Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Hiệu quả huấn luyện sử dụng công cụ đánh giá té ngã johns hopkins cho điều dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 84 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

HIỆU QUẢ HUẤN LUYỆN SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
TÉ NGÃ JOHNS HOPKINS CHO ĐIỀU DƯỠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

HIỆU QUẢ HUẤN LUYỆN SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ


TÉ NGÃ JOHNS HOPKINS CHO ĐIỀU DƯỠNG

Chuyên ngành: Điều Dưỡng
Mã số: 8720301
Luận văn Thạc sĩ Điều Dưỡng

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.BS. NGUYỄN VĂN THẮNG
PhD. ELIZABETH ESTERL

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN
*****
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trên trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Hương

.


i.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................6
1.1. Quản lý an toàn người bệnh .....................................................................6
1.2. Nguyên nhân té ngã tại bệnh viện..............................................................8
1.3. Chương trình can thiệp ngăn ngừa té ngã.................................................14
1.4. Các công cụ đánh giá té ngã và JHFRAT.................................................16
1.5. Lý thuyết điều dưỡng và ứng dụng trong nghiên cứu..............................20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........22
2.1. Đối tượng và thiết kế nghiên cứu.............................................................22
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................22
2.3. Xử lý và phân tích số liệu.........................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................29
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu...................................................29
3.2. Kết quả đánh giá kỹ năng sử dụng JHFRAT..................................................31
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kỹ năng sử dụng JHFRAT..................39
3.4. Mối liên quan giữa thái độ, cá thể tác động, sự tự tin bản thân đến ý định
thực hiện hành vi sử dụng JHFRAT ...............................................................44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................46
4.1. Đặc điêm chung của đối tượng nghiên cứu.............................................46
4.2. Chương trình huấn luyện và thanh công cụ Johns Hopkins....................47
4.3. Kết quả sử dụng JHFRAT.......................................................................48
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kỹ năng sử dụng JHFRAT...............52
4.5. Mối liên quan giữa thái độ, cá thể tác động ủng hộ, sự tự tin bản thân đến
ý định thực hiện hành vi sử dụng JHFRAT.....................................................56

.



i

.

KẾT LUẬN....................................................................................................58
Hiệu quả huấn luyện kỹ năng sử dụng JHFRAT............................................58
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sử dụng JHFRAT....................................58
KIẾN NGHỊ...................................................................................................59
Cơng trình nghiên cứu.....................................................................................59
Chương trình huấn luyện.................................................................................59
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thanh công cụ Johns Hopkins – nhận biết nguy cơ té ngã.
Bảng kiểm đánh giá điểm thực hành của điều dưỡng.
Phụ lục 2:
Phần A: Bảng câu hỏi thông tin đặc điểm chung nhóm nghiên cứu.
Phần B: Bảng câu hỏi các yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi sử dụng thanh
công cụ Johns Hopkins đánh giá nguy cơ té ngã.
Phụ lục 3:
Bản thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu.
Danh sách điều dưỡng tham gia nghiên cứu.

.


v.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
AHRQ

Agency for Health care Research

and Quality

ĐD

Điều Dưỡng

ĐKKV

Đa Khoa Khu Vực

ĐLC

Độ Lệch Chuẩn

HĐYĐ

Hội Đồng Y Đức

HL

Huấn Luyện

IPSG

International Patient Safety Goal

ISQ

International Society for Quality
in Health Care


JCI

Joint Commission International

JHFRAT

Johns Hopkins Fall Risk
Assessment Tool
Thanh công cụ đánh giá té ngã
Johns Hopkins

JNCQ

Journal of Nursing Care Quality

NB

Người Bệnh

NVYT

Nhân Viên Y Tế

QLCL

Quản Lý Chất Lượng

SD


Standard deviation

SPSS

Statistical Package for the Social
Sciences

TB

Trung Bình

TPB

Theory Planned Behavior

WHO

World Health Organization

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên

Trang


Bảng 3.1

Phân bố điều dưỡng theo trình độ chuyên môn

30

Bảng 3.2

Phân bố điều dưỡng theo đơn vị công tác

31

Bảng 3.3

Phân bố điểm TB sử dụng JHFRAT theo các thời

31

điểm.
Bảng 3.4

Phân bố điểm TB sử dụng JHFRAT ngay sau khi

39

huấn luyện và sau 1 tháng huấn luyện theo các yếu
tố ảnh hưởng.
Bảng 3.5


Phân bố điểm TB đạt được ở các thời điểm theo

40

tuổi và giới tính.
Bảng 3.6

Phân bố điểm TB đạt được ở các thời điểm theo

41

thâm niên công tác.
Bảng 3.7

Phân bố điểm TB đạt được ở các thời điểm theo

42

trình độ chun mơn.
Bảng 3.8

Phân bố điểm TB đạt được ở các thời điểm theo

43

đơn vị công tác.
Bảng 3.9

Mối liên quan giữa thái độ, cá thể tác động ủng hộ,
sự tự tin bản thân đến ý định thực hiện hành vi sử

dụng JHFRAT ngay sau khi huấn luyện của điều
dưỡng.

