Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.03 KB, 76 trang )

LỜI MỞ ĐẦU:

Thị trường chứng khoán ra là một kênh huy động vốn đầu tư dài hạn đáp ứng nhu cầu
cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Để thị
trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả thì không thể thiếu yếu tố chủ thể tham gia
kinh doanh trên thị trường. Để góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động
một cách theo trật tự, công bằng, hiệu quả và phát triển bền vững cần phải có sự ra đời
và hoạt động của các Công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán chuyên cung cấp các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Đây là một
lĩnh vực còn non trẻ ở Việt Nam và mới trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Vì
vậy, công ty chứng khoán cũng có những đặc thù riêng biệt như khi thành lập phải đáp ứng
yêu cầu về vốn, bộ máy quản lý không những cần trình độ chuyên môn cao mà còn cần có
đạo đức nghề nghiệp và phải có cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại.
Công ty chứng khoán ra đời không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức phát hành
là huy động vốn mà còn có vai trò đối với nhà đầu tư. Công ty chứng khoán với trình độ
chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp cho các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu
tư có hiệu quả.
Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn đã giúp em kiểm tra,
bổ sung được kiến thức đã theo học ở trường và được tiếp xúc với thực tế nhiều hơn.
Công ty Cồ Phần Chứng Khoán Sài Gòn lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam cả
về vốn điều lệ và doanh thu, hoạt động đầu tư phát triển của công ty luôn được hội đồng
đầu tư và ban lãnh đạo quan tâm thích đáng nhưng vẫn còn một số hạn chế. Vì vậy em đã
lựa chọn đề tài “ Đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn” .

Cơ cấu Chuyên đề gồm có các nội dung sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về Năng lực cạnh tranh và Đầu tư nâng cao Năng lực cạnh tranh
của công ty chứng khoán
Chương II: Thực trạng về đầu tư nâng cao NLCT của công ty cổ phần chứng khoán Thăng
Long
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long


Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế bài chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót em rất
mong nhận được đóng góp để bài chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM

I CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Chứng khoán
Chúng ta thường nghe đến từ chứng khoán nhưng không phải ai cũng biết rõ chứng
khoán là gì. Để làm rõ thị trường chứng khoán thì trước hết chúng ta cùng thống nhất khái
niệm chứng khoán.Chứng khoán là một loại hàng hóa có thể trao đổi trên thị trường chứng
khoán bao gồm thị trường chứng khoán tập trung và thị trường chứng khoán không tập
trung. Nó bao gồm cổ phiếu(stock), trái phiếu(bond), chứng chỉ quỹ đầu tư và chứng khoán
phái sinh (derivative). Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu thịnh hành cổ phiếu, trái phiếu và
chứng chỉ quỹ đầu tư.
Cổ phiếu:
Cổ phiếu là một loại chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phiếu sẽ trở
thành cổ đông của công ty và có các quyền sau:
- Nhận cổ tức
Cổ tức là một phần trong lợi nhuận kinh doanh của công ty mà mỗi một cổ đông được
chia tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của cổ đông. Mức chi trả cũng như hình thức chi trả cổ tức tuỳ
thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và do Hội đổng Quản trị hoặc
Đại hội cổ đông quyết định
- Quyền mua cổ phiếu mới
Trong quá trình hoạt động, công ty được phép phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Để
bảo vệ quyền lợi của những cổ đông hiện tại, khi phát hành thêm cổ phiếu, công ty thường
dành quyền ưu tiên mua thêm cổ phiếu mới cho những cổ đông này, tương ứng với tỉ lệ cổ
phần góp vốn của họ thường
- Quyền bỏ phiếu

Trong các cuộc họp Đại hội cổ đông, cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu cho các
chức vụ quản lý công ty; bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Nếu
không tham dự Đại hội cổ đông được, cổ đông có thể uỷ quyền cho người khác thay mặt
họ
- Quyền tiếp cận thông tin
Cổ đông có quyền được thông báo kịp thời mọi diễn biến trong công ty, đặc biệt những
tình hình có khả năng tác động mạnh đến giá cổ phiếu. Các báo cáo tài chính định kỳ và
các loại thông báo cũng là các thông tin mà cổ có quyền tiếp cận
Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư, cổ tức và các quyền trên không phải là nguồn lợi duy
nhất do cổ phiếu mang lại. Ngoài cổ tức ra, nhiều nhà đầu tư còn kỳ vọng vào một khoản
chênh lệnh giữa giá mua cổ phiếu và giá bán cổ phiếu. Tất nhiên, nếu cổ phiếu tăng giá so
với thời điểm mua vào thì khi bán ra ta sẽ có lãi, còn ngược lại, nếu cổ phiếu xuống giá thì
sẽ lỗ vốn. Tuy nhiên việc lỗ và lãi này chỉ mang tính chất sổ sách nếu bạn chưa bán chứng
khoán đi. Về mặt giá trị, bạn vẫn đang sở hữu một tỷ lệ nhất định công ty cổ phần. Như
vậy, tổng lợi tức mà bạn kỳ vọng ở cổ phiếu sẽ là cổ tức cộng với khoản chênh lệch giá.
Trái phiếu:
Trái phiếu là công cụ nợ do cơ quan công quyền, các công ty đang hoạt động phát
hành nhằm huy động vốn trên thị trường trong đó người sở hữu trái phiếu là các trái chủ
được cam kết sẽ thanh toán cả gốc và lãi trong một thời hạn nhất định. Bản chất phát hành
trái phiếu là một hình thức vay nợ của chủ thể phát hành nên trái chủ được hưởng các
quyền như một chủ nợ. Họ được ưu tiên thanh toán tiền lãi và hoàn trả tiền gốc khi đơn vị
phát hành giải thể hoặc phá sản. Thời gian đáo hạn của trái phiếu là hữu hạn. Chủ thể của
trái phiếu ngoài công ty cổ phần còn có các loại hình doanh nghiệp khác, chính quyền các
địa phương và chính phủ.
Tiền lãi trái phiếu thường ổn định so với mệnh giá. Người ta thường xếp trái phiếu vào
loại chứng khoán có thu nhập ổn định. Lãi suất của các loại của trái phiếu tại các thời điểm
khác nhau phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường
Chứng chỉ quỹ đầu tư
Chứng chỉ quỹ đầu tư là một loại chứng khoán do các quỹ đầu tư phát hành nhằm thu
hút vốn trên thị trường nhằm đầu tư vào thị trường chứng khoán hay các dạng tài sản khác

kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát đối với việc ra quyết
định hàng ngày của quỹ

2 Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại. Đến
nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có thị trường chứng khoán. Thị
trường chứng khoán đã trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời
sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường.
Có nhiều định nghĩa về thị trường chứng khoán:
- Thị trường chứng khoán: Tiếng la tinh là BURSA , nghĩa là cái ví đựng tiền, là một thị
trường có tổ chức và hoạt động có điều khiển. Theo chữ Hán là chứng khoán giao dịch sở,
sở là chốn, giao dịch là mua bán đổi chác.
- Thị trường chứng khoán được định nghĩa theo Longman Dictionary of Business English,
1985 như sau: " An organised market where securities are bought and sold under fixed
Rules". Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là: " Một thị trường có tổ chức là nơi các chứng khoán
được mua bán tuân theo những quy tắc đã được ấn định". Định nghĩa này đưa ra một thuật
ngữ là chứng khoán (Securities), cổ phiếu (Share) và trái phiếu (Bond) cũng chính là hai
dạng của chứng khoán. Chứng khoán được kết hợp bằng hai từ đồng nghĩa chứng và khoán
đều có nghĩa bằng cứ (Evidence).
Nhìn chung khái niệm phổ biến về thị trường chứng khoán là : Thị trường chứng khoán là
một nới mà ở đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích
kiếm lời.
Tuy nhiên, trong đời sống kinh tế, thuật ngữ thị trường chứng khoán đã thoát ly định ban
đầu và có thêm nội dung mới. Thật ra, mỗi định nghĩa chỉ cung cấp được một khái niệm
tổng quát về một vấn đề nào đó, còn muốn hiểu trọn vẹn vấn đề thì phải nghiên cứu quá
trình hình thành và phát triển lâu dài của nó.
Vào khoảng giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán của phương Tây, các
thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng việc mua bán, trao đổi các
loại hàng hoá như: nông sản, khoáng sản, ngoại tệ và giá khoán động sản.... Điểm đặc biệt
là trong những cuộc thương lượng này các thương gia chỉ dùng lời nói để trao đổi với

