427, gây rất nhiều tổn
thất cho đất nước chúng ta.
Đối với người Phương Tây, nhà Minh luôn có thái độ cảnh giác, bởi
người Trung Quốc không mấy hiểu về những kẻ “mắt xanh mũi lõ” từ phương
xa đến, đặc biệt là những kẻ này có lực lượng quân sự mạnh được trang bị vũ
trang rất lợi hại, có nguy cơ đe doạ nền an ninh của Trung Quốc, mặc dù bọn
người này đến Trung Quốc chỉ muốn thiết lập quan hệ thông thương và tiến
hành một số hoạt động truyền giáo.
DUONG VAN HUY
18
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
Người phương Tây đến xin buôn bán với Trung Quốc sớm nhất là

người Bồ Đào Nha. Từ năm 1517 tức là sau khi tìm được con đường biển sang
phương Đông không lâu, người Bồ Đào Nha đến Áo Môn (Ma Cao), sau đó
cử sứ giả đến Bắc Kinh. Nhưng trong khi đó, thuyền buôn của họ thường tiến
hành những vụ cướp biển (cướp của, bắt người làm nô lệ) và ngăn trở việc
buôn bán của các thuyền buôn Trung Quốc với các nước Đông Nam Á. Còng
trong thời gian này, Bồ Đào Nha chiếm Malaixia, vua nước này đến cầu cứu
Trung Quốc và nói rõ tình hình người Bồ Đào Nha ngược đãi Hoa kiều ở đó.
Vì vậy, lấy lÝ do “Phật Lang Cơ (tức Bồ Đào Nha) không phải là nước triều
cống” năm 1521, triều Minh ra lệnh buộc người Bồ Đào Nha phải rút khỏi
Trung Quốc. Đáp lại mệnh lệnh Êy, năm 1523, người Bồ Đào Nha gây chiến
với Trung Quèc nhưng bị đánh bại. Nhân việc đó, triều Minh ra lệnh đóng cửa
biển, cấm hẳn việc buôn bán với nước ngoài. Nhưng đến năm 1529, viên tuần
phủ Quảng Châu dâng sớ lên vua Minh nói buôn bán với Bồ Đào Nha có lợi,
nên Trung Quốc lại mở cửa Quảng Châu. Năm 1553, nhân việc thuyền gặp
bão, người Bồ Đào Nha xin được lên bờ Ma Cao phơi hàng hó bị ướt. Nhờ đút
lót cho quan địa phương, họ được lên cư trú ở Ma Cao và đến năm 1557 thì
bắt đầu xây dựng nhà cửa, pháo đài, thành quách, dần dần biến mảnh đất này
thành thuộc địa của họ.
Sau người Bồ Đào Nha là người Tây Ban Nha. Năm 1571, họ chiếm
được đảo Luzon (Philippines). Năm 1575, một băng cướp biển Trung Quốc bị
đuổi chạy sang Luzon. người Tây Ban Nha phối hợp với quan quân Trung
Quốc tiêu diệt được băng cướp đó nên được đến buôn bán ở Đàm Châu.
Đến năm 1602, người Hà Lan xâm nhập Bành Hồ, Ýt lâu sau bị đánh
đuổi. Năm 1624 họ chiếm đảo Đài Loan, nhưng đến năm 1662 thì bị Trịnh
Thành Công đánh đuổi.
DUONG VAN HUY
19
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
Mặc các nước phương tây bằng mọi cách đều muốn thiết lập quan hệ

