Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Ảnh hưởng của giá thể và một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa của cây mai vàng yên tử trồng tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 61 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯU THỊ TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA GEN MC4R, PIT1 ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT TINH
DỊCH CỦA LỢN DUROC

Ngành:

Công nghệ sinh học

Mã số:

8420201

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Nguyễn Xuân Cảnh
2. TS. Hà Xuân Bộ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng được dùng để
bảo vệ bất kì học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong q trình tơi tiến hành thực hiện luận văn
đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Lưu Thị Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng, biết ơn
sâu sắc đế n TS. Nguyễn Xuân Cảnh và TS. Hà Xuân Bộ, đã nhiê ̣t tình hướng dẫn, dành
nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện
đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Ho ̣c viê ̣n Nông nghiê ̣p
Viê ̣t Nam, Ban Quản lý đào tạo, Ban lañ h đa ̣o Khoa Công nghệ sinh học, các cán bô ̣,
viên chức Bộ môn Công nghệ sinh học vi sinh đã giúp đỡ, tạo điề u kiê ̣n cho tơi trong
q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám đố c, các cán bộ Trung tâm công nghệ sinh
học DABACO, Công ty TNHH lợn giống hạt nhân DABACO đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình ho ̣c tâ ̣p và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn này./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Lưu Thị Trang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................. v
Danh mục hình ............................................................................................................. vi
Danh mục chữ viết tắt..................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thıết của đề tàı ................................................................................... 1

1.2.

Mu ̣c tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2


1.3.

Pha ̣m vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.

Ý nghıã khoa ho ̣c và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu............................................................. 3

2.1.1.

Tổng quan về giống lợn Duroc ......................................................................... 3

2.1.2.

Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng................................................................... 4


2.1.3.

Tổng quan về tinh dịch và tinh trùng lợn .......................................................... 5

2.1.4.

Ảnh hưởng của kểu gen đến năng suất sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch ...... 7

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng ............................................ 10

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch .............................................. 13

2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước ............................................ 15

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................... 15

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước ................................................................... 17

Phần 3. Nộı dung và phương pháp nghıên cứu ........................................................ 20
3.1.


Vật lıệu nghıên cứu........................................................................................ 20

3.2.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 20

3.3.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 20

3.4.

Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 20

iii


3.5.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 20

3.6.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 20

3.6.1.

Phương pháp xác định kiểu gen, tần số allen và tần số kiểu gen MC4R, PIT1
của lợn Duroc ................................................................................................ 20


3.6.2.

Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng và ảnh hưởng của kiểu gen
MC4R, PIT1 đến khả năng sinh trưởng của lợn Duroc ................................... 23

3.6.3.

Phương pháp đánh giá phẩm chất tinh dịch và ảnh hưởng của kiểu gen MC4R,
PIT1 đến phẩm chất tinh dịch của lợn Duroc.................................................. 24

3.6.4.

Xử lý số liệu .................................................................................................. 25

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 26
4.1.

Kết quả xác định kiểu gen MC4R và PIT1 bằng phương pháp pcr-rflp ........... 26

4.1.1.

Xác định đa hình gen MC4R và PIT1 ............................................................ 26

4.1.2.

Tần số kiểu gen, tần số allen của đa hình gen MC4R và PIT1 trong quần thể
lợn Duroc ...................................................................................................... 28

4.2.


Đánh giá khả năng sinh trưỏng và ảnh hưởng của kiểu gen MC4R, PIT1 đến
khả năng sinh trưởng của lợn Duroc............................................................... 31

4.2.1.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn Duroc31

4.2.2.

Ảnh hưởng của kiểu gen MC4R đến các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn Duroc .. 32

4.2.3.

Ảnh hưởng của kiểu gen PIT1 đến các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn Duroc ..... 34

4.3.

Đánh giá phẩm chất tinh dịch và ảnh hưởng của kiểu gen MC4R, PIT1 đến
phẩm chất tinh dịch của lợn Duroc ................................................................. 36

4.3.1.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch của lợn
Duroc ............................................................................................................ 36

4.3.2.

Ảnh hưởng của kiểu gen MC4R, PIT1 đến các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch của
lợn Duroc ...................................................................................................... 38


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 42
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 42

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 42

Tàı lıệu tham khảo ....................................................................................................... 43

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tần số kiểu gen, tần số alen của đa hình gen MC4R và PIT1 trong quần thể
lợn Duroc ..................................................................................................28
Bảng 4.2. Tần số kiểu gen, tần số alen của đa hình gen MC4R trong quần thể lợn đực
và cái Duroc ..............................................................................................29
Bảng 4.3. Tần số kiểu gen, tần số allen của đa hình gen PIT1 trong quần thể lợn đực
và cái Duroc ..............................................................................................30
Bẳng 4.4. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn
Duroc .......................................................................................................32
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của kiểu gen MC4R đến các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn Duroc
..................................................................................................................32
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của kiểu gen PIT1 đến các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn Duroc.35
Bảng 4.7. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch của
lợn Duroc ..................................................................................................37
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của kiểu gen MC4R đến các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch của lợn

Duroc ........................................................................................................38
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của kiểu gen PIT1 đến các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch của lợn
Duroc ........................................................................................................38

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ của q trình hình thành tinh trùng .................................................... 5
Hình 2.2. Cấu tạo của tinh trùng ................................................................................. 7
Hình 4.1. Kết quả điện di sản phẩm PCR khuếch đại gen MC4R từ một số mẫu trên
gel agarose (1%)........................................................................................ 26
Hình 4.2. Kết quả điện di sản phẩm PCR khuếch đại gen PIT1 từ một số mẫu trên gel
agarose (1%) ............................................................................................. 26
Hình 4.3. Kết quả cắt sản phẩm PCR gen MC4R với enzyme TaqI từ một số mẫu trên
gel agarose (2.5%)..................................................................................... 27
Hình 4.4. Kết quả cắt sản phẩm PCR gen PIT1 với enzyme RasI từ một số mẫu trên
gel agarose (2.5%)..................................................................................... 27
Hình 4.5. Khối lượng bắt đầu kiểm tra năng suất cá thể, khối lượng kết thúc kiểm tra
năng suất cá thể của lợn Duroc mang kiểu gen MC4R ............................... 33
Hình 4.6. Tăng khối lượng trung bình của lợn Duroc mang kiểu gen MC4R ............. 34
Hình 4.7. Khối lượng bắt đầu kiểm tra năng suất cá thể, khối lượng kết thúc kiểm tra
năng suất cá thể của lợn Duroc mang kiểu gen PIT1 .................................. 36
Hình 4.8. Tăng khối lượng trung bình của lợn Duroc mang kiểu gen PIT1 ................ 36
Hình 4.9. Thể tích tinh dịch (ml) của lợn Duroc theo kiểu gen MC4R, PIT1 ............. 40
Hình 4.10. Nồng độ tinh trùng của lợn (triệu/ml) Duroc theo kiểu gen MC4R, PIT1 ... 40
Hình 4.11. Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (tỷ/lần) của lợn Duroc
theo kiểu gen MC4R, PIT1 ........................................................................ 41

