Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.89 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
UBND THÀNH PHỐ TAM KỲ <b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>PHÒNG GD&ĐT</b> <b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>
<b>Số: /PGD&ĐT</b> <i>Tam Kỳ, ngày tháng 8 năm 2010 </i>
V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học 2010-2011 cấp tiểu học
<i> </i>
(Dự thảo)
Kính gởi: Ơng (bà) Hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố.
Căn cứ Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT ngày 4/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về “Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010- 2011" và
các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 về giáo dục tiểu
học, Quyết định số 2321/QĐ-UBND ngày 26/7/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam
về kế hoạch thời gian năm học 2010-2011, công văn số /SGD&ĐT ngày
<b>tháng năm 2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc hướng dẫn thực</b>
hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 đối với cấp tiểu học, Phòng GD&ĐT thành
phố Tam Kỳ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 đối với cấp tiểu
học như sau:
<b>A. NHIỆM VỤ CHUNG</b>
<b>Năm học 2010 - 2011 với là "Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng</b>
<b>cao chất lượng giáo dục", cấp tiểu học tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng</b>
tâm sau:
Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
Tập trung chỉ đạo và thực hiện cơng tác quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá
kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; tích cực thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học, bước đầu thực hiện tích hợp trong dạy học các môn học;
đổi mới đánh giá, xếp loại học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho
học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học và quản lí; tiếp tục
đánh giá sự phù hợp của chương trình, sách giáo khoa cấp tiểu học.
Củng cố thành tựu phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ
(PCGDTH-CMC), nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi (PCGDTH ĐĐT); xây
dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
<b>I. Thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua "Xây dựng trường</b>
<b>học thân thiện, học sinh tích cực”</b>
1. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận
động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chỉ thị
33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích
trong giáo dục thơng qua cuộc vận động "Hai không” của ngành, thực hiện cuộc
vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".
Thực hiện nội dung giáo dục "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh" trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học.
Thực hiện nghiêm túc các qui định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn
luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; khuyến khích cán bộ
quản lí, giáo viên học tập và sáng tạo; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi
Có kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm đánh giá đúng chất lượng giáo dục;
giảm số học sinh yếu, đảm bảo khơng có học sinh bỏ học; chấm dứt tình trạng học
sinh học lớp khơng đúng trình độ.
2. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008, Kế
hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Kế
hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT về phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động:
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên
về nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học - dạy học hoà nhập lấy học sinh làm trung tâm; dạy học và
quản lí lớp học bằng biện pháp tích cực, kiên quyết chống bạo lực học đường.
- Phối hợp với các lực lượng ở cộng đồng, gia đình và thơng qua giảng dạy
các mơn học, các hoạt động giáo dục thực hiện tốt nội dung giáo dục đạo đức, kĩ
năng sống cho học sinh; xây dựng qui tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường.
- Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua các hoạt động chăm sóc các
di tích lịch sử - cách mạng, cơng trình văn hóa ở địa phương; sưu tầm, chọn lọc,
đưa vào nội dung sinh hoạt trong nhà trường các loại hình văn hố nghệ thuật, trị
chơi dân gian phù hợp tâm lí lứa tuổi học sinh.
- Tổ chức lễ khai giảng năm học mới trang trọng cả phần lễ và phần hội, gọn
nhẹ, vui tươi, tạo khơng khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới.
- Tổ chức lễ ra trường và cấp giấy chứng nhận cho học sinh hoàn thành
chương trình tiểu học, tạo dấu ấn tốt đẹp cho các em khi ra trường.
- Đánh giá, công nhận các trường đạt danh hiệu “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực” theo tiêu chí Bộ GD&ĐT hướng dẫn. Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh
nghiệm, nhân rộng các điển hình về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực.
<b>II. Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học</b>
1. Thực hiện kế hoạch giáo dục
1.1. Đối với trường, lớp dạy học 1 buổi/ngày
- Đảm bảo thực hiện kế hoạch giáo dục theo qui định của Chương trình giáo
dục phổ thơng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày
05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
- Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) được thực hiện tích hợp
vào các mơn học: Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, Âm nhạc, theo hướng dạy học phù
hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa, nghề nghiệp địa phương và
các điều kiện về đội ngũ giáo viên, thiết bị dạy học của nhà trường.
