Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Bánh Avị cuốt của người CơTu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.01 KB, 29 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
1.Lý do chọn đề tài:.......................................................................................2
2.Mục đích nghiên cứu:.................................................................................3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cúu..............................................................4
4.Phương pháp nghiên cứu............................................................................4
5.Bố cục của đề tài........................................................................................4
CHƯƠNG I:......................................................................................................5
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CƠTU HUYỆN ĐÔNG GIANG,.........................5
TỈNH QUẢNG NAM........................................................................................5
1.1 Khái quát về địa bàn huyện Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam....................5
1.1.1 Mơi trường địa lí tự nhiên................................................................5
1.1.2 Tình hình kinh tế:.............................................................................6
1.1.3 Tình hình dân số - dân cư:................................................................9
1.2. Tổng quan về người Cơ-Tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam......10
1.2.1. Tộc danh và lịch sử tộc người.......................................................10
1.2.2. Các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội...........................................16
CHƯƠNG II:...................................................................................................19
AVỊ CUỐT CỦA NGƯỜI CƠTU Ở HUYỆN ĐÔNG GIANG,.....................19
TỈNH QUẢNG NAM......................................................................................19
2.1. Khái quát về lễ hội tế trâu của người CơTu........................................19
2.1.1. Lễ hội tế trâu của người CơTu:....................................................19
2.1.2. Ý nghĩa con trâu trong đời sống của người CơTu:.......................22
2.2. Avị cuốt của người CơTu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam......23
1


2.2.1. Nguồn gốc tên gọi:.......................................................................23
2.2.2. Nguyên liệu chế biến:.......................................................................24


2.2.3. Cách thức chế biến.......................................................................24
2.2.4. Cách thức bảo quản......................................................................25
CHƯƠNG III:..................................................................................................25
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BÁNH AVỊ CUỐT CỦA NGƯỜI CƠTU.........25

MỞ ĐẦU

1.
Lý do chọn đề tài:
Việt nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có một
đặc trưng văn hóa, những giá trị vật thể riêng. Những giá trị vật thể này góp
phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của các dân tộc ở nước ta. Hiện
nay nước ta đã gia nhập tổ chức WTO giao lưu với thế giới hầu hết trên tất cả
các lĩnh vực, kinh tế, văn hóa, xã hội…chính nhờ sự giao lưu này mà nền kinh
tế của nước ta ngày càng phát triển, nền văn hóa cũng nhờ đó mà thêm phng
phú, đa dạng. Tuy nhiên, khi đất nước hội nhập, nền kinh tế phát triển thì cũng
kéo theo mặt trái của nó chẳng hạn như giữ gìn những giá trị văn hóa vật thể,
phi vật thể, những phong tục tập qn truyền thống ngày càng khó khăn hơn, ít
người quan tâm để ý đến hơn, đây là một điều đáng lo ngại. Muốn một đất
nước vừa phát triển kinh tế và phát huy được những bản sắc dân tộc thì cần
phải làm tốt công tác lưu truyền, bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của các tộc
người này. Bởi mỗi dân tộc đều có một phong tục tập quán riêng, nét đặc trưng
riêng, biểu hiện trong hoạt động kinh tế và đời sống văn hóa tộc người. Tuy
nhiên do quá trình hội nhập quốc tế đã làm cho những nét văn hóa đặc trưng,
những phong tục tập qn khơng cịn theo truyền thống mà đã bị mai một. Bên
cạnh đó, những người già còn nhớ phong tục tập quán của dân tộc ngày càng ít
đi, trong khi lớp trẻ ngày càng thờ ơ với truyền thống dân tộc mình. Chính vì
2



vậy nghiên cứu duy trì bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc là cơng
việc cấp thiết cần phải làm ngay.
Người CơTu là một trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thuộc nhóm
ngơn ngữ Mơn-Khơme, là cư dân bản địa ở Quảng Nam. Người CơTu có nền
văn hóa ẩm thực đặc sắc với những món ăn nhưng trong công cuộc hội nhập
hiện nay bánh Avị Cuốt của dân tộc CơTu ngày càng bị mai một.
Với mong muốn giới thiệu về bánh Avị cuốt của người CơTu một nét
văn hóa vật thể, tơi chọn đề tài “Bánh Avị cuốt của người CơTu ở huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng Nam” bài nghiên cứu này, bước đầu một phần nhỏ nhoi và
việc bảo tồn và phát huy những truyền thống văn hóa đặc sắc của người dân
CơTu nói riêng và kho tàng văn hóa tộc người của Việt Nam nói chung.
2.
Mục đích nghiên cứu:
Bài tiểu luận tìm hiểu về bánh Avị Cuốt của người CơTu ở huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng Nam mong muốn góp phần tìm hiểu ngun liệu, q trình
làm bánh, cách sử dụng và giá trị độc đáo của bánh, hiểu rõ hơn về một biểu
tượng văn hóa đặc trưng của người CơTu ở huyện Đơng Giang nói riêng và
người CơTu ở tỉnh Quảng Nam nói chung. Cung cấp tư liệu để các cơ quan
chức năng có cơ sở đưa ra những định hướng, giải pháp, chính sách nhằm tạo
điều kiện thuận lợi để bánh Avị Cuốt của người CơTu được bảo tồn, giữ gìn
phát huy những giá trị từ xưa của bánh sừng trâu để phù hợp với sự tác động
làm biến đổi của quá trình hiện đại hóa đất nước chứ khơng bị mai một dần đi
như hiện nay.
Bài nghiên cứu hồn thành sẽ góp phần làm phong phú thêm kho tàng
văn hóa vật thể của dân tộc CơTu nói riêng và các dân tộc thiểu số trên cả
nước nói chung.
Qua đó cung cấp những tư liệu cần thiết cho những nghiên cứu về
người CơTu sau này.
3



3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cúu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là người Cơ-Tu trên địa bàn huyện
Đông Giang.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong khoảng không gian
và thời gian sau:
* Về không gian: Các xã trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam.
* Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tri thức bản địa của người
CơTu trong lao động sản xuất và khai thác nguồn lợi tự nhiên trong thời kỳ
phát triển của đất nước, vì đây là khoảng thời gian người CơTu ở huyện Đơng
Giang có nhiều biến đổi, vừa kế thừa bảo lưu các yếu tố văn hóa truyền thống
của người CơTu, vừa nảy sinh những yếu tố mới tiến bộ do xảy ra sự giao
lưu, tiếp biến văn hóa giữa các tộc người. Và đặc biệt đây là địa bàn mới tách
nên có những điều chỉnh về mặt con người cũng như phát triển kinh tế sẽ tác
động đến văn hóa bản địa tộc người.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng những phương pháp: phương pháp điền dã thu thập
thơng tin và tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, khảo sát thực địa nơi
người CơTu sinh sống để kiểm chứng thực tế với những tài liệu đã thu thập
được; Phương pháp mơ tả, phân tích, so sánh, thống kê và tổng hợp những tài
liệu có được trên nền tảng lý thuyết dân tộc học, nhân học, văn hóa học. Qua
đó, phân tích tổng hợp có kế thừa các tư liệu sẵn có và những tư liệu thu thập
được để hoàn thành tiểu luận.

5.

Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần chú thích,
phần phụ lục, tiểu luận đụơc chia làm 3 chương.
4


Chương 1: Tổng quan về người CơTu huyện Đông Giang tỉnh Quảng
Nam
Chương 2: Bánh Avị Cuốt của người CơTu ở huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Bảo tồn và phát huy của người CơTu bánh Avị Cuốt của
người CơTu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CƠTU HUYỆN ĐÔNG GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM
1.1 Khái quát về địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
1.1.1 Môi trường địa lí tự nhiên
Đơng Giang là huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam, được tách từ
huyện Hiên (cũ), theo Nghị định số:72/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2003 của
Thủ tướng Chính phủ, với tổng diện tích tự nhiên 81.263,23 ha, cách trung
tâm tỉnh 145 km về phía Tây Bắc và cách thành phố Đà Nẵng 80 km về phía
Tây, huyện có 11 xã, thị trấn gồm: Mà Cooih, Za Hung, ARooih, Tà Lu, Sông
Kôn, Zơ Ngây, ATing, xã Ba, xã Tư, Kà Dăng và thị trấn Prao. Là cửa ngõ
vành đai rất thuận lợi trong việc giao thương trong phát triển kinh tế-xã hội.
Đơng Giang có vị trí khá thuận lợi từ 15 050’ đến 16010’ độ vĩ Bắc và từ
107056’ độ Kinh Đơng. Phần lớn các trung tâm hành chính của các xã, thị trấn
nằm trên trục DT604 và đường Hồ Chí Minh. Có thể nói Đơng Giang có vị trí

khá thuận lợi và được thiên nhiên ưu đãi để đầu tư khai thác và phát triển
nhiều loại hình du lịch, với những giá trị về bản sắc văn hoá, lễ hội truyền
thống độc đáo của cộng đồng người Cơtu như: Lễ hội mừng lúa mới, lễ cưới
hỏi, lễ bỏ mã với những vũ điệu tung tung - da dá hoà cùng với tiếng khèn,
Abel, tiếng chiêng theo nhịp trống, tạo nên một âm hưởng vang vọng trong
không gian của núi rừng đại ngàn hùng vĩ. Đến với Đông Giang chúng ta sẽ
được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp huyền bí, còn hoang sơ do thiên nhiên ưu
5


đãi và cịn có một mơi trường du lịch sinh thái khá lý tưởng, với diện tích
rừng chiếm 60% diện tích tự nhiên, trong đó có một phần diện tích nằm trong
khu vực bảo tồn thiên nhiên Bà Nà núi Chúa (thuộc địa phận xã Tư), khu bảo
tồn loại sinh vật cảnh Sao La và vườn Quốc gia Bạch Mã, suối nước nóng
(thuộc địa phận xã Sơng Kơn) và hang động (thuộc địa phận xã Mà Cooih).
Nơi đây đã từng diễn ra trận đánh Gợp của quân và dân huyện Đơng Giang
tiêu diệt gọn một trung đội biệt kích Mỹ, hiện nay là nơi trú ngụ và sinh sản
của các lồi Dơi.
Về khí hậu, huyện Đơng Giang cũng như các huyện miền núi khác của
tỉnh Quảng Nam chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu miền núi Trung Trung Bộ
với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02
dương lịch, chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm nên thường gây lũ lụt vào
mùa mưa. Mùa khô hạn kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Trong mùa
mưa xuất hiện gió mùa đơng bắc tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.
Vùng Đông gồm xã Tư, Ba, Kà Dăng có đặc tính khí hậu Nam Hải Vân và
riêng xã Tư và xã Ba chịu ảnh hưởng trực tiếp không khí lạnh từ dãy núi Bà
Nà. Rét, mưa nhiều và kéo dài. Riêng xã Kà Dăng do bị che chắn bởi các dãy
núi cao nên mức độ ảnh hưởng có giảm. Vùng Trung gồm ATing, Sông Kôn,
Jơ Ngây chịu ảnh hưởng hai dịng khí hậu Bắc Hải Vân và Nam Hải Vân nên
trong mùa mưa thời tiết rét lạnh diễn ra thường xuyên hơn.

1.1.2 Tình hình kinh tế:
Làm rẫy: Người Cơtu là cư dân nơng nghiệp trồng trọt có truyền thống
canh tác, rẫy lâu đời theo lối xen canh và đan canh. Canh tác theo lối luân
canh, đất cứ thế cho đến khi trở lại đám rẫy ban đầu kia. Các cây trồng trên
rẫy là lúa (lúa tẻ và lúa nếp với nhiều loại), sắn, bắp, dứa, bầu, rau cải v...v...
Cách căn tác theo truyền thống của người Cơtu. Những năm 60 của thế kỷ
trước, người Cơtu đã trồng loại ba trăng trên rẫy đem lại hiệu quả cao.

6


Làm ruộng nước: Cho đến năm 50 – 60 của thế kỷ XX, người Cơtu
mới biết đến kỹ thuật canh tác lúa nước. Việc trồng lúa nước ngày càng được
mở rộng. Song có yếu tố địa hình bị chia cắt, diện tích lúa nước cũng chưa
nhiều. Nhiều vùng cây lúa nước đã thành cây lương thực chủ yếu cung cấp
lương thực cho nhân dân.
Chăn nuôi: Người Cơtu nuôi các động vật chủ yếu là trâu, bị, lợn, chó,
gà nay ni thêm cá, ngan, chim bồ câu. Trước kia, gia súc lớn chỉ có trâu
được ni nhiều và rất được coi trọng, nhưng ngày nay bị được ni nhiều
hơn do bị có phần dễ ni nhanh đẻ và đem lại hiệu quả kinh tế hấp dẫn.
Dịch bệnh đã làm cho đàn lợn và đàn gà suy giảm so với trước đây nhiều. Gia
súc như: Trâu, bò, lợn; gia cầm như; gà, ngan được nuôi chủ yếu để hiến sinh
trong các lễ hội. Đại đa số người Cơtu chưa biết dùng trâu, bị làm sức kéo.
Thịt chó trước kia ít người ăn thì nay chỉ mang họ Zơ Râm mới cử.
Săn bắn: Săn bắn có vai trị quan trọng của người Cơtu, nó góp phần
bảo vệ mùa màng và đem lại nguồn thực phẩm đời sống đáng kể đáp ứng nhu
cầu lễ hội và tập tục của làng. Săn bắn là lĩnh vực của đàn ơng Cơtu, họ giỏi
săn bắn và có nhiều kinh nghiệm đi rừng và am hiểu đời sống của lồi chim
mng, cầm thú. Hình thức săn bắn cũng như dụng cụ săn bắn rất đa dạng.
Thành quả săn bắn được nếu là thú to thì mang về Gươl sẻ thịt chia cho cả

làng, nếu là con thú bé khơng đủ chia thì người săn mang thú săn được nấu
cháo rồi chia cho cả làng cùng hưởng. Đánh cá, cá là nguồn thực phẩm quan
trọng trong đời sống của người Cơtu, cá được dùng để cải thiện bữa ăn hàng
ngày, lễ vật và thức ăn trong cưới xin và Lễ hội, được coi là đặc sản của người
Cơtu là cá liêng, cá trình. Hình thức đánh bắt cá của người Cơtu cũng đa dạng
có thể là chài, lưới, đơm, đoá, câu xúc bằng vợt... đánh bả, dùng bằng độc
dược bằng cây rừng để duốc cá.
Hái lượm: Sống lâu đời trên dãy Trường Sơn hùng vĩ người Cơtu đã
hái lượm các nguồn lợi từ rừng để phục vụ nhu cầu đời sống của mình, những
sản phẩm hái lượm có thể dùng làm thức ăn hay thuốc chữa bệnh. Các thức ăn
7