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADG

Tăng khối lượng trung bình

cs.

Cộng sự

FCR

Feed Conversion Ratio

NĐ - CP

Nghị định – Chính Phủ

NXB

Nhà xuất bản

MC4R

Melanocortin-4 Receptor


PCR

Polymerase chain reaction

dNTP

Deoxyribonucleotide acid – 5 – triphosphate

PIT1 hay POU1F1

Pituitary-Specific Transcription Factor 1



Quyết định

QĐ-BNN

Quyết định – Bộ nông nghiệp

RFLP

Restriction fragment length polymorphism

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TTNT

Thụ tinh nhân tạo

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lưu Thị Trang
Tên luận văn: Ảnh hưởng của gen MC4R, PIT1 đến khả năng sinh trưởng và phẩm
chất tinh dịch của lợn Duroc
Ngành : Công nghệ sinh học

Mã số: 8420201

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Xác định đa hình gen MC4R, PIT1 và đánh giá ảnh hưởng của đa hình gen
MC4R, PIT1 đến khả năng sinh trưởng của lợn Duroc.
Đánh giá ảnh hưởng của đa hình gen MC4R, PIT1 đến phẩm chất tinh dịch của
lợn Duroc nhằm phục vụ cho công tác giống và định hướng chọn lọc theo kiểu gen để
nâng cao năng suất của giống lợn này.
Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung 1: Xác định kiểu gen, tần số allen và tần số kiểu gen MC4R, PIT1 của lợn Duroc
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên tổng số 959 lợn (778 lợn
cái và 181 lợn đực);
Phương pháp nghiên cứu: Tách chiết mẫu, chạy PCR-RFLP xác định kiểm gen.

Nội dung 2: Đánh giá khả năng sinh trưởng và ảnh hưởng của kiểu gen MC4R,
PIT1 đến khả năng sinh trưởng của lợn Duroc
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên tổng số 959 lợn, trong đó
gen MC4R có 185 con mang kiểu gen AA, 455 con mang kiểu gen AG và 319 con
mang kiểu gen GG; Kiểu gen PIT1 có 102 con mang kiểu gen AA, 269 con mang kiểu
gen AB và 182 con mang kiểu gen BB.
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập và theo dõi các chỉ tiêu khối lượng bắt đầu,
khối lượng kết thúc, tăng khối lượng, dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỷ lệ nạc.
Nội dung 3: Đánh giá phẩm chất tinh dịch và ảnh hưởng của kiểu gen MC4R, PIT1
đến phẩm chất tinh dịch của lợn Duroc
Đối tượng nghiên cứu: Tổng số 41 lợn đực, trong đó gen MC4R có 9 con mang
kiểu gen AA, 19 con mang kiểu gen AG, 13 con mang kiểu gen GG; kiểu gen PIT1 có 1
con mang kiểu gen AA, 16 con mang kiểu gen AB và 20 con mang kiểu gen BB với
1.277 lần khai thác tinh.
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập và theo dõi các chỉ tiêu: thể tích tinh dịch,
hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần
khai thác.

viii


Kết quả chính và kết luận:
Đối với gen MC4R, allen A và G xuất hiện với tần số tương ứng là 0,430 và 0,570.
Tần số allen A ở lợn đực (0,467) cao hơn so với lợn cái (0,422). Đối với gen PIT1, allen A
và B xuất hiện với tần số lần lượt là 0,428 và 0,572. Allen B ở lợn đực (0,669) xuất hiện với
tần số cao hơn so với lợn cái (0,561). Tần số kiểu gen MC4R, PIT1 trong quần thể lợn đực
và cái hậu bị Duroc ở trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg (P>0,05).
Việc chọn lọc lợn Duroc mang kiểu gen MC4R AA hoặc AG làm giống có thể
cải thiện được tăng khối lượng trung bình. Việc chọn lọc lợn Duroc làm giống mang
kiểu gen PIT1 không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng.

Gen MC4R và PIT1 không ảnh hưởng đến tổng số tinh trùng tiến thẳng trong
một lần khai thác (VAC). Vì vậy, việc chọn lọc lợn đực Duroc mang kiểu gen mong
muốn (MC4R AA và PIT1 BB) có thể cải thiện năng suất sinh trưởng mà không ảnh
hưởng đến VAC.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Luu Thi Trang
Thesis title: Effect of MC4R, PIT1 genes on production performance and semen quality
of Duroc pigs.
Major: Biotechnology

Code: 8420201

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives:
Identify polymorphisms of MC4R, PIT1 genes and effect of these polymorphisms
on growth performance ofDuroc pigs;
Evaluate the effect of polymorphisms of MC4R, PIT1 genes on semen quality traits
of Duroc boars in order to select potential genotypes to improve productionperformance and
semen quality.
Materials and Methods:
Task 1. Identify allele and genotype frequencies of genotype of MC4R, PIT1 genes in
Duroc pigs
This experiment was conducted on a 959 pigs, including 778 females and 181
males. The genotypes of MC4R and PIT1 genes were identified using PCR-RFLP method.
Task 2. Effect of MC4R, PIT1 genotype and other factors on the production performance
Production performance was based on 959 pigs, including MC4R (185 AA,

