Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Biến đổi văn hóa của nhóm tộc người cơ tu vùng tái định cư (trường hợp vùng tái định cư thủy điện a vương, huyện tây giang, quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----o0o-----

LÊ BÁ VƯƠNG

BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỦA NHÓM TỘC NGƯỜI CƠ TU
VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ
(TRƯỜNG HỢP VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ
THỦY ĐIỆN A VƯƠNG, HUYỆN TÂY GIANG, QUẢNG NAM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60.31.06.40
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN HIỆU
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN:
1. GS.TS NGÔ VĂN LỆ

Chủ tịch Hội đồng

2. TS. LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP

Thư ký Hội đồng

3. PGS.TS PHAN AN

Phản biện 1

4. PGS.TS NGUYỄN VĂN TIỆP

Phản biện 2



5. TS. NGUYỄN ĐỆ

Ủy viên Hội đồng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


i
LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Quý Thầy-Cô Khoa Văn hóa học, Phịng Đào tạo Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng giảng dạy,
cung cấp những kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cảm ơn các tác giả của
những tư liệu, bài báo, cùng với những hình ảnh mà chúng tơi xin phép
được tham khảo và sử dụng trong luận văn này. Cảm ơn Phòng Văn hóa và
Thơng tin huyện Tây Giang, bạn Nguyễn Cơng Trường, các bạn đồng
nghiệp đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong q trình khảo sát, phỏng vấn và hồn
thiện Luận văn.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người Thầy của tôi là Tiến sĩ
Nguyễn Văn Hiệu đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2017
Lê Bá Vương


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của bản
thân, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết khoa học và điều tra thực địa tại khu
tái định cư Alua và một số làng của người Cơ Tu trên địa bàn huyện Tây
Giang, tỉnh Quảng Nam. Nội dung của luận văn có sự tham khảo các tư
liệu, bài báo, hình ảnh của những nhà nghiên cứu, được trích dẫn rõ ràng và
đưa vào danh mục tài liệu tham khảo. Những kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực, chưa được công bố./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2017
Tác giả
Lê Bá Vương


iii

MỤC LỤC
DẪN NHẬP .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ........................................... 8
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.................................................. 9
7. Bố cục của Luận văn ........................................................................... 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 11
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................... 11
1.1.1. Văn hóa ............................................................................................. 11
1.1.2. Các thành tố của hệ thống văn hóa ................................................... 11
1.1.3. Một số quan điểm lý thuyết............................................................... 13

1.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ............................................. 16
1.2.1. Về tộc người Cơ Tu nói chung.......................................................... 16
1.2.2. Cộng đồng người Cơ Tu ở khu tái định cư Alua .............................. 20
Tiểu kết chương 1.................................................................................... 24
CHƯƠNG 2. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VẬT CHẤT ................................. 25
2.1. Ẩm thực ........................................................................................... 25
2.1.1. Ăn ...................................................................................................... 25
2.1.2. Uống .................................................................................................. 33


iv
2.2. Trang phục ...................................................................................... 38
2.2.1. Mặc .................................................................................................... 38
2.2.2. Trang sức ........................................................................................... 43
2.3. Nhà ở................................................................................................ 45
2.3.1. Vật liệu xây dựng .............................................................................. 45
2.3.2. Nguồn nhân lực xây dựng nhà .......................................................... 45
2.3.3. Kết cấu............................................................................................... 46
2.3.4. Chức năng ......................................................................................... 48
2.3.5. Cấu trúc nhà ở-nhà kho-chịi rẫy....................................................... 50
2.4. Giao thơng ....................................................................................... 51
2.4.1. Cơ sở hạ tầng giao thông................................................................... 51
2.4.2. Phương tiện giao thông ..................................................................... 52
CHƯƠNG 3. BIẾN ĐỔI VĂN HĨA TINH THẦN ............................... 56
3.1. Tín ngưỡng ...................................................................................... 56
3.1.1. Lễ cúng lập làng ................................................................................ 56
3.1.2. Lễ cúng dựng gươl ............................................................................ 58
3.1.3. Lễ cúng xây dựng nhà ở .................................................................... 59
3.1.4. Lễ cúng canh tác nương rẫy .............................................................. 60
3.1.5. Lễ cúng săn bắn ................................................................................. 63

3.2. Lễ hội ............................................................................................... 66
3.2.1. Lễ hội ăn trâu .................................................................................... 66
3.2.2. Lễ hội ăn mừng lúa mới .................................................................... 69
3.3. Phong tục, tập quán ....................................................................... 70


v
3.3.1. Những kiêng cữ trong ăn uống.......................................................... 70
3.3.2. Hôn nhân ........................................................................................... 72
3.3.3. Mang thai và sinh đẻ ......................................................................... 77
3.3.4. Tang ma/thờ cúng người chết ........................................................... 82
Tiểu kết chương 3........................................................................................ 87
CHƯƠNG 4. BIẾN ĐỔI VĂN HĨA XÃ HỘI........................................ 88
4.1. Gia đình ........................................................................................... 88
4.1.1. Vai trị của người chủ gia đình .......................................................... 88
4.1.2. Từ cấu trúc gia đình đa thế hệ sang cấu trúc gia đình hạt nhân ........ 92
4.1.3. Mối quan hệ giữa gia đình với làng bản ........................................... 95
4.1.4. Quan điểm về gia đình có phúc ......................................................... 97
4.2. Dịng họ............................................................................................ 98
4.2.1. Vai trò của trưởng dòng họ ............................................................... 98
4.2.2. Quan hệ giữa dòng họ với cộng đồng ............................................. 101
4.3. Làng ............................................................................................... 102
4.3.1. Chọn địa điểm lập làng ................................................................... 102
4.3.2. Cấu trúc làng ................................................................................... 104
4.3.3. Vai trò của nhà sinh hoạt cộng đồng (gươl) .................................... 109
4.3.4. Vai trò của Hội đồng già làng ......................................................... 111
Tiểu kết chương 4 .................................................................................... 114
KẾT LUẬN .............................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 121
PHỤ LỤC ................................................................................................. 127



vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
Hình ảnh chương 1
Hình 1.1. Bản đồ huyện Tây Giang ............................................................ 20
Bảng biểu chương 1
Bảng 1.1. Tổng hợp số lượng người Cơ Tu sinh sống tại các huyện trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam ................................................................................... 17
Bảng 1.2. Tổng hợp các chỉ tiêu dân số ở khu tái định cư Alua ................. 24
Hình ảnh chương 2
Hình 2. 1. Bán hàng di động bằng xe máy tại khu tái định cư Alua ........... 27
Hình 2. 2. Thực phẩm bán tại khu tái định cư Alua ................................... 27
Hình 2. 3. Cây Tà vạt .................................................................................. 34
Hình 2. 4. Trang phục của phụ nữ............................................................... 40
Hình 2. 5. Trang phục trẻ em ...................................................................... 40
Hình 2. 6. Diễn trình biến đổi của trang phục người Cơ Tu ....................... 41
Hình 2. 7. Ngơi nhà dài truyền thống của người Cơ Tu ............................. 47
Hình 2. 8. Nhà ở truyền thống..................................................................... 47
Hình 2.9. Nhà rường hiện nay ..................................................................... 48
Hình 2.10. Nhà sàn hiện nay ....................................................................... 48
Hình 2. 11. Mơ hình nhà ở hiện nay ở Alua ............................................... 49
Hình 2. 12. Mơ hình nhà truyền thống phổ biến ......................................... 49
Hình 2. 13. Nhà kho .................................................................................... 50
Hình 2. 14. Chịi rẫy (nhà dng) ............................................................... 50
Hình 2. 15. Gùi của người Cơ Tu................................................................ 54


vii
Bảng biểu chương 2

Bảng 2. 1. Tổng hợp những biến đổi về nguồn lương thực, thực phẩm ở khu
tái định cư Alua ........................................................................................... 28
Bảng 2. 2.Tổng hợp một số thay đổi về đồ uống của người Cơ Tu khu tái
định cư Alua ................................................................................................ 36
Bảng 2. 3. Biến đổi trong trang phục .......................................................... 43
Bảng 2. 4. Biến đổi về kết cấu nhà ở tại khu tái định cư Alua ................... 48
Bảng 2. 5. Biến đổi phương tiện đi lại ở khu tái định cư Alua ................... 54
Hình ảnh chương 3
Hình 3. 1. Một lễ cúng của người Cơ Tu .................................................... 56
Hình 3. 2. Lễ hội ăn trâu ............................................................................. 66
Hình 3. 3. Lễ hội của người Cơ Tu ............................................................. 69
Hình 3. 4. Nhà mồ của người Cơ Tu ........................................................... 83
Bảng biểu chương 3
Bảng 3. 1. Một số biến đổi trong hôn nhân ................................................. 75
Bảng 3. 2. Một số biến đổi trong mang thai và sinh đẻ .............................. 80
Bảng 3. 3. Một số biến đổi trong tang ma ................................................... 85
Hình ảnh chương 4
Hình 4. 1. Làng truyền thống Cơ Tu ........................................................ 102
Hình 4. 2. Khu tái định cư Alua ................................................................ 102
Hình 4. 3. Sơ đồ bố trí dân cư tại khu tái định cư Alua ............................ 103
Hình 4. 4. Mặt cắt mặt bằng khu tái định cư Alua. ................................... 104
Hình 4. 5. Cấu trúc làng truyền thống ....................................................... 105
Hình 4. 6. Cấu trúc khu tái định cư hiện nay ............................................ 107


viii
Hình 4. 7. Nhà gươl khu tái định cư Alua ................................................. 109
Bảng biểu chương 4
Bảng 4. 1. Biến đổi cấu trúc làng truyền thống ........................................ 108
Bảng 4. 2. Biến đổi về vai trò của Hội đồng già làng ............................... 114



1
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, việc di dân tái định cư được nhiều người quan tâm bởi vấn
đề này có nhiều tác động đến đời sống kinh tế -xã hội của cộng đồng dân
cư, làm thay đổi môi trường sống lâu đời của người dân. Di dân tái định cư
ở Quảng Nam có nhiều mục đích khác nhau, nhưng phần lớn di dân là
nhằm xây dựng thủy điện. Đến nay, trên địa bàn Quảng Nam có 47 cơng
trình thủy điện đã và đang xây dựng, trong đó có 13 cơng trình1 đã phát
điện, với tổng cơng suất 766,7 MW. Riêng ở địa bàn huyện Tây Giang có 5
nhà máy thủy điện2 đã và đang xây dựng. Trong đó, cơng trình thủy điện
Avương (xã Dang) được khởi cơng xây dựng tháng 8 năm 2003, với công
suất 210 MW, gồm 2 tổ máy, điện lượng bình quân hằng năm là 815 triệu
KWH, tháng 10 năm 2008 tổ máy số 01 và tháng 12 năm 2008 tổ máy số
02 đi vào hoạt động. Để xây dựng thủy điện Avương nhiều làng bản, cùng
hàng trăm hộ dân của người Cơ Tu sinh sống lâu đời dọc sông Avương
buộc phải di dời. Trong đó có làng Alua, xã Dang buộc phải di dời hai lần.
Lần thứ nhất là năm 2005, người dân được tái định cư ở vị trí cách nơi ở cũ
khoảng 4 km, nhưng ở nơi này hằng năm diễn ra tình trạng sạt lỡ nặng có
nguy cơ đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân, do vậy, đến năm
2013 di dời lần thứ hai lên vị trí như hiện nay.
Dù di dân dưới hình thức nào, việc đưa người dân ra khỏi nơi cư trú
lâu đời của họ, cách ly họ với bản làng, núi rừng, là môi trường sống lâu
đời, là không gian sản sinh, lưu giữ hệ giá trị văn hóa bản địa được tích lũy
qua nhiều thế hệ để đến với nơi ở mới là nguyên nhân tất yếu dẫn đến nguy
cơ đứt gãy, mai một văn hóa truyền thống. Sự đứt gãy, xáo trộn về tập quán
Avương, Sông Côn 2, Sông Tranh 2, Đắc Mi 4, Sông Bung 6, Khe Diên, Đại Hồng, Sông
Cùng, Zà hung, Trà Linh, An Điềm 2, Tà Vi và Đắc Mi 4C.