phong phú, đa dạng gồm có các loại rau, măng, nấm, quả, củ. Người Cơtu còn
sử dụng nước từ thân các loại cây làm rượu, đó là rượu Tà đin, tà vạc là
những đặc sản của người Cơtu.
Nghề thủ công: Bên cạnh nghề dệt vải thổ cẩm ra, người Cơtu cịn có
rất nhiều nghề thủ cơng, phổ biến nhất là nghề đan lát để phục vụ đời sống tự
cung tự cấp cho mình. Với nguồn mây, tre, nứa, lồ ơ và các loại cây dây leo
dồi dào có sẵn ở trong rừng cộng với đầu óc sáng tạo và đơi bàn tay khéo léo.
Người Cơtu đã tạo cho mình nhiều loại dụng cụ bền, đẹp và có tính hợp lý
cao góp phần làm giàu vốn văn hố của cư dân miền núi. Những sản phẩm
tiêu biểu như gùi (gùi đựng đồ trang sức và thổ cẩm, gùi đựng lúa, gùi ba
ngăn...), mưng, nong phơi lúa, nia sẩy lúa...nhiều loại dụng cụ đan lát yêu cầu
kỹ thuật cao phụ thuộc vào sự sáng tạo và tay nghề của các nghệ nhân.
Trao đổi hàng hố: Mặc dù đời sống mang tính tự cung tự cấp nhưng
người Cơ Tu vẫn có nhu cầu trao đổi hàng hoá. Người Cơtu sống trong vùng
chuyển tiếp giữa người lào và người đồng bằng Quảng Nam giữa Thừa thiên
Huế và Quảng Nam. Người Cơtu trao đổi hàng hoá bằng vật ngang giá chung
tức là định giá trị bằng con trâu hay là tấm vải của hạt cườm...Người Cơtu lấy

mật ong, măng, mây, chim yểng...để đổi lấy muối, chiếu cói, vải trắng, chiêng
ché cơng cụ sắt việc trao đổi trước kia tồn tại dưới dạng buôn chuyến của các
người nhàn rỗi sau mùa vụ.
Về loại hình du lịch: Đơng Giang có thể phát triển đa dạng các loại
hình du lịch như du lịch sinh thái, mặt nước các mặt hồ thuỷ điện, ghé thăm
những cánh rừng nguyên sinh, du lịch văn hoá cộng đồng làng, du lịch làng
nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát mây tre. Về lâu dài có thể xây dựng
các khu nghỉ dưỡng để phục vụ du khách. Trong những năm gần đây, tỉnh
Quang Nam nói chung và huyện Đơng Giang nói riêng nhất là sau khi tách
huyện, Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện Đơng Giang phát huy tinh
thần đồn kết vượt qua mọi thử thách xây dựng và ổn định hệ thống chính trị,
8


giữ vững quốc phòng an ninh để nâng cao mức sống cho người dân và chăm
lo đời sống xã hội.
Theo tinh thần Nghị quyết 06 của tỉnh uỷ về việc đẩy mạnh phát triển
du lịch Quảng Nam đến năm 2020 trong đó chú trọng khai thác du lịch văn
hố truyền thống cộng đồng gắn với duc lịch sinh thái và đường Hồ Chí Minh
huyền thoại vùng Tây Quảng Nam đã mở ra cho Quảng Nam một hướng đi
mới. Năm 2006 với chương trình chào mừng năm du lịch Quốc gia Quảng
Nam, làng Bhờ Hôồng huyện Đông Giang được chọn là một điểm đến khởi
đầu cho cuộc hành trình khám phá tiềm năng du lịch vùng Tây Quảng Nam,
từ đây làng Bhờ Hơồng được nhiều du khách trong và ngồi nước biết đến.
Ngày 20 tháng 05 năm 2008 điểm du lịch văn hố cộng đồng làng Bhờ Hơồng
chính thức được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận và đưa vào khai thác.
1.1.3 Tình hình dân số - dân cư:
Xã hội và đời sống cộng đồng của dân tộc Cơtu trước cách mạng tháng
8 cịn đang ở trình độ manh nha giai cấp, còn nhiều tàn dư xã hội của nguyên
thuỷ. Tổ chức xã hội duy nhất, đơn giản nhất là Làng. Làng của đồng bào

Cơtu trong huyện trước kia vừa là đơn vị cư trú vừa là đơn vị hành chính
mang tính chất tự quản. Làng được xây dựng ở nơi cao ráo, thống mát, gần
nguồn nước và bố trí bằng hình trịn hoặc bằng hình bầu dục, xung quanh là
nhà dân, ở giữa là nhà làng gọi là Gươl. Mỗi làng có một ranh giới được xác
định bằng sơng, suối, vị trí cây cối, ngọn núi, tảng đá. Tất cả đất đai, sông,
suối, núi rừng thuộc quyền sở hữu của làng. Mỗi làng đều có các cơng trình
cơng cộng như: Nghĩa địa, nguồn nước... Quan hệ xã hội trong làng được sử
bằng Luật tục với vai trò quan trọng của người Già làng, Già làng (Ta coh
vêêl) là người có nhiều kinh nghiệm và uy tín được nhân dân kính nể, suy tơn.
Giúp việc cho Già làng có hội đồng Già làng gồm những người cao tuổi đại
diện cho các tộc họ trong làng. Sự phân hoá xã hội trong làng về lĩnh vực kinh
tế chỉ xuất hiện các thành phần dư ăn, đủ ăn và nghèo đói. Việc hội họp, bàn
9


bạc cơng việc chung, hay nghi lễ tín ngưỡng đều được tổ chức tại nhà làng
(Gươl), là cơng trình kiến trúc đặc biệt, là ngôi nhà sàn cao lớn và đẹp nhất
trong làng. Gươl được làm bằng gỗ, tre, nứa, lá mây... thuật kiến trúc truyền
thống chung của ngưới xứ thượng nhưng lại có một điều khác biệt là mái lá
uốn khung tròn ở hai đàu hồi kiểu mai Rùa. Đó là một nét mơn Khơ Me ở
miền núi. Gươl cuả người Cơtu thấp và dáng nặng nề với quy mơ nhỏ, Gươl
được thường dựng ở hai vị trí trung tâm, vị trí đẹp và có thể bao qt, quy tụ
các gia đình dân làng. Người Cơtu chia Gươl thường hai loại Gươl có cột to,
vách gỗ, độc mộc, trang trí đầy đủ và cầu kỳ, cịn lại là Gươl nhỏ trang trí
giản đơn. Gươl là cơng trình được làm bằng sức lực đóng góp của cả làng.
Kiến trúc đặc sắc của người Cơtu là nghệ thuật chạm khắc gỗ được thể
hiện rõ nét nhất là trang trí ở nhà làng (Gươl) và ở tượng nhà mồ. Trong hôn
nhân, gia đình, dịng họ của người Cơtu thể hiện yếu tố phụ quyền, phụ hệ.
Tính chất hơn nhân mua bán nặng nề. Người con gái được ấn định bằng một
giá trị của cải, nhất đinh nào đó, họ trở thành một món hàng để trao đổi.

Người con gái đi lấy chồng, thì người chồng phải trả cho nhà gái những thứ
như: Trâu, chiêng, ché cổ, vải thổ cẩm có những hạt cườm...do hai thống nhất
nên tảo hơn cịn nặng nề.
1.2. Tổng quan về người Cơ-Tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng
Nam
1.2.1. Tộc danh và lịch sử tộc người
* Tộc danh: Người Cơ-tu còn gọi là người Ca tu, Cư-tu, C’tu, Katu,
Gao, Hạ, Phương, Ca-tang; địa bàn sinh sống của người Cơ-tu ở Việt Nam tạo
thành một vùng phân bố liên tục, nối liền về phía Bắc với người Tà ơi rồi sau
đó tiếp đến vùng người Bru-Vân Kiều – hai dân tộc này cùng với người Cơ-tu
hợp thành nhóm ngơn ngữ Katuic trong dịng ngơn ngữ Mơn-Khơmer thuộc
ngữ hệ Nam Á.