nhau, không có hàng hoá, ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất cứ một loại giấy tờ nào.
Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các "Hợp đồng" mua bán, trao
đổi thực hiện ngay, kể cả những hợp đồng cho tương lai 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm
sau mới thực hiện. Những cuộc trao đổi lúc này lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, dần dần số
người này tăng lên. Đến cuối thế kỷ 15 "Khu chợ riêng" này trở thành một "thị trường" và
thời gian họp chợ rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày. Trong các phiên chợ, họ
thống nhất với nhau những quy tắc cho các cuộc thương lượng. Dần dần những quy ước đã
được tu bổ hoàn thành những quy tắc có giá trị bắt buộc đối với những người tham gia. Từ
đó thị trường chứng khoán bắt đầu hình thành.
Buổi họp đầu tiên của giai đoạn này xảy ra năm 1453 trong một lữ quán của gia đình
Vanber tại Bruges (Bỉ). Trước lữ quán này có một bảng hiệu vẽ hình ba túi gia với một từ
tiếng Pháp "Bourse", tức là "Mậu dịch trường" hay còn gọi là "Sở giao dịch". "Mậu dịch
trường" là một bảng hiệu chung, ba túi da tượng trưng cho ba nội dung của mậu dịch
trường: mậu dịch trường hàng hoá, mậu dịch trường ngoại tệ và mậu dịch trường giá khoán
động sản.
Đến năm 1547, mậu dịch trường tại thành phồ Bruges bị suy sụp khi Bruges mất hẳn
sự phồn vinh vì eo biển dẫn tàu bè vào thị trấn bị cát lấp mất. Mậu dịch trường được dời
đến hải cảng Auvers (Bỉ). Mậu dịch trường Auvers phát triển mạnh và từ kinh nghiệm của
nó, các mậu dịch ở các nước khác bắt đầu phát triển. Tại London, Pháp, ý, Đức và Bắc Âu
các mậu dịch trường khác cũng được thành lập với ít nhiều cải tiến, tuỳ theo điều kiện của
mỗi quốc gia.
Sau một thời gian hoạt động, mậu dịch trường không còn phù hợp và không đủ sức cho
các giao dịch với ba nội dung hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, giao dịch hàng hoá được tách
ra thành "khu thương mại", giao dịch ngoại tệ tách ra thành "thị trường hối đoái", giao dịch
giá khoán động sản tách ra thành "thị trường chứng khoán" và các hợp đồng cho tương lai
được tách ra thành các "thị trường tương lai".
Như vậy, thị trường chứng khoán đã xuất hiện từ thế kỷ 15. Sự hình thành thị trường
chứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối đoái và các loại thị trường khác.
Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua những
bước thăng trầm. Thời kì huy hoàng nhất là vào những năm 1875 - 1913, thị trường chứng

khoán phát triển cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng đến ngày 29/10/1929 -
được gọi là "ngày thứ năm đen tối", tức là ngày mở đầu cho cuộc khủng hoảng thị trường
chứng khoán New York đã làm cho thị trường chứng khoán New York và các thị trường
Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản khủng hoảng. Sau thế chiến thứ hai, các thị trường chứng
khoán phục hồi và phát triển mạnh. Nhưng rồi "cuộc khủng hoảng tài chính" năm 1987,
một lần nữa đã làm cho các thị trường chứng khoán thế giới suy sụp, kiệt quệ, lần này hậu
quả của nó rất lớn và nặng nề hơn cuộc khủng hoảng năm 1929, nhưng chỉ sau 2 năm thị
trường chứng khoán thế giới lại đi vào ổn định, phát triển và đã trở thành một định chế tài
chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế cuả những quốc gia có nền kinh tế phát
triển theo cơ chế thị trường.
Thị trường chứng khoán và các thị trường tài chính nói chung đã trải qua một cuộc cách
mạng thực sự trong những năm gần đây do các biến động lớn trong bối cảnh kinh tế, pháp
lý hoặc kĩ thuật. Các cuộc cải cách có nhiều hình thức khác nhau như:
Cải cách các chế độ thuế nhằm thu hút người có tiền tích luỹ tham gia vào thị trường
chứng khoán bằng cách giảm thuế thu nhập đánh vào các khoản đầu tư vào các cổ phiếu.
Thành lập một thị trường không chính thức: năm 1983 ở một số nước, thị trường không
chính thức đã được thành lập để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tầm cỡ trung bình có
thể tham gia trên thị trường chứng khoán như: các điều kiện về hành chính và tài chính
được yêu cầu ít hơn là trên thị trường chính thức.
Tạo ra các hình thức chứng khoán mới: một loạt các sản phẩm tài chính đã được xây dựng
để nhằm đáp ứng tốt hơn hình thức tài trợ qua thị trường chứng khoán cho các nhu cầu của
các nhà vay vốn. Phần lớn các sản phẩm mới về chứng khoán này tồn tại dưới hình thức
"lai tạo" bằng cách tận dụng các lợi thế của một hình thức pháp lý nào đó mà không có các
điểm bất lợi hoặc để kết hợp các ưu điểm của nguồn vốn tự có với các ưu điểm của các
chứng khoán đại diện quyền cho vay. Hình thức tư vấn tài chính này không phải lúc nào
cũng thu hút được người có tiền tích luỹ. Điều đó giải thích cho tính chất ngắn hạn hay
tính khả dụng kém của một số loại chứng khoán không hâm mộ đối với các nhà đầu tư.
Hiện đại hoá thị trường vay nợ của Nhà nước để tạo điều kiện cho Nhà nước có thể vay
vốn trên các thị trường và để giảm nhẹ bớt chi phí, thị trường tín phiếu kho bạc đã được
hiện đại hoá rất nhiều theo mô hình Mỹ: tạo ra tư cách pháp nhân cho các SVT (chuyên gia

về các tín phiếu kho bạc), kĩ thuật mới về phát hành và đấu thầu các tín phiếu, đồng nhất
các đợt phát hành trái phiếu qua việc phát hành các OAT (rái phiếu kho bạc đồng nhất).
Đổi mới kĩ thuật để tạo dựng một cơ cấu đủ hiện đại nhằm đáp ứng với sự phát triển của
việc tài trợ phí trung gian hoá, các chức năng của ngành kinh doanh thị trường chứng
khoán đã được tin học hoá mạnh mẽ. Hai cải cách lớn nhất về kĩ thuật một mặt liên quan
đến sự giao dịch (front-office)và mặt khác liên quan đế việc xử lý hành chính các nghiệp
vụ giao dịch (back-office), tạo điều kiện cho việc lưu thông các cổ phiếu giữa các tổ chức
thành viên, thông qua các nghiệp vụ chuyển khoản từ tài khoản này sang tài khoản khác.
+Thành lập các thị trường biến tướng. Năm 1986, ở Pháp thành lập thị trường MATIF,
năm 1987 thành lập thị trường MONEP, các thị trường biến tướng này được lập ra để tạo
cho các tổ chức kinh tế và cho các nhà quản lý hồ sơ chứng khoán khả năng phòng ngừa
các rủi ro liên quan đến các biến động về cổ phiếu, tỷ lệ lãi suất và tỷ giá hối đoái. Các thị
trường này cũng có mục đích tăng vốn khả dụng trên thị trường giao ngay qua các khả
năng kinh doanh chênh lệch giá. Là các thị trường thực sự trong thời đại mới, các thị
trường này đã thúc đẩy việc hiện đại hoá giới tài chính và tham gia vào vào cuộc chiến
giành ngôi bá chủ tài chính ở châu Âu.