1.2. Đối với trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày
Phòng GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2
buổi/ngày, đảm bảo các yêu cầu
- Nội dung giáo dục: thực hiện kế hoạch giáo dục, chương trình và sách qui
định cho mỗi lớp được nêu ở điểm 1.1 mục II và điểm 1, điểm 2 mục III của công
văn này; thực hành kiến thức đã học và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt
+ Tăng thời lượng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tổ chức các hoạt động
ngoại khóa. Có thể tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt như xếp học sinh học
theo khả năng và nhu cầu: nhóm củng cố kiến thức; nhóm phát triển kĩ năng cơ
bản; câu lạc bộ theo năng khiếu, sở thích của học sinh (nghệ thuật, thể chất, giao
tiếp…)
+ Thời lượng: tổ chức dạy học đảm bảo không quá 07 tiết/ngày.
- Tiếp tục tham mưu với lãnh đạo thành phố có kế hoạch đầu tư các điều kiện
về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, mở rộng qui mô trường, lớp dạy học 2
buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, coi đây là mục tiêu ưu tiên trong kế
hoạch phát triển nhà trường và phát triển giáo dục ở địa phương. Kế hoạch năm học
nói chung và kế hoạch tổ chức dạy học 2 buổi/ngày của nhà trường phải được xây
dựng từ đầu năm học và có sự phê duyệt Phịng GD&ĐT.
2. Kế hoạch thời gian năm học
Kế hoạch thời gian năm học 2010-2011 thực hiện đúng theo Quyết định số
2321/QĐ-UBND ngày 26/7/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam về kế hoạch thời
gian năm học 2010-2011.
<b>III. Chương trình, sách, thiết bị dạy học</b>
1. Chương trình
1.1. Thực hiện chương trình các mơn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính
vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể ở từng đơn vị theo các
Thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục: bảo vệ môi trường; sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an tồn
giao thơng vào tất cả các môn học, các hoạt động giáo dục. Đầu tư cơ sở vật chất
-thiết bị và đội ngũ giáo viên nhằm tăng dần số lớp, số học sinh học môn Tin học
theo chương trình và qui định hiện hành của Bộ GD&ĐT. Ttrường TH Ngơ Quyền
Tích phải cực tham mưu với các cấp lãnh đạo để trang bị 01 phòng máy vi tính và
đưa vào giảng dạy trong năm học 2010-2011.
1.2. Dạy học môn Tiếng Anh từ lớp 3, thời lượng 2 tiết/tuần theo chương
trình qui định của Bộ GD&ĐT.
Các trường đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên và được sự nhất trí
của phụ huynh có thể tổ chức dạy học tiếng Anh với thời lượng nhiều hơn 2
tiết/tuần, dạy chương trình tiếng Anh tăng cường và làm quen tiếng Anh bắt đầu từ
lớp 1. Khuyến khích các trường TH Kim Đồng, Trần Quốc Toản, Nguyễn Văn Trỗi
thực hiện các chương trình tiếng Anh tăng cường và làm quen tiếng Anh bắt đầu từ
lớp 1.
Các trường tiểu học TH Kim Đồng, Trần Quốc Toản, Nguyễn Văn Trỗi, Lê
Thị Hồng Gấm, Nguyễn Hiền được chọn thí điểm dạy học theo Chương trình Tiếng
Anh mới (4 tiết/tuần) thực hiện nghiêm túc, hiệu quả để rút kinh nghiệm triển khai
đại trà trong những năm đến theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT.
1.3. Nội dung giáo dục địa phương của các môn học: thực hiện theo nội dung
Công văn số 3152/SGD&ĐT ngày 14/10/2008 của Sở GD&ĐT.
- Sách học sinh qui định tối thiểu như sau:
Tiếng Việt (tập 1, tập 2), Toán, Vở Tập viết (tập 1, tập 2), Tự nhiên - xã hội
+ Đối với lớp 4, 5 gồm:
Tiếng Việt (tập 1, tập 2), Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Âm
nhạc, Kĩ thuật, Mĩ thuật.