.

44


i

.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỔ
Biểu đồ

Tên

Trang

Biểu đồ 3.1

Phân bố điều dưỡng theo tuổi và giới tính.

29

Biểu đồ 3.2

Phân bố điều dưỡng theo thâm niên công tác.

30


Biểu đồ 3.3

Phân bố điểm TB sử dụng JHFRAT theo các

32

thời điểm.
Biểu đồ 3.4

Phân bố điểm TB đạt được của điều dưỡng về

34

yếu tố tiền sử té ngã/JHFRAT theo các thời
điểm.
Biểu đồ 3.5

Phân bố điểm TB đạt được của điều dưỡng về

35

yếu tố tình trạng bài tiết/JHFRAT theo các thời
điểm.
Biểu đồ 3.6

Phân bố điểm TB đạt được của điều dưỡng về

36


yếu tố tình trạng sử dung thuốc/JHFRAT theo
các thời điểm.
Biểu đồ 3.7

Phân bố điểm TB đạt được của điều dưỡng về

37

yếu tố có dụng cụ hỗ trợ/JHFRAT theo các thời
điểm.
Biểu đồ 3.8

Phân bố điểm TB đạt được của điều dưỡng về

38

yếu tố tình trạng vân động/JHFRAT theo các
thời điểm.
Biểu đồ 3.9

Phân bố điểm TB đạt được của điều dưỡng về
yếu tố tình trạng thể chất/JHFRAT theo các thời
điểm.

.

39


ii.


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ

Tên

Trang

Sơ đồ 1.1

Nguy cơ dẫn đến té ngã

13

Sơ đồ 1.2

Ứng dụng lý thuyết hành vi hoạch định

21

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Té ngã tại bệnh viện là một trong những sự cố sai sót y khoa được xếp
vào mức độ quan trọng. Đối với những người mắc bệnh cần phải nhập viện
thì khả năng cao bị chấn thương do té ngã dẫn đến tàn tật hoặc tử vong. Sự cố

té ngã làm phát sinh chi phí điều trị, làm tăng thời gian nằm viện, thậm chí
dẫn đến khiếu nại và kiện tụng bệnh viện. Một bệnh viện đặt ra mục tiêu
“khơng té ngã tuyệt đối” có thể khó mà thực hiện được, nhưng chắc chắn có
thể phịng ngừa và giảm được tần suất té ngã nếu như nhận định trước được
các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra. Can thiệp nâng cao kỹ năng quản lý an toàn
té ngã cho điều dưỡng trong nhận định các yếu tố nguy cơ té ngã là bước đầu
tiên quan trọng. Qua việc sử dụng một thanh cơng cụ uy tín đã được chứng
minh thực tiễn lâm sàng là cần thiết. Thanh công cụ Johns Hopkins được sử
dụng trong nghiên cứu bao gồm các yếu tố nhận định nguy cơ, được chứng
minh có hiệu quả khi sử dụng trong và ngồi nước [5], [12], [35], [39], [55],
[71], [73], nhằm xác định những người bệnh cần theo dõi và kịp thời đưa ra
các biện pháp phòng ngừa cụ thể, tránh dẫn đến hậu quả nặng nề. Có nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng các điều dưỡng lâm sàng nói riêng và nhân viên y tế
nói chung, đóng một vai trị quan trọng trong quản lý an tồn té ngã của người
bệnh thơng qua việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa kịp thời [13], [15],
[37], [40], [69].
Theo thống kê của WHO, trên thế giới có 646.000 trường hợp tử vong
do sự cố té ngã khi đang điều trị nội trú xảy ra trong năm. Ở các khu vực Tây
Thái Bình Dương và Đơng Nam Á chiếm 60% số ca tử vong với lý do này,
trong đó chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất được tìm thấy ở người bệnh trên 60 tuổi
[14], [50], [61]. Chi phí phát sinh do té ngã tiêu tốn hơn 15 triệu bảng Anh
vào mỗi năm [65]. Các chiến lược phòng ngừa té ngã được nghiên cứu và đã
tiến hành đưa vào áp dụng. Hiệu quả chiến lược sử dụng thanh công cụ nhận

.


.

định các nguy cơ té ngã kịp thời của người bệnh cho thấy có hiệu quả cao.