2.1 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán gồm 4 chủ thể là
Tổ chức phát hành:
Tổ chức phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường vốn. Nhà
phát hành chính là người cung cấp chứng khoán và các công cụ thị trường vốn khác ra thị
trường.
Tổ chức phát hành bao gồm
- Chính phủ và chính quyền địa phương là các tổ chức phát hành trái phiếu
- Các doanh nghiệp là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành cácc ông cụ tại chính như các trái phiếu,
chứng chỉ quỹ thụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ
Để phát hành chứng khoán ra công chúng thì các tổ chức phát hành phải thỏa mãn điều
kiện và thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng

khoán
Nhà đầu tư:
Nhà đầu tư chứng khoán là các bao gồm nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư là tổ chức của
cả Việt Nam và nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư
chứng khoán có đồng thời mang hành vi của nhà đầu tư thuần túy hoặc đầu cơ chứng
khoán
Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
- Công ty chứng khoán
- Quỹ đầu tư chứng khoán
- Các trung gian tài chính
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán là các tổ chức thực hiện các nghiệp vụ môi giới tự
doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ
đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Các cơ quan chức năng thực
hiện cấp phép hoạt động cho các tổ chức này đồng thời giám sát hoạt động của các tổ chức
nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư.
Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
Nhóm này bao gồm:
- Cơ quan quản lý Nhà nước( UBCKNN)
- Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK)
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm…
Cơ quan quản lý Nhà nước cụ thể là Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về
hoạt động và phát triển thị trường tài chính trong đó có TTCK. UBCKNN sẽ là đơn vị thực
thi các quy định của cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý trên thị trường chứng khoán. Sở
giao dịch sẽ là nơi quản lý các tổ chức niêm yết trên Sở và thành viên của Sở là các công ty
chứng khoán thành viên. Tổ chức lưu ký thanh toán bù trừ hỗ trợ cho nhà đầu tư thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình.


2.2 Chức năng của thị trường chứng khoán
• Chức năng huy động vốn cho các tổ chức phát hành
Trước đây, khi mà thì trường chứng khoán chưa hình thành, các đơn vị kinh tế chỉ biết
huy động vốn thông qua ngân hàng với lãi suất cho vay thay đổi tuỳ theo lãi xuất của thị
trường. Ngày nay, khi đã có thị trường chứng khoán ngoài kênh từ ngân hàng thì các đơn
vị kể cả nhà nước cũng có thể huy động trực tiếp từ các nguồn tiết kiệm bằng cách phát
hành cổ phiếu hay trái phiếu. Thông qua thị trường chứng khoán các chủ thể phát hành có
thể huy động được vốn mà ko bị áp lực trả lãi, khi công ty làm ăn hiệu quả thì thị giá của
cổ phiếu của công ty càng tăng làm cho việc huy động vốn càng dê dàng hơn. Chính phủ
cũng có thê huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường để lấy
tiền chi tiêu cho chính phủ, đầu tư công thay vì phải phát hành thêm tiền tệ dễ gây ra hiện
tượng lạm phát.
• Đa dạng hoá các kênh đầu tư cho dân chúng
Khi có thị trường chứng khoán thì người dân sẽ có một kênh đầu tư mới ngoài những
kênh đầu tư truyền thống như gửi tiết kiệm tại ngân hàng, bất động sản, hàng hoá… hay là
cất trữ dưới dạng kim khí quý. Thị trường chứng khoán với nhiều loại cổ phiếu với mức độ
rủi ro khác nhau, kỳ vọng lợi nhuận khác nhau, thuộc hầu hết các ngành nghề trong xã hội
sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư với những khả năng tài chính khác nhau, sở thích đầu tư
khác nhau. Điều này làm cho việc sử dụng tiền của người dân được hiệu quả hơn và sẽ thu
hút lượng tiền nhàn rỗi đáng kể trong dân vào thị trường sản xuất thông qua thị trường
chứng khoán.
Không những thế thị trường chứng khoán còn có chức năng là thu hút các nhà đầu tư là
các cá nhân, tổ chức nước ngoài có nguồn tài chính khổng lồ cho nền kinh tế Việt Nam .
• Là công cụ điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế, thị trường chứng khoán là một công cụ quan
trọng để nhà nước thông qua đó biết được tình hình kinh tế trong hiện tại và tương lai gần
để có những chính sách điều chỉnh kinh tế và tiền tệ hợp lý. Ngoài ra, thông qua thị trường
chứng khoán chính phủ và các tổ chức công quyền có thể phát hành trái phiếu của mình để
huy động cho chi tiêu và đầu tư công mà không phải phát hành thêm tiền ra thị trường là

nguyên nhân của lạm phát.
• Thị trường chứng khoán góp phần điều hoà vốn giữa các ngành kinh tế giúp
cho các ngành được phát triền đồng đều
Trước hết, vốn thừa ở ngành này sẽ chuyển qua ngành khác thiếu vốn nhờ vào việc bán
lại các chứng khoán ở thị trường thứ cấp để thu hồi vốn và mua chứng khoán mới ở thị
trường sơ cấp hoặc mua đi bán lại chứng khoán trên thị trường thứ cấp để điều hoà vốn
giữa các ngành thừa với ngành thiếu vốn. Hai là, vốn đầu tư vào các ngành thường gắn với
hình thái tự nhiên đã định sẵn của các nhà xưởng máy móc thiết bị .v .v nên rất khó chuyển
hướng đầu tư. Nhờ vào thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư có thể chuyển hướng đầu tư
một cách dễ dàng, không cần phải thông qua thị trường hàng hoá, thị trường tín dụng mà
bằng cách bán chứng khoán đó cho người khác, thu hồi vốn bằng tiền, chuyển sang mua
chứng khoán của ngành đầu tư mới. Nhờ vào vai trò của thị trường chứng khoán mà “tính
ỳ” của đầu tư vào sản xuất đã dễ bị phá vỡ, tạo ra những đông năng cho sản xuất và kinh
doanh. Cuối cùgn là vốn được tập trung vào ngành nào có lợi nhuận cao đến một lúc nào
đó sẽ gây nên hiện tượng thừa vốn của ngành đó, song lại thiếu vốn của ngành khác. Để
bình quân hoá lợi nhuận của xã hội, các ngành có lợi nhuận thấp hoặc thiếu vốn phải chọn
nhiều phương cách huy động vốn, trong đó có phương cách là phát hành cổ phiếu, trái
phiếu mới. Nhờ vào cách này, một mặt doanh nghiệp huy động thêm được vốn, mặt khác
thu hút thêm được những nhà đầu tư mới tham gia vào quản lý doanh nghiệp. Vốn, nhân
lực và quản lý là động lực cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp, là cơ sở cho cạnh tranh
lành mạnh giữa các ngành, do đó, chúng đẩy toàn bộ nền kinh tế chuyển động theo hướng
xoáy trôn ốc.
• Thị trường chứng khoán giúp đánh giá giá trị doanh nghiệp rõ ràng và công
khai
Thông qua thị trường chứng khoán, các loại hàng hoá niêm yết sẽ được đánh giá. Thị
giá của cổ phiếu và lượng cổ phiếu niêm yết cho ta biết giá trị vốn hoá thị trường của
doanh nghiệp niêm yết. Điều này cho ta căn cứ để đánh giá doanh nghiệp này với các
doanh nghiệp khác trong ngành hoặc các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực khác
nhau trong nền kinh tế.


II CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1. Khái niệm:
Công ty chứng khoán là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ trên
thị trường chứng khoán. và là đơn vị có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán độc
lập. Công ty chưng khoán chính là cầu nối giữa cơ quan quản lý với nhà đầu tư và tổ chức
phát hành; giữa tổ chức phát hành, niêm yết với nhà đầu tư. Do đặc điểm của CTCK có thể
kinh doanh một lĩnh vực, loại hình kinh doanh chứng khoán nhất định nên có quan điểm
phân chia CTCK những loại sau:
Công ty môi giới chứng khoán: chỉ thực hiện mua bán chứng khoán cho khách hàng để
hưởng hoa hồng
Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán: Là công ty chứng khoán chủ yếu thực hiện
nghiệp vụ bảo lãnh để hưởng phí hoặc chênh lệch giá
Công ty kinh doanh chứng khoán: đây là công ty chủ yếu thực hiện đầu tư chứng khoán
qua nghiệp vụ tự doanh với vai trò như một nhà đầu tư chuyên nghiệp
Công ty trái phiếu; là công ty chứng khoán chuyên thực hiện việc mua bán trái phiếu kiếm
lợi nhuận
Công ty chứng khoán phi tập trung là công ty chứng khoán chủ yếu hoạt động trên thị
trường chứng khoán phi tập trung
Hiện tại thì tại Việt Nam các công ty chứng khoán thường hoạt động trên rất nhiều hoạt
động như hoạt động môi giới chứng khoán, hoạt động tự doanh chứng khóan, hoạt động
kinh doanh trái phiếu…tùy thuộc vào mức vốn điều lệ và chính sách hoạt động của công ty

2 Loại hình tổ chức và cơ cấu của công ty chứng khoán
2.1 Loại hình tổ chức của công ty chứng khoán
Hiện nay có 3 loại hình tổ chức cơ bản của công ty chứng khoán là: công ty cổ phần,
công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu công ty là các cổ đông
Cổ đông chỉ chịu trahcs nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào trong doanh nghiệp

Công ty có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài công chúng và có thể niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán tập trung
Công ty hợp danh
Là loại hình công ty có từ 2 chủ sở hữu trở lên
Thành viên của công ty hợp danh gồm có: Thành viên góp vốn và thành viên hợp danh.
Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về
các nghĩa vụ của công ty. Các thành viên góp vốn không tham gia điều hành công ty thì chỉ
phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình đối với những khoản nợ của
công ty.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào
Công ty TNHH
Thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
cảu doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vốn vào doang nghiệp
Công ty TNHH không được phép phát hành cổ phiếu
Do có nhiều ưu điểm nên hai loại hình tổ chức công ty là CTCP và công ty TNHH nên
hiện nay các công ty chứng khoán chủ yêu tổ chức theo hai loại hình công ty trên
2.2 Cơ cấu của công ty chứng khoán
Cơ cấu của công ty chứng khoán phụ thuộc vào các loại hình nghiệp vụ chứng khoán
mà công ty thực hiện cũng như quy mô hoạt động kinh doanh chứng khoán của nó. Tuy
nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức năng được chia thành
2 nhóm là khối nghiệp vụ và khối phụ trợ
• Khối nghiệp vụ(front office) là khối thực hiên các giao dịch kinh doanh và
dịch vụ chứng khoán. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu
của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó. Tương ứng với các
nghiệp vụ do khối này phụ trách sẽ có những bộ phận phòng ban nhất định:
Phòng môi giới
Phòng tự doanh
Phòng bảo lãnh phát hành
Phòng quản lý danh mục đầu tư và quỹ đầu tư
Phòng tư vấn tài chính và đầu tư

Phòng ký quỹ
Tuy nhiên, căn cứ vào quy mô thị trường và sự chú trọng vào các nghiệp vụ mà công ty
chứng khoán có thể chuyên sâu từng bộ phận hoặc tông hợp các nghiệp vụ vào trong một
bộ phận
• Khối phụ trợ( back office) là khối không trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ
kinh doanh nhưng nó có thể không thể thiếu được trong vận hàng của công ty chứng khoán
vì hoạt động của nó mang tính chất trợ giúp cho khối nghiệp vụ. khối này bao gồm các bộ
phận như sau
Phòng nghiên cứu và phát triển
Phòng phân tích và thông tin thị trường
Phòng kế hoạch công ty
Phòng phát triển sản phẩm
Phòng công nghệ tin học(IT)
Phòng pháp chế
Phòng kế toán, thanh toán và kiểm soát nội bộ
Phòng ngân quỹ, ký quỹ
Phòng tổng hợp và hành chính nhân sự
Ngoài sự phân biệt rõ ràng hai khối như vây, do mức độ phát triển của công ty chứng
khoán và thị trường chứng khoán mà có thể có thêm các bộ phận khác như: mạng lưới chi
nhánh, văn phòng trong va ngoài nước, văn phòng đại lý….

3 Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán
3.1 nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho
khách hàng để hưởng hoa hồng. theo đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến
hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc TTGDCK hoặc thị trường
OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm với kết quả giao dịch của mình.
Thông qua hoạt động môi giới, công ty chứng khoán sẽ chuyển đến khách hàng các sản
phẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán với nhà đầu tư
mua chứng khoán và trong những trường hợp nhất định thì hoạt động môi giới sẽ trở thành

người san sẻ động viên hay chia vui cùng nhà đầu tư, giúp đỡ nhà đầu tư có những quyết
định đúng đắn nhất có thể.
3.2 Tự doanh chứng khoán
Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán tiến hành các giao dịch mua và bán
chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực
hiện thông qua cơ chê giao dịch trên SGDCK hoặc thì trường OTC. Tại một số thị trường
vận hành theoc cơ chế khớp giá hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực
hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường. Lúc này công ty chứng khoán đóng vai trò tạo
lập thị trường ( Market maker), nắm giữ số lượng chứng khoán nhất định của một số loại
chứng khoán và thực hiện mua bán chứng khoán với các khách hàng để hưởng chênh lệch
mệnh giá.
Mục đích của hoạt động tự doanh là thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua hành vi
mua, bán chứng khoán với khách hàng. Nghiệp vụ này hoạt động song hành với nghiệp vụ
môi giới chứng khoán, vừa phục vụ lệnh giao dịch của các nhà đầu tư bên ngoài đồng thời
cũng vừa phục vụ chính bản thân mình. Do vậy trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến
xung đột lợi ích giữa thực hiện giao dịch cho khách hàng và giao dịch cho bản thân công
ty. Do đó, luật pháp của các nước đều yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa nghiệp vụ môi giới và
tự doanh chứng khoán, công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng
trước. Thậm chí tại một số nước họ còn quy định riêng thành 2 loại hình công ty chứng
khoán, công ty chứng khoán là công ty môi giới thì chỉ làm nhiệm vụ môi giới còn công ty
chứng khoán là công ty tự doanh thỉ chỉ làm nhiệm vụ tự doanh chứng khoán.
Khác với nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán chỉ làm trung gian thực hiện lệnh
cho khách hang để hưởng hoa hồng, trong hoạt động tự doanh công ty thực hiện bằng
chính nguồn vốn của công ty. Vì vậy, công ty chứng khoán đòi hỏi pahir có nguồn vốn lớn
và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra các quyết định
đầu tư hợp lý, đặc biệt là trong vai trò của các nhà tạo lập thị trường.
3.3 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
Để thực hiện thành công các đợt cháo bán chứng khoán ra công chúng đòi hỏi tổ chức
phát hành phải cần đến các công ty chứng khoán tư vấn cho đợt phá hành và thực hiện bảo
lãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng. Đây chính là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

của các công ty chứng khoán và là nghiệp vụ chiếm tỷ lệ doanh thu khá cao trong tổng số
doanh thu của công ty chứng khoán. Như vậy, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là việc công ty
chứng khoán có chức năng bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi
chào bán chứng khoán trong giai đoạn đầu sạu khi phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành
chứng khoán không chỉ có các công ty chứng khoán mà có cả các định chế tài chính là các
ngân hàng đầu tư nhưng thông thường thì các công ty chứng khoán nhận bảo lãnh phát
hành thường kiêm luôn việc phân phối chứng khoán, còn các ngân hàng đầu tư thường
đứng ra nhận bảo lãnh phát hành hoặc thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành sau đó chuyển
chứng khoán cho các công ty chứng khoán phân phối. Hiện nay có một số hình thức bảo
lãnh phát hành sau:
Bảo lãnh cam kết chắc chắn
Bảo lãnh cố gắng tổi đa
Bảo lãnh tất cả hoặc không
3.4 Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư
Đây là nghiệp vụ quản lý vốn ủy thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông
qua danh mục đầu tư nhằm sinh lời cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn
vốn cho khách hàng. Quản lý danh mục đầu tư là một dạng ghiệp vụ tư vấn đầu tư mang
tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư, khách hàng ủy thác tiền cho công ty chứng khoán
thay mặt mình quyết định đầu tư theo chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách
hàng chấp thuận hoặc yêu cầu.
3.5 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán
Cũng như các loại hình tư vấn khác, tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng
khoán thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và
có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành đầu tư và cơ cấu
tài chính cho khách hàng.
3.6 Các nghiệp vụ phụ trợ
Lưu ký chứng khoán
Quản lý thu nhập của khách hàng
Nghiệp vụ tín dụng
Nghiệp vụ quản lý quỹ