Đối với môn Tiếng Anh, Tin học cần lưu ý:
+ Mơn Tiếng Anh: Phịng GD&ĐT thống nhất chọn bộ sách Let's Learn
English và các tài liệu tiếng Anh tăng cường, làm quen với tiếng Anh để giảng
dạy .
+ Môn Tin học: sử dụng các cuốn "Cùng học Tin học" quyển 1, quyển 2,
quyển 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Thực hiện nghiêm túc chủ trương cấp sách giáo khoa không thu tiền cho
học sinh là con liệt sĩ, con thương binh đúng theo qui định của Nhà nước. Các
trường tiểu học xây dựng tủ sách dùng chung để học sinh nghèo có điều kiện mượn
sách, đảm bảo vào năm học mới tất cả học sinh đều có đủ sách giáo khoa để học.
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm việc trang bị và sử dụng sách tham khảo
trong nhà trường; khuyến khích, hướng dẫn học sinh đọc sách, phát huy tác dụng
nâng cao chất lượng dạy và học của thư viện nhà trường; hướng dẫn học sinh sử
dụng sách, vở đúng môn học theo thời khóa biểu hằng ngày, khơng mang nhiều
sách vở đến trường. Những trường dạy học cả ngày có thể hướng dẫn học sinh để
sách, vở, đồ dùng học tập tại lớp.
3. Thiết bị dạy học
- Có kế hoạch mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học đảm bảo đạt mức tối thiểu
theo qui định của Bộ GD&ĐT; từng bước trang bị các thiết bị dạy học hiện đại,
thiết bị có yếu tố cơng nghệ thơng tin; bố trí tủ đồ dùng dạy học ở các điểm trường,
các phòng học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh sử dụng có hiệu quả;
phát huy hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học theo đặc trưng từng mơn học.
- Khuyến khích và hỗ trợ giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, sử dụng phần
mềm dạy học, thiết bị dạy học điện tử đáp ứng yêu cầu nội dung chương trình, sách
giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học. Các đơn vị tổ chức Hội thi tự làm đồ
dùng dạy học cấp trường nhằm duy trì phong trào và động viên, khen thưởng các
tập thể cá nhân tâm huyết, sáng tạo trong công tác này.
<b>IV. Đổi mới công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học</b>
1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và đổi mới
phương pháp dạy học.
- Chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm
bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình các mơn học.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bằng những việc làm cụ thể: thiết
kế bài học; sử dụng thiết bị; chọn hình thức dạy học phù hợp với nội dung và đặc
trưng từng môn học; tạo không gian môi trường lớp học, sắp xếp bàn ghế thuận lợi
cho việc tổ chức các hoạt động học tập trên lớp phát huy được tính tích cực, chủ
động của các đối tượng học sinh.
- Khuyến khích giáo viên ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong việc thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả.
2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
- Thực hiện tốt công tác truyền thông để cán bộ, giáo viên và cha mẹ học
sinh nắm vững được nội dung, quan điểm đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả
giáo dục học sinh tiểu học; tạo sự thống nhất trong việc thực hiện Thông tư số
32/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT qui định về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu
học và Công văn số 717/BGDĐT-GDTH về hướng dẫn thực hiện một số nội dung
Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
Các trường ra đề và tổ chức kiểm tra nghiêm túc và đúng theo hướng dẫn
của Bộ GD&ĐT. Phòng GD&ĐT sẽ ra đề kiểm tra định kì cuối năm học các mơn
Tốn, Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5.
3. Thực hiện bàn giao chất lượng học tập của học sinh lớp dưới lên lớp trên
- Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên và đảm bảo chất lượng
giáo dục của nhà trường, hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại cuối năm
học, tổ chức bàn giao chất lượng học sinh lớp dưới lên lớp trên, lưu giữ hồ sơ để
theo dõi chỉ đạo; phối hợp với trường trung học cơ sở (THCS) bàn giao chất lượng
học sinh hồn thành chương trình tiểu học vào học THCS ở thời điểm cuối năm
học.
- Không tổ chức dạy học trước lớp 1 và thi tuyển vào lớp 1. Nhà trường
phối hợp với gia đình, các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội ở địa phương có
biện pháp giúp đỡ học sinh khó khăn, học sinh yếu trong học tập đạt kết quả, khơng
để các em bỏ học vì khó khăn hoặc học yếu.