10


Theo Bh’ríu Liếc, tác giả cuốn “Tiếng thơng dụng C’Tu – Kinh và văn
hóa làng C’tu” thì tên gọi Cơ-tu được giải thích theo hai ý: Một là, chữ “Cơ”
lấy từ chữ đầu của “K’coong da’ding” nghĩa là núi rừng, nhưng trường hợp
này khơng khả thi vì thay chữ “Cơ” vào chỗ chữ “K” thì ý nghĩa sẽ khác đi
nó trở thành “Cơ coong” có nghĩa là chim Cú vọ. Hai là, chữ “Cơ” là do biến
thể vần đầu của từ “Cớh” (Cóh) “tu” có nghĩa là ở nguồn; “tu” = nguồn gốc,
nguồn sông suối; cách đọc này thuyết phục hơn và được chấp nhận.
Dân tộc Cơ-tu xếp ở vị trí thứ 26 trong tổng số 54 dân tộc anh em ở
Việt Nam. Theo tổng điều tra dân số năm 1999 và năm 2009; với tổng số dân
là 61.588 người, cư trú tại 38 trên tổng số 63 tỉnh thành trên khắp cả nước.
Địa bàn cư trú chính của người Cơ-tu chủ yếu ở các tỉnh, thành: Quảng
Nam tại các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang (với 45.715 người,
chiếm 74,2% tổng số người Cơ-tu tại Việt Nam), Thừa Thiên-Huế tại các
huyện A Lưới, Phú Lộc và Nam Đông (với 14.629 người, chiếm 23,8% tổng

số người Cơ-tu tại Việt Nam), thành phố Đà Nẵng tại huyện Hòa Vang (950
người), thành phố Hồ Chí Minh (54 người). Ngồi ra, người Cơ-tu cịn cư trú
dọc thượng nguồn sơng Xê Kơng, ở các tỉnh Xê Kông, Saravan, Champasak
(Lào). [Error: Reference source not found, tr 5].
* Lịch sử tộc người: Trong cuốn “Văn hóa người C’tu” tác giả Bh’ríu
Liếc có đề cập đến truyền thuyết xuất hiện của người Cơ-tu như sau: “Người
C’tu hình thành sau một cơn đại hồng thủy (C’tu gọi là mr’nghi) khắp nơi chỉ
ngập tràn biển nước, mọi động thực vật đều ngập úng và chết. Nhưng may
thay vẫn cịn sót lại: một cơ gái và một con chó đực bám víu tại hai gị đất
cao, gị đất của cơ con gái ở cịn có một liều tạm, một cây bưởi; gò kia nằm
trong một hang đá và còn có bếp lửa hồng chưa tắt.
Qua mười hai ngày đên mưa và nước ngập tràn khắp vùng, cơ gái sống
sót cũng thất vọng nghĩ rằng cô trước sau cũng theo về với tổ tiên, cô buồn
11


đến nẫu ruột, nhìn quanh vùng chỉ nước với nước, cơ đơn một mình giữa biển
khơi xanh đến rợn người.
Bước sang ngày thứ mười ba, mưa bắt đầu tạnh trời bắt đầu hửng sáng
cô gái vẫn u ám vắng lặng và lạnh lẽ đáng sợ. Nhưng cô gái không ngờ ở tít
xa xa có một con chó bơi về phía mình, khi đến bờ người và vật trở nên thân
thiết hơn. Con chó liếm chân tay cơ gái và cơ gái cũng vuốt tay chó mừng
mừng, tủi tủi một cách thân mật như đã từng quen biết từ lâu.
Sau đó con chó ngửi ngửi như kiếm tìm gì đó, rồi vẫy đi ngó cơ gái
như chào xin phép đi và nó nhảy xuống nước bơi về lại nơi hang đá nó trú
ngụ thời gian qua. Về đến hang chân quơ quơ đống than, mũi hít hít đám tro
tàn và phát hiện vẫn cịn lửa hồng, con chó cắn khúc củi bơi về với cô gái, cô
thấy vậy rất mừng đến chảy nước mắt và lấy than lửa quý giá kia nâng niu
chụm thành ngọn lửa đỏ rực để dùng qua thời gian éo le ấy.
Sau trận đại hồng thủy đó trên mặt đất khơng cịn gì sống sót ngồi cơ

con gái và con chó đực dễ thương đó. Qua thời gian cơ gái cũng đến tuổi
trưởng thành, con chó cũng vậy nên người và vật trở thành cặp vợ-chồng bất
đắc dĩ, rồi sinh con đẻ cái tại túp liều tranh cũ kỹ. Sau một thời gian dài con
cái cũng lớn dần, mái nhà hạnh phúc nhỏ bé ấy cũng chật chội, các con phải
tự làm nhà cho cả gia đình ở. Song, chỉ biết chơn cột, cịn xun, trính,
kèo...gác lên rồi lại rớt xuống, cứ thế làm đi làm lại vẫn khơng được. “Người
cha” bất đắc dĩ nhìn các con rất thương nhưng là con chó nên khơng làm
được gì hơn để bày cách cho chúng dựng được ngôi nhà. “Cha chó” ngồi
cụp đi và ngó lên các con và trù thành tiếng: cao...boọc! cao...boọc!
(vát...đục), nghe vậy mẹ mới chỉ cách: “đó là ba tụi bay dặn phải đục cây cột,
vác các lồi xun trính và buộc chặt mới dựng được nhà”. Từ đó các con
dựng được khung liều, lợp lên mái thành ngôi nhà để ở. Ngôi nhà mới to hơn,
đẹp hơn đủ để cả nhà trú ngụ và lớn lên trưởng thành”.
12


Cách lý giải khác nữa là: quê gốc của người C’tu nằm ở Bắc Trung bộ,
khoảng ở vùng cửa khẳu Cha-lo (Quảng Bình ngày nay).
Cách lý giải thứ ba cũng của cùng tác giả đại khái là: cách đây khoảng
600 năm, trên quê hương người C’tu xưa xuất hiện rất nhiều bầy ong déo,
chúng làm tổ trong vườn, trong nhà, nơi nào cũng có tổ ong (...); người lấy
lửa đốt, đốt xong tổ này tổ khác lại đến con người chống cự không nổi, con
người chịu thua đêm chạy ngày núp, có người chết đói chết đau dọc đường
dọc dãy Trường Sơn theo hướng vào Nam, rồi qua đất Lào lại về Việt Nam cứ
thế theo dọc bên giới Việt-Lào ngày nay. Nhưng đất đai khô cằn, không ở
được con người tiếp tục đi, người già cả ốm yếu ở lại, người trẻ khỏe đi và
đến khu VII (thuộc Tây Giang ngày nay) thì bắt đầu ổn định lập nghiệp. Và
tại vùng đất này vẫn có người bản địa sinh sống (khơng rõ là người gì?),
người bản địa lúc đầu vẫn ở chung với người ngoài vào nhưng do người từ
Bắc vào trên đường đi đói khác nên dọc đường họ ăn đủ thứ củ, quả, rau. Khi

người bản địa đến nhà, khách đãi loại rau ađhắt (gần giống rau má) ăn có vị
hơi khó chịu. Thế là người bản địa sợ thuốc độc nên bỏ đi hết về hướng Tây
Nam (thuộc huyện Đắc chưng, Lào). Thế là người ngoài Bắc di cư vào trở
thành tộc người C’tu bản địa nơi đây.
Cịn theo tác giả Lưu Hùng trong cuốn “Góp phần tìm hiểu văn hóa
Cơ-tu” có đề cập rằng: “Một đều chắc chắn là, có những người, những làng
Cơ-tu đã từ Lào di chuyển sang vào những thời điểm khác nhau, kể cả đến
nửa sau thế kỷ XX”. Tác giả dẫn tiếp: “Thời kỳ 1977-1978, khi Việt Nam và
Lào hoạch định đường biên giới chung, hầu hết dân xã Bhalêê từ huyện Kà
Lừm thuộc tỉnh Sê Kông đã chuyển sang Việt Nam và họ dời xuống cư trú ở
hai xã Bhalêê, Atiêng thuộc huyện Tây Giang và xã Sông Kôn thuộc huyện
Đông Giang ngày nay”.