4 Vai trò của công ty chứng khoán
4.1 Đối với các tổ chức phát hành:
Mục tiêu khi tham gia vào thì trường chứng khoán của các tôt chức phát hành là huy
động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán. Vì vậy, thông qua hoạt động đại lý phát
hành, bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn
phục vụ các chủ thể phát hành. Một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường
chứng khoán là nguyên tắc trung gian. Nguyên tắc này yêu cầu những nhà đầu tư và những
nhà phát hành không được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung
gian mua bán. Các công ty chứng khoán sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả nhà đầu tư
và tổ chức phát hành. Và khi thực hiện công việc này công ty chứng khoán tạo ra cơ chế
huy động vốn cho nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán.
4.2 Đối với nhà đầu tư.
Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, công
ty chứng khoán có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả
của các khoản đầu tư. Đối với hàng hóa thông thường, mua bán qua trung gian sẽ làm tăng
chi phí . tuy nhiên, với hàng hóa đặc thù như chứng khoán thì sự biến động giá chứng
khoán là rất thường xuyên, mức độ rủi ro cao sẽ làm nhà đầu tư mất nhiều tiền của và chi
phí để nghiên cứu chứng khoán trước khi ra quyết định đầu tư. Nhưng thông qua công ty
chứng khoán, với đội ngũ nhân lực chuyên môn có chất lượng cao, có uy tín nghề nghiệp
sẽ giúp nhà đầu tư tăng hiệu quả của việc quyết định đầu tư.
4.3 Đối với thị trường chứng khoán
Đối với thị trường chứng khoán thì công ty chứng khoán có hai vai trò chính là:
Góp phần tạo lập thị trường về giá cả. giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định.
Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán chứng khoán phải thông
qua các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán là những thành viên của thị
trường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá. Trên thị
trường sơ cấp, các công ty chứng khoán cùng với các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu
tiên của chứng khoán. Chính vì thế mà giá của tất cả các chứng khoán đều có sự đánh giá
của các công ty chứng khoán. Các công ty còn thể hiện vai trò lớn hơn khi họ tham gia

điều tiết thị trường. Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của
chính mình, các công ty chứng khoán phải dành một tỷ lệ các giao dịch nhất định để tạo
lập thị trường.
Góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính.
Thị trường chứng khoán có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài
sản tài chính. Nhưng các công ty chứng khoán mới là người thực hiện tốt vai trò đó vì các
công ty chứng khoán tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường. trên thị trường sơ cấp, do thực
hiện các hoạt động như bảo lãnh phát hành, chứng khoán hóa,các công ty chứng khoán
không những huy động một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành
mà còn làm tăng tính thanh khoản của tài sản tài chính được đầu tư vì các chứng khoán qua
đợt phát hành sẽ được mua bán giao dịch trên thị trường thứ cấp, do thực hiện các giao
dịch mua và bán các công ty chứng khoán giúp nhà đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành
tiền mặt và ngược lại. Những hoạt động này có thể làm tăng tính thanh khoản cho các tài
sản tài chính.
4.4 Đối với cơ quan quản lý thị trường
Công ty chứng khoán có vai trò cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán cho cơ
quan quản lý thị trường để thực hiện mục tiêu đó. Các công ty chứng khoán thực hiện được
vai trò này bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới, vừa là
trung gian bán chứng khoán và thực hiên các giao dịch trên thị trường. Một trong những
yêu cầu của thị trường chứng khoán là các thông tin cần phải được công khai hóa dưới sự
giám sát của cơ quản quản lý thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa là quy định của pháp
luật vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của các công ty chứng khoán vì công ty chứng khoán
cần phải minh bạch và công khai hoạt động. Các thông tin công ty chứng khoán cung cấp
bao gồm thông tin về giao dịch mua, bán trên thị trường, thông tin về các loại cổ phiếu và
công ty phát hành…Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát
và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường.
Tóm lại, công ty chứng khoán là một tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường chứng
khoán, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà phát hành đối với
các cơ quan quản lý thị trường và đối với thị trường chứng khoán nói chung. Những vai trò
này được thể hiện thông qua các nghiệp vụ hoạt động của công ty chứng khoán.


5 Đầu tư phát triển tại công ty chứng khoán và sự cần thiết phải đầu tư phát triển
5.1 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của công ty chứng khoán
Sự phát triển của công ty chứng khoán được đánh giá thông qua các tiêu chí phát triển
bao gồm :
• Trình độ tổ chức, quản lý của công ty chứng khoán
Đây được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, có tổ chức tốt CTCK sẽ làm tốt mọi công
việc. Nếu các yếu tố khác tốt mà tổ chức quản lý tồi thì hoạt động của CTCK chắc chắn
không đạt hiệu quả.
• Nguồn lực của công ty chứng khoán: Các nguồn lực bao gồm vốn, nhân lực, cơ sở vật
chất- kỹ thuật
• Hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người càng cao hơn, vì vậy nhờ có
hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường giúp công ty phục vụ tốt nhất cho khách
hàng.
• Các dịch vụ đi kèm
• Thị phần của công ty
Một CTCK càng phát triển thì thị phần càng lớn và ngược lại, thị phần nhỏ do chiến lược
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh chưa hiệu quả vì vậy mà chất lượng sản phẩm dịch vụ
kém và không ổn định, chưa tiếp cận được với nhu cầu của khách hàng…
5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty chứng khoán
5.2.1. Sự phát triển của Thị trường chứng khoán
Một thị trường Chứng khoán phát triển khi nó được vận hành trong một môi trường pháp
lý thống nhất, các hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường điều được điều chỉnh, và
trên thị trường phải có nhiều hàng hóa để giao dịch để nó thực sự là một kênh huy động
vốn có hiệu quả của nền kinh tế. Sự tác động của TTCK và CTCK luôn có 2 chiều, sự phát
triển của TTCK ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của các CTCK và
ngược lại các CTCK là một chủ thể phục vụ đắc lực vì mục tiêu phát triển của mình và của
cả thị trường. Thêm vào đó thì việc TTCK phát triến sẽ tạo điều kiện cho các CTCK có
một địa bàn đủ lớn để ra sức đầu tư công nghệ và đội ngũ nhân viên có trình độ cao, hoàn