455 AG and 319 GG) and PIT1 (102 AA, 269 AB and 182 BB). The traits for
production were initial body weight (IBW), final body weight (FBW), average daily
gain (ADG), depth of longgissimus dorsal (DLD), backfat thickness (BFT) and lean
meat percentage (LMP).
Task 3. Effect of MC4R, PIT1 genotype and other factors on semen quality traits
A total of 1,277 ejaculates were collected from41Duroc boars, including MC4R
(9 AA, 19 AG and 13 GG) and PIT1 (1 AA, 16 AB and 20 BB). The semen quality
traits were ejaculate volume (V), spermatozoon motility (A), sperm concentration (C),
total number spermatozoon on going ahead per one ejaculate (VAC).
Main findings and conclusions:
For MC4R gene, the frequencies of A and G alleles were 0.430 and
0.570respectively. The frequency ofAallele in males(0.467) was higher than that of
females (0.422). For PIT1 gene, A and B alleles were observed with frequencies of

x


0.428 and 0.572 respectively. The B allele in in males (0.669) was higher than that of
females (0.561). The genotype frequencies of MC4R and PIT1 were in Hardy-Weinberg
equilibrium for females and male (P>0.05).
Selection of Duroc pigs carrying AA or AG genotypes ofMC4R gene could
improve average daily gain. While selection of Duroc pigs based on PIT1 genotypes did
not affect production performance.
The MC4R and PIT1 genes did not affect total number spermatozoon on going ahead
per one ejaculate (VAC). This result suggest that selection of pigs carryingMCR4 AA
and PIT1 BB could improve production performance without effect onVAC.

xi



PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn ni lợn muốn đạt hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững cần
phải quan tâm đặc biệt đến công tác giống, trong đó cơng tác chọn lọc đực giống
đóng vai trò quan trọng khi quyết định tới 50% năng suất chăn nuôi. Lợn đực
giống ảnh hưởng tới chất lượng đời sau. Do vậy, việc kiểm tra đánh giá khả năng
sinh trưởng, phẩm chất tinh dịch là một mắt xích quan trọng không thể thiếu
trong chăn nuôi lợn đực giống để không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng
của đực giống.
Di truyền phân tử đang được ứng dụng rộng rãi trong sinh học nơng nghiệp
nói chung và chăn ni nói riêng. Sử dụng chỉ thị phân tử MAS (marker assisted
selection) để chọn lọc là một trong những công nghệ được sử dụng để chọn giống
lợn phổ biến hiện nay. Nhờ phương thức chọn giống mới này mà năng suất đàn
giống đươc cải thiện nhanh chóng so với các phương pháp chọn giống truyền
thống trước đây.
Gen MC4R mã hoá cho thụ thể protein xuyên màng của tế bào. Thụ thể này
đóng vai trị quan trọng trong việc điều khiển lượng thức ăn thu nhận, khối lượng
cơ thể và duy trì ổn định năng lượng nội bào. Lợn mang kiểu gen AA có khả
năng tăng khối lượng cao hơn so với những cá thể lợn mang kiểu gen AG và GG
(Houston et al., 2004, Piórkowska et al., 2010, Dvořáková et al., 2011, Muñoz et
al., 2011, Davoli et al., 2012).
Bên cạnh gen MC4R, gen PIT1 cũng ảnh hưởng đến các tính trạng về năng
suất thân thịt và chất lượng thịt. Những cá thể lợn mang kiểu gen AB và BB có
khối lượng thân thịt cao hơn so với những cá thể mang allen AA (Yu et al., 1995;
Brunsch et al., 2002; Franco et al., 2005; Oczkowicz and Różycki, 2013). Vì
vậy, việc chọn lọc và sử dụng những cá thể mang kiểu MC4R và PIT1 có khả
năng sinh trưởng nhanh làm giống là cần thiết. Nghiên cứu về đa hình gen MC4R
và PIT1 trên lợn cũng đã được thực hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu
này về gen MC4R mới chỉ được đề cập trên lợn đực rừng (Nguyễn Văn Nơi et
al.,2010) và gen PIT1 trên lợn nhưng không nêu rõ giống lợn đã khảo sát (Chung

Anh Dũng et al., 2014). Chưa có nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của gen
MC4R, PIT1 đến các tính trạng về chất lượng tinh dịch ở lợn Duroc.

1


Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài“Ảnh hưởng
của gen MC4R, PIT1 đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch của
lợn Duroc”.
1.2. MU ̣C TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định đa hình gen MC4R, PIT1 và đánh giá ảnh hưởng của đa hình gen
MC4R, PIT1 đến khả năng sinh trưởng của lợn hậu bị Duroc.
Đánh giá ảnh hưởng của đa hình gen MC4R, PIT1 đến phẩm chất tinh dịch
của lợn Duroc nhằm phục vụ cho công tác giống và định hướng chọn lọc theo
kiểu gen để nâng cao năng suất của giống lợn này.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở xác định kiểu gen MC4R, PIT1 của từng cá thể và đánh giá mối
liên hệ giữa đa hình gen MC4R, PIT1 với các tính trạng sinh trưởng và phẩm
chất tinh dịch của lợn Duroc nuôi tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân
DABACO từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2019.
̃ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦ A ĐỀ TÀ I
1.4. Ý NGHİA

1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các tư liệu khoa học liên quan đến khả năng sinh trưởng và phẩm
chất tinh dịch của lợn Duroc và ảnh hưởng của gen MC4R, PIT1 đến các khả
năng đó.

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp đánh giá được ảnh hưởng của gen

MC4R, PIT1 đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch lợn Duroc để từ
đó có định hướng cho sự phát triển đàn lợn.