với Trung Quèc, nhưng đều bị nhà Minh từ chối. Cho nên, sự thâm nhập của
họ vào thị trường này chỉ ở mức độ lẻ tẻ và không trực tiếp thường xuyên.
Tuy nhà Minh thay thế nhà Nguyên để rồi sau đó thiết lập lên một triều
đại phong kiến phát triển cực thịnh trong lịch sử phong kiến Trung Quèc.
Nhưng sự thay thế đó chỉ là sự thay thế của một triều đại phong kiến này bằng
một triều đại phong kiến kia, còn về bản chất thì không có gì thay đổi vẫn là
một phương thức sản xuất phong kiến cũ kỹ lạc hậu. Mầm mống của phương
thức sản xuất mới tuy có nảy sinh nhưng không có cơ hội phát triển để có thể
thay thế phương thức sản xuất cũ. Kinh tế hàng hoá tuy có phát triển, song còn
manh mún và khá phân tán, luôn có sự can thiệp của nhà nước.
DUONG VAN HUY
20
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
Bản đồ Trung Quốc thời kỳ nhà Minh
2.2. Sự phát triển kinh tế và kỹ thuật ở Trung Quốc.
2.2.1. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá ở Trung Quèc.
Để có một nền sản xuất hàng hóa phát triển thì trước tiên phải có một
nền nông nghiệp thực sự phát triển có khả năng cung cấp lương thực cho toàn
xã hội đặc biệt là bộ phận không trực tiếp sản xuất lương thực như: thợ thủ
công, thương nhân, quý tộc,… Trung Quèc thời kỳ nhà Minh, chính trị, xã hội
tương đối ổn định kinh tế nông nghiệp được khuyến khích. Thị trường nội địa
DUONG VAN HUY
21
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
được khai mở và lưu thông bằng những chính sách thương mại trong nước
tương đối khai phóng, hệ thống thành thị thương mại và hệ thống chợ được
mở rộng phát triển. Điều đó rất thuận lợi cho sự phát triển của một nền kinh tế
hàng hoá ở Trung Quèc thời kỳ này.

Biểu hiện của sự phát triển sản xuất hàng hoá là sự phân công lao động
giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. Thủ công nghiệp đã có sự chuyên môn
hoá sâu sắc, phát triển những ngành sản xuất truyền thống trên phạm vi rộng
và quy mô ngày càng lớn hơn nh nghề gốm sứ, tơ lụa, …
Trung Quèc có ngành thủ công nghiệp phát triển rất sớm. Đến thời
trung đại, số ngành nghề thủ công thủ công nghiệp ngày càng nhiều, quy mô
sản xuất ngày càng lớn, kỹ thuật sản xuất ngày càng tinh xảo. Khả năng sản
xuất của thợ thủ công cũng ở trình độ khá cao như kỹ thuật xây lò nung và
điều khiển độ lửa trong nghề gốm sứ. Trong nhiều ngành, các khâu sản xuất
đã được tách ra và được tổ chức hợp lý thành những dây truyền sản xuất và
phân công lao động chuyên môn hoá ngay trong xưởng thợ hay phân công tỉ
mỉ giữa những người sản xuất trong xã hội. Thời kỳ nhà Minh, những ngành
nghề phát triển đỉnh cao nhất với một trình độ kỹ thuật cao, sản lượng nhiều,
được tiêu thụ trên một thị trường thế giới rộng rãi, nhiều sản phẩm đạt đến
một trình độ kỹ thuật điêu luyện vẫn là các ngành nghề như: nghề dệt tơ lụa,
nghề sản xuất gốm sứ, nghề đóng thuyền, nghề làm giấy, … Mặt khác, thủ
công nghiệp thời kỳ này giống như các triều đại trước tồn tại hai hệ thống,
một là quan công nghiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của Hoàng gia và
quân nhu; hai là, thủ công nghiệp tư nhân cung ứng cho nhu cầu sinh hoạt của
người dân. Cho dù thuộc loại nào, nhà nước hay tư nhân thì thời kỳ nhà Minh
cũng đã có những mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng thế giới.
Nghề dệt: đây vốn là một nghề thủ công cổ truyền của Trung Quốc,
không chỉ nổi tiếng trong vùng mà còn nổi tiếng thế giới, bằng chứng rõ nét
DUONG VAN HUY
22
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
nhất là “con đường tơ lụa”. Tơ lụa Trung Quốc được các quý tộc Châu Âu
chọn làm tiêu chuẩn để đánh giá sự giàu có của mình. Còn ở Trung Quốc, từ
các quý téc cho đến người bình dân cũng có thể mang trên mình những tấm