thiện các quy trình nghiệp vụ nhằm mở rộng thị phần.
5.2.2. Nhân tố về môi trường pháp lý và chính sách của Nhà nước
Thị trường chứng khoán là 1 hình thức thị trường đặc biệt nơi diễn ra các giao dịch hàng
hóa là các tài sản tài chính. TTCK có cấu trúc và cơ chế giao dịch phức tạp thể hiện sự
khăng khít và liên hoàn của toàn thị trường. Chính vì điều này mà thị trường chứng khoán
cần có một trình độ tổ chức cao và chịu sự quản lý giám sát chặt chẽ của hệ thống pháp lý
hoàn chỉnh và đồng bộ. Khi có một môi trường pháp lý hoàn thiện và đồng bộ, thống nhất
sẽ thúc đẩy các chủ thể tham gia thị trường yên tâm hơn, điều này là một nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp tới môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các công ty chứng
khoán.
Khi tham gia thị trường chứng khoán các CTCK, tổ chức phát hành và các định chế tài
chính khác cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật về chứng khoán quy định
như vấn đề về vốn, về hoạt động kinh doanh có lãi đối với tổ chức phát hành,…Nhờ có các
quy định chặt chẽ và thống nhất đồng bộ của pháp luật tạo điều kiện cho các công ty chứng
khoán hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời ngăn cản các CTCK không đủ tiêu chuẩn
được tham gia thị trường nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư và các công ty
chứng khoán đủ tiêu chuẩn.
Ngoài ra các chính sách của Nhà nước cũng quy định chặt chẽ về chế độ công bố thông tin
của các chủ thể phát hành cũng như là các công ty chứng khoán như việc cuối năm tài
chính các tổ chức phát hành tiến hành báo cáo tài chính và tổ chức họp Đại hội đồng cổ
đông thông báo kế hoạch của công ty và tỉ lệ chia cổ tức…điều này đang tạo ra một cơ chế
giám sát, kiểm soát các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán và tạo ra cho các hoạt
động được lành mạnh đảm bảo nguyên tắc của thị trường chứng khoán là công khai, công
bằng và minh bạch.
Các chính sách vĩ mô khác cũng tác động mạnh mẽ đên hoạt động của thị trường chứng
khoán và gián tiếp tác động tới các công ty chứng khoán. Vì các tổ chức tham gia niêm yết
trên thị trường chứng khoán hoạt động trên nhiều ngành và lĩnh vực nên chính sách nới
lỏng hay thắt chặt điều làm cho các nhà đầu tư không yên tâm.
5.2.3. Nhân tố đối thủ cạnh tranh
Một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường thì cạnh

tranh chính là động lực của sự phát triển trong tương lai.
Giữa các công ty chứng khoán đang diễn ra sự cạnh tranh gay găt nhằm tìm kiếm khách
hàng, mở rông thị trường và tăng thị phần. Và cuộc cạnh tranh này càng trở nên mạnh mẽ
khi thị trường chứng khoán phát triển, điều này đòi hỏi các công ty chứng khoán phải nâng
cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Các công ty chứng khoán không ngừng
đưa ra các dịch vụ sản phẩm tốt nhất để phục vụ nhằm thu hút khách hàng.
Các công ty chứng khoán phải cạnh tranh với các công ty đã và đang hoạt động trong cùng
lĩnh vực vì thực tế các công ty này đã có được một thị phần đáng kể và có cả kinh nghiệm
hoạt động. Các đối thủ cạnh tranh này đang trực tiếp cạnh tranh tác động đến chất lượng
hoạt động và là mối lo lắng của các công ty chứng khoán khác.
Bên cạnh đó các công ty chứng khoán mới cũng là một đối thủ cạnh tranh được chú ý vì đa
phần các công ty này có vốn lớn họ đầu tư vào cơ sở vật chất và các phần mềm hiện đại,
các công ty này luôn có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút người tài của các công ty khác
tới làm việc cho mình.
Trong một môi trường cạnh tranh như vậy thì vừa tạo ra khó khăn nhưng cũng thúc đẩy
phát triển, các CTCK không ngừng nâng cao tiềm lực nội tại trong quá trình hoạt động, nếu
công ty nào không tuân theo quy luật này sẽ sớm bị đào thải ra khỏi thị trường và một công
ty khác lại ra đời với các cơ hội và thách thức mới.
5.2.4. Nhân tố khách hàng
Khi một doanh nghiệp ra đời thì nhân tố khách hàng đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Và đối với công ty Chứng khoán thì công chúng đầu tư là
trọng tâm sự cạnh tranh và là động lực thúc đẩy các CTCK phải nâng. Để tiếp cận khách
hàng thì yêu cầu đối với các CTCK là cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất.
Đối tượng khách hàng của CTCK là khá đa dạng, họ có thể là cá nhân hoặc tổ chức với
kiến thức về chứng khoán là khác nhau. Vì vậy bộ sản phẩm dịch vụ của các công ty chứng
khoán không chỉ giúp họ tiếp cận với thị trường để ra quyết định chính xác mà còn giảm
rủi ro trong quyết định đầu tư của mình.
Một nguyên tắc trong hoạt động công ty chứng khoán là cung cấp thông tin đầy đủ, trung
thực và kịp thời cho khách hàng đối với các hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư chứng
khoán; Sớm nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ, đảm bảo diện tích Phòng giao dịch phục vụ

khách hàng.
5.2.5. Nhân tố nguồn lực
Hiện nay, trong xu thế hội nhập đòi hỏi sự phát huy nội lực đến mức cao nhất của từng
thành viên của thị trường Chứng khoán trong đó có các công ty chứng khoán cùng với sự
hoàn thiện trong cơ chế chính sách, hệ thống văn bản pháp luật của các cơ quan quản lý.
Phát triển nội lực nội lực tại công ty chứng khoán là việc xây dựng một hệ thống quản lý
chuyên nghiệp cùng với hoạt động hiệu quả của ban giám đốc điều hành. Trên thực tế hiện
có rất nhiều công ty vẫn chưa trọng đến việc thay đổi hệ thống quản lý trong sự phát triển
của công ty mình nên vẫn chưa huy động hết các nguồn lực nhằm phát triển mở rộng quy
mô. Mỗi một công ty chứng khoán có những đặc điểm chung và những đặc điểm riêng vì
vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh thì các CTCK bên cạnh tiếp cận với các nhân tố
khách quan thì công ty cũng cần chú trọng phát huy các yếu tố về nội lực như về nguồn
lực, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, và chiến lược kinh doanh. Nguồn lực của công ty
chứng khoán bao gồm vốn, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Vốn là một nguồn lực cần phải có trước tiên vì chỉ khi có vốn thì với đáp ứng điều kiện để
thành lập và đưa công ty vào hoạt động. Một công ty có năng lực cạnh tranh là công ty có
vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn
vốn huy động hợp lý, và khi có vốn thì công ty cần có kế hoạch sử dụng đồng vốn đó đi
đầu tư vào con người vào cở sơ vật chất một cách có hiệu quả.
Nhân lực là một nguồn cũng rất quan trọng vì nó sáng tạo ra các nguồn khác. Khi có được
một nguồn nhân lực có trình độ, thì việc thu hút tiếp cận khách hàng được coi là một trong
những biện pháp làm tăng hình ảnh của công ty trong mắt của khách hàng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính luôn
được đầu tư rất lớn, vì khi các khách hàng đến với các dịch vụ của doanh nghiệp việc tạo
sự tin tưởng là rất quan trọng, khi khách hàng nhìn vào cơ sở vật chất tốt chứng tỏ doanh
nghiệp có khả năng về tài chính và có nhiều tiện ích hơn thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
Vì vậy mà nguồn lực và con người được nằm trong các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh
tranh của công ty chứng khoán.
5.2.6.Nhân tố chiến lược kinh doanh của công ty chứng khoán
Mỗi công ty chứng khoán có các đặc điểm riêng và vì vậy có những chiến lược kinh doanh