4. Dạy học cho học sinh có hồn cảnh khó khăn
4.1. Đối với học sinh dân tộc thiểu số
Quan tâm đến đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, thực hiện tích hợp dạy
học tiếng Việt qua các môn học và các hoạt động giáo dục. Cần tạo môi trường
giao tiếp tiếng Việt cho học sinh; tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động giao
lưu văn hóa, thể dục thể thao... Vận dụng linh hoạt nội dung công văn số
896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/02/2006 trong việc dạy học môn Tiếng Việt và các
môn học khác phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh DTTS.
4.2. Dạy học cho trẻ em lang thang cơ nhỡ
Tích cực huy động hết số trẻ em có hồn cảnh khó khăn, trẻ lang thang cơ
nhỡ ra học với các hình thức lớp học linh hoạt; điều chỉnh nội dung chương trình,
phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng, khả năng học sinh.
Chương trình cần tập trung vào các mơn Tiếng Việt, Tốn, rèn luyện kĩ năng đọc,
viết, tính tốn, tạo điều kiện giúp các em hồn thành chương trình tiểu học.
Việc kiểm tra, đánh giá đối với đối tượng học sinh có hồn cảnh khó khăn
thực hiện theo hướng dẫn tại Thơng tư số 39/2009/TT-BGDĐT, ngày 29/12/2009 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
4.3. Đối với học sinh khuyết tật
- Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật. Tiếp tục thực hiện
Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT của Bộ
GD&ĐT và Công văn số 1641/SGD&ĐT ngày 28/5/2009 của Sở GD&ĐT về
hướng dẫn thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ở cấp tiểu học, đặc biệt là
Luật Người khuyết tật (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011).
- Lồng ghép kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật vào kế hoạch năm học của nhà
trường. Giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục học sinh khuyết tật phải trên cơ sở
<b> V. Nâng cao chất lượng PCGDTH-CMC, xây dựng trường tiểu học theo</b>
<b>chuẩn quốc gia</b>
1. Củng cố, nâng cao chất lượng PCGDTH-CMC, PCGDTH ĐĐT
- Điều chỉnh mạng lưới trường, điểm trường phù hợp với điều kiện và đặc
điểm từng địa phương, đảm bảo cơng tác quản lí có hiệu quả và việc học tập của
học sinh được thuận lợi.
phấn đấu 13/13 xã, phường đạt chuẩn về PCGDTHĐĐT mức 1, trong đó có từ 02
đến 03 đơn vị đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức 2.
- Thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách, qui trình kiểm tra, cơng nhận kết quả phổ
cập giáo dục tiểu học thực hiện theo Công văn số 2199/SGD&ĐT ngày 03/8/2010
của Sở GD&ĐT.
2. Xây dựng và đánh giá trường tiểu học theo chuẩn quốc gia
Trong năm học, phấn đấu tăng từ 01 đến 02 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc
gia và trường TH Trần Quốc Toản đạt chuẩn quốc gia mức 2. Những trường đã đạt
chuẩn mức độ 1 tiếp tục đầu tư đạt chuẩn mức độ 2. Ngoài ra, các trường TH Trần
Quốc Toản, Kim Đồng, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Thị Hồng Gấm, Trần Quý Cáp,
Hùng Vương cần rà sốt, lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền thẩm tra cơng nhận
lại sau 5 năm theo tinh thần Công văn số 1642/SGD&ĐT ngày 28/5/2009 của Sở
Cùng với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, các trường đầu tư xây
dựng để được kiểm tra, công nhận trường tiểu học đạt Mức chất lượng tối thiểu
theo qui định tại Quyết định số 55/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT.
<b>VI. Tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lượng đội</b>
<b>ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục</b>
1. Bố trí đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên đủ số lượng; tiếp tục bồi dưỡng
cán bộ quản lí về phẩm chất đạo đức, chính trị, nâng cao trình độ chun môn,
nghiệp vụ theo tinh thần chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư TW Đảng và Quyết
định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT.