lụa đẹp và cao cấp, bởi sự đa dạng và phong phú của nghề dệt tơ lụa đã khiến
cho quốc gia này có được những sản phẩm tơ lụa với khối lượng vô cùng lớn,
có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước mà nó còn đáp ứng cho nhu cầu
xuất khẩu. Mặt khác, tơ lụa còn là đồ tặng phẩm cao cấp có giá trị của các
triều đại phong kiến Trung Hoa, đặc biệt là triều Minh cho các vua chư hầu.
Các nước thường cử sứ giả đÕn Trung Quèc một phần cũng muốn có được
loại tơ lụa hảo hạng này của Trung Quèc.
Thời kỳ nhà Minh, công cụ dệt đã được cải tiến một cách đáng kể, các
loại máy dệt tơ, lụa hoa văn nổi từ đời Nguyên vẫn được sử dụng. Trong đó,
máy tạo hoa văn nổi cần hai người làm việc là công cụ tương đối cao cấp, chỉ
có xưởng thủ công nghiệp nhà nước và công trường thủ công tư doanh mới có
thể dùng, sản phẩm dệt thường là đồ cống phẩm hoặc gấm vóc cao cấp. Còn
công cụ dệt của các phường thủ công bình thường hoặc của các gia đình nông
dân sử dụng thường thô sơ hơn nhiều.
Vùng phát triển nghề dệt nhất vẫn là tỉnh TriÕt Giang, nơi đây đã xuất
hiện công trường thủ công dệt đầu tiên. Sản lượng hàng năm tương đối lớn.
Trong bốn năm (1371, 1379, 1380 và 1383) nhà Minh đã chi cho quân nhu là
2.596.000 cuộn vải bông, 694.900 cân bông. Số vải bông này chủ yếu là từ
hình thức trưng thu thuế gọi là “Chiết sắt” từ nghề dệt dân gian
(13)
. Thủ công
nghiệp nhà nước thường sản xuất những mặt hàng cao cấp dùng cho bộ phận
phong kiến quý tộc, làm cống phẩm và xuất đi phương Tây.
Tơ lụa Trung Quèc là mặt hàng mà hầu nh thương nhân nào cũng thích,
bởi loại hàng này dễ tiêu thụ và sinh lời nhiều. Cũng chính vì vậy mà kho bạc
DUONG VAN HUY
23
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII
Mêxicô phải vơi đi bởi hàng tơ lụa Trung Quốc. Còn đối với quý tộc Nhật Bản

thì thấy thật hãnh diện khi trong nhà mình có nhiều tơ lụa Trung Quèc.
Nghề sản xuất gốm sứ: Đây cũng là một trong những ngành thủ công
nghiệp truyền thống của Trung Quèc, nó xuất hiện từ thời Hán, đến thời Minh
thì nó phát triển cực thịnh trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng bậc nhất.
Gốm sứ thời Minh không những chất lượng cao, mẫu mã đẹp, được nhiều nơi
ưa chuộng và nó cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất gốm sứ nhiều nơi trên thế
giới, đặc biệt là ở Nhật Bản và một số nơi ở Đông Nam Á.
Cùng với sự phát triển của nghề sản xuất thủ công này thì các trung tâm
sản xuất gốm sứ xuất khẩu cũng xuất hiện nhiều và thường xuyên biến đổi. Từ
thế kỷ IX đến thế kỷ XI, sứ trắng chủ yếu được sản xuất tại các lò Định và lò
Hình (tỉnh Hà Bắc), sứ lam được sản xuất tại các lò ở Nguyệt (tỉnh ChiÕt
Giang) và Trường Sa (ở Hồ Nam). Sang thế kỷ XII cho đến thế kỷ XIV thì sứ
lam được sản xuất tại các lò ở Long Quan (ChiÕt Giang). Sứ trắng xanh được
sản xuất tại Cảnh Đức Trấn (tỉnh Giang Tây). Còn ở tỉnh Quảng Đông và Phúc
kiến thì sản xuất cả sứ xanh, sứ trắng và cả sứ trắng xanh. Vào nửa đấu thế kỷ
XIV, ở Cảnh Đức Trấn người ta đã dùng mầu Cô Ban để vẽ lên sứ trắng và từ
đó loại sứ hoa lam ra đời. Chỉ trong một thời gian ngắn nó đã trở thành loại sứ
đặc trưng của Trung Quốc. Trong khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI thì sản
phẩm xuất khẩu ở Cảnh Đức Trấn chủ yếu là sứ hoa lam và sứ màu. Còn ở các
lò ở Long Quan là sứ xanh, ở các vùng thuộc Phúc Kiến và Quảng Đông lò sứ
xanh và sứ trắng. Riêng các lò ở Đức Hoá (Phóc KiÕn) là sản xuất sứ trắng cao
cấp.
Nửa sau thế kỷ XVI, các lò ở Trương Châu (Phóc KiÕn) đã bắt chước
sản xuất loại sản phẩm sứ hoa lam và sứ màu của Cảnh Đức Trấn. Cho đến
khoảng thế kỷ XVII thì sản phẩm sứ của Chương Châu cùng với sản phẩm của
Cảnh Đức Trấn đã được xuất khẩu với một số lượng lớn.
DUONG VAN HUY
24
Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XV đến nửa
đầu thế kỷ XVII