13


Như vậy, là hậu bối cũng mới lần đầu đặt chân lên mảnh đất Tây Giang
đầy hùng vĩ ấy tôi chỉ dám trích dẫn các tư liệu liên quan đến “lịch sử tộc
người” của hai tiền bối đã quá am hiểu về văn hóa của người Cơ-tu mà thơi.
Qua dẫn chứng của hai tác giả trên tôi cũng không dám khẳng định rõ
nguồn gốc của người Cơ-tu là ở Việt Nam hay ở Lào? mà chỉ biết người Cơtu giữa hai quốc gia có mối quan hệ thân thiết và được duy trì cho đến ngày
nay.
Người Cơ-tu Tây Giang cịn có một truyền thuyết rất hay về tộc họ,
truyền thuyết kể rằng: “Có gia đình nọ sinh được ba anh em trai, không may
ba mẹ mất sớm để lại cho ba anh em tài sản là con trâu, nhưng sau đó trâu
chết. Ba anh em rất buồn, đi tìm thấy trâu chết gần cây to gọi là cây Alăng.
Quá thương xót người em út trèo lên ngọn cây và khóc (người Cơ-tu gọi là
C’lâu); người anh thứ thì ngồi bên cây Alăng buồn tủi, còn anh cả tay cầm
rựa cứ đến bên cây Alăng mà chặt. Chặt một hồi cây Alăng ngã đổ, ba anh
em tỉnh lại động viên nhau lấy trâu làm thịt ăn và đặt họ cho nhau: em út lấy

họ C’lâu (vì khóc trâu nhiều nhất, người Cơ-tu gọi C’lâu = khóc người chết),
em thứ ngồi ngay thân cây nên lấy họ là tên cây Alăng, người anh cả ngồi
gốc chặt cây lấy họ là Riah hay Rêếh”. [Theo lời kể của già làng C’lâu Nâm
thôn Pơr’ning, xã Lăng].
Cũng trong cuốn “Văn hóa người C’tu” của tác giả Bh’ríu Liếc có viết
về sự tích các họ P’loong, Bh’ríu, Z’râm đại khái như sau:
Họ P’loong: Ở thơn nọ có một cơ gái xinh đẹp, u một chàng trai
cũng xinh đẹp và siêng năng nhưng chàng trai khơng có của để cưới cơ gái
nên mối tình tan vỡ. Gần làng bên có gia đình giàu có, hai bên ép gả cơ với
con nhà ấy tuy xấu xí nhưng giàu có. Ấm ức, buồn bã cơ về bên nhà chồng
nhưng chưa chịu ăn giùm với chồng vì khơng có tình yêu. Một hôm đi làm hai
vợ chồng phải qua một con suối đang lũ đục ngầu, cơ thì khơng biết bơi, anh
14


chồng lội qua trước, trên người mặc áo tơi, khi nước khoảng tới ngực thì anh
chàng lặn úp xuống thả áo ra rồi bơi vào bờ rồi núp gần đó. Cơ gái thấy áo
chồng trơi, khóc lóc kêu cứu nhưng giữa rừng hoang vu khơng có ai. Cơ đứng
ngồi, khóc lóc chồng: “Châ anoo ki cưy, châ anoo năc loong grooh t’coóh
mút cu ki” (tiếc anh quá chừng giờ đã bị trôi mất người giàu, người quý như
đồng đen của em). Chàng trai ngồi dưới bụi rậm nghe rất rõ lời nói của cơ,
liền mừng rỡ bơi về phía cơ nói rằng: lẽ ra anh chết rồi nhưng vì chưa có con
nối dõi nên hà bá thả anh về; hai người ôm chầm lấy nhau và thương nhau
suốt đời, khi sinh con đặt tên con là P’loong (nghĩa là Trôi).
Họ Bh’ríu: sự tích kể rằng: Ngày xa xưa vào mùa hè nắng oi bức có
hai người bạn rủ nhau ra rừng hái trái Bh’ríu đem về ăn. Đến nơi chàng cầm
cái rựa trèo lên cây chặt từng nhánh đầy chùm trái cho cô gái dưới đất hái bỏ
vào gùi. Khi nhặt mỏi chừng dưới đất trái đã nhiều, anh chàng leo xuống và
tham gia nhặt cùng cô gái (...) Thật khơng may vì tính lanh lẹ nên cơ nhảy qua
chỗ này, bước qua chỗ kia không ngờ cô bị vướng gốc cây ngã tụt cả váy (...)

Hai người tuổi cũng đã lớn, bản tính sinh tồn âm dương níu nhau và từ buổi
ấy hai người thành vợ chồng, sinh con đẻ cái và đặt họ các con là: Bh’ríu.
Họ Z’râm: Người Cơ-tu do đề phòng với các động vật hoang dã như:
cọp, rắn, rết...Đồng thời tránh các dịch bệnh lây lan từ vật nuôi, nên từ xa xưa
đã ở nhà sàn.
Trong nhà sàn người ta làm cầu thang lên xuống cho tiện, thường muốn
lên xuống thì ta phải bước qua. Nhưng “ơng tổ” (con chó) khi xuống thường
nhảy rụp xuống đất (Zrâm) một cách nhanh nhẹ. Một hôm không hiểu trời xui
khiến thế nào, trong nhà có thằng bé mới tập đi, khi qua cửa rồi nhảy rụp
xuống đất như con chó thường nhảy; thật may là thằng bé khơng bị sao. Vậy
là họ truyền nhau cho là con chó dạy cách nhảy cho thằng bé, từ đó đặt họ cho
thằng bé là Z’râm.
15


Ngày nay dịng họ Z’râm khơng ăn thịt chó, họ cho đó là tổ tiên nên
khơng giết và ăn thịt.
1.2.2. Các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
Đời sống kinh tế: người Cơ-tu huyện Tây Giang lấy đời sống kinh tế
nương rẫy làm ngành kinh tế chủ đạo và là nguồn sống chính, cây lương thực
chính là sắn, lúa, bắp. Việc sản xuất dựa trên tài nguyên đất đai của núi rừng,
phương thức chủ yếu là chọc, tỉa. Công cụ sản xuất chủ yếu là con dao
(dhao), rựa (achí bhra), gậy chọc lỗ (abhưnh), liềm (ga’nặt). Chúng là những
công cụ tưởng chừng như không biến đổi theo thời gian. Đời sống kinh tế của
người Cơ-tu cịn mang tính tự cung tự cấp, còn phụ thuộc phần lớn vào thiên
nhiên. Ngày nay với sự tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật và cách
canh tác lúa nước nên bà con đã biết tận dụng đất đai và sử dụng phân bón để
phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Ngồi trồng trọt, người Cơ-tu còn săn bắt hái lượm, chăn ni góp phần
cải thiện bữa ăn hằng ngày, bảo vệ mùa màng. Tuy nhiên, những hoạt động

này còn phụ thuộc q nhiều vào thiên nhiên, chưa có tính chủ động ra các
loại thực phẩm hằng ngày mang tính hàng hóa. Chăn ni cịn thả tự do, gia
súc cịn thả theo đàn và tự đi kiếm ăn.
Dệt thổ cẩm, đan lát, gốm, nghề rèn là những nghề phát triển khá sớm,
tuy cịn thơ sơ và lạc hậu so với các dân tộc khác, nhưng nó là nghề truyền
thống có từ lâu đời, khá nổi tiếng.
Đời sống văn hóa: người Cơ-tu có một truyền thống văn hóa lâu đời, bị
chi phối sâu sắc bởi điều kiện địa lý, tự nhiên và môi trường vùng rừng nhiệt
đới. Các yếu tố truyền thống văn hóa của dân tộc Cơ-tu ở huyện Tây Giang
cịn tương đối đậm nét, được tiếp nối và duy trì ngay trong sinh hoạt cộng
đồng. Đời sống sản xuất gắn liền với sự hình thành và phát triển của cộng