là khác nhau. Tuy nhiên các chiến lược này đều có vai trò giống nhau là tác động trực tiếp
tới khả năng cạnh tranh và con đường phát triển trong tương lai của công ty chứng khoán .
Các chiến lược kinh doanh thường được xây dựng và việc tổ chức thực hiện các mục tiêu
chiến lược là biện pháp đảm bảo tính cạnh tranh của công ty một cách lâu dài và ổn định.
Trong các điều kiện khác nhau của thị trường thì công ty cũng xây dựng các biện pháp đối
diện với các biến động đó, vì vậy nhìn chung thì mọi hoạt động của công ty chứng khoán
đều hướng tới các mục tiêu đã định và kiên đinh theo nó.
5.3 Sự cần thiết phải đầu tư phát triển
Thị trường chứng khoán thế giới đã phát triển từ lâu xong thị trường chứng khoán Việt
Nam mới phát triển ở giai đoạn đầu. Vấn đề cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán diễn
ra phổ biến và gay gắt giữa các công ty chứng khoán trong nước và cho dù đó là thị trường
sơ khai hay thị trường phát triển. Thêm vào đó trong điều kiện toàn cầu hóa là quy luật
phát triển tất yếu, khách quan của tiến bộ xã hội loài người. Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế buộc chúng ta phải cam kết với các tổ chức quốc tế đã tạo ra những thuận
lợi và thách thức đối với cả nền kinh tế nói chung và các CTCK nói riêng. Quá trình hội
nhập của các quốc gia diễn ra mạnh mẽ thì sẽ đồng nghĩa với việc các quy định mang tinh
chất giới hạn hành chính trong lĩnh vực tài chính tiền tệ ngày càng được nới lỏng thậm chí
là bãi bỏ để cho phù hợp với xu hướng mới, trong xu thế đó thì việc lĩnh vực tài chính ngân
hàng trong nước đang gặp niều thách thức . TTCK là một nhân tố không thể thiếu nhắm
đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và chuẩn bị cho quá trình hội nhập.
Nhằm xây dựng một TTCK phát triển thì bên cạnh việc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa
các doanh nghiệp để gia tăng số lượng hàng hóa tham gia trên TTCK, Nhà nước tạo ra môi
trường pháp lý thống nhất, ổn định thì việc đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCK thông
qua hoạt động đầu tư có đáp ứng các yêu cầu của xu thế hội nhập là rất quan trọng. Bởi khi
nền kinh tế tham gia hội nhập thì sự cạnh tranh không chỉ là chuyện cạnh tranh giữa các
công ty chứng khoán trong nước mà còn cạnh tranh mạnh mẽ giữa các CTCK trong nước
với các CTCK liên doanh, các CTCK nước ngoài.
Như vậy vấn đề đầu tư phát triển của các công ty chứng khoán được coi là một yêu cầu tất
yếu cho sự phát triển bền vững . Và trong mỗi giai đoạn thì mỗi công ty chứng khoán lại có
một chiến lược đầu tư khác nhau. Tuy nhiên mỗi công ty có một chiến lược phát triển riêng

dựa vào thế mạnh của mình hay nói cách khác thế mạnh này được dựa trên các yếu tố như
vốn, công nghệ, tư duy chiến lược, hệ thống quản trị, chất lượng dịch vụ, mạng lưới đối tác
chiến lược. Và trong ngành dịch vụ kinh doanh chứng khoán thì việc quan trọng đó là mức
độ ứng dụng công nghệ thông tin và trình độ chuyên môn của đội ngũ hành nghề bởi vì
đây là ngành luôn đòi hỏi sự nhanh chóng, đầy đủ và chuẩn xác về thông tin, tính kịp thời
trong phản ứng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Hoạt
động đầu tư phát triển của CTCK bao gồm các nội dung như đầu tư vào nguồn nhân lực,
cơ sở vậy chất, đầu tư vào hoạt động marketing, nghiên cứu thị trường. Trong số đó thì
chiến lược đầu tư vào công nghệ hiện đại được coi là chìa khóa cho sự phát triển của các
CTCK về mặt chất lượng dịch vụ, để tạo ra sự vượt trội trong chất lượng dịch vụ cung ứng
cho khách hàng, các công nghệ viễn thông và xử lý thông tin lại được đem ra ứng dụng để
nâng cấp các dịch vụ hiện tại, cũng như để thực hiện cung ứng các dịch vụ mới. Về không
gian và thời gian, công nghệ hiện đại giúp cho CTCK đáp ứng được sự đòi hỏi của khách
hàng về sự nhanh chóng, kịp thời hay hạn chế bởi khoảng cách địa lý.
5.4 Nội dung đầu tư phát triển tại các công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là một công ty cũng cần đầu tư phát triển như các công ty khác với
những nội dung đầu tư như:
• Đầu tư vào tài sản cố định
• Đầu tư vào nguồn ngân lực
• Đầu tư vào Marketing và PR…
• Đầu tư khác
5.5 Đặc điểm đầu tư phát triển trong các công ty chứng khoán
Tuy nhiên, chứng khoán là một ngành công nghiệp dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính. Để
hoạt động thì công ty không cần đầu tư nhiều vào tài sản cố định hữu hình như nhà cửa,
phương tiện vận tải, nhà xưởng…Thế nhưng công ty chứng khoán lại cần đầu tư mạnh vào
tài sản cố định vô hình như các phần mềm ứng dụng hiện đại, các giải pháp giao dịch tốt
thường do các nhà cung cấp độc quyền nước ngoài. Không những thế các phần mềm và
giải pháp giao dịch này cần thường xuyên nâng cấp và thay thế để hòa nhịp với sự phát
triển công nghệ trong ngành chứng khoán trong xu hướng hòa nhập với thế giới hiện nay.
Điều này làm cho chi phí đầu tư vào tài sản cố định vô hình khá lớn trong tổng đầu tư

vào tài sản cố định. Mặc dù phải đầu tư nhiều vào tài sản cố định ban đầu nhưng công ty
chưa chắc đã thu hút được nhiều khách hàng trong các dịch vụ chứng khoán cũng như có
thể tự doanh tốt. Tất cả các hoạt động này chỉ có thể đạt được kết quả cao khi công ty thu
hút được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao. Chỉ khi nào yếu tố công nghệ tốt được kết
hợp với đội ngũ nhân lực chất lượng cao thì một công ty chứng khoán mới có thể tồn tại và
phát triển bền vững trong thị trường khắc nghiệt với nhiều nhân tố rủi ro

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN CHỨNG
KHOÁN SÀI GÒN (SSI)

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN (SSI)
1 Giới thiệu về công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn( SSI)
1.1 Quá trình hình thành, phát triển của công ty
Song song với quá trình phát triển mở rộng và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt
Nam với các nước trên thế giới thì nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng cao. Đặc biệt là Để
thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp
phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực
tài chính trong và ngoài nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành
nguồn vốn đầu tư và thị trường chứng khoán tất yếu sẽ ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng
đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh tế. Sự ra đời của thị trường
chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch
chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/200 và hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày
28/07/2000.
Song với quá trình hình thành của thị trường chứng khoán Việt Nam thì Công Ty Cổ Phần
Chứng Khoán Sài Gòn( SSI) cũng được ra đời
A. Giới thiệu chung về công ty
- Tên gọi công ty : Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn
- Tên tiếng anh : Saigon Securities Inc

- Tên giao dịch : SSI
- Địa chỉ : 72 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại :( 84.8) 8 3242897 Fax : (84.8) 8 242997
- Ngành nghề kinh doanh:
Môi giới chứng khoán
Tư vấn đầu tư chứng khoán
Tự doanh chứng khoán
Bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Sản phẩm và dịch vụ chính: Môi giới chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp( tư vấn
CPH, tư vấn niêm yết, tư vấn phát hành…) tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng
khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hội sở: số 056679 do sở Kế Hoạch Đầu Tp Hồ Chí
Minh cấp ngày30/12/1999
- Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán : số 03/GPHĐKD do uỷ ban chứng khoán
nhà nước cấp ngày 05/04/2000. Giấy phép điều chỉnh số 81/UBCK-GPDCCTCK do uỷ
ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 05/10/2007
- Quyết định số 276/QĐ-UBCK ngày 25/04/2007 về việc chấp thuận hay đổi địa chỉ trụ sở
chính Công Ty Chứng Khoán Sài Gòn
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chi nhánh CTCK SG tại Hà Nội tại 1C Ngô Quyền
Hà Nội số 0113000160 do sở Kế Hoạch Đầu Tư Tp, Hà Nội cấp
- Quyết định số 08/QĐ- UBCK ngày11/10/2007 của chủ tịch UBCKNN về việc chấp thuận
cho mở chi nhánh Trần Bình Trọng tại 25 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Quyết định số 282/QĐ- UBCK ngày27/04/2007 của chủ tịch UBCKNN về việc chấp
thuận cho mở chi nhánh Nguyễn Công Trứ tại địa chỉ 180-182 Nguyễn Công Trứ, Q1, Tp
HCM
- Quyết định số 277/QĐ- UBCK ngày25/04/2007 của chủ tịch UBCKNN về việc chấp
thuận cho mở chi nhánh Hải Phòng tại 22 Lý Tự Trọng, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng
- Mã số thuế : 030 1955 155
- SSI là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, được thành lập theo giấy
phép đăng ký kinh doanh số 056679 do sở Kế Hoạch Đầu Tư Tp HCM cấp ngày