2


PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tổng quan về giống lợn Duroc
Nguồn gốc: Lợn Duroc có nguồn gốc từ miền Đơng nước Mỹ và vùng Corn
Belt. Dòng Duroc được tạo ra ở vùng New York năm 1823, bởi Isaac Frink. Giống
Duroc-Jersey có nguồn của hai dòng khác biệt Jersey đỏ của New Jersey và Duroc
của New York. Còn dòng Jersey đỏ được tạo ra vào năm 1850 vùng New Jersey bởi
Clark Pettit. Chủ yếu được nuôi ở vùng New Jersey và vùng New York, nước Mỹ.
Đây là giống có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng hiện nay đã hiện diện khắp nơi
trên thế giới vì chúng cho năng suất cao và tỷ lệ nạc khá lớn, ít mỡ. Lợn Duroc
được coi là giống lợn tốt trên thế giới hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều
nơi, đặc biệt nuôi theo hướng nạc. Tuy nhiên, ni Lợn Duroc cần có chế độ dinh
dưỡng cao và chăm sóc tốt mới đạt được kết quả tốt nhất.
Đặc điểm: Lợn tồn thân có lơng màu hung đỏ hoặc nâu đỏ (do đó thường
gọi là heo bò), đầu to vừa phải, mõm dài, tai to và dài, cổ nhỏ và dài, mình dài,
vai-lưng-mơng-đùi rất phát triển. Lợn thuần chủng có sắc lơng đỏ nâu, bốn móng
ở mỗi chân màu đen huyền, khi lai có màu vàng nhạt và xuất hiện đốm bông đen
(thường ở đùi, mông, bụng). Chúng có tai nhỏ, xụ nhưng gốc tai đứng, lưng
còng, ngắn đòn, bụng thon, chân thấp. Giống Duroc là giống tiêu biểu cho hướng
nạc, có tầm vóc trung bình. Chúng có bốn móng chân và mõm đen. Thân hình
vững chắc, tai xụ từ nửa vành phía trước, dài địn, chân chắc và khỏe.
Sinh sản: Duroc có khả năng sinh sản tương đối cao. Trung bình đạt 1,7 – 1,8
lứa/năm. Mỗi lứa đẻ từ 9 đến 11 con, lợn con trung bình đạt 1,2 – 1,3 kg, trọng
lượng cai sữa trung bình 12 – 15 kg. Sức tiết sữa của lợn đạt 5 – 8 kg/ngày. Khả

năng sinh trưởng của lợn tốt. Tuy nhiên khả năng sinh sản của nái không cao, đẻ
khoảng 7-9 con/lứa, nuôi con kém. Lợn nái đẻ mỗi năm 1,8 lứa, mỗi lứa 8–9 con,
nái tiết sữa kém, nuôi con kém, nhu cầu dinh dưỡng cao, sức kháng bệnh kém.
Do chân thấp nên nái tơ Duroc phối với lợn đực cao chân thường khó khăn,
trắc trở và có thể xảy ra việc dương vật lợn đực có thể gieo nhầm vào hậu
mơn thay vì âm đạo (tình dục bằng đường hậu mơn), ngược lại nọc tơ Duroc phối
với nái cao thường khó khăn như dễ bị té bật ngửa, hoảng sợ, hoặc dương vật
không đi sâu qua cổ tử cung nên tỉ lệ đậu thai thấp, tinh trùng thường bị trào ra
ngoài âm đạo sau khi phối trực tiếp, nó có thể bị phụt ra ngồi và khó thụ thai.

3


2.1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ
phận hay tồn bộ cơ thể con vật. Thực chất của sinh trưởng là sự tăng trưởng, phân
chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi. Quá trình sinh trưởng được sự điều khiển
của hormone sinh trưởng (Somato stropin). Cường độ sinh trưởng có liên quan chặt
chẽ đến hàm lượng hormone. Ở lợn nhiều mỡ ít nạc thì hàm lượng hormone sinh
trưởng ít hơn so với lợn nhiều nạc ít mỡ. Mối liên hệ giữa khối lượng và tuổi của vật
nuôi được thể hiện bằng đồ thị hình chữ S. Giai đoạn trước thành thục sinh dục có
tốc độ sinh trưởng nhanh, sau đó tốc độ sinh trưởng chậm lại và giảm dần cho đến
khi đạt ổn định về khối lượng, lúc này vật nuôi thành thục về thể vóc. Khả năng
sinh trưởng được mơ tả bằng sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối.
Sinh trưởng tuyệt đối được xác định bằng tỷ lệ giữa khối lượng cơ thể vật
nuôi tăng lên với khoảng thời gian để tăng được khối lượng đó. Chỉ tiêu này
được sử dụng để đánh giá khả năng tăng khối lượng trung bình hàng tháng
(kg/tháng) hoặc hàng ngày (g/ngày). Sinh trưởng tuyệt đối được mơ hình hố
bằng đồ thị parabol. Đối với lợn thịt cần xác định được thời điểm đạt giá trị cực
đại (đỉnh parabol) để kết thúc giai đoạn nuôi thịt nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng kích thước và thể
tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tương đối
có dạng hypebol.
Trong q trình sinh trưởng thành phần hóa học cũng như tỉ lệ các phần thịt
và phẩm chất thịt cũng thay đổi. Cùng với sự tăng lên về trọng lượng thì tỉ lệ vật
chất khơ và mỡ cũng tăng lên, đồng thời tỉ lệ protit lại giảm nhẹ.
Để đánh giá quá trình sinh trưởng thì một phần được xác định bằng số liệu qua
tính tốn sự thay đổi về cả chiều, khối lượng, thể tích, các cơ quan và bộ phận.
Để biểu thị quá trình sinh trưởng của lợn thì người ta thường dựa vào độ
sinh trưởng tích lũy. Đó là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn bộ cơ thể
hoặc của từng bộ phận của cơ thể tại thời điểm khảo sát. Độ sinh trưởng tích lũy
được biểu thị bằng đồ thị hình chữ S. Dùng trục tung biểu thị đồ thị sinh trưởng
tích lũy (kg, g), dùng trục hoành biểu thị thời gian t (tháng, ngày).
Bên cạnh về khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt đóng vai trị quan
trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt. Năng suất thân
thịt của lợn được đánh giá qua các chỉ tiêu: dày mỡ lưng (mm), dày cơ thăn

4


(mm), tỷ lệ nạc (%), khối lượng móc hàm (kg), tỷ lệ móc hàm (%), khối lượng
thịt xẻ (kg), tỷ lệ thịt xẻ (%), dài thân thịt (cm), diện tích cơ thăn (cm2).
Chất lượng thịt được định nghĩa bởi những tính trạng mà người tiêu dùng
hài lịng, bao gồm các tính trạng cảm quan, chế biến và sự tin tưởng. Những tính
trạng chất lượng thịt được phân loại dựa trên những yếu tố bên trong và yếu tố
bên ngoài. Yếu tố bên trong liên quan đến những đặc tính sinh lý của thịt như:
màu sắc, kết cấu của thịt, màu mỡ, tỷ lệ mỡ dắt, sự phân bố mỡ dắt trong cơ, tỷ
lệ mất nước bảo quản (tính trạng cảm quan), độ dai, giá trị pH, mùi vị và sự tích
nước (tính trạng chế biến). Yếu tố bên ngồi liên quan đến những đặc tính về sự
tin tưởng như an toàn, dinh dưỡng, độc tố…