16


đồng làng, tạo nên các yếu tố cơ bản của bản sắc văn hóa như: ngơn ngữ, chữ
viết, lễ hội...
Nét văn hóa của dân tộc Cơ-tu được thể hiện rõ nét qua những giá trị
văn hóa của Gươl, cơng cụ sản xuất, đồ trang sức, nhạc cụ truyền thống, khèn,
sáo, trống, cồng chiêng và những hoạt động tín ngưỡng trong lễ hội. Chính từ
âm vang của núi rừng, âm thanh của sơng suối hịa quyện vào nhịp sống của
cộng đồng tạo nên những giá trị văn hóa phong phú, thẩm thấu vào trong mỗi
tâm hồn của người Cơ-tu.
Trong quá trình hoạt động đó, cồng chiêng và các nhạc cụ dân tộc đã
tạo nên những nét văn hóa cơ bản trong đời sống tâm linh. Ngày vui lập làng,
đám cưới, lễ hội, đến các ngày tang ma, bỏ mả thì dùng âm thanh của các loại
nhạc cụ này.
Đời sống xã hội: dân tộc CơTu còn sống phân tán và biệt lập. Trong
suốt chiều dài lịch sử, vùng đất này có nhiều biến động bởi thiên tai, hạn hán
và chiến tranh làm cho tộc người này phải thay ở đổi chỗ ở thường xuyên.

Quá trình này đã ảnh hưởng rất lớn đến nét văn hóa truyền thống của họ.
Trong xã hội cổ truyền của tộc người CơTu, làng (CơTu gọi là:
cr’noon, vêêl hay bhươl) là đơn vị xã hội cơ bản nhất, là đơn vị hành chánh
cao nhất của cộng đồng, là hạt nhân của các mối quan hệ xã hội. Thông
thường làng Cơ-tu được dựng nơi khơ ráo, thống mát, gần nguồn nước, có
tầm nhìn xa, dễ quản lý, bảo vệ. Nhà được bố trí theo hình trịn hay hình bầu
dục, ở giữa làng là Gươl (nơi sinh hoạt cộng đồng), các nhà ở của người CơTu
điều hướng về Gươl.
Hội đồng già làng gồm những người già có uy tín, hiểu biết phong tục,
tập quán, nghi lễ và kinh nghiệm sản xuất. Hội đồng già làng là một tổ chức
không thể thiếu trong bộ máy tự quản của người Cơ-tu; họ là rường cột của
17


gia đình cũng như ngồi xã hội, có quyền lực tối cao quyết định mọi vấn đề
có liên quan đến đời sống xã hội của toàn thể cộng đồng làng.
Gia đình và dịng họ người Cơ-tu là yếu tố cơ bản nhất, có quan hệ gắn
bó với nhau về dịng máu, hơn nhân và kinh tế. Gia đình người Cơ-tu mang
hình thái phụ quyền, trong đó quyền lực của người đàn ông được xác lập trên
thực tế; người đàn ông là chủ gia đình, có quyền quyết định tất cả các cơng
việc của gia đình như sản xuất, làm nhà, tang ma, cưới xin...đến các hoạt động
tín ngưỡng trong phạm vi gia đình.
Đối với quan hệ làng bản, giao tiếp xã hội, người đàn ơng có trách
nhiệm với mọi hành vi của người thân trong gia đình. Đồng thời, họ có trách
nhiệm truyền thụ những kinh nghiệm quý báu trong lao động, sản xuất, đối
nhân xử thế, phong tục tập qn cho con em mình. Trong khi đó, người phụ
nữ gánh vác mọi cơng việc nội trợ trong gia đình, sinh đẻ và nuôi dạy con cái.
Nguyên nhân sâu xa là do hủ tục cưới xin và thách cưới quá cao nên người
phụ nữ về nhà chồng phải làm lụng vất vả để bù lại những của cải nhà trai đã
bỏ ra trong đám cưới. Tuy nhiên, khơng phải vì thế mà người phụ nữ mất đi

vai trị của mình. Điều này được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày như phân
phát lương thực, đặc biệt khi họ làm “mẹ lúa”, “chủ lúa” thì sức mạnh tâm
linh khiến mọi người phải kiêng nể. Như vậy, nếu người cha truyền dạy cho
con trí thơng minh, dũng cảm thì người mẹ truyền cho con tính cần cù, chịu
khó lao động, học tập.
Gươl là yếu tố không thể thiếu được trong cộng đồng người Cơ-tu, là
thiết chế tạo nên cơ chế xã hội của miền thượng. Gươl được xem là linh hồn
của cộng đồng, là nơi tiến hành các nghi thức tín ngưỡng dân gian vốn rất
thiêng liêng nhưng cũng rất gần gũi với đồng bào. Nơi đây được tạo nên
nhiều kiệt tác nghệ thuật về điêu khắc rất tinh tế và cầu kỳ với những hình
tượng quen thuộc như: con thú, làm bẫy, săn bắt, phụ nữ giã gạo, múa t’tung
da dá...Gươl chính là bảo tàng nghệ thuật cổ truyền của dân tộc Cơ-tu, tạo nên
18


một phong cách nghệ thuật riêng biệt mang sắc thái văn hóa độc đáo và nó
cịn ẩn chứa nhiều bí ẩn của những hình tượng nghệ thuật chưa giải mã được.
Ngồi ra, Gươl cịn là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi tộc người Cơ-tu sinh hoạt
dân gian, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật; là nơi xuất phát các làn điệu
dân ca, hát lý, nghệ thuật sử dụng nhạc cụ, cồng chiêng và tạo ra các giá trị
văn hóa tinh thần khác. Hơn nữa, đây là nơi có tính giáo dục cộng đồng cao
nhất của tộc người Cơ-tu.
Trang phục của người Cơ-tu đàn ơng thường ở trần, cắt tóc ngắn, mặt
khố. Phụ nữ để tóc xõa, mặt váy, mọi người thường có tập tục xâu tai, tay đeo
vịng nhơm hay vòng bạc, cổ đeo vòng mã não, hạt cườm.
CHƯƠNG II:
AVỊ CUỐT CỦA NGƯỜI CƠTU Ở HUYỆN ĐÔNG GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Khái quát về lễ hội tế trâu của người CơTu