Bằng chứng điển hình là Canada giảm được 20% số trường hợp té ngã và có
thể tiết kiệm được hơn 120 triệu đơ la mỗi năm chi phí phịng ngừa khi phát
sinh sự cố. Vấn đề phòng ngừa té ngã cho người bệnh là rất quan trọng trong
cơ sở y tế, là mục tiêu quan trọng mà cả thế giới đều muốn hướng tới. Giảm té
ngã là một trong sáu mục tiêu an toàn cho người bệnh quốc tế (IPSG) mà tổ
chức JCI (Joint Commission International) đặt ra giúp các tổ chức giải quyết
về an tồn người bệnh. Tổ chức JCI được cơng nhận bởi International Society
for Quality in Health Care (ISQua), các tiêu chuẩn, các qui trình mà JCI sử
dụng để khảo sát hoạt động của các tổ chức chăm sóc sức khỏe trên thế giới
hoàn toàn đáp ứng các chuẩn so sánh quốc tế cao nhất [30].
Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có 2,000,000 trường hợp bị chấn
thương do té ngã tại các cơ sở y tế. Bộ Y Tế đã ra thông tư hướng dẫn quản lý
sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, trong đó người bệnh tử vong hoặc di
chứng nghiêm trọng do té ngã trong lúc được chăm sóc y tế tại cơ sở được
xem là một sự cố y khoa nghiêm trọng bắt buộc phải báo cáo [3], [4]. Tại hội
thảo quốc gia diễn ra tại Hà Nội, nội dung cũng đã bàn về thực trạng - nguyên
nhân - giải pháp về an toàn người bệnh [6]. Bệnh viện cũng như tất cả các môi
trường sản xuất, dịch vụ, nghiên cứu khác, tiềm ẩn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến sức khỏe của người bệnh. Nói một cách khác, Bệnh viện hồn tồn khơng
phải là một nơi “an toàn tuyệt đối” cho người bệnh vào khám vào điều trị.
Một bệnh viện có chất lượng cao thì “Xanh - Sạch - Đẹp” thì chưa đủ, bệnh
viện phải là nơi an toàn cho người bệnh. Người bệnh bị té ngã là vấn đề
khơng mới nhưng ít được các bệnh viện chú ý do hầu hết các trường hợp
không được nhân viên y tế chứng kiến hoặc người bệnh khơng thơng báo.
Trong bệnh viện, có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố nguy cơ khiến cho người
bệnh có thể bị té ngã như do môi trường (khoảng cách giường bệnh, giày dép

.



.

khơng vừa, quần áo khơng đúng kích cỡ người bệnh, sàn nhà trơn trượt, cửa,
hành lang không rào chắn…), do tác dụng phụ của thuốc (làm người bệnh mệt
mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn thăng bằng); do bệnh lý của người bệnh
đang mắc (liệt, run, chóng mặt, thị lực kém…) [72]. Việc phòng chống té ngã
cho người bệnh cần được tổ chức từ mức độ cấp quốc gia như xây dựng
chương trình phịng té ngã, can thiệp vào nhiều yếu tố, nhiều cách tiếp cận để
giảm nguy cơ, cho đến công tác cụ thể tại các bệnh viện như thành lập ban
phòng ngừa té ngã, lập kế hoạch hoạt động, tăng cường huấn luyện cho nhân
viên y tế, giáo dục sức khỏe phòng ngừa té ngã cho người bệnh và thân nhân
tại các khoa phịng, có như vậy mới giảm thiểu được té ngã cho người bệnh
trong bệnh viện.
Bệnh viện ĐKKV Tỉnh An Giang, từ trước tới nay đã tích cực trong
việc đưa ra các chủ trương ngăn ngừa té ngã cho người bệnh và các đối tượng
liên quan. Tuy nhiên, các biện pháp phòng chống té ngã chỉ tác động đến mơi
trường bệnh viện là chính. Điều dưỡng lâm sàng chưa được tiếp cận với cách
nhận định các nguy cơ dẫn đến té ngã cho người bệnh. Đến hiện tại, bệnh viện
chưa có nghiên cứu khoa học nào trong việc đánh giá kỹ năng nhận định của
điều dưỡng và các yếu tố liên quan. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài, với mong muốn giúp cho NVYT trong mơi trường bệnh viện
có thể hồn thiện hơn trong hoạt động chăm sóc người bệnh, đặc biệt là quản
lý những NB có nguy cơ té ngã, góp phần đáng kể trong ngăn ngừa sự cố y
khoa tại bệnh viện. Thơng qua đó, khuyến khích các khoa lâm sàng tích cực,
mạnh dạn báo cáo các trường hợp té ngã trong bệnh viện, có kế hoạch đưa ra
hướng khắc phục.

.



.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Việc sử dụng thanh công cụ đánh giá nguy cơ té ngã Johns HopKins
(JHFRAT) (bằng cách huấn luyện và đánh giá kỹ năng thực hành sử dụng
JHFRAT của điều dưỡng) tại bệnh viện có hiệu quả trong việc dự đốn và
quản lý an tồn cho người bệnh hay không?

.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả chương trình huấn luyện điều dưỡng sử dụng
JHFRAT dự đốn nguy cơ té ngã của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện
Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang.
Mục tiêu cụ thể
1.

Xác định điểm trung bình của điều dưỡng trong sử dụng JHFRAT đạt

được: trước khi huấn luyện, ngay sau khi huấn luyện, sau khi huấn luyện 2
tuần và 1 tháng.
2.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình dự đốn nguy cơ té

ngã bằng JHFRAT.

3.

Xác định mối liên quan giữa thái độ, cá thể tác động ủng hộ, sự tự tin

bản thân đến ý định thực hiện hành vi sử dụng JHFRAT.

