Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phân tích bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-go

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 1

<b>VĂN MẪU LỚP 9 </b>



<b>VĂN PHÂN TÍCH </b>



<i><b>ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH BÀI THƠ MÂY VÀ SĨNG CỦA NHÀ THƠ R.TA-GO </b></i>



<b>A.</b> <b>SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý </b>


<b>B.</b> <b>DÀN BÀI CHI TIẾT </b>
<b>I.</b> <b>Mở bài </b>


 Giới thiệu vài nét tác giả và tác phẩm:


- R.Ta-go (1861-1941) là nhà thơ lớn nhất của Ấn Độ, nửa đầu thế kỉ XX.


- Ông sinh ra và lớn lên ở Can-cut-ta, Ben-gan, có năng khiếu văn chương và sáng tác
rất sớm.


- Là người sôi nổi, nhiệt thành, ông say mê tham gia các hoạt động chính trị xã hội.
- Sự nghiệp sáng tác đồ sộ, đa dạng (thơ ca, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tranh nghệ


thuật...)


- <i>“Mây và sóng” in trong tập “Trẻ thơ”, xuất bản năm 1909 bằng tiếng Ben-gan. Sau </i>
này, tác giả tự dịch sang tiếng Anh, in trong tập “Trăng non”, xuất bản năm 1915. Nội
dung ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 2
<b>1.</b> <b>Những câu chuyện tưởng tượng kì diệu của cậu bé kể cho mẹ nghe: </b>



a. Câu chuyện thứ nhất: Mây rủ cậu bé đi chơi xa


- Những người sống trên mây khoe với cậu bé cuộc sống tự do rong chơi suốt cả ngày,
được đi khắp nơi, đến cả những chốn có bình minh vàng và vầng trăng bạc.


- Rủ rê và hướng dẫn cậu bé cách đi: ... đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận
tầng mây.


- Thái độ của cậu bé: thích thú nhưng băn khoăn vì:Làm sao có thể rời mẹ mà đến
được? Nghĩ ra trò chơi thay thế: Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng. Hai tay con ôm
lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm


b. Câu chuyện thứ hai: Sóng rủ cậu bé đi chơi


- Những người sống trong sóng khoe với cậu bé cuộc sống đầy thú vị: ca hát từ sáng
sớm cho đến hồng hơn... ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.
- Rủ rê và hướng dẫn cậu bé: Hãy đến rìa biển cá, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được


làn sóng nâng đi.


- Thái độ của cậu bé: phân vân, do dự vì làm sao có thể rời mẹ mà đi, được? Nghĩ ra
trò chơi thay thế: Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ...


<b>2.</b> <b>Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt </b>


- Nhà thơ đã mượn những hình ảnh tuyệt đẹp và vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh
với tình cảm mẹ con ruột thịt, khẳng định tình mẫu tử là khơng gì thay thế được.
- Nêu lên quy luật của tình mẫu tử: với con, mẹ là tất cả và đối với người mẹ thì con là


tất cả. Tình mẹ con hiện diện khắp nơi trên trái đất này và đó là cội nguồn của sự


sống bất diệt.


<b>III.</b> <b>Kết bài </b>


- Bài thơ <i>“Mây và Sóng” ghi đậm dấu ấn trong lịng người đọc vì tác giả đã sử dụng </i>
những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào trong đó những ý nghĩa tượng
trưng sâu sắc.


- Bài thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ bay bổng đồng thời cũng là bài
học thấm thía cho tất cả mọi lứa tuổi: hạnh phúc đích thực chính là những tình cảm
u thương chân thành, tha thiết nhất quanh ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 3
<b>Đề bài</b>: Phân tích bài thơ “Mây và sóng” của nhà thơ R.Ta-go.


<i>Gợi ý làm bài </i>


Ra-bin-đra-nat Ta-go (1861 - 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của văn học Ấn Độ giai
đoạn đầu thế kỉ XX. Ông sinh trưởng ở Can-cút-ta, bang Ben-gan. trong một gia đình q
tộc. Ta-go có năng khiếu bẩm sinh nên ông làm thơ rất sớm. Suốt cuộc đời, ông hăng hái
tham gia các hoạt động chính trị và có đóng góp to lớn cho xã hội trong nhiều lĩnh vực.
Ta-go đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ gồm 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết,
hàng trăm truyện ngắn, bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín cùng rất nhiều ca khúc và hơn
1500 bức hoạ.


Với tập “Thơ Dâng”, ông là nhà thơ đầu tiên của châu Á được vinh dự nhận giải thưởng
Nô-ben văn học năm 1913. Thơ Ta-go đề cao tinh thần dân tộc, dân chủ, đậm đà tính nhân văn
và tính trữ tình, lãng mạn, chứa đựng những triết lí tinh tế, sâu sắc của phương Đơng.
<i>“Mây và Sóng” (bản dịch của Nguyễn Khắc Phi) lúc đầu được viết bằng tiếng Ben-gan, in </i>
trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, sau đó Ta-go tự dịch ra tiếng Anh và in


trong tập “Trăng non”, xuất bản năm 1915.


Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu
ý nghĩa tượng trưng, bài thơ “Mây và Sóng” của Tago đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng,
bất diệt.


Bài thơ là lời kể hồn nhiên, chân thành của em bé với mẹ và những cuộc đối thoại tưởng
tượng giữa em và các nhân vật sống trên mây và trong sóng. Mặc dù người mẹ khơng xuất
hiện, khơng phát ngơn nhưng đối tượng để bày tỏ tình cảm em bé chính là Mẹ.


Bài thơ gồm hai cảnh. Cảnh một: mây rủ bé đi chơi xa. Cảnh hai: sóng rủ bé đi chơi xa. Bé
tưởng tượng ra hai cảnh. Tưởng tượng mà rất thực.


Em bé từ chối lời rủ rê của mây. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm mây với mẹ (mẹ làm mặt
trăng). Em bé từ chối lời rủ rê của sóng. Em ở nhà và bày ra trị chơi làm sóng với mẹ (mẹ
làm mặt biển). Nhân hóa mây và sóng thành con người, tác giả có dụng ý nói lên sự hồ
hợp, gắn bó giữa thiên nhiên với con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 4
lộ tình cảm trong tình huống có thử thách. Phải trải qua những thử thách khác nhau thì
tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn.


Tứ thơ đơn giản, cấu trúc trùng lặp nhưng lời thơ và hình ảnh thơ rất khác nhau. Mây và
sóng đều là những cảnh vật tự nhiên vô cùng hấp dẫn, mây và trị chơi trong sóng cũng
khác nhau.


Mây, trăng, bầu trời, sóng nước và biển cả... vốn là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ và
thơ mộng. Những hình ảnh đó trong bài thơ đều do trí tưởng tượng phong phú của em bé
tạo ra cho nên chúng lại càng lung linh, kì ảo. Ai sống trên mây, ai sống trong sóng vậy?
Những Tiên đồng, Tiên nữ hay những nàng Tiên cá? Em bé tha hồ mà tưởng tượng... Lung


linh kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực. Những hình ảnh, âm thanh, màu sắc được dùng
để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ đều rất đúng với thiên nhiên muôn màu sắc.


Chúng ta hãy theo dõi cuộc trò chuyện của em bé với người mẹ thân yêu:
<i>“Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: </i>


<i>“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ </i>
<i>chơi với vầng trăng bạc”. </i>


<i>Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?” </i>


<i>Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận </i>
<i>tầng mây”. </i>


<i>“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo - “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”. </i>
<i>Thế là họ mỉm cười bay đi.” </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 5
Thay thế cho cuộc đi chơi không thành ấy, chú bé nghĩ ra trò chơi cũng hấp dẫn như được
đi chơi với mây mà lại không phải xa rời mẹ:


<i>“Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng </i>


<i>Hai tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”. </i>


Hai tay em ôm lấy mặt mẹ, và tưởng tượng em làm mây, mẹ làm mặt trăng, mái nhà là bầu
trời xanh thẳm. Em được mẹ ôm ấp, được tiếp nhận, ánh sáng diệu kì từ mẹ. Thú vị biết
bao khi em hóa thành mây mà vẫn được gần mẹ, được chơi với mẹ.


Ở cảnh hai, chú bé hồn nhiên kể tiếp:



<i>“Trong sóng có người gọi con: </i>


<i>“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hồng hơn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không </i>
<i>biết từng đến nơi nao”. </i>


<i>Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngồi đó được?” </i>


<i>Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. </i>
<i>Con bảo: “Buổi chiều mẹ ln muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” </i>


<i>Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.” </i>


Cuộc chơi này có lẽ thú vị hơn vì những người sống trong sóng rủ chú bé ra biển chơi, mà
có cậu bé nào lại khơng thích biển? Sóng biển rì rào, nâng người bồng bềnh trên mặt nước,
cũng giống như bàn tay mẹ âu yếm, vỗ về.


Cuộc đi chơi cũng sẽ thú vị biết bao! Em bé sẽ cùng sóng ca hát sớm chiều và đi mãi, đi mãi.
Thực ra, bé cũng thích được theo sóng đi chơi nên mới hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra
<i>ngồi đó được?”. Nhưng em khơng đi mặc dù sóng cũng đã hướng dẫn chu đáo: “Hãy đến </i>
<i>rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Nhưng chú bé khơng đi vì </i>
phân vân, do dự: “Buổi chiều, mẹ ln muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”
Và chú bé lại nghĩ ra một trò chơi khác để thay thế. Trò chơi mà bé nghĩ ra lần này quả là
thú vị hơn nhiều! Em là sóng cịn mẹ là bến bờ kì lạ rộng mở, bao dung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 6
Câu cuối bài: “Không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” khẳng định mẹ con ta
ở khắp mọi nơi, khơng ai có thể tách rời, chia cắt được tình mẹ đối với con và tình con đối
với mẹ. Khơng ai có thể biết được mẹ con ta đang ở đâu trong đại dương dạt dào hạnh phúc
của tình mẹ con. Điều đó cũng có nghĩa là tình mẫu tử thiêng liêng hiện diện ở khắp mọi


nơi và muôn đời bất diệt.