2.1.1. Lễ hội tế trâu của người CơTu:
Người Cơtu ở Đông Giang sống giữa đại ngàn Trường Sơn, làm nương,
phát rẫy, săn bắt để sinh sống nên họ tin vào Giàng (Trời) và các đấng thần
linh. Con trâu với họ là một thứ của cải có giá trị rất lớn, là vật quan trọng
được dùng hiến tế thần linh, với quan niệm: Khi Giàng và các vị thần linh
nhận lễ vật nhất là trâu sẽ giúp dân làng tránh được sự rủi ro, bệnh tật, tai nạn,
dân làng không bị “Chết xấu”, mùa màng sẽ được bội thu, cuộc sống sẽ được
ấm no quanh năm…
2.1.1.1. Đêm khóc tế trâu:
Trước ngày diên ra lễ hội đâm trâu, để cho Lễ, Hội diễn ra tốt đẹp, dân
làng phải chuẩn bị trước hai ngày. Đặc biệt, cây cột Xơ nur được trang trí hoa
19


văn rất đẹp. Trước khi dựng Xơ nur trước nhà Gươl, buộc trâu vào cột, già
làng cùng dân làng cúng tế, báo với thần linh, Giàng và mời các ngài về
chứng giám cuộc đâm trâu này.
Đêm trước buổi Lễ, dân làng làm heo, gà để tế lễ. Các già làng mang
đầu heo, gà, rượu đến ngay cột Xơ nur để tế. Dân làng ăn, uống, nhảy múa
theo tiếng cồng, chiêng đến khuya, cịn các già làng ngồi khóc tế (Nơơi) trâu
trắng đêm, theo hát lý Cơtu và tiếng trống đệm theo nhịp đếm 1-2-1… các cụ
khóc kể thảm thiết: Bhơơng dốch li dôl adô mây châu…(trời ơi, giờ đã buộc
vào neo rồi trâu phải ra đi…).
Trong đêm khuya, giữa núi rừng mà nghe những già làng khóc tế trâu
nghe rất não nề. Thơng qua khóc tế trâu, họ kể về nổi khổ ải do thiên tai, mất
mùa khơng có cái ăn cái mặc, bệnh tật, ốm đau, khơng có tiền mua thuốc
chữa. Khóc tế cịn biểu lộ tình cảm u thương. Thương con trâu cả một đời
làm lũ vì con người, nay phải hiến dâng cho thần linh, cho Giàng. Đêm đó các
Amếê, Amóo ( các mẹ, các chị) cũng khóc tế theo, tạo thành một tổng hịa âm
thanh kỳ bí giữa đại ngàn. Cột Xờ nur giữa sân nhà Gươl như vút cao lên,

mang theo nổi lòng của trần gian báo với thần linh. Con người, con vật, cỏ
cây mong muốn mạnh khỏe, tươi tốt, sống chan hòa, thanh bình…
2.1.1.2. Lễ chính:
Lễ hội đâm trâu diễm ra vào buổi sáng, khoảng thời gian từ 7 giờ đến 9
giờ. Lúc này từng đoàn người hú gọi, về đứng vây quanh con trâu trong tiếng
cồng chiêng ình-ồng, bập bùng. Người dân chọn con trâu thật khỏe, tắm rửa
sạch sẽ, cho trâu ăn uống no nê trước khi lễ bắt đầu.
Sau khi người có quyền lực nhất trong làng đứng bên trâu báo với thần
linh và Giàng giờ phút đâm trâu đã đến, Sau đó làm lễ dắt trâu cột vào cây Xơ
nur. Lúc này đồn cồng chiêng và múa chính thức biểu diễn. Đây là múa
mừng do đó tiết tấu của cồng chiêng nhanh gọn đôi tay trần phụ nữ Cơtu theo
20


nhịp uyển chuyển, truyền cảm cho người xem. Trước âm thanh cồng chiêng
và tiếng hú vang dậy của đoàn người nhảy múa. Con trâu hoảng hột nó chạy
quanh cột Xờ nur. Sau khoảng 30 phút nhảy múa, giờ phút đâm trâu bắt đầu.
Một vị già làng có uy tín được cử ra đâm nhát giáo đầu tiên, khi những giọt
máu đầu tiên của con trâu chảy ra, già làng hứng lấy và dâng lên cúng Giàng
cùng với vật phẩm đã chuẩn bị trước đó. Mâm cúng thần linh trước khi vào
hội đâm trâu, người Cơtu phải làm nhiều nghi lễ khác nhau như lễ dựng cây
Xơ nur, lễ dắt con heo sống, gà cột dưới chân cột Xơ nur để chứng tỏ sự giàu
có của bn làng… đuổi tà ma, lễ chọn trâu, lễ dắt trâu vào Xờ nur, lễ cúng
thần linh về dự lễ…
Người ta trích máu mũi trâu bỏ vào bát sau đó khấn với thần linh xin
điều may mắn, no ấm, khơng bệnh tật, trâu bị gia xúc mạnh khỏe…sau đó lấy
một vài cây tre đã được vót, chẻ cho tua một đầu, nhúng vào bát máu trâu rảy
vào mái bàn thờ. Làm lễ xong già làng vứt cây tre về phía bàn thờ, nếu cây tre
mắc lên bàn thờ coi như may mắn, thần linh vui vẻ chấp nhận lễ vật và cầu gì
được nấy.

Già làng có uy tín nhất được chọn làm chủ lễ đánh trống bắt đầu cuộc
đâm trâu. Những chàng trai tay giáo, tay mác nhảy múa xung quanh con trâu
hòa cùng những tiếng reo hò cổ vũ của dân làng, tạo nên bầu khơng khí náo
nhiệt, vui vẻ. Sau khoảng 40 phút đâm trâu, con trâu cũng ngã xuống với 13
nhát đâm. Con trâu hấp hối với hơi thở cuối cùng là già làng tiến hành ngay lễ
khóc trâu. Khóc trâu như một sự tiễn đưa con trâu về với thần linh. Sau khi
trâu chết, tiếng hò reo cùng lặng đi. Già làng lấy tấm tút (thổ cẩm) phủ lên
thân nó và lấy rượu, nước, gạo, muối rải lên đầu nó. Việc làm này có ý nghĩa
chia của cho trâu để linh hồn yên nghỉ còn con người ở lại với trần gian sống
tận hưởng những điều tốt lành.
Già làng rút ngọn dáo, một vịi máu phun ra theo hình cầu vịng lập tức
một người phụ nữ sẽ mang đến một ống nứa đựng nước suối đỗ vào vết
21


thương và người đàn ông bằm cuộn lá chuối rừng trên xác trâu. Treo quan
niệm của người Cơtu làm như vậy sẽ làm tăng thêm lượng huyết ứ và thịt
không hao tổn.
Già làng tới cắt dây buộc mũi, cắt dây cột để cho các chàng trai khiêng
đi làm thịt trâu và được mổ ngay để chia cho những người đi xem hội. Trâu
sau khi làm lễ, thịt được nấu chín và cúng thêm một lễ nữa. Số thịt còn lại
chia đều cho dân làng.
Người Cơtu quan niệm rằng, mỗi khi trâu chết đi mà đầu của nó hướng
vào nhà Gươl thì được xem là may mắn thần linh đã chấp nhận con trâu làm
lễ vật. Đây là điềm báo được coi là rất tuyệt vời cho dân làng trong lễ hội
đâm trâu. Lễ hội đâm trâu là hình thức sinh hoạt cộng đồng, chứa đựng nhiều
nét văn hóa truyền thống cầu cho mưa thuận, gió hịa, mùa màng bội thu, xua
đi những điều xấu đối với cuộc sống của bản làng. Lễ hội là sự kết nối giữa
cộng đồng các dân tộc trên dãy Trường Sơn với thần linh để hướng đến những
điều tốt đẹp nhất cho tất cả mọi người.