.


.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về quản lý an toàn người bệnh:
An toàn người bệnh là thuật ngữ nhấn mạnh sự an tồn trong chăm sóc
sức khỏe thơng qua cơng tác phịng ngừa, giảm thiểu, báo cáo và phân tích
những sai sót y tế mà thường dẫn đến tác dụng không mong muốn [53]. Theo
định nghĩa của WHO thì sự cố y khoa khơng mong muốn là tổn thương làm
cho người bệnh mất khả năng tạm thời hoặc vĩnh viễn, kéo dài ngày nằm viện
hoặc chết. Nguyên nhân do công tác quản lý khám chữa bệnh hơn là do biến
chứng bệnh của người bệnh. Sự cố y khoa có 2 loại, loại có thể phịng ngừa và
khơng thể phòng ngừa. Sự cố y khoa đang là thách thức hàng đầu đối với các
cơ sở y tế trên toàn thế giới. Tỷ lệ sự cố này tại một số bang ở Mỹ vào khoảng
từ 3,2% đến 5,4%, ở Úc: 10,6% đến 16,6%, Anh: 11,7%, Đan Mạch: 9%, ở
một số nước phát triển: xấp xỉ 18%. Các sự cố y khoa tại bệnh viện được chia
làm 6 nhóm lần lượt là: nhầm người bệnh, thông tin bàn giao không đầy đủ,
nhầm lẫn liên quan tới phẫu thuật, sự cố liên quan tới các thuốc có nguy cơ
cao, nhiễm trùng bệnh viện và người bệnh bị té ngã [3], [54].
Ở nước ta, một số sự cố y khoa không mong muốn xảy ra gần đây gây
sự quan tâm theo dõi của toàn xã hội đối với ngành y tế. Khi sự cố y khoa
không mong muốn xảy ra, người bệnh và gia đình người bệnh trở thành nạn

nhân, phải gánh chịu hậu quả tổn hại tới sức khỏe, tính mạng, phát sinh tài
chính. Các cán bộ y tế liên quan trực tiếp tới sự cố y khoa không mong muốn
cũng là nạn nhân trước những áp lực của dư luận xã hội, chịu trách nhiệm với
pháp luật.
Các thuật ngữ được sử dụng trong sai sót y khoa:
Lỗi (Error): Thực hiện công việc không đúng quy định hoặc áp dụng
các quy định không phù hợp.

.


.

Sự cố (Event): Điều bất trắc xảy ra với người bệnh hoặc liên quan tới
người bệnh.
Tác hại (Harm): Suy giảm cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể hoặc ảnh
hưởng có hại phát sinh từ sự cố đã xảy ra. Tác hại bao gồm: bệnh, chấn
thương, đau đớn, tàn tật và chết người.
Sự cố không mong muốn (Adverse Events): Y văn của các nước sử
dụng thuật ngữ “sự cố không mong muốn” ngày càng nhiều vì các thuật ngữ
“sai sót chuyên môn, sai lầm y khoa” dễ hiểu sai lệch về trách nhiệm của cán
bộ y tế và trong thực tế không phải bất cứ sự cố nào xảy ra cũng do cán Bộ y
tế.
Theo định nghĩa của WHO, sự cố không mong muốn là tác hại liên
quan đến quản lý y tế (khác với biến chứng do bệnh) bao gồm các lĩnh vực
chẩn đốn, điều trị, chăm sóc, sử dụng trang thiết bị y tế để cung cấp dịch vụ
y tế. Sự cố không mong muốn gây hại cho người bệnh do hậu quả của chăm
sóc y tế hoặc trong y tế. Để đo lường sự cố y khoa các nhà nghiên cứu y học
của Mỹ dựa vào 3 nhóm tiêu chí.
(1) Các sự cố thuộc danh sách các sự cố nghiêm trọng

(2) Các tình trạng/vấn đề sức khỏe người bệnh mắc phải trong bệnh
viện
(3) Sự cố dẫn đến 1 trong 4 thiệt hại nghiêm trọng cho người bệnh bao
gồm: kéo dài ngày điều trị, để lại tổn thương vĩnh viễn, phải can thiệp cấp cứu
và chết người [70].
Hậu quả của các sự cố y khoa không mong muốn làm tăng gánh nặng
bệnh tật, tăng ngày nằm viện trung bình, tăng chi phí điều trị, làm giảm chất
lượng chăm sóc y tế và ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin đối với cán bộ y tế và
cơ sở cung cấp dịch vụ.

.


.