1

Avương (xã Dang), Avương Thượng (xã Avương và B’lêê), Tr’hy (xã Tr’hy), Axan (xã Axan)
và Gari (xã Gari).
2


2
văn hóa, cấu trúc quan hệ xã hội, đời sống cộng đồng dân cư… đã tạo ra sự
biến đổi lớn về văn hóa và lối sống. Để tiếp tục ổn định, phát triển ở nơi ở
mới, buộc người Cơ Tu phải có thế ứng xử, khả năng thích ứng tốt nhất, để
vượt qua những thay đổi lớn của đời sống xã hội…Nếu khơng có sự chuẩn
bị sẵn sàng với những thay đổi lớn đó, sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực,
tạo nên những “cú sốc văn hóa”, đẩy nhanh q trình làm mai một các giá
trị văn hóa truyền thống ở khu vực này.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy chưa có đề
tài nào nghiên cứu về “Biến đổi văn hóa của nhóm tộc người Cơ Tu ở vùng
tái định cư, trường hợp nghiên cứu khu tái định cư Alua, xã Dang, huyện
Tây Giang, Quảng Nam”. Do đó, chúng tơi chọn đề tài trên làm luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học. Nghiên cứu về biến đổi văn
hóa của người Cơ Tu trong giai đoạn hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng
bởi vì khi đã nhìn rõ về những vấn đề biến đổi văn hóa sẽ giúp cộng đồng
dân cư có cách ứng xử phù hợp, thích ứng với những thay đổi, đồng thời
giúp các nhà quản lý có những định hướng, chính sách phù hợp để phát
triển văn hóa của người Cơ Tu trong giai đoạn mới. Mặt khác, thơng qua đề
tài nghiên cứu, góp một phần nhỏ vào nguồn tư liệu nghiên cứu văn hóa
người Cơ Tu trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Biến đổi văn hóa của nhóm tộc người Cơ Tu ở
vùng tái định cư, trường hợp vùng tái định cư thủy điện Avương, huyện

Tây Giang, Quảng Nam” nhằm hai mục đích:
Thứ nhất, nghiên cứu những biến đổi về văn hóa vật chất, văn hóa
tinh thần và văn hóa xã hội do sự tác động của việc di dời đến nơi ở mới,
nguyên nhân của sự biến đổi, biến đổi những gì và một số vấn đề đặt ra từ
sự biến đổi.
Thứ hai, trên cơ sở đánh giá hiện trạng biến đổi văn hóa của người


3
Cơ Tu ở khu tái định cư Alua, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Cơ Tu tại khu tái
định cư Alua nói riêng và người Cơ Tu ở các vùng tái định cư trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam nói chung. Từ đó, góp phần phát triển và nâng cao đời
sống văn hóa của người Cơ Tu trong những năm tiếp theo.
3. Lịch sử vấn đề
Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu trực tiếp và cụ thể về “Biến đổi văn
hóa của nhóm tộc người Cơ Tu ở vùng tái định cư, trường hợp nghiên cứu
khu tái định cư Alua, xã Dang, huyện Tây Giang, Quảng Nam”. Tuy vậy,
những cơng trình liên quan đến đề tài cũng góp phần cho thấy việc nghiên
cứu biến đổi văn hóa của một nhóm tộc người là rất quan trọng, có ý nghĩa
khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
Cơng trình của nhà nghiên cứu người Pháp Le Pichon, với nhan đề
“Les chasseurd de Sang (những người săn máu), có lẽ là nghiên cứu sớm
nhất về người Cơ Tu, đã cho thấy mối liên hệ giao thông, buôn bán, trao
đổi hàng hóa giữa người Cơ Tu với người Kinh, cũng như mối liên hệ về
cội nguồn của người Cơ Tu ở Việt Nam với người Cơ Tu ở Lào… Tuy
nhiên, do điều kiện tiếp cận người Cơ Tu trong giai đoạn này khó khăn, nên
cơng trình nghiên cứu của ơng chỉ dừng lại ở việc ghi chép theo hồi ký
những gì quan sát được mà khơng đi sâu phân tích từng khía cạnh văn hóa
của người Cơ Tu.

Sau năm 1975, có nhiều cơng trình nghiên cứu về người Cơ Tu như:
Cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Thấu với tác phẩm “Đôi
nét về quan hệ hôn nhân và gia đình ở người Paco, Pahi và Catu ở Tây
Thừa Thiên-Quảng Nam” và tác giả Nguyễn Quang Hoan với cuốn “Về
quan hệ hơn nhân và gia đình người Cơ Tu” (xuất bản năm 1976) đã cho
thấy những tập tục trong hơn nhân, mối quan hệ trong gia đình của người
Cơ Tu tương đối cụ thể, rõ nét. Cơng trình nghiên cứu “Tiếng Ka tu” của