2.1.2. Ý nghĩa con trâu trong đời sống của người CơTu:
Con trâu đối với đồng bào Cơtu ngoài việc phục vụ sản xuất nơng
nghiệp, cịn là vật để tế thần linh, cúng Giàng trong lễ, hội đâm trâu những
ngày mừng lúa mới, nhà mới, đám cưới, Tết…
Trâu là con vật hiến tế to nhất, dùng trong những lễ cúng lớn nhất của
người CơTu. Cũng như ở các tộc bản địa Trường sơn – Tây Nguyên khác, tục
đâm trâu của người CowTu tồn tại từ xa xưa tới ngày nay. Trong xã hội này,
con trâu không phải là sức kéo (kéo cày bừa hay kéo xe), mà chỉ là con vật
dùng để cúng thần và trước kia là một loại gia sản quan trọng, đồng thời là
một trong những vật định giá, ngang giá phổ biển trong trao đổi hàng hóa.
Đối với người Cơtu, trâu biểu hiện cho quyền lực, uy tín của làng. Lễ, hội
đâm trâu là dịp đồng bào chung vui, thăm hỏi nhau. Thông qua con vật này,
22


người ta muốn báo với thần linh, Giàng về sức khỏe, công việc làm ăn của
cộng đồng.
Con trâu là một thứ có giá trị rất lớn đối với họ, là vật quan trọng dùng
để hiến tế thần linh với quan niệm khi Giàng và các vị thần linh nhận lễ vật
nhất là trâu sẽ giúp dân làng tránh được sự rủi ro bệnh tật, tai nạn, dân làng
không bị “chết xấu”, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no quanh năm….Từ ý
nghĩa cầu cho mùa màng bội thu, gắn liền với sự no ấm, lễ đâm trâu trở thành
nghi lễ cầu an, yếu tố góp nên sự yên vui, cũng như làm tan đi sự nguy biến trong
cuộc sống của bản làng. Bởi thế, hàng năm dù được mùa hay mất mùa, bình an hay
dịch bệnh, chiến tranh hay hịa bình... đồng bào đều tổ chức đâm trâu. Có thể nói, lễ
hội đâm trâu ngày càng được mở rộng về cả mục đích lẫn ý nghĩa, và trở thành
một sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng mang nhiều ước vọng.
2.2. Avị cuốt của người CơTu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng
Nam
2.2.1. Nguồn gốc tên gọi:

Đến các buôn làng của người CơTu trong các dịp lễ tết, hẳn không ai
quên được một món ăn nhìn rất lạ mắt trên mâm cúng tổ tiên, thần linh. Đó là
một loại bánh có chiều dài 10cm đến 15cm, trang trí trên mâm cỗ, có hình
chiếc sừng trâu. Hỏi ra, mới biết, đấy là bánh sừng trâu - một loại bánh truyền
thống của người CơTu.
Người CơTu gọi bánh sừng trâu với nhiều tên gọi khác nhau. Như: Avị
cuốt, bánh đót, c'cót... Tuy nhiên, cái tên "bánh sừng trâu" vẫn được đồng bào
nơi đây thích nhất bởi nó mang tính dân dã, đơn giản và thiêng liêng. Dân dã,
đơn giản vì chỉ nhìn từ ngồi vào, người ta biết được chiếc bánh mang hình
dáng của chiếc sừng trâu. Nhưng mang ý nghĩa sâu xa hơn, đó là con trâu có ý
nghĩa vơ cùng to lớn trong đời sống của người CơTu.
Đồng bào nơi đây gọi con trâu là "Tơ ri". Người CơTu quan niệm, việc
sở hữu con trâu là việc quan trọng trong đời người ("cưới vợ, làm nhà, tậu
23


trâu"). Đám cưới khơng có trâu coi như chưa xong các thủ tục của lễ cưới.
Ngày lễ, tết khơng có trâu hiến tế thì ngày lễ ấy trời khơng biết, Giàng khơng
hay, người dân khơng được che chở. Chính vì vậy, hình ảnh gắn liền với con
trâu trở nên quen thuộc với người CơTu. Để từ đó, cái tên bánh sừng trâu
được người dân sử dụng rỗng rãi.
2.2.2. Nguyên liệu chế biến:
Món Avị cuốt của người CơTu khơng cầu kì, ít gia vị, không màu mè
nhưng ăn rất ngon bởi nguyên liệu là từ thiên nhiên của núi rừng, sông suối
ban tặng. Avị cuốt gồm những thành phần:
- Gạo nếp (loại ngon, thơm)
- Lá đót (khơng rách)
- Dây lạt (mỏng, dẻo)
2.2.3. Cách thức chế biến
Trong số các món ăn truyền thống của đồng bằng Cơtu vùng núi tỉnh

Quảng Nam thì bánh A Cuốt là loại bánh rất phổ biến được bà con dùng trong
dịp đám cưới khi có tiệc tùng đãi khách , lễ hội mừng lúa mới hoặc khi đi
chơi xa... Người Cơtu gọi bánh này là hương vị Acuốt, bánh đoót bởi nó được
gói bằng lá đót rừng hoặc bánh sừng trâu, gọi bánh sừng trâu vì nhìn xa hình
dáng của bánh A Cuốt giống như cái sừng của con trâu.
Người Cơtu vùng núi Quảng nam làm bánh A Cuốt bằng lá đoót (A Xợ
atơng) mọc rất nhiều ở rừng nơi bà con sinh sống.Muốn làm bánh A Cuốt
người Cơtu chỉ cần mang gùi ra rừng lựa cắt những chiếc lá đt to, dày
khơng rách và chuận bị thêm dây lạt buộc bánh. Người Cơtu thường dùng gạo
nếp Proong do bà con trồng trên nương rẫy để gói loại bánh này. Công đoạn
làm bánh A Cuốt cũng đơn giản trước hết phải giã, giần, sàng những hạt nếp
vàng Proong cho thật trắng cách gói bánh A Cuốt của người Cơtu là họ không
ngâm nếp trước mà ngược lại gói xong bánh rồi mới ngâm làm bánh A Cuốt
24


để gạo khơ rồi bỏ vào phễu lá đót đã được gấp sẵn để gói khơng thêm bất cứ
một loại nhân nào, có lẽ vì thế mà có thể để bánh một tuần cũng không hư chỉ
cần khéo tay một chút chiếc lá đt sẽ được xoay thành một vịng 360 0 tạo
thành hình nón, hình phễu. Người gói giữ chặt hai mép lá, rồi lấy nắm gạo
nếp bỏ đầy, nên vừa chặt vào hính nón của lá đt, sau đó đem gấp lại phía lá
đt thừa ra để tạo thành chiếc bánh đơn. Người Cơ Tu gói xong bánh cột lại
thành từng cặp, một ký gạo nếp có thể gói hơn 20 cặp bánh (40 cái) rồi họ bỏ
bánh vào nồi nấu. Thời gian nấu bánh chỉ khoảng 2-3 tiếng đồng hồ thì bánh
chín, có màu sắc đẹp toả mùi thơm ngào ngạt rất hấp dẫn. Theo kinh nghiệm
nấu bánh A Cuốt thì khơng để lửa tắt nửa chừng, cũng không để lửa to qúa mà
chỉ để củi lim dim cho đến khi bánh A Cuốt vừa chín, đảm bảo dẻo thơm và
để được lâu mà không sợ thiu, mốc.
2.2.4. Cách thức bảo quản
Bánh Avị cuốt được dùng trong thời gian 2-3 ngày, khi để lâu bánh

cứng, nhưng có thể làm bánh dẻo lại bằng cách nướng bánh lại vào than hồng
ăn giòn dẻo ngon.
CHƯƠNG III:
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BÁNH AVỊ CUỐT CỦA NGƯỜI
CƠTU
Bằng nhiều hình thức phong phú, tuyên truyền vận động giáo dục làm
chuyển biến nhận thức trong toàn dân, trước hết trong các cấp uỷ, đảng, đảng
viên, cán bộ từ huyện đến xã, thị trấn về tầm quan trọng và sự cần thiết phải
khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá CơTu. Coi đây là một
trong những động lực để phát triển và góp phần quan trọng trong việc xây
dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Các hoạt động
tuyên truyền giáo dục, văn hoá phải gắn với quản lý xã hội bằng pháp luật,
phát huy sức mạnh của cộng đồng, gắn với các phong trào hành động của
25


×