30/12/1999, vốn điều lệ ban đầu 6tỷ đồng.
- SSI là công ty chứng khoán đầu tiên tại thành phố HCM, SSI đồng thời là thành viên của
hai Tung tâm giao dịch chứng khoán: Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và trung
tâm giao dịch Chứng khoán Tp HCM.
- 05/04/2000 SSI được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán với
nghiệp vụ mỗi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán.
- 02/2001 SSI tăng vốn điều lệ lên 9 tỷ đồng
- 07/2001 SSI tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng với 4 nghiệp vụ chính là: Tư vấn đầu tư, môi
giới, tự doanh và lưu ký chứng khoán
- 09/07/2002: Mở chi nhánh Hà Nội, mở rộng hoạt động từ bắc vào nam
- 4/2004: SSI tăng vốn điều lệ lên 23 tỷ đồng
- 02/2005: SSI tăng vốn điều lệ lên 26 tỷ đồng, với 5 nghiệp vụ chính là: tư vấn đầu tư, tự
doanh, môi giới , lưu ký chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư
- 6/2005 SSI tăng vốn điều lệ lên 52 tỷ đồng, bổ xung nghiệp vụ bảo lãnhphát hành
- 02/2006 SSI tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng
- 05/2006 SSI tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán có vốn lớn
nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm đó
- 09/2006 SSI tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng
- 11/2006 hoàn thành đợt phát hành 500 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu chuyển đổi
- 07/2007SSI tăng vốn điều lệ lên 799.999.170.000 đồng
- 09/2007 SSI phát hành thêm 555.600 trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông chiến lược là
ngân hàng ANZ
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
1.2.1. Chi nhánh của công ty
Hiện tại SSI có :
- 01 Hội sở tại 72 Nguyễn Huệ, Q1, Tp HCM
- 01 chi nhánh Nguyễn Công Trứ tại 180-182 Nguyễn Công Trứ, Q1,Tp HCM
- 01 Chi nhánh 1C Ngô Quyền, Hà Nội
- 01 Chi nhánh Trần Bình Trọng tại 25 Trần Bình Trọng, Hà Nội
- 01 Chi nhánh Hải Phòng tại 22 Lý Tự Trọng, Hồng Bàng, Hải Phòng

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Đại hội cổ đông
Đại hội cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định những vấn đề thuộc nhiềm
vụ và quyền hạn được pháp luật và SSI quy định.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị gồm:
Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Ông Hưng là người
sáng lập SSI.
Ngô Văn Điểm – Uỷ viên Hội đồng quản trị. Ông Điểm có bề dày kinh nghiệm 31 năm
làm việc trong lĩnh vực đầu tư trong nước và nước ngoài, cải cách doanh nghiệp nhà nước,
phát triển khu công nghiệp và hội nhập kinh tế ở các chức vụ trung, cao cấp trong các cơ
quan của Chính phủ. Ông đã từng đảm nhiệm các vị trí như Chánh Văn phòng Uỷ Ban Nhà
nước về Hợp tác đầu tư, Vụ trưởng Hội đồng thẩm định nhà nước, Vụ trưởng Ban quản lý
các khu công nghiệp Việt Nam và Phó trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng đặt tại
Văn phòng Chính phủ. Ông Điểm tốt nghiệp Đại học tổng hợp Leipzig và là tiến sĩ kinh tế
Đại học Martin Luther University Halle tại Đức.
Akihiko Kanamura – Uỷ viên Hội đồng quản trị. Ông Akihiko Kanamura hiện đang là
giám đốc của công ty chứng khoán Daiwa SMBC, trưởng khu vực Nam Á và Châu Đại
Dương, Giám đốc Công ty chứng khoán Daiwa SMBC Singapore, Chứng khoán Daiwa
SMBC Future- một ngân hàng đầu tư hàng đầu của Nhật Bản. Là thành viên kỳ cựu của
ngành ngân hàng Nhật Bản, ông Kanamura đã gắn bó với công ty chứng khoán Daiwa từ
năm 1983 và đã lần lượt đảm đương nhiều vị trí khác nhau trong công ty. Năm 2006, dưới
sự lãnh đạo của ông, công ty chứng khoán Daiwa SMBC được đứng đầu bảng các công ty
kinh doanh trái phiếu nội địa và bảng xếp hạng đấu thầu trái phiếu chính phủ Nhật Bản.
Ông Akihiko Kanamura có bằng cử nhân thương mại của đại học Doshisha, Nhật Bản.
Nguyễn Hồng Nam – Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc. Ông Nam là
nhà quản lý doanh nghiệp thành công trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Ông Nam có bằng
Thạc sĩ Khoa học tại Trường Đại học Bách khoa Lugansk – Ukraina.
Gilles Planté - Ủy viên Hội đồng quản trị. Ông Plante hiện nay đang làm Giám đốc điều

hành thị trường vốn, kinh doanh trên nhiều thị trường khác nhau từ ngoại hối, vốn, hàng
hóa và sản phẩm phái sinh tại Ngân hàng đầu tư ANZ, thành viên của Tập đoàn tài chính
ANZ. Ông có nhiều năm kinh nghiệm làm Quản lý khu vực của bộ phận kinh doanh quyền
cho Credit Suisse trước khi gia nhập ANZ. Ông là thạc sỹ Tài chính Quốc tế.
Hội đồng quản trị của SSI, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của SSI, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ. Hội đồng quản trị SSI
hiện có 5 người gồm 1 chủ tịch và 4 uỷ viên. ĐHĐCĐ thường niên năm 2007 đã phê chuẩn
việc miễn nhiệm của hai ông James William Lewis và ông Phạm Mạnh Hùng theo đơn từ
nhiềmj của hai ông này. Đại hội đã bầu bổ xung ông Ngô Văn Điểm, ông Tátuoka Toỵoi
và 1 thành viên còn lại dự kiến là đại diện của đối tác chiến lược vào họi đoòng quản trị .
Đến tháng 10/2007, ngân hàng ANZ, cổ đông chiến lược của SSI, đã chỉ định ông Gilles
Planté là đại diện của ngân hàng ANZ trong hội đồng quản trị của công ty
Ban giám đốc
1. Tổng giám đốc – Ông Nguyễn Duy Hưng. Ông Hưng là người sáng lập SSI.
2. Phó Tổng Giám đốc – Ông Nguyễn Hồng Nam . Ông Nam là người lãnh đạo thành công
trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Ông Nam có bằng thạc sĩ của trường đại học Luganisk –
Ukraina Univesity.
Ban điều hành các bộ phận/khối
1. Giám đốc Tài chính – Bà Nguyễn Thị Thanh Hà. Bà Hà có kinh nghiệm làm việc trên
10 năm tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài ING Barings tại Việt nam và Ngân hàng VID
Public trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và tín dụng. Bà Hà là thạc sĩ ngành ngân hàng và
tài chính của trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
2. Giám đốc Dịch vụ Ngân hàng đầu tư, Trợ lý Chủ tịch HĐQT/TGĐ – Bà Nguyễn Thanh
Hương. Bà Hương là cử nhân trường Đại học quốc gia, thạc sỹ ngành tài chính và ngân
hàng của trường Paris Daulphine và trường ESCP EAP Pháp, được đào tạo về nghiệp vụ
Ngân hàng đầu tư tại Singapore và Anh. Bà Hương có 13 năm kinh nghiệm làm việc tại
các ngân hàng quốc tế lớn, nắm giữ các vị trí chủ chốt trong bộ phận Tài Chính Doanh

×