4
tác giả Nguyễn Hữu Hoành và Nguyễn Văn Lợi (xuất bản năm 1998) đã
trình bày hệ thống ngữ âm, cú pháp và hình thái của tiếng Cơ Tu. Tác giả
Nguyễn Văn Mạnh thơng qua cơng trình “Luật tục của người Tà Ôi, Cơ Tu,
Bru - Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế” (xuất bản năm 2001) đã
đóng góp rất lớn trong việc nghiên cứu những giá trị trong luật tục của các
tộc người thiểu số ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trong đó có tộc người Cơ
Tu. Tiếp tục nghiên cứu về người Cơ Tu, tác giả cho ra đời tác phẩm “Kinh
nghiệm quản lý hệ sinh thái nhân văn trong vùng người Tà Ôi, Cơ Tu, Bru
-Vân Kiều ở Thừa Thiên - Huế” vào năm 2002 nhằm nêu ra các hình thức
và kinh nghiệm, trong việc quản lý nông thôn ở miền núi Thừa Thiên Huế,
cùng thời điểm này trên cơ sở so sánh và phân tích văn hóa tộc người. Tác
giả Tạ Đức đã làm rõ nguồn gốc và các giá trị văn hóa đặc trưng của người
Cơ Tu qua cơng trình “Tìm hiểu văn hóa Katu”. Năm 2005 cuốn sách
“KaTu - kẻ sống đầu ngọn nước” của tác giả Nguyễn Hữu Thơng được
xuất bản có lẽ là tác phẩm cơng phu và hồn chỉnh đầu tiên cho thấy bức
tranh tương đối toàn diện và khá sâu sắc về lịch sử, đời sống và văn hóa
của tộc người có vị trí rất quan trọng này ở khu vực trung và địa đầu Nam
Trường Sơn. Tác giả Lưu Hùng đã giới thiệu khái quát về người Cơ Tu trên
tất cả các mặt thuộc đời sống vật chất và đời sống tinh thần qua cơng trình
“Góp phần tìm hiểu văn hóa Cơ Tu” xuất bản năm 2006. Cũng trong năm

này có 2 cơng trình nghiên cứu về văn hóa của tộc người Cơ Tu, trong đó
dựa vào lý thuyết biểu tượng tác giả Đinh Hồng Hải đã đi sâu nghiên cứu
ngơn ngữ tạo hình của người Cơ Tu trong ngôi nhà gươl qua cuốn sách
“Gươl của người Cơ-Tu” trên cơ sở đó so sánh với nhà truyền thống của
các tộc người ở khu vực Đông Nam Á. Tiếp tục nghiên cứu về nhà gươl
của người Cơ Tu, tác giả Đinh Hồng Hải - Vương Trung đã cho ra đời tác
phẩm “Nhà cổ truyền của người Cơ-tu và người Thái: Nhà Gươl của
người Cơ-Tu. Nhà sàn cổ người Thái Sơn La” vào năm 2012, cơng trình
này khơng chỉ dừng lại ở việc mô tả ngôi nhà gươl, hoặc chứng minh tầm


5
quan trọng của ngôi nhà gươl trong đời sống văn hóa của tộc người này mà
cịn làm rõ ý nghĩa biểu tượng của nhà gươl qua ngơn ngữ tạo hình của
người Cơ Tu. Cơng trình tiếp theo là của Phạm Thị Xuân Bốn với nhan đề
“Hôn nhân của người Cơ Tu ở xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng
Nam” xuất bản 2006. Đây là cơng trình chun khảo đầu tiên thống kê và
khảo tả một cách đầy đủ và có hệ thống các thể chế, hình thức, tính chất,
các tục lệ và nghi lễ trong và sau hôn nhân của người Cơ Tu ở xã Lăng,
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Năm 2009, cuốn sách “Người Cơ tu ở
Việt Nam” được xuất bản, đây được xem là cuốn sách ảnh đầu tiên diễn tả
cảnh quan và đời sống sinh hoạt của các tộc người Cơ Tu, Tà ôi, Bru - Vân
Kiều ở Thừa Thiên Huế. Càng về sau càng có nhiều cơng trình chun
khảo đi sâu vào nghiên cứu từng lĩnh vực văn hóa của người Cơ Tu, tiêu
biểu: Luận văn Tiến sĩ của Trần Tấn Vịnh năm 2009 với đề tài: “Nghề dệt
và trang phục cổ truyền của dân tộc Cơ Tu tỉnh Quảng Nam” đã đi sâu
nghiên cứu nghề dệt và trang phục truyền thống của người Cơ Tu, qua đó
đã cho thấy một bức tranh khá hồn chỉnh của quá trình hình thành và phát
triển của trang phục truyền thống của người Cơ Tu, đồng thời, đề xuất giải
pháp nhằm bảo tồn và phát huy nghề truyền thống này. Năm 2009, B’riu

Liếc xuất bản khá nhiều công trình về người Cơ Tu, trong đó có cuốn “Văn
hóa người C’Tu”, “Tiếng thông dụng C’tu - Kinh và văn hóa làng C’tu” và
“Vóc dáng Tây Giang”, và những cơng trình này chỉ dừng lại ở việc miêu
tả, ghi chép về hiện trạng đời sống văn hóa của người Cơ Tu. Cuốn “Tìm
hiểu một số phong tục, tập qn, tín ngưỡng, tôn giáo các dân tộc vùng
Nam Trung Bộ” do tác giả Đặng Văn Hường chủ biên đã khắc họa bức
tranh tổng thể về đời sống văn hóa của các tộc người thiểu số vùng Nam
Trung Bộ, trong đó có người Cơ Tu. Cơng trình “Bức tranh văn hóa tộc
người Cơ Tu” do tác giả Trần Tấn Vịnh chủ biên năm 2013 đã trình bày
nhiều khía cạnh liên quan đến đời sống sinh hoạt của người Cơ Tu từ cách
thức hoạt động sản xuất, tổ chức xã hội truyền thống, phong tục - tập quán -