- Nội dung bồi dưỡng tập trung: chỉ đạo dạy học, đánh giá kết quả giáo dục
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình các mơn học; ứng dụng cơng nghệ
thơng tin trong đổi mới quản lí và đổi mới phương pháp dạy học; kĩ năng đánh giá
giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Kiện toàn đội ngũ cán bộ và
giáo viên cốt cán nhằm thực hiện có hiệu quả cơng tác bồi dưỡng giáo viên và cán
bộ quản lí giáo dục.
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kì và thường
xuyên theo qui định. Nội dung kiểm tra tập trung: việc tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ trọng tâm của ngành đối với cấp tiểu học; thực hiện Điều lệ trường tiểu học, các
qui định về đánh giá, xếp loại giáo viên, về đánh giá chất lượng giáo dục trường
tiểu học; thực hiện qui chế chuyên môn trong các hoạt động dạy học, kiểm tra,
đánh giá kết quả giáo dục học sinh đặc biệt là học sinh khuyết tật,...
dung hướng dẫn về đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và đào tạo tại Chỉ thị
4. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác các báo cáo thường xun và định kì
<i>về Phịng GD&ĐT theo qui định (Báo cáo đầu năm: 03/9/2009; cuối học kì:</i>
<i>05/01/2010; cuối năm: 25/5/2010).</i>
<b> VII. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học</b>
1. Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng vi tính cho cán bộ quản lí, giáo viên và nhân
viên nhà trường. Mỗi trường cần có giáo viên tin học làm nòng cốt trong việc bồi
dưỡng và ứng dụng cơng nghệ thơng tin.
2. Các trường cần trang bị phịng máy vi tính, thiết bị cơng nghệ thơng tin để
phục vụ cơng tác quản lí và dạy học. Khuyến khích sử dụng phần mềm quản lí học
sinh, quản lí đội ngũ, quản lí thư viện… Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản
lí và dạy học, khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy vi tính; sưu tầm, tuyển
chọn, tập hợp các tư liệu dạy học điện tử theo các môn học và theo chủ đề (phần
mềm hỗ trợ dạy học; tranh ảnh minh hoạ các môn học,...) thành kho tư liệu dùng
chung.
3. Gởi cơng văn đi, đến giữa Phịng GD&ĐT và các trường qua kênh điều
hành mạng internet của Phòng GD&ĐT. Văn bản gởi qua mạng phải có số, ngày
tháng năm và tên người đã kí.
4. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lí và dạy học cần được thực
hiện tích cực, có kế hoạch cụ thể, từng bước theo điều kiện của từng trường, không
nên chạy theo hình thức, gây lãng phí, khơng hiệu quả.
<b>VIII. Một số hoạt động khác</b>
1. Tiến hành đánh giá, đề xuất, kiến nghị đối với Bộ GD&ĐT về thực hiện
2. Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt: tổ chức Hội thi giáo viên
dạy giỏi theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và
giáo dục thường xuyên; chia sẻ kinh nghiệm quản lí và giảng dạy giữa các đơn vị.
Chuẩn bị các điều kiện tham gia giao lưu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học toàn quốc
lần thứ 3.
4. Tổ chức tốt các hoạt động Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh theo điều kiện cụ thể của từng trường nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
5. Tổ chức ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, huy động hết số trẻ em 6 tuổi
và trong độ tuổi ra học; quan tâm đúng mức đối với trẻ khuyết tật, trẻ em thiệt thòi;
tạo điều kiện giúp đỡ huy động hết số học sinh bỏ học trở lại trường.
6. Thực hiện tốt nội dung giáo dục môi trường; giáo dục trật tự an tồn giao
thơng, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục quyền và bổn phận trẻ
em theo hướng lồng ghép vào các môn học; chăm sóc sức khoẻ răng, miệng; phịng
chống các bệnh về mắt và các bệnh lây nhiễm đối với học sinh.
<b>C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>
Căn cứ vào hướng dẫn trên, theo điều kiện thực tế của địa phương, các trường
xây dựng kế hoạch, cụ thể hoá nội dung, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu
nhiệm vụ năm học đề ra.
<i><b>Nơi nhận:</b></i> <b>TRƯỞNG PHÒNG </b>
- Sở GD&ĐT (để báo cáo);
- Các trường TH (để thực hiện);