2.1.3. Tổng quan về tinh dịch và tinh trùng lợn
2.1.3.1. Sự hình thành và cấu tạo của tinh trùng lợn
Tinh trùng là tế bào sinh dục đực đã hồn chỉnh về hình thái, cấu tạo và đặc
điểm sinh lý, sinh hóa bên trong và có khả năng thụ thai (thụ tinh). Nói cách
khác, tinh trùng là tế bào sinh dục đực đã qua kỳ phân chia giảm nhiễm, đã thành
thục và có khả năng thụ thai.
Các giai đoạn hình thành tinh trùng:

Hình 2.1. Sơ đồ của quá trình hình thành tinh trùng

5


Tinh trùng được hình thành trong lịng ống sinh tinh của dịch hồn từ khi
con đực thành thục về tính.
- Về hình thái: tinh trùng có dạng con nịng nọc. Trơng thẳng đầu tinh
trùng có hình quả trứng, trơng nghiêng có hình tấm hơi cong. Thành phần hóa
học: 25% vật chất khô + 75 % nước. Trong 25% vật chất khơ gồm 85% protein,
13,2% lipid và 1,8 % chất khống. Đầu tinh trùng chứa chủ yếu là ADN, đi thì
nhiều lipid, ngoài ra là các enzyme. Tinh trùng gồm ba phần chính:
- Phần đầu: trên cùng của đầu là hệ thống Acrosom. Phần trước của đầu
được bao phủ một mũ mỏng, tức bao đầu. Dưới lớp này có cấu tạo hình dải gọi là
thể ngọn. Trong bao đầu tập trung enzyme hyaluronidaza, men này có tác dụng
phá vỡ màng phóng xạ của tế bào trứng trong quá trình thụ tinh. Sau hệ thống
Acrosom là nhân, nhân chiếm hầu hết phần đầu: 76,7 - 80,3%, nó có chứa DNAvật chất di truyền.
- Phần cổ: đây là nơi chủ yếu chứa nguyên sinh chất của tinh trùng. Từ
trung tử 1 xuất phát hai sợi trục đuôi và những sợi fibrin. Các sợi được bố trí theo
cơng thức 2:9:9. Nghĩa là 2 sợi trục, 9 sợi vịng trong có đường kính 180 A0, 9
sợi vịng ngồi (trong đó có 3 sợi số 1, 4, 7 to hơn và có đường kính 1000 A0, cịn
các sợi số 2, 3, 5, 6, 8,9 thì nhỏ hơn và có đường kính 700A0). Phần cổ tinh trùng

đính với phần đầu rất lỏng lẻo, khi tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng trong
quá trình thụ tinh thì chỉ có phần đầu vào được bên trong tế bào trứng cịn cổ thì
bị gãy, cổ và đi ở bên ngoài. Trong nguyên sinh chất ở phần cổ của tinh trùng
chứa nhiều ty thể, trong đó có chứa nhiều enzyme giúp cho tinh trùng trong q
trình trao đổi chất. Ngồi ra phần cổ than cịn có chứa các chất khác như sắc tố,
lipoid, ATP…
- Phần đuôi: bao quanh đuôi là màng chung của tinh trùng, ngồi ra màng
cịn được bám thêm lipoprotein, phần protein khá bền vững, nó gần giống như
keratin. Đuôi được chia thành 3 phần: đuôi trung đoạn, đi chính và đi phụ.
Các sợi cũng được sắp xếp thành những vịng trịn đồng tâm theo cơng
thức 2:9:9. Ở phía trên xếp mau hơn, to hơn và chúng được duỗi ra ở phần đuôi
phụ tạo thành chùm tơ đuôi. Chùm tơ đuôi không bị màng bao phủ, chúng được
tự do hoạt động như một mái chèo giúp tinh trùng hoạt động. Chức năng chủ yếu
của đuôi là giúp tinh trùng vận động. Năng lượng cung cấp cho tinh trùng hoạt
động từ ATP ở phần cổ và đuôi tinh trùng.

6


Hình 2.2. Cấu tạo của tinh trùng
2.1.3.2. Hoạt động của tinh trùng
Khi cịn trong dịch hồn phụ, tinh trùng hoạt động rất yếu hoặc khơng hoạt
động. Khi được giải phóng ra ngoài, tinh trùng trở nên hoạt động mạnh do tác
động của dịch tiết do các tuyến sinh dục phụ tiết ra.
Trạng thái hoạt động của tinh trùng thể hiện chất lượng tinh dịch. Nếu tinh
trùng hoạt động càng mạnh thì chất lượng càng tốt. Tinh trùng có 3 hình thức vận
động cơ bản:
- Vận động tiến thẳng: đây là những tinh trùng có khả năng thụ thai.
- Vận động xoay trịn: những tinh trùng có dạng vận động này thường là
khơng có khả năng thụ thai.

- Vận động tại chỗ: thường là những tinh trùng non hoặc bị dị tật, những
tinh trùng này khơng có khả năng thụ thai.
2.1.4. Ảnh hưởng của kểu gen đến năng suất sinh trưởng và phẩm chất
tinh dịch
Lợn là một lồi có đặc tính sinh trưởng nhanh. Tuy nhiên để đánh giá sự
sinh trưởng ở lợn người ta đánh giá chung nhiều yếu tố như: khả năng tiếp nhận
thức ăn, chuyển hóa thức ăn (FCR), tăng trọng bình quân trên ngày (ADG) để
đánh giá một các chính xác sự sinh trưởng của chúng nhằm nâng cao năng suất