1.2. Tổng quan về té ngã tại bệnh viện
Té ngã là kết quả của các điều kiện khơng an tồn tiềm ẩn, các hành vi
và quyết định khơng an tồn.
1.2.1. Nguyên nhân liên quan đến người bệnh
Vấn đề sức khỏe người bệnh: bệnh mạn tính, parkinson, PWH, sau
phẩu thuật
Một số bệnh kinh niên là nguyên nhân gây chóng mặt, mất thăng bằng dẫn
đến té ngã: giảm chức năng vận động cho chấn thương, đột quỵ, parkinson,
kinh phong, phong thấp, tim mạch, thần kinh, bệnh về máu, sau phẩu thuật
[50].
Theo kết quả cụ thể từ nhóm nghiên cứu của viện Khoa học lâm sàng và
phục hồi chức năng, đại học Sydney, Úc ổng hợp được thì trong số những
người mắc bệnh có đến 65% người bị thương sau khi bị ngã, 33% bị gãy
xương và 75% cần đến chăm sóc và theo dõi sau té ngã. Té ngã và gãy xương
liên quan té ngã là lý do phổ biến nhất mà những người bị bệnh Parkinson

phải nhập viện. Những vụ té ngã này có hậu quả tàn phá, giảm khả năng vận
động và mức độ căng thẳng của người chăm sóc cao. Té ngã cũng là một vấn
đề thường gặp ở những người bệnh trẻ tuổi bị ảnh hưởng bởi rối loạn thần
kinh. Theo nghiên cứu đáng quan tâm của Saverino [60] xem xét một cách có
hệ thống các tài liệu về người bệnh trẻ tuổi bị ảnh hưởng bởi rối loạn thần
kinh, có dáng đi cân bằng yếu hoặc có khuyết tật vận động từ trung bình đến
nghiêm trọng thì có nguy cơ té ngã cao.
Một vài nghiên cứu phát hiện té ngã là một nguy cơ đặc biệt ở những
người bị bệnh ưa chảy máu (PWH), vì khớp bị tổn thương, nguy cơ chảy máu
cao, có thể tác động đến hệ thống cơ xương và chức năng, chi phí phát sinh
điều trị các chấn thương do té ngã cũng phát sinh do nguyên nhân trên [59].

.


.

Tuổi, tiền sử té ngã
Đánh giá độ tuổi cụ thể trong nguy cơ té ngã là rất quan trọng cho các
chương trình phịng ngừa [33], [47], trong nghiên cứu của James MK và cộng
sự [32] đưa ra giả thuyết và kết quả là té ngã sẽ thay đổi theo độ tuổi. Bên
cạnh đó, kết quả thu được trong nghiên cứu của Guillaume và cộng sự [21]
cũng chỉ ra rằng những người bệnh bị bệnh cấp tính ở độ tuổi trung niên khiến
họ dễ bị té ngã và chấn thương như người cao tuổi do đó khơng nên bỏ
qua các biện pháp phòng ngừa té ngã. Trong nghiên cứu gần đây (2019) của
tác giả Caceres Santana và cộng sự [12] cho thấy các yếu tố có nguy cơ té ngã
cao nhất là bệnh nhân trên 70 tuổi, đi lại độc lập, sử dụng thuốc an thần, thuốc
thần kinh hoặc thuốc hạ huyết áp, và có tiền sử bị té ngã có nguy cơ cao nhất.
Yếu tố tiền sử té ngã cũng được đề cập trong nghiên cứu của Najafpour và
cộng sự [50], tuy nhiên không liên quan đáng kể đến việc ngã trong bệnh viện.

Giảm thị lực
Thị lực có vai trị quan trọng trong sự thăng bằng. Khơng nhìn rõ đường đi
và đồ vật xung quanh hoặc do môi trường quá tối đều có thể dẫn đến té ngã,
tác giả Lord và cộng sự [44] trong nhóm nghiên cứu cho biết tầm
nhìn kém làm suy yếu sự cân bằng và làm tăng nguy cơ té ngã và gãy xương ở
người cao tuổi [32].
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có liên quan đến tăng nguy cơ té ngã. Người cao tuổi
thường uống nhiều loại thuốc cho các bệnh mãn tính, và do đó có thể có nguy
cơ gia tăng từ các thuốc liên quan. Với mục tiêu xác định các loại thuốc có thể
làm tăng nguy cơ bị ngã, một nghiên cứu kiểm soát trường hợp hồi cứu do
Kozono Mot và cộng sự [40] đã được thực hiện tại Bệnh viện quốc gia Bệnh
viện Kumamoto Saishunso ở Nhật Bản, kết quả cho thấy một số thuốc mang
đến cảm giác lâng lâng, ngây ngất hoặc đơi khi bức rức khó chịu gây mất

.