6
tín ngưỡng và nghệ thuật truyền thống… qua đó giúp người đọc có cái nhìn
tổng thể về văn hóa của tộc người Cơ Tu. Đề tài nghiên cứu của Trần Thị
Mai An thực hiện năm 2014 với nhan đề “Tổ chức xã hội cổ truyền của
người Cơ Tu ở huyện Nam Đơng tỉnh Thừa Thiên Huế”, thơng qua việc
phân tích và so sánh những giá trị đặc trưng trong tổ chức xã hội truyền
thống của người Cơ Tu trong giai đoạn trước năm 1975 và giai đoạn sau
này, tác giả đã làm rõ sự biến đổi trong tổ chứa xã hội của người Cơ Tu
trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp nhằm bảo
tồn, phát huy những giá trị văn hóa của người Cơ Tu qua tổ chức xã hội
truyền thống của họ trong xu thế hịa nhập, xích lại gần nhau của các dân
tộc trong giai đoạn hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do tác giả
Trần Đình Hằng chủ nhiệm:“Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc
thiểu số vùng di dân tái định cư ở miền Trung do xây dựng các cơng trình
thủy điện”, đây là cơng trình cơng phu, phạm vi nghiên cứu rộng là khu tái
định cư của người Cơ Tu của thủy điện Avương (Quảng Nam), người Tà-ôi
ở vùng tái định cư thủy điện Alưới (Thừa Thiên Huế) và người Bru-Vân

Kiều ở vùng thủy điện Rào Quán (Quảng Trị)…đã nêu ra những biến đổi
trên lĩnh vực văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của các tộc người thiểu
số vùng tái định cư các thủy điện trong đó có vùng tái định cư của người
Cơ Tu; đồng thời đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa. Luận văn Thạc sĩ của Trần Thanh Hoàng năm 2014: “Gươl của
người Cơ Tu ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế” đã cung cấp một
bức tranh đầy đủ về gươl truyền thống, đồng cũng có những khảo sát, luận
giải về xu hướng cũng như nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của thiết chế
văn hóa này trong giai đoạn hiện nay.
Các bài nghiên cứu đăng trên các Tạp chí: bài viết với nhan đề “Biến
đổi nghi lễ vòng đời của các dân tộc thiểu số Tà Ôi, Cơ Tu, Bru - Vân Kiều
ở Bắc Trung Bộ hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Mạnh được đăng trên
Tạp chí Khoa học, Đại học Huế số 3 năm 2012 đã nêu rõ thực trạng biến


7
đổi nghi lễ vòng đời người của các tộc người thiểu số ở Bắc Trung Bộ Việt
Nam, trên có sở phân tích những tác động dẫn đến sự biến đổi đó, tác giả
đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế những thủ tục lạc hậu và bảo tồn
những giá trị văn hóa truyền thống qua nghi lễ vịng đời người. Bài viết
“Vai trị của các hình thức tự quản truyền thống trong sự phát triển bền
vững xã hội ở đồng bào dân tộc Cơ Tu hiện nay” của Nguyễn Văn Mạnh
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (99) 2013, ngồi khẳng
định vai trị của các hình thức tự quản truyền thống của người Cơ Tu, tác
giả còn cho thấy vai trò ấy ngày càng bị suy thoái; đồng thời đề xuất một số
giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các hình thức tự quản truyền thống
trong việc phát triển xã hội bền vững hiện nay. Về phong tục tập quán, tác
giả Trần Đức Sáng với bài viết “Nhà mồ Katu: Truyền thống và hiện đại”,
tác giả đã chọn khảo sát thôn Cha ke, xã Thượng Long, huyện Nam Đông,
tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy sự khác biệt của nhà mồ của người Cơ Tu

truyền thống và hiện nay từ vật liệu xây dựng cho đến đề tài trang trí.
Nghiên cứu về kinh tế, có bài viết của Lê Anh Tuấn “Kinh tế Katu truyền
thống và một số vấn đề đặt ra”, nghiên cứu trường hợp xã Avương, huyện
Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, tác giả đã chỉ ra vai trị, tính chất của kinh tế
truyền thống của người Cơ Tu.
Như vậy, có thể thấy những cơng trình, tài liệu, tư liệu nghiên cứu về
văn hóa người Cơ Tu là khá nhiều, nghiên cứu mọi mặt của đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội của người Cơ Tu. Nhiều cơng trình, bài viết đi sâu
nghiên cứu về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội của
người Cơ Tu nói chung. Tuy nhiên chưa có cơng trình nghiên cứu nào
nghiên cứu cụ thể về biến đổi văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn
hóa xã hội của người Cơ Tu khu tái định cư Alua, xã Dang, huyện Tây
Giang, tỉnh Quảng Nam.


8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những biến đổi về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần,
văn hóa xã hội của người Cơ Tu ở khu tái định cư Alua, xã Dang, huyện
Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Đối tượng khảo sát
Nhóm cộng đồng người Cơ Tu làng Alua, xã Dang, huyện Tây
Giang, tỉnh Quảng Nam tại nơi ở cũ và ở khu tái định cư hiện nay, có mở
rộng đến một số nhóm cộng đồng Cơ Tu bản địa chưa di cư.
4.3. Thời gian
Từ khi nhóm cộng đồng người Cơ Tu làng Alua, xã Dang, huyện
Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đến định cư ở khu tái định cư Alua từ 2013
đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

5.1. Quan điểm tiếp cận
Nghiên cứu biến đổi văn hóa của người Cơ Tu ở khu tái định cư Alua
được chúng tôi tiếp cận từ các quan điểm sau:
Tiếp cận hệ thống: Nhìn văn hóa cộng đồng Cơ Tu khu tái định cư
Alua trong mối quan hệ hệ thống, trước hết là quan hệ với văn hóa Cơ Tu
nói chung; đồng thời, xem cộng đồng Cơ Tu tại khu tái định cư Alua là một
hệ thống nhằm khảo sát toàn diện trên các phương diện văn hóa vật chất,
văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội.
Tiếp cận liên ngành: Văn hóa là tổng hịa các mối quan hệ xã hội, có
mối liên hệ với nhiều ngành khoa học khác, do đó, chúng tơi vận dụng
nhiều phương pháp và kiến thức của ngành khác để nghiên cứu vấn đề, tiêu
biểu là các phương pháp và kiến thức dân tộc học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu


9
Trong q trình thực hiện Luận văn, chúng tơi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu: Chúng tơi tiến hành phỏng vấn, thảo
luận nhóm; đồng thời cũng nghiên cứu các dữ liệu do một số nhà nghiên
cứu cung cấp nhằm làm rõ tính chất và mức độ biến đổi văn hóa trong cộng
đồng người Cơ Tu.
Phương pháp thống kê: Chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp
thống kê để hệ thống, xử lý, sắp xếp các nguồn dữ liệu nghiên cứu về văn
hóa của người Cơ Tu phục vụ cho việc nhận diện một cách hệ thống các
đặc trưng văn hóa của người Cơ Tu tại khu tái định cư Alua.
Phương pháp so sánh: Để thực hiện phương pháp này, chúng tôi tiến
hành khảo sát những đặc trưng văn hóa của người Cơ Tu ở các làng truyền
thống bản địa và so sánh với nét văn hóa của người Cơ Tu ở khu tái định cư
Alua để tìm thấy những biến đổi trong văn hóa truyền thống của cộng

đồng.
5.3. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu thứ cấp tập hợp từ các nguồn khác và tư liệu sơ cấp do
học viên trực tiếp thu thập.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn tập trung khảo sát và nhận diện đặc điểm của sự biến đổi
văn hóa của người Cơ Tu trong bối cảnh hiện nay ở vùng tái định cư. Qua
đó, góp phần nhận diện bản sắc văn hóa tộc người trong q trình vận động
và biến đổi văn hóa, đồng thời góp thêm giải pháp tích cực nhằm bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Cơ Tu trong thời gian
tới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn


10
Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý, chính quyền địa phương,
các cơ quan chức năng nghiên cứu đề ra những chủ trương, chính sách hợp
lý để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của người Cơ Tu.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, biên bản
phỏng vấn, nội dung của Luận văn gồm 4 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận và Tổng quan về đối tượng nghiên cứu: Xác
lập một số lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài Luận văn như: khái niệm
văn hóa, cách phân chia các thành tố của hệ thống văn hóa và các lý thuyết
làm công cụ lý giải các hiện tượng văn hóa.
Chương 2. Biến đổi văn hóa vật chất: Nghiên cứu biến đổi văn hóa vật
chất trên bốn lĩnh vực cơ bản là: ăn, trang phục, cư trú, giao thơng.
Chương 3. Biến đổi văn hóa tinh thần: Làm rõ sự biến đổi trong tín
ngưỡng, phong tục tập quán và lễ hội.

Chương 4. Biến đổi văn hóa xã hội: Nghiên cứu làm rõ những biến
đổi văn hóa gia đình, văn hóa dịng họ, văn hóa làng.


11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Văn hóa
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, tùy cách tiếp cận, cũng
như mục đích nghiên cứu mà mỗi nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa văn
hóa khác nhau. Ở đây, chúng tôi chọn cách hiểu của Trần Quốc Vượng:
“Văn hoá là lối sống (Way of life) của một cộng đồng người, là thế ứng xử
xử tập thể (hay công thể) (comportment collectif) của một cộng đồng
người, của một xã hội, là tổng số những đồng nhất thể (identités) của các
thành viên về các phương diện nhận thức, quan niệm, chuẩn mực, biểu
tượng và hệ thống các giá trị… Văn hố, hiểu như vậy, thì vừa có mặt bao
la (tồn bộ các thành tựu của con người) vừa có mặt chặt chẽ (phản ứng tập
thể của từng cộng đồng người, do đó có nhiều loại hình văn hố khác
nhau) trong “Góp phần dựng lại nền văn minh Việt cổ (đặt vấn đề)” [Trần
Quốc Vượng 1981]. Ở đây, chúng tôi chọn cách hiểu của Trần Quốc
Vượng vì phù hợp với hướng tiếp cận của đề tài là nghiên cứu về biến đổi
văn hóa của một cộng đồng nhất định (người Cơ Tu ở khu tái định cư Alua,
xã Dang) để xem sự phản ứng và chế ngự của cộng đồng đó trước sự thay
đổi của tự nhiên như thế nào, sự tác động của các nhân tố bên ngoài, sự
phản ứng và chế ngự đó khơng chỉ khẳng định được vị thế của cái văn hóa
đó trong tổng thể mơi trường văn hóa mà cịn tạo nên thế ứng xử đối với
những cái tác động từ bên ngoài để bảo vệ, chọn lọc, thích ứng, làm cho cái
văn hóa khơng ngừng được bồi đắp, phát triển.
1.1.2. Các thành tố của hệ thống văn hóa

Văn hóa chỉ có thể thực hiện được các chức năng của mình khi được
vận hành với tư cách là một hệ thống. Tức là khi xem xét một sự vật hiện
tượng thì chúng ta xem xét sự vật hiện tượng ấy là một chỉnh thể gồm các