7


và hiệu quả sản xuất. Chọn lọc để làm tăng tốc độ sinh trưởng và giảm độ dày
mỡ lưng là một trong những đinh
̣ hướng quan tro ̣ng trong công tác giống lợn.
Hiện tại, di truyền phân tử đã đóng vai trị quan trọng trong việc trong cơng tác
này. Có nhiều gen tác động đến sự sinh trưởng của lợn đã được tìm thấy trong
các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Việc xác định các gen này nhằm
giúp đỡ việc chọn giống cho tốc độ sinh trưởng cao mà không kéo theo những tác
động không mong muốn khác. Các gen chủ yếu được kể đế n như gen PIT1 hay
POU1F1 mã hóa các yếu tố phiên mã tuyến yên-cụ thể có liên quan trong phiên
mã của hormone tăng trưởng prolactin và tiểu đơn vị thyrotropin β (Steinfelder et
al.,1991). Các gen mã hóa POU1F1/PIT1 nằm trên nhiễm sắc thể 13 ở lợn
(Archibald et al.,. 1995). Locus POU1F1/ RsaI co tần số kiểu gen như sau 42.5%
cho kiểu gen AA, 48.8% cho kiểu gen AB và 8.7% cho kiểu gen BB. Kiểu gen BB
cho tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ thịt mông sấn cao hơn và tăng trọng nhanh hơn. Tuy nhiên
dày mỡ và khối lượng mỡ trong thiṭ mông cao hơn với kiểu gen AA; gen GHRH
(growth hormone releasing hormone), GHRHR (growth hormone releasing
hormone receptor) và GHR (growth hormone receptor) (Cogan and Phillips, 1998).
Gen này nằ m trên NST số 17 có vai trò điều chỉnh việc biểu hiện của hooc môn

tăng trưởng tác đô ̣ng đế n độ dày mỡ lưng, chuyển đổi thức ăn, dày thăn và tăng
trọng bı̀nh quân (Franco et al.,2005); tỉ lệ thịt (Eun Seok Cho, 2009).
2.1.4.1. Gen MC4R
Gen MC4R thuộc họ gen MCR, nằm trên NST số 1 của lợn, đóng vai trị
chính trong việc điều tiết khả năng tiếp nhận thức ăn và cân bằng năng lượng
(Bruun, 2006). Theo kế t quả của Fan et al., (2009), gen MC4R của lơ ̣n có chiều
dài 2812 bp. Vùng ADN mã hóa từ nucleotit 1316 đến nucleotit 2314, mã hóa
cho 333 axit amin. Nó bao gồm 1 exon duy nhất MC4R là thụ thể Melanocortin
số 4, là gen chính điều khiển khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng (Adan
et al.,2006; Tao, 2010). Nó được coi như là candidate gen cho bệnh béo phì ở
người. Gen MC4R có hai allen A, G với ba kiểu gen AA, AG, GG. Độ dài các
kiểu gen có thứ tự 220 bp cho kiểu genAA; 50 bp và 170 bp cho kiểu gen GG; 50
bp, 170 bp, 220 bp cho kiểu gen AG. Cho đến nay, hơn 150 vị trí đa hình khác
nhau đã được phát hiện (Tao, 2009). Những đột biến này được phân ra thành 5
nhóm khác nhau dựa vào những ảnh hưởng của chúng đến kiểu hình (Tao, 2009).
Hầu hết những nghiên cứu chuyên sâu nhất về gen này đều được thực hiện trên
lợn, 8 vị trí đa hình đã được phát hiện. Phân tích đa hình gen MC4R của lợn cho

8


thấy đa hình gen khơng chỉ có liên quan với độ dày mỡ lưng và tốc độ tăng trọng
(Kim 2006; Bruun 2006; Fan, 2009) mà còn phát hiện ra đa hình gen MC4R liên
quan với tỷ lệ mỡ dắt và tỷ lệ nạc (Stachowiak, 2005). Kim et al.(2000) đã trình
bày bằng chứng mạnh mẽ của mối liên hệ giữa đột biến missense trên gen lợn
p.Asp298Asn (AF087937: C.746G A) và một vài đặc điểm liên quan đến sự béo
phì ở lợn như sự vỗ béo, tốc độ tăng trưởng, thu nhận thức ăn và thảo luận sự hữu
ích của việc kiểm tra gen MC4R như là một công cụ di truyền trong sản xuất lợn
(Kim et al.,2000).
Ngoài ra, Huang et al.(2010) cịn trình bày 5 điểm đa hình gen được tìm

thấy ở vị trí 19 ( C/A), 20 ( A/T) , 83 ( T/C, 128 ( G/A) và 1069 ( G/C), tuy nhiên
các đột biến này được tìm thấy có sự liên quan không đáng kế đến các đặc điểm
sinh trưởng cũng như các đặc điểm khác ở lợn chỉ có đột biến cuối cùng
(G1069C) có liên quan đáng kể đến giá trị độ dày mỡ lưng (P<0.01, n=245).
2.1.4.2. Gen PIT1
Gen PIT1 là gene mã hóa nhân tố phiên mã chuyên biệt tuyến yên
(pituitary-specific transcription factor), có liên quan trong phiên mã của hormone
tăng trưởng, prolactin và tiểu đơn vị thyrotropin β (Steinfelder et al.,1991) là một
gen có vai trị quan trọng đối với tính trạng kiểu hình của lợn. Nhân tố PIT1 đóng
vai trị rất cần thiết trong q trình sao mã của hoocmoon sinh trưởng, prolactin
và tiểu phần b của thyrotropin. Gene PIT1 nằm trên nhiễm sắc thể (NST) 13 của
lợn, ở đó nhiều tác giả đã xác định vị trí QTLs đối với tốc độ sinh trưởng và
lượng mỡ thân thịt (carcass fatness) (Andersson et al.,1994). Gene PIT1 có ảnh
hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn do liên quan đến mức độ tuần hoàn của
hormone sinh trưởng (growth hormone-GH) trong máu, thông qua mối tương
quan dương ý nghĩa giữa PIT1-alpha mRNA và nồng độ GH trong huyết tương.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy cho thấy sự tương quan giữa tính
đa hình gene PIT1 và lượng mỡ thân thịt ở heo. Từ những điều trên, có thể thấy
ảnh hưởng quan trọng của gene PIT1 đến tốc độ sinh trưởng và đặc tính thân thịt
ở heo. Chính vì vậy gen này được chấp nhận như là một đối tượng cho những
nghiên cứu để phát hiện ra được những marker đối với tỷ lệ sinh trưởng và chất
lượng. Nhiều nghiên cứu thực hiện tại Iowa State University cho thấy rằng trọng
lượng sơ sinh của lợn con, độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn thì có liên kết
chặt với kiểu gen POU1F1 (Yu et al.,1995). Các nhà khoa học Cộng Hòa Czech
cũng đã cung cấp bằng chứng cho thấy độ dày mỡ lưng ở lợn lai Large White và

9


Landrace phụ thuộc rất nhiều vào kiểu gen POU1F1 (Stancekova et al.,1999).