0.

thăng bằng, đi đứng không vững dẫn đến té ngã, chẳng hạn như thuốc an thần,
thuốc ngủ, thuốc tim mạch, huyết áp, thần kinh hoặc do phối hợp nhiều loại.
Giảm sức lực và chức năng vận động
Thường gặp ở người cao tuổi hoặc người có khuyết tật về vận động như
rối loạn cảm giác ngoài da, cứng khớp xương, teo yếu cơ bắp. Theo báo cáo
năm 2011 của Hoa Kỳ, té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử
vong do chấn thương liên quan đến người lớn tuổi [11], [50], với hơn một
trong ba người lớn tuổi té ngã mỗi năm, dẫn đến chi phí y tế trực tiếp gần 30
tỷ USD. Một số hậu quả chính của sự té ngã giữa những người lớn tuổi là gãy
xương hông, chấn thương não, suy giảm khả năng chức năng và giảm các

hoạt động xã hội.
Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các thương tích do té ngã cũng gặp phổ
biến ở những người trung niên. Một yếu tố nguy cơ giảm là chức năng thần
kinh cơ giảm (ví dụ: tốc độ và cân bằng dáng đi), phổ biến ở những người bị
viêm khớp. Ở Hoa

Kỳ, tỷ lệ viêm khớp cao nhất ở người trưởng

thành trung niên (45-64 tuổi) (30,2%) và người lớn tuổi (65 tuổi) (49,7%), và
những người này chiếm 52% người lớn. Hơn nữa, viêm khớp là nguyên nhân
phổ biến nhất của tình trạng khuyết tật.
Tâm lý và tình trạng suy giảm trí nhớ của người bệnh
Té ngã ở người lớn tuổi mắc chứng mất trí nhớ và giảm nhận thức có liên
quan đến nhiều đến té ngã [18], [55]. Buồn phiền, mất định hướng, không tập
trung, chậm phản ứng hoặc hấp tấp vội vàng đều dễ dẫn đến té ngã.
Để điều tra mối quan hệ giữa trầm cảm và nguy cơ ngã ở người già.
Tanaka và cộng sự [66] đã tiến hành nghiên cứu cư dân của một ngôi làng ở
tỉnh Kumamoto, Nhật Bản (563 người), từ 65 tuổi trở lên được khảo sát câu
hỏi tự quản từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2010, phát hiện trong nghiên cứu của
họ cho thấy một mối quan hệ đáng kể giữa trầm cảm và nguy cơ ngã ở người

.


1.

già. Mối quan hệ này ngụ ý rằng sự cải thiện trầm cảm có thể là một biện
pháp hiệu quả để giảm nguy cơ rơi ở người già. Tâm lý e ngại khi được hỗ trợ
các vấn đề vệ sinh cá nhân ( từ người thân và điều dưỡng) muốn tự độc lập
sinh hoạt ở những người có sự hạn chế về vận động cũng là nguy cơ cao dẫn

đến té ngã.
Tình trạng dinh dưỡng
Dinh dưỡng có thể đóng vai trò ngăn ngừa té ngã và gãy xương. Sàng lọc
sớm và quản lý tình trạng dinh dưỡng có thể hữu ích để giảm tần suất té ngã.
Tình trạng dinh dưỡng tiết chế khơng hợp lý dễ đưa đến tình trạng suy nhược
chung của cơ thể. Một nghiên cứu gần đây, Torres và cộng sự [64] đã điều tra
xem tình trạng dinh dưỡng kém có liên quan đến nguy cơ té ngã và gãy xương
hay không trong cộng đồng người Pháp và câu trả lời là tình trạng dinh
dưỡng kém có liên quan đến nguy cơ bị ngã và gãy xương cao hơn ở người
già. Ngoài ra, mối quan hệ giữa chì số BMI và té ngã cũng được Handrigan
GA và cộng sự [24] tiến hành nghiên cứu, kết quả đúng như dự đốn giả
thuyết của nhà nghiên cứu, béo phì cũng có liên quan đến việc té ngã gia
tăng và dường như có sự khác biệt về giới tính với những người đàn ơng béo
phì có nguy cơ bị ngã cao hơn. Béo phì được xác định là một yếu tố nguy cơ
gây ngã ở nam giới. Suy dinh dưỡng hay béo phì đều có nguy cơ té ngã như
nhau.
Kiến thức và hành vi của người bệnh trong phòng ngừa té ngã
Một nghiên cứu định tính của Gettens và cộng sự [20] về quan điểm của
các người bệnh về vấn đề té ngã trong trời gian điều trị nội trú tại bệnh viện,
nhận thấy rằng kiến thức phòng ngừa té ngã còn hạn chế, kiến thức kém đưa
đến thực hành kém dẫn đến té ngã, nghiên cứu đã được kiến nghị rằng các
điều dưỡng và các chuyên gia y tế khác nên tiến hành đánh giá rủi ro và điều

.


2.

chỉnh suy nghĩ, quan điểm của người bệnh, đồng thời can thiệp theo từng
nhận thức và nhu cầu của người bệnh.