Trong bài thơ, “Mây và Sóng” hịa hợp với người, thơng cảm và hiểu biết tấm lòng của em
bé đối với mẹ. Còn em bé là một đứa trẻ yêu thiên nhiên, yêu mẹ và giàu trí tưởng tượng.
Trước những lời rủ rê hấp dẫn, chú bé đã kiềm chế được ham muốn nhất thời. Khơng tìm
cách lên mây hay nương theo làn sóng, khơng có nghĩa là chú ghét mây và sóng. Ngược lại,
chú bé đã nghĩ ra những trị chơi tuyệt diệu để hịa hợp tình yêu thiên nhiên với tình mẫu
tử bằng cách biến mình thành mây rồi thành sóng, cịn mẹ thành mặt trăng và bến bờ kì lạ.
Dẫu được miêu tả sinh động và chân thực, nhưng hình ảnh mây và sóng trong bài thơ chỉ
là tượng trưng. Những thú chơi trên mây, trong sóng tượng trưng cho bao quyến rũ của
cuộc đời. Bãi biển tượng trưng cho tâm lòng bao dung của mẹ. Bài thơ đã tạo ra những hình
ảnh đậm đà màu sắc triết lí. Chỉ có hai mẹ con âu yếu bên nhau trong một túp nhà mà đủ
cả trời xanh, trăng sáng, đủ cả mây bay, sóng vỗ. Cám ơn thi hào Ta-go đã nâng tình mẫu
tử của nhân loại lên tầm vũ trụ!


Thi hào Ta-go từng nói: “Bao giờ tơi cũng trẻ hay cũng già như người trẻ nhất và người già
<i>nhất trong làng”. </i>


Cái thần tình của bài thơ nằm ở chỗ là Ta-go đã biến mình thành con trẻ. Con trẻ trong sự
ngạc nhiên trước tạo vật chung quanh, con trẻ trong sự tưởng tượng kì thú, con trẻ trong
sự gần gũi với trái tim người mẹ. Khi đọc bài thơ, người đọc dường như biết mình bị lạc
vào thế giới tưởng tượng nhưng vẫn nghe và tin những lời trò chuyện huyễn hoặc của mây,
những lời rủ rê của sóng. Đọc xong bài thơ, chiêm nghiệm từ từ, rồi đọc đi đọc lại, sống mũi
bỗng thấy cay cay, khơng khóc mà mắt đỏ hoe, tâm hồn rung động lạ thường khi nghe lời
khước từ hồn nhiên của chú bé trước những lời mời mọc, rủ rê của mây và sóng, vì là lời
của con trẻ, nhưng lại thốt ra từ một trái tim nồng nàn, tha thiết yêu thương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 1821 807 Trang | 7
tượng của tuổi thơ, song cũng nhắc nhở mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì
xa xơi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống bình thường và do


chính con người tạo dựng nên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc 1


Website HOC247 cung cấp một môi trường h<b>ọc trực tuyến </b>sinh động, nhiều ti<b>ện ích thơng minh, </b>
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh </b>


<b>nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹnăng sư phạm </b>đến từcác trường Đại học và các


trường chuyên danh tiếng.


<b>I.</b>

<b>Luy</b>

<b>ệ</b>

<b>n Thi Online</b>



- <b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b>Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm</b> từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây


dựng các khóa <b>luyện thi THPTQG </b>các mơn: Tốn, NgữVăn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.


- <b>Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9</b> và <b>luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán</b> các


trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An</i> và các trường Chuyên


khác cùng <i>TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.</i>


<b>II. </b>

<b>Khoá H</b>

<b>ọ</b>

<b>c Nâng Cao và HSG </b>



- <b>Toán Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chuyên dành cho các em HS THCS


lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ởtrường và đạt điểm tốt


ở các kỳ thi HSG.



- <b>Bồi dưỡng HSG Tốn:</b> Bồi dưỡng 5 phân mơn Đạ<b>i Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học </b>và <b>Tổ Hợp</b> dành cho


học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần </i>


<i>Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn</i>cùng đơi HLV đạt


thành tích cao HSG Quốc Gia.


<b>III.</b>

<b>Kênh h</b>

<b>ọ</b>

<b>c t</b>

<b>ậ</b>

<b>p mi</b>

<b>ễ</b>

<b>n phí</b>



- <b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các
môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham


khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- <b>HOC247 TV:</b> Kênh <b>Youtube</b> cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn
phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, NgữVăn, Tin Học và Tiếng Anh.


<i><b>V</b></i>

<i><b>ữ</b></i>

<i><b>ng vàng n</b></i>

<i><b>ề</b></i>

<i><b>n t</b></i>

<i><b>ảng, Khai sáng tương lai</b></i>



<i><b> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </b></i>


<i><b>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


</div>

<!--links-->

×