Cảnh Đức Trấn nằm ở phía nam Trường Giang thuộc Vùng bắc bộ tỉnh
Giang Tây. Đây là trung tâm sản xuất gốm sứ với quy mô lớn, thợ thủ công kỹ
thuật, trình độ công nghệ và sản lượng đồ sứ đứng vị trí hàng đầu của cả
nước
(14)
. Lò gốm ở đây ra đời từ thế kỷ X. Thời gian đầu chỉ sản xuất sứ xanh,
nhưng nửa sau thế kỷ X đã chuyển sang sản xuất loại sứ trắng cao cấp. Đến
thế kỷ XI thì lại sản xuất loại sứ trắng hơi pha xanh gọi là sứ trắng xanh. Cho
đến thế kỷ XIV ở đây đã phát triển trở thành lò gốm chuyên sản xuất sứ trắng
và sứ xanh. Những sản phẩm ở đây không chỉ lưu hành trong nước mà còn
xuất ra nước ngoài rất nhiều. Nửa đầu thế kỷ XIV, người ta còn dùng các màu
đỏ, xanh lam, xanh lá cây, đen, … để vẽ lên nền sứ hoa lam và từ đó loại sứ
màu được bắt đầu được sản xuất. Đây là một sự chuyển biến mang tính cải
cách về ý tưởng mẫu mã cho đồ gốm sứ Trung Quốc. Khoảng nửa đầu thế kỷ
XV, người ta đã xây dựng một lò gốm chuyên để sản xuất các đồ gốm sứ để
sử dụng trong cung đình nhà Minh. Cho mãi về sau này nơi đây vẫn là một
địa danh nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ tiêu biểu của Trung Quốc.
Đặc trưng lớn nhất của sản phẩm lò gốm Cảnh Đức Trấn là chúng được
làm từ loại đất trắng chất lượng cao sẵn có ở vùng này. Người ta đã sử dụng
loại nguyên liệu này được gọi là Kao Lin (Cao Lanh) để tạo ra các sản phẩm
sứ có chất lượng cao. Thành phần của đất có chứa rất nhiều hạt nhỏ màu trắng.
Về hình dạng và hoa văn thì những sản phẩm cao cấp dành cho cung đình
được làm chau chuốt nuột nà, còn những sản phẩm sản xuất hàng loạt để xuất
khẩu hay dùng trong sinh hoạt hàng ngày thì không thể sánh chất lượng với đồ
gốm sứ sản xuất cho cung đình được. Tuy nhiên, những sản phẩm như bát, đĩa
thì được làm rất mỏng và phải nói là chúng đạt đến một trình độ rất cao về kỹ
thuật tạo hình.
Bên cạnh đó, sản phẩm gốm sứ xuất khẩu của vùng Chương Châu cũng
đạt được trình độ cao của sản xuất gốm sứ Trung Quốc. Nếu đem so sánh với
DUONG VAN HUY

25

×