1.2.2. Nguyên nhân quan tâm từ phía nhân viên y tế
Đánh giá người bệnh về nguy cơ té ngã là bước đầu tiên quan trọng để
xác định những người có thể cần theo dõi và can thiệp thêm. Các điều dưỡng
lâm sàng nói riêng và tồn bơ nhân viên y tế nói chung đóng một vai trị quan
trọng trong việc tối ưu hóa kết quả sức khỏe của người bệnh thông qua việc
sử dụng biện pháp theo dõi, quản lý an tồn dựa trên bằng chứng, có khả năng
giúp giảm nguy cơ té ngã trong và sau khi điều trị thông qua cung cấp thông
tin, vận động, hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động thể chất. Một nghiên cứu được
công bố vào tháng 3 năm 2012 của Beatrice J. Kalisch và cộng sự [15] cho
thấy tầm quan trọng của việc tích cực quan tâm đến chăm sóc người bệnh có
nguy cơ té ngã, nghiên cứu trên tìm hiểu mối liên quan giữa việc thời gian mà
điều dưỡng quản lý an toàn té ngã cho người bệnh với tỉ lệ người bệnh té ngã,
quản lý té ngã của nhân viên lâm sàng và hỗ trợ là rất quan trọng để thành
công trong việc ngăn ngừa té ngã tại bệnh viện.
Hậu quả của việc điều dưỡng quá tải công việc, không đủ thời gian
quan tâm người bệnh, thiếu sự nhắc nhở dẫn đến nguy cơ té ngã của người
bệnh tăng trong thời gian điều trị, điều này được tìm thấy qua nghiên cứu
khảo sát vào năm 2012 của tác giả Kalisch và cộng sự [38], [40], [61]. Qua đó
thì hiệu quả của việc điều dưỡng thực hiện biện pháp đánh giá nguy cơ té ngã
và quản lý an toàn người bệnh cũng được nhắc đến, nghiên cứu được cơng bố
trên tạp chí của Thế giới điều dưỡng ( Worldviews Evid Based Nursing) , tác
giả Tucker và cộng sự [69] cũng đề cập đến việc huấn luyện, cung cấp thơng
tin chính xác, ngắn gọn cho nhân viên điều dưỡng về nguy cơ té ngã có thể
giúp giảm bớt hậu quả tiêu cực về té ngã trên người bệnh [13], [15], [37], [40].

.


3.


1.2.3. Ngun nhân liên quan đơn vị chăm sóc
Mơi trường bệnh viện an toàn, cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ tiện nghi,
chuẩn theo tiêu chí điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh của Bộ Y Tế
ban hành quy định cũng là một biện pháp phòng ngừa nguy cơ té ngã hiệu quả
[2], [64]. Nghiên cứu của Gettens và cộng sự [20] đã tiến hành tìm hiểu về
môi trường ẩm ướt, nhiều chất lỏng kết hợp thiết kế sàn nhà có chất liệu ít ma
sát chi thấy có liên quan đến nguy cơ té ngã cao. Các yếu tố kèm theo như
quần áo người bệnh quá rộng không vừa vặn, phương tiện vận chuyển bệnh
không đảm bảo an tồn, giường bệnh khơng song chấn, khi gặp trường hợp
người bệnh quá tải khó tránh khỏi phải nằm ghép, hoặc nằm băng ca, ghế bố
dẫn đến nguy cơ té ngã cao, thiếu dụng cụ hỗ trợ như tay vịnh trong nhà vệ
sinh. Cửa sổ các phịng bệnh khơng có song chấn , đây là cũng là những vấn
đề nguy cơ tiềm tàng [53], [57], [58].

Sơ đồ 1.1. Nguy cơ dẫn đến té ngã

.


4.

1.3. Tổng quan về chương trình can thiệp ngăn ngừa té ngã
Các biện pháp phòng ngừa té ngã là nền tảng của bất kỳ chương trình
phịng chống té ngã ở tất cả các bệnh viện, vì chúng ln áp dụng cho tất cả
người bệnh. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa té ngã đòi hỏi phải đào
tạo tất cả nhân viên bệnh viện tương tác với người bệnh, bất kể họ là NVYT
lâm sàng, có hiệu quả nhất khi người bệnh và gia đình tham gia vào cả 3 bước
của quy trình phịng ngừa té ngã: tiến hành đánh giá rủi ro ngã, xây dựng kế
hoạch phòng ngừa té ngã phù hợp với các can thiệp dựa trên bằng chứng và
thực hiện nhất quán kế hoạch [16]. Việc thực hiện cũng đòi hỏi tầm quan

trọng của việc ngăn ngừa té ngã trở nên gắn vào điều kiện, môi trường của
bệnh viện.
Các biện pháp phòng ngừa té ngã cần tổng quát, được gọi là "tổng
quát" vì chúng áp dụng cho tất cả các người bệnh. Các biện pháp phòng ngừa
té ngã phổ biến xoay quanh việc giữ cho môi trường của NB an toàn và thoải
mái. Mặc dù việc lựa chọn các biện pháp phịng ngừa để nhấn mạnh có thể
khác nhau tùy theo bệnh viện.
 Làm quen giữa người bệnh với môi trường bệnh viện.
 Giữ tài sản cá nhân của người bệnh trong tầm tay an toàn của NB.
 Có tay vịn chắc chắn trong phịng tắm, phịng và hành lang của
NB.
 Đặt giường bệnh ở tư thế thấp khi NB nằm nghỉ trên
giường; nâng giường lên độ cao thoải mái khi NB chuyển ra khỏi
giường.
 Giữ chắc bánh xe của giường bệnh, phương tiện vận chuyển
bệnh.
 Giữ khóa bánh xe lăn ở vị trí "bị khóa" khi cố định.
 Giữ giày không trơn trượt, thoải mái, phù hợp cho NB.