Những nghiên cứu của họ thực hiện trên vật liệu tổng hợp bao gồm 199 khung
thịt ở thế hệ F2, có nguồn gốc từ thụ tinh giữa nái Polish Large White và đực
Zlotnicka Spotted, cho thấy rằng độ dày mỡ lưng tại vị trí K3 và độ dày mỡ lưng
toàn bộ vùng thăn đo trọng lượng thịt ba chỉ với các xương sườn phụ thuộc vào
kiểu gen POU1F1 (Kurył and Pierzchała, 2001). Tiếp đến ảnh hưởng mạnh mẽ
của kiểu gen POU1F1 độ đày mỡ lưng trong một vài điểm đo sacrum, over the
loin đã được khẳng định ở 322 con lai có nguồn gốc từ thụ tinh giữa lợn Polish
Large White với lợn đực Polish Landrace. Hơn thế nữa tăng trọng bình quân
ngày trong giai đoạn vỗ béo và thành phần thịt móc, thịt mơng chịu ảnh hưởng
rất cao bởi các kiểu gen của POU1F1 (Pierzchała et al.,1999). Những nghiên cứu
được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu người Đức trên 310 cá thể của thế hệ F2,
có nguồn gốc từ thụ tinh originating lợn nái Pietrain và lợn đực Wild Boar, và
310 cá thể F2 có nguồn gốc từ Pietrain × Meishan có sự liên kết chặt chẽ với các
kiểu gen POU1F1 với các tính trạng thịt móc chỉ trong nhóm đầu tiên. Trọng
lượng cơ thể tại thời điểm giết mổ, chiều dài thân thịt, khối lượng thịt và mỡ vai,
khối lượng mỡ bụng tỷ lệ chuyển hóa mỡ bụng cũng liên quan đến kiểu gen
POU1F1 (Brunsch et al.,2002). Nghiên cứu của Gye-Woong Kim et al.(2014), đã
cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa các kiểu gen của PIT1 đến độ dày mỡ lưng,
khối lượng thân thịt, màu sắc thịt, pH trong quần thể lợn lai Landrace x
Yorkshire x Duroc.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
2.1.5.1. Yếu tố di truyền
Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến khả năng sinh trưởng lợn bao gồm sự
khác biệt giữa các giống và sự khác biệt giữa các cá thể trong cùng một giống.
2.1.5.2. Yếu tố ngoại cảnh
*Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng của yếu tố ngoại cảnh chi phối đến sinh
trưởng và khả năng cho thịt của lợn. Trần Văn Phùng và cs. (2004) cho rằng: Các
yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa, nếu khơng có một mơi trường dinh
dưỡng và thức ăn hồn chỉnh. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng

ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các
phần trong cơ thể. Khẩu phần có mức năng lượng cao và mức protein thấp thì lợn
sẽ tích lũy mỡ nhiều hơn so với những khẩu phần có mức năng lượng thấp và

10


hàm lượng protein cao. Khẩu phần có mức protein cao, thì gia súc nói chung và
lợn nói riêng, sẽ có tỷ lệ nạc cao hơn. Lượng thức ăn cho ăn cũng như thành phần
dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trọng của lợn, theo Robinson
(1930) (dẫn theo Vũ Đình Tơn và cs., 2005): Hàm lượng xơ thơ tăng từ 2,4% đến
11% thì tăng trọng mỗi ngày của lợn giảm từ 566g xuống 408g và thức ăn cần
cho một kg tăng trọng tăng lên 62%.
* Môi trường xung quanh
- Nhiệt độ và ẩm độ: Trần Văn Phùng và cs. (2004) cho biết: Môi trường
xung quanh gồm nhiệt độ, độ ẩm, mật độ, ánh sáng. Nhiệt độ và độ ẩm ảnh
hưởng chủ yếu đến năng suất và phẩm chất thit, khi lợn được nuôi ở điều kiện
nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi vỗ béo từ 15 –
180C, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 – 120C. Nhiệt độ chuồng nuôi có liên
quan mật thiết với độ ẩm khơng khí, độ ẩm khơng khí thích hợp cho lợn ở vào
khoảng 70%. Ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao lợn phải tăng cường q trình
tỏa nhiệt thơng qua q trình hơ hấp (vì lợn có rất ít tuyến mồ hơi để duy trì
thăng bằng thân nhiệt. Ngồi ra khi nhiệt độ cao sẽ làm cho khả năng thu nhận
thức ăn của lợn hằng ngày giảm. Do đó, tăng trọng bị ảnh hưởng và khả năng
chuyển hóa thức ăn kém dẫn đến sự sinh trưởng, phát dục của lợn bị giảm.
- Ánh sáng: Các tác giả trên đều cho rằng ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của lợn. Đối với lợn con sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu khơng
đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 – 1,5%, so với lợn con
được vận động dưới ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời có tác dụng làm tăng
cường hoạt động và q trình sinh lý của cơ thể vật ni. Dưới ánh sáng mặt trời

cơ thể phát sinh những phản ứng bên trong và bên ngồi có lợi, tăng cường sinh
trưởng phát dục, phục hồi cơ thể. Tuy nhiên, đến giai đoạn vỗ béo thì nên giảm
bớt ánh sáng để cho lợn tăng thêm thời gian ngủ. Ánh sáng gay gắt cũng làm mỡ
của những vật nuôi vỗ béo bị oxy hóa mạnh. Do vậy, khi trời nóng bức khơng
nên để vật nuôi làm việc dưới trời nắng lâu.
- Mật độ ni nhốt: Số lợn trong chuồng ni có ảnh hưởng chủ yếu đến
năng suất. Khi ta nhốt lợn ở mật độ cao, hay số con/ô chuồng quá lợn sẽ ảnh
hưởng đến tăng trọng hằng ngày của lợn và phần nảo ảnh hưởng đến chuyển hóa
thức ăn. Do vậy, khi nhốt ở mật độ cao sẽ tăng tính khơng ổn định trong đàn. Sự
không ổn định này là do tăng sự tấn công lẫn nhau, giảm bớt thời gian ăn và nghỉ
của lợn. Nghiên cứu của Mỹ (Bord) cho thấy: Khi nuôi lợn với mật độ thấp, sẽ