12
yếu tố cấu thành có mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố với nhau và giữa
từng yếu tố với tồn thể. Hiện nay có nhiều cách phân loại các thành tố văn
hóa. Có cách phân loại gồm hai thành phần: văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Có nhiều cách phân loại
ba thành phần như: Văn hóa vật chất (gồm cư trú, trang phục, ăn uống, đồ
dùng), văn hóa tinh thần (gồm mỹ thuật, âm nhạc, múa, truyện kể, hội lễ và
tín ngưỡng), văn hóa xã hội (gồm hôn nhân, tang ma và một số trang phục
khác). Hay cách chia: Sinh hoạt kinh tế (gồm nông nghiệp, công nghệ,
thương mại, sinh hoạt thôn quê, thành thị, giao thông, sưu thuế, tiền tệ),
sinh hoạt xã hội (gồm gia tộc, xã thôn, quốc gia, phong tục, cứu tế và tương
tế, tín ngưỡng và tế tự), sinh hoạt trí thức (gồm tôn giáo, giáo dục, ngôn
ngữ, văn chương, nghệ thuật, phương thuật, khoa học). Cũng có cách chia:
văn hóa vật chất (với ba dạng tồn tại là cơ thể con người, đồ vật kỹ thuật và
tổ chức xã hội), văn hóa tinh thần (với ba dạng tồn tại là tri thức-sản phẩm
của hoạt động nhận thức, giá trị-sản phẩm của hoạt động định giá và đề ánsản phẩm của hoạt động biến đổi tinh thần), văn hóa nghệ thuật (tồn tại
dưới dạng hình tượng nghệ thuật). Chu Xuân Diên xem xét văn hóa như
một hiện tượng chung cho tồn nhân loại thì được phân chia thành ba thành
tố: văn hóa vật chất (gồm nghề nông, ăn, mặc, ở, đi lại), văn hóa tinh thần
(gồm tơn giáo-tín ngưỡng và nghi lễ-phong tục, ngôn ngữ và văn học nghệ
thuật, tư tưởng và học thuật), văn hóa xã hội (gồm gia đình-gia tộc, làng xã,
quốc gia, đô thị) [Chu Xuân Diên 2009: 22]. Từ nhiều cách chia như trên
cho thấy mọi cách chia đều tương đối vì hệ thống văn hóa khơng dễ phân
tích, chia cắt.
Trong Luận văn này, chúng tơi chọn cách phân thành tố văn hóa của

Chu Xuân Diên trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 vì cách chia này giúp bao
quát được hầu hết các phương diện, bình diện văn hóa của một cộng đồng,


13
qua đó giúp chúng tơi có thể nhận diện những giá trị văn hóa truyền thống,
cũng như những giá trị văn hóa mới của cộng đồng dân cư.
1.1.3. Một số quan điểm lý thuyết
1.1.3.1. Sinh thái học văn hóa
Sinh thái học văn hóa là trường phái được Julian Steward khởi
xướng từ những năm 1950 và phát triển mạnh mẽ vào những năm 1960.
Trường phái này hướng đến việc làm rõ mối quan hệ giữa con người với
môi trường từ quan điểm coi con người là thể thích ứng với mơi trường
thơng qua văn hóa, đến lượt mình văn hóa chịu tác động lớn từ các loại môi
trường do con người sử dụng. Cũng theo trường phái này, văn hóa khơng
phải được hình thành qua con đường tiếp xúc, lây lan mà nó được hình
thành từ chính mơi trường sống của cộng đồng. Thông qua việc tương tác
giữa cộng đồng với môi trường, con người mới bộc lộ ra những mô thức
văn hóa nhằm ứng xử phù hợp với những điều kiện sống đó.
Người Cơ Tu sống gắn bó với rừng, rừng đóng vai trị quan trọng
trong việc chi phối đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cộng đồng
người Cơ Tu. Song để ứng xử với môi trường sống này, người Cơ Tu đã
sáng tạo các phức hợp văn hóa phù hợp. Những mơ thức này được thể hiện
ở các khía cạnh ăn, mặc, ở, đi lại, phong tục, lễ hội, văn hóa nghệ thuật của
cộng đồng. Chính vì vậy, chúng tơi vận dụng lý thuyết sinh thái học văn
hóa để tìm hiểu sự thích nghi của tộc người Cơ Tu với hệ sinh thái rừng ở
miền núi Quảng Nam.
1.1.3.2. Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa
Khái niệm tiếp xúc và tiếp biến văn hóa (acculturation) được các nhà

dân tộc học và nhân học phương Tây đưa ra vào cuối thế kỷ XIX để chỉ sự
tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau và hậu quả của
cuộc tiếp xúc này là sự thay đổi hoặc biến đổi của một số loại hình văn hóa
của một hoặc cả hai nền văn hóa đó [Phan Thị Yến Tuyết 2011:469]. Nhìn


14
vào lịch sử phát triển của các nền văn hóa, chúng ta nhận thấy khơng có
một nền văn hóa nào tồn tại và phát triển mà bỏ qua quá trình tiếp xúc và
tiếp biến văn hóa với các nền văn hóa khác. Phan Ngọc cho rằng ““Khơng
có văn hóa tự lực cánh sinh, khơng có văn hóa tự túc” [Phan Ngọc 2006:
114]. Nghĩa là các nền văn hóa nên mở cửa đón nhận những cái tiến bộ của
các nền văn hóa khác để đảm bảo phát triển nền văn hóa của mình.
Tiếp xúc và tiếp biến văn hóa trong buổi đầu lịch sử là sự tiếp xúc và
trao đổi giữa các tộc người trong lĩnh vực kinh tế. Về sau, cùng với sự phát
triển cả xã hội loài người, quá trình tiếp xúc và tiếp biến văn hóa giữa các
tộc người diễn ra trên các lĩnh vực khác như: quan hệ hơn nhân, quan hệ
ngoại giao… Q trình này thường được thực hiện qua hai con đường: tự
nguyện hoặc cưỡng chế. Nhưng, dù tiếp xúc bằng con đường nào đi nữa,
thì các thành tố văn hóa mới có được tiếp nhận hay bị đẩy lùi còn tùy thuộc
vào sự kiểm nghiệm của thực tiễn.
Cũng theo quy luật phát triển của xã hội lồi người, người Cơ Tu
trong q trình hình thành và phát triển đã có điều kiện tiếp xúc với văn
hóa của các tộc người khác, nhất là với người Kinh. Đặc biệt, khi hội nhập
là xu hướng tất yếu thì việc sống đan xen và chia sẻ văn hóa của cộng đồng
ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Ban đầu, sự tiếp xúc này chỉ diễn ra thông
qua con đường trao đổi hàng hóa, sau này việc giao lưu văn hóa giữa người
Cơ Tu và người Kinh ngày càng diễn ra nhanh và mạnh qua quan hệ hôn
nhân, quan hệ ngoại giao,… đã khiến cho văn hóa của người Cơ Tu bị biến
đổi sâu sắc, ở nhiều mặt. Vì vậy, nghiên cứu biến đổi văn hóa của người Cơ