.


5.

 Sử dụng đèn ban đêm hoặc ánh sáng bổ sung.
 Giữ các bề mặt sàn sạch sẽ và khô ráo. Làm sạch tất cả các vết
tràn nhanh chóng.
 Giữ các khu vực chăm sóc NB gọn gàng.
Phịng ngừa té ngã liên quan đến việc quản lý các yếu tố rủi ro tiềm ẩn
của người bệnh và môi trường cơ sở của bệnh viện, sự ra đời của một bộ công

cụ phù hợp điều kiện tại môi trường từng bệnh viện tập trung vào việc khắc
phục những thách thức liên quan đến việc phát triển, thực hiện và duy trì
chương trình phịng chống té ngã [29], [41], [61].
Trong bối cảnh lâm sàng, một can thiệp phòng ngừa té ngã hiệu
quả liên quan đến việc đánh giá và giải quyết các yếu tố rủi ro té ngã của NB.
Cách tiếp cận cá nhân hóa này được khuyến nghị trong hướng dẫn thực hành
của Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ, một bộ cơng cụ phịng chống té ngã có chứa
một loạt các nguồn lực chăm sóc sức khỏe để đánh giá và giải quyết và ngăn
ngừa rủi ro trong môi trường lâm sàng [35].
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một bộ công cụ phù hợp cho thấy hiệu quả
và lợi ích đáng kể trong việc phòng ngừa té ngã tại các bệnh viện. Việc sử
dụng một thanh công cụ để đánh giá nguy cơ té ngã cho một NB làm tăng độ
chính xác nhận định và có đánh giá đúng thời điểm có thể cho phép các nhân
viên chăm sóc y tế quản lý tốt. Hơn nữa thiếu một công cụ đánh giá có giá trị
và đáng tin cậy có thể dẫn đến sự đánh giá không thống nhất, đồng bộ trong
nghiên cứu.
Nghiên cứu của Hou WH và các cộng sự [27] cũng đã đưa ra kết luận
rằng tính cấp thiết của một cơng cụ sàng lọc người bệnh nội trú có nguy cơ té
ngã cao. Hơn nữa, NB nội trú bị suy giảm cân bằng và suy giảm chức năng
nên được theo dõi chặt chẽ bởi các điều dưỡng để ngăn ngừa té ngã trong thời
gian nhập viện.

.


6.

Đánh giá các yếu tố rủi ro đối với ngã là một q trình tiêu chuẩn
hóa sử dụng cơng cụ đánh giá. Các cơng cụ đánh giá một số khía cạnh khác
nhau của các nguy cơ, bao gồm lịch sử té ngã, tính di động, thuốc men, tình

trạng tâm thần. Một cơng cụ có thể là một danh sách kiểm tra các yếu tố rủi ro
đơn giản, hoặc nó có thể phức tạp hơn, tùy thuộc vào nhu cầu của bệnh viện
hoặc đơn vị. Các công cụ đánh giá rủi ro có nghĩa là bổ sung cho phán đốn
lâm sàng, chứ khơng phải để thay thế nó [39].
1.4. Tổng quan về các công cụ đánh giá té ngã và JHFRAT
Hendrich II, Straify scale, Conley scale
Một nghiên cứu do Kim EA và cộng sự [36] đã đánh giá các thanh
công cụ dự đoán nguy cơ té ngã : Morse St Thomas và Hendrich II, bao gồm
việc đánh giá các khả năng bất đồng, kappa-giá trị, độ nhạy, độ đặc hiệu, các
giá trị tiên đoán dương và các giá trị tiên đoán âm của các công cụ đánh
giá với CI 95% liên quan, kết luận của nghiện cứu thì Heindrich II có khả
năng hữu ích trong việc xác định bệnh nhân có nguy cơ cao bị ngã trong các
cơ sở. Đồng thời, một nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của hai công cụ đánh
giá nguy cơ té ngã (Conley Scale và Hendrich) bằng cách sử dụng chúng cùng
một lúc với cùng một mẫu bệnh nhân nội trú bệnh viện, thực hiện trong các
phòng y tế cấp cứu, phẫu thuật và các đơn vị phục hồi chức năng. Quy mô của
thanh công cụ Conley được chỉ định để sử dụng trong lĩnh vực y tế, trên sức
mạnh của độ nhạy cao của nó, tuy nhiên, vì tính đặc hiệu của nó rất thấp, nên
được coi là hữu ích khi nhận định các người bệnh riêng lẻ đưa ra kết quả tích
cực để đánh giá lâm sàng chuyên sâu hơn để quyết định xem có cần thực hiện
các biện pháp dự phịng hay không và đây là kết luận của một báo cáo mà
Lovallo C cùng cộng sự [46] đã thực hiện.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu thời gian gần đây của một bài báo tổng hợp
thì cả Straify và Hendrich II được xác định khơng thể hiện các giá trị dự đốn

.


×