11


làm tăng được tốc độ tăng trọng cũng như giảm mức tiêu tốn thức ăn. Chăm sóc
ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất, chuồng vệ sinh kém dễ gây ra bệnh, chuồng
nuôi ồn ào, không yên tĩnh đều làm giảm năng suất. Sức khỏe trong giai đoạn bú
sữa kém như thiếu máu, cịi cọc thì đến giai đoạn ni thịt tăng trọng kém (Theo
Vũ Đình Tơn, 2005) .
- Ảnh hưởng của năm: Năm thí nghiệm gây ảnh hưởng đến tính trạng tỷ lệ
nạc của lợn. Theo Nguyễn Văn Đức (1997) cho biết: Ở lợn Móng Cái, yếu tố gây
ảnh hưởng đến tính trạng tỷ lệ nạc. Điều này có thể giải thích rằng điều kiện
ngoại cảnh mỗi năm có những thay đổi nhất định.
* Sức khỏe và khối lượng ban đầu: Sức khỏe và khối lượng cai sữa ảnh
hưởng chủ yếu đến năng suất. Đánh giá chủ yếu tập trung vào khối lượng con
giống khi nhập chuồng. Lợn có sức khỏe tốt chứng tỏ trong giai đoạn theo mẹ và
cai sữa không bị bệnh tật, khả năng thu nhận và tiêu hóa thức ăn tốt, có thể đạt
được năng suất tối đa trong giai đoạn nuôi thịt.
* Tuổi: Tuổi giết thịt của lợn có ảnh hưởng đến cả năng suất và phẩm chất

thịt. Nếu ta giết thịt sớm thì năng suất cịn thấp vì ở giai đoạn này tăng khối
lượng chưa cao. Song nếu ni kéo dài thì khi đó khơng kinh tế vì mức tiêu tốn
thức ăn cho 1kg tăng khối lượng lớn.
2.1.5.3. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất chi phối sinh trưởng và khả năng cho
thịt của gia súc. Thức ăn cung cấp năng lượng và protein, giúp cho việc điều
khiển tốc độ tăng khối lượng, tỷ lệ nạc mỡ và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt.
Phương thức cho ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là chìa khóa
ảnh hưởng lên tăng khối lượng, dinh dưỡng không cân đối dẫn đến sinh trưởng
chậm, khối lượng giết thịt thấp. Mức năng lượng và protein thấp trong khẩu phần
làm tăng khả năng tích luỹ mỡ, tăng tỷ lệ mỡ trong cơ (Chang et al.,2003).
2.1.5.4. Thời gian ni
Dựa vào quy luật sinh trưởng tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn,
người ta đề ra 3 phương thức ni: ni lấy nạc địi hỏi tăng khối lượng nhanh,
thường kết thúc khi lợn có khối lượng 80- 90 kg, nuôi lợn hướng kiêm dụng nạcmỡ, thời gian ni dài hơn, cịn phương thức ni lấy mỡ cần thời gian nuôi dài,
khối lượng giết thịt lớn hơn 2 phương thức kia.

12


2.1.5.5. Các yếu tố chăm sóc ni dưỡng
Các yếu tố stress ảnh hưởng không tốt đến trao đổi chất và sức sản xuất của
lợn bao gồm: sự thay đổi nhiệt độ chuồng ni, tiểu khí hậu khơng thích hợp, cho
ăn khơng theo khẩu phần, chăm sóc ni dưỡng khơng tốt, cân gia súc, vận
chuyển, bắt lợn để lấy máu, thiến hoạn, phân đàn, chuyển chuồng tiêm chủng và
điều trị, thay đổi kích thước và hình dáng chuồng ni, thayđổi khẩu phần, đột
ngột bỏ đói, cho uống nước thiếu (Jondreville et al.,2003).
2.1.5.6. Mùa vụ
Huang và cs. (2004) cho biết mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt tới độ dày mỡ
lưng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Lợn nuôi trong mùa hè và mùa đơng có độ dày

mỡ lưng thấp hơn mùa thu và mùa xuân. Stress nhiệt có liên quan mức sinh
trưởng chậm vì khả năng thu nhận thức ăn thấp.
Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải (2001), cho biết tăng khối lượng chịu
ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ. Sự khác biệt giữa năm và mùa ảnh hưởng đến
tăng khối lượng và dày mỡ lưng rõ rệt.
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch
2.1.6.1. Giống và độ tuổi
Giống và độ tuổi là 2 yếu tố chính ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng
tinh dịch, đến một độ tuổi nhất định thì lợn đực thành thục về tính, tuỳ theo từng
giống khác nhau, tầm vóc to hay nhỏ, cường độ trao đổi chất mạnh hay yếu, khả
năng thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu mà có số lượng cũng như chất
lượng tinh dịch khác nhau. Các giống lợn nguyên thuỷ chưa được cải tiến thì số
lượng và chất lượng tinh dịch đều kém hơn các giống lợn đã được cải tiến chọn
lọc. Các giống lợn nội như: Móng Cái, Mường Khương chỉ đạt 1- 6 tỷ tinh trùng
tiến thẳng (VAC) trong một lần xuất tinh, trong khi đó các giống lợn ngoại ni
tại Việt Nam như: Yorkshire, Landrace, Duroc thì tổng số tinh trùng tiến thẳng
(VAC) đạt từ 16 đến 90 tỷ trong một lần xuất tinh. Trong các nhân tố cấu thành
chỉ tiêu tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC) thì sự khác nhau cơ bản giữa các
giống lợn nhập ngoại là nồng độ tinh trùng và khối lượng tinh dịch. Các giống
lợn nội có nồng độ tinh trùng từ 20 - 50 triệu/ml tinh dịch, còn các giống lợn
ngoại đạt 170 - 500 triệu/ml (Lê Xuân Cương và Vũ Đình Hiền, 2005).

13


×