Tu ở khu tái định cư Alua cần phải đặt trên cơ sở tiếp xúc và tiếp biến văn
hóa để xem xét những giá trị văn hóa truyền thống cũng như giá trị mới của
cộng đồng.
1.1.3.3. Chức năng luận


15
Chức năng luận (Functionalism) đã xuất hiện khá sớm, đại diện cho
trường phái này là hai nhà nhân học văn hóa: Bronislaw Malinowski (18841942) và A. R. Radcliffe - Brown (1881-1995).
Malinowski cho rằng, khi nghiên cứu các xã hội loài người chỉ cần
nghiên cứu văn hóa của chúng trong tình trạng hiện tại, mà không cần truy
ngược về nguồn gốc của nó nếu khơng có cơ sở khoa học. Theo ông, các
thành tố cấu thành nên một nền văn hóa có chức năng làm thỏa mãn nhu
cầu của con người, chúng không tồn tại riêng lẽ mà thường phụ thuộc lẫn
nhau hình thành nên hệ thống cân bằng theo chức năng. Song học thuyết
của Malinowski chỉ xem xét chức năng của các thành tố văn hóa từ bên
ngồi, trong khi những mâu thuẫn nội tại, các rối loạn chức năng chưa được
và các hiện tượng bệnh lý văn hóa chưa được quan tâm đến.
Nếu Malinowski cho rằng, khi nghiên cứu một xã hội cần phải xem
xét sự kết hợp giữa các thành tố văn hóa, thì Radcliffe - Brown lại cho rằng
cần phải xem xét các nhân tố văn hóa hoạt động với nhau như thế nào để
đáp ứng nhu cầu của tồn xã hội. Theo ơng, mỗi hiện tượng văn hóa, mỗi
hoạt động xã hội có nội dung và chức năng của nó, chức năng đối với
những thể chế, cấu trúc xã hội khác và đối với xã hội như một tồn thể.
Trong đó ơng nhấn mạnh cấu trúc chức năng của phong tục, của lễ hội và
các nghi lễ trong cộng đồng vì theo ơng chúng tạo ra những quy ước,
những tập quán góp phần cố kết cộng đồng.
Cuộc sống của người Cơ Tu phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên, trong
đó rừng đóng vai trị quan trọng trong việc chi phối đời sống vật chất và
đời sống tinh thần của họ. Rừng cung cấp nguồn sản vật nuôi sống người

Cơ Tu, song rừng cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn trong cộng đồng.
Khi trình độ nhận thức cịn thấp, người dân khơng thể giải thích được
những quy luật thay đổi của tự nhiên thì họ lại tìm kiếm một chỗ dựa vững
chắc trong sức mạnh của các thế lực siêu nhiên. Việc thực hành các nghi lễ


16
trong sản xuất và trong sinh hoạt giúp cộng đồng có đủ niềm tin để ổn định
xã hội. Chính vì vậy, khi nghiên biến đổi văn hóa của người Cơ Tu ở khu
tái định cư Alua, chúng tôi vận dụng lý thuyết chức năng luận để lý giải
nhu cầu nội tại của biến đổi văn hóa của nhóm tộc người này.
1.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
1.2.1. Về tộc người Cơ Tu nói chung
Người Cơ Tu có nhiều tên gọi khác nhau như: Cờ tu, K’tu, Ka Tu,
Cơ Tu… giải thích về tộc danh của người Cơ Tu, mỗi nhà nghiên cứu có
cách giải thích khác nhau. Theo Tạ Đức, có nhiều khả năng hơn Ka tu đã là
tên tự gọi lâu đời của người Ka tu…Trong khi đó, Bh’riu Liếc lại sử dụng
tên gọi C’tu và cho rằng, tư “Cơ” ở đây có thể là do biến thể từ ngữ của vần
chữ đầu Cớh (Cóh - là từ nhằm để chỉ phương hướng), Tu = nguồn gốc,
nguồn sông suối. Theo cách lý giải về ý nghĩa tên gọi tộc người, cũng như
đối chiếu với những trường hợp được sử dụng trong ngôn ngữ giao tiếp
hằng ngày của người Cơ Tu, Nguyễn Hữu Thông nhận định rằng, từ “tu”
trong ngơn ngữ Ka tu để chỉ vị trí ở đầu ngọn nước hay nguồn nước. Tuy
vẫn chưa có cách gọi thống nhất, nhưng có thể thấy tên gọi Cơ Tu được sử
dụng chủ yếu trong các văn bản của nhà nước hiện nay. Do vậy, trong đề
tài nghiên cứu này, chúng tôi thống nhất sử dụng xuyên suốt tên Cơ Tu.
Theo số liệu báo cáo của các cơ quan nhà nước thì hiện nay, người
Cơ Tu ở Việt Nam có dân số khoảng trên 76.200 người, tập trung chủ yếu
tại tỉnh Quảng Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở Quảng Nam có 52.3933
người, tỉnh Thừa Thiên Huế có 16.1684 người. Ngồi ra, người Cơ Tu cịn

sinh sống tại thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác nhưng không
nhiều. Tại Lào người Cơ Tu có 14.700 người5 cư trú chủ yếu vùng thượng

Nguồn báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam năm 2014.
Theo số liệu báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016.
5
Theo số liệu thống kê năm 1998.
3
4


×